Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Báo cáo cơ sở văn hóa sự vô cảm của một bộ phận người Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706.54 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÁO CÁO CƠ SỞ VĂN HÓA

SỰ VÔ CẢM MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI
VIỆT NAM
GVHD: Lê Thị Ngọc Bích
Nhóm 2.1
Họ tên
Tạ Thị Kim An
Nguyễn Lan Anh
Trương Nguyệt Anh
Nguyễn Thị Diệu Anh
Võ Thiện Bình
Huỳnh Thị Ngọc Bích
Nguyễn Anh Bằng
Lê Quốc Cường
Bào Anh Duy
Phùng Ái Duyên

Mssv
B1607940
B1605719
B1607559
B1607636
B1408328
B1502930
B1606777
B1607944
B1602237


B1606527


Mục lục
Tháng 5/2018

2


Lời nói đầu
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”
Ai trong chúng ta đều có một tấm lòng, một tấm lòng nhân hậu thật sự. Bạn rơi
nước mắt khi thấy các hoàn cảnh bất hạnh, tôi nhoi nhói nơi tim lúc chứng kiến
những tai nạn thương tâm.Nhớ lại lời dạy của ông cha ta “thương người như thể
thương thân” từ lâu đã trở thành đạo lý của người Việt Nam; tính nhân văn, lòng
nhân ái là ngọn lửa sưởi ấm là ánh sáng trong mỗi con người, mỗi gia đình cũng như
toàn xã hội. Thế nhưng ngày nay, bên cạnh nhiều nét đẹp vẫn luôn hiện hữu trong
cuộc sống của chúng ta với những con người luôn biết cống hiến, đồng cảm, chia sẻ,
cưu mang, giúp đỡ người khác, thì cũng có không ít kẻ sống ích kỷ, vô trách nhiệm,
vô cảm, vô đạo đức. Căn bệnh vô cảm coi như “không nghe, không thấy, không biết”
đã đang ngấm ngầm làm mất đi những giá trị đạo đức tốt đẹp trong tâm hồn mỗi con
người, nhất là bộ phận giới trẻ ở thành thị hiện nay, các bạn thờ ơ nhiều hơn, lãnh
cảm nhiều hơn và có phải chăng tâm hồn các bạn dường như “ mất cảm xúc” rồi
không? Một câu hỏi được rất nhiều người đặc ra rằng “ Tại sao chúng ta không can
thiệp?” Hay bởi chúng ta cũng đang vô cảm trước nỗi đau của đồng loại,sợ liên lụy
và mang họa vào thân. Có thể thấy vấn đề vô cảm trong xã hội hiện nay đang là thách
đố cho các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ, cũng như những người có trách nhiệm. Bài
viết dưới đây sẽ lý giải cho chúng ta nguyên nhân cũng như thực trạng hiện nay của

“căn bệnh xã hội” này. Đi vào tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân của “bệnh vô
cảm”, chúng ta sẽ thấy tác hại của chúng đến đời sống xã hội là “nguy hiểm” đến
dường nào, từ ấy mỗi chúng ta hãy là những cá nhân “nhân ái”, tìm ra phương
cách để chống lại căn bệnh quái ác này vì một xã hội sẽ không còn vô cảm bủa vậy.

3


PHẦN NỘI DUNG
1. Khái niệm bệnh “vô cảm”
Trong y khoa không có bệnh vô cảm mà chỉ có trạng thái thờ ơ với ngoại cảnh và
bệnh lãnh cảm. Đây là căn bệnh khó chữa trị, rất dễ xảy ra trong môi trường đòi hỏi
sự cạnh tranh hoặc có sự chênh lệch về điều kiện sống của cá thể.
Vô cảm là một căn bệnh hiện không có trong danh sách của ngành y học, nhưng
nó đã ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống con người. Vậy “bệnh vô cảm” là gì? Vô là
không, cảm là tình cảm, cảm xúc. Vô cảm là trạng thái con người không có cảm xúc
trơ lì cảm xúc, dửng dưng, thờ ơ, vô tâm với những hiện tượng đời sống, chỉ quan
tâm đến bản thân và quyền lợi của bản thân trong những ham muốn, ích kỉ cá nhân.
Sống khép mình lại, thờ ơ lạnh nhạt với tất cả mọi việc xung quanh mối quan hệ giữa
con người vs con người, con người với cộng đồng trở nên lạnh lùng, thiếu quan tâmtôn trọng, thiếu trách nhiệm. Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, một số người chỉ lo
vun vén cho đời sống cá nhân và quay lưng lại với cộng đồng xã hội. Một số người tự
làm mình trở nên xa lánh, không quan tâm đến ai, không biết đến niềm vui nỗi buồn
của người khác. Đó là “bệnh vô cảm”. Chỉ lo chạy theo giá trị vật chất, đôi khi con
người ta đã vô tình đánh mất đi vẻ đẹp đích thực của tâm hồn. Cuộc sống dù có sung
túc hơn, giàu sang hơn, nhưng khi con người không biết quan tâm yêu thương nhau,
thì đó vẫn không được xem là cuộc sống trọn vẹn được. Ngại giúp đỡ những người
gặp khó khăn hoạn nạn, cuộc sống của chúng ta dần đi ngược lại với truyền thống
đạo đức tốt đẹp của nhân dân từ xưa “Lá lành đùm lá rách”.
Trong đời sống đang phát triển mạnh mẽ về công nghệ, máy móc, con người có
thể kiếm được nhiều tiền hơn, giàu có hơn, nhưng có một thứ dường như có biểu

hiện vơi đi, đó là sự quan tâm giữa người với người? Cuộc sống công nghiệp với
những tất bật và tốc độ vận động quá nhanh khiến người ta hẫng hụt đến mức ít quan
tâm đến nhau hơn. Phải chăng những tất bật ấy là nguyên nhân khiến “bệnh vô cảm”
có cơ hội lan rộng?
“ Bệnh vô cảm” được hiểu là một trạng thái tinh thần mà ở đó, con người không nảy
sinh cảm xúc đối với sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình, những nổi buồn, nỗi
đau, sự mất mát, thiệt thòi của đồng loại, hay như một cách nói hình tượng là con
người bị “ rô-bốt hóa”, khiến con người hành xử tàn nhẫn vô tình. Vô cảm chính là
sự trơ lì cảm xúc, dửng dưng, thờ ơ, "máu lạnh" với những hiện tượng đời sống xung
quanh, chỉ quan tâm đến quyền lợi của bản thân. Ra đường gặp cái đẹp không mảy
may rung động; gặp cái tốt không ủng hộ; thấy cái xấu, cái ác không dám lên án,
không dám chống lại... Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, một sô" người chỉ lo vun
vén cho đời sống cá nhân và quay lưng lại với eộng đồng xã hội. Một số người tự
làm mình trở nên xa lánh, không quan tâm đến ai, không biết đến niềm vui nỗi buồn
của người khác. Đó là “bệnh vô cảm”. Chỉ lo chạy theo giá trị vật chất, đôi khi con
người ta đã vô tình đánh mất đi vẻ đẹp đích thực của tâm hồn. Cuộc sống dù có sung
túc hơn, giàu sang hơn, nhưng khi con người không biết quan tâm yêu thương nhau,
thì đó vẫn không được xem là cuộc sống trọn vẹn được. Ngại giúp đỡ những người
gặp khó khăn hoạn nạn, cuộc sống của chúng ta dần đi ngược lại với truyền thống
đạo đức tốt đẹp của nhân dân từ xưa “Lá lành đùm lá rách”.
Vô cảm còn là con đường trực tiếp dẫn đến cái xấu, cái ác. Những người sống vô
cảm thường chỉ nghĩ đến lợi ích của riêng mình, ngại va chạm, sợ phiền toái. Những
4


kẻ sống vô cảm còn lạnh lung, nhẫn tâm gieo rắc đau khổ cho người khác mà không
mảy may động lòng trắc ẩn.

2. Thực trạng vô cảm
Trong nhiều năm trở lại đây, căn bệnh vô cả đang lây lan với tốc độ khá cao trong

cuộc sống, xã hội Việt Nam. Nếu như ngày xưa, cuộc sống khó khăn gắn kết những
người cùng khổ, thì ngày nay, khi cuộc sống trở nên tiện nghi, hiện đại, chúng ta –
đặc bệt là giới trẻ lại có xu hướng khép mình với thế giới bên ngoài. Ngược dòng thời
gian, trở về những ngày cuộc sống người dân còn nhiều lam lũ, mọi người sống với
nhau trong sự chia sẻ, đùm bọc “tối lửa tắt đèn có nhau”. Vậy mà giờ đây, giữa dòng
đẩy xô bồ của cuộc sống, đã bao lần ta tự hỏi chính mình trót lãng quên những mành
đời bất hạnh ?
Thật đáng buồn khi tìm kiếm từ khóa “vô cảm trong xã hội” trên mạng google, thì
chỉ trong vòng khoảng 0,33 giây chúng ta sẽ nhận khoảng 2.250.000 kết quả gồm
những bài nghiên cứu, bình luận trên web, blog, facebook,... lên án căn bệnh vô cảm
xoay những vụ việc nổi cộm.
2.1 Giao Thông
Tình yêu luôn là một vấn đề đáng được quan tâm, đặc biệt đối với các bạn trẻ
ngày nay. Điều đáng nói ở đây là các bạn ngày càng trở nên vô cảm trong chính tình
yêu của mình và để xảy ra những hành động vô cùng sai trái lẫn thương tâm:

2.1.1 Đối với người lớn tuổi
Vào 9h55 ngày 22/05/2018, tại tuyến xe bus 01 Long Biên - Yên Nghĩa. Trong
ảnh, cô gái trẻ đang ngồi trên ghế xe buýt thì có một cụ ông lên xe. Mặc dù đã được
nhắc nhường ghế nhưng cô gái này vẫn ngồi im và không mảy may quan tâm đến cụ
ông đang ngồi ghé ở chỗ để chân. Điều đáng nói, cụ ông khá yếu đang cố gắng bám
vào thanh sắt để không bị ngã.

Cụ ông ngồi ghé vào bục để chân trong khi cô gái trẻ không mảy may
để ý (ảnh)
Sau khi đăng tải, bức ảnh thu hút sự chú ý của đông đảo mọi người. Ai cũng
bức xúc trước hành động không biết “kính trên nhường dưới” của cô gái trẻ này.

5



2.1.2 Đối với tai nạn, mất mát của người khác
Trên các tuyến đường giao thông, xảy ra rất nhiều vụ tai nạn, người thì chết,
kẻ bị thương, phương tiện hư hỏng, tổn thất rất nặng nề mà người đi qua, kẻ đi lại, cứ
đứng nhìn trơ trơ, rất ít người ra tay cứu giúp, thâm chí còn ngang nhiên lấy tài sản
của người gặp nạn.
Trong thời gian gần đây, ti vi, báo chí, truyền hình liên tục đưa tin về những
vụ hôi của xảy ra ở một số tỉnh như Đồng Nai và Bình Định.
Vào 14h chiều 15/3/2013, một chiếc xe tải chở hàng trăm thùng dầu bị lật
nhào khi ôm cua vòng xoay khiến dầu đổ lênh láng trên đường. Nhiều người lao vào
hôi của trước sự bất lực của tài xế.

Nhiều người lao vào hôi của trước sự bất lực của tài xế (ảnh)
Khi đó, xe tải loại 12 tấn chở dầu nhớt dành cho ô tô mang BKS 65C - 01574
do tài xế Lê Phước Hiếu (42 tuổi, quê Cần Thơ) điều khiển, lưu thông trên quốc lộ
1A hướng đi từ Đồng Nai về TP.HCM và gặp nạn trên ôm cua tại ngã 4 Vũng. Hàng
trăm thùng dầu (loại 18 lít) trên xe đổ ra đường. Trong khi tài xế tìm người giúp đỡ
thì nhiều người dân gần đó lao vào múc dầu bị chảy ra ngoài. Nhiều người còn lấy
những bình bị vỡ nhưng còn dầu đem về sử dụng trước sự bất lực của tài xế.
Ngày 1/11, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại hình ảnh nhiều người cùng
mang bao tải ra để nhặt lại những hàng hóa từ một chiếc xe tải bị nạn bốc cháy ven
đường. Theo như chia sẻ, đoạn clip trên được ghi lại tại khu vực tỉnh Quy Nhơn Bình Định.
Trong video, ôtô tải đang chở hàng cho một siêu thị gặp nạn bị cháy, nhiều
mặt hàng trên thùng xe hư hỏng. Chứng kiến cảnh này, nhiều người không giúp mà
cầm bao và túi nilon chạy đến, lục xới và lấy những vật dụng còn sót lại như bột giặt,
bếp, bột ngọt, sữa...
Theo thông tin trên Tuổi Trẻ, Thượng tá Huỳnh Dư Phi Long, phó trưởng
Công an TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), cho biết công an đang điều tra vụ cháy xe
tải chở hàng ngày 1/11 trên quốc lộ 1D, và xác minh để xử lý những người dân “hôi
của” xe này.


6


Trong các clip cũng phản ánh tài xế xe tải gặp nạn là anh Lê Tấn Duy (ở xã
Hòa Xuân Tây, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) đã khóc, nhiều lần đề nghị người dân
không lấy hàng.

Tài Xế Khóc Thương Khi Người Dân " HÔI CỦA "
tại Quy Nhơn - Bình Định (ảnh cắt từ clip)
Một số người dân cũng ngăn cản, đề nghị trả lại tài sản cho tài xế. Nhưng
hàng chục người vẫn bất chấp, nhiều người còn cười đùa khi lấy được hàng.
Trung tá Võ Văn Thống, phó trưởng Công an P.Ghềnh Ráng, cho biết khi nhận được
thông tin cháy xe, ngay lập tức, công an phường cử lực lượng, huy động thêm các lực
lượng bảo vệ dân phố để đến bảo vệ hiện trường.
“Sáng nay tôi mới xem được các clip về việc “hôi của” này. Tôi kiểm tra lại
thì anh em báo cáo là khi lực lượng công an phường vào thì việc “hôi của” đã kết
thúc” - ông Thống nói.
Thượng tá Huỳnh Dư Phi Long cho biết qua xác minh ban đầu, ngoài người
dân ở khu phố 1 P.Ghềnh Ráng, còn có một số người dân ở xã Xuân Hải (thị xã Sông
Cầu, tỉnh Phú Yên) ở giáp ranh và một số người đi đường cũng tham gia lấy hàng hóa
trên xe bị cháy.
“Chúng tôi đang cho anh em vào khu phố 1 P.Ghềnh Ráng để vận động những người
dân đã lấy hàng hóa trên xe tải bị nạn giao nộp lại. Còn hành vi vi phạm cụ thể của
họ thế nào thì sẽ xem xét, xử lý sau, nhưng kiên quyết phải xử lý nghiêm để không
xảy ra những hành động phản cảm như thế này”, ông Long khẳng định.
Trước đó, theo đoạn clip ghi lại, trong số đám đông đó cũng có những người bức xúc
lên tiếng. Một người đàn ông nói lớn: "Đừng có lấy! Hàng đang còn nguyên, trả lại
cho người ta".
Sau đó, có nhiều người hét lên can ngăn, nhưng đám đông vẫn lao vào, thậm

chí có người còn trèo lên thùng xe để đào bới và vét các vật phẩm chưa bị cháy bỏ
vào bọc. Tài xế đứng ngoài bất lực, chỉ biết nhìn và bật khóc nức nở.
Facebooker Bình Nguyễn - người chia sẻ video, viết: "Hôm nay, tôi đi bán hàng nhìn
cảnh này mà buồn quá. Tài xế khóc lóc, còn người dân cứ hôi của. Không hiểu người
ta nghĩ gì? Trong khi xe hàng thì cháy hết".

7


2.1.3 Thấy tai nạn mà chỉ đứng nhìn
Khi tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra trên cầu vượt Thái Hà (Hà Nội) tối
8/11, nhiều clip ghi lại cảnh không ít người đứng chụp ảnh, quay phim bằng
smartphone rồi đứng bình luận mà không tham gia cứu giúp người bị nạn.
Ngay sau vụ tai nạn, trên các trang mạng xã hội đã ngập tràn những hình ảnh
và bình luận, trong đó đáng chú ý là chia sẻ của bạn T.H.T - người vừa là nhân chứng
vừa là một trong những người tham gia ứng cứu người bị nạn.

Hiện trường vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra tối 8/11 trên cầu vượt Thái Hà
(Q.Đống Đa, Hà Nội)
Bên cạnh việc nhắc nhở mọi người tuân thủ luật lệ khi tham gia giao thông,
bạn T.H.T không giấu được nỗi bức xúc khi nhiều người có mặt tại vụ tai nạn nhưng
thờ ơ, thấy người bị nạn mà không cứu, chỉ bàn tán và chụp ảnh rồi lảng đi:
"Trong tất cả quá trình đấy, người bu lại rất đông, nhưng mình để ý được duy
nhất ngoài mình còn 2 bạn gái, một anh đeo kính đi xe Ford, và một bạn sinh viên
đeo cặp chéo là không hề cầm điện thoại trên tay để lao vào giúp đỡ. Còn lại thì bàn
tán và chụp ảnh và lảng đi khi được nhờ.”
"Có thể không giúp gì được cho người bị nạn, nhưng ít ra đừng xúm lại quay
phim chụp ảnh đưa lên Facebook câu like, vừa tàn nhẫn, vừa phản cảm vô cùng".
Bạn đọc Đình Vũ
Nhất là một cậu trai mặt non choẹt, tay xăm kín thốt lên rằng "em đau tay" khi

bác sỹ nhờ cậu ta nhấc cái người gãy 2 chân kia ra khỏi đầu xe taxi, dù cậu trai này là
kẻ nhiệt tình đứng ngó nghiêng nhất, nhưng chắc cậu ta vẫn nghe rõ được lời của
mình "Đồ hèn, tránh ra"...
Cùng chung suy nghĩ ‘không hiểu những người này nghĩ gì trong đầu’, bạn
Bui Thanh Mai tỏ rõ sự đồng cảm khi chia sẻ câu chuyện của mình: "Mình cũng từng
bị tai nạn, xe thì đè trên người. Người đâm mình thì nằm thẳng đơ ra, sùi bọt mép.
Kêu cứu thì chỉ nhận được những ánh nhìn vô tâm và lướt qua cho đến mãi sau. Lúc
đấy mới thấm lắm cái cảnh này..."
Như động vào đúng “chỗ ngứa” đang là vấn đề bức xúc của cả xã hội, một loạt
ý kiến từ đồng tình đến phẫn nộ được bày tỏ trong cùng tâm trạng bức xúc, cho rằng
điều đáng sợ nhất là trong xã hội tình người dường như ngày càng xói mòn, con
8


người đối xử với nhau lạnh lùng vô cảm, chỉ chạy theo những giá trị ảo mà quên đi
những việc thiết thực cần làm.
2.2 Tình yêu
Tình yêu luôn là một vấn đề đáng được quan tâm, đặc biệt đối với các bạn trẻ
ngày nay. Điều đáng nói ở đây là các bạn ngày càng trở nên vô cảm trong chính tình
yêu của mình và để xảy ra những hành động vô cùng sai trái lẫn thương tâm:
Thời gian gần đây, tội phạm giết người càng ngày càng được trẻ hóa. Rất
nhiều tội phạm đang ở thế hệ 8x, 9x. Chắc hẳn mọi người trong chúng ta nhớ vụ án
giết người chấn động cả nước mà hung thủ giết người chỉ vì hận tình.
Do bị cự tuyệt tình cảm, Nguyễn Hải Dương nuôi ý định sát hại cả gia đình
bạn gái cũ để trả thù tình. Sau khi học hết lớp 12 Dương được cha đưa lên Sài Gòn
học nghề nhưng sau đó đã bỏ ngang vì không có tương lai. Một thời gian sau, Dương
về làm thuê ở xưởng gỗ của người chú ruột, tá túc ngay trong phòng bảo vệ cùng cha.
Trong thời gian làm việc tại đây năm 2013, Nguyễn Hải Dương đã có cơ hội
làm quen với Lê Thị Ánh Linh từ một lần đi sinh nhật. Biết hoàn cảnh Dương nghèo
khó nhưng cô gái con đại gia ngành gỗ ở huyện Chơn Thành, Bình Phước vẫn hết

mực yêu thương.
Trong quá trình yêu nhau, Dương đã nhiều lần đưa Linh về thăm nhà, đồng
thời cũng đã tính đến chuyện kết hôn. Tuy nhiên, trong quá trình yêu nhau, cả hai
thường xảy ra mâu thuẫn cãi vã. Sau khi đi học ngành Tài chính Kế toán, Dương
được người yêu cho mượn gần 500 triệu mua đất cao su ở Bình Phước với mục đích
tạo điều kiện cho người chồng tương lai có sự nghiệp. Tuy nhiên tới tháng 2/2015,
trong lúc mẹ Linh yêu cầu con gái chấm dứt tình cảm với Dương thì anh này phát
hiện Linh có bạn trai mới.
Sau khi chia tay, Dương quen và yêu người khác nhưng cảm thấy sống không
thể thiếu Linh nên nhiều lần tìm cách nối lại tình xưa. Tuy nhiên, những lần ấy đều bị
Linh và gia đình cự tuyệt. Khi bị ngăn cấm yêu, Dương hận tình nuôi ý định sát hại
Linh và những người trong gia đình cô gái để trả thù. Anh ta cũng lên kế hoạch tự sát
sau khi gây thảm án.

Các bị cáo tại tòa sơ thẩm. Ảnh: K.T.
9


Để có thêm đồng bọn, Dương gọi Vũ Văn Tiến và rủ người này tham gia kế
hoạch cướp tài sản. Đột nhập vào căn biệt thự của ông Mỹ rạng sáng 7/7, cả hai đã
lần lượt giết 6 người trong gia đình sau khi tra khảo tiền bạc nhưng không được gì.
Trước khi xuống tay với Linh, Dương nói nhỏ vào tai cô gái: Tất cả những gì xảy ra
hôm nay là do anh bị đối xử cự tuyệt.
Sát hại 6 người xong, hai kẻ sát nhân lấy iPad, máy tính xách tay, 5 điện thoại
và hơn 4 triệu đồng. Trước khi bỏ trốn, Dương nghe tiếng Bé Na (con út ông Mỹ)
khóc trong phòng nên vào ru cho bé ngủ rồi trốn khỏi hiện trường.
Ai cũng đã biết tính chất vụ án quá man rợ được thực hiện bởi hai con người
bình thường là hiền lành, không có tiền án tiền sự. Nguyên nhân là bởi sự hận tình.
Hận tình là bởi quá ham mê, không chấp nhận được việc chia ly.
2.3 Y tế

Y tế là một lĩnh vực đòi hỏi hết sức cẩn thận và sáng suốt của các đội ngũ y
bác sĩ của một bệnh viện, dù ở bất cứ cương vị nào thì khi người dân đã đến thì các y
bác sĩ phải tận tình cứu chữa tuyệt đối không để xảy ra điều đáng tiết nào trong khả
năng của mình. ấy vậy mà thời gian gần đây…
Dư luận gần đây nóng lên sự vô cảm của nhân viên y tế dẫn đến cái chết oan
uổng của người dân không có tiền.Muốn chữa bệnh thì phải trả tiền trước, và phải có
bao bì nặng thì chăm sóc tốt hơn. Cho nên, vào bệnh viện là phải có bao thư, chích
thuốc cho êm cũng phải bao thư, thậm chí tái khám lại cũng phải bao thư. Nếu không
có bao thư quà cáp thì “sốngchết mặc bay”. Trong lúc chờ đợi phong bì thì mặt nặng
màynhẹ, làm khó dễ cho bệnh nhân cũng như ngườ inhà bệnh nhân.
Tại Bệnh viện Công ty cao su Dầu Tiếng, Bình Dương cũng đã xảy ra một vụ
việc tương tự. Anh Phạm Ngọc Tấn (SN 1977) tức ngực, khó thở… Vào bệnh viện
cấp cứu. Mặc cho anh Tấn kêu đau, xin chuyển viện nhưng bác sĩ vẫn dửng dưng để
rồi sau hơn 2 tiếng nhập viện bệnh nhân đã tử vong.
Theo phản ánh của gia đình anh Phạm Ngọc Tấn: Khoảng 16g ngày 4-5, do bị
đau thắt ngực bên trái, khó thở, anh Tấn đến khám tại Trạm Y tế Long Hòa (huyện
Dầu Tiếng, Bình Dương). Sau đó (lúc 17g) anh Tấn được người thân chuyển vào cấp
cứu tại Bệnh viện Công ty Cao su Dầu Tiếng.
Tại đây, các bác sĩ đo điện tim và cho anh Tấn uống thuốc. Đến 17g30, anh
Tấn lại tiếp tục kêu đau, thậm chí nằm không được nên anh phải ngồi dậy. Lo lắng
trước bệnh tình của anh Tấn, chị Phạm Thị Ngọc Yến (chị gái anh Tấn) đã nhiều lần
tới phòng trực nhờ bác sĩ tới xem rõ tình trạng bệnh cho anh Tấn, nhưng các nhân
viên bệnh viện vẫn dửng dưng ngồi trong phòng trực chuyên trò rôm rả.
Đến 19g, anh Tấn vẫn than tức ngực, khó thở. Chị Yến lại một lần nữa sang
phòng trực xin cho em trai được chuyển viện. Lúc này ở phòng trực có một bác sĩ
khác mới thay ca và ông đã xuống khám bệnh cho anh Tấn. Sau khi khám cho anh
Tấn xong, vị bác sĩ này đã yêu cầu chị Yến đi đóng phí để làm xét nghiệm máu cho
anh Tấn. Khoảng 19g10, khi một điều dưỡng tới vừa quấn máy đo vào tay bệnh nhân
thì anh Tấn bỗng giật nảy mình mấy cái rồi tử vong.


10


2.4 Giáo dục
Giáo dục là một môi trường để học tập và phát triển, học tập cả kiến thức lẫn
học đạo đức. Đào tạo một con người trở nên có ích cho gia đình và xã hội. Nhưng
thời gian gần đây đã xuất hiện một vấn đề đáng báo động đó là bạo lực học đường :
Bệnh vô cảm cũng đã len lõi vào trong chốn học đường, vốn được xem là môi
trường trong lành nhất, nơi rèn đức luyện tài cho những chủ nhân của xã hội, với
phương châm giáo dục:“Tiên học lễ, hậu học văn”. Dư luận đề cập ngày càng nhiều
việc đánh nhau trong học đường, gây chấn động rất lớn cho xã hội. Ngày nay, giới trẻ
có nhiều cơ hội học hỏi, trau dồi kiến thức hơn các thế hệ đi trước, nhiều trường công
và trường tư mở ra để đào tạo những con người có tri thức, có đạo đức, hầu phục vụ
cho nhân quần xã hội, dẫn đưa đất nước đến một nền văn minh tiên tiến, theo kịp đà
tiến bộ của các nước trên thế giới. Nhưng thật đau lòng mỗi khi những hình ảnh vô
cảm và thiếu đạo đức của giới trẻ được các phương tiện truyền thông đưa lên mặt báo
hay chúng ta tận mắt chứng kiến những cảnh đau lòng. Chẳng hạn như các bạn nữ
sinh đánh nhau, cởi đồ và xé áo bạn mình đang có nguy cơ trở thành một “phong
trào” hay là học sinh đánh thầy cô giáo đến nỗi phải nhập viện. Điều đáng lên án là,
khi chứng kiến các vụ việc trên, hầu hết các bạn đều dửng dưng, bàng quan như
không thấy gì. Thay vì can ngăn, giải thích đúng sai, thì họ lại cổ vũ, ủng hộ hết mình
cho những hành động vô đạo đức và thiếu văn hóa đó.
Trưa 9-12, trên mạng xã hội xôn xao trước clip 3 nữ sinh bị 2 nữ sinh khác
đánh dã man ngay tại lớp học. Sự việc xảy ra trước rất nhiều học sinh khác nhưng
không thấy học sinh nào can ngăn.
Tài khoản Facebook có tên là "L.N.T." đã đăng tải clip này kèm theo nội dung:
Sự việc xảy ra vào ngày 6-12, tại một trường THCS trên địa bàn TP Rạch Giá, tỉnh
Kiên Giang. Trong clip là 1 học sinh lớp 9/1 và 1 học sinh lớp 9/2 đánh 3 học sinh
lớp 7. Nữ sinh bị đánh chấn thương và vẫn chưa thể đến trường…".
Trong đoạn clip dài hơn 3 phút, 1 nữ sinh lớp túm tóc lần lượt 3 nữ sinh rồi

dùng tay tát vào mặt, đánh vào đầu, dùng chân đá vào vai và nhận đầu 3 nữ sinh
xuống nền gạch rất dã man. Không chỉ đánh, nữ sinh này còn chửi thề rất thô tục,
như: "Đ.M. cho 3 đứa mày chết một chỗ nè…".

11


Ảnh cắt từ clip
Sau đó, 1 nữ sinh khác tiếp tục đánh 3 nữ sinh này. Những nữ sinh bị đánh chỉ
biết kêu gào thảm thiết, ôm đầu khóc, không dám phản kháng lại. Có nữ sinh khóc
lóc, van xin: "Em không có mà chị…". Trong khi đó, rất nhiều nam sinh, nữ sinh
đứng xung quanh nhìn chứ không can ngăn.
Trên mạng xã hội, rất nhiều người tỏ ra bức xúc khi xem qua clip này. Trong đó
có người cho biết không dám xem hết clip vì 3 nữ sinh bị đánh quá dã man.
Trước đó, chiều 9-12, thầy Trần Kim Cảnh, Hiệu trưởng Trường THCS Trần
Hưng Đạo (TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang), xác nhận clip 2 nữ sinh lớp 9 đánh dã
man 3 nữ sinh lớp 7 bị phát tán trên mạng xã hội là học sinh của nhà trường. Hiện
trường đang tiến hành xử lý. Theo đó, sau khi nhận được tin báo của phụ huynh, nhà
trường đã mời phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm kết hợp với công an phường cùng làm
việc và cho những học sinh có liên quan làm tờ khai để phía công an xử lý theo quy
định.
Về phía Trường THCS Trần Hưng Đạo, chiều 9-12 đã thành lập hội đồng kỷ luật
để biểu quyết hình thức kỷ luật đối với những học sinh có liên quan. Sáng 11-12, nhà
trường sẽ mời phụ huynh của 3 em bị đánh và 2 đánh lên để thông báo quyết định kỷ
luật theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bệnh vô cảm còn ở rất nhiều lĩnh vực khác của xã hội.

3. Tác hại của căn bệnh vô cảm
Bệnh vô cảm có những tác hại thật ghê gớm, nó không chỉ làm suy giảm đạo đức của
một cá nhân mà còn đẩy đất nước đến bờ tụt hậu, suy thoái.

3.1 Bệnh vô cảm có thể dẫn đến chết người
Một bác sĩ nếu “vô cảm” sẽ không có đủ tình thương đối với con bệnh của
mình, sẽ đánh mất đi lương tâm của một thầy thuốc, sẽ quên đi phương châm:
“Lương y như từ mẫu”. Chẳng hạn, trước một ca cấp cứu, bệnh nhân đang ở trong
tình trạng nguy kịch, nhưng vì gia cảnh nghèo, không có tiền để đóng viện phí hay
không có tiền để “bồi dưỡng” cho bác sĩ, thì “bệnh vô cảm” khiến cho bác sĩ ấy chậm
trễ, thờ ơ hay không nhiệt tình cấp cứu bệnh nhân, cuối cùng để bệnh nhân chết oan
uổng, gây đau khổ cho những người thân của họ. Càng đau đớn và chua xót hơn nếu
12


bệnh nhân kia là cha mẹ, là người cột trụ về kinh tế trong gia đình. Họ phải tất tưởi ra
đi, để lại những đứa con thơ dại, cha mẹ già không ai phụng dưỡng trong cảnh cô
đơn, già yếu. Mới đây tại Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội, chỉ vì sự vô cảm của bác sĩ và
các y tá, đã dẫn đến cái chết oan uổng của một em bé chưa kịp chào đời. Chị Hao kể:
“Chồng tôi đã bồi dưỡng bác sỹ An một triệu đồng, nhờ cứu cho mẹ tròn con vuông
rồi gia đình sẽ “hậu tạ” sau. Thế nhưng, bác sĩ An không mổ ngay cho tôi mà đi vào
phòng riêng ngồi xem vô tuyến đến tận 23h40, còn 2 hộ sinh nữ là Vũ Thị Diệu Vân
và Trần Hoàng Linh ngồi ở một góc phòng ăn bánh kẹo, nói chuyện, làm việc riêng
để mặc cho tôi đau đớn trên bàn sinh. Tôi đau đớn khi biết con mình trong bụng đang
chết dần chết mòn mà không thể cứu được. Tuyệt vọng, tôi cầu cứu các y tá đang ở
gần đó nói giúp với bất cứ bác sĩ nào cũng được, mổ giúp tôi lấy con ra mà không
một ai đứng dậy tìm bác sĩ. Họ vẫn cứ thờ ơ, thản nhiên ăn uống, cười đùa với nhau
như không có chuyện gì xảy ra cả” . Còn nói về người giữ sinh mạng của nhiều
người như tài xế chẳng hạn, mà mắc “bệnh vô cảm” thì cái chết không chỉ mang đến
cho một người. Người tài xế “vô cảm” sẽ coi mạng con người chẳng ra gì, cố tình
phóng nhanh, vượt ẩu, giành đường để về trước, sẽ gây hậu quả khôn lường. Một vụ
tai nạn giao thông tại Bình Thuận mới đây, đã cướp đi sinh mạng của mười người và
rất nhiều người bị thương. Nguyên nhân cũng chỉ vì tài xế “vô cảm”, coi mạng người
như cỏ rác.

3.2 Bệnh vô cảm có thể để lại tai họa lớn cho xã hội
Thầy cô giáo được xem là “kỹ sư tâm hồn”, là “cha mẹ thứ hai” của học sinh.
Nhưng nếu “vô cảm” sẽ thiếu tình thương dành cho những đứa con của mình, thiếu
nhiệt tình trong việc giảng dạy, không có trách nhiệm trong việc giáo dục, hờ hững
trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh, không quan tâm đến chất lượng giảng
dạy, chỉ biết dạy hết giờ là ra về còn kết quả ra sao không quan tâm! Vì “vô cảm” họ
sẽ “đào tạo” ra những lớp học trò thiếu trình độ, thậm chí cũng… “vô cảm” như họ.
Như thế, các chủ nhân tương lai của đất nước sẽ đi về đâu? Rường cột nước nhà sẽ ra
sao, nếu không nói là đã mục nát ngay từ trong trứng nước? Quả thật, đó là một mối
họa vô cùng lớn cho xã hội!
3.3 Bệnh vô cảm có thể đưa đất nước đến suy vong
Các cán bộ Nhà nước là “đầy tớ của nhân dân”, hết lòng phục vụ cho công ích,
điều hành mọi hoạt động của đất nước. Thế nhưng, họ lại “vô cảm” trước các nguyện
vọng chính đáng của người dân, thì họ sẽ không thể nào nhìn thấy và thấu hiểu được
những khốn khó trăm bề của dân đen. Thậm chí, lại không giải quyết những tranh
chấp, khiếu kiện về tài sản, đất đai của người dân; trái lại, còn nhũng nhiễu, gây khó
dễ để được “chung chi”, hoặc trù giập, dùng vũ lực để chiếm lấy cho một tổ chức nào
đó để mình được “phong bì” dằn túi riêng. Tất cả cũng chỉ vì tham lam, ích kỷ mà
đánh mất đi cái lương tâm, cái phẩm chất đạo đức, cái tác phong nghiêm túc của một
cán bộ “cho dân và vì dân”. Từ đó, nhân dân sẽ không còn tin tưởng vào chính quyền
nữa, sẽ mạnh ai nấy sống, sẽ vơ vét cho riêng mình, sẽ sống “vô cảm” như cán bộ,
chẳng ai lo cho lợi ích chung của cộng đồng dân tộc, phó mặc cho ngoại xâm xâu xé
đất nước, tự do giành đất giành biển của chúng ta. Chính những cán bộ “vô cảm”
thiếu trách nhiệm này đã gián tiếp đẩy đất nước đến bờ vực của suy vong.

13


4. Nguyên nhân của sự vô cảm
4.1 Nguyên nhân khách quan

4.1.1 Sự chuyển hóa kinh tế thị trường
Trước sự chuyển hóa về kinh tế thị trường, con người coi trọng đồng tiền, thờ
ơ với xung quanh.
Gần đây, giữa nền kinh tế thị trường phổ biến lối sống chạy theo cái “tôi” nên
người ta thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại. Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến bệnh vô
cảm là do sự chuyển hóa sang cơ chế thị trường, mạnh được yếu thua, một số người
có tâm lý việc không liên quan đến mình thì mặc kệ. Giữa những áp lực về công danh
sự nghiệp, tiền tài danh vọng, mỗi người đều chọn cho mình một cách thức sống
riêng và hoàn hảo cho sự lựa chọn đó chính là thờ ơ, vô cảm với những vấn đề của
người khác. Bản thân trước hết phải được đặt lên trên hàng đầu.
Dân số tăng nhanh, áp lực việc làm và đời sống khiến con người không còn
biết nhường nhịn hay yêu thương nhau nữa. Càng bận rộn, họ không còn biết quan
tâm hay giúp đỡ lẫn nhau. Lâu dần trở thành thới quen, thành lối sống, thành cách
ứng xử. Một xã hội vô tình, vô cảm cũng dần hình thành.
4.1.2 Sự biến đổi về văn hóa
Sự biến đổi về văn hóa là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên
bệnh vô cảm.
Văn hóa thường phải liên tục phát triển. Các giai đoạn, các thời kỳ phải nối
tiếp nhau tạo nên một dòng văn hóa để các cá nhân dựa vào đó ứng xử và tồn tại. Khi
chúng ta tiếp nhận lối sống mới - lối sống với nhiều nền văn hóa khác nhau, con
người ta bắt đầu hiểu được sức mạnh của đồng tiền, của sự thỏa mãn nhu cầu. Khi
được thỏa mãn cho riêng mình thì lại nảy sinh những sự so sánh thiệt hơn. Đáng lý
thấy người bị nạn trên đường người ta phải giúp, thấy điều ác thì phải đấu tranh
nhưng lại chần chừ, do dự, thậm chí thờ ơ, lãnh cảm với những nỗi đau của người
khác.
4.1.3 Chất lượng giáo dục
Chất lượng giáo dục còn những giáo điều, lý thuyết khô khan, nặng nề.
Một chuyên gia xã hội học cho rằng, nguyên nhân bệnh vô cảm có thể bắt
nguồn từ chất lượng giáo dục ở các nhà trường và đạo đức gia đình còn hạn chế.
Chúng ta cần một nền giáo dục không còn những giáo điều, lý thuyết khô khan, nặng

nề, mà thay vào đó là những bài học sinh động, thực chất để phát triển tâm hồn, nhân
cách, nhân phẩm của mỗi học sinh. Chỉ có như thế, bệnh vô cảm mới có thể được
giảm thiểu ở mức thấp nhất.
Nhà trường là nơi đào tạo ra những con người có tài đức, biết quan tâm đến
mọi người và tích cực phục vụ cho nhân quần xã hội. Thế mà ngày nay, trong một số
trường học, người ta chỉ chú tâm đến việc nhồi nhét tri thức, còn vấn đề đạo đức
dường như đang bị bỏ ngỏ, thậm chí có những trường chỉ dạy môn giáo dục công dân
cho qua lần chiếu lệ.
Bên cạnh một số thầy cô mẫu mực, nhiệt huyết với việc giáo dục, vẫn còn đó
những thầy cô chưa hoàn thiện nhân cách. “Có thầy cô gọi học sinh là mày xưng tao,
14


có thầy cô chêm cả những câu chửi tục vào lời nói của mình, có thầy cô quát mắng
học sinh như kiểu dân chợ búa, … Chính các em đã phải thốt lên rằng “giáo viên ăn
nói thô lỗ, vô văn hóa như vậy thì trách sao học sinh không bắt chước” . Những hành
động đó ít nhiều xâm nhập vào thế giới quan của giới trẻ, dần dà hình thành lối hành
xử thô bạo, thiếu tình thương. Sự vô cảm lẽ nào chẳng bắt nguồn từ đó? Thầy cô
được xem như cha mẹ thứ hai của học sinh. Nếu họ vô cảm thì sẽ thiếu tình thương
dành cho những đứa con của mình, thiếu nhiệt tình và trách nhiệm trong việc giảng
dạy, truyền đạt kiến thức cho học sinh. Vì “vô cảm” họ cũng sẽ “đào tạo” ra những
học trò vô cảm như họ. Như thế, ta phải nói sao về những chủ nhân tương lai của đất
nước? Đây chính là một mối họa lớn cho xã hội.
Việc quản lý, giáo dục học sinh lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm cũng là nguyên nhân cơ
bản dẫn đến hiện tượng vô cảm. Một số nhà trường vẫn giáo dục kiểu tự do, để các
em mặc sức hoành hành thành lập băng nhóm, bè phái....dễ dẫn đến hiện tượng “lây
lan tâm lý”.
Có thể ở nhà các em ngoãn nhưng khi đến trường cùng bè phái rất dễ tập
nhiễm thói quen của đám đông và ảnh hưởng tâm lý của đám đông, qua đoạn clip
trên chúng ta cũng có thể nhận ra điều đó, chứng tỏ sự quản lý, giáo dục của nhà

trường còn ở mức độ lỏng lẻo nhất định.
Ngoài ra, việc giáo dục các bài học đạo đức cho học sinh, nhất là những nội dung của
môn giáo dục công dân cần phải rà soát lại, đa số các em học sinh phổ thông xem
môn học này chỉ là môn phụ, giáo viên chủ yếu dạy bằng lý thuyết khô khan mà chưa
biến nội dung thành các kỹ năng về lối sống, nếp sống, cách ứng xử giữa người với
người. Ở các môn học khác giáo viên chỉ chủ yếu truyền đạt kiến thức mà thiếu việc
hình thành những phẩm chất nhân cách cần thiết cho các em.
Quả thật, môi trường giáo dục đang trở nên bất ổn hơn bao giờ hết. Đó thật sự
là mối lo ngại sâu sắc đối với ngành giáo dục và cả xã hội. Nguyên nhân của vấn nạn
trên thì có nhiều. Nhưng có một nguyên nhân mà khiến người ta day dứt, trăn trở
nhiều nhất, đó là căn bệnh vô cảm, nó giảm sút nghiêm trọng tinh thần đấu tranh
đang bao trùm ở khắp nơi, với mọi đối tượng.
4.1.4 Phát triển của công nghệ truyền thông và game hành động, các trò
chơi bạo lực
Game hành động và các trò chơi bạo lực là nguyên nhân gây bệnh vô cảm ở
giới trẻ.
Nguyên nhân cuối cùng dẫn đến căn bệnh này chính là sự kích động tinh thần
của thế hệ trẻ khi xem phim hành động hay chơi game – trò chơi bạo lực đã làm cho
con người trở nên sắt đá, tính tình nguội lạnh, chẳng còn cảm giác hay suy nghĩ gì về
những điều xung quanh mình.
Trước thời đại thông tin mạng phát triển mạnh mẽ, con người có điều kiện để
trao đổi thông tin, chia sẻ, kết nối bạn bè. Song, mặt trái của nó đã làm cho đời sống
tâm hồn của họ trở nên nghèo nàn, khô khan. Họ cũng chẳng quan tâm đến ai thậm
chí trong chính gia đình của mình, suốt ngày dán vào Facebook, Zalo…không quan
tâm nhiều đến những gì xảy ra xung quanh mình. Công nghệ truyền thông phát triển
vượt bậc khiến việc kiểm soát vấn đề bạo lực, văn hóa phẩm đồi trụy, tuyên truyền
phản động,.. khó khăn hơn bao giờ hết. Tội ác có cơ hội xâm nhập sâu vào trong đời
sống con người.
15



4.1.5 Nguyên nhân từ gia đình
“Gia đình chính là tế bào của xã hội, gia đình mà tốt đẹp thì xã hội mới tốt đẹp
được”. Đây chính là bài học giáo dục công dân của học sinh cấp II. Thế mà ngày nay,
trong nhiều gia đình, cha mẹ rất ít dạy con có sự đồng cảm với người khác, với
những người chung quanh. Theo chuyên gia tư vấn tâm lý Triệu Hồng Như thuộc
Trung tâm Tư vấn Tâm lý Hà Nội: “Cách phản ứng, hành vi của giới trẻ một phần là
do học hỏi ngoài xã hội và một phần là do ảnh hưởng từ trong gia đình, cũng có khi
là do lối sống mà giới trẻ tự tạo nên… Thói quen bó hẹp giao tiếp, chỉ giao lưu với
những người ảo trên mạng game online. Những cảnh bạo lực từ đấm đá đến chém
giết man rợ, đầy rẫy trong các trò chơi điện tử, trên ti vi, trong truyện tranh; những
thú vui giải trí được giới trẻ yêu thích sẽ dẫn tới thờ ơ hay lãnh đạm với những việc
xảy ra xung quanh, đó là một hệ quả không tránh khỏi”.
Đúc kết kinh nghiệm giáo dục con cái, ông cha ta đã khuyên: “Dạy con từ
thuở còn thơ”, cũng tựa như uốn cây tre, phải uốn từ lúc tre còn non. Nhưng dường
như nhiều gia đình ngày nay không coi trọng điều này, không quan tâm đến việc dạy
con phải có sự đồng cảm, yêu thương, giúp đỡ và biết tha thứ cho người khác. Bởi lẽ,
cha mẹ thiếu gương mẫu về đạo đức, về lối sống, cũng không quan tâm dạy bảo con
cái. Hiện nay, có bao nhiêu bậc cha mẹ chịu bỏ thời gian dạy con cái biết cách đối
nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, dạy con có lòng khoan
dung, độ lượng, vị tha và những chuẩn mực giá trị đạo đức mà con người phải sống
theo và tôn trọng với tư cách là một con người?
Tuy nhiên, hiện nay ở một số gia đình không biết giáo dục con cái về sự chia
sẻ, về tình yêu thương, sự quý trọng những giá trị vật chất lẫn tinh thần. Từ nhỏ các
em được chiều chuộng quá mức, cha mẹ đáp ứng quá đầy đủ những nhu cầu vật chất
mà thiếu hụt về tình cảm dẫn đến các em không cảm nhận được sự thiến thốn hay nỗi
đau khổ từ người khác.
Một số gia đình, cha mẹ cứ đi làm cả ngày tối về, thậm chí có gia đình cha mẹ
đi làm cả tuần, cả tháng, con cái giao cho người giúp việc hoặc trường lớp. Ở nhà thì
đóng kín cửa, không cho con giao tiếp với những người xung quanh, dẫn đến một số

trẻ hình thành tâm lý “đèn nhà ai nhà đấy tỏ”, chẳng cần quan tâm đến những người
xung quanh, khi “tối lửa tắt đèn” cũng mặc kệ...
Một số cha mẹ thường lại hay đánh đập con cái thường xuyên, trong gia đình
cha mẹ hay xảy ra xung đột thì trẻ càng có nhiều nguy cơ nảy sinh sự vô cảm.
Theo giảng viên tâm lý Ths Bùi Minh Đức (Học viện Chính trị) cho biết: “Nếu
như cha mẹ hay đánh đập con cái thường xuyên đến một thời điểm nhất định chúng
sẽ trơ lỳ, hay nói đúng hơn là mất cảm xúc, đòn roi chẳng còn ý nghĩa với chúng,
không biết sợ sệt và như vậy trẻ cũng dễ dàng vô cảm với các trường hợp tương tự”.
4.1.6 Nguyên nhân từ xã hội
Do ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, với những ứng
dụng hiện đại của công nghệ thông tin đã ảnh hưởng đặc biệt đến thế hệ trẻ, làm thay
đổi cách thức làm việc, giao tiếp và tư duy, dẫn đến giới trẻ sống vô cảm không quan
tâm đến những việc xung quanh. Theo GS Mark Bauerlein (Mỹ), khi càng sử dụng
internet thì người ta càng lơ là với những gì diễn ra xung quanh. Khi blog, mạng xã
hội xuất hiện, giới trẻ được tự do thể hiện mình. Nhưng một khi tự giam mình quá lâu
16


trong thế giới ảo, một bộ phận giới trẻ sẽ có lối sống bất thường và dẫn tới trầm cảm
hay vô cảm,…
Đồng thời, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến đạo đức truyền thống:
một mặt, nó làm cho những giá trị truyền thống được phát huy, những giá trị đạo đức
mới được hình thành; mặt khác, nó làm nảy sinh tư tưởng ích kỷ, lãng quên trách
nhiệm cộng đồng, đề cao cái tôi cá nhân lên trên cái ta cộng đồng, lấy giá trị vật chất
làm thước đo cho tất cả. Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh cho rằng: “Dường như
đang có một cuộc khủng hoảng niềm tin trong xã hội hiện đại dẫn đến các bạn trẻ
sống vô cảm".
Hơn nữa, căn bệnh vô cảm là kết quả của một lối sống thực dụng ngày càng ăn
sâu vào văn hóa của xã hội ngày nay. Khi mà các giá trị sống, giá trị đạo đức tinh
thần, lòng bao dung nhân ái, tình thương yêu đồng loại, sự hy sinh... đang dần bị thế

chỗ cho chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa duy lợi và chủ nghĩa cá nhân, thì con người
không còn cảm giác trước nỗi đau của đồng loại. Bên cạnh đó, do sự gia tăng những
bất công xã hội, là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lối sống “phong bì”, người lớn
không còn là tấm gương đạo đức cho giới trẻ, khiến đạo đức bị suy giảm.
Tuổi trẻ ngày nay với khát vọng làm giàu nhanh chóng mà bỏ qua các quy luật
phát triển của đời sống xã hội. Họ nhận ra các cơ hội làm giàu mà không hề nghĩ đến
những hậu quả xấu do sự phát triển gây ra. Hoặc là họ cố biện minh, né tránh, ngụy
biện vấn đề, bất chấp hậu quả.
Không có một sự chuyển động nhanh nào mà không có rủi ro. Tuy vậy, phong
trào khởi nghiệp làm giàu được khuyến khích trong toàn xã hội khiến tuổi trẻ phấn
khích. Họ tự gây áp lực làm giàu cho mình mà bất chấp rủi ro. Họ chỉ có công việc,
ngày đêm đối diện với các vấn đề trong công việc. Họ đã không còn đủ thời gian để
sống, để vui chơi, để yêu thương hoặc cảm thông trước những bất hạnh trong xã hội.
Và hiện tượng vô cảm cũng nảy sinh, từng bước làm xói mòn đạo đức và tình yêu
thương của con người.
4.1.7 Hệ thống pháp luật
Hệ thống pháp luật nước ta còn thiếu chặt chẽ.
Kẻ xấu chưa được nghiêm trị thích đáng. Tội ác vẫn còn lộng hành khiến cho
nhiều người bất mãn. Từ đó làm nảy sinh những hành vi chống đối, không tuân thủ
pháp luật và trở nên hung bạo, thiếu tình người.
4.2 Nguyên nhân chủ quan
Do bản thân họ thiếu tình yêu thương, thiếu lòng quảng đại; họ sống bằng thứ
lý trí sắt đá, tình cảm khô cằn của mình. Thêm vào đó, do ngoại cảnh tác động: khi
một con người bị chính cái xấu hãm hại, khi mà những điều tốt đẹp không xảy đến
với bản thân, thì họ sẽ trở nên hận đời và vô cảm trước cuộc đời. Họ không còn lòng
tin vào điều tốt, thế nên họ vô cảm trước những điều tốt đẹp trên cuộc đời này. Đối
với họ, nhà hàng xóm gặp hoạn nạn, có người thân mắc phải tệ nạn xã hội, họ cũng
bàng quan như không hay biết, không hỏi han, cũng chẳng an ủi một vài lời. Trên
đường đi, gặp người bị nạn, họ bỏ đi, chẳng thèm quan tâm sống chết ra sao, hoặc có
ghé lại thì cũng chỉ để thỏa mãn tính hiếu kỳ, giương đôi mắt ếch nhìn chung quanh,

không hề giúp đỡ nạn nhân vì họ sợ phải gánh trách nhiệm. Gặp kẻ bất hạnh, tàn tật

17


nằm bên vệ đường, họ chẳng những không thương xót mà còn khinh bỉ, rẻ rúng
những con người kém may mắn đó. Quả thật, đó là những hành động đáng lên án.
Theo chuyên viên tư vấn Lý Thị Mai thuộc Trung tâm Tư vấn Hôn nhân và
Gia đình TPHCM, cho biết: “Do tâm lý sống ‘chỉ biết mình’ khá phổ biến trong giới
trẻ ngày nay, căn bệnh vô cảm đã thật sự xâm nhập và ăn sâu trong thế hệ trẻ hiện
giờ!” Hơn nữa, sự vô cảm bắt nguồn từ lối sống ích kỷ, thực dụng, hưởng thụ là
nguyên nhân khiến người ta cảm thấy cuộc sống nhàm chán, đơn điệu, vô nghĩa. Hậu
quả là, những xúc cảm đạo đức bị hạn chế, thậm chí bị triệt tiêu.
Nguyên nhân khác dẫn đến căn bệnh khó trị này chính là bắt nguồn từ chữ “sợ”.
Sợ liên lụy, sợ chuốc họa vào thân, sợ gặp phải phiền phức,... đã khiến cho mọi người
xung quanh, nhất là giới trẻ hiện nay trở nên vô cảm. Họ không còn quan tâm hoặc
thích thú với những hoạt động, những sự kiện trong đại, những vấn đề quan trọng của
cộng đồng, của xã hội, của đất nước. Họ tự tạo ra một cái hang để chui rúc vào đó và
tách biệt bản thân với xã hội.

5. Giải pháp
Một thực trạng đáng buồn hiện nay là bệnh vô cảm đã và đang từng ngày giết chết
tâm hồn, làm hao mòn, trơ lì đi những cảm xúc, tình cảm vốn quý của con người
trong cuộc sống. Nó đang mang trong mình mầm móng lay lan và từng ngày làm suy
mòn, mai một đi những truyền thống “tương thân tương ái”, “thương người như thể
thương thân”, “lá lành đùm lá rách”…vốn là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam ta. Tuy không gây chết người như nhiều bệnh lý khác nhưng bệnh vô cảm
cũng dẫn đến nhiều hậu quả đáng lo ngại như chúng ta đã đề cập ở trên. Thấu hiểu và
biết được rằng những tác hại ngiêm trọng mà căn bệnh có sức ảnh hưởng ghê gớm
này gây ra thì thực sự cần lắm một phương thuốc đặc biệt chữa trị căn bệnh vô cảm

đáng ghét này ra khỏi đời sống. Để làm được điều này cần có sự chung tay, góp sức
của tất cả mọi người bởi bệnh vô cảm không còn là vấn đề của riêng một cá nhân nào
nữa mà là một vấn đề cấp thiết mang tính xã hội nếu như chúng ta không ngăn chặn
kịp thời. Qua đó:
5.1 Về phía bản thân
Mỗi bạn trẻ hãy sống đúng chuẩn mực đạo đức của con người, biết đồng cảm
với mọi người, biết trau dồi, học hỏi những bài học trong cuộc sống về sự công bằng,
bác ái, yêu thương những người xung quanh và phải có quyết tâm muốn thay đổi
chính bản thân mình. Ngoài ra, cần phải học hỏi những tấm gương của những người
đạo đức, đồng cảm trong xã hội. Chẳng hạn mẫu gương các nữ tu đang phục vụ tại
trung tâm Sida giai đoạn cuối - Mai Hòa - Củ Chi. Các nữ tu đã đồng cảm với số
phận của những người kém may mắn qua cách phục vụ tận tình giúp đỡ họ. Chính vì
thế, có những bệnh nhân đã phải thốt lên rằng: “Ở đây, chúng em thật là hạnh phúc vì
có các nữ tu phục vụ chăm sóc tận tình và đồng cảm với số phận của chúng em còn
hơn những người ruột thịt trong gia đình, chúng em có chết cũng mãn nguyện”. Hay
mẫu gương của chàng sinh viên Hiến thuộc Học viện Bưu chính Viễn thông TPHCM.
Thấy một cô gái nằm sõng soài bên con lươn xa lộ, “quan sát kỹ hơn, Hiến hốt hoảng
thấy hàng chục xe tải, xe khách, container cứ vô tư đi ngang qua, không ai thèm đoái
hoài đến cô gái. Trong giây phút ấy, Hiến cùng Sơn vội vàng lao ra đường, không cần
đắn đo, bế thốc cô gái, máu ướt đẫm chạy thẳng đến bệnh viện” .
18


Đặc biệt, chúng ta hãy nhớ lại hình ảnh Đức Giêsu đã dạy chúng ta bài học về
sự chia sẻ, sự đồng cảm với người khác. Chúa đã thực hành trước khi dạy chúng ta:
Ngài đã biết chia vui trong tiệc cưới Canna, Ngài cũng biết chia buồn với cái chết của
Lazarô, của con trai góa phụ thành Naim… Hơn nữa, trong thư gửi tín hữu Rôma
thánh Phaolô cũng đã nêu bật về sự đồng cảm với mọi người: “Vui cùng kẻ vui, khóc
cùng kẻ khóc” (Rm 12,14).
5.2 Về phía gia đình

Gia đình đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con
người. Gia đình là ngôi trường đầu tiên của con người, từ đó những đứa trẻ học được
nhân cách làm người. Vì thế, muốn cho con cái trở nên tốt, gia đình phải là nơi mọi
người sống yêu thương, nâng đỡ và đùm bọc lẫn nhau. Các thế hệ cùng chung sống
phải biết quan tâm tới nhau, thì người trẻ mới biết học hỏi, noi gương nếp sống đạo
đức. Giáo dục phải cải cách để tăng cường đạo đức, nhân cách cho các em, không chỉ
“dạy chữ’ mà nhất là phải “dạy người”. Hơn nữa, phải “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Theo Tiến sĩ tâm lý giáo dục Đinh Đoàn: “Nếu người lớn có trách nhiệm và quan tâm
hơn tới con cái, hành động và cư xử đúng đắn hơn để làm tấm gương cho các em thì
sự vô cảm có lẽ đã không lan nhanh và mạnh như thế”.
Nhất là, gia đình phải tích cực, bằng cách quan tâm giáo dục cảm xúc một
cách thực tế cho con cái ngay từ nhỏ. “Không chỉ dạy trẻ nhận biết cảm xúc của
người khác mà còn hướng dẫn trẻ hiểu nguồn gốc những cảm xúc đó, cũng như ảnh
hưởng của cảm xúc đó đến mọi người để từ đó điều chỉnh cảm xúc, hành vi của
mình. Các nhà tâm lý học cũng đưa ra khuyến cáo, gia đình phải thay đổi thói quen
dạy con kiểu Á Đông: Chỉ ra lệnh mà không quan tâm đến suy nghĩ độc lập của con.
Học cách lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc với con cái là việc mà cha mẹ là
những người đầu tiên phải làm. Con cái chỉ có thể hiểu được một cách rõ ràng nhất
khi được cha mẹ hướng dẫn cụ thể bằng những việc phù hợp. Chính những điều nhỏ
nhặt này tạo nền tảng đầu tiên để trẻ bớt nghĩ đến bản thân, mở rộng lòng ra cùng
người khác. Và điều quan trọng, người lớn phải tạo cơ hội cho các em thực hiện.”
Cha mẹ hãy lắng nghe và đáp ứng những nguyện vọng chính đáng của con cái.
Đôi khi, sự cấm đoán của cha mẹ chính là nguyên nhân dẫn đến sự vô cảm của con
người. Hãy cho các em có cơ hội để thể hiện mình và định hướng các hành động
theo hướng đúng đắn, tích cực. Lấy cái tốt, cái mẫu mực hình thành và phát triển đức
tính tốt con cái.
Mỗi sự trừng phạt phải có lí do. Hãy dạy cho các em lòng biết ơn, biết kính
trọng và quý trọng tình cảm của người khác dành cho mình. Hãy khuyến khích hoặc
cùng con tha gia các hoạt động cộng đồng để gắn kết tình thân, người với người.
Hoạt động xã hội giúp các em phát triển khả năng giao tiếp và tình cảm cộng đồng.

Hãy giáo dục con cái biết phân biệt điều phải trái, sống công bằng.
5.3 Về phía nhà trường
Môi trường giáo dục ở nhà trường không chỉ là nơi trang bị kiến thức mà còn
phải quan tâm đến việc giáo dục nhân cách, đạo đức và đồng cảm với các bạn trẻ.
Một khi nhà trường biết quan tâm đúng mức về giáo dục đạo đức cho giới trẻ thì kết
quả sẽ khả quan hơn. Vấn đề này, chúng ta thấy rõ trong các trường Công giáo và các
cơ sở nội trú của các nhà Dòng. Các học sinh, sinh viên khi được giáo dục ở đó, họ
19


không chỉ biết sống lễ phép với mọi người mà còn sống gương mẫu, ngoan ngoãn, và
biết quan tâm yêu thương mọi người. Theo Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, Trưởng khoa
Tâm lý Đại học Sư phạm TPHCM: “Nhà trường không nên chú tâm vào việc dạy
kiến thức mà quên đi việc dạy các em nên người. Hơn nữa, mỗi thầy cô giáo phải là
tấm gương đạo đức cho các em noi theo”.
Mặt khác, nhà trường nên dạy học sinh biết cách ứng xử, biết quan tâm giúp
đỡ mọi người và giáo dục kỹ năng sống có chất lượng, thiết thực, sinh động, bằng
cách khơi dậy mạnh mẽ tinh thần dám đấu tranh trong mọi học sinh. Chỉ có như thế,
cái xấu, cái tiêu cực, cái thô bạo ở môi trường giáo dục, trong học sinh mới hết đất
sống. Đây cũng là cơ sở để xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam giàu tình nghĩa, yêu thương
nhưng lại mạnh mẽ, không khoan nhượng trước cái xấu, cái ác thường nảy sinh, ẩn
nấp dưới nhiều hình, nhiều dángvẻ trong cuộc sống.
Trong dạy học, nhà trường phải lấy nhiêm vụ giáo dục đạo đức làm nền tảng.
Đồng thời, giáo dục con người toàn diện, đáp ứng các yêu cầu của xã hội làm mục
đích cần hướng tới. Trong chương trình giáo dục, phải hạn chế nói nhiều về các hiện
tượng tiêu cực để tránh tâm lí bắt chước của học sinh. Hãy đề cao đạo đức, đề cao
các tấm gương sáng. Mỗi thầy cô nên là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Lấy cái đẹp, cái thiện để lấn át cái xấu, cái ác trong nhận thức mỗi học sinh.
5.4 Về phía xã hội
Xã hội nên quan tâm đến giới trẻ, tạo những cơ hội cho họ, giúp họ sống theo

chuẩn mực đạo đức của xã hội, nhất là giúp họ biết quan tâm, yêu thương, hy sinh và
biết giúp đỡ mọi người. Tiến sĩ Tâm lý Đinh Phương Duy cho biết: “Giới trẻ ngày
nay, không phải là họ không muốn sống cho ra người mà còn muốn sống tốt hơn
nữa”. Có người đã nói: “Cơn khát làm một người sống lương thiện, sống đạo đức
cháy âm ỉ trong tâm khảm của họ. Chính vì thế, họ đang cần được xã hội quan tâm
giúp đỡ, nhất là mở những lớp học về cách ứng xử trong cuộc sống. Đồng thời, họ
mong muốn những người có trách nhiệm nên làm gương cho họ”.
Phải nhanh chóng loại bỏ cái lạc hậu, cái xấu để con người có định hướng phát
triển đúng đắn bản thân, góp phần xây dựng xã hội. Xã hội cũng cần tạo ra nhiều sân
chơi bổ ích hướng đến các giá trị nhân văn, có sức thu hút giới trẻ, có sức gắn kết cao
và đầy sáng tạo để tuổi trẻ tham gia. Từ đó tránh xa những cảm xúc tiêu cực vốn tự
diễn biến trong mỗi con người.
5.5 Các cơ quan chức năng
Phải mạnh tay trấn áp tội ác hoặc nhanh chóng giải quyết vụ việc sớm đem lại
công bằng cho xã hội, củng cố niềm tin của con người vào sức mạnh của luật pháp và
pháp chế nhà nước.
5.6 Giải pháp cá nhân
Để tiêu diệt tận gốc “ sự vô cảm của người Việt Nam ngày nay ” trước tiên ở
mọi người chúng ta đều phải nhận thức rằng đó không còn là sự vô cảm của một
riêng ai mà nó giờ đã là vấn đề chung của toàn dân tộc,mọi người nên cùng nhau
chung tay thực hiện đẩy lùi sự vô cảm . Chúng ta cần phải thất tỉnh, để tạo ra sự thay
đổi trước tiên là ở chính mình sau đó kêu gọi mọi người. Tùy vào nguyên nhân mà
mọi người lại có những giải pháp khác nhau.
20


Chẳng hạn, theo em nguyên nhân chính dẫn đến sự vô cảm là do xã hội ngày càng
phát triển văn minh hiện đại , xã hội càng phát triển thị nhu cầu ngày càng tăng nhằm
để đáp ứng thọ mãn nhu cầu của mình mà ngày nay con người dần đánh mất đi chính
mình, họ lào vào công việc mà dẫn đánh mất đi những thứ xung quanh mình, hay vì

bản thân của họ họ sẵn sàng đạp ngã nhưng ai cản trở họ, dùng mọi cách để có được
thứ mình muốn,... Những nguyên nhân làm cho họ chở nên như vậy chủ yếu là do họ
sống trong xã hội mà đầy rẫy những toan tính , đánh đá nhau để mà sinh tồn , lớn lên
trong sự giáo dục chưa hoàn chỉnh, nếu muốn đánh đổ được sự cảm thì chúng ta phải
để cho họ biết và hiểu rõ nếu nó làm đều xấu thì sẽ phải gánh chịu những hậu quả mà
họ gây ra. Đều quan trọng là nhất của việc vô cảm là chúng ta phải chú trọng đầu tư
vào giáo dục, giáo dục là đều cần thiết của mọi quốc gia vì chỉ có giáo dục tốt thì mới
đào tạo ra nhân tài cho đất nước, và trách nhiệm của nhà trường vì nhà trường là nơi
ươn mầm nuôi dưỡng hoài báo là nơi nuôi dưỡng nhưng ước mơ,là nơi hình thành
nhân cách của con người... Nếu giáo dục và đào tạo tốt thì sẽ tạo ra những thế hệ
vàng cho đất nước vừa có đủ tài và đức. Muốn đẩy lùi sự vô cảm thì chúng ta nên đầu
tư vào giáo dục chỉ có giáo dục mới làm cho con người ta trở nên hoàn mỹ. Vì giáo
dục là nền tản để hình thành nên tính cách của con người sao này. Bên cạnh đào tạo
văn hóa, tư tương, nhân cách, chúng ta cũng phải lòng ghép những kiến thức thực tế
vào trong bài học, phải làm sao cho họ hiểu gần tình cảm là đều quan trọng nhất
thiêng liên nhất, đừng vì cá nhân mình mà làm tổn hại đến mọi người khác, phải yêu
thương nhau, luôn giúp đỡ nhau trong khó khăn.
Tích cực tham gia các phong trào người trẻ tình nguyện, sống vì cộng đồng để
biết thêm về giá trị của cuộc sống như: chiến dịch mùa hè xanh, thăm trại trẻ mồ côi,
người già neo đơn...
Mỗi người phải biết sống vì mọi người, biết thông cảm nôi đau của người khác,
có lối sống lành mạnh, tham gia các hoạt động học tập, nâng cao tri thức, gia đình
luôn là cái nôi để giúp thế hệ sau này nên gia đình cũng là một phần đóng góp vai trò
giúp chữa trị căn bệnh vô cảm này, cha mẹ cần làm tấm gương cho thế hệ sau. Bên
cạnh đó nhà trường đóng vai trò chủ chốt trong việc giáo dục đào tạo nhân cách nhân
phẩm và hành vi ứng xử, cùng với đó xã hội phải nhanh chóng xây dựng một môi
trường trong sáng, lành mạnh loại bỏ cái lạc hậu cái xấu để con người định hướng
phát triển bản thân, góp phần xây dựng xã hội.
Chúng ta hãy ra sức chống bệnh vô cảm trong việc làm, học tập hằng ngày của
mình. Hãy quan tâm giúp đỡ bạn bè. Hãy chia sẻ những gì mình có thể cho những

cuộc đời bất hạnh quanh ta. Đừng để một ngày nào đó khi nhìn thấy bà lão ăn xin,
người gặp nạn hay những đứa bé mồ côi cơ nhở mà trái tim ta chẳng còn chút cảm
xúc. Hãy thắp sáng, gieo mầm cho những yêu thương trong trái tim của mỗi con
người, cộng đồng. Hãy sống vì mọi người , vì một xã hội tốt đẹp.Điều đó sẽ chống lại
bệnh vô cảm và làm cho cuộc đời chúng ta có ý nghĩa hơn. Để ngăn chặn điều đó,
chúng ta phải nói không với bệnh vô cảm. Có lối sống lành mạnh, biết yêu thương
mọi người, biết kết nối mọi người lại với nhau, cùng nhau tham gia các hoạt động xã
hội, làm từ thiện, các phong trào đền ơn đáp nghĩa, các ngày lễ Tri ân.
Mỗi cá nhân trong mỗi chúng ta phải có một trái tim nhân hậu, biết “thương
người như thể thương thân”. Bởi, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Mình vì mọi
người, mọi người vì mình thì chắc chắn mọi bi kịch của số phận sẽ lùi xa”. Để chữa
trị căn bệnh ung thư tâm hồn này mỗi cá nhân cần hành động tích cực hơn tinh thần
21


“nhân ái” trước mọi hoàn cảnh trong cuộc sống, mình có sức trẻ và mọi ngườu cần
sức trẻ nên hãy tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện vì lợi ích cộng đồng, và
trong hoạt động sống hãy sống chậm lại và trao đi nhiều hơn những yêu thương, một
hành động nhỏ như: dẫn cụ già qua đường, nhặc một mãnh rác vì môi trường,….cũng
dần dần đẩy lùi đi căn bênh xã hội” này.
Mỗi bạn trẻ hãy sống đúng chuẩn mực đạo đức của con người, biết cảm thông sâu
sắc với nỗi đau thương, mất mát của người khác, biết trau dồi, học hỏi những bài học
trong cuộc sống về sự công bằng, bác ái, yêu thương những người xung quanh và
phải có quyết tâm muốn thay đổi chính bản thân mình. Ngoài ra, cần phải học hỏi
những tấm gương của những người đạo đức, đồng cảm trong xã hội. Chẳng hạn mẫu
gương các nữ tu đang phục vụ tại trung tâm Sida giai đoạn cuối - Mai Hòa - Củ Chi.
Các nữ tu đã đồng cảm với số phận của những người kém may mắn qua cách phục vụ
tận tình giúp đỡ họ. Chính vì thế, có những bệnh nhân đã phải thốt lên rằng: “Ở đây,
chúng em thật là hạnh phúc vì có các nữ tu phục vụ chăm sóc tận tình và đồng cảm
với số phận của chúng em còn hơn những người ruột thịt trong gia đình, chúng em có

chết cũng mãn nguyện”. Hay mẫu gương của chàng sinh viên Hiến thuộc Học viện
Bưu chính Viễn thông TPHCM. Thấy một cô gái nằm sõng soài bên con lươn xa lộ,
“quan sát kỹ hơn, Hiến hốt hoảng thấy hàng chục xe tải, xe khách, container cứ vô tư
đi ngang qua, không ai thèm đoái hoài đến cô gái. Trong giây phút ấy, Hiến cùng Sơn
vội vàng lao ra đường, không cần đắn đo, bế thốc cô gái, máu ướt đẫm chạy thẳng
đến bệnh viện” .
Tuổi trẻ phải biết quý trọng những thành quả do cha ông để lại. Biết tự hào về
truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc. Biết yêu nước và quyết tâm xây dựng, bảo
vệ đất nước trong thời đại mới.
Tuổi trẻ nên tham gia học tập, nâng cao tri thức và kĩ năng sống tốt đẹp của bản
thân. Tích cực tham gia các chương trình thiện nguyện của xã hội dành cho người trẻ
để biết thêm về giá trị của cuộc sống như:chiến dịch mùa hè xanh, thăm trại trẻ mồ
côi, người già neo đơn,.....Hãy lấy gia đình, dân tộc và đất nước làm điểm tựa để
vươn mình ra với thế giới. Hãy sống vì cộng đồng. Bởi vì chính cộng đồng là nguồn
sống, nguồn sinh dưỡng giúp ta lớn lên, trưởng thành và thành công.
Chỉ có một lối sống vững mạnh, nền tảng đạo đức chắc chắn mới giúp con người
vượt qua cám dỗ, trở thành người tốt đẹp.
Đặc biệt, chúng ta hãy nhớ lại hình ảnh Đức Giêsu đã dạy chúng ta bài học về sự
chia sẻ, sự đồng cảm với người khác. Chúa đã thực hành trước khi dạy chúng ta:
Ngài đã biết chia vui trong tiệc cưới Canna, Ngài cũng biết chia buồn với cái chết của
Lazarô, của con trai góa phụ thành Naim… Hơn nữa, trong thư gửi tín hữu Rôma
thánh Phaolô cũng đã nêu bật về sự đồng cảm với mọi người: “Vui cùng kẻ vui, khóc
cùng kẻ khóc” (Rm 12,14).

22


PHẦN KẾT LUẬN
Để nói nên tình cảm của con người với con người, chúng ta không thể đánh đổi
bằng những vật chất tầm thường mà chỉ có sự chân thành quan tâm mới có thể duy trì

một mối quan hệ bền vững. Trao đi thật nhiều yêu thương, quan tâm và sẻ chia chúng
ta sẽ không phải hối hận, vì sớm hay muộn chúng ta cũng sẽ nhận được sự trìu mến
ân cần của những người khác. “Bệnh vô cảm” không phải là tội ác, nhưng chính nó là
con đường dẫn đến tội ác. Hơn nữa, nó còn lây lan trong cộng đồng: một người vô
cảm thì mọi người xung quanh sẽ vô cảm theo, và cuối cùng, có thể là cả một xã hội
vô cảm. Vô cảm còn ví như căn bệnh “ung thư tâm hồn”. Nói đến căn bệnh thể xác
thì người ta sợ nhất là ung thư, còn nói đến căn bệnh tâm hồn thì “vô cảm” cũng đáng
sợ không kém. Bởi lẽ, nó có sức công phá ghê gớm trên nhân cách và đạo đức của
con người. Từ đó, nó phá hủy toàn bộ nền kinh tế và chính trị của cả một dân tộc.
Hơn nữa, một xã hội vô cảm là một xã hội chết! Một cuộc sống vô vị và tẻ nhạt của
một cỗ máy vô tri, chắc hẳn chẳng ai muốn như vậy. Một nhà văn Nga đã từng nói:
“Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”. Con người
sống mà không có tình thương thì chẳng khác chi con vật, chẳng khác chi cái xác
không hồn, tồn tại giữa dòng đời một cách vô nghĩa, và sẽ chết dần mòn trong cô
đơn, lạnh lẽo. Thế nên, chúng ta hãy tích cực chống lại “bệnh vô cảm”, phải sống có
tình thương, có trách nhiệm với cộng đồng và đặc biệt là phải mở lòng mình ra với
cuộc sống. Chúng ta nên có một “trái tim nóng” để biết khóc, biết cười, biết lắng
nghe, biết yêu thương, biết rung cảm với mọi người. Hãy phát huy truyền thống tốt
đẹp của dân tộc: “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”; phải
yêu thương, kính trọng và sống hết lòng với mọi người chung quanh; phải biết: “Vui
cùng người vui, khóc cùng kẻ khóc (Rm 12,14). Đó là liều thuốc đặc hiệu để chữa
“bệnh vô cảm”. Như vậy, giới trẻ mới là chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam
giàu đẹp, hiện đại và văn minh; xứng đáng với nòi giống “con rồng cháu tiên” của
một dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm văn hiến. Chính vì thế, từ cá nhân đến gia đình,
từ trong nhà trường ra ngoài xã hội, phải chung tay góp sức, tích cực đẩy lùi căn
“bệnh vô cảm” này ra khỏi đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.

23



CHẤM ĐIỂM CÁC THÀNH VIÊN
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Họ và tên

MSSV

Điểm

Tạ Thị Kim An
Nguyễn Lan Anh
Trương Nguyệt Anh
Nguyễn Thị Diệu Anh
Võ Thiện Bình
Huỳnh Thị Ngọc Bích
Nguyễn Anh Bằng
Lê Quốc Cường
Bào Anh Duy
Phùng Ái Duyên


B1607940
B1605719
B1607559
B1607636
B1408328
B1502930
B1606777
B1607944
B1602237
B1606527

10
10
10
10
10
10
10
10
10
10

24



×