Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ pháp luật trong các bản Hiến pháp của Việt Nam (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.77 KB, 154 trang )

VIỆN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------------------

NGUYỄN THỊ LY NA

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ PHÁP LUẬT
TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP CỦA VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------------------

NGUYỄN THỊ LY NA

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ PHÁP LUẬT
TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 9 22 90 20

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYỄN VĂN KHANG

HÀ NỘI 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả công bố trong luận án là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
Người cam đoan

Nguyễn Thị Ly Na

3


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 3
MỤC LỤC ......................................................................................................... 4
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 7
1.LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...................................................7
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ............................................. 8
2.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 8
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 9
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................. 9
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................... 10
5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN............................... 11
6. Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...................................................... 12
6.1. Về ý nghĩa lí luận ..................................................................................... 12
6.2. Về ý nghĩa thực tiễn ................................................................................. 12
7. CƠ CẤU CỦA LUẬN ÁN ......................................................................... 12
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA
LUẬN ÁN ....................................................................................................... 14

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨUError!
Bookmark
not
defined.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........ Error! Bookmark not defined.
1.1.1.1. Nhận xét chung ................................................................................... 14
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu văn bản pháp luật trên thế giới ............... Error!
Bookmark not defined.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu văn bản pháp luật ở Việt NamError! Bookmark
not defined.
1.1.3. Văn văn bản Hiến pháp với tư cách là một đối tượng nghiên cứu của
ngôn
ngữ
học........................................................................................................... 25
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN .................................................. 27
1.2.1. Những vấn đề chung về văn bản pháp luật ........................................... 27
1.2.1.1. Một số vấn đề về văn bản quy phạm pháp luật: ................................ 27
1.2.1.2. Một số vấn đề về ngôn ngữ pháp luật ................................................ 29
1.2.2. Khái niệm từ, ngữ, câu trong tiếng Việt ................................................. 36
1.2.2.1. Về từ, ngữ (cụm từ cố định) trong tiếng Việt ..................................... 36
1.2.3. Biến đổi ngôn ngữ.................................................................................. 45
1.2.4. Hiến pháp và các văn bản Hiến pháp ở Việt
Nam.................................................................................................................56
1.2.4.1. Định nghĩa Hiến pháp ........................................................................ 46

4


1.2.4.2. Hoàn cảnh ra đời và nội dung của các văn bản Hiến pháp ở Việt Nam
......................................................................................................................... 47

1.2.4.3. Đặc điểm chung về ngôn ngữ trong Hiến pháp ................................. 52
1.3. TIỂU KẾT ............................................................................................... 53
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ, CÂU TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP ................... 55
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP ...................... 55
2.1.1. Đặc điểm của từ ngữ trong các văn bản Hiến pháp ở góc độ cấu tạo ... 55
2.1.1.1 Từ đơn...............................................................................................................55
2.1.1.2. Từ ghép ............................................................................................................57
2.1.2. Đặc điểm của từ ngữ trong các văn bản Hiến pháp ở góc độ từ loại .... 58
2.1.2.1. Danh từ ............................................................................................................59
2.1.2.2. Động từ ............................................................................................................61
2.1.2.3. Tính từ ................................................................................................ 68
2.1.2.4. Đại từ.................................................................................................. 69
2.1.2.5. Từ chỉ lượng ....................................................................................... 70
2.1.2.6. Liên từ ................................................................................................ 71
2.1.3. Đặc điểm của từ ngữ trong các văn bản Hiến pháp xét ở góc độ nguồn
gốc...................................................................................................................78
2.1.3.1. Từ thuần Việt ...................................................................................... 72
2.1.3.2. Từ Hán Việt ........................................................................................ 72
2.1.4. Đặc điểm thuật ngữ trong các văn bản Hiến pháp ................................ 74
2.1.4.1. Các đặc điểm chung của thuật ngữ trong các văn bản Hiến pháp ..... 74
2.1.4.2. Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ trong Hiến pháp .......................................78
2.1.4.3. Con đường hình thành thuật ngữ trong Hiến pháp ............................ 83
2.1.4.4. Đặc điểm định danh của thuật ngữ trong Hiến pháp...................................94
2.2. ĐẶC ĐIỂM CÂU TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP ........................... 100
2.2.1. Dẫn nhập ............................................................................................. 100
2.2.2. Các kiểu câu đặc trưng trong các văn bản Hiến pháp.............................. 104
2.2.2.1. Câu có độ dài bất thường ............................................................................105
2.2.2.2. Sử dụng câu đơn đặc biệt biểu thị các thành phần thể thức và đề mục văn
bản ...............................................................................................................................108

2.2.2.3. Sử dụng câu đơn hai thành phần ................................................................109
2.2.2.4. Sử dụng câu ghép chính phụ .......................................................................110
2.2.2.5. Sử dụng phổ biến cấu trúc tỉnh lược...........................................................112
2.2.2.6. Về việc sử dụng dấu câu ..............................................................................113
2.2.2.7. Hiện tượng đề hóa trong câu.......................................................................113
2.3. TIỂU KẾT .............................................................................................. 115
CHƯƠNG 3

5


BIẾN ĐỔI TỪ NGỮ GIỮA CÁC BẢN HIẾN PHÁP ................................. 118
3.1. DẪN NHẬP ........................................................................................... 118
3.2. BIẾN ĐỔI TỪ NGỮ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI; QUYỀN VÀ NGHĨA
VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN ................................................................. 121
3.2.1. Biến đổi từ ngữ về quyền con người ................................................... 121
3.2.2. Biến đổi từ ngữ về quyền công dân ..................................................... 124
3.2.2.1. Biến đổi từ ngữ về quyền bình đẳng nam nữ.............................................125
3.2.2.2. Biến đổi từ ngữ về quyền có nhà ở ............Error! Bookmark not defined.
3.2.2.3. Biến đổi từ ngữ về quyền của trẻ em .........Error! Bookmark not defined.
3.3. BIẾN ĐỔI TỪ NGỮ VỀ CHẾ ĐỊNH KINH TẾ .................................. 126
3.3.1. Biến đổi từ ngữ về chế độ kinh tế ..................................................................126
3.3.2. Biến đổi từ ngữ về hình thức sở hữu..............................................................130
3.3.3. Biến đổi từ ngữ về thành phần kinh tế ...........................................................133
3.4. BIẾN ĐỔI TỪ NGỮ VỀ CHẾ ĐỊNH HỆ THỐNG CƠ QUAN NHÀ
NƯỚC .......................................................................................................... 135
3.5. Biến đổi ngôn ngữ về những chế định về ngôn ngữ..........................
3.6. TIỂU KẾT .............................................................................................. 141
KẾT LUẬN ................................................................................................... 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 147

NGỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 152
CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢLIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ
CÔNG BỐ ..................................................................................................... 153

6


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, được nhà nước đặt ra
và bảo đảm thực hiện. Văn bản pháp luật là công cụ vô cùng quan trọng trong
hoạt động quản lý nhà nước và có tác động to lớn đến đời sống xã hội. Vì vai
trò to lớn như vậy nên các văn bản pháp luật được xây dựng với những yêu
cầu chặt chẽ về cả nội dung lẫn hình thức. Trong số các yêu cầu đó, yêu cầu
về ngôn ngữ là yêu cầu cơ bản và có ý nghĩa thực tiễn.
Luật Hiến pháp (còn gọi là Luật Nhà nước) là ngành luật chủ đạo trong
hệ thống pháp luật Việt Nam, điều chỉnh những quan hệ cơ bản trong các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, địa vị pháp lí của con người và công
dân và đặc biệt trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. [50, tr 5].
Hiến pháp là loại văn bản pháp luật quan trọng nhất xét ở hiệu lực và
những vấn đề cơ bản mà Hiến pháp quy định như chế độ chính trị, kinh tế, xã
hội của đất nước; quyền và nghĩa vụ công dân, thể chế nhà nước và các
nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức và hoạt động các thể chế đó… Bất cứ một
văn bản pháp luật nào cũng không được trái với Hiến pháp. Về mặt ngôn ngữ,
Hiến pháp là loại văn bản tiêu biểu của ngôn ngữ pháp luật, ở Hiến pháp hội
tụ những đặc điểm chung, cơ bản của nhiều thể loại văn bản pháp luật và cũng
có những điểm khác biệt so với những văn bản pháp luật khác do đặc điểm
đặc thù của thể loại văn bản này.

1.2. Sự phát triển của ngôn ngữ, trong đó có sự biến đổi của ngôn ngữ
từ lâu đã được giới nghiên cứu ngôn ngữ học quan tâm đích đáng. Ngôn ngữ
học đại cương đã khẳng định "Ngôn ngữ phát triển từ từ, liên tục, không đột
biến nhảy vọt. Sự phát triển của ngôn ngữ không theo con đường phá huỷ
ngôn ngữ hiện có và tạo ra ngôn ngữ mới, mà theo con đường phát triển và
cải tiến những yếu tố cơ bản của ngôn ngữ hiện có. Và sự chuyển biến từ tính
chất này của ngôn ngữ qua tính chất khác, tuyệt nhiên không diễn ra bằng
cách bùng nổ, đột biến, phá huỷ cái cũ và tạo lập cái mới, mà bằng cách tuần


tự, lâu dài, tích góp những yếu tố của tính chất mới, của cơ cấu mới của ngôn
ngữ, bằng cách tiêu ma dần những yếu tố của tính chất cũ" [12, tr. 42]
Xã hội nào thì ngôn ngữ ấy. Ngôn ngữ luôn luôn vận động thay đổi
biến độngvà bị chi phối bởi sự phát triển của xã hội và ngược lại những thay
đổi trong ngôn ngữ cũng có tác động ngược lại đến sự phát triển của xã hội.
Ngôn ngữ trong lĩnh vực pháp luật cũng không nằm ngoài quy luật ấy, cũng
chịu sự chi phối bởi hệ thống các quy tắc xử sự chung, được nhà nước đặt ra
và bảo đảm thực hiện.
Ngày 28/11/2013, Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đã thông qua văn bản Hiến pháp mới. Như vậy, cho đến thời điểm hiện nay,
Việt Nam đã có 5 văn bản Hiến pháp, đó là các văn bản Hiến pháp sau: Hiến
pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 (Hiến pháp 1946), Hiến
pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1959 (Hiến pháp 1959), Hiến
pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 (Hiến pháp 1980),
Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (có sửa đổi,
bổ sung 2001) (Hiến pháp 1992) và Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2013 (Hiến pháp 2013).
Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu
một cách cụ thể và toàn diện các đặc điểm ngôn ngữ pháp luật của thể loại
văn bản này, hơn nữa cũng chưa có công trình nào xem xét sự biến đổi biến

độngngôn ngữ và nguyên nhân biến đổi biến độngngôn ngữ trong 5 văn bản
Hiến pháp đó. Để bù đắp cho sự thiếu hụt này chúng tôi đã chọn đề tài "Đặc
điểm ngôn ngữ pháp luật trong các bản Hiến pháp của Việt Nam" để nghiên
cứu.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện luận án này nhằm mục đích sau:
Chỉ ra được những đặc điểm cơ bản về ngôn ngữ pháp luật trong các
văn bản Hiến pháp.

8


Chỉ ra được sự biến đổi biến động ngôn ngữ pháp luật giữa các văn bản
Hiến pháp. Đồng thời, luận án lý giải nguyên nhân của sự biến đổi biến động
ngôn ngữ pháp luật đó giữa các văn bản Hiến pháp dưới tác động của các nhân tố
xã hội.
Thông qua đó, luận án góp phần nghiên cứu ngôn ngữ pháp luật cũng
như mối quan hệ giữa ngôn ngữ và pháp luật.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nêu trên, luận án có những nhiệm vụ nghiên cứu
như sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án;
- Xây dựng cơ sở lý thuyết cho luận án: 1) Các vấn đề về ngôn ngữ
pháp luật, những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ pháp luật; 2) Vấn đề từ ngữ,
câu trong tiếng Việt; 3) Sự biến đổi biến động ngôn ngữ; 4) Giới thiệu khái
quát về hoàn cảnh ra đời và nội dung của 5 văn bản Hiến pháp ở Việt Nam; 5)
Đặc điểm chung về ngôn ngữ trong các văn bản Hiến pháp đó.
- Tìm hiểu các đặc điểm ngôn ngữ pháp luật trong các văn bản Hiến
pháp: 1) Đặc điểm từ ngữ trong các văn bản Hiến pháp; 2) Đặc điểm câu

trong các văn bản Hiến pháp.
- Tìm hiểu sự biển đổi ngôn ngữ pháp luật (cụ thể là từ ngữ) giữa các
văn bản Hiến pháp và nguyên nhân của sự biến đổi biến động đó dưới tác
động của các nhân tố xã hội.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận án trước hết là những phương tiện ngôn
ngữ được sử dụng trong các văn bản Hiến pháp nhằm thể hiện rõ đặc điểm
ngôn ngữ pháp luật của thể loại văn bản này.
Luận án cũng sẽ tập trung xem xét sự biến đổi biến động từ ngữ trong 5
văn bản Hiến pháp qua các thời kỳ lịch sử khác nhau ở các chế định về quyền
con người, quyền và nghĩa vụ công dân; chế độ kinh tế; chế định về các hệ
thống cơ quan nhà nước; chế định vể các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ. Bên

9


cạnh đó, luận án sẽ tìm hiểu sự ảnh hưởng, tác động của các nhân tố xã hội
đến những biến đổi biến động từ ngữ đó.
Ngữ liệu để nghiên cứu của luận án là 5 văn bản Hiến pháp: Hiến pháp
1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001)
và Hiến pháp 2013.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Luận án sử dụng các phương pháp và thủ pháp sau:
- Thủ pháp thống kê nhằm đưa ra các số liệu về các đơn vị ngôn ngữ
xuất hiện trong Hiến pháp để từ đó rút ra những nhận xét về lượng của các
đơn vị từ ngữ, câu xuất hiện trong Hiến pháp. Đây là những cơ sở cho việc
miêu tả, phân tích và đưa ra những kết luận của luận án.
- Phương pháp miêu tả được sử dụng để mô tả về bức tranh ngôn ngữ,
những đặc điểm ngôn ngữ pháp luật trong Hiến pháp.
- Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp được sử dụng để xác định và

phân tích đơn vị cơ sở cấu tạo thuật ngữ, phục vụ cho việc tìm hiểu đặc điểm
của thuật ngữ trong Hiến pháp và đây được xem như là phương tiện ngôn ngữ
thể hiện được đặc trưng nổi bất nhất của ngôn ngữ pháp luật thể hiện trong
Hiến pháp.
- Phương pháp phân tích ngữ vực kết hợp với Thủ pháp so sánh được
thực hiện dựa trên cơ sở những biểu hiện cụ thể của các hiện tượng ngôn ngữ
ở từng thời kì, ở từng Hiến pháp giúp cho luận án có được những kết luận
khoa học về sự thay đổi từ ngữ trong các văn bản Hiến pháp.
+ Phân tích ngữ vực thực chất là phân tích các đặc điểm ngôn ngữ theo
đường hường biến đổi biến động ngôn ngữ. Mục đích của phương pháp này là
chỉ ra sự thay đổi về ngôn ngữ giữa các văn bản trong các cảnh huống ngôn
ngữ khác nhau.
Trong luận án này, chúng tôi đã sử phương pháp phân tích diễn ngôn
theo đường hướng biến đổi biến động ngôn ngữ để chỉ ra những đặc điểm
ngôn ngữ pháp luật thay đổi trong từng thời điểm lịch sử khác nhau giữa các
văn bản Hiến pháp.
10


Phân tích ngữ vực thừa nhận có những khác biệt về ngôn ngữ sử dụng
trong các tình huống khác nhau. Đây là đường hướng có nguồn gốc ngôn ngữ
học, mặc dù cơ sở ngôn ngữ học ở đây mang tính xã hội. Đối tượng của phân
tích diễn ngôn theo đường hướng biến đổi biến động ngôn ngữ là tìm kiếm
những đơn vị hay bộ phận của diễn ngôn nằm trong mối quan hệ hệ thống và
khuôn mẫu với nhau (âm vị, từ vựng hay cú pháp), chẳng hạn như diễn ngôn
pháp luật với diễn ngôn chính trị. Phương pháp này thừa nhận có sự khác biệt
về ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp tiếng khác nhau và tìm hiểu
nguyên nhân gì đã làm ngôn ngữ thay đổi khi tình huống giao tiếp tiếng thay
đổi. Việc sử dụng ngôn ngữ luôn luôn đòi hỏi người nói phải lựa chọn các yếu
tố từ vựng hay ngữ pháp để thực hiện mục đích giao tiếp tiếng của mình

trong những hoàn cảnh giao tiếp tiếng nhất định.
5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của luận án được xem là những đóng góp
mới nhất để chỉ ra được đặc điểm của ngôn ngữ pháp luật trong Hiến pháp thể loại văn bản đặc thù mang tính chính xác, khái quát, bao trùm, co dãn của
văn bản pháp luật trong khi các đề tài trước đây chỉ mới chỉ ra được đặc điểm
ngôn ngữ pháp luật trong các bộ luật cụ thể.
Thứ hai, luận án chỉ ra được sự thay đổi ngôn ngữ pháp luật trong các văn
bản Hiến pháp là do sự vận động thay đổi biến độngxã hội, do nhận thức của
Đảng và Nhà nước cũng như áp lực về việc phải thay đổi Hiến pháp của cộng
đồng quốc tế dưới ánh sáng của lí thuyết ngôn ngữ học xã hội.
Thứ ba, luận án chỉ ra nguyên nhân của sự thay đổi ngôn ngữ trong Hiến pháp
trước hết là do sự vận động thay đổi biến độngxã hội bên trong quốc gia và trên
trường quốc tế bên cạnh sự thay đổi do nhận thức của Đảng và Nhà nước về việc
xây dựng Hiến pháp.
Thứ tư, luận án cho thấy tính quy định xã hội của ngôn ngữ pháp luật
trong bối cảnh Hiến pháp sửa đổi của một quốc gia cụ thể.

11


6. Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
6.1. Về ý nghĩa lí luận
Luận án góp phần làm sáng tỏ luận đề lý thuyết của ngôn ngữ học xã
hội về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội, xã hội thay đổi sẽ dẫn đến sự
thay đổi của ngôn ngữ.
6.2. Về ý nghĩa thực tiễn
Luận án góp phần cung cấp cho ngôn ngữ học một số cứ liệu về đặc
điểm từ ngữ, câu được sử dụng trong các văn bản Hiến pháp. Kết quả
nghiên cứu của đề tài bước đầu sẽ giúp nhận diện được một số đặc trưng cơ
bản, cốt yếu của ngôn ngữ Hiến pháp Việt Nam.

Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng được vào việc
xây dựng văn bản pháp luật, kỹ thuật lập hiến; ứng dụng trong việc giảng dạy
pháp luật, bởi yêu cầu về ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật cũng là
một nội dung quan trọng trong việc xây dựng luật và sử dụng luật.

7. CƠ CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án gồm 3
chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và Cơ sở lý thuyết của
luận án
Chương này được chia làm hai phần. Phần 1 là Tổng quan tình hình
nghiên cứu của luận án. Sau khi trình bày tình hình nghiên cứu liên quan đến
luận án trong nước và trên thế giới, điểm qua những vấn đề đã làm, những vẫn
đề chưa làm được, luận án lựa chọn đề tài nghiên cứu để bù đắp những thiếu
hụt trong nghiên cứu về ngôn ngữ pháp luật hiện nay. Phần 2 trình bày về cơ sở
lí thuyết của luận án về Ngôn ngữ pháp luật, về lí thuyết từ ngữ, câu; lý thuyết
về sự biến đổi biến động ngôn ngữ để làm cơ sở cho luận án làm việc.
Chương 2: Đặc điểm từ ngữ, câu trong các văn bản Hiến pháp

12


Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full















×