Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CÁC CÔNG TRÌNH, HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG NHẰM ỨNG PHÓ, GIẢM THIỂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 32 trang )

UBND TỈNH TRÀ VINH

BỘ TƯ LỆNH QUÂN KHU 9

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BCH QUÂN SỰ TỈNH TRÀ VINH

HỒ SƠ THUYẾT MINH ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN CÁC CÔNG TRÌNH, HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH TRÀ VINH VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG NHẰM
ỨNG PHÓ, GIẢM THIỂU

Cơ quan chủ trì đề tài: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Trà Vinh
Chủ nhiệm đề tài: Đại tá Lâm Bỉnh Vinh
Cơ quan quản lý đề tài: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh

Trà Vinh, 10/2016
Biểu B1-2a-TMĐTCN

0


THUYẾT MINH
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH1
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1

Tên đề tài



1a Mã số (được cấp khi Hồ sơ trúng
tuyển)

Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến
các công trình, hoạt động quân sự trên địa bàn tỉnh Trà
Vinh và xây dựng kế hoạch hành động nhằm ứng phó,
giảm thiểu
2 Thời gian thực hiện: 18 tháng
3 Cấp quản lý
(Từ tháng 11/2016 đến tháng 04/2018)
Quốc gia
Bộ
Tỉnh
4

Cơ sở

Tổng kinh phí thực hiện: 549,308 triệu đồng, trong đó:
Nguồn

Kinh phí (triệu đồng)

- Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học

549,308

- Từ nguồn tự có của tổ chức
- Từ nguồn khác
5


Phương thức khoán chi:
X

Khoán đến sản phẩm cuối cùng

Khoán từng phần, trong đó:
- Kinh phí khoán: ………………….....triệu đồng
- Kinh phí không khoán: ………….….triệu đồng

6

Thuộc Chương trình (Ghi rõ tên chương trình, nếu có), Mã số:
Thuộc dự án KH&CN
Độc lập
Khác

7

8

Lĩnh vực khoa học
Tự nhiên;

Nông, lâm, ngư nghiệp;

Kỹ thuật và công nghệ;

Y dược.


Chủ nhiệm đề tài

Bản Thuyết minh đề tài này dùng cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc 4 lĩnh vực
khoa học nêu tại mục 7 của Thuyết minh. Thuyết minh được trình bày và in trên khổ A4, sử dụng chữ Times New
Roman, cỡ chữ 14
1

1


Họ và tên: Lâm Bỉnh Vinh.
Ngày, tháng, năm sinh: 1960

Giới tính: Nam

X

/ Nữ:

Học hàm, học vị/ Trình độ chuyên môn: cử nhân luật/ cao cấp chỉ huy tham mưu.
Chức danh khoa học: ...................................................Chức vụ: Chỉ huy trưởng
Điện thoại: …………………………………………………………………………………..
Tổ chức: 0743.862.223

Nhà riêng: .............................. Mobile: 0919253579.

Fax: .................................................. E-mail: ........................................................................
Tên tổ chức đang công tác: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Trà Vinh.
Địa chỉ tổ chức: Đường Võ Nguyên Giáp, khóm 10, phường 7, Tp. Trà Vinh , tỉnh Trà Vinh
Địa chỉ nhà riêng: Số 50/4 Đường Nguyễn Thị Minh Khai, khóm 2, phường 1, Tp. Trà Vinh, tỉnh

Trà Vinh
9

Thư ký đề tài
Họ và tên: Huỳnh Anh Kiệt
Ngày, tháng, năm sinh: 07/08/1982

Nam/ Nữ: Nam

Học hàm, học vị/ Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Quản lý môi trường
Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên

Chức vụ: Xưởng trưởng.

Điện thoại: ………………………………………………………………………………….
Tổ chức: 08.38446265

Nhà riêng: ......................... Mobile: 0918788163

Fax: 08.38423670

E-mail:

Tên tổ chức đang công tác: Viện Nhiệt đới môi trường
Địa chỉ tổ chức: 57A Trương Quốc Dung, phường 10, quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh.
Địa chỉ nhà riêng: 51/3 Phùng Chí Kiên, P. Tân Quý, Q. Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh.
10 Tổ chức chủ trì đề tài
Tên tổ chức chủ trì đề tài: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Trà Vinh
Điện thoại: 0743.862.223


Fax: ............................................................................

Địa chỉ: Đường Võ Nguyên Giáp, khóm 10, phường 7, Tp. Trà Vinh , tỉnh Trà Vinh
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Đại tá, Võ Duy Thanh – Chính ủy.
Mã TKKT: 3711.1.9043653.00000

Mã ĐVQHNS: 9043653

Kho bạc nhà nước tỉnh Trà Vinh
11

Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài (nếu có)
1.

Tổ chức 1 : Viện Nhiệt đới môi trường

Tên cơ quan chủ quản: Viện Khoa học Công nghệ Quân sự
Điện thoại: 08.38446265

Fax: 08.38423670

Địa chỉ: 57A Trương Quốc Dung, phường 10, quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: TS. Nguyễn Thế Tiến.
Số tài khoản: . 1011100044008
2


Ngân hàng: Ngân hàng TMCP Quân đội, chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh
2.


Tổ chức 2 : Phòng Khoa học Quân sự Quân khu 9

Tên cơ quan chủ quản :

Bộ Tư lệnh Quân khu 9

Điện thoại: . 0710.8246132

Fax: .........................................................................

Địa chỉ: Đường CMT8, phường An Thới, Quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Trung tướng Nguyễn Hoàng Thủy
Số tài khoản: ..........................................................................................................................
Ngân hàng: ............................................................................................................................
12

Các cán bộ thực hiện đề tài
(Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì thực hiện những nội dung chính thuộc tổ chức
chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài, không quá 10 người kể cả chủ nhiệm đề tài. Những
thành viên tham gia khác lập danh sách theo mẫu này và gửi kèm theo hồ sơ khi đăng ký)

TT
1

Họ và tên,

Tổ chức

Nội dung,


học hàm học vị

công tác

công việc chính tham gia

Cử nhân Lâm Bỉnh
Vinh

BCHQS

Chủ nhiệm đề tài;

Thời gian làm việc
cho đề tài
2

(Số tháng quy đổi )
04

Lập đề cương và bảo vệ;
Xây dựng dự thảo kế hoạch
hành động ứng phó, giảm thiểu
các tác động của BĐKH và
NBD đến các công trình, hoạt
động quân sự trên địa bàn tỉnh
Trà Vinh;

2


ThS. Huỳnh Anh
Kiệt

Viện NĐMT

Bảo vệ Báo cáo nghiệm thu
Thư ký đề tài;
Tham gia lập đề cương;

7,5

Phối hợp khảo sát, đánh giá
hiện trạng các công trình và
hoạt động quân sự trên địa bàn
tỉnh Trà Vinh;
Đánh giá ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu và nước biển dâng
đến các công trình và hoạt
động quân sự trên địa bàn tỉnh
Trà Vinh;
3

2

Cử nhân Nguyễn
Thế Bình

BCHQS

Tham gia lập báo cáo tổng hợp

Tổ chức triển khai đề tài;
Thu thập thông tin, số liệu về
khí tượng thủy văn của tỉnh Trà

Một (01) tháng quy đổi là tháng làm việc gồm 22 ngày, mỗi ngày làm việc gồm 8 tiếng

3

3,5


Vinh và khu vực lân cận;
Khảo sát, đánh giá hiện trạng
các công trình và hoạt động
quân sự trên địa bàn tỉnh Trà
Vinh.
4

Cử nhân Nguyễn
Bình Minh

BCHQS

Thu thập thông tin, số liệu về
điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Trà Vinh;

03

Đánh giá ảnh hưởng của
BĐKH và NBD đến các công

trình và hoạt động quân sự trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh
5

ThS. Bùi Hồng Hà

Viện NĐMT

Phối hợp khảo sát, đánh giá
hiện trạng các công trình và
hoạt động quân sự trên địa bàn
tỉnh Trà Vinh;

3,5

Phối hợp xây dựng dự thảo kế
hoạch hành động ứng phó,
giảm thiểu các tác động của
BĐKH và NBD đến các công
trình, hoạt động quân sự trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh.
6

ThS. Lê Văn Tâm

Viện NĐMT

Đề xuất các giải pháp nhằm
ứng phó, giảm thiểu các tác
động của BĐKH và NBD đến

các công trình, hoạt động quân
sự trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

03

Tham gia lập báo cáo tổng hợp
7

ThS. Nguyễn
Thành Luân

Viện NĐMT

Phối hợp đánh giá ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu và nước
biển dâng đến các công trình và
hoạt động quân sự trên địa bàn
tỉnh Trà Vinh.

03

8

ThS. Nguyễn Thị
Xuân Hồng

Viện NĐMT

Phối hợp đề xuất các giải pháp
ứng phó, giảm thiểu các tác

động của BĐKH và NBD đến
các công trình, hoạt động quân
sự trên địa bàn tỉnh Trà Vinh;

03

9

Cử nhân Nguyễn
Thành Lương

PKHQSQK9

Thu thập thông tin, số liệu về
thiên tai, sự cố do BĐKH trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh;

03

Phối hợp khảo sát, đánh giá
hiện trạng các công trình và
hoạt động quân sự trên địa bàn
tỉnh Trà Vinh
10

TS. Trần Thành

PKHQSQK9

Phối hợp xây dựng dự thảo kế

4

03


hoạch hành động ứng phó,
giảm thiểu các tác động của
BĐKH và NBD đến các công
trình, hoạt động quân sự trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh
11

Cử nhân Trần Tuấn
Hoàng

Phân viện
Khoa học
KTTV và
Môi trường
phía Nam

Hoàn chỉnh kịch bản BĐKH,
NBD cho tỉnh Trà Vinh theo
kịch bản BĐKH, NBD của
quốc gia công bố năm 2016

07

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

13

Mục tiêu của đề tài (Bám sát và cụ thể hoá định hướng mục tiêu theo đặt hàng)
-

-

-

14

Mục tiêu tổng quát
Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến các công trình và hoạt động
quân sự trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Xây dựng kế hoạch hành động nhằm ứng phó giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và
nước biển dâng đến hoạt động quân sự trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Mục tiêu cụ thể
Hoàn chỉnh kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho tỉnh Trà Vinh tập trung vào các
công trình và hoạt động quân sự theo kịch bản quốc gia năm 2016.
Đánh giá được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến các công trình và hoạt
động quân sự trên địa bàn tỉnh Trà Vinh theo 5 loại đối tượng [5]: khu vực phòng thủ then
chốt, hệ thống kho tàng bến bãi quân sự, hoạt động đóng quân, các cơ sở sản xuất – kinh tế
quốc phòng và các hoạt động quân sự thường nhật.
Đề xuất được kế hoạch hành động phù hợp nhằm ứng phó giảm thiểu tác động của biến đổi
khí hậu và nước biển dâng đến hoạt động quân sự trên địa bàn tỉnh Trà Vinh theo 2 nhóm giải
pháp: giải pháp quy hoạch và giải pháp kỹ thuật.
Giới hạn đề tài
Các kịch bản xây dựng mới phục vụ cho việc đánh giá tập trung vào kịch bản ngập lụt, kịch
bản xâm nhập mặn đến năm 2030 và 2040 ứng với 3 kịch bản: RCP4.5, RCP6.0 và RCP8.5.
Kịch bản phân bố nhiệt, phân bố lượng mưa được xây dựng dưa trên kịch bản quốc gia 2016

(thay đổi giữa thời kỳ nền so với thời kỳ 2016 - 2035).
Tình trạng đề tài
Mới

Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả
Kế tiếp nghiên cứu của người khác

15

Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu
của đề tài

5


15.1 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Ngoài nước (Phân tích đánh giá được những công trình nghiên cứu có liên quan và những kết quả
nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài; nêu được những bước tiến về trình độ
KH&CN của những kết quả nghiên cứu đó)
Theo Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC, 2007) toàn cầu trong 100 năm
qua với xu thế và diễn biến như sau [8]:
-

Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 0,74 oC trong thời kỳ 1906 – 2005 và xu thế gia tăng cao
hơn trong 50 năm gần đây, trung bình tăng 0,13 oC/10 năm. Nhiệt độ trung bình ở Bắc cực
tăng với tỷ lệ 1,5oC/năm, gấp đôi tỷ lệ tăng trung bình toàn cầu.

-

Lượng mưa có chiều hướng tăng lên trong thời kỳ 1900 - 2005 ở phía Bắc vĩ độ 30ºN, tuy

nhiên lại có xu hướng giảm đáng kể từ năm 1970 ở vùng nhiệt đới. Lượng mưa biến động
mạnh mẽ và có dấu hiệu tăng lên vào mùa mưa nhiều, giảm vào mùa ít mưa dẫn đến tình
trạng hạn hán thường xuyên, chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

-

Hoạt động các cơn bão mạnh gia tăng từ những năm 1970 và ngày càng có xu hướng xuất
hiện nhiều hơn các cơn bão có quỹ đạo bất thường. Sự biến đổi trong chế độ hoàn lưu quy
mô lớn trên cả lục địa và đại dương, biểu hiện rõ rệt nhất là sự gia tăng về số lượng và cường
độ của hiện tượng El Nino và biến động mạnh mẽ của hệ thống gió mùa.

-

Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng với tỷ lệ trung bình 1.8mm/năm trong thời kỳ
1961 – 2003 và tăng với tỷ lệ 3.1mm/năm trong thời kỳ 1993 – 2003. Nguyên nhân chủ yếu
do sự tan băng ở Greenland, Bắc cực và Nam cực làm cho mực nước biển tăng nhanh hơn
trong giai đoạn này. Số liệu vệ tinh cho thấy, diện tích băng biển trung bình ở Bắc cực đã thu
hẹp 2.7%/thập kỷ, riêng mùa hè giảm 7.4%/thập kỷ. Diện tích cực đại của lớp phủ băng theo
mùa ở Bắc bán cầu đã giảm 7% kể từ năm 1990, riêng trong mùa xuân giảm tới 15%.

Báo cáo của IPCC cũng chú trọng vào việc xây dựng các chiến lược và đề xuất các giải pháp ứng
phó với BĐKH. Chiến lược ứng phó BĐKH tập trung vào 2 hướng tiếp cận chủ yếu: (1) Giảm nhẹ
BĐKH với nội dung chủ yếu là các giải pháp công nghệ nhằm giảm phát thải khí nhà kính và (2)
Thích ứng với BĐKH bao gồm nhiều giải pháp cụ thể ứng dụng trong các lĩnh vực chủ yếu: tài
nguyên nước, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải và y
tế, sức khỏe con người.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB, 2007) về “Tác động của mực nước biển dâng cao đến các
nước đang phát triển: Phân tích so sánh” đã đánh giá các tác động của mực nước biển dâng đối với
tất cả các nước đang phát triển bằng cách sử dụng bộ chỉ số đồng nhất các chỉ thị và với các kịch bản
khác nhau về mực nước biển dâng. Theo Báo cáo, 84 nước đang phát triển ở ven biển thành 5 nhóm

theo 5 văn phòng khu vực của WB gồm: Mỹ Latin và Caribê (25 nước); Trung Đông và Bắc Phi (13
nước); Châu Phi cận Xahara (29 nước); Đông Á (13 nước); và Nam Á (4 nước). Với mỗi nước và
khu vực, các nhà khoa học đánh giá tác động của mực nước biển dâng theo 6 chỉ thị: đất đai, dân số,
tổng sản phẩm quốc nội (GDP), diện tích đô thị và đất ngập nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi
mực nước biển dâng cao 1m, có khoảng 0,31% (194.309 km2) vùng lãnh thổ, và có khoảng 56 triệu
người (hay 1,28% dân số) của 84 nước đang phát triển bị ảnh hưởng. Ngoài ra với mỗi chỉ thị, WB
đưa ra danh sách 10 nước bị ảnh hưởng nhiều nhất. Theo đó, với kịch bản nước biển dâng cao 1m,
Bahamas (khu vực Mỹ latinh và Caribê) là nước bị ảnh hưởng nặng nhất xét về diện tích bị ảnh
hưởng (12% tổng diện tích). Việt Nam đứng đầu danh sách 10 nước bị ảnh hưởng về dân số, khu vực
đô thị và đất ngập nước (khoảng 10%). Nông nghiệp của Ai Cập bị ảnh hưởng nhiều nhất (gần
13%). 28% diện tích đất ngập nước của Việt Nam, Jamaica và Belize có thể bị ảnh hưởng khi mực
nước biển dâng cao 1m. Xét về tất cả các chỉ thị, theo Báo cáo của WB, Việt Nam nằm trong danh
sách 5 nước bị ảnh hưởng nhiều nhất cùng với Ai Cập, Suriname và Bahamas. [10]
Đông Nam Á là một trong những khu vực trên thế giới sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH
do khu vực này có đường bờ biển dài, mức độ tập trung dân số và các hoạt động kinh tế ven biển
6


cao, đồng thời phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên và lâm nghiệp.
Theo [9], các sự kiện thời tiết cực đoan liên quan đến El Niño được đánh giá là thường xuyên hơn và
dữ dội hơn trong 20 năm qua. Tần suất xuất hiện các hiện tượng cực đoan của lượng mưa diễn ra
mạnh hơn ở nhiều vùng của châu Á, gây ra lũ lụt, lở đất. Tần suất và cường độ của hạn hán có xu
hướng tăng ở nhiều nơi do nhiệt độ tăng, đặc biệt là trong các tháng mùa hè, mùa khô và do hiện
tượng ENSO.
Theo Báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB, 2009), chi phí thiệt hại trung bình cho
BĐKH tại 4 nước - Indonesia, Philipin, Thái Lan và Việt Nam nếu “vẫn phát triển như hiện tại” và
nếu những tác động thị trường và phi thị trường được tính gộp lại – có thể tương đương với mức
thâm hụt khoảng 6,7%GDP mỗi năm cho đến năm 2100, cao hơn gấp 2 lần so với mức thiệt hại
trung bình toàn cầu. [2].
Như vậy, BĐKH và NBD đang diễn ra trên quy mô toàn cầu và đang là một thách thức lớn đối với

nhân loại, nó đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện và sâu sắc quá trình phát triển và an ninh thế giới.
Các vấn đề liên quan đến BĐKH và NBD tập trung như năng lượng, cấp thoát nước, lương thực, xã
hội, việc làm, ngoại giao, văn hóa, kinh tế, thương mại và an ninh quốc phòng.
Trong nước (Phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu trong nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu của
đề tài, đặc biệt phải nêu cụ thể được những kết quả KH&CN liên quan đến đề tài mà các cán bộ
tham gia đề tài đã thực hiện. Nếu có các đề tài cùng bản chất đã và đang được thực hiện ở cấp
khác, nơi khác thì phải giải trình rõ các nội dung kỹ thuật liên quan đến đề tài này; Nếu phát hiện
có đề tài đang tiến hành mà đề tài này có thể phối hợp nghiên cứu được thì cần ghi rõ Tên đề tài,
Tên Chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì đề tài đó)
Việt Nam thật sự bắt đầu nghiên cứu về BĐKH vào những năm của thập niên 90 với các công trình
nghiên cứu của Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu, Trần Văn Liễn,… Theo [6,7,8] Biểu hiện các
diễn biến của BĐKH trong 100 năm qua như sau:
-

Trong vòng 50 năm (1958 – 2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng lên từ 0,5 oC
đến 0,7oC, nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và nhiệt độ ở các vùng khí
hậu phía Bắc tăng nhanh hơn các vùng khí hậu phía Nam.

-

Xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình năm trong 9 thập kỷ vừa qua (1911 - 2000) không
nhất quán giữa các khu vực và các thời kỳ có giai đoạn tăng lên và giai đoạn giảm xuống.
Tính trung bình trong cả nước, lượng mưa năm đã giảm khoảng 2% trong 50 năm qua (1958
- 2007), mưa phùn giảm đi rõ rệt ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

-

Số liệu quan trắc mực nước cho thấy xu thế mực nước biển dâng cao trung bình từ 2,5cm –
3,0 cm/ 10 năm.


-

Hiện tượng ENSO đang ngày càng có tác động mạnh mẽ đến chế độ thời tiết, đặc trưng khí
hậu trên nhiều khu vực nước ta gây ra nhiều hiện tượng thời tiết dị thường như nhiệt độ tăng
đến mức cực đại, hạn hán gay gắt diễn ra trên diện rộng.

Theo đánh giá của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP, 2007), Việt Nam nằm trong top
5 nước đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất trước sự biến đổi khí hậu. Nếu mực nước biển tăng
1m, Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp
và 10% thu nhập quốc nội (GDP).
Các nghiên cứu về đánh giá tác động do BĐKH và NBD đều dựa trên các kịch bản do Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành. Kịch bản đầu tiên được công bố vào năm 2009 trên cơ sở tổng hợp
các nghiên cứu trong và ngoài nước, mức độ chi tiết giới hạn cho 7 vùng khí hậu Việt Nam. Sau đó,
kịch bản BĐKH, NBD năm 2012 được ban hành được xây dựng chi tiết hơn, kịch bản nước biển
dâng chi tiết cho từng khu vực ven biển Việt Nam theo từng thập kỷ của Thế kỷ 21. Kịch bản
BĐKH, NBD mới nhất dự kiến ban hành trong năm 2016 cung cấp những thông tin mới nhất về diễn
biến, xu thế BĐKH và NBD cũng như kịch bản BĐKH và NBD trong Thế kỷ 21 của Việt Nam.
7


Phương pháp xây dựng kịch bản lần này dựa trên cách tiếp cận kịch bản phát thải chuẩn hay đường
nồng độ khí nhà kính đại diện (Representative Concentration Pathways – RCP). Kịch bản RCP
chú trọng đến nồng độ khí nhà kính hơn các quá trình phát thải. Kịch bản 2016 có 4 kịch bản RCP:
RCP2.6, RCP4.5, RCP6.0 và RCP8.5. Các kết quả cập nhật như sau:
-

Theo các kết quả cập nhật về BĐKH 2012, nước biển dâng cho khu vực tỉnh Trà Vinh (vùng
từ Mũi Kê Gà – Mũi Cà Mau): dự báo đến năm 2020 mực nước biển dâng 8-9cm, đến năm
2030 mực nước biển dâng từ 11-14cm và đến năm 2040 mực nước biển dâng từ 17-21cm.


-

Theo kết quả cập nhật về BĐKH 2016, kịch bản nước biển dâng theo các kịch bản RCP
cho dải ven biển Việt Nam (trong đó có tỉnh Trà Vinh) như trong Bảng 1. Các kịch bản về
biến đổi nhiệt độ trung bình, thay đổi lượng mưa và tỷ lệ ngập như trong Bảng 2, Bảng 3
và Bảng 4.

Bảng 1. Kịch bản nước biển dâng theo các kịch bản RCP cho dải ven biển Việt Nam (cm)

Kịch bản
RCP2.6
RCP4.5
RCP6.0
RCP8.5

2030

2040

13
17
(8 ÷ 19) (10 ÷ 25)

Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2050
2060
2070
2080
21
(13


32)
26
(16 ÷ 39)
13
17
22
28
(8 ÷ 18) (10 ÷ 25) (14 ÷ 32) (17 ÷ 40)
13
17
22
27
(8 ÷ 17) (11 ÷ 24) (14 ÷ 32) (18 ÷ 39)
13
18
25
32
(9 ÷ 18) (12 ÷ 26) (17 ÷ 35) (22 ÷ 46)

2090

2100

30
35
40
44
(18 ÷ 45) (21 ÷ 52) (24 ÷ 59) (27 ÷ 66)
34

40
46
53
(20 ÷ 48) (24 ÷ 57) (28÷ 66) (32 ÷ 76)
34
41
48
56
(22 ÷ 48) (27 ÷ 58) (32÷ 69) (37 ÷ 81)
41
51
61
73
(28 ÷ 58) (34 ÷ 72) (42 ÷ 87) (49 ÷ 103)

Bảng 2. Biến đổi nhiệt độ trung bình tỉnh Trà Vinh so với thời kỳ 1986-2005

Thời kỳ
Năm 2016-2035
Năm 2046-2065
Năm 2080-2099

Kịch bản RCP4.5
0,7 (0,4-1,2)
1,4 (1,0-2,0)
1,8 (1,2-2,6)

Kịch bản RCP8.5
0,8 (0,6-1,2)
1,9 (1,4-2,6)

3,4 (2,7-4,5)

Bảng 3. Biến đổi lượng mưa Trà Vinh so với thời kỳ 1986-2005

Thời kỳ
Năm 2016-2035
Năm 2046-2065
Năm 2080-2099

Kịch bản RCP4.5
10,9 (4,9-16,3)
15,7 (5,7-26,8)
17,7 (4,1-30,0)

Kịch bản RCP8.5
11,4 (5,6-17,5)
14,6 (8,4-21,5)
18,2 (9,0-28,2)

Bảng 4. Nguy cơ ngập ứng với các mực nước biển dâng do BĐKH tại Trà Vinh

Mực nước biển dâng
Tỷ lệ ngập (% diện tích)

50cm
0,80

60cm
1,02


70cm
1,33

80cm
2,38

90cm
4,93

100cm
21,3

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu và hành động ứng phó với biến đổi khí hậu,
Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết Định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày
30/08/2012 về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn
2012-2015. Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã ban hành công văn số 3815/BTNMTKTTVBĐKH ngày 13/10/2009 hướng dẫn các địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo đó, UBND tỉnh Trà Vinh đã ban hành Quyết định số 264/QĐ8


UBND ngày 11 tháng 02 năm 2010 về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện “Chương trình
mục tiêu quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”.
Trong Quân đội, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 133/2015/TT-BQP ngày 27/11/2015 Ban
hành Điều lệ công tác Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu của Quân đội nhân dân
Việt Nam; trong đó cần chú trọng các điểm như sau:
-

Xác định sự biến đổi khí hậu, nước biển dâng tại các khu vực hoạt động quân sự và công
trình quân sự.


-

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến các lĩnh vực hoạt động của Quân
đội.

-

Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách về thích ứng, giảm thiểu tác động của biến đổi khí
hậu, nước biển dâng.

-

Xây dựng các biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu: điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh kế hoạch
tổ chức, xây dựng các công trình, bảo đảm trang thiết bị ứng phó, giảm thiểu,…

Thời gian qua, trong Quân đội cũng bắt đầu triển khai nhiều đề tài, nhiệm vụ liên quan đến BĐKH,
chủ yếu tập trung vào công tác:
(1) Khảo sát, điều tra đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến một số đơn vị quân đội;
(2) Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH và xây dựng giải pháp nhằm ứng phó giảm thiểu cho các
quân khu;
(3) Đánh giá ảnh hưởng BĐKH đối với công tác đảm bảo hậu cần, chăm sóc sức khỏe bộ đội;
(4) Đánh giá ảnh hưởng, xây dựng các công trình ứng phó, giảm thiểu tác động của BĐKH cho
các đơn vị trong quân đội phục vụ sẵn sàng chiến đấu,….
Các Đề tài, Nhiệm vụ liên quan:
-

Nhiệm vụ: “Điều tra, khảo sát đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với các hoạt
động quân sự của Quân khu 9 và đề xuất các giải pháp ứng phó, giảm thiểu” do Bộ Tư
lệnh Quân khu 9 chủ trì thực hiện. Nhiệm vụ đã cơ bản xác định được kịch bản của BĐKH và
NBD của toàn khu vực Quân khu 9 (theo kịch bản 2009), bao gồm: kịch bản về nhiệt độ,

lượng mưa, nước biển dâng và xâm nhập mặn. Qua đó đánh giá tác động của BĐKH đến
hoạt động quân sự - quốc phòng trên địa bàn, xây dựng các giải pháp ứng phó với BĐKH và
Dự thảo kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH trên địa bàn Quân khu 9, trong có cần có
sự phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh trong khu vực.

-

Nhiệm vụ “Đánh giá tác động của BĐKH đến các ngành kinh tế xã hội tỉnh Trà Vinh, đề
xuất các giải pháp ứng phó” do Sở Tài nguyên Môi trường chủ trì thực hiện. Nhiệm vụ đã
nghiên cứu tính toán các kịch bản của biến đổi khí hậu và nước biển dâng dựa trên mô hình
SimCLIM, đánh giá xu thế biến đổi của các yếu tố khí hậu tại Trà Vinh (theo kịch bản 2009).
Qua đó, đánh giá các tác động của BĐKH và NBD đối với tài nguyên môi trường và kinh tế
xã hội, cũng như xây dựng chương trình mục tiêu và các phương án ứng phó với BĐKH và
NBD cho tỉnh Trà Vinh.

-

Dự án “Thích ứng biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long tại Trà Vinh (AMD
Trà Vinh) đang triển khai do Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) tài trợ (thời gian từ
2014 – 2020). Mục tiêu tổng thể của Dự án là sinh kế bền vững cho người nghèo nông thôn
trong môi trường thay đổi; cụ thể là xây dựng năng lực thích ứng cho các cộng đồng và các
tổ chức mục tiêu để thích ứng tốt hơn với BĐKH, dự kiến mang lại lợi ích cho 62.500 người
nghèo, cận nghèo của 15.000 hộ gia đình. Giai đoạn hiện tại đã hoàn thành gói mua sắm máy
móc thiết bị cho Văn phòng BĐKH tỉnh Trà Vinh, mua sắm thiết bị phòng thí nghiệm phân
9


tích nước mặt; và tiếp tục tập trung vào thiết lập hệ thống quan trắc bền vững độ mặn với cơ
sở dữ liệu nguồn mở trên web.
-


Dự án “Tác động của biến đổi khí hậu lên tài nguyên nước và biện pháp thích ứng Đồng
bằng sông Cửu Long” do Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường thực hiện năm
2010. Báo cáo đã xây dựng được các kịch bản BĐKH, NBD cho toàn vùng ĐBSCL (theo
kịch bản 2009) và tập trung đánh giá tác động lên ngập lụt và xâm nhập mặn cho vùng
ĐBSCL, trong đó có khu vực tỉnh Trà Vinh (sông Cổ Chiên, sông Hậu).

15.2 Luận giải về việc đặt ra mục tiêu và những nội dung cần nghiên cứu của đề tài
(Trên cơ sở đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, phân tích những công trình nghiên
cứu có liên quan, những kết quả mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu đề tài, đánh giá những khác
biệt về trình độ KH&CN trong nước và thế giới, những vấn đề đã được giải quyết, cần nêu rõ
những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những hạn chế cụ thể, từ đó nêu được hướng giải quyết mới - luận
giải và cụ thể hoá mục tiêu đặt ra của đề tài và những nội dung cần thực hiện trong đề tài để đạt
được mục tiêu)
Như vậy, BĐKH đang là vấn đề cấp bách toàn cầu và Việt Nam là nước sẽ phải chịu những ảnh
hưởng nặng nề của BĐKH với các vấn đề như: ngập lụt, xâm nhập mặn do nước biển dâng, nhiệt độ
tăng cao do trái đất nóng lên, gia tăng hạn hán, cháy rừng, thời tiết cực đoan bất thường như lụt bão,
nắng nóng kéo dài, mưa axit,...
Trà Vinh là mô ôt trong số 12 tỉnh/thành ĐBSCL thuộc địa bàn Quân khu 9, là tỉnh ven biển với chiều
dài bờ biển 65 km kéo dài từ cửa Định An huyện Trà Cú đến Cửa Cung Hầu xã Long Hòa huyện
Châu Thành, diện tích lãnh hải khoảng 1.500 km2. Với tính chất địa hình ven biển, nền đất mềm, chân đất
yếu, bị chia cắt bởi mạng lưới sông rạch dày đặc nên các công trình và hoạt động quân sự trên địa bàn
tỉnh Trà Vinh hàng năm chịu tác động mạnh mẽ của BĐKH và NBD.
Nhận định về nguy cơ ngập tại tỉnh Trà Vinh (theo kịch bản 2009)
Theo [5], nguy cơ ngập tương ứng với các kịch bản nước biển dâng 50cm, 60cm, 70cm, 80cm tại Trà
Vinh được thể hiện như trên hình 1.

Nước biển dâng 50cm

Nước biển dâng 60cm


Nước biển dâng 70cm

Nước biển dâng 80cm
10


Hình 1. Bản đồ nguy cơ ngập khu vực tỉnh Trà Vinh
Theo thống kê về kịch bản nước biển dâng của tỉnh Trà Vinh [4], tỷ lệ và diện tích ngập của các
huyện theo 2 kịch bản được trình bày trong Bảng 5, Bảng 6.
Bảng 5. Diện tích ngập các khu vực dễ bị tổn hại tỉnh Trà Vinh theo kịch bản trung bình
Mức nước dâng
Huyện

Diện
tích

12 cm

17 cm

26 cm

37 cm

53 cm

S(km2

%


S(km2)

%

S(km2)

%

S(km2)

%

S(km2)

%

TP.TràVinh

68,03

12,87

18,92

12,89

18,95

12,97


19,07

13,07

19,21

13,28

19,52

Càng Long

300,09

21,26

7,08

21,71

7,23

23,15

7,71

26,50

8,83


40,80

13,60

Châu Thành

334,85

51,39

15,35

52,12

15,57

53,45

15,96

55,10

16,46

59,02

17,63

2,88


11,47

4,68

13,60

5,55

20,61

8,41

7,05

Cầu Kè
Tiểu Cần
Cầu Ngang
Trà Cú

245

5,04

2,06

221,78

3,22


1,45

3,43

1,55

3,53

1,59

4,08

1,84

12,58

5,67

325

16,77

5,16

17,24

5,30

18,67


5,74

21,18

6,52

28,46

8,76

369,94

13,71

3,71

14,59

3,94

15,89

4,30

18,60

5,03

29,92


8,09

0,96

3,71

0,97

3,98

1,04

4,92

1,29

6,87

1,80

5,70

132,77

5,91

143,13

6,37


157,08

6,99

211,56

9,42

3,69

Duyên Hải
Trà Vinh

382
2246,66

127,97

Nguồn [4]
Bảng 6. Diện tích ngập các khu vực dễ bị tổn hại tỉnh Trà Vinh theo kịch bản cao
Mức nước d
Huyện

Diện
tích

13 cm
S(km2)

18 cm


29 cm

42 cm

%

S(km2)

%

S(km2)

%

S(km2)

65 cm
%

S(km2)

%

TP.Trà Vinh

68,03

12,88


18,83

12,91

18,98

13,00

19,11

13,13

19,30

13,90

20,43

Càng Long

300,09

21,35

7,11

21,82

7,2


23,86

7,95

28,97

9,65

78,64

26,21

Châu Thành

334,85

51,54

15,39

52,28

15,61

53,87

16,09

55,96


16,71

72,65

21,70

11


Mức nước d
Huyện

Diện
tích

13 cm
2

S(km )

Cầu Kè

18 cm
%

2

S(km )

29 cm

%

2

42 cm

S(km )

%

65 cm

2

S(km )

S(km2)

%

%

245

5,06

2,07

7,21


2,94

12,03

4,91

14,90

6,08

30,15

221,78

3,38

1,52

3,44

1,55

3,56

1,61

4,82

2,17


43,97

19,83

Tiểu
Cần2,31
6

Cầu Ngang
Trà Cú
Duyên Hải
Trà Vinh

325

16,84

5,18

17,34

5,34

19,26

5,93

22

6,98


42,65

13,12

369,94

13,78

3,72

14,72

3,98

16,56

4,48

20,88

5,64

47,45

12,83

382

3,69


0,96

3,72

0,97

4,11

1,08

5,18

1,36

12,12

3,17

128,52

5,72

133,4
4

5,94

146,24


6,51

166,51

7,41

341,52

15,20

2246,66

Nguồn [4]
Nhận định về ảnh hưởng của BĐKH, NBD đến các công trình, hoạt động quân sự.
Theo thống kê, các công trình quân sự trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, bao gồm:
-

Bộ CHQS Tỉnh, Ban CHQS của 07 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố;

-

Trung đoàn 926, Đại đội Trinh sát, Đại đội thiết giáp;

-

Kho vũ khí của Tỉnh và các kho vũ khí tại các huyện, thị xã, thành phố;

-

Các công trình trong tuyến phòng thủ, trong đó có rừng phòng hộ và tuyến đê biển;


-

Trường Quân sự địa phương, Xưởng sửa chữa ôto, Bệnh viện Quân dân y, Trường bắn,..

Nhìn chung các đơn vị đóng quân và hoạt động quân sự tại các huyện trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
đều chịu ảnh hưởng nặng nề do tác động của BĐKH và NBD. Nhận định tác động của BĐKH và
NBD đến các công trình, hoạt động quân sự của Trà Vinh như sau:

1. Tác động đến các khu vực phòng thủ then chốt:
Rừng ngập mặn ven biển, tuyến đê quốc phòng sẽ bị triều và sóng biển tàn phá gây sạt lỡ làm mất
tác dụng phòng thủ quốc phòng. Căn cứ chiến đấu (các trận địa, vật cản, công trình chiến đấu bảo vệ
căn cứ, hầm ẩn nấp, hào giao thông, công trình hậu cần, kỹ thuật), các căn cứ hậu phương, căn cứ
hậu cần kỹ thuật trong khu vực phòng thủ có thể bị ảnh hưởng do ngập lũ, bị hư hại hay dễ bị tổn
thương do các hiện tượng thời tiết cực đoan. Thiên tai và nước biển dâng có thể làm suy giảm hoặc
trong trường hợp xấu nhất làm mất tác dụng của các công trình này.
2. Tác động đến hệ thống kho tàng, bến bãi quân sự:
Hệ thống bến bãi kho tàng quân sự vốn được quy hoạch lâu dài, kiên cố và có quy mô lớn có thể bị
hư hại do sự dịch chuyển của bão, dịch chuyển của các trung tâm mưa lớn đến những khu vực này.
Quy hoạch điều chỉnh hoặc bố trí lại, hoặc phải di chuyển sẽ gây tốn kém. Việc đầu tư thực hiện các
giải pháp công trình nhằm bảo vệ càng tốn kém hơn và rủi ro lại cao hơn. Theo [5], Kho BCHQS
Trà Vinh sẽ bị ngập trong trường hợp mực nước biển dâng 80cm.
3. Tác động đến hoạt động đóng quân
BĐKH ảnh hưởng đến hoạt động đóng quân của BCHQS tỉnh Trà Vinh được nhận định là rất lớn.
Theo nhận định của các nhà khí tượng, bão đổ bộ vào địa bàn ĐBSCL sẽ gia tăng cả về tần suất và
cấp bão. Cở sở hạ tầng doanh trại có thể bị hư hại do bão, lốc đặc biệt là các vùng nhạy cảm ở khu
12


vực ven biển. Để đối phó với bão, lốc xoáy, đòi hỏi phải có những thay đổi phù hợp về tiêu chuẩn

xây dựng doanh trại, chi phí để xây dựng sửa chữa doanh trại sẽ cao hơn.
Cơ sở doanh trại gần các dòng sông lớn ở địa bàn tỉnh Trà Vinh có nguy cơ bị phá hủy do hiện tượng
sạt lở bờ sông ngày càng gia tăng. Các điểm đóng quân tập trung đông sẽ có thể phải đối đầu với
nguy cơ khan hiếm nguồn nước cấp. Thời tiết nắng nóng, hạn hán còn ảnh hưởng đến hoạt động tăng
gia sản suất của các đơn vị quân đội (do thiếu nước tưới, sâu bệnh gia tăng…)
Một trong những vấn đề hết sức quan trọng đối với hoạt động đóng quân là các đơn vị chỉ huy sẽ bị
ngập khi nước biển dâng. Theo [5] cho thấy trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có BCHQS huyện Càng Long
và huyện Cầu Ngang sẽ bị ngập khi mực nước biển dâng 70 cm, huyện Tiểu Cần bị ngập khi dâng 80
cm.
4. Tác động đến các cơ sở sản xuất quốc phòng, khu kinh tế quốc phòng
-

Các cơ sở sản xuất quốc phòng trong các khu vực nhạy cảm với bão, lốc xoáy, các khu vực
hạn hán thường xuyên, các khu vực dễ xảy ra trượt lở đất do mưa lớn, khu vực ven sông,
biển có thể phải di chuyển, quy hoạch lại vị trí gây tốn kém và ảnh hưởng đến kế hoạch,
nhiệm vụ sản xuất.

-

Điều kiện môi trường lao động (vi khí hậu) đặc thù có thể trở nên độc hại hơn do thay đổi
các yếu tố thời tiết (đặc biệt là nắng nóng với mùa nắng kéo dài) làm ảnh hưởng đến sức
khỏe và năng suất lao động của công nhân. Kinh phí năng lượng (điện năng) cho thông gió,
làm mát trong các cơ sở công nghiệp quốc phòng có thể sẽ gia tăng đáng kể.

-

Yêu cầu về giảm nhẹ khí nhà kính (nếu bắt buộc) sẽ buộc phải thay đổi thiết kế, quy trình
công nghệ hay trong trường hợp xấu nhất phải giảm chỉ tiêu sản xuất.

-


Việc bố trí dân cư, cơ cấu kinh tế và sử dụng đất đai (liên quan đến quốc phòng) có thể gặp
khó khăn do không lường trước được những thay đổi bất thường các điều kiện thiên tai (lũ
lụt và hạn hán). Hạ tầng cơ sở (đường giao thông, cấp điện, cấp nước, trường trạm…) có thể
phải đầu tư tốn kém hơn để đối phó với các yếu tố thời tiết cực đoan nêu trên.

5. Tác động đến các hoạt động quân sự thường nhật
-

Tác động đến công tác bảo đảm hậu cần kỹ thuật

-

Tác động đến huấn luyện, diễn tập

-

Tác động đến sức khỏe bộ đội

-

Tác động đến hoạt động tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn

Đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố
1. Ưu điểm, những vấn đề đã được giải quyết
-

Các nghiên cứu đã xây dựng đầy đủ các kịch bản BĐKH, NBD cho vùng nghiên cứu (tỉnh
Trà Vinh và Đồng bằng sông Cửu Long), bao gồm: kịch bản về nhiệt độ, kịch bản phân bố
lượng mưa, kịch bản ngập do nước biển dâng, kịch bản xâm nhập mặn,…


-

Các nghiên cứu đã đánh giá đầy đủ các tác động do BĐKH, NBD lên các đối tượng nghiên
cứu trong lĩnh vực: các hoạt động kinh tế xã hội, tài nguyên môi trường nói chung của tỉnh
Trà Vinh, tài nguyên nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các công trình và hoạt động
quân sự của toàn Quân khu 9.

-

Các nghiên cứu đều sử dụng kịch bản biến đổi khí hậu do Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi
khí hậu (IPCC) công bố kết hợp kịch bản BĐKH, NBD của Việt Nam.

13


2. Những hạn chế, tồn tại
-

Chưa có Báo cáo cập nhật các kịch bản BĐKH, NBD chi tiết cho khu vực nghiên cứu (tỉnh
Trà Vinh) theo bản công bố mới nhất -2016. Với diễn biến ngày càng phức tạp của biến đổi
khí hậu, các kịch bản BĐKH, NBD cho tỉnh Trà Vinh dựa trên Kịch bản BĐKH, NBD của
Việt Nam năm 2009 sẽ không còn phù hợp (hiện trạng xâm nhập mặn đã tiến sâu vào vùng
đất phía trong của tỉnh xa hơn rất nhiều so với kịch bản dự báo).

-

Các Báo cáo đánh giá tác động của BĐKH đối với các công trình và hoạt động quân sự đa số
đều tập trung ở cấp quân khu, hầu như chưa triển khai đối với từng địa phương (cấp tỉnh/thành
phố tại khu vực Quân khu 9) nên chưa đánh giá chi tiết được các tác động do BĐKH và NBD

cho từng công trình và hoạt động quân sự tại địa phương.
Ngoài ra, theo kế hoạch hành động ứng phó BĐKH của Quân khu 9 cho thấy Trà Vinh là một trong
các tỉnh/thành có các công trình, hoạt động quân sự chịu tác động mạnh mẽ của BĐKH và NBD. Để
cụ thể hóa kế hoạch hành động ứng phó BĐKH của Bộ Tư lệnh Quân khu 9, Bộ Chỉ huy quân sự
tỉnh Trà Vinh đề xuất thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến
các công trình, hoạt động quân sự trên địa bàn tỉnh Trà Vinh và xây dựng kế hoạch hành động
nhằm ứng phó, giảm thiểu” nhằm tạo lập hệ thống cơ sở dữ liệu về ảnh hưởng của BĐKH đến các
công trình, hoạt động quân sự và xây dựng kế hoạch hành động riêng của địa phương kết hợp vào kế
hoạch hành động của Quân khu 9 đảm bảo công tác an ninh quốc phòng.
16 Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài đã trích dẫn
khi đánh giá tổng quan
(Tên công trình, tác giả, nơi và năm công bố, chỉ nêu những danh mục đã được trích dẫn để luận
giải cho sự cần thiết nghiên cứu đề tài).
[1]. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Trà Vinh 05 năm (2011 – 2015). Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Trà Vinh, năm 2015.
[2]. Biến đổi khí hậu và sinh kế ven biển. GS.TS Trần Thọ Đạt, ThS. Vũ Thị Hoài Thu. Hà Nội,
năm 2012.
[3]. Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam. TS Nguyễn Văn Thắng và cộng sự. Hà Nội, năm
2010
[4]. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các ngành kinh tế xã hội tỉnh Trà Vinh, đề xuất
các giải pháp ứng phó. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh, năm 2011.
[5]. Điều tra, khảo sát đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với các họa động quân sự của
Quân khu 9 và đề xuất giải pháp ứng phó, giảm thiểu. Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Thủy. Cần Thơ,
04/2013.
[6]. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hà
Nội, năm 2012.
[7]. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho thành phố Cần Thơ. Bộ Tài nguyên và Môi
trường. Hà Nội, năm 2011.
[8]. Nghiên cứu ảnh hưởng biến đổi khí hậu đối với Khánh Hòa, các giải pháp thích ứng và ứng
phó. PGS. TS Nguyễn Kỳ Phùng. Khánh Hòa, 01/2012

[9]. Nghiên cứu xác định những vấn đề thành phố Cần Thơ cần thực hiện liên quan đến biến đổi
khí hậu toàn cầu. PGS. TS Nguyễn Kỳ Phùng. Cần Thơ, năm 2012.
[10]. Tác động của biến đổi khí hậu lên tài nguyên nước và các biện pháp thích ứng Đồng bằng
sông Cửu Long. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường. Hà Nội, năm 2010.
[11]. Tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích
14


ứng. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường. Hà Nội, năm 2011.
[12]. Tổng luận tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và sự dâng cao nước biển. Trung tâm
Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, năm 2008.
17

Nội dung nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm của đề tài và phương án thực hiện

(Liệt kê và mô tả chi tiết những nội dung nghiên cứu và triển khai thực nghiệm phù hợp cần thực
hiện để giải quyết vấn đề đặt ra kèm theo các nhu cầu về nhân lực, tài chính và nguyên vật liệu
trong đó chỉ rõ những nội dung mới những nội dung kế thừa kết quả nghiên cứu của các đề tài
trước đó; dự kiến những nội dung có tính rủi ro và gải pháp khắc phục – nếu có).
Nội dung 1: Hoàn chỉnh kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho tỉnh Trà Vinh dựa
trên kịch bản mới nhất của Bộ Tài nguyên và môi trường (công bố năm 2016)
-

Tổng hợp thông tin, dữ liệu về BĐKH, NBD trên thế giới, tại Việt Nam và tình hình thiên tai,
các sự cố do biến đổi khí hậu và nước biển dâng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

-

Thu thập thông tin, số liệu về khí tượng thủy văn khu vực và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội tỉnh Trà Vinh, bao gồm:

+ Chuỗi số liệu về mực nước, lưu lượng các Trạm khu vực tỉnh Trà Vinh: 10 năm gần nhất
+ Chuỗi số liệu về độ mặn: 10 năm gần nhất
+ Chuỗi số liệu về nhiệt độ không khí: 10 năm gần nhất
+ Chuỗi số liệu về lượng mưa: 10 năm gần nhất
+ Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh: cập nhật năm 2016
+ Bản đồ hiện trạng tỉnh Trà Vinh: bản đồ số thể hiện đầy đủ các lớp như ranh giới hành
chính, sông suối, độ cao, giao thông,…

-

Đánh giá xu thế biến đổi và cập nhật kịch bản nhiệt độ, lượng mưa
+ Sử dụng các kịch bản biến đổi nhiệt độ, lượng mưa phiên bản 2016 của Bộ TNMT để đánh
giá và xây dựng kịch bản dựa trên chuỗi số liệu thu thập
+ Đánh giá dựa trên 2 kịch bản (RCP4.5 – B1 và RCP 8.5 – A1FI)

-

Đánh giá xu thế biến đổi và cập nhật kịch bản xâm nhập mặn
+ Đánh giá, dự báo theo 3 kịch bản (RCP4.5 – B1, RCP6.0 – B2, RCP 8.5 – A1FI)
+ Ứng dụng mô hình thủy lực Mike 11 dự báo kịch bản xâm nhập mặn. Chi tiết nội dung
chạy mô hình gồm các công việc như sau:
(1). Thiết lập mạng lưới tính toán cho miền tính của Mike 11
(2). Biên tập, chỉnh biên số liệu thủy văn, xâm nhập mặn, nhập dữ liệu đầu vào cho mô hình
(3). Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình thủy lực

15


(4). Tính toán và truy xuất kết quả lưu lượng, mực nước tại các điểm theo kịch bản
(5). Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình lan truyền mặn

(6). Tính toán kết quả lan truyền mặn và truy xuất kết quả xâm nhập mặn.
-

Đánh giá xu thế biến đổi và cập nhật kịch bản ngập lụt
+ Đánh giá, dự báo theo 3 kịch bản (RCP4.5 – B1, RCP6.0 – B2, RCP 8.5 – A1FI)
+ Ứng dụng mô hình thủy lực Mike 21 kết hợp mô hình DEM dự báo kịch bản ngập lụt. Chi
tiết nội dung chạy mô hình gồm các công việc như sau:
(1). Biên tập và nhập dữ liệu đầu vào, biên tính toán cho mô hình
(2). Xây dựng lưới tính toán từ dữ liệu mô hình DEM
(3). Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình
(4). Chạy mô phỏng và xuất kết quả
(5). Trích xuất kết quả phục vụ vẽ bản đồ ngập lụt theo các kịch bản
Nội dung 2: Khảo sát, đánh giá hiện trạng các công trình và hoạt động quân sự trên địa bàn

tỉnh Trà Vinh: khảo sát tất cả các đơn vị bộ đội và hoạt động quân sự trên địa bàn Tỉnh. Phương án
khảo sát như sau:
-

Khảo sát tất cả các địa điểm đóng quân, vị trí tổ chức các hoạt động huấn luyện, diễn tập;

-

Khảo sát hiện trạng cơ sở hạ tầng các điểm đóng quân, các công trình quân sự;

-

Thu thập các thông tin về ảnh hưởng của BĐKH và NBD lên các đối tượng khảo sát.

Nội dung khảo sát được phân chia theo nhóm các đối tượng phục vụ cho công tác đánh giá
ảnh hưởng của BĐKH, cụ thể như sau:

-

Khảo sát, đánh giá hiện trạng các khu vực phòng thủ then chốt của tỉnh Trà Vinh, bao gồm cả
rừng ngập mặn ven biển và tuyến đê quốc phòng.

-

Khảo sát, đánh giá hiện trạng hệ thống kho tàng, các bến bãi quân sự, trường quân sự, bệnh
viện trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

-

Khảo sát, đánh giá hiện trạng các địa điểm đóng quân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh: Bộ CHQS
Tỉnh, Ban CHQS các huyện và các đơn vị trực thuộc khác.

-

Khảo sát, đánh giá hiện trạng các cơ sở sản xuất quốc phòng, khu kinh tế quốc phòng và các
hoạt động quân sự thường nhật trên địa bàn tỉnh Trà Vinh (bảo đảm hậu cần kỹ thuật, hoạt
động huấn luyện, diễn tập, công tác tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn).
Nội dung các thông tin cần khảo sát cụ thể cho các đối tượng như sau:

-

Các thông tin chung: tên đơn vị, chức năng – nhiệm vụ, quy mô diện tích, địa điểm, ranh giới
tọa độ vị trí đóng quân (hoặc nơi diễn tập, huấn luyện, tác chiến,…), phân khu chức năng
trong đơn vị, cao độ (cốt nền) công trình, hiện trạng cấp thoát nước, hiện trạng các công
trình, kho tàng,…

-


Các thông tin về tác động của BĐKH qua các năm: thông tin về ảnh hưởng do ngập úng, các
thông tin ảnh hưởng do biến đổi thời tiết (nhiệt độ tăng cao, mưa nhiều và bất thường, áp
thấp nhiệt đới, bão, lũ lụt, mưa đá, lốc xoáy,…), ảnh hưởng hoạt động cấp nước, ảnh hưởng
do sạt lở, xâm nhập mặn, các ảnh hưởng liên quan sức khỏe bộ đội,.…
16


-

Các thông tin về giải pháp thích ứng với BĐKH: các giải pháp công trình (nâng cao độ, điều
chỉnh vị trí, đảm bảo cấp nước sạch, công sự chống sạt lỡ, hệ thống đảm bảo kỹ thuật cho
các kho, giải pháp bảo quản vũ khí,…) và giải pháp phi công trình – chủ yếu là các giải pháp
quy hoạch (điều chỉnh thế trận phòng thủ, điểm đóng quân, kho xưởng,…)

Nội dung 3: Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến các công trình
và hoạt động quân sự trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
-

Xây dựng bản đồ chuyên đề đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến
các công trình và hoạt động quân sự trên địa bàn tỉnh Trà Vinh tương ứng với các kịch bản
biến đổi khí hậu đã cập nhật cho tỉnh Trà Vinh (phiên bản 2016), cụ thể như sau:
+ Bản đồ hiện trạng ngập, bản đồ dự báo ngập đến 2030, 2040 của tỉnh Trà Vinh tương ứng
với 3 kịch bản (RCP4.5 – B1, RCP6.0 – B2, RCP 8.5 – A1FI): 9 bản đồ tỷ lệ 1/50.000
+ Bản đồ hiện trạng xâm nhập mặn và dự báo đến năm 2030, 2040 của tỉnh Trà Vinh tương
ứng với 3 kịch bản (RCP4.5 – B1, RCP6.0 – B2, RCP 8.5 – A1FI): 9 bản đồ tỷ lệ 1/50.000
+ Bản đồ phân bố nhiệt và dự báo thay đổi giai đoạn 2016-2035 so với thời kỳ nền của tỉnh
Trà Vinh tương ứng với 2 kịch bản công bố (RCP4.5 và RCP 8.5): 3 bản đồ tỷ lệ 1/50.000
+ Bản đồ phân bố lượng mưa và dự báo thay đổi giai đoạn 2016-2035 so với thời kỳ nền của
tỉnh Trà Vinh tương ứng với 2 kịch bản công bố (RCP4.5 và RCP 8.5): 3 bản đồ tỷ lệ

1/50.000

-

Viết Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến các công trình
phòng thủ then chốt, bao gồm cả rừng ngập mặn ven biển và tuyến đê quốc phòng.

-

Viết Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến hệ thống kho
tàng, các bến bãi quân sự trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

-

Viết Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến hoạt động
đóng quân: Bộ CHQS Tỉnh, Ban CHQS các huyện và các đơn vị trực thuộc khác.

-

Viết Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến các cơ sở sản
xuất quốc phòng, khu kinh tế quốc phòng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

-

Viết Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến các hoạt động
quân sự thường nhật: bảo đảm hậu cần kỹ thuật, hoạt động huấn luyện, diễn tập, công tác tìm
kiếm, cứu hộ cứu nạn.

Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp nhằm ứng phó, giảm thiểu các tác động của biến đổi khí
hậu và nước biển dâng đến các công trình và hoạt động quân sự trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

-

Đề xuất theo nhóm giải pháp về quy hoạch hợp lý các công trình quân sự, các doanh trại
quân đội, hệ thống kho tàng,...

-

Đề xuất theo nhóm giải pháp về kỹ thuật:
+ Giải pháp các công trình để ứng phó, giảm thiểu tác động: giải pháp di dời, nâng cao độ
nền, xây kè chống sạt lỡ ở các tuyến phòng thủ, lắp đặt hệ thống đảm bảo kỹ thuật cho các
kho vũ khí,....
+ Giải pháp kỹ thuật đảm bảo nước sạch cho bộ đội do vấn đề xâm nhập mặn: xử lý nước
mặt, xử lý nước ngầm, lưu chứa nước mưa,...
+ Giải pháp khoa học công nghệ trong bảo quản vũ khí, trang bị kỹ thuật.
+ Và các giải pháp khác

Nội dung 5: Xây dựng dự thảo kế hoạch hành động ứng phó, giảm thiểu các tác động của biến
đổi khí hậu và nước biển dâng đến các công trình, hoạt động quân sự trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
17


-

Xây dựng dự thảo kế hoạch hành động tổng thể nhằm ứng phó, giảm thiểu các tác động của
biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến các công trình, hoạt động quân sự đến năm 2040.

-

Xây dựng dự thảo kế hoạch hành động cho các nhóm đối tượng được đánh giá như: các công
trình trong tuyến phòng thủ, hệ thống kho tàng, bến bãi quân sự, các hoạt động đóng quân,

các cơ sở sản xuất quốc phòng, các hoạt động quân sự thường nhật đến năm 2040.
Nội dung 6: Hội thảo khoa học

-

Mục đích: Ghi nhận các đóng góp ý kiến của các chuyên gia và lãnh đạo các đơn vị bộ đội
trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, Phòng KHQS QK9.

-

Chủ trì: Bộ CHQS tỉnh Trà Vinh

-

Thành phần tham dự:
+ Sở KHCN Trà Vinh
+ Sở TNMT Trà Vinh
+ Đại diện Ban CHQS của 7 Huyện, 1 Thị xã và 1 Thành phố.
+ Đại diện Trường quân sự, Bệnh viện Quân dân y, Trường bắn, Xưởng ôtô,...
+ Trung đoàn 926 và các đại đội trực thuộc
+ Đại diện Phòng KHQS Quân khu 9,...

-

Địa điểm tổ chức: Bộ CHQS tỉnh Trà Vinh

18 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
(Luận cứ rõ cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kỹ
thuật sẽ sử dụng gắn với từng nội dung chính của đề tài; so sánh với các phương pháp giải quyết
tương tự khác và phân tích để làm rõ được tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo của đề tài)

Cách tiếp cận:
-

Tiếp cận dựa trên cơ sở hoàn chỉnh lại kịch bản BĐKH của tỉnh Trà Vinh (sử dụng kịch bản
BĐKH do Ủy ban liên chính phủ về BĐKH - IPCC kết hợp kịch bản BĐKH quốc gia -2016):
kịch bản về nhiệt độ, kịch bản về lượng mưa, kịch bản về xâm nhập mặn, kịch bản về mực
nước biển dâng.
+ Qua quá trình khảo sát thực tế và thu thập các thông tin cần thiết sẽ đánh giá các tác động
của BĐKH và NBD đối với các công trình và hoạt động quân sự tại tỉnh Trà Vinh vào thời
điểm hiện tại.
+ Hoàn chỉnh kịch bản BĐKH, NBD cho tỉnh Trà Vinh (theo kịch bản quốc gia 2016) tập
trung chi tiết vào các đối tượng đánh giá: khu vực các công trình và hoạt động quân sự.
+ Giai đoạn tiếp theo đánh giá tác động cho tương lai theo khung thời gian đánh giá đến
2030 và 2040 tương ứng với 3 kịch bản: (RCP4.5 – B1, RCP6.0 – B2, RCP 8.5 – A1FI). Đối
với đối tượng đánh giá cụ thể (công trình và hoạt động quân sự), sẽ tiếp cận đánh giá theo vị
trí địa lý từng công trình, khu vực đóng quân hoặc nơi diễn ra các hoạt động quân sự (huấn
luyện, diễn tập,…).

-

Cách tiếp cận mang tính hệ thống: là cách tiếp cận toàn diện, từ khâu nhận định vấn đề đến
phân tích đánh giá, dự báo các kịch bản có thể xảy ra, chọn lọc các phương án tối ưu.
Phương pháp này giúp cho việc đánh giá các tác động từ biến đổi khí hậu được hệ thống và
dễ dàng tìm thấy những giải pháp thực tế ứng với các tác động.
18


Đầu tiên sẽ lập các sơ đồ khối để phân tích một cách hệ thống đầy đủ, có tính lôgic các mối
quan hệ qua lại giữa các yếu tố khí hậu, các xu hướng (kịch bản) BĐKH, với các loại hình và
không gian địa lý của hoạt động quân sự nhằm xác định những ảnh hưởng có thể và mức độ

ảnh hưởng của BĐKH đến các hoạt động quân sự - quốc phòng, trên cơ sở đó xác định giải
pháp ứng phó thích hợp cho từng đối tượng cụ thể.
-

Cách tiếp cận mang tính tổng hơp: xem xét ảnh hưởng của BĐKH ở nhiều khía cạnh khác
nhau hỗ trợ việc thu thập, phân tích, đánh giá mang tính đồng thời cho toàn bộ các yếu tố, từ
đó xem xét quá trình tương tác, ảnh hưởng qua lại của các yếu tố trong biến đổi khí hậu.

Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:
-

Phương pháp kế thừa: kế thừa các nguồn số liệu, tài liệu có sẵn liên quan và áp dụng chọn
lọc kinh nghiệm các nghiên cứu trước để xây dựng kế hoạch hành động nhằm giảm thiểu, ứng
phó cho các công trình và hoạt động quân sự.

-

Phương pháp thống kê, thu thập tài liệu: sử dụng để thu thập các thông tin, số liệu về khí
tượng thủy văn, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội, số liệu về tình hình thiên tai, sự cố liên
quan đến BĐKH, các kịch bản BĐKH và bản đồ liên quan.

-

Phương pháp thực nghiệm: khảo sát, thu thập các thông tin cần thiết đối với tất cả các đơn vị
quân đội và địa điểm diễn ra các hoạt động quân sự khác trên toàn Tỉnh phục vụ cho công
tác đánh gia chi tiết. Các đối tượng khảo sát trong nội dung đề tài bao gồm:

STT

Công trình, địa điểm khảo sát


1

Tuyến đê biển chiều dài 89,79 km.

2

Khu vực rừng phòng hộ ven biển

3

Tuyến đê sông Tiền, sông Hậu, cống đập Cầu Chông, Chà Và, Láng Thé,..

4

Khu trú bão tàu thuyền ở huyện Duyên Hải, Trà Cú

5

Hệ thống giao thông của Tỉnh liên quan công tác cơ động của lực lượng

6

Các địa điểm đóng quân

6.1

Bộ CHQS tỉnh Trà Vinh – khóm 2, phường 1, Tp. Trà Vinh

6.2


Ban CHQS Tp. Trà Vinh - ấp Sa Bình, xã Long Đức, Tp. Trà Vinh

6.3

Ban CHQS huyện Càng Long - ấp Nguyệt Lãng A, xã Bình Phú, huyện Càng Long

6.4

Ban CHQS huyện Tiểu Cần - ấp Đại Mong, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần

6.5

Ban CHQS huyện Duyên hải - ấp Phước An, xã Long Toàn, huyện Duyên Hải

6.6

Ban CHQS huyện Cầu Ngang – khóm Minh Thuận A, thị trấn Cầu Ngang

6.7

Ban CHQS huyện Cầu Kè – khóm 6, thị trấn Cầu Kè

6.8

Ban CHQS huyện Trà Cú - ấp Thanh Xuyên, xã Kim Sơn, huyện Trà Cú

6.9

Ban CHQS huyện Châu Thành - ấp Bàu Sơn, xã Đa Lộc, huyện Châu Thành


6.10

Ban CHQS huyện Thị xã Duyên Hải – khóm 2, phường 2, TX. Duyên Hải

6.11

Trung đoàn 926 – ấp Xóm Trảng, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành

6.12

Đại đội Trinh sát – khóm 1, phường 9, Tp. Trà Vinh

6.13

Đại đội Thiết Giáp - ấp Chăng Mật, xã Hòa Lợi, huyện Châu Thành

6.14

Đại đội Thông Tin
19


STT
7

Công trình, địa điểm khảo sát
Các kho vũ khí

7.1


Kho vũ khí của Bộ CHQS Tỉnh - ấp Hòa Lạc C, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành

7.2

9 kho vũ khí của Ban CHQS 7 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố (nằm tại khu vực của
Ban CHQS địa phương)

8

Bệnh viện Quân Dân y – khóm 10, phường 7, TP. Trà Vinh

9

Trường bắn của Tỉnh - ấp Khánh Lộc, xã Song Lộc, huyện Châu Thành

10

Trường Quân sự địa phương - ấp Khánh Lộc, xã Song Lộc, huyện Châu Thành

11

Xưởng sửa chữa ô tô - xã Song Lộc, huyện Châu Thành

12

Thao trường, bãi tập phục vụ hoạt động huấn luyện, tác chiến

-


Phương pháp mô hình: sử dụng mô hình Mike 11, Mike 21 và DEM để hoàn chỉnh các kịch
bản BĐKH, NBD cho tỉnh Trà Vinh. Mô hình Mike 11, Mike 21 và DEM đã được sử dụng
cho việc xây dựng biến đổi khí hậu của Việt Nam, của Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Cần Thơ và các
tỉnh/ thành khác.
+ Sử dụng mô hình Mike 11 tính toán lan truyền và truy xuất kết quả xâm nhập mặn theo các
kịch bản quốc gia 2016.
+ Kết hợp mô hình Mike 21 và mô hình DEM truy xuất kết quả cho việc xây dựng các bản
đồ ngập lụt theo các kịch bản quốc gia 2016.

-

Phương pháp chồng ghép bản đồ - GIS: chồng ghép các bản đồ ngập lụt, bản đồ nhiệt độ,
bản đồ lượng mưa,… lên các bản đồ bố trí các công trình quân sự để đánh giá ảnh hưởng của
BĐKH đến đối tượng nghiên cứu. Các bản đồ chuyên đề sẽ thể hiện mức độ ảnh hưởng của
BĐKH đến từng công trình và khu vực diễn ra các hoạt động quân sự.
+ Ứng dụng kỹ thuật GIS kết hợp với chạy các mô hình (mô hình thủy lực và mô hình độ cao
số DEM) để tạo lập bản đồ ngập, bản đồ xâm nhập mặn tương ứng với các kịch bản.
+ Ứng dụng kỹ thuật GIS kết hợp với phần mềm Surfer để tạo lập bản đồ phân bố nhiệt, bản
đồ phân bố lượng mưa tương ứng các kịch bản.
+ Các phần mềm sử dụng cho việc tạo lập bản đồ: ArcGis, Mapinfo,…

-

Phương pháp phân tích nội suy: Sử dụng phần mềm đồ họa Surfer để dự báo, đánh giá phạm
vi, quy mô, tần suất và mức độ của các tác động quan trọng nhất từ BĐKH đối với các đối
tượng công trình và hoạt động quân sự trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

-

Phương pháp phân tích ma trận: xây dựng các ma trận tác động theo các kịch bản được công

bố để lựa chọn các tác động quan trọng, có quy mô ngắn hạn hay dài dạn để đánh giá, chọn
lọc các vấn đề ưu tiên.
+ Trên cơ sở xác định các tác động của BĐKH: nhiệt độ, chế độ mưa, hạn hán, ngập lụt do
nước biển dâng,… sẽ xác định tính dễ bị tổn thương và mức độ rủi ro của từng đối tượng
nghiên cứu theo điểm số (theo thang từ 1 đến 5). Tổng điểm đánh giá sẽ là cơ sở để xác định
các vấn đề ưu tiên và xây dựng kế hoạch hành động phù hợp.
+ Các nhóm đối tượng được đánh giá mức tổn thương gồm 3 nhóm chính: nhóm con người
(bộ đội), nhóm công trình kỹ thuật (kho tàng, bến bãi,…) và nhóm tự nhiên.
+ Đề xuất các giải pháp thích ứng, giảm thiểu dựa trên các yếu tố như sau: mức ưu tiên của
20


nhiệm vụ (phòng thủ, tác chiến, huấn luyện diễn tập,…), mức ưu tiên theo mức độ tổn
thương, tính cấp thiết, hữu ích, khả thi, bền vững, khả năng lồng ghép,… Tổng điểm số từ
các giải pháp nêu trên là cơ sở để xác định dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH.
-

Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến tư vấn, đóng góp ý kiến, phản biện của các chuyên gia có
chuyên môn cao trong lĩnh vực và đối tượng nghiên cứu để đánh giá, dự báo và đề xuất các
giải pháp hợp lý, thực tiễn cho các đơn vị quân đội.

Tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo:
Tính mới của đề tài thể hiện ở đối tượng nghiên cứu: các công trình và hoạt động quân sự với
tính chất đặc thù liên quan đến an ninh quốc phòng và mang tính bí mật cao nên hầu như
chưa được xem xét nghiên cứu gắn kết vào tình hình ảnh hưởng chung của BĐKH đối với
tỉnh Trà Vinh nói riêng và các địa phương khác nói chung.
Kết quả đề tài sau khi triển khai sẽ góp phần vào công tác ứng phó với BĐKH của Ban
CHQS tỉnh Trà Vinh và Bộ Tư lệnh Quân khu 9.
19


Phương án phối hợp với các tổ chức nghiên cứu và cơ sở sản xuất trong nước
(Trình bày rõ phương án phối hợp: tên các tổ chức phối hợp chính tham gia thực hiện đề tài và
nội dung công việc tham gia trong đề tài, kể cả các cơ sở sản xuất hoặc những người sử dụng kết
quả nghiên cứu; khả năng đóng góp về nhân lực, tài chính, cơ sở hạ tầng-nếu có).
Đối tượng của đề tài nghiên cứu là các công trình, các hoạt động quân sự nên cần có tính
bảo mật cao. Do đó, cơ quan phối hợp phải là các đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam:
1. Viện Nhiệt đới môi trường/ Viện KHCN Quân sự: tham gia tư vấn thực hiện chính về
chuyên môn bao gồm 05 cán bộ (như mục 12) với trình độ và chuyên ngành phù hợp thực hiện các
công việc chính như sau:
-

Hỗ trợ trong công tác lập đề cương, dự toán kinh phí;

-

Tham gia khảo sát, đánh giá hiện trạng các công trình và hoạt động quân sự trên địa bàn
tỉnh Trà Vinh;

-

Phối hợp với Phân Viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường phía Nam hoàn chỉnh kịch
bản BĐKH, NBD theo kịch bản quốc gia 2016 cho tỉnh Trà Vinh

-

Xây dựng bản đồ và đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến các
công trình và hoạt động quân sự trên địa bàn tỉnh Trà Vinh;

-


Đề xuất các giải pháp nhằm ứng phó, giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu và
nước biển dâng đến các công trình và hoạt động quân sự trên địa bàn tỉnh Trà Vinh;

-

Phối hợp dự thảo kế hoạch hành động ứng phó, giảm thiểu các tác động của biến đổi khí
hậu và nước biển dâng đến các công trình, hoạt động quân sự tại tỉnh Trà Vinh.

2. Phòng Khoa học quân sự Quân khu 9/ Bộ Tư lệnh Quân khu 9: tham gia với phương diện
là cơ quan cấp trên bao gồm 02 cán bộ (như mục 12) tập trung vào công tác phối hợp khảo sát
đánh giá và xây dựng dự thảo kế hoạch hành động ứng phó, giảm thiểu các tác động của biến
đổi khí hậu và nước biển dâng đến các công trình, hoạt động quân sự trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
20

Phương án hợp tác quốc tế (nếu có)

21


(Trình bày rõ phương án phối hợp: tên đối tác nước ngoài; nội dung đã hợp tác- đối với đối tác đã
có hợp tác từ trước; nội dung cần hợp tác trong khuôn khổ đề tài; hình thức thực hiện. Phân tích
rõ lý do cần hợp tác và dự kiến kết quả hợp tác, tác động của hợp tác đối với kết quả của đề tài )
Không có
......................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
21 Tiến độ thực hiện

(1
)
1


Các nội dung, công việc
chủ yếu cần được thực hiện;
các mốc đánh giá chủ yếu

Kết quả
phải đạt

Thời gian
(bắt đầu,
kết thúc)

Cá nhân,
tổ chức
thực hiện*

(2)

(3)

(4)

(5)

Nội dung 1: Hoàn chỉnh kịch
bản BĐKH, NBD cho tỉnh Trà
Vinh theo kịch bản 2016
- Thu thập thông tin, số liệu về:
+ Khí tượng thủy văn khu vực


Nguyễn Thế
Bình,
Nguyễn Bình
Minh/ Bộ
CHQS Trà
Vinh

+ Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã
hội tỉnh Trà Vinh
+ Tình hình thiên tai, các sự cố do
BĐKH và NBD tại Trà Vinh
+ Bản đồ số tỉnh Trà Vinh gồm các
lớp: ranh giới hành chính, độ cao,
giao thông, sông suối
- Đánh giá xu thế và cập nhật kịch
bản biến đổi nhiệt độ, lượng mưa
theo RCP4.5 và RCP8.5

Kịch bản
BĐKH, NBD
của tỉnh Trà
Vinh phù hợp
với kịch bản
do Bộ
TNMT công
bố năm 2016

11/2016 –
06/2017


Trần Tuấn
Hoàng/
PVKHKTTV
và MT phía
Nam

- Đánh giá xu thế biến đổi và cập
nhật kịch bản xâm nhập mặn, kịch
bản ngập lụt theo RCP4.5, RCP6.0
và RCP8.5
2

Nguyễn
Thành
Lương/PKH
QS QK9

Nội dung 2: Khảo sát, đánh giá
hiện trạng các công trình và hoạt
động quân sự trên địa bàn tỉnh
Trà Vinh
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng các
khu vực phòng thủ then chốt.
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng hệ
thống kho tàng, các bến bãi quân
sự, trường quân sự, bệnh viện,..

Khảo sát chi
tiết, đánh giá
đầy đủ về

hiện trạng
liên quan đến

22

12/201601/2017

Nguyễn Thế
Bình/ Bộ
CHQS Trà
Vinh

Dự kiến
kinh phí
(6)


- Khảo sát, đánh giá hiện trạng các
địa điểm đóng quân: Bộ CHQS
Tỉnh, Ban CHQS các huyện và các
đơn vị trực thuộc khác
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng các
cơ sở sản xuất quốc phòng, khu
kinh tế quốc phòng và các hoạt
động quân sự thường nhật.
3

ảnh hưởng
của BĐKH
và NBD của

các công
trình và hoạt
động quân sự

Huỳnh Anh
Kiệt, Bùi
Hồng Hà/
Viện NĐMT
Nguyễn
Thành Lương
/PKHQS
QK9

Nội dung 3: Đánh giá ảnh
hưởng của BĐKH và NBD đến
các công trình và hoạt động
quân sự trên địa bàn tỉnh Trà
Vinh
- Xây dựng bản đồ chuyên đề đánh
giá ảnh hưởng của BĐKH, NBD
đến công trình, hoạt động quân sự:
+ Bản đồ hiện trạng ngập, bản đồ
dự báo ngập đến 2030, 2040 theo
3 kịch bản RCP
+ Bản đồ hiện trạng, bản đồ dự
báo xâm nhập mặn đến 2030, 2040
theo 3 kịch bản RCP
+ Bản đồ phân bố nhiệt và dự báo
thay đổi giai đoạn 2016-2035
+ Bản đồ phân bố mưa và dự báo

thay đổi giai đoạn 2016-2035
- Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH
và NBD đến các công trình phòng
thủ then chốt
- Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH
và NBD đến hệ thống kho tàng,
các bến bãi quân sự
- Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH
và NBD đến hoạt động đóng quân:
Bộ CHQS Tỉnh, BCHQS các
huyện và các đơn vị trực thuộc

Bộ bản đồ và
các chuyên
đề đánh giá
toàn diện các
ảnh hưởng
của BĐKH
và NBD đối
với từng
hạng mục
công trình và
hoạt động
quân sự

- Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH
và NBD đến các cơ sở sản xuất
quốc phòng, khu KT quốc phòng
- Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH
và NBD đến các hoạt động quân

sự thường nhật: bảo đảm hậu cần
kỹ thuật, huấn luyện, diễn tập, tìm
kiếm, cứu hộ cứu nạn
4

Đề xuất các giải pháp nhằm ứng
23

02/2017 –
08/2017

Nguyễn Bình
Minh/ Bộ
CHQS Trà
Vinh
Huỳnh Anh
Kiệt, Nguyễn
Thành Luân/
Viện NĐMT


phó, giảm thiểu các tác động của
BĐKH và NBD đến các công
trình và hoạt động quân sự trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh
- Giải pháp về quy hoạch hợp lý
các công trình quân sự, các doanh
trại quân đội, hệ thống kho tàng,...
- Giải pháp nhóm kỹ thuật
+ Giải pháp các công trình để ứng

phó, giảm thiểu tác động
+ Giải pháp kỹ thuật đảm bảo
nước sạch cho bộ đội
+ Giải pháp khoa học công nghệ
trong bảo quản VK, trang bị KT,...
5

Giải pháp
mang tính
khả thi và
phù hợp với
điều kiện
thực tế của
các công
trình và hoạt
động quân sự

06/2017 –
08/2017

Lê Văn Tâm,
Nguyễn Thị
Xuân Hồng/
Viện NĐMT

Xây dựng dự thảo kế hoạch
hành động ứng phó, giảm thiểu
các tác động của BĐKH và NBD
đến các công trình, hoạt động
quân sự trên địa bàn tỉnh Trà

Vinh
- Xây dựng dự thảo kế hoạch hành
động tổng thể nhằm ứng phó, giảm
thiểu các tác động của BĐKH và
NBD đến các công trình, hoạt
động quân sự
- Xây dựng dự thảo kế hoạch hành
động cho các nhóm đối tượng
được đánh giá như: các công trình
trong tuyến phòng thủ, hệ thống
kho tàng, bến bãi quân sự, các
hoạt động đóng quân, các cơ sở
sản xuất quốc phòng, các hoạt
động quân sự thường nhật

Dự thảo kế
hoạch khoa
học, khả thi
và phù hợp
với chiến
lược quốc
phòng của
Bộ CHQS
tỉnh Trà Vinh
và Bộ Tư
lệnh QK9

08/2017 –
10/2017


Lâm Bỉnh
Vinh/ Bộ
CHQS Trà
Vinh
Trần
Thành
/PKHQS
QK9

6

Hội thảo

Ghi nhận các
ý kiến đóng
góp của các
chuyên gia

11/2017

Lâm Bỉnh
Vinh, Huỳnh
Anh Kiệt và
Sở KHCN
Trà Vinh

7

Báo cáo giữa kỳ


Báo cáo tình
hình triển
khai đề tài

07/2017

Lâm Bỉnh
Vinh, Huỳnh
Anh Kiệt và
Bộ CHQS
Trà Vinh

8

Nghiệm thu cấp cơ sở

Đóng góp ý
kiến để hoàn

01/2018

Lâm Bỉnh
Vinh và Bộ

24


×