Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Chế định trách nhiệm dân sự trong pháp luật phong kiến việt nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.7 KB, 10 trang )

tiểu luận
Chế định trách nhiệm dân sự trong
pháp luật phong kiến Việt Nam
Bộ Quốc triều hình luật là sự kết tinh và đỉnh cao của những thành tựu
lập pháp thế kỷ XV-XVIII, là bộ luật tiêu biểu nhất trong lịch sử pháp luật
phong kiến Việt Nam.
Bộ Hoàng Việt Luật lệ gồm 398 điều, chia thành 22 quyển. Cách thức
phân chia các quyển, mục căn cứ vào thẩm quyền chức năng của Lục bộ. Cấu
trúc này gần giống bộ Đại Thanh Luật lệ.
So với Quốc triều hình luật triều Lê, Hoàng Việt Luật lệ mang tính
khái quát cao hơn, Việc chia quyển đã bớc đầu có sự phân ngành, tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình áp dụng pháp luật. Các chế định về trách nhiệm
dân sự pháp luật thời Lê (Quốc triều Hình luật) và pháp luật thời nhà Nguyễn
(Hoàng Việt luật lệ) đợc quy định sơ sài và tản mạn. Các quy định này không
phân biệt rõ trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự. Chế tài hình sự đợc
quy định trớc hết nhằm trừng phạt kẻ nào đã xâm phạm vào tài sản hoặc nhân
thân của ngời khác, ngoài hình phạt kẻ phạm tội còn phải bồi thờng cho nạn
nhân về thiệt hại xảy ra.
Sở dĩ có sự phân biệt rõ giữa hình luật và dân luật trong Quốc triều
Hình luật và Hoàng Việt luật lệ, trớc hết nó đợc ban hành là nhằm phục vụ
cho quyền lợi của giai cấp thống trị, để duy trì và bảo vệ sự tồn tại của nền
quân chủ, không chú trọng vào việc quy định việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của ngời dân. Do ảnh hởng sâu sắc của t tởng Nho giáo Trung Hoa,
giai cấp thống trị phong kiến muốn tái thiết trên lãnh thổ Việt Nam một nền
pháp luật hớng theo Nho giáo. Theo t tởng này, trong xã hội mọi ngời đều
hành động nh hiền nhân quân tử, giữa họ không thể có những tranh chấp về
quyền lợi. Đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho chế định trách nhiệm dân sự
1
quy định rất tản mạn và không đầy đủ trong Quốc triều Hình luật và Hoàng
Việt luật lệ.
Nói đến trách nhiệm dân sự trong Quốc triều hình luật chúng ta cần


xem xét hai vấn đề, đó là các yếu tố làm phát sinh trách nhiệm dân sự và trách
nhiệm bồi thờng dân sự.
Trớc hết, về các yếu tố làm phát sinh trách nhiệm dân sự. Yếu tố đầu
tiên phải kể đến đó là hành vi tội phạm luật. Với bất kỳ hành vi vi phạm pháp
luật nào cũng liên quan đến trách nhiệm dân sự kể cả vi phạm về tự do ý chí
của con ngời. Điều 384 và điều 385 Quốc triều hình luật đã đề cập đến sự tự
do ý chí. Tại điều 384 quy định Những ruộng đất cầm mà chủ ruộng đất xin
chuộc, ngời cầm không cho chuộc, hay là không muốn chuộc mà bắt phải
chuộc mà bắt phải chuộc thì đều phải phạt 80 trợng. Nếu quá hạn mà chủ
ruộng đất cố đòi chuộc, thì chủ ruộng cũng phải phạt trợng nh thế mà không
cho chuộc. (Kỳ hạn ruộng mùa là ngày 15 tháng 3, ruộng chiêm là ngày 15
tháng 9). Nếu trong hạn đã đem tiền đến chuộc và đã đợc quan xử cho chuộc,
mà chủ cầm cố tình lần khân không cho chuộc, để cho quá kỳ hạn,thì phạt 80
trợng, bắt phải cho chuộc, và phải lại trả tiền lãi những ngày để lần khân. Nếu
qua niên hạn mà xin chuộc thì không đợc (niên hạn là 30 năm). Nếu ngời bán
trái lý còn kêu lên quan để đòi chuộc thì xử phạt 50 roi, biếm một t. Điều
385 quy định về việc nếu giả ngời để tranh giành ruộng đất thì cũng phải chịu
hình phạt biếm và trợng Tranh giành ruộng đất mà đa ngời giả làm ngời thân
thuộc trong họ ra làm chứng, thì xử phạt 50 roi, biếm một t; cố ý không theo
lệnh đã xử mà cứ tranh, thì xử phạt 60 trợng, biếm hai t và phải phạt tiền tạ 30
quan. Nh vậy, Quốc triều hình luật đã bảo vệ lợi ích của ngời dân, bảo đảm
sự tự do về ý chí cũng nh quy định chặt chẽ trách nhiệm của những ngời vi
phạm.
Yếu tố thứ hai là vấn đề lỗi. Mặc dù không sử dụng đến những
thuật ngữ pháp lý hiện đại nh lỗi cố ý và lỗi vô ý, nhng các nhà làm luật đã đề
cập đến vấn đề này trong Quốc triều Hình luật và Hoàng Việt luật lệ. Nghiên
cứu các điều luật quy định về trách nhiệm dân sự trong hai bộ luật, chúng ta
2
nhận thấy lỗi có thể của chính bản thân của ngời gây thiệt hại hoặc do ngời
thứ ba.


*Lỗi do chính bản thân của ngời gây thiệt hại
Khi một ngời có hành vi xâm phạm tài sản hoặc nhân thân của
ngời khác gây ra thiệt hại, thì ngời đó phải chịu trách nhiệm bồi thờng tuỳ
theo lỗi của ngời gây thiệt hại. Lỗi cố ý thờng coi nh có tính nghiêm trọng,
nên tiền bồi thờng thờng tăng gấp đôi, thậm chí đôi khi còn tăng gấp ba... Ví
dụ: trong Quốc triều Hình luật, Điều 435 ...lột lấy những quần áo và đồ vật
của trẻ con, ngời điên, ngời say, thì phải tội đồ và phải bồi thờng gấp đôi.
Điều 437 quan giám lâm, ngời coi kho mà tự lấy trộm thì xử nh tội ăn trộm
thờng và phải bồi thờng tang vật gấp hai lần. Điều 445 bắt trộm cá ở đầm
ao, thì... phải bồi thờng gấp đôi.... Điều 448 những ngời cầm cố cho ngời ta
mà lấy trộm văn tự cầm, thì... phải bồi thờng gấp đôi cho gia chủ. Điều 581
ngời thả trâu, ngựa cho dày xéo, ăn lúa, dâu của ngời ta, thì xử biếm một t và
đền gấp đôi sự thiệt hại. Nếu vì trâu ngựa chạy lồng lên, không kìm hãm đợc
thì đợc miễn tội trợng.
Trong trờng hợp, thiệt hại xảy ra do lỗi vô ý, thì mức bồi thờng
đợc giảm trong một số trờng hợp. Ví du: trong Quốc triều Hình luật, Điều 473
... nhân lúc xảy ra mà lăng mạ ngời ta, thì... phải nộp một nửa tiền tạ, Điều
494 ngời trông nom công dịch mà đánh ngời phục dịch đến chết... nếu ngộ
sát, thì phải đền tiền mai táng 20 quan..., Điều 498 vì chơi đùa mà làm ngời
khác bị thơng hay chết... bắt trả tiền mai táng 20 quan.... Điều 111 Hoàng
Việt luật lệ quy định: ngời giữ kho thu thuế lơng mà không đúng bằng dấu
của quan thì bị phạt. Số lợng d ấy đợc trả về cho chủ. Quan lại biết mà không
tố cáo thì đồng tội với ngời giữ kho, không biết thì không tội. Điều 261
Hoàng Việt luật lệ dự liệu rằng trong trờng hợp vô ý giết ngời (thất sát) phạm
nhân bị phạt tội giảo nhng đợc chuộc bằng tiền và phải chịu tiền mai táng.
Qua các ví dụ trên đây, chúng ta nhận thấy các nhà làm luật thời
kỳ phong kiến cha phân định rõ trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự
3
nên tiền bồi thờng thiệt cũng đợc coi nh một hình phạt có tính thị uy, răn đe,

ngăn ngừa ngời khác. Do đó, trong trờng hợp thiệt hại xảy ra do lỗi cố ý của
ngời gây thiệt hại, việc bồi thờng tăng gấp đôi, gấp ba thực chất là biện pháp
hình phạt.
Quan điểm trên đây của pháp luật phong kiến khác biệt với các
nguyên tắc của dân luật hiện đại. Trong pháp luật dân sự hiện đại có sự phân
định rõ ràng giữa trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự, cho nên việc bồi
thờng thiệt hại là nhằm bù đắp thiệt hại thực tế, để lập lại trạng thái ban đầu
nh trớc khi xảy ra thiệt hại. Việc bồi thờng đợc dựa trên nguyên tắc thiệt hại
bao nhiêu phải bồi thờng bấy nhiêu, nói cách khác thiệt hại xảy ra phải đợc
bồi thờng toàn bộ. Ngời gây thiệt hại phải bồi thờng cho ngời bị thiệt hại
toàn bộ thiệt hại, bất luận ngời đó có lỗi cố ý hay vô ý.
*Lỗi của ngời thứ ba.
Trong dân luật hiện đại, trách nhiệm bồi thờng thiệt hại do lỗi
của ngời thứ ba đợc quy định trong các trờng hợp: trách nhiệm của cha mẹ đối
với thiệt hại do con cha thành niên gây ra; trách nhiệm của trờng học, bệnh
viện và các tổ chức khác đối với thiệt hại do ngời cha thành niên hoặc ngời
mất năng lực hành vi gây ra trong thời gian trực tiếp quản lý những ngời đó;
trách nhiệm của chủ nhà đối với thiệt hại do ngời làm công, ngời học nghề
gây ra. Trong pháp luật phong kiến (cụ thể là Quốc triều Hình luật và Hoàng
Việt luật lệ) trách nhiệm bồi thờng thiệt hại do lỗi của ngời thứ ba cũng đã đ-
ợc đề cập trong một số điều luật:
- Trách nhiệm bồi thờng do lỗi của con cái. Ví dụ trong Quốc
triều Hình luật , Điều 457 các con còn ở nhà với cha mẹ mà đi ăn trộm, thì
cha... phải bồi thờng thay con những tang vật bị ăn trộm... . Lỗi của cha mẹ
trong trờng hợp này là không biết giáo dục dạy bảo con đang sống dới quyền
mình đến nơi đến chốn. Điều kiện dẫn đến trách nhiệm là ngời con đó đã
thành niên hay cha thành niên phải sống chung với cha mẹ.
Theo Điều 238 lệnh 4 Hoàng Việt luật lệ thì cha mẹ phải chịu
trách nhiệm hình sự mà không phải chịu trách nhiệm dân sự về trờng hợp con
4

ở nhà với cha mẹ mà đi ăn trộm. Nh vậy vấn đề bồi thờng của cha mẹ không
đợc nhà làm luật triều Nguyễn đề cập tới.
Nếu so sánh trách nhiệm bồi thờng do lỗi của cha mẹ trong dân
luật hiện đại, chúng ta thấy giữa chúng có những điểm giống nhau và khác
nhau sau đây:
+ Pháp luật phong kiến và dân luật hiện đại quy định trách
nhiệm trong trờng hợp này đều dựa trên cơ sở lỗi của cha mẹ trong việc chăm
nom, giáo dục con cái; cha mẹ chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thờng nếu con
cái sống chung với cha mẹ.
+ Sự phát triển của trách nhiệm dân sự là cả một quá trình, cho
nên ở những thời diểm khác nhau của lịch sử, trách nhiệm của cha mẹ cũng
có những điểm khác nhau. Trong dân luật hiện đại, cha mẹ chỉ phải chịu trách
nhiệm bồi thờng đối với hành vi gây thiệt hại của con cha thành niên; còn
trong pháp luật phong kiến, cha mẹ phải chịu trách nhiệm bồi thờng đối với
hành vi của các con sống chung với mình, bất luận chúng đã thành niên hay
cha thành niên. Mặt khác, trách nhiệm của cha mẹ trong pháp luật phong kiến
quy định trong phạm vi rất hẹp (trờng hợp con cái ăn trộm, cứơp) còn dân luật
hiện đại quy định trên phạm vi rộng hơn nhiều: cha mẹ phải chịu trách nhiệm
bồi thờng thiệt hại do tất cả các hành vi mà con cha thành niên đã gây ra cho
ngời khác trong đời sống hàng ngày.
- Trách nhiệm bồi thờng do lỗi của chủ nhà.
Theo quy định tại Điều 456 của Quốc triều Hình luật đầy tớ đi
ăn trộm mà chủ nhà không trình báo quan, thì... phải bồi thờng thay những
tang vật ăn trộm hay ăn cớp.... Lỗi của chủ nhà trong trờng hợp này là chủ
nhà không trông coi, dạy bảo tôi tớ trong nhà. Chính vì vậy phải bồi thờng
thay những tang vật trộm, cớp mà đầy tớ của mình đã gây ra.
Trách nhiệm bồi thờng do lỗi của chủ nhà không đợc Hoàng
Việt luật lệ quy định.
5

×