Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

100 câu TRẮC NGHIỆM cơ CHẾ BIẾN dị DI TRUYỀN GIẢI CHI TIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 31 trang )

BookGol – Bring about change

CHƯƠNG 1
CƠ CHẾ DI TRUYỀN
VÀ BIẾN DỊ
100 CÂU HỎI ĐẾM



Sinh học BookGol

15/07/2018
www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui/


Chuyên đề nhằm phục vụ cho các member ôn tập cơ chế di truyền – biến dị.
Trong lúc biên soạn, tổng hợp không tránh khỏi những sai sót, rất mong đóng góp ý kiến
của quý thầy cô và các bạn.
Cảm ơn các admin Sinh học Bookgol tham gia kiểm duyệt:

Anh Thơ
Hương Hương
Minh Trí
Sang Nguyễn Mrb
Thanh Tú

Hồ Hoàng Như
Mai Hải
Quynh Truong
Song Nhi
Trương Nhung


Tuyết Tinh Linh

ĐỀ BÀI
Câu 1. [THPT Lý Thái Tổ – 2016] Điểm khác nhau trong quá trình sao chép của ADN ở sinh vật nhân
chuẩn và sinh vật nhân sơ là:
(1) Sự sao chép ADN ở sinh vật nhân chuẩn có thể xảy ra đồng thời trên nhiều phân tử ADN
(2) Ở sinh vật nhân chuẩn, có nhiều điểm khởi đầu sao chép trên mỗi phân tử ADN, con sinh vật
nhân sơ chỉ có một điểm
(3) Các đoạn Okazaki được hình thành trong quá trình sao chép ADN ở sinh vật nhân sơ dài hơn các
đoạn Okazaki ở sinh vật nhân chuẩn
(4) Mạch ADN mới của sinh vật nhân chuẩn được hình thành theo chiều 5’ – 3’ còn ở sinh vật nhân
sơ là 3’ – 5’
Số phương án đúng là:
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Câu 2. [THPT Lý Thái Tổ – 2016] Điều nào sau đây đúng về tác nhân gây đột biến
(1) Tia UV làm cho hai bazơ nitơ Timin trên cùng một mạch liên kết với nhau
(2) Nếu sử dụng 5BU, thì sau ba thế hệ một codon XXX sẽ bị đột biến thành codon GXX
(3) Guanin dạng hiếm tạo nên đột biến thay thế G – X bằng A – T
(4) Virut cũng là tác nhân gây nên đột biến gen
(5) Để tạo đột biến tam bội người ta xử lý hợp tử 2n bằng conxixin
(6) Đột biến lặp đoạn làm cho 2 gen alen với nhau lại cùng ở 1 NST
Có bao nhiêu ý đúng:
A. 3
B. 2
C. 5
D. 4
Câu 3. [THPT Lý Thái Tổ – 2016] Khi nói về đột biến lệch bội, có bao nhiêu phát biểu sau đây không

đúng?
(1) Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho tất cả các cặp NST không phân li
(2) Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân
(3) Đột biến lệch bội xảy ra ở NST thường và ở NST giới tính
(4) Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp NST
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 4. [THPT Lý Thái Tổ – 2016] Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm:
(1) Ở sinh vật nhân thực diễn ra trong nhân, tại pha G1 của kỳ trung gian
(2) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn
(3) Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới
Cộng đồng Bookgol: Sinh Học Bookgol
www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui/


(4) Đoạn Okazaki được tổng hợp theo chiều 5’ – 3’
(5) Khi một phân tử ADN tự nhân đôi, 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự
phát triển của chạc chữ Y
(6) Ở sinh vật nhân thực, qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có chiều dài bằng ADN mẹ
(7) Ở sinh vật nhân thực enzym nối ligaza thực hiện trên cả hai mạch mới
(8) Quá trình nhân đôi là cơ sở dẫn tới hiện tượng nhân bản gen trong ống nghiệm
(9) Ở sinh vật nhân thực có nhiều đơn vị tái bản trong mỗi đơn vị lại có nhiều điểm sao chép
Số phương án đúng là:
A. 5
B. 6
C. 7
D. 4
Câu 5. [THPT Lý Thái Tổ – 2016] Số đáp án đúng:

(1) Operon là một nhóm gen cấu trúc nằm gần nhau trên phân tử ADN, được phiên mã trong cùng
một thời điểm để tạo thành một phân tử mARN
(2) Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn phiên mã, dựa vào sự
tương tác của protein ức chế của Operator
(3) Đặc điểm chung trong cơ chế của Operon Lac là gen điều hòa đều tạo ra protein ức chế
(4) Khi dịch mã bộ ba đối mã tiếp cận với các bộ ba mã hóa theo chiều 3’ – 5’
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
Câu 6. [THPT Lý Thái Tổ – 2016] Số phát biểu đúng là:
(1) Lặp đoạn có ý nghĩa tiến hóa trong hệ gen
(2) Một số đột biến đảo đoạn có thể làm tăng khả năng sinh sản
(3) Sử dụng các dòng côn trùng mang chuyển đoạn làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di
truyền
(4) Đảo đoạn tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 7. [THPT Lý Thái Tổ –2016] Số đáp án không đúng:
(1) Hầu hết các đoạn Okazaki ở sinh vật nhân sơ có kích thước vào khoảng 1000 – 2000 cặp
nucleotit
(2) Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa cho một axit amin trừ AUG và UGG
(3) 61 bộ ba tham gia mã hóa axit amin
(4) Trong phiên mã, sự kết cặp các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit
trong vùng mã hóa của gen
(5) Trên cả hai mạch khuôn, ADN polymeraza đều di chuyển theo chiều 5’ – 3’ đều tổng hợp mạch
mới theo chiều 3’ – 5’
A. 5

B. 2
C. 3
D. 4
Câu 8. [THPT Lý Thái Tổ – 2016] Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Thể tứ bội xuất hiện khi xảy ra sự không phân ly của toàn bộ NST vào giai đoạn sớm của hợp tử
trong lần nguyên phân đầu tiên
(2) Cơ chế đã dẫn đến đột biến lệch bội NST do sự không phân ly của một số cặp NST ở kỳ sau của
quá trình phân bảo
(3) Chuyển đoạn giữa NST số 22 và NST số 8 gây nên bệnh ung thư máu ác tính ở người
(4) Đột biến lệch bội nhằm xác định vị trí của gen trên NST
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 12. [THPT chuyên Nguyễn Huệ – Lần 2 – 2016] Khi nghiên cứu về cơ chế di truyền và biến dị ở cấp
độ phân tử, có các phát biểu sau:
(1) Chuỗi polipeptit do gen đột biến tổng hợp có thể tăng hoặc giảm đi 1 axit amin
(2) Thông tin di truyền được truyền đạt lại cho thế hệ sau nhờ quá trình nhân đôi ADN
(3) Bố mẹ có thể di truyền nguyên vẹn cho con alen để quy định tính trạng
(4) Thông tin di truyền được biểu hiện ra tính trạng nhờ quá trình nhân đôi ADN, phiên mã và dịch

(5) Trong 1 đơn vị tái bản, một mạch đơn mới được tổng hợp liên tục và một mạch đơn được tổng
hợp gián đoạn
Cộng đồng Bookgol: Sinh Học Bookgol
www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui/


Trong các thông tin trên, có bao nhiêu thông tin không chính xác?
A. 4
B. 2

C. 1

D. 3

Câu 13. [THPT chuyên Nguyễn Huệ – Lần 2 – 2016] Cho các phát biểu về sự di truyền một số bệnh ở
người:
(1) Bệnh hồng cầu liềm do đột biến gen dạng thay thế một cặp nucleotit
(2) Có túm lông ở tai và bệnh bạch tạng ở người có hiện tượng di truyền thẳng
(3) Hội chứng Đao không phải là bệnh di truyền vì người bị Đao không sinh sản được
(4) Ở người đã phát hiện các thể lệch bội như: Tơcnơ, Claiphentơ, Đao
(5) Các bệnh Đao, mù màu, phênikêtô niệu là các bệnh di truyền ở cấp độ phân tử
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Câu 14. [THPT chuyên Nguyễn Huệ Lần 2 – 2016] Khi nói về ADN ngoài nhân ở sinh vật, có bao nhiêu
phát biểu đúng?
(1) Gen ngoài nhân đều có thể bị đột biến nhưng không thể di truyền cho thế hệ sau
(2) ADN ngoài nhân có thể nhân đôi độc lập với ADN ở trong NST
(3) ADN ti thể và ADN lục lạp đều có cấu trúc dạng thẳng còn ADN plasmit có cấu trúc dạng vòng
(4) ADN ngoài nhân có hàm lượng không ổn định và được phân bố đều cho các tế bào con
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Câu 15. Có bao nhiêu phát biểu dưới đây không đúng với thí nghiệm lai cây cải bắp với cây cải củ của
Kapetrenco?
(1) Đây là phép lai giữa hai loài có họ hàng gần
(2) Một số ít cây lai ngẫu nhiên xảy ra đột biến có bộ NST tăng lên gấp đôi hữu thụ

(3) Cây lai tạo ra có rễ của cải củ và lá của cải bắp
(4) Hầu hết con lai khác loài được tạo ra đều bất thụ
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Câu 16. Nhiều bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư hoạt động quá mức gây ra quá nhiều sản
phẩm của gen. Những kiểu đột biến nào dưới đây có thể làm cho 1 gen bình thường (tiền ung thư) thành
gen ung thư?
(1) Lặp đoạn NST
(2) Đảo đoạn NST
(3) Chuyển đoạn NST
(4) Đột biến ở vùng điều hòa của gen tiền ung thư
(5) Đột biến ở vùng mã hóa của gen tiền ung thư
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
Câu 17. Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa
phân tử và quá trình nào sau đây?
(1) Phân tử ADN mạch kép
(3) Phân tử tARN
(5) Quá trình dịch mã
A. 2
B. 3

A – T , G – X và ngược lại thể hiện trong cấu trúc
(2) Phân tử mARN
(4) Quá trình phiên mã
(6) Quá trình tái bản ADN

C. 4
D. 5

Câu 18. Hầu hết các bệnh di truyền phân tử ở người là do đột biến gen gây nên. Có bao nhiêu lí do dưới
đây dùng để giải thích nguyên nhân gây bệnh của gen đột biến?
(1) Gen đột biến hoàn toàn không tổng hợp được prôtêin
(2) Gen đột biến tổng hợp ra prôtêin bị biến đổi về chức năng
(3) Gen đột biến tổng hợp số lượng protein quá nhiều
(4) Gen đột biến tổng hợp số lượng protein quá ít
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
Câu 19. Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi ARN ra khỏi vỏ protein của hai
chủng virut A và B . Cả 2 chủng đều có khả năng gây bệnh cho cây thuốc lá nhưng khác nhau ở các vết
tổn thương trên lá. Lấy axit nucleic của chủng A trộn với vỏ protein của chủng B
(1) Chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai
Cộng đồng Bookgol: Sinh Học Bookgol
www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui/


(2) Cho nhiễm virus lai nhiễm vào cây thuốc lá thì thấy cây bị bệnh
(3) Phân lập từ cây bệnh sẽ thu được virut thuộc chủng B
(4) Kết quả của thí nghiệm chứng minh vật chất di truyền là axit nucleic
Có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 2
B. 3
C. 4

D. 1


Câu 20. Có bao nhiêu đáp án dưới đây đúng với loài sinh sản hữu tính:
(1) Hàm lượng ADN càng lớn thì nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên càng lớn
(2) Số lượng NST đơn bội càng lớn thì sẽ có nguồn nguyên liệu thứ cấp cho CLTN càng phong phú
(3) Bố hoặc mẹ di truyền nguyên vẹn cho con kiểu gen
(4) Bộ NST được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể của loài nhờ sự kết hợp 3 quá trình nguyên
phân, giảm phân, thụ tinh
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 21. Một loài thực vật có 6 nhóm gen liên kết. Số NST ở trạng thái chưa nhân đôi trong mỗi tế bào sinh
dưỡng của 6 thể đột biến như sau:

1 21 NST  218 NST  3 9 NST  4 15 NST
 5 42 NST  6 54 NST  7  30 NST
Có bao nhiêu trường hợp mà thể đột biến là thể đa bội lẻ?
A. 5
B. 3
C. 2

D. 4

Câu 22. Có bao nhiêu nhận định dưới đây đúng với các chuỗi polypeptit được tổng hợp trong tế bào nhân
chuẩn?
(1) Luôn diễn ra trong tế bào chất của tế bào
(2) Axit amin đầu tiên được tổng hợp là axit amin mêtiônin
(3) Axit amin ở vị trí đầu tiên bị cắt bỏ sau khi chuỗi polypeptit tổng hợp xong
(4) Axit amin mêtitonin chỉ có ở vị trí đầu tiên của chuỗi pôlipeptit
(5) Chỉ được sử dụng trong nội bộ tế bào đã tổng hợp ra nó

A. 3
B. 2
C. 5
D. 4
Câu 23. Các bao nhiêu phát biểu sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?
(1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên NST
(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST
(3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết
(4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Câu 24. [THPT Yên Thế – Lần 2 – 2016] Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về
NST giới tính ở động vật?
(1) NST giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục
(2) NST giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính
(3) Hợp tử mang cặp NST giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực
(4) NST giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
Câu 25. [THPT Yên Thế – Lần 2 – 2016] Cho một số bệnh, tật di truyền ở người
(1) Bạch tạng
(2) Ung thư máu
(3) Mù màu
(4) Máu khó đông
(5) Dính ngón tay 2 – 3
(6) Túm lông trên tai

(7) Bệnh Đao
(8) Phenilketoniệu
(9) Bệnh Claiphentơ
Số bệnh, tật di truyền liên kết với giới tính là?
A. 3
B. 4

C. 5

D. 6

Câu 26. [THPT Yên Thế – Lần 2 – 2016] Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nucleotit hiếm có thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN, gây đột biến thay đổi
một cặp nucleotit
Cộng đồng Bookgol: Sinh Học Bookgol
www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui/


(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nucleotit
(4) Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường
(6) Hóa chất 5 – Brom Uraxin gây đột biến thay thế một cặp G – X thành một cặp A – T
A. 2
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 27. [THPT Yên Thế – Lần 2 – 2016] Trong quần thể người có một số thể đột biến sau:
(1) Ung thư máu
(2) Hồng cầu hình liềm

(3) Bạch tạng
(4) Hội chứng Claiphentơ
(5) Dính ngón tay số 2 và 3
(6) Máu khó đông
(7) Hội chứng Tơcnơ
(8) Hội chứng Đao
(9) Mù màu
Số thể đột biến là đột biến nhiễm sắc thể?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
Câu 28. [THPT Yên Định 1 – Lần 1 – 2016] Hình bên mô tả một giai đoạn phân bào của một tế bào nhân
thực lưỡng bội. Biết rằng, 4 nhiễm sắc thể đơn trong mỗi nhóm có hình dạng, kích thước khác nhau. Dưới
đây là các kết luận rút ra từ hình bên:
(1) Bộ NST của loài 2n  4
(2) Hình trên biểu diễn một giai đoạn của giảm phân II
3 Hình trên biểu diễn một tế bào đang ở kì sau nguyên phân
(4) Tế bào không thể đạt đến trạng thái này nếu protein động cơ vi ống bị
ức chế
(5) Quá trình phân bào này xảy ra ở tế bào thực vật
Có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
Câu 29. [THPT Yên Định 1 – Lần 1 – 2016] Cho các bệnh và hội chứng sau:
(1) Bệnh ung thư máu
(2) Hội chứng Đao
(3) Hội chứng Patau

(4) Bệnh máu khó đông
(5) Hội chứng tiếng mèo kêu
(6) Hội chứng Claiphentơ
(7) Hội chứng Etuot
(8) Hội chứng Macphan
Có bao nhiêu bệnh và hội chứng là hậu quả của đột biến số lượng NST?
A. 3
B. 5
C. 4
D. 6
Câu 30. [THPT Quỳnh Lưu– Nghệ An Lần 1 – 2016] Đột biến mất đoạn NST có thể có vai trò?
(1) Xác định được vị trí của các gen trên NST để lập bản đồ gen
(2) Loại bỏ đi những gen có hại không mong muốn
(3) Làm mất đi 1 hay một số tính trạng xấu không mong muốn
(4) Giảm bớt cường độ biểu hiện của các gen xấu không mong muốn
Số câu trả lời đúng là?
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 31. [THPT Quỳnh Lưu – Nghệ An Lần 1 – 2016]
Trong quá trình ôn thi THPT quốc gia môn sinh học, một bạn học sinh khi so sánh sự giống nhau và khác
nhau giữa đặc điểm gen nằm trên NST thường và gen nằm trên NST giới tính đã lập bảng tổng kết sau:
Gen nằm trên NST thường Gen nằm trên NST giới tính
(1) Số lượng nhiều
(2) Có thể bị đột biến
(3) Tồn tại thành từng cặp tương đồng
(4) Có thể quy định giới tính
(5) Phân chia đồng đều trong nguyên phân
(6) Số lượng ít

(7) Không thể bị đột biến
(8) Không tồn tại thành cặp tương đồng
(9) Có thể quy định tính trạng thường
(10) Không phân chia đều trong nguyên phân
Số thông tin mà bạn học trên đã nhầm lẫn trong bảng tổng kết trên là:
A. 3
B. 5
C. 6
D. 4
Câu 32. [Đề minh họa bộ GD & ĐT – 2017 – Lần 1] Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng?
Cộng đồng Bookgol: Sinh Học Bookgol
www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui/


(1) Đột biến thay thế một cặp nucleotit luôn dẫn đến kết thúc quá trình dịch mã
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nucleotit
(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Câu 33. [THPT Quỳnh Lưu – Nghệ An – Lần 1 – 2016] Trong tế bào AND và protein có các mối quan hệ
sau:
(1) AND kết hợp với protein theo tỉ lệ tương đương tạo thành sợi cơ bản
(2) Các sợi cơ bản lại kết hợp với protein tạo thành sợi nhiễm sắc
(3) Gen (AND) mang mã gốc quy định trình tự axit amin trong protein
(4) Protein (enzym) có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp AND
(5) Protein đóng vai trò chất ức chế hoặc kích thích gen khởi động

(6) Enzym tham gia quá trình tổng hợp đoạn mồi trong tái bản AND.
Hãy chỉ ra đâu là những mối quan hệ giữa protein và AND trong cơ chế di truyền?
A. 3
B. 6
C. 5
D. 4
Câu 34. [THPT Quỳnh Lưu – Nghệ An – Lần 1 – 2016] Tại sao tần số đột biến gen trong tự nhiên ở sinh
vật nhân chuẩn thường thấp hơn là do:
(1) Những sai sót trên ADN hầu hết được hệ thống các enzym sửa sai trên tế bào
(2) ADN có cấu trúc bền vững nhờ liên kết hidro giữa hai mạch đơn với số lượng lớn và liên kết
cộng hóa trị giữa các nucleotit trên mỗi mạch đơn. ADN được bảo vệ trong nhân và liên kết với protein
histon
(3) Gen của sinh vật nhân chuẩn có cấu trúc phân mảnh
(4) Gen của sinh vật nhân chuẩn có cấu trúc mạch đơn
Có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Câu 35. [THPT Quỳnh Lưu – Nghệ An – Lần 1 – 2016] Trong các nội dung dưới đây có bao nhiêu nội
dung đúng?
(1) Các mã di truyền chỉ khác nhau bởi thành phần các nucleotit
(2) Số bộ ba mã hóa có Xitozin là 37
(3) Tất cả các loại đều có chung một bộ mã di truyền trừ một vài ngoại lệ
(4) Mỗi loại bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin nhất định
(5) Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật
(6) Mã di truyền được đọc theo chiều 3’ – 5’
A. 2
B. 3
C. 5

D. 4
Câu 36. [THPT Quỳnh Lưu – Nghệ An – Lần 1 – 2016] Cho bảng liệt kê tỉ lệ tương đối của các bazơ nitơ
có trong thành phần axit nucleic được tách chiếc từ các loài khác nhau:
Loại
I
II
III
IV
V
Adenin
21
29
21
21
21
Guanin
29
21
21
29
29
Xitozin
21
29
29
0
0
Uraxin
0
0

0
21
29
Đặc điểm cấu trúc vật chất di truyền các loài nêu trên, thì có bao nhiêu kết luận nào đúng?
(1) ADN loài 1 có cấu trúc bền vững và nhiệt độ nóng chảy cao
(2) ADN loài II có cấu trúc kém bền vững và nhiệt độ nóng chảy thấp hơn loài 1
(3) Loài III có ADN là mạch kép
(4) Loài IV có vật chất di truyền là ARN sợi đơn
(5) Loài V có vật chất di truyền là ARN mạch kép
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
Câu 37. [Sở GD – ĐT Bắc Ninh – 2016] Khi nói về đột biến NST, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Đột biến NST là những biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng của NST
Cộng đồng Bookgol: Sinh Học Bookgol
www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui/


(2) Đột biến cấu trúc có 4 dạng là thể một, thể ba, thể bốn, thể không
(3) Tất cả các đột biến NST đều gây chết hoặc làm cho sinh vật giảm sức sống
(4) Đột biến NST là nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa
(5) Đột biến số lượng NST không làm thay đổi hình dạng của NST
A. 5
B. 2
C. 4
D. 3
Câu 38. [Sở GD – ĐT Bắc Ninh – 2016] Cho các bệnh, tật và hội chứng ở người:
(1) Bệnh bạch tạng
(2) Bệnh máu khó đông

(3) Hồng cầu hình lưỡi liềm
(4) Mù màu
(5) Phêniketonieu
(6) Hội chứng Tơcnơ
(7) Hội chứng 3X
(8) Hội chứng Đao
(9) Tật có túm lông ở vành tai
(10) Ung thư máu ác tính
(11) Bệnh AIDS
(12) Bệnh động kinh
Có bao nhiêu bệnh, tật và hội chứng biểu hiện ở cả nam và nữ?
A. 7
B. 9
C. 1
D. 5
Câu 39. [Sở GD – ĐT Bắc Ninh – 2016] Cho các thông tin về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực:
(1) Cả 2 mạch của ADN đều có thể làm khuôn cho quá trình phiên mã
(2) Quá trình phiên mã chỉ xảy ra trong nhân tế bào
(3) Quá trình phiên mã luôn diễn ra đồng thời với quá trình dịch mã
(4) Phiên mã diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN
(5) Có các đoạn mã hóa axit amin (exon) mới được phiên mã
Số thông tin không đúng là:
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3
Câu 40. [Sở GD – ĐT Thanh Hóa – Lần 1 – 2016] Số phát biểu đúng về đột biến chuyển đoạn tương hỗ
nhiễm sắc thể:
(1) Chuyển đoạn tương hỗ làm thay đổi nhóm gen liên kết
(2) Chuyển đoạn tương hỗ là một nhiễm sắc thể này sát nhập vào một nhiễm sắc thể khác

(3) Tế bào mang đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa hai NST khi giảm phân không thể tạo ra loại
giao tử bình thường
(4) Chuyển đoạn tương hỗ là một đoạn NST này chuyển sang một NST khác không tương hỗ với nó
và ngược lại
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Câu 41. [Sở GD – ĐT Thanh Hóa – Lần 1 – 2016] Để sản xuất insulin trên quy mô công nghiệp người ta
chuyển gen mã hóa insulin ở người vào vi khuẩn E.Coli bằng cách phiên mã ngược mARN của gen người
thành ADN rồi mới tạo ADN tái tổ hợp và chuyển vào E.Coli. Số nhận định đúng trong các giải thích sau
về cơ sở khoa học của việc làm trên:
(1) ADN của người tồn tại trong nhân nên không thể hoạt động được trong tế bào vi khuẩn
(2) Gen của người không thể phiên mã được trong tế bào vi khuẩn
(3) Sẽ không tạo ra được sản phẩm mong muốn vì cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của E.Coli
không phù hợp với ADN tái tổ hợp mang gen người
(4) Sẽ không tạo ra được sản phẩm như mong muốn vì cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của E.Coli
không phù hợp với hệ gen người
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Câu 42. [Sở GD – ĐT Thanh Hóa – Lần 1 – 2016] Cho các hiện tượng sau:
(1) Gen điều hòa của Operon Lac bị đột biến dẫn tới protein ức chế bị biến đổi không gian và mất
chức năng sinh học
(2) Đột biến làm mất vùng khởi động (vùng P) của Operon Lac
(3) Gen cấu trúc Y bị đột biến dẫn tới protein do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng
(4) Vùng vận hành (vùng O) của Operon Lac bị đột biến và không còn khả năng gắn kết với protein
ức chế
(5) Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn

kết với enzym ARN polymeraza
Khi không có đường Lactozo có bao nhiêu trường hợp operon Lac vẫn thực hiện phiên mã?
A. 3
B. 5
C. 2
D. 4
Cộng đồng Bookgol: Sinh Học Bookgol
www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui/


Câu 43. [Sở GD – ĐT Thanh Hóa – Lần 1 – 2016] Trong các câu sau đây khi nói về đột biến điểm:
(1) Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa
(2) Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen cấu trúc
(3) Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại
(4) Trong số các đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế một cặp nucleotit là gây hại ít nhất cho
cơ thể sinh vật
(5) Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm là trung tính
(6) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen mà nó tồn tại
Có bao nhiêu câu đúng?
A. 2
B. 3
C. 5
D.
Câu trả lời đúng: (4), (5), (6)
(1), (2) Sai. Đột biến điểm là đột biến có liên quan đến 1 cặp nucleotit nhưng có vai trò quan trọng trong
hình thành alen mới, cung cấp nguyên liệu quan trọng cho tiến hóa
(6) Đúng, (3) Sai. Tính có hại của đột biến phụ thuộc chủ yếu vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường
(4), (5) đúng. Phần lớn đột biến điểm là đột biến thay thế cặp nucleotit  Phần lớn là các đột biến trung
tính
Câu 44. Cho các thành phần:

(1) mARN của gen điều hòa
(2) Các loại nucleotit A, U, G, X
(3) ARN polymeraza
(4) ADN ligaza
(5) ADN polymeraza
Có bao nhiêu thành phần tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc của operon Lac ở E.Coli là:
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
Câu 45. [THPT Chuyên Bắc Giang – 2017] Cho các phát biểu sau về hậu quả của đột biến đảo đoạn NST:
(1) Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST
(2) Làm giảm hoặc làm tăng số lượng gen trên NST
(3) Làm thay đổi thành phần trong nhóm gen liên kết
(4) Làm cho một gen nào đó vốn đang hoạt động có thể không hoạt động hoặc tăng giảm mức độ
hoạt động
(5) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến
(6) Luôn làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN trong cấu trúc của NST đó
Số phát biểu đúng là:
A. 3
B. 5
C. 2
D. 4
Câu 46. [THPT Ngô Gia Tự –Vĩnh Phúc – Lần 1 – 2016] Cho các phát biểu sau:
(1) Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định, sản phẩm đó có thể là
phân tử ARN hoặc chuỗi polypeptit
(2) Một đột biến điểm xảy ra trong vùng mã hóa của gen có thể không ảnh hưởng gì đến chuỗi
polipeptit mà gen đó tổng hợp
(3) Có ba bộ ba làm tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là 5’UAA3’ ; 5’UAG3’ và 3’UGA5’
(4) Gen bị đột biến sẽ tạo ra alen mới, cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa

Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu sai?
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Câu 47. Cho một số cấu trúc và một số cơ chế di truyền sau:
(1) ARN có cấu trúc một mạch
(2) mARN
(3) tARN
(4) ADN có cấu trúc hai mạch
(5) Protein
(6) Phiên mã
(7) Dịch mã
(8) Nhân đôi ADN
Có bao nhiêu cấu trúc và cơ chế di truyền có nguyên tắc bổ sung là:
A. 7
B. 6
C. 4
D. 5
Câu 48. Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí
hiệu từ I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa của nguyên phân trong mỗi tế bào sinh dưỡng
như sau:
Cộng đồng Bookgol: Sinh Học Bookgol
www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui/


Thể đột biến
Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng

I


II

III

IV

V

VI

48

84

72

36

60

108

Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong
các thể đột biến trên, số các thể đột biến đa bội chẵn là:
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
Câu 49. Những dạng đột biến nào sau đây chắc chắn làm thay đổi chiều dài của NST?

(1) Đột biến gen
(2) Mất đoạn NST
(3) Lặp đoạn NST
(4) Đảo đoạn ngoài tâm động
(5) Chuyển đoạn không tương hỗ
Tổng số phương án đúng là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 50. [THPT chuyên Lương Thế Vinh – Đồng Nai – 2017] Cho sơ đồ cơ chế của một dạng đột biến cấu
trúc NST:

Một học sinh khi quan sát sơ đồ trên đã đưa ra các kết luận sau:
(1) Đột biến này làm thay đổi nhóm gen liên kết
(2) Đột biến này có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới
(3) Có thể sử dụng các dòng côn trùng mang loại đột biến này làm công cụ phòng trừ sâu hại
(4) Các cá thể mang đột biến này thường bị giảm khả năng sinh sản
(5) Đột biến này làm thay đổi số lượng gen trong tế bào
Có bao nhiêu kết luận trên đúng?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
Câu 51. [THPT chuyên đại học Vinh – Lần 4 – 2017] Cho các đặc điểm về vật chất và cơ chế di truyền ở
sinh vật nhân sơ:
(1) Enzym ADN polymeraza kết hợp đầu 5’P trên mạch mã gốc
(2) Trong quá trình phiên mã, enzym ARN polymeraza có chức năng tháo xoắn phân tử ADN
(3) Mã mở đầu trên mARN mã hóa cho axit amin metionin
(4) Phân tử ADN trong nhân có dạng mạch thẳng, xoắn kép

Số phương án đúng là:
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
Câu 54. [THPT chuyên Đại học Vinh – Lần 1 – 2017] Dưới đây là một số đặc điểm của đột biến gen và
đột biến nhiễm sắc thể:
(1) Xảy ra ở cấp độ phân tử và thường có tính thuận nghịch
(2) Đa số là có hại và thường được biểu hiện ngay thành kiểu hình
(3) Xảy ra một cách ngẫu nhiên
(4) Đa số đột biến ở trạng thái lặn nên khó phát hiện
Có bao nhiêu điểm khác biệt giữa đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể?
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
Câu 55. [THPT chuyên Đại học Vinh – Lần 1 – 2017] Một trong những bệnh rối loạn chuyển hóa ở người
là bệnh phênikêtô niệu. Người bệnh không chuyển hóa được axit amin phêninalanin thành tirozin làm axit
Cộng đồng Bookgol: Sinh Học Bookgol
www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui/


pheninalanin ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thành kinh làm bệnh nhân bị thiểu năng
trí tuệ dẫn đến mất trí nhớ. Trong các kết luận sau đây, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Nguyên nhân gây bệnh do đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử
(2) Bệnh có khả năng chữa trị hoàn toàn nếu phát hiện sớm
(3) Bệnh có khả năng chữa trị nếu phát hiện sớm và có chế độ ăn kiêng hợp lí
(4) Bệnh do gen đột biến không tạo được enzym xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin
phênialanin thành tirôzin
A. 1

B. 2
C. 4
D. 3
Câu 56. [THPT chuyên ĐH Vinh – Lần 1 – 2017]
Ở ruồi giấm có 8 gen được đánh dấu từ A đến H. Đột biến cấu trúc NST gây ra 4 nòi có thứ tự các gen như
sau:
Trong các phát triển sau có bao nhiêu phát biểu
đúng?
(1) Đây là đột biến đảo đoạn
(2) Dạng đột biến này thường gây chết cho thể
đột biến
(3) Nếu nói 1 là nòi xuất phát thì có thể tạo
thành nòi 2
(4) Hiện tượng đảo đoạn nòi 2 có thể tạo thành
nòi 4
(5) Nếu nòi 1 là nòi xuất phát thì hướng tiến
hòa là 2  4 1  3
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 57. [THPT Hà Trung – Thanh Hóa – Lần 1 – 2017] Cho các thông tin sau đây:
(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein
(2) Khi riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất
(3) Nhờ một enzym đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi polipeptit vừa tổng hợp
(4) mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng thành
Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là:
A. 2
B. 1
C. 3

D. 4
Câu 58. [THPT Trần Hưng Đạo– tp.HCM – 2017] Một phân tử mạch kép nhân đôi một số lần liên tiếp đã
tạo ra được 30 mạch polynucleotit mới. Xét các kết luận sau đây, có bao nhiêu kết luận đúng:
(1) Nếu diễn ra theo NTBS thì tất cả các ADN con đều có cấu trúc giống nhau
(2) Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 15 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi
trường nội bào
(3) Phân tử ADN nói trên đã nhân đôi 4 lần liên tiếp
(4) Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 14 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi
trường nội bào
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Câu 59. [THPT Trần Hưng Đạo– tp.HCM – 2017] Khi nói về tâm động của NST, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?
(1) Tâm động là trình tự nucleotit đặc biệt, mỗi NST có duy nhất một trình tự nucleotit này
(2) Tâm động là vị trị liên kết của NST với thoi phân bào, giúp NST có thể di chuyển về các cực của
tế bào trong quá trình phân bào
(3) Tâm động bao giờ cũng nằm ở đầu tận cùng của NST
(4) Tâm động là những điểm tại đó ADN bắt đầu tự nhân đôi
(5) Tùy theo vị trí của tâm động mà hình thái của NST có thể khác nhau
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
Câu 60. [THPT Trần Hưng Đạo– tp.HCM – 2017] Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng
về ADN ở tế bào nhân thực?
Cộng đồng Bookgol: Sinh Học Bookgol
www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui/



(1) ADN tồn tại ở cả trong nhân và trong tế bào chất
(2) Các tác nhân đột biến chỉ tác động lên ADN trong nhân tế bào mà không tác động lên ADN trong
tế bào chất
(3) Các phân tử ADN trong nhân tế bào có cấu trúc kép, mạch thẳng còn các phân tử ADN trong tế
bào chất có cấu trúc kép, mạch vòng
(4) Khi tế bào giảm phân, hàm lượng ADN trong nhân và hàm lượng ADN trong tế bào chất của giao
tử luôn giảm đi một nửa so với tế bào ban đầu
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Câu 61. [THPT Trần Hưng Đạo– tp.HCM – 2017] Cho một số phát biểu sau về các gen trong Operon Lac
ở E.Coli, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Mỗi gen mã hóa cho một chuỗi polypeptit khác nhau
(2) Mỗi gen đều có vùng điều hòa nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc
(3) Các gen đều có số lần nhân đôi và phiên mã bằng nhau
(4) Sự nhân đôi, phiên mã và dịch mã của các gen đều diễn ra trong tế bào chất
(5) Mỗi gen đều tạo ra 1 phân tử mARN riêng biệt
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
Câu 62. [THPT Yên Phong I – Bắc Ninh – 2017] Cho các thông tin sau đây:
(1) mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng
thành
(2) Khi riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất
(3) Nhờ một enzym đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi polipeptit vừa tổng hợp
(4) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein
Số thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là:

A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Câu 63. [THPT Yên Phong I – Bắc Ninh – 2017] Một loài thực vật có 2n = 14. Khi quan sát tế bào của
một số cá thể trong quần thể thu được kết quả sau:

Trong các phát biểu sau, số phát biểu đúng là?
(1) Cá thể 1: là thể ba  2n  1 vì có 1 cặp thừa 1 NST
(2) Cá thể 2: là thể một  2n –1 vì có 1 cặp thiếu 1 NST
(3) Cá thể 3: là thể lưỡng bội bình thường  2n  vì các cặp đều có 2 NST kép
(4) Cá thể 4: là thể tam bội  3n  vì các cặp đều có 3 NST
A. 4

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 64. [Sở GD – ĐT Bắc Ninh – 2016]Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Một bộ ba có thể mã hóa cho một hoặc một số loại axit amin
(2) Đơn giản cấu trúc của ARN gồm 4 loại nucleotit là A, U, G, X
(3) Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho chuỗi polipeptit là metionin
(4) Phân tử tARN và rARN đều có cấu trúc mạch kép
(5) Liên kết bổ sung A – U, G – X chỉ có trong cấu trúc của phân tử tARN và rARN
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3

Câu 65. [Sở GD – ĐT Bắc Ninh – 2016]Xét các loại đột biến sau:
(1) Mất đoạn NST
(2) Lặp đoạn NST
(3) Chuyển đoạn không tương hỗ
(4) Đảo đoạn NST
(5) Đột biến thể một
(6) Đột biến thể ba
Cộng đồng Bookgol: Sinh Học Bookgol
www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui/


Có bao nhiều loại đột biến làm thay đổi độ dài của phân tử ADN:
A. 3
B. 2
C. 4

D. 5

Câu 66. [THPT chuyên Vĩnh Phúc – 2017] Trong điều kiện không xảy ra đột biến, xét các kết luận sau:
(1) Cặp NST giới tính luôn tồn tại thành cặp tương đồng ở giới cái
(2) Cặp NST giới tính, ở vùng tương đồng gen tồn tại thành từng cặp alen
(3) Cặp NST giới tính chỉ chứa gen quy định tính trạng thường ở vùng không tương đồng
(4) Gen trên Y không có alen trên X truyền cho giới cái ở động vật có vú, ruồi giấm
(5) Ở người gen trên X không có alen trên Y tuân theo quy luật di truyền chéo
Số kết luận đúng là?
A. 4
B. 2
C. 5
D. 3
Câu 67. [THPT Lý Thái Tổ – Lần 1 – 2017] Có các phát biểu sau về mã di truyền:

(1) Với bốn loại nuclêotit có thể tạo ra tối đa 64 cođon mã hóa các axit amin
(2) Mỗi cođon chỉ mã hóa cho một loại axit amin gọi là tính đặc hiệu của mã di truyền
(3) Với ba loại nuclêotit A, U, G có thể tạo ra tối đa 27 cođon mã hóa các axit amin
(4) Anticođon của axit amin mêtiônin là 5’AUG3’
Số phương án trả lời đúng là?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Câu 68. [THPT chuyên Hạ Long – Quảng Ninh – 2017] Xét vùng mã hóa của một gen ở vi khuẩn, thực
hiện quá trình tổng hợp 1 phân tử mARN, môi trường nội bào cung cấp 350 Uraxin. Khi nghiên cứu cấu
trúc vùng đó, người ta xác định được trên một mạch đơn có số lượng Ađênin là 250. Biết rằng số nucleotit
loại Guanin của vùng đó chiếm 30% tổng số nucleotit. Cho các nhận định sau:
(1) Từ các dữ liệu trên có thể xác định được thành phần các loại nuclêôtít trên phân tử mARN được
tổng hợp từ gen
(2) Vùng trên sẽ mã hóa một phân tử prôtêin hoàn chỉnh có 498 axitamin
(3) Gen trên có tổng số 3900 liên kết hiđrô giữa hai mạch đơn
(4) Từ các dẫn liệu trên không thể xác định được thành phần các loại nucleotit trên phân tử mARN
được tổng hợp từ gen
(5) Số liên kết cộng hóa trị giữa các nucleotit trong gen là 5998
Có bao nhiêu nhận định trên là đúng?
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Câu 69. [THPT chuyên Hạ Long – Quảng Ninh – 2017] Ở vi khuẩn E.Coli, giả sử có 6 chủng đột biến sau
đây:
Chủng I: Đột biến ở gen cấu trúc A làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất
chức năng
Chủng II: Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất

chức năng
Chủng III: Đột biến ở gen cấu trúc Y nhưng không làm thay đổi chức năng của prôtêin
Chủng IV: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất
chức năng
Chủng V: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này mất khả năng phiên mã
Chủng VI: Đột biến ở vùng khởi động (P) của Operon làm cho vùng này bị mất chức năng
Khi môi trường có đường lactôzơ, có bao nhiêu chủng có gen cấu trúc Z, Y, A không phiên mã?
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
Câu 70. [THPT chuyên Hạ Long – Quảng Ninh – 2017] Đặc điểm nào dưới đây không đúng với quá trình
nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực?
(1) Có sự hình thành các đoạn okazaki
(2) Sử dụng 8 loại nucleotit làm nguyên liệu trong quá trình nhân đôi
(3) Trên mỗi phân tử ADN chỉ có một điểm khởi đầu tái bản
(4) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn
(5) Enzym ADN polymeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN
Cộng đồng Bookgol: Sinh Học Bookgol
www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui/


Số phương án đúng là
A. 2

B. 1

C. 3

D. 4


Câu 71. [THPT Đa Phúc – Lần 1 – 2017] Cho các phát biểu sau:
(1) Trong phiên mã, sự kết cặp các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit
trên mạch mã gốc ở vùng mã hóa của gen
(2) Trong nhân đôi ADN, sự kết cặp các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các
nucleotit trên mỗi mạch đơn;
(3) Trong dịch mã, sự kết cặp các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit trên
phân tử mARN
(4) Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản
(5) Trong quá trình dịch mã, mARN thường chỉ gắn với một ribôxôm để tạo một chuỗi polipeptit
(6) Trong quá trình phiên mã, trước hết enzym ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen
tháo xoắn để lộ ra mạch mã gốc có chiều 5’ → 3’
Số phát biểu đúng về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không xảy ra đột biến là
A. 3
B. 6
C. 5
D. 4
Câu 72. [Sở GD – ĐT Vĩnh Phúc Lần – 1 – 2017] Cho các phát biểu sau về đột biến đa bội:
(1) Thể tự đa bội chỉ được tạo ra nhờ quá trình nguyên phân
(2) Sự không phân li toàn bộ bộ NST của hợp tử trong lần nguyên phân đầu tiên luôn tạo ra thể tự đa
bội chẵn
(3) Thể tự đa bội lẻ thường bất thụ
(4) Thể dị đa bội có thể được hình theo con đường lai xa và đa bội hóa
Trong các phát biểu trên, số phát biểu sai là?
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
Câu 73. [THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc – Lần 1 – 2017] Cho các phát biểu về quá trình phiên mã ở sinh vật
nhân sơ sau đây:

(1) Enzym ARN polimeraza trượt trên mạch gốc theo chiều 3’ – 5’
(2) Quá trình phiên mã kết thúc thì hai mạch của gen sẽ đóng xoắn trở lại
(3) Các Ribonu tự do liên kết với các nulêôtit trên mạch gốc của gen theo nguyên tắc bổ sung
(4) Enzym ARN polimeraza có vai trò xúc tác quá trình tổng hợp mARN
(5) Phân tử mARN được tổng hợp theo chiều 5’ – 3’
(6) Enzym ARN polimeraza có thể bám vào bất kì vùng nào trên gen để thực hiện quá trình phiên mã
(7) Enzym ADN polimeraza cũng tham gia xúc tác cho quá trình phiên mã
(8) Khi Enzym ARN polimeraza di chuyển đến cuối gen gặp bộ ba kết thúc thì quá trình phiên mã
dừng lại
Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu không đúng?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 74. Cho các thông tin sau:
(1) Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào
(2) Làm thay đổi chiều dài phân tử ADN
(3) Không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trên NST
(4) Chủ yếu xảy ra ở thực vật mà không gặp ở động vật
(5) Làm xuất hiện các gen mới trong quần thể
Trong 5 đặc điểm nói trên, đột biến lệch bội có bao nhiêu đặc điểm?
A. 4
B. 2
C. 1

D. 3

Câu 75. Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, xét các kết luận sau đây:
(1) Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi ADN
(2) Enzym ADN–polimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới

(3) Sự nhân đôi của ADN ti thể diễn ra độc lập với sự nhân đôi của ADN trong nhân tế bào
(4) Tính theo chiều tháo xoắn, ở mạch khuôn có chiều 5’ – 3’ thì mạch mới được tổng hợp gián đoạn
(5) Sự nhân đôi ADN diễn ra vào kì trung gian giữa hai lần phân bào
Có bao nhiêu kết luận đúng ?
Cộng đồng Bookgol: Sinh Học Bookgol
www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui/


A. 5

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 76. [THPT Đặng Thai Mai– 2017] Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện
không có đột biến xảy ra, có những phát biểu sau:
(1) Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản
(2) Trong quá trình dịch mã, sự kết cặp giữa các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung diễn ra ở tất cả
các nucleotit của phân tử mARN
(3) Trong quá trình nhân đôi ADN, sự kết cặp giữa các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung diễn ra ở
tất cả các nucleotit trên mỗi mạch đơn
(4) Trong quá trình phiên mã, sự kết cặp giữa các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung diễn ra ở tất cả
các nucleotit trên mạch mã gốc ở vùng mã hóa
(5) Trong quá trình nhân đôi ADN, tại mỗi đơn vị tái bản, enzym ligaza chỉ tác động vào một mạch
mới được tổng hợp
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
A. 3
B. 2

C. 4
D. 1
Câu 77. [THPT Đặng Thai Mai – 2017] Cả 3 loại ARN đều có các đặc điểm chung:
(1) Chỉ gồm một chuỗi polinucleotit
(2) Cấu tạo theo nguyên tắc đa phần
(3) Có 4 loại đơn phân: A,U, G, X
(4) Các đơn phân luôn liên kết theo nguyên tắc bổ sung
Số phương án đúng
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Câu 78. [THPT thị xã Quảng Trị – 2017] Trường hợp nào sau đây có các gen không tạo thành cặp gen
alen?
(1) Thể đồng hợp
(2) Thể một nhiễm kép
(3) Thể không nhiễm
(4) Thể đơn bội
(5) Gen chỉ có trên ở giới dị giao
(6) Gen ti thể, lục lạp
Số các trường hợp đúng là:
A. 2
B. 5
C. 3
D. 4
Câu 79. [THPT Minh Khai – Hà Tĩnh – Lần 1 – 2016] Một nhà di truyền học xác định rằng một bệnh gây
ra bởi một đột biến gen lặn trong một alen của một gen. Các alen đột biến bị mất Tymin ở vị trí 25 của gen.
Các gen này được tìm thấy trên các nhiễm sắc thể X. Dưới đây là trình tự nucleotit của gen bình thường và
các kết luận: 5’ ATG TTA XGA GGT ATX GAA XTA GTT TGA AXT XXX ATA AAA 3’
(1) Các protein đột biến có chứa nhiều hơn bốn axit amin so với các protein bình thường

(2) Các protein đột biến có chứa ít hơn một axit amin so với các protein bình thường
(3) Nam giới có nhiều khả năng bị bệnh hơn nữ
Kết luận nào về hậu quả của đột biến này là đúng?
A. 3
B. 0
C. 1
D. 2
Câu 80. [THPT Minh Khai – Hà Tĩnh – Lần 1 – 2016] Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến cấu
trúc NST?
(1) Có thể làm thay đổi vị trí gen trên NST
(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng NST trong tế bào
(3) Có hai dạng là đột biến lệch bội và đột biến đa bội
(4) Có thể có lợi cho đột biến
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Câu 81. [ THPT Quỳnh Lưu 1 – Nghệ An – Lần 1 – 2016] Một gen ở một loài sinh vật nhân thực có chiều
dài 4080 Å và 3120 liên kết hidro. Trong một lần nhân đôi của gen đã có một phân tử acridin tác động vào
một mạch của gen, qua hai lần nhân đôi kế tiếp đã tạo ra một gen đột biến. Gen đột biến tiếp tục nhân đôi
hai lần đã lấy từ môi trường nội bào cung cấp 2157 nucleotit loại G
Cho các nhận định sau:
Cộng đồng Bookgol: Sinh Học Bookgol
www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui/


(1) Acridin đã chèn vào mạch khuôn của gen trong quá trình gen đó tự nhân đôi
(2) Gen đột biến ít hơn gen ban đầu 3 lần liên kết hidro
(3) Acridin đã xen vào mạch mới tổng hợp trong quá trình nhân đôi ADN
(4) Gen đột biến có 2396 liên kết photphodieste

(5) Kiểu đột biến trên sẽ dẫn tới hiện tượng “dịch khung” các bộ mã di truyền trong gen đột biến
Có bao nhiêu nhận định không đúng?
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Câu 82. [THPT Quỳnh Lưu 1 – Nghệ An – Lần 1– 2016] Cho các đặc điểm sau:
(1) Là tín hiệu kết thúc cho quá trình dịch mã
(2) Là bộ ba mã hóa cho loại axit amin methionime
(3) Là tín hiệu mở đầu cho quá trình dịch mã
(4) Là bộ ba mã hóa cho axit amin lizin
(5) Là trình tự nucleotit nằm tại vị trí đầu tiên trong vùng vận hành của operon
Có bao nhiêu đặc điểm nói về bộ mã 5’AUG3’?
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 83. [THPT Yên Thế –Lần 3– 2016] Gen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hidro, gen B bị đột biến
thành b . Một tế bào chứa cặp gen Bb nguyên phân liên tiếp hai lần, môi trường nội bào đã cung cấp 1689
nucleotit loại timin và 2211 nucleotit loại xitozin. Có các kết luận sau:
(1) Dạng đột biến, đã xảy ra với gen B là đột biến thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T
(2) Tổng số liên kết hidro của gen b là 1669 liên kết
(3) Số nucleotit từng loại của gen b là A  T  282, G  X  368
(4) Tổng số nucleotit của gen b là 1300 nucleotit
Trong các kết luận trên, có bao nhiêu kết luận đúng? Biết quá trình nguyên phân diễn ra bình thường
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Câu 84. [Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc – Lần 2– 2016]

Khi môi trường nuôi cấy vi khuẩn không có lactozo nhưng enzym chuyển hóa lactozo vẫn được vi khuẩn
tạo ra. Dựa vào hoạt động của Operon Lac, một học sinh đã đưa ra một số ý kiến để giải thích hiện tượng
này như sau:
(1) Vùng khởi động (P) bị bất hoạt
(2) Gen điều hòa (R) bị đột biến không tạo được protein ức chế
(3) Vùng vận hành (O) bị đột biến không liên kết được với protein ức chế
(4) Gen cấu trúc (gen Z, Y, A) bị đột biến làm tăng khả năng biểu hiện gen
Trong những ý kiến trên, số ý kiến đúng là:
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
Câu 85. [Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc – Lần 2 – 2016] Cho các thông tin sau:
(1) Gen bị đột biến dẫn đến protein không được tổng hợp
(2) Gen bị đột biến làm tăng hoặc giảm số lượng protein
(3) Gen đột biến làm thay đổi một axit amin này bằng một axit amin khác nhưng không làm thay đổi
chức năng của protein
(4) Gen bị đột biến dẫn đến protein được tổng hợp bị mất chức năng
Trong các thông tin trên, những thông tin được sử dụng làm căn cứ để giải thích nguyên nhân của các bệnh
di truyền phân tử ở người là:
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Câu 86. [THPT chuyên Hoàng Văn Thụ – Hòa Bình – Lần 2– 2016] Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai
cơ thể lưỡng bội đang phân bào:

Cộng đồng Bookgol: Sinh Học Bookgol
www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui/



Biết rằng không xảy ra đột biến, các chữ cái A, a, B, b, c, D, M kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Theo lí
thuyết, xét các phát biểu nào sau đây:
(1) Tế bào 1 đang ở kì sau giảm phân II, tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân
(2) Khi kết thúc quá trình phân bào ở hai tế bào trên thì từ tế bào 1 tạo ra hai tế bào đơn bội, từ tế bào
2 tạo ra hai tế bào lưỡng bội
(3) Tế bào 1 có ở tế bào sinh dưỡng còn ở hai tế bào trên thì từ tế bào 1 tạo ra hai tế bào đơn bội, từ
tế bào 2 tạo ra hai tế bào lưỡng bội
(4) Xét trên cơ sở di truyền học tế bào 2 tạo ra nguồn biến dị đa dạng và phong phú hơn tế bào 1
(5) Hai tế bào đều đang ở kì sau nguyên phân
(6) Bộ NST của tế bào 1 là 2n  8 , bộ NST của tế bào 2 là 2n  4
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 89. [THPT chuyên Quốc Học Huế – 2016] Một học sinh khi quan sát sơ đồ bên dưới đã rút ra một số
nhận xét như sau:

(1) Loài 2 không bị đột biến số lượng trong quá trình phát sinh các giao tử
(2) Có thể đã xảy ra hai lần không hình thành thoi vô sắc trong quá trình phát sinh giao tử
(3) Cá thể mang đặc điểm của cả hai loài 1 vầ 2 nhưng thường bất thụ
(4) Cá thể 4 có khả năng sinh sản hữu tính bình thường và được xem là loài mới
(5) Cá thể 4 có kiểu gen đồng hợp về tất cả cặp gen
Số nhận xét chính xác là:
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
Câu 90. [THPT chuyên Quốc Học Huế – 2016] Có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng khi nói về đột

biến gen?
(1) Đột biến gen gây biến đổi ít nhất là 1 cặp nucleotit trong gen
(2) Đột biến gen xảy ra tại những cặp nucleotit khác nhau luôn làm phát sinh các alen mới
(3) Đột biến gen có thể làm biến đổi đồng thời một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật
(4) Đột biến gen chỉ làm thay đổi cấu trúc mà không làm thay đổi lượng sản phẩm của gen
(5) Đột biến gen không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào
(6) Đột biến gen không làm thay đổi nguyên tắc bổ sung trong gen
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 91. [THPT chuyên Quốc Học Huế – 2016] Có bao nhiêu phát biểu sau đây về mã di truyền là đúng?
Cộng đồng Bookgol: Sinh Học Bookgol
www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui/


(1) Có 64 mã bộ ba mã hóa, mã hóa cho khoảng 20 loại axit amin khác nhau
(2) Các mã di truyền có nucleotit thứ hai giống nhau luôn cùng mã hóa cho một axit amin
(3) Các mã di truyền cùng mã hóa cho một axit amin chỉ sai khác ở nucleotit thứ 3 trong bộ mã hóa
(4) Trên 1 mARN ở sinh vật nhân sơ có thể có nhiều bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc
(5) Mã di truyền luôn được đọc liên tục trên mARN theo chiều xác định từ 5’ – 3’ và không gối lên
nhau
Số phát biểu đúng là:
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
Câu 92. [THPT chuyên Quốc Học Huế – 2016] Trong các dạng đột biến sau, có bao nhiêu dạng đột biến
không làm thay đổi tỉ lệ A + G/ T + X của gen?
(1) Thay thế một cặp A – T bằng cặp G – X

(2) Thay thế một cặp A – T bằng một cặp T – A
(3) Thêm một cặp nucleotit
(4) Đảo vị trí các cặp nucleotit
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Câu 93. [THPT chuyên Lam sơn – Thanh Hóa 2016] Xét một cặp NST tương đồng, mỗi NST chứa một
phân tử ADN dài 0,102 mm. Phân tử ADN trong NST có nguồn gốc từ bố chứa 22% ađênin, phân tử ADN
trong NST có nguồn gốc từ mẹ chứa 34% ađênin. Biết rằng không xảy ra đột biến NST trong quá trình
phát sinh giao tử. Tế bào chứa cặp NST đó giảm phân cho các loại giao tử, trong đó có một loại giao tử
chứa 28% ađenin. Xét về số lượng từng loại nucleotit trong các giao tử do cơ thể con sinh ra, có các phát
biểu như sau:
(1) Đã xảy ra hoán vị gen ở cơ thể con, tạo ra 3 loại giao tử
(2) Đã xảy ra hoán vị gen ở cơ thể con, tạo ra 4 loại giao tử
(3) Giao tử không hoán vị gen mang có số nucleotit từng loại là A  T  132000, G  X  168000
(4) Giao tử không hoán vị gen có số nucleotit từng loại là A  T  204000;G  X  96000
(5) Các giao tử có hoán vị gen đều có số nucleotit từng loại là A  T  132000, G  X  168000
Số phát biểu sai là:
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Câu 94. [THPT Nguyễn Trung Thiêm – Hà Tĩnh – Lần 2 – 2016] Nội dung nào sau đây sai:
(1) Chiều dài ARN bằng chiều dài gen tổng hợp nó nhưng số đơn phân chỉ bằng 1/2 số đơn phân của
gen
(2) Chiều dài của mARN bằng chiều dài của gen tổng hợp nó
(3) Khối lượng số đơn phân cũng như số liên kết hóa trị của gen gấp đôi so với ARN do gen đó tổng
hợp
(4) Tùy nhu cầu tổng hợp protein, từ một gen có thể tổng hợp nhiều phân tử ARN có cấu trúc giống

nhau
(5) Trong quá trình phiên mã có sự phá hủy các liên kết hidro và liên kết hóa trị của gen
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Câu 95. [THPT Nguyễn Trung Thiêm – Hà Tĩnh – Lần 2 – 2016] Nếu một đột biến điểm, gen có chiều dài,
số lượng từng loại nucleotit, số liên kết hidro không đổi, nhưng cấu trúc protein lại thay đổi thì dạng đột
biến có thể:
(1) Thay thế các cặp nucleotit
(2) Thay thế 1 cặp nucleotit tại mã mở đầu
(3) Thay thế 1 cặp nucleotit tại vùng mã hóa
(4) Thay thế 1 cặp nucleotit tại mã kết thúc
Số phương án đúng là?
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 96. [THPT chuyên Sư phạm – Hà Nội – 2015] Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng
cho phần lớn các gen?
(1) Một gen là một đoạn phân tử ADN, có chứa các chỉ dẫn để tạo một protein đặc thù
(2) Một gen là một đoạn của phân tử ADN, có chứa các chỉ dẫn để tạo một ARN đặc thù
(3) Một gen là một đoạn của phân tử ADN có thể điều khiển sự biểu hiện tính trạng cùa một sinh vật
(4) Một gen là một phân tử ADN, có chứa các chỉ dẫn để tạo nhiều phân tử protein hoặc phân tử
ARN khác nhau
Cộng đồng Bookgol: Sinh Học Bookgol
www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui/


(5) Một gen là một đoạn của phân tử ADN, mà vùng điều hòa của gen luôn nằm ở đầu 5’ của mạch

mã gốc
(6) Một gen là một đoạn của phân tử ARN, mà vùng điều hòa của gen nằm ở đầu 3’ của mạch mã
gổc
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 97. [THPT chuyên Phan Bội Châu – Nghệ An – 2015] Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm
đúng với ADN ở sinh vật nhân thực?
(1) Có cấu trúc xoắn kép, gồm 2 chuỗi polipeptit xoắn với nhau
(2) Các bazo trên 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A – T, G – X và ngược lại
(3) Có thể có mạch thẳng hoặc mạch vòng
(4) Trên mỗi phân tử ADN chứa nhiều gen
(5) Trực tiếp là khuôn cho quá trình phiên mã
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Câu 98. [THPT chuyên Nguyễn Tất Thành – Yên Bái – 2015] Có bao nhiêu phát biểu sai trong số các phát
biểu sau:
(1) Khi so sánh các đơn phân của ADN và ARN, ngoại trừ T và U thì các đơn phân còn lại đều đôi
một có cấu trúc giống nhau, ví dụ đơn phân A của ADN và ARN có cấu tạo như nhau
(2) Thông tin di truyền được lưu trữ trong phân tử ADN dưới dạng số lượng, thành phần và trình tự
các nuclêôtit
(3) Trong tế bào, rARN và tARN bền vững hơn mARN
(4) Trong quá trình nhân đôi ADN có 4 loại nucleotit tham gia vào việc tổng hợp nên mạch mới
(5) ARN có tham gia cấu tạo một số bào quan
A. 5
B. 4
C. 2

D. 3
Câu 99. [THPT Lương Ngọc Quyến – Thái Nguyên – 2015] Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân
thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, có những phát biểu sau:
(1) Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản
(2) Trong quá trình dịch mã, sự kết cặp giữa các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung diễn ra ở tất cả
các nucleotit của phân tử mARN
(3) Trong quá trình nhân đôi ADN, sự kết cặp giữa các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung diễn ra ở
tất cả các nucleotit trên mỗi mạch đơn
(4) Trong quá trình phiên mã, sự kết cặp giữa các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung diễn ra ở tất cả
các nucleotit trên mạch gốc của vùng mã hóa
(5) Trong quá trình nhân đôi ADN, tại mỗi đơn vị tái bản, emzym ligaza chỉ tác động vào một mạch
mới được tổng hợp
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Câu 100. [THPT chuyên Nguyễn Trãi – Hải Dương – 2016] Khi nói về cơ chế di truyền cấp độ phân tử,
phát biểu nào sau đây đúng
(1) Trong tải bá ADN, sự kết cặp của các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các
nucleotit trên mỗi mạch đơn
(2) Quá trình nhân đôi ADN là cơ chế truyền thông tin di truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con
(3) Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực diễn ra theo nguyên tắc bổ
sung và bán bảo toàn
(4) Các gen nằm trong nhân một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác
nhau
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4


~~~Chúc các em học tập tốt~~~
Cộng đồng Bookgol: Sinh Học Bookgol
www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui/


Cộng đồng Bookgol: Sinh Học Bookgol
www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui/


BẢNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1
A
26
C
51
B
76
C

2
D
27
B
52
A
77
C

3

A
28
D
53
C
78
D

4
A
29
A
54
A
79
C

5
D
30
D
55
A
80
A

6
C
31
B

56
C
81
B

7
B
32
B
57
B
82
C

8
C
33
A
58
A
83
A

9
D
34
D
59
A
84

C

10
A
35
B
60
A
85
A

11
C
36
B
61
B
86
A

12
A
37
B
62
D
87
A

Câu 1.

Đáp án A
Các ý đúng là (1), (2)
(3) Sai vì chưa có cơ sở nào để khẳng định. (4)
Sai vì ở các sinh vật nhân sơ và nhân chuẩn,
mạch mới đều hình thành theo chiều 5’ – 3’
Câu 2.
Đáp án D
Các ý đúng là (1), (3), (5), (6)
(2) Sai, 5 – BU là tác nhân đột biến làm thay thế
cặp nucleotit A – T thành G – X , mạch ban đầu
không có A – T nên sử dụng 5 – BU là không có
tác dụng trong trường hợp này
(5) Sai, hợp tử 2n xử lý bằng conxisin cho đột
biến tứ bội  4n 
Câu 3.
Đáp án A
Các ý đúng là (2), (3), (4)
(1) sai. Khi tất cả các cặp NST không phân li sẽ
tạo ra các thể đa bội: 3n, 4n, 5n.. chứ không còn
là đột biến lệch bội nữa
Câu 4.
Đáp án A
Các phương án đúng là (2), (3), (4), (7), (8)
(1) Sai. ADN nhân đôi ở pha S
(5) Sai. 1 mạch liên tục, 1 mạch ngắt quãng
(6) Sai. 2 ADN con có chiều dài ngắn hơn 1 chút
so với ADN mẹ (sự cố đầu mút)
(9) Sai. Mỗi đơn vị tái bản là 1 điểm sao chép

13

D
38
C
63
A
88
A

14
A
39
A
64
C
89
B

15
C
40
B
65
A
90
C

16
B
41
A

66
A
91
D

17
B
42
A
67
D
92
A

18
D
43
C
68
A
93
D

19
A
44
A
69
B
94

A

20
A
45
A
70
C
95
A

21
D
46
B
71
A
96
B

22
B
47
A
72
A
97
C

23

B
48
B
73
A
98
D

24
C
49
C
74
D
99
A

25
D
50
D
75
A
100
D

Đáp án B
Các đáp án không đúng là (4), (5)
(4) Sai vì tổng hợp mARN chỉ xảy ra trên 1 mạch
của vùng mã hóa của gen

(5) Sai vì ADN pôlimeraza di chuyển theo chiều
3’ – 5’ để tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ – 3’
Câu 8.
Đáp án C
Các đáp án đúng là (1), (2), (4)
(3) Sai. Chuyển đoạn tương hỗ giữa NST số 22
và NST số 9 tạo NST philadelphia gây bệnh ung
thư bạch cầu ác tính
Câu 9.
Đáp án A
Các phát biểu đúng là (1), (2), (3), (5)
(4) Sai. Trong một chạc ba sao chép thì trong hai
mạch mới, một mạch được tổng hợp liên tục còn
một mạch được tổng hợp gián đoạn do hai mạch
của ADN có chiều ngược nhau trong khi ADN
pol chỉ kéo dài chuỗi theo chiều 5’ – 3’
Câu 10.
Đáp án C
Các phát biểu đúng là (2), (3), (4)
(1) Sai, gen điều hòa luôn tổng hợp protein ức
chế dù có chất cảm ứng hay không
Câu 11.
Đáp án C
- An sai do đột biến gen xuất hiện ngẫu nhiên vô
hướng

Câu 5.
Đáp án D
Các phương án đúng là (2), (3), (4). (1) Sai


- Bình sai: đột biến gen phát sinh trong giảm
phân  đột biến giao tử  biểu hiện đột biến ở
thế hệ sau, cơ thể không biểu hiện kiểu hình đột
biến

Câu 6.
Đáp án C
Các phát biểu đúng là (1), (3), (4)
(2) Sai. Đảo đoạn thường làm giảm khả năng sinh
sản

- Hùng đúng. Đột biến điểm có thể không ảnh
hưởng đến sức sống của sinh vật nếu đột biến đó
là đột biến đồng nghĩa thì không làm thay đổi
phân tử protein được tạo ra, đột biến gen là
nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa

Câu 7.
Cộng đồng Bookgol: Sinh Học Bookgol
www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui/


Câu 12.
Đáp án D
Các phát biểu đúng là (1), (2), (4)
Phát biểu (3), (5) sai
Trong một đơn vị tái bản có hai chạc chữ Y. Hai
chạc này ngược chiều nhau, tức nếu ở chạc này
mạch này liên tục thì ở chạc kia mạch này gián
đoạn

Bố mẹ truyền nguyên vẹn cho con alen quy định
tính trạng thì không phải ở di truyền cấp độ phân
tử nữa
Câu 13.
Đáp án A
Các phát biểu (1), (4) đúng
(2) Sai. Bệnh bạch tạng là gen trên NST thường
nên không phải di truyền thẳng như gen nằm trên
Y (bệnh có túm lông ở tai)
(3) Sai. Đao có liên quan đến đột biến vật chất di
truyền (đột biến NST) nên là bệnh di truyền, bệnh
di truyền chỉ đơn giản là bệnh liên quan đến biến
đổi vật chất di truyền chứ không nhất thiết cá thể
đột biến sinh sản được và truyền lại cho thế hệ
sau
(5) Sai. Đao là bệnh di truyền cấp độ NST (tế
bào)
Câu 14.
Đáp án C
(1) Sai. Gen ngoài nhân dễ đột biến và có thể di
truyền cho đời sau
(3) Sai. ADN ti thể, lục lạp, plasmit đều có cấu
trúc dạng vòng
(4) Sai. ADN ngoài nhân phân bố không đồng
đều cho các tế bào con
Câu 15.
Đáp án A
Các phát biểu đúng là (1), (2), (4)
(3) Sai. Vì cây lai mang đặc điểm di truyền chung
của hai loài, không thể cho rễ của củ cải và lá của

cải bắp được
Câu 16.
Đáp án D
Có đột biến có thể làm cho 1 gen bình thường
thành gen ung thư là (1), (2), (3), (4)
(1) Lặp đoạn NST  Tạo ra nhiều sản phẩm hơn
(2) Đảo đoạn NST  Thay đổi mức độ hoạt động
của gen  Có thể làm tăng hoặc giảm mức độ
hoạt động của gen
(3) Chuyển đoạn NST  Thay đổi vị trí của gen
hoặc vị trí hoạt động của gen.  Thay đổi mức
độ hoạt động của gen  Có thể làm tăng hoặc
giảm mức độ hoạt động của gen

(4) Đột biến ở vùng điều hòa của gen tiền ung thư
làm cho gen phiên mã một cách không kiểm soát
khiến tăng sinh tổng hợp protein tạo nên khối u
(5) Đột biến vùng mã hóa có thể làm thay đổi cấu
trúc của protein sản phẩm và không làm thay đổi
số lượng sản phẩm của gen  Không gây ung
thư
Câu 17.
Đáp án A
Ý (1) và (6) đúng
- (2) Sai. Phân tử mARN là mạch đơn, thẳng,
không bắt cặp
- (3) Sai. Phân tử tARN mạch đơn nhưng bắt cặp
giữa các nu theo NTBS A – U; G – X và ngược
lại
- (4) Sai. Quá trình phiên mã thì NTBS là :

A – mU, T – mA, G – mX, X – mG
- (5) Sai. Quá trình dịch mã thì NTBS là A – U,
G – X và ngược lại
Câu 18.
Đáp án C
Nguyên nhân gây bệnh của gen đột biến là do
hiện tượng protein được tổng hợp mất chức năng
không được tổng hợp  Không thực hiện chức
năng  Cơ chế bị rối loạn
Khi số lượng protein bị biến đổi thì cũng gây ra
hiện tượng bệnh lí, vì nó làm mất cân bằng sản
phẩm do gen tạo ra
 Tất cả các lí do trên đều dùng để giải thích
nguyên nhân gây bệnh
Câu 19.
Đáp án B
Các nhận định đúng là (1), (2), (4)
(3) Sai vì trong quá trình nhân lên của virut thì
chỉ có ADN trong gen được đưa vào trong tế bào
và được nhân lên còn protein thì bên ngoài tế bào
Trong tế bào của sinh vật ADN của virut được
nhân lên và sau đó ADN được sử dụng làm
khuôn để tổng hợp nên protein vỏ bên ngoài tế
bào  Chủng virut thu được là chủng A  Vật
chất di truyền là axit nucleic  4 đúng
Câu 20.
Đáp án B
Các đáp án đúng là (2), (4)
Số lượng NST đơn bội càng lớn  Số lượng giao
tử được tạo thành trong quá trình giảm phân càng

lớn  Số lượng biến dị tổ hợp lớn
(1) Sai. Hàm lượng ADN lớn không đồng nghĩa
số lượng NST đơn bội của loài lớn (ví dụ trong

Cộng đồng Bookgol: Sinh Học Bookgol
www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui/


trường hợp NST có kích thước lớn nhưng có ít
NST) hoặc các gen mã hóa sản phẩm trên ADN ít
 Biến dị tạo ra không nhiều
(3) Sai. Bố và mẹ mỗi bên truyền lại cho đời con
1 nửa bộ gen
Câu 21.
Đáp án D
Loài thực vật có 6 nhóm gen liên kết 2n  12
Các trường hợp đa bội lẻ: (2) là 3n, (5) là 7n, (6)
là 9n, (7) là 5n
Câu 22.
Đáp án A
Các nhận định đúng là (1), (2), (3)
(4) Sai. Axit metionin ngoài có ở đầu chuỗi
polypeptit, nó còn ở nhiều vị trí khác nữa
(5) Sai. Chuỗi polipeptit được tổng hợp ra có thể
được “gói” vào trong các túi lipit để đưa đến nơi
mà nó được sử dụng
Câu 23.
Đáp án A
Các phát biểu đúng là (1), (4)
Đột biến đảo đoạn là làm cho 1 đoạn NST bị đứt

ra, xoay ngược 180 độ rồi nối lại ban đầu, do đó
làm thay đổi trình tự sắp xếp gen trên NST. Mặt
khác, đột biến đảo đoạn làm cho 2 NST tương
đồng trong cặp có sự sai lệch với nhau dẫn đến sự
bắt đôi giữa 2 NST bị ảnh hưởng lớn dẫn đến
giảm khả năng sinh sản
Câu 24.
Đáp án D
Phát biểu đúng: (4)
(1) Sai. Vì NST giới tính có ở mọi tế bào
(2) Sai. Vì NST giới tính có chứa cả các gen quy
định tính trạng thường
(3) Sai. Vì hợp tử mang cặp NST giới tính XY có
thể phát triển thành cơ thể cái
Câu 25.
Đáp án B
Các bệnh tật di truyền liên kết với giới tính: (3),
(4), (5), (6)
Mù màu, máu khó đông là bệnh nằm trên NST X
Túm lông trên tai và dính ngón tay số 2 – 3 là gen
nằm trên NST Y
Câu 26.
Đáp án B
Các phát biểu đúng là: (1), (2), (4), (5)
(3) Sai vì đột biến điểm là những biến đổi liên
quan đến 1 cặp nu
(6) Sai vì 5BU gây đột biến thay thế A – T bằng
G–X

Câu 27.

Đáp án C
Các đột biến NST là (1), (4), (7), (8)
Câu 28.
Đáp án D
4 NST đơn trong mỗi nhóm có hình dạng kích
thước khác nhau  đây không phải kì sau
nguyên phân (do nguyên phân tạo ra 2 tế bào con
mang bộ NST giống nhau) mà là kì sau giảm
phân II  Bộ NST của loài 2n  8  (1) sai, (2)
đúng, (3) sai
Nếu protein động cơ vi ống bị ức chế thì các NST
không thể tách nhau khỏi tâm động và di chuyển
về hai cực tế bào như hình vẽ do sự di chuyển đó
là nhờ vào protein động cơ  (4) đúng
Trên hình ta thấy các vi sợi mọc ra từ đôi trung
thể, thực vật không có trung thể nên quá trình này
không phải ở thực vật. Ở thực vật không có trung
thể nên quá trình này không xảy ra ở thực vật 
(5) sai
Câu 29.
Đáp án C
(1) Bệnh ung thư máu  Đột biến mất đoạn NST
số 21
(2) Hội chứng Đao  3 NST số 21
(3) Hội chứng Patau  3 NST số 13
(4) Bệnh máu khó đông  đột biến gen lặn trên
NST giới tính X
(5) Hội chứng tiếng mèo kêu  mất đoạn NST
số 5
(6) Hội chứng Claiphentơ  3 NST giới tính

XXY
(7) Hội chứng Etuôt  3 NST số 18
(8) Hội chứng Macphan  gen trội đa hiệu trên
NST thường
Câu 30.
Đáp án B
Đột biến mất đoạn có vai trò 1, 2, 3
Đột biến mất đoạn không dùng để giảm bớt
cường độ biểu hiện của các gen xấu không mong
muốn. Vì nếu đã gây ra đột biến thì người ta sẽ
loại hẳn gen xấu đó đi
Câu 31.
Đáp án D
Các thông tin mà bạn học sinh nhầm lẫn là (4),
(7), (8), (10)
(4) Sai vì gen trên NST thường không quy định
giới tính
(7) Sai vì gen trên NST giới tính có thể bị đột
biến

Cộng đồng Bookgol: Sinh Học Bookgol
www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui/


(8) Sai. Trong cặp NST giới tính XX, các gen
đứng thành cặp tương đồng
(10) Sai. Các NST giới tính là gen trong nhân nên
phân chia đều trong nguyên phân
Câu 32.
Đáp án A

Các phát biểu đúng là (2), (4)
(1) Sai vì đột biến thay thế chỉ khi nào làm xuất
hiện sớm mã kết thúc mới làm ngưng quá trình
dịch mã tại đó
(3) Sai đột biến điểm là dạng đột biến gen liên
quan đến một cặp nucleotit
Câu 33.
Đáp án D
Những mối quan hệ giữa protein và ADN trong
cơ chế di truyền là (3), (4), (5), (6)
(1) và (2) chỉ là quan hệ về mặt cấu tạo vật chất
di truyền nên không thể hiện mối quan hệ về các
cơ chế di truyền, các protein histon không trực
tiếp tham gia tổng hợp ADN
Câu 34.
Đáp án B
Các kết luận đúng là (1), (2), (3)
(3) Đúng vì gen có cấu trúc phân mảnh và theo
nghiên cứu, các đột biến gen thường hay xảy ra
trên các đoạn không mã hóa. Khi vùng phân
mảnh bị đột biến thì không ảnh hưởng đến sản
phẩm của gen
Câu 35.
Đáp án B
Các nội dung đúng là 2, 3, 4
(1) Sai. Mã di truyền còn khác nhau về trình tự
sắp xếp nucleotit
(5) Sai. Hầu hết tất cả các loài đều sử dụng chung
1 bảng mã di truyền
(6) Sai. Mã di truyền được đọc theo chiều 5’ – 3’


Câu 37.
Đáp án D
Các kết luận đúng: (1), (4), (5)
(2) Sai. Đột biến cấu trúc NST có các dạng: mất
đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn
(3) Sai. Đột biến NST thường ảnh hưởng rất
nghiêm trọng đến sức sống sinh vật, nhưng không
phải đột biến nào cũng thế
Câu 38.
Đáp án B
Những bệnh đó là (1), (2), (3), (4), (5), (8), (10),
(11), (12),
(6), (7) chỉ ở nữ
(9) chỉ ở nam, do đột biến gen trên NST Y
Câu 39.
Đáp án B
(1) Sai. Phiên mã chỉ chọn mạch mã gốc 3’ – 5’
làm khuôn
(2) Sai. Ở nhân thực ADN có ở trong nhân và
ngoài tế bào chất, ADN trong nhân dịch mã trong
nhân tế bào, ADN ngoài tế bào chất (ti thể, lục
lạp) thì phiên mã ngoài nhân
(3) Sai. Dịch mã ở sinh vật nhân thực diễn ra sau
quá trình phiên mã
(4) Sai. Phiên mã chỉ diễn ra trên đoạn gen nhất
định, khi gen đó có tín hiệu mở. Ngoài ra trên
ADN còn nhiều trình tự lặp, điều hòa,.. không
được phiên mã
(5) Sai. Cả intron và exon đều được phiên mã, chỉ

có điều intron không được dịch mã
Câu 40.
Đáp án B
Các phát biểu đúng là (1), (4)
(2) Sai. Một NST này sát nhập vào một NST
khác là một dạng của chuyển đoạn không tương
hỗ, còn chuyển đoạn tương hỗ nữa
(3) Sai. Tế bào mang đột biến chuyển đoạn tương
hỗ vẫn có thể tạo ra 1/4 số giao tử bình thường.
Nếu chuyển đoạn sang NST tương đồng với nó
thì người ta gọi là đột biến lặp đoạn

Câu 36.
Đáp án A
Các kết luận đúng là (1), (2)
(1) Đúng vì phân tử ADN có cấu trúc mạch kép
Câu 41.
 cấu trúc bền vững và có nhiệt độ nóng chảy
Đáp án C
cao
Nhận định đúng là (4). Gen của E.Coli có cấu
(2) Đúng. Phân tử II có cấu trúc mạch kép cùng
trúc không phân mảnh, còn gen của người có cấu
độ dài nhưng số liên kết H ít hơn nên kém bền
trúc phân mảnh nên phải có cơ chế hoàn thiện
vững hơn
mARN. Tuy nhiên ở sinh vật nhân sơ không có
(3) Sai, Vì số lượng nu A không bằng số lượng
cơ chế hoàn thiện mARN như ở sinh vật nhân
nu T  Mạch đơn

thực nên nếu sử dụng trực tiếp ADN trong hệ gen
(4) Sai. Vì phân tử ADN có A  U  21 và
của người rồi chuyển vào E.Coli, mARN tạo ra
G  X  29  cấu tạo mạch kép
không được hoàn thiện nên sẽ không tạo ra sản
(5) Sai Vì số lượng nu A không bằng số lượng nu
phẩm như mong muốn
U  Mạch đơn
Cộng đồng Bookgol: Sinh Học Bookgol
www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui/


Câu 42.
Đáp án A
Khi không có đường Lactozo có bao nhiêu
trường hợp operon Lac vẫn thực hiện phiên mã,
các trường hợp thỏa mãn là (1), (4), (5)
(1) Đúng. Protein điều hòa đột biến mất chức
năng  Không ức chế được  gen được phiên

(2) Sai. Đột biến làm mất vùng khởi động P làm
cho ARN polimeraza không có chỗ bám nên ức
chế phiên mã dù có hay không có lactozo
(3) Sai. Gen cấu trúc Y không tham gia vào điều
hòa phiên mã nên đột biến cũng không ảnh
hưởng gen có được phiên mã hay không
(4) Đúng. O đột biến protein ức chế không gắn
được  Không ức chế phiên mã
(5) Đúng. Promoter của gen điều hòa bị đột biến
 không gắn được với ARN polimeraza 

không phiên mã, không tạo ra protein ức chế 
Quá trình phiên mã cả gen cấu trúc vẫn diễn ra
Câu 43.
Đáp án B
Câu trả lời đúng: (4), (5), (6)
(1), (2) Sai. Đột biến điểm là đột biến có liên
quan đến 1 cặp nucleotit nhưng có vai trò quan
trọng trong hình thành alen mới, cung cấp nguyên
liệu quan trọng cho tiến hóa
(6) Đúng, (3) Sai. Tính có hại của đột biến phụ
thuộc chủ yếu vào tổ hợp gen và điều kiện môi
trường
(4), (5) đúng. Phần lớn đột biến điểm là đột biến
thay thế cặp nucleotit  Phần lớn là các đột biến
trung tính
Câu 44.
Đáp án B
Thành phần tham gia là (2) và (3)
mARN gen điều hòa tạo ra protein ức chế không
tham gia trực tiếp vào quá trình phiên mã của gen
cấu trúc
ADN ligaza và ADN polymeraza đều tham gia
vào quá trình nhân đôi ADN, không tham gia
phiên mã
Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã
gen cấu trúc của operon Lac ở E.Coli là:
– Nguyên liệu: A, U, G, X
– Mạch gốc của: ADN
– ARN polymeraza


(3) Sai. Thay đổi nhóm gen liên kết do chuyển
đoạn giữa hai NST không tương đồng
(4) Đảo đoạn có thể chuyền 1 gen từ trạng thái
hoạt động mạnh sang gắn với 1 promoter hoạt
động ít làm ảnh hưởng đến sự phiên mã gen,
giảm hoạt động gen hoặc nếu đứt gãy giữa gen
hoặc làm hỏng promoter, gen có thể ngưng hoạt
động hoặc tạo ra sản phẩm tạo ra không có chức
năng
(5) Đảo đoạn dị hợp gây hiện tượng bán bất thụ
do tạo ra một nữa giao tử bất cân bằng gen 
Giảm sinh sản
(6) Sai. Đột biến đảo đoạn NST không làm thay
đổi chiều dài của phân tử ADN
Câu 46.
Đáp án C
Phát biểu sai là (3)
Ba bộ ba làm tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã
là 5’UAA3’ , 5’UAG3’ và 5’UGA3’
Câu 47.
Đáp án A
Các ý đúng là: (3), (4), (6), (7), (8)
Phân tử tARN ở những đoạn gấp khúc có hiện
tượng bắt đôi bổ sung (A – U, G – X) của các
nucleotit trên cùng một mạch
Phiên mã, dịch mã có sự ghép đôi các nu theo
NTBS: A – U, G – X
ADN mạch kép và nhân đôi ADN có NTBS: A –
T, G – X
Câu 48.

Đáp án A
12 nhóm gen liên kết  n  12
Thể đột biến (1) là 4n, (2) là 7n, (3) là 6n, (4) là
3n, (5) là 5n, (6) là 9n
Câu 49.
Đáp án B
Phương án đúng: (2), (3), (5)
(1) Sai. Đột biến gen có đột biến thay thế cặp nu
không làm thay đổi chiều dài gen
(4) Sai. Đảo đoạn trong hay ngoài tâm động đều
không gây thay đổi chiều dài NST. Đảo đoạn có
tâm động có thể làm thay đổi hình dạng NST
Câu 50.
Đáp án A
(1) sai vì sơ đồ trên mô tả hiện tượng trao đổi
chéo không cân giữa các NST không tương đồng

Câu 45.
Các kết luận (2), (3), (4), (5) đúng
Đáp án A
Các phát biểu đúng là: (1), (4), (5)
Câu 51.
(2) Sai. Làm giảm hoặc tăng số lượng gen do mất
Đáp án B
hoặc lặp đoạn
Cộng đồng Bookgol: Sinh Học Bookgol
www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui/



×