Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Thiết kế máy cắt sợi bánh canh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CƠ KHÍ
----------------0o0--------------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ MÁY CẮT SỢI BÁNH CANH

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS ĐẶNG XUÂN PHƯƠNG
Sinh viên thực hiện

: TRẦN HỮU PHÚC

Mã số sinh viên

: 56130145

Khánh Hòa, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN CHẾ TẠO MÁY
----------------0o0--------------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ MÁY CẮT SỢI BÁNH CANH



GVHD

: PGS.TS ĐẶNG XUÂN PHƯƠNG

SVTH

: TRẦN HỮU PHÚC

MSSV

: 56130145

Khánh Hòa,7 - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực và chưa
hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài
này đã được cảm ơn và các thông tin số liệu sử dụng phân tích tính toán trong đồ án đã
được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố theo đúng quy định.
Nha Trang, ngày 07 tháng 07 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Trần Hữu Phúc


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý
kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè. Với tình cảm sâu sắc, chân
thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các thầy cô và nhà

trường đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Trước hết tôi xin gửi tới các thầy cô giáo trong trường Đại học Nha Trang nói chung,
các thầy cô trong Khoa Cơ Khí nói riêng lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và lời
cảm ơn sâu sắc. Với sự quan tâm chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô, đã dạy dỗ cho
tôi kiến thức về các môn đại cương cũng như các môn chuyên nghành, giúp tôi có
được cơ sở thuyết vững vàng, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo – PGS.TS Đặng Xuân
Phương đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành tốt đề tài này trong thời gian
qua.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn tạo điều kiện, quan
tâm, giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Nha Trang, ngày 07 tháng 07 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Trần Hữu Phúc


MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Trang bìa
Quyết định giao ĐA/KLTN
Phiếu theo dõi tiến độ và đánh giá ĐA/KLTN của GVHD
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh sách hìnhvẽ
Danh sách bảng biểu


LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY CẮT SỢI BÁNH CANH ........................... 2
1.1 Nguyên liệu ...................................................................................................... 2
1.2 Tình hình thực tế .............................................................................................. 4
1.3 Mục tiêu của đề tài ........................................................................................... 6
1.4 Phạm vi sử dụng .............................................................................................. 6
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ ................................................................... 7
2.1 Chọn phương án thiết kế .................................................................................. 7
2.1.1 Cơ sở chọn phương án thiết kế................................................................ 7
2.1.2 Yêu cầu kỹ thuật chung của máy khi thiết kế ......................................... 7
2.2 Các phương án cắt ........................................................................................... 7
2.2.1 Phương pháp cắt khi dao tịnh tiến lên xuống trên mặt băng tải. ............ 8
2.2.2 Phương pháp cắt khi dao tịnh tiến lên xuống không chạm trực tiếp lên
băng tải ..................................................................................................................... 9


2.2.3 Phương pháp cắt khi dao tịnh tiến lên xuống, cơ cấu vít me đai ốc cho
băng tải. .................................................................................................................. 10
2.2.4 Phương pháp cắt dao tròn chuyển động quay. ..................................... 12
2.2.5 Chọn phương án cắt. ........................................................................... 13
2.3 Chọn phương án truyền động ....................................................................... 13
2.3.1 .Phương án truyền động bằng động cơ.................................................. 13
2.3.2 Chọn động cơ ........................................................................................ 14
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ KỸ THUẬT CỦA MÁY ................................................ 16
3.1.Chọn năng suất cho máy ................................................................................ 16
3.2.Tính chọn thiết kế dao cắt .............................................................................. 16
3.2.1 Chọn loại dao ...................................................................................... 16
3.2.2 Tính và chọn số vòng quay của dao cắt. ............................................... 17
3.2.3 Tính lực cản riêng của dao .................................................................... 17
3.2.4 Lực tác dụng lên lưỡi dao cắt ................................................................ 18

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN ĐỘNG HỌC CHO MÁY ............................................ 20
4.1 Tính chọn động cơ ......................................................................................... 20
4.1.1 Công Suất .............................................................................................. 20
4.1.2 Chọn động cơ: ....................................................................................... 21
4.2 Xác định tỷ số truyền của hệ thống ............................................................... 22
4.3 Tính chọn động cơ băng tải ........................................................................... 22
4.4 Tính các thông số trên trục ............................................................................ 30
4.4.1 Xác định công suất trên các trục: .......................................................... 30
4.4.2 Xác định số vòng quay .......................................................................... 30
4.4.3 Xác định mômen xoắn trên trục. ........................................................... 30
4.5 Bảng kết quả tính .......................................................................................... 31
CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CHI TIẾT MÁY ..................................... 32


5.1 Chọn Bộ Truyền Động Cho Máy................................................................... 32
5.1.1 Nguyên lý làm việc ............................................................................... 32
5.1.2 Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng .................................................... 33
5.1.3 Vật liệu và kết cấu đai ........................................................................... 33
5.2 Tính Bộ Truyền Đai ....................................................................................... 33
5.2.1 Chọn đai. ............................................................................................... 33
5.2.2 Xác định đường kính bánh dẫn. ............................................................ 34
5.2.3 Xác định khoảng cách trục. ................................................................... 35
5.2.4 Kiểm nghiệm góc ôm của bánh đai α1. ................................................. 36
5.2.5 Xác định số đai cần thiết. ...................................................................... 37
5.2.6 Xác định kích thước bánh đai............................................................... 37
5.2.7 Xác định lực căng ban đầu và lực tác dụng nên trục............................. 38
5.3. Thiết Kế Trục ................................................................................................ 39
5.3.1 Thông số đã biết. ................................................................................... 39
5.3.2 Chọn vật liệu chế tạo. ............................................................................ 39
5.3.3 Tính sơ bộ đường kính trục .................................................................. 39

5.3.4 Tính gần đúng trục ................................................................................ 40
5.3.5 Kiểm nghiệm trục về độ bền mỏi .......................................................... 43
5.4. Tính then ....................................................................................................... 46
5.5. Tính ổ lăn ...................................................................................................... 47
5.5.1 các dạng hỏng chủ yếu ........................................................................ 47
5.5.2 Tính toán ổ lăn..................................................................................... 47
5.5.3 Tính ứng suất ổ lăn .............................................................................. 49
5.6 Một số hình vẽ thiết kế ................................................................................. 50
CHƯƠNG 6: LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO CHI TIẾT TRỤC
CON LĂN .................................................................................................................... 53


6.1 Yêu cầu kỹ thuật khi chế tạo trục con lăn ...................................................... 53
6.2 Lập tiến trình công nghệ ................................................................................ 53
6.3 Thiết kế nguyên công ..................................................................................... 54
6.3.1 Nguyên công I: Khoả mặt đầu, khoan lỗ tâm........................................ 54
6.3.2 Nguyên công II: Tiện thô và tiện tinh các bậc trục bên phải. ............... 56
6.3.3 Nguyên công III: Tiện thô và tiện tinh các bậc trục bên trái ................ 57
6.3.4. Nguyên công IV: Phay thô và phay tinh rãnh then .............................. 58
6.3.5. Nguyên công V: Mài thô và mài tinh các bậc trục............................... 59
6.3.6 Nguyên công VI: Kiểm tra độ đồng tâm và song song giữa các mặt trụ.
............................................................................................................................... 60
6.4 Yêu cầu kĩ thuật ............................................................................................. 61
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 62
7.1 Kết luận ......................................................................................................... 62
7.1 Kiến nghị....................................................................................................... 62
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 63


DANH SÁCH HÌNH VẼ

Hình 1.1. Nguyên liệu gạo............................................................................................3
Hình 1.2. Bánh canh.....................................................................................................3
Hình 1.3. Món bánh canh cá........................................................................................4
Hình 1.4a. Máy cắt sợi bánh canh bằng rulo................................................................4
Hình 1.4b. Máy cắt sợi bánh canh bằng rulo(mini).....................................................5
Hình 1.5. Máy cắt sợi bánh canh( bằng tay).................................................................5
Hình 2.1a. Motor máy ................................................................................................. 14
Hình 2.1b. Motor máy ................................................................................................. 15
Hình 2.2. Biến tần ......................................................................................................... 15
Hình 3.1. Lưỡi dao cắt................................................................................................. 17
Hình 3.2. Dao cắt ........................................................................................................ 17
Hình 3.3. Cụm dao cắt ................................................................................................. 19
Hình 4.1. Động cơ dao cắt ......................................................................................... 21
Hình 4.2. Động cơ băng tải ......................................................................................... 23
Hình 4.3. Nhông băng tải ............................................................................................ 24
Hình 4.4. Xích băng tải................................................................................................ 24
Hình 4.5. Nhông cụm truyền động phụ........................................................................ 25
Hình 4.6. Bộ truyền động phụ ..................................................................................... 26
Hình 4.7. Cụm động cơ máy ......................................................................................... 27
Hình 4.8a. Trục con lăn dưới ...................................................................................... 27
Hình 4.8b. Trục con lăn trên ....................................................................................... 28
Hình 4.9. Băng tải trên ................................................................................................. 29
Hình 4.10a. Băng tải dưới ........................................................................................... 30


Hình 4.10b. Băng tải dưới ........................................................................................... 30
Hình 5.1. đai thang ....................................................................................................... 34
Hình 5.2. khoảng cách .................................................................................................. 41
Hình 5.3. phản lực tại các nút trục .............................................................................. 42
Hình 5.4. biểu đồ momen ............................................................................................. 43

Hình 5.5. ổ bi ............................................................................................................... 49
Hình 5.6. Ứng suất ổ lăn ............................................................................................. 50
Hình 5.7a. Mô hình 3D tổng quan máy........................................................................52
Hình 5.7b. Mô hình 3D tổng quan máy........................................................................53
Hình 5.7c. Mô hình 3D tổng quan máy.........................................................................53


DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 4.1. thông số động cơ ......................................................................................... 21
Bảng 4.2. Kết quả tính toán động học của máy .......................................................... 31
Bảng 5.1. Bảng thông số đai ....................................................................................... 34
Bảng 5.2. Chọn khoảng cách ....................................................................................... 36
Bảng 5.3. Thông số bánh đai ....................................................................................... 37
Bảng 5.4. Thông số ổ lăn ............................................................................................. 40
Bảng 5.5. Chọn chiều dài trục ..................................................................................... 41
Bảng 5.6. Thông số then................................................................................................43
Bảng 5.7. Thông số ổ bi ............................................................................................... 49


LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam trong tiến trình thực hiện chủ trương CNH – HĐH đã đạt được những
thành tựu vô cùng to lớn trong nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Mặc
dù nước ta đang trên con đường hội nhập và trên đà tiến tới một nước có nền công
nghiệp hiện đại nhưng nông nghiệp vẫn là một trong những ngành chủ lực mà chúng ta
cần đầu tư và phát triển.Với việc áp dụng ngày càng cao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất. Nông nghiệp đã làm cho năng suất và sản lượng ngày càng tăng lên. Không
những đủ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường
nước ngoài. Cùng với sự phá triển của xã hội, mức sống được nâng cao và cuộc sống
của người hiện đại trong thời đại công nghiệp đòi hỏi thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn
nhanh vì họ không có nhiều thời gian chuẩn bị cho bữa ăn. Để cung cấp cho cơ thể bữa

ăn ngon dảm bảo chất lượng thì người ta thường tìm dến các món ăn nhanh như là bún,
bánh canh, mì sợi... Với nhu cầu hiện nay của xã hội với việc sản xuất sợi bột, sợi
bánh canh với số lượng nhiều công đoạn cắt sợi không thể áp dụng các phương pháp
và cách cắt bằng thủ công, lạc hậu được mà đòi hỏi phải sử dụng các loại máy móc để
tăng năng suất và giảm bớt gánh nặng cho người lao động. Trong rất nhiều loại máy
dùng để sản xuất và chế biến thức ăn thì máy “ cắt sợi bánh canh” là một trong những
thiết bị rất cần để đáp ứng nhu cầu đó. Sau quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, chế tạo
cộng với sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của Thầy Đặng Xuân Phương và sự giúp
đỡ của các thầy cô, anh em trong khoa Cơ Khí. Em đã hoàn thành đồ án tổng hợp máy
cắt sợi bánh canh cá.
Trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp do thời gian hạn chế và khó khăn trong
quá trình tìm tài liệu, kiến thức nên đề tài chưa được nghiên cứu kĩ vì vậy chắc chắn
vẫn còn nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để
đề tài có tính khoa học và được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Trần Hữu Phúc

Trang 1


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ MÁY CẮT SỢI BÁNH CANH
1.1 Nguyên liệu
Lúa là cây trồng cổ truyền của Việt Nam và là cây trồng quan trọng nhất hiện
nay vì diện tích gieo trồng lúa chiếm đến 61% diện tích trồng trọt cả nước và 80%
nông dân Viêt Nam là nông dân trồng lúa. Gạo là lương thực thiết yếu hàng đầu của
người Việt Nam vì 100% của dân số 92,7 triệu người không ai không ăn gạo hàng
ngày từ người thu nhập thấp đến người thu nhập cao, từ nông thôn đến thành thị. Gạo
là nguồn thực phẩm đặc biệt nuôi sống con người. Trong đời sống hàng ngày những

thức ăn từ gạo là không thể thiếu, được dùng phổ biến trong các bữa ăn để duy trì cuộc
sống và sức khỏe.
Có thể thấy rằng việc chế biến các sản phẩm từ bột gạo nói chung và sản xuất
bánh canh nói riêng đang ngày càng được chú trọng và phát triển theo chiều sâu theo
xu hướng phát triển của xã hội, khi mà nhu cầu tiêu thụ nông sản đòi hỏi sự da dạng
hóa các loại sản phẩm chế biến từ gạo. Nhằm mực đích tăng cường đầu ra cho các sản
phẩm gạo, đa dạng hóa các sản phẩm từ bột gạo.
Bánh canh không chỉ là món ăn rất quen thuộc với người Việt Nam và đã trở
thành một đặc sản mang nét ẩm thực riêng của mỗi vùng miền. Điểm làm nên sự khác
biệt giữa các loại bánh canh trước tiên là ở nguyên liệu làm nên sợi bánh canh, ở
phương pháp sản xuất và sự đa dạng của các nguyên liệu dùng để nấu nước lèo (hay
còn gọi là nước dùng) góp phần tạo nên hương vị đặc trưng cho mỗi loại.
Bánh canh được làm từ loại gạo thơm, dẻo, trắng tinh, đem xay, nhào bột, rồi
xắt thành con nhỏ và được nấu với cá thêm cua giả nhỏ, bỏ thêm gia vị như: bột canh,
hành, ớt, … pha thêm chút bột màu, ăn vào nhẹ bụng, mùi vị ngon và đậm đà hương vị
đồng quê.
Nguyên liệu gạo ban đầu trước khi chế biến:

Trang 2


Hình 1.1. Nguyên liệu gạo

Sau quá trình từ gạo đem xay, nhào bột và cắt thành từng sợi con nhỏ ta được
sợi như hình 1.2:

Hình 1.2. Bánh canh

Trang 3



Hình 1.3. Món bánh canh cá

1.2 Tình hình thực tế
Các loại máy hiện dùng trên thị trường:

Hình 1.4a. Máy cắt sợi bánh canh bằng rulo

Trang 4


𝑯ì𝒏𝒉 𝟏. 𝟒𝒃. 𝑀á𝑦 𝑐ắ𝑡 𝑠ợ𝑖 𝑏á𝑛ℎ 𝑐𝑎𝑛ℎ 𝑏ằ𝑛𝑔
𝑟𝑢𝑙𝑜 (𝑚𝑖𝑛𝑖)

Hình 1.5. Máy cắt sợi bánh canh
(bằng tay)

Hiện nay có rất nhiều máy cắt sợi bánh canh, sợi mì hoành thánh chủ yếu dùng
phương pháp cắt sợi bằng rulo, tuy nhiên không phải máy nào cũng cắt được sợi bánh
canh với đặc tính của sợi bột dẽo, dính hoặc nếu có thì giá thành rất cao. Bánh canh là
thực phẩm rất được yêu chuộng và tiêu dùng hiện nay, nhưng công đoạn cắt sợi thì vẫn
đa số đang thực hiện thủ công, đòi hỏi người kinh doanh dùng dao để cắt, vì vậy mà
sợi cắt thường không đều và bị đứt.
Chọn giải pháp:
Qua thời gian tìm hiểu có rất nhiều phương pháp cắt sợi bột bánh canh sau đây là
một số phương pháp thông dụng:
 Phương pháp cắt thủ công: công đoạn cắt sợi bánh canh đang tồn tại rất nhiều
nhược điểm
-


Việc cắt bằng tay tốn rất nhiều nhân công, dẫn tới chi phí sản xuất được
sản phẩm rất cao.

-

Sợi bột cắt ra không đồng đều, không thẳng dẫn tới lượng sản phẩm loại ra
tương đối lớn dẫn tới lãng phí nguyên liệu. Làm giảm lợi nhuận cho hộ
kinh doanh.

-

Công việc cắt hoàn toàn thủ công khi nhân viên cắt dùng dao vì vậy mà
mức độ an toàn tương đối thấp, khả năng rủ ro cắt vào tay là rất cao.

Trang 5


-

Công việc cắt phải dùng dao cắt nên việc tay bị đau, chai tay chắc chắn sẽ
xảy ra chính điều này làm cho năng suất giảm.

 Phương pháp cắt bằng rulo:
-

Ưu điểm: Cắt nhanh, cắt được nhiều sợi cùng một thời điểm

-

Nhược điểm: không cắt được sợi bột bánh canh với đặc tính bột dẽo, dính.

Vì vậy phương pháp cắt sợi bột bánh canh bằng rulo không đáp ứng được
yêu cầu cầu khách hàng.

 Phương pháp cắt bằng đơn dao:
-

Ưu điểm: cắt nhanh, cắt chính xác, thẳng vào đồng đều, cắt được sợi bột
có tính dẽo, dính

-

Nhược diểm: cắt được một sợi.

Từ những nhược điểm trên việc tìm ra phương pháp cắt nhằm mục đích nâng
cao chất lượng sản phẩm cũng như năng suất làm việc đáp ứng được yêu cầu và
phương pháp cắt bằng dao là phương pháp mang lại kết quả tốt nhất.
1.3 Mục tiêu của đề tài
Thiết kế máy cắt sợi bánh canh, đưa công nghệ tiên tiến vào sản xuất, thay thế
lao động chân tay bằng máy móc hiện đại, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm,
giảm chi phí mà hộ kinh doanh phải trả cho nhân viên. Đáp ứng yêu cầu cấp thiết của
khách hàng.
1.4 Phạm vi sử dụng
Sử dụng trong các hộ gia đình kinh doanh nhỏ.
Sử dụng cho các nhà hàng ,khách sạn, các quán ăn, các xưởng chế biến thực
phẩm.

Trang 6


CHƯƠNG 2

PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
2.1 Chọn phương án thiết kế
2.1.1 Cơ sở chọn phương án thiết kế.
Máy được thiết kế ra khi làm việc phải có độ tin cậy cao, năng suất cao, hiệu
suất làm việc lớn, tuổi thọ cao, chi phí chế tạo, lắp ráp, sửa chữa và thay thế thấp nhất.
Ngoài ra còn phải chú ý đến yêu cầu về đặc điểm nơi máy phục vụ, kết cấu máy không
quá phức tạp, dễ sử dụng, tiếng ồn nhỏ và hình dáng của máy có tính thẩm mỹ.
2.1.2 Yêu cầu kỹ thuật chung của máy khi thiết kế


Đơn giản trong kết cấu và khả năng vận hành dễ dàng



Tiêu thụ ít nhiên liệu nhưng vẫn mang lại năng suất cao



Giá cả phù hợp với người tiêu dùng



Khả năng di chuyển thuận tiện



Dễ sửa chữa và bảo trì




Hình thức đẹp, gọn nhẹ



Sợi bột cắt ra đều trong khoảng 1-2 mm



Có băng tải vật liệu

2.2 Các phương án cắt
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy cắt sợi bánh canh với cấu tạo,
hình thức khác nhau. Tuy nhiên điểm khác nhau nổi bật ở các loại máy này là về
phương pháp cắt của chúng. Từ đó đưa ra các phương pháp để lựa chon:
-

Dao tịnh tiến sử dụng cơ cấu chuyển động song phẳng.

-

Dao tịnh tiến lên xuống không chạm trực tiếp lên băng tải.

-

Dao tịnh tiến lên xuống, sử dụng cơ cấu vít me đai ốc.

-

Dao tròn chuyển động quay.


Trang 7


2.2.1 Phương pháp cắt khi dao tịnh tiến lên xuống trên mặt băng tải.
Sử dụng cơ cấu chuyển động song phẳng: chuyển động song phẳng là chuyển
động của một vật khi mỗi điểm của nó trong quá trình chuyển động có khoảng cách
đến mặt phẳng cơ sở là không đổi.
Băng tải chuyển động tịnh tiến.
 Sơ đồ nguyên lý:

 Cơ cấu dao: Chuyển động song phẳng, cơ cấu hình bình hành.

Trang 8


Ưu điểm

Nhược điểm

-

Đơn giản dể vận hành

-

Có lực dọc ngang

-

Giá thành chi phí rẻ


-

Có khả năng rớt bột sang hai
bên băng tải

-

Độ dày lát cắt không đều

-

Năng suất không cao

-

Kết cấu phức tạp

2.2.2 Phương pháp cắt khi dao tịnh tiến lên xuống không chạm trực tiếp
lên băng tải
Sử dụng cơ cấu tay quay con trượt: Là cơ cấu dùng để biến đổi chuyển động
quay tròn của tay quay thành chuyển động tịnh tiến của con trượt (dao).
Băng tải chuyển động tịnh tiến.
 Sơ đồ nguyên lý:

 Cơ cấu dao: cơ cấu tay quay con trượt.

Trang 9



Ưu điểm
-

Nhược điểm

Dao cắt kéo không chạm dao lên

-

Chế tạo đòi hỏi chính xác cao

mặt băng tải

-

Chi phí sản xuất cao

-

Cắt được nhiều lớp bột cùng lúc

-

Sợi bột cắt đều

-

Dể thao tác vận hành

-


Năng suất cao

-

Hình thức gọn nhẹ

2.2.3 Phương pháp cắt khi dao tịnh tiến lên xuống, cơ cấu vít me đai ốc cho
băng tải.
Sử dụng cơ cấu tay quay con trượt: Là cơ cấu dùng để biến đổi chuyển động
quay tròn của tay quay thành chuyển động tịnh tiến của con trượt (dao).
Băng tải sử dụng cơ cấu vít me đai ốc: Là cơ cấu biến đổi chuyển động quay
tương đối giữa vít và đai ốc ( băng tải) thành chuyển động tịnh tiến tương đối giữa vít
và đai ốc( băng tải).
 Sơ đồ nguyên lý:
Trang 10


 Cơ cấu dao: cơ cấu tay quay con trượt.

Trang 11


Ưu điểm

Nhược điểm

-

Thao tác dơn giản dể vận hành


-

Không chạy liên tục

-

Giá thành chế tạo rẻ

-

Năng suất thấp

-

Làm việc êm, không ồn

-

Độ dày lát cắt không đều

-

Mòn dao, ván gỗ

-

Vật liệu chế tạo vít bằng kim
loại màu để giảm ma sát nên đắt
tiền


2.2.4 Phương pháp cắt dao tròn chuyển động quay.
Dao chuyển dộng quay tịnh tiến, băng tải chuyển động tịnh tiến.

 Cơ cấu dao: chuyển động quay tròn tịnh tiến

Trang 12


Ưu điểm

Nhược điểm

-

Giá thành chế tạo tương đối rẻ

-

Tiêu tốn nhiều nhiên liệu

-

Dễ thao tác vận hành

-

Năng suất thấp

-


Dễ đứt sợi bột khi cắt

-

Lưỡi dao đòi hỏi độ sắc, bền.

2.2.5 Chọn phương án cắt.
Qua quá trình khảo sát và kiểm nghiệm em quyết định chọn phương án cắt khi
dao tịnh tiến lên xuống không chạm trực tiếp vào băng tải, vì:
- Phương pháp này đạt năng suất cao đáp ứng yêu cầu sản phẩm và hơn nữa là
chế tạo không phức tạp.
- Đạt yêu cầu kĩ thuật chung của máy khi thiết kế.
2.3 Chọn phương án truyền động
2.3.1 .Phương án truyền động bằng động cơ
Ưu nhược điểm của máy
+ Ưu điểm:
-Kết cấu của máy nhỏ gọn
-Năng suất lao động cao
-Tiêu hao ít sức lao động
Trang 13


-Dễ sử dụng và sửa chữa
+Nhược điểm:
Phụ thuộc vào mạng điện xoay chiều 220v
2.3.2 Chọn động cơ
Qua quá trình phân tích ưu, nhược điểm và cơ sở chọn phương án thiết kế. Em
quyết định sử dụng động cơ điện để truyền động.
Đặc điểm: Hệ thống điện sử dụng biến tần điều khiển các motor giúp điều chỉnh

linh hoạt tốc độ cắt.
-

Hiệu suất làm việc của máy cao;

-

Quá trình khởi động và dừng động cơ rất êm dịu nên giúp cho tuổi thọ của
động cơ và các cơ cấu cơ khí dài hơn;

-

Sử dụng biến tần an toàn, tiện lợi và việc bảo dưỡng biến tần cũng ít hơn do
vậy đã giảm bớt số nhân công phục vụ và vận hành máy.

-

Biến tần giúp tiết kiệm điện năng ở mức tối đa trong quá trình khởi động và
vận hành.

-

Dễ dàng điều chỉnh kích thước chiều ngang của tiết diện sợi bột thành phẩm
từ: 0.5 đến 5mm

-

An toàn vệ sinh thực phẩm.

Hình 2.1a. Motor máy


Trang 14


×