Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Dao duc hoc sinh thach thuc nang luc giao duc nguoi thay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.76 KB, 10 trang )

ĐẠO ĐỨC HỌC SINH
ĐANG THÁCH THỨC NĂNG LỰC GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI THẤY
TS. Phạm Thị Kim Anh
Viện NCSP, trường ĐHSPHN

1. Mở đầu
Trong những năm gần đây nhiều câu chuyện buồn liên tiếp xảy xa như: trò tạt cả
chậu a xít vào người thầy vì không được nâng điểm thi, kiện lại thầy vì bị phạt hít
đất trong giờ thể dục (ở TP. Hồ Chớ Minh); rút dây nịt quất vào đầu, vào mặt thầy
giáo đến ngất xỉu mới thôi chỉ vì thầy gọi giám thị mời trò ra khỏi lớp do đánh cờ,
la ó trong giờ học (ở An Giang); lao vào đánh hội đồng thầy khi bị thầy tát (ở Bỡnh
Định),… để thầy bị sa thải và còn biết bao trường hợp trò chặn đánh
thầy giữa đường, ngang nhiên thách thức lại thầy cụ giáo, hỗn láo với thầy cô trong
giờ học,… đang làm dư luận xú hội dậy sóng và làm dấy lên nhiều câu hỏi: “phải
chăng đã đến thời thầy phải sợ trò”?.
Nhiều giáo viên (GV) phổ thông đã phải thốt lên rằng: “Học trò nay đã khác xưa
quá nhiều khiến thách thức cho những người trồng người càng chồng chất” và
dường như họ bất lực trước những đối tượng HS cá biệt. Một số thầy, cụ giáo lại
cho rằng, đây chính là "thuốc thử" cho bản lĩnh sư phạm và trái tim ấm nồng,
tận tụy của nhà giáo thời nay.
2. Thầy có bất lực với trò không?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy lắng nghe một số câu chuyện hoàn toàn
có thật diễn ra trong đời sống thường ngày ở lớp học sau đây:
Câu chuyện thứ nhất: Một HS A gây mất trật tự trong lớp làm ảnh hưởng
tới những bạn xung quanh. GV đang dạy bảo HS này đứng dậy, nhưng A không
đứng. Câu trả lời của cậu ta là: "Tại sao em phải đứng?". GV nói: "Em gây mất trật

1


tự trong lớp, làm ảnh hưởng tới các bạn, cô yêu cầu em đứng dậy.". A trả lời: “Em


không thích đứng”.
GV nói: "Đây là kỷ luật của lớp. Em đứng dậy cho cô". A ngồi yên không
nhúc nhích. GV tiếp tục: "Thôi được, thế em cứ ngồi đấy, nhưng không được gây
mất trật tự nữa". A nói lại: "Em không thích ngồi, cũng không thích giữ trật tự".
Nghe đến đây GV này không thể từ tốn được nữa, cụ nói: "Em có bị điên không?".
A: "Cô mới điên. Em không điên". Tới lúc này thì GV không thể làm gì được nữa.
Cô tuyên bố ghi tên A vào sổ đầu bài và sẽ đưa việc này lên Ban giám hiệu để giải
quyết.
Câu chuyện thứ hai: Vào đầu giờ học, thày giáo gọi một HS lên kiểm tra bài cũ,
em này không thuộc bài, cũng không ghi chép bài đầy đủ. Thầy nhắc nhở em ấy
lần sau phải học hành đàng hoàng hơn và cho điểm 0 vào sổ điểm. Khi quay về
chỗ, HS này ném mạnh quyển vở xuống bàn, lầm bầm: "điểm 0 là cái quái gì, đây
không học thì làm gì được!". Thầy giáo quay xuống lớp, hỏi to: Em vừa nói gì, hãy
nhắc lại cho tôi nghe xem. Em HS ngồi xuống ghế, im lặng nhưng gương mặt đầy
thách thức. Thầy nén giận, bước xuống nói:
- Nếu em không chịu học và có thái độ thách thức như thế thì tốt nhất em đứng
dậy, đi ra khỏi lớp. Tôi không thể dạy những HS có thái độ như thế. Em này đứng
phắt dậy, hất cằm, nhìn thẳng thầy giáo và nói:
- Đây không thích ra đấy, thầy làm gì được hả?.
Không thể để HS này tiếp tục có lời nói vô lễ, thầy quát lớn:
- Em ra khỏi lớp, xuống phòng giám thị đợi tôi!. Cậu HS đó hùng hổ bước ra và
quay lại nói: "Tôi sẽ đợi thầy ở cổng trường,....".
Câu chuyện thứ ba: Có những HS nghiện chơi game đến lớp ngủ suốt
trong giờ học. GV tìm mọi cách để em đó tỉnh ngủ (thậm chỉ khiển trách, cảnh cáo)
nhưng không được. Khi bị GV lôi dậy, yêu cầu ra ngoài rửa mặt cho tỉnh táo thì HS
2


đó quát lại: Có để cho em ngủ không? Buồn ngủ thì học thế nào được, cứ nói
lắm,....”. Đến nước này thì GV đành chịu thua vì không được phép đánh mắng

hoặc đuổi HS ra khỏi lớp.
Một vài câu chuyện trên đây chỉ là những ví dụ rất cụ thể minh chứng cho sự bất
lực của GV với một bộ phận HS vô cảm, ngang ngược, mất hết lễ nghĩa và không
còn ý thức kỉ luật cũng như tôn sư trọng đạo; rộng hơn là sự bất lực của một nền
giáo dục mà ở đó thầy cô không còn cụng cụ gì trong tay để giáo dục HS ngoài tấm
lòng bao dung và những biện pháp mềm dẻo như: nhắc nhở, khuyên nhủ, cảm hóa
HS theo yêu cầu của giáo dục kỷ luật tích cực.
3. Nguyên nhân nào khiến trò không biết sợ và thầy bất lực?
3.1. Trách phạt không còn hiệu lực
Trong lý luận giáo dục, trách phạt là biện pháp cần thiết và có giá trị trong
giáo dục HS, nhưng hiện nay trách phạt liệu có còn hiệu lực?. Chúng ta hãy điểm
lại một số hình thức trách phạt HS dưới đây để xem chúng có tác dụng gì trong
giáo dục HS:
a) Viết bản tự kiểm điểm: Nếu HS vi phạm những lỗi như: đi học muộn, áo quần
mặc không đúng quy định, nghe điện thoại trong giờ học, nhuộm tóc màu, nam
sinh để tóc dài, nữ sinh sử dụng son phấn lòe loẹt, không học bài cũ hoặc không
chuẩn bị đủ đồ dựng học tập,... là phải viết bản kiểm điểm. Viết mãi các em thành
nhờn và không còn hiệu quả (có HS phấn khởi vì được nghỉ học và cùng hàng chục
bạn khác lên văn phòng viết bản tự kiểm). Do nhà trường qui định, nếu viết bản
kiểm điểm tới ba lần trong tháng HS đó sẽ bị hạ hạnh kiểm, nhưng xem ra việc làm
này không thể thực hiện được. Đến cuối học kỳ GV vẫn phải nương tay vì nếu hạ
hạnh kiểm nhiều sẽ không đạt chỉ tiêu trường giao và không được xét lên lớp.
b) Cảnh cáo dưới cờ: Dành cho những HS đã viết bản tự kiểm điểm quá nhiều lần
mà vẫn không tiến bộ hay do có sai phạm quá lớn cần nhắc nhở ngay, cách làm này
3


không mang đến hiệu quả giáo dục cao. Có những em bị cảnh cáo dưới cờ mà vẫn
tươi cười hồn nhiên như không có lỗi gì. Số HS khác chưa nhận thấy lỗi của bạn để
tự rèn luyện bản thân, đôi khi còn ngầm thán phục!. HS nào biết sợ hơn thì nghỉ

tiết chào cờ hôm đó và nhà trường chỉ biết phê bình “chay” vì không có mặt HS vi
phạm.
c) Chép phạt: Đối với thầy cô bộ môn, để khỏi phải vướng vào “những điều GV
không được làm” mà điều lệ trường phổ thông đã quy định, một hình thức phạt
được áp dụng là yêu cầu HS chép phạt (có thể là bài học mà HS không thuộc, bài
tập chưa hoàn thành, điều nội quy làm chưa đúng). Có em phải chép mươi lần bài
học, thậm chí có thầy cô cho HS chép hàng trăm lần một định lý trong toán học
hay đơn giản hơn chỉ là lời cam kết: “Em không nói chuyện trong giờ học”. Để
hoàn thành công việc được giao, có em phải lấy giờ môn học khác ra chép, khi bị
thầy cô phát hiện lại tiếp tục chép phạt bài khác. Đến lúc kiểm tra bài, các em lại
viện lý do: bận chép phạt nộp cho thầy A, cô B gì đó,... Cuối cùng, với số lần chép
phạt khủng khiếp kia, các em cũng hoàn thành nhưng không giúp gỡ cho HS đó
tiến bộ hơn mà thầy cô lại mệt mỏi.
d) Nộp phạt: Có lớp, thầy cô chủ nhiệm đề ra quy định: HS vi phạm nội quy, phải
tự kiểm điểm và nộp một số tiền hay hiện vật như vở viết cho lớp. Số tiền, hiện vật
này sẽ dùng để thưởng cho các bạn có thành tích cao trong học tập và phong trào
hàng tháng của lớp. Với cách làm này, HS khi có lỗi cứ vô tư nộp phạt là coi như
yên chuyện, không cần rèn giũa bản thân hay khắc phục khuyết điểm. Một số em
kiên quyết không chép phạt, không nộp phạt, GV phải “chào thua” vì sợ HS bỏ học
lại mất công đến nhà mời học lại.
e) Cách ly: Một số HS có hành vi quậy phá, không thể giáo dục được, thường bị
GV cho ngồi riêng một chỗ (thường là dồn vào cuối lớp) để dễ quản lý và không
ảnh hưởng tới các HS khác. Biện pháp này cũng không có tác dụng gì bởi những
4


HS này biết chắc một điều, không học thì cuối năm vẫn được lên lớp vì nhà trường
không được phép cho HS đúp.
Điều đem lại của những hình phạt này là làm cho phụ huynh HS hài lòng (vì
không đánh mắng con em họ). Nhà trường không mang tiếng với địa phương, thầy

cô không bị phê bình, kỷ luật, HS cứ tuần tự lên lớp khi hạnh kiểm kém và hổng
kiến thức.
Dẫu biết là thế, nhưng GV không còn có sự lựa chọn nào khác. Bởi không một GV
nào dám "hy sinh tương lai" của mình chỉ vì một cái roi quất vào tay hay vào
“mông” của một học trò hỗn láo, vô lễ với mình.
3.2. Người thầy nhận được sự ủy thác của gia đình, xã hội quá nhiều, nhưng
đơn độc và gần như không còn cụng cụ để giáo dục HS
Điều này biểu hiện ở chỗ:
a) Thứ nhất, người thầy hiện nay nhận được sự ủy thác quá nhiều của phụ
huynh, xã hội, là người chịu trách nhiệm chính trong dạy dỗ, giáo dục HS: “Trăm
sự nhờ thầy/cô, nhờ nhà trường”. Nhưng nếu có bất cứ vấn đề gỡ xảy ra đối với
con em họ (bị đánh mắng, trách phạt,…do bị phạm lỗi) thì người thầy nhận được
sự chỉ trích, lên án quá nhiều từ phía gia đình, xã hội, thậm chí bị kỷ luật hoặc buộc
thôi việc. Vì vậy, GV cố kìm nén, không dám kỷ luật nghiêm khắc với những HS
được coi như các "ông trời con". Đã có GV đau đớn tâm sự rằng: "Vì Luật không
đứng bên tôi, phụ huynh không đứng bên tôi, đau khổ nhất là ngành giáo dục
không đứng bên tôi".
b) Thứ hai, thầy giáo hiện nay bị tước gần hết công cụ để giáo dục HS. Đây là vấn
đề nhức nhối nhất đối với GV. Có bao nhiêu trong số các bạn đọc biết GV hiện nay
không còn có cả quyền đuổi HS ra khỏi lớp chứ đừng nói đến dùng đòn roi hoặc
quát mắng HS. Ngoài sử dụng các biện pháp trách phạt, hạ hạnh kiểm thì không
còn biện pháp nào khác. Nhưng hạnh kiểm đối với HS có gì quan trọng đối với
5


chúng. Bị hạ hạnh kiểm hoặc bị xếp loại đạo đức trung bình, yếu, kém chẳng có gì
là kinh khủng hay đáng xấu hổ, chỉ cần hạnh kiểm trung bình là được lên lớp. Do
đó, hạ hạnh kiểm không còn tác dụng gì trong răn đe, rèn luyện nhân cách HS của
GV hiện nay.
Thiết nghĩ, thời kỳ quan trọng nhất trong hình thành ý thức học tập và đạo đức của

HS là kỷ luật. Để chúng có được nền tảng đó thì một chút hình phạt không phải là
không thể chấp nhận được. Một cái vụt bằng thước vào tay hay mông sẽ khiến
chúng nhớ lâu hơn một vài trang chép phạt, một lời mắng mỏ với lương tâm và
tình thương của GV sẽ hơn bất cứ những bản kiểm điểm vụ hồn kia. Thậm chí, một
cái tát cũng có thể làm cho HS nên người. Đó là cái tát của tình thương, trách
nhiệm làm thức tỉnh những hành vi lệch chuẩn của HS và mong muốn các em tiến
bộ.
Makarenko là nhà giáo dục nổi tiếng người Ukraina. Trong suốt 34 năm cống
hiến cho giáo dục ông đã thành công trong việc giáo dục hơn 3.000 thiếu niên chưa
ngoan, phạm tội trộm cắp, cướp giật, đánh người,… ông đã khẳng định, “Trong
giáo dục mà loại bỏ các hình phạt là thể hiện chủ nghĩa nhân đạo giả dối. Nhân đạo
không phải là sẵn sàng bỏ qua những cái sai, cái xấu xa của HS mà phải đấu tranh
để loại bỏ nó đến cùng với niềm tin nhất định HS sẽ tiến bộ”. Danh ngôn xưa cũng
có câu “Khoan dung với cái ác là đẩy người lương thiện vào chốn tai ương”. Cho
nên, giáo dục HS rất cần đến hình thức kỷ luật nghiêm khắc, thậm chí là các hình
phạt mang tính răn đe, giáo dục như từ xa xưa, cha ông ta đã dạy: “Thương cho roi
cho vọt” đó sao!.
Đáng tiếc rằng, GV hiện nay không có những quyền đó, vì thế HS đã “nhờn
thuốc” và việc giáo dục các em trở nên đầy khó khăn, thách thức với người thầy
hiện nay.
3.3. Năng lực giáo dục của người thầy hiện nay còn nhiều hạn chế
6


Trừ những người thầy có bề dày kinh nghiệm, có khả năng ứng phó và xử lý tốt với
mọi tình huống xảy ra trong lớp học, phần lớn những GV trẻ mới ra trường đều rất
khó khăn trong giáo dục HS, nhất là với những em cá biệt. Có những GV vừa dạy
được một vài tiết hoặc làm chủ nhiệm được một vài tuần đã phải xin chuyển sang
lớp khác dạy, vì không thể dạy hoặc quản lý được lớp học. Các tình huống xảy ra
trong và ngoài lớp học không xử lý được hoặc phản sư phạm dẫn đến những hậu

quả sai lầm đáng tiếc. Một số GV trốn tránh trách nhiệm, thờ ơ, mặc kệ HS với thái
độ “không muốn đụng vào những “cậu ấm”, “cụ chiêu” đã quá nổi danh và hỗn
láo,…. Đây chính là biểu hiện năng lực giáo dục của người thầy còn nhiều hạn
chế. Điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó có 2 nguyên nhân chính là:
- Việc đào tạo GV trong trường sư phạm chưa trang bị tốt cho SV những năng lực
giáo dục cần thiết. Đặc biệt những lý luận và thực tiễn mà trường sư phạm trang bị
cho họ dường như đã không bắt kịp với những thay đổi, thách thức mà thực tiễn
giáo dục đang đòi hỏi.
- Đối tượng HS ngày nay khác trước rất nhiều (hiểu biết, thông minh, tự tin và đầy
cá tính hơn) nhưng ngày càng có nhiều HS hư, cá biệt hơn. Đây chính là những
khó khăn đang thách thức năng lực giáo dục của người thầy.
4. Người thầy cần có những năng lực gì để giáo dục được HS?
Ngoài những năng lực cần thiết mà chuẩn nghề nghiệp GV đã yêu cầu, chúng tôi
cho rằng, những năng lực sau đây giúp người thầy vượt qua được mọi thách thức
trong giáo dục HS, đó là:
4.1. Năng lực hiểu và thích ứng với HS: Người thầy phải hiểu được đặc điểm
cũng như cá tính của từng đối tượng HS, biết chấp nhận và thích ứng với đối tượng
mình đang giáo dục. Từ đó tìm phương pháp phù hợp để tác động chúng. Nếu
không thích ứng được với những hành vi lệch chuẩn của HS, GV rất dễ sốc và rơi
vào trạng thái bất lực, buông xuôi hoặc nóng giận trong xử lý tình huống.
7


4.2. Năng lực ứng phó và xử lý các tình huống giáo dục một cách hiệu quả. Các
tình huống luôn xảy ra trong lớp học với mức độ, tính chất ngày càng phức tạp,
căng thẳng và khó xử. Bất cứ người thầy nào đang đứng trên bục giảng đều rất mệt
mỏi và đầy áp lực trước những hành vi do HS hư gây ra. Vì vậy, GV phải biết ứng
phó kịp thời và xử lý một cách nghiêm khắc nhưng mềm dẻo, có tính sư phạm để
tránh căng thẳng không cần thiết hoặc gây tổn thương cho GV và HS.
4.3. Năng lực kiềm chế cảm xúc trước những hành vi lệch chuẩn của HS. Trong

thực tiễn đã có nhiều thầy/cô do không kiềm chế được cảm xúc nên đã quát mắng,
lăng mạ hoặc đánh đập thô bạo học trò, gây nên những hậu quả đáng tiếc và vi
phạm qui định nhà giáo. Vì thế, trước những hành vi hỗn láo, vô tổ chức kỉ luật,
với thái độ "coi trời bằng vung" của một số HS hư, GV cần biết nén sự nóng giận
của mình để tìm cách xử lý. Đây được coi là một trong những kỹ năng rất quan
trọng của người thầy trong giáo dục HS, nhất là với HS cá biệt.
Bên cạnh những năng lực trên, người thầy cần: - Biết vui cùng những thành tích
nhỏ bé của học trò và hãy chia sẻ những thất bại của chúng. Hãy vừa là bạn, vừa là
thầy của HS và cố gắng để các em luôn gần gũi, cởi mở với mình; - Hãy cố gắng
khơi dậy lòng tự trọng, sự tự tin và những ưu điểm trong mỗi HS. Đừng bao giờ
cho rằng, những HS hư là đồ bỏ đi và không thể dạy dỗ được; - Đừng đòi hỏi một
“kỷ luật lý tưởng” trong lớp học và đừng độc đoán quá. Hãy nên nhớ, giờ học là
một phần cuộc sống của HS, vì vậy đừng làm cho giờ học gò bó, cứng nhắc để tạo
cho HS sợ hãi mà không dám cởi mở, say mê, sáng tạo; - Các cuộc gặp gỡ, trao đổi
với phụ huynh HS vi phạm kỷ luật là cần thiết, nhưng nên nhớ, đối với họ đứa con
là quý giá nhất trên đời. Vì thế, người thầy hãy hết sức tế nhị, tránh đừng để phụ
huynh cũng như HS đó bị tổn thương; - Đừng sợ xin lỗi học trò nếu thấy mình sai.
Xin lỗi chỉ làm tăng uy tín của người thày trong mắt các em mà thôi. Khi HS mắc
lỗi, GV không nên nóng nảy quá; - Không thể giáo dục HS với một chút ít nhiệt
tình mà hãy cố gắng sống hết mình với các em. Yêu thương và bao dung, nghiêm
8


khắc và dạy dỗ, dùng lời nói và tình thương để tác động đến tâm hồn HS; - GV
hãy kiềm chế, bình tĩnh, kiên trì và mềm mỏng trước mọi hành vi chưa đúng của
HS.
5. Kết luận
Có thể nói trong xã hội ngày nay, đạo đức của một bộ phận HS đang xuống cấp
đến mức báo động. Sự sa sút về đạo đức, nhân cách của HS đang thách thức năng
lực giáo dục của người thầy. Điều này đã đặt ra một bài toán cho các trường sư

phạm phải chú ý đến việc nâng cao năng lực giáo dục cho đội ngũ GV tương lai để
giúp họ sau khi ra trường sẽ trở thành những nhà giáo dục hơn là những người thày
dạy chữ. Mặt khác, đối với GV phổ thụng, đòi hỏi họ phải thực sự là một nhà giáo
dục đầy tâm huyết, kiên nhẫn, song cần lắm những quyền lực và công cụ đủ mạnh
để làm cho HS biết sợ mà cố gắng rèn luyện, tu dưỡng. Nếu không, sự "nhờn
thuốc" qua các hình thức trách phạt kể trên không thể chữa trị được những HS hư.

Tài liệu tham khảo
1.Makarenko.A.C.(1976) giáo dục trong thực tiễn, NXB thanh niên Hà Nội.
2.Makarenko.A.C (1984) tuyển tập các tác phẩm Sư phạm, NXB giáo dục Hà Nội.
3. Thời của nhà giáo...vô trách nhiệm , (Báo Dân trí 22/12/2012).
4. Nguyễn Thị Thu Huyền. Có những cái tát làm học sinh nên người.
(Nguồn: http//www. Vnexpress.net ngày 19/2/2014)
5. Nguyễn Trung Nguyên. Phạt học sinh - có còn hiệu quả.
(Nguồn: http//www. Tuoitre.vn ngày 13/3/2014)

9


Tóm tắt
Sự sa sút về đạo đức, nhân cách của một bộ phận HS, nhất là HS cá biệt đang
thách thức năng lực giáo dục của GV. Nhiều thày cô cảm thấy bất lực trước những
hành vi của học trò hư. Bài báo đã phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự bất lực
trong giáo dục HS của người thày, đồng thời chỉ ra những năng lực cần thiết của
GV trong giáo dục HS.

10




×