Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

NGHIÊN CỨU TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN TẠI ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.35 MB, 49 trang )

CAO ĐẲNG THỰC HÀNH FPT POLYTECHNIC

ASSIGNMENT
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN TẠI ĐÀ NẴNG


Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG: .............................................. 1
(Khách sạn Golden Bay, năm sao) (Novotel Danang, năm sao) ............................... 7
(Hải cảng Đà Nẵng Restaurant, năm sao) (Nhà hàng Akataiyo Mặt Trời Đỏ) ........... 9
Lý do chọn đề tài. ................................................................................................................ 9
Mục đích chọn đề tài. .......................................................................................................... 9
Phương pháp nghiên cứu. .................................................................................................... 9
Đối tượng nghiên cứu. ....................................................................................................... 10
Thời gian và không gian tìm hiểu. ..................................................................................... 10
Thuận lợi và khó khăn. ...................................................................................................... 10
CHƯƠNG I.NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....................... 11
1.Khái niệm du lịch ........................................................................................................... 11
2. Khái niệm và phân loại khách du lịch ........................................................................... 11
2.1 Khái niệm .................................................................................................................. 11
2.2 Phân loại ................................................................................................................... 12
3. Khái niệm tâm lí ............................................................................................................ 12
4 Giới thiệu về đất nước và con người Nhật Bản: ............................................................. 13
4.1 Tổng quan về đất nước Nhật Bản: ............................................................................ 13
4.2 Vị trí địa lý: ............................................................................................................... 16
4.3 Diện tích:................................................................................................................... 16
4.4 Địa hình: ................................................................................................................... 16
4.5 Đặc điểm khí hậu: ..................................................................................................... 17
4.6 Kinh tế, chính trị, giao thông: ................................................................................... 18


4.7 Văn hóa phong tục tập quán: .................................................................................... 19
Chương 2. PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA DU KHÁCH
NHẬT BẢN VỀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ..................................................................... 30
2.1. Thông tin cá nhân của khách du lịch .......................................................................... 30
2.1.1. Độ tuổi ..................................................................................................................... 30


2.1.2. Giới tính ................................................................................................................... 30
2.1.3. Nghề nghiệp ............................................................................................................. 31
2.1.4. Mục đích đến du lịch Đà Nẵng ................................................................................ 31
2.2. Mức độ thường xuyên du lịch Đà Nẵng của du khách Nhật Bản. .............................. 32
2.3. Các kênh thông tin ...................................................................................................... 32
2.4. Đánh giá về các địa điểm du lịch tại Đà Nẵng ........................................................... 33
2.5. Đánh giá về các dịch vụ tại Đà Nẵng ......................................................................... 34
2.5.2. Dịch vụ lưu trú ......................................................................................................... 34
2.5.3. Dịch vụ ăn uống ....................................................................................................... 36
2.5.4. Người dân địa phương ............................................................................................. 37
2.5.5. An ninh – an toàn..................................................................................................... 38
2.5.6. Vệ sinh môi trường .................................................................................................. 39
2.5.7. Các dịch vụ vui chơi giải trí và mua sắm ................................................................ 39
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................ 42
3.1 Giải pháp về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch. ......................... 42
3.1.1 Giải pháp về cơ sở hạ tầng. ...................................................................................... 42
3.1.2 Cơ sở vật chất kĩ thuật .............................................................................................. 43
3.2 Giải pháp về nguồn nhân lực phục vụ du lịch ............................................................. 43
3.3 Các giải pháp nhằm xúc tiến quảng bá du lịch thành phố Đà Nẵng............................ 44
3.4 Các giải pháp bảo vệ môi trường thành phố Đà Nẵng. ............................................... 45


LỜI MỞ ĐẦU

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG:
Đà Nẵng hiện tại là một thành phố phát triển rất mạnh mẽ về mọi mặt. Là một trong
năm đô thị loại I của Việt Nam. Với viện tích hơn 1200km2 phía đông là bờ biển dài thơ
mộng, phía tây có núi rừng, với đúng nghĩa muốn gì có nấy. Nằm trên trục giao thông
Bắc-Nam, Đà Nẵng có đầy đủ các loại hình giao thông như đường bộ, đường thủy
(đường sông, đường biển), đường sắt, đường hàng không Ngoài ra nó gần như cách đều
hai thành phố lớn của nước ta là Hà Nội và Hồ Chí Minh, nằm giữa Quảng Nam và Huế
là hai tỉnh mà có các điểm du lịch được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

(quần thể di tích Cố đô Huế)

(Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam)
Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa, nền nhiệt trung
bình năm cao, biên độ nhiệt trong năm thấp và thường hay có bão vào các tháng cuối
năm, tuy vậy đến đây vào mỗi mùa đều sẽ để lại cho du khách những dấu ấn riêng biệt
khác nhau.

1|Page


(Biểu đồ lượng mưa trung bình năm của Đà Nẵng)
Phải công nhận rằng những năm qua Đà Nẵng đã đầu tư một khoảng không nhỏ vào cơ
sở hạ tầng, giao thông vận tải, để giờ đây khi nhìn lại chúng ta thấy một Đà Nẵng đường
xá “trơn tru” có sân bay quốc tế, có cảng biển lớn, có nhiều cây cầu đẹp bắt qua sông
Hàn, không chỉ phục vụ cho đi lại mà còn cả về du lịch.

(Đà Nẵng, thành phố của những cây cầu)

2|Page



(Cầu vượt Ngã Ba Huế)

(Cảng biển Đà Nẵng)
(Sân bay quốc tế Đà Nẵng)
Với các loại hình du lịch như sinh thái, văn hóa, tâm linh sẽ có rất nhiều sự lựa chọn
cho du khách khi đến đây, cũng chính vì vậy mà thành Phố Đà Nẵng rất chú trọng trong
việc bảo tồn, đầu tư xây dựng và phát triển các loại hình này.
- Du lịch sinh thái: khu du lịch sinh thái Suối Hoa (xã Hòa Phúc, huyện Hòa Vang),
Bán đảo Sơn Trà, Thủy Vân Sơn, Ngầm Đôi…

(khu du lịch sinh thái Ngầm Đôi)

(khu du lịch sinh thái Suối Hoa)

3|Page


-

(Bán đảo Sơn Trà)
Du lịch văn hóa: Bảo tàng Chăm, bảo tàng phật giáo, bảo tàng Đồng Đình, bảo tàng Đà
Nẵng…

(Bảo tàng Chăm)

-

(Bảo tàng phật giáo)


(Bảo tàng Đồng Đình)
(Bảo tàng thành phố)
Du lịch tâm linh: Ngũ Hành Sơn, chùa Linh Ứng, chùa Tam Thai, lễ hội cầu Ngư, hội
Quán Thế Âm…

4|Page


(Chùa Linh Ứng)

(Ngũ Hành Sơn)

(Lễ hội cầu Ngư)
Các khu vui chơi giải trí, cơ sở lưu trú, ăn uống ở Đà Nẵng hiện tại rất nhiều và còn
không ngừng tăng lên để phục vụ nhu cầu đời sống của người dân cũng như nhu cầu của
khách du lịch.
 Bà Nà Hills là một điểm đến hấp dẫn mà hiếm ai có thể bỏ qua khi đến với Đà Nẵng: Với
mức đầu tư khủng về kinh phí, đến với Bà Nà Hills sẽ không làm bạn thất vọn như lạc
vào một thế giớ thần tiên. Đây cũng là địa điểm mà các cặp vợ chồng chọn làm địa điểm
chụp hình cưới, hưởng tuần trăng mật.

(Bà Nà Hills)

5|Page


 Đèo Hải Vân luôn hút hồn du khách bởi những cung đường tuyệt đẹp: Sẽ không bao giờ
là lãng phí nếu bỏ ra nửa ngày để phượt đèo Hải Vân cùng bạn bè, nhưng du khách nhớ
cẩn thận và giữ an toàn khi tham gia bởi lẽ đèo có độ cong hoàn hảo, hài lòng những
người khó tính nhất nhưng đó cũng là điều nguy hiểm nhất đối với du khách.


(Đèo Hải Vân)
 Rạng Nam Ô: vào cuối xuân đầu hạ, bãi đá của Rạng Nam Ô được phủ một lớp rêu xanh
rì bắt mắt.

 Ngắm cảnh thành phố vào ban đêm, dạo biển đêm ở Đà Nẵng: Đến Với Đà Nẵng thì
nên một lần ngồi trên tầng cao, uống tách cà phê nóng, trò chuyện cùng bạn bè phóng tầm
mắt thật xa bao quát cả thành phố xinh đẹp hoặc du khách cũng có thể đi bộ trên bãi cát
vàng, trải tấm khăn dăm ba ly trà sữa dăm ba lon bia tán ngẫu cùng lũ bạn

(Đà Nẵng về đêm)

(Biển Đêm Đà Nẵng)
6|Page


 Khách sạn đạt chuẩn bốn sao, năm sao: Nơi lưu trú là điều hết sức cần thiết, bạn có vô số
sự lựa chọn với các khách sạn bốn sao, năm sao, vì ở đây chúng được ví nhiều như “nấm
mọc sau mưa”

(Khách Sạn Adamo, bốn sao)

(Khách sạn ALaCarte, bốn sao)

(Khách sạn Golden Bay, năm sao) (Novotel Danang, năm sao)
 Home stay: loại hình này hiện tại rất phổ biến ở Đà Nẵng, bạn cũng có thể tìm đến đây để
trải nghiệm cuộc sống hằng ngày, lối sống sinh hoạt của người dân, với chi phí thấp rất
phù hợp với giới trẻ, người có mức thu nhập thấp, sinh viên…

7|Page



 Trung tâm mua sắm Vincom, siêu thị Big C, siêu thị coopmart: đây là các trung tâm mua
sắm từ có đầy đủ các mặt hàng từ cao cấp đến bình dân ngoài ra còn tích hợp cả khu vui
chơi, rạp chiếu phim, các thương hiệu đồ ăn nhanh nỗi tiếng…

(Big C)

(Vincom)

 Cụm rạp chiếu phim CGV, cụm rạp chiếu phim Galaxy
 Nhà hàng sang trọng đạt chuẩn: Các nhà hàng đạt chuẩn từ Á sang Âu, không khó để tìm
ra các nhà hàng truyền thống Việt đến các nhà hàng phục vụ riêng món ăn từng nước.

8|Page


(Hải cảng Đà Nẵng Restaurant, năm sao) (Nhà hàng Akataiyo Mặt Trời Đỏ)
 Các quán ăn nỗi tiếng: Trên các trang mạng các địa điểm ăn uống nỗi tiếng, không khó để
tìm được địa chỉ các quán này như cháo ếch (đường Ông Ích Khiêm), mỳ Quảng ếch,
bánh xèo bà Dưỡng ( đường Hoàng Diệu), chè thái bà Liên (đường Hoàng Diệu)…
 Chợ Cồn, chợ Hàn, chợ Bắc Mỹ An…: Đây là những khu chợ mà các khách du lịch
thường hay ghé thăm, không chỉ trải nghiệm chợ Việt mà ở đây có vô vàn các món ngon
với giá rất rẻ

(Ẩm thực da dạng của các khu chợ)
 Các địa điểm vui chơi dành cho giới trẻ về đêm như quán bar: Các bạn năng động ưa
thích sự náo nhiệt thì hẳn là một ý tưởng không tồi
Lý do chọn đề tài.
Theo thông kê trong năm năm trở lại đây lượng du khách quốc tế đến với Đà Nẵng giữ

mức ổn định và còn không ngừng tăng lên, thời gian gần đây phải kể đến là khách du lịch
đến từ các nước Châu Á, một thị trường khách khó tính, khắc khe về lối sống con người,
ẩm thực… nay cũng đến với Đà Nẵng du lịch, làm việc và sinh sống ngày một nhiều hơn,
đó là Nhật Bản. Vì vậy qua đề tài lần này, phân tích tâm lý du khách Nhật Bản giúp
chúng tìm hiểu sâu thêm về văn hóa, con người của nước bạn, biết được tâm lý khách du
lịch Nhật Bản để nâng cao chất lượng phục vụ mang lại nguồn thu lớn cho thành phố.
Mục đích chọn đề tài.
Tìm hiểu tâm lý của du khác Nhật Bản khi đến với Đà Nẵng, từ đó đưa ra những giải
pháp cần thiết để bỏ đi hoặc duy trì để thu hút thị trường khách này.
Phương pháp nghiên cứu.
Tìm hiểu thông qua biểu mẫu đã chuẩn bị sẵn để phỏng vấn du khách, sau khi có cụ thể
thông tin, mang đi phân tích số liệu và thống kê.
9|Page


Đối tượng nghiên cứu.
Khách du lịch Nhật Bản đến với Đà Nẵng.
Thời gian và không gian tìm hiểu.
Từ 3h chiều ngày 16 tháng 1 năm 2019 đến 6h tối cùng ngày tại Phố nướng Tokyo (số 4
Phạm Văn Đồng), đường phố Đà Nẵng.
Thuận lợi và khó khăn.
* Thuận lợi:
- Trong quá trình làm biểu mẫu, phiên tiếng Việt sang tiếng Nhật có các anh từng làm
việc tại Nhật Bản giúp đỡ.
- Quá trình tìm địa điểm và phỏng vấn khách du lịch cũng được các anh giúp đỡ rất
nhiều
* Khó khăn
Nơi phỏng vấn xa
Không có kinh nghiệm phỏng vấn, truyền đạt cho du khách Nhật
Liên tục bị từ chối phỏng vấn

Bất đồng ngôn ngữ

10 | P a g e


CHƯƠNG I.NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.Khái niệm du lịch
Dựa trên nguồn gốc của ngôn ngữ và khái niêm về sự di chuyển, cùng với một số
quan niệm của các học giả về nghiên cứu du lịch thì du lịch có thể hiều như sau:
-Theo Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO (World Tourism Organization):
Du lịch là hoạt động đến một nơi khác môi trường sống thường xuyên và ở lại đó để
nghỉ ngơi tham quan, không vì mục đích kiếm tiền.
-Theo Luật Du lich Việt Nam:
Du lịch là hoạt động chuyến đi ngoài nơi cư trú thường xuyên đáp ứng nhu cầu
tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định.

2. Khái niệm và phân loại khách du lịch
2.1 Khái niệm
Khách du lịch là những người thực hiện một hành trình rời khỏi nơi cư trú thường
xuyên với mục đích tham quan, nghĩ dưỡng, thăm thân, kết hợp kinh doanh, trừ động cơ
kiếm tiền và trong chuyến đi đó họ có nghỉ trọ qua đêm.

11 | P a g e


2.2 Phân loại
Tùy theo từng tiêu chí phân loại của mỗi quốc gia,mỗi cá nhân mà có thể phân
khách du lich thành nhiều loại khác nhau như:
- Theo WTO (World Tourism Organization) khách du lịch được phân làm 4 loại gồm có:
Khách DL quốc tế (International tourist): Khách DL quốc tế đến (Inbound tourist)

+ Khách DL quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist)
Khách DL trong nước (Internal tourist)
Khách DL nội địa (Domestic tourist): Internal + Inbound
Khách DL quốc gia (National tourist): Internal + Outbound
- Theo Luật du lịch Việt Nam được phân làm 2 loại gồm có:
Khách DL nội địa và Khách DL quốc tế.
3. Khái niệm tâm lí
Tâm lí là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh do sự tác động của thế giới
khách quan vào não, được não phản ánh, nó gắn liền, điều hành và điều chỉnh mọi hành
vi và hoạt động của con người.

12 | P a g e


Tâm lí con người vô cùng phong phú, đa dạng, bí ẩn và tiềm tàng và có mối quan hệ
với nhau rất chặt chẽ, là hiện tượng tinh thần tồn tại trong đầu óc chúng ta, không thể
nhìn thấy và cân đo đong đếm một cách trực tiếp và nó có sức mạnh vô cùng to lớn.

4 Giới thiệu về đất nước và con người Nhật Bản:
1.4.1 Tổng quan về đất nước Nhật Bản:
-Ý nghĩa quốc kỳ:
Hầu hết mọi người trên thế giới đều có thể dễ dàng nhận ra lá quốc kỳ của người Nhật,
đó là một lá cờ đơn giản với nền trắng và một vòng tròn màu đỏ ở trung tâm. Vòng tròn
màu đỏ đó tượng trưng cho mặt trời mọc ở phương đông và vì thế nên Nhật Bản thường
được gọi là “đất nước mặt trời mọc.” Tên gọi chính thức của lá cờ này là Nisshoki (Lá cờ
mặt trời) nhưng nó cũng thường được gọi là Hinomaru (Vòng tròn mặt trời).

13 | P a g e



Mặt trời đỏ là biểu tượng cho nữ thần Amaterasu, vị thần mặt trời khai phá ra nước Nhật
trong truyền thuyết và là tổ tiên của các Thiên hoàng theo thần thoại Nhật. Màu trắng của
nền cờ biểu tượng cho sự trung thực và ngay thẳng của người Nhật.
Theo như huyền sử Nhật Bản thì nữ thần Amaterasu đã tạo ra nước Nhật cách đây 2700
năm, người Nhật cũng tin rằng bà là tổ tiên của Thiên hoàng đầu tiên. Vậy nên các Thiên
hoàng còn được gọi bởi cái tên “Thiên tử” (Con trời) và nước Nhật là xứ sở của mặt trời.
Các thư tịch cổ ghi lại rằng lá cờ này lần đầu tiên được dùng bởi Thiên hoàng Văn Vũ khi
ông dùng nó để biểu tượng cho mặt trời trong một công đường xử án năm 701. Lá cờ này
cũng được dùng bởi các tướng quân Nhật trong thế kỷ 13 khi họ đương đầu với đội quân
xâm lược đến từ Mông Cổ.
- Ý nghĩ của quốc huy:

14 | P a g e


Là một huy trưng của nhà vua. Đồ án là một bông hoa cúc 16 cánh bằng nhau. Hình vẽ
này cũng là hình vẽ trên huy trưng của hoàng thất. Thiên Hoàng là tượng trưng của
Hoàng Thất. Năm 1867 xác định Hoàng huy là quốc huy của Nhật Bản.
- Ý nghĩa của quốc hoa:

Anh đào cũng được coi là quốc hoa của Nhật Bản. Mỗi mùa hoa anh đào nở, người Nhật
lại tổ chức tiệc ngắm hoa anh đào. Những người già thường nhâm nhi những chén rượu
sa-kê dưới gốc anh đào cổ thụ để được ngắm hoa thỏa thích.
Đến với Nhật Bản vào mùa anh đào nở, nhiều người sẽ có cảm giác lạc vào vườn địa
đàng, cảnh tiên nơi cõi tục. Người dân Nhật Bản , nhất là những võ sĩ Samurai, đặc biệt
yêu thích hoa anh đào bởi cái đẹp tinh khiết nhưng mong manh của nó. Loài hoa này mọc
phổ biến khắp nơi trên đất nước mặt trời mọc này. Tuy vòng đời mỗi cánh hoa ngắn ngũi
nhưng hình dáng trong trắng của hoa khiến người Nhật liên tưởng đến hình ảnh voc sĩ
Samurai xem cái chết nhẹ như tựa lông hồng. Với tinh thần thượng võ, sự sống và cái
chết nhiều khi đối với họ cũng nhẹ nhàng như chính những cánh hoa anh đào, rơi xuống

trong sự tinh khôi.
Hoa anh đào nở rộ suốt từ cuối tháng 1 cho đến đầu tháng 5 trải dài theo đường kinh
tuyến của Nhật Bản.

15 | P a g e


1.4.2 Vị trí địa lý:

Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương, do bốn quần
đảo độc lập hợp thành. Bốn quần đảo đó là: quần đảo Kuril (Nhật Bản gọi là quần đảo
Chishima), quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, và quần đảo Izu-Ogasawara. Những
quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc; ở
vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan; đi xa hơn về phía Nam là Philippines và
quần đảo Bắc Mariana.
Vì là một đảo quốc, nên xung quanh Nhật Bản toàn là biển. Nhật Bản không tiếp giáp
quốc gia hay lãnh thổ nào trên đất liền. Tuy nhiên, bán đảo Triều Tiên và bán đảo
Sakhalin (Nhật Bản gọi là Karafuto) chỉ cách các đảo chính của Nhật Bản vài chục km.
Xét theo kinh độ và vĩ độ, các điểm cực của Nhật Bản như sau:
Điểm cực Đông: 24°16′59″B 153°59′11″Đ.
Điểm cực Tây: 24°26′58″B 122°56′1″Đ.
Điểm cực Bắc: 45°33′21″B 148°45′14″Đ.
Điểm cực Nam: 20°25′31″B 136°04′11″Đ.
1.4.3 Diện tích:
Trên đất liền: 379067 km², rông thứ 62 trên thế giới. (Xem thêm Danh sách quốc gia
theo diện tích)
Lãnh hải: 3091 km².
1.4.4 Địa hình:
Địa hình núi chiếm 73% diện tích tự nhiên của Nhật Bản. Giữa các núi có những bồn địa
nhỏ, các cao nguyên và cụm cao nguyên. Số lượng sông suối nhiều, nhưng độ dài của

sông không lớn. Ven biển có những bình nguyên nhỏ hẹp là nơi tập trung dân cư và các
cơ sở kinh tế nhất là phía bờ Thái Bình Dương.

16 | P a g e


Điểm cao nhất ở Nhật Bản là đỉnh núi Phú Sĩ, cao tuyệt đối 3776m. Điểm thấp nhất ở
Nhật Bản là một hầm khai thác than đá ở Hachinohe, -135m.
Núi non
Nhật Bản có nhiều dãy núi lớn, nổi tiếng nhất là ba dãy núi thuộc Alps Nhật Bản. Các
dãy núi phần nhiều là từ đáy biển đội lên và có hình cánh cung. Núi cao trên 3000m ở
Nhật Bản có đến hơn một chục ngọn. Trên Alps Nhật Bản tập trung khá nhiều đỉnh có độ
cao trên 2500m. Số núi lửa đang hoạt động có khoảng gần 200.
Một số núi sau ở Nhật Bản cao từ 3000 hoặc hơn. Đó là các đỉnh núi:
Núi Phú Sĩ
1.4.5 Đặc điểm khí hậu:

Khí hậu Nhật Bản phần lớn là kiểu khí hậu ôn đới đều có tuyết rơi vào mùa đông,nhưng
biến đổi rõ rệt từ Bắc vào Nam. Đặc điểm địa lý Nhật Bản có thể phân chia thành 6 vùng
khí hậu chủ yếu:
-Hokkaidō: vùng cực bắc có khí hậu ôn đới lạnh với mùa đông dài và rất lạnh, mùa hè
mát mẻ. Lượng mưa không dày đặc, nhưng các đảo thường xuyên bị ngập bởi những
đống tuyết lớn vào mùa đông.
-Biển Nhật Bản: trên bờ biển phía tây đảo Honshū', gió Tây Bắc vào thời điểm mùa đông
mang theo tuyết nặng. Vào mùa hè, vùng này mát mẻ hơn vùng Thái Bình Dương dù đôi
khi cũng trải qua những đợt thời tiết rất nóng bức do hiện tượng gió Phơn về mùa hè.[41]
-Cao nguyên trung tâm: Một kiểu khí hậu đất liền điển hình, với sự khác biệt lớn về khí
hậu giữa mùa hè và mùa đông, giữa ngày và đêm. Lượng mưa nhẹ.
-Biển nội địa Seto: Các ngọn núi của vùng Chūgoku và Shikoku chắn cho vùng khỏi các
cơn bão gió mùa, mang đến khí hậu ấm áp ẩm ướt mùa hè và tuyết rơi vào mùa đông.

17 | P a g e


Biển Thái Bình Dương: Bờ biển phía đông có mùa đông lạnh tuyết rơi nhẹ, mùa hè thì
nóng và ẩm ướt do gió mùa Tây Nam.
Quần đảo Tây Nam: Quần đảo Ryukyu có khí hậu cận nhiệt đới, với mùa đông mát khô
hanh và mùa hè nóng ẩm, song vùng này hiếm khi có tuyết xảy ra. Lượng mưa trong năm
cao, đặc biệt là vào mùa mưa. Bão ở mức khá cao.
Nhiệt độ nóng nhất đo được ở Nhật Bản là 40,9 °C - đo được vào 16 tháng 8 năm 2007.
Thấp nhất là -37,5 °C
Mùa mưa chính bắt đầu từ đầu tháng 5 tại Okinawa; trên phần lớn đảo Honshū, mùa mưa
bắt đầu từ trước giữa tháng 6 và kéo dài 6 tuần. Vào cuối hè và đầu thu, các cơn bão
thường mang theo mưa nặng.
1.4.6 Kinh tế, chính trị, giao thông:
1.4.6.1 Kinh tế, chính trị:
Không giống như tình hình ở các nước phương Tây, khu vực tài chính Nhật không chịu
ảnh hưởng mạnh từ cuộc Khủng hoảng cho vay thế chấp nhưng do đối mặt với sự sụt
giảm mạnh về khối lượng đầu tư cũng như nhu cầu trước các mặt hàng xuất khẩu chủ
chốt của Nhật ở nước ngoài vào cuối năm 2008, đã đẩy nước này vào vòng suy thoái
nhanh hơn. Tình trạng nợ công quá lớn (chiếm 229% GDP theo số liệu của năm 2015) và
tỉ lệ dân số có tuổi quá cao là hai vấn đề đầy thách thức với Nhật Bản về dài hạn. Hiện tại
những tranh cãi xung quanh vai trò và hiệu quả của các chính sách vực dậy nền kinh tế là
mối quan tâm lớn của người dân lẫn chính phủ nước này. Nhìn chung, trong giai đoạn
2005-2015, kinh tế Nhật chỉ đạt được tốc độ tăng trưởng rất chậm, trung bình 1% mỗi
năm. Kinh tế Nhật đã bị Trung Quốc vượt qua trong giai đoạn này, và nếu tiếp tục tăng
trưởng chậm như vậy thì trong 10 năm tới, Indonesia và Nga sẽ vượt qua Nhật về tổng
GDP theo sức mua tương đương, còn Hàn Quốc và Đài Loan cũng sẽ sớm vượt qua Nhật
về thu nhập bình quân đầu người.

18 | P a g e



1.4.6.2 Giao thông:

Giao thông ở Nhật Bản rất hiện đại và phát triển cao. Ngành giao thông vận tải của Nhật
Bản nổi bật vì hiệu quả năng lượng của nó: nó sử dụng ít năng lượng hơn trên mỗi đầu
người so với các nước khác, nhờ vào một tỷ lệ cao của giao thông vận tải đường sắt và
khoảng cách đi lại trung bình ngắn hơn. Nhật Bản sử dụng giao thông bên trái. Vào năm
2004 ở Nhật Bản có khoảng 1.177.278 km (731.683 miles) đường bộ, 173 sân bay,
23.577 km (14.653 miles) đường sắt. Phương tiện đường không được hoạt động chủ yếu
bởi All Nippon Airways và Japan Airlines . Đường sắt được điều khiển bởi Japan
Railways. Hệ thống đường sắt cao tốc Shinkansen của Nhật Bản nổi tiếng thế giới bởi sự
an toàn và đúng giờ. Có 176 sân bay tại Nhật và sân bay lớn nhất trong nước, sân bay
quốc tế Tokyo, là sân bay bận rộn nhất châu Á. Cổng quốc tế lớn nhất là sân bay Quốc tế
Narita (khu vực Tokyo), sân bay Quốc tế Kansai (khu vực Osaka/Kobe/Kyoto), và sân
bay Quốc tế Chūbu (khu vực Nagoya). Các cảng lớn nhất bao gồm cảng Nagoya.
1.6.7 Văn hóa phong tục tập quán:
1. Chào hỏi
- Nhắc tới Nhật Bản chúng ta nghĩ tới một con rồng kinh tế của Châu Á, người Nhật vô
cùng coi trọng lễ nghi, văn hóa trong đời sống hằng ngày. Và việc đầu tiên để đánh giá
là nhìn vào cách chào hỏi của người đó. Khi chào hỏi cũng như khi bày tỏ sự biết ơn hay
xin lỗi, người Nhật thường cúi xuống.
- Đối với nam: hai bàn tay duỗi thẳng, khép ngón, khép hai cánh tay sát bên sườn và cúi
xuống

19 | P a g e


- Đối với nữ: hai tay duỗi thẳng, đặt trước người tạo thành chữ V sao cho bàn tay phải đặt
trên bàn tay trái, ngón tay duỗi thẳng và khép lại rồi từ từ cúi chào.


- Chúng ta cùng tìm hiểu 3 kiểu chào thường gặp:
+ Kiểu eshaku: cúi khoảng 15 độ trong 1 giây, hai tay để bên hông, kiểu chào này dùng
trong giao tiếp với người đồng lứa.
+ Kiểu keirei: cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây, kiểu chào này dùng để chào cấp
trên, khách hàng hoặc những người lớn tuổi hơn mình
+ Kiểu saikeirei: kiểu cúi chào này dùng để nói lời cảm ơn, xin lỗi hoặc thể hiện thành ý
của mình với đối phương. Người Nhật sẽ cú đầu từ 45-60 độ. Khi chào người Nhật sẽ vừa
cúi đầu vừa nói lời chào hoặc nói lời chào trước rồi cúi đầu
2. Ăn uống
 Một số quy tắc ăn uống của người Nhật Bản:
- Không trộn wasabi với nước tương
- Tránh cắn đôi thức ăn
- Không dùng tay để đỡ đồ ăn rơi
20 | P a g e


- Không lật ngược nắp bát
- Không đặt vỏ sò trên nắp bát hay dĩa riêng
- Không cầm đũa trước khi nhấc bát lên
- Không đưa đũa qua lại hay chạm vào thức ăn nếu không có ý định gắp
- Không gác đũa ngang miệng bát
- Không dùng đầu còn lại của đôi đũa để gắp thức ăn
- Không đưa đồ ăn lên quá cao
 Những món ăn, thức uống nổi tiếng ở Nhật Bản:
- Về món ăn:
+ Sushi: là một món ăn có phần hải sản nhỏ còn tươi sống đặt ở bên trên nắm cơm đã nhỏ
giấm ăn. Thành phần chủ yếu được dùng là cá ngừ, mực và tôm, dưa chuột, dưa muối và
trứng rán ngọt cũng sẽ được phục vụ kèm theo.


+ Sashimi: là một món ăn truyền thống Nhật Bản mà thành phần chính chủ yếu là các loại
hải sản tươi sống. Hải sản dùng để làm Sashimi phải có “tiêu chuẩn sashimi”, được
đánh bắt bằng các dụng cụ riêng biệt, ngay sau khi bắt được phải được xử lý luôn theo
quy trình đặc biệt để đảm bảo sự tươi ngon của từng miếng Sashimi.

21 | P a g e


+ Takoyaki: Trong tiếng Nhật, tako nghĩa là bạch tuộc, yaki là nướng, đây là một loại
bánh bột mì nhân bạch tuộc

+ Dorayaki có hình dáng như bánh rán, bao gồm 2 lớp vỏ bánh tròn dẹt làm từ bột, phết
mật ong, được nướng lên và bao lấy nhân thường làm từ bột nhão đậu đỏ.

+ Mì ramen: Mỳ Ramen hải sản – món ăn ưa thích của những thực khách đam mê đồ biển.
Sợi mỳ Ramen nhỏ như Spaghetti, được chan nước dùng với nhiều loại đồ ăn kèm khác
22 | P a g e


×