Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

NĂNG lực tài CHÍNH của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM luận án tiến sĩ kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 181 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH



PHAN THỊ HẰNG NGA



NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM






LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ



TP.HỒ CHÍ MINH – 2013
2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH




PHAN THỊ HẰNG NGA



NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng
Mã ngành: 62 34 02 01



Người hướng dẫn khoa học: PGS.,TS. Lý Hoàng Ánh



TP.HỒ CHÍ MINH - 2013
3



LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là: Phan Thị Hằng Nga
Sinh ngày 10 tháng 10 năm 1977
Quê quán: Nam Tân, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An

Hiện công tác tại: Giảng viên Trường Cao Đảng Tài chính-Hải quan. Địa chỉ:
Số 778 Nguyễn Kiệm, Quận Phú nhuận, TP. HCM
Là nghiên cứu sinh khóa: 16 của Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh.
Mã số học viên: 010116110008
Cam đoan luận án: “NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM”
Người hướng dẫn khoa học: PGS.,TS. Lý Hoàng Ánh
Luận án được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng Tp.Hồ Chí Minh
Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có
tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội
dung này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thích
nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan danh dự của tôi.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 12 năm 2013
TÁC GIẢ LUẬN ÁN



PHAN THỊ HẰNG NGA

4

ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
Điểm mới trong nghiên cứu này, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu và đánh giá
năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam theo khung an toàn Camel kết quả đã
đánh giá được năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2003-2012,
cũng từ kết quả đánh giá đó tác giả đã đưa ra được mô hình về năng lực tài chính của
các NHTM Việt Nam bị chi phối bởi 13 yếu tố gồm: Quy mô vốn vốn chủ sở hữu; Đòn
bẩy tài chính; Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; Dư nợ/tổng tài sản có; Nợ xấu/ Tổng dư nợ

(noxau_duno); ROA; ROE; NIM; Chỉ số chi phí hoạt động; Tỷ lệ thanh khoản tài sản;
Hệ số đảm bảo tiền gửi; Hệ số thanh khoản ngắn hạn; Dư nợ cho vay/ Tiền gửi, tất cả
các nhân tố trên đều có sự tác động nhất định đến năng lực tài chính của các NHTM
Việt Nam. Dựa trên tình hình nghiên cứu đã đề cập, luận án đã có những đóng góp sau:
1.1 Về phương diện học thuật
(1) Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về năng lực tài chính, các tiêu chí
đánh giá năng lực tài chính, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính trên thế giới
và tại Việt Nam. Do vậy, kết quả nghiên cứu sẽ có những đóng góp nhất định vào việc
hoàn thiện khung lý thuyết về năng lực tài chính của các NHTM.
(2) Nghiên cứa đã tiến hành đã đo lường và đánh giá được năng lực tài chính
của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2003-2012 mà ở Việt Nam rất ít tác giả nghiên cứu
về nó. Qua đó kết quả đánh giá đã cho thấy một bức tranh khá toàn diện về năng lực tài
chính của các NHTM Việt Nam là chưa đảm bảo so với khung an toàn Camel.
(3) Nghiên cứu là một công trình thử nghiệm kết hợp giữa nghiên cứu hàn lâm
lặp lại và nghiên cứu ứng dụng, qua đó kiểm định mô hình nghiên cứu với các nhân tố
ảnh hưởng đến năng lực tài chính của hệ thống NHTM. Chính vì vậy, kết quả nghiên
cứu phản ánh độ tin cậy cũng như bổ sung và phát triển về mặt phương pháp luận trong
đánh giá năng lực tài chính và đề xuất các giải pháp khả thi.
1.2 Về phương diện thực nghiệm
(1) Kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý trong
ngành Ngân hàng tại Việt Nam có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về một phương
pháp tiếp cận trong đo lường và đánh giá năng lực tài chính. Đồng thời nhận diện các
yếu tố cơ bản và vai trò tác động của chúng đến năng lực tài chính của các NHTM Việt
5

Nam. Đây là điều kiện để triển khai các nghiên cứu ứng dụng hoặc có những giải pháp
phù hợp để nâng cao năng lực tài chính cho hệ thống NHTM Việt Nam. Qua đó giúp
Chính phủ, NHNN thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu các NHTM giai đoạn 2011-
2015.
(2) Nghiên cứu này là một thể nghiệm vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp

nghiên cứu đó là phương pháp định tính như: thống kê mô tả, chuyên gia, suy diễn, sử
dụng kỹ thuật định tính… cùng với phương pháp định lượng như kiểm định sự phù hợp
của mô hình, kiểm định giả thuyết, hồi quy bằng mô hình Probit. Mỗi phương pháp
được vận dụng phù hợp theo từng nội dung nghiên cứu trong luận án. Công trình
nghiên cứu này có thể là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến năng lực tài
chính của các NHTM về phương pháp luận, về đánh giá đo lường, về kiểm định cũng
như kết quả của nghiên cứu.
6

DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng nước
ngoài
Nghĩa Tiếng Việt
NHTM

Ngân hàng thương mại
TCTD

Tổ chức tín dụng
NHNN

Ngân hàng Nhà nước
NH

Ngân hàng
NHTW

Ngân hàng Trung ương

NHTMNN

Ngân hàng thương mại Nhà nước
NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTMVN

Ngân hàng thương mại Việt Nam
NHLD

Ngân hàng liên doanh
NHNNG

Ngân hàng nước ngoài
DPRR

Dự phòng rủi ro
VNĐ

Việt nam đồng
NLTC

Năng lực tài chính
TSCĐ

Tài sản cố định
DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

TTCK

Thị trường chứng khoán
BCTC

Báo cáo tài chính
BĐS

Bất động sản
TSĐB

Tài sản đảm bảo
NHTMQD

Ngân hàng thương mại quốc doanh
SX-KD

Sản xuất kinh doanh
HTX

Hợp tác xã
NDT

Nhân dân tệ
CSH

Chủ sở hữu
SPSS

Phần mềm thống kê

QTDND

Qũy tín dụng nhân dân
BCTC

Báo cáo tài chính
WB
World Bank
Ngân hàng thế giới
WTO
World Trade
Organization
Tổ chức thương mại thế giới
FED
Federal Reserve
System – Fed
Cục dự trữ liên bang
FDIC
Federal Deposit
Insurance
Corporation
Bảo hiểm tiền gửi liên bang
7


DANH MỤC CÁC BẢNG

TT
Số thứ tự
bảng

Tên Bảng
Trang
1
Bảng 2.1
Thống kê các ngân hàng thương mại liên doanh hiện nay
61
2
Bảng 2.2
Thống kê ngân hàng thương mại nước ngoài đang hoạt
động ở nước ta hiện nay
62
3
Bảng 2.3
Thống kê các ngân hàng thương mại Việt nam được
dùng để phân tích và đánh giá từ 2003-2012
63
4
Bảng 2.4
Nguồn vốn chủ sở hữu của NHTM Việt nam từ 2003-
2012
64
5
Bảng 2.5
Các NHTM Việt nam có quy mô vốn đạt chuẩn Camel
66
6
Bảng 2.6
Đòn bẩy của các NHTM Việt nam từ 2003- 2012
67
7

Bảng 2.7
Các NHTM sử dụng đòn bẩy vượt chuẩn quy định
68
8
Bảng 2.8
Tỷ lệ CAR của hệ thống NHTM Việt Nam từ 2003-
2012
69
9
Bảng 2.9
Thống kê một số ngân hàng không đảm bảo tỷ lệ CAR
theo quy định
70
10
Bảng 2.10
Dư nợ trên tài sản của hệ thống NHTM Việt Nam từ
2003- 2012
71
11
Bảng 2.11
Một số NHTM Việt Nam dư nợ trên tổng tài sản là quá
cao
72
12
Bảng 2.12
Thống kê tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam trong
giai đoạn từ 2003- 2012
73
13
Bảng 2.13

Các NHTM có tỷ lệ nợ xấu cao hơn số với mức quy
định
75
14
Bảng 2.14
Khả năng sinh lời trên tài sản của hệ thống NHTM Việt
Nam từ 2003- 2012
76
15
Bảng 2.15
Một số ngân hàng có ROA không đạt so với yêu cầu
77
16
Bảng 2.16
Khả năng sinh lời trên vốn CSH của hệ thống NHTM
Việt Nam từ 2003- 2012
78
17
Bảng 2.17
Các NHTM Việt Nam có chỉ tiêu ROE chưa đạt yêu cầu
80
18
Bảng 2.18
Thống kê tỷ lệ lãi ròng cận biên của hệ thống NHTM
Việt Nam từ 2003- 2012
81
19
Bảng 2.19
Tỷ lệ lãi ròng ngoài cận biện của hệ thống NHTM Việt
Nam từ 2003- 2012

82
20
Bảng 2.20
Tỷ lệ thanh khoản trên tổng tài sản của hệ thống NHTM
Việt Nam từ 2003- 2012
84
8

21
Bảng 2.21
Hệ số đảm bảo tiền gửi của hệ thống NHTM Việt Nam
từ 2003- 2012
86
22
Bảng 2.22
Hệ số thanh khoản ngắn hạn của hệ thống NHTM Việt
Nam từ 2003- 2012
87
23
Bảng 2.23
Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi của hệ thống
NHTM Việt Nam từ 2003- 2012
89
24
Bảng 2.24
Chỉ số hoạt động của NHTM Việt Nam từ 2003- 2012
91
25
Bảng 2.25
Tóm tắt các biến trong mô hình

94
26
Bảng 2.26
Bảng kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến
96
27
Bảng 2.27
Kết quả hồi quy Probit với các hệ số hồi quy trong mô
hình
99
28
Bảng 2.28
Hệ số hồi quy riêng phần của từng yếu tố
105
29
Bảng 2.29
Thống kê thị phần của các TCTD
111
30
Bảng 2.30
So sánh nợ xấu của NHTM Việt Nam với NHLD-
NHNNg
113
31
Bảng 2.31
So sánh tỷ lệ trích lập dự phòng của Việt nam và một số
nước
115
32
Bảng 2.32

So sánh quy mô vốn CSH của NHTM Việt Nam với
NHLD-NHNNg
120
33
Bảng 2.33
So sánh ROE của các NHTM Việt Nam với NHTM của
một số quốc gia khác năm 2012
121
34
Bảng 2.34
So sánh ROA của các NHTM Việt Nam với NHTM của
một số quốc gia khác năm 2012
122
35
Bảng 2.35
So sánh NNIM của NHTM Việt Nam với NHLD-
NHNNg
122
36
Bảng 2.36
So sánh dư nợ cho vay trên tiền gửi của Việt Nam so với
một số quốc gia trên thế giới
125
37
Bảng 2.37
So sánh CAR của NHTM Việt Nam với NHLD-NHNNg
126
38
Bảng 3.1
Thống kê Ngân hàng nhóm 3

137
39
Bảng 3.2
Dự báo xác suất NLTC tăng khi vốn CSH tăng
138
40
Bảng 3.3
Mẫu thống kê chi tiết nợ xấu
140
41
Bảng 3.4
Dự báo xác suất NLTC tăng khi tỷ lệ nợ xấu giảm
141
42
Bảng 3.5
Dự báo xác suất NLTC tăng khi ROA tăng
144
43
Bảng 3.6
Bộ chỉ số đánh giá theo CAMEL
152
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
9

TT
Số thứ tự
biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
1

Biểu đồ 0.1
Mô hình nghiên cứu
8
2
Biểu đồ 2.1
Quy mô vốn chủ sở hữu các NHTM Việt Nam từ 2003-
2012
65
3
Biểu đồ 2.2
Chỉ số đòn bẩy bình quân của các NHTM Việt Nam từ
2003- 2012
67
4
Biểu đồ 2.3
Mức bình quân CAR của các NHTM Việt Nam từ 2003-
2012
69
5
Biểu đồ 2.4
- Mức bình quân dư nợ tín dụng trên tổng tài sản của các
NHTM Việt Nam từ 2003- 2012
71
6
Biểu đồ 2.5
Tỷ lệ nợ xấu trung bình của các NHTM Việt Nam từ
2003- 2012
73
7
Biểu đồ 2.6

Tỷ lệ sinh lời trên tài sản bình quân của hệ thống NHTM
Việt Nam từ 2003- 2012
76
8
Biểu đồ 2.7
Tỷ suất sinh lợi trên vốn CSH bình quân của hệ thống
NHTM Việt Nam từ 2003- 2012
79
9
Biểu đồ 2.8
Tỷ lệ lãi cận biên bình quân của các NHTM Việt Nam
từ 2003- 2012
81
10
Biểu đồ 2.9
Tỷ lệ lãi ngoài cận biên bình quân của hệ thống NHTM
Việt Nam từ 2003- 2012
83
11
Biểu đồ 2.10
Tỷ lệ thanh khoản trên tổng tài sản bình quân của hệ
thống NHTM Việt Nam từ 2003- 2012
85
12
Biểu đồ 2.11
- Hệ số đảm bảo tiền gửi bình quân của của hệ thống
NHTM Việt Nam từ 2003- 2012
86
13
Biểu đồ 2.12

Khả năng thanh toán ngắn hạn bình quân của hệ thống
NHTM Việt Nam từ 2003- 2012
88
14
Biểu đồ 2.13
Tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi bình quân của hệ thống
NHTM Việt Nam từ 2003- 2012
90
15
Biểu đồ 2.14
Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tài sản bình quân của hệ
thống NHTM Việt Nam từ 2003- 2012
92
16
Biểu đồ 2.15
Kiểm định phân phối chuẩn
97
17
Biểu đồ 2.16
So sánh nợ xấu của NHTM Việt Nam với NHLD-
NHNNg
114
18
Biểu đồ 2.17
So sánh VCS của NHTM Việt Nam với NHLD-NHNNg
120
19
Biểu đồ 2.18
So sánh Nnim của NHTM Việt Nam với NHLD-
NHNNg

123
20
Biểu đồ 2.19
So sánh Car của NHTM Việt Nam với NHLD-NHNNg
127
21
Biểu đồ 3.1
Nhóm các NHTM Việt Nam có cùng cơ cấu và kết quả
kinh doanh
135

10

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii
DANH MỤC CÁC BẢNG iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ v
MỤC LỤC vi
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của luận án 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
3.1 Đối tượng nghiên cứu 6
3.2 Phạm vi nghiên cứu 6
4. Phương pháp nghiên cứu 7
4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 7
4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 7
5. Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án 9
5.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 9

5.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 12
6. Kết quả nghiên cứu 15
6.1 Về phương diện học thuật 15
6.2 Về phương diện thực tiễn 16
7. Nội dung của đề tài 17
CHƯƠNG 1:
CƠ CỞ KHOA HỌC VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG VÀ CÁC YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG 18
1.1. Tổng quan về tài chính của Ngân hàng thương mại 18
1.1.1. Khái niệm và hoạt động của Ngân hàng thương mại 18
1.1.2. Tài chính của Ngân hàng thương mại 21
1.2. Năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại 25
11

1.2.1. Quan niệm về năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại 25
1.2.2. Các tiêu chí phản ánh năng lực tài chính của NHTM trong xu thế hội nhập 25
1.3. Đánh giá năng lực tài chính của NHTM 35
1.3.1. Đánh giá năng lực tài chính của NHTM Theo tiêu chuẩn Moody’s 35
1.3.2. Đánh giá năng lực tài chính của NHTM Theo khung an toàn Camel 36
1.3.3. Đánh giá năng lực tài chính của NHTM Theo QĐ06/2008/NHNN 38
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của NHTM 40
1.4.1. Nhóm nhân tố khách quan 40
1.4.2. Nhóm nhân tố chủ quan 42
1.4.3. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các ngân
hàng thương mại 43
1.5. Sự cần thiết phải nâng cao NLTC của NHTM 45
1.5.1. Đáp ứng yêu cầu tối đa hóa lợi nhuận và đạt mục tiêu tăng trưởng 46
1.5.2. Đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng dịch vụ 47
1.5.3. Đáp ứng yêu cầu hội nhập 47
1.5.4. Đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công nghệ trong môi trường cạnh tranh 47

1.6. Kinh nghiệm về nâng cao năng lực tài chính của một số NHTM trên thế giới
và bài học rút ra đối với Việt Nam 48
1.6.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng trên thế giới về nâng cao NLTC 48
1.6.2. Bài học đối với Việt Nam 55
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA HỆ THỐNG NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠI 2003-2012 59
2.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại Việt Nam 59
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NH Việt Nam 59
2.1.2. Hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay 60
2.2
Đánh giá Năng lực tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam 62
2.2.1. Đánh giá quy mô vốn chủ sở hữu 64
2.2.2. Qui mô, tốc độ tăng trưởng và chất lượng tổng tài sản 70
12

2.2.3. Khả năng sinh lời 75
2.2.4. Phân tích khả năng thanh khoản 83
2.2.5 Chất lượng quản lý 90
2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của hệ thống NHTM
Việt Nam bằng mô hình Probit 93
2.3.1. Mô
hình đánh giá 93
2.3.2. Kết quả nghiên cứu 96
2.3.3. Kiểm định các giả thuyết 104
2.3.4. Kết quả nghiên cứu 108
2.4. Đánh giá chung về năng lực tài chính của NHTM Việt Nam 109
2.3.1. Những kết quả đạt được 109
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 112
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CHO HỆ
THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 129

3.1 Mục đích xây dựng giải pháp 129
3.2 Quan điểm đề xuất giải pháp 129
3.2.1 Về định hướng chiến lược phát triển của ngành 129
3.2.2 Về mục tiêu của ngành 130
3.3 Căn cứ đề xuất giải pháp 131
3.3.1 Dựa vào định hướng và chiến lược phát triển ngành Ngân hàng giai đoạn
2011-2020 131
3.3.2 Dựa vào các bài học kinh nghiệm rút ra ở chương 131
3.3.3 Dựa vào các tồn tại hiện nay của NHTM Việt Nam 132
3.3.4 Dựa vào dữ liệu phân tích từ SPSS và kết quả hồi quy từ mô hình Probit 133
3.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao NLTC cho hệ thống NHTM Việt Nam giai
đoạn 2013-2020 134
3.4.1 Giải pháp 1: Tăng vốn chủ sở hữu cho các NHTM Việt Nam 134
3.4.2 Giải pháp 2: Xử lý nợ xấu cho các NHTM Việt Nam 139
3.4.3 Giải pháp 3: Tăng tính thanh khoản cho các NHTM Việt Nam 142
13

3.4.4 Giải pháp 4: Tăng hiệu quả hoạt động cho các NHTM Việt Nam 143
3.4.5 Giải pháp 5: Tăng chất lượng quản lý cho các NHTM Việt Nam 145
3.5 Kiến nghị 149
3.5.1 Chính phủ 150
3.5.2 NHNN 151
Kết luận 158
Những công trình khoa học tác giả đã công bố 161
Tài liệu tham khảo 162
Phụ lục 168

14

MỞ ĐẦU

2. Tính cấp thiết của luận án
Tốc độ toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại nhanh chóng trong những năm
vừa qua đã tạo ra nhiều thay đổi to lớn về môi trường kinh tế quốc tế. Các công ty đa
quốc gia và xuyên quốc gia đã mở rộng lãnh thổ hoạt động của mình và ngày càng có
nhiều ảnh hưởng đến các quốc gia trên thế giới, đồng thời dòng vốn quốc tế cũng đã và
đang ngày càng gia tăng mạnh.
Cũng như các thị trường khác, thị trường tài chính giờ đây cũng phải chịu
những sức ép lớn của quá trình hội nhập. Đặc biệt các Ngân hàng thương mại - tổ chức
trung gian tài chính có vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa khu vực tiết kiệm và
đầu tư của nền kinh tế - ngày càng bị cạnh tranh bởi các trung gian tài chính phi ngân
hàng và các ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên sự gia tăng sức ép cạnh tranh sẽ tác
động đến ngành ngân hàng như thế nào còn phụ thuộc một phần vào khả năng thích
nghi và năng lực tài chính của chính các ngân hàng trong môi trường cạnh tranh gay
gắt này. Các ngân hàng không có khả năng cạnh tranh sẽ được thay thế bằng các ngân
hàng có hiệu quả hơn, điều này cho thấy chỉ có các ngân hàng có năng lực tài chính tốt,
kinh doanh hiệu quả nhất mới có lợi thế về cạnh tranh. Như vậy, năng lực tài chính trở
thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tồn tại của một ngân hàng trong môi
trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng và khốc liệt.
Hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện thuận lợi để đưa quốc gia phát triển, bên
cạnh đó cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh tế trở nên gay gắt hơn đặc biệt trong lĩnh
vực tài chính ngân hàng. Thực hiện cam kết mở cửa thị trường tài chính cụ thể là từ
ngày 01/04/2007 các ngân hàng nước ngoài được phép mở chi nhánh tại Việt Nam,
được phép huy động tiền gửi VNĐ. Với những kinh nghiệm lâu năm, với những công
nghệ hiện đại, với nguồn vốn hùng hậu được hậu thuẫn bởi những tập đoàn tài chính
vững mạnh và có uy tín trên thế giới. Họ tuyên bố một cách hùng hồn rằng sẽ đáp ứng
đầy đủ mọi nhu cầu về lĩnh vực tài chính cho người Việt. Ngân hàng ngoại đã dần xâm
nhập sâu vào thị trường nội địa. Các tập đoàn tài chính nước ngoài chính là thách thức
đối với ngành Ngân hàng Việt Nam.
15


Theo NHNN Việt Nam, hiện các ngân hàng ngoại có thể cung cấp rất nhiều dịch
vụ khác nhau cho khách hàng nhưng ngân hàng nội chỉ cung cấp được vài dịch vụ. Khi
họ dần đứng vững, các ngân hàng nội sẽ bị mất dần thị phần và khách hàng, vì lợi thế
của các ngân hàng Việt Nam như có nhiều khách hàng truyền thống, am hiểu địa
phương là không còn phù hợp trong nền kinh tế hội nhập. Cùng quan điểm này, đại
diện Ngân hàng Đầu tư Phát triển cho rằng ngân hàng nội sẽ phải đối mặt với sự thu
hẹp thị phần và kênh phân phối khi Việt Nam buộc phải nới lỏng các hạn chế về tiếp
cận thị trường dịch vụ ngân hàng. Khi đó, với sự hơn hẳn về công nghệ, trình độ quản
lý, chất lượng và sự đa dạng của hệ thống sản phẩm sẽ làm nên tính vượt trội của ngân
hàng ngoại.
Sau hơn 6 năm gia nhập WTO, Ngân hàng thương mại Việt Nam đã thể hiện
nhiều sự yếu kém của mình như: Năng lực tài chính thấp, sức cạnh tranh chưa cao,
năng lực quản trị và công nghệ yếu, cải cách diễn ra chậm và thiếu tính minh bạch.
Điều này được thể hiện rõ qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cụ thể chính là
cuộc chạy đua lãi suất, làm cho lãi suất huy động có lúc lên đến 21%/ năm. Yếu tố “sân
nhà” cũng như am hiểu tâm lý người Việt thường được đưa ra như là lợi thế so sánh
duy nhất giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, có thể thấy
rằng điều này không còn phù hợp trong nền kinh tế toàn cầu hóa.Với những hoạt động
của ngân hàng truyền thống thì tương lai không xa chúng ta sẽ bị đánh bại ngay trên
sân nhà.
Đầu năm 2011 sự biến động tăng lãi suất giữa các ngân hàng trở nên gay gắt và
chứa đựng nhiều nguy cơ - rủi ro. Các ngân hàng đã xé rào trong việc huy động vốn lãi
suất huy động thỏa thuận giữa người gửi và các ngân hàng, tùy theo mức gửi và thời
gian gửi sẽ có mức lãi suất tương ứng, với mức lãi suất cao nhất lên đến 22%/năm. Sau
đó các ngân hàng cho vay với lãi suất cao ngất ngưỡng 25%/năm cộng cho các loại phí
như: Phí quản lý tài sản; Phí định giá tài sản , cuối năm 2012, đầu năm 2013 thì nợ
xấu gia tăng đột biến, tính thanh khoản của các Ngân hàng thương mại Việt Nam rất
thấp, có nguy cơ đổ vỡ rất cao.
Trước tình hình đó, Chính phủ ra quyết định 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 về
việc phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015. Nội

16

dung chiến lược: Phát triển hệ thống tổ chức tín dụng đa năng theo hướng hiện đại,
hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại
hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng
tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp
ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế; lành mạnh hóa
tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Cũng thời điểm đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số
734/QĐ-NHNN về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai
thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”.
Nhằm thực hiện cơ cấu lại các tổ chức tín dụng được tiến hành khẩn trương, quyết liệt
để nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân hàng được đẩy lùi, thanh khoản của hệ thống được cải
thiện, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tâm lý, niềm tin của
nhân dân vào chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được củng cố.
Xuất phát từ tầm quan trọng nêu trên cho thấy việc đánh giá năng lực tài chính
của các Ngân hàng thương mại Việt Nam ở giai đoạn này là rất quan trọng, vì từ đó
giúp các nhà quản lý thực hiện được cơ cấu lại hệ thống ngân một cách có cơ sở, định
hướng việc sáp nhập, hợp nhất cũng có căn cứ khoa học…
Sau khi đánh giá được năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại sẽ xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến nó và từ đó giúp các nhà quản lý ở cấp độ vi mô, vĩ mô
có căn cứ đưa ra các giải pháp khả thi nhằm đạt được mục tiêu vi mô: các ngân hàng
hoạt động có hiệu quả hơn, đẩy lùi được nguy cơ đổ vỡ, phát triển bền vững và có khả
năng cạnh tranh tốt với các ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài hoạt động ở
Việt Nam, còn ở cấp độ vĩ mô thì Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, thực hiện thành
công đề án và quyết định đã ban hành nêu trên.
Để đạt được mục tiêu này thì cần có sự nghiên cứu chuyên sâu và ứng dụng kinh
tế lượng trong phân tích và đánh giá về năng lực tài chính của hệ thống Ngân hàng Việt
Nam. Thời gian qua đã có khá nhiều các nghiên cứu đánh giá năng lực tài chính của
các Ngân hàng thương mại Việt Nam, tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu này đều tiếp

cận theo phương pháp phân tích định tính truyền thống và phạm vi nghiên cứu chỉ bó
17

hẹp trong phân tích cho một hoặc một vài Ngân hàng thương mại Nhà nước. Trong khi
đó các nghiên cứu định lượng còn ít và hạn chế nhiều về phương pháp tiếp cận.
Như vậy, hiện nay việc xem xét một cách tổng thể và xác định những nhân tố
ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam là hết
sức quan trọng và có giá trị. Bởi vì, nó sẽ hỗ trợ cho các nhà quản lý, các nhà hoạch
định chính sách, các nhà quản trị ngân hàng và các nhà đầu tư trong việc ra quyết định.
Qua đó, nó cũng là cơ sở để hoàn thiện một khung chính sách hợp lý trong quá trình
quản lý hoạt động của các ngân hàng ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
Xuất phát từ những đòi hỏi mang tính thực tiễn và nhu cầu bức thiết ở Việt
Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu hóa, xu thế phát triển của
nền kinh tế có sự quản lý của Chính phủ một cách gián tiếp thông qua các chính sách
kinh tế, với mong muốn nghiên cứu để tìm ra giải pháp nâng cao năng lực tài chính cho
NHTM Việt Nam giai đoạn 2013-2020, đồng thời bổ sung thêm những hiểu biết và
ứng dụng đối với việc đưa ra chính sách quản lý hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam, tôi
đã lựa chọn đề tài: “Năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam”
làm luận án nghiên cứu, để tiếp tục đóng góp thêm về phương diện lý luận vai trò của
năng lực tài chính trong hệ thống NHTM Việt Nam và là cơ sở cho các Ngân hàng
thương mại Việt Nam trên phương diện thực tiễn để giúp các ngân hàng giải quyết các
khó khăn hiện nay từ đó phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên
phạm vi toàn cầu.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu cốt lõi của luận án là tập trung nghiên cứu đánh giá năng
lực tài chính của các NHTM Việt Nam có đảm bảo khung an toàn CAMEL hay không?
Và các nhân tố tác động đến năng lực tài chính Ngân hàng thương mại Việt Nam như
thế nào?
Hệ thống hóa cơ sở lí luận về năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại ở
Việt Nam.

Phân tích thực trạng năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam
so với khung an toàn CAMEL.
18

Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của chúng đến năng lực tài
chính Ngân hàng thương mại Việt Nam.
Lập luận và đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn tình hình nghiên cứu
trong giai đoạn tiếp theo từ năm 2013 – 2020 nhằm giúp các Ngân hàng thương mại
Việt Nam nâng cao năng lực tài chính để tồn tại và phát triển bền vững.
Để nghiên cứu này giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu, cần phải làm rõ các câu
hỏi nghiên cứu sau: (i) Bản chất của năng lực tài chính? Tiêu chuẩn để đánh giá năng
lực tài chính? Các nhân tố nào có ảnh hưởng đến năng lực tài chính Ngân hàng thương
mại Việt Nam? (ii) Nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu nào để xây dựng
và kiểm định mô hình các nhân tố tác động đến năng lực tài chính? (iii) Những hướng
tác động có thể nâng cao năng lực tài chính Ngân hàng thương mại Việt Nam trong
giai đoạn 2013- 2020.
Từ các câu hỏi nghiên cứu nêu trên thì luận án cũng đưa ra các giả thuyết:
Giả thuyết 1: Vốn chủ sở hữu càng lớn thì năng lực tài chính của NHTM Việt
Nam càng mạnh.
Giả thuyết 2: Sử dụng đòn bẩy tài chính càng lớn sẽ làm cho năng lực tài chính
của NHTM Việt Nam càng tốt.
Giả thuyết 3: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu càng cao cho thấy năng lực tài chính
của NHTM Việt Nam càng tốt.
Giả thuyết 4: Dư nợ trên tài sản càng cao sẽ làm cho năng lực tài chính của
NHTM Việt Nam càng tốt.
Giả thuyết 5: Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ càng lớn sẽ làm cho năng lực tài chính của
NHTM Việt Nam giảm xuống.
Giả thuyết 6: Tỷ lệ sinh lãi trên vốn chủ sở hữu (ROE) càng lớn sẽ làm cho năng
lực tài chính của NHTM Việt Nam tốt hơn.
Giả thuyết 7: Tỷ lệ sinh lãi trên tài sản (ROA) càng lớn sẽ làm cho năng lực tài

chính của NHTM Việt Nam tốt hơn.
Giả thuyết 8: Tỷ lệ lãi cận biên (Nim) càng lớn sẽ làm cho năng lực tài chính
của NHTM Việt Nam tốt hơn.
19

Giả thuyết 9: Tỷ lệ sinh lãi ngoài cận biên(Nnim) càng lớn sẽ làm cho năng lực
tài chính của NHTM Việt Nam tốt hơn.
Giả thuyết 10: Chỉ số chi phí hoạt động càng lớn sẽ làm cho năng lực tài chính
của NHTM Việt Nam giảm xuống.
Giả thuyết 11: Khả năng thanh khoản trên tài sản càng lớn sẽ làm cho năng lực
tài chính của NHTM Việt Nam tốt hơn.
Giả thuyết 12: Khả năng thanh khoản ngắn hạn càng lớn sẽ làm cho năng lực tài
chính của NHTM Việt Nam tốt hơn.
Giả thuyết 13: Hệ số đảm bảo tiền gửi càng lớn sẽ làm cho năng lực tài chính
của NHTM Việt Nam mạnh hơn.
Giả thuyết 14: Dư nợ cho vay trên tiền gửi càng lớn sẽ làm cho năng lực tài
chính của NHTM Việt Nam càng được nâng cao.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam
- Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam
- Kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của một số tập đoàn tài chính, quốc
gia trên thế giới.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Nghiên cứu các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Về thời gian: Dữ liệu dùng để thực hiện luận án được thu thập trong khoảng
thời gian chủ yếu từ năm 2003-2012, trong đó gồm dữ liệu có sẵn từ báo cáo tài chính
của các ngân hàng, báo báo của NHNN, báo cáo ngân hàng thế giới, báo cáo của hệ
thống giám sát ngân hàng.
Về nội dung và hướng tiếp cận nghiên cứu của luận án:

Nghiên cứu các lý thuyết đã đề cập đến việc đánh giá năng lực tài chính của
các NHTM, nghiên cứu này đi sâu vào việc đánh giá năng lực tài chính và các nhân tố
ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam theo khung an toàn Camel
Đối tượng phân tích là các Ngân hàng thương mại Việt Nam
20


5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
- Nghiên cứu đã sử dụng các số liệu thống kê thông qua thu thập dữ liệu có sẵn,
tiến hành lập bảng biểu, vẽ đồ thị, biểu đồ để dễ dàng so sánh và đánh giá nội dung cần
tập trung nghiên cứu.
- Bên cạnh đó, đề tài cũng đã sử dụng phương pháp suy diễn để lập luận và giải
thích đặc điểm của từng chỉ tiêu trong quá trình phân tích số liệu nghiên cứu.
- Ngoài ra, trong nghiên cứu này còn sử dụng phương pháp chuyên gia thông
qua việc phỏng vấn sâu các nhà quản lý, các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực
ngân hàng và một số khách hàng có dư nợ lớn không có khả năng thanh toán nhằm xác
định một số nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tăng đột biến năm 2012.
5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Được thực hiện bằng kiểm định và nhận diện các nhân tố thông qua giá trị, độ
tin cậy, kiểm định mô hình tác giả nghiên cứu, xác định mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, được thực
hiện thông qua các giai đoạn sau:
- Thu thập dữ liệu từ các báo cáo tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt
Nam, với kích thước mẫu là 28/37 . Các ngân hàng được chọn để phân tích bao gồm tất
cả các NHTM Nhà Nước, các NHTM cổ phần quy mô vốn lớn, nhỏ, trung bình và các
mẫu đã đại diện được cho các tổng thể nghiên cứu với kích thước mẫu đạt trên 75%.
- Kiểm định sự phù hợp của mô hình sử dụng.
- Sau đó sử dụng mô hình Probit hồi quy với các quan hệ tuyến tính để kiểm
định các nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến năng lực tài chính, từ đó tính được xác

suất tác động của từng nhân tố với mức độ quan trọng của từng nhân tố ảnh hưởng đến
năng lực tài chính.
21





























Biểu đồ 0.1 Khung nghiên cứu của luận án
Vấn đề nghiên cứu
Đánh giá năng lực tài chính và xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các Ngân hàng
thương mại Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
-Năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam có đảm bảo
khung an toàn CAMEL?
-Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài
chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
-Từ đó đưa ra các giải pháp khả thi.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính
Thống kê, mô tả, suy diễn,
phỏng vấn sâu
Phương pháp địng lượng
Kiểm định sự phù hợp của mô hình;
Hồi quy bằng mô hình Probit và xác định
các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề nghiên
cứu
Kết quả nghiên cứu
-Đánh giá năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam chưa
đảm bảo khung an toàn CAMEL.
-Xác định có 13 nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các Ngân hàng
thương mại Việt Nam.
- Do chưa đo lường đầy đủ các nhân tố khách quan tác động đến NLTC nên
chưa khám phá hết các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các
Ngân hàng thương mại Việt Nam.
Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các Ngân hàng thương

mại Việt Nam giai đoạn 2013-2020
22


6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án
6.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
(1) Nghiên cứu của R. Alton Gilbert, Andrew P. Meyer và Mark D.
Vaughan
R. Alton Gilbert, Andrew P. Meyer và Mark D. Vaughan [24], nhóm tác giả
nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tài chính theo tiêu chuẩn của mô
hình Camel. Nghiên cứu của nhóm tác giả đã cho thấy khả năng tài chính của các ngân
hàng có thể bị tác động bởi C, A, M, E, L. Từ đó tiến hành hồi quy theo Probit để xác
định nhân tố ảnh hưởng và kết quả cho thấy khả năng tài chính của các tổ chức tín
dụng bị chi phối của các yếu tố như quy mô vốn, khả năng sinh lời, chất lượng tài sản,
chất lượng quản lý, khả năng thanh khoản của các tài sản.
(2) Nghiên cứu của Frank Heid
Frank Heid [37] nghiên cứu về những “Tác động mang tính chu kỳ đến hoạt
động kinh doanh của ngân hàng theo nguyên tắc Basel II”, trong đó tác giả sử dụng
tiêu chuẩn của Basel II để đo lường năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng Na Uy
giai đoạn 1998-2002, theo kết quả nghiên cứu của tác giả, cho thấy các yếu tố như tỷ lệ
an toàn vốn tối thiểu có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Vốn chủ sở hữu của các ngân hàng có ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của ngân
hàng, vốn kinh doanh (tổng tài sản) có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân
hàng.
(3) Nghiên cứu John Tatom
John Tatom [25], tác giả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tài
chính theo tiêu chuẩn của mô hình Camel. Nghiên cứu của tác giả đã cho thấy đánh giá
khả năng tài chính của các ngân hàng có thể bị tác động bởi C, A, M, E, L. Từ đó tiến
hành hồi quy theo Probit để xác định nhân tố ảnh hưởng và kết quả cho thấy khả năng
tài chính của các tổ chức tín dụng bị chi phối của các yếu tố như quy mô vốn, khả năng

sinh lời, chất lượng tài sản, chất lượng quản lý, khả năng thanh khoản của các tài sản.
Sau đó tác giả sử dụng phương pháp hạ cấp để dự báo khả năng thất bại trong tương lai
của các tổ chức tín dụng giai đoạn 2003-2007.
23

(4) Nghiên cứu của Asli Demirguc và Harr Huizinga
Asli Demirguc và Harr Huizinga [28], nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, tác giả sử dụng dữ liệu của 80 quốc gia trong giai
đoạn 1988-1995, nghiên cứu cho thấy hiệu quả kinh doanh của ngân hàng bị tác động
bởi nhiều yếu tố như: đặc điểm kinh doanh của ngân hàng, điều kiện kinh tế vĩ mô, quy
mô tài sản của ngân hàng, đặc biệt quy mô vốn chủ sở hữu càng lớn sẽ cho thấy sức
mạnh của ngân hàng, đồng thời đa dạng hóa được hoạt động của các ngân hàng và có
điều kiện để làm tăng lợi nhuận cho các ngân hang.
(5) Nghiên cứu của Xiaoqing (Maggie) Fu và Shelagh Heffernan
Xiaoqing (Maggie) Fu và Shelagh Heffernan [30] nghiên cứu về chất lượng
quản lý của các tổ chức tín dụng Trung Quốc giai đoạn 1992-2002, kết quả nghiên cứu
cho thấy chất lượng quản lý của ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của
các ngân hàng, chất lượng quản lý thông qua chính sách, kế hoạch, chiến lược phát
triển ngân hàng. Tổ chức tín dụng nào có chất lượng quản lý tốt sẽ làm cho tài chính
của tổ chức đó phát triển tốt hơn.
(6) Nghiên cứu của Christine Brown và Kevin Davis
Christine Brown và Kevin Davis [31], nghiên cứu về quản lý vốn ảnh hưởng
đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng Australia giai đoạn 1991-2004, kết quả
nghiên cứu cho thấy tỷ lệ an toàn vốn càng cao cho thấy sự lành mạnh trong kinh
doanh của ngân hàng càng lớn, tỷ suất sinh lời trên tài sản càng cao cho thấy khả năng
tài chính của ngân hàng đó sẽ tốt hơn, quản lý vốn hiệu quả sẽ làm cho hiệu quả kinh
doanh cao hơn, dẫn đến khả năng tài chính phát triển tốt hơn.
(7) Nghiên cứu của Michelle L. Barnesa và Jose A. Lopez
Michelle L. Barnesa và Jose A. Lopez [40], nhóm tác giả nghiên cứu về chi phí
vốn chủ sở hữu, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, hệ thống thanh toán có ảnh hưởng

đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng Pháp giai đoạn 1990-2003, kết quả nghiên
cứu cho thấy chi phí vốn càng lớn sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng tài chính của các
ngân hàng, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu càng cao cho thấy ngân hàng kinh
doanh hiệu quả, đồng thời làm cho khả năng tài chính của ngân hàng đó sẽ tốt hơn, hệ
24

thống thanh toán của một ngân hàng mà tốt sẽ thu hút được nhiều người thực hiện dịch
vụ và từ đó làm tăng lợi nhuận ngoài cận biên.
(8) Nghiên cứu của Wolf Wagner
Wolf Wagner [38] nghiên cứu về tính thanh khoản của tài sản ngân hàng,
nghiên cứu được thực hiện tại các ngân hàng Anh giai đoạn 1999-2004, kết quả nghiên
cứu cho thấy tài sản ngân hàng có tính thanh khoản cao thì ngân hàng đó phát triển ổn
định mà như thế sẽ thu hút được tiền gửi nhiều hơn làm gia tăng lợi nhuận cho ngân
hàng làm tăng khả năng tài chính cho các ngân hàng. Tác giả cũng đưa ra giải pháp cho
các ngân hàng có thể tăng tính thanh khoản bằng cách bán rủi ro cho các công ty mua
nợ.
Ngoài ra, còn có các nghiên cứu khác có liên quan đến một phần năng lực tài
chính của các NHTM như: nghiên cứu về đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng tiếp cận theo phương pháp phân tích định lượng, đã được sử dụng trong các
nghiên cứu như của Nathan và Neave (1992) [35] áp dụng phương pháp biên ngẫu
nhiên để phân tích hiệu quả hoạt động các ngân hàng Canada trong thời kỳ 1983- 1987.
Các tác giả đã sử dụng cách tiếp cận giá trị gia tăng và cách tiếp cận trung gian để ước
tính hàm chi phí. Trong đó, tác giả đã sử dụng các biến như: lao động, vốn, và các quỹ,
cho vay thương mại và công nghiệp, các loại cho vay khác, tiền gửi có kỳ hạn và tiền
gửi không kỳ hạn… theo cách tiếp cận giá trị gia tăng, còn đối với cách tiếp cận trung
gian các tác giả sử dụng các biến là: cho vay thương mại, công nghiệp, các loại cho vay
khác, chứng khoán và đầu tư. Các kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng lớn
không có lợi thế về chi phí hơn hẳn các ngân hàng nhỏ điều này cũng tương đồng đối
với nghiên cứu ở Mỹ đó là tính kinh tế nhờ quy mô đều quan sát thấy ở các ngân hàng
nhỏ và lớn.

Fukuyama (1993) [32] cũng áp dụng phương pháp phân tích bao số liệu (DEA)
để ước tính hiệu quả 143 Ngân hàng thương mại ở Nhật Bản vào năm 1991. Fukuyama
đã sử dụng 3 đầu vào: Lao động, tư bản (bao gồm trụ sở và bất động sản ngành hàng,
tài sản vô hình…) vốn huy động từ khách hàng (gồm tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi,
chứng từ chiết khấu, tiền vay, ngoại tệ và các khoản khác) và hai đầu ra: thu lãi từ vốn
cho vay, và các khoản thu từ các hoạt động ngân hàng khác. Fukuyama kết luận rằng
25

nguyên nhân chính của phi hiệu quả kỹ thuật toàn bộ chính là do phi hiệu quả thuần
chứ không phải phi hiệu quả quy mô gây ra. Kết luận của nghiên cứu cũng cho thấy
phần lớn các ngân hàng đang hoạt động trong điều kiện hiểu quả tăng theo quy mô.
Cuối cùng, nhóm các ngân hàng lớn có tài sản trên 8 tỷ yên hoạt động hiểu quả hơn các
ngân hàng có quy mô vốn dưới 8 tỷ yên.
Ji- Li Hu, Chiang -Ping Chen và Yi- Yuan Su (2006) [34] áp dụng phương pháp
phi tham số để nghiên cứu hiệu quả hoạt động và xem xét một số nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động của 12 ngân hàng Trung Quốc thời kỳ 1996-2003. Trong mô
hình DEA để ước lượng các độ đo hiệu quả các tác giả đã lựa chọn ba biến đầu vào
gồm có tiền gửi, số nhân viên và tài sản cố định ròng; hai biến đầu ra gồm đầu tư và
cho vay. Dựa trên kết quả của các độ đo hiệu quả ước lượng được, các tác giả đã sử
dụng mô hình hồi quy Tobit để xem xét ảnh hưởng của các biến: loại hình sở hữu, quy
mô, các biến giả phản ánh những ảnh hưởng của quá trình tham gia WTO, khủng
hoảng tài chính Châu Á ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 12 ngân hàng được lựa
chọn trong nghiên cứu.
Nghiên cứu của Tser- yieth Chen (2005) [36] đã sử dụng mô hình DEA để đánh
giá sự thay đổi của hiệu quả kĩ thuật và nhân tố năng suất tổng hợp và cũng đã sử dụng
mô hình hồi quy để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các
Ngân hàng thương mại của Đài loan thời kỳ khủng hoảng kinh tế châu Á… Tuy nhiên
những biến số được sử dụng trong mô hình hồi quy xem xét ảnh hưởng của các nhân tố
đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong các nghiên cứu này lại chỉ chủ yếu tập
trung ở một số chỉ tiêu chính như loại hình sở hữu, quy mô, và xem xét ảnh hưởng của

một số chỉ tiêu khác như ROA, ROE.
6.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
(1) Nghiên cứu của Nguyễn Văn Đông
Nguyễn Văn Đông [4], nghiên cứu các thành phần chính ảnh hưởng đến năng
lực tài chính của các NHTM Việt Nam năm 2008 của 28 ngân hàng, tác giả đo lường
năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại theo các khung an toàn Camel. Tác
giả đã đưa ra được các tiêu chí từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt
Nam, tuy nhiên nghiên cứu này chỉ dừng lại ở phần đánh giá năng lực tài chính.

×