Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh mạng lưới quan trắc thủy văn do ảnh hưởng của hệ thống hồ chứa, đập dâng thượng lưu lưu vực sông mã – chu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 108 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH
MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC THỦY VĂN DO ẢNH HƯỞNG
CỦA HỆ THỐNG HỒ CHỨA, ĐẬP DÂNG THƯỢNG LƯU
LƯU VỰC SÔNG MÃ - CHU

CHUYÊN NGHÀNH: THỦY VĂN HỌC

NGUYỄN VĂN MINH

HÀ NỘI, NĂM 2019


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH
MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC THỦY VĂN DO ẢNH HƯỞNG
CỦA HỆ THỐNG HỒ CHỨA, ĐẬP DÂNG THƯỢNG LƯU
LƯU VỰC SÔNG MÃ - CHU

NGUYỄN VĂN MINH

CHUYÊN NGHÀNH THỦY VĂN HỌC
MÃ SỐ: 8440224
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS LÃ VĂN CHÚ



HÀ NỘI, NĂM 2019


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Cán bộ hướng dẫn chính: PGS.TS Lã Văn Chú
Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Văn Lai
Cán bộ chấm phản biện 2: PGS.TS Hoàng Minh Tuyển
Luận văn thạc sỹ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SỸ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày 20 tháng 01 năm 2019


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: Nguyễn Văn Minh
Lớp: CH3AT ; Khoá: 3
Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Lã Văn Chú
Tên đề tài: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh mạng lưới quan trắc thủy văn do
ảnh hưởng của hệ thống hồ chứa, đập dâng thượng lưu lưu vực sông Mã –
Chu.
Tóm tắt:
Đề tài Luận văn đã tiến hành thu thập các số liệu quan trắc của các trạm
thủy văn vùng nghiên cứu, số liệu hoạt động của hai hồ chứa Hủa Na và Cửa
Đạt, số liệu quan trắc đã áp dụng tại các trạm thủy văn bị ảnh hưởng. Trên cơ
sở các số liệu đã thu thập được, tác giả đã có phân tích đánh giá những thay
đổi của các đặc trưng thủy văn trước và sau khi có hồ bằng phương pháp
thống kê và phương pháp mô hình thủy văn thủy lực, đồng thời nghiên cứu
thử nghiệm giảm chế độ quan trắc nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tài liệu theo

quy chuẩn kỹ thuật, qua đó đề xuất chế độ quan trắc thủy văn cho các trạm
ảnh hưởng hồ chứa, đề xuất điều chỉnh vị trí trạm phù hợp với công tác điều
tra cơ bản và phòng chống thiên tai trong điều kiện ảnh hưởng hồ chứa.


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các nội dung, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Minh


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành thủy văn với đề tài “Nghiên
cứu đề xuất điều chỉnh mạng lưới quan trắc thủy văn do ảnh hưởng của hệ
thống hồ chứa, đập dâng thượng lưu lưu vực sông Mã - Chu” là kết quả của
quá trình cố gắng không ngừng của bản thân và được sự giúp đỡ, động viên
khích lệ của các thầy, cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân. Qua trang viết
này tác giả xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian
học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua.
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với các thầy giáo, cô
giáo, đặc biệt là PGS.TS Lã Văn Chú đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng
như cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo khoa Khí tượng, Thuỷ văn,
Hải dương học, Lãnh đạo trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của
mình.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, đơn vị công tác đã
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn.
TÁC GIẢ
Nguyễn Văn Minh


3

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt

vi


Danh mục các bảng biểu

vii

Danh mục các hình vẽ, đồ thị

viii

MỞ ĐẦU

1

1. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài

1

2. Mục tiêu của đề tài

2

3. Phương pháp nghiên cứu

3

4. Nội dung nghiên cứu

4

5. Bố cục luận văn


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

5

1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU NGOÀI VÀ TRONG NƯỚC

5

1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước

5

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước

7

1.2. TỔNG QUAN LƯU VỰC SÔNG MÃ - CHU

11

1.2.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên lưu vực sông Mã - Chu

11

a. Vị trí địa lý

11


b. Đặc điểm địa hình

12

1.2.2. Đặc điểm khí hậu

13

1.2.3. Đặc điểm thủy văn và mạng lưới sông suối

15

a. Mạng lưới sông suối

15

b. Đặc điểm thủy văn

17

1.3. TÌNH HÌNH SỐ LIỆU VÀ CHẾ ĐỘ QUAN TRẮC THỦY VĂN

19


4

Nội dung


Trang

1.3.1. Tình hình số liệu khí tượng

19

1.3.2. Tình hình số liệu thủy văn

20

1.4. HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊN LƯU VỰC

23

1.4.1. Hiện trạng hồ chứa đang hoạt động trên lưu vực sông Mã – Chu

23

a. Hiện trạng hoạt động của hồ Hủa Na

24

b. Hiện trạng hoạt động của hồ Cửa Đạt

24

c. Hiện trạng hoạt động của hồ thủy điện Trung Sơn

25


1.4.2. Quy trình vận hành liên hồ trên lưu vực sông Mã

25

1.4.3. Quy hoạch phát triển hồ chứa trên lưu vực

28

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

30

2.1. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN LUẬN VĂN

30

2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN LUẬN VĂN

31

2.2.1. Phương pháp thống kê

31

2.2.2. Phương pháp mô hình toán thủy văn, thủy lực

32

a. Mô hình NAM – hiệu chỉnh và kiểm định


33

b. Mô hình HEC - RESSIM

39

c. Mô hình thủy lực MIKE11– hiệu chỉnh và kiểm định

40

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HỒ CHỨA ĐẾN
DÒNG CHẢY VÀ CHẾ ĐỘ ĐO ĐẠC TẠI CÁC TRẠM HẠ LƯU
LƯU VỰC SÔNG MÃ - CHU

46

3.1. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG ĐẶC TRƯNG THỦY VĂN THEO
PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ

47

3.1.1. Đánh giá ảnh hưởng của hồ chứa tới đặc trưng thủy văn mùa lũ

47

a. Diễn biến lưu lượng và mực nước mùa lũ sông Chu

47

b. Diễn biến lưu lượng và mực nước mùa lũ sông Mã


50

c. Tác động của hồ chứa đến đặc trưng lũ sông Mã – Chu

52

3.1.2. Đánh giá ảnh hưởng của hồ chứa tới đặc trưng thủy văn mùa kiệt

55

a. Diễn biến lưu lượng và mực nước mùa kiệt trên sông Chu

55


5

Nội dung

Trang

b. Diễn biến lưu lượng và mực nước mùa kiệt trên sông Mã

59

3.2. ÁP DỤNG MÔ HÌNH MÔ PHỎNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
CỦA HỒ CHỨA ĐẾN DÒNG CHẢY Ở HẠ LƯU

61


3.2.1. Đánh giá tác động của hồ chứa đến đặc trưng lũ sau khi hoàn
nguyên

61

3.2.2. Đánh giá tác động của hồ chứa đến đặc trưng thủy văn

63

a. Lưu lượng lớn nhất, nhỏ nhất

63

b. Đặc trưng mực nước

64

3.2.3. Đánh giá mức ảnh hưởng đến các đặc trưng thủy văn mùa lũ khi
hồ Trung Sơn hoạt động

70

3.3. ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH CHẾ ĐỘ QUAN TRẮC, VỊ TRÍ TRẠM
THỦY VĂN TRÊN HỆ THỐNG SÔNG MÃ - CHU

76

3.3.1. Cơ sở đề xuất


76

3.3.2. Tiêu chí điều chỉnh

77

3.3.3. Đề xuất các ốp đo theo biên độ mực nước

78

a. Bố trí các ốp đo

78

b.Kết quả tính toán

78

3.4. NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHỈNH CHẾ ĐỘ QUAN TRẮC LƯU
LƯỢNG CHO CÁC TRẠM BỊ ẢNH HƯỞNG HỒ CHỨA

86

3.5. ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH VỊ TRÍ TRẠM QUAN TRẮC

91

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

92


TÀI LIỆU THAM KHẢO

95


6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
KTTV
TTMLKTTV&MT
TTKTTVQG
LVS
ĐBSCL
Th.S
T.S
NCS
KH và CN
ĐHTL
H
Hmax
Hmin
Htb
ΔH
Hmax,min,tháng
Hmax,min,năm
Đường H~t
Obs/ngày
Q
V

R

Khí tượng thủy văn
Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn và môi trường
Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia
Lưu vực sông
Đồng bằng sông Cửu Long
Thạc sĩ
Tiến sĩ
Nghiên cứu sinh
Khoa học và Công nghệ
Đại học Thủy lợi
Mực nước
Mực nước lớn nhất
Mực nước nhỏ nhất
Mực nước trung bình
Biên độ mực nước
Biên độ mực nước lớn nhất, nhỏ nhất tháng
Biên độ mực nước lớn nhất, nhỏ nhất năm
Đường quá trình mực nước thay đổi theo thời gian
Số lần quan trắc trong ngày
Lưu lượng dòng chảy
Tốc độ dòng chảy
Lưu lượng chất lơ lửng


vii

Số hình
Bảng 1.1

Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4
Bảng 1.5
Bảng 1.6
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10.
Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bảng 3.13
Bảng 3.14
Bảng 3.15
Bảng 3.16
Bảng 3.17

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Tên bảng
Đặc trưng hình thái sông ngòi một số nhánh lớn thuộc hệ thống
sông Mã (thuộc lãnh thổ Việt Nam)

Tỷ lệ lượng nước các tháng mùa lũ (%)
Tỷ lệ lượng nước các tháng mùa cạn (%)
Danh sách trạm khí tượng và đo mưa trên lưu vực sông Mã – Chu
Lưới trạm thuỷ văn trên lưu vực sông Mã –Chu
Thông số chính của bậc thang thuỷ điện sông Mã
Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình đối với dòng chảy ngày
Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình đối với dòng chảy lũ
Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mực nước thực đo và tính toán
mùa lũ tại các trạm thủy văn
Đặc trưng mực nước lũ tại một số trạm thuỷ văn trên hệ thống Mã
- Chu

Thời gian và tốc độ truyền lũ trung bình thời kỳ trên hệ thống
sông Mã – Chu
Đặc trưng mực nước lũ tại một số trạm thuỷ văn trên hệ thống
sông Mã – Chu sau khi có hồ và hoàn nguyên
Thời gian và tốc độ truyền lũ trên hệ thống sông Mã – Chu
Lưu lượng trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất đặc trưng tháng, năm
thực đo và hoàn nguyên trạm Cửa Đat trên sông Chu
Mực nước trung bình đặc trưng tháng, năm thực đo và hoàn
nguyên các trạm trên hệ thống sông Mã - Chu
Mực nước lớn nhất đặc trưng tháng, năm thực đo và hoàn nguyên
của các trạm trên hệ thống sông Mã - Chu
Mực nước nhỏ nhất đặc trưng theo tháng, năm thực đo và hoàn
nguyên của các trạm trên hệ thống sông Mã - Chu
Đặc trưng mực nước lũ tại một số trạm thuỷ văn trên hệ thống
sông Mã – Chu sau khi có hồ và hoàn nguyên

Thời gian và tốc độ truyền lũ trên hệ thống sông Mã – Chu
sau khi có sự điều tiết của 3 hồ

Chênh lệch mực nước (TB ngày) trước và sau giảm chế độ quan
trắc
Chênh lệch mực nước ngày năm 2012 trước và sau khi thay đổi
chế độ quan trắc trạm Cửa Đạt (cm)
Chênh lệch mực nước ngày năm 2012 trước và sau khi thay đổi
chế độ quan trắc trạm Bái Thượng (cm)
Chênh lệch mực nước ngày năm 2012 trước và sau khi thay đổi
chế độ quan trắc trạm Xuân Khánh (cm)
Thay đổi chênh lệch mực nước ngày trước và sau khi thay đổi chế
độ quan trắc trạm Cửa Đạt
Thay đổi chênh lệch mực nước ngày trước và sau khi thay đổi chế
độ quan trắc trạm Bái Thượng
Thay đổi chênh lệch mực nước ngày trước và sau khi thay đổi chế

Trang
15
18
18
20
21
29
37
38
45
54
55
62
63
63
64

66
68
72
76
77
79
80
81
82
82
83


8

Bảng 3.18
Bảng 3.19
Bảng 3.20
Bảng 3.21
Bảng 3.22
Bảng 3.23
Bảng 3.24
Bảng 3.25
Bảng 3.26
Bảng 3.27
Bảng 3.28
Bảng 3.29

Số hình
Hình 1.1

Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8
Hình 2.9
Hình 2.10
Hình 2.11

độ quan trắc trạm Xuân Khánh
Tổng hợp số ốp đo trước và sau khi thay đổi chế độ tại các trạm
So sánh đặc trưng thay đổi mực nước tháng trạm Cửa Đạt trước và
sau khi thay đổi chế độ quan trắc
So sánh đặc trưng thay đổi mực nước tháng trạm Bái Thượng trước
và sau khi thay đổi chế độ quan trắc
So sánh đặc trưng thay đổi mực nước tháng trạm Xuân Khánh
trước và sau khi thay đổi chế độ quan trắc
Thống kê đặc trưng mực nước trước và sau khi thay đổi chế độ
quan trắc trạm Cửa Đạt
Thống kê đặc trưng mực nước trước và sau khi thay đổi chế độ
quan trắc trạm Bái Thượng
Thống kê đặc trưng mực nước trước và sau khi thay đổi chế độ
quan trắc trạm Xuân Khánh
Thống kê số lần quan trắc lưu lượng trong năm
thời kỳ trước khi hồ hoạt động

Thống kê số lần quan trắc lưu lượng trong năm thời kỳ sau khi hồ
hoạt động
Thống kê biên độ mực nước năm tại trạm Cửa Đạt trước khi có
hoạt động của hồ Cửa Đạt
Thống kê biên độ mực nước năm tại trạm Cửa Đạt sau khi có hoạt
động của hồ Cửa Đạt
Đánh giá tổng lượng trước và sau khi giảm
chế độ quan trắc lưu lượng
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Tên hình
Vị trí địa lý lưu vực sông Mã - Chu
Mạng lưới sông và trạm khí tượng thuỷ văn lưu vực sông Mã- Chu
Hiện trạng hệ thống hồ chứa hệ thống sông Mã - Chu
Sơ đồ thực hiện nội dung của đề tài luận văn
Đường quá trình lưu lượng giữa tính toán và thực đo trạm Xã Là
Quá trình lưu lượng giữa tính toán và thực đo trạm Cẩm Thủy
Quá trình lưu lượng giữa tính toán và thực đo trạm Cửa Đạt
Quá trình lưu lượng giữa tính toán và thực đo mùa lũ trạm Cẩm
Thủy
Quá trình lưu lượng giữa tính toán và thực đo trạm Cửa Đạt mùa lũ
Sơ đồ tổng quát các mô đun của mô hình HEC – RESSIM
Sơ đồ thủy lực lưu vực sông Mã - Chu mô phỏng trong MIKE11
Quá trình mực nước thực đo và tính toán một số trạm trên LVS Mã
- Chu (Giai đoạn hiệu chỉnh mô hình ứng với trường hợp lũ cao)
Quá trình mực nước thực đo và tính toán một số trạm trên LVS Mã
- Chu (Giai đoạn kiểm định mô hình ứng với trường hợp lũ cao
Quá trình mực nước thực đo và tính toán một số trạm trên LVS Mã
- Chu (Giai đoạn hiệu chỉnh mô hình ứng với trường hợp lũ trung

83

83
84
84
85
85
85
87
87
89
89
90

Trang
12
22
23
31
36
36
37
38
38
40
42
43
44
44


9


Hình 2.12
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10
Hình 3.11
Hình 3.12
Hình 3.13
Hình 3.14
Hình 3.15
Hình 3.16
Hình 3.17
Hình 3.18
Hình 3.19
Hình 3.20

bình)
Quá trình mực nước thực đo và tính toán một số trạm trên LVS Mã
- Chu (Giai đoạn kiểm định mô hình ứng với trường hợp lũ trung
bình)
Diễn biến Qtb, Htb mùa lũ trạm Cửa Đạt trước
và sau khi có hồ Cửa Đạt
Diễn biến Htb mùa lũ các thời kỳ tại các trạm trên sông Chu trước

và sau khi có hồ Cửa Đạt
Diễn biến Qtb, Htb mùa lũ trạm Cẩm Thủy trước
và sau khi có hồ Cửa Đạt
Diễn biến Htb mùa lũ các thời kỳ các trạm trên sông Mã trước và
sau khi có hồ Cửa Đạt
Diễn biến Qtb, Htb mùa kiệt trạm Cửa Đạt trước
và sau khi có hồ Cửa Đạt
Quá trình lưu lượng xả qua tuabin hồ Cửa Đạt và lưu lượng trạm
Cửa Đạt từ tháng (I-V) từ năm 2011, 2013
Diễn biến Htb mùa kiệt các thời kỳ tại các trạm trên sông Chu
trước và sau khi có hồ Cửa Đạt
Diễn biến Qtb, Htb mùa kiệt trạm Cẩm Thủy trước
và sau khi có hồ Cửa Đạt
Diễn biến Htb mùa kiệt các thời kỳ các trạm trên sông Mã trước và
sau khi có hồ Cửa Đạt
Quá trình lưu lượng trung bình, lớn nhất và nhỏ nhất đặc trưng
tháng thực đo và hoàn nguyên tại trạm Cửa Đạt trên sông Chu
Quá trình mực nước trung bình tháng thực đo và hoàn nguyên tại
các trạm trên lưu vực sông Mã - Chu
Quá trình mực nước lớn nhất đặc trưng tháng các trạm trên lưu vực
sông Mã - Chu
Quá trình mực nước nhỏ nhất thực đo và hoàn nguyên các trạm
trên lưu vực sông Mã - Chu
Quá trình mực nước tháng 1 và tháng 7 trạm Bái Thượng trước và
sau khi thay đổi chế độ quan trắc năm 2012
Quá trình mực nước tháng 1 và tháng 7 trạm Cửa Đạt trước và sau
khi thay đổi chế độ quan trắc năm 2012
Quá trình mực nước tháng 1 và tháng 7 trạm Xuân Khánh trước và
sau khi thay đổi chế độ quan trắc năm 2012
Quá trình lưu lượng trước và sau khi ảnh hưởng cuả hồ chứa

Quan hệ Q= F(H) thời kỳ trước và sau khi có hoạt động của hồ Cửa
Đạt tại một số năm
Biểu đồ đường quá trình Q~t và thời điểm đo Q năm 2005 (trước
khi ảnh hưởng hồ chứa)
Biểu đồ quá trình Q~t và thời điểm đo Q năm 2012 (sau khi ảnh
hưởng hồ chứa)

45
48
49
50
51
56
57
59
59
60
64
66
68
70
78
79
79
86
87
88
89



1

MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài
1.1. Ý nghĩa khoa học:
Hồ chứa thủy lợi, thủy điện được xem là một biện pháp hữu hiệu để
phát điện; trị thủy, kiểm soát dòng chảy, giữ nước trong mùa mưa để hạn chế
lũ lụt ở hạ du; để giảm bớt hạn hán mùa khô, khai thác nước cho việc tưới
ruộng, cấp nước sinh hoạt, vận tải thủy, nuôi cá trong hồ chứa; sử dụng các hồ
chứa như là một địa điểm điều hòa khí hậu, là nơi tham quan du lịch, hoạt
động thể thao nước, ..... Ngoài lợi ích to lớn mà công trình thủy lợi, thủy điện
đem lại, các hồ thủy lợi, thủy điện cũng gây ra những tác động không nhỏ đến
hệ sinh thái ở vùng thượng và hạ du đập. Các tác động bất lợi có thể kể đến
gồm:
- Làm thay đổi chế độ dòng chảy hạ lưu, điều này đồng nghĩa với sự
phát sinh nhiều vấn đề phức tạp như: biến đổi lòng dẫn, thay đổi xâm nhập
mặn, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động khai thác tài nguyên nước hạ lưu.
- Do tác động của hệ thống hồ chứa ở khu vực thượng lưu sẽ làm thay
đổi chế độ thủy văn ở cả thượng lưu và đặc biệt là khu vực hạ lưu làm cho hệ
thống trạm đo thủy văn đã thiết lập trước đó không phản ánh trung thực chế
độ dòng chảy tự nhiên. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng số liệu điều tra cơ
bản và đặc biệt phục vụ công tác dự báo hiện hành.
- Có thể xảy ra xung đột về nguồn nước cho sản xuất điện năng và nhu
cầu dùng nước ở hạ du vào mùa kiệt.
- Luôn có mâu thuẫn giữa việc xả nước mùa lũ để an toàn công trình
thủy điện với việc bảo vệ chống ngập lụt ở hạ du.
Mực nước ở hạ lưu thấp làm cho các cửa lấy nước được xây dựng trước
đây có thể bị “treo” không lấy nước được nước, các hoạt động giao thông
thủy cũng bị ảnh hưởng.
Sự biến đổi hình thái lòng dẫn, do lượng bùn cát được giữ lại trong hồ,

kéo theo sự thay đổi quan hệ thuỷ văn giữa mực nước H và lưu lượng (Q) ở


2

lòng sông hạ du. Khi lòng dẫn bị xói thì với cùng 1 cấp lưu lượng Q thì mực
nước H đã bị giảm, sự giảm mực nước (H) đã ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt
động kinh tế khai thác và quản lý lòng sông.
1.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Lưu vực sông Mã – Chu nằm trên địa phận Lào và Việt Nam, là hệ
2

thống sông lớn nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, với tổng diện tích 28.400 km .
Sông Mã là hợp lưu của nhiều con sông như: Sông Chu, Sông m, Sông
Bưởi, sông Cầu Chày.... Thượng nguồn lưu lưu vực sông Mã – Chu có nhiều
nhà máy thủy điện và công trình thủy lợi. Hiện nay, trên lưu vực có 3 hồ chứa
3

3

lớn: Trung Sơn (W= 348,5 triệu m ), Cửa Đạt (W= 1364 triệu m ), Hủa Na
3

(W= 533 triệu m ), có nhiệm vụ cắt giảm lũ bảo vệ hạ du trong mùa lũ, chống
hạn trong mùa kiệt, phát điện và cấp nước sinh hoạt, công, nông nghiệp.
Hạ lưu sông Mã – Chu là trung tâm kinh tế – xã hội của tỉnh Thanh
Hóa, đây là khu vực tập trung phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và
là trung tâm văn hóa của Tỉnh. Mặt khác, trong những năm gần đây khu vực
này đang phải đối mặt với nhiều tác động của thiên tai như: suy giảm nước,
xâm nhập mặn sâu về mùa kiệt, ngập úng về mùa lũ ảnh hưởng đến sinh hoạt

và sản suất.
Việc nghiên cứu điều chỉnh chế độ đo và mạng lưới trạm quan trắc trên
lưu vực phù hợp với điều kiện ảnh hưởng của các hồ chứa, đập dâng là rất cần
thiết nhằm thu thập bộ số liệu có tính đại biểu, phản ánh đúng chế độ dòng
chảy, phục vụ công tác điều tra cơ bản và dự báo phục vụ phòng chống thiên
tai.
2. Mục tiêu của đề tài:
- Đánh giá tác động của hồ chứa phía thượng lưu đến chế độ thủy văn
vùng hạ du lưu vực sông Mã – Chu.
- Đề xuất điều chỉnh chế độ đo đối với các trạm bị ảnh hưởng ở hạ lưu
các hồ chứa và quy hoạch lại mạng lưới các trạm thủy văn cần di dời, xây
dựng mới trên lưu vực sông Mã - Chu.


3

3. Phương pháp nghiên cứu:
3.1. Cách tiếp cận:
1) Tiếp cận
t n : Dòng chảy năm nói chung, đặc biệt là dòng chảy
mùa cạn vào hệ thống hồ chứa được hình thành trong một hệ thống lưu vực
thành phần và chịu sự tác động về điều kiện thủy văn, thủy lực của lưu vực
chung. Việc sử dụng nước ở một hồ chứa nào đó đều có liên quan đến cán cân
nước cho hồ chứa khác (nếu có) và dòng chảy ở toàn lưu vực. Do vậy, cần
nghiên cứu, phân tích mối quan hệ giữa các hộ sử dụng nước và tác động của
chúng đến dòng chảy chung và hạ lưu sau các hồ chứa.
2) Tiếp cận t n
p đa n àn : Dòng chảy bị tác động của hệ thống
hồ chứa có ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ thủy văn tự nhiện vùng hạ lưu sau
đập và kéo theo tác động đến rất nhiều ngành như, nông nghiệp, giao thông,

sinh hoạt. Do vậy, đề tài luận án sẽ phân tích, đánh giá các ảnh hưởng nói trên
qua việc sử dụng nước, lợi ích của việc sử dụng nước của từng ngành để điều
phối hợp lý chế độ xả nước từ hệ thống hồ chứa.
3) Tiếp cận kế thừa: Các công trình nghiên cứu đã và đang được thực
hiện bao gồm bộ số liệu về hệ thống hồ chứa (thủy điện, thủy lợi) trong khu
vực nghiên cứu, các số liệu địa hình, mặt cắt, về các công trình lấy nước,
phương pháp luận, phương pháp tính,...
Đề tài phối hợp với các cơ quan để được khai thác số liệu, một số
phương pháp tính nhằm nâng cao kiến thức và đạt hiệu quả trong thực tiễn.
3.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Kế thừa, áp dụng có chọn lọc sản phẩm khoa học và công nghệ hiện có
trên thế giới và trong nước.
- Phương pháp điều tra phân tích tổng hợp nguyên nhân hình thành
- Phương pháp phân tích thống kê
- Phương pháp mô hình toán thuỷ văn, cân bằng nước, thống kê và ứng
dụng các công nghệ hiện đại viễn thám, GIS


4

- Phương pháp chuyên gia
- Khai thác các phần mềm phù hợp với những nội dung nghiên cứu.
4. Nội dung nghiên cứu:
Nội dung 1. Khảo sát thực địa các hồ chứa; Thu thập, bổ sung, biên tập, xử lý
số liệu khí tượng thủy văn, hiện trạng mạng lưới trạm thủy văn, hiện trạng hồ
chứa, quy trình vận hành hệ thống hồ chứa và quy trình quy phạm đang được
thực hiện đo đạc trên lưu vực.
Nội dung 2: Tổng quan các phương pháp nghiên cứu
Nội dung 3: Sử dụng bộ mô hình HEC-RESIM và MIKE11 để hoàn nguyên
số liệu dòng chảy và mô phỏng ảnh hưởng của hồ chứa thủy điện, đập dâng

đến chế độ dòng chảy vùng hạ lưu lưu vực sông Mã – Chu
Nội dung 4: Phân tích diễn biễn các đặc trưng thủy văn (mực nước, lưu
lượng) tại các trạm hạ lưu lưu vực sông Mã - Chu trong những thời đoạn khác
nhau.
Nội dung 5: Nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh chế độ quan trắc và vị trí (nếu
cần) trạm thủy văn trên hệ thống sông chính phù hợp với chế độ thủy văn
dưới tác động của hồ chứa trên lưu vực sông Mã – Chu.
5. Bố cục luận văn
Theo nội dung đã xác định, luận văn được bố cục thành các nội dung và
chương như sau:
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HỒ CHỨA TỚI DÒNG CHẢY
VÀ CHẾ ĐỘ ĐO ĐẠC TẠI CÁC TRẠM HẠ LƯU LƯU VỰC SÔNG MÃ - CHU
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO


5

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU NGOÀI VÀ TRONG NƯỚC

1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Do nhu cầu khai thác nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội,
việc xây dựng các hồ chứa, đập dâng là một trong những biện pháp công trình
được thực hiện rộng rãi trên hầu hết các nước trên thế giới.

Khi đưa hệ thống hồ vào hoạt động đã làm thay đổi một cách sâu sắc
chế độ thủy văn, thủy lực ở phần hạ lưu hồ. Diễn biến tài nguyên nước ở hạ
du cũng bị thay đổi một cách cơ bản. Vấn đề được đặt ra sau khi có hệ thống
hồ chứa là: 1) Dòng chảy trong quá trình sử dụng phải được phân bổ, chia sẻ
một cách hợp lý giữa các khu vực thượng lưu và hạ lưu, giữa các nhu cầu sử
dụng khác nhau; 2) Tác động hoạt động của hồ chứa tới đặc điểm dòng chảy
và xói lở hạ du; 3) Trong trường hợp có nhiều hồ chứa trên cùng một lưu vực
sông cần xác định thứ tự ưu tiên, thời gian tích nước, phân phối lượng dòng
chảy cho từng hồ hợp lý nhằm mục đích sử dụng nguồn nước hợp lý nhất
nhằm đồng thời thỏa mãn nhiệm vụ của m i hồ chứa và cấp nước duy trì dòng
chảy tối thiểu cho hạ du.
Đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến tác động của các hồ chứa đến
chế độ thủy văn - thủy lực hạ lưu của lưu vực sông, một số công trình nghiên
cứu tiêu biểu có thể tóm tắt như sau:
Ở Mỹ, đập Glen Canyon trên sông Colorado, có sự biến đổi lưu lượng
khá lớn khi hồ chứa đi vào hoạt động, lưu lượng trung bình tháng IX trong
3

3

sông giảm từ 2.000m /s xuống 700m /s. Sự thay đổi chế độ dòng chảy ở hạ
lưu các sông về lưu lượng, mực nước, bùn cát và nhiệt độ nước đã tác động
mạnh mẽ đến các vấn đề như yêu cầu duy trì dòng chảy tối thiểu và duy trì
sinh thái vùng hạ lưu….
Ở Úc, một nghiên cứu điển hình về tác động của các công trình đến chế
độ thủy văn lưu vực sông Murray Darling. Việc xây dựng các công trình trên


6


dòng chính đã làm cho lưu vực gần như cạn kiệt. Để duy trì sự tồn tại của con
sông, ban quản lý lưu vực sông đã đề xuất các sáng kiến và được sự đồng
thuận của các tiểu bang trong lưu vực gồm các điểm: Chuẩn bị một chiến lược
tổng thể về sử dụng nước mặt và nước ngầm một cách bền vững; đề xuất tiêu
chuẩn về chất lượng nước; quy hoạch sử dụng nước và định mức sử dụng
nước cho các tiểu bang; Phân bổ sử dụng nước theo mùa và các nguyên tắc về
kinh doanh và chế độ sử phạt trong việc sử dụng nước. Để đạt được mục tiêu
về sử dụng nguồn nước trên lưu vực sông bền vững các hành động cụ thể
được thực hiện đó là: Dừng việc xây dựng thêm các công trình khai thác
nước; xác định hạn ngạch được khai thác cho từng khu vực trên lưu vực; đăng
ký khai thác nước; thiết lập cơ chế quản lý môi trường độc lập; sử dụng nước
cần mang lại hiệu quả kinh tế; tích hợp quản lý đất và nước.
Ramon J. Batalla và nnk (2000) đã nghiên cứu sự thay đổi chế độ dòng
chảy do ảnh hưởng của các công trình hồ chứa nước trên lưu vực sông Ebro ở
vùng đông bắc Tây Ban Nha chịu sự điều tiết của trên 187 đập nước, với tổng
dung tích xấp xỉ 57% tổng lượng dòng chảy trung bình năm. Nghiên cứu đã
phân tích số liệu của 38 trạm thủy văn trên 22 nhánh sông để đánh giá sự
thay đổi thủy văn do các hồ chứa trên lưu vực gây ra. Kết quả cho thấy dòng
chảy lũ với tần suất 2 năm xảy ra lần và 10 năm xảy ra 1 lần trung bình
giảm trên
30%, còn với dòng chảy năm không có xu thế rõ rệt.
Francis J. Magilligan và Keith H. Nislow (2003) đã nghiên cứu các ảnh
hưởng của các đập hồ chứa đến chế độ dòng chảy hạ lưu các con sông ở Hoa
Kỳ bằng việc sử dụng Chỉ số Biến đổi Thủy văn (the Indicators of Hydrologic
Alteration) để định lượng những thay đổi chế độ dòng chảy tại 21 các trạm
thủy văn từ các số liệu đo đạc trước và sau khi vận hành công trình.
Trong nghiên cứu này: tác giả phân thành những nhóm đặc trưng của
dòng chảy tại các trạm tiến hành phân tích sự thay đổi trước và sau khi có
hoạt động của hồ chứa. Tuy nhiên, công cụ này tập trung phân tích số liệu
ngày và phân tích dòng chảy môi trường hạ lưu.



7

William L. Graf (2005) đã nghiên cứu 137 hồ chứa rất lớn (dung tích
3

hồ hơn 1,2 km ) và khảo sát, phân tích dữ liệu của 72 con sông trên khắp lãnh
thổ Hoa Kỳ, kết quả nghiên cứu cho thấy: trung bình các hồ chứa nước đã làm
giảm nhỏ đỉnh lũ đến 67% (nhiều nhất đến 90%), giảm lưu lượng trung bình
lớn nhất hàng năm 60%, và trung bình ngày lớn nhất 64%. So với những con
sông không bị điều tiết (không có hồ chứa) thì những con sông bị điều tiết bị
thay đổi mạnh mẽ về kích thước lòng dẫn: mặt cắt thủy lực dòng chảy kiệt
tăng lên 32%, mặt cắt thủy lực dòng chảy lũ giảm đi 50%; khả năng hoạt
động của các vùng đồng bằng lũ ven sông giảm 79%, và vùng đồng bằng lũ
không còn chức năng hoạt động tăng 3,6 lần.
Có thể nói nghiên cứu tác động của các hồ chứa thượng lưu đến chế độ
dòng chảy đã đạt được nhiều kết quả. Hầu hết các nghiên cứu trong thời gian
gần đây đã sử dụng công cụ mô hình toán thủy văn, thủy lực để đánh giá sự
thay đổi chế độ dòng chảy dưới tác động vận hành của các công trình. Cách
tiếp cận phân tích xu thế biến đổi các đặc trưng dòng chảy thời kỳ trước và
sau khi có công trình hoạt động phù hợp. Mặt khác, kết hợp sử dụng mô hình
toán để nghiên cứu sự thay đổi các yếu tố thủy văn - thủy lực hạ lưu do tác
động của các công trình thủy lợi, thủy điện đã và đang là hướng phù hợp và
hiệu quả.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu đánh giá tác động của
hồ chứa tới chế độ thủy văn, thủy lực khu vực hạ lưu:
Ngô Đình Tuấn và nnk (1999) nghiên cứu dự báo tác động của hồ Pa
Vinh (hồ Sơn La) và các hồ khác có thể được xây dựng đối với chế độ thủy

văn hệ thống sông Hồng. Các kết quả đã xác định phân bố dung tích phòng lũ
cho các hồ trên hệ thống và đánh giá những thay đổi dòng chảy mùa lũ đối
với hạ lưu, một phần xem xét về bồi lắng bùn cát trong các hồ chứa.
Lê Kim Truyền, Hà Văn Khối và nnk (2007) nghiên cứu cơ sở khoa học
và thực tiễn điều hành cấp nước mùa cạn cho đồng bằng sông Hồng. Thông
qua việc phân tích hiện trạng chế độ dòng chảy vùng hạ lưu sông Hồng do


8

ảnh hưởng của hồ chứa Hòa Bình và Thác Bà, tính toán nhu cầu dùng nước
vùng đồng bằng sông Hồng, điều tiết hệ thống hồ chứa, ứng dụng mô hình
MIKE 11 đánh giá hiện trạng diễn biến mực nước và xâm nhập mặn vùng hạ
lưu sông Hồng, đề tài đã đánh giá khả năng gia tăng cấp nước của các hồ chứa
thượng nguồn khi gặp những năm hạn kiệt, đề xuất chế độ vận hành các hồ
chứa phục vụ phát điện và cấp nước trong thời kỳ mùa kiệt trên hệ thống sông
Hồng, không đi sâu đánh giá toàn diện tác động của các hồ chứa đến chế độ
thủy văn – thủy lực hạ lưu sông Hồng.
Đề tài [12] “Nghiên cứu đánh giá tác động của các công trình trên dòng
chính và giải pháp quản lý sử dụng hiệu quả tài nguyên nước mặt lưu vực
sông Hương”, cấp Nhà nước KC08.25/06-10 do Nguyễn Quang Trung chủ
nhiệm, đã nghiên cứu tác động của công trình đến diến biến dòng chảy lũ,
kiệt và xâm nhập mặn trên sông Hương. Từ đó đề xuất các giải pháp sử dụng
tài nguyên nước một cách có hiệu quả phục vụ các ngành kinh tế.
Đề tài [3]: “Đánh giá tác động của hệ thống hồ chứa trên sông Đà, sông
Lô đến dòng chảy mùa cạn hạ lưu sông Hồng và đề xuất giải pháp đảm bảo an
ninh nguồn nước cho hạ du” Chủ nhiệm TS. Nguyễn Lan Châu, năm 2009.
Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất quy trình
điều hành liên hồ chứa trên sông Vu Gia – Thu Bồn đảm bảo ngăn lũ, chậm
lũ và an toàn vận hành hồ chứa, do Viện Quy hoạch thủy lợi thực hiện từ

20102011 với mục tiêu đề xuất quy trình vận hành hồ chứa/ liên hồ chứa trên lưu
vực Vu Gia – Thu Bồn đảm bảo việc ngăn lũ, chậm lũ, an toàn hồ chứa và sử
dụng tổng hợp nguồn nước trong mùa lũ.
Nguyễn Lập Dân và nnk (2013) nghiên cứu đánh giá tác động của phát
triển thủy điện đến tài nguyên nước khu vực Tây Nguyên, cho thấy việc phát
triển thủy điện mang lại các tác động tích cực như phát điện, bổ sung nguồn
nước ngầm, chuyển nước cho các vùng khô hạn, song có nhiều tác động tiêu
cực như làm thay đổi chế độ thủy văn, làm tăng tổn thất nước, tạo ra các khúc
sông chết ở hạ lưu đập. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đánh giá định lượng tác
động của các hồ chứa thủy điện đến chế độ thủy động lực hạ lưu.


9

Trên lưu vực sông Mã – Chu đã có một số nghiên cứu như:
- Đề tài “Nghiên cứu đánh giá tác động của dòng chảy kiệt đến tình hình
hạn hán và xâm nhập mặn vùng hạ du sông Mã, Cả”, 2011-2014 do PGS.TS.
Nguyễn Quang Trung làm chủ nhiệm. Đề tài đã nghiên cứu một số tác động
dòng chảy kiệt đến vấn đề hạn hán và xâm nhập mặn khu vực hạ du sông Mã,
sông Chu. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của dòng chảy kiệt
phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản vùng hạ du sông Cả và sông Mã.
- Dự án [6] “Xây dựng mô hình xâm nhập mặn vùng hạ lưu sông Mã,
sông Hoạt, sông Yên, tỉnh Thanh Hóa” do PGS.TS. Lã Thanh Hà chủ nhiệm.
Dự án đã xây dựng được bộ mô hình cảnh báo mặn cho hạ lưu sông Mã, sông
Hoạt và sông Yên.
- Đề tài [6] KC08-32/11-15 (2012) : Nghiên cứu đánh giá tác động của

hồ chứa thượng nguồn đến biến động lòng dẫn hạ du, cửa sông ven biển hệ
thống sông Mã và đề xuất giải pháp hạn chế tác động bất lợi nhằm phát triển
bền vững, do Nguyễn Mạnh Hùng thực hiện chỉ đề cập đến tác động của hồ

chứa thượng nguồn đến biến động lòng dẫn hạ du, cửa sông ven biển hệ thống
sông Mã.
- Đề tài cấp Viện [7] (2016): “Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ thống hồ
chứa, đập dâng đến chế độ đo đạc và chất lượng số liệu của các trạm thủy
văn trên lưu vực sông Mã- Chu, do Văn Thị Hằng, Viện
KTTV&BĐKH.2017 thực hiện theo các nội dung : Đánh giá tác động của
hồ chứa đến chế độ thủy văn, thủy lực tại vùng hạ du lưu vực sông Mã
Chu và nghiên cứu điều chỉnh chế độ quan trắc của các trạm chịu ảnh
hưởng lớn của hồ chứa trên lưu vực sông Mã - Chu. Nội dung đề tài rất có
ích để tham khảo trong nội dung luận văn. Tuy nhiên, đề tài chưa cập nhật hệ
thống hồ chứa cùng với quy trình vận hành liên hồ chứa cho lưu vực sông
Mã- Chu.
- Bài báo “Nghiên cứu đánh giá tác động của điều tiết hồ chứa đến chế
độ dòng chảy kiệt hạ du lưu vực sông Mã” tác giả Nguyễn Quang Trung và
Nguyễn Xuân Lâm, đăng trên tạp chí khoa học kỹ thuật thủy lợi và môi


10

trường - Số 44 (3/2014). Bài báo đã tính toán cho các trường hợp khi không
có hồ và có hồ chứa vận hành, tính toán các kịch bản ứng với tần suất thiết kế
75%, 85% và 90% từ đó phân tích và đánh giá được những thuận lợi và khó
khăn trong việc khai thác nguồn nước trên dòng chính sông Mã.
Một s nhận xét:
Từ các kết quả nghiên cứu đã thực hiện trên tại Việt Nam và áp dụng
cho lưu vực sông Mã- Chu liên quan đến tác động của các công trình thủy lợi
- thủy điện cho thấy những vấn đề chủ yếu sau đây:
Các nghiên cứu tại Việt Nam đánh giá tác động của các công trình đến
dòng chảy gần đây đã được quan tâm nghiên cứu, đặc biệt từ khi có các công
trình thủy lợi, thủy điện lớn trên các hệ thống sông. Các nghiên cứu tác động

của của hoạt động các công trình thủy lợi thường tập trung đánh giá thay đổi
nguồn nước trên lưu vực, chưa đi sâu đánh giá chi tiết và định lượng tác động
của các công trình thủy lợi - thủy điện yếu tố thủy văn - thủy lực ở hạ lưu các
hệ thống sông.
Các nghiên cứu đã thực hiện thường đánh giá tác động của từng công
trình, tác động tổng hợp của các công trình thượng lưu, hạ lưu đến chế độ
thủy văn - thủy lực hạ lưu hệ thống sông Mã – Chu chủ yếu xét đến ảnh
hưởng của các hồ vào tài nguyên nước mùa cạn, tác động đến xâm nhập mặn
vùng cửa sông ven biển chưa xét đến các đặc trưng dòng chảy vào mùa lũ.
Đặc biệt, chưa có phân tích đánh giá tới chế độ đo đạc của các trạm vùng ảnh
hưởng của hoạt động hồ chứa.
Với những hạn chế của những nghiên cứu trước đây và nhận thức đánh
giá tác động của hệ thống công trình thủy lợi – thủy điện đến một số đặc trưng
dòng chảy hạ lưu sông Mã - Chu là vấn đề phức tạp, do vậy định hướng
nghiên cứu của đề tài là:
- Xem xét đánh giá trên quan điểm phân tích hệ thống của lưu vực
sông Mã - Chu, tập trung vào các công trình chính có tác động đáng kể đến
chế độ dòng chảy hạ lưu.


11

- Đánh giá định lượng được tác động của các công trình đến một số
đặc trưng thủy văn – thủy lực hạ du, như dòng chảy năm, đặc trưng lũ, kiệt,
quan hệ tương quan giữa dòng chảy đo đạc tại trạm và hoạt động phát điện
của nhà máy, đánh giá phân tích thay đổi chế độ đòng chảy tại một số trạm
chịu ảnh hưởng của hồ.
1.2. TỔNG QUAN LƯU VỰC SÔNG MÃ - CHU

1.2.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên lưu vực sông Mã - Chu

a. Vị trí địa lý [5]
Lưu vực sông Mã nằm ở phía Tây Bắc Bộ và phần phía bắc của Bắc
0

0

0

Trung Bộ, trong phạm vi toạ độ địa lý: 103 05'-106 00' kinh độ đông, 19 40'0

2

21 41' vĩ độ bắc. Với diện tích 28.400 km , phần lớn lưu vực sông Mã (17.600
2

2

km , chiếm 62%) nằm trong lãnh thổ nước ta, phần còn lại (10.800 km ,
chiếm 38%) nằm trong lãnh thổ nước Lào. Phần lưu vực nằm trong lãnh thổ
nước ta thuộc địa phận tỉnh Thanh Hoá và một phần địa phận các tỉnh: Điện
Biên, Sơn La, Hoà Bình và Nghệ An; phía bắc, đông bắc tiếp giáp lưu vực
sông Hồng, phía Tây giáp lưu vực một số sông nhánh của sông Mê Công,
phía Tây Nam và Nam giáp lưu vực sông Cả và phía Đông là vịnh Bắc Bộ
(hình 1.1).


12

Hình 1.1: Vị trí địa lý lưu vực sông Mã – Chu [7]
b. Đặc điểm địa ìn [6]

Địa hình sông Mã rất đa dạng do lưu vực trải rộng từ vùng núi Tây Bắc
qua Lào vùng núi cao của đỉnh Trường Sơn tới bờ vịnh Bắc Bộ. Thế dốc
chung của lưu vực từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình sông Mã có thể
được chia thành các dạng như sau:
• Địa hình vùng núi cao:
Dạng địa hình này nằm chủ yếu ở phía thượng nguồn sông trong vùng
Tây Bắc Lào. Đây là miền uốn nếp phía Tây của Bắc Việt Nam, nơi có hoạt
động tân kiến tạo nâng lên mạnh mẽ tạo nên các dạng địa hình núi và cao
nguyên có độ chia cắt mạnh theo chiều thẳng đứng.


×