Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN ĐỐI VỚI NGƯỜI HÀNH NGHỀ CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.88 KB, 36 trang )

BỘ Y TẾ

DỰ THẢO

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN
ĐỐI VỚI NGƯỜI HÀNH NGHỀ
CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG

Hà Nội – 2016


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BYT
BNV
ĐD
LPN

RN
TMTT
TTLT

Bộ Y tế
Bộ Nội vụ
Điều dưỡng
Licensed Practical Nurses
Quyết định
Registered Nurses
Tĩnh mạch trung tâm
Thông tư liên tịch



MỤC LỤC
Chương I. Giới thiệu..........................................................................................4
1. Sự cần thiết.......................................................................................................4
2. Căn cứ XD phạm vi hoạt động chuyên môn chuyên ngành điều dưỡng..........6
3. Mục đích của tài liệu hướng dẫn phạm vi hoạt động chuyên môn chuyên ngành
điều dưỡng............................................................................................................7
4. Đối tượng áp dụng............................................................................................8
Chương II. Phạm vi hoạt động chuyên môn....................................................9
1. Quy định chung................................................................................................9
2. Phân loại kỹ thuật.............................................................................................9
3. Phân loại các phạm vi hoạt động chuyên môn chuyên ngành điều dưỡng.......9
4. Hướng dẫn phạm vi hoạt động chuyên môn chuyên ngành điều dưỡng........10
Phụ lục................................................................................................................19


CHƯƠNG I.
GIỚI THIỆU
1. Sự cần thiết
a. Trên thế giới.
Chiến lược tăng cường dịch vụ điều dưỡng - hộ sinh của Tổ Chức Y Tế Thế
Giới (2002) ghi nhận: Dịch vụ do điều dưỡng – hộ sinh cung cấp là một trong các
trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế và đóng vai trò rất quan trọng để đạt được mục
tiêu thiên niên kỷ về chăm sóc y tế. Điều dưỡng có 5 vai trò chính, đó là: (1) Cung
cấp các dịch vụ chăm sóc người bệnh; (2) Tư vấn và hướng dẫn cho người bệnh về
phòng bệnh và chăm sóc; (3) Thực hiện chỉ định của bác sĩ về điều trị và theo dõi
người bệnh; (4) Phối hợp với các thành viên trong nhóm trong chăm sóc và điều trị
người bệnh; (5) Biện hộ cho người bệnh.
Luật hành nghề điều dưỡng (Nursing ACT): Mỹ, các nước Châu Âu, một số
nước Châu Á và quốc gia thành viên ASEAN đã có Đạo luật hành nghề điều dưỡng

như: Thái Lan, Malaysia, Philippines, Singapore.., theo đó phạm vi hoạt động
chuyên môn của điều dưỡng được đưa vào Đạo luật hành nghề điều dưỡng.
Giấy phép hành nghề điều dưỡng (Nursing License): ở nhiều quốc gia trên
Thế giới, điều dưỡng sau khi hoàn thành chương trình đào tạo điều dưỡng tại
trường phải dự kỳ thi quốc gia (National Exams). Các thí sinh sau khi đỗ kỳ thi
quốc gia được cấp Giấy phép hành nghề điều dưỡng. Giấy phép hành nghề điều
dưỡng gồm hai loại tương ứng với hai phạm vi hành nghề đó là: Điều dưỡng có
đăng ký hành nghề (Registered Nurses - RN) đối với các điều dưỡng đã tốt nghiệp
chương trình điều dưỡng hệ 4 năm trong trường đại học và Điều dưỡng thực hành
có giấy phép (Licensed Practical Nurses - LPN) đối với các điều dưỡng có thời
gian đào tạo nghề 2 năm trở xuống. Theo qui định chung của các nước Điều dưỡng
có đăng ký hành nghề – RN có phạm vi hành nghề như một điều dưỡng đa khoa và
Điều dưỡng thực hành có giấy phép – LPN dưới sự chỉ đạo và giám sát của Điều
4


dưỡng có đăng ký hành nghề – RN. Điều dưỡng làm việc ở các chuyên khoa như
Khoa phẫu thuật, Khoa hồi sức cấp cứu, Nhi khoa, tâm thần phải có chứng chỉ đào
tạo chuyên khoa.
Các Điều dưỡng có đăng ký hành nghề – RN, sau khi có kinh nghiệm hành
nghề tối thiểu 5 năm và sau khi hoàn thành khóa đào tạo ngắn hạn về khám chữa
bệnh dưới sự hướng dẫn của bác sĩ lâm sàng được cấp Chứng chỉ Điều dưỡng nâng
cao và được khám chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị một số bệnh thông thường. Xu
hướng hành nghề Điều dưỡng nâng cao ngày càng thịnh hành ở các nước Châu Âu
và đang lan rộng tới các quốc gia Châu Á.
Một số quốc gia ASEAN đã đạt được mục tiêu đại học hóa nhân lực điều
dưỡng như Thái Lan, Singapore, Philippines và mô hình Điều dưỡng nâng cao
đang được các nước ASEAN áp dụng ngày càng nhiều ở cộng đồng và ngay trong
các bệnh viện.
b. Tại Việt Nam.

Từ sau năm 1990 đến nay, điều dưỡng đã được nâng cao trình độ đào tạo và
tăng cường năng lực chuyên môn theo hướng hội nhập khu vực ASEAN và quốc
tế. Hệ thống đào tạo điều dưỡng đã phát triển nhanh chóng và tạo nên những đổi
mới cơ bản. Điều dưỡng được đào tạo ở các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học
và sau đại học. Thực hiện các cam kết ASEAN và hội nhập lĩnh vực y tế, Bộ Y tế
và Bộ Nội vụ đang thực hiện chính sách đào tạo để chuẩn hóa nguồn nhân lực điều
dưỡng theo hướng tối thiểu là trình độ cao đẳng.
Về thực hành chăm sóc điều dưỡng, Quy chế bệnh viện (1997) qui định
điều dưỡng có cùng chung chức trách nhiệm vụ. Các cơ sở khám chữa bệnh hiện
nay sử dụng điều dưỡng chưa phân biệt rõ văn bằng, kỹ năng kỹ xảo. Các điều
dưỡng làm việc ở các chuyên khoa sâu như phòng mổ, hồi sức tích cực, sơ sinh,

5


tâm thần, lão khoa… hầu hết chưa được đào tạo chuyên sâu để đáp ứng yêu cầu
chăm sóc người bệnh của từng chuyên khoa.
Thông tư 07/2011/TT-BYT quy định nhiệm vụ của điều dưỡng gồm 12
nhiệm vụ từ Điều 4 đến Điều 15. Theo đó các quy định về chức trách nhiệm vụ của
điều dưỡng tại Quy chế bệnh viện (1997) không còn hiệu lực.
Hiện nay, phạm vi hoạt động chuyên môn của điều dưỡng được ghi trong
chứng chỉ hành nghề áp dụng theo Quyết định 41/QĐ-BNV ngày 22 tháng 4 năm
2005 quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức y tế điều dưỡng. Mới
đây, Bộ Y tế và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYTBNV ngày 7 tháng 10 năm 2015 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y. Theo đó các quy định về tiêu chuẩn nghiệp
vụ các ngạch viên chức y tế điều dưỡng ban hành theo Quyết định 41/QĐ-BNV
ngày 22 tháng 4 năm 2005 không còn hiệu lực.
2. Căn cứ xây dựng Phạm vi hoạt động chuyên môn chuyên ngành điều dưỡng
Điểm C Khoản 2 Điều 25 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định: Chứng chỉ
hành nghề cấp cho người hành nghề phải ghi Phạm vi hoạt động chuyên môn.

Điều 3 khoản 6 Thông tư 41/2011/TT-BYT về hướng dẫn cấp chứng chỉ đối
với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh chữa
bệnh quy định thời gian thực hành 9 tháng trong các cơ sở y tế đối với điều dưỡng.
Thông tư 26/2015/TTLT-BYT-BNV về mã số, tiêu chuẩn, chức danh viên
chức điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y bao gồm điều dưỡng hạng II, III, IV. Theo đó
đã có quy định về nhiệm vụ của từng hạng viên chức điều dưỡng.
Thông tư 07/2011/TT-BYT hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc
người bệnh trong bệnh viện ngày 26 tháng 1 năm 2011 qui định 12 nhiệm vụ
chuyên môn kỹ thuật chăm sóc người bệnh từ Điều 4 đến Điều 15.
6


Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ Y tế qui định chi tiết
phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Thông tư số 50/2014/TT-BYT ngày 26/12/2014 của Bộ Y tế qui định về
phân loại phẫu thuật, thủ thuật và định mức nhân lực trong từng ca phẫu thuật, thủ
thuật.
Các chương trình đào tạo điều dưỡng gồm chương trình đào tạo Trung cấp,
Cao đẳng, Đại học, Chuyên khoa I và Thạc sỹ điều dưỡng do Bộ giáo dục Đào tạo
và các trường đại học ban hành.
Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng viên do Hội Điều dưỡng Việt Nam
đề xuất được Bộ Y tế phê duyệt và ban hành tại Quyết định số 1352/QĐ – BYT
ngày 24/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Theo đó, các cơ sở đào tạo đang đổi mới
chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng chuẩn năng lực đã được Bộ Y tế phê
duyệt.
Chương trình đào tạo thực hành trước cấp chứng chỉ của một số bệnh viện
tuyến trung ương và tuyến tỉnh.
3. Mục đích của tài liệu hướng dẫn phạm vi hoạt động chuyên môn chuyên
ngành điều dưỡng.
a. Hướng dẫn người hành nghề điều dưỡng về phạm vi hoạt động chuyên

môn gồm các hoạt động chuyên môn được làm, không được làm, những giới hạn
và điều kiện cần để hành nghềề̀ để đảm bảo an toàn người bệnh.
b. Tạo cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý y tế kiểm tra giám sát đối với người
hành nghề, giải quyết những khiếu kiện liên quan đến hoạt động của người hành
nghề.
c. Tạo cơ sở để xây dựng các chương trình đào tạo và đào tạo liên tục
chuyên ngành điều dưỡng

7


d. Để các nước đặc biệt là các nước khu vực ASEAN tham khảo trong quá
trình hội nhập lĩnh vực điều dưỡng
4. Đối tượng áp dụng
Tài liệu hướng dẫn hoạt động chuyên môn chuyên ngành điều dưỡng áp dụng
đối với các đối tượng:
- Điều dưỡng viên có bằng trung cấp, cao đẳng, đại học, chuyên khoa I điều
dưỡng và thạc sĩ điều dưỡng trở lên, được đào tạo tại các cơ sở giáo dục được nhà
nước công nhận và đã được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp Chứng chỉ hành nghề còn giá
trị.
- Điều dưỡng viên là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đã được cấp
bằng điều dưỡng và chứng chỉ hành nghề của các nước đã được Bộ Y tế công nhận.
- Y sĩ đa khoa có chứng chỉ chuyển đổi điều dưỡng trước ngày 1/1/2017 và có
chứng chỉ hành nghề điều dưỡng. Đối với Y sĩ tốt nghiệp kể từ ngày 1/1/2017 về
sau phải có văn bằng 2 về điều dưỡng.

CHƯƠNG II.
PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN
1. Quy định chung
Tài liệu hướng dẫn phạm vi hoạt động chuyên môn chuyên ngành điều

dưỡng qui định các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật thực hành người điều dưỡng
được đào tạo, có năng lực, được trao quyền để thực hiện các can thiệp điều dưỡng
và chăm sóc người bệnh.
Phạm vi hoạt động chuyên môn chung của điều dưỡng bao gồm: phòng
bệnh, nâng cao sức khỏe, chăm sóc, hỗ trợ điều trị, phục hồi chức năng cho cá

8


nhân, gia đình và cộng đồng, phối hợp với người hành nghề trong lĩnh vực khoa
học sức khỏe trong việc điều trị và chăm sóc người bệnh/khách hàng.
2. Phân loại kỹ thuật
Các kỹ thuật điều dưỡng bao gồm:
- Danh mục kỹ thuật điều dưỡng đa khoa (Trung cấp, cao đẳng, đại học và
sau đại học).
- Danh mục kỹ thuật điều dưỡng chuyên khoa.
3. Phân loại các phạm vi hoạt động chuyên môn:
Ban dự thảo đề xuất kỹ thuật phạm vi hoạt động chuyên môn của điều
dưỡng được phân chia thành 2 loại:
a. Danh mục kỹ thuật thực hành điều dưỡng đa khoa (áp dụng chung cho các
trình độ điều dưỡng là trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học).
b. Danh mục kỹ thuật thực hành điều dưỡng chuyên khoa: áp dụng cho các
điều dưỡng làm việc tại một số chuyên khoa sâu (phòng mổ, hồi sức cấp cứu, sơ
sinh, tâm thần, lão khoa và một số trung tâm y tế chuyên sâu/đơn vị áp dụng kỹ
thuật cao).
4. Hướng dẫn phạm vi hoạt động chuyên môn chuyên ngành điều dưỡng
4.1. Phạm vi hoạt động chuyên môn chung của điều dưỡng
1. Tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh/khách hàng.
2. Khám xác định nhu cầu, phối hợp với bác sĩ phân cấp chăm sóc. Phối hợp
với người bệnh, người nhà người bệnh, người hành nghề liên quan lập kế

hoạch chăm sóc người bệnh.
3. Cung cấp các dịch vụ chăm sóc thể chất, tâm lý, dinh dưỡng, phục hồi chức
năng, chăm sóc giảm nhẹ và hỗ trợ các hoạt động hàng ngày cho người
bệnh/khách hàng.

9


4. Theo dõi và phát hiện những diễn biến bất thường của người bệnh, can thiệp
kịp thời, báo cáo cho điều dưỡng phụ trách và bác sĩ điều trị.
5. Thực hiện dùng thuốc cho người bệnh theo chỉ định của bác sĩ.
6. Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng và các kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu trong các
trường hợp khẩn cấp đảm bảo kịp thời, an toàn cho người bệnh.
7. Thực hiện chăm sóc tại nhà như chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh
có dẫn lưu, chăm sóc phục hồi chức năng, chăm sóc giảm nhẹ, vệ sinh cá
nhân cho người bệnh và các chăm sóc khác theo chỉ định của bác sĩ.
8. Ghi chép hồ sơ bệnh án theo quy định.
9. Tham gia huấn luyện, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến.
4.2. Giới hạn phạm vi hoạt động chuyên môn
a. Điều dưỡng không được kê đơn thuốc, chỉ định xét nghiệm, chẩn đoán
hình ảnh, thăm dò chức năng. Trừ trường hợp các điều dưỡng có trình độ sau
đại học chuyên ngành điều dưỡng, đã có thời gian thực hành chuyên môn ít
nhất 3 năm, đã được đào tạo nâng cao về khám bệnh, chữa bệnh thông thường
dưới sự hướng dẫn của bác sĩ lâm sàng và được Bộ Y tế phê duyệt (mô hình
này đang được áp dụng ngày càng nhiều tại các nước khu vực ASEAN).
b. Đối với điều dưỡng trung cấp: Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản
(Phụ lục) và các kỹ thuật điều dưỡng chuyên khoa có tính đặc thù tùy vào năng
lực, trình độ chuyên môn của người hành nghề mà người đứng đầu cơ sở khám
chữa bệnh phân công nhiệm vụ cho các cá nhân và chịu trách nhiệm về việc
phân công.

c. Điều đưỡng thực hiện các dịch vụ chăm sóc tại nhà, kỹ thuật chuyên môn
phải có chứng chỉ phù hợp đối với từng lĩnh vực theo chương trình đào tạo tại
các cơ sở đào tạo do Bộ Y tế cấp phép mã ngạch đào tạo.
4.3 Điều kiện đối với người hành nghề
a. Điều dưỡng đã có chứng chỉ hành nghề, nếu làm việc tại các chuyên khoa
phải có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa theo chương trình đào tạo tại các cơ sở

10


đào tạo do Bộ Y tế cấp phép mã ngạch đào tạo. Tối thiểu gồm các chuyên khoa
dưới đây:
- Điều dưỡng phòng mổ
- Điều dưỡng chuyên khoa Hồi sức cấp cứu và chống độc
- Điều dưỡng chuyên khoa nhi/sơ sinh
- Điều dưỡng chuyên khoa Tâm thần
- Điều dưỡng chuyên khoa Mắt
- Điều dưỡng chuyên khoa Y học cổ truyền
- Điều dưỡng chuyên khoa Ung bướu
- Điều dưỡng chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt
- Điều dưỡng chuyên khoa Tai – Mũi – Họng
- Điều dưỡng lão khoa
- Điều dưỡng Gây mê – hồi sức
- Điều dưỡng cộng đồng
- Điều dưỡng truyền nhiễm
- Điều dưỡng dinh dưỡng – tiết chế
- Điều dưỡng sản khoa
- Điều dưỡng ngoại khoa
Căn cứ vào đặc điểm chuyên khoa, nhân lực hiện có và năng lực chuyên môn
của người hành nghề, lãnh đạo đơn vị có thể phân công mở rộng phạm vi hoạt

động chuyên môn để đáp ứng nhu cầu chăm sóc người bệnh và chịu trách nhiệm về
việc phân công.
b. Điều dưỡng trung cấp trở lên có thể đăng ký mở phòng dịch vụ tiêm, thay
băng với điều kiện có chứng chỉ hành nghề còn giá trị và đã hoàn thành khóa đào
tạo điều dưỡng cộng đồng, cấp cứu cơ bản theo chương trình đào tạo tại các cơ sở
đào tạo do Bộ Y tế cấp phép mã ngạch đào tạo.
c. Điều dưỡng có trình độ đại học trở lên có thể đăng ký mở dịch vụ chăm sóc
tại nhà với điều kiện có chứng chỉ hành nghề còn giá trị và đã hoàn thành khóa đào
tạo điều dưỡng cộng đồng, cấp cứu cơ bản theo chương trình đào tạo tại các cơ sở
đào tạo do Bộ Y tế cấp phép mã ngạch đào tạo.
d. Điều dưỡng thực hiện chăm sóc vết thương, chăm sóc vết thương bỏng,
khâu vết thương nông, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu, chăm sóc phục hồi chức
năng, chăm sóc giảm nhẹ, vệ sinh cá nhân cho người bệnh tại cộng đồng phải có

11


chứng chỉ đã hoàn thành khóa đào tạo thích hợp tại các cơ sở đào tạo do Bộ Y tế
cấp phép mã ngạch đào tạo.
e. Điều dưỡng thực hiện tiêm, truyền dịch (theo đơn thuốc) tại nhà phải có
chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo về tiêm, truyền dịch an toàn tại các cơ sở đào
tạo do Bộ Y tế cấp phép mã ngạch đào tạo.
f. Điều dưỡng thực hiện phục hồi chức năng: vận động, hô hấp… cho người
bệnh tại nhà phải có chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo tại các cơ sở đào tạo do Bộ
Y tế cấp phép mã ngạch đào tạo.
4.4. Phân công phạm vi hoạt động chuyên môn và quản lý hành nghề
a. Người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh chịu trách nhiệm phân công phạm
vi hoạt đông chuyên môn cho người hành nghề là điều dưỡng trong cơ sở khám
chữa bệnh.
b. Việc phân công phạm vi hoạt động chuyên môn cho cá nhân người hành

nghề phải dựa trên các qui định của Bộ Y tế, của người hành nghề và tình hình
thực tế nhân lực điều dưỡng của cơ sở khám chữa bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu
chăm sóc điều dưỡng và đảm bảo an toàn người bệnh.
c. Người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát
việc tuân thủ phạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề và chịu trách
nhiệm về việc phân công hoạt động chuyên môn hành nghề về việc phân công của
mình.

12


DỰ THẢO
DANH MỤC KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG ĐA KHOA

TT

DANH MỤC KỸ THUẬT

Thực hành ĐD đa khoa
Trung
cấp

CĐ, ĐH, Sau
ĐH

1.

Kỹ thuật đo nhiệt độ

X


X

2.

Kỹ thuật đếm mạch

X

X

3.

Kỹ thuật đếm nhịp thở

X

X

4.

Kỹ thuật đo huyết áp

X

X

5.

Rửa tay sát khuẩn


X

X

6.

Rửa tay phẫu thuật

X

X

7.

Mang găng tay phẫu thuật

X

X

8.

Theo dõi huyết áp liên tục không xâm nhập tại
giường ≤ 8 giờ

X

X


9.

Ghi điện tim cấp cứu tại giường

X

10.

Theo dõi điện tim cấp cứu tại giường liên tục

X

11.

Đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên

X

12.

Chăm sóc catheter tĩnh mạch

X

X

13.

Chăm sóc catheter động mạch


X

X

14.

Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm

15.

Theo dõi SPO2 liên tục tại giường

X
X

X

13


TT

DANH MỤC KỸ THUẬT

Thực hành ĐD đa khoa
Trung
cấp

CĐ, ĐH, Sau
ĐH


16.

Hút đờm qua ống nội khí quản/canuyn mở khí
quản bằng ống thông kín

X

X

17.

Thở oxy qua gọng kính

X

X

18.

Thủ thuật Heimlich (lấy dị vật đường thở) cho
người lớn và trẻ em

X

X

19.

Bóp bóng Ambu qua mặt nạ


X

X

20.

Chăm sóc ống nội khí quản

X

X

21.

Chăm sóc lỗ mở khí quản

X

X

22.

Khí dung thuốc

X

X

23.


Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp cơ bản

X

X

24.

Thông bàng quang

X

X

25.

Vận động trị liệu cho người bệnh bất động tại
giường

X

X

26.

Gây nôn cho người bệnh ngộ độc qua đường
tiêu hóa

X


X

27.

Đặt ống thông dạ dày

X

X

28.

Rửa dạ dày cấp cứu

X

X

29.

Thụt tháo

X

X

30.

Thụt giữ


X

X

31.

Đặt ống thông hậu môn

X

X

32.

Cho ăn qua ống thông dạ dày bằng bơm tay

X

X

33.

Cho ăn qua ống thông dạ dạy bằng truyền nhỏ
giọt

X

X


34.

Nuôi dưỡng người bệnh bằng đường truyền

X

X

14


TT

DANH MỤC KỸ THUẬT

Thực hành ĐD đa khoa
Trung
cấp

CĐ, ĐH, Sau
ĐH

tĩnh mạch ngoại biên
35.

Cân người bệnh tại giường bằng cân treo hay
cân điện tử

X


X

36.

Đo lượng nước tiểu 24 giờ

X

X

37.

Giải stress cho người bệnh

X

X

38.

Lấy máu tĩnh mạch, tiêm thuốc tĩnh mạch

X

X

39.

Truyền thuốc, dịch tĩnh mạch


X

40.

Truyền máu và các chế phẩm máu

X

41.

Rửa mắt tẩy độc

X

X

42.

Vệ sinh răng miệng đặc biệt

X

X

43.

Gội đầu cho người bệnh tại giường

X


X

44.

Tắm cho người bệnh tại giường

X

X

45.

Xoa bóp phòng chống loét

X

X

46.

Băng ép bất động sơ cứu rắn cắn

X

X

47.

Ga rô hoặc băng ép cầm máu


X

X

48.

Băng bó vết thương

X

X

49.

Cố định tạm thời người bệnh gãy xương

X

X

50.

Cố định cột sống cổ bằng nẹp cứng

51.

Vận chuyển người bệnh cấp cứu

52.


Vận chuyển người bệnh chấn thương cột sống

X

53.

Xét nghiệm đường máu mao mạch tại giường

X

54.

Định nhóm máu tại giường

X

55.

Chăm sóc ống thông bàng quang

X
X

X

X

X
15



TT

DANH MỤC KỸ THUẬT

Thực hành ĐD đa khoa
Trung
cấp

CĐ, ĐH, Sau
ĐH

56.

Tư vấn tâm lý cho người bệnh và gia đình

X

X

57.

Làm thuốc tai (nút biểu bì)

X

X

58.


Bộc lộ tĩnh mạch ngoại vi

X

X

59.

Làm thuốc âm đạo

X

X

60.

Chăm sóc bệnh nhân đã tử vong

X

X

61.

Kỹ thuật tra thuốc nhỏ mắt

X

X


62.

Kỹ thuật nhỏ mũi

X

X

63.

Kỹ thuật tiêm trong da

X

X

64.

Kỹ thuật tiêm dưới da

X

X

65.

Kỹ thuật tiêm bắp

X


X

66.

Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch

X

X

67.

Cắt chỉ khâu da

X

X

68.

Cấp cứu sốc phản vệ

69.

Vệ sinh vùng hậu môn sinh dục

70.

Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch bằng máy tiêm điện


X

71.

Kỹ thuật truyền dung dịch tĩnh mạch bằng máy

X

X
X

X

truyền dịch
72.

Phụ giúp soi phế quản

X

73.

Phụ giúp soi trực tràng – hậu môn

X

74.

Phụ giúp soi bàng quang


X

75.

Phụ giúp đặt ống nội khí quản

X

76.

Phụ giúp mở khí quản

X

77.

Thay băng vết thương sạch *

X

X

X
16


TT

DANH MỤC KỸ THUẬT


Thực hành ĐD đa khoa
Trung
cấp

CĐ, ĐH, Sau
ĐH

78.

Thay băng vết thương nhiễm khuẩn*

X

X

79.

Thay băng vết thương có ống dẫn lưu*

X

X

80.

Chườm nóng*

X

X


81.

Chườm lạnh*

X

X

Ghi chú: (*) là những kỹ thuật chưa có trong Danh mục kỹ thuật của thông tư
43/2013/TT-BYT và 50/2014/TT-BYT

DỰ THẢO
DANH MỤC KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA
STT

DANH MỤC KỸ THUÂT

THỰC HÀNH ĐIỀU
DƯỠNG CHUYÊN
KHOA
TRUNG
CẤP

CĐ, ĐH, SĐH

HỒI SỨC CẤP CỨU CHỐNG ĐỘC
1.

Hút đờm qua ống nội khí quản/canuyn mở

khí quản bằng ống thông một lần ở người

X

X

17


bệnh có thở máy
2.

Hút đờm qua ống nội khí quản/canuyn mở
khí quản bằng ống thông kín (có thở máy)

X

3.

Thở oxy qua mặt nạ không có túi

4.

Thở ô xy qua mặt nạ có túi có hít lại (túi
không có van)

X

5.


Thở oxy qua mặt nạ có túi không hít lại (túi
có van)

X

6.

Thở oxy qua ống chữ T (T-tube)

X

7.

Thở oxy dài hạn điều trị suy hô hấp mạn
tính ≤ 8 giờ

X

8.

Thở oxy qua mặt nạ venturi

X

9.

Vận động trị liệu hô hấp

X


X

10.

Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp nâng cao

X

X

11.

Vận động trị liệu bàng quang

X

X

12.

Rửa dạ dày loại bỏ chất độc bằng hệ thống
kín

13.

Nuôi dưỡng người bệnh qua ống thông hỗng
tràng

X


X

14.

Nuôi dưỡng người bệnh liên tục bằng máy
truyền thức ăn qua ống thông dạ dày

X

X

15.

Nuôi dưỡng người bệnh qua lỗ mở dạ dày

X

X

16.

Nuôi dưỡng người bệnh bằng đường truyền
tĩnh mạch trung tâm

X

X

17.


Lấy máu tĩnh mạch bẹn

18.

Chăm sóc mắt ở người bệnh hôn mê

X

X

19.

Thay băng cho các vết thương hoại tử rộng

X

X

20.

Phục hồi chức năng vận động, nói, nuốt cho
người bệnh cấp cứu

X

X

X

X


X

X

18


21.

Vận chuyển người bệnh nặng có thở máy

X

22.

Lấy máu động mạch quay làm xét nghiệm

X

23.

Lấy máu các động mạch khác xét nghiệm

X

24.

Định nhóm máu tại giường


25.

Xét nghiệm đông máu nhanh tại giường

26.

Chăm sóc bệnh nhân thở máy

X

X

27.

Lấy bệnh phẩm dịch phế quản qua ống nội
khí quản, mở khí quản bằng ống hút thường
để xét nghiệm ở bệnh nhân thở máy

X

X

28.

Lấy bệnh phẩm dịch phế quản qua ống hút
đờm có đầu bảo vệ để xét nghiệm ở bệnh
nhân thở máy

29.


Chăm sóc catheter tĩnh mạch trung tâm

30.

Chăm sóc catheter swan-ganz ở bệnh nhân
hồi sức cấp cứu

31.

Chăm sóc catheter tĩnh mạch đùi ở bệnh
nhân hồi sức cấp cứu

X

X

32.

Rửa bàng quang ở bệnh nhân hồi sức cấp
cứu và chống độc

X

X

33.

Cấp cứu ngừng tuần hoàn cho bệnh nhân
ngộ độc


X

X

34.

Tư vấn cho bệnh nhân ngộ độc

X

X

35.

Nuôi dưỡng người bệnh thở máy*

X

36.

Chăm sóc người bệnh cai thở máy*

X

37.

Chăm sóc người bệnh hôn mê*

X


38.

Chăm sóc người bệnh loét mục*

39.

Chăm sóc người bệnh làm sốc điện*

X

40.

Chăm sóc người bệnh đặt ống dẫn lưu ngoài
màng tim*

X

X

X

X
X

X

X

X
X


X

X

19


41.

Chăm sóc người bệnh sau ngừng tim*

X

42.

Chăm sóc người bệnh co giật*

X

43.

Chăm sóc người bệnh suy tủy*

X

NỘI KHOA
44.

Kỹ thuật ho có điều khiển


X

X

45.

Kỹ thuật tập thở cơ hoành

X

X

46.

Kỹ thuật ho khạc đờm bằng khí dung nước
muối ưu trương

X

X

47.

Kỹ thuật vỗ rung dẫn lưu tư thế

X

X


48.

Khí dung thuốc giãn phế quản

X

X

49.

Nghiệm pháp kích thích phế quản

X

X

50.

Nghiệm pháp đi bộ 6 phút

X

X

51.

Gội đầu cho người bệnh trong các bệnh thần
kinh tại giường

X


X

52.

Tắm cho người bệnh trong các bệnh thần
kinh tại giường

X

X

53.

Thay băng các vết loét hoại tử rộng sau
TBMMN

54.

Vệ sinh răng miệng bệnh nhân thần kinh tại
giường

X

X

55.

Xoa bóp phòng chống loét trong các bệnh
thần kinh


X

X

56.

Chăm sóc sonde dẫn lưu bể thận qua da/lần

X

X

57.

Chăm sóc sonde dẫn lưu tụ dịch- máu quanh
thận/lần

X

58.

Chăm sóc catheter TMTT trong lọc máu

X

59.

Chăm sóc và bảo quản catheter tĩnh mạch
trung tâm trong lọc máu


X

X

X

20


60.

Chăm sóc và bảo quản catheter đường hầm
có cuff để lọc máu

X

61.

Chăm sóc ống dẫn lưu bể thận qua da 24 giờ

X

62.

Chăm sóc người bệnh có cơn tăng huyết áp*

X

63.


Chăm sóc người bệnh tâm phế mạn*

X

64.

Chăm sóc người bệnh phù tim*

X

65.

Chăm sóc người bệnh dùng thuốc chống
đông*

X

66.

Chăm sóc người bệnh suy tim mạn*

X

67.

Chăm sóc người bệnh viêm tụy cấp*

X


68.

Chăm sóc người bệnh áp xe gan trước chọc
hút*

X

69.

Chăm sóc người bệnh ngộ độc thức ăn*

70.

Chăm sóc người bệnh viêm đường mật*

X

71.

Chăm sóc người bệnh suy thận cấp*

X

72.

Chăm sóc người bệnh chạy thận nhân tạo*

X

73.


Chăm sóc người bệnh viêm màng não*

X

74.

Chăm sóc người bệnh dị ứng thuốc*

X

75.

Chăm sóc người bệnh xơ gan*

X

76.

Chăm sóc người bệnh sốt*

X

77.

Chăm sóc người bệnh chảy máu đường tiêu
hóa*

X


X

78.

Chăm sóc người bệnh đái tháo đường*

X

X

79.

Chăm sóc người bệnh cơn cường giáp cấp*

X

X

X

DA LIỄU
80.

Chăm sóc người bệnh Pemphigus nặng

81.

Chăm sóc bệnh nhân dị ứng thuốc nặng

X

X

X

21


82.

Chăm sóc người bệnh bị pemphigoid, hồng ban
đa dạng, Durhing Brocq....

X

83.

Vật lý trị liệu cho bệnh nhân phong trước và
sau phẫu thuật tay

X

84.

Vật lý trị liệu cho bệnh nhân phong trước và
sau phẫu thuật chân

X

85.


Vật lý trị liệu cho bệnh nhân phong trước và
sau phẫu thuật mắt thỏ

X

86.

Vật lý trị liệu cho bệnh nhân xơ cứng bì

X

TÂM THẦN

87.

Liệu pháp thư giãn luyện tập

X

X

88.

Liệu pháp tâm lý nhóm

X

X

89.


Liệu pháp tâm lý gia đình

X

X

X

X

NỘI TIẾT

90.

Thay băng trên người bệnh đái tháo đường

91.

Gọt chai chân (gọt nốt chai) trên người bệnh đái
tháo đường

92.

Cắt móng chân, chăm sóc móng trên người
bệnh đái tháo đường

X

X


93.

Hướng dẫn kỹ thuật tiêm Insulin

X

X

94.

Hướng dẫn tự chăm sóc bàn chân

X

X

95.

Tư vấn chế độ dinh dưỡng và tập luyện
GÂY MÊ HỒI SỨC

96.

Cấp cứu ngừng tim bằng máy tự động

X

97.


Cấp cứu tụt huyết áp

X

98.

Chăm sóc và theo dõi áp lực nội sọ

99.

Truyền dịch trong sốc

X

100. Truyền máu khối lượng lớn

X

X

X

22


101. Truyền máu trong sốc

X
SẢN KHOA


102. Tiêm hoá chất tại chỗ điều trị chửa ở cổ tử cung

X

X

103. Làm thuốc âm đạo

X

X

104. Đặt và tháo dụng cụ tử cung

X

105. Theo dõi cơn go tử cung và nhịp tim thai bằng

X

X

106. Chăm sóc người bệnh trước mổ*

X

X

107. Chăm sóc người bệnh 6 giờ sau mổ*


X

X

108. Chăm sóc và theo dõi sản phụ chuyển dạ đẻ*

X

X

109. Chăm sóc và theo dõi sản phụ trong 6 giờ đầu

X

X

máy*

sau đẻ*

110. Chăm sóc thai phụ sản giật*

X

111. Chăm sóc bà mẹ cho con bú sau đẻ*

X

X


112. Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau đẻ*

X

113. Chăm sóc theo dõi người bệnh chửa ngoài tử

X

cung*

114. Chăm sóc người bệnh sau mổ rò bàng quang –

X

âm đạo*

115. Chăm sóc người bệnh sau nạo thai trứng*

X

116. Chăm sóc thai phụ nhiễm HIV*

X

NHI KHOA

117. Truyền máu sơ sinh

X


118. Nuôi dưỡng sơ sinh qua đường tĩnh mạch
119. Đặt ống thông dạ dày (hút dịch hoặc nuôi

X

dưỡng) sơ sinh

120. Rửa dạ dày sơ sinh
121. Ép tim ngoài lồng ngực

X
X

X

23


122. Dẫn lưu màng phổi sơ sinh

X

123. Khám sơ sinh

X

124. Chăm sóc rốn sơ sinh

X


X

125. Tắm sơ sinh

X

X

126. Đặt sonde hậu môn sơ sinh

X

127. Bóp bóng Ambu, thổi ngạt sơ sinh

X

128. Hồi sức sơ sinh ngạt sau sinh

X
X

129. Cố định tạm thời gãy xương sơ sinh

X

130. Đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm sơ sinh

X
X


131. Kỹ thuật cho trẻ uống thuốc*

X

X

132. Kỹ thuật mặc áo – quấn tã cho trẻ sơ sinh*

X

X

133. Kỹ thuật cân đo các đường kính của trẻ sơ sinh

X

X

134. Chăm sóc theo dõi sơ sinh ngay sau đẻ*

X

X

135. Chăm sóc theo dõi sơ sinh non tháng*

X

X


136. Đánh giá dinh dưỡng ở trẻ nhỏ*

X

X

137. Hướng dẫn bà mẹ cho trẻ bú sữa mẹ*

X

X

sau đẻ*

138. Chăm sóc trẻ sơ sinh nhiễm trùng sau đẻ*

X

139. Chăm sóc trẻ theo phương pháp kanguru*

X

140. Chăm sóc bệnh nhi trước và sau phẫu thuật*

X

X

141. Chăm sóc trẻ bị loét do nằm lâu*


X

X

142. Kỹ thuật cho trẻ ăn bằng ống thông*

X

X

143. Kỹ thuật truyền dịch cho trẻ sơ sinh*

X

BỎNG

144. Thay băng điều trị vết bỏng trên 60% diện tích cơ

X

thể ở người lớn

145. Thay băng điều trị vết bỏng từ 40% - 60% diện

X
24


tích cơ thể ở người lớn


146. Thay băng điều trị vết bỏng từ 20% - 39% diện

X

tích cơ thể ở người lớn

147. Thay băng điều trị vết bỏng từ 10% - 19% diện

X

X

X

X

tích cơ thể ở người lớn

148. Thay băng điều trị vết bỏng dưới 10% diện tích cơ
thể ở người lớn

149. Thay băng điều trị vết bỏng trên 60% diện tích

X

cơ thể ở trẻ em

150. Thay băng điều trị vết bỏng từ 40 % - 60% diện

X


tích cơ thể ở trẻ em

151. Thay băng điều trị vết bỏng từ 20% - 39% diện

X

tích cơ thể ở trẻ em

152. Thay băng điều trị vết bỏng từ 10% - 19% diện

X

tích cơ thể ở trẻ em

153. Thay băng điều trị vết bỏng dưới 10% diện tích

X

X

cơ thể ở trẻ em

154. Thay băng sau phẫu thuật ghép da điều trị bỏng

X

sâu

155. Thay băng và chăm sóc vùng lấy da

156. Bộc lộ tĩnh mạch ngoại vi để truyền dịch điều

X
X

X

157. Theo dõi chăm sóc người bệnh bỏng nặng/ 8h

X

X

158. Tắm điều trị bệnh nhân bỏng

X

X

trị bệnh nhân bỏng

159. Thay băng điều trị vết thương mạn tính

X

160. Tắm phục hồi chức năng sau bỏng

X

X


161. Tập vận động phục hồi chức năng sau bỏng (30

X

X

X

X

phút)

162. Tập vận động cho bệnh nhân đang điều trị bỏng
để dự phòng cứng khớp và co kéo chi thể (30
phút)

25


×