Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
TRƯờNG ĐạI HọC VINH
NGUYễN THị HOA
ĐặC ĐIểM CấU TạO Và NGữ NGHĩA
CủA THàNH NGữ ĐịA PHƯƠNG THANH HóA
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
MÃ số: 60.22.01
Luận văn thạc sĩ ngữ văn
Ngời hớng dẫn khoa học:
PGS. TS. HOàNG TRäNG CANH
2
VINH - 2011
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn này, chúng tôi đã nhận được sự
hướng dẫn khoa học của thầy giáo - PGS. TS. Hoàng Trọng Canh và sự giúp
đỡ của các thầy cô giáo thuộc chuyên ngành ngơn ngữ, Khoa Sau đại học Trường Đại học Vinh.
Hồn thành luận văn, chúng tôi xin trân trọng gửi tới thầy giáo - PGS.
TS Hoàng Trọng Canh và các thầy cô giáo thuộc chuyên ngành ngôn ngữ Khoa sau đại học - Trường Đại học Vinh lời cảm ơn chân thành nhất.
Trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu là tác giả của
các tài liệu mà chúng tôi đã sử dụng một phần tư liệu trong luận văn.
Trân trọng gửi lời cảm ơn đến tập thể các nhà trường mà chúng tôi đã
và đang trực tiếp tham gia công tác giảng dạy: Trường THCS Quảng Lĩnh huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa; trường THCS Mai Văn Ninh - T.P
Thanh Hóa - tỉnh Thanh Hóa, đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho chúng tơi trong
q trình thực hiện luận văn.
Trân trọng gửi lời cảm ơn đến tất cả bà con cô bác, các anh chị em và
các cháu thanh thiếu niên, trên hầu khắp địa bàn các huyện thuộc tỉnh Thanh
Hóa như Quan Sơn, Tĩnh Gia, Hà Trung, Hậu Lộc, Nga Sơn, Quảng Xương,
Nông Cống,... đã giúp đỡ chúng tơi trong cơng tác điền dã, tìm kiếm, thống kê
nguồn tư liệu từ thực tế.
Trân trọng gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp
chúng tơi có được thời gian và vững tâm hơn trong q trình thực hiện luận
văn này.
Chúng tơi xin trân trọng cảm ơn !
Vinh, tháng 01 năm 2012
Người thực hiện
4
Nguyễn Thị Hoa
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...............................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................6
2. Lịch sử vấn đề................................................................................................7
3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................9
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................10
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................11
6. Đóng góp của luận văn.................................................................................12
7. Cấu trúc của luận văn...................................................................................12
Chương 1
MỘT SỐ GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI........................................14
1.1. Thành ngữ tiếng Việt.................................................................................14
1.1.1. Khái niệm thành ngữ..............................................................................14
1.1.2. Cấu tạo của thành ngữ và phân loại thành ngữ...................................16
1.1.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ.....................................................22
1.1.4. Đặc điểm, vai trò của thành ngữ trong sử dụng .................................23
1.1.5. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ.............................................................24
1.2. Thành ngữ trong phương ngữ Thanh Hóa.................................................26
1.2.1. Phương ngữ Thanh Hóa...........................................................................26
1.2.1.1. Khái niệm phương ngữ........................................................................26
1.2.1.2. Một vài nét khái quát về phương ngữ Thanh Hóa.............................27
1.2.2. Thành ngữ trong phương ngữ Thanh Hóa..............................................28
1.3. Tiểu kết chương 1......................................................................................30
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THÀNH NGỮ ĐỊA PHƯƠNG
THANH HÓA......................................................................................................31
2.1. Dẫn nhập.....................................................................................................31
2.2. Các dạng cấu tạo của thành ngữ địa phương Thanh Hóa .....................34
2.2.1. Thành ngữ cấu tạo theo phương thức so sánh (thành ngữ so sánh)....34
2.2.1.1. Mơ hình cấu tạo thành ngữ so sánh tiếng Việt.................................35
2.2.1.2. Mơ hình cấu tạo thành ngữ so sánh Thanh Hóa................................36
2.2.2. Thành ngữ cấu tạo theo phương thức ẩn dụ........................................42
2.2.2.1. Đặc điểm cấu tạo thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng Thanh Hóa.......43
2.2.2.2. Đặc điểm cấu tạo của thành ngữ ẩn dụ hố phi đối xứng Thanh
Hóa......................................................................................................................46
2.3. Tiểu kết chương 2......................................................................................48
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA THÀNH NGỮ ĐỊA PHƯƠNG
THANH HÓA......................................................................................................49
6
3.1. Dẫn nhập.....................................................................................................50
3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ so sánh Thanh Hóa........................50
3.2.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ tính chất so sánh trong thành ngữ
so sánh địa phương Thanh Hóa ........................................................................51
3.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong vế làm chuẩn so sánh (từ ngữ
thuộc vế B) trong thành ngữ so sánh địa phương Thanh Hóa .......................53
3.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ ẩn dụ hố trong phương ngữ Thanh
Hóa .....................................................................................................................62
3.3.1. Cơ cấu nghĩa của thành ngữ ẩn dụ hoá trong phương ngữ Thanh Hóa
.............................................................................................................................62
3.3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của các dạng thành ngữ ẩn dụ hố trong
phương ngữ Thanh Hóa ....................................................................................63
3.3.2.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng trong
phương ngữ Thanh Hóa ....................................................................................63
3.3.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ ẩn dụ hoá phi đối xứng trong
phương ngữ Thanh Hóa.....................................................................................67
3.4. Vai trị của thành ngữ Thanh Hóa .............................................................71
3.5. Tiểu kết chương 3......................................................................................72
KẾT LUẬN..........................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................75
PHỤ LỤC ...........................................................................................................79
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thành ngữ là một trong những hiện tượng độc đáo của ngơn ngữ
nói chung, của tiếng Việt nói riêng. Qua thành ngữ, có thể tìm thấy những dấu
ấn riêng của ngơn ngữ và bản sắc văn hoá của từng dân tộc. Trong tiếng Việt,
thành ngữ phong phú về số lượng, đa dạng về hình thức cấu tạo và ngữ nghĩa.
Nghiên cứu thành ngữ là góp phần khẳng định sự giàu đẹp, tinh tế của tiếng
Việt, đồng thời thấy được truyền thống văn hố, thói quen ngơn ngữ và cách tri
nhận của người Việt. Vì vậy, nghiên cứu thành ngữ về đặc điểm cấu tạo, ngữ
nghĩa là một trong những hướng đi cần thiết của Việt ngữ học. Nghiên cứu
thành ngữ trong tiếng địa phương Thanh Hóa là một trong những đề tài nằm
trong hướng nghiên cứu cần thiết đó.
7
1.2. Tiếng Việt là ngôn ngữ thống nhất trong đa dạng. Phương ngữ chính là
hiện tượng biểu hiện tính đa dạng của tiếng Việt. Là một vùng địa phương nằm
tiếp giáp giữa hai vùng phương ngữ Bắc Bộ và Trung Bộ, tiếng địa phương Thanh
Hóa có những đặc điểm riêng, góp phần thể hiện sự đa dạng và phong phú của
tiếng Việt về mặt biểu hiện. Nghiên cứu thành ngữ trong tiếng địa phương Thanh
Hóa khơng những góp phần làm rõ bản sắc độc đáo của vùng đất này về mặt ngơn
ngữ và văn hố mà cịn khẳng định thêm sự phong phú, đa dạng và nét đặc sắc về
thành ngữ của người Việt nói riêng, tiếng Việt và văn hố Việt nói chung.
1.3. Trong thực tế nói năng, thành ngữ được người Việt nói chung, người
Thanh Hóa nói riêng sử dụng một cách thường xuyên. Là một cụm từ nhưng
thành ngữ mang đặc trưng riêng về cấu tạo, ngữ nghĩa và mang đậm bản sắc văn
hoá vùng miền. Nghiên cứu thành ngữ địa phương Thanh Hóa về cấu tạo, ngữ
nghĩa và cách sử dụng cũng chính là nghiên cứu một hiện tượng quan trọng của từ
ngữ địa phương Thanh Hóa. Những tư liêu mà chúng tơi thu thập được trong quá
trình thực hiện đề tài cũng như những kết quả đánh giá có thể góp phần bổ sung
thêm nhiều cứ liệu quan trọng vào việc giảng dạy phương ngữ tiếng Việt cho học
sinh và sinh viên.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Đặc điểm cấu tạo và ngữ
nghĩa của thành ngữ địa phương Thanh Hóa để tìm hiểu và nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Thành ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ đặc biệt mà ngày càng được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đã có khá nhiều cơng trình, bài viết nghiên
cứu về thành ngữ tiếng Việt nói chung và thành ngữ các vùng địa phương nói
riêng. Có thể điểm qua một số cơng trình tiêu biểu sau.
Về thành ngữ tiếng Việt, các tác giả đã tìm hiểu đơn vị này ở cả hai
bình diện văn học và ngôn ngữ.
8
Ở bình diện văn học, trong lịch sử nghiên cứu, đã có khá nhiều cơng
trình nghiên cứu thành ngữ ở bình diện này như các cơng trình Việt Nam văn
học sử yếu năm (1951) của Dương Quảng Hàm, Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt
Nam của Vũ Ngọc Phan (1971)... Những cơng trình này đã góp phần quan
trọng vào việc chỉ ra những đặc điểm khái quát nhất của thành ngữ tiếng Việt
để người đọc có thể nhận diện được đơn vị này. Có thể xem đây là những
cơng trình đóng vai trị nền móng để các nhà nghiên cứu tiếp tục hồn thiện
các đặc trưng của thành ngữ.
Ở bình diện ngôn ngữ, thành ngữ tiếng Việt cũng được khá nhiều
nghiên cứu quan tâm. Một số cơng trình hướng đến phân biệt thành ngữ và
tục ngữ, từ đó, đưa ra những đặc trưng để nhận diện thành ngữ như "Góp ý
kiến về phân biệt thành ngũ với tục ngữ" của tác giả Vù Đình Tú (1973);
"Khái niệm về thành ngữ tiếng Việt" của Nguyễn Thiện Giáp (1975); "Ranh
giới giữa thành ngữ và tục ngữ" của Nguyễn văn Mệnh 1972)... Bên cạnh đó,
cịn có một số giáo trình về từ vựng tiếng Việt cũng đã dành riêng một phần
để bàn về thành ngữ trên tất các mặt như cấu tạo, ngữ nghĩa và cách sử dụng
như các cơng trình Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại của Hồ Lê
(1976); Từ và vốn từ tiếng Việt của Nguyễn Văn Tu (1976); Cơ sở ngữ nghĩa
từ vựng Đỗ Hữu Châu (1987); Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt Đỗ Hữu Châu
(1999)... Những cuốn giáo trình này đều giành một phần để phân biệt cụm từ
cố định nói chung và thành ngữ nói riêng. Hầu hết các tác giả đều thống nhất
cho rằng thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ tương đương với từ, nhưng nó lại
có đặc điểm riêng về cấu tạo, ngữ nghĩa cũng như khả năng vận dụng tạo câu.
Đặc biệt, gần đây, có khá nhiều cơng trình chuyên khảo của các nhà
nghiên cứu và các luận văn, khoá luận của học viên cao học, sinh viên nghiên
cứu về thành ngữ như Thành ngữ tiếng Việt (2004) của tác giả Hoàng Văn
Hành, Khảo sát cấu trúc thành ngữ tiếng Việt (2006) của Lê Thị Hải
Vân, Về tính biểu trưng của thành ngữ trong tiếng Việt (1978) của Bùi
9
Khắc Việt; Tính biểu trưng của thành ngữ tiếngViệt (1999) của Phan Xân
Thành; Thành ngữ đồng nghĩa và thành ngũ trái nghĩa trong tiếng Việt
(2004) của Trần Anh Tư, Hình ảnh biểu trưng trong thành ngữ so sánh
tiếng Việt (2006) của Bùi Thị Thi Thơ, Cuộc sống của thành ngữ, tục
ngữ trong kho tàng ca dao người Việt (2003) của Nguyễn Nhã Bản, Đặc
trưng cấu trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ trong ca dao (2004) của
Nguyễn Việt Hùng; Thành ngữ trong truyện Kiều (2005) củaTrần Thị
Loan,….
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên đều tập chung phân tích
khái niệm, đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa thành ngữ nói chung hay tìm hiểu sự
vận dụng của thành ngữ tiếng Việt trong các tác phẩm văn học.
Bên cạnh việc nghiên cứu những thành ngữ tiếng Việt, trong những
năm gần đây, thành ngữ địa phương của nhiều vùng miền trên cả nước, trong
đó có thành ngữ địa phương Thanh Hóa đã bước đầu được chú ý. Riêng ở
Thanh Hóa, các sáng tác dân gian nói chung và thành ngữ nói riêng của cư
dân vùng đất này đã được một số tác giả sưu tầm và biên soạn thành tuyển
tập, trong đó có thể kể đến một số cơng trình tiêu biểu như: Tục ngữ, dân ca,
ca dao, vè Thanh Hóa (Miền xi trước cách mạng tháng Tám) của nhóm tác giả
Lê Huy Trâm - Hồng Khơi - Lê Đức Hạnh; Ca dao Thanh Hóa 1954 - 1975
của nhóm tác giả Hồng Khơi, Lê Huy Trâm; Ca dao sưu tầm ở Thanh Hóa
của nhóm Lam Sơn; Tục ngữ Mường Thanh Hóa của tác giả Cao Sơn Hải.
Những tư liệu nêu trên đã góp phần rất quan trọng trong việc bảo tồn và phát
triển văn hố, văn học dân gian ở Thanh Hóa. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu
đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa và cách sử dụng thành ngữ địa phương Thanh
Hóa đang cịn là vấn đề mới mẻ, ít được các nhà nghiên cứu đề cập đến. Đó
chính là cơ sở quan trọng để chúng tơi mạnh dạn tìm hiểu đề tài này.
3. Đối tượng nghiên cứu
10
Để tìm hiểu phân tích đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thành ngữ
Thanh Hóa, chúng tơi đã chọn đối tượng nghiên cứu là toàn bộ thành ngữ địa
phương Thanh Hóa được sưu tầm trong các tài liệu Dân ca Thanh Hóa do
Hồng Tuấn Phổ - Đỗ Ngọc Trâm - Ngô Xuân Thanh - Lê Huy Trâm Nguyễn Bá Đan sưu tầm, xuất bản tại Nxb VHHN (9/1963); Ca dao sưu tầm ở
Thanh Hóa của nhóm Lam Sơn, xuất bản tại Nxb VHHHN (1965); Thanh Hóa
Quan Phong do Vũ Duy Trinh Sưu tầm và giới thiệu (1973); Tục ngữ, dân ca,
ca dao, vè Thanh Hóa (Miền xi trước cách mạng tháng Tám) của nhóm tác giả
Lê Huy Trâm - Hồng Khơi - Lê Đức Hạnh sưu tầm và biên soạn, Nxb Thanh
Hóa (1983); Ca dao Thanh Hóa 1954 - 1975 của nhóm sưu tầm: Hồng
Khơi, Lê Huy Trâm; Tục ngữ Mường Thanh Hóa của tác giả Cao Sơn Hải.
Ngồi ra, chúng tơi cịn lấy nguồn dữ liêu từ các phiếu điều tra điền dã
trực tiếp từ học sinh của các trường phổ thơng thuộc các huyện Quan Hố, Nơng
Cống, Triệu Sơn, Hà Trung, Yên Định; sinh viên chuyên ngành xã hội nhân văn
của trường Đại Học Hồng Đức và người dân Thanh Hóa ở các địa phương để
ghi chép lại.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng đếnmục đích chính là nêu lên
các đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa và hành chức của thành ngữ Thanh Hóa qua
so sánh với thành ngữ của các vùng miền khác. Từ đó, thấy được sự phong
phú, đa dạng của thành ngữ địa phương Thanh Hóa nói riêng và thành ngữ
tiếng Việt nói chung, đồng thời, rút ra vai trị của nó trong sáng tác văn
chương và trong đời sống văn hoá của người dân Thanh Hóa, bản sắc văn hố
và thói quen ngơn ngữ của cư dân địa phương Thanh Hóa.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra một số nhiệm vụ chính sau:
Nhiệm vụ thứ nhất là điều tra, khảo sát, thống kê phân loại các thành
ngữ Thanh Hóa dựa vào tiêu chí phương thức cấu tạo, từ đó, lập các bảng số
11
liệu, phân tích các ví dụ để nêu ra các đặc điểm cấu tạo của thành ngữ địa
phương Thanh Hóa.
Thứ hai, luận văn đặt ra nhiệm vụ phân tích, giải thích ý nghĩa biểu
trưng của thành ngữ Thanh Hóa thể hiện qua hình ảnh tiêu biểu, đồng thời đối
chiếu với những hình ảnh được lựa chọn trong thành ngữ tiếng Việt, từ đó làm
nổi bật nét riêng, nét độc đáo của thành ngữ Thanh Hóa về ngữ nghĩa.
Thứ ba, qua phân tích đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thành ngữ
địa phươngThanh Hóa, chúng tơi sẽ phân tích rõ cách tri nhận, thói quen nói
năng của người Thanh Hóa, từ đó rút ra nét đặc trưng của truyền thống văn
hoá của vùng đất này thể hiện qua thành ngữ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng đồng thời một số phương pháp và
thủ pháp nghiên cứu chính như phương pháp điều tra điền dã, phương pháp
thống kê - phân loại, phương pháp miêu tả - so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp.
5.1. Phương pháp điều tra điền dã
Chúng tôi tiến hành điều tra điền dã trực tiếp học sinh ở một số trường
THCS, sinh viên các ngành khoa học xã hội của trường Đại Học Hồng Đức và
người dân ở nhiều địa phương Thanh Hóa để thu thập tư liệu.
5.2. Phương pháp thống kê phân loại
Từ các tư liệu thu thập được qua điều tra điền dã và qua một số cơng
trình sưu tầm về thành ngữ địa phương Thanh Hóa đã được xuất bản, chúng
tôi tiến hành khảo sát, thống kê, phân loại các thành ngữ Thanh Hóa, sau đó,
tiếp tục phân chúng thành các nhóm theo từng tiêu chí cụ thể để làm cơ sở
cho việc miêu tả, phân tích và so sánh.
5.3. Phương pháp miêu tả, so sánh
Từ bảng số liệu đã thống kê và phân loại, chúng tôi sẽ miêu tả những
đặc điểm của thành ngữ địa phương Thanh Hóa về cấu tạo, ngữ nghĩa và cách
12
sử dụng; đối chiếu những đặc điểm đó với thành ngữ ở các vùng địa phương
khác để nêu bật những đặc điểm đó.
5.4. Phương pháp phân tich tổng hợp
Từ việc miêu tả, so sánh, chúng tơi sẽ phân tích từng đặc điểm của
thành ngữ địa phương Thanh Hóa về cấu tạo, ngữ nghĩa và cách sử dụng, từ
đó tổng hợp những đặc điểm khái quát nhất của thành ngữ ở địa phương này.
6. Đóng góp của luận văn
Đây là đề tài đầu tiên đi vào nghiên cứu thành ngữ Thanh Hóa một
cách khá tồn diện về các mặt cấu tạo, ngữ nghĩa và cách sử dụng.
Trên cơ sở chỉ ra các đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa của thành ngữ
Thanh Hóa, so sánh thành ngữ Thanh Hóa với thành ngữ tiếng Việt ở những
phương diện cụ thể, luận văn nêu lên một số nét đặc trưng của thành ngữ
Thanh Hóa, đồng thời làm rõ sắc thái văn hoá địa phương Thanh Hóa.
Luận văn lập ra các bảng biểu thống kê và phân tích các ví dụ cụ thể của
thành ngữ trong thơ ca dân gian Thanh Hóa và những dữ liệu thống kê được từ
điều tra, từ đó làm nổi bật cách cấu tạo cũng như ngữ nghĩa và vai trò của thành
ngữ trong cách sử dụng, nhất là cách sử dụng trong thơ ca dân gian.
Ngoài ra luận văn đã có đóng góp lớn trong việc tìm ra những thành
ngữ Thanh Hóa mà các tác giả đi trước chưa thu thập như một đối tượng điều
tra riêng. Do vậy, luận văn hoàn thành sẽ cung cấp tư liệu cho ai quan tâm tới
vấn đề Thành ngữ nói riêng, ngơn ngữ và văn hố nói chung.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Một số giới thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2: Đặc điểm cấu tạo của thành ngữ Thanh Hóa
Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ Thanh Hóa
13
14
Chương 1
MỘT SỐ GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Thành ngữ tiếng Việt
1.1.1. Khái niệm thành ngữ
Thành ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ khá đặc biệt. Trong tiếng Việt,
thành ngữ có số lượng tương đối phong phú, có nguồn gốc và kiểu cấu tạo
tương đối đa dạng. Song, cũng như nhiều đơn vị ngôn ngữ khác, thành ngữ là
một đơn vị đặc biệt và hết sức phức tạp. Vì vậy, việc tìm ra những tiêu chí cụ
thể, xác đáng để xác định khái niệm về thành ngữ, đó khơng phải là việc làm
đơn giản. Vì vậy, dù đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về thành ngữ
nhưng cho đến nay, các nhà ngôn ngữ học vẫn chưa đưa ra ý kiến thống nhất
về nội hàm của khái niệm này.
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp (1975) nhận định: "Thành ngữ là những
cụm từ cố định vừa có tính hồn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm... bên
cạnh nội dung trí tuệ, các thành ngữ bao giờ cũng làm theo sắc thái bình giá,
cảm xúc nhận định" [10, tr.181].
Tác giả Nguyễn Văn Tu (1976) quan niệm: "Thành ngữ là cụm từ cố
định mà các từ trong đó đã mất đi tính độc lập đến một trình độ cao về
nghĩa, kết hợp làm lại một khối vững chắc, hoàn chỉnh. Nghĩa của chúng
không phải do nghĩa của từng thành tố tạo ra. Có thể có tính hình tượng
cũng có thể khơng có. Nghĩa của chúng cũng khác nghĩa của những từ
nhưng cũng có thể cắt nghĩa bằng từ nguyên học" [37, tr.189]. Tác giả Hồ
Lê (1976) cũng có ý kiến tương tự: "Thành ngữ là những tổ hợp từ (gồm
nhiều từ hợp lại) có tính vững chắc về cấu tạo và tính bóng bẩy về ý nghĩa
để miêu tả một hình ảnh, một hình tượng, một tính cách hay một trạng thái
nào đó" [20, tr.97].
15
Tác giả Nguyễn Văn Mệnh trong khi so sánh thành ngữ với tục ngữ
cũng khẳng đinh: "Mỗi thành ngữ chỉ là một cụm từ, chưa phải là một câu
hoàn chỉnh" [23, tr.12].̣̣
Tác giả Đỗ Hữu Châu (1999) trong cuốn Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
đã nêu chung khái niệm thành ngữ (trong loại lớn và ngữ cố định) như sau:
"Nói ngữ cố định là các cụm từ cố định hóa là nói chung... Bởi vậy cái quyết
định để xác định các ngữ cố định là tính tương đương với từ của chúng về
chức năng tạo câu. Chúng ta nói ngữ cố định tương đương với từ khơng phải
chỉ vì chúng có thể thay thế cho một từ, ở vị trí các từ, hoặc có thể kết hợp với
từ để tạo câu" [5, tr.73].
Các tác giả trong cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học
(2003) quan niệm: "Thành ngữ là cụm từ hay ngữ cố định có tính ngun khối
về ngữ nghĩa, tạo thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa chung khác với
tổng số ý nghĩa của các thành tố cấu thành nó, tức là khơng có nghĩa đen và
hoạt động như một từ riêng biệt ở trong câu" [44, tr.271].
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán chủ biên (2004),
các tác giả định nghĩa: Thành ngữ tiếng Việt là "Đoạn câu cụm từ có sẵn,
tương đối cố định bền vững khơng nhằm diễn trọn một ý... mà nhằm thể hiện
một quan niệm dưới một hình thức sinh động, hấp dẫn... Dù ngắn hay dài, xét
về nội dung ý nghĩa cũng như về chức năng ngữ pháp thành ngữ cũng chỉ
tương đương như từ, nhưng là từ đã được tô điểm và nhấn mạnh nghĩa bằng
sự diễn đạt sinh động, có nghệ thuật" [13, tr.249].
Tác giả Hoàng Văn Hành (2004) trong chuyên luận về thành ngữ tiếng
Việt đã nêu ra khái niệm thành ngữ như sau: "Thành ngữ là một loại tổ hợp từ
cố định, bền vững về hình thái cấu trúc, hồn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa,
được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ"
[12, tr.27].
16
Như vậy, có rất nhiều cách hiểu về khái niệm thành ngữ. Mặc dù có
những điểm chưa đồng nhất nhưng về cơ bản, các tác giả đều đã chỉ ra những
đặc trưng cơ bản của thành ngữ. Theo đó, thành ngữ được hiểu là cụm từ cố
định, có kết cấu vững chắc, có chức năng định danh và mang ý nghĩa biểu
trưng, được sử dụng tương đương như từ.
1.1.2. Cấu tạo của thành ngữ và phân loại thành ngữ
Như đã nói ở trên, thành ngữ là một đơn vị ngơn ngữ phức tạp. Tính
phức tạp của thành ngữ biểu hiện trước hết ở đặc điểm cấu tạo của nó. Là một
đơn vị thuộc loại tổ hợp từ cố định nhưng thành ngữ có đặc điểm bền vững về
hình thái cấu trúc. Tính ổn định, bền vững của cấu trúc thành ngữ thể hiện ở
sự ổn định thành phần từ vựng (nhiều trường hợp chặt chẽ đến mức loại bỏ
khả năng thay thế từ đồng nghĩa) và sự ổn định về cấu tạo (ổn định về mối
quan hệ giữa các thành tố trong thành ngữ). Xét về kết cấu ngữ pháp, thành
ngữ có kết cấu khá đa dạng. Thành ngữ có thể có kết cấu là cụm từ chính phụ,
cụm từ đẳng lập hoặc cụm chủ vị,…
Có một điều đáng lưu ý nữa là thành ngữ là hiện tượng trung gian, nằm
ở khu đệm, giữa một bên là từ (thuộc từ vựng) và một bên là ngữ (thuộc cú
pháp); và còn một bên nữa là các hiện tượng thuộc văn học dân gian (tục ngữ,
ca dao). Do có cấu tạo phức tạp và đặc tính trung gian nêu trên nên việc chỉ
rõ các đặc tính cũng như việc phân loại thành ngữ không phải là vấn đề đơn
giản. Trong các công trình nghiên cứu về thành ngữ, các tác giả đã dựa vào
nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại thành ngữ về mặt cấu tạo.
a. Phân loại dựa vào số lượng thành tố trong thành ngữ.
Các tác giả Lương Văn Đang - Nguyễn Lực trong cuốn Từ điển thành
ngữ tiếng Việt dựa vào số lượng thành tố trong thành ngữ đã chia thành ngữ ra
làm 3 loại:
* Thành ngữ kết cấu ba tiếng: Bạc như vơi; cá hóa rồng; gươm kề cổ;
nhảy chân sáo; tay rờ gáy..
17
Trong kiểu này có một số trường hợp tuy hình thức là tổ hợp ba tiếng
một, nhưng về mặt kết cấu, đó chỉ là sự kết hợp của một từ đơn và một từ
ghép, như: Nhảy chân sáo; không bờ bến; đau điếng người... hoặc kiểu có ba
từ đơn, kết cấu giống như cụm từ c-v: Tớ quên thầy..
* Thành ngữ kết cấu bốn từ đơn hay hai từ ghép liên hợp theo kiểu nối
tiếp hay xen kẽ là kiểu phổ biến nhất của thành ngữ tiếng Việt: Ăn cháo đái bát;
đầu trâu mặt ngựa; gió dâp sóng vùi; mặt hoa da phấn; tay làm hàm nhai...
Trong đó các tác giả chia ra các kiểu:
+ Kiểu thành ngữ có láy ghép: Chạy ngược chạy xuôi;ghét cay ghét
đắng, tối mày tối mặt...
+ Kiểu thành ngữ tổ hợp của hai từ ghép: Đau lịng xót ruột; kín cổng
cao tường; nằm gai nếm mật; tầm sư học đạo...
* Thành ngữ kết cấu năm hay sáu tiếng cũng tương đương như kiểu kết
cấu trên: Ăn trơng nồi ngồi trơng hướng; nói một đằng làm một nẻo...
Một số thành ngữ có kiểu kết cấu từ bảy, tám, mười tiếng. Nó có thể hai
hay ba ngữ đoạn, hai hay ba mệnh đề liên hợp tạo thành một tổ hợp kiểu ngữ cú
dài cố định, như: Nói như dùi đục chấm mắm cáy; giã gạo thì ốm, giả cốm thì
khỏe...
Như vậy, dựa vào số lượng thành tố trong thành ngữ để phân loại thành
ngữ là chỉ dựa vào hình thức, khơng phản ánh được tính chất quan hệ và đặc
điểm bên trong của chúng.
b. Phân loại thành ngữ dựa vào kết cấu ngữ pháp
Tác giả Nguyễn Văn Tu dựa vào kết cấu ngữ pháp chia thành ngữ
thành các loại:
* Thành ngữ có cấu tạo là câu đơn giản: Trăm dâu đổ đầu tằm; chó
ngáp phải ruồi; trên dưới một lịng; lời nói đọi máu... Ở loại câu này, tác giả
phân ra làm hai loại:
18
+ Câu đơn giản đủ hai thành phần chủ yếu, có thể thêm thành phần thứ
yếu theo mơ hình: Chủ ngữ + vị ngữ + trạng ngữ hoặc tân ngữ, ví dụ: Trăm
dâu đổ đầu tàm
+ Câu đơn giản chỉ có hai thành phần chính theo mơ hình: Chủ ngữ + vị
ngữ, ví dụ: Ma ăn cỗ
* Thành ngữ có cấu tạo là câu phức tạp: Tay làm hàm nhai; binh hùng
tướng mạnh,…
Những thành ngữ này có cơng thức C-V, C-V khơng có liên từ, ta có
thể chia làm 2 loại nhỏ, căn cứ vào mối quan hệ đẳng lập hay chính phụ của
các mệnh đề trong thành ngữ:
+ Về mệnh đề phụ: Tay làm hàm nhai, quýt làm cam chịu…
+ Về mệnh đề đẳng lập: C-V, C-V: Cơm thừa canh cặn, binh hùng
tướng mạnh; tai to mặt lớn…
Ngoài ra, thành ngữ cịn có kiểu cấu tạo là câu phức hợp thiếu thành
phần chủ yếu như:
+ Kiểu VT-VT như: Ăn lông ở lỗ,...
+ Kiểu Vtr - Vtr: Ngủ ngày cày đêm; ăn to nói lớn…
+ Kiểu trV-trV: Phàm ăn phàm uống; nói dơng, nói dài
+ Kiểu: Số + danh + số + danh: Năm thê bảy thiếp,...
Nhìn chung, cách phân loại dựa vào cấu tạo ngữ pháp đã chia thành
ngữ thành các kiểu cụ thể. Tuy nhiên cách phân loại này sẽ khó có thể khảo
sát thành ngữ tiếng Việt triệt để và chính xác về nội dung.
c. Phân loại thành ngữ dựa vào số lượng cụm từ
Dựa vào tiêu chí này, người ta chia thành ngữ tiếng Việt thành hai loại
lớn: thành ngữ cấu tạo theo kiểu cụm từ đơn và thành ngữ cấu tạo theo kiểu
cụm từ liên hợp. Hai loại này, tiếp tục phân ra các tiểu loại nhỏ:
19
* Thành ngữ cấu tạo theo kiểu cụm từ đơn: đó là loại thành ngữ tiếng
Việt có cấu tạo chỉ gồm một cụm C-V, ví dụ: Thân làm tội đời; Kẻ cắp gặp bà
già,…
+ Thành ngữ có cấu tạo C-P là cụm từ đơn.
Cụm từ C-P thường được gọi tên theo từ loại của thành tố chính trong
cụm từ, đó là cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ, cụm số từ, cụm đại từ.
Thành ngữ có cấu tạo là cụm từ C-P cũng có đầy đủ các loại cụm từ đã nêu
trên; nhưng số lượng nhiều nhất là cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
Trong các loại này đều có cấu tạo là cụm từ đơn.
- Thành ngữ có cấu tạo là cụm danh từ đơn:
Đây là loại thành ngữ tiếng Việt có quan hệ chính phụ giữa các yếu tố
cấu thành, trong đó yếu tố đóng vai trị trung tâm là danh từ, cấu tạo chỉ gồm
một cụm C-P, ví dụ: Mồm cá ngã; cờ cao Đế Thích,…
- Thành ngữ có cấu tạo là cụm động từ đơn.
Đây là loại thành ngữ tiếng việt có một thành phần trung tâm là động
từ, ví dụ: Uốn ba tấc lưỡi; chỉ tay năm ngón…
- Thành những có cấu tạo là cụm tính từ đơn:
Là thành ngữ có cấu tạo cụm từ đơn không xuất hiện thành phần phụ
trước, chỉ bao gồm một trung tâm và một thành phần phụ sau, ví dụ: Trắng
như ngà; nhanh như cắt; to như hộ pháp,…
+ Thành ngữ có cấu tạo kiểu cụm từ liên hợp.
Đó là loại cấu tạo gồm 2 cụm từ trở lên kết hợp với nhau, gồm các kiểu:
- Thành ngữ có cấu tạo C-V là cụm từ liên hợp (C-V+C-V).
Thành ngữ cấu tạo theo kiểu cụm từ liên hợp là thành ngữ có hai kết cấu
trung tâm, mà kết cấu trung tâm là kết cấu C-V, ví dụ: Trời đánh thánh vật,…
- Thành ngữ có cấu tạo C - P là cụm từ liên hợp (C - P + C - P)
Ở đây, người ta chia ra các tiểu loại theo cụm danh từ, cụm động từ,
cụm tính từ, cụ thể:
20
- Thành ngữ có cấu tạo là cụm danh từ liên hợp.
Loại thành ngữ này có hai cụm từ chính phụ liên kết lại, hai cụm từ
chính phụ đó đều là cụm danh từ. Đắp đập, be bờ; bịt mồm, bịt miệng; …
Ví dụ: Cơm niêu nước lọ; chim trời cá biển,…
- Thành ngữ có cấu tạo là cụm động từ liên hợp.
Đây là loại thành ngữ tiếng Việt có hai thành phần trung tâm do động
từ đảm nhiệm, ví dụ: Đắp đập, be bờ; bịt mồm, bịt miệng; đắp nền, xây móng…
+ Thành ngữ có cấu tạo là cụm từ liên hợp.
Thành ngữ này bao gồm hai thành phần trung tâm do tính từ đảm
nhiệm, có 219 thành ngữ có cấu tạo là cụm từ liên hợp trên tổng 547 thành
ngữ Tiếng Việt có cấu tạo cụm tính từ: Xanh vỏ, đỏ lịng; đỏ mật, tía tai; …
Đây là một cách phân loại khá hợp lý, vì thành ngữ vốn là cụm từ cố định,
do đó dựa vào số lượng cụm từ có thể chia các kiểu kết cấu của thành ngữ.
d. Phân loại thành ngữ dựa vào phương thức cấu tạo
Trong Thành ngữ học tếng Việt, tác giả Hồng Văn Hành đã đưa ra tiêu
chí phân loại thành ngữ dựa vào phương thức cấu tạo. Trên cơ sở đó, ơng đã
phân thành ngữ làm ba loại:
* Thành ngữ so sánh
Loại này khá phổ biến trong thành ngữ Tiếng việt, thành ngữ so
sánh là một tổ hợp từ bền vững, bắt nguồn từ phép so sánh mang nét nghĩa
biểu trưng.
- A như B:
Mình với ta như đa với cuội
- At như B:
Hát rề rề như bò đái đường
- t như B:
Hớn hở như mèo tha tôm
- Như B:
Như bún chợ trưa
* Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng
Đây là loại thành ngữ phổ biến trong tiếng Việt. Theo giáo sư Hồng
Văn Hành, thành ngữ ẩn dụ hố đối xứng làm nên diện mạo của thành ngữ
21
Tiếng Việt, chiếm 2/3 tổng số thành ngữ. Các thành ngữ có cấu trúc đối xứng
như: Xanh vỏ, đỏ lịng; gạn đục, khơi trong; tay kiếm, tay cờ
Các thành ngữ này có tính chất đối xứng giữa các bộ phận và các yếu tố
tạo nên thành ngữ. Quan hệ đối xứng đó được thiết lập dựa trên hai bình diện:
đổi ý và đổi lời. Đổi ý là đổi ở cấp độ vế, còn đổi lời là đổi ở cấp độ yếu tố.
Ví dụ: thành ngữ: Bóc ngắn, cắn dài ta thấy: “ Bóc ngắn” đối xứng với
“ cắn dài, đây là đối xứng ở cấp độ vế, nó giúp ta nhận ra nghĩa của thành ngữ
này là: Việc sử dung, chi tiêu không cân đối với thành quả, thu nhập. Nhưng
để có quan hệ đổi ý này là nhờ vào quan hệ đối xứng giữa các yếu tố trong hai
vế của thành ngữ - đó là quan hệ đối lời.
Trong thành ngữ trên nhờ có quan hệ đối xứng giữa yếu tố “bóc” và “
cắn”, “ngắn” và “dài”, mà ta suy ra được ý nghĩa của thành ngữ. Cần nhận
thấy, để có được sự đối lời đó, thì nội dung ngữ nghĩa các yếu tố đối xứng
nhau trong hai vế ở phần lớn các thành ngữ, đều phản ánh những đặc trưng
thuộc cùng một nhóm phạm trù ngữ nghĩa và chúng phải cùng một phạm trù
từ loại. Hay nói cách khác, giữa các yếu tố trong hai vế có sự tương đồng về
ngữ pháp - ngữ nghĩa.
Xét ví dụ: Bóc ngắn, cắn dài ta thấy có hai cặp yếu tố cùng phạm trù
ngữ nghĩa: “Bóc - cắn”; “ ngắn - dài”. Chúng cùng chỉ một hiện tượng, một sự
vật, tính chất… “Bóc, cắn” chỉ những hành động. “ngắn - dài” chỉ tính chất
của sự việc, sự vật vừa nêu. Mặt khác, các yếu tố ở hai vế của thành ngữ đó
đều thuộc một phạm trù từ loại, cụ thể là “ Bóc”, “ cắn” đối xứng với nhau và
đều là động từ, còn “ ngắn”, “dài” đối xứng với nhau và đều là tính từ.
Tương tự, có các thành ngữ ẩn dụ đối xứng: Bố bế, mẹ mang; Buông
chén, khoen đũa; …
* Thành ngữ ẩn dụ hoá phi đối xứng
Bên cạnh những thành ngữ có cấu trúc đối xứng và thàn ngữ so sánh,
cịn có một bộ phận khơng thuộc vào hai kiểu cấu tạo trên, tác giả Hoàng Văn
22
Hành gọi đó là thành ngữ thường “ hay tốt hơn là thành ngữ ẩn dụ hoá phi đối
xứng” [12, tr.47]
Thành ngữ có cấu trúc thường chiếm tỷ lệ khơng nhiều. Về mặt cấu tạo,
chúng khơng có tính chất đối xứng, bởi chúng được tạo ra như những cấu trúc
ngữ pháp bình thường. Cụ thể là được cấu tạo theo hai kiểu kết cấu ngữ pháp:
kiểu kết cấu có một trung tâm và kiểu kết cấu có hai trung tâm. Ta có thể hiểu
một cách đơn giản như sau:
+ Kết cấu ngữ pháp có một trung tâm gồm 3 kiểu:
Kết cấu danh ngữ: Môi cá mè; …
Kết cấu động ngữ: Lượn như diều hâu
Kết cấu tính ngữ: Mịn đầu gối; …
+ Kết cấu ngữ pháp có hai trung tâm là kết cấu chủ - vị (C - V): Cá
vượt qua đăng; …
Theo chúng tôi, trong bốn cách phân chia cấu trúc thành ngữ tiếng Việt
trên, cách chia của tác giả Hoàng Văn Hành - dựa vào phương thức cấu tạo có thể xem là hợp lý nhất, mang tính khoa học nhất. Chúng tơi lấy đó làm nền
tảng, làm cơ sở để khảo sát, thống kê, phân tích đặc điểm cấu tạo của thành
ngữ Thanh Hóa
1.1.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ
Thành ngữ là đơn vị thuộc loại tổ hợp từ cố điịnh và có chức năng định
danh. Tuy nhiên, khác với những đơn vị định danh bình thường, thành ngữ là
đơn vị định danh bậc hai. Thành ngữ là đơn vị từ vựng có lượng nghĩa đơi và
hai nghĩa này gần như song song tồn tại: nghĩa đen là cơ sở, là gốc; nghĩa
bóng hay nghĩa phái sinh là nghĩa được sử dụng trong hành chức, là nghĩa
hình thành qua q trình biểu trưng hóa. Về điểm này, trong cơng trình Thành
ngữ học tiếng Việt, tác giả Hồng Văn Hành đã nhận xét như sau: “Nội dung
của thành ngữ không hướng đến điều được nhắc đến trong nghĩa đen của các
từ ngữ tạo nên thành ngữ, mà ngụ ý điều gì đó suy ra từ chúng. Ví dụ, thành
23
ngữ cá nằm trên thớt không phải miêu tả con cá nằm trên thớt như nói cuốn
sách nằm trên bàn, mà ngụ ý nói đến trạng thái nguy hiểm sống cịn. Đó là
nghĩa bóng hay nghĩa biểu trưng được hình thành nhờ q trình biểu trưng
hóa” [12, tr.34]. Nói cách khác, nghĩa của thành ngữ không phải là nghĩa của
các từ cấu tạo nên thành ngữ cộng lại mà là nghĩa biểu trưng hóa, nghĩa được
suy ra từ nghĩa của các từ đó.
Nghĩa của thành ngữ tiếng Việt thường là kết quả của hai hình thái
biểu trưng hóa: hình thái so sánh và hình thái ẩn dụ. Bằng phép so sánh,
chúng ta có những thành ngữ như đen như than, trắng như trứng gà bóc,
nhanh như cắt, chậm như rùa, ngang như cua, xấu như ma,… Bằng phép ẩn
dụ, chúng ta có những thành ngữ như mèo mả gà đồng, đầu voi đi chuột,
mắt trịn mắt dẹt, chân đăm đá chân chiêu, vắt cổ chày ra nước,… Cần lưu ý
rằng, sự đối lập giữa hai hình thức biểu trưng hóa này chỉ mang tính chất
tương đối nên vẫn có những thành ngữ mang tính chất chuyển tiếp, tính chất
trung gian giữa hai kiểu biểu trưng hóa này như: chạy rống Bái Cơng, chạy
như cờ lơng cơng,…
1.1.4. Đặc điểm, vai trị của thành ngữ trong sử dụng
Về sử dụng, thành ngữ là tổ hợp từ nhưng khi được dùng trong câu nói
lại chỉ tương đương với từ về nghĩa và chức vụ cú pháp với tư cách yếu tố cấu
tạo câu. Tạo nên đặc trưng này là do tính cố định hóa, tính định danh, tính có
sẵn của thành ngữ trong kho tàng các đơn vị ngôn ngữ. Về nghĩa, tuy tương
đương với từ nhưng trong nhiều trường hợp, người nói thích sử dụng thành
ngữ hơn là do những đặc trưng ngữ nghĩa đặc biệt của thành ngữ như đã nói
trên. Hiệu quả tác động vừa cụ thể vừa sinh động tạo nên ấn tượng sâu sắc
bởi nghĩa của nó được thể hiện qua hình ảnh mang tính biểu trưng khái qt
hóa cao. Chẳng hạn, người ta thích nói: chúng nó là lũ mèo mả gà đồng hơn là
nói chúng nó là lũ vơ lại, lăng lồn, đáng khinh ghét, người ta thích nói thằng
ấy mặt búng ra sữa hơn là thằng ấy nhìn nhỏ tuổi, non nớt thằng này mặt trơ
24
trán bóng lắm thay vì thằng này bướng lắm, … Về ngữ pháp, nếu tục ngữ
được cấu tạo theo kiểu câu thì thành ngữ cấu tạo theo kiểu cụm từ (một trung
tâm), cho nên thành ngữ chỉ là bộ phận của câu, có chức năng ngữ pháp trong
câu như từ.
Trong văn học, thành ngữ được các nhà thơ, nhà văn sử dụng một cách
thường xuyên, tạo nên hiệu quả nghệ thuật lớn trong tác phẩm văn học. Nhiều
nhà thơ, nhà văn đã khai thác và sử dụng thành ngữ một cách tài tình, tạo
thành những dấu ấn phong cách riêng như cách sử dụng thành ngữ của
Nguyễn Du trong Truyện Kiều, cách sử dụng thành ngữ trong văn thơ của Hồ
Chí Minh, …
Như vậy, có thể thấy, thành ngữ được sử dụng thường xuyên trong giao
tiếp hàng ngày cũng như trong các tác phẩm văn học của người Việt, góp
phần tạo nên nét độc đáo riêng trong thói quen nói năng cũng như dấu ấn
phong cách và hiệu quả nghệ thuật trong tác phẩm văn học.
1.1.5. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ
Lâu nay, trong lí luận văn học cũng như ngôn ngữ học, việc phân biệt
thành ngữ và tục ngữ là một trong những vấn đề nhận được khá nhiều sự quan
tâm của các nhà nghiên cứu. Đã có khá nhiều bài viết của các tác giả đi trước
bàn về vấn đề này như "Góp ý kiến về phân biệt thành ngũ với tục ngữ" của
tác giả Vù Đình Tú (1973); "Khái niệm về thành ngữ tiếng Việt" của Nguyễn
Thiện Giáp (1975); "Ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ" của Nguyễn văn
Mệnh 1972)... Ngồi ra, trong các cơng trình nghiên cứu về thành ngữ và tục
ngữu Việt Nam, nhiều tác giả cũng đã bàn về vấn đề này như Thành ngữ học
tiếng Việt của Hòang Văn Hành, Tục ngữ Việt Nam dưới góc nhìn ngữ nghĩa ngữ dụng của Đỗ Thị Kim Liên,… Qua tìm hiểu các bài viết, cơng trình trên,
chúng tơi thấy, dù cịn có nhiều ý kiến khác nhau nhưng các tác giả vẫn thống
nhất về tiêu chí nhận diện và phân biệt thành ngữ và tục ngữ trên một số điểm
cơ bản sau.
25
Thứ nhất, có thể phân biệt thành ngữ và tục ngữ trước hết qua tiêu chí
hình thức. Theo đó, tục ngữ có số lượng chủ yếu là 6 âm tiết, loại nhiều nhất
là 23 âm tiết. Thành ngữ chủ yếu có từ 3 đến 4 âm tiết.
Thứ hai là tiêu chí cấu trúc. Trong tục ngữ, các thành tố hợp thành có
quan hệ tương đối tự do nên có thể chuyển đổi, thêm bớt, tỉnh lược một số
thành tố. Ngược lại, trong thành ngữ, giữa các thành tố lại có quan hệ cố định,
chặt chẽ nên rất khó có thể cải biến, thêm bớt hoặc tỉnh lược các thành tố.
Thứ ba là tiêu chí chức năng. Tiêu chí chức năng thể hiện rõ nhất ở sự
tham gia với tư cách là đơn vị cấu thành trong hệ thống ngôn ngữ. Trong sử
dụng, nhiều trường hợp, thành ngữ trở thành thành tố trong cấu tạo của tục
ngữ như Cơm hàng cháo chợ ai lỡ thì ăn, Đẹp như tiên lo phiền cũng xấu,…
Trong trường hợp này, thành ngữ là cụm từ cố định, có giá trị tương đương
như từ, thực hiện chức năng cấu tạo, còn tục ngữ tồn tại với tư cách là câu,
hướng đến chức năng thơng báo, có đích tác động đến người nghe.
Tiêu chí thứ tư để phân biệt thành ngữ với tục ngữ là tiêu chí ý nghĩa.
Nghĩa của tục ngữ thường thuộc một trong ba nhóm nghĩa: nghĩa tường minh,
nghĩa gián tiếp và đa nghĩa. Chẳng hạn, với câu tục ngữ có cơng mài sắt có
ngày nên kim thì nghĩa gián tiếp là có cơng sức lao động thực sự thì tất yếu sẽ
có được thành quả như mong muốn, nhưng với câu tục ngữ lời nói gói bạc thì
có thể hiểu là một lời nói có giá trị ngang tiền bạc, lời nói có giá trị hơn tiền
bạc, lời nói phải đi kèm với gói bạc, …. Cịn nghĩa của thành ngữ, thoạt đầu,
đơn vị này được hình thành từ cụm từ tự do, lâu dần thành cố định nên mang
nghĩa bóng, nghĩa khái qt. Nghĩa của thành ngữ tốt lên từ tồn khối chứ
không phải nghĩa của từng thành tố riêng lẻ cộng lại. Nghĩa của thành ngữ là
nghĩa biểu trưng hố.
Tiêu chí thứ 5 để phân biệt thành ngữ và tục ngữ là tiêu chí đích tác
động. Tiêu chí đích tác động thể hiện ở chỗ tục ngữ được chia thành hai nhóm
là nhóm có đích tác động trực tiếp (nhóm tục ngữ phản ánh kinh nghiệm sản