Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH


CAO THỊ BÉ HÒA

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH


CAO THỊ BÉ HÒA

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng
Mã số: 60 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN DIÊN VỸ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trên cơ sở dữ liệu của Ngân Hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư Và Phát triển
Việt Nam khai thác từ các nguồn trong giai đoạn 2011 – 2015, học viên đã nghiên cứu
thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Thương mại Cổ
phần Đầu tư Và Phát triển Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động của BIDV.
Bằng phương pháp nghiên cứu định tính, thông qua việc thu thập, phân tích,
đánh giá số liệu (phương pháp thu thập các loại dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp), học
viên đã đạt được kết quả nghiên cứu về hoạt động của Ngân Hàng Thương mại Cổ
phần Đầu tư Và Phát triển Việt Nam như sau:
Thứ nhất: Ngân Hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư Và Phát triển Việt Nam là
một ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động khá hiệu quả và có những chỉ số khá
điển hình trong hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011- 2015 như: Lợi nhuận
trước thuế, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản lớn trong top 3 của hệ thống. Các chỉ số ROA
và ROE cao hơn mức trung bình của toàn ngành. Kết quả hoạt động của BIDV đóng
góp nhiều vào sự phát triển chung của ngành ngân hàng và nền kinh tế.
Thứ hai: Chỉ ra được những tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh, quản
lý và điều hành có thể tác động xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng
Thương mại Cổ phần Đầu tư Và Phát triển Việt Nam, từ đó tìm ra nguyên nhân của
những tồn tại này.

Thứ ba: Gợi ý các giải pháp giúp cho Ban điều hành của Ngân Hàng Thương
mại Cổ phần Đầu tư Và Phát triển Việt Nam khắc phục các hạn chế nội tại và nâng cao
hơn nữa hiệu quả hoạt động của mình, giúp cho cơ quan quản lý nắm rõ hơn thực lực
của một tổ chức tín dụng lớn, điển hình trong nước. Từ đó ban hành các chính sách
điều hành phù hợp giúp cho các tổ chức tín dụng trong nước phát triển bền vững.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: CAO THỊ BÉ HÒA
Sinh ngày: 03 tháng 03 năm 1985 – tại Bến Tre
Quê quán: Ấp Tân Phước, xã Tân Thanh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre
Hiện công tác tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Nhà Bè
Là học viên cao học khóa XVI – Lớp CH16A của trường Đại học Ngân hàng TP
HCM
Mã số học viên: 020116140088
Cam đoan đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam” là kết quả nghiên cứu thật sự
nghiêm túc của bản thân tôi. Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc
sĩ tại bất cứ trường đại học nào. Luận văn này là kết quả nghiên cứu riêng của học viên,
kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có nội dung do người khác thực hiện
ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
TP.HCM, ngày

tháng 04 năm 2017
HỌC VIÊN

CAO THỊ BÉ HÒA



LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời
gian từ khi bắt đầu học tập đến nay, ngoài sự quan tâm giúp đỡ của gia đình và bạn bè,
em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ quý Thầy, Cô tại trường Đại Học
Ngân Hàng TP.HCM.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy, Cô ở Trường Đại học
Ngân hàng đã truyền đạt cho em vốn kiến thức quý báu của mình trong suốt thời gian
học tập tại Trường. Đặc biệt, trong khóa học thạc sĩ này, nếu không có những lời
hướng dẫn, dạy bảo của các thầy cô từ việc truyền đạt kiến thức chuyên môn đến cách
phân bổ thời gian học tập và phương pháp nghiên cứu thì em khó có thể nắm được nền
tảng kiến thức để đi đến việc hoàn thiện bài luận văn của mình.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy Phan Diên Vỹ đã tận tình hướng
dẫn và bổ sung kiến thức cho em từ việc định hướng nghiên cứu đến việc chỉnh sửa đề
cương chi tiết và hướng dẫn cách trình bày bài luận văn một cách tỷ mỹ, khoa học. Nếu
không có sự giúp đỡ của Thầy thì bài luận văn này của em rất khó có thể hoàn thiện
được.
Do kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên trong quá trình học tập và làm luận
văn khó tránh khỏi sai sót, em rất mong các Thầy, Cô thông cảm và cuối cùng em rất
mong nhận được ý kiến đóng góp từ Quý Thầy, Cô để em hoàn thiện hơn nữa vốn kiến
thức của mình.
TP.HCM, ngày

tháng 04 năm 2017

HỌC VIÊN

CAO THỊ BÉ HÒA



MỤC LỤC
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................................................ 1
1.1. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.. ..... 1
1.1.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại ................... 1
1.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại .. 2
1.1.2.1 Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu ....................................................................... 2
1.1.2.2 Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản ............................................................................ 2
1.1.2.3 Tỷ lệ lãi ròng ......................................................................................................... 3
1.1.2.4 Chênh lệch lãi suất bình quân .............................................................................. 4
1.1.2.5 Chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên ............................................................. 4
1.1.2.6 Tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên ........................................................................ 5
1.1.2.7 Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế ................................................................................ 5
1.2

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI………………………………………10
1.2.1 Nhân tố chủ quan ..................................................................................................... 5
1.2.1.1 Mạng lưới hoạt động của ngân hàng ................................................................... 6

1.2.1.2 Các yếu tố cấu thành sản phẩm dịch vụ................................................................ 6
1.2.1.3 Hoạt động marketing............................................................................................. 6


1.2.1.4 Khả năng ứng dụng tiến bộ công nghệ ................................................................. 6
1.2.1.5 Trình độ chất lượng người lao động ..................................................................... 7
1.2.1.6 Năng lực tài chính ................................................................................................. 7
1.2.1.7 Năng lực quản trị điều hành ................................................................................. 7
1.2.2 Nhân tố khách quan .................................................................................................. 8
1.2.2.1 Môi trường kinh tế................................................................................................. 8
1.2.2.2 Môi trường chính trị và pháp lý ............................................................................ 9
1.2.2.3 Môi trường xã hội ................................................................................................. 9
1.3

MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI…………………………...9
1.3.1 Kinh nghiệm của ngân hàng nƣớc ngoài .................................................................. 9
1.3.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc ............................................................................... 9
1.3.1.2 Kinh nghiệm của Mỹ ........................................................................................... 10
1.3.1.3 Kinh nghiệm của Hàn Quốc ................................................................................ 11
1.3.2 Kinh nghiệm của chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam ......................... 11
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM
2.1. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 ĐẾN 2015..14
2.1.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2015 ........................................ 14
2.1.2 Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 20112015 ................................................................................................................................. 36

2.1.2.1 Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản .......................................................................... 36
2.1.2.2 Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu ..................................................................... 39
2.1.2.3 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên .................................................................................. 42
2.1.2.4 Chênh lệch lãi suất bình quân. ............................................................................ 45


2.1.2.5 Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên ........................................................................ 47
2.1.2.6 Tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên ..................................................................... 51
2.1.2.7 Lợi nhuận trước thuế ........................................................................................... 53
2.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG MẶT ĐƢỢC, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA HẠN
CHẾ TRONG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM. GIAI ĐOẠN
2011-2015........................................................................................................................ 55
2.2.1 Những kết quả đạt đƣợc ......................................................................................... 55
2.2.1.1 Về qui mô ............................................................................................................. 55
2.2.1.2 Về hiệu quả .......................................................................................................... 56
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................................ 56
2.2.2.1 Về qui mô ............................................................................................................. 56
2.2.2.2 Về hiệu quả .......................................................................................................... 57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 58
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ....................................... 60
3.1 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN TỪ 2016-2020 .................................................................................................... 60
3.1.1 Về định hƣớng phát triển ....................................................................................... 60
3.1.2 Về kế hoạch kinh doanh ......................................................................................... 63
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 79

3.2.1 Về phía cơ quan quản lý ......................................................................................... 66
3.2.1.1 Về khung pháp lý ................................................................................................. 66
3.2.1.2 Về ban hành các chính sách kinh tế .................................................................... 68
3.2.2 Về phía ngân hàng .................................................................................................. 69


3.2.2.1 iải pháp nhằm gia tăng dư nợ đi kèm kiểm soát chất lượng tín dụng .............. 69
3.2.2.2

iải pháp nhằm gia tăng vốn điều lệ ................................................................. 72

3.2.2.3 iải pháp nhằm gia tăng huy động vốn ............................................................. 72
3.2.2.4 iải pháp nhằm gia tăng thu nhập thuần ........................................................... 72
3.2.2.5 iải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý điều hành ...................................... 75
3.2.2.6 iải pháp khác .................................................................................................... 76
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 77
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 79


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
S
T
T
1

TỪ VIẾT
TẮT
ATM


BIDV
2

NGHĨA TIẾNG ANH

NGHĨA TIẾNG VIỆT

Automatic Teller Machine

Máy rút tiền tự động

Joint Stock Commercial

Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Bank for Investment and

Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Development of Vietnam

3

GDP

Gross domestic product

Tổng sản phẩm quốc nội

4


FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

5

NHNN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

6

NHTM

Ngân hàng Thương mại

7
8

9

NIM

Net Interest Margin

ROA


Return on assets

ROE

Return on equity

Tỷ lệ lãi cận biên/Tỷ lệ thu nhập
lãi ròng
Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản
Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở
hữu

10 TCTD

Tổ chức tín dụng

11 TMCP

Ngân hàng Thương mại Cổ phần

12

13

ODA

VAMC

VCB
14


15

Official Development

Nguồn viện trợ chính thức

Assistance
Vietnam Asset Management

Công ty quản lý tài sản

Company
Joint Stock Commercial

Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Bank for Foreign Trade of

Ngoại thương Việt Nam

Vietnam
Vietinbank

Vietnam Bank For Industry

Ngân hàng Thương mại Cổ phần

And Trade


Công thương Việt Nam


DANH MỤC BẢNG
STT THỨ TỰ
BẢNG

TÊN BẢNG
Bảng so sánh tổng tài sản của BIDV, Vietcombank,

TRANG

1

2.1

2

2.2

3

2.3

4

2.4

5


2.5

6

2.6

Bảng chi tiết nợ phải trả BIDV giai đoạn 2011-2015

32

7

2.7

Bảng phân tích ROA của BIDV giai đoạn 2011-2015

38

8

2.8

9

2.9

10

2.10


11

2.11

12

2.12

13

3.1

Vietinbank giai đoạn 2011-2015
Bảng chi tiết tài sản của BIDV giai đoạn 2011-2015
Bảng tỷ trọng dư nợ vay BIDV theo nhóm nợ giai đoạn
2011-2015
Bảng so sánh vốn chủ sở hữu của BIDV, Vietcombank
và Vietinbank giai đoạn 2011-2015
Bảng so sánh nợ phải trả của BIDV, Vietcombank và
Vietinbank giai đoạn 2011-2015

15
18
21

27

30

Bảng phân tích ROE và mối quan hệ của ROE với ROA

của BIDV giai đoạn 2011-2015 theo mô hình Dupont.

41

Bảng chỉ số Nim của BIDV giai đoạn 2011-2015

44

Bảng chênh lệch lãi suất bình quân của BIDV giai đoạn
2011-2015

46

Bảng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên của BIDV giai
đoạn 2011-2015

50

Bảng tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên của BIDV giai
đoạn 2011-2015

52

Bảng kế hoạch kinh doanh của BIDV giai đoạn 2016 –
2020

64


DANH MỤC HÌNH

STT

THỨ TỰ

TÊN HÌNH

TRANG

HÌNH

1

2.1

2

2.2

Biểu đồ cơ cấu tài sản của BIDV phân theo loại cho vay
giai đoạn 2011-2015
Biểu đồ cơ cấu dư nợ cho vay BIDV phân theo loại cho
vay giai đoạn 2011-2015

17

19

Biểu đồ mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ giá trị trái
3


2.3

phiếu đặt biệt/dư nợ sau khi bán nợ của BIDV giai đoạn

23

2011-2015
Biểu đồ cơ cấu dư nợ cho vay BIDV theo thời hạn giai

4

2.4

5

2.5

Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn BIDV giai đoạn 2011-2015

26

6

2.6

Biểu đồ cơ cấu nợ phải trả BIDV giai đoạn 2011-2015

31

7


2.7

8

2.8

9

2.9

10

2.10

11

2.11

12

2.12

đoạn 2011-2015

Biểu đồ cơ cấu tiền gửi tại BIDV theo kỳ hạn giai đoạn
2011-2015
Biểu đồ cơ cấu tiền gửi tại BIDV theo đối tượng khách
hàng giai đoạn 2011-2015
Biểu đồ ROA của BIDV, Vietcombank, Vietinbank và

ngành ngân hàng giai đoạn 2011-2015
Biểu đồ ROE của BIDV, Vietcombank, Vietinbank và
ngành ngân hàng giai đoạn 2011-2015
Biểu đồ cơ cấu thu nhập lãi BIDV theo nguồn thu giai
đoạn 2011-2015
Biểu đồ cơ cấu thu nhập ngoài lãi của BIDV giai đoạn
2011-2015

24

33

34

36

40

43

47


STT

THỨ TỰ

TÊN HÌNH

TRANG


HÌNH

13

2.13

14

2.14

Biểu đồ cơ cấu chi phí ngoài lãi của BIDV giai đoạn
2011-2015
Biểu đồ cơ cấu thu nhập và chi phí hoạt động của BIDV
giai đoạn 2011-2015

48

51

Biểu đồ so sánh lợi nhuận trước thuế bình quân đầu
15

2.15

người của BIDV, Vietcombank, Vietinbank giai đoạn
2011-2015

54



i

MỞ ĐẦU
1.

GIỚI THIỆU

1.1.

Đặt vấn đề

Thực hiện các chủ trương của chính phủ về việc phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần, hệ thống ngân hàng nước ta đã không ngừng phát triển về qui mô, số lượng
và mạng lưới. Cơ cấu ngân hàng ngày càng đa dạng với các loại hình ngân hàng
thương mại cổ phần (TMCP), ngân hàng thương mại nhà nước (TMNN), ngân hàng
chính sách, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Sự phát triển ngày
một lớn mạnh của hệ thống ngân hàng trong điều kiện chưa có bộ tiêu chí để định
hướng cho các ngân hàng hoạt động, nâng cao chất lượng tài sản, năng lực cạnh tranh
của mình đã ảnh hưởng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, một trong
các biểu hiện đó là tốc độ gia tăng nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Trong giai đoạn
2008 – 2011, với tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân là 26,56% thì nhưng tốc độ
tăng trưởng nợ xấu lại ở mức 51%. Chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng ngày
một xấu hơn, thanh khoản yếu kém, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước về
vốn và khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh, hệ thống ngân hàng cũng không thực
hiện tốt được vai trò điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Chính sự yếu kém trong
hệ thống ngân hàng nên đã ảnh hưởng đến chất lượng nền kinh tế, năm 2011 GDP chỉ
đạt 5,89%. Trước thực tế đó, Thủ Tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định 254/QÐTTg vào ngày 01/03/2012 nhằm cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD). Quyết
định này được ban hành được xem như là một định hướng cho Ngân Hàng Nhà Nước
sắp xếp lại hệ thống NHTM trong nước, xóa bỏ các ngân hàng yếu kém, loại trừ nguy

cơ đổ vỡ của các ngân hàng ngoài tầm kiểm soát, nâng cao hiệu quả hoạt động, năng
lực cạnh tranh của các NHTM trong quá trình phát triển kinh tế quốc gia và hội nhập
quốc tế.


ii

Sau một thời gian Chính Phủ và NHNN sắp xếp và hệ thống lại các TCTD, tốc
độ tăng GDP năm 2015 là 6,68%. Trong đó, đóng góp vào mức tăng chung gồm có khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy hải sản tăng 2,41%, đóng góp vào 0,4 điểm phần trăm,
khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,64%, đóng góp vào 3,2 điểm phần trăm, khu
vực dịch vụ tăng 6,33%, đóng góp 2,43 điểm phần trăm. Trong khu vực dịch vụ, riêng
hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm đóng góp 0,41 điểm phần trăm vào mức
tăng chung.
Với vai trò là “huyết mạch nền kinh tế” và sự đa dạng ở các hoạt động của
mình, ngành ngân hàng luôn từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
mình để khẳng định vai trò là ngành kinh tế chủ chốt quan trọng và là công cụ của
Chính Phủ và NHNN trong việc thực hiện các mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định nền
kinh tế vĩ mô.
1.2.

Tính cấp thiết của đề tài

Hệ thống ngân hàng có tầm ảnh hưởng quan trọng đến nhiều hoạt động của nền
kinh tế, thể hiện khi ngân hàng hoạt động hiệu quả thì chất lượng của nền kinh tế càng
cao. Vì thế, việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của ngân hàng là vấn đề rất cần thiết. Để có một kết quả nghiên cứu chính
xác nhất về thực trạng của hệ thống ngân hàng ta cần thông qua một đại diện là ngân
hàng có qui mô lớn, uy tín và có sức ảnh hưởng đến cả hệ thống ngân hàng trong nước.
Theo nghiên cứu của học viên, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển

Việt Nam (BIDV) là một ngân hàng có thể đáp ứng được các tiêu chí mà học viên
hướng đến với mức lợi nhuận trước thuế năm 2015 đạt 7.949 tỷ đồng, qui mô tổng tài
sản đạt trên 850.000 tỷ đồng lớn nhất hệ thống ngân hàng, từng được Tạp chí uy tín
hàng đầu thế giới “International Banker” bình chọn là Ngân Hàng Thương Mại tốt nhất
việt Nam (năm 2014). Với những kết quả đã đạt được trong suốt lịch sử hoạt động,
BIDV luôn có sức ảnh hưởng lớn, sâu rộng và tích cực đến các cá nhân, hộ gia đình,


iii

các tổ chức và các thành phần kinh tế trong nước nói riêng và ngành tài chính ngân
hàng nói chung.
Vấn đề đặt ra là với qui mô tài sản và mức lợi nhuận trước thuế lớn nhất hệ
thống ngân hàng như hiện nay, hoạt động kinh doanh của BIDV có thật sự hiệu quả
chưa? BIDV có những hạn chế nào trong hiệu quả hoạt động kinh doanh? Và giải pháp
để BIDV nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của mình? Để làm sáng tỏ những vấn
đề này, học viên đã chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu của
mình.
2.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

2.1.

Mục tiêu tổng quát

Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của BIDV thông qua quá
trình nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động và định hướng phát triển của BIDV.
2.2.


Mục tiêu cụ thể

-

Nghiên cứu và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của BIDV giai

đoạn 2011-2015 nhằm xác định những mặt được, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân.
-

Gợi ý các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động cho BIDV trong thời

gian tới 2016-2020.
3.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

-

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV được đánh giá qua các tiêu chí

nào? Và các nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV?
-

Các giải pháp nào để BIDV phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động

kinh doanh?
4.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU



iv

Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP
Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam
Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2011 - 2015.
5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, thông qua việc
thu thập, phân tích số liệu nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV.
-

Phương pháp thu thập dữ liệu



Dữ liệu thứ cấp: Được thu thập từ các nguồn dữ liệu có nguồn gốc rõ

ràng như: Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của BIDV trong giai đoạn 2011-2015
và trang web của BIDV, báo cáo của NHNN và trang web của NHNN, từ các tài liệu,
số liệu của các công trình nghiên cứu trước liên quan đến đề tài.


Dữ liệu sơ cấp: Thu thập từ dữ liệu nội bộ của BIDV giai đoạn 2011 -


-

Phương pháp phân tích số liệu

2015.

Trên cơ sở các tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng một số phương pháp phân
tích, thống kê để phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV.
6.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

-

Những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân

hàng thương mại.
-

Thực trạng về hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng ở

Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015.


v

-

Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh (tích cực, hạn chế và nguyên


nhân tồn tại) của Ngân Hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt nam giai đoạn 20112015.
-

Đề xuất giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

của Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
7.

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Luận văn tập trung nghiên cứu sâu vào kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân
Hàng TMCP Đầu tư Và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015. Nội dung luận văn
có một số đóng góp nhất định sau:
Thứ nhất: Đánh giá được toàn diện hiệu quả hoạt động của Ngân Hàng TMCP
Đầu tư Và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2011-2015.
Thứ hai: Chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong hoạt động kinh
doanh có thể làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng
TMCP Đầu tư Và Phát triển Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Thứ ba: Đề xuất các giải pháp giúp cho Ban điều hành của Ngân Hàng TMCP
Đầu tư Và Phát triển Việt Nam khắc phục các hạn chế nội tại và nâng cao hiệu quả
hoạt động của mình, giúp cho Cơ quan quản lý nhà nước ban hành các chính sách phù
hợp với tình hình và năng lực hoạt động của các TCTD trong nước.
8.

TỔNG QUAN LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

Liên quan đến vấn đề “nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
TMCP Đầu tư Và Phát triển Việt Nam” có các công trình nghiên cứu đã được thực
hiện như sau:
-


Tác giả Phạm Thị Bích Lương: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam hiện nay”, luận án tiến sĩ kinh tế.
Luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận về hoạt động kinh doanh ngân hàng thương


vi

mại, khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại tập trung chủ
yếu trên phương diện lợi nhuận và các chỉ tiêu về lợi nhuận. Bài viết phân tích trên
bình diện rộng, toàn hệ thống, chưa đi sâu phân tích một ngân hàng cụ thể.
-

Tác giả Nguyễn Xuân Nhật, “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nam Á đến năm 2015”, luận văn thạc sĩ. Tác giả đã
khái quát được năng lực tài chính và năng lực hoạt động của Ngân hàng TMCP Nam Á
giai đoạn 2002 – 2006, phân tích những thành công và hạn chế còn tồn tại trong hoạt
động kinh doanh của ngân hàng, đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh cho Ngân hàng TMCP Nam Á đến năm 2015 như tăng vốn điều lệ, nâng
cao chất lượng tín dụng, đổi mới cơ cấu tổ chức điều hành... Tuy nhiên, số liệu nghiên
cứu của tác giả đã quá cũ (2002-2006) và nghiên cứu được tiến hành ở một ngân hàng
có qui mô nhỏ, không có sức ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nên chưa thấy rõ mức độ
ảnh hưởng của kết quả hoạt động của ngân hàng này đối với sự phát triển chung của
ngành và của nền kinh tế.
-

Tác giả Timothy J. Reimink, “Beyond Cost-Cutting: Six Strategies for


Improving Banks’ Operating Efficiency” bài viết được đăng trên trang Crowe Horwath
ngày 9 tháng 07 năm 2015. Bài viết đưa ra sáu biện pháp trong công tác quản trị điều
hành, ngoài chi phí cắt, sáu chiến lược để cải thiện hiệu quả: tổ chức lại doanh nghiệp,
tối ưu hóa kênh, chi phí quá trình, năng suất nhân viên, công nghệ và tự động hóa, các
mối quan hệ nhà cung cấp. Bài viết này tác giả chỉ chú trọng đến giải pháp nhằm nâng
cao công tác quản trị điều hành, chưa đề ra các biện pháp cụ thể ở các mặt hoạt động
khác ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của một ngân hàng.
-

Bài nghiên cứu của Roberta B.Staub, Geraldo Souza và Benjamin

M.Tabak (2010) về vấn đề cải tiến hiệu quả ngân hàng ở Brazil theo hướng tiếp cận
DEA. Bài viết điều tra hiệu quả chi phí, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ trong
các ngân hàng Brazil trong thời kỳ 2000-2007. Kết quả thực nghiệm cho thấy các
khoản nợ xấu là một nhân tố đo lường hiệu quả quan trọng và các ngân hàng trong


vii

nước hiệu quả hơn các ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra, các ngân hàng nhà nước vẫn
hiệu quả hơn các ngân hàng tư nhân do có nhiều lợi thế hơn về các tài khoản lương cho
khu vực công. Bài viết chỉ tập trung hai hướng nghiên cứu cụ thể để nâng cao hiệu quả
là cắt giảm chi phí và giảm nợ xấu.
-

Bài nghiên cứu của Anil K.Sharma, Dipasha Sharma và K. Barua (2012)

về hiệu quả và hiệu suất của các ngân hàng Ấn Độ với sự ứng dụng phân tích DEA và
hồi quy Tobit giai đoạn 2000-2010. Bài viết đánh giá các nhân tố và dự đoán mối quan
hệ của các nhân tố ngân hàng cụ thể với hiệu quả và hiệu suất khu vực ngân hàng. Kết

quả cho thấy các ngân hàng sở hữu nhà nước dẫn đầu về các chỉ số hiệu quả bình quân
năm so với ngân hàng tư nhân và ngân hàng nước ngoài. Kết quả cũng cho thấy các
ngân hàng quy mô lớn hiệu quả hơn các ngân hàng nhỏ, chất lượng khoản vay và mức
độ đa dạng của ngân hàng không ảnh hưởng tới hiệu quả ngân hàng. Bài viết này tập
trung nghiên cứu mối quan hệ loại hình, qui mô ngân hàng với hiệu quả hoạt động
ngân hàng.
-

Bài nghiên cứu của Nguyễn Kim Thu và Đỗ Thị Thanh Huyền (2014) về

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng thương
mại Việt Nam. Bài nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi thuần.
Các yếu tố rủi to như rủi ro tín dụng, rủi ro ngân hàng và chi phí lãi suất ngầm có mối
liên hệ với nhau.
Có thể rút ra một số điểm chung là các nghiên cứu của các tác giả trên hầu hết ở
thời điểm quá cũ hoặc ở bình diện rộng, chưa có những giải pháp phù hợp cho một tổ
chức tín dụng trong nền kinh tế đang trong giai đoạn cơ cấu lại và hội nhập quốc tế.
Hoặc các nghiên cứu được thực hiện trên số liệu của các ngân hàng nhỏ, bối cảnh
nghiên cứu cá biệt. Vì thế các công trình nghiên cứu trên chưa phản ánh toàn diện
những vấn đề khó khăn, những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh mà
một tổ chức tín dụng ở nước ta đang phải đối mặt.


viii

Để khắc phục các hạn chế trên, học viên chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư Và Phát triển Việt Nam” để nghiên
cứu toàn diện hơn các mặt hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm đánh giá chính
xác những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh bằng việc thông qua một số tiêu
chí mà luận văn đã đề cập, từ đó đề xuất các biện pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt

động kinh doanh của BIDV nói riêng và hệ thống các NHTM nói chung.
9.

BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu nội dung của luận văn gồm có 3 chương
và được trình bày như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thương mại.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Chương 3: Định hướng phát triển và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.


1

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1.

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÁC CHỈ TIÊU

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng
mại
Để hiểu rõ khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thương mại, ta lần lượt tìm hiểu các khái niệm về hiệu quả và hiệu quả kinh doanh

như sau:
Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị
chia cho chi phí kinh doanh (Manfred Kuhn). Một quan điểm khác: Hiệu quả là một
phạm trù kinh tế, nó xuất hiện và tồn tại từ xã hội chiếm hữu nô lệ đến xã hội xã hội
chủ nghĩa. Hiệu quả kinh doanh thể hiện trình độ sử dụng các yếu tố cần thiết tham
gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo mục đích nhất định.
Xét trên bình diện các quan điểm kinh tế học cũng có nhiều ý kiến khác nhau
về hiệu quả như sau: Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là
doanh thu tiêu thụ hàng hoá (Adam Smith). Hay khái niệm “Hiệu quả kinh doanh
là tỷ lệ so sánh tương đối giữa kết quả và chi phí để đạt được kết quả đó”.
Từ các quan điểm trên có thể hiểu một cách khái quát Hiệu quả kinh doanh
của một doanh nghiệp hay của một ngân hàng thương mại là phạm trù phản ánh
trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân tài, vật lực, tiền vốn...) để đạt được mục
tiêu xác định. Trình độ sử dụng các nguồn lực chỉ có thể được đánh gía trong mối
quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét xem với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định
có thể tạo ra ở mức độ nào. Đứng trên góc độ xã hội, sự hao phí nguồn lực xem xét
phải là chi phí xã hội, do có sự kết hợp của các yếu tố lao động, tư liệu lao động và


2

đối tượng lao động theo một tương quan cả về lượng và chất trong quá trình kinh
doanh để tạo ra sản phẩm đủ tiêu chuẩn cho tiêu dùng....
1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân
hàng thƣơng mại
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là vấn đề phức tạp có
quan hệ đến toàn bộ các yếu tố của quá trình kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ có thể
đạt được hiệu quả kinh doanh khi sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh
doanh có hiệu quả. Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của
một ngân hàng, trong bài viết này, học viên tập trung sử dụng một số nhóm chỉ tiêu

sau: Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản
(ROA), tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM), tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên, tỷ lệ thu
nhập hoạt động cận biên, chênh lệch lãi suất bình quân và lợi nhuận trước thuế.
1.1.2.1.

Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu

ROE là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Return On Equity”, có nghĩa là lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu hay lợi nhuận trên vốn. ROE được tính bằng cách lấy lợi
nhuận ròng sau thuế chia cho vốn chủ sở hữu bình quân. Công thức tính như sau:
ROE=

Lợi nhuận sau thuế
*100
Vốn chủ sở hữu bình quân

(1.1)
(Nguyễn Minh Kiều 2011)

Trong công thức trên, lợi nhuận sau thuế được thu thập từ báo cáo kết quả
kinh doanh và vốn chủ sở hữu bình quân được tính bằng cách lấy bình quân vốn chủ
sở hữu đầu kỳ và cuối kỳ.
Đây là chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng. Nó
thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng. Về mặt
lý thuyết, ROE càng cao thì sử dụng vốn càng có hiệu quả. Các loại cổ phiếu có
ROE cao thường được các nhà đầu tư ưa chuộng.
1.1.2.2.

Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản



3

ROA là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Return on Assets, là một tỷ số tài chính
dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng và cũng là
một thước đo để đánh giá năng lực quản lý của ban lãnh đạo công ty. Công thức
tính như sau:
ROA=

Lợi nhuận sau thuế
*100
Tổng tài sản bình quân

(1.2)
(Nguyễn Minh Kiều 2011)

Trong công thức trên, lợi nhuận sau thuế được thu thập từ báo cáo kết quả
kinh doanh và tổng tài sản bình quân được tính bằng cách lấy bình quân tổng cộng
tài sản đầu kỳ và cuối kỳ.
Hệ số này có ý nghĩa là với một đồng tài sản của công ty thì sẽ mang lại bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Nó là một thông số chủ yếu về tính hiệu quả quản lý. Nó chỉ
ra khả năng của hội đồng quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản của ngân
hàng thành thu nhập ròng. Về mặt lý thuyết, nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa
ngân hàng làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy ngân hàng làm ăn càng hiệu quả.
Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì ngân hàng làm ăn thua lỗ.
1.1.2.3.

Tỷ lệ lãi ròng

Để đánh giá hiệu quả tín dụng, huy động vốn trong nội bộ ngân hàng thương

mại, người ta sử dụng tỷ lệ lãi ròng (NIM=Net Interest Margin) là tỷ số giữa thu
nhập lãi ròng với tài sản có sinh lời bình quân. Công thức tính như sau:
Tỷ lệ lãi ròng (NIM)=

Thu nhập lãi ròng
*100
ình quân tài sản có sinh lãi

(1.3)

(Nguyễn Minh Kiều 2011)
Trong đó công thức trên, thu nhập lãi ròng là chênh lệch giữa toàn bộ doanh
thu lãi và chi phí trả lãi. Chỉ tiêu thu nhập lãi ròng được thể hiện trên báo cáo kết
quả kinh doanh, nó bằng tổng doanh thu lãi trừ đi tổng chi phí trả lãi. Tổng tài sản
có sinh lời bình quân được xác định bằng cách lấy bình quân số dư đầu kỳ và cuối


4

kỳ của các khoản mục, tiền gửi tại NHNN và các Tổ chức tín dụng (TCTD), cho
vay các TCTD khác, cho vay khách hàng, chứng khoán đầu tư và kinh doanh trên
bảng cân đối tài khoản kế toán.
1.1.2.4.

Chênh lệch lãi suất bình quân

Chênh lệch lãi suất bình quân đo lường hiệu quả đối với hoạt động trung gian
của ngân hàng trong quá trình huy động vốn và cho vay, đồng thời nó cũng đo
lường cường độ cạnh tranh trong thị trường của ngân hàng. Sự cạnh tranh gay gắt
có xu hướng thu hẹp mức chênh lệch lãi suất bình quân.

Chênh lệch lãi suất =

Doanh thu lãi
ình quân tài
sản có sinh lãi

(1.4)
(Nguyễn Minh Kiều 2011)

Theo công thức trên, Doanh thu lãi và chi phí trả lãi lấy từ báo cáo kết quả
kinh doanh. Tài sản có sinh lời bình quân được tính như công thức 1.3, bình quân
nguồn vốn huy động phải trả lãi được tính bằng cách lấy bình quân đầu kỳ và cuối
kỳ nguồn vốn huy động phải trả lãi trên bảng cân đối tài khoản kế toán.
1.1.2.5.

Chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu và chi
ngoài lãi, chủ yếu là nguồn thu phí từ các dịch vụ như thanh toán, kinh doanh ngoại
tệ…và chi phí ngoài lãi là các khoản chi ngoài lãi mà ngân hàng phải chịu như chi
lương, chi phí sửa chửa, bảo hành thiết bị và chi phí tổn thất tín dụng.
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên =

Thu nhập ngoài lãi ròng
*100
ình quân tài sản có sinh lãi

(1.5)

(Peter S.Rose 1998)

Đối với hầu hết các ngân hàng, chênh lệch ngoài lãi thường âm. Ngày nay,
Các ngân hàng đều rất quan tâm đến việc gia tăng tỷ lệ thu từ nguồn này do đây là
nguồn thu từ các dịch vụ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng nhưng ít mang lại rủi ro


×