Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Nêu những khó khăn trong việc xã hội hóa công tác khám chữa bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.37 KB, 2 trang )

Nêu những khó khăn trong việc xã hội hóa công tác khám chữa bệnh?

Đáp án:

• Khó khăn trong XHH:
-Về nhận thức: Nhận thức về xã hội hoá trong lĩnh vực y tế còn có nơi, có chỗ chưa thống nhất. Chủ
trương XHH bao hàm quá nhiều nội dung hoạt động rất khác nhau, từ vận động nhân dân giữ gìn sức
khoẻ, phát triển BHYT, đến hoạt động dịch vụ theo yêu cầu, liên doanh liên kết, thực hiện tự chủ bệnh
viện, phát triển y tế tư nhân, thu viện phí... Vì vậy ở một số địa phương chưa tạo ra sự đồng thuận cao
trong việc thực hiện XHH. Trong khi có khó khăn về tài chính, việc huy động các nguồn tài chính từ phía
xã hội là cần thiết, song nhiều nơi chỉ quan tâm đến việc tăng thu nhập, chưa phân biệt nguồn tài chính
nào là công bằng, hay không công bằng.
- Về chính sách: Chính sách, pháp luật chưa được triển khai toàn diện. Sự phát triển của khu vực y tế tư
nhân còn nhiều hạn chế, do thiếu chính sách ưu đãi về thuế và mặt bằng xây dựng, cũng như thiếu sự
quản lý và giám sát có hiệu quả của các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, chưa có đầy đủ hành lang pháp
lý về tổ chức khám chữa bệnh theo yêu cầu và liên doanh liên kết tại bệnh viện công, một vấn đề mới,
vấn đề khó, chưa có tiền lệ và kinh nghiệm thực tiễn ở nước ta.
- Về quản lý, cho đến nay vẫn còn thiếu một hệ thống thông tin tương đối đầy đủ và chính xác về khu vực
y tế tư nhân nói chung, cũng như về các nguồn đầu tư tư nhân cho y tế, các hình thức liên doanh, liên
kết giữa các bệnh viện công với các nhà đầu tư tư nhân, các hoạt động dịch vụ theo yêu cầu ở các bệnh
viện công. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho việc huy động các nguồn lực xã hội
cho y tế chưa được kiểm soát và điều tiết đầy đủ, nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những
tác động tiêu cực đối với hệ thống y tế.
- Về những tác động xã hội: Việc huy động nguồn lực tài chính của xã hội cho y tế có thể có
những tác động không mong muốn, như:
- Đối với người sử dụng dịch vụ y tế: Hoạt động đầu tư từ nguồn vốn tư nhân, hoạt động dịch vụ theo
yêu cầu chủ yếu nhằm cung ứng dịch vụ y tế cho người có khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, có thu nhập
cao. Tại địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khá, việc triển khai huy động các nguồn lực tài chính
thuận lợi. Tuy nhiên một bộ phận người dân nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, việc huy động các
nguồn tài chính hầu như không thực hiện được.
-Đối với bệnh viện và cán bộ nhân viên bệnh viện: Việc huy động nguồn lực của xã hội để phát triển các


dịch vụ theo yêu cầu và nâng cấp trang thiết bị y tế, gắn liền với việc thu hồi vốn và lợi nhuận, đã góp
phần khắc phục tình trạng thiếu vốn và tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên y tế ở các bệnh viện lớn. Tuy
nhiên, chính điều này cũng có thể tạo ra sự cách biệt về thu nhập của cán bộ y tế giữa các tuyến y tế, các
chuyên khoa và giữa các địa phương; sự chuyển dịch cán bộ y tế giỏi từ miền núi về miền xuôi, từ nông
thôn về thành thị, từ tuyến dưới lên tuyến trên, từ y tế dự phòng sang điều trị, ảnh hưởng không tốt
đến hệ thống y tế, đặc biệt là y tế công. Mặt khác, việc cho phép cơ cở y tế lấy nguồn thu từ các dịch vụ y
tế để bù vào nguồn tăng lương cho cán bộ y tế có thể dẫn đến tình trạng lạm dụng kỹ thuật trong chẩn
đoán và điều trị để “tận thu”, tạo gánh nặng về tài chính cho người bệnh.


-Đối với hệ thống y tế: Việc phát triển các dịch vụ theo yêu cầu và liên doanh liên kết với tư nhân để
nâng cấp trang thiết bị y tế ở các bệnh viện công có thể dẫn đến tình trạng “lẫn lộn công tư” trong sử
dụng nhân lực cũng như cơ sở vật chất, từ đó làm suy yếu các bệnh viện công lập, gây sự chia tách giữa
các tuyến y tế, phá vỡ tính thống nhất của hệ thống cung ứng dịch vụ y tế. Xu hướng này đương nhiên sẽ
thúc đẩy hình thức “phí theo dịch vụ” và chi trả trực tiếp từ tiền túi của người bệnh – nhân tố chính làm
tăng thêm tình trạng mất công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế.



×