Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ pháp luật trong các bản hiến pháp của việt nam tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.75 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------------------

NGUYỄN THỊ LY NA

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ PHÁP LUẬT
TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành:
Mã số:

Ngôn ngữ học

9 22 90 20

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI - 2019


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN NGÔN NGỮ HỘC VIỆN KHOA HỌC XÁC HỘI
VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Khang

Phản biện 1: GS. TS Nguyễn Thiện Giáp
Phản biện 2: GS.TS Đỗ Việt Hùng
Phản biện 3: PGS. TS Tạ Văn Thông



Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp
tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Vào hồi .... giờ ... ngày .... tháng ..... năm 2019

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội


1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Hiến pháp là loại văn bản pháp luật quan trọng nhất xét ở hiệu lực và những
vấn đề cơ bản mà Hiến pháp quy định, bất cứ một văn bản pháp luật nào cũng không
được trái với Hiến pháp. Về mặt ngôn ngữ, Hiến pháp là loại văn bản tiêu biểu của
ngôn ngữ pháp luật, ở Hiến pháp hội tụ những đặc điểm cơ bản của nhiều thể loại
văn bản pháp luật cụ thể khác.
Tính đến thời điểm này, ở Việt Nam đã có 5 bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980,
1992 và 2013) tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể
và toàn diện các đặc điểm ngôn ngữ của thể loại văn bản này, hơn nữa cũng chưa có
công trình nào so sánh sự biến đổi ngôn ngữ được thể hiện ở trong 5 bản Hiến pháp.
Để bù đắp cho sự thiếu hụt này chúng tôi đã chọn đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ pháp
luật trong các bản Hiến pháp của Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của luận án.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
Chỉ ra được những đặc điểm cơ bản về ngôn ngữ pháp luật trong các
bản Hiến pháp; chỉ ra được sự biến đổi ngôn ngữ pháp luật giữa các bản
Hiến pháp; lý giải nguyên nhân của sự biến đổi ngôn ngữ pháp luật đó
giữa các bản Hiến pháp dưới tác động của các nhân tố xã hội. Thông qua đó,

luận án góp phần nghiên cứu ngôn ngữ pháp luật cũng như mối quan hệ
giữa ngôn ngữ và pháp luật.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án; - Xây dựng
cơ sở lý thuyết cho luận án; - Tìm hiểu các đặc điểm ngôn ngữ pháp luật
trong các bản Hiến pháp: 1) Đặc điểm từ ngữ trong các bản Hiến pháp; 2) Đặc
điểm câu trong các bản Hiến pháp; - Tìm hiểu sự biển đổi ngôn ngữ pháp luật
(cụ thể là từ ngữ) giữa các bản Hiến pháp và nguyên nhân của sự biến đổi đó
dưới tác động của các nhân tố xã hội.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận án trước hết là những phương tiện ngôn
ngữ được sử dụng trong các bản Hiến pháp nhằm thể hiện rõ đặc điểm ngôn
ngữ pháp luật của thể loại văn bản này.
Luận án cũng sẽ tập trung xem xét sự biến đổi từ ngữ trong 5 bản Hiến
pháp qua các thời kỳ lịch sử khác nhau ở các hiến định về quyền con
người, quyền và nghĩa vụ công dân; chế độ kinh tế; hiến định về các hệ
thống cơ quan nhà nước; hiến định vể các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ.


2
Bên cạnh đó, luận án sẽ tìm hiểu sự ảnh hưởng, tác động của các nhân tố
xã hội đến những biến đổi từ ngữ đó.
Ngữ liệu để nghiên cứu của luận án là 5 bản Hiến pháp: Hiến pháp 1946, Hiến pháp
1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001) và Hiến pháp 2013.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp và thủ pháp sau: Phương pháp
miêu tả; phương pháp phân tích ngữ vực; Phương pháp phân tích thành tố
trực tiếp; Thủ pháp so sánh; Thủ pháp thống kê.
5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
Thứ nhất, luận án chỉ ra được đặc điểm của ngôn ngữ pháp luật trong Hiến pháp - thể

loại văn bản đặc thù mang tính chính xác, hệ thống, khái quát, bao trùm của văn bản
pháp luật trong khi các đề tài trước đây chỉ mới chỉ ra được đặc điểm ngôn ngữ pháp
luật trong các bộ luật, luật cụ thể. Thứ hai, luận án chỉ ra được sự biến đổi ngôn ngữ
pháp luật trong các bản Hiến pháp. Thứ ba, luận án chỉ ra nguyên nhân của sự thay
đổi ngôn ngữ trong Hiến pháp trước hết là do sự vận động xã hội bên trong
quốc gia và trên trường quốc tế bên cạnh sự thay đổi do nhận thức của
Đảng và Nhà nước về việc xây dựng Hiến pháp. Thứ tư, luận án cho thấy tính quy
định xã hội của ngôn ngữ pháp luật trong bối cảnh Hiến pháp sửa đổi của một
quốc gia cụ thể.

6. Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
6.1. Về ý nghĩa lí luận
Luận án góp phần làm sáng tỏ luận đề lý thuyết của ngôn ngữ học xã hội về
mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội, xã hội thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi
của ngôn ngữ.
6.2. Về ý nghĩa thực tiễn
Luận án góp phần cung cấp cho ngôn ngữ học một số cứ liệu về đặc điểm
từ ngữ, câu được sử dụng trong các bản Hiến pháp. Kết quả nghiên cứu của
luận án bước đầu sẽ giúp nhận diện được một số đặc trưng cơ bản, cốt yếu của
ngôn ngữ Hiến pháp Việt Nam.
Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng được vào việc xây
dựng văn bản pháp luật, kỹ thuật lập hiến; ứng dụng trong việc giảng dạy pháp
luật, bởi yêu cầu về ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật cũng là một
nội dung quan trọng trong việc xây dựng luật và sử dụng luật.
7. CƠ CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận án gồm 3
chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và Cơ sở lý thuyết của


3

luận án; Chương 2: Đặc điểm từ ngữ, câu trong các bản Hiến pháp; Chương 3:
Biến đổi từ ngữ giữa các bản Hiến pháp.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ trong văn bản pháp luật trên thế giới
Ngôn ngữ học pháp luật (Forensic Linguistics, Legal Language) ra đời
từ những năm đầu 60 của thế kỉ XX và càng ngày càng khẳng định vị trí
cũng như những đóng góp đích thực của nó trong lĩnh vực ứng dụng ngôn
ngữ. Hiện nay, trên thế giới, ngôn ngữ học pháp luật không chỉ được
nghiên cứu lí thuyết mà còn được giảng dạy cho đối tượng học viên sau
đại học hoặc những người nghiên cứu chuyên sâu. Chẳng hạn, Trung tâm
Ngôn ngữ học pháp luật (Đại học Aston, Birmingham, nước Anh) thường
niên tổ chức những khóa học về Ngôn ngữ học pháp luật do giáo sư
Malcolm Coulthard phụ trách từ năm 2000 đến nay1. Có thể kể ra các nhà
ngôn ngữ học tiêu biểu đi theo hướng nghiên cứu này như Jan Svartvik
(1968), Peter French (1990), Roger Shuy (1997), Coulthard, M. và
Johnson, A. (2007), Gibbons và M.Teresa Turel (2008), Olsson John
(2009)…
Có hai hướng nghiên cứu về ngôn ngữ trong văn bản pháp luật. Thứ
nhất, miêu tả những đặc trưng ngôn ngữ cơ bản của văn bản pháp luật.
Có thể nói, khởi đầu cho việc nghiên cứu ngôn ngữ văn bản pháp luật là
Melinkoff (1963) với cuốn The Language of the Law. Tác giả được xem
là người đầu tiên đặt viên gạch trong địa hạt ngôn ngữ học pháp luật khi
nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ trong các văn bản pháp luật. Với cách
đặt vấn đề “The law is a profession of words” (Luật là công việc của ngôn
từ), tác giả đã khẳng định pháp luật được tạo nên bởi chất liệu ngôn ngữ,
nên nghiên cứu pháp luật không thể không nghiên cứu ngôn ngữ sử dụng
trong pháp luật. Thứ hai, nghiên cứu dịch thuật ngôn ngữ pháp luật cũng

được quan tâm trong bối cảnh toàn cầu hóa, đáp ứng nhu cầu trao đổi văn
hóa, giao thương giữa các quốc gia. Đặc biệt, trên thế giới đang hình thành
những cộng đồng chung thì hoạt động dịch thuật để tìm hiểu pháp luật của
từng quốc gia là hết sức cần thiết. Alcaraz Varo trong công trình nghiên cứu
1

/>

4
“Dịch thuật pháp luật” (Legal translation) [89] quan tâm đến những “lỗ
hổng” trong dịch thuật ngôn ngữ pháp luật và những chủ đề gây tranh cãi khi
chuyển ngữ giữa hai hệ thống luật khác nhau.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ trong văn bản pháp luật ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nghiên cứu ngôn ngữ trong văn bản pháp luật có 4 hướng
chính sau: (i) Hướng nghiên cứu theo phong cách học: Khuynh hướng
này nghiên cứu những loại hình văn bản pháp luật khác nhau tùy hệ thống
luật pháp của mỗi nước. Chẳng hạn như ở Việt Nam, những loại hình văn
bản đó có thể là những văn bản quy phạm pháp luật được tạo ra trong
hoạt động hành pháp còn gọi là văn bản quản lí hành chính nhà nước và
văn bản dưới luật; những văn bản lập hiến lập pháp do Quốc hội ban hành
bao gồm Hiến pháp, bộ luật, luật, pháp lệnh; những văn bản do Viện kiểm
sát, Tòa án ban hành bao gồm các cáo trạng, bản án… (ii) Hướng nghiên
cứu theo phương pháp phân tích diễn ngôn: là một hướng nghiên cứu sôi
động trong khoảng 20 năm gần đây. Tiêu biểu có thể kể đến luận án Lê
Hùng Tiến (1998) "Đặc điểm ngôn ngữ pháp luật trong văn bản pháp
luật" [68]; luận án “Phân tích ngôn ngữ văn bản pháp luật qua văn bản
Hiến pháp Hoa Kì và Hiến pháp Việt Nam” [23] của Dương Thị Hiền
(2008); luận án “Biểu hiện của mạch lạc trong thể loại báo cáo và tờ
trình thuộc văn bản hành chính – công vụ” [33] của Nguyễn Thị Hường
(2010). Hướng nghiên cứu này còn có thể mở ra hướng nghiên cứu so

sánh pháp luật giữa những hệ thống pháp luật khác nhau. (iii) Hướng
nghiên cứu theo lí thuyết hành động ngôn từ: Hiện nay, có một số đề tài
đã nghiên cứu về hành động ngôn từ cầu khiến trong văn bản hành chính
(trong đó bao gồm văn bản qui phạm pháp luật) dưới ánh sáng của lí
thuyết Hành động ngôn từ. Có thể thấy, chức năng nổi trội của văn bản
pháp luật nói riêng, văn bản hành chính nói chung là chức năng pháp lí,
chức năng điều hành và quản lí xã hội nên hành động ngôn từ cầu khiến
mang tính đặc trưng cho thể loại văn bản này. Nghiên cứu hành động
ngôn từ cầu khiến cũng góp phần nâng cao nhận thức, năng lực sử dụng
ngôn từ trong văn bản hành chính nói chung, văn bản qui phạm pháp luật
nói riêng. (iv) Hướng nghiên cứu sự biến đổi ngôn ngữ trong các văn bản
Đi theo khuynh hướng nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội, nghiên cứu về
sự biến đổi ngôn ngữ trong văn bản đã có một số công trình nghiên cứu
như sau: Lê Quang Thiêm, Phạm Thị Hằng (1998), Bùi Thị Thanh Lương


5
(2005), Nguyễn Thị Kim Loan (2014), Nguyễn Thị Ly Na (2015, 2017),

1.1.3. Nghiên cứu văn bản Hiến pháp từ góc độ ngôn ngữ học
Dưới góc độ ngôn ngữ học, Hiến pháp đã được các nhà ngôn ngữ học nghiên
cứu ở các mặt sau: 1) Tìm hiểu các chính sách, quy định cụ thể của Nhà nước Việt
Nam về ngôn ngữ; 2) Phân tích các phương tiện ngôn ngữ thể hiện 3 siêu chức
năng ngôn ngữ của diễn ngôn Hiến pháp Việt Nam 1992 (sửa đổi 2001); 3) Đặc
điểm chung của ngôn ngữ trong 4 bản Hiến pháp. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về
đặc điểm ngôn ngữ trong hiến pháp, Nguyễn Văn Khang (2012) chỉ mới dừng lại ở
những đặc điểm chung chung mà chưa đi vào phân tích chi tiết, cụ thể.
1.2. CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN
1.2.1. Một số vấn đề về văn bản quy phạm pháp luật và ngôn ngữ pháp luật
1.2.1.1. Các khái niệm: “văn bản”, “văn bản quản lý”, “văn bản quản lý nhà

nước", "văn bản quy phạm pháp luật"
Trong "Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (2008), điều 1, văn bản
quy phạm pháp luật được xác định là "văn bản do cơ quan nhà nước ban hành
hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy
định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của
Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu
lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan
hệ xã hội".
Cũng theo quy định này, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm có 12
loại văn bản, trong đó Hiến pháp là loại văn bản được xếp đầu tiên và có vị trí
quan trọng nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
1.2.2.2. Các khái niệm “luật”, “luật pháp”, “pháp luật”, "pháp lý"
Trong tiếng Việt hiện nay, có 4 khái niệm cần được phân biệt: luật,
luật pháp, pháp luật và pháp lý. Trong luận án này, chúng tôi sử dụng
thuật ngữ Pháp luật để thống nhất và làm việc. Pháp luật theo định nghĩa
trong Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật "là hệ thống các
quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí
của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã
hội” [80, tr. 10]
1.2.2.3. Khái niệm ngôn ngữ pháp luật
Ngôn ngữ pháp luật thuộc nội dung nghiên cứu của ngôn ngữ học
pháp luật. Ngôn ngữ học pháp luật là một phân ngành khoa học liên
ngành giữa khoa học pháp lí và ngôn ngữ học. Đối tượng nghiên cứu của


6
nó là ngôn ngữ được sử dụng trong pháp luật. Ngôn ngữ học pháp luật
được hình thành trên cơ sở của sự phát triển của khoa học ngôn ngữ liên
ngành như ngữ dụng học, ngôn ngữ học tâm lí, ngôn ngữ học xã hội, v.v.
1.2.2.4. Đặc điểm chung của ngôn ngữ pháp luật trong văn bản pháp luật

Xét về phong cách hành chính, các văn bản pháp luật tuân theo những đặc
trưng chung của phong cách hành chính. Đinh Trọng Lạc cũng đề xuất 3 tiêu chí
cũng đồng thời là 3 đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ văn bản pháp luật, đó là: 1)
tính khuôn mẫu; 2) tính chính xác – minh bạch và 3) tính nghiêm túc – khách
quan. Chú trọng vào đặc điểm của văn bản pháp luật, Nguyễn Thế Truyền
(2002) đưa ra các 5 tiêu chí của ngôn ngữ văn bản pháp luật: 1) tính trang
trọng, nghiêm túc; 2) tính bắt buộc phải thực hiện; 3) tính chính xác, chặt
chẽ, rõ ràng; tính khuôn mẫu; tính xác thực khách quan [79, tr. 370].
Nguyễn Văn Khang (2014) đưa ra 6 đặc điểm như sau: 1) tính khái quát;
2) tính chính xác, tính nhất quán và tính linh hoạt; 3) tính rõ ràng; 4) tính
chuyên môn; 5) tính thông dụng; 6) tính giản ước.
Chúng tôi cho rằng, với đặc điểm Hiến pháp đáp ứng đủ các đặc tính
chung của văn bản qui phạm pháp luật cộng với đặc điểm của Hiến pháp
là luật gốc, luật của mọi luật, nên văn bản Hiến pháp có những đặc tính
sau: 1) tính chính xác; 2) tính khuôn mẫu, hệ thống. 3) tính trang trọng; 4)
tính khái quát, bao trùm.
1.2.2. Khái niệm từ ngữ, câu trong tiếng Việt
1.2.2.1. Về từ ngữ trong tiếng Việt
i) Khái niệm: Trong luận án này, từ ngữ bao gồm từ và cụm từ cố định.
Chúng tôi sử dụng định nghĩa về từ và cụm từ cố định trong tiếng Việt của
tác giả Vũ Đức Nghiệu được xác định trong "Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng
Việt" để làm cơ sở cho nghiên cứu trong luận án.
Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn
chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời
nói để tạo câu. [7, tr. 142].
Cụm từ cố định là đơn vị do một số từ hợp lại; tồn tại với tư cách một đơn vị
có sẵn như từ, có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa cũng ổn định như từ. [7, 153].
ii) Những góc độ nghiên cứu cơ bản của từ ngữ trong tiếng Việt về cấu
tạo từ, từ loại, phân chia các lớp từ từ góc độ nguồn gốc và phạm vi sử
dụng (thuật ngữ) của từ ngữ.

- Đặc điểm về cấu tạo từ: Đơn vị cơ bản để cấu tạo từ trong tiếng Việt là
tiếng (hình vị). Từ đơn vị cơ bản đó bằng các phương thức cấu tạo trong


7
tiếng Việt có các loại từ sau: từ đơn, từ ghép (từ ghép đẳng lập, từ ghép
chính phụ) và từ láy.
- Đặc điểm về từ loại: Dựa vào tiêu chuẩn ý nghĩa, khả năng kết hợp, và
chức vụ cú pháp trong câu, tác giả đã phân chia hệ thống từ loại tiếng
Việt như sau: Thực từ (bao gồm Danh từ, Động từ, Tính từ, Đại từ, Số
từ); Hư từ (bao gồm các Quan hệ từ là Liên từ và Giới từ); Tình thái từ
(gồm Tiểu từ, Trợ từ).
- Đặc điểm từ ngữ xét theo nguồn gốc: Trên thực tế, hầu như không có từ vựng của
ngôn ngữ nào lại chỉ hình thành, xây dựng bằng con đường "tự nó", tiếng Việt
cũng vây. Trong tiếng Việt, xét về mặt nguồn gốc, có thể phân giới thành hai lớp từ
ngữ: lớp từ bản ngữ (còn gọi là lớp từ thuần Việt) và lớp từ có nguồn gốc khác (còn
gọi là lớp từ ngoại lai). Lớp từ ngoại lai được phân thành hai lớp nhỏ hơn: lớp các
từ ngữ gốc Hán và lớp các từ ngữ gốc Ấn-Âu (chủ yếu là gốc Pháp).
- Đặc điểm từ ngữ phân chia theo phạm vi sử dụng: thuật ngữ: Văn bản
pháp luật mà cụ thể là Hiến pháp là văn bản chuyên môn thuộc ngành luật
học, vì vậy mà lớp từ vựng được sử dụng chủ yếu trong văn bản này là
thuật ngữ. Thuật ngữ là những từ ngữ làm tên gọi cho các khái niệm, các
đối tượng được xác định một cách chặt chẽ, chuẩn xác trong mỗi ngành,
mỗi lĩnh vực khoa học chuyên môn. Thuật ngữ có những đặc điểm sau: 1)
tính chính xác; 2) tính hệ thống; 3) tính quốc tế.
1.2.2.2. Vấn đề câu trong tiếng Việt
"Hoạt động giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ được gọi là hoạt động ngôn từ.
Ngôn từ có thể chia thành những đơn vị tách biệt ít nhiều gọi là những phát ngôn.
Phát ngôn nhỏ nhất có thể dùng trong giao tế là một câu" [20, tr.15].
Về mặt chức năng, câu là đơn vị có khả năng thông báo. Nhờ có đặc

điểm này mà ta có thể phân biệt câu với đơn vị dưới câu như từ. Về mặt
cấu tạo, trong số các đơn vị có chức năng thông báo, câu là đơn vị có
chức năng thông báo nhỏ nhất.
1.2.3. Biến đổi ngôn ngữ
Mọi sự biến đổi xã hội được phản ánh trong ngôn ngữ. Ngôn ngữ sớm
được xác định là một hiện tượng xã hội - một hiện tượng xã hội đặc biệt,
"ngoài xã hội không có ngôn ngữ", ngôn ngữ chỉ có thể tồn tại và phát
triển trong xã hội, ngôn ngữ là tấm gương phản chiếu xã hội, ngôn ngữ
chính là chiếc hàn thử biểu độc đáo của xã hội,...
Ngôn ngữ học xã hội nghiên cứu sự biến đổi ngôn ngữ liên quan đến
những nhân tố ngoài ngôn ngữ, những nhân tố chi phối đến hoạt động của


8
ngôn ngữ, như tác động của bối cảnh xã hội, tuổi, giai tầng, trình độ học vấn,
tôn giáo, quyền lực, hoàn cảnh xuất thân, giới, ...
1.2.4. Hiến pháp và các bản Hiến pháp ở Việt Nam
1.2.4.1. Định nghĩa Hiến pháp
Theo cách định nghĩa hiện đại và phổ biến được diễn đạt trong cuốn từ
điển luật danh tiếng "Black’s Law Dictionary" (tái bản lần thứ 9, 2009),
Hiến pháp là luật tổ chức cơ bản của một quốc gia hay một nhà nước thiết
lập các thể chế và bộ máy của chính quyền, xác định phạm vi quyền lực
của chính quyền, và bảo đảm các quyền và tự do của công dân.
1.2.4.2. Hoàn cảnh ra đời và nội dung của các bản Hiến pháp ở Việt Nam
Tính đến năm 2013 Việt Nam có 5 bản Hiến pháp:
Hiến pháp 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa, được xây dựng sau khi nước ta giành được độc lập. Hiến pháp
1946 có 7 chương, 70 điều;
Hiến pháp 1959 được xây dựng trong thời kỳ nước ta tạm thời bị chia
cắt thành 2 miền, miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả nước đấu

tranh thống nhất nước nhà. Hiến pháp 1959 có 10 chương, 112 điều; Hiến
pháp 1980 được xây dựng sau khi nước đa đã đánh đuổi được đế quốc Mỹ,
thống nhất đất nước, cả nước cùng xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Hiến pháp 1980 gồm 12 chương, 147 điều.; Hiến pháp 1992 ra đời là để
khắc phục những yếu kém, nóng vội trên các lĩnh vực do cách quan niệm
đơn giản, chủ quan về chủ nghĩa xã hội. Hiến pháp 1992 gồm 12 chương,
147 điều;
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 là sự
phát triển mới về tư duy của Đảng, Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp có 11 chương, 1120 điều.
1.2.4.3. Đặc điểm chung về ngôn ngữ trong Hiến pháp
Ngôn ngữ được sử dụng trong 5 bản Hiến pháp là ngôn ngữ thành văn tiếng
Việt. Tiếng Việt được sử dụng trong Hiến pháp là tiếng Việt phổ thông, chuẩn
mực, có tính chính xác với cách diễn đạt rõ ràng, khoa học nhưng vẫn thể hiện
được tính đại chúng, gần gũi với đời sống nhân dân. Mỗi từ ngữ sử dụng trong
Hiến pháp đều được hiểu theo một nghĩa nhất định. Trong mỗi câu ngoài đầy đủ
các thành phần chính của câu như chủ ngữ và vị ngữ, đủ ý còn đòi hỏi câu văn
ngắn gọn, súc tích. Hiến pháp sử dụng một hệ thống thuật ngữ dày đặc, phong
phú và đa dạng. Hệ thống thuật ngữ trong Hiến pháp là một hệ thống phức hợp


9
của hệ thống chuyên ngành luật học, cụ thể là luật Hiến pháp và thuật ngữ liên
quan đến đối tượng mà Hiến pháp hướng tới điều chỉnh.
1.3. TIỂU KẾT
Ngôn ngữ học pháp luật ở Việt Nam đã và đang hình thành là một xu thế tất
yếu trong nghiên cứu ngôn ngữ học hiện đại; một trong những hướng nghiên cứu
của nó là nghiên cứu ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản pháp luật. Luận án này
dựa vào những khái niệm lí thuyết nền tảng về ngôn ngữ học truyền thống về ngôn
ngữ học pháp luật; lý thuyết về sự biến đổi ngôn ngữ trong ngôn ngữ học xã hội để

chỉ ra những đặc điểm cơ bản về ngôn ngữ pháp luật trong Hiến pháp ở Việt Nam;
chỉ ra những biến đổi về ngôn ngữ pháp luật trong các văn bản Hiến pháp,
đồng thời tìm hiểu nguyên nhân những biến đổi đó.
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ, CÂU TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ TRONG HIẾN PHÁP
2.1.1. Đặc điểm của từ ngữ trong các bản Hiến pháp ở góc độ cấu tạo
Trong 5 bản Hiến pháp chúng tôi có được 2521 từ với tần số xuất hiện
là 61063 lần. Trong đó từ có tần số xuất hiện nhiều nhất trong Hiến pháp
là các hư từ và (2456 lần), của (1924 lần), các (1158 lần); tiếp đó là các
thực từ danh từ như nhà nước (962 lần), quốc hội (941 lần), nhân dân
(822 lần),…
Cũng trong 5 bản Hiến pháp chúng tôi thấy rằng không có bất kì một
từ láy nào được sử dụng. Từ láy có tính tượng hình, tượng thanh cao,
thường một tiếng có nghĩa và một tiếng không có nghĩa không phù hợp
đặc trưng của Hiến pháp phải chính xác, chuẩn mực.
Số lượng từ đơn là thực từ cũng rất ít, chủ yếu Hiến pháp sử dụng từ
đơn là các hư từ. Thực từ là từ đơn xuất hiện khi trong vốn từ tiếng Việt
không có từ ghép tương đương. Ví dụ: quyền, nước, xã, phường, huyện,
quận, tỉnh, bộ, …Trong Hiến pháp 1946 từ đơn có tần số xuất hiện nhiều
nhất, có nhiều từ đơn như cờ, thảo, ngang, chọn, … thì trong các bản Hiến
pháp sau được thay thế bằng các từ ghép là: quốc kỳ, soạn thảo, bình
đẳng, lựa chọn,…
Từ ghép là những thực từ chiếm tỉ lệ đa số trong hiến pháp: trên 60%.
Nhằm biểu hiện tính khái quát của văn bản hiến pháp, nên trong Hiến
pháp từ ghép được dùng nhiều là từ ghép đẳng lập. Hiến pháp 2013, tại
điều 2 có 42 từ ghép như nhà nước, xã hội, chủ nghĩa, pháp quyền, quyền


10

lực, nhân dân, thực hiện,... nhưng chỉ có 4 từ được cấu tạo theo phương
thức ghép chính phụ đó là nông dân, hành pháp, tư pháp, lập pháp.
2.1.2. Đặc điểm của từ ngữ trong các bản hiến pháp ở góc độ từ loại
Về phương diện từ loại, vì Hiến pháp là một văn bản có tính chính xác,
chuẩn mực cao nên trong 5 bản Hiến pháp không có bất kỳ tình thái từ
(tiểu từ và trợ từ) nào xuất hiện. Số lượng và tỷ lệ từ ngữ phân bố trong
các bản Hiến pháp được chúng tôi khảo sát có kết quả như sau:
HIẾN
PHÁP

Hiến pháp
1946

Hiến pháp
1959

Hiến pháp
1980

Hiến pháp
1992

TỪ
LOẠI

SL

tỉ lệ
(%)


SL

tỉ lệ
(%)

SL

tỉ lệ
(%)

SL

Danh từ

285

44.53

701

45.91

623

46.49

639

Động từ


200

31.25

494

32.35

423

31.57

Tính từ

61

9.53

201

13.16

167

Đại từ

11

1.71


16

1.05

Số từ

12

1.88

10

Loại từ

3

0.47

Từ chỉ
lượng
Phó từ

7
23

Hiến pháp
2013

tỉ lệ
(%)


SL

tỉ lệ
(%)

49

515

420

32.21

406

44.8
2
35.3
3

12.46

141

10.81

132

14


1.05

12

0.92

13

11.4
9
1.13

0.65

19

0.14

14

1.07

13

1.13

7

0.46


6

0.45

2

0.15

2

0.17

1.09

10

0.65

9

0.67

9

0.69

9

0.78


3.59

44

2.88

37

2.76

28

2.15

25

2.18

Bảng 2.2. Số lượng và tỉ lệ các từ xét theo từ loại trong các bản Hiến pháp

2.1.2.1. Danh từ: Danh từ trong các bản Hiến pháp chiếm gần một nửa số
lượng từ loại ở trong hiến pháp. Danh từ xuất hiện nhiều nhất trong Hiến
pháp là do: 1) chỉ đối tượng, sự vật mà Hiến pháp quy định như: nhà nước
(962 lần), quốc hội (941 lần), điều (944 lần), nhân dân (822 lần), nước
(497 lần), quyền (438 lần), xã hội (302 lần), pháp luật (302 lần), công dân
(299 lần), hội đồng (285 lần), kinh tế (285 lần), chính phủ (267 lần)…2)
trong Hiến pháp sử dụng nhiều phép lặp từ vựng để đảm bảo tính chính
xác; 3) hiện tượng danh hóa làm tăng tính bao trùm và khái quát; sự (104
lần) và việc (316 lần) đi kèm với động từ, tính từ để tạo thành danh từ.

2.1.2.2. Động từ: Động từ chiếm số lượng lớn thứ 2 trong Hiến pháp,
trong 5 bản Hiến pháp động từ chiếm trên 31%. So với các bản Hiến pháp
trước, Hiến pháp 2013 có số lượng động từ lớn nhất chiếm 35,33%. Động


11
từ trong Hiến pháp có hai loại chiếm ưu thế đó là động từ ngôn hành và
động từ tình thái.
- Động từ ngôn hành: 1) động từ ngôn hành thuộc nhóm Tuyên bố được
biểu hiện tường minh trong câu như công bố, tuyên bố, ban hành,...; động từ
là là một động từ đặc biệt biểu hiện ý nghĩa ngôn hành tuyên bố; 2) động từ
ngôn hành thuộc nhóm Kết ước là những từ như bảo đảm, chăm lo, bảo hộ,
khuyến khích,...
- Động từ tình thái: 1) động từ biểu hiện tình thái bắt buộc: nhiều nhất
là từ phải; sau đó là các cụm từ có trách nhiệm, có nhiệm vụ, có bổn
phận,...; 2) động từ biểu hiện tình thái cấm đoán: nhiều nhất là từ cấm,
các cụm từ cấm không được, không được, nghiêm cấm, ... cũng có số
lượng nhiều trong 5 bản hiến pháp; 3) động từ biểu hiện tình thái cho
phép: nhiều nhất là từ được, các cụm từ có quyền, có thể,...
2.1.2.3. Tính từ: chiếm xấp xỉ 10% trong các bản Hiến pháp, có những
tính từ xuất hiện với tần số cao như dân chủ, bình đẳng, tự do, chính đáng,
công khai,... nhằm bộc lộ rõ bản chất của Nhà nước ta: công bằng, dân
chủ. Nhiều tính từ chỉ xuất hiện 1, 2 lần để hạn định những sự việc, hành
động cụ thể như toàn vẹn khi nói về lãnh thổ,...
2.1.2.4. Đại từ: tuy chiếm số lượng không nhiều chỉ chiếm xấp xỉ 1%,
nhưng tần số sử dụng đại từ trong Hiến pháp giảm dần, đây cũng là một
đặc điểm cho thấy xu hướng tiến bộ trong kỹ thuật lập pháp của nước ta
nhằm tăng tính chính xác: hạn chế sử dụng phép thế thay vào đó gọi tên
chính xác từng hành động, sự việc. Ví dụ như từ ta, Hiến pháp 1959 xuất
hiện 43 lần, nhưng Hiến pháp 2013 chỉ còn xuất hiện 2 lần.

2.1.2.5. Từ chỉ lượng: Nguyên tắc định lượng trong Hiến pháp rất quan
trọng để đảm bảo tính chính xác cao của văn bản, vì vậy từ chỉ lượng được
dùng nhiều trong Hiến pháp. Đặc biệt là hai từ các (để chỉ số nhiều xác
định), những (để chỉ số nhiều không xác định); khuynh hướng chung của
các bản Hiến pháp là sử dụng từ các gấp gần 3 lần từ những, các bản Hiến
pháp sau thì tỉ lệ càng tăng lên, như trong bản Hiến pháp 2013 từ các gấp 5
lần từ những.
2.1.2.6. Liên từ: Liên từ đẳng lập và liên từ chính phụ đều xuất hiện trong
Hiến pháp, liên từ đẳng lập và xuất hiện nhiều, 2546 lần. Và cũng là liên
từ tạo nên tính đặc trưng của hiến pháp, nối từ với từ, vế câu với vế câu,
và quan trọng và tham gia vào việc kết thúc phép liệt kê nhằm tăng độ
chính xác cho Hiến pháp.


12
2.1.3. Đặc điểm từ ngữ trong các bản Hiến pháp từ góc độ nguồn gốc
Khảo sát trong 5 bản Hiến pháp không có một từ ngữ Ấn Âu nào xuất
hiện trong phần chính của Hiến pháp.
2.1.3.1. Từ thuần Việt: Từ thuần Việt trong các bản Hiến pháp chủ yếu là
các hư từ trong tiếng Việt như với, của, là, trên, trong, các,…. Ngoài ra còn có
các thực từ thuần Việt như sau: Hiến pháp 1946: bắt bớ, nhà ở, nhà nước, nước,
cờ, đi lính, gái trai, kín, trẻ con, hôm, ngang,…; Hiến pháp 1959: làm ăn, nhà
ở, nhà nước, nước, của cải, chân tay, trí óc, vườn trẻ, nhà giữ trẻ, …; Hiến
pháp 1980: xem xét, nhà nước, đất, vợ chồng, vợ, chồng, cha, mẹ, nhiều, ít…;
Hiến pháp 2013: nhà nước, vùng đất, vùng trời, vùng biển, kín, đất liền,…
2.1.3.2. Từ Hán Việt
Khảo sát qua 5 bản Hiến pháp, số lượng từ Hán Việt lần lượt có tỉ lệ
sau (theo nguồn gốc âm tiết cấu tạo nên chúng): Hiến pháp 1946: 76%;
Hiến pháp 1959: 87%; Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001): 88,3%; và Hiến
pháp 2013: 89,6%. Như vậy, trong các bản Hiến pháp số lượng từ có

nguồn gốc Hán Việt chiếm từ 76% đến gần 90%. Số lượng từ Hán Việt
trong Hiến pháp 1946 có số lượng ít nhất trong các bản Hiến pháp. Và
cũng giống như các lớp từ được xét từ góc độ cấu tạo từ, trong Hiến pháp
các từ thuần Việt chủ yếu là các từ đơn và các từ đơn này chủ yếu biểu
hiện ý nghĩa ngữ pháp và quan hệ ngữ pháp trong câu, còn thực từ, phần
biểu đạt nội dung thông tin của Hiến pháp lại chủ yếu được biểu thị bằng
từ Hán Việt và là từ ghép.
2.1.4. Đặc điểm thuật ngữ trong các bản Hiến pháp
2.1.4.1. Đặc điểm chung của thuật ngữ trong hiến pháp
Số lượng thuật ngữ trong 5 bản Hiến pháp như sau:
Hiến pháp
Hiến pháp 1946
Hiến pháp 1959
Hiến pháp 1980
Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001)
Hiến pháp 2013

Số lượng thuật ngữ
311
238
482
287
335

Thuật ngữ trong 5 bản Hiến pháp có các đặc điểm sau: 1) Thuật ngữ trong
Hiến pháp rất đa dạng, gồm nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng. Đó
là: thuật ngữ luật, thuật ngữ Hiến pháp và thuật ngữ thuộc các ngành khác. 2)
Tính hệ thống: các thuật ngữ tạo thành các trường nghĩa từ vựng, có quan hệ
với nhau theo lớp lang, ngôi thứ: có thuật ngữ trung tâm, thuật ngữ thứ cấp.
Ví dụ: thuật ngữ hình thức sở hữu là thuật ngữ trung tâm, trong đó bao gồm



13
các thuật ngữ thứ cấp là hình thức sở hữu nhà nước, hình thức sở hữu tư
nhân, hình thức sở hữu của hợp tác xã,… 3) Các thuật ngữ trong Hiến pháp
có tính định nghĩa cao. Định nghĩa là một tiêu chí quan trọng trong các
thuật ngữ pháp luật. Định nghĩa trong loại thuật ngữ đặc thù này yêu cầu
cao về sự chính xác, chặt chẽ rõ ràng hơn hẳn các định nghĩa khác bởi nó
liên quan chặt chẽ tới quyền lợi, nghĩa vụ và quyền hạn trước pháp luật
các đối tượng.
2.1.4.2. Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ trong hiến pháp
Điểm làm nên đặc trưng của thuật ngữ trong Hiến pháp là các yếu tố cấu tạo
thuật ngữ hầu hết có yếu tố gốc Hán. Ví dụ: Hiến pháp 1946 chỉ có 9/311 thuật ngữ
có yếu tố cấu tạo thuần Việt. Các yếu tố gốc Hán làm nên tính chính xác,
trang trọng của từ Hán Việt đáp ứng ở mức độ cao những yêu cầu tính
chất quan trọng mà văn bản Hiến pháp cần có. Một điểm nữa làm nên đặc trưng
của thuật ngữ là nhiều thuật ngữ trong Hiến pháp có mặt yếu tố ngữ pháp Kiểu sở
thuộc, thế chủ động/bị động hay chỉ hướng như của, được, về… Tuy đó là
những thuật ngữ có kết cấu không chặt bằng các thuật ngữ được cấu tạo bằng
phương thức trật tự từ (vắng mặt các yếu tố ngữ pháp), nhưng để biểu hiện tính
chính xác thì yếu tố cấu tạo này cũng cần có. Ví dụ: hình thức sở hữu của hợp tác
xã, quyền được bồi thường,…
2.1.4.3. Con đường hình thành thuật ngữ trong Hiến pháp
Thuật ngữ trong Hiến pháp được tạo ra bằng 2 con đường: thứ nhất, thuật
ngữ hóa từ ngữ thông thường; thứ hai, tiếp nhận thuật ngữ nước ngoài.
2.1.4.4. Các hệ thống thuật ngữ trong Hiến pháp
Hệ thống thuật ngữ Hiến pháp bao gồm các tiểu hệ thống thuật ngữ sau:
thuật ngữ chung của ngành luật; thuật ngữ hiến định chế độ chính trị (thể chế);
thuật ngữ hiến định chính sách kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công
nghệ và môi trường; thuật ngữ về chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh

quốc gia; thuật ngữ hiến định về quốc tịch Việt Nam; thuật ngữ hiến định quyền
con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; thuật ngữ hiến định về chế độ
bầu cử; thuật ngữ hiến định về bộ máy nhà nước (hệ thống cơ quan nhà nước):
Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án
nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân; thuật ngữ khác.
2.1.4.5. Đặc điểm định danh của thuật ngữ trong Hiến pháp
- Các thuật ngữ trong Hiến pháp đều là những đơn vị định danh trực tiếp.
Xét về mặt nội dung biểu đạt thuật ngữ trong Hiến pháp chia thành 2 loại: 1)
thuật ngữ có hình thức ngắn gọn, mang nội dung cơ bản, gọi tên các sự vật,


14
hiện tượng, quá trình mang tính chất nền tảng của thuật ngữ Hiến pháp. Ví
dụ: quyền, nghĩa vụ, quyền hạn, công dân, pháp lệnh, quốc ca, quốc kỳ, quốc
huy,…2) Thuật ngữ được tạo ra trên cơ sở của thuật ngữ loại 1, mô tả đặc
điểm, tính chất, thuộc tính cơ bản của những sự vật, hiện tượng, …Ví dụ, từ
thuật ngữ QUYỀN: quyền công dân, quyền bãi miễn, quyền bầu cử, quyền
học tiếng của mình, …
- Mô hình định danh của các thuật ngữ trong các bản Hiến pháp: xét về
cách thức biểu thị, đặc điểm điển hình của các thuật ngữ luật Hiến pháp là tính
có lí do và tách biệt được về thành phần cấu tạo. Trong Hiến pháp các thuật
ngữ có các mô hình cấu tạo như sau: QUYỀN +X, HỘI ĐỒNG + X, CHẾ ĐỘ
+ X, CƠ QUAN + X, DỰ ÁN + X, GIÁO DỤC + X, CHÍNH SÁCH + X,
HÌNH THỨC SỞ HỮU + X,… X là đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh
của các thuật ngữ biểu thị những phạm trù cơ bản trong văn bản Hiến pháp như
chế độ chính trị, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân,…
2.1.4.6. Nhận xét
Trong Hiến pháp 1946 có những thuật ngữ/ cụm từ thuật ngữ được sử
dụng không đồng nhất mặc dù khi đặt ở trong ngữ cảnh thì các thuật ngữ
này được hiểu là như nhau. Ví dụ như theo luật định, theo quy định của

pháp luật. Ban soạn thảo Hiến pháp cũng cần nên thống nhất lại về mặt
hình thức lựa chọn thuật ngữ để tránh trường hợp cùng một đối tượng,
hành động, hiện tượng trong một văn bản lúc lại sử dụng từ này, lúc lại sử
dụng từ khác.
2.2. ĐẶC ĐIỂM CÂU TRONG CÁC BẢN HIÊN PHÁP
2.2.1. Dẫn nhập
Nghiên cứu câu trong văn bản pháp luật đã có một số công trình
nghiên cứu và thường nghiên cứu theo hai hướng: 1) phong cách học; và
2) ứng dụng lí thuyết phân tích diễn ngôn. Các tác giả trên đều chỉ ra
những đặc điểm chung về câu trong văn bản quy phạm pháp luật thuộc
phong cách hành chính hay hành chính – công vụ. Vậy đặc điểm gì là
khác biệt, khu biệt về cách sử dụng câu giữa Hiến pháp – luật gốc của
mọi văn bản quy phạm pháp luật - là căn cứ cao nhất để hướng dẫn ban
hành, thực tế hóa các văn bản thuộc phong cách hành chính – công vụ
khác thì chưa có một công trình nào nghiên cứu. Trong phần này, luận án
sẽ chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt của các kiểu câu được sử
dụng trong Hiến pháp so với các văn bản thuộc phong cách hành chính –


15
công vụ khác; cũng như chỉ ra sự thay đổi về cách sử dụng câu trong các
bản Hiến pháp của Việt Nam (nếu có).
2.2.2. Các kiểu câu đặc trưng trong các bản Hiến pháp
Trong 5 bản Hiến pháp khảo sát có 1516 câu, cụ thể như sau:
Hiến pháp
HP 1946
HP 1959
HP 1980
HP 1992
HP 2013

TỔNG

Số lượng câu
171 câu
285 câu
420 câu
328 câu
312 câu
1516 câu

Sau khi phân tích chúng tôi thấy rằng câu trong các bản Hiến pháp có các
đặc điểm đặc trưng như sau: 1) câu có độ dài bất thường; 2) sử dụng câu đơn
đặc biệt để biểu thị các thành phần thể thức và đề mục văn bản; 3) có sử dụng
câu đơn hai thành phần theo trật tự thuận; 4) sử dụng câu ghép chính phụ
chiếm ưu thế vì câu ghép chứa đựng được lượng thông tin lớn, vừa bao quát
lại vừa cụ thể hơn câu đơn; 5) sử dụng phổ biến cấu trúc tỉnh lược khi đối
tượng được đặt ra quy định và đối tượng chịu sự điều chỉnh của quy định đã
xác định rõ; và 6) câu trong Hiến pháp chỉ dùng các loại dấu câu kiểu tường
thuật, trung tính có tính trình bày như dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm,
dấu chấm phẩy,… Trong Hiến pháp không sử dụng các loại dấu câu kiểu tình
thái, liệt kê như dấu hỏi, dấu chấm than và dấu ba chấm. 7) Đề hóa trong câu
là phương thức ngữ pháp quan trọng để tạo lập tính chính xác cho các văn
bản Hiến pháp. Điều này cũng cho thấy câu trong các bản Hiến pháp đã phản
ánh đầy đủ các đặc trưng của thể loại văn bản pháp luật Hiến pháp đó là tính
khái quát, tính khuôn mẫu, tính chính xác.
2.1.6. TIỂU KẾT
Trong chương 2 này, chúng tôi đã trình bày những đặc điểm đặc trưng
của ngôn ngữ pháp luật trong Hiến pháp được biểu hiện bằng các phương
tiện là từ ngữ và câu. Sau khi khảo sát và phân tích, chúng tôi có thể nhận
xét rằng, về mặt từ ngữ thì phần tạo nên sự khác biệt cho ngôn ngữ pháp

luật của Hiến pháp so với các văn bản luật khác đó là đặc điểm về thuật
ngữ. Và trong luận án này, chúng tôi cũng đã dành nhiều dung lượng nhất
để khảo sát và phân tích đặc điểm thuật ngữ trong Hiến pháp. Phần câu,
so với các văn bản quy phạm pháp luật khác, hầu như không có điểm gì
khác biệt. Và nếu như trong phần từ ngữ thì trong các bản Hiến pháp có
sự khác nhau, có sự thay đổi thì ở phần câu đúng như lý thuyết của ngôn
ngữ học đại cương và trong thực tế thì hầu như không có sự thay đổi.


16
Cũng chính vì vậy, mà trong phần tiếp theo, chương 3 của luận án này chúng
tôi sẽ trình bày sự biến đổi của từ ngữ trong các bản Hiến pháp để khẳng định
một định đề quan trọng của ngôn ngữ học xã hội đó là xã hội thay đổi thì
ngôn ngữ thay đổi, và từ vựng là bộ phận có sự thay đổi nhiều nhất.
CHƯƠNG 3
BIẾN ĐỔI TỪ NGỮ GIỮA CÁC BẢN HIẾN PHÁP
3.1. DẪN NHẬP
Kể từ khi có Hiến pháp năm 1946, cho đến năm 2013 là 67 năm, nước
Việt Nam chúng ta đã trải qua bao thăng trầm lịch sử. Và cũng trong 67 năm
đó, nước Việt Nam chúng ta đã có 5 bản Hiến pháp. Năm bản Hiến pháp ra
đời ở năm thời điểm lịch sử khác nhau đều chịu sự tác động của các nhân tố
chính trị, kinh tế, xã hội, … Do vậy, nội dung trong văn bản Hiến pháp cũng
thay đổi cho phù hợp với từng bối cảnh lịch sử cụ thể. Khi nội dung Hiến
pháp thay đổi thì ngôn ngữ trong Hiến pháp cũng có sự thay đổi để thích ứng
với ngôn ngữ của từng thời điểm đó. Nhiều nhà ngôn ngữ học đã nhận định:
"ngôn ngữ là thư ký của thời đại", hiện thực xã hội luôn vận động và biến đổi
không ngừng thì Hiến pháp, pháp luật thuộc thượng tầng kiến trúc cũng bị tác
động, chi phối bởi các yếu tố hạ tầng cơ sở đó là kinh tế, xã hội.
Như trên đã nói ở trên, nhiều nhóm từ ngữ có sự thay đổi trong các
bản Hiến pháp. Tuy nhiên, trong luận án này chúng tôi chỉ tập trung vào

sự biến đổi từ ngữ của bốn nhóm từ ngữ. Thứ nhất, từ ngữ hiến định về
quyền con người, quyền công dân. Bởi vì, cùng với sự tham gia vào tổ
chức Nhân quyền thế giới, vấn đề về quyền con người, quyền công dân là
những vấn đề quan trọng nhất trong Hiến pháp: từ Hiến pháp các vấn đề
cụ thể liên quan quyền con người được luật định một cách cụ thể và đầy
đủ trong các văn bản pháp luật. Thứ hai, từ ngữ hiến định chế độ kinh tế.
Kinh tế đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, bởi thế, bộ phận từ ngữ quy định
chế độ kinh tế thể hiện một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu chuyển dịch
sang nền kinh tế thị trường có nhiều thay đổi về hình thức sở hữu, về
thành phần kinh tế, về tỉ trọng giữa các ngành công nghiệp, nông nghiệp,
dịch vụ,…; Thứ ba, từ ngữ hiến định về hệ thống các cơ quan nhà nước
(hay bộ máy nhà nước). Bộ máy chính quyền nhà nước có ý nghĩa rất
quan trọng, nó thể hiện sức mạnh của nhà nước, đảm bảo cho Nhà nước
thực hiện được chức năng và nhiệm vụ một cách có hiệu quả nhất. Thứ tư,


17
các quy định liên quan đến các vấn đề ngôn ngữ là những nội dung mà
người làm nghiên cứu ngôn ngữ học quan tâm vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến các vấn đề về chính sách ngôn ngữ; tình tình sử dụng tiếng Việt, ngôn
ngữ các dân tộc thiểu số và ngoại ngữ.
3.2. BIẾN ĐỔI TỪ NGỮ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN
3.2.1. Biến đổi từ ngữ hiến định về quyền con người
Xét ở sự thay đổi từ ngữ hiến định về quyền con người, quyền công dân
trong các bản hiến pháp, có thể nhận ra: dù ở thời điểm nào thì trong Hiến
pháp cũng hiến định quy định về quyền con người, quyền công dân. Tuy
nhiên do bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội thay đổi nên việc xác lập vị thế và
một số nội dung cụ thể về quyền con người, quyền công dân cũng có sự thay
đổi. Từ chỗ chưa quy định cụ thể về quyền con người ở Hiến pháp 1946,

1959, 1980 thì ở Hiến pháp 1992 lần đầu tiên đã có hiến định về quyền con
người. Hiến pháp 2013 đã đưa thuật ngữ quyền con người lên thành tên
chương cho thấy sự xác lập vị thế quyền con người trong nội dung Hiến
pháp; đối với quyền con người trong Hiến pháp 2013 dùng từ mọi người để
bao quát hết mọi đối tượng, coi đấy là quyền tự nhiên/đương nhiên mà con
người được hưởng.
3.2.2. Biến đổi từ ngữ hiến định về quyền công dân
Xét về dung lượng, Hiến pháp 1946 có 28 /70 điều về quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân; Hiến pháp 1959 có 21 /112 điều; Hiến pháp 1980
có 28/147 điều; Hiến pháp 1992 có 34/147 điều; Hiến pháp 2013 có 35/120
điều. Dung lượng và những thay đổi về hình thức đó phần nào cũng thể
hiện sự tiến bộ của kỹ thuật lập hiến theo nguyên tắc luật phản ánh đú
ng đắn hiện thực khách quan và có tính khả thi.
Xét về chất, theo tuần tự các bản Hiến pháp, trường từ ngữ quy định
về quyền và nghĩa vụ của công dân được chia tách dân thành những
trường từ ngữ cụ thể để quy định một số điều luật cơ bản như trường từ
ngữ về quyền bình đẳng nam, nữ; trường từ ngữ về quyền có nhà ở;
trường từ ngữ về quyền trẻ em, trường từ ngữ về quyền sở hữu kinh tế, tài
sản.
3.2.2.1. Biến đổi từ ngữ hiến định về quyền bình đẳng nam nữ
Cả 5 bản Hiến pháp đều quy định về quyền bình đẳng nam nữ. Hiến
pháp 1946 dùng từ cụm tính từ ngang quyền, các bản Hiến pháp sau dùng
thuật ngữ bình đẳng. Trong 2 bản Hiến pháp 1959, 1980 thì nội hàm của


18
quyền bình đẳng nam nữ được hạn định để quy định cụ thể những quyền
hạn của phụ nữ để được bình đẳng với nam giới. Đề cao tính khái quát của
Hiến pháp, những quy định cụ thể sẽ thuộc văn bản luật và các văn bản
pháp quy khác quy định nên Hiến pháp 2013 hiến định "công dân nam, nữ

bình đẳng về mọi mặt" giống với Hiến pháp 1946 "tất cả công dân Việt
Nam đều ngang quyền về mọi mặt".
3.2.2.2. Biến đổi từ ngữ hiến định về quyền có nhà ở
Hiến pháp 1946, 1959 chỉ hiến định về vấn đề này bằng thuật ngữ quyền
bất khả xâm phạm về nhà ở, một cách khái quát trong Hiến pháp. Tuy nhiên
Hiến pháp 1980 lần đầu tiên xuất hiện thuật ngữ quyền có nhà ở, Nhà nước xây
dựng nhà ở, phân phối diện tích nhà ở, ...Hiến pháp 1992 xóa bỏ chế độ bao
cấp nhà ở và hiến định công dân được xây dựng nhà ở theo quy hoạch, pháp
luật bảo hộ người có nhà cho thuê, quyền được pháp luật bảo hộ của người
thuê nhà,… Sự thay đổi nội dung của Hiến pháp dẫn đến sự thay đổi của các từ
ngữ, thuật ngữ được dùng trong hiến pháp, Hiến pháp 2013 cũng khẳng định
về quyền có nhà ở của tất cả các công dân nhưng đề cao tính bao trùm và khái
quát của Hiến pháp như: quyền có nơi ở hợp pháp, quyền bất khả xâm phạm về
chỗ ở (điều 22), quyền sở hữu về nhà ở (điều 32), nhà nước có chính sách phát
triển nhà ở, tạo điều kiện để người dân có nhà ở (điều 59).
3.2.2.3. Biến đổi từ ngữ hiến định về quyền trẻ em
Các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980 có hiến định về các vấn đề liên quan
đến trẻ em. Năm 1990, Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ
hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em, vì vậy mà từ Hiến
pháp 1992, Hiến pháp 2013 thuật ngữ quyền trẻ em được xuất hiện.
3.3. BIẾN ĐỔI TỪ NGỮ VỀ CHẾ ĐỘ KINH TẾ
Hiến pháp 1946 đi theo mô hình không hiến định chế độ kinh tế. Hiến
pháp 1959, 1980, 1992, 2013 đi theo mô hình hiến định chế độ kinh tế.
Tùy vào từng hoàn cảnh xã hội cụ thể của sự ra đời từng bản Hiến pháp
sau này mà chế độ kinh tế được quy định độc lập, hay được gộp chung
vào cùng các quy định khác. Từ ngữ quy định về chế độ kinh tế trong các
bản Hiến pháp có sự thay đổi, vận động phản ánh đúng hiện thực vận
động kinh tế ở nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu chuyển sang
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Những thay đổi
từ ngữ này còn cho thấy sự hoàn thiện của kỹ thuật lập hiến của nước ta

nhằm đảm bảo tính bao quát, bao trùm của luật gốc của Hiến pháp khi


19
không cụ thể các thành phần kinh tế và các hình thức sở hữu trong Hiến
pháp 2013.
3.3.1. Biến đổi từ ngữ hiến định về chế độ kinh tế
Từ ngữ về chế độ kinh tế
--nền kinh tế xã hội chủ nghĩa
nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội
1980
nền kinh tế chủ nghĩa xã hội
1992
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị
trường, có sự quản lí của nhà nước, theo định hướng chủ
nghĩa xã hội
1992 (sửa đổi 2001)
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
2013
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Bảng 3.3.1: Từ ngữ về chế độ kinh tế trong các bản hiến pháp
Hiến pháp

1946
1959

3.3.2. Biến đổi từ ngữ hiến định về hình thức sở hữu
Hiến pháp
1946
1959


1980
1992

1992 (sửa đổi, bổ
sung 2001)
2013

Từ ngữ về hình thức sở hữu
--- hình thức sở hữu của nhà nước
- hình thức sở hữu của hợp tác xã
- hình thức sở hữu của người lao động riêng lẻ
- hình thức sở hữu của nhà tư sản dân tộc
- sở hữu toàn dân
- sở hữu tập thể
- sở hữu toàn dân
- sở hữu tập thể
- sở hữu tư nhân
- sở hữu toàn dân
- sở hữu tập thể
- sở hữu tư nhân
Hiến pháp quy định "nhiều hình thức sở hữu", không hiến định
cụ thể các hình thức sở hữu
Bảng 3.3.2. Từ ngữ về hình thức sở hữu kinh tế

3.3.3. Biến đổi từ ngữ hiến định về thành phần kinh tế
Hiến
pháp
1946
1959

1980
1992

Từ ngữ về thành phần kinh tế
--- kinh tế quốc doanh
- kinh tế hợp tác xã
- kinh tế quốc doanh
- kinh tế hợp tác xã
- kinh tế quốc doanh
- kinh tế tập thể


20

1992
(sửa đổi,
bổ sung
2001)

2013

- kinh tế cá thể
- kinh tế tư bản tư nhân
- kinh tế tư bản Nhà nước
- kinh tế quốc doanh
- kinh tế tập thể
- kinh tế cá thể
- kinh tế tư bản tư nhân
- kinh tế tư bản Nhà nước
- kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

không minh định cụ thể các thành phần kinh tế trong hiến pháp, công
nhận "nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo"

Bảng 3.3.3. Từ ngữ quy định các thành phần kinh tế trong hiến pháp
Do tầm quan trọng - mang tính quyết định - của vấn đề kinh tế đối với
đời sống của mỗi quốc gia, nên với tư cách là đạo luật cơ bản, không có
một bản Hiến pháp nào không có quy định về nội dung của chế độ kinh tế.
Hiến pháp là bản văn quy định về lĩnh vực hoạt động của nhà nước, lĩnh
vực chính trị. Cũng như lĩnh vực khác thuộc thượng tầng kiến trúc, chính
trị rất phụ thuộc vào kinh tế - hạ tầng cơ sở. Đó là mối quan hệ biện
chứng mà chủ nghĩa Mác đã chỉ ra giữa chính trị và kinh tế.
3.4. BIẾN ĐỔI TỪ NGỮ HIẾN ĐỊNH VỀ HỆ THỐNG CÁC CƠ
QUAN NHÀ NƯỚC
Trong 5 bản Hiến pháp, có nhiều từ ngữ hiến định về hệ thống các
cơ quan nhà nước được thay đổi cho phù hợp với các quan điểm xây
dựng Hiến pháp của từng thời kì, như từ ngữ hiến định về Quốc hội, từ
ngữ hiến định về Chính phủ, từ ngữ hiến định về Hội đồng nhân dân,
từ ngữ hiến định về Tòa án nhân dân, từ ngữ hiến định về Viện Kiểm
sát nhân dân. Những thay đổi về từ ngữ đó có thể chỉ về hình thức,
cũng có thể chỉ thay đổi về nội dung và cũng có từ ngữ thay đổi cả nội
dung lẫn hình thức. Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày những sự
thay đổi về từ ngữ hiến định về Quốc hội và từ ngữ hiến định về Chính
phủ. Đây là hai cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước có sự thay
đổi nhiều nhất trong Hiến pháp.
3.5. BIẾN ĐỔI TỪ NGỮ VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NGÔN NGỮ
Sự thay đổi từ ngữ quy định các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ cũng
cho thấy sự vận động và phát triển trong các quy định về ngôn ngữ. Hiến
pháp 2013 lần đầu tiên hiến định tư cách ngôn ngữ quốc gia của tiếng
Việt. Trong Hiến pháp 2013 cũng quy định rõ vai trò của ngôn ngữ các



21
dân tộc thiểu số trong mối tương quan với ngôn ngữ quốc gia, cũng như
quy định rõ về quyền lựa chọn ngôn ngữ của mọi người để giao tiếp.
3.6. TIỂU KẾT
Năm bản Hiến pháp xuất hiện ở năm thời điểm lịch sử khác nhau đều
chịu sự tác động của các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội,…
1) Xét ở sự thay đổi từ ngữ hiến định về quyền con người, quyền công
dân trong các bản Hiến pháp, có thể nhận ra: dù ở thời điểm nào thì trong
Hiến pháp cũng hiến định quy định về quyền con người, quyền công dân.
Tuy nhiên do bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội thay đổi nên một số nội dung
cụ thể về quyền con người, quyền công dân cũng có sự thay đổi. Như từ chỗ
chưa quy định cụ thể về quyền con người ở Hiến pháp 1946, 1959, 1980 thì ở
Hiến pháp 1992 lần đầu tiên đã có hiến định về quyền con người. Hiến pháp
2013 đã đưa thuật ngữ quyền con người lên thành tên chương cho thấy sự
thay đổi nội dung Hiến pháp cũng như sự thay đổi từ ngữ của các bản hiến
pháp.
2) Từ ngữ về chế độ kinh tế trong các bản Hiến pháp hay đổi cho thấy
sự thay đổi của kỹ thuật lập hiến của nước ta nhằm đảm bảo tính bao quát,
bao trùm của luật gốc của Hiến pháp khi chỉ sử dụng một thuật ngữ nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để quy định chế độ kinh tế
của đất nước mà không cụ thể các thành phần kinh tế và các hình thức sở
hữu trong Hiến pháp 2013. Bởi vì, các thành phần kinh tế, hình thức sở
hữu kinh tế có thể thay đổi để phù hợp với từng điều kiện phát triển cụ thể,
và sẽ được quy định trong các văn bản luật, dưới luật.
3) Xét ở sự thay đổi từ ngữ hiến định về hệ thống các cơ quan nhà
nước, cụ thể là từ ngữ hiến định về Quốc hội và từ ngữ hiến định về
Chính phủ có thể nhận thấy rằng thuật ngữ Quốc hội và thuật ngữ Chính
phủ đã có sự thay đổi về cả nội dung lẫn hình thức của thuật ngữ. Về
thuật ngữ Quốc hội chỉ duy nhất Hiến pháp 1946 sử dụng thuật ngữ Nghị

viện nhân dân, còn trong các bản Hiến pháp sau đó thuật ngữ Quốc hội
được dùng xuyên suốt và thống nhất. Tuy nhiên thuật ngữ Chính phủ lại
có sự thay đổi rõ rệt và khác biệt, tịnh tiến theo thời gian. Từ thuật ngữ
Chính phủ (Hiến pháp 1946) đến thuật ngữ Hội đồng Chính phủ (1959),
Hội đồng Bộ trưởng (1980), Chính phủ (1992) và Chính phủ (2013). Sự
thay đổi tên gọi và nội dung của các thuật ngữ đó cho thấy sự vận động và
biến đổi về bối cảnh xã hội, sự thay đổi về nhận thức, tư duy của Đảng và


22
Nhà nước trong việc xây dựng Hiến pháp; quan điểm về bảo vệ, xây dựng
và phát triển đất nước.
4) Sự thay đổi từ ngữ quy định các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ cũng
cho thấy sự vận động và phát triển trong các quy định về ngôn ngữ. Hiến
pháp 2013 lần đầu tiên hiến định tư cách ngôn ngữ quốc gia của tiếng Việt.
KẾT LUẬN
1. Luận án "Đặc điểm ngôn ngữ pháp luật trong các bản Hiến pháp của
Việt Nam" đã dựa trên nền tảng lý thuyết của ngôn ngữ học truyền thống,
của ngôn ngữ học xã hội và ngôn ngữ học pháp luật để nghiên cứu các
vấn đề về từ ngữ, câu, sự biến đổi từ ngữ trong các bản Hiến pháp. Từ đó,
luận án đã chỉ ra được các đặc điểm và sự biến đổi nổi trội của ngôn ngữ
pháp luật trong Hiến pháp và giải thích sự biến đổi ngôn ngữ dựa vào các
đặc trưng của văn bản Hiến pháp và dựa vào sự tác động của các nhân tố
kinh tế, chính trị, xã hội ở trong, ngoài nước.
2. Về mặt từ ngữ luận án lần lượt phân tích các đặc điểm của từ ngữ
xuất hiện trong Hiến pháp về cấu tạo, từ loại, nguồn gốc và thuật ngữ. Tất
cả các đặc điểm về từ ngữ đều hướng đến đặc trưng của văn bản Hiến
pháp đó là tính chính xác, tính trang trọng, tính hệ thống, khái quát và bao
trùm. Hiện tượng danh hóa, sử dụng nhiều danh từ; không sử dụng các đại
từ thay thế để tăng tính chính xác; sử dụng các phương tiện ngôn hành mà

cụ thể là động từ ngôn hành và động từ tình thái để xác lập vai trò các chủ
thể của Hiến pháp và đối tượng là con người, công dân, Nhân dân mà
Hiến pháp hướng đến. Từ chỉ lượng, liên từ cũng là những từ loại nhằm
biểu hiện tính chính xác của văn bản Hiến pháp. Tính trang trọng được
thể hiện trong việc sử dụng nhiều từ ngữ Hán Việt, sử dụng nhiều từ ghép
tạo nên sự hài hòa, cân đối trong bản Hiến pháp. Vì Hiến pháp ngoài các
chức năng pháp lý thì còn là một văn bản tuyên bố với thế giới về thể chế
chính trị của Việt Nam, về việc cam kết thực hiện các quyền liên quan
đến con người, công dân như đã ký cam kết với Quốc tế. Hiến pháp là văn
bản chuyên môn thuộc ngành Luật Hiến pháp nên từ ngữ trong Hiến pháp
dày đặc các thuật ngữ. Hệ thống thuật ngữ này nhằm làm rõ những nội
dung tư tưởng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà
Việt Nam đang thực hiện; cũng như thể hiện những tư tưởng tốt đẹp mang
lại lợi ích cho Nhân dân như trong Cương lĩnh Đại hội Đảng của Đảng ta
hướng đến.


23
3. Luận án cũng chỉ ra được những đặc điểm chung nhất về câu
trong Hiến pháp. Câu trong Hiến pháp cũng như câu các văn bản quy
phạm pháp luật khác thường xuyên sử dụng: 1) câu có độ dài bất
thường; 2) sử dụng câu đơn đặc biệt để biểu thị các thành phần thể thức
và đề mục văn bản; 3) có sử dụng câu đơn hai thành phần theo trật tự
thuận; 4) sử dụng câu ghép chính phụ chiếm ưu thế vì câu ghép chứa
đựng được lượng thông tin lớn vừa bao quát lại vừa cụ thể hơn câu đơn;
5) sử dụng phổ biến cấu trúc tỉnh lược khi đối tượng được đặt ra quy định
và đối tượng chịu sự điều chỉnh của quy định đã xác định rõ; và 6) câu
trong Hiến pháp chỉ dùng các loại dấu câu kiểu trung tính để thuần túy
trình bày như dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu chấm phẩy… Trong
Hiến pháp không sử dụng dấu hỏi, dấu chấm than và dấu ba chấm. 7) Đề

hóa trong câu là phương thức ngữ pháp quan trọng để tạo lập tính chính
xác cho các văn bản Hiến pháp. Điều này cũng cho thấy câu trong các văn
bản Hiến pháp đã phản ánh đầy đủ các đặc trưng của thể loại văn bản
pháp luật Hiến pháp đó là tính khái quát tính khuôn mẫu tính chính xác.
4. Vận động và biến đổi ngôn ngữ là một tất yếu trong lịch sử phát
triển một ngôn ngữ. Luận án đã trình bày các vấn đề sự biến đổi ngôn ngữ
(cụ thể là từ ngữ) trong các văn bản Hiến pháp dưới tác động của các
nhân tố xã hội, của bối cảnh trong nước và tác động của thế giới.
Là một văn bản có tính hiệu lực cao nhất, có tính chính xác cao nhất,
bởi vậy, ngôn ngữ trong Hiến pháp phải rõ ràng, minh bạch. Tuy nhiên,
cũng như các hiện tượng khác, luôn luôn vận động, phát triển và hoàn
thiện, cho nên các vấn đề được quy định trong Hiến pháp cũng phải được
thay đổi cho phù hợp. Thứ nhất, việc xuất hiện nhiều từ ngữ, thuật ngữ
mới hiến định về quyền con người trong Hiến pháp là điểm thay đổi đáng
kể nhất, rõ rệt nhất của sự thay đổi từ ngữ trong Hiến pháp. Thứ hai, trong
Hiến pháp, tính khái quát của đạo luật gốc đã được đề cao, chú trọng hơn
như việc thay đổi một số thuật ngữ trong hiến định về kinh tế để tăng tính
bao trùm của văn bản. Thứ ba, trong sự thay đổi từ ngữ hiến định hệ
thống các cơ quan nhà nước cụ thể là từ ngữ hiến định về Quốc hội và từ
ngữ hiến định về Chính phủ, có thể nhận thấy rằng thuật ngữ Quốc hội và
thuật ngữ Chính phủ đã có sự thay đổi về cả nội dung lẫn hình thức của
thuật ngữ. Về thuật ngữ Quốc hội chỉ duy nhất Hiến pháp 1946 sử dụng
thuật ngữ Nghị viện nhân dân còn trong các văn bản Hiến pháp sau đó
thuật ngữ Quốc hội được dùng xuyên suốt và thống nhất. Tuy nhiên thuật


×