Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Phân tích tác động của thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 99 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Phân tích tác động của thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín
dụng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam” là bài nghiên cứu
của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng
toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử
dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà
không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học
hoặc cơ sở đào tạo khác.

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2018

DƯƠNG CÔNG THẢO


ii

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Tài chính – Ngân hàng trường
Đại học Mở TP. HCM nói riêng và quý thầy cô của trường Đại học Mở TP. HCM nói
chung đã hỗ trợ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian mà tôi học tập, nghiên cứu tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy hướng dẫn khoa học là TS. Nguyễn Vũ Hồng
Thái, người trực tiếp định hướng, hướng dẫn, và hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến đồng nghiệp, bạn bè, gia đình đã tạo điều kiện
và động viên tôi hoàn thành bài luận văn.



TP. HCM, ngày 20 tháng 03 năm 2018
Tác giả

DƯƠNG CÔNG THẢO


iii

TÓM TẮT

Hiện nay, hoạt động truyền thống ở các ngân hàng thương mại Việt Nam gặp rất
nhiều khó khăn và chịu sự cạnh tranh rất gay gắt. Để hạn chế rủi ro và tìm kiếm nguồn
thu nhập ổn định thì các ngân hàng thương mại Việt Nam có xu hướng gia tăng tỷ trọng
nguồn thu từ các hoạt động cung cấp dịch vụ phi tín dụng. Nghiên cứu này phân tích tác
động của thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng tới hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng thương mại Việt Nam. Tác giả sử dụng bộ dữ liệu bảng không cân bằng của 29
ngân hàng thương mại Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng có tác động tích cực
đến hiệu quả hoạt động của các NHTM VN. Tuy nhiên, tỷ trọng của thu nhập từ hoạt
động dịch vụ phi tín dụng còn tương đối thấp nên tác động của nó lên khả năng sinh lời
ở các NHTM Việt Nam là còn khiêm tốn. Do đó, trong thời gian tới, các NHTM VN sẽ
còn nhiều cơ hội gia tăng tỷ trọng nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ phi tín dụng.


iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................................ ii
TÓM TẮT............................................................................................................................................. iii
MỤC LỤC ............................................................................................................................................ iv
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ........................................................................................................ vii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................................viii
DANH MỤC VIẾT TẮT ...................................................................................................................... ix
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 1
1.1. LÝ DO NGHIÊN CỨU ................................................................................................................... 1
1.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .............................................................................................................. 3
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................................... 4
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................ 4
1.5. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 4
1.5.1. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................................... 4
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................................... 5
1.6. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU .............................................................................................................. 5
1.7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ......................................................................................................... 6
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................................................... 8
2.1. KHÁI NIỆM, THU NHẬP VÀ ĐA DẠNG HOÁ THU NHẬP NGÂN HÀNG ............................. 8
2.1.1. Khái niệm ................................................................................................................................. 8
2.1.2. Thu nhập ngân hàng ................................................................................................................ 8
2.1.3. Đa dạng hoá thu nhập ngân hàng ............................................................................................ 9
2.2. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM ...................................................................................................................................................... 9
2.2.1. Khái niệm dịch vụ, dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam .................. 9
2.2.1.1. Khái niệm dịch vụ ............................................................................................................. 9
2.2.1.2. Khái niệm dịch vụ phi tín dụng......................................................................................... 9
2.2.2. Các hình thức dịch vụ phi tín dụng phổ biến các ngân hàng thương mại Việt Nam cung cấp
trên thị trường ................................................................................................................................. 10
2.2.3. Đặc trưng dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại VN .................................... 14



v

2.2.4. Vai trò của dịch vụ phi tín dụng trong các ngân hàng thương mại Việt Nam ..................... 15
2.3. NHỮNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THỐNG; CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM VN ................................................... 16
2.3.1. Những rủi ro trong hoạt động truyền thống của các NHTM VN ......................................... 16
2.3.1.1. Nợ xấu .............................................................................................................................. 16
2.3.1.2. Vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. ............................................................................. 19
2.3.2. Cơ sở hình thành và phát triển dịch vụ phi tín dụng ở các NHTM Việt Nam ..................... 21
2.4. LÝ THUYẾT HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG.................................................................................... 22
2.4.1. Lý thuyết quyền lực thị trường (MP – Market Power) ......................................................... 23
2.4.2. Lý thuyết cấu trúc hiệu quả (ES – Efficient Structure) ........................................................ 23
2.4.3. Lý thuyết danh mục đầu tư cân bằng (Balanced Portfolio Theory) ..................................... 23
2.4.4. Kết luận .................................................................................................................................. 24
2.5. ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ..................................................................................... 24
2.5.1. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (Return On Equity – ROEA) ............................ 25
2.5.2. Lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (Return On Assets – ROAA) .................................. 25
2.6. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐA DẠNG HOÁ
THU NHẬP VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG .................................................... 26
2.6.1. Một số nghiên cứu ủng hộ quan điểm của việc đa dạng hoá thu nhập ................................. 26
2.6.2. Các nghiên cứu không ủng hộ quan điểm đa dạng hoá thu nhập ......................................... 28
2.6.3. Những nghiên cứu chưa đưa ra kết quả thống nhất ............................................................. 28
2.6.4. So sánh với các nghiên cứu trước .......................................................................................... 29
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................. 31
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ....................................................................................................... 31
3.2. MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ........................................................................... 31
3.2.1. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................................... 31
3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................................ 35
3.3. MẪU NGHIÊN CỨU .................................................................................................................... 36

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................. 36
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................... 38
4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN ................................................................................................. 38
4.2. MA TRẬN HỆ SỐ TƯƠNG QUAN CÁC CẶP BIẾN. ............................................................... 43
4.3. KIỂM ĐỊNH HIỆN TƯỢNG ĐA CỘNG TUYẾN CÁC BIẾN ĐỘC LẬP VIF ......................... 45
4.4. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI BIẾN PHỤ THUỘC ROAA,
ROEA................................................................................................................................................... 47


vi

4.4.1. Kết quả hồi quy đối với biến phụ thuộc ROAA. ................................................................... 47
4.4.2. KẾT QUẢ HỒI QUY ĐỐI VỚI BIẾN PHỤ THUỘC ROEA. ............................................. 50
4.5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. .................................................................................. 53
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ...................................................................... 56
5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 56
5.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ................................................................................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................... 59
PHỤ LỤC ............................................................................................................................................ 63
PHỤ LỤC A. DANH SÁCH 29 NHTM VIỆT NAM TRONG NGHIÊN CỨU ................................. 63
PHỤ LỤC B. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN TRONG NGHIÊN CỨU ........................................ 65
PHỤ LỤC C. MA TRẬN TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN TRONG NGHIÊN CỨU.................. 66
PHỤ LỤC D. MÔ HÌNH HỒI QUY VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH VỚI BIẾN PHỤ THUỘC
ROAA .................................................................................................................................................. 67
PHỤ LỤC E. MÔ HÌNH HỒI QUY VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH VỚI BIẾN PHỤ THUỘC
ROEA................................................................................................................................................... 79


vii


DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Biểu đồ tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng từ quí 4/2015 – quí 4/2016….............. 18
Hình 2.2. Biểu đồ tỷ trọng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn năm 2016 của NHTM Nhà nước
và NHTM cổ phần…………………………………………………………………………………. 20


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Các nhân tố tác động lên ROAA và ROEA .................................................................... 34
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu. ...................................................... 39
Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan ............................................................................................... 44
Bảng 4.3. Bảng kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến các biến độc lập VIF. .................................. 46
Bảng 4.4. Tác động của COM lên hiệu quả hoạt động của các NHTM với biến phụ thuộc
ROAA............................................................................................................................................... 48
Bảng 4.5. Tác động của COM lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam
với biến phụ thuộc ROEA ............................................................................................................... 51


ix

DANH MỤC VIẾT TẮT

BCTC

: Báo cáo tài chính.

CK

: Chứng khoán.


DN

: Doanh nghiệp.

DV

: Dịch vụ.

DVPTD

: Dịch vụ phi tín dụng.

KH

: Khách hàng.

KT

: Kinh tế.

LN

: Lợi nhuận.

LS

: Lãi suất.

NHNN


: Ngân hàng Nhà nước.

NHTM

: Ngân hàng thương mại.

NX

: Nợ xấu.

TD

: Tín dụng.

TK

: Tài khoản.

TN

: Thu nhập.


x

TMCP

: Thương mại cổ phần.


TTTD

: Tăng trưởng tín dụng.


1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. LÝ DO NGHIÊN CỨU
Năm 2016, một số ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước đạt lợi nhuận (LN)
hàng nghìn tỷ đồng. Nhìn vào báo cáo tài chính (BCTC) của các ngân hàng này thì lợi
nhuận có được chủ yếu là từ mảng tín dụng (TD). Minh chứng, các ngân hàng có thu
nhập lãi thuần chủ yếu từ hoạt động tín dụng đạt tỷ lệ trên 75% tổng thu nhập (Khuê
Nguyễn, 2017). Trong khi đó, thu nhập ngoài lãi chiếm tỷ lệ còn khá khiêm tốn. Cụ thể,
tỷ trọng thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ phi tín dụng ở các ngân hàng thương mại
trong nước còn khá thấp.
Tới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ kiểm soát chặt chẽ các lĩnh
vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, tín dụng trung và dài hạn. Do đó, trong thời gian
tới, muốn tăng trưởng tín dụng (TTTD) cao thì các ngân hàng thương mại (NHTM) sẽ
gặp không ít khó khăn và thách thức.
Ngoài ra, nợ xấu (NX) ở các ngân hàng thương mại (NHTM) diễn biến khá phức
tạp. Tính đến quí 2/2016, một số NHTM có tốc độ gia tăng tỷ lệ nợ xấu còn cao hơn tốc
độ gia tăng tỷ lệ dư nợ cho vay. Điển hình trong số đó có thể kể đến như ngân hàng
thương mại đầu tư và phát triển (BIDV), tỷ lệ gia tăng nợ xấu là 31% so với 10% của
dư nợ cho vay. Hay ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank),
tỷ lệ gia tăng nợ xấu gần gấp 2 lần so với dư nợ cho vay (Vietstock, 2016).
Mặt khác, sự cạnh tranh rất gay gắt giữa các ngân hàng trong nước với nhau, giữa
ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài. Bên cạnh đó, sự xuất hiện ngày càng
nhiều các công ty tài chính và các tổ chức tín dụng sẽ gây không ít khó khăn đến hoạt

động truyền thống của các NHTM.
Trong thời gian tới, để tăng trưởng một cách ổn định và bền vững thì các NHTM
trong nước nên nghiên cứu đến tăng trưởng thu nhập từ mảng dịch vụ phi tín dụng. Thủ


2

tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, giai
đoạn từ năm 2016 - 2020, mục tiêu là đến cuối năm 2020 tỷ trọng tiền mặt trên tổng
phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10% (Khuê Nguyễn, 2017). Vì vậy, đây sẽ là cơ
hội và là động lực để các ngân hàng thương mại Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng thu
nhập từ hoạt động dịch vụ nói chung, hay dịch vụ phi tín dụng nói riêng.
Trong giai đoạn từ năm 2011 - 2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt theo
Quyết định số 254/QĐ-TTg, ngày 01/03/2012 là: “Từng bước chuyển dịch mô hình kinh
doanh của các ngân hàng thương mại theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động
tín dụng và tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng”. Điều này đã cho thấy được
tầm quan trọng từ mảng dịch vụ phi tín dụng đối với sự tồn tại và phát triển bền vững
của hệ thống ngân hàng thương mại trong nước (Phan Thị Linh & Nguyễn Thị Phương
Lan, 2013).
Vào ngày 05/09/2016, phó Thống đốc ngân hàng Nguyễn Kim Anh phát biểu tại
hội nghị, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1726 phê duyệt “Đề án nâng cao
khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế”. Nội dung căn bản của Đề án 1726
đã khẳng định rất tổng thể về những thành quả đạt được của ngành Ngân hàng trong
phát triển và nâng cao khả năng cung ứng dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế: “Một là,
kênh cung ứng dịch vụ ngân hàng xét về kênh truyền thống hay hiện đại đã liên tục phát
triển; Hai là, sản phẩm dịch vụ ngân hàng phát triển một cách đa dạng, có sản phẩm đã
bắt kịp trình độ hiện đại của thế giới; Ba là, chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng
được cải thiện, hiện đại, tiện ích, giảm thủ tục và chi phí giao dịch; Bốn là, mức độ sử
dụng dịch vụ ngân hàng gia tăng mạnh.” Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những khó khăn mà
hệ thống NHTM cần cải thiện là tỷ lệ thu phí dịch vụ phi tín dụng (DVPTD) còn khá

khiêm tốn (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2016).
Hiện nay, mảng dịch vụ phi tín dụng (DVPTD) của các ngân hàng thương mại
trong nước dần nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía Chính phủ và được xem là
mảng có sức ảnh hưởng lớn tới sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng thương
mại Việt Nam.


3

Tại các ngân hàng phát triển trên thế giới, hoạt động truyền thống của họ đã giảm
đi rất nhiều trong gần một thập kỉ qua. Thay vào đó là sự gia tăng các hoạt động ngân
hàng phi truyền thống như môi giới, tư vấn doanh nghiệp, quản lý danh mục đầu tư,
chuyển tiền, bảo lãnh, quản lý tài sản và các hoạt động ngoại bảng khác (Allen &
Santomero, 2001; Edwards & Mishkin, 1995).
Trong những năm qua, một số tác giả đã nghiên cứu về tác động của đa dạng hoá
thu nhập đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở những nước có nền kinh tế phát
triển và đang phát triển trên thế giới. Kết quả một số nghiên cứu cho thấy, các NH đa
dạng hoá thu nhập làm giảm rủi ro trong quá trình hoạt động của mình (Lee & cộng sự,
2014).
Bên cạnh đó, còn có khá nhiều những công trình nghiên cứu chưa đưa ra được kết
quả cụ thể về tác động của đa dạng hoá thu nhập đến kết quả hoạt động của ngân hàng
như các nghiên cứu của Lepetit & cộng sự, 2008; DeYoung & Rice, 2004; Sanya &
Wolfe, 2011.
Chính vì những lý do trên mà đề tài: “ Phân tích tác động của thu nhập từ hoạt
động dịch vụ phi tín dụng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt
Nam” được chọn làm đề tài nghiên cứu.
1.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Đa dạng hoá thu nhập là vấn đề dần nhận được sự quan tâm của đại đa số các ngân
hàng thương mại Việt Nam. Trong đó, mảng thu nhập từ các hoạt động dịch vụ phi tín
dụng được Ngân hàng Nhà nước định hướng cho các NHTM phát triển trong thời gian

tới. Tuy nhiên, liệu thu nhập từ mảng này có mang lại hiệu quả hoạt động cho các ngân
hàng thương mại. Để có bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ tương quan giữa thu
nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương
mại Việt Nam, tác giả đưa ra hai câu hỏi nghiên cứu để làm rõ mối quan hệ này như sau:
● Có hay không sự tác động của thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng đến
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam?


4

● Nếu tồn tại sự tác động trên thì tác động của nó đến hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng thương mại Việt Nam là như thế nào?
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nhằm làm rõ hơn những vấn đề được đặt ra trong luận văn, nghiên cứu sẽ tập
trung giải quyết ba mục tiêu chính sau đây:
● Tìm ra mối quan hệ giữa thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng và hiệu quả
hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
● Cung cấp cơ sở lý luận trong việc có nên gia tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động
dịch vụ phi tín dụng hay không.
● Định hướng sự tác động của thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng đến
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tác động của thu nhập từ hoạt động dịch vụ
phi tín dụng tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, trên phạm
vi của 29 ngân hàng thương mại Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 2006 - 2016.
1.5. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1. Dữ liệu nghiên cứu
● Nghiên cứu chọn mẫu 29 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ
năm 2006 đến năm 2016. Nghiên cứu loại trừ các loại hình ngân hàng 100% vốn đầu tư
nước ngoài, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và các ngân hàng liên

doanh tại Việt Nam. Ngoài ra, nó cũng không bao gồm các ngân hàng thương mại Việt
Nam có hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trong giai đoạn nghiên cứu để loại trừ
ảnh hưởng của hoạt động này đến kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng
không cân bằng.


5

● Thông tin dữ liệu được lấy từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên đã kiểm
toán độc lập được công bố trên website của các ngân hàng thương mại. GDP bình quân
đầu người và tỷ lệ lạm phát INF của nền kinh tế được thu thập từ báo cáo phát triển tài
chính toàn cầu của World Bank.
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp ước lượng thông dụng trong hồi quy
dữ liệu bảng. Đầu tiên tác giả tiến hành kiểm định bằng mô hình Hausman test để đưa
ra quyết định nên lựa chọn phương pháp ước lượng cố định (Fixed Effect Model) hay
ước lượng ngẫu nhiên (Random Effect Model). Ngoài ra để tăng độ tin cậy trong nghiên
cứu, tác giả còn sử dụng ước lượng GMM trong mô hình nghiên cứu. Sau khi tác giả lựa
chọn phương pháp ước lượng phù hợp cho nghiên cứu thì sẽ dùng kỹ thuật phân tích hồi
quy dữ liệu bảng để kiểm tra giả thuyết nghiên cứu đặt ra trước đó và đưa ra kết luận.
1.6. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa thu nhập từ hoạt
động dịch vụ phi tín dụng và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt
Nam trong giới hạn nghiên cứu của bài luận.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn đưa ra cái nhìn cụ thể hơn về mức độ tác động
của thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng tới khả năng sinh lời của các ngân hàng
thương mại Việt Nam, trong phạm vi 29 ngân hàng thương mại, giai đoạn từ năm 2006
- 2016. Hơn nữa, nghiên cứu còn giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về mối tương
quan giữa các nhân tố có liên quan khác và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương
mại Việt Nam.

Thông qua nghiên cứu, các ngân hàng thương mại sẽ thấy được vai trò quan trọng
của thu nhập từ DVPTD đến hoạt động của mình ra sao. Theo đó, các NHTM sẽ có được
cơ sở để đưa ra những chính sách phù hợp nhằm triển khai chiến lược phát triển bền
vững và hạn chế được những rủi ro trong hoạt động của mình. Với việc hội nhập ngày
càng sâu rộng của nền kinh tế trong nước thì việc phát triển dịch vụ phi tín dụng là điều


6

cần thiết và tất yếu, nó không chỉ giúp các ngân hàng thương mại trong nước đa dạng
hoá sản phẩm - dịch vụ mà còn giúp SP - DV của mình theo kịp với sự phát triển của
các ngân hàng ở các nước có nền kinh tế phát triển. Do đó, đánh giá tác động của thu
nhập từ hoạt động DVPTD đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt
Nam vào thời điểm này là điều cần thiết.
Hiện nay, đa số những nghiên cứu về dịch vụ phi tín dụng ở các ngân hàng thương
mại trong nước là những nghiên cứu định tính, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào
các biện pháp phát triển hay biện pháp cải thiện dịch vụ phi tín dụng, nó mang tính chất
định tính là chủ yếu. Còn với luận văn này là một nghiên cứu thiên về định lượng, nghiên
cứu đánh giá cụ thể mức độ tác động của thu nhập từ hoạt động DVPTD tới hiệu quả
hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
1.7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn cơ bản có cấu trúc bao gồm 5 chương, được trình bày theo một trình tự
như sau:
● Chương 1: Trình bày một cách khái quát cho người đọc có cái nhìn tổng quan
về nghiên cứu, bao gồm các nội dung chính: lý do nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu; mục
tiêu nghiên cứu; đối tượng nghiên cứu; phạm vi nghiên cứu; dữ liệu nghiên cứu; phương
pháp và ý nghĩa của nghiên cứu.
● Chương 2: Trình bày tổng quan về cơ sở lý thuyết, bao gồm những nội dung:
khái niệm, thu nhập và đa dạng hoá thu nhập ngân hàng; khái quát dịch vụ phi tín dụng
của các ngân hàng thương mại Việt Nam; rủi ro trong hoạt động truyền thống của các

NHTM; cơ sở hình thành và phát triển dịch vụ phi tín dụng của các NHTM Việt Nam;
lý thuyết hiệu quả hoạt động; các chỉ số dùng để đo lường hiệu quả hoạt động ở các
NHTM; các công trình nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa đa dạng hoá thu nhập và
hiệu quả hoạt động của ngân hàng; so sánh với các nghiên cứu trước.
● Chương 3: Trình bày các bước trong nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, giả thuyết
nghiên cứu, mẫu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.


7

● Chương 4: Phân tích dữ liệu, trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả
nghiên cứu.
● Chương 5: Đưa ra kết luận và đề xuất giải pháp.


8

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. KHÁI NIỆM, THU NHẬP VÀ ĐA DẠNG HOÁ THU NHẬP NGÂN HÀNG
2.1.1. Khái niệm
Theo Rose (2001) thì ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp các dịch
vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán, đồng thời
thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong
nền kinh tế.
Ngân hàng thương mại là một đơn vị kinh doanh tiền tệ với hoạt động chủ yếu là
nhận tiền gửi và cho vay, ngoài ra còn thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng khác theo quy
định. Hoạt động của ngân hàng thương mại được thực hiện đầy đủ chức năng của một
ngân hàng được quy định cụ thể theo pháp luật hiện hành và được quy định cụ thể trong
giấy phép hoạt động kinh doanh (Phan Thị Thu Hà, 2005).

2.1.2. Thu nhập ngân hàng
Theo Rose và Hudgins (2006), thu nhập ngân hàng là các khoản thu từ các hoạt
động sử dụng vốn và các hoạt động khác. Thu nhập ngân hàng có được chủ yếu từ các
hoạt động sau:
-

Thu từ hoạt động cho vay: thu nhập từ lãi cho vay khách hàng.

-

Thu từ cung cấp các dịch vụ: thu từ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, dịch vụ thẻ, dịch
vụ bảo lãnh, dịch vụ tư vấn, dịch vụ môi giới, dịch vụ uỷ thác,..

-

Thu nhập từ hoạt động đầu tư: thu nhập từ hoạt động kinh doanh, mua bán chứng
khoán kinh doanh, mua bán chứng khoán đầu tư, từ hoạt động khác (nghiệp vụ mua,
bán nợ; công cụ phái sinh; hoạt động kinh doanh khác), và các khoản thu từ hoạt
động góp vốn, mua cổ phần.

-

Thu nhập từ các hoạt động khác.


9

2.1.3. Đa dạng hoá thu nhập ngân hàng
Đa dạng hoá thu nhập là sự thay đổi giữa thu nhập ngoài lãi và thu nhập từ lãi.
Nếu thu nhập chỉ duy nhất từ lãi thì đó gọi là thu nhập tập trung, nhưng nếu nguồn thu

có được không chỉ duy nhất từ lãi mà còn có nguồn thu ngoài lãi thì được gọi là đa dạng
hoá. Hoạt động đa dạng hoá của các ngân hàng chủ yếu là từ hoạt động đầu tư và các
hoạt động dịch vụ thu phí. Như vậy, đa dạng hoá giúp các ngân hàng giảm bớt tỷ trọng
thu từ hoạt động truyền thống và dần chuyển sang các hoạt động ngoài lãi, tạo nên nguồn
thu đa dạng cho ngân hàng (Rose và Hudgins, 2006).
2.2. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.2.1. Khái niệm dịch vụ, dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt
Nam
2.2.1.1. Khái niệm dịch vụ
Dịch vụ là bất kỳ hoạt động nào mà chủ thể này cung cấp cho chủ thể kia. Trong
đó, đối tượng cung cấp nhất thiết phải mang tính vô hình và không dẫn đến quyền sở
hữu một vật nào cả, còn việc sản xuất dịch vụ có thể hoặc không có thể gắn liền với một
sản phẩm vật chất nào (Philip Kotler, 2000).
Trịnh Quốc Trung (2009) cho rằng “Dịch vụ tài chính - ngân hàng được được
hiểu là một dạng hoạt động, một quá trình, một kinh nghiệm được cung ứng bởi ngân
hàng nhằm đáp ứng một nhu cầu, một mong muốn của khách hàng mục tiêu. Hay nói
cách khác, dịch vụ tài chính - ngân hàng là các nghiệp vụ ngân hàng về vốn, tiền tệ,
thanh toán,…mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu kinh
doanh, sinh lời, sinh hoạt cuộc sống, tiết kiệm hoặc tích trữ,…và ngân hàng thu chênh
lệch lãi suất, tỷ giá hay thu phí thông qua các loại hình dịch vụ ấy”.
2.2.1.2. Khái niệm dịch vụ phi tín dụng


10

Theo từ điển thuật ngữ ngân hàng của Nhà xuất bản giáo dục Barron, xuất bản lần
thứ 5 của Thomas P. Fitch định nghĩa về dịch vụ phi tín dụng: Dịch vụ phi tín dụng (non
credit banking services) là các dịch vụ ngân hàng dựa trên lệ phí không liên quan đến
việc mở rộng tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho các ngân hàng đại lý hoặc khách

hàng doanh nghiệp. Thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng có thể là một nguồn thu đáng kể
cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính.
Theo Tài liệu dự án “Khảo sát và đánh giá dịch vụ phi tín dụng ngân hàng Việt
Nam” của tổ chức Deloitte Touche Tohmatsu, dịch vụ phi tín dụng là bất cứ dịch vụ
hoặc sản phẩm nào cung cấp bởi ngân hàng mà không phải là những dịch vụ tín dụng.
Dịch vụ phi tín dụng là dịch vụ được ngân hàng cung cấp tới khách hàng đáp ứng nhu
cầu về tài chính, tiền tệ của khách hàng nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp đem lại cho ngân
hàng một khoản thu nhập nhất định, không bao gồm dịch vụ tín dụng.
2.2.2. Các hình thức dịch vụ phi tín dụng phổ biến được các ngân hàng thương mại
Việt Nam cung cấp trên thị trường
Ngày nay, kinh tế (KT) phát triển theo kèm với đó là nhu cầu của khách hàng
(KH) về sử dụng các dịch vụ phi tín dụng (DVPTD) ngân hàng ngày càng nhiều và đòi
hỏi ngày càng cao những tiện ích mà nó mang lại cho người sử dụng. Nắm bắt được nhu
cầu này, các ngân hàng thương mại trong nước đã và đang đang phát triển các dịch vụ
phi tín dụng hướng đến các đối tượng khách hàng khác nhau ở những khu vực có đặc
điểm, điều kiện khác nhau. Hiện nay, những dịch vụ phi tín dụng được các ngân hàng
thương mại Việt Nam cung cấp trên thị trường tập trung chủ yếu dưới các hình thức như
sau:
● Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:
Theo Nguyễn Minh Kiều (2013), để thực hiện các dịch vụ thanh toán giữa các
doanh nghiệp (DN) thông qua ngân hàng, ngân hàng mở tài khoản (TK) cho khách hàng
trong và ngoài nước. Thực hiện thanh toán giữa các ngân hàng với nhau thông qua Ngân
hàng Nhà nước (NHNN), ngân hàng thương mại (NHTM) phải mở tài khoản tại Ngân


11

hàng Nhà nước nơi ngân hàng thương mại đặt trụ sở chính và duy trì số dư tiền gửi dự
trữ bắt buộc theo quy định. Ngoài ra, chi nhánh của NHTM được mở tài khoản tiền gửi
tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của chi nhánh. Hoạt

động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của ngân hàng thương mại bao gồm các hoạt động
sau:
-

Cung cấp các phương tiện thanh toán.

-

Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.

-

Thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ.

-

Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

-

Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

-

Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.

-

Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng
trong nước.


-

Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép.
● Dịch vụ thẻ:
Thẻ là sản phẩm của ngân hàng hiện đại dành cho khách hàng cá nhân, bên cạnh

những sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng truyền thống. Nó là phương tiện thanh toán
không dùng tiền mặt, ra đời từ phương thức mua bán hàng hóa bán lẻ và phát triển gắn
liền với việc ứng dụng công nghệ tin học trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Chúng là
công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán
tiền mua hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư tiền của mình hoặc
hạn mức tín dụng được cho phép bởi ngân hàng phát hành.
● Dịch vụ ngân hàng điện tử:
Nguyễn Minh Kiều (2014) nói rằng, dịch vụ ngân hàng điện tử được xem như khả
năng của một khách hàng có thể truy nhập từ xa vào một ngân hàng nhằm: thu thập các


12

thông tin; thực hiện các giao dịch thanh toán, tài chính dựa trên các tài khoản lưu ký tại
ngân hàng đó; và đăng ký sử dụng dịch vụ mới. Nói cách khác, dịch vụ ngân hàng điện
tử là một hệ thống phần mềm vi tính cho phép khách hàng tìm hiểu hay mua dịch vụ
ngân hàng thông qua việc kết nối mạng máy vi tính của mình với ngân hàng.
Hiện nay các nước trên thế giới, dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển rất mạnh và
đa dạng về sản phẩm. Nhìn chung, các dịch vụ ngân hàng điện tử trong nước được cung
cấp phổ biến dưới các hình thức sau:
-

Call centre: do quản lý dữ liệu tập trung nên khách hàng (KH) có tài khoản (TK) tại

bất kỳ chi nhánh nào vẫn có thể gọi về một số điện thoại cố định của trung tâm này
để được cung cấp mọi thông tin chung và thông tin cá nhân.

-

Phone banking: là loại sản phẩm cung cấp thông tin ngân hàng qua điện thoại hoàn
toàn tự động. Do tự động nên các loại thông tin được ấn định trước, bao gồm thông
tin về tỷ giá hối đoái, lãi suất (LS), giá chứng khoán (CK), thông tin cá nhân cho
khách hàng như số dư tài khoản (TK), liệt kê năm giao dịch cuối cùng trên tài khoản,
các thông báo mới nhất. Hệ thống cũng tự động gửi fax khi khách hàng yêu cầu cho
các loại thông tin nói trên.

-

Mobile banking: là hình thức thanh toán trực tuyến qua mạng điện thoại di động.
Phương thức này ra đời nhằm giải quyết nhu cầu thanh toán các giao dịch có giá trị
nhỏ (Micro payment) hoặc những dịch vụ tự động không có người phục vụ.

-

Home banking: với ngân hàng tại nhà (home banking), khách hàng giao dịch với
ngân hàng qua mạng nhưng là mạng nội bộ (Intranet) do ngân hàng xây dựng riêng.
Các giao dịch được tiến hành tại nhà thông qua hệ thống máy tính nối với hệ thống
máy tính ngân hàng. Thông qua dịch vụ Home banking, khách hàng có thể thực hiện
các giao dịch về chuyển tiền, liệt kê giao dịch, tỷ giá, lãi suất, báo nợ, báo có…

-

Internet banking: dịch vụ này giúp khách hàng (KH) chuyển tiền trên mạng thông
qua các tài khoản cũng như kiểm soát hoạt động của các tài khoản này.

● Dịch vụ bảo lãnh:


13

Theo Nguyễn Minh Kiều (2013), bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của
tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện
nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Ngày nay, nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng phát triển và đa dạng hơn. Ngân hàng
thường bảo lãnh cho khách hàng (KH) mua chịu hàng hoá và thiết bị, phát hành chứng
khoán,…(Phan Thị Thu Hà, 2009).
● Dịch vụ ủy thác:
Ngân hàng thương mại thực hiện các dịch vụ ủy thác như ủy thác cho vay, ủy thác
đầu tư, ủy thác cấp phát, ủy thác giải ngân và thu hộ…Các hoạt động này tạo nên nguồn
ủy thác tại ngân hàng. Cùng với sự phát triển mối quan hệ đa phương, rất nhiều các tổ
chức kinh tế xã hội cùng mục tiêu phát triển như của ngân hàng, các nguồn tài chính đã
sử dụng mạng lưới ngân hàng như các kênh dẫn vốn tới các mục tiêu. Kết quả là hình
thành nguồn ủy thác, làm gia tăng nguồn vốn của ngân hàng (Phan Thị Cúc, 2008).
Theo định nghĩa trong cuốn “Ngân hàng thương mại” của Eward W.Reed và
Eward K.Gill, mối quan hệ ủy thác nảy sinh từ một thoả thuận giữa người ủy thác và
người nhận ủy thác. Thoả thuận này được ghi nhận trong hợp đồng ủy thác và được pháp
luật bảo vệ. Ủy thác là việc chuyển nhượng tài sản từ người ủy thác sang cho người nhận
ủy thác để người này quản lý và điều hành tài sản với lợi ích của người ủy thác, của một
hay nhiều người thụ hưởng. Như vậy, hoạt động ủy thác là một hoạt động thể hiện rõ
tính trung gian của các tổ chức cung cấp dịch vụ ủy thác, trong đó có ngân hàng thương
mại.
● Dịch vụ tư vấn tài chính:
Ngân hàng thương mại được cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính cho khách
hàng theo hình thức trực tiếp hoặc thành lập công ty tư vấn do ngân hàng sở hữu (Nguyễn

Minh Kiều, 2013).


14

● Dịch vụ bảo quản tài sản hộ:
Là dịch vụ ngân hàng giữ vàng, các giấy tờ có giá và các tài sản khác cho khách
hàng trong két (còn gọi là dịch vụ cho thuê két) với nguyên tắc an toàn, bí mật và thuận
tiện (Phan Thị Thu Hà, 2009).
● Ngân hàng giám sát:
Ngân hàng giám sát là ngân hàng thương mại có giấy chứng nhận hoạt động lưu
ký chứng khoán có chức năng thực hiện các dịch vụ lưu ký và giám sát việc quản lý quỹ
đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán.
● Ngoài ra, còn có các dịch vụ phi tín dụng khác: giao dịch các công cụ phái sinh;
dịch vụ môi giới;…
2.2.3. Đặc trưng dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại VN
Bên cạnh những đặc điểm chung của các dịch vụ truyền thống mà các ngân hàng
thương mại cung cấp đến khách hàng trên thị trường. Hiện nay, các hoạt động dịch vụ
phi tín dụng được các NHTM cung cấp có những đặc trưng khá ưu việt cho khách hàng
sử dụng và tạo nên lợi thế cạnh tranh cho chính ngân hàng cung cấp các dịch vụ này,
một vài đặc trưng được kể đến như sau:
Ngoài phải đầu tư nguồn vốn ban đầu vào cơ sở hạ tầng công nghệ và nguồn nhân
lực có chất lượng cao. Khi phát triển sản phẩm và thực hiện các giao dịch về dịch vụ phi
tín dụng, các ngân hàng thương mại không phải sử dụng đến nguồn vốn hoặc có phải sử
dụng thì cũng không quá nhiều để thực hiện. Và đây là một trong những đặc điểm mang
tính lợi thế mà ngân hàng có thể khai thác để phát triển các loại hình dịch vụ phi tín dụng
tạo nên sự đa dạng trong hoạt động và trong thu nhập của mình.
Dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại được xếp vào những lĩnh vực
kinh doanh tương đối an toàn, rủi ro thấp. Vì thế mở rộng dịch vụ phi tín dụng sẽ giúp
cho ngân hàng thương mại hạn chế được những rủi ro trong hoạt động truyền thống như

rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất.


15

Các dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng có tính hỗ trợ cao và liên kết chặt chẽ với
nhau, sự tồn tại và phát triển của dịch vụ này gắn liền với sụ tồn tài và phát triển của
dịch vụ kia. Do đó, dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng đòi hỏi sự phát triển một cách
đồng bộ và liên tục.
Có nhiều loại hình dịch vụ phi tín dụng ra đời và phát triển với sự kết hợp chặt
chẽ của công nghệ thông tin. Khi khách hàng sử dụng các dịch vụ này sẽ không cần đến
ngân hàng mà có thể ngồi tại nhà để thao tác thực hiện các giao dịch thông qua các kênh
giao dịch của ngân hàng thương mại cung cấp như: E- Banking, Home Banking,…Phát
triển dịch vụ phi tín dụng đồng nghĩa với việc giúp khách hàng sử dụng tiết kiệm được
rất nhiều thời gian nhờ vào tính tiện ích của nó.
2.2.4. Vai trò của dịch vụ phi tín dụng trong các ngân hàng thương mại Việt Nam
Theo Phan Thị Linh và Nguyễn Thị Phương Lan (2013), DVPTD có vai trò quan
trọng trong quá trình hoạt động tại các ngân hàng thương mại. Nó góp phần tạo nên
nguồn thu nhập đa dạng và gắn liền với sự tồn tại, phát triển bền vững của các ngân hàng
thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Một số vai
trò quan trọng của DVPTD mang lại cho NHTM như sau:
-

Nó góp phần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tạo nền nguồn thu nhập
đa dạng hơn, từ đó làm cơ sở thu hút và mở rộng đến nhiều đối tượng khách hàng
trên thị trường hơn.

-

Đáp ứng tối ưu nhu cầu của nền kinh tế, góp phần củng cố sự bền vững tạo nên sự

lớn mạnh và nâng cao uy tín cũng như vị thế của NHTM trong nền kinh tế.

-

Ngoài ra, nó còn giúp phân tán rủi ro cho ngân hàng, mang lại nguồn thu ổn định cho
ngân hàng.

-

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng với các
nước có hệ thống ngân hàng phát triển trong khu vực.


×