Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ mĩ thuật tiếng việt tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.78 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ MỸ HẠNH

ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA
CỦA THUẬT NGỮ MĨ THUẬT VIỆT
Ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 9.22.90.20

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI, 2019


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC XÁC HỘI VIỆTNAM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Hà Quang Năng

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện,
họp tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã
hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Vào hồi .... giờ ... ngày .... tháng ..... năm 2019



Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội.


DANH MỤC
CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Các bài viết đăng trên các Tạp chí khoa học
1) Lê Thị Mỹ Hạnh (2018), "Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ mĩ thuật
tiếng Việt", Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống (Hội Ngôn ngữ học Việt
Nam), số 8/2018.
2) Lê Thị Mỹ Hạnh (2018), "Đặc điểm định danh của hệ thống thuật
ngữ mĩ thuật tiếng Việt", Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội (Học viện
Khoa học xã hội), số 8/2018.
3) Lê Thị Mỹ Hạnh (2019), " Đặc điểm ý nghĩa của thuật ngữ mĩ thuật
tiếng Việt", Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội (Học viện Khoa học xã
hội), số 1/2019.
4) Lê Thị Mỹ Hạnh (2019), “ Các phương thức xây dựng hệ thuật ngữ
mĩ thuật tiếng Việt,” Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống (Hội Ngôn ngữ
học Việt Nam), số 2/2019.
-----


MỞ ĐẦU
01. Lý do chọn đề tài
Mĩ thuật là một trong những bộ môn nghệ thuật ra đời sớm nhất của loài
người. Mĩ thuật học là ngành khoa học nghiên cứu những vấn đề lí luận của
các loại hình nghệ thuật tạo hình như hội họa, điêu khắc, đồ họa,... về các

phương diện như thể loại, chất liệu, hoạt động sáng tạo, đặc trưng ngôn ngữ,
các trường phái, xu hướng của các loại hình nghệ thuật kể trên. Đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu về mĩ thuật ở nước ta từ nhiều phương diện khác
nhau. Tuy nhiên, cho đến nay, hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt chưa
được chú ý nghiên cứu, ngoài một số công trình từ điển được biên soạn trên
cơ sở dịch các thuật ngữ mĩ thuật nước ngoài, chưa có công trình nào nghiên
cứu một cách toàn diện hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt về phương
diện lí thuyết.
Chọn đề tài “Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ mĩ thuật
tiếng Việt", chúng tôi tập trung nghiên cứu những đặc điểm cấu tạo,
phương thức tạo thành, đặc điểm ngữ nghĩa (bao gồm ý nghĩa và đặc điểm
định danh) của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt.
02. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt
được thu thập trong các từ điển thuật ngữ mĩ thuật tiếng Viêt và trong các
giáo trình giảng dạy về mĩ thuật học, gồm các ngành: hội họa, điêu khắc,
kiến trúc, đồ họa.
Phạm vi nghiên cứu của luận án là nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, các
phương thức tạo thành và đặc điểm ngữ nghĩa, định danh của thuật ngữ mĩ
thuật tiếng Việt.
03. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo,
đặc điểm ngữ nghĩa, đặc điểm định danh và các phương thức tạo thành
thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt.
Để đạt được mục đích trên, chúng tôi đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu
sau đây:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu thuật ngữ nói chung, nghiên cứu
thuật ngữ mĩ thuật nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam.
- Tìm hiểu, xác lập những vấn đề lí thuyết có liên quan đến việc triển
khai đề tài luận án.


1


- Khảo sát đặc điểm cấu tạo thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt về các mặt:
yếu tố cấu tạo thuật ngữ, phương thức tạo thành thuật ngữ và các kiểu cấu
tạo thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt.
- Tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt dựa
trên đặc điểm định danh, cách thức biểu thị, đặc điểm phân định nội dung
biểu đạt theo các phạm trù nội dung của hệ thuật ngữ.
- Tìm hiểu các phương thức tạo thành ý nghĩa của thuật ngữ mĩ
thuật tiếng Việt.
04. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục đích đề ra, luận án sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp miêu tả
Phương pháp miêu tả dùng để làm rõ các phương thức tạo thành thuật
ngữ, các kiểu cấu tạo thuật ngữ, các lớp thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh
vực chuyên môn của mĩ thuật học, đặc điểm ý nghĩa, đặc điểm định danh
và phương thức tạo thành của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt.
- Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp
Phương pháp này được áp dụng để phân tích cấu tạo thuật ngữ theo
thành tố trực tiếp nhằm xác định các yếu tố cấu tạo nên thuật ngữ. Từ đó,
tìm ra được các nguyên tắc tạo thành thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt, các mô
hình cấu tạo của chúng.
- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa
Phương pháp phân tích ngữ nghĩa được áp dụng để nghiên cứu ngữ nghĩa
của các thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt, từ đó thiết lập được các mô hình định
danh thuật ngữ, các nét đặc trưng làm cơ sở định danh của hệ thuật ngữ và các
kiểu quan hệ ngữ nghĩa là cơ sở tạo nên thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt.

- Thủ pháp thống kê
Thủ pháp thống kê được sử dụng để tìm hiểu số lượng, tần số xuất
hiện, tỉ lệ phần trăm của các phương thức tạo thành thuật ngữ, các kiểu cấu
tạo thuật ngữ, các lớp thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực chuyên môn
của mĩ thuật học, các mô hình định danh thuật ngữ. Các kết quả thống kê sẽ
được tổng hợp lại dưới hình thức các bảng biểu giúp hình dung rõ hơn các
nét đặc trưng cơ bản về cấu tạo, cấu trúc ngữ nghĩa của thuật ngữ mĩ thuật
tiếng Việt.

2


05. Đóng góp và cái mới của luận án
Đây là công trình nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện những đặc
điểm cơ bản của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt trên phương diện cấu tạo,
phương thức tạo thành, nội dung ngữ nghĩa. Chúng tôi đã áp dụng quan niệm
về yếu tố cấu tạo thuật ngữ, nội dung ngữ nghĩa của thuật ngữ của các nhà
ngôn ngữ học Xô Viết trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu của mình.
Kết quả nghiên cứu của luận án là cầu nối tri thức ngôn ngữ học với tri
thức khoa học của ngành mĩ thuật học, do vậy sẽ phục vụ thiết thực cho quá
trình giảng dạy, truyền thụ kiến thức thuật ngữ học kết hợp với kiến thức về
mĩ thuật học trong các cơ sở đào tạo về mĩ thuật học và nghệ thuật tạo hình.
Luận án còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc biên soạn từ điển thuật
ngữ mĩ thuật tiếng Việt.
06. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án
gồm ba chương:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận
- Chương 2: Đặc điểm cấu tạo và phương thức tạo thành thuật ngữ mĩ
thuật tiếng Việt

- Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa và định danh của thuật ngữ mĩ thuật
tiếng Việt
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chúng tôi đã tổng quan tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và
ở Việt Nam. Theo đó, đã trình bày các hướng nghiên cứu và các nội dung
nghiên cứu thuật ngữ của ba trường phái nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới:
trường phái nghiên cứu thuật ngữ của Áo, với đại diện là E.Wuste; trường
phái nghiên cứu thuật ngữ của Tiệp khắc, với đại diện là L. Drodz; trường
phái nghiên cứu thuật ngữ của Nga-Xô viết, với đại diện là D.S. Lotte. Ở
Việt Nam, chúng tôi đã tổng kết tình hình nghiên cứu thuật ngữ trong các
thời kì từ 1930 đến nay, chỉ ra các nội dung nghiên cứu thuật ngữ trong
từng thời kì. Về tình hình nghiên cứu thuật ngữ mĩ thuật trên thế giới và ở
Việt Nam, chúng tôi đã tìm hiểu một số công trình nghiên cứu thuật ngữ mĩ
thuật trên thế giới và một số từ điển mĩ thuật tiếng Việt được dịch từ tiếng
nước ngoài. Không có nhiều công trình nghiên cứu thuật ngữ mĩ thuật ở
trên thế giới và ở Việt Nam.

3


1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1. Một số vấn đề về từ, cụm từ và quan hệ ngữ pháp trong tiếng Việt
Thuật ngữ là những từ, cụm từ của ngôn ngữ để biểu thị các khái niệm
chuyên môn, tên gọi các đối tượng thuộc lĩnh vực chuyên môn. Vì vậy, cần
hiểu rõ khái niệm từ, đơn vị cấu tạo, phương thức cấu tạo từ, các quan hệ
ngữ pháp tiếng Việt làm cơ sở để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, mô hình cấu
tạo thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt.
1.2.2. Vấn đề nghĩa của từ và nghĩa của thuật ngữ

Mặt nội dung của thuật ngữ chính là ý nghĩa của thuật ngữ. Chúng tôi
đã trình bày về khái niệm nghĩa của từ, các thành phần nghĩa của từ, cấu
trúc nghĩa của từ và sự biến đổi ý nghĩa của từ. Đó là cơ sở để tìm hiểu
nghĩa của thuật ngữ, các phương thức biến đổi ý nghĩa của từ thông thường
thành nghĩa của thuật ngữ. Ý nghĩa của thuật ngữ cũng là cơ sở để tìm hiểu
đặc điểm định danh của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt.
1.2.3. Một số vấn đề về thuật ngữ học
1.2.3.1. Khái niệm và đặc điểm của thuật ngữ
Có nhiều quan niệm khác nhau về thuật ngữ nhưng nhìn chung, các
nhà khoa học đều cho rằng thuật ngữ là những từ, cụm từ của ngôn ngữ để
biểu thị các khái niệm chuyên môn và chỉ tên các đối tượng, sự vật, hiện
tượng thuộc lĩnh vực chuyên môn. Với cách hiểu như vậy, những tiêu chuẩn
của thuật ngữ cũng đã được các nhà nghiên cứu chỉ ra một cách khá cụ thể.
Thuật ngữ có những đặc điểm là tính khoa học (bao gồm tính chính xác,
tính hệ thống, tính ngắn gọn), tính quốc tế, tính dân tộc.
1.2.3.2. Phân biệt thuật ngữ và một số khái niệm liên quan
- Thuật ngữ và từ vựng thông thường
Thuật ngữ có những điểm chung sau với vốn từ vựng thông thường.
Một là, chúng đều phải tuân theo quy luật ngữ âm chung và quy luật kết
cấu của ngữ pháp chung. Hai là, chúng đều bị quy định bởi trường từ vựng.
Với tư cách là một bộ phận đặc biệt, thuật ngữ cũng có những sự khác
biệt đáng kể so với từ vựng thông thường. Thứ nhất, trong khi từ ngữ
thông thường biểu đạt các khái niệm thông dụng ai cũng có thể biết đến,
thì thuật ngữ lại diễn đạt các khái niệm chuyên môn chỉ một số lượng các
nhà chuyên môn biết đến. Thứ hai, nội dung khái niệm do từ thông
thường biểu thị phụ thuộc vào những biến đổi của hệ từ vựng, còn nội
dung khái niệm thuật ngữ biểu thị phụ thuộc vào sự phát triển của ngành
khoa học đấy [Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến

4



(1997)]. Thứ ba, thuật ngữ không có tính biểu cảm, còn từ ngữ thông
thường mang tính biểu cảm [Palamarchuk (1975), Superanskaja (1976),
Lưu Vân Lăng (1987)]. Thứ tư, thuật ngữ chỉ có một nghĩa, không có từ
đồng nghĩa, không có hiện tượng đa nghĩa. Thuật ngữ không phụ thuộc
vào ngữ cảnh và vẫn bảo tồn nghĩa của chúng khi đứng biệt lập, còn từ
ngữ thông thường chỉ được xác định chính xác nghĩa của nó trong sự kết
hợp với những từ khác tại một ngữ cảnh nhất định [Lotte (1978),
Kapanadze (1978), Đỗ Hữu Châu (1981), Nguyễn Thiện Giáp (1998)].
Thứ năm, thuật ngữ và từ thông thường đều có chức năng định danh,
nhưng thuật ngữ khác từ thông thường ở chỗ, ngoài chức năng dịnh danh,
thuật ngữ còn chức năng định nghĩa [Vinogradov (1947), Moixeev
(1978)].
Bên cạnh những điểm giống nhau và khác nhau kể trên, từ ngữ thông
thường và thuật ngữ có quan hệ xâm nhập và có thể chuyển hóa lẫn nhau
[Lotte (1978), Nguyễn Thiện Giáp (1998)].
- Thuật ngữ và danh pháp
Thuật ngữ và danh pháp có những sự khác nhau nhất định. Thuật ngữ
gắn với hệ thống khái niệm của một khoa học cụ thể và ở thuật ngữ, chức
năng định nghĩa là quan trọng. Còn danh pháp không có quan hệ trực tiếp
với khái niệm của khoa học mà nó chỉ gắn với sự vật, đối tượng cụ thể của
một lĩnh vực khoa học. Danh pháp là tên gọi chuyên môn được dùng trong
một lĩnh vực khoa học cụ thể và đối với danh pháp, chức năng gọi tên mới
là quan trọng [Vinokur (1939), Reformatxki (1961), Palamarchuk (1975),
Superanskaja (1976), Nguyễn Thiện Giáp (1998), Nguyễn Như Ý (1998)].
Mặc dù có sự khác biệt như vậy, các nhà nghiên cứu cũng khẳng định rằng,
giữa thuật ngữ và danh pháp có tác động qua lại với nhau và có thể chuyển
hóa lẫn nhau [Superanskaja (1976)].
- Thuật ngữ và từ nghề nghiệp

Thuật ngữ và từ nghề nghiệp có một số điểm giống nhau sau. Thứ
nhất, chúng có phạm vi sử dụng giống nhau, đấy là, chúng đều được sử
dụng trong một phạm vi hẹp. Thuật ngữ thuộc ngành khoa học cao nên
thuật ngữ diễn đạt các khái niệm chuyên môn chỉ một số lượng các nhà
chuyên môn biết đến. Từ nghề nghiệp là một lớp từ bao gồm những đơn vị
từ ngữ được sử dụng phổ biến trong phạm vi những người cùng làm một
nghề nào đó [65, 223]. Thứ hai, từ nghề nghiệp và thuật ngữ đều có thể trở
thành từ vựng toàn dân, và góp phần làm phong phú hơn cho vốn từ vựng
chung của dân tộc. Từ nghề nghiệp dễ dàng trở thành từ vựng toàn dân khi
những khái niệm riêng của nghề nào đó trở thành phổ biến rộng rãi trong

5


toàn xã hội [17, 269]. Các thuật ngữ cũng có thể trở thành từ vựng toàn dân
khi trình độ khoa học và kiến thức của quần chúng nhân dân được nâng lên.
Thuật ngữ và từ nghề nghiệp cũng có những sự khác biệt. Thuật ngữ
chỉ khái niệm của một ngành khoa học, do đó, nó phải bảo đảm tính chính
xác, tính hệ thống, tính quốc tế. Trong khi đó, từ ngữ nghề nghiệp là những
từ ngữ biểu thị những công cụ, sản phẩm lao động và quá trình sản xuất của
một nghề nào đó trong xã hội. Những từ ngữ này thường được những người
cùng trong ngành nghề đó biết và sử dụng. Bên cạnh đó, so với thuật ngữ,
từ nghề nghiệp vẫn có những sắc thái riêng. Từ nghề nghiệp mang tính cụ
thể, sinh động, nhiều màu sắc, và một số từ nghề nghiệp có khả năng gợi
hình ảnh cao. Bên cạnh những điểm giống nhau và khác nhau, thuật ngữ và
từ nghề nghiệp có quan hệ xâm nhập và có thể chuyển hóa lẫn nhau. Một
thuật ngữ có thể trở thành từ nghề nghiệp khi thuật ngữ ấy chỉ các đối
tượng, sự vật cụ thể. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, khi từ nghề nghiệp
biểu thị một khái niệm, nó có thể trở thành thuật ngữ. Tuy nhiên, cũng cần
lưu ý rằng, những từ nghề nghiệp là các đơn vị từ vựng gọi tên các sự vật,

hoạt động, tính chất, tên gọi của sản phẩm không thể trở thành thuật ngữ.
1.2.4. Lí thuyết định danh và định danh ngôn ngữ
Hiểu một cách đơn giản, định danh chính là việc đặt tên gọi cho một
sự vật, hiện tượng. Tên gọi có vai trò quan trọng đối với nhận thức và tư
duy. Nhờ các tên gọi mà sự vật, hiện tượng thực tế khách quan tồn tại trong
lí trí của chúng ta, phân biệt được với các sự vật, hiện tượng khác cùng
loại và khác loại…Vì các tên gọi làm cho tư duy trở nên rành mạch sáng
sủa, cho nên một sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan chỉ thực sự
trở thành một sự vật được nhận thức, một sự vật của tư duy khi nó đã có
một tên gọi trong ngôn ngữ. Định danh là một trong những chức năng của
các đơn vị từ ngữ của ngôn ngữ: chức năng gọi tên đối tượng, thuộc tính
hoặc những hành động. Dựa vào lí thuyết định danh để tìm hiểu đặc điểm
định danh của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt.
1.2.5. Xác định khái niệm thuật ngữ mĩ thuật
Dựa trên những quan điểm đã nêu và tìm hiểu lược sử mĩ thuật và
mĩ thuật học, tìm hiểu khái niệm mĩ thuật trong các giáo trình mĩ thuật
học cùng với kết quả khảo sát, thống kê thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt từ
nhiều nguồn khác nhau, chúng tôi đưa ra định nghĩa thuật ngữ mĩ thuật
như sau: Thuật ngữ mĩ thuật là các từ, cụm từ được sử dụng trong
ngành mĩ thuật để biểu thị những khái niệm, sự vật, hiện tượng, quá
trình, hoạt động, tính chất… thuộc các ngành: hội họa, điêu khắc, kiến
trúc, đồ họa và trang trí.

6


Tiểu kết

Trong chương này, chúng tôi đã tổng quan tình hình nghiên cứu thuật
ngữ trên thế giới và ở Việt Nam và trình bày một số vấn đề lí luận liên

quan đến luận án.
- Về các vấn đề chung của thuật ngữ: chúng tôi hệ thống hóa, phân
tích các quan điểm về khái niệm thuật ngữ, tiêu chuẩn của thuật ngữ, phân
biệt thuật ngữ với danh pháp, từ thông thường và từ nghề nghiệp. Thuật
ngữ là từ hoặc cụm từ biểu đạt khái niệm, thuộc tính, đối tượng, sự vật,
hiện tượng… thuộc một lĩnh vực khoa học hoặc chuyên môn. Để xác định
thuật ngữ cần một tập hợp các tiêu chuẩn, đó là: tính khoa học (bao gồm
tính chính xác, tính hệ thống, tính ngắn gọn), tính quốc tế, tính dân tộc.
- Trình bày hai vấn đề lí thuyết phục vụ cho việc nghiên cứu thuật
ngữ mĩ thuật tiếng Việt - đó là vấn đề từ, cụm từ, quan hệ ngữ pháp
trong tiếng Việt; vấn đề nghĩa của từ, nghĩa của thuật ngữ và lí thuyết
định danh ngôn ngữ.
- Trình bày sơ lược những thông tin thiết yếu về mĩ thuật Việt Nam
và xác định khái niệm thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt làm cơ sở nghiên cứu
trong luận án. Những cơ sở lí thuyết được trình bày trong chương này tạo
nên một khung lí thuyết rõ ràng và chắc chắn để tiến hành các nội dung
nghiên cứu tiếp sau của luận án.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ PHƯƠNG THỨC TẠO THÀNH
THUẬT NGỮ MĨ THUẬT TIẾNG VIỆT
2.1. Yếu tố cấu tạo thuật ngữ
Xét về mặt ngôn ngữ học, thuật ngữ là từ hay cụm từ của một ngôn
ngữ tự nhiên nào đó. Việc phân tích cấu tạo của thuật ngữ chính là việc
miêu tả cấu trúc ngôn ngữ của thuật ngữ từ góc độ ngôn ngữ học. Khi
phân tích thành phần cấu tạo của các thuật ngữ cần xét đến yếu tố cơ sở
để cấu tạo thuật ngữ. Các thành phần được chia tách ra trong cấu trúc
của một thuật ngữ được gọi là yếu tố cấu tạo thuật ngữ.
2.2. Thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt xét về mặt cấu tạo
Xuất phát từ thực tế tư liệu thu thập được, chúng tôi thấy rằng, quan
điểm về “yếu tố thuật ngữ” của các nhà ngôn ngữ học Xô Viết rất phù hợp

với việc phân tích cấu tạo thuật ngữ. Vì thế, trong luận án này, chúng tôi sẽ

7


vận dụng quan điểm đó cho quá trình tìm hiểu của mình. Theo quan điểm
của các nhà ngôn ngữ học Xô Viết, thuật ngữ “họa sĩ” có cấu tạo là từ sẽ
gồm hai yếu tố là “họa” và “sĩ” là các hình vị có nghĩa, “họa” là một bộ
phận cấu thành khái niệm, “sĩ” là một bộ phận cấu thành khái niệm. Hai
yếu tố này kết hợp với nhau tạo thành một khái niệm hoàn chỉnh. Thuật
ngữ chủ nghĩa lập thể có cấu tạo là một cụm từ gồm hai yếu tố cấu tạo là
từ: chủ nghĩa và lập thể.
Trong quá trình thu thập tư liệu, chúng tôi thu được 1.320 thuật ngữ mĩ
thuật tiếng Việt. Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, chúng tôi phân chia thuật ngữ
mĩ thuật tiếng Việt thành 2 nhóm: thuật ngữ mĩ thuật có cấu tạo là từ và thuật
ngữ mĩ thuật có cấu tạo là cụm từ.Trên cơ sở số lượng các yếu tố tham gia
cấu tạo thuật ngữ, chúng tôi phân 1.320 thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt thành
sáu nhóm: thuật ngữ một yếu tố, thuật ngữ hai yếu tố, thuật ngữ ba yếu tố,
thuật ngữ bốn yếu tố, thuật ngữ năm yếu tố, thuật ngữ sáu yếu tố. Ở mỗi
nhóm thuật ngữ này, chúng tôi đều miêu tả về nguồn gốc và cấu tạo thuật
ngữ, từ đó tìm ra các kết quả về quan hệ ngữ pháp và đặc điểm từ loại, các
mô hình cấu tạo và nguồn gốc thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt.
Bảng 2.1: Tổng hợp phương thức cấu tạo của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt
Phương thức cấu tạo

Số lượng

Từ đơn
Từ


Từ
ghép

107

Chính phụ

428

Đẳng lập

31

Tỉ lệ (%)
566

459

18,90
93,24
6,76

42,88

81,10

Cụm từ

754


57,12

Tổng số

1.320

100

2.3. Các mô hình cấu tạo thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt
Khảo sát 1.320 thuật ngữ mĩ thuật tiếng Viêt, chúng tôi đã xác định được
22 mô hình cấu tạo, trong đó mô hình cấu tạo của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt
thường dùng nhất gồm 2, 3, 4 yếu tố. Trong đó, yếu tố một là yếu tố khái quát
và là yếu tố chính, yếu tố hai, ba, bốn là các đặc trưng được thêm vào yếu tố
một để làm rõ nghĩa của thuật ngữ. Ví dụ, ở thuật ngữ “tranh sơn mài”,
“tranh” là yếu tố đầu tiên, yếu tố cơ bản, khái quát nhất, quan trọng nhất vì chỉ
loại duy nhất; “sơn mài” là yếu tố thứ hai, là đặc trưng bản chất được thêm
vào, và là đặc trưng để tạo thuật ngữ và định danh thuật ngữ. “sơn mài” mang
tính cụ thể hơn “tranh” và không mang tính khái quát như “tranh”. Dưới đây là
bảng về mô hình cấu tạo nên thuật ngữ mĩ thuật Việt.

8


2.4.Thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt xét về mặt từ loại
Trong số 566 thuật ngữ là từ chỉ có 107 thuật ngữ là từ đơn, chiếm
18,90%: tượng, dó, mẫu, màu, khung, hình, nhã, vóc, mép, lề, thuật (cần
kim loại), ,… trong đó:
- Thuật ngữ là từ đơn danh từ: 52/107, chiếm 48,60%: màu, sơn, tranh,
lụa, khung, hình, lề, bìa, dáng, dó, điệp, nét, khối, hình, đường, giấy, lụa,
gỗ, đá, ngọc, goát, hồ, keo, phông, sắc,...

- Thuật ngữ là từ đơn là động từ chỉ có 20 đơn vị (18.69%): đắp,
chạm, xay, tán, nghiền, tỉa, nặn, phác, di, chạm, tạc, vẽ, in, kẻ...
- Thuật ngữ đơn là tính từ có 35 đơn vị (32,71 %) : đỏ, đen, trắng,
thuận, xám, xanh, tím, thảm, đẹp, bạc.
Về mặt từ loại của thuật ngữ là từ ghép, kết quả khảo sát 459 thuật ngữ
mĩ thuật tiếng Việt là từ ghép cho thấy:
- Có 354 thuật ngữ là từ ghép thuộc từ loại danh từ (77,12 %): hình thể,
màu sắc, sắc điệu, đường nét, họa đồ. Có 46 đơn vị thuật ngữ là từ ghép thuộc
từ loại động từ (10,75 %): hửng màu, khắc nổi, lên nước, khắc chìm. Có 59
đơn vị thuật ngữ là từ ghép thuộc từ loại tính từ (13,78%): cân bằng, cân đối,
cơ bản, lục thẳm. Trong 1.320 thuật ngữ mĩ thuật có 754 thuật ngữ là cụm từ,
chiếm 57,12% tổng số các thuật ngữ được thu thập để nghiên cứu. Tất cả các
thuật ngữ là cụm từ đều có cấu tạo là cụm từ chính phụ, trong đó phần lớn là
cụm từ chính phụ gồm 2 yếu tố. Cụ thể, thuật ngữ là cụm từ chính phụ có 2
yếu tố có đến 528 đơn vị (70,03% ): khuynh hướng hoành tráng, mĩ thuật ứng
dụng, nghệ thuật giả động, sản phẩm sơn mài.Thuật ngữ là cụm từ gồm 3 yếu
tố có 132 đơn vị (17,51%): tranh khắc kim loại, chạm nổi thấp, nung đồ gốm.
Về mặt từ loại, đối với thuật ngữ là cụm từ, căn cứ vào từ loại của yếu
tố chính để xác định từ loại cho cụm từ. Khảo sát 754 thuật ngữ mĩ thuật là
cụm từ cho kết quả như sau:
- Có 626 thuật ngữ mĩ thuật là cụm danh từ, chiếm 83,02%: chủ nghĩa
ấn tượng, chủ nghĩa tân thời, đất nung, đường viền, khung viền, khuôn trổ,
màu nước, vân đá, sáp màu, nhựa thông, chủ nghĩa tiền phong, xu hướng
hiện thực, xu hướng tượng trưng, chủ nghĩa tượng trưng, bức tranh sáp
màu, hội họa tổng thể, phong cách biểu hiện, bức họa đồng quê, chất liệu
sơn dầu, bức tranh màu phấn…
- Thuật ngữ mĩ thuật là cụm động từ có 38 đơn vị (5,03%): Thiết kế in,
không pha màu, không sơn, nghiền màu, thêu trang trí, khắc nổi thấp, khắc
nổi cao, in tranh đồ họa, chạm nổi cao, chạm nổi thấp,…


9


- Thuật ngữ mĩ thuật là cụm tính từ có 90 đơn vị (11,94%): đậm nhạt
cùng sắc, trắng ti tan, trắng kẽm, đen hạt huyền, vàng crôm, đỏ cát mi, xanh
cô ban. Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả.
Bảng 2.2: Tổng hợp đặc điểm từ loại của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt
Phương thức
Tỉ lệ
cấu tạo &
phần
Từ loại
Số lượng
quan hệ ngữ
trăm
pháp
(%)
Danh từ
52 (48,60%)
Từ đơn

Từ
ghép

Chính
phụ
Đẳng
lập

Cụm từ


Tính từ

35

(32,71%)

Động từ

20

(18,69%)

Danh từ

323 (75,46%)

Tính từ

59

(13,78%)

Động từ

46

(10,75%)

Danh từ


31

Cụm danh từ

626 (83,02%)

Cụm tính từ

90

(11,94%)

Cụm động từ

38

(5,03%)

107

428
(93.24%)

8,10

459

34,78


754

57,12

31
(6,54%)

Tổng

1.320

100

2.5. Thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt xét về mặt nguồn gốc
2.5.1. Nguồn gốc của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt là từ
Sau khi khảo sát và phân tích 1.320 thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt,
chúng tôi thấy rằng, các thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt có nguồn gốc rất
phong phú. Chúng có thể được cấu thành bởi các yếu tố Việt, Hán Việt
hoặc Ấn Âu. Dưới đây là bảng về nguồn gốc của các thuật ngữ mĩ thuật
tiếng Việt. Thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt có cấu tạo là các yếu tố cấu tạo Hán
Việt chiếm tỉ lệ cao nhất với 408 đơn vị (chiếm 72,10%): khỏa thân, tạo
hình, độc bản, đường nét, bích họa, biếm họa. Thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt
có cấu tạo là các yếu tố Việt có 125 đơn vị (22,01%): bìa, cắt, dàn dựng, đĩa,
dòng, dựng, đường nét, ghi chép, lề, loa, sóng, xén, giấy, giấy bồi. Thuật ngữ
mĩ thuật tiếng Việt có các yếu tố cấu tạo Ấn Âu có 22 đơn vị, chiếm tỉ lệ thấp

10


nhất (3,88%): a-cri-lich (acrylic), a-qua-tanh (aquatint), áp phích (affiche),

bo tranh (border). Ngoài ra, thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt còn có 11 thuật
ngữ có cấu tạo hỗn hợp l à sự kết hợp giữa một yếu tố Hán Việt với 1 yếu
tố Việt (1,94%): dựng hình, đặt mẫu, điểm tụ, giấy điệp, họa nét,...
Bảng 2.3: Tổng hợp nguồn gốc cấu tạo thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt là từ
Nguồn gốc

Số lượng

Phần trăm (%)

Hán Việt

408

72,08

Việt

125

22,08

Ấn Âu

22

3,89

Hán Việt - Việt


11

1,95

Tổng

566

100

2.5.2. Nguồn gốc các yếu tố cấu tạo của thuật ngữ mĩ thuật tiếng việt là
cụm từ
Các thuật ngữ mĩ thuật là cụm từ cũng có cấu tạo đa dạng về nguồn
gốc: cụm từ gồm các yếu tố Việt, cụm từ gồm các yếu tố Hán - Việt, cụm
từ gồm các yếu tố Việt và Hán Việt, cụm từ gồm hỗn hợp các yếu tố Việt,
Hán Việt và Ấn Âu. Trong 754 thuật ngữ mĩ thuật có cấu tạo là cụm từ, các
thuật ngữ có cấu tạo là các yếu tố có nguồn gốc khác nhau cụ thể như sau:
- Thuật ngữ được tạo thành từ các yếu tố có nguồn gốc Hán Việt có số
lượng lớn nhất, với 354 đơn vị, chiếm 46,94%. Ví dụ: đơn tuyến bình đồ,
hình họa nghiên cứu, họa tiết trang trí.
- Các thuật ngữ được tạo thành từ các yếu tố Việt với 199 đơn vị,
chiếm 26,40%. Ví dụ: bảng pha màu, bản vẽ mẫu, bồi tranh, bút lông dẹt.
- Các thuật ngữ có cấu tạo gồm các yếu tố gốc Ấn Âu có số lượng
không nhiều với 98 đơn vị, chiếm 13,00%. Ví dụ: funk art (nghệ thuật kinh
sợ), plastic art, antipodeans, anecdotes of painting, baldacchino (trướng
phía trên bàn thờ).
- Thuật ngữ có cấu tạo hỗn hợp các yếu tố có 103 đơn vị, chiếm
13,66%. ví dụ: sơn acrilic, phong cách Meuse, trường phái sông Meuse,
nghệ thuật Amarna, kĩ thuật khắc màu a xít, đồ gốm Arretium, trường phái
Ash-can.


11


Bảng 2.4: Tổng hợp nguồn gốc yếu tố cấu tạo thuật ngữ mĩ thuật tiếng
Việt là cụm từ
Nguồn gốc

Tổng

Phần trăm (%)

Việt

199

26,40

Hán Việt

354

46,94

Ấn Âu

98

13,00


Hán Việt + Việt
Hỗn
hợp

37
103

Hán Việt + Ấn Âu

23

35,92
13,66

22,33

Việt + Ấn Âu

18

17,47

Hán Việt + Việt + Ấn Âu

25

24,29

Tổng


754

100 %

2.6. Phương thức tạo thành thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt
Dựa vào các con đường xây dựng thuật ngữ mà các nhà ngôn ngữ học
trước đó đã đề cập và căn cứ vào khảo sát, phân tích thuật ngữ mĩ thuật
tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy, các thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt được tạo
ra bởi ba phương thức: Chuyển từ thông thường thành thuật ngữ mĩ
thuật; Chuyển dịch thuật ngữ từ ngành khoa học khác thành thuật ngữ
mĩ thuật; Tiếp nhận thuật ngữ mĩ thuật nước ngoài.

2.6.1. Phương thức chuyển từ thông thường thành thuật ngữ mĩ thuật
Hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt được xây dựng chủ yếu
trên cơ sở của những từ sẵn có. Để tạo thành thuật ngữ bằng phương
thức này, người ta sử dụng một từ thông thường đã có sẵn và giữ
nguyên thành phần ngữ âm của nó làm thuật ngữ khoa học. Ví dụ, các
từ như: đất sét, giấy, bút, mực, phấn, màu, hình, khối, sơn, dầu,... đã
tồn tại từ rất lâu trong vốn từ vựng tiếng Việt trước khi chúng được sử
dụng với tư cách là các thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt. Các từ thông
thường khi trở thành thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt đều giữ nguyên cả
hình thức ngữ âm và nội dung ý nghĩa của các từ thông thường. Kết
quả khảo sát của chúng tôi cho thấy các từ thông thường trở thành
thuật ngữ trong hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt có lượng khá
nhiều với 385/1.320 thuật ngữ chiếm 29,16% trên tổng số các thuật
ngữ mĩ thuật được khảo sát.

12



2.6.2. Chuyển thuật ngữ từ ngành khoa học khác thành thuật ngữ mĩ thuật
Để chuyển dịch thuật ngữ từ các ngành khoa học thành thuật ngữ
mĩ thuật cần phải có sự giống nhau của các khái niệm. Những trường
hợp chuyển dịch thuật ngữ theo sự giống nhau của các khái niệm được
thể hiện theo hai cách sau:
a. Chuyển thuật ngữ từ ngành khoa học khác thành thuật ngữ mĩ
thuật khi giữa các khái niệm đó tồn tại một mối liên hệ với nhau.
Theo cách này, nhiều thuật ngữ mĩ thuật có mối liên hệ với các
thuật ngữ của ngành văn học, triết học, toán học,... dựa vào sự giống
nhau của các khái niệm thuộc các ngành khoa học khác nhau.
Sau đây là một số ví dụ minh họa.
Thuật ngữ ngành khoa học khác

Thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt

Bút pháp: Ở phương Đông bút pháp
vốn là thuật ngữ của thư pháp - nghệ
thuật viết chữ Nho, chỉ cách cầm bút
lông, cách đưa đẩy nét bút để tạo
dáng nét chữ đẹp. Trong văn học, bút
pháp là cách thức hành văn, dùng
chữ, bố cục, cách sử dụng các
phương tiện biểu hiện để tạo thành
một hình thức nghệ thuật nào đó. Ở
đây bút pháp cũng tức là cách viết,
lối viết. [Từ điển thuật ngữ văn học,
tr.28].

Bút pháp: Cách sử dụng ngôn ngữ
tạo hình của các họa sĩ, nhà điêu

khắc thể hiện qua đường nét, hình
khối, màu sắc, ánh sáng, chất cảm để
tạo nên sự độc đáo riêng trong tác
phẩm của mình. Bút pháp là một
khía cạnh, một thành tố của phong
cách. Nó chỉ ra cách thực hiện tác
phẩm hoặc khả năng thực hành của
người nghệ sĩ. [Từ điển thuật ngữ
phổ thông, tr. 28]

Điểm nhìn: Vị trí từ đó người trần
thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong
tác phẩm. Không thể có nghệ thuật
nếu không có điểm nhìn, bởi nó thể
hiện sự chú ý, quan tâm và đặc điểm
của chủ thể trong việc tạo ra cái nhìn
nghệ thuật. [Từ điển thuật ngữ văn
học, tr. 112].

Điểm nhìn: Điểm xuất phát của các
tia nhìn khi ta quan sát cảnh vật để
vẽ. Tia nhìn là những đường thẳng
xuất phát từ mắt tới bất cứ một điểm
nào trong phạm vi trường nhìn của
mắt [Từ điển thuật ngữ phổ thông, tr.
49].

13



b. Sự chuyển thuật ngữ theo sự giống nhau bề ngoài
Theo cách này, để dịch chuyển thuật ngữ thì chỉ cần một đặc điểm thứ
yếu, một đặc điểm ngẫu nhiên nào đó của một đối tượng này trùng hay có
một vài sự giống nhau nào đó với đặc điểm của đối tượng khác là đủ. Ví
dụ, trong toán học, thuật ngữ discrimen có nghĩa là "một đường thẳng phân
chia hai mặt phẳng với nhau". Khi chuyển sang thuật ngữ mĩ thuật thì lại
có nghĩa "đường thẳng chạy từ trán chia mái tóc ra làm hai phần sao cho
tóc rủ xuống từ hai phía" (đường ngôi). Sự giống nhau về bề ngoài giữa hai
thuật ngữ này là cơ sở để thuật ngữ toán học chuyển sang thuật ngữ mĩ
thuật. Theo phương thức này, một loạt thuật ngữ của các ngành khoa học
khác đã chuyển thành thuật ngữ mĩ thuật:
Thuật ngữ các ngành khoa học khác

Thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt

Dựng hình: tạo ra hình bằng cách nối Dựng hình: phác hình các vật thể
các điểm khác nhau trên mặt phẳng theo các bước lên giấy sau khi
bằng các đường thẳng (toán học).
quan sát mẫu.
Kết quả khảo sát cho thấy số lượng các thuật ngữ mĩ thuật được tạo
ra từ phương thức chuyển thuật ngữ từ ngành khoa học khác không
nhiều, chỉ có 147/1.320 thuật ngữ, chiếm 11,13% trên tổng số thuật ngữ
mĩ thuật được khảo sát.
2.6.3. Tiếp nhận thuật ngữ mĩ thuật nước ngoài
Việc tiếp nhận thuật ngữ nước ngoài thường theo hai xu hướng. Đó là:
a. Sao phỏng cấu tạo và dịch nghĩa thuật ngữ mĩ thuật nước ngoài
Sử dụng những yếu tố và mô hình cấu tạo từ của tiếng Việt để tạo ra
các thuật ngữ tiếng Việt hoặc dịch nghĩa những thuật ngữ tương ứng từ
tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Ví dụ: bìa sách là sự sao phỏng cấu tạo
của book cover, trong đó bìa tương ứng với cover, còn sách tương ứng với

book.. Khảo sát hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt, chúng tôi đã xác
định được hàng loạt các thuật ngữ mĩ thuật nước ngoài được sử dụng trong
hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt theo phương thức sao phỏng cấu tạo
từ và sao phỏng ý nghĩa.

14


Ví dụ:
Book jacket
Wall painting
Basic structure
Self – portrait

: áo bìa
: bích họa
: cấu trúc cơ bản
: chân dung tự họa

Sao phỏng ý nghĩa là quá trình dịch khi người dịch không tìm được từ
ngữ trong tiếng mẹ đẻ có ý nghĩa tương đương với từ ngữ nước ngoài cần
dịch, do đó người dịch phải tạo ra một từ ngữ khác trong ngôn ngữ của
mình để diễn đạt ý nghĩa mới mẻ đó. Ví dụ:
To combine
: pha màu
Reproduction
: phiên bản
Superrealism
: phong cách cực thực
Tones- value

: sắc độ
Có 691/1.320 thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt được tạo ra từ các thuật
ngữ mĩ thuật nước ngoài bằng phương thức sao phỏng (sao phỏng cấu tạo
và dịch nghĩa), chiếm 52,34%.
b. Tiếp nhận trực tiếp thuật ngữ mĩ thuật nước ngoài
Cùng với sự phát triển của tiếng Việt, nhiều thuật ngữ nước ngoài đã
thâm nhập, đã có mặt trong hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt. Các
thuật ngữ loại này có số lượng không nhiều trong hệ thống thuật ngữ mĩ
thuật tiếng Việt. Có hai cách cơ bản xử lí các thuật ngữ mĩ thuật nước ngoài
khi tiếp nhận vào hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt (trừ cách sao
phỏng hay dịch nghĩa đã nêu trên) - đó là dùng chất liệu tiếng Việt để phiên
âm, chuyển tự các thuật ngữ nước ngoài và giữ nguyên dạng thuật ngữ
nước ngoài (chủ yếu là các thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Anh/ Mỹ, Pháp,
các ngôn ngữ có chữ viết sử dụng chữ cái Latin).
Số lượng các thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt được mượn nguyên dạng
theo cách phiên âm như trên không nhiều, chỉ có 97/1.320 thuật ngữ, chiếm
tỉ lệ nhỏ 7,37%. Trong hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt không có các
thuật ngữ nước ngoài được tiếp nhận nguyên dạng. Kết quả khảo sát và
thống kê của chúng tôi cho thấy, trong ngành mĩ thuật học, các thuật ngữ
nước ngoài xuất hiện dưới dạng phiên âm và nguyên dạng với số lượng ít
hơn nhiều so với hệ thống thuật ngữ của các ngành khoa học kĩ thuật.
Sau đây là bảng tổng hợp kết quả khảo sát các phương thức tạo thành
thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt:

15


Bảng 2.5: Tổng hợp các phương thức tạo thành thuật ngữ mĩ thuật
tiếng Việt
Các phương thức tạo thành thuật ngữ


Số
lượng

Tỉ lệ
(%)

1.

Chuyển từ thông thường thành thuật ngữ mĩ
thuật

385

29,16

2.

Chuyển thuật ngữ từ ngành khoa học khác
thành thuật ngữ mĩ thuật

147

11,13

3.

Tiếp nhận thuật ngữ mĩ thuật nước ngoài:
a. Sao phỏng cấu tạo và dịch nghĩa
thuật ngữ mĩ thuật nước ngoài


691

52,34

b. Tiếp nhận trực tiếp thuật ngữ mĩ
thuật nước ngoài (phiên âm, nguyên dạng)

97

7,37

Tổng cộng

1.320

100

STT

Tiểu kết
Chương này dành cho việc miêu tả, phân tích thuật ngữ mĩ thuật
tiếng Việt về các phương diện: đặc điểm cấu tạo, mô hình cấu tạo, đặc
điểm từ loại, nguồn gốc của 1.320 thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt được thu
thập để khảo sát; đồng thời tìm hiểu những phương thức tạo thành hệ
thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt.

16



Chương 3
ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA VÀ ĐỊNH DANH CỦA THUẬT NGỮ MĨ
THUẬT TIẾNG VIỆT
Trong chương này, chúng tôi đã trình bày đặc điểm ngữ nghĩa của
1.320 thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt về hai nội dung: phương thức tạo thành
ý nghĩa của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt và đặc điểm định danh của thuật
ngữ mĩ thuật tiếng Việt.
3.1. Ý nghĩa của thuật ngữ
Ý nghĩa của thuật ngữ là ý nghĩa của đơn vị từ vựng của ngôn ngữ tự
nhiên thực hiện chức năng của thuật ngữ khi mà nó có chức năng đó. Theo
đó, một bộ phận lớn các đơn vị từ vựng là có nghĩa định danh: chúng gọi
tên cái khái niệm chuyên môn (lớp đối tượng) mà thuật ngữ tương quan.
Nếu đơn vị từ vựng này có nhiều nghĩa định danh thì cái nghĩa định danh
xác lập quan hệ của nó với khái niệm chuyên môn trong phạm vi ngôn ngữ
dùng cho những mục đích chuyên biệt sẽ hạn định nó với các nghĩa từ vựng
còn lại của đơn vị từ vựng đó. Một thuật ngữ có thể biểu đạt một khái niệm
và chỉ một mà thôi. Thuật ngữ là một đơn vị ngôn ngữ hoàn chỉnh về ngữ
nghĩa mà nghĩa của nó không trực tiếp suy ra từ nghĩa của các thành tố
được hợp nhất theo mô hình cấu trúc - ngữ nghĩa tương ứng. Khi nghiên
cứu ý nghĩa của thuật ngữ, D.S. Lotte đặc biệt chú ý phương pháp biến đổi
nghĩa của từ thường để tạo ra ý nghĩa của thuật ngữ. Theo ông, phương
pháp biến đổi ý nghĩa của từ để tạo thành thuật ngữ có các trường hợp sau:
a. Thay đổi ý nghĩa của các từ trong vốn từ vựng của ngôn ngữ;
b. Sự chính xác hóa và biến nghĩa của thuật ngữ do sự phát triển của
khái niệm;
c. Sự dịch chuyển thuật ngữ theo sự đồng phụ thuộc có tính chất phân
loại của các khái niệm;
d. Sự biến đổi nghĩa của các từ khi xây dựng những thuật ngữ thành
phần và thuật ngữ phức hợp. Sử dụng các phương thức biến đổi nghĩa của
từ để tạo thành nghĩa thuật ngữ của D.S. Lotte nêu trên làm cơ sở khoa học

soi chiếu vào hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt, chúng tôi đã xác định
được các phương thức biến đổi ý nghĩa của từ để tạo thành nghĩa thuật ngữ.
3.2. Sự thể hiện ý nghĩa của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt
3.2.1. Thu hẹp nghĩa của từ thông thường thành nghĩa thuật ngữ mĩ thuật

17


Theo cách này, một từ thông thường nào đó sẽ nhận mang một nội
dung hoàn toàn xác định trong hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt,
nghĩa là cùng với ý nghĩa đã được ghi nhận từ trước, nó sẽ mang thêm ý
nghĩa mới. Ví dụ:
Trong vốn từ vựng tiếng Việt, từ bảng là một từ thông thường có các
nghĩa: "1. Vật có mặt phẳng, thường bằng gỗ, dùng để viết hoặc dán những
gì cần nêu cho mọi người xem. Bản yết thị. Bảng tin. 2. Bảng đen (nói tắt).
Gọi học sinh lên bảng. 3. Bảng kê nêu rõ, gọn, theo thứ tự nhất định, một
nội dung nào đó. Bảng thống kê". Khi trở thành thuật ngữ mĩ thuật tiếng
Việt thì nghĩa của bảng trong thuật ngữ bảng màu, bảng pha màu đã bị thu
hẹp, cụ thể hóa và xác định.
3.2.2. Mở rộng nghĩa của từ thông thường để tạo thành nghĩa thuật ngữ mĩ thuật
Theo cách này, một từ thông thường nào đó ngoài nội dung ngữ nghĩa
vốn có sẽ nhận thêm nội dung mới do hoàn toàn xác định trong hệ thống
thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt, nghĩa là cùng với ý nghĩa đã được ghi nhận
từ trước, nó sẽ mang thêm ý nghĩa mới do ngoại diên biểu hiện của nó được
mở rộng. Có thể nêu ví dụ sau đây:
Trong tiếng Việt, bích là một đơn vị từ vựng gốc Hán, không có khả
năng hoạt động độc lập và có nghĩa là "vách, tường" trong các từ: bích báo,
bích họa. Là thuật ngữ mĩ thuật, bích họa không chỉ là tranh tường, mà có
nghĩa rộng hơn: "Tất cả các hình vẽ lớn được vạch khắc lên vách hang đá,
những tranh vẽ lên tường hay vẽ lên vữa ướt (tranh nề) hoặc tranh ghép

mảnh lên tường, tranh vẽ lên trần nhà vẽ lên mặt trước ngôi nhà đều được
gọi là bích họa" [94; 19 -20].
3.2.3. Biến đổi nghĩa của từ thông thường để tạo thành nghĩa thuật ngữ mĩ thuật
Khảo sát hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt chúng tôi thấy, nhiều
thuật ngữ mĩ thuật được tạo ra từ các từ thông thường đã biến đổi ý nghĩa
để tạo thành nghĩa mới, không còn có mối liên hệ trực tiếp với bất kì một
nghĩa cũ nào của từ đó. Sự biến đổi ý nghĩa của các từ thông thường để tạo
thành thuật ngữ chủ yếu theo phương thức ẩn dụ và hoán dụ.
STT
1. Cứng

Nghĩa
thông thường

Nghĩa thuật ngữ

Có khả năng chịu đựng (khối) cứng: khối được tạo nên bởi
tác dụng của lực cơ học những hình, mảng có cạnh là những
mà không bị biến dạng đoạn thẳng, gợi cảm giác yên tĩnh.

18


2. Mềm

Dễ biến dạng dưới tác (khối) mềm: khối có các mặt lồi hoặc
dụng của lực cơ học; lõm do các hình không có góc cạnh tạo
trái với cứng.
thành, được dùng để tạo nên những vật
dụng có đường nét, hình dáng cong

mềm mại.

3.2.4. Tạo nghĩa mới cho từ thông thường để tạo thành nghĩa thuật ngữ mĩ thuật
Dã thú là một từ thông thường trong tiếng Việt có nghĩa "thú sống
ở rừng". Khi trở thành thuật ngữ mĩ thuật thì nó lại có nghĩa "động vật
có sức mạnh tàn ác, hung dữ (như hổ, báo, sư tử)"; còn khi là yếu tố
cấu tạo thuật ngữ mĩ thuật trường phái dã thú thì dã thú có nghĩa mới
hoàn toàn để chỉ trường phái hội họa có "cách dùng màu nguyên chất,
chói lọi và sự đơn giản về hình cũng như luật xa gần" [94; 40].
3.2.5. Biến đổi nghĩa của từ theo sự giống nhau về hình thức để tạo thành
nghĩa thuật ngữ mĩ thuật
Dao là một từ thông thường có nghĩa là "đồ dùng để cắt, gồm có lưỡi sắc
và chuôi cầm". Khi là yếu tố trong các thuật ngữ mĩ thuật dao nghiền màu, dao
vẽ thì dao không còn mang nghĩa thông thường nữa, chỉ có hình thức giống
dao thông thường, còn chức năng thì thay đổi hoàn toàn: dao vẽ là đồ dùng của
họa sĩ có nhiều hình dạng, kích thước khác nhau, dùng để pha màu và vẽ sơn
dầu, để trát, day, vạch, cạo,...
3.2.6. Dịch nghĩa các thuật ngữ mĩ thuật vay mượn nước ngoài
Pô - soa (pochoir): một phương pháp in được tiến hành như sau: trổ
hình vẽ theo tranh của họa sĩ trên giấy, bìa hoặc kim loại mỏng, sau đó đặt
tờ giấy đã được trổ lên một tờ giấy trắng, lăn màu, dập mà hay gạt màu thật
khéo lên trên; những chỗ được trổ sẽ bắt màu, còn chỗ không được trổ là
màng chắn cản màu [94; 116].
3.3. Đặc điểm định danh của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt
Dựa trên cơ sở lí luận về định danh, chúng tôi tiến hành khảo sát thuật
ngữ mĩ thuật trong tiếng Việt để tìm hiểu cụ thể đặc điểm định danh của
chúng. Cụ thể, chúng tôi đã lần lượt tìm hiểu các vấn đề sau:
- Đặc điểm định danh của các thuật ngữ - đơn vị định danh cơ bản
- Đặc điểm định danh của các thuật ngữ - đơn vị định danh phái sinh.
3.3.1. Đặc điểm phương thức định danh cơ bản của thuật ngữ mĩ thuật

tiếng Việt

19


Các đơn vị định danh cơ bản chiếm số lượng đáng kể trong tổng số
thuật ngữ mĩ thuật (107/1.320, chiếm 8,10%). Đây là các thuật ngữ cơ sở để
sản sinh các thuật ngữ là đơn vị định danh phái sinh. Ví dụ: sơn, bút, giáy,
hồ, vải, sáp, tranh, tượng,...
3.3.2. Đặc điểm phương thức định danh phái sinh của thuật ngữ mĩ thuật
tiếng Việt
Việc quy loại hệ thống khái niệm của ngành mĩ thuật học trong các
thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt là những đơn vị định danh phái sinh thành
tố chính của thuật ngữ có chức năng biểu đạt khái niệm. Do đó, dựa vào
thành tố chính có thể xác định được 8 phạm trù nội dung khái niệm mà
thuật ngữ mĩ thuật là các đơn vị định danh phái sinh biểu thị. Tám phạm
trù nội dung khái niệm đó là:
1. Xu hướng, trường phái nghệ thuật tạo hình;
2. Loại hình/thể loại nghệ thuật tạo hình;
3. Chủ thể nghệ thuật tạo hình;
4. Ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình;
5. Dụng cụ, công cụ của nghệ thuật tạo hình;
6. Chất liệu của nghệ thuật tạo hình;
7. Hoạt động sáng tạo, kĩ thuật, phương pháp của nghệ thuật tạo hình;
8. Sản phẩm/tác phẩm nghệ thuật tạo hình.
Chúng tôi đã miêu tả, phân tích đặc điểm, cách thức định danh của các
thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt, xác định được 35 mô hình định danh với 29 loại
đặc điểm được lựa chọn để định danh các thuật ngữ.
Tiểu kết
Chương này đã trình bày hai nội dung cơ bản của hệ thống thuật ngữ

mĩ thuật tiếng Việt: Ý nghĩa của thuật ngữ và đặc điểm định danh của thuật
ngữ mĩ thuật tiếng Việt.Về ý nghĩa của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt, dựa
vào các công trình nghiên cứu ý nghĩa thuật ngữ của các nhà nghiên cứu,
khảo sát hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt, chúng tôi thấy biến đổi
nghĩa của từ là phương pháp chủ yếu được sử dụng để tạo thành ý nghĩa
của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt. Luận án đã xác định được 5 phương thức
biến đổi nghĩa của từ thông thường để thành ý nghĩa của thuật ngữ. Về đặc
điểm định danh của thuật ngữ mĩ thuật, dựa vào nội dung ý nghĩa của thuật
ngữ để xác định đơn vị định danh, chúng tôi đã tìm hiểu đặc điểm định
danh thuật ngữ mĩ thuật theo hai phương diện: đặc điểm định danh của các
thuật ngữ là những đơn vị định danh cơ bản và của các thuật ngữ là những
đơn vị định danh phái sinh.

20


KẾT LUẬN
Nghiên cứu hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt, luận án đã đi sâu
tìm hiểu đặc điểm về cấu tạo, phương thức tạo thành, ý nghĩa và đặc điểm
định danh. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra các kết luận sau đây:
1. Luận án đã xác lập được một cơ sở lí luận. Về các vấn đề chung của thuật
ngữ, luận án đã hệ thống hóa, phân tích các quan điểm về thuật ngữ, tiêu
chuẩn của thuật ngữ, phân biệt thuật ngữ với các khái niệm liên quan: danh
pháp, từ nghề nghiệp, từ thường. Trên cơ sở đó thuật ngữ được hiểu là từ
hoặc cụm từ biểu hiện khái niệm, thuộc tính, đối tượng, sự vật, hiện tượng…
thuộc một lĩnh vực khoa học, công nghệ hoặc chuyên môn. Thuật ngữ có các
tiêu chuẩn cơ bản: tính khoa học (gồm có tính chính xác, tính hệ thống, ngắn
gọn), tính quốc tế và tính dân tộc. Dựa trên cơ sở lí thuyết về thuật ngữ và
nội dung khái quát của mĩ thuật học, chúng tôi xác định: Thuật ngữ mĩ thuật
là các từ, cụm từ được sử dụng trong ngành mĩ thuật để biểu thị những khái

niệm, sự vật, hiện tượng, quá trình, hoạt động, tính chất… thuộc các ngành:
hội họa, điêu khắc, kiến trúc, đồ họa và trang trí.
2. Trên cơ sở phân tích 1.320 thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt, luận án đã miêu
tả đặc điểm cấu tạo của chúng. Thuật ngữ có cấu tạo là từ gồm 566 đơn vị,
chiếm 42,88%, trong đó có 107 thuật ngữ là từ đơn, chiếm 18,90% và 459
thuật ngữ là từ ghép chiếm 81,09%. Các thuật ngữ là từ đơn tiết chủ yếu là
thuần Việt. Các thuật ngữ là từ ghép chính phụ có mô hình cấu tạo chủ yếu
là chính trước phụ sau. Về mặt từ loại, thuật ngữ mĩ thuật có cấu tạo là từ
chủ yếu là danh từ và động từ. Về nguồn gốc đơn vị cấu tạo thuật ngữ, có
sự tham gia của cả 3 loại yếu tố: Việt, Hán Việt và Ấn Âu. Trong đó, đại đa
số các thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt là từ ghép chủ yếu được tạo ra bởi các
yếu tố Hán Việt, sau đó là thuật ngữ ghép các yếu tố Việt và thuật ngữ ghép
hỗn hợp do các yếu tố Việt và Hán Việt tạo thành theo quan hệ chính - phụ,
các thuật ngữ mĩ thuật có nguồn gốc Ấn Âu có số lượng ít. Đây là đặc điểm
khác biệt của hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt so với các hệ thuật ngữ
khác. Sở dĩ như vậy là vì mĩ thuật là một trong những bộ môn nghệ thuật ra
đời sớm nhất của loài người. Ở nước ta, mĩ thuật đã có từ thời kì nguyên
thủy và phát triển đến hiện nay với nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau.
Hầu hết các thuật ngữ mĩ thuật được tạo ra trong suốt chiều dài lịch sử đều
sử dụng chất liệu ngôn ngữ dân tộc (tiếng Việt). Chỉ khi mĩ thuật Việt Nam
có quan hệ với mĩ thuật thế giới, chúng ta mới bắt đầu vay mượn thuật ngữ
mĩ thuật nước ngoài, trong đó chỉ một số ít các thuật ngữ mĩ thuật được
mượn nguyên dạng hoặc phiên chuyển sang tiếng Việt.

21


3. Các thuật ngữ có cấu tạo là cụm từ gồm có 754 đơn vị, chiếm hơn
57,12% tổng số thuật ngữ mĩ thuật được khảo sát. Căn cứ vào số lượng yếu
tố cấu tạo, các thuật ngữ là cụm từ được chia thành các nhóm gồm từ hai

yếu tố đến sáu yếu tố. Thuật ngữ có cấu tạo hai yếu tố có số lượng lớn nhất
(528 đơn vị, chiếm 70,03%), ba yếu tố là 132 đơn vị, chiếm 17,51%, bốn
yếu tố là 47 đơn vị, chiếm 6,23%). Đặc biệt, thuật ngữ năm yếu tố có 39
đơn vị, chiếm 5,17%, thuật ngữ 6 yếu tố chỉ có 8 đơn vị, chiếm 1,06%.
Về mặt từ loại, thuật ngữ mĩ thuật có cấu tạo là từ và cụm từ chủ yếu
là danh từ và ngữ danh từ (1.032 thuật ngữ, chiếm 78,12%), tiếp sau là tính
từ và ngữ tính từ (171 thuật ngữ, chiếm 12,95%) và cuối cùng là động từ và
ngữ động từ (117 thuật ngữ, chiếm 8,93%).
Về nguồn gốc của các yếu tố cấu tạo, được sử dụng nhiều nhất vẫn là
yếu tố Hán Việt, sau đó là yếu tố Việt và cuối cùng là các yếu tố Ấn Âu.
Các yếu tố kết hợp tạo thành thuật ngữ mĩ thuật có thể cùng nguồn gốc
hoặc khác nguồn gốc. Về cấu tạo, đại đa số thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt là
ngữ định danh có mô hình chính phụ: yếu tố chính đứng trước, yếu tố hoặc
tổ hợp yếu tố phụ đứng sau. Mô hình cấu tạo của thuật ngữ mĩ thuật tiếng
Việt là cụm từ khá phong phú: Hán Việt + Hán Việt, Hán Việt + Việt; Hán
Việt + Ấn Âu; Việt + Ấn Âu; Hán Việt + Việt + Ấn Âu. Chính mô hình cấu
tạo phổ biến này đã làm nên tính hệ thống về cấu tạo của thuật ngữ mĩ thuật
tiếng Việt nói riêng, thuật ngữ khoa học tiếng Việt nói chung.
4. Về các phương thức tạo thành hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt,
chúng tôi đã xác định được 3 phương thức cơ bản: Chuyển từ thông thường
thành thuật ngữ mĩ thuật; Chuyển thuật ngữ từ ngành khoa học khác
thành thuật ngữ mĩ thuật; Tiếp nhận thuật ngữ mĩ thuật nước ngoài
bằng con đường sao phỏng cấu tạo, dịch nghĩa và mượn nguyên dạng
(phiên âm và giữ nguyên dạng). Trong ba phương thức này thì phương
thức tiếp nhận thuật ngữ mĩ thuật nước ngoài theo cách sao phỏng cấu
tạo và dịch nghĩa là phương thức chủ đạo, đã tạo thành số lượng lớn
(691/1320 thuật ngữ, chiếm 52,34%) thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt bằng
cách sử dụng chất liệu tiếng Việt, các phương thức tạo từ của tiếng Việt.
Việc tạo ra các thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt theo phương thức này vừa
đảm bảo tính chính xác, tính quốc tế của khái niệm do thuật ngữ biểu

thị, đồng thời lại thể hiện được tính dân tộc của thuật ngữ. Việc tiếp
nhận thuật ngữ mĩ thuật nước ngoài theo cách phiên âm và giữ nguyên
dạng ít được dùng, chỉ có 97/1320 thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt, chiếm
7,37%. Phương thức chuyển từ thông thường thành thuật ngữ mĩ thuật
tiếng Việt cũng là một phương thức quan trọng trong việc tạo ra các

22


×