Tải bản đầy đủ (.pdf) (575 trang)

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.18 MB, 575 trang )



KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TRONG
THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
HÀ NỘI - 2017


2


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
--------------------------BAN CHỈ ĐẠO
TT

Họ và tên

Đơn vị/Chức vụ

Nhiệm vụ

1

GS.TS. Trần Thọ Đạt

Hiệu trưởng
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Trưởng ban

2

Ông Phạm Quốc Hùng

CTCP Đầu tư và phát triển đào tạo
Edutop64

Đồng
Trưởng ban

3

PGS.TS. Trần Thị Vân Hoa

Phó Hiệu trưởng,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Phó
Trưởng ban

4

PGS.TS. Đàm Quang Vinh

Giám đốc TT. ĐTTX
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Ủy viên


BAN TỔ CHỨC
TT

Họ và tên

1

PGS.TS. Trần Thị Vân Hoa

2

Ông Nguyễn Tùng Lâm

3

Đơn vị/Chức vụ

Nhiệm vụ

Phó Hiệu trưởng
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Trưởng ban

CTCP Đầu tư và phát triển
đào tạo Edutop64

Đồng
Trưởng ban


PGS.TS. Đàm Quang Vinh

Giám đốc TT. ĐTTX
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Phó
Trưởng ban

4

TS. Bùi Kiên Trung

Phó Giám đốc TT. ĐTTX
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Ủy viên TT

5

PGS.TS. Bùi Đức Thọ

Trưởng phòng QLKH
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Ủy viên

6

PGS.TS. Phạm Thị Bích Chi


Trưởng phòng TC – KT
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Ủy viên

7

TS. Vũ Trọng Nghĩa

Trưởng phòng Truyền thông
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Ủy viên

8

ThS. Bùi Đức Dũng

Trưởng phòng Tổng hợp
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Ủy viên

9

ThS. Nguyễn Đức Hòa

Trung tâm ĐTTX
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Ủy viên
thư ký

3


BAN BIÊN TẬP KỶ YẾU
TT

Họ và tên

Đơn vị/Chức vụ

Nhiệm vụ

1

PGS.TS. Đàm Quang Vinh

Giám đốc TT. ĐTTX
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Trưởng ban

2

TS. Bùi Kiên Trung

Phó Giám đốc TT. ĐTTX

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Ủy viên

3

TS. Trịnh Mai Vân

Phó Trưởng phòng QLKH
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Ủy viên

4

TS. Nguyễn Anh Tú

5

ThS. Nguyễn Đức Hòa

Giám đốc Nhà xuất bản
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Trung tâm ĐTTX
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Ủy viên
Ủy viên

BAN THƯ KÝ HỘI THẢO


4

TT

Họ và tên

Đơn vị

Nhiệm vụ

1

ThS. Nguyễn Hồng Thương

Trung tâm ĐTTX
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Tổ trưởng

2

Vũ Trung Hiếu

3

ThS. Phan Thị Kim Nga

Trung tâm ĐTTX
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Ủy viên

4

ThS. Nguyễn Thành Tuấn

Trung tâm ĐTTX
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Ủy viên

5

ThS. Bùi Thị Bích Huyền

Trung tâm ĐTTX
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Ủy viên

6

Nguyễn Phương Dung

Trung tâm ĐTTX

Ủy viên

7


Nguyễn Minh Hoàng

Trung tâm ĐTTX
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Ủy viên

8

Cáp Thị Thanh Vân

Trung tâm ĐTTX
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Ủy viên

9

Nguyễn Hải Yến

Trung tâm ĐTTX
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Ủy viên

Phòng QLKH
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Ủy viên


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


MỤC LỤC
Stt

Tên bài viết và tác giả

Trang

Tổng quan Kỷ yếu
ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
CHỦ ĐỀ 1
XU HƯỚNG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TRONG THỜI KỲ
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

1

ỨNG DỤNG OFFICE 365 ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY VÀ
HỌC TRONG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP E-LEARNING
Cao Thị Thu Hương
Lê Thi Hoài
Thu
̣
Đặng Đình Hải
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

19


2

XU HƯỚNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH BLENDED LEARNING
TRONG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ KHẢ NĂNG TRIỂN KHAI TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
PGS.TS. Đàm Quang Vinh
Nguyễn Thị Hải Yến
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

25

3

MOBILE LEARNING - CÔNG NGHÊ ̣ DA Y
̣ VÀ HỌC TRONG
KỶ NGUYÊN 4.0
TS. Phan Thế Công
Trường Đại học Thương mại

39

4

5

GIÁO DỤC 4.0 - TẦM NHÌN MỚI CHO GIÁO DỤC TƯƠNG LAI
TS. Bùi Kiên Trung
ThS. Nguyễn Đức Hòa
ThS. Lê Thu Thủy
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

LỢI THẾ MÔ PHỎNG CỦ A CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ
KHẢ NĂNG MỚI CỦ A ĐÀ O TẠO TỪ XA Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ QUỐC DÂN
PGS.TS. Nguyễn Thường La ̣ng
Trường Đại học Kinh tế Quố c dân

51

65

THÁCH THỨC VỚI NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
TÁC ĐỘNG CỦA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ CÁCH
MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
6

Bùi Trung Hải

71

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Nguyễn Lê Đình Quý
Trường Đại học Duy Tân

5


Stt

Tên bài viết và tác giả


Trang

XU HƯỚNG TOÀN CẦU ĐẦU TƯ VÀO CÔNG NGHỆ ĐÀO TẠO
NCS.TS. Trương Thị Bích Loan
7

IPA Quảng Ninh Việt Nam

85

NCS.TS. Trương Tiến Bình
Trường Đại học Quảng Tây, Trung Quốc
TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ (OER) VÀ ĐÀO TẠO TRỰC
TUYẾN (E-LEARNING)
8

ThS.NCS. Đào Thiện Quốc

95

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

9

ỨNG DỤNG CLOUD COMPUTING TRONG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
Cao Thị Thu Hương
Lê Hoài Thu
Cáp Thị Thanh Vân
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


103

THÁCH THỨC VÀ LỢI THẾ CỦA ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
10

Luật sư Ngô Văn Hiệp
Văn phòng Luật sư Hiệp và Liên danh (HALF)

113

E-LEARNING 4.0 - HỆ THỐNG HỌC TẬP TRỰC TUYẾN THÔNG MINH
11

ThS. Phan Thanh Toàn

123

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
MỘT SỐ HỆ THỐNG HỌC TRỰC TUYẾN M-LEARNING
CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ, QUẢN LÝ
VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
12

ThS. Phạm Thảo

131

TS. Phạm Xuân Lâm
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM TRONG CUỘC
CÁCH MẠNG DỮ LIỆU LỚN
13

TS. Nguyễn Thị Xuân Hồng
ThS. Đào Thị Nhung

143

ThS. Phạm Thu Huyền
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

14

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ NHỮNG THÁCH THỨC
ĐẶT RA VỚI PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN Ở BẬC
ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM
TS. Nguyễn Thị Hoàn
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

6

155


Stt

Tên bài viết và tác giả

Trang


VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ INTERNET
TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
15

ThS. Nguyễn Thị Hương

165

Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
THÁCH THỨC VÀ LỢI THẾ CỦA ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
16

TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
ThS. Nguyễn Đức Nhân

171

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ NHỮNG THÁCH THỨC
VỚI ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
17

ThS. Nguyễn Anh Tuấn

179

Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam
ĐÀO TẠO CỬ NHÂN KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN QUỐC TẾ

TRƯỚC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Trần Thế Nữ

18

187

Khiếu Hữu Bình
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
CHỦ ĐỀ 2
MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN

19

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG MÔ HÌNH HỌC TẬP KẾT HỢP
(BLENDED LEARNING) TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
QUỐC DÂN - THỰC NGHIỆM VỚI MÔN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG

199

TS. Trịnh Hoài Sơn
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

20

ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TRONG THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ SỰ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG
DẠY THEO HƯỚNG MÔ HÌNH HÓA

209


TS. Lê Ngọc Thông
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC: THỰC HIỆN
TRONG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
21

ThS. Nguyễn Ngọc Hiên

221

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

7


Stt

Tên bài viết và tác giả

Trang

22

ĐÀO TẠO CỬ NHÂN TỪ XA NEU - EDUTOP GẮN VỚI NHU CẦU
ĐÀO TẠO CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG
KỶ NGUYÊN CÔNG NGHỆ 4.0

231


PGS.TS. Tạ Lợi
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

23

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CÔNG CỤ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 VÀ MỘT SỐ GỢI Ý
VỚI VIỆT NAM

239

ThS.NCS. Trần Lan Hương
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
LIÊN KẾT GIỮA TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG XÂY DỰNG
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN (E-LEARNING)
24

Kiều Công Thược

253

Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Phát triển Công nghiệp 4.0 Việt Nam
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MÔ PHỎNG THỰC TẾ VÀO PHƯƠNG
PHÁP GIẢNG DẠY E-LEARNING
25

ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Liên

259


Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
CÁC MÔ HÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TRÊN THẾ GIỚI VÀ
ỨNG DỤNG CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
26

ThS. Chu Tuấn Vũ

267

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ MULTIMEDIA TRONG GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
27

ThS. Nguyễn Văn Thuân

273

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

28

NGUYÊN TẮC VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ELEARNING THẾ GIỚI VÀ BÀ I HỌC KINH NGHIỆM CHO GIÁO
DỤC ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM

279

ThS. Đâ ̣u Thi Lê
̣ Hiế u
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

E-LEARNING – PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
29

MỘT SỐ TRẢI NGHIỆM CÁ NHÂN KHI THAM GIA GIẢNG DẠY
E-LEARNING VỚI TỔ HỢP CÔNG NGHỆ - GIÁO DỤC TOPICA
Nguyễn Tấn Quý
Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Việt Á Châu

8

293


Stt

30

Tên bài viết và tác giả

Trang

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA HỌC TẬP TRỰC TUYẾN CỦA
NGƯỜI HỌC
ThS. Nguyễn Thị Hồng

301

Trường Đại học Lao động - Xã hội

CHỦ ĐỀ 3
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
TỪ LECTURER ĐẾN COMMENTATOR - SỰ CHUYỂN ĐỔI VAI
TRÒ CỦA GIẢNG VIÊN TRONG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
31

TS. Cao Xuân Liễu

311

PGS.TS. Đỗ Tiến Sỹ
Học viện Quản lý giáo dục

32

MỘT SỐ HỌC THUYẾT HỌC TẬP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG ÁP
DỤNG CÁC HỌC THUYẾT HỌC TẬP TRONG ĐÀO TẠO TRỰC
TUYẾN THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
ThS. Đào Anh Phương

317

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA SINH VIÊN – ĐÂU
LÀ TIỀN ĐỀ?
33

TS. Hà Sơn Tùng

323


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

34

ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦ A
SINH VIÊN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Chu Văn Nguyên
Trường Cao đẳ ng Công nghê ̣ và Kinh tế công nghiê ̣p
Đỗ Tiế n Sỹ
Học viê ̣n Quản lý giáo dục

331

35

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NHẰM
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP TRONG
KỶ NGUYÊN SỐ - SỰ THAM GIA CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
ThS. Vũ Xuân Trường
Trường Đại học Thương mại

341

36

SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
TIẾNG ANH ONLINE TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG –
NHỮNG GỢI Ý ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
TIẾNG ANH ONLINE CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM

ThS. Trương Đức Thao
ThS. Nguyễn Tường Minh
Trường Đại học Thăng Long

353

9


Stt

Tên bài viết và tác giả

Trang

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI DỰ ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ
ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN: NGHIÊN CỨU
TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
37

Mạc Thị Hải Yến

367

Phan Phương Nam
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

38

VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN TƯ VẤN HỌC TẬP TRONG

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA: TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
TS. Nguyễn Văn Nguyện
ThS. Nguyễn Thanh Thoại
Trường Đại học Trà Vinh

377

39

XÃ HỘI HÓA MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH THÔNG
QUA ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
TS. Nguyễn Thị Bích Thủy
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

385

40

HỆ THỐNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI CÁC CƠ SỞ
ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TRỰC TUYẾN TRONG THỜI KỲ CÁCH
MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
ThS. Trần Thị Mỹ Diệp
ThS. Đặng Đình Hải
ThS. Nguyễn Thanh Hương
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

395

TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN NÂNG

CAO NĂNG LỰC HỌC TẬP CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
CỦA SINH VIÊN HỆ TỪ XA E-LEARNING
41

ThS. Nguyễn Thị Mai Lan

405

ThS. Nguyễn Thùy Linh
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

42

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN
CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN HỆ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

413

ThS. Phí Thị Lan Phương
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁC MÔN KHOA HỌC
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG ĐÀO TẠO E-LEARNING ĐÁP
ỨNG YÊU CẦU CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
43

TS. Lê Ngọc Thông
TS. Nguyễn Thị Hào
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


10

419


Stt

Tên bài viết và tác giả

Trang

THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG
ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
QUỐC DÂN
ThS. Phạm Thảo
44

ThS. Nguyễn Quỳnh Mai

425

ThS. Tống Minh Ngọc
TS. Đặng Minh Quân
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
CHỦ ĐỀ 4
ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN - KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP
MÔ HÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN ĐƯỢC ỨNG DỤNG TRONG
45

CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM

ThS.CTA Bùi Phương Dung

435

Công ty TNHH Tư vấn thuế Long Việt

46

NHỮNG LỢI ÍCH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NHẬN THỨC LẠI VỀ
ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM
GÓC NHÌN SÂU HƠN VỀ VAI TRÒ CỦA ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
VỚI VIỆC GIẢNG DẠY TIN HỌC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VIỆT NAM
ThS. Trần Thị Bích Hạnh
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

447

47

TĂNG CƯỜNG SỰ TƯƠNG TÁC VÀ CHỦ ĐỘNG CỦA
GIẢNG VIÊN VÀ HỌC VIÊN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TRONG THỜI KỲ CMCN 4.0
ThS. Phạm Thanh Nga
Công ty TNHH MTV tư vấn chuyên nghiệp toàn cầu
Tổ hợp giáo dục TOPICA

457

48


THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH GIÁO DỤC
THÔNG QUA KỸ THUẬT SỐ

469

ThS. Nguyễn Thành Tâm, (MBA)
Trường Đại học FPT
HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO ONLINE TẠI TRUNG QUỐC
49

ThS.NCS. Trương Tiến Bình
Trường Đại học Thành Tây

485

Topica Uni, Edumall

50

ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN BẬC ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM
VÀ NHỮNG THÁCH THỨC TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP 4.0

493

ThS. Phan Thu Trang
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


11


Stt

Tên bài viết và tác giả

Trang

MÔ HÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN - THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
51

ThS. Nguyễn Hồng Thái

501

Công ty luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO TỪ XA Ở BẬC
ĐẠI HỌC TRƯỚC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TẠI
VIỆT NAM
52

TS. Vũ Thị Thanh Thủy

509

NCS. Vũ Thị Ánh Tuyết
Trường Đại học Lao động – Xã hội
ĐÀO TẠO E-LEARNING NGÀNH LUẬT VÀ KINH TẾ TẠI VIỆT
NAM VỚI XU THẾ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

ThS. Nguyễn Mạnh Hà
53

Văn phòng luật sư Kết Nối

523

ThS. Lê Thị Liên Hương
Trường Đại học Thành Tây

54

ĐỔI MỚI HÌNH THỨC ĐÀO TẠO TỪ XA – NHÌN TỪ THỰC TIỄN
CỦA HÌNH THỨC ĐÀO TẠO TỪ XA TRUYỀN THỐNG CHUYÊN
NGÀNH LUẬT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

543

ThS. Nguyễn Hữu Mạnh
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
TRAO ĐỔI VỀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TỪ XA THEO PHƯƠNG THỨC
E-LEARNING TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
55

Trần Văn Thuận

553

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI

CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN TRỰC TUYẾN NEU – EDUTOP
56

ThS. Bùi Thị Nga
Tổ hợp công nghệ giáo dục TOPICA

12

561


Tổng quan Kỷ yếu
ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TRONG THỜI KỲ
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
*
*

*

Đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 – cuộc cách mạng mà công
nghệ thông tin đóng vai trò trung tâm, giáo dục đại học đòi hỏi phải có những
thay đổi căn bản về tư duy đào tạo, cách thức trao đổi và truyền thụ kiến thức. Đó
là lý do Hội thảo “Đào tạo trực tuyến trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0”
được tổ chức nhằm tiếp thu rộng rãi ý kiến từ các nhà khoa học - quản lý - cán bộ
giảng dạy - người học - xã hội cho tương lai ứng dụng công nghệ mới vào đào tạo
đại học ở Đại học Kinh tế Quốc dân nói riêng và Việt Nam nói chung. Nhóm biên
soạn Kỷ yếu Hội thảo vui mừng và trân trọng cảm ơn các tác giả đã hưởng ứng
nhiệt tình và gửi bài tham luận cho hội thảo. Số lượng bài viết gửi về khá lớn,
chung tôi nhận thấy có 4 nhóm chủ đề chính yếu: Xu hướng đào tạo trực tuyến
trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0; Nâng cao chất lượng dạy và học đào tạo

trực tuyến; Mô hình và phương thức đào tạo trực tuyến; Đào tạo trực tuyến - kinh
nghiệm và giải pháp.
1. Chủ đề 1: Xu hướng đào tạo trực tuyến trong thời kì cách mạng
công nghiệp 4.0
Ở chủ đề này, các bài viết đặt ra bối cảnh của đào tạo trực tuyến trong cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0, để làm rõ lợi ích cũng như đánh giá thách thức mà
đào tạo trực tuyến phải đối mặt. Tựu chung lại, các bài viết đều đi đến thống nhất
các quan điểm sau:
- Xu hướng đào tạo E-Learning là một xu hướng tất yếu trong giáo dục, và vai
trò của ứng dụng công nghệ thông tin làm thay đổi các phương thức đào tạo theo
hướng tích cực là không thể chối cãi. Bởi sự bùng nổ của cách mạng 4.0 sẽ kéo theo
những yêu cầu mới về năng lực nhân sự, không chỉ với các công nhân ở trình độ thấp
mà còn với cả những người có bằng cấp. Từ đó, đòi hỏi các trường đại học phải thay
đổi chương trình đào tạo đem lại cho người học những kỹ năng, kiến thức cơ bản lẫn
tư duy sáng tạo. Học tập để cạnh tranh chứ không phải để lấy bằng. Mục tiêu của
giáo dục đại học phải là tạo ra lực lượng lao động có kiến thức, có kĩ năng thích ứng
cao với sự biến đổi nhanh của nền kinh tế tri thức thế kỉ 21.
- Kỷ nguyên của bảng phấn đen trắng trong các lớp học cố định cũng sẽ dần
phải thay đổi nhường chỗ cho các không gian học tập mới phù hợp hơn, tạo ra
13


những cơ hội học tập ở bên ngoài lớp học hay trong các không gian ảo, giúp “cá
nhân hóa” việc học của sinh viên. Sinh viên có thể học tập ở bất kỳ thời gian nào
ở những phương tiện điện tử sẵn có.
- Đa dạng các lợi ích của đào tạo trực tuyến đối với người học, người dạy và
đối với mục tiêu “xã hội hóa” học tập.
2. Chủ đề 2: Mô hình và phương thức đào tạo trực tuyến
Chủ đề này, các bài tham luận đưa ra việc ứng dụng các mô hình đào tạo
trực tuyến trên thế giới trong đó phải kể đến các nền giáo dục hiện đại như: Mỹ,

Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc,… và nhu cầu thiết yếu phải ứng dụng trong giáo
dục Việt Nam. Các mô hình phổ biến của đào tạo trực tuyến được phân tích bao
gồm: Blended Learning, Social and Collaborative Learning, Gamification, MicroLearning,… Qua đó, các bài tham luận đưa ra những khuyến nghị để phát triển ELearning như sau:
- E-Learning là cần thiết cho mục tiêu xã hội hóa học tập. Có E-Learning,
mọi công dân (từ học sinh phổ thông, sinh viên, các tầng lớp người lao động,...)
đều có cơ hội được học tập, hướng tới việc bất cứ thứ gì, bất kì thời gian và
không gian, học tập suốt đời. Viê ̣c xã hô ̣i hóa giáo du ̣c, đưa giáo du ̣c đế n tâ ̣n nhà,
tâ ̣n văn phòng làm viê ̣c, hay trong phân xưởng sản xuấ t, hoă ̣c trên các phương
tiên công cô ̣ng, thâ ̣m chí trong các khu vui chơi giải trí là hế t sức cầ n thiế t.
Không phải chỉ có đố i tươ ̣ng sinh viên từ xa, sinh viên ta ̣i chức, mà cả sinh viên
chính quy. Do vậy, bên ca ̣nh hê ̣ đào ta ̣o từ xa, Bô ̣ Giáo du ̣c và Đào ta ̣o cầ n bổ
sung thêm chính sách cho phép các trường đa ̣i ho ̣c, cao đẳ ng đươ ̣c phép đưa mô ̣t
số lươ ̣ng môn ho ̣c lớn vào giảng da ̣y theo phương thức E-Learning, kế t hơ ̣p
phương thức truyề n thố ng cho sinh viên, cao ho ̣c viên chính quy. Đó sẽ là điề u tấ t
yế u của chính sách hô ̣i nhâ ̣p quố c tế trong kỷ nguyên giáo du ̣c số 4.0, giáo du ̣c
hiê ̣n đa ̣i, giáo du ̣c dựa vào công nghê ̣ thông tin.
- Về phía các trường đại học, cần chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực cho việc
thực hiện E-Learning 4.0.
- Về phía người dạy và người học: tư duy sáng tạo, chủ động và nắm bắt
công nghệ để tận dụng tối đa các nguồn tài liệu mở và công khai trên Internet.
3. Chủ đề 3: Nâng cao chất lượng dạy và học đào tạo trực tuyến
Ở chủ đề này, các bài tham luận tập trung bàn luận các vấn đề như sau:
- Sự chuyển dịch vai trò giữa người dạy và người học trong đào tạo trực
tuyến: Lúc này, người học là trung tâm, các giảng viên chỉ đóng vai trò là người
hướng dẫn và định hướng nghiên cứu cho sinh viên.
14


- Các giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy các môn học “nặng về lý
thuyết” như lý luận chính trị, kế toán kiểm toán, hoạt động nghiên cứu khoa

học,… bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động đánh giá
kiểm tra, các trò chơi khoa học, làm việc nhóm qua mạng,….
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo kỹ năng cần thiết (kĩ năng
2020) cho sinh viên trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0 đó là: kỹ năng giải
quyết vấn đề, tư duy phản biện, sáng tạo, quản trị nhân sự, kỹ năng phối hợp với
mọi người, thông minh cảm xúc, kỹ năng phán đoán và ra quyết định, định hướng
dịch vụ, kỹ năng đàm phán và khả năng nhận thức linh hoạt.
4. Chủ đề 4: Đào tạo trực tuyến – Kinh nghiệm và giải pháp
Trong chủ đề này, các tác giả tập trung phân tích thực trạng của đào tạo trực
tuyến tại một số cơ sở giáo dục Việt Nam như: Viện Đại học Mở TP. Hồ Chí
Minh, Viện Đại học Mở Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thái
Nguyên,... qua đó làm rõ những thuận lợi và khó khăn của đào tạo trực tuyến.
- Thuận lợi: thời gian, địa điểm học linh hoạt, giảm chi phí đào tạo, khả
năng kết nối rộng, phương thức học tập linh hoạt, cá nhân hóa việc học.
- Khó khăn: quy định pháp lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo còn khá khắt khe
với các chương trình đào tạo theo phương thức E-Learning, thiếu đội ngũ quản lý
có chuyên môn về đào tạo trực tuyến, rào cản từ chính ý thức của sinh viên, rào
cản từ nhận thức tiêu cực của xã hội, chất lượng đầu vào còn hạn chế,...
Một số giải pháp được đưa ra cho sự phát triển của đào tạo từ xa:
- Chính phủ cần có chính sách và giải pháp liên bộ, ngành để giúp đào tạo
từ xa đạt được vai trò và vị trí trong hệ thống giáo dục quốc dân như: xây dựng và
thực hiện chính sách tuyển dụng, đề bạt công khai, công bằng trên cơ sở đánh giá
năng lực thực tế của nguồn nhân lực, không để tồn đọng tình trạng phân biệt bằng
cấp giữa hình thức đào tạo từ xa hay không.
- Các cơ sở đào tạo từ xa cần chú trọng vào việc xây dựng kế hoạch tổ chức
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên đào tạo từ xa; đa dạng,
nâng cao trình độ, kỹ năng biên soạn nội dung, chương trình, phương pháp tổ
chức học tập đối với đào tạo từ xa, cần nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, giảng
viên ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Kết luận: Xuyên suốt bốn chủ đề trong các bài tham luận của hơn 50 tác

giả, hầu hết các góc nhìn và quan điểm đều hội tụ ở việc đào tạo trực tuyến đã trở
thành xu thế tất yếu trong giáo dục và đang ngày phát triển sâu rộng, đòi hỏi các
trường đại học Việt Nam cần phải có bước trở mình thay đổi phương thức đào tạo
không chỉ ở các hệ đào tạo từ xa mà phải đẩy mạnh áp dụng cho cả hệ thống. Vấn
15


đề chúng ta cần bàn luận ở đây là áp dụng mô hình đào tạo trực tuyến vào các hệ
đào tạo sao cho phù hợp và hiệu quả: tỉ lệ đưa các học phần online vào như thế
nào để đúng với khung hành lang pháp lý trong các quy định đào tạo mà vẫn
mang lại hiệu quả học tập tối ưu cho sinh viên. Bên cạnh đó, qua hội thảo cùng
với sự tham luận của các diễn giả, tôi cho rằng xã hội cần có nhận thức đúng đắn
hơn về đào tạo từ xa, về E-Learning. Chúng ta đang đứng trước thách thức khan
hiếm lực lượng lao động chất lượng cao có trình độ và phải có kỹ năng, bằng cấp
không thể là thước đo đánh giá năng lực, chính quy hay phi chính quy, quan trọng
là ở cách thức đào tạo và chất lượng đầu ra của sinh viên. Với Đại học Kinh tế
Quốc dân, Blended-Learning hay tới đây là E-Learning sẽ được áp dụng mạnh mẽ
hơn để khẳng định và duy trì vị trí tiên phong trong đào tạo của một trường đại
học trọng điểm có bề dày truyền thống trên 60 năm với mục tiêu cải thiện thứ
hạng cao trong xếp hạng các trường đại học trên thế giới.
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2017
Ban biên tập Kỷ yếu

16


CHỦ ĐỀ 1
XU HƯỚNG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP 4.0


17


18


ỨNG DỤNG OFFICE 365 ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY VÀ HỌC
TRONG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP E-LEARNING
Cao Thị Thu Hương
Lê Thi Hoài
Thu
̣
Đặng Đình Hải
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Tóm tắt
Ngày nay, sự phát triển của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông
tin đã đem lại những ứng dụng quan trọng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Không
gian học tập được mở rộng, công cụ truy cập thông tin và phương pháp tiếp thu kiến
thức không ngừng được cải tiến, đem lại cho người học những cơ hội khám phá và học
hỏi không ngừng trong một thế giới mà tri thức trở thành nền tảng của sự thành công. ELearning là một phương thức tích hợp của công nghệ thông tin và giáo dục - đào tạo và
được đánh giá là xu thế tất yếu của nền kinh tế tri thức. Bài viế t này đề cập đế n các ứng
dụng của bộ Office 365 trong việc nâng cao hiệu quả giảng dạy, học tập và cộng tác
trong môi trường E-Learning tại Trường Đại học Kinh tế Quố c dân.
Từ khóa: E-Learning, Office 365, đào tạo trực tuyến
1. Giới thiệu E-Learning
Ngày nay, công nghệ thông tin đang ở giai đoạn bùng nổ về ứng dụng cũng
như những tiện ích. Là mô ̣t quố c gia có tố c đô ̣ phát triể n công nghê ̣ thông tin khá
nhanh trong khu vực và trên thế giới, ta ̣i Viê ̣t Nam những năm gầ n đây, xu hướng

đào tạo trực tuyến đã ra đời và phát triển rấ t ma ̣nh me.̃ Đào tạo trực tuyến hay còn
gọi là E-Learning là một thuật ngữ dùng để chỉ việc dạy và học, nghiên cứu, trao đổi,
tìm kiếm... dựa vào công nghệ thông tin và truyền thông. E-Learning phát triể n ta ̣i
Viê ̣t Nam đã mang la ̣i mô ̣t phương thức đào ta ̣o mới mẻ và hiê ̣u quả trong bố i cảnh
giáo du ̣c đang chiụ nhiề u áp lực thay đổ i. Hầ u hế t các trường đa ̣i ho ̣c hàng đầ u đề u
triể n khai phương thức đào ta ̣o này.
E-Learning hiện nay được đánh giá cao bởi sức mạnh, tính linh hoạt và sự hiệu
quả cho người dùng. E-Learning bổ sung rất tốt cho phương pháp học truyền thống
do nó có tính tương tác cao dựa trên truyề n thông đa phương tiê ̣n, tạo điều kiện cho
người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp
với khả năng và sở thích của từng người. Việc áp dụng sức mạnh trực tuyến sẽ giúp
cộng đồng có cơ hội tiếp cận tối đa với tri thức nhân loa ̣i và thế giới khoa ho ̣c hiê ̣n
ta ̣i. Ngoài ra, nó còn tạo ra nhiều cơ hội để cho mọi người có thể tham gia học tập
mọi lúc mọi nơi, theo tiến trình phát triển của công nghệ thông tin. Từ đó có thể thấ y,
19


phương thức đào ta ̣o này đang được đánh giá là xu thế tất yếu của nền kinh tế tri
thức, và cầ n thiế t phải đươ ̣c mở rô ̣ng và phát triể n hiê ̣u quả hơn nữa.
2. Trường Đa ̣i ho ̣c Kinh tế Quốc dân và mu ̣c tiêu ứng du ̣ng công nghê ̣
thông tin trong nhà trường
Trường Đa ̣i ho ̣c Kinh tế Quố c dân (KTQD) là trường đại học hàng đầu về kinh
tế, quản lý và quản trị kinh doanh trong hệ thống các trường đại học của Việt Nam.
Trong bố i cảnh giáo du ̣c quố c gia có nhiề u thay đổ i, Trường KTQD đã đă ̣t ra mu ̣c
tiêu phấn đấu phát triển thành trường đại học định hướng nghiên cứu, trường đại học
đa ngành có uy tín, đạt chất lượng đẳng cấp khu vực và quốc tế trong lĩnh vực kinh
tế, quản lý, quản trị kinh doanh và một số lĩnh vực mũi nhọn khác. Để đa ̣t đươ ̣c mu ̣c
tiêu dài ha ̣n này, Đa ̣i ho ̣c KTQD đã đầ u tư rấ t nhiề u ngân sách nhà trường để nâng
cao chấ t lươ ̣ng da ̣y ho ̣c, nghiên cứu ta ̣i trường trong đó có nâng cấ p hê ̣ thố ng công
nghê ̣ thông tin trong trường ngày càng hiê ̣n đa ̣i và hoàn thiê ̣n, hỗ trơ ̣ tố i đa cho các

hoa ̣t đô ̣ng của Trường.
Trong năm ho ̣c 2017 - 2018, mô ̣t trong các nhiê ̣m vu ̣ tro ̣ng tâm đươ ̣c lañ h đa ̣o
nhà trường quyế t tâm thực hiê ̣n là duy trì đầ u tư, tăng cường phát triể n các ứng du ̣ng
công nghê ̣ thông tin trong hoa ̣t đô ̣ng đào ta ̣o, nghiên cứu và quản tri cu
̣ ̉ a Trường.
Rấ t nhiề u các giải pháp công nghê ̣ thông tin đã đươ ̣c ứng du ̣ng và phát huy
hiê ̣u quả trong công tác đào ta ̣o và quản tri ̣ hoa ̣t đô ̣ng ta ̣i Trường. Gầ n đây nhấ t, hê ̣
thố ng Office 365 đã đươ ̣c Nhà trường triể n khai trong hoa ̣t đô ̣ng quản tri ̣ ta ̣i Trường.
Tuy nhiên, các tiń h năng cố t lõi của hê ̣ thố ng Office 365 không chỉ đươ ̣c ứng du ̣ng
trong quản lí tổ chức mà có thể hỗ trơ ̣ rấ t hiê ̣u quả trong hoa ̣t đông giảng da ̣y ta ̣i
Trường, đă ̣c biê ̣t trong liñ h vực đào ta ̣o trực tuyế n, đang đươ ̣c các Trường đẩ y ma ̣nh.
Bài viế t này tâ ̣p trung đề câ ̣p đế n khiá ca ̣nh tiń h năng chuyên sâu của hê ̣ thố ng Office
365 trong viê ̣c ứng du ̣ng đào ta ̣o E-Learning.
3. Ứng dụng bộ Office 365 để nâng cao hiệu quả dạy và học trên hê ̣ thố ng
NEU EDUTOP
Microsoft Office 365 là một dịch vụ điện toán đám mây của Microsoft, cung
cấp một bộ sản phẩm các ứng dụng như Exchange Online, SharePoint Online, Skype
for Business. Microsoft Office 365 ngoài ra còn cung cấp các sản phẩm Microsoft
Office như Word, Excel, PowerShell, OneNote mà người dùng có thể sử dụng trực
tiếp trên trình duyệt mà không cần cài đặt Microsoft Office trên máy tính cá nhân.
Với mỗi tài khoản đang sử dụng, sẽ được sử dụng bộ Office mới nhất của Microsoft
bản quyền, và cài đặt được trên nhiều thiết bị cùng lúc, tối đa năm thiết bị bao gồm
máy tính, điện thoại, máy tính bảng.
20


Khai thác được các các tính năng hữu ích của Office 365 sẽ giúp các giảng viên
và học viên nâng cao hiệu quả trong giảng dạy và học tập trong môi trường ELearning. Dưới đây là danh sách các ứng dụng thuộc Office 365.
a. OneDrive for Business
OneDrive là dịch vụ lưu trữ đám mây có thể hoạt động trên nhiều hệ điều hành.

OneDrive for Business cung cấp cho người dùng một thiết bị lưu trữ dữ liệu, hỗ trợ
lưu toàn bộ hình ảnh, video và các tài liệu quan trọng tại một không gian, đồng thời
có thể truy cập dữ liệu từ nhiều thiết bị như máy tính, tablet, điện thoại chạy hệ điều
hành Windows, Mac, Windows Phone, iOS, Android và Xbox.
Người sử dụng OneDrive có thể cộng tác trực tuyến với nhiều người cùng lúc
thông qua tính năng Office Online để dễ dàng chia sẻ và làm việc cùng nhau trên
Word, Excel, PowerPoint và thậm chí là OneNote Online.
b. OneNote Class Notebook
OneNote Class Notebook là một công cụ cho phép giáo viên dễ dàng thu thập
bài tập về nhà, đưa ra các câu hỏi và các bài kiểm tra. Nó tạo ra một nơi mà sinh viên
có thể nhận được phản hồi từ giáo viên, trao đổi công việc và cộng tác với các sinh
viên khác. Phản hồi có thể ở dạng chữ viết (inking), văn bản, âm thanh và video.
Điều này cho phép giáo viên cung cấp loại phản hồi tốt nhất cho mỗi học sinh. Nếu
giáo viên chọn ghi lại một tin nhắn âm thanh để sử dụng làm phản hồi, học sinh sẽ có
thể nghe được ngữ điệu của giáo viên.
Ứng dụng OneNote Class Notebook được tổ chức thành ba lĩnh vực:
- Sổ tay sinh viên (Student Notebook): cung cấp một không gian cá nhân cho
từng sinh viên làm việc. Notebook riêng được chia sẻ giữa giảng viên và từng sinh
viên. Giảng viên có thể xem và chỉnh sửa notebook của mỗi sinh viên, nhưng sinh
viên chỉ thấy được phần của riêng mình.
- Thư viện nội dung (Content Library): cho phép giảng viên chỉnh sửa nội
dung, nhưng sinh viên chỉ có thể xem hoặc sao chép nội dung. Vùng này có thể dùng
cho việc giao các bài kiểm tra, bàn giao công việc, hoặc tài liệu bài giảng khác cho
sinh viên.
- Không gian hợp tác (Collaboration Space): Một không gian cho bất kỳ ai trong
lớp chia sẻ, tổ chức và cộng tác; cho phép cả giảng viên và sinh viên chỉnh sửa nội dung.
Điều này rất tốt đối với những nhóm chia sẻ thông tin hoặc làm bài tập nhóm.
Những sinh viên sử dụng tài khoản Office365 của trường sẽ tự động được
thông báo khi OneNote Class Notebook được chia sẻ với họ. Giảng viên có thể thêm
một nhóm section chỉ dành cho giảng viên trong notebook, là một không gian riêng

mà chỉ có giảng viên thấy được hoặc tại bất kỳ thời điểm nào giảng viên có thể ngăn
không cho sinh viên chỉnh sửa nội dung trong Collaboration Space.
21


c. Forms
Microsoft Forms là một phần của Office 365 gồm có hai thành phần chính là
Form và Quiz. Với Microsoft Forms, bạn sẽ có thể tạo ra một bài kiểm tra trực tuyến,
trả lời hoặc khảo sát ngay lập tức. Chúng cho phép người dùng nhanh chóng và dễ
dàng tạo ra một bài kiểm tra trực tuyến, câu hỏi hoặc khảo sát ngay lập tức. Khi
người dùng tạo một bài kiểm tra hoặc biểu mẫu thì có thể mời người khác để trả lời
bằng cách dùng bất kỳ trình duyệt web, thậm chí trên thiết bị di động. Khi kết quả
được gửi đi, người dùng có thể dùng phân tích dữ liệu để đánh giá phản hồi. Biểu
mẫu dữ liệu, chẳng hạn như kết quả bài kiểm tra, có thể dễ dàng xuất sang Excel để
phân tích bổ sung hoặc phân loại.
d. Teams
Teams là một ứng dụng của Office 365 cho phép giảng viên, sinh viên tương
tác qua tin nhắn nhanh (chat), chia sẻ file; hỗ trợ cộng tác và làm việc nhóm.
e. Stream
Stream là giải pháp video business của Microsoft. Nó giống như hệ thống
Youtube nổi tiếng của Google. Tại giao diện Browse, người dùng có thể xem các
video của mình cũng như các đồng nghiệp đã tải lên. Mỗi video cũng cho phép người
dùng tương tác qua việc thích, bình luận. Người dùng có thể tìm kiếm bất kỳ video
dựa theo tên video hay tên người tải lên cũng như lọc để xem được những video phù
hợp mới nhu cầu khám phá. Người dùng có thể tải lên video mới, tạo kênh và nhóm.
Với những thao tác cực kỳ đơn giản, nhưng nó vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng hệ
thống chia sẻ video trong nội bộ trường. Bạn có thể mời bạn bè, đồng nghiệp cùng sử
dụng qua thao tác invite your coworked trên thanh công cụ góc phải màn hình.
f. Sway
Sway là một ứng dụng Office 365 giúp bạn và đồng nghiệp của bạn thể hiện ý

tưởng bằng cách sử dụng một bức vẽ mang tính tương tác trên nền web.
Sway là một ứng dụng Office 365 giúp người dùng dễ dàng tạo và chia sẻ báo
cáo, tài liệu trình bày tương tác và nhiều nội dung khác. Nó giống như một công cụ
thu gọn của PowerPoint và sử dụng online. Đây là một cách mới cho giảng viên và
sinh viên cộng tác, tạo, xuất bản và trình bày một cách diễn đạt trực quan trên web
dựa trên các ý tưởng ngay từ điện thoại hoặc trình duyệt. Công cụ thiết kế của Sway
giúp người dùng nhanh chóng và dễ dàng tạo ra các thiết kế chuyên nghiệp, theo định
dạng trực tuyến mang tính tương tác và đẹp mắt từ hình ảnh, văn bản, tài liệu,
video,…
g. Planner
Planner là một ứng dụng của Microsoft cho phép tạo các kế hoạch, nhiệm vụ
và gán tới người thực hiện.
22


Cộng tác hiệu quả trên các dự án bằng cách sử dụng Microsoft Planner, ứng
dụng này sẽ đem tới một cách thức sắp xếp công việc nhóm mang tính trực quan cao
và đơn giản cho mọi người.
Với Planner được cài đặt trên PC, máy Mac hoặc thiết bị di động, nhóm thành
viên có thể: Tạo kế hoạch mới, sắp xếp và giao các nhiệm vụ, chia sẻ tệp, trò chuyện
về những việc nhóm đang làm, duy trì theo dõi tiến độ của nhóm và luôn được cập
nhật về công việc - từ mọi nơi, trên mọi thiết bị.
h. Yammer
Yammer là một mạng xã hội được cung cấp bởi Microsoft dành riêng cho các
doanh nghiệp, cơ quan và tổ chức (Sau khi đăng nhập vào Yammer, tất cả thành viên
trong tổ chức mặc định sẽ được mặc định trong nhóm chung là All Company).
Yammer cho phép cán bộ, nhân viên giao tiếp, tương tác, chia sẻ thông tin tới cán bộ,
nhân viên khác trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
Tính năng Message giúp cho cán bộ, giảng viên và sinh viên trong nhà trường
có thể gửi tin nhắn, tương tác trao đổi thông tin trực tiếp với nhau hoặc với một

group. Tính năng khen ngợi (Praise) tạo một sự kiện khen thưởng, tuyên dương
những cán bộ, nhân viên, sinh viên có thành tích và đóng góp xuất xắc.
4. Kết luận
Đào tạo trực truyến đã xuấ t hiê ̣n từ khá lâu, tuy nhiên, trong thời kỳ cách mạng
công nghiệp 4.0 hiê ̣n nay, hình thức này càng có cơ hô ̣i để phát huy những lơ ̣i thế
của mình. Môi trường ho ̣c tâ ̣p E-Learning với nhiều ưu điểm vượt trội trong đào tạo
đã làm thay đổi mạnh mẽ quá trình tự học do khả năng cá nhân hóa cũng như đáp
ứng hiệu quả các hoạt động học tập của người học. Bên ca ̣nh đó , cùng với sự phát
triển của cá c thiế t bi ̣ công nghê ̣, việc xây dựng môi trường học tập trực tuyến
hiện đại, các nội dung giảng dạy trực tuyến se ̃ được thiế t kế và phát triển theo
hướng ngày càng tiếp cận gần hơn với người học. Người học có thể khai thác nội
dung học tập trực tuyến từ thiết bị di động, hay học tập trong mô hình trường đại
học ảo… Đó là xu hướ ng tấ t yế u mà cá c trườ ng đa ̣i ho ̣c đề u phải chú ý tớ i. Trong
bố i cảnh đó, viê ̣c hiể u biế t thêm về cá c công cu ̣ hỗ trơ ̣ cho quá trình giảng da ̣y và
ho ̣c tâ ̣p trư c̣ tuyế n (như Office 365) không chỉ mang la ̣i lơ ị ích cho nhữ ng ngườ i
tham gia trực tiế p vào quá trình giảng da ̣y, như là giảng viên và sinh viên, mà
cò n là nhiê ̣m vu ̣ củ a nhữ ng nhà quản lí trườ ng đa ̣i ho ̣c cũng như các chuyên gia
hoa ̣ch đinh
̣ chiế n lươ ̣c trong giáo du ̣c.

23


×