Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (887.46 KB, 67 trang )

BÁO CÁO
Nghiên cứu về khả năng tham gia
Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở
(OGP) của Việt Nam

Tài liệu lưu hành nội bộ, Tháng 10 /2016
Oct.
1


LỜI CẢM ƠN
Báo cáo “Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến đối tác Chính phủ mở (OGP) của Việt Nam” là kết quả của một
quá trình hợp tác tích cực giữa Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Xã hội (CENSOGOR), tổ chức Hướng tới Minh bạch
(TT) với Nhóm làm việc thúc đẩy OGP tại Việt Nam cùng các chuyên gia, cá nhân và tổ chức giàu kinh nghiệm, kiến
thức và chuyên môn khác.
CENSOGOR và TT xin chân thành cảm ơn 42 chuyên gia đã tham gia trả lời phỏng vấn sâu và 25 quý vị đại biểu đã
tham dự cuộc toạ đàm chia sẻ kết quả nghiên cứu ban đầu do CENSOGOR và TT phối hợp tổ chức vào tháng 7 năm
2016. Các ý kiến đóng góp của quý vị giúp chúng tôi làm giàu thông tin, củng cố hệ thống bằng chứng và lý luận, đồng
thời có thêm động lực để tiếp tục các nỗ lực vận động cho OGP ở Việt Nam.
Chân thành cảm ơn hai vị chuyên gia giàu kinh nghiệm là Vũ Công Giao và Phạm Quang Nam đã hợp tác với chúng tôi
trong việc thu thập, phân tích dữ liệu và khởi thảo báo cáo này. Đồng thời, chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn tới các bạn
đồng nghiệp Nguyễn Kim Liên (GIG), Trần Lan Hương (WB) và Đỗ Thanh Huyền (UNDP) đã tích cực tham gia rà soát
và đóng góp ý kiến cho bản thảo.
Cuối cùng, chúng tôi không thể không nhắc đến tâm huyết và các nỗ lực chung tay của bạn bè và đồng nghiệp trong
Nhóm làm việc thúc đẩy OGP tại Việt Nam, bao gồm các tổ chức CDI, SRD, DEPOCEN, MEC, VIJUSAP và những cá
nhân quan tâm khác. Báo cáo này không thể hoàn thiện nếu không có sự đồng hành và hỗ trợ quý báu của các bạn!

2


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU ............................................................5
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ..............................................7
TÓM TẮT TỔNG QUAN ............................................8
GIỚI THIỆU............................................................ 11
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ SÁNG KIẾN ĐỐI TÁC CHÍNH PHỦ MỞ VÀ VỊ THẾ HIỆN NAY CỦA VIỆT NAM 12
1.1.

Khái quát về Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở 12

1.1.1.

Lịch sử hình thành, phát triển của Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở

1.1.2.

Các tiêu chuẩn hợp lệ để trở thành thành viên Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở

1.1.3.

Cơ chế tổ chức và vận hành của Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở 15

1.1.4.

Cơ chế giải quyết vi phạm các nguyên tắc Chính phủ mở 16

1.1.5.

Thủ tục tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở

1.2.


12
14

18

Tình trạng hiện nay của Việt Nam trong mối quan hệ với OGP 19

PHẦN II: Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỚI VIỆT NAM KHI THAM GIA SÁNG KIẾN
ĐỐI TÁC CHÍNH PHỦ MỞ....................................... 22
2.1.

Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tham gia Sáng kiến đối tác Chính phủ mở với Việt Nam

2.2

Cơ hội Việt Nam tham gia Sáng kiến đối tác Chính phủ mở

2.3.

Thách thức đặt ra với Việt Nam trong việc tham gia và tuân thủ các nguyên tắc của OGP và khả năng khắc

phục

34

22

31


PHẦN III CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP VẬN ĐỘNG VIỆT NAM THAM GIA SÁNG KIẾN ĐỐI TÁC CHÍNH PHỦ MỞ
.............................................................................. 46
3.1. Chiến lược vận động Việt Nam tham gia OGP 46
3.1.1. Tác động đồng thời đến nhiều nhóm đối tượng

46

3


3.1.2. Làm rõ các lợi ích và hoá giải những lo ngại về OGP 46
3.1.3. Có lộ trình và cơ chế hợp lý ..................... 47
3.1.4. Huy động sự tham gia của nhiều chủ thể .. 47
3.1.5. Tìm kiếm người ủng hộ trong đội ngũ chính khách và nhân sĩ, trí thức 48
3.1.6. Tiếp cận từ trên xuống, kết hợp với từ dưới lên

49

3.2. Giải pháp cho những thách thức, trở ngại chính50
3.2.1. Giải pháp hoá giải những lo ngại về OGP . 50
3.2.2. Giải pháp tác động đến các nhóm đối tượng51
3.3. Lộ trình cho OGP ở Việt Nam......................... 54
PHẦN IV: KẾT LUẬN CHUNG VÀ KHUYẾN NGHỊ VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN
3.1.

Kết luận chung ......................................... 56

3.2

Đề xuất, khuyến nghị với các bên liên quan:56


56

3.2.1.

Đề xuất, khuyến nghị với Nhà nước: .. 56

3.2.2.

Đề xuất, khuyến nghị với TT/CENSOGOR và các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ

3.2.3.

Đề xuất, khuyến nghị với các đối tác phát triển của Việt Nam:

57

57

PHỤ LỤC 1: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...... 58
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CHUYÊN GIA ĐƯỢC PHỎNG VẤN (chỉ những người đồng ý công khai thông tin)

59

PHỤ LỤC 3: ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU (TORs)..... 61
PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH NGƯỜI THAM DỰ HỘI THẢO CHIA SẺ KẾT QUẢ DỰ THẢO NGHIÊN CỨU KHẢ THI OGP
TẠI HÀ NỘI (THÁNG 7, 2016).................................. 66

4



LỜI MỞ ĐẦU

Vì sao TT/CENSOGOR và Nhóm làm việc thúc đẩy

Độc giả kính mến,

đẩy quản trị quốc gia của Việt Nam?

Quý vị đang cầm trên tay báo cáo nghiên cứu về khả

Thứ nhất, OGP đưa ra một cơ chế tạo điều kiện cho

năng tham gia sáng kiến Đối tác Chính Phủ Mở (OGP)

các tổ chức XHDS lên tiếng và tham gia hợp tác với

của Việt Nam.

chính phủ trong việc thúc đẩy các cải cách liên quan.

OGP tin rằng OGP mở ra một cơ hội mới giúp thúc

Kinh nghiệm của 70 quốc gia thành viên của OGP cho
OGP là một trong những sáng kiến quốc tế nổi bật nhất
hiện nay trong lĩnh vực thúc đẩy quản trị minh bạch với
70 quốc gia thành viên (tính đến tháng 8/2016). Mục
đích của OGP là hỗ trợ các chính phủ đưa ra những
cam kết cụ thể nhằm thúc đẩy tính minh bạch, trao
quyền cho công dân, đấu tranh chống tham nhũng và

phát huy công nghệ thông tin hiện đại để cải thiện hoạt
động quản trị nhà nước.
Tại Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Xã hội
(CENSOGOR) trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học
và Kỹ thuật Việt Nam và tổ chức Hướng tới Minh bạch
(TT) là hai tổ chức tiên phong tìm hiểu về OGP. Từ
năm 2014 đến nay, TT đã giới thiệu về OGP và đưa ra
các thảo luận nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa OGP với
các vấn đề phát triển của Việt Nam. Tinh thần và
những nguyên tắc cốt lõi của OGP đã thu hút và truyền
cảm hứng cho đại diện của 17 tổ chức phi chính phủ
Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thúc đẩy minh bạch,
liêm chính và củng cố sự tham gia của người dân trong
cuộc họp mặt về chủ đề minh bạch ở Cúc Phương

thấy, quan hệ đối tác giữa chính phủ và XHDS trong
việc lập kế hoạch, thực hiện và giám sát các kế hoạch
hành động quốc gia là yếu tố tiên quyết để đảm bảo sự
thành công của OGP. Chúng tôi cho rằng đây là một cơ
hội giúp Việt Nam khắc phục những hạn chế thường
được nhắc tới về cơ chế và chính sách trong việc huy
động sự tham gia của xã hội trong các vấn đề quản trị,
đặc biệt là phòng, chống tham nhũng.
Thứ hai, các nguyên tắc nền tảng của OGP cũng chính
là những định hướng phát triển chiến lược của Việt
Nam, bao gồm: (1) phòng, chống tham nhũng, (2) tăng
cường sự tham gia của người dân, (3) áp dụng các tiêu
chuẩn cao nhất về tính liêm chính cho hệ thống quản trị
nhà nước, công khai thông tin về các hoạt động của
chính phủ và (4) tăng cường khả năng tiếp cận với các

công nghệ hiện đại để thực hiện công khai và trách
nhiệm giải trình hiệu quả. Vì vậy, việc tham gia vào
OGP sẽ giúp Việt Nam tiếp cận với nguồn lực và kinh
nghiệm của quốc tế, từ đó giúp thực hiện các mục tiêu
chiến lược quốc gia một cách hiệu quả hơn.

được tổ chức tại Việt Nam lần đầu tiên vào tháng
4/20141. Sau cuộc họp này, một nhóm hoạt động tình

Trong báo cáo này, quý vị sẽ tìm thấy những thông tin

nguyện nhằm thúc đẩy Chính Phủ Mở tại Việt Nam đã

cụ thể, chi tiết và xác thực để chứng minh cho quan

ra đời (gọi tắt là Nhóm làm việc thúc đẩy OGP).

điểm trên cùng những thông tin hữu ích khác.

Tìm hiểu thêm về sự kiện tại:
/>1

5


Mặc dù TT và CENSOGOR đóng vai trò tổ chức nghiên
cứu, báo cáo này là một trong những nỗ lực quan trọng
đầu tiên của Nhóm thúc đẩy OGP để phổ biến kiến
thức và kinh nghiệm liên quan đến OGP tới các bên
liên quan ở Việt Nam. Chúng tôi hy vọng có được sự

đồng cảm, ủng hộ và trực tiếp tham gia của quý vị
vào Nhóm làm việc thúc đẩy OGP, vì hợp tác là yếu
tố then chốt làm nên sự thành công và đảm bảo việc
duy trì các nguyên tắc cơ bản của OGP. Hợp tác trong
OGP không chỉ đòi hỏi sự đa dạng về thành phần mà
cả sự chủ động của các bên liên quan, bao gồm Nhà
nước (đóng vai trò lãnh đạo), khu vực kinh doanh, các
tổ chức xã hội, truyền thông và người dân.
Đặc biệt, trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, chúng
tôi hiểu rằng sự hợp tác, đồng hành là điều kiện tiên
quyết để đảm bảo các bên liên quan có thể đi cùng
nhau trong một hành trình dài, không chỉ hướng tới việc
Việt Nam có thể gia nhập OGP, mà còn duy trì sự hợp
tác và cam kết để đưa các nguyên tắc của OGP vào
thực tiễn.
Do tính chất mới mẻ của OGP tại Việt Nam, chúng tôi
luôn mong muốn được tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng
góp của các chuyên gia và đồng nghiệp, những người
ủng hộ các nguyên tắc và tin tưởng vào các giá trị mà
OGP mang lại, trước khi chính thức công bố các dữ
liệu trong báo cáo này rộng rãi ra bên ngoài.
Kính chúc Quý độc giả thu được nhiều thông tin hữu
ích!
Nguyễn Thị Kiều Viễn,
Giám đốc CENSOGOR

6


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

AEC

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community)

CENSOGOR

Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Xã hội trực thuộc Liên hiệp các tổ chức Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA)

EITI

Sáng kiến Minh bạch Ngành khai khoáng (Extractive Industries Transparency Initiative)

EIU

Tổ chức Thông tin Kinh tế (Economist Intelligence Unit)

FTA

Hiệp định tự do thương mại (Free Trade Agreement)

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organisation for Economic Co-operation and Development)

OGP

Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (Open Government Partnership)

MTTQ


Mặt trận Tổ quốc

NGO

Tổ chức phi chính phủ (Non-governmental organization)

PAPI

Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (Provincial Governance and Public Administration

PCI

Performance Index)
Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competitiveness Index)

TI

Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International)

TT

Tổ chức Hướng tới Minh bạch (Towards Transparency)

TPP

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership)

UNCAC

Công ước Liên Hợp quốc về chống tham nhũng (United Nations Convention against Corruption)


UNDP

Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (United Nations Development Programme)

WB

Ngân hàng Thế giới (World Bank)

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)

7


TÓM TẮT TỔNG QUAN

Mọi quốc gia đều có thể tham gia OGP khi hội tụ đủ

Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) được khởi

dựng dựa trên 4 tiêu chuẩn hợp lệ tối thiểu, bao gồm:

xướng từ năm 2011 với 8 quốc gia sáng lập (Braxin,

(i) Minh bạch ngân sách, (ii) Tiếp cận thông tin, (iii)

Indonexia, Mexico, Na uy, Philipin, Nam Phi, Anh và


Công khai tài sản2 và (iv) Sự tham gia của người dân.

Mỹ) nhằm tạo ra một diễn đàn quốc tế hỗ trợ các chính

Mỗi tiêu chí có thể nhận được tối đa 4 điểm.

điều kiện tối thiểu 75% của tổng số 16 điểm, được xây

phủ trong việc cải cách thể chế và chính sách theo
hướng thực hiện công khai, trách nhiệm giải trình, đồng
thời mở rộng sự tham gia của người dân. Đến tháng 8
năm 2016, OGP đã thu hút được sự tham gia của 70
quốc gia.

Sau khi đạt được tối thiểu 12 điểm để đủ điều kiện
tham gia, quốc gia cần gửi một Ý nguyện thư cho các
Đồng Chủ tịch của OGP, đồng thời gửi cho Bộ phận Hỗ
trợ OGP để xin gia nhập. Ý nguyện thư cần cam kết tôn
trọng các nguyên tắc được nêu trong Tuyên bố về

Nghiên cứu này nhằm cung cấp cho các cơ quan nhà

Chính phủ mở. Sau đó, quốc gia phải xác định một cơ

nước Việt Nam và các bên liên quan những phân tích

quan nhà nước chủ trì các hoạt động liên quan đến

về OGP, vị thế hiện tại, cùng những cơ hội và thách


OGP và bắt tay vào xây dựng Kế hoạch hành động của

thức nếu Việt Nam gia nhập sáng kiến này. Nghiên cứu

quốc gia về OGP.

do Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Xã hội
(CENSOGOR) trực thuộc Liên hiệp các tổ chức Khoa
học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) chủ trì, với sự hợp
tác của tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) và tổ chức
Minh bạch Quốc tế (TI). Hai chuyên gia tư vấn gồm Vũ
Công Giao và Phạm Quang Nam tiến hành nghiên cứu
trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2016 thông
qua ba phương pháp chính: (1) Nghiên cứu tài liệu, (2)
Phỏng vấn chuyên gia và (3) Toạ đàm, hội thảo.

Theo khuyến nghị của OGP, mỗi Kế hoạch Hành động
cần có thời gian thực hiện ít nhất là 18 tháng và bao
gồm từ khoảng 5-15 cam kết lớn. Cứ sáu tháng trước
khi một Kế hoạch Hành động kết thúc, quốc gia cần xây
dựng Kế hoạch Hành động mới cho hai năm tiếp theo,
để bảo đảm không có sự gián đoạn. Kế hoạch Hành
động cần được quốc gia xây dựng trên cơ sở sự hợp
tác giữa Nhà nước và các tổ chức xã hội, tổ chức phi
chính phủ. Ở giai đoạn đầu của quá trình này, OGP

Nhóm nghiên cứu đã phân tích khoảng 100 đầu mục tài

khuyến khích các chính phủ thiết lập một cơ chế tham


liệu, phỏng vấn gần 40 người là các nhân sĩ, trí thức,

vấn lâu dài với các tổ chức xã hội và tổ chức phi chính

cán bộ quản lý ở cơ quan nhà nước và lãnh đạo một số

phủ nhằm tiếp nhận ý kiến đóng góp từ công chúng.

tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp,

OGP cũng đưa ra hướng dẫn cụ thể cho các quốc gia

đối tác phát triển ở Việt Nam và chuyên gia ở một số

về việc thực hiện quá trình tham vấn công chúng.

nước thành viên OGP, thực hiện hai cuộc toạ đàm
(thảo luận nhóm) và một cuộc hội thảo để lấy ý kiến
góp ý về đề cương và dự thảo báo cáo.

Trong bảng xếp hạng các quốc gia năm 2015 của
OGP, Việt Nam đạt được tổng cộng 6 điểm cho cả bốn
tiêu chí, nghĩa là cần 6 điểm nữa thì Việt Nam đạt tiêu
chí tối thiểu gia nhập OGP. Cụ thể, về Minh bạch ngân

2 Nếu không được giải thích cụ thể, công khai tài sản (Asset
Disclosure) được nhắc đến trong báo cáo này là công khai tài
sản của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, những

người phải kê khai tài sản theo Luật Phòng, chống tham

nhũng.

8


sách, Việt Nam chưa có điểm, vì Dự toán Ngân sách
nhà nước mới chỉ được trình Quốc hội để phê duyệt,
chưa công bố rộng rãi trước công chúng, còn Báo cáo
kiểm toán Ngân sách nhà nước được công bố muộn.
Về Tiếp cận thông tin, Việt Nam được chấm 3 điểm, vì
Hiến pháp 2013 có quy định bảo đảm quyền tiếp cận
thông tin của công dân. Về Công khai tài sản, Việt Nam
có 2 điểm vì Luật Phòng, chống tham nhũng yêu cầu kê
khai tài sản của cán bộ, công chức, nhưng những bản
kê khai này chỉ công khai trong phạm vi hẹp, không
công khai cho công chúng. Về Sự tham gia của người
dân, năm 2014 Việt Nam có 1 điểm, nhưng năm 2015
sẽ có 2 điểm, vì điểm số về Tự do dân sự của Việt Nam
đã vượt nấc thang cho 2 điểm của OGP.
Với những cải cách đã được thực hiện, điểm số OGP

3. Tham gia OGP sẽ giúp nâng cao hình ảnh và uy
tín của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế và với
khối doanh nghiệp.
4. Tham gia OGP sẽ giúp Nhà nước Việt Nam tận
dụng sự ủng hộ và trợ giúp của cộng đồng quốc
tế và người dân để nâng cao hiệu quả quản trị
công.
5. Tham gia OGP sẽ giúp Nhà nước Việt Nam thực
thi hiệu quả các điều ước quốc tế và văn bản

pháp luật quốc gia về phòng, chống tham nhũng.
6. Tham gia OGP sẽ thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác
mang tính xây dựng giữa Nhà nước và các tổ
chức xã hội trong việc cải thiện chất lượng quản
trị công.
7. Tham gia OGP sẽ giúp Việt Nam đinh vị tốt hơn
trong cuộc cạnh tranh trong ASEAN và toàn cầu
để thu hút FDI chất lượng cao.

của Việt Nam trong lần tính điểm tiếp theo, dự kiến vào
cuối năm 2016, sẽ tăng lên thành 10 điểm. Cụ thể, với

Trong thực tế, nghiên cứu cho thấy OGP không hề xa

Luật Tiếp cận thông tin được thông qua, Việt Nam sẽ

lạ và không có xung đột về bất kỳ khía cạnh nào với

có thêm 1 điểm cho tiêu chí Tiếp cận thông tin. Luật

đường lối, chính sách, pháp luật hiện hành về quản trị

Ngân sách nhà nước 2015 quy định Dự toán ngân sách

quốc gia của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam.

nhà nước phải được công khai với công chúng trước

Nhiều cải cách đang đi đúng theo những nguyên tắc


khi Quốc hội phê duyệt. Điều này sẽ mang thêm 2 điểm

nền tảng của OGP, như cải cách hành chính, xây dựng

cho Việt Nam trong tiêu chí Minh bạch ngân sách.

Chính phủ điện tử, Luật tiếp cận thông tin, Luật phòng

Cộng với 1 điểm thêm về Sự tham gia của công dân,

chống tham nhũng, tham gia UNCAC v.v. Các tổ chức

số điểm tăng của Việt Nam sẽ là 4 điểm, nâng tổng số

xã hội ngày càng đóng góp nhiều hơn trong việc thúc

điểm lên 10.

đẩy minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia
của người dân. Những đóng góp đó cũng đã được cả

Về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tham gia OGP

xã hội và chính quyền ghi nhận. Đây là những tiền đề

đối với Việt Nam, nghiên cứu này chỉ ra 7 lợi ích chính

tốt cho việc xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia,

như sau:


mà theo tinh thần của OGP là cần có sự tham gia của

1. Tham gia OGP sẽ giúp gia tăng niềm tin của
người dân với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
và Nhà nước Việt Nam.

các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội. Về điểm

2. Tham gia OGP sẽ giúp đẩy mạnh quá trình cải
cách thể chế quản lý nhà nước ở Việt Nam.

nhập OGP.

số, Việt Nam cũng sẽ không gặp khó khăn gì nhiều để
đạt thêm 2 điểm nữa để đạt tối thiểu 75% số điểm gia

Tuy nhiên, Việt Nam cũng đối diện với những trở ngại
không nhỏ khi tham gia và thực hiện OGP. Trở ngại lớn
9


tiêu của OGP, đặc biệt liên quan đến các tiêu

và căn bản nhất là văn hoá bí mật trong quản trị quốc

chuẩn tối thiểu.

gia. Mặc dù kể từ Đổi mới (1986) đến nay, bộ máy nhà
nước Việt Nam đang vận động theo hướng ngày càng




phi chính phủ và đối tác phát triển để phối

cởi mở, công khai, minh bạch hơn để tiếp cận với xu

hợp thực hiện, thúc đẩy các hoạt động trên.

hướng chung trên toàn thế giới, song ảnh hưởng của
văn hoá bí mật vẫn còn khá nặng nề. Điều này thể hiện
ở phạm vi thông tin mà các cơ quan nhà nước có
quyền không công bố trong các văn bản pháp luật về bí
mật nhà nước còn lớn, và cả ở việc chưa có cơ chế cụ
thể để thực thi Luật tiếp cận thông tin. Trở ngại thứ hai

2. Với TT/CENSOGOR và các tổ chức xã hội, tổ
chức phi chính phủ:



OGP cho Nhà nước và các chủ thể liên quan.


tham gia OGP.

việc xác định một cơ quan có thể đóng vai trò tham
mưu cho Chính phủ và điều phối các hoạt động liên

Nghiên cứu sâu hơn để cung cấp thông tin

đầy đủ, toàn diện hơn về các khía cạnh của

chính phủ. Trở ngại thứ ba là chưa có sự hỗ trợ cụ thể

Và cuối cùng đó là tính chất rộng lớn của OGP khiến

Ủng hộ, chuẩn bị và huy động các nguồn lực
tham gia các hoạt động của OGP.

là năng lực hạn chế của các tổ chức xã hội, tổ chức phi
và rõ ràng của các đối tác phát triển cho việc Việt Nam

Làm việc với một số tổ chức xã hội, tổ chức

Hỗ trợ Nhà nước tham gia và thực hiện các
cam kết của OGP.



Tiếp tục đóng vai trò trụ cột trong việc hỗ trợ
Nhà nước và kết nối các chủ thể trong nước.



Hỗ trợ Nhà nước trong việc liên hệ, kết nối và
làm việc với OGP, các quốc gia thành viên và

quan đến OGP là tương đối khó khăn, trong khi đây là

các đối tác phát triển.


một yêu cầu quan trọng cả trong giai đoạn chuẩn bị
tham gia và thực hiện các tiêu chí của Chính phủ mở.
Từ những phân tích như trên, nghiên cứu đưa ra

3. Với các đối tác phát triển của Việt Nam:


Quan tâm ủng hộ, hỗ trợ Nhà nước và các tổ
chức xã hội, tổ chức phi chính phủ Việt Nam

những đề xuất, khuyến nghị với các bên như sau:

trong việc nghiên cứu, tham gia và thực hiện
1. Với Nhà nước:




Sớm có kế hoạch nghiên cứu về việc tham

các cam kết của OGP.


Lồng ghép có hệ thống các vấn đề về OGP

gia OGP, bao gồm việc phân công một cơ

trong tất cả các chương trình hỗ trợ phát triển


quan nhà nước làm đầu mối thực hiện.

có liên quan đang thực hiện ở Việt Nam.

Ủng hộ, hợp tác và huy động các tổ chức xã



Vận động các cơ quan nhà nước và các tổ

hội, tổ chức phi chính phủ vào việc nghiên

chức khác quan tâm ủng hộ, hỗ trợ Việt Nam

cứu, hỗ trợ Nhà nước tìm hiểu và tham gia

tham gia và thực hiện OGP.

OGP.


Liên hệ với Uỷ ban thường trực và Bộ phận
hỗ trợ OGP, một số nước thành viên để tìm
hiểu thông tin và đề xuất hỗ trợ kỹ thuật.



Tiếp tục và nỗ lực đẩy mạnh thực hiện những
đường lối, chiến lược, chính sách, chương
trình và văn bản pháp luật gắn với các mục

10


GIỚI THIỆU

2014. Đại diện của các tổ chức này đồng tình nhận

Quản trị nhà nước hiệu quả là nền tảng cho sự phát

công hiệu quả ở Việt Nam. Đây cũng là cơ hội mới để

triển. Đây là yếu tố quyết định để tăng trưởng kinh tế

tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ củng cố quan

toàn diện, bền vững, phát triển xã hội, bảo vệ môi

hệ hợp tác với các cơ quan nhà nước trong những vấn

trường và xoá đói giảm nghèo.

đề liên quan tới sáng kiến toàn cầu này.3

Mặc dù còn có những bất cập, hạn chế, song kể từ Đổi

Với nhận thức rằng OGP có thể là một cơ chế tốt giúp

mới (1986) đến nay, Việt Nam đã và đang có những nỗ

thúc đẩy quản trị công hiệu quả ở Việt Nam, Trung tâm


lực lớn nhằm thúc đẩy quản trị tốt trong tất cả các lĩnh

nghiên cứu quản trị xã hội (CENSOGOR) trực thuộc

vực, trong đó đặc biệt là cải cách hành chính và đấu

VUSTA phối hợp với TT tổ chức thực hiện nghiên cứu

tranh phòng, chống tham nhũng. Trong quá trình đó,

này nhằm cung cấp cho các cơ quan nhà nước và các

việc học hỏi, ứng dụng những kinh nghiệm và tham gia

bên liên quan thông tin về OGP những phân tích về cơ

các thiết chế quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng với Việt

hội và thách thức nếu Việt Nam gia nhập OGP. Kết quả

Nam.

của nghiên cứu sẽ được sử dụng cho các cuộc thảo

định rằng OGP là một cơ chế tốt để thúc đẩy quản trị

luận tiếp theo của các cơ quan nhà nước và các tổ
Hiện nay, có rất nhiều sáng kiến và hoạt động đang
được thực hiện ở cấp khu vực và toàn cầu có thể giúp


chức xã hội quan tâm tới chủ đề này, hướng tới việc
chuẩn bị cho khả năng Việt Nam gia nhập OGP. 4

tăng cường tính hiệu quả trong quản trị nhà nước của
Việt Nam, trong đó nổi bật là Sáng kiến Đối tác Chính

Nghiên cứu do CENSOGOR chủ trì và hai chuyên gia

phủ mở (OGP). Được khởi xướng từ năm 2011 với 8

là Vũ Công Giao và Phạm Quang Nam tiến hành, trong

quốc gia sáng lập (Braxin, Indonexia, Mexico, Na uy,

thời gian từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2016 thông qua

Philipin, Nam Phi, Anh và Mỹ) nhằm tạo ra một diễn

ba phương pháp chính: (i) Nghiên cứu tài liệu, (2)

đàn quốc tế hỗ trợ các chính phủ trong việc cải cách

Phỏng vấn chuyên gia và (3) Toạ đàm, hội thảo. Để

thể chế và chính sách theo hướng thực hiện công khai,

hoàn thành báo cáo này, nhóm nghiên cứu đã phân

trách nhiệm giải trình, đồng thời mở rộng sự tham gia


tích tổng cộng khoảng 100 đầu mục tài liệu, phỏng vấn

của người dân, đến nay (8/2016) OGP đã thu hút sự

gần 40 người là các nhân sĩ, trí thức, cán bộ quản lý ở

tham gia của 70 quốc gia.

cơ quan nhà nước và lãnh đạo một số tổ chức xã hội,
tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, đối tác phát triển

Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) cùng với các Tổ chức
Quốc gia Thành viên và các Cơ quan Đầu mối Quốc
gia của TI tại nhiều nước trên thế giới đang đóng vai trò
tiên phong trong việc thúc đẩy sáng kiến OGP. Trong

cho Việt Nam và chuyên gia ở một số nước thành viên
OGP (xem danh sách ở Phụ lục 2), thực hiện hai cuộc
toạ đàm (thảo luận nhóm) và một cuộc hội thảo để lấy ý
kiến góp ý về đề cương và dự thảo báo cáo.

bối cảnh đó, Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) - Cơ
quan Đầu mối Quốc gia của TI tại Việt Nam đã giới
thiệu sáng kiến OGP tới một nhóm các tổ chức xã hội,
các tổ chức phi chính phủ và cá nhân vào giữa năm
3

Xem TOR của dự án trong Phụ lục 3 của Báo cáo này.


4

Xem TOR của dự án trong Phụ lục 3 của Báo cáo này.

11


PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ SÁNG
KIẾN ĐỐI TÁC CHÍNH PHỦ MỞ
VÀ VỊ THẾ HIỆN NAY CỦA VIỆT
NAM
1.1. Khái quát về Sáng kiến Đối tác
Chính phủ mở
1.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển của Sáng
kiến Đối tác Chính phủ mở
OGP là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Open
Government Partnership, có nghĩa là Sáng kiến Đối tác
Chính phủ mở. Đây không phải là một điều ước hay tổ
chức quốc tế, mà là một mạng lưới cho phép các quốc

Để thúc đẩy mô hình Chính phủ mở, một số quốc gia

gia thành viên có thể hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong

đã thành lập ra OGP, với các nguyên tắc cơ bản bao

việc cải cách bộ máy nhà nước theo mô hình ‘Chính

gồm:5


phủ mở’.
Khái niệm “Chính phủ mở” (Open Government) chỉ một
bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động với sự
công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình ở mức
độ cao, cũng như có sự tham gia rộng rãi và hiệu quả
của người dân vào quản lý xã hội. Chính phủ mở, do
đó, nhận được sự tin tưởng và có khả năng đáp ứng
hiệu quả các nhu cầu của người dân.
Chính phủ mở trong thực tế không phải là khái niệm
mới, vì đã được đề cập từ thời kỳ Khai sáng ở châu
Âu. Tuy nhiên, nếu như trước đây khái niệm Chính phủ
mở đơn thuần chỉ sự công khai trong hoạt động của bộ
máy nhà nước, thì ngày nay, thuật ngữ này còn hàm
nghĩa một bộ máy chính quyền biết lắng nghe, tôn
trọng tâm tư, nguyện vọng, luôn trăn trở làm những gì
tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của người dân và thúc đẩy
sự phát triển của xã hội.

1. Tăng cường cung cấp thông tin cho công chúng
về các hoạt động của nhà nước.
2. Hỗ trợ sự tham gia của người dân vào hoạt động
quản lý nhà nước.
3. Áp dụng các tiêu chuẩn cao nhất về tính liêm
chính và chuyên nghiệp cho toàn bộ hệ thống
quản trị quốc gia.
4. Tăng cường khả năng tiếp cận với các công cụ
công nghệ hiện đại nhằm nâng cao tính công
khai và trách nhiệm giải trình của bộ máy nhà
nước.
OGP là một trong những sáng kiến quốc tế nổi bật nhất

từ trước tới nay nhằm thúc đẩy tính minh bạch, trách
nhiệm giải trình và khuyến khích sự tham gia của người
dân ở các quốc gia vào quản lý nhà nước. OGP tạo ra
một diễn đàn quốc tế và quốc gia nhằm tăng cường đối
thoại và chia sẻ ý tưởng cũng như kinh nghiệm giữa
các chính phủ với nhau cũng như giữa cơ quan, tổ
chức trong và ngoài bộ máy nhà nước nhằm thực hiện

Xem, Hướng Tới Minh Bạch, Sáng kiến Đối tác Chính phủ
Mở, Tài liệu giới thiệu, cập nhật tháng 3/2016.
5

12


các mục tiêu về Chính phủ mở. Đây là một thiết chế

Đông Nam Á còn lại như Malaysia, Singapore, Lào,

quốc tế đa phương có sức hút rất mạnh mẽ với cả các

Campuchia và Việt Nam, thông tin về OGP đã và đang

nước phát triển và đang phát triển, thể hiện ở sự gia

được phổ biến ngày càng rộng rãi, thu hút sự chú ý của

tăng nhanh chóng, đầy ấn tượng về số lượng thành

công chúng và các cơ quan nhà nước.


viên (từ 8 nước vào năm 2011 đến 70 nước vào tháng
8/ 20166 - vượt xa kỳ vọng của các quốc gia khởi

Sự phát triển rất nhanh của OGP, theo lý giải của Bộ
trưởng Kuntoro Mangkusubroto của Indonesia, là do

xướng).

“OGP tăng cường sự cởi mở nhằm hướng tới mục tiêu
Hình 1: Bản đồ phân bố 70 nước thành viên OGP (tô

chung là một nhà nước quản trị tốt"11 – điều mà hầu hết

màu) đến tháng 8/20167

các quốc gia trên thế giới đều đang hướng tới. Thêm
vào đó, một điểm hấp dẫn khác của OGP là sáng kiến
này không phải do các quốc gia phát triển áp đặt với
các nước đang phát triển. Rất nhiều trong số các quốc
gia sáng lập và hiện là thành viên của OGP là các
nước đang phát triển. Ngược lại, các nước phát triển
cũng đặc biệt quan tâm đến OGP. Trong danh sách các
nước thành viên OGP hiện nay có 5 thành viên của
nhóm 7 quốc gia công nghiệp phát triển (G7), đó là Hoa
Kỳ, Anh, Pháp, Canada, Ý và rất nhiều nước phát triển

Kể từ 2011, các nước thành viên đã đưa ra hơn 2.250

khác như Úc, Niu Di-lân, Hà Lan, Phần Lan, Đan Mạch,


cam kết về việc tăng cường sự cởi mở và trách nhiệm

Thuỵ Điển, Na-uy, Israel, Tây Ban Nha12…Tổng thống

giải trình của bộ máy nhà nước.8

Hoa Kỳ Obama, khi phát biểu tại buổi lễ khai trương
OGP ở Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 2011 đã nhấn

Nhiều quốc gia ở châu Á đã và đang nghiên cứu tham

mạnh ý nghĩa của thiết chế mới này với việc thúc đẩy

gia OGP. Ở Đông Nam Á, Indonesia và Philippines là

quản trị tốt và thắt chặt mối quan hệ, sự tham gia của

những nước tiên phong không chỉ ở trong khu vực mà

người dân vào hoạt động quản lý nhà nước ở các quốc

còn trên toàn thế giới khi nằm trong số 8 nước sáng lập

gia.13

thiết chế này. Trong khi đó, các nước Đông Nam Á
khác như Myanmar,9 Thái Lan đã bày tỏ sự quan tâm

Trong thực tế, tất cả các nước thành viên OGP, dù đã


đặc biệt đến việc gia nhập OGP . Hiện tại, ở các nước

hoặc đang phát triển, đều sử dụng OGP như một công

10

6

Nguồn: />
Nguồn:
/>ents/OGP_Booklet_digital.pdf

quốc gia thành viên của OGP. Nguồn:
/>
7

8

Nguồn: />
Xem, Hướng tới Minh bạch, Sáng kiến Đối tác Chính phủ
Mở, Tài liệu giới thiệu, cập nhật tháng 3.2016
9

Xem, Hướng tới Minh bạch, Sáng kiến Đối tác Chính phủ
Mở, Tài liệu giới thiệu, cập nhật tháng 3.2016
11

12


Nguồn: />
Nguồn: />13

Ngày 5/2/2016 Chính phủ Thái Lan đã chính thức gửi Ý
nguyện Thư tới OGP bày tỏ mối quan tâm được trở thành
10

13


cụ để tăng cường hiệu quả quản trị quốc gia, củng cố

sách mở, đồng thời phục vụ cho việc thực hiện trách

niềm tin của người dân vào bộ máy nhà nước và nâng

nhiệm giải trình về ngân sách.

cao hình ảnh, vị thế quốc tế của đất nước trên trường
quốc tế. Thông qua việc tham gia OGP, một quốc gia
đã đưa ra một thông điệp mạnh mẽ tới người dân trong
nước và cộng đồng quốc tế rằng họ cam kết tăng
cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình
và phòng chống tham nhũng trong bộ máy chính
quyền, với mục đích đem lại sự phồn vinh cho đất

Tổng điểm cho tiêu chuẩn này là 4, trong đó cứ mỗi
một trong hai tài liệu quan trọng về ngân sách được
công bố sẽ được tính hai điểm, đó là Dự toán ngân
sách của Chính phủ (Executive’s Budget Proposal) và

Báo cáo kiểm toán (Audit Report).
(2) Tiếp cận thông tin (Access to Information):

nước.14
OGP nhấn mạnh tầm quan trọng của Luật tiếp cận
Tham gia OGP cũng đồng nghĩa với việc cam kết hoặc
tái cam kết thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống
tham nhũng (UNCAC) – mà hiện đã có 178 nước thành
viên, trong đó có Việt Nam. Nói cách khác, OGP bổ

thông tin, coi đó là công cụ pháp lý bảo đảm quyền của
công chúng được thông tin và được tiếp cận với những
tài liệu do nhà nước nắm giữ - được cho là cốt yếu với
tinh thần và hoạt động của Chính phủ mở.

sung sự cam kết, quyết tâm và hỗ trợ các quốc gia
trong việc thực thi một công cụ quốc tế sẵn có về quản

Tổng điểm cho tiêu chuẩn này cũng là 4, trong đó quốc

trị tốt và phòng, chống tham nhũng là UNCAC.

gia đã có luật tiếp cận thông tin sẽ nhận được cả 4
điểm. Quốc gia chưa có luật này nhưng có một điều

1.1.2. Các tiêu chuẩn hợp lệ để trở thành
thành viên Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở15
Mọi quốc gia đều có thể tham gia OGP khi hội tụ đủ
điều kiện tối thiểu 75% của tổng số 16 điểm được xây
dựng dựa trên 4 tiêu chuẩn hợp lệ tối thiểu (minimum

eligibility criteria), bao gồm: (i) Minh bạch ngân sách, (ii)
Tiếp cận thông tin, (iii) Công khai tài sản và (iv) Sự
tham gia của người dân. Mỗi tiêu chí có thể nhận được
tối đa 4 điểm.
(1) Minh bạch ngân sách (Fiscal Transparency):
Minh bạch ngân sách được hiểu là quốc gia phải công
bố kịp thời những tài liệu quan trọng về ngân sách nhà
nước - các cấu thành cơ bản của một hệ thống ngân

khoản trong hiến pháp quy định quyền tiếp cận thông
tin sẽ được tính 3 điểm, còn quốc gia chưa có quy định
như vậy trong hiến pháp nhưng đang soạn thảo luật
tiếp cận thông tin sẽ được tính 1 điểm. Quốc gia có một
điều khoản trong hiến pháp quy định quyền tiếp cận
thông tin và đang xây dựng luật này cũng chỉ được tính
3 điểm.
(3) Công khai tài sản của quan chức nhà nước
(Public Officials Asset Disclosure)
Các quy định pháp luật yêu cầu các quan chức nhà
nước được bầu qua bầu cử và các quan chức nhà
nước cao cấp khác phải công khai thu nhập và tài sản
là cốt yếu cho phòng, chống tham nhũng và cho một
Chính phủ mở, có trách nhiệm giải trình. Sự công khai

Xem, Nguyễn Thị Kiều Viễn, Chính phủ mở - con đường
phía trước, Vietnam Net, 07/01/2015, tại
/>14

Nguồn: />15


14


bao gồm việc công bố rộng rãi những thông tin về thu

Tổng điểm cho tiêu chuẩn này cũng là 4, trong đó quốc

nhập và tài sản của những đối tượng này.

gia nào đạt mức từ 7,5/10 điểm về tự do dân sự trong
Bộ chỉ số về dân chủ của EIU16 năm 2014 (the

Tổng điểm cho tiêu chuẩn này cũng là 4, theo đó, nếu
một quốc gia có luật yêu cầu công khai, đồng thời có
bất kỳ quy định nào cho phép công chúng tiếp cận với
thông tin về thu nhập và tài sản của quan chức nhà

2014 EIU Democracy Index)17 sẽ được 4 điểm; quốc
gia nào đạt mức từ 5,2/10 được 3 điểm; quốc gia nào
đạt mức từ 2,5/10 được 2 điểm, còn quốc gia nào đạt
mức dưới 2,5/10 được 0 điểm.

nước sẽ nhận được cả 4 điểm. Quốc gia nào mới chỉ
có luật yêu cầu công khai nhưng thông tin về tài sản

Để tham gia OGP, các quốc gia phải bày tỏ cam kết về

của quan chức chưa được công bố rộng rãi thì chỉ

Chính phủ mở và chứng minh đã đạt được 75% (12/16)


được 2 điểm. Quốc gia nào chưa có luật quy định về

điểm cho bốn tiêu chuẩn nêu trên. Điểm số của các

việc công khai tài sản thì không nhận được điểm nào

quốc gia ứng viên sẽ được đánh giá bởi các chuyên gia

cho tiêu chuẩn này.

độc lập.

(4) Sự tham gia của người dân (Citizen

1.1.3. Cơ chế tổ chức và vận hành của Sáng

Engagement):

kiến Đối tác Chính phủ mở18

Chính phủ mở đòi hỏi người dân phải được tham gia

OGP được điều hành bởi một Uỷ ban thường trực quốc

và được lôi cuốn vào hoạt động xây dựng chính sách

tế gồm đại diện của các bên liên quan (multi-

và quản lý nhà nước. Điều này được hiểu là cần có


stakeholder international Steering Committee – sau đây

những đảm bảo cơ bản (basic protections) cho các

gọi là Uỷ ban thường trực) - đóng vai trò là cơ quan

quyền tự do dân sự (civil liberties).

chính điều phối các hoạt động của OGP. Hiện tại, Uỷ
ban này bao gồm đại diện của 11 chính phủ và 11 tổ
chức xã hội lớn đang hoạt động trên lĩnh vực này.19 Uỷ

EIU là tên viết tắt của Economist Intelligence Unit (Tổ chức
thông tin kinh tế) của tờ thời báo quốc tế nổi tiếng Nhà Kinh
tế (The Economist). Bộ phận này thu thập, phân tích thông tin
về nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới (hiện tại là 145
quốc gia ở 5 châu lục) trong đó có thông tin về sự tham gia
của người dân vào quản lý nhà nước, và công bố trong các
báo cáo công khai. Các nhà đầu tư quốc tế thường nghiên
cứu những thông tin của EIU để quyết định việc đầu tư vào
một quốc gia. OGP sử dụng Bộ chỉ số về dân chủ của EIU để
làm tiêu chí đánh giá tiêu chuẩn về sự tham gia của người
dân. Xem thông tin chi tiết về EIU tại đây
/>16

Bộ chỉ số dân chủ năm 2014 của EIU (EIU Democracy
Index 2014) bao gồm 5 nhóm tiêu chí đánh giá là: Tiến trình
bầu cử và sự đa nguyên (electoral process and pluralism);
các tự do dân sự (civil liberties); hoạt động điều hành của nhà

nước (the functioning of government); sự tham gia vào hoạt
động chính trị của người dân (political participation); và văn
hoá chính trị (political culture). Việc đánh giá sẽ dựa trên việc
chấm điểm cho từng tiêu chí và cộng trung bình rồi dựa trên
cơ sở đó xếp loại các quốc gia.
17

18

Nguồn: />
Danh sách thành viên của Uỷ ban thường trực quốc tế của
OGP hiện nay như sau (Nguồn:
/>19

Các thành viên là đại diện các chính phủ: (1) Mr. Torquato
Jardim - Minister of Transparency, Monitoring and Control,
Bra-xin; (2) Mr. Nicolás Eyzaguirre - Secretary General of the
Presidency, Chi-lê; (3) Ms. Dubravka Jurlina Alibegović Minister of Public Administration, Croatia; (4) Mr. JeanVincent Placé - Secretary of State for State Reform and
Simplification, Pháp; (5) Ms. Tea Tsulukiani - Minister of
Justice, Georgia; (6) Mr. Bambang Brodjonegoro - Minister of
National Development Planning, Indonesia; (7) Ms. Alejandra
Lagunes - National Digital Strategy Coordinator, Mê-hi-cô; (8)
Mr. Radu Puchiu - Secretary of State, Chancellery of the
Prime Minister, Ru-ma-ni; (9) Ms. Ayanda Dlodlo - Deputy
Minister of Public Service and Administration, Nam Phi; (10)
Mr. Ben Gummer - Minister for the Cabinet Office, Anh; (11)
Mr. Tom Malinowski - Assistant Secretary of State for
Democracy, Human Rights and Labor, Hoa Kỳ.

15



ban bao gồm một chủ tịch là đại diện chính phủ, và ba

thành viên, trong đó đánh giá tình trạng xây dựng và

đồng chủ tịch trong đó bao gồm đại diện một chính phủ

thực thi các kế hoạch hành động, cũng như những tiến

khác có chức năng hỗ trợ cho chủ tịch (supporting (or

bộ trong việc thực hiện nguyên tắc Chính phủ mở ở

incoming) government co-chair) và đại diện của hai tổ

mỗi quốc gia. IRM được định hướng bởi Uỷ ban

chức xã hội đóng vai trò là hai đồng chủ tịch còn lại.

20

thường trực nhưng không phải chịu trách nhiệm giải

Các chủ tịch và đồng chủ tịch được lựa chọn trong số

trình với Uỷ ban. Thay vào đó, có một Nhóm chuyên

đại diện của Uỷ ban.


gia quốc tế (International Experts Panel - IEP) được
bầu ra với nhiệm kỳ 2 năm, sẽ trực tiếp giám sát hoạt

Uỷ ban thường trực được hỗ trợ bởi Bộ phận Hỗ trợ

động của IRM.

OGP (OGP Support Unit) – đơn vị đóng vai trò như là
Văn phòng thường trực của OGP. Ngoài việc cung cấp

Bên cạnh đó, các quốc gia thành viên OGP cũng có

dịch vụ hành chính, Bộ phận này còn có chức năng tổ

nghĩa vụ đóng góp vào sự tiến triển của Chính phủ mở

chức thực hiện các quyết sách của OGP. Nó cũng có

ở các quốc gia thành viên khác, thông qua việc chia sẻ

vai trò giữ liên lạc và phối hợp giữa các bên liên quan

kinh nghiệm, kỹ năng, trợ giúp kỹ thuật, công nghệ

của OGP trong các hoạt động của hệ thống.

cũng như các nguồn lực cần thiết khác.

OGP yêu cầu các quốc gia thành viên tham gia hai hình


1.1.4. Cơ chế giải quyết vi phạm các nguyên

thức báo cáo (reporting) và đánh giá (assessment) để

tắc Chính phủ mở21

bảo đảm thực thi các cam kết. Thứ nhất, các quốc gia
thành viên phải xây dựng và công bố một bản Báo cáo
tự đánh giá hàng năm (Annual Self-assessment
Report) trong đó chỉ ra thực trạng và những tiến bộ
trong việc thực thi các cam kết về Chính phủ mở. Thứ
hai, tất cả các quốc gia thành viên OGP phải tham gia
việc đánh giá hai năm một lần (bi-annual assessment)
theo Cơ chế báo cáo độc lập (Independent Reporting
Mechanism - IRM). IRM được thực hiện thông qua một
báo cáo của các chuyên gia độc lập với mỗi quốc gia

Trong phiên họp tháng 9/2014 ở New York (Hoa Kỳ),
Uỷ ban thường trực của OGP đã thông qua một chính
sách mới gọi là Khuyến khích các Giá trị và Nguyên tắc
của OGP trong Tuyên bố về Chính phủ mở (Upholding
the Values and Principles of OGP, as articulated in the
Open Government Declaration) (còn được gọi tắt là
Chính sách Phản ứng của OGP - OGP Response
Policy) nhằm giải quyết một số vấn đề liên quan đến
không gian dân sự (civil space) ở các quốc gia thành
viên. Văn kiện này xác định hai mục tiêu cụ thể đó là: a)

Các thành viên đại diện cho các tổ chức xã hội bao gồm:
(1)Mr. Manish Bapna, World Resources Institute (WRI); (2)

Mr. Alejandro Gonzalez, GESOC; (3) Ms. Veronica Cretu,
Open Government Institute; (4) Mr. Nathaniel Heller, Results
for Development; (5) Mr. Sugeng Bahagijo, INFID; (6) Mr.
Martin Tisne, Transparency and Accountability Initiative; (7)
Ms. Suneeta Kaimal, Natural Resource Governance Institute
(NRGI); (8) Mr. Warren Krafchik, International Budget
Partnership; (9) Mr. Mukelani Dimba, Open Democracy
Advice Centre (ODAC); (1) Mr. Aidan Eyakuze, Twaweza;
(11) Ms. Zuzana Wienk, Fair Play Alliance.

Alejandro Gonzalez Arreola, Giám đốc điều hành của Tổ
chức GESOC (Gestión Social y Cooperación A.C) – một tổ
chức xã hội của Mê-hi-cô, và ngài Manish Bapna, Phó Chủ
tịch kiêm Giám đốc điều hành của World Resources Institute
(WRI) – một tổ chức phi chính phủ quốc tế chuyên hoạt động
về bảo vệ môi trường có trụ sở ở Hoa Kỳ, Hà Lan, Trung
quốc, Braxin, Ấn độ, Indonesia.
Nguồn: />Nguồn: />21

Hiện tại, Chủ tịch OGP là ngài Ayanda Dlodlo, Thứ trưởng
Bộ Nội vụ Nam Phi, Phó chủ tịch hỗ trợ là ngài Jean-Vincent
Placé, Bộ trưởng phụ trách đơn giản hoá và cải cách hành
chính của Cộng hoà Pháp. Hai Phó chủ tịch còn lại là ngài
20

16


Hỗ trợ các quốc gia thành viên khắc phục những khó


Subcommittee), phối hợp với Bộ phận Hỗ trợ OGP sẽ

khăn và củng cố môi trường hợp tác giữa nhà nước và

đánh giá tính xác thực của mối quan ngại thông qua

các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, và b) Bảo

việc kiểm tra những thông tin liên quan từ nhiều bên,

đảm thực hiện Tuyên bố về Chính phủ mở và giảm

bao gồm các chính phủ, các tổ chức xã hội, tổ chức phi

thiểu những rủi ro với uy tín của OGP.

chính phủ, các chuyên gia của IRM, và cả các bên thứ
ba, kể cả các cơ quan của Liên Hợp quốc. Những

Một cuộc khảo sát theo Chính sách phản ứng nhanh sẽ
được khởi động khi có một trong các chủ thể sau đây
nêu ra mối quan ngại về sự vi phạm các tiêu chuẩn của
OGP ở một quốc gia thành viên: (i) Một thành viên của
Uỷ ban thường trực, bất kể đó là chính phủ hay tổ chức
xã hội; (ii) Một trong số đối tác đa phương chính thức
của OGP; (iii) Một tổ chức xã hội, tổ chức phi lợi nhuận
hay một cơ quan truyền thông có hoạt động về OGP ở
cấp quốc gia hoặc quốc tế.
Các mối quan ngại có thể bao gồm: (i) Việc ban hành
hoặc sửa đổi một chính sách hay hoạt động mà làm

giảm thiểu đáng kể khả năng tiếp cận thông tin của
công dân và các tổ chức xã hội; (ii) Việc ban hành hoặc
sửa đổi một chính sách hay hoạt động mà làm giảm
thiểu đáng kể không gian hoạt động cho các tổ chức
phi chính phủ, xét về tính độc lập, khả năng nêu ra các
ý kiến phản biện và khả năng tiếp nhận các nguồn lực
trong nước và quốc tế; Việc nhà nước bóp méo tiến
trình OGP liên quan đến sự tham gia của các tổ chức
xã hội (ví dụ, chỉ mời các tổ chức xã hội do nhà nước

thông tin đó sẽ được tham chiếu với các quy định trong
Tuyên bố về Chính phủ mở và Các quy định về quản trị
của OGP (OGP’s Articles of Governance) để đánh giá
xem quốc gia liên quan có vi phạm cam kết nào về các
nguyên tắc của OGP hay không. Thông tin cũng được
đối chiếu với những cơ sở dữ liệu trong các báo cáo
IRM gần nhất về quốc gia liên quan. Tất cả để đánh giá
xem liệu có cần một sự tác động nào đến quốc gia liên
quan để bảo đảm tính tin cậy của OGP hay không.
Nếu Tiểu ban về các tiêu chuẩn và điều kiện đánh giá
mối quan ngại là có cơ sở thì sẽ thông báo cho Uỷ ban
thường trực của OGP để Uỷ ban ra quyết định về vụ
việc. Các biện pháp can thiệp có thể bao gồm việc gửi
thư thông báo chính thức về mối quan ngại cho quốc
gia liên quan; huy động sự tham gia của các đối tác đa
phương và hỗ trợ kỹ thuật cho quốc gia liên quan để
giải quyết vấn đề gây quan ngại; mời đại diện của quốc
gia liên quan làm việc với Tiểu ban về các tiêu chuẩn
và điều kiện để xây dựng một kế hoạch hành động với
thời gian biểu cụ thể để giải quyết tình hình.


thành lập và điều khiển tham gia quá trình tham vấn;
(iii) Việc ban hành hoặc sửa đổi một chính sách, luật

Nếu trong vòng 3 tháng mà các biện pháp nêu trên

hoặc hoạt động mà làm giảm thiểu đáng kể các tự do

không giúp giải quyết được mối quan ngại, Tiểu ban về

cơ bản, đặc biệt là tự do biểu đạt, hội họp, lập hội; (iv)

các tiêu chuẩn và điều kiện có thể khuyến nghị toàn thể

Việc ban hành hoặc sửa đổi một chính sách, luật hoặc

Uỷ ban thường trực của OGP áp dụng các biện pháp

hoạt động mà làm giảm thiểu đáng kể tự do truyền

tiếp theo, bao gồm: (i) Các đồng chủ tịch OGP sẽ mời

thông cả trên mạng và ngoài mạng Internet, hoặc đe

lãnh đạo chính phủ quốc gia liên quan tham dự một

doạ sự độc lập và tự chủ của truyền thông.

phiên họp đặc biệt của Uỷ ban thường trực của OGP
để thảo luận về tình hình và ảnh hưởng của nó đến tư


Khi nhận được một thư bày tỏ sự quan ngại, Tiểu ban
về các tiêu chuẩn và điều kiện (Criteria and Standards

cách thành viên của quốc gia trong OGP; (ii) Các đồng
chủ tịch OGP sẽ gửi một lá thư tới quốc gia liên quan
17


thông báo về việc tạm đình chỉ tư cách thành viên OGP

Ý nguyện thư có thể được gửi bởi bất kỳ cơ quan nhà

của quốc gia cho tới khi tình hình được giải quyết.

nước nào của quốc gia, miễn là cơ quan đó đã nhận
được phê duyệt của người đứng đầu nhà nước đồng ý

Sau khi lá thư nêu trên được gửi cho quốc gia liên
quan, quốc gia đó vẫn có tư cách thành viên OGP trong

tham gia OGP. Ý nguyện thư24 sẽ được công bố trên
trang web của OGP.

vòng tối đa một năm. Nếu trong một năm đó tình hình
vẫn chưa được cải thiện thì Tiểu ban về các tiêu chuẩn

(3) Xác định một cơ quan nhà nước chủ trì và bắt

và điều kiện có thể khuyến nghị toàn thể Uỷ ban


đầu xây dựng Kế hoạch hành động

thường trực xoá tên của quốc gia liên quan trong danh
sách thành viên của OGP.

Bước tiếp theo là quốc gia phải xác định một cơ quan
nhà nước chủ trì các hoạt động liên quan đến OGP và

1.1.5. Thủ tục tham gia Sáng kiến Đối tác

bắt tay vào xây dựng Kế hoạch hành động (National

Chính phủ mở22

Action Plan) của quốc gia về OGP.

Thủ tục tham gia OGP của một quốc gia bao gồm các

Kế hoạch Hành động cần xây dựng theo mẫu chung

bước sau:

của OGP,25 dài khoảng 8-10 trang. Theo khuyến nghị
của OGP, mỗi Kế hoạch Hành động cần có thời gian

(1) Thoả mãn các tiêu chuẩn hợp lệ
Đây là điều kiện đầu tiên để một quốc gia tham gia
OGP. Như đã đề cập, các quốc gia phải chứng minh là
mình đạt tối thiểu 12 điểm trong tổng số 16 điểm của


thực hiện ít nhất là 18 tháng và bao gồm từ khoảng 515 cam kết lớn. Cứ sáu tháng trước khi một Kế hoạch
Hành động kết thúc, quốc gia cần xây dựng Kế hoạch
Hành động mới cho hai năm tiếp theo, để bảo đảm
không có sự gián đoạn.

bốn tiêu chí nêu trên.

Kế hoạch Hành động cần được quốc gia xây dựng trên

(2) Gửi thư xin gia nhập

cơ sở sự hợp tác giữa Nhà nước và các tổ chức xã
Bước tiếp theo là quốc gia cần gửi một Ý nguyện thư

hội, tổ chức phi chính phủ. Ở giai đoạn đầu của quá

(Letter of Intent) cho các Đồng Chủ tịch của OGP để

trình này, OGP khuyến khích các chính phủ thiết lập

xin gia nhập, đồng thời gửi cho Bộ phận Hỗ trợ OGP. Ý

một cơ chế tham vấn lâu dài với các tổ chức xã hội và

nguyện thư cần cam kết tôn trọng các nguyên tắc được

tổ chức phi chính phủ nhằm tiếp nhận ý kiến đóng góp

nêu trong Tuyên bố về Chính phủ mở (Open


từ công chúng. OGP đã đưa ra hướng dẫn cụ thể cho

23

Government Declaration).

các quốc gia về việc thực hiện quá trình tham vấn công
chúng.26

22

Nguồn: />
24

Xem toàn văn Tuyên bố chung (tiếng Anh) tại
/>
25

23

Ví dụ có thể tham khảo ý nguyện thu của Thái Lan tại đây:
/>Xem: OGP, Government Point of Contact Manual - National
Action Plan Development Guidance Note, tại
/>6_poc_manual.pdf, tr.3-8.
26

Xem: OGP, Government Point of Contact Manual Guidance for National OGP Dialogue, tại

18



Các quốc gia cần hoàn tất và gửi Kế hoạch Hành động

Ngân sách nhà nước (Executive’s Budget Proposal28)

đầu tiên trước ngày 31 tháng 3 của năm sau, bất kể

và Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước

thời điểm gửi Ý nguyện thư từ khi nào. Do đó, các quốc

(Audit Report29). Với mỗi báo cáo được công bố, một

gia được khuyến cáo nên gửi Ý nguyện thư và bắt tay

quốc gia nhận được 2 điểm. Ở thời điểm 2015, khi

vào soạn thảo Kế hoạch Hành động đầu tiên của mình

OGP xây dựng bảng xếp hạng các quốc gia năm 2014,

trước tháng 11 dương lịch, vì việc xây dựng một Kế

Việt Nam chưa được chấm điểm tiêu chí này, vì Dự

hoạch Hành động cần có sự tham vấn ý kiến của công

toán Ngân sách nhà nước mới chỉ được trình Quốc hội


chúng sẽ cần ít nhất ba đến bốn tháng.27

để phê duyệt, chưa công bố rộng rãi trước công chúng,
còn Báo cáo kiểm toán Ngân sách nhà nước thì được

Một quốc gia sẽ được coi là thành viên của OGP (thể

công bố muộn.30

hiện ở việc được nêu tên trên trang web của OGP) khi
đã thoả mãn các tiêu chuẩn hợp lệ, gửi Thư xin gia

Về Tiếp cận thông tin, như đã nêu ở phần trên, OGP

nhập và tiến hành xây dựng Kế hoạch Hành động.

cho 4 điểm cho những nước có Luật tiếp cận thông tin,
3 điểm cho những nước có một điều khoản trong Hiến

1.2. Tình trạng hiện nay của Việt Nam
trong mối quan hệ với OGP
Như đã đề cập ở trên, mọi quốc gia đều có thể tham
gia OGP khi hội tụ đủ điều kiện tối thiểu 75% của tổng
số 16 điểm, được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí, bao
gồm: (i) Minh bạch ngân sách, (ii) Minh bạch thông tin,
(iii) Công khai tài sản và (iv) Sự tham gia của người
dân.
Trong bảng xếp hạng các quốc gia năm 2014 của
OGP, phân bổ điểm số của Việt Nam theo bốn tiêu chí
nêu trên như sau:


pháp đảm bảo quyền tiếp cận thông tin, và 1 điểm cho
những nước đang xây dựng Luật tiếp cận thông tin. Tại
thời điểm năm 2015, khi OGP xây dựng bảng xếp hạng
các quốc gia năm 2014, Việt Nam mới đang trong quá
trình dự thảo Luật tiếp cận thông tin. Nhưng vì Hiến
pháp 2013 đã có quy định bảo đảm quyền tiếp cận
thông tin của công dân (Điều 25), nên Việt Nam được
chấm 3 điểm.
Về Công khai tài sản, như đã nêu ở phần trên, OGP
chấm 4 điểm cho những nước có luật yêu cầu công
khai tài sản, và thông tin đó phải được công khai cho
công chúng. Những nước chỉ có luật yêu cầu phải công

Về Minh bạch ngân sách, như đã nêu ở phần trên,

khai tài sản thì được 2 điểm, còn những nước không có

OGP xem xét hai báo cáo quan trọng, đó là Dự toán

luật như vậy thì không được điểm nào. Luật Phòng

/>6_poc_manual.pdf, tr.9-13.

pháp vẫn còn đang xem xét. Nếu công bố sau khi nhánh lập
pháp đã phê duyệt thì không thể nói dự toán ngân sách nhà
nước được công khai (Open Budget Survey 2015, trang 62).

Xem: Tổ chức Hướng tới Minh bạch, Sáng kiến Đối tác
Chính phủ Mở Tài liệu giới thiệu, cập nhật tháng 3.2016, tại

/>27

Executive’s Budget Proposal (Dự toán ngân sách nhà
nước), theo định nghĩa của International Budget Partnership,
là tài liệu ngân sách mà nhánh hành pháp trình cho nhánh lập
pháp để phê duyệt. Tài liệu này liệt kê những nguồn thu,
phân bổ ngân sách cho tất cả các bộ, những kiến nghị sửa
đổi chính sách, cùng với những thông tin quan trọng khác để
hiểu tình hình tài chính của đất nước (Open Budget Survey
2015, trang 21). Tài liệu này phải được công bố khi nhánh lập
28

Audit Report (Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà
nước) được ban hành bởi cơ quan kiểm toán tối cao của đất
nước. Báo cáo này đánh giá tính đúng đắn và đầy đủ của các
tài khoản thu chi cuối năm của chính phủ (Open Budget
Survey 2015, trang 21). Báo cáo này phải được ban hành
không muộn hơn 18 tháng kể từ thời điểm năm tài chính kết
thúc (Open Budget Survey 2015, trang 62).
29

Theo đánh giá của Đối tác Ngân sách Quốc tế
(International Budget Partnership).
30

19


chống tham nhũng hiện hành của Việt Nam (Luật năm


tham gia của công dân trong bảng điểm của OGP,

2005, sửa đổi, bổ sung các năm 2007, 2012) và các

nhưng năm 2015 sẽ có 2 điểm.

nghị định hướng dẫn thi hành có quy định hai nhóm đối
tượng phải kê khai tài sản. Nhóm thứ nhất là cán bộ,
công chức, viên chức từ cấp Phó trưởng phòng của Ủy
ban nhân dân cấp huyện trở lên và tương đương.

Hình 2: Thứ hạng và điểm số của Việt Nam trên Chỉ số
dân chủ (Democracy Index) của Economic Intelligence
Unit

Nhóm thứ hai là người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại
biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Tuy nhiên, những bản
kê khai này mới chỉ được công khai tại nơi làm việc đối
với cán bộ, công chức, viên chức, và tại hội nghị cử tri
nơi công tác của người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại
biểu Hội đồng nhân dân. Nói cách khác, kê khai tài sản
của cán bộ, công chức ở Việt Nam chưa được công
khai trước công chúng, vì thế, OGP chấm 2 điểm cho

Tự do dân sự - Điểm của Việt Nam
3.5
3
2.5
2
1.5

1
0.5

0

Việt Nam ở khía cạnh này.
Về Sự tham gia của công dân, như đã nêu ở phần
trên, OGP sử dụng điểm số về tự do dân sự trong Chỉ
số dân chủ của EIU. Điểm số này có xét đến 17 tiêu chí
về các lĩnh vực như tự do biểu đạt (freedom of
expression), tự do báo chí, tự do Internet, tự do hội
họp, không bị tra tấn, sự độc lập của toà án, tự do tôn
giáo, bình đẳng trước pháp luật, bảo vệ quyền sở hữu
tài sản, an ninh, tự do cá nhân, tự do khỏi các hình
thức phân biệt đối xử v.v. Trong Chỉ số dân chủ, Việt
Nam xếp hạng 128 trên 167 nước được chấm điểm.

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Tóm lại, tổng điểm của Việt Nam theo xếp hạng của

OGP năm 2015 là 6 điểm, chiếm 37,5% tổng số tối đa
16 điểm, chưa đủ điểm số tối thiểu (75%) để tham gia
OGP. Cụ thể, số điểm của Việt Nam bao gồm:31
1. 0 điểm cho Minh bạch ngân sách
2. 3 điểm cho Tiếp cận thông tin
3. 2 điểm cho Công khai tài sản, và
4. 1 điểm cho Sự tham gia của công dân

Mặc dù vậy, điểm số về tự do dân sự của Việt Nam

Tuy nhiên, với những tiến bộ đã đạt được đến thời

đang tăng dần đều trong những năm gần đây, từ 1,47

điểm tháng 8/2016, điểm số OGP của Việt Nam sẽ tăng

năm 2012 lên 1,76 năm 2013, 2,35 năm 2014, và 2,94

lên rất nhiều trong lần đánh giá tiếp theo, cụ thể như

năm 2015 (Hình 2). OGP cho 0 điểm cho những nước

sau:

có điểm số về tự do dân sự dưới 2,5, 2 điểm cho
những nước trên 2,5 đến 5, 3 điểm cho những nước

Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 (có hiệu lực từ

trên 5 đến 7,5 và 4 điểm cho những nước trên 7,5. Như


năm ngân sách 2017) quy định phải công khai dự toán

vậy, năm 2014 Việt Nam không có điểm nào về sự

ngân sách nhà nước trình Quốc hội, bao gồm số liệu và
báo cáo thuyết minh dự toán ngân sách nhà nước.

31

Nguồn:

/>
works/eligibility-criteria
20


Thời hạn công khai là chậm nhất là 05 ngày làm việc kể

Với tổng số điểm là 10, Việt Nam hiện chỉ còn thiếu 2

từ ngày Chính phủ gửi đại biểu Quốc hội (Điểm c,

điểm nữa là đủ điều kiện gia nhập OGP. Xem bảng tóm

Khoản 1, Điều 15 về Công khai ngân sách nhà nước).

tắt điểm số dưới đây:

Luật cũng quy định trước ngày 15 tháng 11 hàng năm,

Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước,
phương án phân bổ ngân sách trung ương năm sau và

Bảng 1: Điểm số của Việt Nam trong năm 2015 và cho
lần tính điểm tiếp theo

20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội cuối
năm, các báo cáo của Chính phủ phải được gửi đến

Tiêu chí

các đại biểu Quốc hội (Khoản 3 và Khoản 4, Điều 44 về

Điểm số

Điểm số cho

2015

lần tính điểm
tiếp theo (do

Thời gian hướng dẫn lập, xây dựng, tổng hợp, quyết
(OGP công

định và giao dự toán ngân sách nhà nước). Như vậy,

bố)

nếu Luật ngân sách nhà nước được thực hiện tốt, công


chuyên gia
dự tính)

chúng sẽ được đọc dự toán ngân sách nhà nước trước
khi Quốc hội phê duyệt, và OGP sẽ tính thêm 2 điểm

Minh bạch ngân

cho Việt Nam nhờ công khai dự toán ngân sách nhà

sách

0

2

Tiếp cận thông tin

3

4

Công khai tài sản

2

2

sự của Việt Nam vượt lên trên 2,5 điểm. Như vậy,


Sự tham gia của

1

2

OGP sẽ chấm Việt Nam thêm 2 điểm nữa.

công dân

6

10

nước.
Luật Tiếp cận thông tin được Quốc hội thông qua
ngày 06 tháng 4 năm 2016 sẽ khiến Việt Nam có thêm
một điểm trong OGP cho Tiếp cận thông tin32.
Trong năm 2015, lần đầu tiên điểm số về Tự do dân

Tóm lại, áp dụng cách tính của OGP, có thể thấy số
điểm tiềm năng của Việt Nam ở thời điểm công bố báo

Tổng số

cáo này (tháng 9/2016) sẽ là 10 điểm, bao gồm:
1. 02 điểm cho Minh bạch ngân sách
2. 04 điểm cho Tiếp cận thông tin
3. 02 điểm cho Công khai tài sản, và

4. 02 điểm cho Sự tham gia của công dân.

Luật Tiếp cận thông tin sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 7 năm 2018. Những tài liệu về OGP không giải thích rõ
liệu Luật Tiếp cận thông tin được thông qua rồi nhưng chưa
32

có hiệu lực có đem lại thêm điểm không. Nhóm nghiên cứu
giả định rằng có.

21


PHẦN II: Ý NGHĨA, TẦM QUAN
TRỌNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH
THỨC VỚI VIỆT NAM KHI THAM
GIA SÁNG KIẾN
ĐỐI TÁC CHÍNH PHỦ MỞ
2.1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc
tham gia Sáng kiến đối tác Chính phủ
mở với Việt Nam
Là một sáng kiến quốc tế nổi tiếng về tăng cường hiệu
quả quản trị quốc gia, OGP có ý nghĩa tích cực với tất
cả các nước thành viên.
Tất cả những chuyên gia được phỏng vấn trong nghiên
cứu này đều khẳng định, việc tham gia OGP sẽ mang
lại những lợi ích lớn với Việt Nam. Ý nghĩa, tầm quan
trọng của việc tham gia OGP với Việt Nam thể hiện cụ
thể qua một số vấn đề sau:


từ thế kỷ thứ 18, nhà bác học Lê Quý Đôn đã khẳng
định, một trong 5 nguy cơ dẫn đến mất nước (mà trong
bối cảnh hiện nay ở Việt Nam, cũng có thể hiểu là nguy
cơ dẫn đến sự sụp đổ của chế độ), là tham nhũng tràn
lan. Tham nhũng tràn lan là hậu quả của quản trị đất
nước yếu kém. Đây là một trong 5 nguy cơ, đồng thời
cũng tác động đến tất cả các nguy cơ mất nước khác,
đó là: Trẻ không kính già, Trò không trọng thầy, Binh
kiêu tướng thoái, Sĩ phu ngoảnh mặt.
Cũng liên quan đến khía cạnh thứ hai, kể từ Đổi mới
(1986), Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đã từng
bước thực hiện cải cách thể chế, tăng cường hiệu quả
quản trị quốc gia và phòng, chống tham nhũng. Nỗ lực
trong lĩnh vực này ngày càng tăng trong những năm
gần đây, do áp lực từ sự phát triển, hội nhập quốc tế và
đòi hỏi của người dân. Mặc dù vậy, kết quả đạt được
còn rất hạn chế. Hiệu quả quản trị quốc gia của Việt
Nam còn thấp và có xu hướng giảm.33 Theo nhận định

Thứ nhất, OGP giúp gia tăng niềm tin của người

của Đảng Cộng sản, “.. tệ quan liêu, tham nhũng, lãng

dân với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và Nhà

phí chưa bị đẩy lùi”34. Trong thực tế, tình trạng tham

nước Việt Nam.

nhũng ở Việt nam vẫn phổ biến, nghiêm trọng và có xu

hướng ngày càng tinh vi, phức tạp35. Bối cảnh này đã

Ở mọi quốc gia, từ trước tới nay, niềm tin của người
dân với nhà nước được xây dựng dựa trên tính hiệu
quả trong hai lĩnh vực chính: (i) Hiệu quả bảo vệ chủ
quyền, lãnh thổ quốc gia trước sự xâm phạm của các
thế lực bên ngoài; (ii) Hiệu quả quản trị đất nước,

dẫn tới suy giảm nghiêm trọng lòng tin của người dân
với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt
Nam.36 Trong phần tổng kết những bài học kinh nghiệm
lớn, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản (bổ sung,

phòng chống tham nhũng. Về khía cạnh thứ hai, ngay
Ví dụ, Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công
cấp tỉnh (PAPI) 2015 cho thấy xu hướng suy giảm hiệu quả
quản trị và hành chính công ở 5 trong 6 chỉ số nội dung so với
năm 2014, trong đó chỉ số “Công khai, minh bạch” giảm mạnh
nhất, đến 7% điểm; chỉ số “Kiểm soát tham nhũng trong khu
vực công” giảm 3% điểm; các chỉ số “Tham gia của người
dân ở cấp cơ sở”, “Trách nhiệm giải trình với người dân” và
“Thủ tục hành chính công” cũng giảm nhẹ. Xem Báo cáo
PAPI năm 2015 tại />33

Ngày 27/1/ 2016, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố
Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng (CPI) 2015, trong đó điểm số
của Việt Nam tiếp tục là 31/100 điểm, đứng thứ 112/168 trên
bảng xếp hạng toàn cầu. Như vậy, Việt Nam đã không có cải
thiện về điểm số CPI trong bốn năm liên tiếp (từ năm 2012)

và tiếp tục nằm trong nhóm các nước mà tham nhũng trong
khu vực công được cho là nghiêm trọng. Nguồn:
/>35

VOV Online, Quan liêu, tham nhũng làm méo mó chính
sách, giảm lòng tin, 24/10/2015, />36

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ
12, Báo cáo chính trị, tr.6, 107.
34

22


phát triển năm 2011) đã nêu rõ: “Quan liêu, tham

kiện Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã

nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất

chỉ rõ: Nhiều cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp chưa

khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ

thực hiện tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thực

xã hội chủ nghĩa và của Đảng”37. Chiến lược quốc gia

hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí;


phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 cũng khẳng

chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ

định: “Tham nhũng làm giảm sút lòng tin của nhân dân

thống chính trị, của nhân dân trong phòng, chống tham

vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà

nhũng, lãng phí.41

nước, tiềm ẩn các xung đột lợi ích, phản kháng về xã
hội, làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo, trở thành
vật cản lớn cho thành công của công cuộc đổi mới, cho
sức chiến đấu của Đảng, đe dọa sự tồn vong của chế

Trong bối cảnh kể trên, việc tham gia OGP cung cấp
một cơ chế mới để thúc đẩy quản trị tốt và phòng,
chống tham nhũng, do vậy sẽ giúp gia tăng niềm tin
của người dân vào vai trò lãnh đạo và năng lực quản lý

độ”.

xã hội, phòng chống tham nhũng của Đảng Cộng sản
Theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, tình thế hiện nay

và Nhà nước Việt Nam.

đã thực sự cấp bách, bởi nếu chống tham nhũng không

được thì Đảng sẽ “…mất lòng tin của dân”.38

Thứ hai, OGP giúp đẩy mạnh quá trình cải cách thể
chế quản lý nhà nước ở Việt Nam.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả quản
trị quốc gia và phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
còn thấp là do người dân chưa tin tưởng và chưa cảm
thấy được khuyến khích và được bảo vệ khi tham gia
vào lĩnh vực này.39 Điều đó thể hiện rõ trong kết quả
một nghiên cứu gần đây cho thấy, chỉ có 38% người
dân Việt Nam sẵn sàng tố cáo tham nhũng (mức thấp
nhất so với các nước được khảo sát trong khu vực
Đông Nam Á), trong đó 51% cho biết lý do là tố cáo
cũng chẳng thay đổi được gì và 28% không dám tố cáo

Theo cách hiểu chung nhất, thể chế là tập hợp các qui
tắc chi phối sự thành lập và vận hành của bộ máy nhà
nước. Cải cách thể chế là việc sửa đổi, bổ sung các
quy tắc nhằm nâng cao hiệu quả quản lý xã hội của
nhà nước, trong đó bao gồm việc cải thiện mối quan hệ
giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Cải cách thể chế quản lý nhà nước hiện là vấn đề cấp
thiết, trọng tâm và được xem là một khâu đột phá cho
sự phát triển của Việt Nam.42 Điều này do nhiều

vì sợ phải gánh chịu hậu quả. Về vấn đề này, Văn
40

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 65,
và Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 12, Báo cáo chính trị,
tr.11,12, 107.
37

VietnamNet, Chống tham nhũng không được thì mất lòng
tin của dân, 28/6/2016, tại />
Xem Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Báo cáo Phong vũ biểu
tham nhũng toàn cầu 2013: Quan điểm và trải nghiệm của
người dân Việt Nam, tại />40

38

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thức XII, NXB CTQG, H., 2016, tr.214.
41

Cải cách thể chế: Nhà nước muốn làm hay
không? 29/04/2014, tại Cải cách thể chế: Không thể chậm
nữa,14/03/2015,
42VietnamNet,

Hướng tới Minh bạch, Kết quả Chỉ số Cảm nhận Tham
nhũng 2015 của Việt Nam,
/>39

23


nguyên nhân, trong đó bao gồm thực tế là “thể chế hiện


chế để bảo đảm cho doanh nghiệp, người dân tự do

hành đang có những điểm dung dưỡng tham

kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng trong kinh tế thị

nhũng…Nguyên tắc “công khai”, “minh bạch” trong

trường còn nhiều hạn chế”.45 Trên cơ sở đó, Đại hội

quản lý nhà nước không được tuân thủ. Quan hệ “xin –

Đảng lần thứ 12 đặt ra nhiệm vụ “Tập trung hoàn thiện

cho” vẫn còn dai dẳng, các vụ chạy chức, chạy tội…

thể chế kinh tế thị trường đồng bộ, hiện đại trên cơ sở

còn tiếp diễn. Tham nhũng đã trở nên tinh vi, khó

tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường và

phanh phui”.

hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng”46 và tiếp tục xác định

43

đây là một trong ba đột phá chiến lược để đưa đất

Ở góc độ rộng hơn, Báo cáo Việt Nam 2035: Hướng tới

nước tiến lên.

thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ (Báo cáo
Việt Nam 2035) khẳng định: “Cấu trúc quản trị của Việt

Việc tham gia OGP sẽ tạo ra bước ngoặt trong cải cách

Nam đã đến lúc cần thay đổi. Các thể chế tuy phù hợp

thể chế quản lý nhà nước ở Việt Nam. Với việc thực thi

trong việc đưa đất nước trở thành một nước thu nhập

bốn nguyên tắc cơ bản của nó (đã nêu ở các phần trên,

trung bình thấp nhưng nay đã bộc lộ những nhược

bao gồm việc bảo đảm quyền của người dân được tiếp

điểm, nếu không được xử lý quyết đoán, kịp thời sẽ

cận thông tin do các cơ quan nhà nước nắm giữ; quyền

ảnh hưởng đến quá trình trở thành một nước thu nhập

tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà

trung bình cao”.44


nước; áp dụng các tiêu chuẩn liêm chính, chuyên
nghiệp cao nhất và các công nghệ hiện đại nhằm nâng

Thực trạng kể trên cũng đã được nhận diện bởi Đảng
và Nhà nước Việt Nam. Trong Văn kiện Đại hội lần thứ
12, Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định, mặc dù đã có
những tiến bộ, song “Năng lực cạnh tranh quốc gia
chưa được cải thiện nhiều, nhất là về thể chế kinh tế,
kết cấu hạ tầng và đổi mới công nghệ”, “Thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều
vướng mắc, chưa tạo được đột phá thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội”, “Quản lý nhà nước chưa đáp ứng kịp
yêu cầu phát triển của kinh tế thị trường và hội nhập
quốc tế. Cải cách hành chính và năng lực tạo dựng thể

/>Cải cách thể chế: Không thể chậm
nữa,14/03/2015,
/>43VietnamNet,

Nhóm Ngân hàng thế giới và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt
Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và
dân chủ (Báo cáo tổng quan), Hà Nội, 2016, tr.4,5, tại
/>/23724/VN2035Vietnamese.pdf
44

cao tính công khai và trách nhiệm giải trình của bộ máy
nhà nước), OGP sẽ góp phần trực tiếp giải quyết
những điểm yếu nhất trong thể chế quản lý nhà nước ở
Việt Nam hiện nay đó là: “tình trạng tham gia quá nhiều

của nhà nước vào hoạt động kinh tế, tình trạng quyền
lực nhà nước bị cát cứ, manh mún; sự thiếu cơ chế
kiểm soát quyền lực hữu hiệu trong bộ máy chính
quyền; và sự hạn chế về trọng lượng tiếng nói của dân
chúng cũng như sự tham gia rất hạn chế của người
dân trong quá trình hoạch định và thực thi chính
sách”.47 Khắc phục tình trạng này cũng là trăn trở và
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ
12, Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ
phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020, tr.28,29.
45

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ
12, Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ
phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020, tr.51,56.
46

Jonathan Pincus 2015, Báo cáo đầu vào cho Báo cáo Việt
Nam 2035, cũng xem: Báo cáo Việt Nam 2035, tài liệu đã
dẫn, tr.98.
47

24


quyết tâm của cả hai nhà lãnh đạo của Chính phủ Việt

doanh nghiệp trong và ngoài nước. Một vài ví dụ, tham


Nam nhiệm kỳ gần đây, cho thấy tính chất cấp thiết của

nhũng trong sử dụng ODA đã từng khiến Nhật Bản

vấn đề. Cụ thể, Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

tuyên bố tạm ngừng viện trợ ODA cho Việt Nam vào

đã từng khẳng định cần phải: ‘Đổi mới thể chế, phát

các năm 2008 và 2012.50 Ngoài ra, Đan Mạch cũng

huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân”, “Nhà

dừng 3 dự án ODA về chống biến đổi khí hậu cho Việt

nước phải làm tốt chức năng kiến tạo phát triển”.48 Còn

Nam cũng vì nghi ngờ tham nhũng vào giữa năm

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ngay khi mới nhậm

2012.51

chức đã tuyên bố về việc “Xây dựng Chính phủ kiến tạo
phát triển, Chính phủ hành động, Chính phủ phục vụ,
trong sạch, liêm chính, chống tham nhũng, chống lãng
phí”.49


Đối với giới doanh nghiệp, tham nhũng làm nản lòng
các nhà đầu tư nước ngoài và tạo ra bất công giữa các
doanh nghiệp trong nước trong việc tiếp cận với các dự
án đầu tư công. Một ví dụ cụ thể, sau 20 năm bình

Thứ ba, OGP giúp nâng cao hình ảnh và uy tín của

thường hóa quan hệ, 15 năm ký Hiệp định Thương mại

Việt Nam trước cộng đồng quốc tế và với khối

Việt - Mỹ, tính đến 20/6/2015, Mỹ mới có 748 dự án với

doanh nghiệp.

tổng vốn đăng ký trên 11 tỷ USD, chỉ đứng thứ 7 trong
số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Kể từ khi Đổi mới (1986), ngoài nhân dân, cộng đồng
quốc tế và các doanh nghiệp trở thành những đối
tượng ngày càng được chú trọng trong quá trình hoạch
định và thực thi chính sách, pháp luật của Đảng Cộng
sản và Nhà nước Việt Nam. Hai dạng đối tượng này

Giải thích nguyên nhân của tình trạng này, Giáo sư
Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp FDI cho
rằng: “Nhà đầu tư Mỹ không muốn phải lòng vòng xin cho, mà muốn các chính sách pháp luật rõ ràng, minh
bạch và có tính tiên liệu cao”. 52

cũng có tác động ngày càng mạnh mẽ đến các hoạt

động quản trị quốc gia của Việt Nam.

Sự gia tăng của tham nhũng cũng làm gia tăng quy mô
đầu tư công cả nước, đặc biệt là đầu tư cho xây dựng

Thực trạng quản trị quốc gia yếu kém với biểu hiện cụ
thể là tình trạng tham nhũng phổ biến đã làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh và uy tín của Việt
Nam trên các diễn đàn quốc tế, cũng như với giới

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - Thông điệp đầu năm 2014.
Nguồn: />48

Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị
trực tuyến toàn quốc tháng 4-2016. Nguồn:
/>49

VN Express, Nhật tạm ngừng cho VN vay ưu đãi vì vụ PCI,
4/12/2008, tại và Nhật tạm ngừng cấp ODA cho dự án đường
sắt tiêu cực, 4/6/2014, tại />
tuc/doanh-nghiep/nhat-tam-ngung-cap-oda-cho-du-an-duongsat-tieu-cuc-2999721.html
Dan tri Online, Đan Mạch dừng 3 dự án ODA tại Việt Nam
vì nghi vấn gian lận, 01/06/2012, tại />51

Đại đoàn kết – Báo mới, Tham nhũng làm nản lòng nhà
đầu tư, 25/03/2011, tại Dan tri Online, Nếu
không vì lo ngại tham nhũng, Mỹ đã là “nhà đầu tư số 1” của
Việt Nam? 23/05/2016, tại />52

25



×