Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty phân lân nung chảy văn điển hà nội qua ba năm 2003 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.82 KB, 77 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học kinh tế- Huế

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trải qua gần 20 năm vận động theo cơ chế thị trường, nền kinh tế nước
ta đã đạt được những bước phát triển vượt bậc, nhất là tốc độ tăng trưởng kinh
tế cao trong năm 2005 (8,5%). Chủ trương của Đảng về việc chuyển nền kinh
tế từ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường là một
bước chuyển cơ bản đưa đất nước phát triển theo xu hướng phồn vinh và bền
vững. Trong đó việc thực hiện quyền tự chủ trong kinh doanh đã tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn, ngày càng phát huy tốt vai trị
của mình. Tuy nhiên nền kinh tế thị trường với đặc tính cạnh tranh của nó
ln địi các doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả nếu muốn tồn tại và
phát triển. Vấn đề hiệu quả kinh doanh được đặt ra với mọi tổ chức kinh
doanh bất luận thuộc thành phần kinh tế nào.
Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển- Hà Nội là một doanh nghiệp
Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng hố, kinh doanh và phân
phối phân bón phục vụ sản xuất nơng nghiệp trong và ngồi nước. Trong q
trình hoạt động, Cơng ty ngày càng có được những chuyển biến tích cực như
tốc độ tăng trưởng cao, chất lượng bộ máy quản trị cao, trang thiết bị máy
móc ngày càng hiện đại, chất lượng phân bón và chất lượng phục vụ khách
hàng ngày càng tốt,… Vậy làm thế nào để Công ty tiếp tục nâng cao được vị
thế cạnh tranh và xây dựng tiềm lực thành công của mình trên thị trường phân
bón hiện nay? Đây là một câu hỏi mà khơng dễ gì giải quyết được trong một
sớm một chiều; nhất là thời gian gần đây đã xuất hiện một số doanh nghiệp
sản xuất phân bón với những thế mạnh về vốn đã tạo nên sự cạnh tranh gay
gắt trong ngành, hơn nữa trong bối cảnh phân bón nhập khẩu vào nước ta với
chất lượng tốt hơn nhưng giá lại thấp so với giá phân bón trong nước, và cùng
với việc Việt Nam đang trên tiến trình ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới


WTO. Do đó, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh ln là vấn đề được ban
lãnh đạo Công ty đặc biệt quan tâm.

Hoàng Văn Định

- Trang 1 -


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học kinh tế- Huế

Xuất phát từ thực tế trên, trong thời gian thực tập tại Công ty, chúng tôi
đã mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài : “ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển- Hà Nội qua ba năm
2003- 2005” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu của đề
tài nhằm phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời
gian qua, đồng thời phát hiện và tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh doanh của Công ty, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp để
nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp
nghiên cứu duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra để thu thập số liệu và những thông tin cần thiết.
- Phương pháp tổng hợp thống kê để xử lý và hệ thống hoá số liệu điều
tra.
- Phương pháp phân tích thống kê, phân tích kinh doanh để xác định
các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh.
Để thực hiện đề tài này, chúng tơi đã sử dụng nguồn số liệu chính lấy
từ các báo cáo tài chính, các kế hoạch,… của Công ty.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

* Về mặt nội dung: Nghiên cứu hiệu quả kinh doanh của Công ty dựa
trên phân tích giữa doanh thu, chi phí, lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh
* Về mặt không gian: Nghiên cứu tại Công ty Phân lân nung chảy Văn
Điển- Hà Nội.
* Về mặt thời gian: Đề tài được nghiên cứu trong thời gian ba năm
(2003- 2005).
Bố cục của đề tài gồm ba phần:
Phần một: Đặt vấn đề.
Phần hai: Nội dung nghiên cứu.
Chương I: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Chương II: Một số tình hình cơ bản của Công ty Phân lân nung chảy
Văn Điển- Hà Nội.
Hoàng Văn Định

- Trang 2 -


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học kinh tế- Huế

Chương III: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Cơng ty Phân
lân nung chảy Văn Điển- Hà Nội.
Phần ba: Kết luận và kiến nghị.

Hoàng Văn Định

- Trang 3 -



Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học kinh tế- Huế

PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh
Trong cuộc sống do các giới hạn về tài nguyên, nhân lực, thời gian,...
nên buộc con người phải đặc biệt quan tâm đến hiệu quả của công việc. Xã
hội ngày càng phát triển, phạm trù hiệu quả ngày càng được chú trọng. Trong
kinh doanh, hiệu quả sản xuất kinh doanh được xem là thước đo phản ánh
năng lực trình độ, khả năng phát triển của một tổ chức kinh doanh. Nâng cao
hiệu quả kinh doanh được xem là cách thức duy nhất và quan trọng nhất để
doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
“ Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất trong
kinh doanh với các chi phí thấp nhất”.
Như vậy hiệu quả kinh doanh trước hết được xem là một đại lượng so
sánh, so sánh giữa đầu ra và đầu vào, so sánh giữa chi phí kinh doanh và kết
quả thu được. Đứng trên góc độ xã hội, chi phí xem xét phải là chi phí lao
động xã hội, cịn kết quả ở đây phải là một kết quả tốt, một kết quả có ích. Từ
đó ta thấy bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả của lao động xã hội, được
xác định bằng cách so sánh giữa kết quả hữu ích cuối cùng thu được với
lượng hao phí lao động xã hội đã bỏ ra. Do vậy thước đo hiệu quả là sự tiết
kiệm hao phí lao động xã hội và tiêu chuẩn của hiệu quả là việc tối đa hoá kết
quả hoặc tối thiểu hố chi phí dựa trên nguồn lực sẵn có.

1.1.2. Phân biệt hiệu quả kinh doanh với kết quả kinh doanh
Giữa kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh có mối liên hệ mật
thiết với nhau, tuy nhiên đó khơng phải là hai đại lượng giống nhau. Kết quả
chỉ phản ánh về đại lượng mục tiêu đạt được thông qua những con số cụ thể,
không thể hiện được chi phí tạo ra kết quả đó cũng như cách thức để đạt được
mục tiêu. Kết quả là cơ sở để xác định hiệu quả khi nó đựơc xét đến chi phí
để tạo ra nó. Do đó khơng nên đồng nhất giữa hiệu quả và kết quả.

Hoàng Văn Định

- Trang 4 -


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học kinh tế- Huế

Hiệu quả kinh doanh phải được xem xét một cách toàn diện cả về mặt
thời gian, không gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn bộ nền
kinh tế quốc dân. Hiệu quả đó bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
Về mặt thời gian, hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được trong từng giai
đoạn, từng thời kỳ và trong cả q trình khơng được giảm sút. Điều đó địi hỏi
doanh nghiệp khơng vì lợi ích trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài trong thực
tế kinh doanh, điều này rất dễ xảy ra khi con người khai thác sử dụng tài
nguyên môi trường không hợp lý.
Về mặt khơng gian, hiệu quả kinh doanh chỉ có thể xem là đạt được tốt
khi toàn bộ hoạt động của các bộ phận, các đơn vị đều mang lại hiệu quả.
Về mặt định lượng, hiệu quả kinh doanh dược thể hiện ở mối tương
quan giữa thu và chi theo hướng tăng thu giảm chi. Nghĩa là tiết kiệm tối đa
chi phí kinh doanh để tạo ra một đơn vị sản phẩm, đồng thời với khả năng sẵn

có làm ra nhiều sản phẩm có ích nhất.
Về mặt định tính, hiệu quả kinh doanh không chỉ thể hiện qua các con
số cụ thể mà nó cịn thể hiện ngun nhân mang tính định tính để đạt được
những con số đó. Cụ thể hiệu quả kinh tế đạt được sẽ phản ánh sự thống nhất
và khả năng đóng góp của các mục tiêu bộ phận nào trong mục tiêu chung,
biểu hiện hiệu quả về mặt xã hội. Hiệu quả được thể hiện qua hình ảnh, uy tín
của doanh nghiệp đó đối với khách hàng, vấn đề môi trường, tạo việc làm cho
lao động địa phương,...
1.1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh:
Bất cứ doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh đều mong muốn đạt những kết quả hữu ích cụ thể nào đó. Kết quả đạt
được trong kinh doanh mà cụ thể là trong lĩnh vực sản xuất, phân phối, lưu
thông chỉ mới đáp ứng được phần nào nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và xã
hội. Tuy nhiên kết quả đó được tạo ra ở mức nào, với giá nào là vấn đề cần
xem xét vì nó phản ánh chất lượng của hoạt động tạo ra kết qủa. Măt khác
nhu cầu tiêu dùng của con người bao giờ cũng lớn hơn khả năng tạo ra sản
phẩm của họ. Bởi vậy con người luôn quan tâm tới việc làm sao với khả năng
hiệu có lại làm ra được nhiều sản phẩm nhất. Do đó phải xem xét lựa chọn
phương thức để tạo ra kết quả lớn nhất.

Hoàng Văn Định

- Trang 5 -


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học kinh tế- Huế

Không ngừng nâng cao hiệu quả không chỉ là mối quan tâm hàng đầu

của bất kỳ xã hội nào, mà còn là mối quan tâm của bất kỳ ai khi làm bất cứ
việc gì. Đó cũng là vấn đề bao trùm xun suốt thể hiện chất lượng của tồn
bộ cơng tác quản lý kinh tế; bởi vì suy cho cùng, quản lý kinh tế là để bảo
đảm tạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất của mọi quá trình, mọi giai đoạn, mọi
hoạt động kinh doanh. Tất cả những cải tiến đổi mới về nội dung, phương
pháp và biện pháp áp dụng trong quản trị chỉ thực sự mang lại ý nghĩa khi và
chỉ khi làm tăng được kết quả kinh doanh mà qua đó làm tăng được hiệu quả
kinh doanh.
Đối với doanh nghiệp, kết quả kinh doanh không những là thước đo
chất lượng phản ánh trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề
sống còn của doanh nghiệp.Trong điều kiện nền kinh tế thị trường với sự
cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các chủ thể kinh tế, các doanh nghiệp
muốn tồn tại và vươn lên thì trước hết địi hỏi kinh doanh phải có hiệu quả.
Hiệu quả kinh doanh càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện để mở mang
và phát triển kinh tế, đầu tư mua sắm trang thiết bị, phương tiện kinh doanh,
áp dụng các tiên bộ khoa học kỹ thuật và các quy trình cơng nghệ mới, cải
thiện và nâng cao đồi sốn của người lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với
Ngân sách Nhà nước.
Mục tiêu phấn đấu của các doanh nghiệp đều là nâng cao năng suất,
chất lượng và hiệu quả. Trong đó hiệu quả kinh doanh ngày càng cao là biểu
hiện trung tâm, bởi lẽ hiệu quả kinh doanh chỉ có thể đạt được trên cơ sở nâng
cao năng suất lao động và chất lượng quản lý.
1.1.4. Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp
Hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sản xuất nói riêng là sự
biểu hiện của việc kết hợp theo một tương quan xác định kể cả về lượng và
chất của các yếu tố trong quá trình kinh doanh. Hiệu quả của doanh nghiệp
chỉ có thể thu được trên cơ sở các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh
được sử dụng có hiệu quả. Nhận thức đúng đắn điều này có ý nghĩa quan
trọng trong việc phân tích các nhân tố phản ánh ảnh hưởng của điều kiện kinh

Hoàng Văn Định

- Trang 6 -


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học kinh tế- Huế

doanh đến kết quả kinh doanh. Trên cơ sở đó xác định những biện pháp hữu
hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một đòi
hỏi bức thiết đối với các cấp quản lý cũng như đối với doanh nghiệp nhằm
hướng doanh nghiệp quan tâm khai thác những tiềm năng để nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở đó tăng cường tích luỹ để tái đầu tư
kinh doanh cả chiều sâu và chiều rộng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế
cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Ngoài ra phân tích hiệu quả kinh doanh là cơ sở để doanh nghiệp tạo
lập vị thế chiến lược của mình. Bởi vì qua q trình phân tích này, doanh
nghiệp thấy được điểm mạnh hay yếu của mình từ đó có thể xác lập vị thế
chiến lược của mình trên thương trường so với đối thủ cạnh tranh.
1.1.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
Như chúng ta đã biết, đối tượng của phân tích kinh doanh là những kết
quả kinh doanh và thông qua những kết quả này giúp chúng ta có thể đánh giá
được là doanh nghiệp đó làm ăn có hiệu quả hay khơng. Tuy nhiên, như đã đề
cặp ở phần trước, không nên đồng nhất giữa hiệu quả và kết quả. Một doanh
nghiệp làm ăn có kết quả chưa hẳn đã là một doanh nghiệp hoạt động có hiệu
quả mà nó cịn phụ thuộc vào nhiều nhân tố ảnh hưởng khác nữa. Do đó địi
hỏi doanh nghiệp phải nắm vững được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu
hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh để từ đó tìm ra các

biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
Có nhiều nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh, chúng ta có thể phân loại
theo từng tiêu thức khác nhau:
* Theo nội dung kinh tế của các nhân tố, bao gồm hai loại nhân tố sau:
+ Những nhân tố về điều kiện kinh doanh: Như số lượng lao động, khối
lượng vật tư tiền vốn,... Loại nhân tố này ảnh hưởng đến quy mô sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Những nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh: Thường có ảnh hưởng
dây chuyền từ khâu đầu vào đến đầu ra và từ đó ảnh hưởng đến tình hình tài
chính của doanh nghiệp.
Hoàng Văn Định

- Trang 7 -


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học kinh tế- Huế

* Theo tính tất yếu của nhân tố, bao gồm hai loại:
+ Nhân tố chủ quan: Phát sinh và tác động đến kết quả kinh doanh là
do sự chi phối của bản thân doanh nghiệp, chẳng hạn như giảm chi phí sản
xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng thời gian lao động, tiết kiệm hao phí nguyên
vật liệu,... Điều này tuỳ thuộc vào sự nỗ lực chủ quan của doanh nghiệp.
+ Nhân tố khách quan: Phát sinh và tác động đến kết quả kinh doanh
như là một sự tất yếu ngoài sự chi phối của bản thân doanh nghiệp như thuế
suất, giá cả thị trường, biến động của nền kinh tế, ...
Việc phân tích kết quả kinh doanh theo sự tác động của nhân tố chủ quan và
khách quan giúp doanh nghiệp đánh giá đúng đắn những nỗ lực của bản thân
và tìm hướng tăng nhanh hiệu quả kinh doanh.

* Theo tính chất của nhân tố, bao gồm hai loại:
+ Nhân tố số lượng: Phản ánh quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh
như số lượng lao động, vốn kinh doanh, doanh thu bán hàng, khối lượng sản
phẩm hàng hoá sản xuất hay tiêu thụ được ,...
+Nhân tố chất lượng: Phản ánh hiệu suất kinh doanh nhưng giá thành
đơn vị sản phẩm mức doanh lợi, hiệu quả sử dụng vốn, tỷ suất lợi nhuận
lớn,...
Phân tích kết quả kinh doanh theo hướng tác động của các nhân tố chất
lượng và số lượng vừa giúp cho việ đánh giá phương hướng kinh doanh vừa
có tác dụng trog việc xác định trình tự sắp xếp và thay thế các nhân tố khi tính
tốn mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh.
* Theo xu hướng tác động của nhân tố, có 2 loại :
+ Nhân tố tích cực tác động làm tăng quy mô, kết quả kinh doanh.
+ Nhân tố tiêu cực: Phát sinh và tác động làm giảm quy mô, kết quả
kinh doanh.
Phân tích kết quả kinh doanh theo hướng tác động của các nhân tố tích
cực và tiêu cực giúp cho doanh nghiệp chủ động tìm ra biện pháp để phát huy
những nhân tố tích cực, tăng nhanh kết quả kinh doanh đồng thời hạn chế tối
đa những nhân tố tiêu cực có ảnh hương xấu đến kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
Hoàng Văn Định

- Trang 8 -


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học kinh tế- Huế

Tóm lại, việc phân loại nhân tố phải tuỳ thuộc vào mối quan hệ cụ thể

của nhân tố với các chỉ tiêu phân tích. Sự phân biệt giữa chúng chỉ có ý nghĩa
tươngđối và chún có thể chuyển hố cho nhau .
1.1.6. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
Để đánh giá chính xác có cơ sở khoa học hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp.Ngoài ra do đặc
điểm của từng lĩnh vực kinh doanh mà có thể xây dựng một số chỉ tiêu đạc
biệt dể phản ánh đầy đủ chính xác hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .
1.1.6.1 Chỉ tiêu tổng quát:
Chỉ tiêu phản ánh tổng quát hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu so sánh
giữa kết quả đầu ra và chi phí đầu vào có 2 cách tính:
- Dạng tương đối:
Hiệu quả kinh doanh = Tổng doanh thu /Tổng chi phí
- Dạng tuyệt đối:
Hiệu quả kinh doanh = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
(Kết quả đầu ra)

(Đầu vào)

1.1.6.2 Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận
+ Chỉ tiêu lãi thuần:
Lãi thuần của doanh nghiệp biểu hiện kết quả cuối cùng của các hoạt
đong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .Do đó doanh nghiệp ngay` càng
phải tích cực tìm ra các phương hướng phát triển, cách thức sản suất có năng
suất cao cũng như xúc tiến quá trình tiêu thụ nhanh chóng.Các hoạt dộng này
nhằm mục đích cuối cùng là không ngừng nâng cao lợi nhuận.Qua các hoạt
động này các doang nghiệp sẽ tìm ra mặt mạnh hay yếu của mình để khơng
ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh và hạn chế tối đa những nhân tố làm
giảm lợi nhuận.
Lãi thuần
của DN


= Tổng lãi các hoạt động - Thuế thu nhập
trong DN

DN

Trong đó:
Tổng lãi các hoạt = Lãi thuần từ + Lãi từ hoạt
động trong DN
Hoàng Văn Định

hoạt động KD

động tài chính

+

Lãi từ hoạt động
bất thường
- Trang 9 -


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học kinh tế- Huế

+ Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh:
Lợi nhuận là mục tiêu, là động cơ của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh thường chiếm một tỷ
trọng rất lớn trong tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là điều kiện

tiền đề để doanh nghiệp thực hiện tích luỹ cho tái đầu tư sản xuất kinh doanh
mở rộng. Đồng thời đấy cũng chính là điều kiện để lập ra các quỹ khen
thưởng; phúc lợi,... là điều kiện tiền đề để không ngừng nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho người lao động.
Việc phân tích, đánh giá các nhân tố và mức độ tác động của chúng là
rất cần thiết, từ đó có chính sách thích hợp để khai thác triệt để mọi nguồn lực
sẵn có một cách có hiệu quả, áp dụng cơng nghệ mới, tìm biện pháp hạ giá
thành sản phẩm,... để thu được lợi nhuận cao nhất.
Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm (P) = ∑ Qi ( Gi – Zi – Ti ), (i = 1÷ n)
Trong đó:
Qi : khối lượng sản phẩm i tiêu thụ được
Gi : Giá bán sản phẩm i
Zi

: Giá thành sản phẩm i

Ti

: Thuế suất trên sẩn phẩm i

Ngoài ra để đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách chính xác ta cần sử
dụng thêm một số chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận.
- Tỷ suất lợi nhuận doanh thu =

L
x100%
D

- Tỷ suất lợi nhuận giá thành


=

L
x100%
Tgt

- Tỷ suất lợi nhuận vốn

=

L
x100%
V

Trong đó:
L : Lợi nhuận.
D : Doanh thu.
Tgt : tổng giá thành.
V : Vốn sản xuất kinh doanh bình quân (Vbq )
Vcđbq : Vốn cố định bình qn.
Hồng Văn Định
-

- Trang 10


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học kinh tế- Huế


Vvlđbq : Vốn lưu động bình quân.
Vbq = Vcđbq + Vlđbq
+ Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tài chính và hoạt động bất thường:
- Xác định lợi nhuận từ hoạt động tài chính: là xác định lãi (lỗ) từ các
hoạt động liên quan đến vốn của doanh nghiệp, bao gồm: lãi (lỗ) từ các hoạt
động liên doanh, các hoạt động về tiền gửi, tièn vay, mua bán ngoại tệ, cổ
phiếu, trái phiếu,...
Lợi nhuận từ hoạt

=

Tổng thu từ hoạt

động tài chính

-

động tài chính

Tổng chi từ hoạt
động tài chính

- Xác định lợi nhuận từ hoạt động bất thường: là những khoản lợi
nhuận mà doanh nghiệp thu được ngồi dự tính hoặc có tính đến nhưnh ít có
khả năng thực hiẹn được, hoặc những khoản lợi nhuận thu được có tính chất
khơng thường xun như: thu phạt hợp đồng kinh tế, thanh lý, nhượng bán tài
sản cố định, thu từ nợ khó địi, nợ khơng xác định được chủ,...
Lợi nhuận từ hoạt


=

động bất thường

Tổng thu từ hoạt +
động bất thường

Tổng chi từ hoạt
động bất thường

1.1.6.3. Nhóm chỉ tiêu về tình hình tiêu thụ
* Chỉ tiêu về doanh thu tiêu thụ sản phẩm:
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm là một chỉ tiêu quan trọng, phản ánh quy
mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Doanh thu = ∑ Qi Pi

, (i = 1÷ n)

Trong đó: Qi : Sản lượng hàng hoá tiêu thụ được của sản phẩm i
Pi : Giá bán của sản phẩm i
- Để so sánh doanh thu giữa kỳ này và kỳ trước, người ta dùng hệ thống
chỉ số:

Ipq = Ip x Iq

Hệ thống này phản ánh mức tăng giảm và nguyên nhân của sự tăng
giảm doanh thu giữa hai kỳ.
Trong đó:
Ip =


Q P
 QP

Hoàng Văn Định
-

1 1
1

0

: Chỉ số chung về giá cả.

- Trang 11


Chuyên đề tốt nghiệp

Iq

Q P
QP
Q P
=
QP

=

Ipq


Đại học kinh tế- Huế
1 0
0

: Chỉ số chung về lượng sản phẩm tiêu thụ.

0

1 1
0

: Chỉ số chung về mức tiêu thụ hàng hoá.

0

Trong đó: P1 , Q1 : Giá bán và khối lượng hàng hoá kỳ báo cáo.
P0 Q0

: Giá bán và khối lượng hàng hoá kỳ gốc.

* Chỉ tiêu tổng khối lượng bán ra theo nhóm hàng:
Đây là chỉ tiêu phản ánh tình hình tiêu thụ hàng hố sản phẩm của
doanh nghiệp theo từng ngành hàng, nhóm hàng. Qua chỉ tiêu này sẽ cung
cấp cho doanh nghiệp những thông tin về thị trường của người tiêu dùng, từ
đó cho phép doanh nghiệp điều chỉnh sản xuất cũng như thu mua của mình
cho phù hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Khối lượng bán ra theo nhóm hàng được xác định theo cơng thức:
Td + Mmv = B + Te
Trong đó:
Td : Khối lượng tồn đầu kỳ ( tính theo giá trị hoặc hiện vật)

Mmv : Khối lượng hàng hoá sản xuất hay mua vào trong kỳ
B : Khối lượng hàng hoá bán ra trong kỳ
Te : Khối lượng tồn kho cuối kỳ
* Tỷ lệ hoàn thành khối lượng tiêu thụ cho mặt hàng chủ yếu (Tq):
Tq =

Q G
Q G
1i

0i

0i

0i

x100%

(i =

1, n

)

Trong đó:
Q1i : Khối lượng tiêu thụ năm nay của sản phẩm trong giới hạn của
năm trước.
Qoi : Khối lượng tiêu thụ sản phẩm i năm trước.
Goi : Giá bán sản phẩm i năm trước.
Chỉ tiêu này đánh giá xem tỷ lệ hồn thành về tiêu thụ sản phẩm chính,

tìm ra nguyên nhân để khắc phục những điểm yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc tiêu thụ được tốt hơn.
1.1.6.4. Chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng vốn:

Hồng Văn Định
-

- Trang 12


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học kinh tế- Huế

Phân tích hiệuquả sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ đánh giá được chất
lượng quản lý kinh doanh, vạch ra khả năng tiềm tàng để nâng cao hơn nữa
kết quả sản xuất kinh doanh và sử dụng tiết kiệm vốn sản xuất.
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh kết quả
tổng hợp nhất quá trình sử dụng các loại vốn. Đó chính là sự tối thiểu hố số
vốn cần sử dụng và tối đa hoá kết quả hay khối lượng nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh trong một giới hạn về nguồn lực phù hợp với hiệu quả kinh tế nói
chung.
- Sức sản xuất của vốn (S):

D
V

S =

D : Doanh thu

Vbq :Vốn bình quân
Chỉ tiêu này cho biết: Bình quân một đồng vốn sẽ tạo ra dược bao
nhiêu đồng doanh thu. S càng lớn càng tốt.
- Hệ số đảm nhiệm vốn (H):

H =

V
D

Chỉ tiêu này nghịch đảo với chỉ tiêu trên, nó cho biết: Để tạo ra một
đồng doanh thu thì cần chi phí bao nhiêu đồng vốn. H càng nhỏ càng tốt.
- Sức sinh lợi của vốn (M):

L
M= 
V

∑ L: Tổng lợi nhuận.
Chỉ tiêu này cho biết: Bình quân một đồng vốn sẽ tạo ra được bao
nhiêu đồng lợi nhuận. M càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động có hiệu
quả.
- Mức doanh lợi vốn cố định (Mvcđ) : Mvcđ =

L
Vcd

Vcdbq : Vốn cố định bình quân.
L


- Mức doanh lợi vốn lưu động (Mvlđ ) : Mvlđ = V

LD

Vldbq : Vốn lưu động bình quân.
- Số lần luân chuyển vốn lưu động =

D
VLD

- D : Doanh thu thuần.
- Số ngày luân chuyển vốn lưu động =
Hoàng Văn Định
-

SN tk
M

- Trang 13


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học kinh tế- Huế

SNtk : Số ngày trong kỳ
M : Số lần luân chuyển.
Trong đó:
Vcdbq =


Vốn cố định + Vốn cố định bình quân
đầu năm

Vldbq =

+ Vốn cố định

tăng trong năm

giảm trong năm

Vld 0 / 2  Vld1  Vld 2  Vld 3  Vld 4 / 2
4

Trong đó: Vld0 : Số dư vốn lưu động vào đầu quý I
Vld1 → Vld4 : Số dư vốn lưu động cuối quý I → quý IV.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Vai trị, vị trí của ngành phân bón trong đời sống sản xuất
Bằng kinh nghiệm sản xuất của mình, nơng dân Việt Nam dã đúc kết
“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Câu nơng giao trên đã khẳng định
vai trị, vị trí của phân bón trong hệ thống liên hoàn tăng năng suất cây trồng.
Trong mấy thập kỷ qua, năng suất cây trồng đã không ngừng tăng lên,
ngồi vai trị của giống mới thì phân bón cũng có tác dụng nhất định. Giống
mới cũng chỉ phát huy được tiềm năng của mình, cho năng suất cao khi được
bón phân đầy đủ và hợp lý.
Trong nền nơng nghiệp Thế Giới cũng vậy, việc ra đời và sử dụng phân
hoá học đã làm năng suất cây trồng của các nước Tây ÂU tăng 50% so với
năng suất đồng ruộng luân canh cây bộ đậu. Đến thời kỳ 1970- 1985 năng
suất lại tăng gấp đôi so với năng suất trước đại chiến lần thứ nhất.
Điều đó thể hiện rõ ở nước Ấn Độ, là một nước trong những năm 1950,

hầu như khơng dùng phân bón. Đến năm 1983- 1984, lượng phân bón được
tiêu thụ đều đặn đến mức 7,8 triệu tấn chất dinh dưỡng, nhờ vậy sản lượng
ngũ cốc từ 50 triệu tấn những năm 1950 tăng đến 140 triệu tấn những năm
1984, giải quyết và chấm dứt nạn đói triền miên của Ấn Độ.
Tổ chức FAO tổng kết: Cứ mỗi tấn chất dinh dưỡng sẽ sản xuất được
10 tấn ngũ cốc, con số này khẳng định vai trò và vị trí to lớn của phân bón đối
với tăng năng suất cây trồng, nhưng sử dụng quá mức, bất hợp lý sẽ gây tai
hại đến chất lượng nông sản, gây tác hại đến sức khoẻ của người tiêu dùng,

Hoàng Văn Định
-

- Trang 14


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học kinh tế- Huế

gây ô nhiễm mơi trường. Do vậy việc bón phân cho cây trồng đòi hỏi phải
quan tâm nhiều đến đặc điểm của từng loại cây trồng, từng thời kỳ phát dục
của cây trồng để từ đó ta có những phương hướng bón phân hợp lý.
1.2.2 Đặc điểm sản xuất và kinh doanh phân bón trong thời kỳ hiện
nay
Sau 10 năm liên tục tăng trưởng ở mức cao, từ nửa cuối nhưng năm
2001 đến nay, tình hình sản xuất và tiêu thụ phân bón trong nước đang rơi vào
tình trạng trì trệ nhất, bộc lộ nhiều điểm yếu cần được giải quyết và khắc phục
dó là:
* Tồn kho ngày càng tăng, sản lượng sản xuất mức tiêu thụ giảm. Cuối
2001 đầu năm 2002 một loạt các nhà máy sản xuất phân trong nước đã phải

cắt giảm sản lượng sản xuất. Nhà máy super phot phat Long Thành tồn kho
tới 31.500 tấn super lân, bằng 30 % sản lượng và gấp 3 lần mức sản lượng dự
trữ cho phép,. Các công ty liên doanh như: phân bón Việt- Nhật, Baconco
(Pháp)... cũng chỉ phát huy được 30- 40 % công suất. Hầu hết các doanh
nghiệp kinh doanh phân bón đều gặp những khó khăn với các khoản nợ đọng
do bán hàng trả chậm cho ngông dân lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Vịng quay
vốn bình qn của các cơng ty đều giảm, chẳng hạn vịng quay vốn bình qn
của cơng ty phân bón miền Nam giảm 50 % xuống còn 3 vòng / năm.
* Hơn nữa, với lộ trình thuế nhập khẩu bắt đầu giảm theo tiến trình hội
nhập, NPK từ 5 % xuống cịn 3 %, phân nung chảy từ 10 % xuống còn 5 %
thì các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nnước nói chung và cơng ty
phân lân nung chảy Văn Điển - Hà Nội nói riêng khơng thể cạnh tranh nổi với
hàng nhập cùng loại.
Trong khi đó, chi phí đầu vào của sản xuất phân bón trong nước (điện,
than, apatit...) khơng ngừng tăng lên, do đó phân bón nhập khẩu đang chiếm
ưu thế về chất lượng và giá cả.
Chính vì thế mà tình hình nhập khẩu phân bón diễn ra tràn lan. Khảo
sát của Tổng cơng ty hố chất Việt Nam cho thấy nhiều năm trở lại đây,
lượng phân các loại nhập khẩu và sản xuất trong nước thường cao hơn nhu
cầu. Năm 1999, nhu cầu phân lân chế biến là 990.000 tấn, sản xuất được
Hoàng Văn Định
-

- Trang 15


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học kinh tế- Huế


1.040.000 tấn. Năm 2000, nhu cầu là 1.100.000 tấn thì sản xuất được
1.200.000 tấn và nhập khẩu 20.000 tấn. Năm 2001, nhu cầu là 900.000 tấnthì
sản xuất 973.000 tấn và nhập khẩu 30.000 tấn. Với phân đạm, nnăm 2000 nhu
cầu là 1.900.000 tấn thì sản xuất 70.000 tấn và nhập khẩu 2.108.000 tấn. Năm
2001, nhu cầu là 1.600.000 tấn thì sản xuất 99.000 tấn và nhập khẩu
1.700.000 tấn.
*Đặc điểm thứ ba là tình hình sản xuất phân bón trong nước cịn rất
nhiều lộn xộn, đặc biệt là việc sản xuất NPK và phân hưu cơ sinh học. Hiện
nay trên thị trường có rất nhiều loại phân bón khơng đảm bảo chất lượng, hàm
lượng chất dinh dưỡng đạt thấp hơn đăng ký, độ ẩm cao, số lượng vi sinh vật
thấp. Theo kết quả kiểm tra mới đây ở 15 Tỉnh đối với 61 mẫu phân NPK và
47 mẫu phân hữu cơ sinh học cho thấy có 72 % mẫu vi sinh và 54 % mẫu
phân hỗn hợp NPK khơng đạt tiêu chuẩn. Chính do sự lộn xộn trong sản xuất
dẫn đến giá cả các loại phân bón cũng đang là vấn đề nổi cộm. Đứng trước
tình hình như hiện nay với những khó khăn đã nêu trên. Đặc biệt cùng với sự
chuyển đổi cơ cấu nơng nghiệp theo hướng giảm diện tích trồng lúa sang nuôi
trồng thuỷ sản đã vượt 40 % so với dự kiến. Một số vùng ven biển miền
Trung đã chuyển từ 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa, đặc biệt là các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long đã làm cho sản lượng phân bón tiêu thụ giảm mạnh.
Nằm trong thực trạng chung của ngành phân bón, Cơng ty phân lân
nung chảy Văn Điển - Hà Nội cũng gặp khơng ít những khó khăn trong q
trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh trong thời kỳ hiện nay là những “bài tốn khó” mà cơng
ty đang cố gắng tìm lời giải đáp.

Hoàng Văn Định
-

- Trang 16



Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học kinh tế- Huế

CHƯƠNG II
MỘT SỐ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CƠNG TY PHÂN LÂN NUNG
CHẢY VĂN ĐIỂN- HÀ NỘI
2.1. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của
công ty phân lân nung chảy Văn Điển- Hà Nội
Nhà máy Phân Lân Văn Điển ( Công ty Phân Lân Nung
Chảy Văn Điển ngày nay) đã được thành lập do Trung Quốc
viện trợ và đầu tư, thì vào tháng 2 năm 1960 cơng trình được
khởi cơng. Rất nhanh chóng, tháng năm đó, Ban chuẩn bị sản
xuất được thành lập. Đến tháng 9, lán trại đã xây dựng xong,
150 cán bộ công nhân viên đã được tập trung và bồi dưỡng
nghiệp vụ, đào tạo công nhân sản xuất và chuẩn bị các công
việc quản lý, điều hành công ty trong tương lai. Nhà máy được
xây dựng trong vịng một năm. Đến năm 1961 đã hồn thành
về cơ bản việc xây lắp các xưởng sản xuất chính. Từ đây nhà
máy đi vào sản xuất trong thời kỳ đầu tiên. Sản phẩm của
Công ty được sản xuất theo công nghệ lò cao với nguyên liệu
là quặng cục loại I, quặng serpentin và than cốc. Dưới đây là
một số giai đoạn chính đánh dấu sự phát triển của Cơng ty từ
khi được thành lập đến nay:
* Thời kỳ 1965- 1975 thời kỳ vừa sản xuất vừa chiến đấu
chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
* Thời kỳ 1975- 1986 thời kỳ khơi phục và phát triển kinh
tế sau hồ bình thống nhất đất nước.
* Thời kỳ 1986- 1990 cơng cuộc thực hiện việc giao quỹ

lương và giá thành chế biếntừng công đoạn mở rộng quyền tự
chủ cho quản đốc và tập thể phân xưởng để giảm số người bố
trí lao động cho hợp lý kết quả là đã rút lại được 42 người ra
khỏi sản xuất so với định biên. Cơng ty cũng đã giảm số

Hồng Văn Định
-

- Trang 17


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học kinh tế- Huế

xưởng từ 7 xuống còn 4 và số phòng ban từ 6 xuống cịn 3.
Thời kỳ này cũng có nhiều giải pháp cơng nghệ như sáng kiến
ép bánh quặng mịn, than cám và cải tiến lị cao.
* Thời kỳ 1991- 1995, nhờ có những giải pháp đồng bộ
có hiệu quả, cơng ty đã vượt qua mọi khó khăn và ngày càng
phát triển. Từ sản lượng gần 39 nghìn tấn năm 1990, đã đưa
lên gần 58 nghìn tấn và liên tục tăng nhanh đến năm 1995
đạt mức 110 nghìn tấn, tăng hơn 2,8 lần so với năm 1990,
bình quân hàng năm tăng khoảng 14,2 %.Bắt đầu từ năm
1994, công ty đã sản xuất và tiêu thụ được 92 nghìn tấn, vượt
cơng suất sau lần mở rộng thứ 2 (90 nghìn tấn). Và cũng từ
năm 1994, công ty đã bắt đầu xuất khẩu 1840 tấn phân lân
nung chảy sang Malaysiavà ôxtrâylia với trị giá 20960 đô la
Mỹ.
* Thời kỳ 1996- 2000, mặc dù gặp nhiều khó khăn ngay

từ những tháng đầu của kỳ kế hoạch nhưng công ty vẫn ổn
định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tương đối ổn định. Sản
lượng phân lân nung chảy năm 1996 đạt 120.200 tấn tăng 10
% so với năm 1995 (năm đạt sản lượng cao nhất thời kỳ 19911995). Tiếp sau đó từ năm 1998 trở đi sản lượng phân bón
liên tục tăng với tốc độ bình qn năm khoảng trên 20 %. Thu
nhập bình quân của người lao động trong công ty khá cao so
với mức sống trung bình trong nước hiện nay từ 1,128 triệu
đồng/người tháng của năm 1996 đã tăng liên tiếp đến trên 2
triệu đồng vào năm 1999- 2000.
* Thời kỳ 2000- 2005, là thời kỳ đánh dấu sự phát triển lớn mạnh của
Công ty cả về số lượng lẫn chất lượng sản phẩm. Thời kỳ này sản phẩm của
Công ty tiếp tục được thị trường chấp nhận và liên tục tăng với tốc độ cao,
đây cũng là thời kỳ mà doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Cơng ty đạt được là

Hồng Văn Định
-

- Trang 18


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học kinh tế- Huế

cao nhất. Thu nhập bình quân của người lao động tiếp tục được nâng lên
(2,350 triệu đồng/người/tháng), năm 2005 thu nhập bình quân đạt 3,230 triệu
đồng/người/tháng; đồng thời lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty
đạt được là 15.179 triệu đồng năm 2005.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ và mặt hàng kinh doanh của Công ty Phân lân
nung chảy Văn Điển- Hà Nội

2.2.1. Chức năng và nhiệm vụ kinh doanh của Công ty
Đối với Công ty phân lân nung chảy cũng xây dựng cho mình một số
chức năng, nhiệm vụ để bảo đảm mục tiêu cho sự phát triển bền vững trong
hiện tại cũng như trong tương lai, đó là:
+ Tổ chức sản xuất kinh doanh những sản phẩm đúng theo đơn đăng ký
kinh doanh. Đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngồi nước bằng chính
những sản phẩm của Cơng ty sản xuất.
+ Tổ chức lưu thơng phân phối hàng hố trên thị trường, đảm bảo cạnh
tranh lành mạnh đúng Pháp luật của Nhà nước.
+ Không ngừng nâng cao năng lực sản xuất giải quyết tốt công ăn việc
làm cho người lao động, tăng thu nhập, tích luỹ cho Cơng ty góp phần xây
dựng một nền sản xuất tiên tiến hiện đại.
+ Bên cạnh việc tổ chức sản xuất, lưu thông thì Cơng ty ln quan tâm
đến tái tạo và bảo vệ cảnh quan môi trường thiên nhiên, cân bằng sinh thái,
đảm bảo môi sinh cho người sản xuất, cũng như những khu vực xung quanh.
+ Công ty luôn quan tam đến chiến lược kinh doanh mà chiến lược đó
có thể giúp cho Công ty sử dụng các nguồn lực của Công ty và của xã hội một
cách tiết kiệm và hiệu quả nhất.
+ Mục tiêu cơ bản và quan trọng của Công ty là nâng cao chất lượng
sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm. Từ đó giúp cho sản phẩm của Cơng ty có
sức cạnh tranh lớn, mạnh mẽ trên thị trường tiêu thụ.
Để hoàn thiện các nhiệm vụ đó, Cơng ty đã dần dần tạo cho mình một
đội ngũ cán bộ dày dạn kinh nghiệm trong công tác tổ chức sản xuất, tiêu thụ
sản phẩm, quản lý hợp lý.
2.2.2. Mặt hàng kinh doanh của cơng ty
Hồng Văn Định
-

- Trang 19



Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học kinh tế- Huế

Công ty phân lân nung chảy Văn Điển- Hà Nội được
Trung Quốc giúp đỡ xây dựng từ năm 1960, là một doanh
nghiệp nhà nước chun sản xuất phân bón, đến nay có tổng
cơng suất trên 400.000 tấn/năm. Các sản phẩm cơng ty gồm
có:
* Phân lân nung chảy Văn Điển: Là loại phân lân đơn
ngồi chất dinh dưỡng chính là lân (P2O5) như supe Lâm Thao,
cịn có các chất dinh dưỡng khác rất cần thiết cho cây trồng
và cải tạo đất như vôi (canxi), manhê, silic, đồng, bo, mangan,
kẽm, mơlíp đen, cơ ban…Phân lân nung chảy Văn Điển có tính
kiềm (pH 8- 8,5), khơng độc hại, không tan trong nuớc mà chỉ
tan trong môi trường axít yếu do rễ cây tiết ra, nên khi bón
xuống ruộng khơng bị rửa trơi, cung cấp chất dinh dưỡng cho
cây trồng từ đầu vụ đến cuối vụ. Nếu cây sử dụng khơng hết
thì phân lân nung chảy Văn Điển vẫn còn giữ lại trong đất sử
dụng cho vụ sau. Phân lân nung chảy Văn Điển sử dụng tốt
cho hầu hết các loại cây trồng ở Việt Nam như lúa, ngô, khoai,
sắn, đậu lạc, các loại rau, các loại cây công nghiệp như cao su
, cây bông, cà phê, hồ tiêu, mía, dứa, chè, dâu tằm, và các
loại cây ăn quả, cây cảnh, cây rừng… Phân lân nung chảy Văn
Điển thích hợp cho nhiều vùng đất, đặc biệt đối với các vùng
đất chua, lầy lụt, chiêm trũng, đất đồi dốc… mang lại hiệu
quả cao hơn hẳn các loại phân lân khác. Bón phân lân nung
chảy Văn Điển có tác dụng cải tạo đất làm cho đất tơi xốp,
hạn chế rong rêu, không làm đất chai cứng như các loại phân

hố học khác. Cay trồng được bón phân lân nung chảy Văn
Điển không những mang lại năng suất cao, chất lượng nơng
sản tốt mà cịn tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và sự
khắc nghiệt của thời tiết. Do có nhiều ưu điểm nổi bật, phân
lân nung chảy Văn Điển đã được tặng giải thưởng Bông Lúa
Vàng Việt Nam và hai Huy Chương Vàng Hội Chợ Quốc
Hoàng Văn Định
-

- Trang 20



×