Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng bền vững (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 177 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ LA

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TỈNH HƯNG YÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ LA

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TỈNH HƯNG YÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

Ngành

: Quản lý kinh tế

Mã số

: 9340410


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Cù Chí Lợi
2. PGS. TS. Vũ Thanh Sơn

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu
trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

- i-


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ, động viên của gia đình, đồng nghiệp, quý thầy cô.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn khoa học sâu sắc của hai giáo viên
hướng dẫn là PGS.TS.Cù Chí Lợi và PGS.TS.Vũ Thanh Sơn, xin cảm ơn các nhà khoa
học tại Viện khoa học xã hội Việt Nam, khoa Kinh tế đã tạo một môi trường nghiên
cứu đầy tính khoa học và thuận lợi để NCS thực hiện luận án.
Xin cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ của Ban lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Hưng Yên, các thầy cô khoa Kinh tế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi
thực hiện luận án.
Trong quá trình nghiên cứu và thu thập số liệu, tác giả nhận được sự hỗ trợ rất
nhiều từ Ban Quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên, các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng

khu công nghiệp, các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp Hưng Yên. Để
bầy tỏ lòng biết ơn, tác giả xin cảm ơn các doanh nghiệp đã tham gia trả lời phiếu khảo
sát và cung cấp các thông tin quí báu giúp tác giả thực hiện luận án.
Cuối cùng, tác giả xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn
bè đã luôn động viên, ủng hộ, chia sẻ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác
giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hưng Yên, ngày 21 tháng 02 năm 2019
Tác giả

Vũ Thị La

- ii -


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN
LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG.......... 7
1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước ..................................................................... 7
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ..................................................................... 9
1.3 Các lý thuyết nền tảng làm cơ sở cho quản lý phát triển các KCN theo hướng
bền vững ........................................................................................................................ 15
1.4 Định hướng nghiên cứu của luận án ....................................................................... 23
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ PHÁT
TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ............................... 25
2.1 Cơ sở lý thuyết về quản lý phát triển khu công nghiệp theo hướng bền vững ........ 25
2.2 Kinh nghiệm trong và ngoài nước về quản lý phát triển khu công nghiệp theo
hướng bền vững và bài học cho tỉnh Hưng Yên ............................................................ 51
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG .................................. 66

3.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên 66
3.2 Thực trạng quản lý phát triển các KCN tỉnh Hưng Yên theo hướng bền vững ............ 69
3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý phát triển các khu công
nghiệp theo hướng bền vững ....................................................................................... 102
3.4 Đánh giá thực trạng quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên theo
hướng bền vững ........................................................................................................... 110
Chương 4: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TỈNH HƯNG YÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ................................................. 117
4.1 Bối cảnh trong nước và trên thế giới ..................................................................... 117
4.2 Tiềm năng, lợi thế của tỉnh Hưng Yên trong phát triển khu công nghiệp ............. 123
4.3 Quan điểm, định hướng quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên
theo hướng bền vững ................................................................................................... 124
4.4 Giải pháp quản lý phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh
Hưng Yên ..................................................................................................................... 126
4.5 Kiến nghị ............................................................................................................... 142
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ................... 146
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 147

- iii -


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
ADB
APEC

Tiếng Việt

Tiếng Anh


: Ngân hàng phát triển Châu Á
Asian Development Bank
: Diễn đàn kinh tế Châu Á Thái Asia
Pacific
Economics
Bình Dương
Cooperation

BĐKH
BV

: Biến đổi khí hậu
: Bền vững

CCN

: Cụm công nghiệp

CNH
COP21

: Công nghiệp hóa
: Thỏa thuận Paris về BĐKH

DN
DNNVV
GDP
HĐH
KCN


:
:
:
:
:

Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tổng sản phẩm trong nước
Hiện đại hóa
Khu công nghiệp

KCNST
KCX
KKT
LHQ
PT
PTBV
SDGs
SXCN

:
:
:
:
:
:
:
:


Khu công nghiệp sinh thái
Khu chế xuất
Khu kinh tế
Liên hiệp quốc
Phát triển
Phát triển bền vững
Mục tiêu phát triển bền vững
Sản xuất công nghiệp

SXKD
UBND
WTO

: Sản xuất kinh doanh
: Ủy ban nhân dân
: Tổ chức thương mại quốc tế

Conference of Paris-21

Gross Domestic Product

- iv -

Sustainable Development Goals

World Trade Organization


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Sự khác biệt giữa phát triển và phát triển bền vững ..................................... 32
Bảng 2.2: So sánh vai trò của quản lý nhà nước các KCN và quản lý phát triển các
KCN theo hướng bền vững................................................................................. 35
Bảng 3.1. Bảng diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2016 ...................................... 67
Bảng 3.2: Diện tích các KCN được quy hoạch tại Hưng Yên....................................... 68
Bảng 3.3. Vị trí các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ................................................. 74
Bảng 3.4. Tổng hợp các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên ............................................ 75
Bảng 3.5. Tổng số vốn đăng ký, vốn đầu tư thực hiện tại các KCN tỉnh Hưng Yên
tính đến hết năm 2016 ........................................................................................ 75
Bảng 3.6. Doanh thu và năng suất lao động của các KCN tỉnh Hưng Yên................... 76
Bảng 3.7: Giá trị xuất khẩu các KCN tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012-2016................. 77
Bảng 3.8. Giá trị SXCN của KCN giai đoạn 2012-2016 .............................................. 78
Bảng 3.9. Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2010 - 2016 ...................... 79
Bảng 3.10: Thu nhập của người lao động trong các KCN Hưng Yên giai đoạn
2012 -2016 .......................................................................................................... 86
Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe của người dân Hưng Yên ............... 88
Bảng 3.12. Số người nghiện ma túy tại các huyện Văn Lâm, Yên Mỹ, Mỹ Hào ......... 88
Bảng 3.13. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư thực hiện Quy hoạch thể quản lý CTR tỉnh
Hưng Yên đến năm 2025 .................................................................................... 94
Bảng 3.14. Diện tích cây xanh, mặt nước các KCN ...................................................... 97
Bảng 3.15. Công suất và lượng nước thải của các khu công nghiệp ............................. 97
Bảng 3.16: Chất lượng nguồn nhân lực của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh
Hưng Yên.......................................................................................................... 107
Bảng 3.17: Tỷ trọng lao động qua đào tạo ở Hưng Yên giai đoạn 2010-2016 ........... 109
Bảng 4.1. Chỉ số PCI của Hưng Yên giai đoạn 2011-2017 ......................................... 124

- v-


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu, giải quyết các vấn đề của luận án................................ 5
Hình 2.1. Ba thành phần của phát triển bền vững ......................................................... 39
Hình 3.1.Đóng góp của KCN Hưng Yên vào GDP của tỉnh ......................................... 78
Hình 3.2 Giá trị xuất khẩu của KCN Hưng Yên giai đoạn 2012-2016 ......................... 78
Hình 3.3. Đóng góp của KCN Hưng Yên vào GTSXCN của tỉnh Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế địa phương ....................................................................................... 79
Hình 3.4. Cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Hưng Yên ........................................... 87
Hình 3.5. Biểu đồ diễn biến chất lượng môi trường thải sau hệ thống xử lý tập
trung của KCN dệt may Phố Nối năm 2015 so với năm 2014 đối với các
thông số đặc trưng .............................................................................................. 98
Hình 3.6. Biểu đồ diễn biến chất lượng môi trường nước thải của KCN Thăng
Long II năm 2015 so với năm 2014 đối với các thông số đặc trưng .................. 99
Hình 3.7: Lượng chất thải rắn và nguy hại của các khu công nghiệp từ năm 2014
đến 2016............................................................................................................ 100
Hình 3.8. Diễn biến chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn tại KCN Dệt may
Phố Nối năm 2015 so với năm 2014 ................................................................ 101
Hình 3.9. Biểu đồ diễn biến chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn tại KCN
Thăng Long II năm 2015 so với năm 2014 ...................................................... 101
Hình 3.10. Đánh giá các chính sách ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp .. 104
Hình 3.11. Đánh giá quy hoạch KCN ở Hưng Yên ..................................................... 105
Hình 3.12. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên . 107
Hình 3.13. Đánh giá về năng lực quản lý của Ban quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên ... 108
Hình 3.14. Nhận thức vai trò của phát triển bền vững ................................................ 109
Hình 3.15. Đánh giá về chất lượng lao động tại các KCN tỉnh Hưng Yên ................. 110

- vi -


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Khu công nghiệp, khu chế xuất được hình thành và phát triển gắn liền với
công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế đất nước, xuất phát từ chủ trương đúng đắn
của Đảng, Chính phủ trong việc xây dựng một mô hình mang tính đột phá trong thu
hút đầu tư, tăng trưởng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sau gần 30 năm đổi mới, KCN, khu chế xuất đã huy động
được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Hàng năm,
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu công nghiệp, khu chế xuất chiếm từ 3540% tổng vốn đăng ký tăng thêm của cả nước, riêng lĩnh vực công nghiệp chiếm gần
80%. KCN, KCX cũng đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, có giá
trị lâu dài, góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước. Đặc biệt KCN,
KCX có đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng ngành sản xuất công nghiệp, nâng cao giá
trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
các địa phương và cả nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết việc
làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người lao
động; góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường sinh thái.
Phát triển bền vững là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của thế giới.
Việt Nam đã có chiến lược phát triển bền vững và coi phát triển bền vững là mục tiêu
xuyên suốt trong chiến lược phát triển đất nước hiện nay và trong tương lai. Chúng ta
đang thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030
của Liên hợp quốc vì sự phát triển bền vững (VSDGs); chiến lược tăng trưởng xanh,
phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; thực hiện sản xuất thân thiện với môi
trường; phát triển KCN theo hướng bền vững là nhiệm vụ rất quan trọng để duy trì
tăng trưởng kinh tế bền vững, là một lựa chọn ưu tiên trong chiến lược phát triển bền
vững của Việt Nam.
Tuy nhiên việc quản lý các KCN gắn liền với phát triển bền vững các vùng,
tỉnh ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập ở cả cơ chế chính sách và cách thức thực hiện
trong đó có Hưng Yên.
Hưng Yên là tỉnh có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội vùng
Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trong những năm gần đây, Hưng Yên luôn là tỉnh có giá
trị sản xuất công nghiệp cao nhờ việc phát triển các khu công nghiệp. Hưng Yên hiện


- 1-


có 10 khu công nghiệp với tổng quy mô diện tích 2.481 ha được Thủ tướng Chính phủ
chấp thuận bổ sung vào Danh mục Quy hoạch tổng thể phát triển các KCN cả nước. Các
KCN tạo việc làm ổn định cho khoảng 37.000 lao động. Bên cạnh những thành tích
đạt được, công tác quản lý các khu công nghiệp ở Hưng Yên còn bộc lộ nhiều yếu
kém, thiếu các yếu tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Phát triển các khu công
nghiệp ở Hưng Yên mới chỉ quan tâm tới mục tiêu kinh tế mà chưa xem xét đầy đủ
các khía cạnh môi trường và xã hội, thể hiện ở những nội dung sau:
- Chất lượng công tác xây dựng quy hoạch khu công nghiệp chưa tốt, chưa có
tầm nhìn dài hạn, chưa tính tới yếu tố liên kết các khu cũng như điều kiện, tiềm năng,
lợi thế của từng vùng ở Hưng Yên. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến
tình trạng tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp còn thấp.
- Công tác đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng tại các khu
công nghiệp còn chưa được thực hiện chưa tốt.
- Việc thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp còn chậm, chưa tương xướng với
tiềm năng và lợi thế phát triển khu công nghiệp.
- Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, vấn đề nhà ở, vấn đề đởi sống văn hóa, tinh
thần, giáo dục, chăm sóc y tế... cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp còn
chưa được quan tâm thích đáng.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường, nước, không khí và chất thải rắn từ các khu
công nghiệp vẫn diễn ra và chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả.
- Hệ thống chính sách phát triển KCN hiện hành của Việt Nam nói chung và
Hưng Yên nói riêng vẫn còn khá nhiều bất cập, đặc biệt là những chính sách về lao
động việc làm, đất đai, môi trường, đầu tư.
Đây là những vấn đề hết sức cấp bách, có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển
bền vững của Hưng Yên cần phải được tổng kết, nghiên cứu và đề xuất giải pháp
khắc phục. Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp quản lý các khu công
nghiệp Hưng Yên theo hướng bến vững là vấn đề cấp bách, nhằm đưa Hưng Yên trở

thành tỉnh công nghiệp, thúc đẩy vai trò to lớn ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Xuất phát từ nhận thức về ý nghĩa của những vấn đề trên, qua khảo sát và tìm
hiểu, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên
theo hướng bền vững” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
a. Mục tiêu:
Mục tiêu của luận án là trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và phân tích thực
trạng quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng bền vững đề
- 2-


xuất các giải pháp quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnhHưng Yên theo hướng
bền vững, tầm nhìn đến năm 2030 đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn công tác
quản lý phát triển các KCN theo hưởng bền bững tại địa phương.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án:
- Hệ thống hóa và luận giải có chọn lọc cơ sở lý luận về quản lý phát triển các
Khu công nghiệp theo hướng bền vững;
- Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với PTBV các KCN
và nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, trong nước đối với quản lý PTBV các KCN và
rút ra bài học kinh nghiệm cho việc quản lý phát triển các KCN tỉnh Hưng Yên theo
hướng bền vững;
- Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý phát triển bền vững đối với các KCN
tại Hưng Yên thời gian qua, từ đó chỉ rõ những thành công, những tồn tại, hạn chế và
nguyên nhân của những tồn tại hạn chế.
- Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước
hướng tới PTBV các KCN tại Hưng Yên, tầm nhìn đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là công tác quản lý nhà nước nhằm mục tiêu
phát triển các KCN tại Hưng Yên theo hướng bền vững.

3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nội dung nghiên cứu của luận án là nghiên cứu công tác quản
lý nhà nước hướng tới phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên theo hướng
bền vững trên ba phương diện kinh tế, xã hội và môi trường.
- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu của luận án là từ 2010 -2016.
- Về không gian: Không gian nghiên cứu của luận án là các KCN tỉnh Hưng Yên
đặt trong mối quan hệ phát triển với các KCN trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Cách tiếp cận
- Hướng tiếp cận mang tính hệ thống: Việc quản lý các khu công nghiệp bao
gồm nhiều công tác khác nhau từ quy hoạch, thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp
trong KCN, đào tạo NNL, nhà ở cho người lao động, xây dựng cơ sở hạ tầng, xử lý
nước thải tại các KCN...Tất cả các vấn đề này sẽ được tác giả nhìn nhận, phân tích,
đánh giá trong một chỉnh thể, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Luận án tiếp cận đề tài nghiên cứu từ góc độ chuyên ngành quản lý kinh tế.
- Hướng tiếp cận mang tính thực tiễn: Luận án sử dụng số liệu phản ánh thực
trạng công tác quản lý các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Hưng Yên.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- 3-


Phương pháp luận nghiên cứu là tiếp cận cả định tính và định lượng, chủ yếu
là định tính.
Nghiên cứu định tính phục vụ cho mục tiêu hệ thống hóa và luận giải có chọn
lọc cơ sở lý luận về Quản lý phát triển các Khu công nghiệp theo hướng bền vững;
Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với PTBV các KCN và
nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, trong nước đối với quản lý PTBV các KCN và rút
ra bài học kinh nghiệm cho việc quản lý phát triển các KCN tỉnh Hưng Yên theo
hướng bền vững.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm:

- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Tác giả thu thập và hệ thống hóa các tài
liệu: Thu thập các công trình nghiên cứu dưới dạng sách tham khảo, bài báo, luận án,
luận văn của các tác giả trong và ngoài nước làm căn cứ cho các vấn đề nghiên cứu.
Ngoài ra tác giả còn hệ thống hóa các văn bản, chính sách về quản lý các KCN, nhất
là các quy định có tác động trực tiếp, gián tiếp đến PTBV các KCN. Từ đó đưa ra các
phân tích, nhận định về các chính sách tới quản lý các KCN theo hướng bền vững.
Phương pháp nghiên cứu tại bàn bao gồm các phương pháp:
+ Phương pháp so sánh: bao gồm cả so sánh theo chuỗi và so sánh chéo, được
sử dụng để tính toán một số chỉ tiêu phản ánh sự phát triển bền vững KCN. Phương
pháp này cũng được sử dụng để phân tích thực trạng quản lý phát triển các KCN tỉnh
Hưng Yên theo hướng bền vững trong thời gian qua và trong mối tương quan với các
KCN các tỉnh khác.
+ Phương pháp thống kê: Từ những báo cáo, tài liệu thu thập được xây dựng các
danh mục số liệu được biểu diễn dưới dạng bảng, sơ đồ, biểu đồ qua các năm nhằm
minh họa và giúp cho các kết quả nghiên cứu được phản ánh rõ nét, hiệu quả hơn.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dựa trên những dữ liệu thu thập được tác
giả phân tích và tổng hợp lại theo từng nội dung của đề tài.
- Phương pháp chuyên gia: Được tác giả sử dụng phỏng vấn một số nhà hoạch
định chính sách, nhà khoa học và nhà quản lý KCN ở Trung ương, Hưng Yên và một
số địa phương.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế công tác quản lý các khu công nghiệp
theo hướng bền vững ở Hưng Yên.
+ Địa bàn điều tra, khảo sát là KCN Phố Nối A, KCN Phố Nối B, KCN Thăng
Long, KCN Kim Động.
+ Đối tượng: Doanh nghiệp trên địa bàn KCN, Cơ quan quản lý nhà nước
+ Quy mô: 208 phiếu.
4.3 Câu hỏi nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu cần được trả lời của luận án gồm:
- 4-



Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full














×