Tải bản đầy đủ (.pdf) (251 trang)

Chế độ, quyền lợi người lao động khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.45 MB, 251 trang )


T rường đại học luật hà nội
K H O A PH Á P LU Ậ T K IN H TÊ

ĐỂ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÂP TRƯỜNG

CHẾ ĐỘ, QUYẾN LỢI NGUdl LAO Đ$NG
KHI CỔ PHAN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NUỖC
I

THƯ VỊÊN

71

TRƯỜNG ĐA! HỌC LUẬÍ HÀ NỘỈ
PHÒ NG ĐỌC _



CHỦ NHIỆM ĐỂ TÀI: TS NGUYỄN HỬU c h í

MÃ SỐ: LH 07 - 02/ĐHL

HÀ NỘI - 2007


NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỂ TÀI

TS. Nguyễn Hữu Chí

Giám đốc TTNC Luật LĐ,


TM & ĐT - Khoa PLKT, Đại
học Luật Hà Nội

Chủ nhiệm đề tài; tác
giả Chuyên đề 1

TS. Đồng Ngọc Ba

Phó giám đốc TTNC Luật
LĐ, TM & ĐT - Khoa PLKT
Đại học Luật Hà Nội

Thư ký đề tài; tác giả
Chuyên đề 6

TS. Lun Bình Nhưỡng

Phó CN Khoa Pháp luật Kinh

Tác giả Chuyên đề 12

1

2

3

tế - Đại học Luật Hà Nội

4


TS. Nguyễn Thị Kim
Phụng

Phó CN Khoa Sau Đại học Đại học Luật Hà Nội

Tác giả Chuyên đề 2

5

TS. Trần Thuý Lâm

Đại học Luật Hà Nội

Tác giả Chuyên đề 11

6

ThS. Nguyễn Hiền Phương

Đại học Luật Hà Nội

Tác giả Chuyên đề 3

7

ThS. Nguyễn Xuân Thu

Đại học Luật Hà Nội


Tác giả Chuyên đề 4

8

ThS.. HÈ>Ô Thị Dung

Đại học Luật Hà Nội

Tác giả Chuyên đề 5

9

Nguyễn Đức Sơn

UNND Thành phố Hà Nội

Tác giả Chuyên đề 7

Bộ Xây Dựng

Tác giả Chuyên đề 8

Nguyễn Văn Nam

Phó vụ trưởng Vụ TCCB - Bộ
Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn

Tác giả Chuyên đề 9


Nguyễn Gia Trọng

Tổng cục Công nghiệp Quốc
phòng - Bộ Quốc Phòng

Tác giả Chuyên đề 10

Tổng LĐLĐ Việt Nam

Tác giả Chuyên đề 13

10 c v c . Cao Thế Việt

11

12

13 ThS. Nguyễn Văn Bình


BẢNG CHỮ

BHXH:

Báo hiểm xã hội

CPH:

Cổ phần hóa


CTCP:

Công ty cổ phần

DNNN:

Doanh nghiệp nhà nước

HĐLĐ:

Hợp đồng lao động

NLĐ:

Người lao động


MỤC LỤC
Trang
PHẦN THỨ NHẤT

MỞ ĐẨU

1

PHẦN THỨ HAI

BÁO CÁO PHÚC TRÌNH NỘI DUNG ĐỂ TÀI

8


PHẦN THỨ BA

CÁC CHUYÊN ĐỂ NGHIÊN c ứ u

26

Sự cần thiết bảo vệ quyền lợi NLĐ khi CPH DNNN

26

Chuyên đề 1

Pháp luật một số nước về quyền lợi NLĐ khi CPH
Chuyên đề 2

DNNN

35

Khái quát sự phát triển pháp luật về chế độ, quyền
Chuyên đề 3

lợi của NLĐ khi CPH DNNN

51

Chính sách, pháp luật hiện hành về quyền lợi của
Chuyên đề 4


NLĐ khi CPH DNNN

60

Vai trò của tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ
Chuyên đề 5

quyền lợi NLĐ khi CPH DNNN

74

Một số vấn đề về quản trị CTCP sau CPH doanh
Chuyên đề 6

nghiệp 100% vốn nhà nước ở Việt Nam

91

Chế độ, quyền lợi NLĐ khi CPH DNNN tại Thành
Chuyên đề 7

phố Hà Nội - Thực trạng và giải pháp

107

Chế độ, quyền lợi NLĐ khi CPH DNNN trong
Chuyên đề 8

ngành Xây dựng - Thực trạng và giải pháp


119

Chế độ, quyền lợi NLĐ khi CPH DNNN ngành
Chuyên đề 9

Thuỷ Sản - Thực trạng và giải pháp

142

Chế độ, quyền lợi NLĐ khi sắp xếp, đổi mới doanh
Chuyên đề 10

nghiệp quân đội - Thực trạng và giải pháp

186

Tranh chấp và giải quyết tranh chấp về quyền lợi
Chuyên đề 11

của NLĐ khi CPH DNNN - Thực trạng và giải pháp

201


Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính
Chuyên đề 12

sách, pháp luật bảo vệ quyền lợi NLĐ trong quá

210


trình CPH DNNN
Điều tra xã hội học về tác động của CPH DNNN với
Chuyên đề 13

chế độ, quyền lợi NLĐ

220


PHẨN THỨ NHẤT
MỞ ĐẨU.
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Sự triển khai có tính chất toàn cầu quá trình CPH, được bắt đầu mạnh
mẽ từ những năm 80 đến nay đã chứng tỏ rằng hầu hết Chính phủ các nước
đều thấy sự cần thiết phải xem xét và xác lập lại mối quan hệ giữa khu vực
kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân theo hướng giảm bớt mức độ sở
hữu và kiểm soát trực tiếp của Nhà nước, giành được sự điều tiết mạnh mẽ
hơn cho cơ chế thị trường. Sự khắc phục những hiện tượng trì trệ trong nền
kinh tế do hoạt động kém hiệu quả của khu vực kinh tế Nhà nước, thâm hụt
ngân sách kéo dài và gánh nặng nợ của Nhà nước ngày càng tăng đã buộc
hầu hết các chính phủ có khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng tư bản xã hội đều phải tìm cách giảm bớt một tỷ trọng nhất định trong
nền kinh tế bằng các phương pháp tư nhân hoá và CPH.
Tiến irình đổi mới kinh tế của Việt Nam không thể không có nội dung cơ
cấu lại nền kinh tế, trong đó có vấn đề thu hẹp sở hữu nhà nước và hạn chế sự
can thiệp trực tiếp của Nhà nước trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các
doanh nghiệp, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với sở hữu tư nhân và sở
hữu hỗn hợp, coi trọng hơn vai trò điều tiết của cơ chế thị trường. Vì vậy, tiến
hành CPH các DNNN ở Việt Nam là một nội dung quan trọng của công cuộc

đổi mới và cũng là một đòi hỏi khách quan để chuyển sang nền kinh tế thị
truờng dựa trên động lực của thị trường và vai trò định hướng của Nhà nước.
Trên thực tế, Nhà nước Việt nam cũng đã có một chương trình tổng thể
đổi mới khu vực kinh tế nhà nước, trong đó CPH là một biện pháp quan
trọng. Theo đó, mỗi năm chỉ tiêu phải tiến hành CPH khoảng 150 doanh
nghiệp và Chính phủ cũng đã chỉ đạo mỗi bộ, ngành phải xây dựng chỉ tiêu
cụ thể hàng năm về số lượng các doanh nghiệp CPH. Do đó, việc tiến hành
1


CPH bây giờ không sẽ chỉ là sự tự nguyện đăng ký như trước đây nữa. Điều
này chứng tỏ Việt Nam, ngoài kinh nghiệm bản thân cũng đã có nhiều học
hỏi để hoà nhập theo xu thế chung, phổ biến của thế giới và của thời đại. Hơn
nữa, xu thế đổi mới các DNNN trong khu vực đang diễn ra mạnh mẽ. Một số
nước trong khu vực và nhiều nước láng giềng của ta đã thực hiện CPH
DNNN thành công và hiệu quả là Trung Quốc, Indonesia... Điều này đã tác
động đến việc tiến hành CPH DNNN của chúng ta. Những nhân tố này đã tập
trung đầy đủ ở Việt Nam từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, tạo cơ sở cho việc
ra đời và phát triển loại hình doanh nghiệp cổ phần. Hơn nữa, do hậu quả của
chính sách tập trung, bao cấp nên khu vực DNNN nắm giữ toàn bộ các
ngành, lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, vai trò
và hiệu quả của DNNN chưa tương xứng với nguồn lực của mình và đã bộc
lộ nhiều yếu kém như: DNNN làm ăn chổng chéo, manh mún dẫn đến thua lỗ
và nợ đọng nhiều. Trong khi đó thì DNNN không linh hoạt được trong khả
năng thu hút vốn, không được đầu tư đổi mới kỹ thuật, công nghệ và khả
năng quản lý còn hạn chế. Những yếu tố này hạn chế khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập và mở cửa kinh tế và nhiều khi trở
thành gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Chính vì vậy, thực hiện CPH
DNNN đã được Đảng và Chính phủ xác định rõ từ Đại hội VI của Đảng.
CPH còn tạo điều kiện để những người góp vốn, NLĐ trong doanh

nghiệp có cổ phần, thông qua đó tăng cường vai trò làm chủ thực sự của NLĐ
và hiện thực hoá quyền tự do kinh doanh của NLĐ. Đây thực sự là những
định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình mở cửa kinh
tế để dần dần từng bước giải phóng các doanh nghiệp do Nhà nước quản lý,
tránh tình trạng Nhà nước phải gánh chịu những thiệt hại lớn do các DNNN
quản lý kinh doanh thua lỗ, làm cho người sản xuất và nhà quản lý phải có
trách nhiệm cao hơn trong công việc, đồng thời tăng cường được sức sáng tạo

2


của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Nhu' vậy, CPH không chỉ là bắt kịp với
xu thế chung của thế giới mà còn kịp thời đáp ứng đòi hỏi đổi mới của nước
ta hiện nay. Tiến hành CPH trong giai đoạn hiện nay không phải là tìm kiếm
các hình thức sở hữu khác, làm giảm bớt vai trò của kinh tế Nhà nước mà là
quá trình đổi mới thực sự để DNNN phát huy được sức mạnh của mình, làm
tốt vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhiều thành phần trong một xu thế đa
phương hoá, đa dạng hoá và mở rộng môi trường cạnh tranh.Tuy nhiên, CPH
cũng dẫn đến một số lượng lao động nhất định không thể tiếp tục thực hiện
quan hệ lao động, theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến nay, cả nước có hơn
3.550 doanh nghiệp nhà nước CPH và theo Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội, quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp đã có 180.000 lao động dôi dư1, vì
vậy phải có chính sách, chế độ thoả đáng đối với họ. Song, mặc dù trong
nhiều năm qua chúng ta liên tục có sự điều chỉnh, bổ sung chính sách, quy
định về chế độ, quyền lợi NLĐ nhưng đến nay vẫn còn nhiều bất cập cả về
quy định của pháp luật và tổ chức thực hiện nên hiệu quả về mọi phương diện
kinh tế - xã hội, pháp lý, chính sách với NLĐ đều chưa đạt hiệu quả như
mong muốn. Đây cũng là môt trong những nguyên nhân làm cho tốc độ CPH
DNNN ở nước ta trong thời gian qua chưa đạt được theo như lộ trình và kế
hoạch đặt ra. Sự bất cập này thể hiện trong việc giải quyết chế độ với NLĐ

không chỉ đã chấm dứt quan hệ lao động mà cả với những người tiếp tục làm
việc, không chỉ trong quá trình CPH mà cả sau khi doanh nghiệp đã CPH.
Mặt khác, việc giải quyết chế độ, quyền lợi với NLĐ khi CPH DNNN không
chỉ là những vấn đề về tài chính, việc làm, thất nghiệp... mà còn là những
vấn đề tư tưởng, tâm tư hay nói cách khác không chỉ là nội dung kinh tế mà
còn là vấn đề xã hội, là sự kết nối và kế thừa giữa quá khứ và hiện tại, là sự
thực hiện những “tuyên ngôn” về nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội
chủ nghĩa. Thêm nữa, trong nội dung giảng dạy của bộ môn Luật lao động,
1 Báo Lao động ngày 03/01/2008

3


mặc dù đây là một vấn đề đang được xã hội quan tâm, xong do cơ cấu của
chương trình giảng dạy nên không có điều kiện thực hiện, hiện nay chỉ trong
chương trình đào tạo Sau đại học có giảng về chuyên đề này cho học viên cao
học. Do đó, việc nghiên cứu đề tài này không chỉ có ý nghĩa nhằm hoàn thiện
pháp luật về giải quyết chế độ, quyền lợi cho NLĐ khi CPH DNNN mà còn
cung cấp tài liệu tham khảo trong quá trình đào tạo, nghiên cứu của chuyên
ngành pháp luật lao động.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Như đã trình bày, CPH DNNN là một vấn đề được xã hội rất quan tâm,
do đó đã có nhiều công trình nghiên cứu và bài viết về vấn đề này nhưng chủ
yếu tiếp cận dưới góc độ kinh tế. Dưới góc độ pháp luật lao động, trong phạm
vi nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Luật Hà Nội mới chỉ có một
khoá luận tốt nghiệp của sinh viên KT26 viết về đề tài này. Ngoài ra, có m ột
số bài viết trê n các tạp ch í n g h iê n cứu liên q u an trự c tiế p đến vấn
đề này như:
- “Bảo vệ lợi ích chính đáng của NLĐ trong các doanh nghiệp nhà nước
Cổ phần hóa ” của tác giả Nguyễn Thị Hằng trên Tạp chí Lao dộng và xã hội

số tháng 5B - 2006;
- "Những tình tiết mới sau cổ phần h o á ” của tác giả Đặng Quang Điều
và Hải Lý trên Tạp chí Lao động và xã hội số tháng 7B - 2006;
- “ Đẩy nhanh và nâng cao chất lượng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà
nưók” của tác giả PGS-TS Đặng Văn Thanh trên Tạp chí Nghiên cứu Lập
phátp số tháng 10 - 2007;
- “ Về c h ế độ, quyền lợi NLĐ khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước”
củai lác giả TS Nguyễn Hữu Chí trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số tháng
10 -2 0 0 7 ; vvv..

4


Và một số các bài viết khác trên Tạp chí Cộng sản, Báo Lao động, Báo
NLO trong năm 2007...Đó là những tài liệu bổ ích giúp chúng tôi tham khảo
khi^iết đề tài.
Nói chung, các công trình, bài viết nói trên chủ yếu tập trung vào những
khí; cạnh, vấn đề cụ thể của việc cổ phần hoá và tại những thời điểm nhất
địnl với chế độ, chính sách, quy định pháp luật cho giai đoạn đó mà chưa có
sự (ánh giá, tổng kết toàn diện và đặc biệt chưa đặt việc nghiên cứu trong
mối liên hệ giữa việc hoàn thiện pháp luật với công tác nghiên cứu, giảng dạy
phá) luật lao động.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống của khoa học
xã lội như: Phương pháp luận cơ bản của triết học Mác - Lê nin; đường lối,
quai điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế thị trường nói
chuig về CPH DNNN nói riêng.
Các phương pháp cụ thể được sử dụng nghiên cứu gồm: Phân tích, tổng
hợp so sánh, thống kế, dự báo, điều tra xã hội h ọ c...
4. Mục đích và phạm vi nghiên cứu.

4.1. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích chủ yếu của đề tài là nghiên cứu hệ thống quan điểm, chính
sácl, quy định pháp luật về chế độ, quyền lợi NLĐ khi CPH DNNN và thực
tiễn áp dụng trong thời gian qua trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị nhằm
hoài thiện pháp luật về chế độ, quyền lợi NLĐ khi CPH DNNN. Dưới góc độ
so íánh, đề tài cũng đề cập đến quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện về
vấn đề này ở một số nước điển hình để so sánh và rút ra những bài học cần
thiê cho Việt Nam.

5


4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Để thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên, đề tài xác định phạm vi
nghiên cứu như sau:
- Sự cần thiết bảo vệ quyền lợi NLĐ khi CPH DNNN;
- Kinh nghiệm một số nước về giải quyết chế độ, quyền lợi NLĐ khi
CPH DNNN và bài học với Việt Nam;
- Chính sách, pháp luật về giải quyết chế độ, quyền lợi NLĐ khi CPH
DNNN và thực tế áp dụng;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật giải quyết chế độ,
quyền lợi NLĐ khi CPH DNNN.
5. Đóng góp của đề tài.
Việc nghiên cứu đề tài đã đạt những kết quả sau đây:
- Đánh giá một cách tổng quát và tương đối toàn diện quan điểm, chính
sách, pháp luật giải quyết chế độ, quyền lợi NLĐ khi CPH DNNN ở nước ta
trong khoảng 15 năm qua;
- Bảo đảm chế độ, quyền lợi NLĐ không chỉ trước, trong mà còn cả sau
khi CPU DNNN; không chỉ là những vấn đề kinh tế mà còn phải lưu ý các
thiết chế như tổ chức đại diện, quản trị doanh nghiệp...

- Cơ sở lý luận và thực tiễn để hoàn thiện pháp luật về chế độ, quyền lợi
NLĐ khi CPH DNNN và một số giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo tính khả thi và
nâng cao hiệu quả thực hiện của pháp luật lao động về vấn đề này.
6. Tổ chức thực hiện.
Sau khi ký Hợp đồng Nghiên cứu khoa học với Hiệu trưởng Trường Đại
học Luật Hà Nội, Chủ nhiệm đề tài đã triển khai các công việc cần thiết để
thực hiện đề tài. Cụ thể bao gồm:
- Chủ nhiệm đề tài đã chỉ định TS Đồng Ngọc Ba - giảng viên Bộ môn
Luật Thương mại làm thư ký đề tài;

6


- Tổ chức các phiên họp triển khai, thực hiện đề tài và thống nhất về
phương pháp nghiên cứu cũng như yêu cầu nội dung và thời hạn hoàn thành
của các chuyên đề;
- Các tác giả thu thập tài liệu và triển khai viết các chuyên đề của đề tài;
- Tổ chức các buổi họp trao đổi chuyên môn liên quan đến đề tài;
- Thu thập bản thảo, đọc, biên tập chuyên môn và chế bản;
- Viết báo cáo phúc trình;
- Đóng quyển và nộp đề tài cho Phòng quản lý khoa học.
Toàn bộ quá trình thực hiện từ khi ký Hợp đồng Nghiên cứu khoa học
cho đến khi hoàn thành là 12 tháng.

7


PHẨN THỨ HAI
BÁO CÁO PHÚC TRÌNH NỘI DUNG ĐỂ TÀI
Thực hiện Hợp đồng Nghiên cứu khoa học số 02/HĐ-QLKH-TCKT ký

ngày 24/01/2007 với Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội về việc thực
hiện nghiên cứu đề tài: “C hếđộ, quyền lợi người lao động khi cổ phần hoá
doanh nghiệp nhà nước”, TS Nguyễn Hữu Chí với tư cách là chủ nhiệm đề tài
đã cùng các cộng tác viên hoàn thành việc thực hiện đề tài theo đúng thoả
thuận trong hợp đồng.
Nội dung chủ yếu của đề tài “C hế độ, quyền lợi NLĐ khi cổ phần hoấ
doanh nghiệp nhà nước” được thể hiện thông qua 13 chuyên đề có thể chia
làm 4 nhóm vấn đề như sau:
Nhóm 1: Sự cần thiết bảo vệ quyền lợi NLĐ khi CPH DNNN, kinh
nghiệm một sô nước và bài học với Việt Nam.
Nội dung này được triển khai với 2 chuyên đề: 1, 2.
* Chuyên để 7: Sự cần thiết bảo vệ quyền lợi NLĐ khi CPH DNNN.
Trên cơ sở phân tích bản chất của CPH DNNN dưới một số góc độ khác
nhau, trong đó nhấn mạnh cách tiếp cận của Kinh tế chính trị Mác - Lênin,
xuất phát từ tính chất của các quan hệ kinh tế (quan hộ sở hữu về tài sản,
vốn...) thì không thể đồng nhất CPH với tư nhân hoá và CPH DNNN tức là
chuyển doanh nghiệp từ chỗ chỉ có một chủ sở hữu Nhà nước thành có nhiều
chủ sở hữu. Nghĩa là CPH là quá trình thực hiện xã hội hoá sở hữu tại doanh
nghiệp. Trên cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của Việt Nam và quy
định của pháp luật, chuyên đề rút ra một số đặc trưng cơ bản của CPH theo
pháp luật của Việt Nam như: Hình thức pháp lý doanh nghiệp khi CPH; vấn
đề sở hữu và mối tương quan tỷ lộ sở hữu giữa nhà nước và các cổ đông khác
nói chung, NLĐ nói riêng; thủ tục bán đấu giá cổ phần cạnh tranh trên thị
trường và cổ phần ưu đ ãi... Toàn bộ các nội dung nói trên có tính chất đề dẫn
8


cho rội dung chính của chuyên đề này là sự cần thiết bảo vệ quyền lợi NLĐ
khi CPH DNNN.
rhông qua việc đánh giá sự tác động của CPH tới NLĐ,

chu)ên đề nhấn m ạnh sự cần th iết bảo vệ quyền lợi NLĐ trong
m ột số lĩnh vực chủ yếu sau đây:
- Đối với việc làm của NLĐ: Thực tế cho thấy CPH DNNN gắn liền với
việc sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp làm cho NLĐ dễ mất việc làm. Mặc
dù, trong hơn 15 năm qua đã có nhiều chế độ, chính sách, quy định của pháp
luật nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện để giải quyết việc làm cho NLĐ nhưng vấn
đề việc làm vẫn là một thách thức rất lớn trước cũng như sau khi CPH doanh
nghiép. Trong thực tế, lấy lý do CPH nhiều đơn vị đã cho NLĐ thôi việc với
những lý do không phải bao giờ cũng thuyết phục. Ngoài ra, với nhóm đối
tượng lao động dôi dư đã có thời gian tham gia BHXH từ 15 đến dưới 20 năm
nhưng vì tuổi cao (nam trên 55; nữ trên 50) có thể nói không có cơ hội tìm
việc làm mới.Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng sau khi CPH với những đòi hỏi,
yêu cầu mới về quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh, NLĐ phải nỗ lực và có ý
thức rất nhiều về chuyên môn, ý thức tổ chức kỷ luật. Trên cơ sở phân tích và
những ví dụ minh họa từ thực tiễn chuyên đề rút ra nhận xét là: i/ trong vấn đề
việc làm NLĐ không chỉ có nhu cầu được bảo vệ trước, trong khi CPH mà còn
sau khi CPH; ii/ Chế độ, chính sách, pháp luật cần hướng đến ở đây là tạo sự
ổn định về việc làm cho những NLĐ tiếp tục làm việc; định hướng nghề
nghiệp, đào tạo, hướng dãn sử dụng khoản trợ cấp vào việc tạo và giải quyết
việc làm cho đối tượng lao động dôi dư... Song cũng cần chú ý đến nhu cầu về
chất lượng và số lượng sử dụng nhân lực của doanh nghiệp CPH.
- Đối với thu nhập của NLĐ: Thu nhập (bao gồm tiền lương, phúc lợi,
tiền thưởng) là một trong những vấn đề NLĐ quan tâm khi CPH. Theo các số
liệu điều tra, nói chung thu nhập của NLĐ sau khi CPH là cao hơn so với

9

Á



trước khi CPH. Tuy nhiên, vấn đề NLĐ quan tâm đó là việc phân phối lợi ích
từ quỹ lương, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi khi doanh nghiệp CPH đây là
nguồn tài chính hỗ trợ cho NLĐ để mua cổ phần ưu đãi. Mặc dù đã có những
quy định của pháp luật để giải quyết vấn đề này, song thực tế thực hiện cho
thấy còn nhiều bất cập, Trên cơ sở đánh giá thực tiễn, chuyên đề rút ra kết
luân: khi CPH doanh nghiệp việc công khai hoá phương án CPH đến tập thể
lao động và đặc biệt là sự minh bạch về tài chính, tài sản của doanh nghiệp là
một trong những điều kiện tiên quyết để bảo vệ NLĐ về thu nhập.
-

Đối với vấn đề sở hữu cổ phần của NLĐ: Chuyên đề khẳng định đây là

một trong những mối quan tâm chính của nhà nước và NLĐ khi CPH DNNN.
Bởi một trong những mục tiêu quan trọng của CPH là tạo điều kiện để đông
đảo NLĐ trở thành chủ sở hữu của doanh nghiệp, trực tiếp tham gia vào việc
quản lý doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên từ thực tế thực
hiện, chuyên đề đưa ra nhận xét trong khoảng 15 năm qua mặc dù đã có rất
nhiều sự thay đổi, điều chỉnh về mặt chế độ, chính sách và quy định pháp
luật nhưng đến nay vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn xét ở mức
độ điều chỉnh hài hoà lợi ích, sự hài lòng của nhà nước, doanh nghiệp, các cổ
đông và NLĐ - đặc biệt đối với chế độ, quyền lợi của NLĐ về mua cổ phần
ưu đãi thì cho thấy là hết sức phức tạp và chuyên đề khẳng định: phương
hướng ở đây là việc CPH doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo lợi ích của
nhà nước, xã hội, của nhà đầu tư, NLĐ. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở góc
độ kinh tế đơn thuần mà còn phải tập trung vào các vấn đề khác như công
bằng xã hội, lợi ích NLĐ, việc làm, trợ cấp thất nghiệp...
* Chuyên đ ề 2 : Pháp luật một sô nước về quyền lợi NLĐ khi CPH DNNN
Trên cơ sở trình bày kinh nghiệm CPH DNNN nói chung và việc giải
quyết chế độ, quyền lợi cho NLĐ khi CPH ở một số quốc gia khác nhau có
tính đến yếu tố đặc thù và điển hình như: Anh, Mỹ, Pháp (các nước phát


10


triển); Hunggari, Liên bang Nga (các nước có nền kinh tế chuyển đổi ở Đông
Âu); Trung Quốc, Hàn Quốc (Châu Á) - Chuyên đề rút ra một số kinh
nghiệm cho Việt Nam trong quá trình CPH nói chung và bảo vệ quyền lợi
NLĐ nói riêng khi CPH DNNN, cụ thể:
- Quá trình CPH phản ánh các sắc thái khác nhau về mục tiêu, cách tổ
chức, bước đi và các biện pháp cụ thể do những đặc điểm về hoàn cảnh chính
trị, kinh tế, xã hội của mỗi nước cũng như quan niệm xây dựng và phát triển
nền kinh tế của mỗi chính phủ quy định. Sự tương đổng về quá trình CPH ở
mỗi nước chủ yếu là những vấn đề có tính kỹ thuật về tài chính, phương pháp
và các điều kiện thực hiện, còn những vấn đề về quan điểm tổ chức và vận
dụng thì hết sức khác nhau và linh hoạt ở mỗi nước.
- Quan niệm về vai trò và các lĩnh vực cần được khu vực kinh tế nhà
nước nắm giữ cũng như hình thức tổ chức các DNNN đều có sự khác nhau,
do đó, dẫn đến vấn đề CPH các doanh nghiệp này cũng khác nhau, tuỳ theo
đặc điểm của mỗi nước.
- ở Việt Nam xét theo yêu cầu cấu trúc lại khu vực kinh tế Nhà nước để
duy irì vai trò chủ đạo và định hướng sự phát triển nền kinh tế thị trường ở
nước ta, Nhà nước phải tiến hành đồng thời các hệ thống giải pháp tương ứng
với các nhóm DNNN khác nhau. Việc sắp xếp lại các DNNN ở Việt nam gắn
chặt với cơ chế quản lý và chính sách như cơ chế xuất nhập khẩu, vốn, thuế,
tỷ giá, tín dụng và đầu tư... Việc triển khai hình thành thị trường chứng
khoán sẽ tạo điều kiện thúc đẩy CPH và sự năng động cho thị trường
vốn của V iệt Nam.
- Xác định trước những khoản chi phí không thể cắt giảm được, nhất là
đào tạo lại, bảo hiểm xã hội, trợ cấp cho NLĐ bị mất việc làm và tìm kiếm
nghề mới, những chi phí do bán giá thấp nhằm ưu đãi những tầng lớp dân cư

nhất định theo những mục tiêu chính trị, xã hội của Chính phủ, những chi phí

11


cho bộ máy thực hiện và các cơ quan môi giới, tư vấn, quảng cáo...tóm lại,
cần chấp nhận những khoản phí tổn cần thiết cho sự nghiệp CPH để mun cầu
ích lợi cơ bản và lâu dài hơn là ích lợi trước m ắt của việc thu hồi vốn
đối với nhà nước.
Nhóm 2: Pháp luật về chê độ, quyền lợi NLĐ khi CPH DNNN, thực
trạng thực hiện và một sô đề xuất nhằm nâng cao tính khả thi và hiệu
quả điều chỉnh của pháp luật.
Nhóm này bao gồm các chuyên đề 3, 4, 7, 8, 9, 10, 12, 13.
*

Chuyên đề 3 : Khái quát sự phát triển pháp luật vê ch ế độ, quyền lợi

của NLĐ khi CPH DNNN.
Chuyên đề này đã được đánh giá một cách tương đối toàn diện thông
qua các giai đoạn:
-

Giai đoạn từ khi bắt đầu thực hiện chính sách cổ phần hoá (1990 đến

năm 2002): Văn bản đầu tiên quy định về vấn đề cổ phần hoá là Quyết định
số 143/HĐBT ngày 10/5/1990 (nhưng không có quy định về quyền lợi NLĐ).
Song, trên thực tế, trong hai năm 1990, 1991, quyết định này hầu như không
được thực hiện. Chỉ một vài DNNN trong diện được lựa chọn thí điểm tiến
hành CPH. Tuy nhiên, đây là bước đi đầu tiên tương đối quan trọng đặt nền
tảng cho việc CPH sau này.

Tiếp đó Hội đồng Bộ trưởng có Quyết định số 202/CT (08/6/1992) về
“Tiếp tục làm thí điểm chuyển một số DNNN thành CTCP”, ngày 07-5-1996,
Chính phủ ban hành Nghị định số 28/CP về "Chuyển một số doanh nghiệp
nhà nước thành CTCP". Chưa đầy một năm sau, Chính phủ lại ban hành tiếp
Nghị định số 25/CP ngày 26-3-1997 sửa đổi một số điều của Nghị định số
28/CP, ngày 29-6-1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/CP về chuyển
DNNN thành CTCP nhằm đẩy mạnh tiến trình CPH DNNN.
Tuy nhiên, về chế độ, quyền lợi của NLĐ khi CPH DNNN trong giai
đoạn này nhìn chung không có gì đặc biệt. NLĐ vẫn tiếp tục làm việc tại
12


doanh nghiệp trừ số lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng. Quyền lợi của
NLĐ (đặc biệt là vấn đề việc làm) về cơ bản vẫn được đảm bảo, riêng đối với
lao động nghèo được hưởng ưu đãi trong việc mua cổ phần của doanh nghiệp
- Pháp luật về quyền lợi NLĐ khi cổ phần hoá DNNN giai đoạn 2002-2006
Nhằm tăng cường hơn nữa việc CPH DNNN Ban chấp hành TW Đảng
khoá IX đã ban hành Nghị quyết số 05/NQ-TW ngày 24/9/2001 về tiếp tục
sắp xếp, đổi mới DNNN, tiếp đó ngày 19/6/2002 Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 64/2002/NĐ-CP về chuyển DNNN thành CTCP thay thế cho
Nghị định 44/1998/NĐ-CP. Theo đó, doanh nghiệp cổ phần chỉ có trách
nhiệm sắp xếp, sử dụng tối đa số lao động có tại thời điểm CPH, chứ không
phải sắp xếp, sử dụng hết số lao động của doanh nghiệp, NLĐ mua cổ phần
được giảm giá 30%; NLĐ nghèo được mua cổ phần giảm giá và trả dần trong
10 năm; Tổng giá trị cổ phần ưu đãi không quá 20 - 30% và có chính sách
riêng đối với lao động dôi dư (những lao động phải nghỉ việc do CPH
DNNN). Nghị định 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ đã quy
định về vấn đề này. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên đề cập đến quyền lợi
của đối tượng lao động dôi dư khi CPH DNNN. Theo đó, NLĐ bị mất việc
làm do CPH DNNN ngoài những quyền lợi chung mà NLĐ được hưởng như

trong Bộ luật Lao động (tức là trợ cấp mất việc làm), NLĐ còn được hưởng
một số các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, từ thực tế
thực hiện chuyên đề rút ra nhận xét việc áp dụng chế độ trợ cấp đối với lao
_

_

_______

,

động dôi dư trong các DNNN tại NĐ 41/2002/CP có the tạo ra sự không
công bằng trong việc giải quyết chế độ giữa những NLĐ cùng bị mất việc /
làm vì lý do kinh tế ở các thành phần kinh tế khác nhau.
- Pháp luật về quyền lợi NLĐ khi cổ phần hoá DNNN giai đoạn 2007 đến nay.
Trong giai đoạn này đã có điều chỉnh về chế độ, quyền lợi NLĐ khi CPH
DNNN, cụ thể: Chính phủ đã ban hành Nghị đinh số 187/2004/NĐ-CP thay thế

13

/


cho Nghị định 64/2002/NĐ-CP. Theo đó, NLĐ được mua cổ phần giảm giá
409Í so với giá đấu thầu; Tổng giá trị cổ phần ưu đãi không quá giá trị phần vốn
nhà 1ƯỚC tại DN. Chính sách, chế độ đối với lao động dôi dư cũng có nhiều thay
đổi. Vgày 26/6/2007, Chính phủ đã ban hành nghị định số 110/2007/NĐ-CP về
chím sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước thay thế
Ngh định 41/2002/NĐ-CP. Theo đó, chế độ, quyền lợi đối với lao động dôi dư
được xác định phụ thuộc vào loại HĐLĐ mà họ giao kết. Ngoài ra, NLĐ có

ngu\ện vọng học nghề thì được đào tạo tối đa 6 tháng tại các cơ sở dạy nghề.
Về gai đoạn này, chuyên đề đánh giá việc giải quyết chế độ, quyền lợi NLĐ khi
CPH DNNN chỉ có tính chất thời điểm để thực hiện chính sách của nhà nước trong
nhữrg giai đoạn lịch sử nhất đinh chứ không phải là áp dụng ổn định lâu dài.
*

Chuyên đề 4 : Chính sách, pháp luật hiện hành vê quyền lợi của

NLĐ khiC PH D N N N .
Dựa trên cơ sở các quy định hiện hành của Bộ luật Lao động, Nghị định
của Chính phủ số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 về chuyển doanh nghiệp
100% vốn nhà nước thành CTCP, Nghị định 110/2007/NĐ-CP ngày
26/ố'2007, Thông tư 18/2007/TT-BLĐTBXH ngày 10/9/2007 thì quyền lợi
của NLĐ khi CPH DNNN bao gồm:
-

Quyền mua cổ phần ưu đãi và trở thành cổ đông của CTCP

Khi doanh nghiệp CPH thì NLĐ nếu có tên trong danh sách thường
xuyên của doanh nghiệp vào thời điểm công bố giá trị tài sản của doanh
nghiìp CPH đều thuộc diện được hưởng chính sách ưu tiên trong việc mua cổ
phần và trở thành cổ đông của CTCP'0.
NLĐ được mua tối đa 100 cổ phần (mỗi cổ phần mệnh giá 10.000 đồng)
cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước với giá ưu đãi, bằng 60%
giá đấu thành công bình quân được xác định trên cơ sở giá bán cổ phần theo
(1) Xem Điều 10 Nghị định của Chính phủ số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 về chuyển doanh nghiệp
100% /ốn nhà nước thành CTCP

14



phíơng thức đấu giá công khai do Nhà nước quy định. NLĐ được chia số dư
bằig tiền của Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi (bao gồm cả giá trị tài sản
dùig trong sản xuất, kinh doanh đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ
phic lợi) để mua cổ phần. NLĐ tiếp tục làm việc tại CTCP còn được hưởng
qu7ền lợi thông qua việc mua cổ phần của tổ chức Công đoàn cơ sở.
- Quyền lợi của NLĐ tiếp tục làm việc tại CTCP sau khi cổ phần hoá
Sau CPH, những NLĐ tiếp tục làm ở CTCP sẽ được hưởng các quyền lợi
củc NLĐ khi làm việc tại Công ty này. Quyền lợi của những NLĐ sẽ được xác
địrh theo các quy định của Nhà nước, theo HĐLĐ đã giao kết với Công ty nhà
nươc trước đó, theo thoả ước lao động tập thể của CTCP (nếu có) và theo Nội
qu7, Quy chế lao động của CTCP. Đối với những NLĐ mua cổ phần tại Công ty
họ sẽ đóng tư cách kép trong quá trình làm việc sau này: vừa là NLĐ hưởng các
qu/ển lợi của NLĐ khi làm việc tại CTCP, vừa là Gổ đông - chủ sở hữu của
CTCP và hưởng những quyền lợi của một cổ đông theo quy định của pháp luật
và Điều lệ hợp pháp của Công ty.
- Quyền lợi của của NLĐ đủ điều kiện nghỉ hưu.
Vào thời điểm công bố giá trị của DNNN tiến hành CPH, những NLĐ sẽ
đư;c hưởng lương hưu hàng tháng theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và
các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Quyền lợi của NLĐ dôi dư ( bị mất việc làm).
Khi CPH DNNN, việc dôi dư lao động và phải giải quyết cho NLĐ thôi
việc là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện
hành, chính sách đối với lao động dôi dư khi CPH DNNN chỉ áp dụng trong
những trường hợp nhất định.
Trên cơ sở nghiên cứu chính sách, pháp luật hiện hành về quyền lợi của
NLĐ khi CPH DNNN, chuyên đề đã rút ra một số nhận xét:

15



- CPH DNNN là một chủ trương đúng song tác động không nhỏ tới đời
sống của NLĐ và các thành phần khác trong xã hội. Vì vậy việc thực hiện
CPH DNNN cần tiến hành khẩn trương, dúi điểm theo đúng tiến độ đã đề ra để
bảo đảm quyền lợi cho NLĐ, tránh tình trạng trong một thời gian không dài
(từ năm 2002 đến nay) quyền lợi của NLĐ dôi dư khi CPH không được giải
quyết một cách thống nhất do sự thay đổi quá nhanh của các văn bản pháp luật
điều chỉnh vấn đề này.
- Việc bán cổ phần cho tổ chức Công đoàn và bán cổ phần ưu đãi cho
NLĐ đã làm việc tại doanh nghiệp thực hiện CPH hiện còn có nhiều bất cập
nên trong một số trường hợp ý nghĩa kinh tế - xã hội không được thực hiện.
Vì vậy, Nhà nước cần phải có những biện pháp thích hợp và để bảo vệ quyền
lợi hợp pháp, chính đáng cho NLĐ.
- Chế độ, chính sách áp dụng đối với các lao động dôi dư khi CPH
DNNN không bảo đảm tính công bằng giữa các thành phần kinh tế với nhau
cũng như giữa NLĐ trong DNNN cổ phần hoá, do đó cần có những quy định
nhằm đảm bảo sự công bằng giữa những NLĐ bị dôi dư khi CPH DNNN với
nhảu và với những trường hợp tương tự khác không phải là DNNN.
*

Chuyên đề 7, 8, 9 , 10: Trên cơ sở thực trạng việc thực hiện chế độ, quyền

lợi NLĐ khi CPH DNNN tại một địa phương (Thành phố Hà Nội) và ba ngành,
lĩnh vực kinh tế khác nhau và có tính tương đối phổ biến, điển hình (ngành xây
dựng, thuỷ sản, quân đội), với sự phân tích những đặc thù về mặt kinh tế, nghề
nghiệp, con người và thông qua chủ trương, đường lối CPH DNNN của các bộ,
ngành, địa phương - các chuyên đề nói trên rút ra một số kết luận chung liên
quan đến chế độ, quyền lợi NLĐ khi CPH DNNN:
- Về nhận thức: Cần thống nhất về nhận thức sự cần thiết và tính tất yếu
của việc CPH DNNN trong đội ngũ lãnh đạo cũng như NLĐ. Một số doanh

nghiệp không thuộc danh mục Nhà nước cần giữ lại để củng cố phát triển,

16


nhưng vẫn còn trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước nên tìm cách trì hoãn.
Việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách CPH cho cán bộ lãnh
đạo, quản lý và NLĐ làm chưa có chất lượng trong thời gian qua. Lãnh đạo
chủ quản vẫn có nơi muốn níu kéo sự quản lý trực tiếp của mình với doanh
nghiệp nhằm mưu cầu lợi ích kinh tế, cán bộ quản lý trong doanh nghiệp e
ngại mất vị trí công tác khi chuyển sang CPH. Còn NLĐ chưa thấy rõ quyền
lợi và trách nhiệm của mình nên khi CPH còn nhiều băn khoăn, lo ngại,
không tích cực ủng hộ. Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
vận động để NLĐ thấy được việc CPH doanh nghiệp là một xu thế tất yếu
không chỉ đem lại lợi ích cho xã hội mà còn vì lợi ích lâu dài của chính NLĐ.
- Về tổ chức: Cần có kế hoạch và lộ trình cụ thể việc CPH doanh nghiệp
và quyết tâm chính trị của các đơn vị chủ quản để thực hiện kế hoạch đã đặt
ra. Thực trạng thực hiện CPH DNNN ở tất cả các địa phương, bộ, ngành
trong thời gian qua cho thấy hầu như không có một địa phương, bộ, ngành
nào hoàn thành lộ trình CPH. Có nhiều nguyên nhân khác nhau để giải thích
cho tình trạng này nhưng trong đó phải kể đến nguyên nhân từ công tác tổ chức.
- Về quy định của pháp luật: Cần có sự ổn định của các quy định pháp
luật về giải quyết chế độ, quyền lợi NLĐ khi CPH doanh nghiệp với những
quy định thuận lợi hơn cho NLĐ như: cách tính thời gian công tác, mua cổ
phiếu ưu đãi khi CPH doanh nghiệp... và đặc biệt là tính đến yếu tố đặc thù nghề
nghiệp của NLĐ để giải quyết chế độ, quyền lợi khi CPH doanh nghiệp.
- Về tài chính: Phải thống nhất các phương thức xác định nguồn tài
chính để giải quyết quyền lợi NLĐ khi CPH doanh nghiệp vì thực tế cho thấy
đâiy là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến việc CPHDNN
trong thời gian qua.

*

Cliuyên đề 12. 13: Thông qua kết quả điều tra xã hội học về tác động

củia CPH DNNN với chế độ, quyền lợi NLĐ (chuyên đề 12) đề tài đưa ra một
V

• Ị 8*“ ’

*

17

ilí


số gải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách, pháp luật bảo vệ quyền
lợi MuĐ trong quá trình CPH DNNN (chuyên đề 13).
Điều tra xã hội học về tác động của CPH DNNN với chế độ, quyền lợi
NLĐ được thực hiện tại một số doanh nghiệp thuộc Thành phố Hồ Chí Minh
và thh Đổng Nai trên một số các lĩnh vực chính như:
- Tác động tới việc làm của NLĐ;
- Cổ phần hoá và vấn đề sở hữu cổ phần của NLĐ;
- Tác động của CPH tới thu nhập của NLĐ;
- Tác động CPH tới nội dung quan hệ lao động.
Nhìn chung, sau khi CPH chế độ, quyền lợi NLĐ được Ihực hiện theo
chiềi hướng tích cực, tạo sự yên tâm, phấn khởi cho NLĐ. Tuy nhiên, cũng
còn một số bất cập, tồn tại ảnh hưởng ở các mức độ nhất định với những
nhóm NLĐ khác nhau từ đó tác động đến tâm tư, nguyện vọng, chế độ,
quyén lợi của NLĐ. Cụ thể:

- Sau khi CPH DNNN, các doanh nghiệp đều phải tiến hành sắp xếp lại
lao lộng. Kết quả là có gần 20% số lao động trong các doanh nghiệp thực
hiên sáp xếp lại thuộc diện dôi dư phải rời khỏi dây chuyền sản xuất, dẫn đến
phải luân chuyển và bố trí lại lao động nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp
hoại động kinh doanh bình thường. Thêm nữa tình trạng thiếu việc làm
thưcng rơi vào những người có trình độ chuyên môn thấp, không có (hoặc có ít) cổ
phần. Do đó, tâm lý bất an về việc làm đã xảy ra với một bộ phận nhất định NLĐ.
- Các số liệu điều tra cho thấy số NLĐ không có cổ phần chiếm tỷ lệ
khá cao. Điều này dãn tới những mâu thuẫn và xung đột về lợi ích giữa NLĐ
có cổ phần và NLĐ không có cổ phần. Có sự phân hóa giàu nghèo trong nội
bộ NLĐ, NLĐ có cổ phần nhiều sẽ có cổ tức lớn, dẫn đến giàu lên nhanh hơn
nhũng người không có cổ phần hoặc có ít cổ phần. NLĐ có cổ phần có quyền
được tham gia quản lý công ty thông qua việc tham gia họp đại hội cổ đông,
18


đề cử úng cử vào HĐQT, Ban kiểm soát, được biểu quyết để quyết định và
thông qua nhũng vấn đề quan trọng trong CTCP v.v. .. Còn NLĐ không có cổ
phần thì ngược lại hoàn toàn không có các quyền trên. Số người sở hữu cổ
phần có giá trị dưới 10 triệu chiếm tỷ lệ khá lớn. Điều này cho thấy đa số NLĐ
hiện nay còn nghèo, thu nhập thấp, không có tích luỹ nên không có tiền đầu tư
mua cổ phần. Số NLĐ sở hữu trên 50 triệu đồng là rất ít, đa số là những người
có trình độ chuyên môn cao, làm công tác điều hành quản lý trong doanh
nghiệp hoặc trong CTCP. Việc phân phối quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng cho
NLĐ để đầu tư mua cổ phần là không đáng kể và không có vai trò trong việc
làm tăng tỷ lệ cổ phần của NLĐ trong CTCP (số NLĐ được chia hai quỹ trên
với mức 6 triệu đồng trở lên chiếm tỷ lệ rất thấp 3%).
- Về thu nhập, nói chung ở hầu hết các doanh nghiệp CPH có tăng lên
nhưng số NLĐ có trình độ chuyên môn thấp thì có xu hướng bất lợi về thu nhập.
Về vấn đề tiền thưởng của CTCP cho thấy có những kết quả khác nhau và còn

có tới 22% số người cho rằng tiền thưởng thấp hơn. Đặc biệt 11% số người nói
rằng sau CPH họ không có tiền thưởng hàng năm.
- Về quan hệ lao động, bcn cạnh sự quan tâm đến việc ký kết, thực hiện
hợp đồng lao động thì sau khi chuyển đổi thành CTCP số doanh nghiệp ký
thoả ước lao động tập thể giảm 10% so với khi còn là doanh nghiệp nhà nước.
Về tình hình tham gia BHXH, bảo hiểm y tế của NLĐ sau khi DNNN chuyển
thành CTCP, kết quả điều tra cho thấy hầu hết NLĐ ở các doanh nghiệp CPH
đều tham gia 2 loại hình bảo hiểm là BHXH và bảo hiểm y tế. Tuy nhiên trong
quá trình thực hiện nghĩa vụ BHXH, bảo hiểm y tế đã nảy sinh một số vướng
mắc giữa CTCP và cơ quan BHXH địa phương. Vì hầu hết các CTCP đều tiếp
tục vận dụng thang, bảng lương dành cho DNNN để thực hiện việc trả lương
cho NLĐ và làm căn cứ nộp BHXH. Một số CTCP đã tự xây dựng được thang,
bảng lương cho mình, có đăng ký tại cơ quan quản lý nhưng vẫn gặp khó khăn

19


×