Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cữu nước mưa khu vực Dĩ AnBình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 64 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------o0o----------

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành: Quản lý và Công nghệ Môi trường

BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THU GOM TẠI CƠ SỞ DĨ AN – TRƯỜNG
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Nhóm sinh viên thực hiện: Phạm Tuấn Thanh

Giáo viên hướng dẫn:

1413508

Dương Đỗ Quốc Anh

1410051

Nguyễn Quản Chí Tâm

1413422

Nguyễn Bình Thảo Nhi


1412711

PGS.TS. Võ Lê Phú

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2018


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP THU GOM TẠI CƠ SỞ DĨ AN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

2018

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy Võ Lê Phú,
là người đã trực tiếp định hướng, gợi ý, hướng dẫn, nhận xét và luôn tạo ra những áp lực và
nhiều lời khuyên quý giá cũng như chia sẻ cho chúng em nhiều tài liệu hữu ích để có thể
hoàn thành việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này.
Tiếp nữa, nhóm sinh viên thực hiện đề tài xin chân thành cảm ơn thầy Lâm Phạm Thanh
Hiền, là người đã hướng dẫn và giúp đỡ chúng em trong quá trình phân tích các thông số
chất lượng nước mưa tại phòng thí nghiệm của Khoa.
Nhóm đề tài cũng trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Dương Thị Thành – cán bộ
điều phối và chịu trách nhiệm chương trình NCKH sinh viên – đã luôn nhiệt tình và hỗ trợ
nhóm hoàn thành các thủ tục, giấy tờ trong quá trình đăng ký và xét duyệt Đề cương.
Kết quả nghiên cứu của nhóm chúng em sẽ không đạt ý nghĩa cao hơn nếu không có sự nhiệt
tình và hỗ trợ của cô Võ Thanh Hằng – Văn phòng Đào tạo Quốc tế (OISP) – đã tạo cơ hội
cho chúng em được tham dự cuộc thi BK Innovation 2018. Nhờ đó, hai thành viên của nhóm
đã đi đến được vòng 2 của cuộc thi này.
Cuối cùng, nhóm chúng em xin cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Môi trường và Tài nguyên,
Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, giúp
chúng em tích lũy thêm những kiến thức bổ ích để làm nền tảng thực hiện đề tài nghiên cứu

khoa học này. Mặc dù nhóm đã rất nỗ lực và cố gắng thực hiện nhưng với vốn kiến thức có
hạn nên chắc chắn Báo cáo tổng hợp Đề tài sẽ không thể tránh khỏi những sai sót, chúng em
rất mong nhận được những góp ý và nhận xét từ các Thầy, Cô.
Một lần nữa nhóm em xin trân trọng cảm ơn tất cả các Thầy, Cô của Khoa Môi trường &
Tài nguyên trong suốt 4 năm học tại mái trường thân yêu này!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2018.

i


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP THU GOM TẠI CƠ SỞ DĨ AN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

2018

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐKH

: Biến đổi khí hậu

BTNMT

: Bộ tài nguyên và môi trường

BYT

: Bộ Y tế

COD


: Nhu cầu oxy hóa học

CSIRO

: Tổ chức Khoa học và Công nghiệp của Úc

EPA

: Cơ quan Bảo vệ Môi trường của Mỹ

NSW

: New South Wales

OISP

: Văn phòng Đào tạo Quốc tế

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TKN

: Tổng Nitơ Kjeldahl

TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng (Total Suspended Solids)


UNESCO

: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

WQI

: Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index)

ii


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP THU GOM TẠI CƠ SỞ DĨ AN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

2018

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................. ii
MỤC LỤC ........................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................ v
DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................................. vi
TÓM TẮT ............................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG ................................................................................ 2
1.1 Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................... 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 3
1.3 Nội dung nghiên cứu ....................................................................................................... 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 3
1.5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 4

1.6 Sản phẩm và ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM VỀ NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN .............................................................................. 6
2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................................................. 9
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................................... 9
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................. 13
3.1 Phương pháp thu thập thông tin..................................................................................... 13
3.2 Phương pháp lấy mẫu, khảo sát thực địa ....................................................................... 13
3.3 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm ........................................................... 13
3.4 Phương pháp tính toán, thống kê, phân tích số liệu....................................................... 14
3.5 Phương pháp đánh giá theo quy chuẩn, tiêu chuẩn ....................................................... 14
3.6 Phương pháp thiết lập bản đồ ........................................................................................ 16
3.7 Phương pháp tổng hợp tài liệu, viết báo cáo ................................................................. 16
iii


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP THU GOM TẠI CƠ SỞ DĨ AN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

2018

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA KHU VỰC BÁCH
KHOA CƠ SỞ DĨ AN ....................................................................................................... 17
4.1 Chất lượng nước mưa chảy tràn .................................................................................... 17
4.2 Đánh giá chất lượng nước mưa chảy tràn theo chỉ số chất lượng nước (WQI) ............. 21
4.3 Tính thể tích nước mưa chảy tràn .................................................................................. 23
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP THU GOM, XỬ LÝ NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN ............ 27
5.1 Biện pháp công trình ..................................................................................................... 31
5.1.1 Xây dựng mô hình mái xanh (Green Roof) ................................................................ 31
5.1.2 Xây dựng mô hình trồng cây bên cạnh cống thoát nước ............................................ 33

5.1.3 Thiết kế bãi đất trồng thực vật kết hợp với bể ngầm trữ nước mưa ........................... 35
5.1.4 Giải pháp “Vỉ trồng cỏ Nero Pave” ............................................................................ 37
5.1.5 Giải pháp hệ thống thoát nước sinh thái ..................................................................... 39
5.2 Biện pháp phi công trình ............................................................................................... 40
5.2.1 Quản lý nội vi ............................................................................................................. 40
5.2.2 Tuyên truyền nước mưa chảy tràn .............................................................................. 43
5.2.3 Bảo trì bãi cỏ trong khu vực H6 ................................................................................. 43
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................ 44
6.1 Kết luận ......................................................................................................................... 44
6.2 Khuyến nghị .................................................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 46
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 48
Phụ lục 1: Hình ảnh lúc thu mẫu ngày 04/11/2017 ............................................................. 48
Phụ lục 2: Hình ảnh phân tích mẫu nước ............................................................................ 51
Phụ lục 3: Nhật ký lấy mẫu ................................................................................................. 56

iv


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP THU GOM TẠI CƠ SỞ DĨ AN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

2018

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phương pháp phân tích ........................................................................................ 14
Bảng 3.2. Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT
............................................................................................................................................. 15
Bảng 3.3. Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08MT:2015/BTNMT ............................................................................................................... 15
Bảng 4.1. Chất lượng nước mưa chảy tràn tại khu vực khảo sát ......................................... 18

Bảng 4.2. Bảng phân loại nước mưa chảy tràn theo WQI ................................................... 22
Bảng 4.3. Kết quả WQI ....................................................................................................... 22
Bảng 4.4. Hệ số chảy tràn của từng khu vực cụ thể ............................................................ 24
Bảng 4.5. Tính hệ số chảy tràn cho khu vực ....................................................................... 25
Bảng 5.1. Tóm tắt về các biện pháp quản lý nước mưa chảy tràn (khi nào thực hiện, nơi thực
hiện và người chịu trách nhiệm thực hiện) .......................................................................... 27
Bảng 5.2. Các ưu và nhược điểm của các biện pháp quản lý nước mưa chảy tràn ............. 29
Bảng 5.3. Khả năng loại bỏ các chất ô nhiễm của mô hình trồng cỏ Vetiver ..................... 34
Bảng 5.4. Các thông số kỹ thuật của Module Ellipse Tank................................................. 36
Bảng 5.5. Các thông số kỹ thuật của Nero Pave.................................................................. 39

v


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP THU GOM TẠI CƠ SỞ DĨ AN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

2018

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Biểu đồ thủy văn trước và sau khi đô thị hóa ........................................................ 3
Hình 1.2. Vị trí khảo sát, lấy mẫu nước mưa chảy tràn trong khuôn viên cơ sở Dĩ An –
Trường Đại học Bách Khoa .................................................................................................. 4
Hình 2.1. Không ảnh Dự án Khôi phục chuyển giao tầng ngậm nước ở Salisbury .............. 7
Hình 2.2. Mô hình tái sử dụng nước mưa chảy tràn ở thành phố Melbourne ....................... 8
Hình 2.3. Ao nuôi cá nước ngọt và nước mưa ở Hà Nội, Việt Nam ................................... 10
Hình 2.4. Mô hình trữ nước mưa trong hồ cát ..................................................................... 10
Hình 2.5. Vị trí đặt hệ thống xử lý nước mưa ..................................................................... 12
Hình 2.6. Quy trình cấp bậc xử lý nước mưa ...................................................................... 12
Hình 4.1. Giá trị pH tại từng khu vực .................................................................................. 19

Hình 4.2. Hàm lượng Phosphat tại từng khu vực ................................................................ 19
Hình 4.3. Hàm lượng Ammonium tại từng khu vực ........................................................... 20
Hình 4.4. Nồng độ COD tại từng khu vực........................................................................... 20
Hình 4.5. Hàm lượng TSS tại từng khu vực ........................................................................ 21
Hình 4.6. Chất lượng nước mưa chảy tràn theo chỉ số WQI ............................................... 23
Hình 4.7. Lượng mưa của tỉnh Bình Dương năm 2016 ....................................................... 26
Hình 5.1. Giải pháp trồng cây trên mái bê tông .................................................................. 32
Hình 5.2. Mô hình trồng cỏ Vetiver bên trên cống thoát nước ở Oceanside, California .... 33
Hình 5.3. Quá trình phát triển của cỏ Vetiver từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2008 ................ 33
Hình 5.4. Bộ rễ phát triển nhanh của cỏ Vetiver ................................................................. 34
Hình 5.5. Hình dạng và cấu trúc bể Module Ellipse Tank .................................................. 35
Hình 5.6. Các kích thước của Module Ellipse Tank............................................................ 36
Hình 5.7. Tiến hành lắp đặt mô hình bể ngầm trữ nước mưa .............................................. 37
Hình 5.8. Mô hình bãi đậu xe kết hợp Vỉ trồng cỏ Nero Pave ............................................ 38
Hình 5.9. Mô hình hệ thống thoát nước sinh thái ................................................................ 40
vi


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP THU GOM TẠI CƠ SỞ DĨ AN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

2018

Hình 5.10. Thi công lắp đặt hệ thống thoát nước sinh thái ................................................. 40
Hình 5.11. Máy quét rác ở Sydney ...................................................................................... 42
Hình 5.12. Lao công dọn rác ở rảnh nước để nước mưa không cuốn trôi rác vào cống ..... 42

vii



ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP THU GOM TẠI CƠ SỞ DĨ AN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

2018

TÓM TẮT
Ngập lụt là tình trạng đáng báo động đang diễn ra ở các khu vực đô thị và thành phố tại Việt
Nam. Sau các trận mưa lịch sử, đường phố, bãi giữ xe ở một số nơi thường hay bị ngập,
không những ảnh hưởng về vật chất mà còn ảnh hưởng đến nguồn nước ở gần đó. Thu gom,
xử lý cũng như tận dụng nguồn nước mưa chảy tràn là giải pháp cần được đưa ra trong bối
cảnh hiện nay. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu phương pháp giải quyết, chúng ta cần phải biết
nước mưa chảy tràn ô nhiễm như thế nào. Từ kết quả nghiên cứu của nhóm, nhìn chung nước
mưa chảy tràn phần lớn bị ô nhiễm COD do trong quá trình di chuyển, nước mưa chảy tràn
cuốn trôi theo các chất ô nhiễm khác nhau nên lượng COD rất cao, có thể gây ảnh hưởng
đến chất lượng nguồn nước mặt tại nơi tiếp nhận. Nhóm tác giả cũng đã tính hệ số chảy tràn
để có thể tính thể tích nước mưa cần phải quản lý. Do quỹ đất tại cơ sở Dĩ An – Trường Đại
học Bách Khoa – ĐHQG Tp.HCM vẫn còn nhiều nên nhóm đã đề xuất nhiều biện pháp để
quản lý nước mưa chảy tràn, bao gồm biện pháp công trình và biện pháp phi công trình. Thu
gom, xử lý và tận dụng nước mưa chảy tràn là biện pháp khả thi, ít tốn chi phí và có thể thực
hiện được ngay, do đó cần được quan tâm và nhân rộng hơn nữa.

1


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP THU GOM TẠI CƠ SỞ DĨ AN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

2018

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước sạch là nhân tố thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của con người cũng như các hoạt
động phát triển kinh tế - xã hội của loài người. Tuy nhiên, ở một số nơi vẫn chưa thể tiếp
cận được nguồn nước sạch đảm bảo cho các nhu cầu thiết yếu và vệ sinh hằng ngày. Cho
đến nay, vẫn còn hơn 1,2 tỷ người không được sử dụng nước sạch, và hằng năm có hơn năm
triệu người chết vì sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm hoặc các bệnh liên quan đến nước (Cain
and Gleick, 2005). Dân số tăng, đô thị hóa cộng với biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu đã
dẫn đến các vấn đề về lượng và chất của nguồn nước ngày càng nghiêm trọng. Nước mưa là
một thành phần của vòng tuần hoàn của nước, và được xem là nguồn nước sạch. Vì thế, việc
thu gom và sử dụng nước mưa nhằm bổ sung cho nhu cầu sử dụng nước ngày càng gia tăng
trong khi các nguồn nước mặt, nước ngầm đã và đang bị ô nhiễm và cạn kiệt, là xu hướng
hiện nay của thế giới. Thu gom nước mưa được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới bởi
đây là phương pháp đơn giản, hiệu quả và thân thiện môi trường.
Trong bối cảnh tác động của BĐKH toàn cầu, các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng
nóng kéo dài, hạn hán và thiếu nước vào mùa nắng đã tạo ra những áp lực về nguồn nước
sẵn có cho các mục đích sử dụng khác nhau. Đặc biệt, do tác động của BĐKH, lượng mưa
đã và đang thay đổi và tăng cao vào mùa mưa ngày càng nhiều khiến cho lũ lụt ngày càng
trầm trọng, gây ra tình trạng ngập lụt tại hầu hết các khu vực đô thị. Không những thế, khi
nước mưa trở thành dòng chảy (hay còn gọi là nước mưa chảy tràn), nó sẽ cuốn trôi đi các
chất ô nhiễm như đất cát, thuốc trừ sâu, phân bón dư thừa, dầu nhớt, … gây ô nhiễm cho các
dòng nước tiếp nhận như nước ngầm, sông, ao, hồ. Hình 1.1 cho thấy lưu lượng nước mưa
chảy tràn đạt đỉnh ở các khu vực đô thị (thành phố) không có hệ thống quản lý sẽ cao hơn
trước đó, điều này gây thiệt hại lớn cho các thành phố do ngập lụt. Trong khi đó, nếu thu
gom nước mưa từ mái nhà và nước mưa chảy tràn trên bề mặt đô thị, ta có thể sử dụng nguồn
nước mưa thu được này vào những lúc thiếu nước cho các mục đích sử dụng khác không cần
chất lượng nước quá tốt như vệ sinh (dội bồn cầu, toilet), tưới cây, chữa cháy, làm mát động
cơ, …

2



ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP THU GOM TẠI CƠ SỞ DĨ AN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

2018

Hình 1.1. Biểu đồ thủy văn trước và sau khi đô thị hóa
(Nguồn: UNESCO, 2008)

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá đặc tính lý hóa của nước mưa chảy tràn và đề xuất các giải pháp kỹ thuật (công
trình và phi công trình) nhằm quản lý và tận dụng nguồn nước mưa tại khuôn viên cơ sở Dĩ
An của Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG Tp.HCM.

1.3 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nêu trên, các nội dung sau đây đã được thực hiện:


Phân tích, đánh giá hiện trạng chất lượng nước mưa chảy tràn qua các thông số hóa
lý, cụ thể là pH, TSS, COD, TKN, Phosphat (PO43- - P), Ammonium (NH4+ - N).



Đề xuất các giải pháp kiểm soát thủy lực và chất lượng của nước mưa chảy tràn, bao
gồm các biện pháp công trình và phi công trình.

1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các nội dung nghiên cứu nêu trên, các phương pháp và kỹ thuật sau đây đã được
áp dụng và triển khai cho đề tài, bao gồm:
- Phương pháp tổng quan tài liệu.


3


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP THU GOM TẠI CƠ SỞ DĨ AN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

2018

- Phương pháp khảo sát, lấy mẫu.
- Phương pháp phân tích phòng thí nghiệm.
- Phương pháp sử dụng phần mềm Google Earth.
- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu.
- Phương pháp so sánh.
Mục đích và kỹ thuật của các phương pháp này sẽ được trình bày chi tiết ở Chương 3 của
Báo cáo này.

1.5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi không gian:
Khuôn viên của Trường Đại học Bách Khoa tại cơ sở Dĩ An. Vị trí các điểm khảo sát và thu
nước mưa chảy tràn được minh họa ở Hình 1.2, bao gồm 7 vị trí, cụ thể: tòa nhà H1, tòa nhà
H2, tòa nhà H6, bãi cỏ trước và sau tòa nhà H6, khu vực nền xi măng (bề mặt không thấm)
gần bến xe buýt H6, gần công trình H3.

Hình 1.2. Vị trí khảo sát, lấy mẫu nước mưa chảy tràn trong khuôn viên cơ sở Dĩ An
– Trường Đại học Bách Khoa
Thời gian thực hiện: 12 tháng, từ tháng 06 năm 2017 đến tháng 05 năm 2018.

4



ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP THU GOM TẠI CƠ SỞ DĨ AN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

2018

1.6 Sản phẩm và ý nghĩa của đề tài
Sản phẩm của đề tài:


Báo cáo tổng hợp về đặc tính hóa lý của chất lượng nước mưa chảy tràn trong khuôn
viên cơ sở Dĩ An – Trường Đại học Bách Khoa.



Hệ số chảy tràn và thể tích nước mưa trong năm của khu vực nghiên cứu.



Các biện pháp công trình và phi công trình nhằm kiểm soát thủy lực và chất lượng
nước mưa chảy tràn của khu vực.

Ý nghĩa của đề tài:


Thu gom và tận dụng nguồn nước mưa chảy tràn cho các mục đích sử dụng khác như
tưới cây, bổ cập nước ngầm, tạo cảnh quan và cải thiện điều kiện vi khí hậu.




Ngăn ngừa tình trạng ngập úng, xói mòn, cũng như ngăn ngừa ô nhiễm cho các nguồn
nước tiếp nhận nước mưa chảy tràn của khu vực.



Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng và khả năng thu gom, tận dụng
nước mưa như là một nguồn nước thay thế và bổ sung.



Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đề xuất các biện pháp kỹ thuật kiểm soát nước mưa
chảy tràn cho khu vực và cũng là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo, hỗ trợ các cơ
quan quản lý Nhà nước trong việc định hướng chính sách quản lý và tận dụng nước
mưa chảy tràn trong bối cảnh thiếu nước do tác động của BĐKH.

5


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP THU GOM TẠI CƠ SỞ DĨ AN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

2018

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM VỀ NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN
2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nước mưa có thể được thu gom từ mái nhà hoặc thu từ dòng chảy tràn. Thu gom nước mưa
được quan tâm ở nhiều quốc gia trên Thế giới như Đức, Úc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, …
với nhiều cách thức và kiểu bể chứa khác nhau. Thêm vào đó, nhiều quốc gia đã thực hiện
các mô hình quản lý nước mưa chảy tràn khác nhau để giảm áp lực nước cho khu vực.

Dogondoutchi là thành phố của Nigeria với khoảng 66.000 người dân. Tại đây có một số vấn
đề đang xảy ra là đường phố bị ngập lụt vào mùa mưa và hai hồ chứa nước của khu vực là
hồ Dongondoutchi và Liguido cạn kiệt nhanh vào mùa khô. Để giải quyết tình trạng này,
Tòa thị chính Dogondoutchi đã giải quyết bằng cách xây dựng bốn con đê dọc trên sông lớn,
hoàn thiện hệ thống cống, nạo vét sông và kênh rạch. Tạm thời đã giải quyết được vấn đề đi
lại của người dân vào mùa mưa.
Dự án thu hoạch nước mưa đô thị ở Salisbury - phía nam nước Úc đã khiến cho thành phố
này trở thành đầu tàu của thế giới trong lĩnh vực thu hoạch nước mưa. Hệ thống bao gồm
năm phần: một hồ chứa giữa dòng, một bể chứa giữ nước, một khu đầm lầy được xây dựng,
các giếng và tầng ngậm nước. Khu tập trung nước được lắp đặt bộ lọc để loại bỏ ô nhiễm.
Nước mặt thu được từ khu tập trung được lưu trữ ở hồ chứa giữa dòng, sau đó được bơm
vào bể chứa giữ nước để chất ô nhiễm và hạt mịn lắng xuống. Sau đó nước chảy về khu đầm
lầy, ở đây khoảng 7-10 ngày để nước được xử lý vật lý và sinh học. Bốn giếng sẽ có chức
năng bơm nước vào tầng ngậm nước. Tại đây, nước sẽ được giảm thiểu mầm bệnh và được
đưa ra khỏi tầng ngậm nước bằng hai giếng bên trong. Dự án này còn giúp giảm thiểu ngập
lụt ở thành phố này (Arup, 2010).

6


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP THU GOM TẠI CƠ SỞ DĨ AN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

2018

Hình 2.1. Không ảnh Dự án Khôi phục chuyển giao tầng ngậm nước ở Salisbury
(Nguồn: Arup, 2010)
Biến đổi khí hậu dẫn đến hạn hán đã nhấn mạnh nhu cầu quản lý nguồn nước bền vững hơn.
Chính phủ New South Wales (NSW) đã công nhận nước mưa chảy tràn là một nguồn tài
nguyên quý giá. Dòng nước mưa chảy tràn ở các thành phố ở Úc gần bằng lượng nước có

chất lượng cao mà họ nhập về để sử dụng, tuy nhiên, nguồn nước mưa chảy tràn không được
khai thác nhiều ở Úc, hơn 50% lượng nước chất lượng cao chảy tới thành phố được dùng
cho các mục đích như tưới cây, nhà vệ sinh, … (Commonwealth Environment Protection
Agency Australia, 1993). Chính phủ NSW đã mở rộng việc sử dụng dòng chảy nước mưa
chảy tràn để bổ sung vào nguồn cung cấp nước. Thu hoạch và tái sử dụng nước mưa đã trở
thành một lĩnh vực mới trong quản lý nước mưa bền vững. Năm 2003, Hiệp hội chính quyền
địa phương của Nam Úc đã chuẩn bị “Chiến lược quản lý nước mưa chảy tràn” nhằm giải
quyết các vấn đề đáng kể liên quan đến quản lý nước mưa trong khu đô thị Adelaide. Việc
thu hoạch và sử dụng nước mưa là một phần của việc quản lý bền vững chu trình nước ở đô
thị. Thu hoạch và tái sử dụng nước mưa là việc thu gom, xử lý, bảo quản và sử dụng dòng
nước mưa chảy tràn từ đô thị. Sử dụng nước mưa đô thị như một nguồn nước bổ sung cho
Adelaide, được nghiên cứu lần đầu tiên bởi Miles trong đầu những năm 1950, để cung cấp
và lưu trữ nước ngầm trong thời gian thiếu nước (Local Government Association and State
Government of South Australia & Metropolitan Adelaide Stormwater Management Study,
2004).

7


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP THU GOM TẠI CƠ SỞ DĨ AN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

2018

Quảng trường thị trấn Kogarah được tái phát triển vào năm 2003 như là một phần của sự
thay đổi của phát triển bền vững. Các khái niệm thiết kế đô thị nhạy cảm với nước cùng với
thiết kế ban đầu đảm bảo việc thu giữ, tái chế và tái sử dụng tất cả các nước mưa chảy tràn.
Hệ thống tái sử dụng sẽ nhận biết được nước mưa chảy tràn “bẩn” và “sạch”. Nước mưa
“bẩn” là dòng chảy trên bề mặt đất, dòng chảy này sẽ chảy qua một hệ thống “gross pollutant
trap” để vào bể chứa và được sử dụng để tưới vườn. Nước mưa “sạch” chủ yếu từ bề mặt

mái, đi qua bộ lọc và khử trùng phục vụ cho những nhu cầu cao hơn (Department of
Enviroment and Conservation NSW, 2006).
Thành phố Melbourne thường xây dựng các hệ thống thu nước mưa. Nước mưa qua các cống
rãnh sẽ đi qua hệ thống “gross pollutant trap” đi vào một bể chứa, khi nước ở bể đầy sẽ được
chuyển qua bể lắng, sau đó qua bể sơ cấp có sức chứa bốn triệu lít nước. Nước từ bể này sẽ
được bơm lên bề mặt đất, nơi nó được làm sạch bởi bể lọc sinh học. Nước đi qua bề mặt này
được dẫn đến bể tái sử dụng, dùng để tưới cây ở công viên.

Hình 2.2. Mô hình tái sử dụng nước mưa chảy tràn ở thành phố Melbourne
(Nguồn: City of Melbourne & State Government of Victoria, 2018)
Ấn Độ là một quốc gia bị ngập lụt thường xuyên bởi sự thiếu sót và không có sự quản lý
nước mưa ở các thành phố của đất nước này. Khi nước ở các thành phố đang cạn kiệt thì
nước mưa bị lãng phí chảy vào các cống rãnh. Các đường cống ở các thành phố không có đủ
độ dốc để nước có thể rút xuống nhanh từ mặt nước và các con kênh. Pháo đài Jaigarh ở

8


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP THU GOM TẠI CƠ SỞ DĨ AN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

2018

Jaipur là một pháo đài có ba hố nước ngầm, lưu trữ nước mưa chảy ra từ Aravallis thông qua
các kênh (Prasad, 2018).
Ở Nhật Bản, phương pháp thu gom nước mưa đã được sử dụng từ lâu. Người dân ở Botswana
phải hứng càng nhiều nước mưa càng tốt. Tuy nhiên, việc hứng nước mưa từ mái nhà không
đáp ứng nhu cầu của sử dụng nên họ, đặc biệt là người dân sống ở nông thôn, nên đã tận
dụng cả nước mưa chảy tràn. Nước mưa từ nền đất được lọc bằng thiết bị đơn giản trước khi
vào bể chứa.

Singapore cũng là một quốc gia khan hiếm nước và phải mua nước của Malaysia. Quốc gia
này đã thực hiện chính sách quản lý nước toàn diện, trong đó có thu gom nước mưa. Năm
1992, nước này đã bắt đầu sử dụng nước mưa ở sân bay Changi. Nguồn nước thu được này
lấy từ đường băng và sử dụng cho vệ sinh (Raindrops, 1995).
Thu gom nước mưa đã và đang mang lại nhiều lợi ích thiết thực như: chống ngập lụt, bổ cập
nguồn nước ngầm, giảm được nhu cầu dùng nước từ các hệ thống cấp nước tập trung, giảm
khai thác nguồn nước mặt và nước ngầm, thích nghi với hạn hán, … Vì vậy, không những ở
nước ngoài mà ở Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu liên quan đến quản lý nước mưa chảy
tràn sẽ được giới thiệu ở phần sau đây.

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa đã tạo cho Việt Nam một nguồn nước mưa dồi
dào, lượng mưa xấp xỉ 2000 mm. Tuy nhiên, nguồn nước tự nhiên này lại không được sử
dụng một cách triệt để. Một lượng lớn nước mưa chảy tràn trên mặt đất bị lãng phí, cùng với
đô thị hóa đã dẫn tới tình trạng ngập úng ở các thành thị. Do đó, việc thu gom nước mưa
chảy tràn là cần thiết, tránh lãng phí và giải quyết được phần nào tình trạng ngập úng ở đô
thị. Đối với khu vực thành thị, chất bẩn được tạo thành từ các hoạt động giao thông, sản xuất
công nghiệp, rác, lá cây, … Nước mưa chảy qua bề mặt này sẽ cuốn theo chất bẩn dẫn đến
sự thay đổi của chất lượng nước mưa.
Thủ đô Hà Nội được ước tính đến năm 2020 dân số ở vùng đô thị sẽ tăng lên gần 4,5 triệu
người. Đô thị hóa ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của thành phố. Thực tiễn chung trong
quản lý nước mưa chảy tràn ở Hà Nội là thoát nước mặt, thu gom nước mưa, thâm nhập và
bảo quản nước mưa dưới nước và nuôi trồng thủy sản đô thị. Hệ thống nuôi trồng thủy sản
đô thị ở Hà Nội rất hữu ích trong việc giải quyết sự vượt quá nước mưa chảy tràn (Sarawast
et al., 2016).

9


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN VÀ ĐỀ XUẤT

CÁC GIẢI PHÁP THU GOM TẠI CƠ SỞ DĨ AN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

2018

Hình 2.3. Ao nuôi cá nước ngọt và nước mưa ở Hà Nội, Việt Nam
(Nguồn: Sarawast et al., 2016)
Một số nghiên cứu về cách thức thu gom nước mưa chảy tràn như công nghệ “Trữ nước mưa
trong hồ cát”. Theo Nguyễn Bá Trinh (2007), đây là công nghệ mang tính ưu việt, tránh sự
thẩm thấu, nhiễm mặn, giảm chi phí, thời gian sử dụng lâu. Công nghệ này có thể sử dụng
cho nhiều vùng khác nhau chỉ với điều kiện ở nơi đó có nguồn cát hoặc có thể thay bằng sỏi.
Công nghệ này đã được áp dụng tại Cát Hải (Hải Phòng) và huyện ven biển Thạnh Phú (Bến
Tre). Để thu nước mưa bằng phương pháp này, đào một hố có độ sâu 3m, dưới lòng và thành
hố sẽ được trải các tấm nilong hoặc bạt chống thấm, ở giữa hố sẽ đặt hai thùng phuy đục
thủng đáy chồng lên nhau, ở dưới có bốn đường ống lọc nước, sau đó cho cát vào đầy hố trừ
miệng thùng phuy. Khi nước mưa thấm qua lớp cát sẽ được giữ lại bởi lớp nilon chắn, nước
sẽ chảy vào chỗ trũng nơi đặt thùng phuy (Thanh Tâm, 2007).

Hình 2.4. Mô hình trữ nước mưa trong hồ cát
(Nguồn: Thanh Tâm, 2007)

10


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP THU GOM TẠI CƠ SỞ DĨ AN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

2018

Ngoài ra, thu gom nước mưa từ mái nhà cũng được sử dụng phổ biến ở cả nông thôn và
thành thị như:

- Sổ tay “Hướng dẫn thu gom sử dụng nước mưa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long” do
Trường ĐH Cần Thơ và Tổ chức Khoa học và Công nghiệp của Úc (CSIRO) thực hiện đã
đưa ra một số hướng dẫn về kĩ thuật thu gom và sử dụng nước mưa. Thông qua dự án này,
Trường Đại học Cần Thơ đã tiến hành các nghiên cứu về chất lượng nước mưa và xây dựng
mô hình thí điểm thu gom và sử dụng nước mưa tại Cần Thơ.
- “Đề xuất giải pháp thu trữ nước mưa hộ gia đình vùng đồng bằng sông Cửu Long” của
tác giả Đoàn Thu Hà và Nguyễn Hoàng Hồ. Các tác giả đã giới thiệu mô hình thiết kế hệ
thống thu, xử lý và lưu trữ nước mưa với kinh phí thấp, có thể áp dụng cho hộ gia đình nông
thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long và trên cả nước.
Trong bối cảnh tác động của BĐKH, các hiện tượng thời tiết cực đoan cùng những trận mưa
có cường độ lớn xuất hiện ngày càng nhiều tại khu vực Tp.HCM. Song song với quá trình
đô thị hóa, bề mặt không thấm gia tăng và hệ thống thoát nước ở Tp.HCM trở nên quá tải
khi gặp những trận mưa lớn. Tuy các hệ thống thoát nước đã được sửa chữa, nâng cấp nhiều
lần nhưng vẫn không giải quyết được tình trạng này. Một trong những nguyên nhân gây ngập
lụt đô thị tại Tp.HCM đã được nhận dạng là do mưa lớn và sự quá tải của hệ thống thoát
nước. Vì vậy, thu gom, quản lý nước mưa tại khu vực đô thị đã và đang thu hút được sự quan
tâm của giới khoa học và các nhà quản lý đô thị. Theo đó, quản lý nước mưa chảy tràn ở khu
vực đô thị bao gồm các nội dung: quản lý về dòng chảy, chế độ tiêu thoát, ảnh hưởng của
nước mưa chảy tràn đến chất lượng môi trường sống thủy sinh tại các nguồn tiếp nhận.
Một số giải pháp xử lý và thu gom nước mưa chảy tràn ở khu vực đô thị như: “Nghiên cứu
và đề xuất giải pháp quản lý và tận dụng nước mưa chảy tràn đô thị: Trường hợp điển hình
tại thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Thị Thùy Anh (2011). Nước mưa chảy tràn thu
gom theo đường ống thoát nước, được thu gom tập trung lưu trữ, xử lý tại các hồ điều tiết,
các hồ chứa, thiết bị xử lý nước mưa. Các công trình xử lý nước mưa có thể được đặt ở cuối
đường ống hoặc phân bố đều trên hệ thống thoát nước của các lưu vực.

11


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN VÀ ĐỀ XUẤT

CÁC GIẢI PHÁP THU GOM TẠI CƠ SỞ DĨ AN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

2018

Hình 2.5. Vị trí đặt hệ thống xử lý nước mưa
(Nguồn: Nguyễn Thị Thùy Anh, 2011)
Xử lý nước mưa có ba cấp bậc, bao gồm: sơ cấp (bậc 1), cấp bậc 2 và cấp bậc 3, cụ thể như
sau:

Hình 2.6. Quy trình cấp bậc xử lý nước mưa
(Nguồn: Nguyễn Thị Thùy Anh, 2011)
Ở Việt Nam, lợi ích của việc thu gom nước mưa chảy tràn đã được biết đến thông qua các
nội dung tuyên truyền, bản tin nhưng các công trình thu gom vẫn chưa được phổ biến trong
thực tế. Thiếu các quy định mang tính pháp lý và các cơ chế hỗ trợ việc thu gom nước mưa
từ mái nhà hoặc nước mưa chảy tràn trên các bề mặt không thấm của đô thị là một trong
những yếu tố dẫn đến hạn chế này. Thu gom nước mưa đóng vai trò quan trọng trong việc
giảm thiểu ngập lụt, tránh lãng phí và cung cấp nước để sử dụng. Vì vậy, cần quan tâm nhiều
hơn vào công tác thu gom, xử lý sơ bộ nước mưa chảy tràn để phục vụ cho nhiều mục đích
dùng nước khác nhau.

12


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP THU GOM TẠI CƠ SỞ DĨ AN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

2018

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Như đã trình bày ở Chương 1, để đạt được mục tiêu và các nội dung nghiên cứu của đề tài,

các phương pháp và kỹ thuật đã áp dụng và triển khai như sau:

3.1 Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập và tổng quan các tài liệu về tình hình nghiên cứu nước mưa chảy tràn trên thế giới
và trong nước liên quan đến tính chất nước mưa chảy tràn; các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng nước mưa thu từ mái nhà, nước mưa chảy tràn khu vực đô thị; các giải pháp quản lý
và các biện pháp kỹ thuật thu gom, kiểm soát chất lượng nước mưa đã được công bố trên
các tạp chí, báo cáo kỹ thuật.

3.2 Phương pháp lấy mẫu, khảo sát thực địa
-

Các vị trí thu mẫu nước mưa chảy tràn đã được khảo sát và định vị tại 7 vị trí của
các tòa nhà tại cơ sở Dĩ An như trình bày ở Hình 1.2. Các mẫu nước mưa được thu
vào những trận mưa có cường độ lớn, sau khi bắt đầu trận mưa được 15 phút và có
dòng chảy tràn. Chất lượng nước mưa chảy tràn được khảo sát 3 lần vào các ngày
4/11, 13/11 và 19/11. Ngoài việc thu mẫu nước mưa chảy tràn để đánh giá chất
lượng nước thông qua các thông số hóa lý, việc quan sát, ghi chép và chụp ảnh đã
được nhóm thực hiện vào mỗi lần thu mẫu.

-

Phương pháp lấy mẫu và vận chuyển mẫu theo TCVN 5667-1995.

-

Mẫu được chứa trong chai nhựa, chuyển về phòng thí nghiệm trong khoảng một
tiếng và phân tích trong vòng 24 tiếng.

3.3 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

-

Các mẫu nước mưa sau khi được thu thập sẽ được đưa về phòng thí nghiệm bảo
quản lạnh để phân tích các chỉ tiêu hóa lý nhằm đánh giá chất lượng nước mưa chảy
tràn.

-

Các thông số chất lượng nước đã được phân tích bao gồm: pH, phosphat (PO43- P), ammonium (NH4+ - N), nhu cầu oxy hóa học (COD), tổng chất rắn lơ lửng
(TSS), tổng Nitơ Kjeldahl (TKN). Toàn bộ các phân tích được thực hiện tại phòng
thí nghiệm của Khoa Môi trường và Tài nguyên – Trường Đại học Bách Khoa –

13


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP THU GOM TẠI CƠ SỞ DĨ AN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

2018

ĐHQG Tp.HCM. Phương pháp phân tích đối với các thông số chất lượng nước
được trình bày ở Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Phương pháp phân tích
TT

Thông số chất lượng nước

Đơn vị

Phương pháp phân tích


-

SMEWW 4500-H+ 2005

Phosphat (PO43- - P)

mg/l

SMEWW 4500-P.D:2012

3

Ammonium (NH4+ - N)

mg/l

SMEWW 4500-NH3.F:2012

4

COD

mgO2/l

5

TSS

mg/l


SMEWW 2540.D

6

TKN

mg/l

SMEWW 4500-Norg.B

1

pH

2

SMEWW 5220.B:2012

3.4 Phương pháp tính toán, thống kê, phân tích số liệu
-

Kết quả tính diện tích các bề mặt chảy tràn được sử dụng để tính hệ số chảy tràn và
tính thể tích nước mưa chảy tràn trong khu vực.

-

Sử dụng phần mềm Excel để nhập dữ liệu, lưu trữ dữ liệu, tính toán số liệu theo
thời gian và không gian thông qua các bảng thống kê, đồ thị, biểu đồ biểu diễn mối
tương quan, từ đó đưa ra các so sánh, đánh giá xác thực với kết quả.


3.5 Phương pháp đánh giá theo quy chuẩn, tiêu chuẩn
Kết quả phân tích các thông số chất lượng nước mưa chảy tràn được so sánh với các tiêu
chuẩn, quy chuẩn sau:
- Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt: QCVN 02:2009/BYT
(Bảng 3.2).
- Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt: QCVN 08-MT:2015/BTNMT
(Bảng 3.3).

14


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP THU GOM TẠI CƠ SỞ DĨ AN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

2018

Bảng 3.2. Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN
02:2009/BYT

TT

Tên chỉ tiêu

1

pH

2


Hàm lượng
Ammonium (*)

Giới hạn tối đa cho phép

Đơn vị tính

mg/l

I

II

6,0 – 8,5

6,0 – 8,5

3

3

Ghi chú:
(*): chỉ tiêu cảm quan
-

Giới hạn tối đa cho phép I: áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước.

-

Giới hạn tối đa cho phép II: áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ

gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ qua xử lý đơn giản như giếng khoan,
giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống tự chảy).

Bảng 3.3. Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08MT:2015/BTNMT
Giá trị giới hạn
TT

Thông số

1

pH

2

Ammonium

Đơn
vị

A

B

A1

A2

B1


B2

6-8,5

6-8,5

5,5-9

5,5-9

mg/l

0,3

0,3

0,9

0,9

(NH4+ - N)
3

Phosphat (PO43- - P)

mg/l

0,1

0,2


0,3

0,5

4

COD

mg/l

10

15

30

50

5

TSS

mg/l

20

30

50


100

Ghi chú:
- Việc phân hạng A1, A2, B1, B2 đối với các nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất
lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau, được sắp xếp theo mức chất
lượng giảm dần.
- A1: Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (sau khi áp dụng xử lý thông thường), bảo tồn
động thực vật thủy sinh và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2.

15


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP THU GOM TẠI CƠ SỞ DĨ AN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

2018

- A2: Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp hoặc
các mục đích sử dụng như loại B1 và B2.
- B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất
lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.
- B2: Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.

3.6 Phương pháp thiết lập bản đồ
Sử dụng ảnh từ Google Earth 2018 để định vị và thiết lập sơ đồ vị trí lấy mẫu, tính diện tích
khu vực cho cả vùng và cho từng hệ số chảy tràn khác nhau để tính hệ số chảy tràn cho khu
vực nghiên cứu của đề tài.

3.7 Phương pháp tổng hợp tài liệu, viết báo cáo

Từ quá trình tổng quan tài liệu, các kết quả khảo sát và phân tích, thống kê số liệu được tổng
hợp, phân tích và trình bày thành một báo cáo hoàn chỉnh.

16


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP THU GOM TẠI CƠ SỞ DĨ AN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

2018

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA
CHẢY TRÀN TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
4.1 Chất lượng nước mưa chảy tràn
Kết quả phân tích chất lượng nước mưa chảy tràn được thu gom tại khu vực cơ sở Dĩ An,
Trường Đại học Bách Khoa được trình bày trong bảng sau:

17


×