Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

ĐIỀU TRA XU THẾ KINH DOANH - Tài liệu phục vụ Hội thảo về Điều tra xu thế kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 49 trang )

May. 28

Tài liệu phục vụ Hội thảo về Điều tra xu thế kinh doanh

ĐIỀU TRA XU THẾ KINH DOANH
(Business Tendence Survey - BTS)
Mục lục
I. Tổng quan điều tra BTS trên thế giới ...................................................................................... 2
1. Đặc trưng cơ bản của điều tra BTS ............................................................................................. 2
2. Điều tra BTS trên thế giới ........................................................................................................... 3
II. Điều tra BTS tại Việt Nam .................................................................................................... 10
1. Tổng cục Thống kê.................................................................................................................... 10
2. Ngân hàng Nhà nước................................................................................................................. 13
3. Trung tâm Thông tin và Dự báo KT-XH quốc gia.................................................................... 14
III. Một số khuyến nghị .............................................................................................................. 15
1. Khôi phục điều tra BTS ở các lĩnh vực đã điều tra trước năm 2007 ......................................... 15
2. Giao đơn vị chủ trì thực hiện điều tra BTS ............................................................................... 16
3. Hình thành Nhóm điều tra BTS ................................................................................................ 17
4. Một số nội dung thiết kế điều tra BTS của TCTK .................................................................... 18
5. Tham dự các hoạt động quốc tế về BTS ................................................................................... 19
Các Phụ lục .................................................................................................................................. 19
Phụ lục 1: Tài liệu hướng dẫn điều tra thí điểm BTS (7/2000) ..................................................... 20
Phụ lục 2: Quy trình tổng hợp kết quả điều tra BTS bằng SPSS .................................................. 39
Phụ lục 3: Phương án điều tra BTS (2001) ................................................................................... 41
Phụ lục 4. Phiếu điều tra BTS của Ba Lan................................................................................... 37

Phụ lục 4a: Mẫu phiếu điều tra BTS thương nghiệp (TCTK)...........................................36
Phụ lục 4b: Mẫu phiếu điều tra BTS thương nghiệp (Balan)............................................38
Phụ lục 5: Một số kết quả điều tra BTS của TCTK...........................................................40
Phụ lục 6: Danh sách các quốc gia điều tra BTS...............................................................41


1


May. 28

Tài liệu phục vụ Hội thảo về Điều tra xu thế kinh doanh

ĐIỀU TRA XU THẾ KINH DOANH
(Business Tendence Survey - BTS)
I. Tổng quan điều tra BTS trên thế giới
Điều tra xu thế kinh doanh (Business Tendency Survey- BTS) là loại điều tra
định tính có nhiều điểm khác biệt so với điều tra thống kê định lượng truyền thống
đã được tiến hành trên thế giới và ở nước ta.
1. Đặc trưng cơ bản của điều tra BTS
- Điều tra BTS còn được gọi với một số tên khác nhau, như: Khảo sát quan
điểm kinh doanh; khảo sát môi trường kinh doanh; điều tra kỳ vọng kinh doanh;
khảo sát niềm tin kinh doanh… Điều tra BTS nhằm thu thập thông tin từ giám đốc
hoặc người quản lý doanh nghiệp về tình hình kinh doanh hiện nay và kế hoạch
hay mong đợi trong tương lai gần của doanh nghiệp.
- Mục đích điều tra: Điều tra BTS nhằm thu thập thông tin về các khía cạnh
khác nhau của doanh nghiệp, kết hợp với những phân tích sẽ cung cấp bức tranh
toàn cảnh về một ngành, lĩnh vực hoặc toàn bộ nền kinh tế (Điều tra định lượng
truyền thống thường chỉ đề cập được một khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp).
Trên cơ sở các thông tin thu thập được từ điều tra BTS sẽ: (i) Bổ sung thông tin
cho các cuộc điều tra định lượng; (ii) Biên soạn các chỉ tiêu niềm tin (confident
indicator), chỉ tiêu dẫn dắt (leading indicator), chỉ tiêu tổng hợp (Composite
indicator) phục vụ cho phân tích và dự báo ngắn hạn và đưa ra những cảnh báo
sớm về kinh tế vĩ mô.
- Loại điều tra: Điều tra BTS là loại điều tra định tính, những thông tin điền
vào phiếu điều tra là những thông tin không liên quan đến sổ sách kế toán, thống


2


May. 28

Tài liệu phục vụ Hội thảo về Điều tra xu thế kinh doanh

kê của doanh nghiệp, mà nó là những thông tin thường trực (có sẵn) của giám
đốc/chủ doanh nghiệp hay người quản lý doanh nghiệp (gọi chung là giám đốc).
- Đối tượng phỏng vấn: Giám đốc doanh nghiệp là những người được phỏng
vấn, vì những người này mới nắm được tình hình hiện tại và xu thế hoạt động của
doanh nghiệp. Vì giám đốc là người trả lời thông tin nên phiếu điều tra cần phải
thiết kế ngắn gọn, súc tích. Thời gian điều tra phiếu khoảng 15-20 phút.
- Tổng hợp kết quả điều tra: Khác với các cuộc điều tra truyền thống, chỉ tiêu
tính toán kết quả điều tra BTS chủ yếu là tính giá trị thuần túy (Net Value, viết tắt
là NV) hay giá trị cân bằng (Net Balance). Ví dụ: kết trả lời về triển vọng nhận
được đơn đặt hàng của các đối tác của DN trong 3 tháng tới như sau: 22% trả lời là
“tăng lên”, 10% trả lời là “không thay đổi”, 18% trả lời là “giảm xuống”, NB = +4
(22-18) (Xem Phụ lục 1: Tài liệu hướng dẫn điều tra thí điểm BTS; Phụ lục 2: Quy
trình tổng hợp kết quả BTS bằng phần mềm SPSS).
- Chi phí điều tra thấp: Nội dung điều tra đơn giản (chủ yếu dùng câu hỏi
đóng). Số lượng câu không nhiều, tốn ít thời gian cho việc phỏng vấn, ghi phiếu,
kiểm tra, mã hóa, tổng hợp, nên sớm cung cấp kết quả điều tra.
- Đối tượng sử dụng kết quả điều tra BTS: Các nhà phân tích kinh tế, hoạch
định chính sách là những người sử dụng chính dữ liệu điều tra BTS. Ngoài ra, các
giám đốc doanh nghiệp cũng sử dụng kết quả điều tra BTS để đánh giá tình hình
kinh doanh hiện tại và tương lai của họ và qua đó biết được tình hình của các đối
thủ cạnh tranh cũng như các đối tác.
2. Điều tra BTS trên thế giới

a) Tình hình điều tra BTS nói chung: Điều tra BTS được tiến hành từ những
năm 1920 do Hiệp hội Thương mại của Anh, Đức thực hiện. Đến năm 2003, đã có
ít nhất 61 quốc gia trên thế giới tiến hành điều tra xu thế kinh doanh, bao gồm 18
3


May. 28

Tài liệu phục vụ Hội thảo về Điều tra xu thế kinh doanh

quốc gia Châu Á, 11 quốc gia Châu Mỹ, 30 quốc gia Châu Âu; 01 quốc gia Châu Phi
(Xem Phụ lục 6: Danh sách các quốc gia điều tra BTS). Quy mô mẫu điều tra BTS của
các quốc gia rất khác nhau, một số quốc gia có các cơ quan khác nhau cùng tiến hành
điều tra BTS. Chu kỳ điều tra BTS thường theo tháng hoặc quí, một số quốc gia điều tra
BTS theo 6 tháng hoặc theo năm (xem Bảng 1).
Bảng 1: Quy mô mẫu và chu kỳ điều tra BTS của một số quốc gia
Năm bắt đầu

Chu kì điều tra

Cỡ mẫu

1. Trung Quốc
- NBS

1994

Hàng quý

15000


- SIC

1990

Hàng quý

5000

- Bank

1990

Hàng quý

5000

1990

2 năm /lần

300

- NCAER

1991

Hàng quý

1500


- Ngân hàng

1998

Hàng quý

2500

- NSO

1996

Hàng quý

...

- Ngân hàng

1993

Hàng quý

1000

1991

Hàng quý

2893


- NSO

1976

2 năm/lần

270

- Bank

1976

Hàng quý

270

- MIER

...

Hàng quý

750

2. Trung Quốc H-K
- NSO
3. Ấn Độ

4. Indonesia


5. Hàn Quốc
- Ngân hàng
6. Malaysia

4


May. 28

Tài liệu phục vụ Hội thảo về Điều tra xu thế kinh doanh

- FMM

...

Hàng quý

151

- Ngân hàng

...

Hàng năm

421

- NSO


1999

Hàng năm

112

- Ngân hàng

1986

2 năm/lần

725

1975

Hàng quý

1250

- NSO

2000

Hàng năm

30000

- Ngân hàng


1999

Hàng tháng

1150

- Chính phủ

1993

Hàng quý

1140

- NESD

1998

Hàng quý

500

10. Belgium

1966

Hàng tháng

800


11. Australia

...

Hàng tháng

160

12. Czech

...

Hàng tháng

600

13. Germany

1966

Hàng tháng

6000

14. Greece

1966

Hàng tháng


650

15. Hungary

...

Hàng tháng

1500

16. Ireland

1966

Hàng tháng

500

17. Italia

...

Hàng tháng

4000

7. Philippins

8. Singapore
- NSO

9. Thái Lan

5


May. 28

Tài liệu phục vụ Hội thảo về Điều tra xu thế kinh doanh

Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về điều tra xu hướng kinh tế (Centre for
International Research on Economic Tendency Surveys - CIRET) được thành lập
năm 1953, trụ sở đóng tại Thụy Sỹ. CIRET là diễn đàn của các nhà kinh tế và các
tổ chức hàng đầu về phân tích kinh doanh và khảo sát người tiêu dùng. CIRET xây
dựng trang web chuyên về BTS () chia sẻ kinh nghiệm và kết
quả điều tra BTS. Từ năm 2000 đến nay, CIRET đã tổ chức 09 cuộc Hội thảo quốc
tế về BTS như sau:
(1) China, 9-11 Oct, 2014: Economic Tendency Surveys and Economic
Policy;
(2) Bruxelles, 14-15 Nov, 2013: Harmonised EU Programme of Business and
Consumer Surveys;
(3) Vienna, 2012: Economic Tendency Surveys and Economic Policy;
(4) New York, 2010: Economic Tendency Surveys and the Services Sector;
(5) Santiago, 2008: Business Tendency Surveys and Policy Formulation;
(6) Rome 2006: Cyclical Indicators and Economic Policy Decisions;
(7) Warsaw, 2004: Economic Tendency Surveys and Cyclical Indicators;
(8) Taipei, 2002: Business Surveys, Cyclical Indicators and Consumer
Surveys;
(9) Paris, 2000: Business Surveys and Empirical Analysis of Economic and
Social Survey Data.
b) Điều tra BTS của OECD: Tất cả các nước thành viên của OECD đều tiến

hành điều tra BTS và đã chứng minh tính hiệu quả của điều tra BTS. Thống kê
định lượng thông thường ở nhiều quốc gia công bố chậm trễ, do vậy các nhà hoạch
định chính sách không thể sử dụng chúng để phân tích tình hình hiện tại và họ
không thể thực hiện các hành động khắc phục hậu quả khủng hoảng về tài chính và
6


May. 28

Tài liệu phục vụ Hội thảo về Điều tra xu thế kinh doanh

kinh tế. Một hệ thống chỉ số chất lượng ngắn hạn tin cậy có thể bổ sung cho hệ
thống số liệu thống kê định lượng. OECD đã thành lập Nhóm trợ giúp kỹ thuật khu
vực (Region Technical Assistance – RETA) nhằm hỗ trợ các quốc gia tiến hành
điều tra BTS. Năm 2003, OECD đã biên soạn và xuất bản cuốn “Business
Tendency Surveys: A Handbook” dành cho các nước không phải là thành viên của
OECD. Năm 2013, Hội thảo quốc tế tổ chức tại Bỉ, nhằm bổ sung, sửa đổi cuốn
cẩm nang này.
c) Điều tra BTS của Pháp: Điều tra BTS của Pháp được tiến hành từ năm
1952 và là một phần rất quan trọng của chương trình thống kê của Cơ quan thống
kê quốc gia Pháp (Insee). Mục đích điều tra BTS của Insee là cung cấp bức chân
dung dựa trên ý kiến của các doanh nghiệp trong ngắn hạn và quan điểm của hộ gia
đình về sản xuất, việc làm, đầu tư, vv. Các câu hỏi của các cuộc điều tra này cung
cấp chỉ số về độ trễ, cũng như các chỉ tiêu dẫn dắt về kinh tế.
Tính kịp thời là yếu tố cực kì quan trọng, do đó bảng hỏi phải ngắn gọn
(thường là một trang) yêu cầu người trả lời cung cấp thông tin chủ yếu là định tính,
trái ngược với thông tin định lượng. Hầu hết các câu hỏi được thiết kế để trả lời dễ
dàng và nhanh chóng. Các cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của Pháp cho
Eurostat là bắt buộc. Cỡ mẫu điều tra khác nhau nằm giữa 1000 và 4500, tùy thuộc
vào từng lĩnh vực điều tra. Insee điều tra BTS ở các lĩnh vực:

- Công nghiệp chế biến: Khảo sát công nghiệp chế biến (hàng tháng, hàng
quý); Khảo sát ý định đầu tư trong ngành Công nghiệp Chế biến (hàng quý); Khảo
sát tình hình tài chính của ngành Công nghiệp Chế biến (2 kỳ/năm).
- Xây dựng: Khảo sát xây dựng của dân cư (hàng quý); Khảo sát xây dựng
chung (hàng tháng); Khảo sát ngành nghề xây dựng (hàng quý); Khảo sát công
trình xây dựng công (hàng quý).

7


May. 28

Tài liệu phục vụ Hội thảo về Điều tra xu thế kinh doanh

- Dịch vụ: Khảo sát thương nghiệp bán lẻ (hàng tháng); Khảo sát thương
nghiệp bán buôn (hai tháng/một lần); Khảo sát các ngành dịch vụ kinh doanh (hàng
tháng).
Insee cung cấp rộng rãi các số liệu điều tra BTS ở các cấp độ khác nhau. Ví
dụ, triển vọng sản xuất hàng hóa tiêu thụ ("Biens de consommation") trong hiện tại
và quá khứ, cũng như hàng tồn kho và đơn đặt hàng. Kết quả chính của cuộc điều
tra cũng được tổng hợp vào một chỉ số tổng hợp nhằm cung cấp một cái nhìn tổng
thể về các điều kiện sản xuất trong các ngành, cũng như một chỉ số bước ngoặt
được thiết kế để hiển thị khi đã đạt tới một bước ngoặt quan trọng.
e) Điều tra BTS ở Malaysia
Điều tra BTS của Malayxia được tiến hành lần đầu vào quý 2/2002. Đối
tượng điều tra là 200 doanh nghiệp thương nghiệp bán lẻ. Đầu năm 2004 đã được
mở rộng ra các lĩnh vực: Bán buôn, xây dựng, công nghiệp và dịch vụ. Qui mô
mẫu điều tra BTS của từng lĩnh vực chi tiết ở bảng dưới đây
Bảng 2: Qui mô mẫu điều tra BTS của Malaysia


Lĩnh vực

Quy mô
mẫu (DN)

Tỷ lệ đóng góp
vào GDP của mẫu
(%)

1. Xây dựng
01. Xây dựng
2.Thương nghiệp bán buôn bán lẻ

55

79,29

162

64,65

02. Bán lẻ

75

03. Bán buôn

87

8



May. 28

Tài liệu phục vụ Hội thảo về Điều tra xu thế kinh doanh

3.Công nghiệp
04. Đồn điền (trồng cây cọ)
05. Điện
06. Chế tạo

193
37

81,21

1
131

74,02

07. Mỏ

12

82,70

08. Nước

12


4. Dịch vụ

124

09. Khách sạn

34

77,31

10. Giao thông vận tải

23

80,71

11. Bưu chính viễn thông

14

12. Tài chính

9

13. Bảo hiểm

8

14. Bất động sản


15

15. Máy tính và các hoạt động liên

21

95,35

quan
Tổng số

534

- Thu thập dữ liệu phù hợp với nguyên tắc chỉ đạo của OECD đưa ra. Dữ liệu
thu thập về 3 tháng qua, 3 tháng tới và 6 tháng tiếp theo. Sử dụng 7 loại bảng hỏi
cho các lĩnh vực và loại hoạt động khác nhau. Công nghiệp có 3 loại bảng hỏi (Mỏ,
nước và điện; Chế tạo; Đồn điền); Xây dựng có 1 bảng hỏi; Thương nghiệp bán
9


May. 28

Tài liệu phục vụ Hội thảo về Điều tra xu thế kinh doanh

buôn và bán lẻ có 1 bảng hỏi; Dịch vụ có 2 loại bảng hỏi (Tài chính; Khách sạn,
giao thông, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, bất động sản và máy tính cùng các
hoạt động liên quan).
Những câu hỏi tổng quát đối với tất cả các loại hoạt động:
Câu hỏi 1: Tình hình chung về sản xuất kinh doanh trong 6 tháng tới.

Câu hỏi 2: Tình hình sản xuất kinh doanh hiện nay.
Câu hỏi 4: Tình hình tài chính doanh nghiệp hiện nay.
Câu hỏi 5: Vấn đề tiếp cận với nguồn tín dụng.
Những câu hỏi đặc thù cho những hoạt động khác nhau
Câu hỏi 3: Kinh nghiệm kinh doanh trong 3 tháng qua và những thay đổi có
thể trong 3 tháng tới.
Câu hỏi 6: Những nhân tố hạn chế.
Đối tượng phỏng vấn trong cuộc điều tra này là những người quản lý hàng
đầu, chịu trách nhiệm quản lý kinh doanh và ra quyết định trong các doanh nghiệp.
Malaysia đã thiết lập trang điện tử riêng chuyên về điều tra BTS
( />Theo đó các báo cáo về kết quả điều tra BTS được công bố có hệ thống trên trang
web này, Báo cáo gần đây nhất là báo cáo kết quả điều tra BTS quí 1/2014.
II. Điều tra BTS tại Việt Nam
1. Tổng cục Thống kê
a) Quá trình tiếp cận điều tra BTS của TCTK: Lãnh đạo Tổng cục (Anh Lê
Mạnh Hùng, nguyên TCT) sau khi tham dự Hội thảo quốc tế về điều tra BTS do
ADB và OECD tổ chức tại Manila, Philipine, tháng 11/1999, đã giao nhiệm cho
10


May. 28

Tài liệu phục vụ Hội thảo về Điều tra xu thế kinh doanh

Vụ TKTM&DV nghiên cứu, triển khai điều tra BTS. Tháng 01/2000, Tổng cục
thành lập Nhóm công tác điều tra BTS với 4 nhiệm vụ chủ yếu:
(1) Nghiên cứu, áp dụng điều tra BTS;
(2) Tuyên truyền về điều tra BTS (viết bài đăng báo, tạp chí, hội thảo...);
(3) Chuẩn bị điều tra thí điểm BTS (soạn thảo phương án, bảng hỏi, thiết kế
mẫu);

(4) Tổ chức điều tra thí điểm BTS.
b) Điều tra thí điểm: Điều tra thí điểm được tiến hành ở 02 lĩnh vực: Công
nghiệp và Thương nghiệp bán buôn, bán lẻ. Điều tra thí điểm BTS được tiến hành
hàng tháng, từ tháng 7-12/2000 tại 04 địa phương là Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ
Chí Minh và Đà Nẵng. Kết quả điều tra thí điểm BTS đã được trình bày trong các
cuộc hội thảo trong nước và quốc tế.
- Tổ chức Hội thảo về BTS: Tháng 03/2001, TCTK đã tổ chức hội thảo quốc
gia về “Kết quả điều tra thí điểm BTS” tại Khách sạn La Thành, Hà Nội. Ngoài các
đại biểu của TCTK, Cục Thống kê cấp tỉnh, còn có các đại biểu đến từ các Bộ,
ngành và các đại biểu quốc tế đến từ ADB, OECD.
- Tham dự hội thảo quốc tế về BTS, TCTK đã cử người tham dự và trình
bầy điều tra BTS của Việt Nam tại 02 hội thảo quốc tế được tổ chức tại Paris
(Pháp) và Bangkok (Thái Lan).
- Chia sẻ kinh nghiệm điều tra BTS với Cơ quan Thống kê quốc gia Lào. Cơ
quan Thống kê quốc gia Lào đã cử đoàn cán bộ đến khảo sát, học hỏi kinh nghiệm
về điều tra BTS của Tổng cục Thống kê từ ngày 06-12/5/2001.
c) Điều tra chính thức: Trên cơ sở kết quả điều tra thí điểm, từ năm 2001
TCTK đã quyết định tổ chức điều tra chính thức BTS với các nội dung chủ yếu
sau:
11


May. 28

Tài liệu phục vụ Hội thảo về Điều tra xu thế kinh doanh

+ Đối tượng, phạm vi điều tra: Đối tượng điều tra là các doanh nghiệp công
nghiệp, thương nghiệp, xuất khẩu (Sau này, BTS được mở rộng sang lĩnh vực xây
dựng). Vụ TKCN chịu trách nhiệm điều tra BTS trong lĩnh vực công nghiệp (tiến
hành ở 10 tỉnh/thành phố); Vụ TKTM&DV chịu trách nhiệm điều tra BTS trong

lĩnh vực thương mại (tiến hành ở 15 tỉnh/thành phố).
+ Cỡ mẫu điều tra BTS: 2651 DN, trong đó lĩnh vực CN: 1190 DN (11.4%
tổng số DN công nghiệp); lĩnh vực thương nghiệp: 1200 DN (7% tổng số DN
thương nghiệp); lĩnh vực xuất khẩu: 261 DN.
+ Chu kỳ điều tra: Điều tra hàng quí, bắt đầu từ quí 1/2001. Thời gian điều
tra được thực hiện từ ngày 05 - 14 tháng cuối các quí.
+ Nội dung điều tra, gồm 04 nhóm thông tin: i) Nhóm chỉ tiêu về tình hình
sản xuất, kinh doanh hiện tại và triển vọng trong 3 đến 4 tháng tới; ii) Nhóm chỉ
tiêu về tình hình hiện tại và triển vọng của thị trường trong nước, nước ngoài (như,
cung; cầu; đơn đặt hàng; cạnh tranh; giá cả); iii) Nhóm chỉ tiêu về yếu tố sản xuất
như, lao động; tình hình tài chính; sử dụng thiết bị máy móc; iv) Nhóm chỉ tiêu về
nguyên nhân làm hạn chế đến hoạt động kinh doanh.
+ Phiếu điều tra: Mỗi lĩnh vực điều tra được thiết kế riêng 01 phiếu điều tra.
Phiếu điều tra được thiết kế hài hòa với phiếu điều tra của OECD.
(Xem Phụ lục 3: Phương án điều tra BTS năm 2001)
+ Kết quả điều tra: Tạo được dẫy số liệu điều tra BTS theo quý từ 2001 –
2003. Kết quả điều tra bước đầu mới được sử dụng hỗ trợ cho việc biên soạn báo
cáo tình hình kinh tế xã hội, chưa sử dụng để phân tích, dự báo và biên soạn chỉ
tiêu tin cậy, chỉ tiêu tổng hợp, vì mới có 12/36 dẫy số liệu quý (Xem Phụ lục 6: Kết
quả điều tra BTS).
+ Một số hạn chế chính trong điều tra BTS của TCTK:
12


May. 28

Tài liệu phục vụ Hội thảo về Điều tra xu thế kinh doanh

(1) Không hình thành nhóm điều tra BTS tập trung. Mỗi Vụ tiến hành điều
tra, xử lý và công bố kết quả điều tra riêng (Vụ TKCN điều tra lĩnh vực công

nghiệp; Vụ TKTMDV có 02 bộ phận điều tra BTS: Bộ phận Nội thương điều tra
lĩnh vực thương nghiệp; bộ phận Ngoại thương điều tra linh vực xuất khẩu. Do đó,
không có sự nhất quán giữa các lĩnh vực, kể cả việc sử dụng và công bố kết quả
điều tra;
(2) Đối tượng trả lời (điền phiếu điều tra) thường không phải là giám
đốc/người quản lý doanh nghiệp, nên chất lượng thông tin chưa đảm bảo;
(3) Chưa khai thác sử dụng triệt để dữ liệu điều tra BTS;
(4) Không thường xuyên tham gia vào mạng lưới nghiên cứu điều tra BTS
quốc tế;
(5) Chưa tổ chức sơ kết/tổng kết điều tra BTS đã quyết định dừng cuộc điều
tra BTS vào năm 2007.
2. Ngân hàng Nhà nước
Từ năm 2013, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành điều tra Xu hướng kinh
doanh của các tổ chức tín dụng (định kỳ 6 tháng); và điều tra kỳ vọng lạm phát
(định kỳ 3 tháng).
- Mục đích điều tra: (1) Thu thập, tổng hợp các thông tin về tình hình và
triển vọng kinh doanh của toàn hệ thống tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng
nước ngoài phục vụ mục đích xây dựng chính sách tiền tệ và quản lý hoạt động
ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước (Điều tra xu hướng kinh doanh); (2) Xác định
kỳ vọng lạm phát phục vụ cho công tác phân tích, dự báo diễn biến lạm phát, làm
cơ sở cho hoạch định, điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (Điều
tra kỳ vọng lạm phát).
13


May. 28

Tài liệu phục vụ Hội thảo về Điều tra xu thế kinh doanh

- Chu kỳ điều tra: Định kỳ 6 tháng (năm 2 kỳ) đối với điều tra Xu hướng kinh

doanh của các tổ chức tín dụng; định kỳ 3 tháng (năm 4 kỳ) đối với điều tra kỳ vọng
lạm phát.
- Phiếu điều tra và hình thức thu thập thông tin:
- Kết quả điều tra đã được sử dụng trong chỉ đạo, điều hành của Ngân hàng
nhà nước nói chung và điều hành chính sách tiền tệ nói riêng. Kết quả điều tra
cũng được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng (sẽ có bài
trình bày riêng).
3. Trung tâm Thông tin và Dự báo KT-XH quốc gia
Trung tâm Thông tin và Dự báo KT-XH quốc gia đã xây dựng và thực hiện
Dự án “Điều tra khảo sát niềm tin kinh doanh tại Việt Nam”
- Mục đích điều tra: (1) Đo lường mức độ lạc quan của doanh nghiệp về tình
hình kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam trong cả hiện tại và
tương lai; (2) Đánh giá triển vọng hay khả năng thay đổi về sản lượng, mức dự trữ
thành phẩm, quy mô đặt hàng và nhu cầu của doanh nghiệp (cả trong nước và xuất
khẩu); triển vọng sản xuất của doanh nghiệp và triển vọng về giá cả; (3) Đánh giá
xu hướng về kế hoạch mở rộng hoặc thu hẹp đầu tư của các doanh nghiệp trong
thời gian tới; (4) Đánh giá xu hướng tuyển dụng hay thu hẹp lao động của các
doanh nghiệp trong thời gian tới; (5) So sánh mức độ thuận lợi của các điều kiện
kinh doanh trong nước giữa các doanh nghiệp theo quy mô, từ đó đưa ra các giải
pháp hỗ trợ đối tượng doanh nghiệp gặp nhiều bất lợi; (6) Tổng kết rút kinh
nghiệm cho việc tiến hành các cuộc điều tra khảo sát niềm tin kinh doanh tại Việt
Nam tiếp theo tại Trung tâm.

14


May. 28

Tài liệu phục vụ Hội thảo về Điều tra xu thế kinh doanh


- Phạm vi điều tra: điều tra 800 doanh nghiệp với các quy mô khác nhau (đặc
biệt là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa) và theo ngành chế tác và ngoài
ngành chế tác (sẽ có bài trình bày riêng).
Tóm lại: BTS ra đời được gần một Thế kỷ (từ những năm 1920 của Thế kỷ
20) và ngày càng được khẳng định tính ưu việt của BTS so với điều tra định lượng
truyền thống. Đến nay BTS đã trở lên phổ biến trên thế giới. Cộng đồng Thống kê
quốc tế đã hình thành một số tổ chức quốc tế, vùng về BTS (CIRET, RITA).
Phương pháp luận chuẩn quốc tế về BTS được hướng dẫn trong cuốn Cẩm nang
“Business Tendency Survey”. BTS không khó, nhưng cần lưu ý 02 vấn đề: (1) Đối
tượng phỏng vấn phải là giám đốc; (2) Cách thức công bố và sử dụng kết quả điều
tra BTS.
Thống kê Việt Nam tiếp cận BTS (2000) sớm hơn so với Thống kê Malayxia
(2002), nhưng lại tụt hậu so với Thống kê Malayxia. Hiện tại Thống kê Malayxia
đã tạo được dẫy dữ liệu BTS hàng quí liên tục từ 2002 – 2014 và vẫn đang tiếp tục
nối dài dẫy số liệu này. Ngoài dẫy số liệu được công bố, Malayxia còn có Báo cáo
BTS hàng quí, gồm số liệu và phân tích, dự báo (Báo cáo quí 1/2014 dầy 48 trang
(2 thứ tiếng) được phổ biến trên trang web riêng. Thống kê Việt Nam đi trước, về
sau, không chỉ tụt hậu, mà còn gây ra lãng phí nguồn lực cho việc nghiên cứu và
điều tra thí điểm.
III. Một số khuyến nghị
1. Khôi phục điều tra BTS ở các lĩnh vực đã điều tra trước năm 2007
Như trên đã trình bày, điều tra BTS của TCTK được thực hiện trước đây khá
bài bản và đảm bảo hài hòa với các nội dung điều tra BTS của OECD. Do đó, cần
khôi phục điều tra BTS đối với lĩnh vực công nghiệp; xây dựng; thương nghiệp
bán buôn, bán lẻ; dịch vụ, nhằm cung cấp thông tin về hiện trạng và xu thế của các
15


May. 28


Tài liệu phục vụ Hội thảo về Điều tra xu thế kinh doanh

lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế; đồng thời đảm bảo tính so sánh quốc tế và hài
hòa với OECD.
2. Giao đơn vị chủ trì thực hiện điều tra BTS
Theo chức năng nhiệm vụ hiện nay, 05 đơn vị có thể chủ trì cuộc điều tra này,
theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Vụ TK Tổng hợp sẽ là lựa chọn thứ nhất: Vụ TKTH là đơn vị biên soạn báo
cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng, quí, năm; đồng thời sẽ là đơn vị chủ trì thực
hiện phân tích kinh tế vĩ mô. Đơn vị này có hạn chế về kinh nghiệm tổ chức điều
tra nói chung và điều tra BTS nói riêng.
- Vụ TK Công nghiệp sẽ là lựa chọn thứ 2: Vụ TKCN có kinh nghiệm tổ chức
điều tra tháng, quí, năm và điều tra DN hàng năm; đồng thời có kinh nghiệm điều
tra BTS, kể cả điều tra thí điểm. Tuy nhiên, có hạn chế trong việc sử dụng kết quả
điều tra để bổ trợ cho báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và phân tích kinh tế vĩ mô
(vì chỉ giới hạn ở lĩnh vực công nghiệp).
- Vụ TK Thương mại và Dịch vụ là lựa chọn thứ 3: Ngoài những điểm mạnh,
điểm hạn chế như Vụ TK Công nghiệp. Lãnh đạo Vụ TKTM&DV hiện nay không
có ai tham gia thực hiện điều tra thí điểm BTS trước đây.
- Vụ TK Xây dựng và Vốn đầu tư là lựa chọn thứ 4: Đơn vị này có điểm
mạnh và hạn chế tương tự như Vụ TKTM&DV.
- Viện KHTK sẽ là lựa chọn thứ 5: Lãnh đạo Viện KHTK có kiến thức và
kinh nghiệm điều tra BTS; đồng thời có khả năng cập nhật phương pháp luận và
nội dung điều tra BTS quốc tế. Hạn chế của đơn vị này là thiếu nguồn nhân lực (vì
Viện KHTK có nhiều mảng công việc đang nghiên cứu, triển khai, thực hiện, nhưng
vẫn chưa đủ nhân lực).
16


May. 28


Tài liệu phục vụ Hội thảo về Điều tra xu thế kinh doanh

3. Hình thành Nhóm điều tra BTS
Dù TCTK có giao cho đơn vị nào chủ trì điều tra BTS đi nữa, xong nhất định
Tổng cục phải hình thành nhóm điều tra BTS và giao cho 01 đơn vị chủ trì quản lý
Nhóm này. Thành viên của Nhóm điều tra BTS đến từ 05 đơn vị nói trên và từ Vụ
PPCĐTK&CNTT (nhằm đảm bảo tính nhất quán trong điều tra BTS, nhất là thiết
kế phiếu điều tra, tổng hợp, phân tích, sử dụng và công bố kết quả điều tra BTS).
Trưởng nhóm là 01 lãnh đạo Vụ chủ trì điều tra BTS.
Nhóm điều tra BTS sẽ thực hiện một số nhiệm vụ chính sau:
(1) Nghiên cứu, cập nhật phương pháp và nội dung điều tra BTS của quốc tế,
nhất là của OECD, trước tiên cần dịch ra tiếng Việt cuốn “Business Tendency
Surveys: A Handbook” do OECD biên soạn cho các nước thành viên ngoài OECD;
nghiên cứu kinh nghiệm điều tra BTS ở trong nước và nước ngoài. Đặc biệt chỉ ra
những ưu điểm và hạn chế của điều tra BTS trước đây do TCTK tiến hành.
(2) Thiết kế điều tra BTS theo Quy trình 07 bước đã được Tổng cục ban hành
tại QĐ số 945/QĐ-TCTK ngày 24/09/2013. Trên cơ sở tham khảo Tài liệu hướng
dẫn điều tra thí điểm BTS (Phụ lục 1); Phương án điều tra BTS năm 2001 (Phụ lục
3) của Tổng cục; kinh nghiệm điều tra BTS của Ngân hàng Nhà nước, Trung tâm
Thông tin và Dự báo KT-XH quốc gia và cập nhật phương pháp luận quốc tế để
thiết kế cuộc điều tra BTS (xem đề 4).
(3) Nghiên cứu và đề xuất cơ chế chia sẻ và sử dụng kết quả điều tra với Ngân
hàng Nhà nước và Trung tâm Thông tin và Dự báo KT-XH quốc gia. Làm thế nào
để hòa nhập dữ liệu điều tra BTS của 02 cơ quan này vào dữ liệu điều tra BTS của
TCTK để có được bức tranh chung về hiện trạng và xu thế của kinh tế Việt Nam.
(4) Nghiên cứu phương pháp biên soạn kết quả điều tra BTS

17



May. 28

Tài liệu phục vụ Hội thảo về Điều tra xu thế kinh doanh

Điều tra BTS có nhiều điểm khác biệt so với điều tra truyền thống, nhất là
phương pháp biên soạn các chỉ tiêu leading indicator, confident indicator,
Composite indicator… Ứng dụng CNTT trong điều tra BTS một cách tối đa thu
thập, nhập tin, truyền đưa, tổng hợp, công bố để chia sẻ, quảng bá, định hướng
người sử dụng kết quả điều tra BTS để cung cấp kết quả điều tra nhanh nhất, hiệu
quả nhất.
(5) Tổ chức một số cuộc hội thảo trong và ngoài Tổng cục về điều tra BTS.
4. Một số nội dung thiết kế điều tra BTS của TCTK
- Phạm vi điều tra BTS: Điều tra BTS ở 04 lĩnh vực: Công nghiệp (trong đó
có CN chế biến); xây dựng; thương nghiệp (bán buôn, bán lẻ); dịch vụ, nhất là vấn
đề xây dựng liên quan đến thị trường Bất động sản đang là vấn đề nóng hiện nay.
- Đơn vị điều tra BTS: Mỗi doanh nghiệp độc lập có quy mô lớn hoặc trọng
điểm của ngành, lĩnh vực là 01 đơn vị điều tra (Lưu ý: Đối với DN hoạt động nhiều
lĩnh vực, mỗi lĩnh vực đều có quy mô lớn, thì mỗi lĩnh vực điền 01 phiếu điều tra
riêng).
- Đối tượng cung cấp thông tin: Giám đốc/chủ doanh nghiệp là những người
trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra.
- Chu kỳ điều tra BTS: Điều tra BTS định kỳ hàng tháng, vì 03 lý do: (1) Kết
quả điều tra BTS sẽ bổ sung, hỗ trợ cho việc biên soạn báo cáo tình hình kinh tế xã hội hàng tháng; (2) Phục vụ phân tích và dự báo ngắn hạn, nên phải có dẫy dữ
liệu đủ lớn (tối thiểu phải có đủ 36 quan sát) mới có thể phân tích, dự báo được,
nếu điều tra theo quí, thì sau 9 năm nữa, mới có dẫy số liệu đủ lớn cho phân tích và
dự báo; (3) Hài hòa với OECD và Hội nhập quốc tế về thống kê.
- Thiết kế phiếu điều tra: Một trong những yêu cầu quan trọng của điều tra
BTS là Giám đốc hoặc người quản lý doanh nghiệp trực tiếp trả lời các câu hỏi
18



May. 28

Tài liệu phục vụ Hội thảo về Điều tra xu thế kinh doanh

điều tra. Do đó, phiếu điều tra phải đơn giản, tốn ít thời gian để điền phiếu. Phiếu
điều tra phải đảm bảo hài hòa với phiếu điều tra BTS của OECD (Phụ lục 4: Phiếu
điều tra BTS). Mẫu phiếu điều tra được thiết kế theo dạng in ra giấy, email.
- Thiết kế mẫu điều tra: Mẫu điều tra BTS phải đại diện cho từng lĩnh vực
điều tra ở cấp quốc gia (không đại diện cho tỉnh, thành phố). Điều tra 100% doanh
nghiệp siêu lớn, điều tra mẫu đối với doanh nghiệp lớn, trọng điểm.
5. Tham dự các hoạt động quốc tế về BTS
Trước mắt, Tổng cục cử người tham dự Hội thảo quốc tế về “Điều tra xu thế
kinh tế và chính sách kinh tế” tổ chức vào tháng 10/2014 tại Trung Quốc (cần cử
người sớm để đăng ký chủ đề viết báo cáo và trình bày tại Hội thảo). Thường
xuyên tham gia vào một số tổ chức quốc tế về BTS như: CIRET, RETA... và chia
sẻ kinh nghiệm với các quốc gia thông qua các diễn đàn và qua Internet.

Các Phụ lục
Phụ lục 1: Tài liệu hướng dẫn điều tra thí điểm BTS (7/2000)
Phụ lục 2: Quy trình tổng hợp kết quả điều tra BTS bằng SPSS
Phụ lục 3: Phương án điều tra BTS năm 2001
Phụ lục 4a: Mẫu phiếu điều tra BTS thương nghiệp (TCTK)
Phụ lục 4b: Mẫu phiếu điều tra BTS thương nghiệp (Balan)
Phụ lục 5: Một số kết quả điều tra BTS của TCTK
Phụ lục 6: Danh sách các quốc gia điều tra BTS

19



May. 28

Tài liệu phục vụ Hội thảo về Điều tra xu thế kinh doanh

Phụ lục 1: Tài liệu hướng dẫn điều tra thí điểm BTS (7/2000)
Tổng cục đã quyết định tổ chức điều tra xu thế kinh doanh trong các lĩnh vực
công nghiệp chế biến, thương nghiệp trong nước hay nội thương và xuất khẩu. Đối
với công nghiệp chế biến cuộc điều tra thí điểm này thực hiện tại một số tỉnh,
thành phố là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Điều tra nội thương (Bán
buôn: ngành 50-51, bán lẻ: 52 và nhà hàng: 5520) cũng được tiến hành tại 3 Thành
phố nêu trên và tại Hải Phòng. Đối với xuất khẩu, điều tra lần này áp dụng trên
phạm vi cả nước. Như vậy đối với nội thương kết quả điều tra sẽ được suy rộng
cho từng tỉnh, thành phố, còn điều tra về xuất khẩu được tính toán cho cả nước.
Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp 3 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ
Chí Minh đại diện cho 3 miền và có tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn của
từng miền cũng như cả nước. Thêm vào đó xu thế sản xuất công nghiệp của các
Doanh nghiệp thuộc các Tỉnh trong cùng một miền thường khá giống nhau. Vì vậy
kết quả điều tra vừa có thể suy rộng cho từng tỉnh, thành phố vừa có thể suy rộng
cho từng miền và cho toàn quốc.
Khác với các cuộc điều tra truyền thống, chỉ tiêu tính toán kết quả điều tra xu
thế kinh doanh chỉ có một dạng chủ yếu nhất là giá trị thuần tuý (Net value viết tắt
là: NV) hay giá trị cân bằng. Bên cạnh đó cũng có 1 câu hỏi liên quan đến các nhân
tố cản trở sản xuất kinh doanh được tính toán theo cách khác. Để có thể áp dụng
công thức tính toán chỉ tiêu giá trị cân bằng trước hết cần hiểu rõ một số điểm liên
quan đến kỹ thuật chọn mẫu.
I. Kỹ thuật chọn mẫu áp dụng trong điều tra thí điểm
1. Dàn mẫu: Dàn mẫu hay tổng thể điều tra trong lĩnh vực nội thương và
công nghiệp bao gồm tất cả các doanh nghiệp (công ty, xí nghiệp) hạch toán kinh
tế độc lập chủ yếu tham gia vào một hoạt động sản xuất công nghiệp hay nội

20


May. 28

Tài liệu phục vụ Hội thảo về Điều tra xu thế kinh doanh

thương. Vì vậy mỗi doanh nghiệp vừa là một đơn vị chọn mẫu vừa là đơn vị báo
cáo. Đây là cách làm đơn giản hơn so với phương pháp mà các nước OECD sử
dụng (đơn vị mẫu đa ngành có thể gồm từ 2 đơn vị báo cáo trở lên). Riêng trường
hợp xuất khẩu dàn mẫu hay tổng thể điều tra gồm cả các đơn vị xuất khẩu theo địa
bàn không phân biệt đó là đơn vị hạch toán độc lập hay chi nhánh của từng ngành
hàng chủ yếu. Có một số trường hợp đơn vị xuất khẩu là chi nhánh thuộc diện
được điều tra trong khi đơn vị chủ thể của chi nhánh đó lại không được điều tra.
Cũng có trường hợp một đơn vị xuất khẩu có tới hai phiếu điều tra hay là hai đơn
vị báo cáo.

2. Phương pháp chọn mẫu
2.1. Điều tra xuất khẩu: Dàn mẫu bao gồm các đơn vị xuất khẩu của cả nước
được chia thành 12 tổng thể con tương ứng với 12 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu:
gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, dầu thô, than đá, hải sản, thủ công mỹ nghệ,
dệt may, giày dép, điện tử máy tính. Các đơn vị điều tra (100 đơn vị) được phân bổ
cho các tổng thể con theo nguyên tắc số đơn vị điều tra được chọn cho từng tổng
thể con phụ thuộc vào tỷ trọng xuất khẩu của từng mặt hàng trong tổng kim ngạch
cả nước và phân bố của kim ngạch theo đơn vị xuất khẩu trong từng mặt hàng là
tập trung vào một vài công ty hay phân bố rải đều ở nhiều công ty. Ví dụ: đối với
hàng điện tử máy tính chỉ có hai đơn vị lớn nhất được chọn trong khi hàng dệt may
lại được chọn tới 15 đơn vị.
2.2. Điều tra Công nghiệp: Tổng thể chung trước hết được phân tổ theo
ngành cấp II. Trong từng ngành cấp II các doanh nghiệp được phân tổ tiếp theo

lĩnh vực kinh tế thành 3 tổ: quốc doanh, ngoài quốc doanh và có vốn đầu tư nước
ngoài. Các đơn vị mẫu (500 đơn vị) được phân bổ cho từng ngành và lĩnh vực theo
21


May. 28

Tài liệu phục vụ Hội thảo về Điều tra xu thế kinh doanh

nguyên tắc cỡ mẫu của từng ngành cấp II và từng lĩnh vực được phân bổ chủ yếu
dựa vào tỷ trọng doanh thu tiêu thụ của từng ngành cấp II và từng lĩnh vực được
điều tra. Các đơn vị trong từng lĩnh vực được xếp theo độ dốc doanh thu tiêu thụ.
Tùy theo cỡ mẫu của từng lĩnh vực, lần lượt các đơn vị có doanh thu lớn nhất sẽ
được chọn hay doanh nghiệp được chọn theo trình tự từ trên xuống.
2.3. Điều tra nội thương: Trước hết tổng thể chung của từng tỉnh, thành phố
được phân tổ theo ngành cấp II. Trong từng ngành cấp II tiếp tục thực hiện việc
phân tổ doanh nghiệp thành các ngành cấp IV. Về cơ bản các đơn vị mẫu (700 đơn
vị) cũng được phân bổ cho từng ngành điều tra dựa theo tỷ trọng doanh thu của
từng ngành cấp II và IV tương ứng. Trong từng ngành cấp IV, các doanh nghiệp
cũng được xếp theo độ dốc doanh thu. Trên cơ sở này kỹ thuật chọn mẫu theo xác
suất chọn tỷ lệ thuận với quy mô hay doanh thu đơn vị được chọn (PPS) được áp
dụng.
II. Phương pháp tính toán kết quả điều tra
Thông thường theo trình tự để có kết quả điều tra chung việc tính toán giá trị
cân bằng bao gồm ba bước. Ở các nước OECD, đối với mỗi tổng thể con hay
ngành kinh tế người ta tiến hành phân tổ tiếp thành một số nhóm theo lao động
(hoặc theo giá trị sản xuất nếu chúng ta làm theo cách này). Việc chọn mẫu được
áp dụng cho từng nhóm. Chúng ta bỏ qua bước này nên giá trị cân bằng chỉ được
tính 2 lần cho từng ngành và cho tất cả các ngành.
Tuy điều tra công nghiệp không phân tổ tiếp từng ngành điều tra như OECD

đã làm nhưng lại phân tổ theo lĩnh vực kinh tế. Vì vậy, kết quả tính giá trị cân bằng
của công nghiệp chế biến cần theo 5 bước:
Bước 1: Tính NV từng lĩnh vực (quốc doanh, ngoài quốc doanh, ĐTNN);
Bước 2: Tính NV từng ngành công nghiệp chế biến cấp II;
22


May. 28

Tài liệu phục vụ Hội thảo về Điều tra xu thế kinh doanh

Bước 3: tính NV cho ngành cấp I hay toàn ngành CN chế biến toàn Tỉnh;
Bước 4: Tính giá trị cân bằng chung cho cả nước.
Đối với điều tra nội thương quá trình suy rộng gồm 2 bước:
Bước 1: Tính NV cho từng ngành cấp IV (ngành cấp IV thuộc bán buôn, bán
lẻ và nhà hàng)
Bước 2: Tính NV cho từng ngành cấp II là bán buôn và bán lẻ Tỉnh A
Đối với điều tra xuất khẩu quá trình suy rộng gồm 2 bước:
Bước 1: Tính NV cho từng mặt hàng chủ yếu
Bước 2: Tính NV tất cả các mặt hàng chủ yếu
1. Phương pháp tính áp dụng cho điều tra công nghiệp và xuất khẩu
Bước 1-Tính giá trị cân bằng cho từng lĩnh vực kinh tế hoặc mặt hàng chủ
yếu
Phần trình bày ở trên cho thấy về cơ bản cách thức chọn mẫu điều tra trong
lĩnh vực công nghiệp và xuất khẩu là giống nhau. Nghĩa là các đơn vị mẫu đều có
xác suất chọn mẫu là chắc chắn hay = 1, trong khi các đơn vị mẫu trong điều tra
nội thương có xác xuất được chọn không giống nhau. Vì vậy có hai cách tính khác
nhau áp dụng cho 3 lĩnh vực điều tra này.
1.1. Công thức suy rộng tổng quát hay suy rộng có quyền số (gia quyền)
Đối với từng lĩnh vực kinh tế (quốc doanh, ngoài quốc doanh, có vốn đầu tư

nước ngoài) trong điều tra công nghiệp hoặc từng mặt hàng xuất khẩu j, giá trị cân
bằng được tính theo công thức ở dạng tổng quát như sau:
nj
NVj   (x ij  w ij) / w ij
i 1

(1) wij là quyền số của đơn vị i thuộc lĩnh vực kinh tế

hoặc mặt hàng xuất khẩu j
23


May. 28

Tài liệu phục vụ Hội thảo về Điều tra xu thế kinh doanh

xij là kết quả trả lời của đơn vị báo cáo;
Việc gán các trị số cho xij được thực hiện như sau:
 Đối với câu hỏi 3 lựa chọn, xik được gán với ( 1, 0, -1) ứng với từng trường
hợp. Cụ thể: xij = 1 nếu tăng, xij =0 nếu không đổi hoặc xij = -1 nếu giảm.
 Riêng đối với câu hỏi 6 trong điều tra công nghiệp về công suất sử dụng
máy móc thiết bị xij được gán với % công suất mà đơn vị đã trả lời ở trên phiếu
điều tra.
Theo công thức tổng quát nêu trên từng đơn vị điều tra sẽ có quyền số là
doanh thu tiêu thụ (công nghiệp) hay kim ngạch xuất khẩu tương ứng.
Đối với điều tra công nghiệp, kết quả được suy rộng cho chỉ tiêu giá trị cân
bằng phản ánh xu thế biến động của khối lượng sản phẩm sản xuất ra chứ không
phải là khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Trong trường hợp như vậy quyền số sẽ là giá
trị sản xuất của từng doanh nghiệp sẽ phù hợp hơn. Tuy nhiên ở đây chúng ta giả
định rằng xu thế biến động của giá trị sản xuất cũng giống với doanh thu tiêu thụ.

Giả định này về cơ bản là phù hợp với thực tế. Thêm vào đó giả định này cũng dựa
trên cơ sở sự sẵn có của số liệu. Số liệu hiện có chi tiết theo từng doanh nghiệp
thường là số liệu doanh thu tiêu thụ.
Khi tổ chức điều tra chúng ta coi rằng xu thế biến động chung của hoạt động
sản xuất công nghiệp hay xuất khẩu là do các đơn vị điều tra lớn quyết định. Vì
vậy, các đơn vị nhỏ không được điều tra. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta coi
rằng các đơn vị nhỏ sẽ có biến động tăng giảm bù trừ nhau.
1.2. Công thức rút gọn hay suy rộng không có quyền số (giản đơn)
Đối với loại hình điều tra đặc biệt này, qua thực tiễn nhiều năm các nước
OECD đã rút ra kết luận rằng trong đa số các trường hợp tính toán, hai kết quả tính
giá trị cân bằng có và không có quyền số của từng đơn vị điều tra không khác nhau
đáng kể.
24


May. 28

Tài liệu phục vụ Hội thảo về Điều tra xu thế kinh doanh

Trước mắt chúng ta cũng nên áp dụng đồng thời hai phương pháp để kiểm nghiệm
trước khi lựa chọn một phương pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta. Thực ra
công việc tính toán cũng không mất thời gian nên việc duy trì hai cách tính toán là hoàn
toàn khả thi.
nj

NVj   x ij / n j
i 1

(2) nj là cỡ mẫu của lĩnh vực kinh tế j hoặc mặt hàng xuất


khẩu j
Ví dụ minh họa:
Kết quả trả

Đơn vị báo

Kết quả trả

Doanh thu tiêu thụ công

cáo

lời

nghiệp

(i)

(xij)

(quyền số wij)

1

2

3

4=2*3


1

1

500

500

2

-1

600

-600

3

1

400

400

4

0

700


0

5

1

800

800

Tổng số

2

3000

1100

lời
gia quyền
(x*w)

Theo công thức rút gọn không áp dụng quyền số NVj = 2/5 = 0.40
Theo công thức tổng quát hay có áp dụng quyền số NVj = 1100/3000 = 0.37
Bước 2-Tính giá trị cân bằng cho từng ngành hoạt động cấp II hoặc tất
cả các mặt hàng xuất khẩu

25



×