Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Đánh giá khả năng sinh sản của đàn lợn nái ngoại Yorkshire nuôi tại nông hộ xã Hợp Thanh huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.58 KB, 68 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƢƠNG ĐÌNH THÁP
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI
YORKSHIRE NUÔI TẠI NÔNG HỘ XÃ HỢP THANH,
HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y
Khoa

: Chăn nuôi Thú y

Khoá học

: 2012 – 2016

Thái Nguyên, năm 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


DƢƠNG ĐÌNH THÁP
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI
YORKSHIRE NUÔI TẠI NÔNG HỘ XÃ HỢP THANH,
HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Chăn nuôi Thú y

Lớp

: K44 - CNTY

Khoa

: Chăn nuôi Thú y

Khoá học

: 2012 – 2016

Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Trƣơng Hữu Dũng
Khoa Chăn nuôi Thú y, Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên


Thái Nguyên, năm 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian nghiên cứu, để hoàn thành khóa luận của mình, tôi
đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của các
thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y, và trại giống lợn Ngô Thị Hồng Gấm –
Hòa Bình. Tôi cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn đồng
nghiệp, sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của người thân trong gia đình.
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
TS.Trương Hữu Dũng đã rất tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện
thành công khóa luận này.
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm đã tạo điều kiện
thuận lợi và cho phép tôi thực hiện khóa luận này.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo trại lợn giống
Ngô Thị Hồng Gấm – Hòa Bình, cùng toàn thể anh chị em công nhân trong
trại về sự hợp tác, giúp đỡ bố trí thí nghiệm , theo dõi các chỉ tiêu và thu thập
số liệu làm cơ sở cho khóa luận này.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng
bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian hoàn thành
khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả!
Thái Nguyên, ngày 5 tháng 06 năm 2016
Sinh viên

Dƣơng Đình Tháp



ii

LỜI NÓI ĐẦU
Để hoàn thành chương trình đào tạo trong nhà trường, thực hiện
phương châm “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực tiễn sản xuất”,
thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ chương trình học tập
của tất cả các trường Đại học nói chung và trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên nói riêng.
Giai đoạn thực tập chiếm một vị trí hết sức quan trọng đối với mỗi sinh
viên trước khi ra trường. Đây là khoảng thời gian để sinh viên củng cố và hệ
thống hóa toàn bộ kiến thức đã học, đồng thời giúp sinh viên làm quen với
thực tiễn sản xuất, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, nắm được phương
thức tổ chức và tiến hành công việc nghiên cứu, ứng dụng những tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát
triển đất nước ngày càng đi lên.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự phân công của
khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và sự tiếp
nhận của trại lợn giống Ngô Thị Hồng Gấm,huyện Lương Sơn Hòa Bình,
chúng tôi đã tiến hành đề tà i: “Đánh giá khả năng sinh sản của đàn lợn
nái ngoại Yorkshire nuôi tại nông hộ xã Hợp Thanh, huyện Lương
Sơn,tỉnh Hòa Bình”.
Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, kiến thức
chuyên môn chưa sâu, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều và thời gian thực tập
còn ngắn nên trong bản khóa luận này của tôi không tránh khỏi những hạn
chế, thiếu sót. Tôi kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của
thầy, cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận của tôi được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!



iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1:

Năng suất sinh sản của giống lợn ngoại Yorkshire nuôi tại
Việt Nam ................................................................................. 24

Bảng 2.2:

Các tham số thống kê về các tính trạng năng suất sinh sản
của đàn lợn nái Yorkshire ....................................................... 25

Bảng 4.1:

Kết quả công tác phục vụ sản xuất.......................................... 34

Bảng 4.2:

Các chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái ngoại Yorkshire ..... 35

Bảng 4.3:

Các chỉ tiêu về số lượng đàn con của lợn nái kiểm định ........ 37

Bảng 4.4:

Các chỉ tiêu về số lượng đàn con của lợn nái cơ bản .............. 38


Bảng 4.5:

So sánh về số lượng đàn con của nái kiểm định và nái cơ
bản ........................................................................................... 39

Bảng 4.6:

Các chỉ tiêu về chất lượng đàn con của lợn nái kiểm định ..... 43

Bảng 4.7:

Các chỉ tiêu về chất lượng đàn con của lợn nái cơ bản........... 44

Bảng 4.8:

So sánh về chất lượng đàn con của lợn nái kiểm định và nái
cơ bản ...................................................................................... 45

Bảng 4.9:

Khả năng sản xuất của lợn nái kiểm định .............................. 47

Bảng 4.10:

Khả năng sản xuất của lợn nái cơ bản.................................... 48

Bảng 4.11:

Hiệu quả kinh tế của một lợn nái cơ bản/năm ........................ 49



iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Y

:

Yorkshire

VCN

:

Viện chăn nuôi

Cs

:

Cộng sự

Nxb

:

Nhà xuất bản



v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
1.3.Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3
2.1.1. Đặc điểm giống lợn ngoại Yorkshire ...................................................... 3
2.1.2. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái ................................................... 5
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái .................... 14
2.1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá sức sinh sản của lợn nái ngoại ....................... 18
2.1.5. Một số chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lợn nái ngoại ...................... 21
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 24
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 24
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 26
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 28
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................................... 28
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 28
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 28
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 28
3.4.1. Theo dõi trực tiếp .................................................................................. 28



vi

3.4.2. Theo dõi gián tiếp.................................................................................. 28
3.5. Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................. 29
3.5.1. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái ngoại Yorkshire .................. 29
3.5.2. Khả năng sinh sản của lợn nái ngoại Yorkshire.................................... 29
3.5.3. Khả năng sản xuất của lợn nái ngoại Yorkshire ................................... 30
3.6. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 31
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 32
4.1. Công tác phục vụ sản xuất ....................................................................... 32
4.1.1. Điều trị 1 số bệnh trong thời gian thực tập ........................................... 32
4.1.2. Công tác chăn nuôi tại cơ sở ................................................................. 33
4.2. Kết quả thực hiện đề tài ........................................................................... 35
4.2.1. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái ngoại hậu bị..................... 35
4.2.2. Khả năng sinh sản của nái ngoại Yorkshire .......................................... 36
4.2.3. Khả năng sản xuất của lợn nái ngoại Yorkshire ................................... 47
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 51
5.1. Kết luận .................................................................................................... 51
5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 52
5.3. Đề nghị ..................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 53


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Chăn nuôi lợn ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đóng vai
trò hết sức quan trọng trong hệ thống chăn nuôi. Lợn là loài gia súc được nuôi
nhiều và cung cấp lượng thực phẩm lớn nhất cho con người.
Việt Nam là một trong những quốc gia có nền chăn nuôi chưa phát
triển, năng suất chăn nuôi và chất lượng sản phẩm không cao. Kết quả này
một phần là do khó khăn về điều kiện tự nhiên, nhưng quan trọng hơn là do
kỹ thuật chăn nuôi còn hạn chế, hơn thế nữa các giống lợn được sử dụng cho
chăn nuôi có khả năng sản xuất và chất lượng sản phẩm chưa cao.
Để chăn nuôi đàn lợn ngoại đạt hiệu quả cao bên cạnh các yếu tố về
thức ăn, chuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi…thì một trong những yếu tố hết sức
quan trọng cần được đảm bảo là phải có đàn giống tốt. Điều này phụ thuộc rất
lớn vào năng suất sinh sản của đàn lợn nái ngoại.
Tuy nhiên, các giống lợn ngoại được nuôi phổ biến tại các trang trại
của nước ta chủ yếu là nuôi sinh sản để sản xuất thương phẩm, do đó việc
kiểm tra năng suất chưa được chú trọng. Để có con giống tốt cung cấp cho sản
xuất thì việc chọn lọc và nuôi dưỡng tốt đàn lợn nhập ngoại tại các cơ sở, các
trại giống là rất quan trọng. Những vấn đề trên chỉ ra rằng việc kiểm tra năng
suất của các dòng, các giống này cần được đánh giá đầy đủ hơn.
Với mục đích góp phần nâng cao năng suất sinh sản của đàn lợn nái
ngoại, đồng thời bổ sung các tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực sinh sản của
giống lợn nái ngoại, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khả
năng sinh sản của đàn lợn nái ngoại yorkshire nuôi tại nông hộ xã Hợp
Thanh,huyện Lương Sơn,tỉnh Hòa Bình”.


2

1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá được khả năng sinh sản của đàn lợn nái ngoại và hiệu quả
kinh tế của chăn nuôi lợn nái ngoại sinh sản tại trại giống lợn Ngô Thị Hồng

Gấm, huyện Lương Sơn, tỉnh hòa Bình.
- Đề xuất biện pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng
cao năng suất sinh sản cho đàn lợn nái ngoại của trại.
1.3.Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong khoa học
Chọn lọc, lai tạo nhằm sản xuất những con giống bố mẹ có năng suất
sinh sản cao nhằm đáp ứng nhu cầu của những cơ sở chăn nuôi lợn nái.
Kết quả của đề tài còn làm cơ sở để có những chỉ tiêu chọn lọc và đề
xuất một số giải pháp kỹ thuật nâng cao chất lượng đàn giống ông bà của trại.
- Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở đánh giá đúng thực trạng khả
năng sinh sản của đàn lợn nái ông bà nuôi tại trại. Từ đó có những định hướng
đúng đắn cho sự phát triển đàn lợn của trại.


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full

















×