Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực Nông nghiệp & An ninh Lương thực của hộ nông dân sản xuất qui mô nhỏ ở Đông Á và Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.09 MB, 123 trang )


Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực

Nông nghiệp &
An ninh Lương thực
của hộ nông dân sản xuất qui mô nhỏ
ở Đông Á và Việt Nam

Nghiên cứu được tài trợ bởi


Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp và an
ninh lương thực của hộ nông dân sản xuất qui mô nhỏ ở
Đông Á và Việt Nam
Nghiên cứu được tài trợ bởi

ActionAid Việt Nam
Tầng 5, tòa nhà VinaFor, số 127 Lò Đúc, Hà Nội, Việt Nam
ActionAid Ấn Độ
R7 Hauz Khas Enclave, New Delhi 110017, Ấn Độ
ISBN 978-81-9269074-2
Xuất bản lần đầu năm 2017

Ấn phẩm này được bảo hộ bởi giấy phép quốc tế Creative
Commons Attribution-NonCommercial-ShareAlike 4.0. Người
sử dụng được phép thay đổi, xây dựng và chia sẻ ấn phẩm với
mục đích phi thương mại với điều kiện họ ghi nhận nguồn và
sử dụng các điều khoản giấy phép tương tự

Xuất bản bởi


Địa chỉ đăng ký: 139, Richmond Road
Bangalore - 560025
Địa chỉ hoạt động: R7 Hauz Khas Enclave
New Delhi 110017
Điện thoại: +91-11-40640516
Fax: +91-80-25586284
E-mail:
Chỉnh sửa bởi: Punam Thakur
Thiết kế bởi: Mrityunjay Chatterjee


Nhóm nghiên cứu
Trưởng nhóm nghiên cứu và hướng dẫn:
GS. Praveen Jha, Đại học Jawaharlal Nehru, New Delhi
Hỗ trợ nghiên cứu
Ông Manish Kumar và ông Amit Kumar, Nghiên cứu sinh
Tiến sĩ, Đai học Jawaharlal Nehru
Ông Nilachala AcharyaData
Phân tích số liệu và đóng góp cho “Chương 3: Đánh giá
ưu tiên của đầu tư công cho nông nghiệp”
Nhóm điều phối tại Ấn Độ:
Ông P. Raghu và ông Byomkesh Kumar Lall, Nhà Vận
động Kiến thức về đất đai & sinh kế tại ActionAid Ấn Độ
Ông G. Rajasekhar, Văn phòng vùng Andhra Pradesh &
Telengana
Ông Aqeel Ahmad và ông Rajan Singh, Văn phòng vùng
Uttar Pradesh và Uttarakhand
Ông Saurabh Kumar, Văn phòng vùng Bihar và Jharkhand
và ông BN Durga, văn phòng vùng Odisha, cùng tập thể
ActionAid Ấn Độ.

Nhóm điều phối tại Việt Nam:
Bà Nguyễn Phương Thúy và bà Bùi Ngọc Liên, ActionAid
Việt Nam
Điều phối thu thập số liệu tại Ấn Độ:
Andhra Pradesh:
Bà K Rajamma và ông K. Gattappa, Quỹ Nisarga tại
Chittor
Bà G. Rani và ông P. Karunakar, Chương trình Sáng kiến
Phát triển Nông thôn Adoni (AARDIP) tại Kurnool


Bà S. Anseera và ông G. Narayana, Tổ chức Phát
triển Tài nguyên Con người & Thiên nhiên (HANDS) tại
Ananthpur
Uttar Pradesh:
Ông Sidhgopal, ông Rajeev Mishra, ông Vinay Srivastava,
Tổ chức Sai Jyoti Sansthan tại Lalitpur
Jharkhand:
Bà Premika Surin, bà Indramani Kumari, ông Mandip
Singh, ông Satyendra Kumar Singh, ông Nanku Kumar
Singh và ông Arun Kandulna, tổ chức Vikas Sahyog
Kendra, Latehar
Odisha:
Ông Fakira, tổ chức Samuhik Marudi Pratikar Udyam,
Padmapur (SMPUP), Bargarh
Ông Aditya Pratap Singhdeo, dự án NIRMAN, Kandhamal
Ông Jugal Kishore Ranjit, dự án Dalit Adhikar
Sangathana, Puri
Điều phối thu thập số liệu tại Việt Nam:
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương (CIEM), Việt

Nam


MỤC LỤC
MỤC LỤC

...................................................................................

1

DANH MỤC BẢNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
DANH MỤC HÌNH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
Lời nói đầu

................................................................................

5

Lời cảm ơn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
Tóm tắt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
Chương 1: Giới thiệu, Phạm vi, Mục tiêu và Khuôn khổ
hoạt động của nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
1.1. Giới thiệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
1.2. Qui mô của tình trạng đói và suy dinh dưỡng ở Nam
Á và Ấn. .Độ
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
1.3. Qui mô tình trạng đói và suy dinh dưỡng ở Đông Á và
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
Việt Nam
1.4. Mục tiêu nghiên cứu


......................................................

21

1.5. Câu hỏi nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
1.6. Phạm vi, cấu trúc hoạt động và phương pháp luận của
nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
1.6.1. Phạm vi nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
1.6.2. Các hoạt động trong nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
1.6.3. Phương pháp luận. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
1.7. Những hạn chế của nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28
1.8. Cấu trúc báo cáo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28
Chương 2: Tổng quan về Hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp
qui mô nhỏ và Gợi ý cho an ninh lương thực . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
2.1. An ninh lương thực . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
2.2. Các hộ sản xuất qui mô nhỏ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32
2.3. Hộ sản xuất quy mô nhỏ và an ninh lương thực . . . . . . . . . . . 32


2.4. Đầu tư công trong nông nghiệp ở các nước đang phát
triển . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
2.5. Sản xuất của hộ qui mô nhỏ và đầu tư công. . . . . . . . . . . . . . . . 37
2.6. Đông Á . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39
2.6.1. An ninh lương thực và khu vực Đông Á

...............

42


2.6.2. Việt Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47
Chương 3: Đánh giá các ưu tiên đầu tư công cho nông
nghiệp trong bối cảnh an ninh lương thực và an ninh
dinh dưỡng của hộ gia đình sản xuất nông nghiệp qui mô
nhỏ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68
3.1. Giới thiệu

.......................................................................

3.2. Nguồn số liệu

................................................................

68
74

3.3. Đầu tư công trong nông nghiệp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 75
3.3.1. Đầu tư công toàn cầu cho nông nghiệp . . . . . . . . . . . . . . . 76
3.3.2. Đầu tư công cho nông nghiệp ở Đông Á và Thái
Bình Dương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 79
3.3.3. Đầu tư công vào nông nghiệp ở Việt Nam . . . . . . . . . . . 83
3.4. Kết luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 84
Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực địa

...............................

86

4.1. Phương pháp luận. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 86
4.2. Mô tả sơ lược về nghiên cứu thực địa ở Việt Nam . . . . . . . 89

4.3. Kết quả khảo sát ở Việt Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 90
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị chính sách . . . . . . . . . . . . . . . . . . 100
5.1. Kết luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 100
5.2. Những thách thức về mặt chính sách . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 106


DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các hình thức sử dụng đất nông nghiệp . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40
Bảng 2.2: Thực trạng an ninh lương thực (1990-2016) . . . . . . . . . . . . 43
Bảng 2.3: Các dịch vụ cơ bản (1990-2012) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44
Bảng 2.4: Thực trạng an ninh lương thực (1990-2016) . . . . . . . . . . . . 55
Bảng 2.5: GDP và các dịch vụ cơ bản (1990-2013) . . . . . . . . . . . . . . . . . 56
Bảng 2.6: Cung cấp Tín dụng vi mô ở Việt Nam (tính đến năm
2010) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 64
Bảng 3.1: Tỷ lệ chi tiêu công vào các lĩnh vực khác nhau trong
tổng GDP của thế giới (1980-2012) (%). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 77
Bảng 3.2: Tỷ trọng chi tiêu nông nghiệp trong GDP nông
nghiệp, tổng chi tiêu và tổng GDP giữa các khu vực của thế
giới (1980-2012) (%) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 78
Bảng 3.3: Tỷ trọng chi tiêu công vào các lĩnh vực khác nhau
trong tổng GDP của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương
(1980-2012) (%) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 80
Bảng 3.4: Tỷ trọng chi tiêu cho nông nghiệp trong tổng GDP
nông nghiệp, tổng chi tiêu và tổng GDP của các quốc gia
trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (1990-2012) (%). . . 82
Bảng 3.5: Tỷ trọng chi tiêu công vào các lĩnh vực khác nhau
trong tổng GDP của Việt Nam (1990-2012) (%) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 84
Bảng 4.1: Phân bổ theo qui mô đất (%). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 91

Bảng 4.2: Phân bố diện tích và số mảnh đất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 91
Bảng 4.3: Mức độ nhận biết và sử dụng hỗ trợ công (%)

........

92

Bảng 4.4: Mức độ nhận thức và sử dụng dịch vụ cung cấp tín
dụng (%) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 93
Bảng 4.5: Thu nhập bình quân đầu người (USD/ngày) . . . . . . . . . . . . 94

3


Bảng 4.6: Tỷ lệ các hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu
người/ngày dưới 1,25 USD (%) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 95
Bảng 4.7: Nguồn năng lượng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 96
Bảng 4.8: Tỷ lệ sử dụng máy móc và công cụ trong các nông
hộ nhỏ (%) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 97
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Tỷ trọng chi tiêu công vào các lĩnh vực khác nhau
trong tổng GDP của thế giới (1980-2012) (%) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 76
Hình 3.2: Tỷ trọng chi tiêu công vào các lĩnh vực khác nhau ở
khu vực Đông Á và Thái Bình Dương trong tổng GDP của vùng
(1980-2012) (%) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 80

4


LỜI NÓI ĐẦU

ActionAid Quốc tế là một liên đoàn quốc tế làm việc tại hơn 40
quốc gia và có trụ sở tại Johannesburg, Nam Phi. Là thành viên
của liên đoàn, ActionAid Ấn Độ và ActionAid Việt Nam hoạt động
tích cực với mục tiêu chấm dứt đói nghèo trên thế giới. ActionAid
mong muốn tạo ra một trật tự xã hội công bằng với sự tham gia
của những người đang đấu tranh để có được quyền về phẩm giá
và danh tính thông qua sự tham gia dân chủ. Để tăng cường hoạt
động ở cấp cơ sở và vận động chính sách, ActionAid tiến hành
các nghiên cứu với sự tham gia của các tổ chức xã hội của người
dân và cộng đồng. Nghiên cứu này là một nỗ lực để tìm hiểu về
tình hình đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp và an ninh lương
thực của hộ nông dân sản xuất qui mô nhỏ ở Ấn Độ và Việt Nam.
Mặc dù tỷ lệ tăng sản lượng lương thực toàn cầu luôn cao hơn tỷ
lệ tăng trưởng dân số thế giới, khủng hoảng an ninh lương thực
vẫn xảy ra ở nhiều nước đang phát triển. Hơn 800 triệu người,
phần lớn sống ở các nước đang phát triển, không có đủ lương
thực để đảm bảo một cuộc sống khỏe mạnh. Hơn thế nữa, hai
phần ba số người bị đói là ở các quốc gia châu Á.
Đông Á và Nam Á có cùng số người thiếu ăn trong khoảng thời
gian 1990 - 1992. Nam Á là nơi có số lượng người thiếu ăn lớn
nhất trên thế giới (FAO, 2015). Có 194,6 triệu người thiếu ăn ở Ấn
Độ, tức là khoảng 15,2% tổng dân số nước này. Đông Á là một
trong những khu vực thành công nhất trong việc xóa đói giảm
nghèo. Tuy nhiên tình trạng thiếu đói vẫn còn phổ biến trong khu
vực với 220 triệu người tiếp tục bị đói (IPFRI, 2014). Tỷ lệ nghèo
theo chuẩn nghèo quốc gia của Việt Nam đã giảm xuống còn
8,4% vào năm 2014. Nhưng Việt Nam vẫn là nơi có 10,3 triệu
người thiếu ăn, chiếm 11% tổng dân số (FAO 2015).
Trọng tâm chính của báo cáo này là nghiên cứu các xu hướng
chung và mô hình đầu tư công trong ngành nông nghiệp ở Ấn

Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung
ương cho các hộ sản xuất qui mô nhỏ trong ngành nông nghiệp
của hai nước kể từ đầu những năm 2000. Do cố gắng đề cập các
vấn đề trong khu vực Nam Á và Đông Á, nghiên cứu này sẽ nỗ
lực thực hiện những đánh giá các chính sách liên quan đến đầu
5


tư công trong nông nghiệp ở Ấn Độ và Việt Nam.
Có thể thấy rằng, mặc dù đói nghèo đã giảm trong những năm
gần đây, tuy nhiên tỷ lệ những người không có an ninh lương thực,
chủ yếu là những người sống ở khu vực nông thôn, của các nước
đang phát triển hoặc kém phát triển, vẫn rất cao. Đa số trong số
họ sống phụ thuộc vào nông nghiệp và là nông dân sản xuất qui
mô nhỏ. Có bằng chứng cho thấy các chính sách ủng hộ tăng
chi tiêu công cho nông nghiệp sẽ mang đến sự phát triển kinh
tế công bằng và đóng góp đáng kể vào việc giảm tình trạng đói
nghèo và suy dinh dưỡng. Vì vậy, nhà nước cần phải mở rộng
các hoạt động để bảo vệ lợi ích những người sản xuất qui mô nhỏ
và giúp nông nghiệp phát triển bền vững hơn. Mặc dù, có nhiều
chương trình và chính sách cho ngành nông nghiệp, tuy nhiên
chúng chưa đủ để giải quyết các vấn đề về an ninh lương thực
và nạn đói.
Những phát hiện từ nghiên cứu thực địa cho thấy thông tin về
chính sách liên quan đến trợ giá, trợ cấp, cơ sở thu mua công, hỗ
trợ tín dụng, dịch vụ khuyến nông và hỗ trợ của chính phủ trong
trường hợp có thiên tai cho hộ nông dân sản xuất qui mô nhỏ là
chưa đầy đủ. Mức độ và xu hướng chi tiêu công cho nông nghiệp,
đặc biệt là đối với người sản xuất qui mô nhỏ, cần phải được đặc
biệt quan tâm và một cú hích mạnh mẽ về chính sách là hết sức

cần thiết. Các nông hộ nhỏ dễ rơi vào tình trạng nghèo đói và suy
dinh dưỡng hơn các hộ khác. Hiện còn một khoảng trống khá lớn,
liên quan đến chính sách công tổng thể nhằm thúc đẩy các mối
liên kết ngược và xuôi, cũng cần phải được giải quyết.
Tất cả các hộ gia đình được khảo sát tại Việt Nam, ngoại trừ ở
Vĩnh Long, đều ở dưới ngưỡng nghèo quốc tế (1,25 USD/người/
ngày). Trong khi đó ở Ấn Độ, tất cả các hộ gia đình được khảo sát
tại bốn bang cũng đều nằm dưới chuẩn nghèo này. Cũng cần lưu
ý rằng, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp là âm cho hai trong số
bốn tỉnh của Việt Nam và thậm chí thu nhập từ phi nông nghiệp
cũng rất ít ỏi; những kết quả tương tự cũng được tìm thấy ở Ấn Độ.
Vào thời điểm hiện tại, với ảnh hưởng của chế độ chính sách kinh
tế vĩ mô tân tự do, những người nông dân qui mô nhỏ buộc phải
cạnh tranh trong thị trường toàn cầu và họ cũng đang phải đối
mặt với những thách thức ngày càng tăng của biến đổi khí hậu,

6


do đó cần phải có những cơ chế, chính sách bảo hộ cần thiết để
bảo vệ họ. ActionAid Ấn Độ và ActionAid Việt Nam đã tiến hành
thực hiện và xuất bản nghiên cứu này nhằm đóng góp những ý
kiến thảo luận ủng hộ hoạt động đầu tư công và an ninh lương
thực cho các hộ sản xuất qui mô nhỏ. Trong khuôn khổ báo cáo
Tiếng Việt này, các phát hiện chính và khuyến nghị được tập
trung vào khu vực Đông Á và Việt Nam. Báo cáo đầy đủ về Việt
Nam và Ấn Độ được xuất bản bằng tiếng Anh.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ đạo, hướng dẫn của
Giáo sư Praveen Jha và nhóm nghiên cứu của ông, các nghiên
cứu sinh tiến sĩ Manish Kumar và Amit Kumar, thuộc Đại học

Jawaharlal Nehru và tiến sĩ Nilachala Acharya cho nghiên cứu
công phu và tỉ mỉ này.

Hoàng Phương Thảo, Trưởng Đại diện, ActionAid Việt Nam
Sandeep Chachra, Giám đốc Điều hành, ActionAid Ấn Độ

7


LỜI CẢM ƠN
Báo cáo nghiên cứu này sẽ không được hoàn thành nếu thiếu sự
giúp đỡ và hỗ trợ của một số cá nhân và các tổ chức xã hội của
người dân. Xin được ghi nhận những ý kiến đóng góp tại các hội
thảo tham vấn - cơ sở tiền đề cho việc hình thành và hoàn thiện
nên nghiên cứu này. Xin được cảm ơn các cơ quan truyền thông
của Liên đoàn ActionAid đã hỗ trợ và cung cấp những hướng dẫn
cần thiết cho việc xuất bản báo cáo.
Nghiên cứu đã được điều phối bởi Giáo sư Praveen Jha, Đại học
Jawaharlal Nehru, New Delhi. Chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến ông, người đã hỗ trợ và hướng dẫn ngay từ khi thiết kế
khung nghiên cứu tới khi hoàn thiện báo cáo nghiên cứu này.
Chúng tôi chân thành cảm ơn nghiên cứu sinh tiến sĩ Manish
Kumar và Amit Kumar, từ Đại học Jawaharlal Nehru, đã phối hợp
thực hiện nghiên cứu và Tiến sĩ Nilachala Acharya đã hỗ trợ xử
lý số liệu và đóng góp vào chương về đầu tư trong nông nghiệp ở
Ấn Độ và Việt Nam, cùng với sự hỗ trợ của giáo sư Praveen Jha
trong toàn bộ quá trình nghiên cứu.
Chúng tôi xin được cảm ơn các nhân viên của Nisarga, Chittor
(cụ thể là bà K Rajamma và ông, K. Gattappa), các nhân viên
của AARDIP, Kurnool (cụ thể là bà G. Rani và ông P. Karunakar),

các nhân viên của HANDS, Ananthpur (cụ thể là bà S. Anseera
và ông G. Narayana), các nhân viên của Sai Jyoti Sansthan,
Lalitpur, Uttar Pradesh (cụ thể là ông Sidhgopal, ông Rajeev
Mishra, ông Vinay Srivastava), các nhân viên của Vikas Sahyog
Kendra, Latehar, Jharkhand (cụ thể là bà Premika Surin, bà
Indramani Kumari, ông Mandip Singh, ông Satyendra Kumar
Singh, ông Nanku Kumar Singh và ông Arun Kandulna), và các
nhân viên của SMPUP, Bargarh, Orissa (cụ thể là Fakira, …) và
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Việt Nam, đã chịu
trách nhiệm thu thập số liệu trong nghiên cứu tại thực địa.
Xin chân thành cảm ơn các ông bà từ ActionAid: P. Raghu,
Byomkesh Kumar Lall, Nguyễn Phương Thúy và Bùi Ngọc Liên
đã tham gia điều phối và hỗ trợ các nghiên cứu viên tại thực địa,
các tổ chức xã hội của người dân có liên quan và nhóm nghiên
cứu quốc gia để hoàn thành nghiên cứu này. Chúng tôi xin cảm
8


ơn ông Rajasekhar, ông Aqeel, ông Saurabh và ông Durga, cán
bộ chương trình của ActionAid ở bốn bang của Ấn Độ: Andhra
Pradesh, Uttar Pradesh, Jharkhand, và Orissa, đã phối hợp
nghiên cứu với các đối tác dự án.
Xin trân trọng cảm ơn Bà Hoàng Phương Thảo -Trưởng Đại diện,
ActionAid Việt Nam và ông Sandeep Chachra - Giám đốc Điều
hành, ActionAid Ấn Độ vì những hỗ trợ và khuyến khích của họ
dành cho nhóm nghiên cứu.
Mọi thiếu sót trong báo cáo này trách nhiệm thuộc về nhóm
nghiên cứu.

9



TÓM TẮT
Thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm
trọng về an ninh lương thực theo nghĩa toàn diện nhất của nó.
Trong thực tế, các vấn đề liên quan đến nạn đói và mất an ninh
lương thực đã tồn tại dai dẳng và nhiều cách tiếp cận khác nhau
đã được sử dụng tùy thời điểm để giải quyết vấn đề này. Theo
định nghĩa của Hội nghị Thượng đỉnh Lương thực Thế giới (1996),
an ninh lương thực là khi tất cả mọi người, tại mọi thời điểm, đều
được tiếp cận với nguồn lương thực đầy đủ, an toàn và đủ dinh
dưỡng để duy trì một cuộc sống khỏe mạnh và năng động. Định
nghĩa này đã trở thành một chuẩn mực trong các cuộc thảo luận
về chủ đề an ninh lương thực. Cách định nghĩa này rõ ràng đã đề
cập đến cả sự tiếp cận về mặt thể chất và kinh tế tới lương thực
nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống cũng như sở thích của người dân.
Tuy nhiên, định nghĩa này là cực kỳ phức tạp trên cả phương
diện khái niệm và thực tế hoạt động. Các tài liệu liên quan minh
chứng rõ ràng rằng mặc dù tốc độ tăng sản lượng lương thực toàn
cầu luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của dân số thế giới, vẫn có
khủng hoảng an ninh lương thực ở nhiều nước đang phát triển.
Trên thực tế, tăng sản lượng lương thực bằng cách tăng năng
suất thông qua việc sử dụng các công nghệ mới và tiên tiến có
thể là một trong những cách giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, nếuchỉ
thiết kế và thực hiện các chính sách công nhằm tăng năng suất
mà bỏ qua bất kỳ một khía cạnh nào khác của an ninh lương thực
thì sẽ không hiệu quả trong việc giải quyết căn bệnh mãn tính
này. Chính vì vậy cần thiết phải có các chính sách công một cách
toàn diện và thực thi hiệu quả các chính sách này ở tất cả các
cấp, vớimức đầu tư công tương xứng mới có thể giải quyết vấn đề

một cách bền vững.
Có thể thấy hàng loạt vấn đề có liên quan đến quy mô và cường
độ của tình trạng đói và mất an ninh lương thực đã nảy sinh như
suy dinh dưỡng, thiệt hại về kinh tế, tiếp cận với đầu tư và hỗ trợ
công, sức khỏe và hạnh phúc của người dân… Mức độ nghiêm
trọng của vấn đề cũng rất khác nhau giữa các khu vực trên thế
giới và thậm chí ngay cả bên trong biên giới quốc gia. Xu hướng
khủng hoảng rõ ràng là sâu sắc và trầm trọng hơn ở các khu vực

10


đang phát triển và chậm phát triển của thế giới. Mặc dù những
vấn đề này đã được lưu tâm, đánh giá trong các cuộc thảo luận và
đối thoại chính sách toàn cầu và được cân nhắc khi thiết kế luật
pháp về an ninh lương thực, song những tiến bộ này vẫn còn rời
rạc, chắp vá. Do đó việc giải quyết các vấn đề một cách đồng bộ,
hiệu quả nhằm đảm bảo các nhu cầu cơ bản nhất của con người
vẫn sẽ tiếp tục là một yêu cầu khẩn thiết trong tương lai.
Các nước kém phát triển, đặc biệt là các nước ở Nam bán cầu
luôn bị ảnh hưởng tồi tệ nhất trong hầu hết các chỉ số về mất an
ninh lương thực, đói và suy dinh dưỡng. Một trong những lý do
là bởi các nền kinh tế này chủ yếu gồm những người làm nông
nghiệp và sống phụ thuộc vào ngành nông nghiệp. Các cộng
đồng nông nghiệp tại các nước này chủ yếu là những người sản
xuất qui mô nhỏ và chỉ nhận đượcđầu tư, hỗ trợ công ở mức tối
thiểu. Hỗ trợ công dưới dạng đầu tư/chi tiêu công cho các liên kết
ngược và xuôi là khá ít ỏi hoặc thậm chí không có. Bằng chứng
cho thấy rằng các khoản đầu tư từ ngân sách cho nông nghiệp
và phát triển nông thôn có tác động đặc biệt quan trọng đến tăng

trưởng chung của nền kinh tế, bên cạnh việc đảm bảo phát triển
nông nghiệp và giảm tỷ lệ đói nghèo tuyệt đối. Tuy nhiên, một
phân tích sơ bộ các số liệu sẵn có ở nhiều nước cho thấy hỗ trợ
dưới hình thức chi tiêu công cho nông nghiệp và các hoạt động
liên quan khác là không tương xứng. Hơn nữa, trong tổng số đầu
tư công cho ngành nông nghiệp, ưu tiên chi tiêu công cho nông
dân qui mô nhỏ dường như không đáng kể. Do đó, tăng qui mô
đầu tư công với mục tiêu rõ ràng hướng vào nông hộ nhỏ là rất
quan trọng. Hơn nữa, cần có một hệ thống chính sách kinh tế vĩ
mô có thể giúp giảm tình trạng đói và suy dinh dưỡng một cách
bền vững. Đầu tư công có mục tiêu trong các liên kết ngược và
xuôi trong ngành nông nghiệp ở các nền kinh tế này có thể thúc
đẩy triển vọng tăng năng suất cũng như đảm bảo an ninh lương
thực, do được hỗ trợ bởi việc cải thiện cơ sở hạ tầng và bảo hiểm
cây trồng. Những kinh nghiệm gần đây đã chỉ ra rằng đầu tư công
cho các chiến lược giảm thiểu rủi ro là một công cụ quan trọng
cả trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo sự tăng
trưởng, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Trong bối cảnh đó, nghiên cứu này tập trung tìm ra các xu hướng
chung và mô hình đầu tưcông trong ngành nông nghiệp ở Ấn

11


Độ và Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu cũng so sánh việc phân
bổ đầu tư công cho nông dân sản xuất qui mô nhỏ ở cấp trung
ương giữa hai nước kể từ đầu những năm 2000. Nghiên cứu trình
bày những xu hướng, các mô hình qua thời gian và các bằng
chứng phù hợp về đầu tư công ở hai khu vực (Nam Á và Đông
Á). Nghiên cứu cũng đánh giá các chính sách công liên quan đến

đầu tư công trong nông nghiệp ở Ấn Độ và Việt Nam và phát triển
một phương pháp thu thập số liệu đầu tư công và/hoặc số liệu chi
tiêu công cho lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt tập trung vào nông
hộ nhỏ.
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phỏng vấn 280 hộ gia đình
ở bốn địa điểm khác nhau ở Ấn Độ và một số lượng hộ gia đình
tương tự tại bốn địa điểm khác nhau ở Việt Nam. Các hộ trong
mẫu được lựa chọn dựa trên những đặc điểm kinh tế xã hội của
hộ và là những hộ nông dân qui mô nhỏ. Nghiên cứu xem xét các
khía cạnh quan trọng của đầu tư công cho lĩnh vực nông nghiệp,
tập trung vào các nông hộ nhỏ và tác động của nó đối với an ninh
lương thực.
Từ kết quả các nghiên cứu đã thực hiện và phân tích các số liệu
sẵn có và trên cơ sở những phát hiện của chúng tôi từ các cuộc
khảo sát thực địa có thể thấy có bằng chứng rằng nhà nước cần
phải mở rộng hoạt động để bảo vệ lợi ích của người sản xuất nhỏ
và giúp nông nghiệp phát triển bền vững hơn. Mặc dù có rất nhiều
chính sách và các chương trình cho ngành nông nghiệp, nhưng
các chính sách và chương trình này không đủ để giải quyết các
vấn đề về an ninh lương thực và nạn đói. Ví dụ, từ phân tích của
chúng tôi cho thấy thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thậm chí
còn âm cho hai trong số bốn tỉnh của Việt Nam và thu nhập từ
phi nông nghiệp cũng rất ít ỏi. Các kết quả tương tự cũng được
phát hiện ở Ấn Độ. Ở thời điểm hiện tại, với ảnh hưởng của chế
độ chính sách kinh tế vĩ mô tân tự do, các nông hộ nhỏ buộc phải
cạnh tranh trong thị trường toàn cầu và cũng phải đối mặt với
những thách thức ngày càng tăng của biến đổi khí hậu, do đó việc
xây dựngcác cơ chế, chính sách phù hợp để bảo vệ nông hộ qui
mô nhỏ này là hết sức cần thiết.
Những phát hiện từ nghiên cứu thực địa cũng cho thấy thông tin

về chính sách liên quan đến trợ giá, trợ cấp, cơ quan thu mua
công, hỗ trợ tín dụng, dịch vụ khuyến nông và hỗ trợ của chính
12


phủ trong trường hợp có thiên tai cho nông dân sản xuất nhỏ là
chưa đầy đủ. Mức độ và xu hướng chi tiêu công cho nông nghiệp,
đặc biệt là đối với người sản xuất nhỏ, cần phải được đặcbiệt
quan tâm và cần một cú hích mạnh mẽ về chính sách. Các nông
hộ nhỏ dễ rơi vào tình trạng nghèo đói và suy dinh dưỡng hơn so
với các hộ khác. Hiện còn một khoảng trống khá lớn, liên quan
đến chính sách công tổng thể nhằm thúc đẩy các mối liên kết
ngược và xuôi, cũng cần phải được giải quyết.
Tất cả các hộ gia đình được khảo sát tại Việt Nam, ngoại trừ ở
Vĩnh Long, đều ở dưới ngưỡng nghèo quốc tế (1,25 USD/người/
ngày). Như vậy, mặc dù sản xuất ra lương thực, thực phẩm, nông
dân sản xuất qui mô nhỏ lại ở trong tình trạng không có an ninh
lương thực. Vì vậy cần có những đầu tư công cần thiết để giải
quyết vấn đề thu nhập thấp của nông dân nhỏ, bằng cách tăng
cường các cơ chế hỗ trợ giá và các biện pháp thích hợp khác. Các
vấn đề liên quan đến việc sử dụng củi làm nhiên liệu đun nấu là
mối lo ngại lớn ở tất cả các tỉnh khảo sát của Việt Nam. Ngoài ra
cần phải đầu tư vào giao thông công cộng để giúp giảm các chi
phí vận chuyển và từ đó giúp giảm chi phí trồng trọt, chăn nuôi.
Các vấn đề liên quan đến công trình vệ sinh và nước uống ở Việt
Nam cũng là những vấn đề đáng lo ngại và cần được giải quyết
thỏa đáng.
Tại Ấn Độ, tất cả các hộ gia đình được khảo sát tại bốn bang đều
nằm dưới chuẩn nghèo quốc tế (1,25 USD/người/ngày). Hầu hết
nông dân bán sản phẩm của họ hoặc ở chợ địa phương hoặc qua

trung gian, do đó hệ thống hỗ trợ giá rõ ràng không mang lại hiệu
quả cho họ. Có một nhu cầu cấp thiết trong việc tăng cường các
cơ sở thu mua công và cải thiện chức năng và hoạt động của
chúng để giúp các cơ chế hỗ trợ hoạt động hiệu quả hơn. Kết
quả khảo sát ở Ấn Độ cũngcho thấy nguồn thủy lợi công hầu như
không có sẵn đối với các hộ nông dân. Cần phải giúp nông dân
giảm sự phụ thuộc vào nguồn nước trời cho tưới tiêu. Chính phủ
nên đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi thiết yếu. Tại các
khu vực chỉ có nguồn nước ngầm,việc tưới tiêu chỉ khả thi khi có
điện và điện được cung cấp đầy đủ. Mặc dù có rất nhiều chương
trình đầu tư công về tài chính của chính phủ, các hộ nông dân vẫn
không dễ tiếp cận đến các nguồn cho vay chính thức. Hơn nữa,
theo khuyến cáo của một số tổ chức, điều quan trọng là cần cho

13


nông dân vay với lãi suất ưu đãi. Hệ thống bảo hiểm cây trồng
chất lượng tốt cho các hộ nông dân là một lĩnh vực quan trọng
khác mà các nhà làm chính sách cần quan tâm. Tại Ấn Độ, nông
dân qui mô nhỏ chủ yếu thuộc vào tầng lớp bần cùng trong xã
hội. Rõ ràng, nếu các chính sách công nhắm vào các đối tượng
mục tiêu tốt hơn (ví dụ nông dân), khi đó chính phủ có thể giải
quyết các vấn đề liên quan đến những thiếu thốn xã hội, chính trị
và kinh tế của họ.
Việc sử dụng củi làm nhiên liệu đun nấu là đặc biệt đáng báo
động ở Jharkhand, Orissa và Uttar Pradesh. Chính phủ cần thúc
đẩy việc sử dụng các nhiên liệu đun nấu hiệu quả và giúp người
dân nhận thức được các vấn đề sức khỏe có liên quan. Nhiều hộ
gia đình được khảo sát ở Ấn Độ sử dụng dầu hỏa để thắp sáng

dù đã có điện. Cần phải cung cấp đủ điện cho các làng, khi đó sẽ
giúp giảm sự phụ thuộc của họ vào dầu hỏa, không chỉ để nấu ăn
mà còn dùng để vận hành máy bơm tưới tiêu.

14


CHƯƠNG 1
Giới thiệu, Phạm vi, Mục tiêu
và Khuôn khổ hoạt động của nghiên cứu
1.1. GIỚI THIỆU
Nạn đói và suy dinh dưỡng trên diện rộng là vấn đề đã tồn tại dai
dẳng ở một số nước đang phát triển trên thế giới và thu hút nhiều
sự chú ý trong các bài diễn thuyết mang tính chất học thuật cũng
như chính trị. Không cần phải tranh luận thêm cũng có thể thấy
thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng an ninh lương
thực theo nghĩa toàn diện nhất trong tương lai. Trên thực tế, các
vấn đề liên quan đến tình trạng đói và mất an ninh lương thực là
rất lâu dài và nhiều cách tiếp cận khác nhau đã được sử dụng tùy
từng thời điểm để giải quyết vấn đề này.
Theo Hội nghị Thượng đỉnh Lương thực Thế giới năm 1996, an
ninh lương thực là khi tất cả mọi người, tại mọi thời điểm, đều
được tiếp cận với nguồn lương thực đầy đủ, an toàn và đủ dinh
dưỡng, đảm bảo một cuộc sống năng động và khỏe mạnh. Định
nghĩa này đã trở thành một chuẩn mực trong các cuộc thảo luận
về chủ đề an ninh lương thực. Cách định nghĩa này rõ ràng đã đề
cập đến cả sự tiếp cận về mặt vật chất và kinh tế tới thực phẩm
nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống cũng như sở thích của người dân.
Từ định nghĩa này cũng thấy rõ là ngoài sự sẵn có và khả năng
chi trả cho lượng lương thực, thực phẩm đủ dinh dưỡng, còn có

những vấn đề cơ bản khác (như vệ sinh, nước, chăm sóc y tế và
kiến thức có liên quan…) cần được quan tâm để đảm bảo an ninh
lương thực.
Điển hình là trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm và tài liệu chính
sách, chỉ số mức cung năng lượng trung bình của bữa ăn được
xem như chỉ số cơ bản về sự sẵn có của thực phẩm hoặc ngụ ý
về việc mất an ninh lương thực. Ngoài chỉ số này, một số chỉ số
khác có liên quan và có thể đo lường cũng đã được nghiên cứu,
sử dụng. Ví dụ, trong báo cáo về “tình trạng mất an ninh lương
thực trên thế giới” (SoFi) của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc
(FAO) (2014) có đề cập đến một số chỉ số như tiếp cận về mặt

15


vật lý (mật độ đường và đường sắt), tiếp cận kinh tế và các chỉ số
về khả năng dễ bị tổn thương và sốc (chỉ số sức mua của người
dân ở mức sống thấp nhất và chỉ số giá lương thực nội địa, chỉ số
tỷ lệ phụ thuộc nhập khẩu, tỷ lệ đất canh tác được tưới tiêu, mức
độ biến động của giá lương thực trong nước, mức thay đổi sản
lượng lương thực bình quân đầu người và tỷ lệ chi tiêu dành cho
lương thực của người nghèo). Các chỉ số về tiện nghi vệ sinh và
tiếp cận nguồn nước uống an toàn rõ ràng có liên quan đến độ
thỏa dụng, các chỉ số về mức độ thiếu hụt lương thực và chỉ số về
mức độ phổ biến của lương thực (POFI) cũng được xem xét trong
việc đo lường kết quả.
Tuy nhiên, định nghĩa trên đây là cực kỳ phức tạp trên cả phương
diện khái niệm và thực tế hoạt động. Các tài liệu có liên quan
minh chứng một cách rõ ràng rằng mặc dù tốc độ tăng sản lượng
lương thực toàn cầu luôn cao hơn so với tỷ lệ tăng trưởng của

dân số thế giới, khủng hoảng an ninh lương thực ở rất nhiều nước
đang phát triển vẫn xảy ra. Trong thực tế, tăng sản lượng lương
thực bằng cách tăng năng suất, thông qua việc sử dụng các công
nghệ mới và tiên tiến có thể là một trong những cách giải quyết
vấn đề. Tuy nhiên, nếu chỉ thiết kế và thực hiện các chính sách
công nhằm tăng năng suất mà bỏ qua bất kỳ một khía cạnh nào
khác của an ninh lương thực thì sẽ không thể chữa trị căn bệnh
mãn tính này một cách hiệu quả. Chính vì vậy, cần thiết phải có
các chính sách công một cách toàn diện, thực thi hiệu quả các
chính sách này ở tất cả các cấp, với đầu tư công tương xứng mới
có thể giải quyết vấn đề một cách bền vững.
Trong điều kiện những nguồn lực sẵn có đều có giới hạn, một
trong những thách thức quan trọng nhất đối với các nhà hoạch
định chính sách và các nhà tư tưởng về phát triển là làm thế nào
để nuôi sống dân số thế giới đang ngày một tăng và giúp họ tiếp
cận được tới mạng lưới an ninh lương thực. Như đã nêu trên, vấn
đề an ninh lương thực rất phức tạp, nó đòi hỏi phải phân tích hệ
thống lương thực toàn cầu hiện nay một cách kỹ lưỡng, đặc biệt
là vai trò của thương mại, vốn tài chính và các tập đoàn đa quốc
gia, trách nhiệm và việc thực thi của chính phủ các nước, các tổ
chức cộng đồng và các vấn đề về tầng lớp, giai cấp, địa vị/chủng
tộc/giới tính liên quan đến nông nghiệp, các biện pháp kiểm soát
ngành nông nghiệp và tiếp cận đến bảo trợ xã hội.

16


Mức độ nghiêm trọng của vấn đề rất khác nhau giữa các khu vực
trên thế giới và thậm chí ngay cả bên trong biên giới quốc gia. Xu
hướng khủng hoảng rõ ràng là sâu sắc và trầm trọng hơn ở các

khu vực đang phát triển và chậm phát triển của thế giới. Trong
số gần 800 triệu người không có đủ lương thực để sống một cuộc
sống khỏe mạnh1 , thì phần lớn đang sống ở các nước đang phát
triển và hai phần ba trong số đó đang sống ở các nước ở châu
Á. Do quy mô và mức độ trầm trọng của tình trạng đói và mất an
ninh lương thực, cũng như các vấn đề liên quan khác (như suy
dinh dưỡng, thiệt hại về kinh tế, tiếp cận với đầu tư và hỗ trợ công,
sức khỏe và hạnh phúc của người dân), nhiều đánh giá, thảo luận
và đối thoại chính sách toàn cầu đã được thực hiện, cố gắng đưa
những vấn đề này trở thành trọng tâm khi thiết kế luật pháp về an
ninh lương thực. Song, dù đã được lưu tâm thực hiện và có một
số tiến bộ trong những năm gần đây, nhưng những kết quả vẫn
còn rời rạc, chắp vá và khi đem nó so sánh, đối chiếu với các nhu
cầu cơ bản nhất của con người, thì thấy những vấn đề này vẫn sẽ
tiếp tục là một thách thức to lớn trong tương lai.
Vấn đề bất bình đẳng giới cũng thể hiện trong tình trạng đói và
suy dinh dưỡng. 60% số người đang trong tình trạng đói và suy
dinh dưỡng là phụ nữ. Một con số gây sốc khác là 50% số phụ nữ
mang thai ở các nước đang phát triển không được chăm sóc ăn
uống một cách đầy đủ, kết quả là có khoảng 0,24 triệu ca mẹ tử
vong khi sinh con hàng năm2 . Do thức ăn và dinh dưỡng cho các
bà mẹ không đầy đủ, ước tính có khoảng 146 triệu trẻ em - những
“công dân toàn cầu” dễ bị tổn thương nhất ở các nước đang phát
triển, phải đối mặt với tình trạng đói thường xuyên, lâu dài và
thiếu cân (UNICEF, 2009). Một con số khác có thể cho thấy hậu
quả rõ ràng hơn, tình trạng đói và những bệnh tật liên quan khiến
thế giới mất đi một đứa trẻ trong mỗi 10 giây.
Các nước chậm phát triển, đặc biệt là các nước ở Nam bán cầu
luôn bị ảnh hưởng tồi tệ nhất trong hầu hết các chỉ số về mất an
ninh lương thực, đói và suy dinh dưỡng. Một trong những lý do là

bởi các nền kinh tế này chủ yếu dựa vào nông nghiệp và sinh kế
của khoảng 60-80% dân số, trực tiếp hoặc gián tiếp, sống phụ
thuộc vào ngành nông nghiệp. Hơn nữa, cộng đồng nông nghiệp
1 />2 />
17


ở các nước này chủ yếu là những người sản xuất qui mô nhỏ và
chỉ nhận được đầu tư, hỗ trợ công ở mức tối thiểu. Những hỗ trợ
công dưới dạng đầu tư/chi tiêu công cho các liên kết ngược và
xuôi là chưa tương xứng hoặc thậm chí không có. Có đủ bằng
chứng cho thấy rằng mức tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) trong ngành nông nghiệp ít nhất có hiệu quả gấp hai
lần trong việc giảm nghèo so với tăng trưởng trong các ngành
khác3 . Cũng có bằng chứng cho thấy rằng các khoản đầu tư từ
ngân sách đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn ngoài việc
đảm bảo phát triển nông nghiệp và giảm tỷ lệ đói nghèo tuyệt đối,
còn có tác động quan trọng đến tăng trưởng chung của nền kinh
tế. Tuy nhiên, một phân tích sơ bộ sử dụng số liệu sẵn có ở nhiều
nước cho thấy chi tiêu công cho nông nghiệp và các hoạt động
liên quan khác là chưa tương xứng. Hơn nữa, trong tổng đầu tư
công cho nông nghiệp, ưu tiên chi tiêu công cho nông dân sản
xuất qui mô nhỏ dường như không đáng kể. Do đó, việc tăng qui
mô các khoản đầu tư công, đồng thời có định hướng mục tiêu rõ
ràng vào nông hộ nhỏ là rất quan trọng. Hơn nữa, cần có những
chính sách kinh tế vĩ mô có thể giúp giảm tình trạng đói và suy
dinh dưỡng một cách bền vững. Đầu tư công có mục tiêu trong
các liên kết ngược và xuôi trong ngành nông nghiệp ở các nền
kinh tế này cũng có thể thúc đẩy triển vọng tăng năng suất cũng
như an ninh lương thực, do cơ sở hạ tầng và bảo hiểm cây trồng

được cải thiện.
Ngoài ra đầu tư công cũng cần được tăng cường để giảm thiểu
những rủi ro mà các hộ gia đình sản xuất qui mô nhỏ phải đối mặt
(như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, những cú sốc thời tiết ngày
càng thường xuyên, suy thoái đất và tổn thất tài nguyên thiên
nhiên). Các nền kinh tế đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới
còn phải chịu thêm các cú sốc khác nữa như biến động giá cả.
Những rủi ro này khiến những người sản xuất qui mô nhỏ khó mà
biết được loại cây trồng nào có thể mang lại lợi nhuận hoặc mức
thu nhập kỳ vọng cho họ. Do đó, những hộ này sẽ đặc biệt cần
những công cụ có thể giúp họ đối phó với những rủi ro và bất trắc
khi thực hiện đầu tư nhằm tăng sinh kế, chẳng hạn như áp dụng
công nghệ mới và chuyển sang hoạt động mang lại giá trị gia
tăng cao hơn. Những kinh nghiệm gần đây đã chỉ ra rằng đầu tư
3 />
18


công nhằm hỗ trợ các chiến lược giảm thiểu rủi ro là một công cụ
quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo sự tăng
trưởng đồng thời góp phần xóa đói giảm nghèo.
1.2. QUI MÔ CỦA TÌNH TRẠNG ĐÓI VÀ SUY DINH DƯỠNG Ở
NAM Á VÀ ẤN ĐỘ
Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc, trong
khoảng thời gian 1990 - 1992, Đông Á và Nam Á có cùng số
lượng người thiếu ăn. Nam Á cũng là nơi có số lượng người thiếu
ăn lớn nhất trên thế giới (FAO, 2015). Như đã nêu trên, tính sẵn
có của lương thực là bước đầu tiên để có an ninh lương thực.
Trong 1/4 thế kỷ cuối cùng thế kỷ trước, Nam Á đã ghi nhận một
sự gia tăng nhẹ trong cung lương thực bình quân đầu người (FAO,

2015). Sự gia tăng này cũng đồng nghĩa với việc đa dạng hơn
trong tiêu dùng thực phẩm, chuyển từ kiểu thức ăn truyền thống
sang ăn nhiều cá, thịt, trứng, sữa và rau hơn (Joshi et al., 2004).
Tiếp cận lương thực là bước thứ hai tiến đến an ninh lương thực.
Thực tế cho thấy, tiếp cận lương thực và thu nhập có mối tương
quan với nhau (mặc dù còn có nhiều yếu tố khác quyết định khả
năng tiếp cận lương thực như các rào cản xã hội). Tỷ lệ trẻ em
gầy yếu ở Nam Á chiếm khoảng từ 6 đến 20%, cao hơn so với
khu vực Đông Á. Ở Nam Á, mất an ninh lương thực cũng phụ
thuộc vào mùa vụ. Vào mùa xuân, 24% dân số bị ảnh hưởng do
có chế độ ăn uống không đầy đủ và 33% thiếu hụt calo (MoE
Afghanistan, 2012). Tại Afghanistan, gần 80% dân số sống ở
các vùng nông thôn ở vào tình trạng mất an ninh lương thực,
cao hơn nhiều so với cư dân của các khu vực đô thị. Tình trạng
không đa dạng trong chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến 21%
dân số nông thôn và 14% của dân số đô thị. Tình trạng mất an
ninh lương thực xảy ra nhiều hơn ở vùng núi và cao nguyên của
Afghanistan.
Bhutan cũng ở trong tình trạng rất dễ bị tổn thương về an ninh
lương thực khi phải nhập khẩu phần lớn thực phẩm từ Ấn Độ.
Maldives thì hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu các mặt hàng
thực phẩm. Mất an ninh lương thực cũng xảy ra dai dẳng ở Nepal,
không chỉ ở những vùng sản xuất thiếu lương thực mà còn ở
những khu vực bị cách ly, dù thuộc những vùng có sản xuất lương
thực dư thừa. Hàng năm, Nepal đều phải nhập khẩu lương thực
ròng. Năm 2010, mức thiếu hụt lương thực trung bình của cả nước
19


là 14,3%, ở khu vực đồi núi là 79% và ở đồng bằng là 7% (FAO,

2010). Mất an ninh lương thực ở khu vực nông thôn Pakistan xảy
ra nhiều hơn so với khu vực đô thị. Những người dân nông thôn
không đảm bảo được an ninh lương thực, cũng giống người dân ở
các vùng đô thị, chủ yếu phải mua thực phẩm ở thị trường. Năm
2010, 45% trong tổng số dân cư nông thôn là những nông hộ
không có đất và 30% số các hộ gia đình có đất khác đều đã phải
mua thực phẩm trên thị trường (Ahmad và Farooq, 2010).
Ở Ấn Độ, có 194,6 triệu người thiếu ăn, chiếm khoảng 15,2 %
tổng dân số nước này. Số lượng người thiếu ăn trong giai đoạn
2000-2002 là 185,5 triệu và đã tăng lên đến 189,9 triệu chỉ trong
một thập kỷ sau đó (FAO, 2015). Ấn Độ xếp hạng thứ 94 về chỉ
số đói nghèo toàn cầu trong số 119 nước trên thế giới. Theo
Điều tra Quốc gia về Sức khỏe Gia đình (NFHS) năm 2005-2006,
56% phụ nữ Ấn Độ bị thiếu máu, 30% các bé được sinh ra trong
tình trạng sinh thiếu cân (LBW) và 47% số trẻ em bị nhẹ cân
(MSSRF, 2008).
1.3. QUI MÔ TÌNH TRẠNG ĐÓI VÀ SUY DINH DƯỠNG Ở ĐÔNG
Á VÀ VIỆT NAM
Nền kinh tế các nước Đông Á phụ thuộc rất nhiều vào nông
nghiệp và phần lớn dân số sống ở khu vực nông thôn. Chỉ vài
nước trong khu vực này là quốc gia đã phát triển còn chủ yếu
đều đang trong quá trình chuyển đổi. Đông Á đã phát triển nhanh
nhất trên thế giới trong những thập kỷ gần đây và cũng là một
trong những khu vực thành công nhất trong việc xóa đói giảm
nghèo. Theo báo cáo của IFPRI (2014),chỉ số đói nghèo toàn
cầu (GHI) của khu vực Đông Á đã giảm được 54 điểm %. Tuy
nhiên tình trạng thiếu đói vẫn còn phổ biến trong khu vực với 220
triệu người tiếp tục bị đói (IPFRI, 2014).
Năm 2011, có khoảng 13,5% dân số Campuchia sống dưới
chuẩn nghèo quốc gia và gần 40% trẻ em (dưới 5 tuổi) ở trong

tình trạng suy dinh dưỡng mãn tính, 28% bị thiếu cân, và cứ 5
phụ nữ thì có một người bị thiếu cân. Sự khác biệt trong tỷ lệ
nghèo giữa khu vực nông thôn và thành thị cũng được ghi nhận.
Ở Indonesia, chỉ có 8,6% dân số đô thị là người nghèo, trong khi
con số này ở vùng nông thôn là 15%. Ở Philippines, cứ ba trong
số bốn người ở khu vực nông thôn là người nghèo. Tại Thái Lan

20


×