Tải bản đầy đủ (.pdf) (396 trang)

Nghiên cứu đưa nội dung pháp luật về giá vào giảng dạy tại trường đại học luật hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.88 MB, 396 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

NGHIÊN CỨU ĐƯA NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ GIÁ
VÀO GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Chủ nhiệm đề tài: TS. TRẦN VŨ HẢI
Thư ký đề tài: ThS. ĐÀO ÁNH TUYẾT

HÀ NỘI - 2017


DANH SÁCH TÁC GIẢ THAM GIA ĐỀ TÀI
STT
1.

2.

Tên chuyên đề

Tên tác giả

Giá và cơ sở giá thị trường và yêu ThS. Nguyễn Văn Truyền
(Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính)
cầu đặt ra đối với Pháp luật về giá
TS. Trần Vũ Hải
(Trường Đại học Luật Hà Nội)
Sự cần thiết đưa Pháp luật về giá vào TS. Trần Vũ Hải
giảng dạy trong chương trình đào tạo (Trường Đại học Luật Hà Nội)
cử nhân Luật và xác định chuẩn đầu


ra đối với người học

3.

Nghiên cứu giảng dạy nội dung: TS. Trần Vũ Hải
Những vấn đề lý luận cơ bản của (Trường Đại học Luật Hà Nội)
Pháp luật về giá

4.

Nghiên cứu giảng dạy nội dung: NCS. Nguyễn Thị Thanh Tú
Pháp luật điều chỉnh hoạt động quản (Trường Đại học Luật Hà Nội)
lý giá của nhà nước trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam

5.

Nghiên cứu giảng dạy nội dung: ThS. Đào Ánh Tuyết
Pháp luật điều chỉnh hoạt động điều (Trường Đại học Luật Hà Nội)
tiết giá là bình ổn giá

6.

Nghiên cứu giảng dạy nội dung: NCS. Nguyễn Ngọc Yến
Pháp luật điều chỉnh đối với hoạt (Trường Đại học Luật Hà Nội)
động điều tiết giá (trừ bình ổn giá)
và Pháp luật điều chỉnh về công khai
thông tin về giá



7.

Nghiên cứu giảng dạy nội dung: ThS. Nguyễn Văn Truyền
Pháp luật về thẩm định giá

(Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính)
ThS. Đào Ánh Tuyết
(Trường Đại học Luật Hà Nội)

8.

Nghiên cứu giảng dạy nội dung: ThS. Nguyễn Tiến Thỏa
Pháp luật thẩm định giá của Nhà (Hội Thẩm định giá Việt Nam)
nước

9.

Nghiên cứu giảng dạy nội dung Tiêu ThS. Khương Thanh Tùng
chuẩn thẩm định giá

(Công ty CP TĐG Thăng Long)
ThS. Đào Ánh Tuyết
(Trường Đại học Luật Hà Nội)


MỤC LỤC ĐỀ TÀI
Trang
BÁO CÁO TỔNG THUẬT
Mở đầu

Phần 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa pháp luật về giá
vào giảng dạy tại Trường Đại học Luật Hà Nội với tư cách
một môn học (học phần)
1.1.

Lý luận về giá và tổng quan quá trình phát triển của pháp
luật về giá

5

1.1.1. Khái niệm giá và giá thị trường

5

1.1.2. Sự cần thiết và phương thức quản lý về giá của nhà nước

8

1.1.3

Tổng quan quá trình phát triển Pháp luật về giá tại Việt Nam

1.2.

Sự cần thiết đưa pháp luật về giá vào giảng dạy trong

10

chương trình đào tạo cử nhân luật và xác định chuẩn đầu
ra đối với người học


14

1.2.1. Vị thế của Trường Đại học Luật Hà Nội và nhu cầu đa dạng
hóa chương trình đào tạo
1.2.2. Rà soát việc đào tạo Pháp luật về giá ở các cơ sở đào tạo hiện nay

14
16

1.2.3. Đánh giá nhu cầu người học về sự cần thiết của môn học
Pháp luật về giá trong đào tạo cử nhân luật

17

1.2.4. Tổng quan khả năng đưa môn học Pháp luật về giá vào giảng
dạy tại Trường Đại học Luật Hà Nội

20

Phần 2: Nội dung môn học pháp luật về giá giảng dạy
trong chương trình đào tạo cử nhân luật
2.1.

Vấn đề 1: Tổng quan pháp luật về giá

2.1.1. Lý luận Pháp luật về giá: khái niệm, vai trò của Pháp luật về

25
25


giá, nguyên tắc của Pháp luật về giá
2.1.2

Đối tượng điều chỉnh và cấu trúc Pháp luật về giá

32

2.1.3

Các thiết chế nhằm đảm bảo hiệu quả thực hiện Pháp luật về giá

34

2.2.

Vấn đề 2: Địa vị pháp lý của các chủ thể trong lĩnh vực giá

36


2.2.1. Cơ quan quản lý nhà nước về giá, nguyên tắc và nội dung quản
lý nhà nước về giá trong nền kinh tế thị trường

36

2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức sản xuất, kinh doanh, người
tiêu dùng trong lĩnh vực giá và các hành vi bị cấm
2.2.3. Thanh tra chuyên ngành về giá và xử lý vi phạm pháp luật về giá
2.3.


44
47

Vấn đề 3: Pháp luật về hoạt động điều tiết giá của nhà
nước và công khai thông tin về giá

49

2.3.1. Pháp luật về hoạt động điều tiết giá của nhà nước

49

2.3.2. Pháp luật công khai thông tin về giá

68

2.4

Vấn đề 4: Pháp luật về thẩm định giá

74

2.4.1

Tổng quan về thẩm định giá

75

2.4.2. Nội dung pháp luật về thẩm định giá


81

2.5.

Vấn đề 5: Hoạt động thẩm định giá của nhà nước và tiêu
chuẩn thẩm định giá

102

2.5.1. Thẩm định giá của nhà nước

103

2.5.2. Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế và tiêu chuẩn thẩm định giá
Việt Nam

114

KẾT LUẬN

137

Tài liệu tham khảo

139

Phụ lục A: Đề cương môn học Pháp luật về giá

144


Phụ lục B: Nội dung khảo sát và kết quả thống kê phiếu khảo
sát thông tin nhằm xây dựng môn học pháp luật về giá

160

BÀI BÁO CÔNG BỐ KẾT QUẢ ĐỀ TÀI

166

CÁC CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề 1: Giá và cơ sở giá thị trường và yêu cầu đặt ra đối với pháp
luật về giá

169

Chuyên đề 2: Sự cần thiết đưa pháp luật về giá vào giảng dạy trong chương
trình đào tạo cử nhân luật và xác định chuẩn đầu ra đối với người học

189

Chuyên đề 3: Nghiên cứu giảng dạy nội dung: Những vấn đề lý luận
cơ bản của Pháp luật về giá.

209


Chuyên đề 4: Nghiên cứu giảng dạy nội dung: Pháp luật điều chỉnh
hoạt động quản lý giá của nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.


228

Chuyên đề 5: Nghiên cứu giảng dạy nội dung: Pháp luật điều chỉnh
hoạt động điều tiết giá là bình ổn giá

251

Chuyên đề 6: Nghiên cứu giảng dạy nội dung: Pháp luật điều chỉnh
đối với hoạt động điều tiết giá (trừ bình ổn giá) và Pháp luật điều
chỉnh về công khai thông tin về giá

274

Chuyên đề 7: Nghiên cứu giảng dạy nội dung: Pháp luật về thẩm định giá

308

Chuyên đề 8: Nghiên cứu giảng dạy nội dung: Pháp luật thẩm định
giá của nhà nước.

338

Chuyên đề 9: Nghiên cứu giảng dạy nội dung Tiêu chuẩn thẩm định giá

357


-1-


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong gần 30 năm đổi mới, Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa
tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN dẫn đến cơ chế quản
lý thị trường nói chung và quản lý giá nói riêng có những đổi thay căn bản. Rõ
ràng đã có một bước tiến rất dài từ chỗ nhà nước là chủ thể quyết định hầu hết các
mức giá phân phối chính thức đến chỗ thị trường là nơi hình thành giá cả giao
dịch, ngoại trừ một số ít hàng hòa, dịch vụ nhất định. Chính vì vậy, thay vì nhà
nước “quyết định” giá thì trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN,
nhà nước chỉ “quản lý” giá nhằm đảm bảo giá cả phù hợp với thị trường, bảo vệ
lợi ích của các chủ thể tham gia, lợi ích của nhân dân và của nhà nước.
Với mục tiêu đạt hiệu quả trong quản lý, hệ thống Pháp luật về giá đã dần
hình thành và phát triển, trở thành một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống
pháp luật kinh tế ở Việt Nam. Pháp luật về giá hiện nay không chỉ bao gồm Luật
Giá và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành mà còn quy định ở
nhiều văn bản pháp luật khác như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản,
Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước v.v..
Trong khi đó, hiện ở hầu hết các cơ sở đào tạo cử nhân luật chưa có môn học
nghiên cứu về Pháp luật về giá mà chỉ đề cập ở những lĩnh vực có liên quan với
cách tiếp cận chưa đủ chuyên sâu, trong khi lĩnh vực quản lý giá hàng ngày đều có
những ảnh hưởng đến doanh nghiệp, người tiêu dùng và nhà nước. Chính vì vậy,
việc xây dựng và đưa vào chương trình đào tạo cử nhân luật môn học Pháp luật về
giá đã đến lúc trở nên rất cần thiết vì những lý do cơ bản sau: Một là, đây là một bộ
phận pháp luật chuyên ngành có tính đặc thù riêng, nhưng lại có sự gắn kết sâu sắc
với các lĩnh vực khác trong hệ thống pháp luật kinh tế; Hai là, một số lượng cử
nhân luật sẽ tham gia vào công tác pháp chế của các cơ quan quản lý nhà nước về
giá và các doanh nghiệp nên rất cần trang bị kiến thức Pháp luật về giá; Ba là, đáp
ứng yêu cầu đa dạng hóa các môn học để đáp ứng nhu cầu của người học trong quá
trình đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Luật Hà Nội với
mục tiêu xây dựng trường trọng điểm trong lĩnh vực đào tạo cán bộ về pháp luật

theo Quyết định 549/QĐ-TTg ngày 04/4/20131 của Thủ tướng Chính phủ.
1

Quyết định 549/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể “Xây dựng Trường
Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ
về pháp luật”


-2-

2. Tình hình nghiên cứu
Qua khảo sát các chương trình đào tạo của nhiều trường đại học lớn có đào
tạo cử nhân luật như Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Luật
(Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Luật (Đại học Huế) và một số chương
trình đạo tạo khác thì pháp luật về giá chưa được đưa vào giảng dạy, do đó, chưa
có thông tin về việc nghiên cứu để đưa vào giảng dạy trong chương trình đào tạo
cử nhân luật ở những cơ sở đào tạo này.
Ở các chương trình đào tạo của những chuyên ngành khác, pháp luật về giá
là một bộ phận kiến thức được trang bị cho các chuyên ngành như tài chính, kinh
tế, thương mại, giá và thẩm định giá của một số trường đại học khối kinh tế (có thể
là môn tự chọn hoặc bắt buộc) và thường nằm trong môn học của khoa học về Giá.
Do đó, nội dung pháp luật nằm trong những chương trình này thường chỉ cung cấp
cho người học những quy định pháp luật thực định với tư cách là những khối kiến
thức bổ trợ. Bên cạnh đó, một số chương trình đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn cũng
cung cấp kiến thức pháp luật về giá, ví dụ như chương trình đào tạo thẩm định viên
về giá, kế toán viên, kiểm toán viên, định giá viên v.v..
Như vậy, có thể khẳng định, việc nghiên cứu để đưa nội dung pháp luật về
giá vào giảng dạy trong chương trình đào tạo cử nhân luật chưa được thực hiện và
triển khai, trong khi pháp luật về giá là khối tri thức về pháp luật tài chính rất cần
thiết nên được trang bị cho cử nhân Luật.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài được nghiên cứu với những mục đích sau đây:
- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa nội dung Pháp luật về giá vào
giảng dạy tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
- Xây dựng nội dung giảng dạy Pháp luật về giá vào giảng dạy với tư cách
là môn học tự chọn, thời lượng 2 tín chỉ.
4. Nhu cầu kinh tế xã hội và địa chỉ áp dụng
- Hiện nay, Pháp luật về giá là bộ phận pháp luật quan trọng trong quản lý
nền kinh tế thị trường và liên quan đến nhiều lĩnh vực. Do đó, việc am hiểu và
vận dụng Pháp luật về giá rất có ý nghĩa và cần thiết đối với công tác quản lý nhà
nước, pháp chế, hành nghề tư vấn luật v.v.. Đặc biệt, trong các chuyên ngành đào
tạo ở bậc cử nhân được quyền dự thi cấp Thẻ thẩm định viên về giá thì bao gồm
cả cử nhân luật.
- Sản phẩm của đề tài hướng tới việc áp dụng trong đào tạo cử nhân Luật


-3-

tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Sản phẩm của đề tài cũng là tài liệu tham khảo
tốt cho các cơ sở đào tạo khác, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên các
chuyên ngành luật.
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài được giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
- Nội dung của đề tài gắn liền với thực tế đào tạo cử nhân luật tại Trường Đại
học Luật Hà Nội. Những thông tin về các cơ sở đào tạo khác chỉ ý nghĩa tham khảo.
- Nội dung của đề tài tập trung vào hệ thống các quy định chuyên ngành về
giá như Luật Giá và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. Các văn
bản có liên quan chỉ nghiên cứu trong phạm vi các quy định về giá.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, phương pháp luận nghiên

cứu là quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin cùng với phép biện chứng duy vật,
chủ trương của Đảng và nhà nước về xây dựng nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, cũng như phát huy dân chủ và xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp,
so sánh, thống kê và điều tra xã hội học. Trong đó, phương pháp phân tích được
sử dụng phổ biến để xây dựng các luận điểm khoa học của đề tài. Các phương
pháp này được thể hiện tổng thể tại các chuyên đề của nhóm tác giả.
7. Kết cấu của Đề tài
Báo cáo đề tài gồm hai phần sau đây:
Báo cáo tổng quan của Đề tài
Báo cáo tổng quan của Đề tài, ngoài phần Mở đầu và Kết luận, sẽ bao gồm
những nội dung chính sau:
- Phần 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa Pháp luật về giá vào giảng dạy
tại Trường Đại học Luật Hà Nội với tư cách một môn học (học phần)
- Phần 2: Nội dung môn học Pháp luật về giá được giảng dạy trong
Chương trình đào tạo cử nhân luật
- Phụ lục A: Đề cương môn học Pháp luật về giá (dự thảo)
- Phụ lục B: Nội dung và kết quả khảo sát điều tra xã hội học về sự cần
thiết của môn học Pháp luật về giá
Các chuyên đề nghiên cứu:
Phần này bao gồm 9 chuyên đề nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau của


-4-

Đề tài, bao gồm:
- Chuyên đề 1: Giá và cơ sở giá thị trường và yêu cầu đặt ra đối với Pháp
luật về giá.
- Chuyên đề 2: Sự cần thiết đưa Pháp luật về giá vào giảng dạy trong chương

trình đào tạo cử nhân Luật và xác định chuẩn đầu ra đối với người học.
- Chuyên đề 3: Nghiên cứu giảng dạy nội dung: Những vấn đề lý luận cơ
bản của Pháp luật về giá.
- Chuyên đề 4: Nghiên cứu giảng dạy nội dung: Pháp luật điều chỉnh hoạt
động quản lý giá của nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Chuyên đề 5: Nghiên cứu giảng dạy nội dung: Pháp luật điều chỉnh hoạt
động điều tiết giá là bình ổn giá.
- Chuyên đề 6: Nghiên cứu giảng dạy nội dung: Pháp luật điều chỉnh đối
với hoạt động điều tiết giá (trừ bình ổn giá) và Pháp luật điều chỉnh về công khai
thông tin về giá.
- Chuyên đề 7: Nghiên cứu giảng dạy nội dung: Pháp luật về thẩm định giá
- Chuyên đề 8: Nghiên cứu giảng dạy nội dung: Pháp luật thẩm định giá
của nhà nước.
- Chuyên đề 9: Nghiên cứu giảng dạy nội dung Tiêu chuẩn thẩm định giá
8. Những luận điểm khoa học rút ra từ kết quả nghiên cứu Đề tài
Qua nghiên cứu đề tài, có thể rút ra những luận điểm khoa học sau:
1. Việc xây dựng và đưa vào giảng dạy môn học Pháp luật về giá là cần
thiết đối với Chương trình đào tạo cử nhân luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
2. Thời gian trước mắt, môn học Pháp luật về giá là môn học tự chọn dành
cho các chuyên ngành, về lâu dài sẽ là môn học bắt buộc dành cho chuyên ngành
Luật Kinh tế.
3. Pháp luật về giá là hệ thống quy định pháp luật tương đối phức tạp, có
sự đan xen với các lĩnh vực chuyên ngành và đang trong quá trình phát triển, hoàn
thiện. Việc giảng dạy cần bám vào bản chất quan hệ giá cả trong nền kinh tế thị
trường và nguyên tắc xây dựng nền kinh tế thị trường cũng như vai trò của nhà
nước để luận giải, đánh giá thực trạng pháp luật cũng như nghiên cứu đề xuất
những giải pháp hoàn thiện trong tương lai.



-5-

PHẦN 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ ĐƯA PHÁP LUẬT VỀ GIÁ
VÀO GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
VỚI TƯ CÁCH MỘT MÔN HỌC (HỌC PHẦN)

1.1. LÝ LUẬN VỀ GIÁ VÀ TỔNG QUAN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIÁ
1.1.1. Khái niệm giá và giá thị trường
Trong nền kinh tế, song song với sự vận động của hàng hóa, dịch vụ là quá
trình vận động của tiền tệ. Ngay trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, vai trò
của tiền tệ và giá cả cũng không bị phủ nhận mà được xem là công cụ để điều
hành kế hoạch kinh tế quốc dân, theo đó tiền tệ làm thước đo giá trị, phương tiện
lưu thông, phương tiện tích lũy xã hội chủ nghĩa và phương tiện để dành của người
lao động2. Còn trong nền kinh tế thị trường, khái niệm giá gắn liền với các giao
dịch trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ và phần lớn phụ thuộc vào sự thỏa thuận
của các bên giao dịch. Với sự vận động và thông tin của thị trường sẽ dần hình
thành một mặt bằng giá và được gọi là giá thị trường.
Lịch sử đã ghi nhận nhiều quan niệm, học thuyết khác nhau về giá. Theo
Adam Smith, giá trị của hàng hóa là cơ sở của giá cả và giá được phân loại thành
giá tự nhiên và giá thị trường. Giá tự nhiên là giá trị thực của hàng hóa và do lao
động quyết định, còn giá thị trường phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và các yếu tố
ảnh hưởng khác (ví dụ, tình trạng độc quyền) và trên thực tế trong nhiều trường
hợp, giá thị trường có khuynh hướng lệch khá xa so với giá tự nhiên. David Ricardo
đã phát triển thêm cách tiếp cận này khi cho rằng, cái quyết định đến giá cả là quá
trình trao đổi (cung cầu) chứ không phải là giá trị thực của hàng hóa (giá tự nhiên).
Trong khi đó, theo Karl Marx (1818 – 1883) thì hàng hóa là sản phẩm của
lao động, có giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu của con người. Giá trị sử dụng là
giá trị của hàng hóa đối với xã hội thông qua mua, bán, trao đổi chứ không phải giá

trị sử dụng cụ thể của người sử dụng. Giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi.
Còn giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ giữa giá trị sử dụng này với giá trị sử dụng khác
mà cơ sở để trao đổi là hao phí lao động. Từ đó, Karl Marx cho rằng, giá cả thị
2

K.A.Đa-ri-a-nốp và M.K.Kha-man-nhi-ép (chủ biên), Tài chính và Tín dụng Liên Xô, Nxb.Giáo dục, 1960, tr.17 - 26


-6-

trường là biểu hiện của giá trị thị trường của hàng hóa, là kết quả của quá trình san
bằng các giá trị cá biệt của hàng hóa trong một ngành thông qua cạnh tranh.
Hiện nay, kinh tế học hiện đại mà đại diện là Alfred Marshall (1842 – 1924)
lại cho rằng, giá trị là phạm trù siêu hình, vô nghĩa trong khi đó giá cả là phạm trù
thiết thực, có thể nắm bắt, nghiên cứu, tiên liệu được, theo đó giá cả là hình thức
quan hệ về lượng giữa hàng hóa, dịch vụ và tiền tệ. Giá cả người mua và giá cả
người bán hình thành nên mối quan hệ cung cầu. Ở bình diện thị trường, cung và
cầu gặp nhau sẽ hình thành nên giá thị trường. Yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất
đốối với giá thị trường là thời gian, theo đó thời gian nghiên cứu giá càng dài thì
ảnh hưởng đến giá thị trường càng nhiều. Đồng thời, mức độ thay đổi của giá thị
trường của từng nhóm hàng hóa, dịch vụ còn phụ thuộc vào độ co giãn của cầu
đối với hàng hóa đó.
Từ việc điểm qua một số học thuyết cơ bản trên, có thể rút ra bản chất của
giá cả như sau:
- Giá cả là mối quan hệ trao đổi giữa hàng hóa, dịch vụ với tiền tệ. Tiền tệ
là phương tiện đo lường giá trị hàng hóa. Ngay cả khi phương thức trao đổi là
hàng đổi hàng thì tiền tệ vẫn là đơn vị trung gian để xác định tỷ lệ trao đổi.
- Giá cả và giá trị hàng hóa có mối quan hệ chặt chẽ. Giá trị sử dụng của
hàng hóa nào nhiều hơn thì sẽ được ưa chuộng hơn và do đó có giá cả cao hơn.
Có thể có những trường hợp giá cả và giá trị hàng hóa nào đó không đồng nhất

nhưng thông qua cạnh tranh, cung cầu về loại hàng hóa ấy sẽ dần cân bằng trở lại.
- Giá cả chịu sự tác động của nhiều quy luật (quy luật giá trị, quy luật cạnh
tranh, quy luật cung cầu). Những quy luật này sẽ ảnh hưởng đến những mức giá
cụ thể trong những hoàn cảnh cụ thể, và ở mức độ rộng hơn, có ảnh hưởng đến
giá thị trường.
- Giá cả hướng dẫn tiêu dùng, theo đó, nếu mức giá cao, người tiêu dùng sẽ
có khuynh hướng lựa chọn sử dụng ít đi hoặc hàng hóa khác thay thế với mức giá
rẻ hơn. Do đó, nhà nước khi tác động vào giá cả sẽ hướng dẫn tiêu dùng xã hội.
Từ những học thuyết trên, có thể xác định bản chất giá thị trường như sau:
Thứ nhất, giá thị trường hình thành trên cơ sở giá trị thị trường của hàng hóa.
Bởi vì để sản xuất một mặt hàng nhất định, nhà sản xuất phải bỏ chi phí cho các
yếu tố đầu vào để tạo nên sản phẩm ở đầu ra. Mặc dù giá trị của mỗi mặt hàng là
cá biệt nhưng nó ảnh hưởng nhiều đến quyết định về giá cả. Khi người sản xuất
đem bán hàng hóa ra và được thị trường chấp nhận thì đó là giá trị thị trường.


-7-

Thứ hai, giá thị trường là mức giá được số đông người mua chấp nhận trên
thị trường. Có thể từng giao dịch cụ thể thì mức giá là khác nhau, nhưng dần dần
hình thành một mức giá phổ biến, có thể so sánh được thì khi đó là giá thị trường.
Thứ ba, giá thị trường là mức giá thuận lợi cho việc xác lập quan hệ trao
đổi trên thị trường giữa người mua và người bán. Nếu có giá thị trường, người
bán không thể mặc ý bán quá cao hoặc ngược lại, người mua không thể trả giá
quá thấp dẫn đến tình trạng không thể giao dịch.
Thứ tư, giá thị trường giúp nhà nước định giá chính xác đối với hàng hóa,
dịch vụ công, tài sản của nhà nước hoặc với những hàng hóa, dịch vụ khác mà
nhà nước cần thiết phải định giá. Mặc dù với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn
dân và trong nhiều trường hợp nhà nước cần phải định giá đối với hàng hóa tư thì
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng không thể bỏ qua bản chất và các quy luật

chi phối giá thị trường. Việc định giá của nhà nước, một khi phù hợp với giá thị
trường, sẽ có hiệu ứng tích cực, còn nếu ngược lại có thể phát sinh những hiệu
ứng tiêu cực (tham nhũng, buôn lậu, gian lận v.v..).
Tiếp thu những quan điểm phổ biến hiện nay như đã trình bày ở trên, Luật
Giá đã đưa ra định nghĩa về giá thị trường như sau: Giá thị trường là giá hàng
hóa, dịch vụ hình thành do các nhân tố chi phối và vận động của thị trường quyết
định tại một thời điểm, địa điểm nhất định3.
1.1.2. Sự cần thiết và phương thức quản lý về giá của nhà nước
Sự can thiệp của Nhà nước đối với giá đã được ghi nhận quá trình lịch sử
hơn 4000 năm, tại Ai Cập cổ đại vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên4 và từ thời
Lã Mã, khi Hoàng đế La Mã Diocletian cố gắng định giá tối đa cho tất cả các mặt
hàng nhưng không đạt được kết quả như mong đợi. Sự can thiệp vào lĩnh vực giá
của Nhà nước được cho là phổ biến trong lịch sử các nước Phương Tây, điều này
được lý giải bởi những lợi ích chính trị, khi mà Chính phủ được lợi từ việc điều
chỉnh giá theo xu hướng giảm giá (sự ủng hộ từ cử chi và dân chúng) và ngay cả
khi tăng giá (sự ủng hộ từ các nhà vận động hàng lang và các công ty)5. Sự can
thiệp vào giá, ban hành các quy định điều chỉnh giá cũng được ghi nhận từ khá
sớm tại các nước châu Á, Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới nhằm mục đích điều

3

Luật Giá, Điều 4 khoản 4.
Indrani Thuraisingham, “Price Control and Monitoring in Development Countries”, 2010
5
Fiona M.Scott Morton, “The Problems of Price Controls” , truy xuất
ngày 8/8/2017
4


-8-


tiết kinh tế, ổn định thị trường và bao gồm cả mục tiêu chính trị.
Quy định do cơ quan quản lý ban hành điều chỉnh về giá trong giai đoạn
đầu thường nhắm đến một số mặt hàng thiết yếu, quan trọng hoặc mục tiêu điều
tiết tạm thời. Ví dụ tại Anh, chính quyền London đã can thiệp vào việc điều chỉnh
giá bán buôn và bán lẻ mặt hàng rượu, bánh mỳ và một số loại lương thực thiết
yếu6. Tại Pháp, sự điều chỉnh đầu tiên về giá được ghi nhận đối với mặt hàng thực
phẩm khi giá mặt hàng có sự gia tăng về giá không kiểm soát7.
Có thể nhận định, trong nền kinh tế thị trường, nhất là nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của nhà nước là hết sức quan trọng trong
nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giá nhằm đảm bảo sự phát triển hài hòa, hạn chế
những tác động tiêu cực của nền kinh tế tự do cạnh tranh mà không có kiểm soát.
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá được hiểu là tổng thể các biện pháp
mà pháp luật quy định để thực hiện vai trò của nhà nước trong lĩnh vực giá, đảm
bảo xây dựng hiệu quả nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Việc nhà nước quản lý về giá là sự cần thiết khách quan của nền kinh tế bởi
những lý do cơ bản sau:
Thứ nhất, xuất phát từ những khiếm khuyết vốn có của nền kinh tế thị
trường (hay còn gọi là “mặt trái” của nền kinh tế thị trường dưới góc độ kinh tế).
Trong nền kinh tế thị trường, hai yếu tố được xem là quan trọng nhất đó là
đa hình thức sở hữu và tự do cạnh tranh. Với đa hình thức sở hữu thì sở hữu nhà
nước chỉ là một bộ phận, và trong nhiều trường hợp, bộ phận này cũng phải cạnh
tranh bình đẳng với các hình thức sở hữu khác. Với tự do cạnh tranh, các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền làm những gì mà luật không cấm
để tìm kiếm lợi nhuận và vì thế họ chỉ sản xuất, cung ứng những sản phẩm có lợi
nhất cho họ chứ không hẳn là có lợi nhất cho xã hội. Vì thế, ở chừng mực nhất
định, sự vận hành tự do không điều tiết của nền kinh tế thị trường sẽ ảnh hưởng
đến đại bộ phận dân chúng khi có hiện tượng tiêu cực như độc quyền, độc quyền
nhóm, lợi dụng hoàn cảnh bất thường v.v..
Để phòng và tránh những khuyết tật của thị trường, hầu hết các quốc gia

đều có những quy định để nhà nước can thiệp ở những mức độ khác nhau đối với

6

Robert L.Schuettinger and Eamonn F. Butler, “Forty Centuries of Wage and Price Controls, How not to fight
inflation”,1979, trang 29.
7
Fiona M.Scott Morton, “The Problems of Price Controls” , truy xuất />commentary/problems-price-controls ngày 8/8/2017


-9-

hàng hóa, dịch vụ, bao gồm một số hàng hóa dịch vụ thiết yếu với người dân hoặc
nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực khan hiếm, nhất là năng lượng và
khoáng sản.
Ví dụ như ở Nga, nhà nước định giá đối với gas, điện, sản phẩm công nghiệp
quốc phòng, chân tay giả và thuốc; ở Cộng hòa Séc, nhà nước định giá đối với
điện, nước sinh hoạt, dịch vụ thoát nước, gas, giá thuê nhà, dịch vụ xe bus; ở Ba
Lan, nhà nước định giá đối với giá sữa, gas, điện, thuốc chữa bệnh và dịch vụ xe
bus công cộng; ở Indonesia, nhà nước định giá xăng dầu, dịch vụ xe bus công
cộng và điện v.v..8
Thứ hai, xuất phát từ vai trò đại diện chủ sở hữu của nhà nước.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tại Điều 53 quy
định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển,
vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý
là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống
nhất quản lý”. Bởi lẽ đó, nhà nước sẽ thay mặt toàn dân định giá tài sản thuộc sở
hữu toàn dân là hợp lý nhằm đảm bảo phân bổ một cách hài hòa các nguồn lực
trong xã hội để phục vụ lợi ích của toàn dân.
Thứ ba, xuất phát từ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong việc xây

dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tại Điều 51 quy
định: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò
chủ đạo. Là thành phần kinh tế chủ đạo, nhà nước sẽ là chủ thể cung cấp hầu hết
các hàng hóa, dịch vụ công và một số hàng hóa thiết yếu nhằm đảm bảo sự ổn
định trong việc phục vụ nhân dân như: dịch vụ y tế, giáo dục, quốc phòng, điện…
Ngay cả trong trường hợp những hàng hóa, dịch vụ này được chuyển giao cho các
thành phần kinh tế khác thì nhà nước cũng cần định giá để đảm bảo sự công bằng,
tránh tình trạng vì mục tiêu lợi nhuận và sự khó khăn của người dân để trục lợi.
Thứ tư, xuất phát từ yêu cầu xây dựng một xã hội công bằng và nhân văn,
trong đó những bộ phận yếu thế trong xã hội được quan tâm và bảo vệ.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều 34 có quy định:
“Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội”. Chính vì thế, trong các trường
8

PGS,TS.Vũ Trí Dũng và Nguyễn Duy Thiện (2017), Chuyên đề “Nguyên lý hình thành giá cả thị trường”, Tài
liệu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá, Nxb.Tài chính, 2017, tr.295.


- 10 -

hợp nhằm đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội tiếp cận các dịch vụ thiết yếu của công
dân, nhất là những khu vực còn nhiều khó khăn, nhà nước cần phải ban hành các
chính sách và quy định nhằm đảm bảo mặt bằng giá cả phù hợp, vừa đảm bảo giữ
nền tảng kinh tế thị trường, vừa khỏa lấp được những khiếm khuyết của cơ chế
thị trường trong đảm bảo an sinh xã hội. Đó chính là vai trò của nhà nước và chỉ
có nhà nước mới có thể thực hiện đồng bộ, hiệu quả trên phạm vi rộng.
Với những lý do trên, nhà nước sẽ quản lý giá theo các phương thức cơ bản
sau đây:

Phương thức trực tiếp là phương thức mà theo đó, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xác định giá đối với hàng hóa, dịch vụ theo những mức độ khác nhau
như quy định giá cụ thể, xác định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu, giá tạm thời
trong hiệp thương giá, thậm chí xác định mức trợ giá đối với hàng hóa, dịch vụ.
Bởi phương thức trực tiếp thường can thiệp mạnh vào giá thị trường nên chỉ được
sử dụng một cách hạn chế theo các mặt sau: 1) Đối tượng hàng hóa, dịch vụ được
xác định giá; 2) Mức độ xác định giá; 3) Thời hạn xác định giá.
Phương thức gián tiếp là phương thức mà theo đó, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền không xác định giá đối với hàng hóa, dịch vụ mà thông qua các chính
sách khác nhau nhằm điều tiết thị trường, bao gồm cả những hoạt động kinh tế tài chính nhằm hướng dẫn giá cả thị trường theo đúng nguyên tắc cung cầu ví dụ
như chính sách tín dụng, mua bán hàng hóa dự trữ nhà nước, yêu cầu công khai
minh bạch về giá, nghiêm cấm hiện tượng chuyển giá, khuyến khích phát triển
dịch vụ thẩm định giá v.v..
Mỗi phương thức trên thực tế có những tác động khác nhau đến thị trường
và nền kinh tế theo cả hai chiều hướng là tích cực và tiêu cực. Do đó, trong từng
điều kiện hoàn cảnh cụ thể, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện các
hành vi quản lý phù hợp trên nguyên tắc tôn trọng giá cả thị trường và tự do thỏa
thuận giữa các bên trong lĩnh vực giá.
1.1.3. Tổng quan quá trình phát triển Pháp luật về giá tại Việt Nam
Giai đoạn trước đổi mới, khi nền kinh tế được xây dựng theo mô hình kế
hoạch hóa tập trung thì giá cả hàng hóa, dịch vụ được nhà nước điều hành theo
phương thức nhất quán, theo đó, nhà nước sẽ xác định giá đối với hàng hóa, dịch
vụ trong trao đổi, mua bán giữa các đơn vị của nhà nước và giữa nhà nước với
công dân. Văn bản chuyên ngành cao nhất về giá trong giai đoạn trước đổi mới là
Điều lệ quản lý giá ban hành kèm theo Nghị định 33/HĐBT ngày 27/02/1984 của


- 11 -

Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), theo đó khẳng định:

“Phải lấy kế hoạch làm chính, làm cho hệ thống giá hình thành một cách có kế hoạch là
chủ yếu, dựa trên cơ sở giá thành được tính toán theo những định mức hợp lý về tiêu
hao vật chất, hao phí lao động và có lãi thoả đáng, khuyến khích mạnh mẽ các sản phẩm
có dấu chất lượng cao; đồng thời sử dụng đúng đắn các quan hệ thị trường, quan hệ cung
cầu, có phân biệt theo loại hàng, theo các nhu cầu khác nhau, các đối tượng tiêu dùng
khác nhau, ở các thị trường khác nhau…
…Phải bảo đảm cho hệ thống giá chỉ đạo có kế hoạch của Nhà nước chi phối được
những mặt hàng thiết yếu cho sản xuất, đời sống và ngày càng mở rộng phạm vi. Hệ
thống này bao gồm giá thu mua trong nghĩa vụ hoặc theo hợp đồng kinh tế hai chiều
(dưới đây gọi tắt là giá thu mua nghĩa vụ) đối với các loại nông sản, lâm sản, hải sản
chủ yếu; giá gia công, giá thu mua các loại sản phẩm tiểu công nghiệp và thủ công
nghiệp quan trọng; giá bán buôn xí nghiệp, giá bán buôn công nghiệp và giá bán buôn
vật tư đối với những sản phẩm quan trọng của kinh tế quốc doanh; giá bán lẻ Nhà nước
đối với những mặt hàng thuộc nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân lao động. Đồng
thời có những giá được vận dụng linh hoạt dưới những hình thức khác nhau (giá mua
khuyến khích, giá mua thoả thuận, giá cao có hướng dẫn, giá kinh doanh thương
nghiệp...); kết hợp hai loại giá (giá ổn định và giá linh hoạt) nhằm thu hút ngày càng
nhiều sản phẩm hàng hoá đi vào lưu thông có tổ chức, tăng cường trận địa của kinh tế
xã hội chủ nghĩa và đấu tranh có hiệu quả với thị trường tự do.”

Trên thực tế giai đoạn này còn có hệ thống giá thứ hai hoàn toàn tự phát
trong giao dịch giữa người dân với nhau, thường được gọi là giá “chợ đen”, tức là
không được nhà nước thừa nhận.
Với mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, kể từ khi đổi mới đến nay, hệ thống Pháp luật về giá đã được hình thành và
ngày càng hoàn thiện hơn. Với sự ra đời của Pháp lệnh Giá năm 2002 do Ủy ban
Thường vụ Quốc hội ban hành, đây có thể nói là văn bản luật chuyên ngành có
hiệu lực cao, điều chỉnh khá toàn diện trong lĩnh vực giá mà trước đó chưa có.
Với 5 chương gồm 40 điều, nhiều nội dung quan trọng trong quản lý giá đã được
quy định cụ thể như: nguyên tắc quản lý giá, bình ổn giá, định giá, thẩm định giá,

kiểm soát giá độc quyền và chống bán phá giá, quy định hoạt động về giá của các
tổ chức, cá nhân kinh doanh như niêm yết giá, công khai giá và những hành vi bị
cấm v.v.. Cùng với đó, một loạt các văn bản dưới luật đã được ban hành để quy
định chi tiết, hướng dẫn Pháp lệnh Giá như: Nghị định 170/2003/NĐ-CP, Nghị
định 75/2008/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Giá, Nghị định 101/2005/NĐ-CP về
thẩm định giá, Nghị định 169/2004/NĐ-CP, Nghị định 84/2011/NĐ-CP quy định


- 12 -

về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, Nghị định 188/2004/NĐ-CP,
Nghị định 123/2007/NĐ-CP về phương pháp xác định giá đất và khung giá các
loại đất, Thông tư 15/2004/TT-BTC, Thông tư 104/2008/TT-BTC, Thông tư
122/2010/TT-BTC hướng dẫn Pháp lệnh Giá và các nghị định, Thông tư
114/2004/TT-BTC, Thông tư 145/2007/TT-BTC hướng dẫn về phương pháp xác
định giá đất và khung giá các loại đất v.v..
Sau 10 năm thực hiện Pháp lệnh Giá, bên cạnh những ưu điểm, Pháp lệnh
Giá đã bộc lộ một số bất cập chủ yếu như quy định về trợ giá, vấn đề xác định giá
tài sản nhà nước khi không có hoặc không thể để doanh nghiệp thẩm định giá,
một số khái niệm chưa chuẩn xác, sự chồng chéo điều chỉnh khi Quốc hội đã ban
hành Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm
2010, Luật Đất đai năm 2013, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 v.v.9.
Chính vì vậy, Luật Giá năm 2012 đã ra đời thay thế cho Pháp lệnh Giá và được
kỳ vọng là giải quyết được những bất cập nêu trên10.
Luật Giá bao gồm 5 chương và 48 điều, ngoài những nội dung kế thừa từ
Pháp lệnh Giá, Luật Giá có một số điểm mới cơ bản, bao gồm: (i) Luật Giá quy
định cụ thể các tiêu chí để xác định nhằm thu hẹp phạm vi định giá của Nhà nước;
(ii) Luật Giá nhất quán nguyên tắc giá những hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định
giá phải theo nguyên tắc thị trường; (iii) Luật quy định cụ thể hơn về các hành vi
bị cấm trong lĩnh vực giá; (iv) Luật xác định rõ trách nhiệm công khai thông tin

về giá bằng các hình thức thích hợp của các chủ thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ;
(v) Đặc biệt, Luật Giá quy định về hoạt động thẩm định giá tài sản nhà nước đối
với một số loại tài sản nhất định và trong những trường hợp cụ thể, bên cạnh hoạt
động dịch vụ thẩm định giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp với tư cách
là một dịch vụ theo cơ chế thị trường.
Cùng với việc Luật Giá có hiệu lực, Chính phủ, Bộ Tài chính và các Bộ có
liên quan cũng lần lượt ban hành nhiều văn bản quy định chi tiết và/hoặc hướng
dẫn thi hành như: Nghị định 177/2013/NĐ-CP, Nghị định 149/2016/NĐ-CP quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá, Nghị định
89/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giá về thẩm định giá, Nghị định 109/2013/NĐCP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, lệ phí, hóa
đơn; Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất; Nghị định 01/2017/NĐ-CP
9

Tờ trình Chính phủ về dự thảo Luật Giá, 2012. Nguồn: duthaoonline.quochoi.vn
Luật Giá số 11/2012/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012

10


- 13 -

sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Thông
tư 56/2014/TT-BTC, Thông tư 233/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn
Nghị định 177/2013/NĐ-CP, Thông tư 38/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định
89/2013/NĐ-CP, Thông tư 36/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết phương pháp
định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác
định giá đất cùng nhiều văn bản khác.
Theo lát cắt chiều ngang, ngoài Luật Giá và các văn bản hướng dẫn thi
hành, Pháp luật về giá còn được đề cập đến ở nhiều luật, pháp lệnh, nghị định và
thông tư của các lĩnh vực khác, đặc biệt là trong lĩnh vực pháp luật kinh tế như

pháp luật về doanh nghiệp, thương mại, tài chính, đất đai, tài nguyên, môi trường,
cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng… Như vậy, có thể khẳng định,
Pháp luật về giá là tổng thể các quy định pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực giá,
với nguồn là Luật Giá và các văn bản pháp luật có liên quan, bao gồm cả các văn
bản pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể.
Trong Luật Doanh nghiệp, quy định về giá tập trung chủ yếu vào việc định
giá tài sản góp vốn và định giá vốn. Về nguyên tắc, Luật Doanh nghiệp tôn trọng
cơ chế giá thị trường khi xác định giá tài sản góp vốn và định giá vốn. Điều 37
Luật Doanh nghiệp quy định tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại
tệ tự do chuyển đổi, vàng thì phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá
theo nguyên tắc nhất trí hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và
được thể hiện thành đơn vị đồng Việt Nam.11 Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp còn
quy định cụ thể nguyên tắc thỏa thuận hoặc xác định giá của phần vốn góp hoặc
cổ phần trong các trường hợp công ty mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần của
thành viên/cổ đông theo nguyên tắc giá thị trường12. Trong khi đó, giá thị trường
của phần vốn góp hoặc cổ phần được Luật Doanh nghiệp ghi nhận là giá giao
dịch trên thị trường cao nhất ngày hôm trước, giá thỏa thuận giữa người bán và
người mua, hoặc giá do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp xác định13.
Trong pháp luật về đất đai, các quy định về giá đất và xác định giá đất có ý
nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh mối quan hệ pháp luật giữa nhà nước (với
tư cách là đại diện chủ sở hữu đất đai – toàn dân) với các tổ chức, cá nhân được
giao đất, cho thuê đất, được công nhận quyền sử dụng đất và giữa các tổ chức, cá
11

Luật Doanh nghiệp, Điều 37 khoản 2
Luật Doanh nghiệp, các điều 52, 129, 130…
13
Luật Doanh nghiệp, Điều 4 khoản 13

12



- 14 -

nhân với nhau trong quá trình chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thừa kế… quyền
sử dụng đất theo quy định. Nghị định 44/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi
Nghị định 01/2017/NĐ-CP) về giá đất đã quy định những vấn đề hết sức cụ thể như
thẩm quyền xác định giá đất, khung giá đất, bảng giá đất và tư vấn xác định giá đất,
bao gồm cả tư vấn xác định giá đất trong khi xác định giá đất của nhà nước và tư
vấn xác định giá đất đối với các giao dịch dân sự liên quan đến đất đai. Bộ Tài
nguyên và Môi trường đã thể hiện vai trò là cơ quan quản lý chuyên ngành khi ban
hành văn bản hướng dẫn xác định giá đất và tư vấn xác định giá đất14.
Trong Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008 đã quy định
nguyên tắc xác định giá trị tài sản trong quan hệ mua, bán, thuê, cho thuê, liên
doanh, liên kết, thanh lý tài sản hoặc trong các giao dịch khác được thực hiện theo
cơ chế thị trường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Cùng với đó là Luật
Đấu thầu, Luật Đấu giá có quy định, việc mua sắm, chuyển nhượng, thanh lý tài
sản nhà nước đều phải thực hiện theo pháp luật về đấu thầu hoặc đấu giá để đảm
bảo xác định phù hợp với giá thị trường. Tương tự, có thể tìm được nhiều ví dụ
khác về những quy định pháp luật trong lĩnh vực giá tại các Luật chuyên ngành
như Luật Điện lực, Luật Dầu khí, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Dược, Luật
Khám bệnh, chữa bệnh….
1.2. SỰ CẦN THIẾT ĐƯA PHÁP LUẬT VỀ GIÁ VÀO GIẢNG DẠY
TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN LUẬT VÀ XÁC ĐỊNH
CHUẨN ĐẦU RA ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC
1.2.1. Vị thế của Trường Đại học Luật Hà Nội và nhu cầu đa dạng hóa
chương trình đào tạo15
Trường Đại học Luật Hà Nội được thành lập ngày 10/11/1979, là đơn vị
trực thuộc Bộ Tư pháp và chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục
và Đào tạo. Trường tự định hướng và xây dựng cho mình sứ mạng: “Cung cấp

nguồn nhân lực pháp luật, sản phẩm nghiên cứu khoa học và dịch vụ pháp lí chất
lượng cao cho cơ quan nhà nước và toàn xã hội, góp phần thực hiện thành công
các mục tiêu, nhiệm vụ của chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Trong chiến lược phát triển, mục tiêu của Trường Đại học Luật Hà Nội là
14

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 quy định chi
tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất.
15
Nguồn tham khảo, lược trích: Dự thảo Báo cáo tự đánh giá của Trường Đại học Luật Hà Nội, tháng 10/2017


- 15 -

xây dựng để trở thành trường trọng điểm quốc gia về đào tạo cán bộ pháp luật ở
Việt Nam, đáp ứng nhu cầu cán bộ pháp lý phục vụ cho sự nghiệp xây dựng Nhà
nước pháp quyền và hội nhập quốc tế. Để thực hiện mục tiêu trên, Trường đã xây
dựng Đề án đưa Trường Đại học Luật Hà Nội trở thành trường trọng điểm Quốc
gia về đào tạo, nghiên cứu và truyền bá pháp luật ở Việt Nam và được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án theo Quyết định 549/QĐ-TTg ngày 04/4/2013. Đồng
thời, trong thời gian tới Trường sẽ đẩy mạnh việc thực hiện đổi mới chương trình
và phương pháp đào tạo; xây dựng đội ngũ cán bộ; đẩy mạnh NCKH; mở rộng
hợp tác quốc tế.
Trường Đại học Luật Hà Nội luôn nhận thức rõ và đầy đủ vai trò của chương
trình đào tạo trong việc thực hiện sứ mệnh của Trường là đào tạo nguồn nhân lực
pháp luật chất lượng cao cho đất nước. Từ đó, xuyên suốt nhiều năm qua, Trường
Đại học Luật Hà Nội luôn chú trọng việc xây dựng và phát triển các chương trình
đào tạo đối với bậc đại học, bậc thạc sĩ và bậc tiến sĩ, theo hướng không ngừng
nâng cao chất lượng đào tạo, đa dạng hóa các chương trình đào tạo nhằm đáp ứng

ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội, trên cơ sở thực hiện phương châm và triết
lý đào tạo “coi người học là trung tâm” của quá trình đào tạo. Trường Đại học
Luật Hà Nội nhận thức rõ rằng: Chương trình đào tạo là thành tố quan trọng để
tạo nên chất lượng của các sản phẩm đào tạo, do đó trong những năm gần đây,
Trường đã chủ động triển khai việc xây dựng, chỉnh sửa, cập nhật thường xuyên
các Chương trình đào tạo đối với các bậc, hình thức đào tạo hiện nay của Trường.
Theo thống kê không chính thức thì tính đến năm 2016, trên phạm vi cả
nước có 33 cơ sở có đào tạo ngành luật ở bậc cử nhân, trong đó có 22 cơ sở có
đào tạo chuyên ngành Luật Kinh tế (hoặc Luật kinh doanh), trong đó có nhiều cơ
sở đào tạo lớn, có truyền thống như Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh, Khoa Luật (Đại học quốc gia Hà Nội), Trường Kinh tế - Luật (Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường
Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Luật (trực thuộc Đại học Huế), Viện Đại học
Mở Hà Nội, Viện Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh v.v.. Điều đó cho thấy
nhu cầu xã hội, sức hấp dẫn của chuyên ngành đào tạo là những yếu tố quyết định
đến khả năng cạnh tranh đang ngày càng cao giữa các cơ sở đào tạo. Trong tương
lai, số các cơ sở đào tạo ngành luật nói chung và Luật Kinh tế nói riêng sẽ còn


- 16 -

tăng, từ đó sức ép cạnh tranh về chất lượng đào tạo sẽ còn tiếp tục mạnh hơn nữa16.
Trong bối cảnh chung và định hướng của nhà trường, việc nghiên cứu đưa
vào một nội dung giảng dạy mới, cần thiết theo nhu cầu của xã hội được xem là
phù hợp, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần khẳng định vị thế
của một cơ sở đào tạo ngành luật trọng điểm của cả nước, tăng cường khả năng
cạnh tranh, thu hút người học và đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn xã hội.
1.2.2. Rà soát việc đào tạo Pháp luật về giá ở các cơ sở đào tạo hiện nay
Ở nhiều quốc gia, nhà nước ban hành các quy định nhằm đảm bảo sự công
bằng, minh bạch trong việc xác định giá, đặc biệt là liên quan đến các hàng hóa

thiết yếu và tài sản nhà nước. Ở Việt Nam, Pháp luật về giá đã được quy định từ
khá lâu và được xem là một công cụ quan trọng để nhà nước điều hành giá cả theo
cơ chế thị trường. Do đó, Pháp luật về giá được xem là một bộ phận pháp luật
quan trọng điều chỉnh đối với các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, người
tiêu dùng và các chủ thể có liên quan. Bộ phận pháp luật này điều chỉnh nhiều nội
dung quan trọng để trả lời những câu hỏi cơ bản như: Cơ chế nào để nhà nước
định giá đối với một số hàng hóa, dịch vụ? Những biện pháp nào để bình ổn giá,
nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và nhân dân? Việc thẩm định giá trị
tài sản sẽ do ai thực hiện và thực hiện như thế nào, làm sao để đảm bảo khách
quan và phù hợp với giá thị trường v.v..
Chính vì thế, kiến thức Pháp luật về giá nên được xem là một bộ phận tri
thức quan trọng cần được trang bị cho cử nhân luật thuộc nhiều chuyên ngành,
nhất là chuyên ngành Luật Kinh tế, nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
Tuy nhiên hiện nay, hầu hết các trường đại học có chương trình đào tạo cử nhân
luật đều chưa xây dựng và đưa vào giảng dạy Pháp luật về giá với tư cách là một
môn học hoặc học phần riêng với nội dung cụ thể và chuyên sâu.
Qua khảo sát các chương trình đào tạo của nhiều trường đại học như Trường
Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Luật
(Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Luật (Đại học Huế) và nhiều cơ sở
đào tạo cử nhân luật khác thì Pháp luật về giá chưa được đưa vào giảng dạy với
tư cách là một học phần độc lập mà rải rác chỉ là một hoặc một số vấn đề thuộc
nội dung của môn học Luật thương mại.
Tại Trường Đại học Luật Hà Nội, phần pháp luật về quản lý giá được xem
16

Trường Đại học Luật Hà Nội, Báo cáo sơ kết đào tạo chuyên ngành Luật Kinh tế năm 2016


- 17 -


là một nội dung trong môn học Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực
thương mại do Bộ môn Luật Thương mại thuộc Khoa Pháp luật Kinh tế đảm
nhiệm giảng dạy. Đây là môn học lựa chọn chuyên ngành thuộc chuyên ngành
Luật Kinh tế. Với thời lượng khoảng 3 giờ tín chỉ gồm 2 tiết giờ giảng lý thuyết
và 01 giờ thảo luận, trên thực tế giảng viên chỉ có thể khái quát giới thiệu về cơ
sở lý luận và những điểm quan trọng nhất của hệ thống Pháp luật về giá tại Việt
Nam hiện nay17.
Ở các chương trình đào tạo của những chuyên ngành khác, Pháp luật về giá
là một bộ phận kiến thức được trang bị cho các chuyên ngành như tài chính, kinh
tế, thương mại, giá và thẩm định giá của một số trường đại học khối kinh tế (có
thể là môn tự chọn hoặc bắt buộc) và thường nằm trong môn học của khoa học về
Giá. Do đó, nội dung pháp luật nằm trong những chương trình này thường chỉ
cung cấp cho người học những quy định pháp luật thực định với tư cách là những
khối kiến thức bổ trợ. Bên cạnh đó, một số chương trình đào tạo nghiệp vụ ngắn
hạn cũng cung cấp kiến thức Pháp luật về giá, ví dụ như chương trình đào tạo
thẩm định viên về giá, kế toán viên, kiểm toán viên, định giá viên v.v..
Pháp luật về giá cũng nhận được sự quan tâm và mong muốn được nghiên
cứu từ phía người học. Qua việc khảo sát ý kiến từ người học do nhóm tác giả thực
hiện (sẽ được trình bày kỹ ở phần sau) có thể nhận thấy đa số người học đều ít hiểu
biết về Pháp luật về giá và có nhu cầu được nghiên cứu, học tập nội dung Pháp luật
về giá trong chương trình đào tạo cử nhân luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
Như vậy, có thể khẳng định, việc nghiên cứu để đưa nội dung Pháp luật về
giá vào giảng dạy trong chương trình đào tạo cử nhân luật chưa được thực hiện và
triển khai một cách có hệ thống với tư cách là một môn học (học phần) riêng,
trong khi Pháp luật về giá là khối tri thức pháp luật kinh tế - tài chính rất cần thiết
nên được trang bị cho cử nhân Luật.
1.2.3. Đánh giá nhu cầu người học về sự cần thiết của môn học Pháp
luật về giá trong đào tạo cử nhân luật
1.2.3.1. Tổng quan
Tập thể tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của người học về việc xây dựng

môn học Pháp luật về giá vào tháng 6 năm 2017 tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
17

Tại Trường Đại học Luật Hà Nội, môn học Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại (thời lượng
2 tín chỉ) do Bộ môn Luật Thương mại cung cấp. Qua tìm hiểu thực tế thì nội dung pháp luật về quản lý giá không
đủ điều kiện triển khai tương xứng với khối lượng tri thức vốn có của vấn đề này.


- 18 -

Cuộc khảo sát được thực hiện với tổng số lượng 230 phiếu, bao gồm 187 phiếu
dành cho các sinh viên luật hệ đào tạo chính quy và 43 phiếu dành cho học viên
văn bằng hai hệ chính quy. Do hạn chế về nguồn kinh phí nên tập thể tác giả chưa
thể tiến hành khảo sát với phạm vi rộng hơn, ví dụ như đối với các đối tượng là
doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về giá.
Phiếu khảo sát được thiết kế với hệ thống các câu hỏi và phương án trả lời
dành cho người được hỏi. Các câu hỏi tiếp cận theo các nhóm như sau:
Thứ nhất, nhóm câu hỏi tập trung khảo sát những kiến thức rất cơ bản về
Pháp luật về giá. Trong trường hợp người được hỏi đã hiểu rõ thì vấn đề đưa môn
học vào giảng dạy là không cần thiết. Còn nếu người được hỏi còn mơ hồ, không
rõ thì mới xác định được nhu cầu nghiên cứu và giảng dạy đối với môn học.
Thứ hai, nhóm câu hỏi tập trung khảo sát quan điểm của người học rằng
liệu có nên có môn học Pháp luật về giá hay không và họ có mong muốn được
nghiên cứu lĩnh vực Pháp luật về giá với tư cách là môn học độc lập hay không.
Trong trường hợp người học không có nhu cầu, không mong muốn nghiên cứu thì
với nguyên tắc lấy người học làm trung tâm cùng với việc tiếp cận gắn với thực
tiễn, có thể việc đưa môn học Pháp luật về giá vào giảng dạy, nghiên cứu là không
thực tế.
Thứ ba, nhóm câu hỏi tập trung khảo sát về thời lượng cần thiết để nghiên
cứu môn học Pháp luật về giá. Mặc dù đây chỉ là kênh tham khảo vì người được

hỏi chưa có đủ thông tin và chuyên môn để đánh giá, nhưng cũng rất cần thiết.
Mỗi một mức độ về số lượng tín chỉ sẽ quyết định nội dung chương trình phù hợp.
1.2.3.2. Thuận lợi và hạn chế của cuộc khảo sát
Những thuận lợi của chương trình khảo sát đã thực hiện:
- Một là, đối tượng khảo sát là những sinh viên, học viên hệ chính quy đang
tham gia học tập chương trình cử nhân luật nên có mức độ hiểu biết và nhận thức
được trọng tâm của cuộc khảo sát, do đó những ý kiến đã thể hiện đúng quan điểm
của người được khảo sát.
- Hai là, do đối tượng khảo sát là những sinh viên năm thứ ba chương ngành
Luật Kinh tế và học viên văn bằng 2 đã hoàn thành ít nhất 2/3 chương trình học
nên có kiến thức nền tảng khá tốt về pháp luật nói chung và pháp luật kinh tế nói
riêng nên quan điểm của họ phản ánh sự cần thiết hoặc không cần thiết của việc
tham gia môn học Pháp luật về giá.
- Ba là, hoạt động khảo sát được phân nhóm gồm sinh viên chính quy bằng


- 19 -

1 và học viên chính quy văn bằng 2. Đối với học viên chính quy văn bằng 2, hầu
hết đều là những người học đã đi làm và đa số làm việc tại doanh nghiệp nên ý
kiến của họ phần nào đã phản ánh được ý kiến như lấy ý kiến tại doanh nghiệp.
Bên cạnh những thuận lợi, chương trình khảo sát cũng có một số hạn chế
sau đây:
- Một là, chương trình khảo sát chưa có điều kiện khảo sát sâu về từng nội
dung cần có trong môn học. Nguyên nhân là việc khảo sát như vậy chỉ nên thực
hiện cho nhóm đối tượng đang công tác, tham gia hoạt động trực tiếp hoặc có liên
quan đến lĩnh vực giá, không thể khảo sát đối với đối tượng chưa tiếp cận sâu về
pháp luật giá.
- Hai là, chương trình khảo sát chưa thực hiện đối với đối tượng là người
sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về giá. Nguyên nhân như đã trình

bày ở trên, chủ yếu là do quy mô và nguồn kinh phí dành cho đề tài còn hạn chế
nên nhóm tác giả không có khả năng thực hiện.
Nội dung và kết quả khảo sát sẽ được trình bày ở Phụ lục B của Báo cáo.
1.2.3.3. Kết luận cơ bản rút ra từ cuộc khảo sát
Thứ nhất, nhận thức tổng quan về Pháp luật về giá của những người được
hỏi còn khá mơ hồ nhưng đa số đều khẳng định tầm quan trọng của kiến thức
Pháp luật về giá. Có 44,3% số người được hỏi không biết trong hệ thống pháp luật
Việt Nam có văn bản Luật chuyên ngành về giá, 18,7% khẳng định là không có
và 37% cho rằng có biết. Một câu hỏi đơn giản rằng giữa sách giáo khoa, sữa dành
cho trẻ em dưới 6 tuổi và nước sinh hoạt thì đâu là hàng hóa thuộc diện bình ổn
giá, chỉ có 28,5% trả lời đúng là sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Và đa số (gồm
58,7% số người được hỏi) cho rằng chỉ hiểu khái niệm giá thị trường một cách
mơ hồ. Chính vì vậy, đa số người được hỏi (khoảng 83,5%) đồng ý là việc có đầy
đủ kiến thức về Pháp luật về giá thực sự cần thiết đối với cử nhân luật thuộc tất
cả các chuyên ngành luật.
Thứ hai, đa số những người được hỏi cho rằng trong nền kinh tế thị trường,
vai trò của nhà nước trong việc quản lý về giá thông qua công cụ pháp luật là cần
thiết (trong đó tỷ lệ cho rằng là không cần thiết chỉ là 16%). Với tỷ lệ đồng ý là
46,5% số người được hỏi đồng ý mục đích mà nhà nước thực hiện quản lý giá là
để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh,
người tiêu dùng và nhà nước (so với 30,2% cho rằng chỉ để bảo vệ người tiêu
dùng và 23,3% cho rằng là để bảo vệ nền sản xuất trong nước).


×