Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

sinh lý bệnh về ổ viêm và rỉ viêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.47 KB, 3 trang )

1, vì viêm không phải là 1 bệnh cụ thể mà là một quá trình bệnh lý chung, gặp ở nhiều bệnh khác nhau,
với 4 tính chất: sung, nóng, đỏ, đau
2, viêm vừa có lợi vừa có hại, viêm vừa là một phải ứng bảo vệ cơ thể chống lại yếu tố gây bệnh vừa là
phải ứng bệnh lý vì quá trình viêm gây ra tổn thương, hoại tử, rối loạn chức năng cơ qua….có thể ở mức
độ rất nặng nề, nguy hiểm
3, Nguyên nhân bên ngoài: cơ học, vật lý, hóa học, sinh học
Nguyên nhân bên trong: có thể gặp như thiếu oxy tại chỗ, hoại tử mô, xuất huyết, rối loạn thần kinh dinh
dưỡng(tắc mạch). Ngoài ra viêm có thể bị gây ra do phản ứng kết hợp kháng nguyên – kháng thể như
viêm cầu thận, viêm trong hiện tượng Arthus
4 phân loại viêm
Sgk/210

17.

Các chất trung gian của miễn dịch tự nhiên (đáp ứng miễn dịch tự
nhiên)
Những cytokin đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch tự nhiên bao gồm: TNF-α, IL-1, IL10, IL-12, interferon loại I (IFN-α và IFN-β), IFN-γ, và chemokin.
TNF-α
Yếu tố hoại tử khối u alpha được sản xuất bởi các đại thực bào hoạt hóa đáp ứng với vi khuẩn, đặc biệt
là lipopolysaccharide (LPS) của vi khuẩn Gram âm. Đây là một chất trung gian quan trọng của viêm cấp
tính. Nó gián tiếp lôi kéo bạch cầu trung tính và đại thực bào đến các vị trí bị nhiễm trùng bằng cách kích
thích các tế bào nội mô để sản xuất các phân tử kết dính và sản xuất các chemokin, là các cytokin hóa
hướng động bạch cầu. TNF-α cũng tác động lên vùng dưới đồi để gây sốt và nó tăng cường việc sản
xuất các protein pha cấp tính.
IL-1
Interleukin 1 là một cytokin viêm được sản xuất bởi các đại thực bào hoạt hóa. Hiệu ứng của nó là tương
tự như của TNF-α và nó cũng giúp hoạt hóa các tế bào T.
IL-10
Interleukin 10 được sản xuất bởi các đại thực bào hoạt hóa và các tế bào Th2. Nó chủ yếu là một cytokin
ức chế. Nó ức chế sự sản xuất IFN-γ do các tế bào Th1, IFN-γ chuyển đáp ứng miễn dịch sang loại Th2.
Nó cũng ức chế sản xuất cytokin của đại thực bào hoạt hóa và biểu hiện của MHC lớp II và các phân tử


đồng kích thích trên các đại thực bào, dẫn đến làm giảm các phản ứng miễn dịch.
IL-12
Interleukin 12 được sản xuất bởi các đại thực bào và tế bào đuôi gai hoạt hóa. Nó kích thích sản xuất
IFN-γ và gây ra sự biệt hóa của các tế bào Th để trở thành các tế bào Th1. Ngoài ra, nó tăng cường các
chức năng ly giải của tế bào Tc và NK.
Interferon loại I
Interferon loại I (IFN-α và IFN-β) được sản xuất bởi nhiều loại tế bào và chúng có chức năng ức chế


nhân lên của virút trong tế bào. Chúng cũng gia tăng biểu lộ các phân tử MHC lớp I trên các tế bào làm
cho chúng dễ bị tiêu diệt bởi các CTL. Interferon loại I cũng hoạt hóa các tế bào NK.
INF-γ
Interferon gamma là một cytokin quan trọng được sản xuất chủ yếu bởi các tế bào Th1, mặc dù nó cũng
có thể được sản xuất bởi các tế bào NK và Tc với một mức độ thấp hơn. Nó có nhiều chức năng trong cả
hai hệ thống miễn dịch tự nhiên và thu được như được mô tả trong Hình 2.
Chemokin
Chemokin là cytokin hóa hướng động được sản xuất bởi nhiều loại tế bào bạch cầu và các loại tế bào
khác. Chúng đại diện cho một gia đình lớn của các phân tử có chức năng lôi kéo bạch cầu đến các vị trí
bị nhiễm trùng và đóng một vai trò trong tuần hoàn lympho bằng cách xác định các tế bào nào sẽ qua
biểu mô và nơi nào họ được chuyển tới. Có bốn gia đình của các chemokin dựa trên khoảng cách của
cystein bảo tồn. Hai ví dụ là các α-chemokin có một cấu trúc CXC (hai cystein với một acid amin khác
nhau ở giữa) và β-chemokin trong đó có một cấu trúc CC (hai cystein lân cận). Cá chemokin riêng lẻ
(trong cùng một gia đình) thường gắn với nhiều hơn một thụ thể.

Các chất trung gian của miễn dịch thu được
Cytokin đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch thu được bao gồm: IL-2, IL-4, IL-5, TGF-β,
IL-10 và IFN-γ.
IL-2
Interleukin 2 được sản xuất bởi các tế bào Th, mặc dù nó cũng có thể được sản xuất bởi các tế bào Tc
với một mức độ thấp hơn. Nó là yếu tố tăng trưởng chính cho các tế bào T. Nó cũng thúc đẩy sự tăng

trưởng của các tế bào B và có thể hoạt hóa các tế bào NK và mono như mô tả trong Hình 3. IL-2 tác
động lên các tế bào T theo kiểu autocrin. Hoạt hóa của tế bào T làm biểu lộ IL-2R và sản xuất IL-2. Các
IL-2 liên kết với các IL-R và kích thích phân chia tế bào. Khi các tế bào T không còn được kích thích bởi
kháng nguyên, các IL-2R sẽ bị phân hủy và pha tăng trưởng kết thúc (Hình 4).
IL-4
Interleukin 4 được sản xuất bởi các đại thực bào và tế bào Th2. Nó kích thích sự phát triển của các tế
bào Th2 từ tế bào Th trinh tiết và nó thúc đẩy sự tăng trưởng biệt hóa của các tế bào Th2 gây đáp ứng
sinh kháng thể. Nó cũng kích thích lớp kháng thể chuyển đổi sang sản xuất các isotyp IgE.
IL-5
Interleukin 5 được sản xuất bởi các tế bào Th2 và nó có chức năng thúc đẩy sự tăng trưởng và biệt hóa
của các tế bào B và bạch cầu ái toan. Nó cũng hoạt hóa bạch cầu ái toan trưởng thành.
TGF-β
Yếu tố tăng trưởng chuyển dạng beta được sản xuất bởi các tế bào T và nhiều loại tế bào khác. Đây là
một cytokin ức chế. Nó ức chế sự phát triển của các tế bào T và hoạt hóa các đại thực bào. Nó cũng tác
động lên các tế bào nội mô và PMN để ngăn chặn những tác động của cytokin sau viêm.

Các chất kích thích sinh máu
Một số cytokin kích thích sự biệt hóa của các tế bào máu. Chúng bao gồm GM-CSF thúc đẩy sự biệt hóa
của các tế bào gốc ở tủy xương; M-CSF, thúc đẩy tăng trưởng và sự biệt hóa của tế bào gốc dòng mono
và các đại thực bào; và G-CSF, thúc đẩy sản xuất các PMN.

Interleukin 17
IL-17 là cytokin hậu viêm dài khoảng 150 acid amin. Gia đình IL-17 bao gồm sáu thành viên có trình tự
tương đồng, nhưng biểu lộ ở các mô khác nhau. IL-17 được sản xuất bởi các tế bào Th17 và biểu lộ quá


mức của nó liên quan với các bệnh tự miễn dịch, bao gồm: bệnh đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp, và
bệnh viêm ruột.ine

18 .GK

19.

Các thuốc kháng viêm, giảm đau OTC thường được bệnh nhân mua về sử dụng mà không
cần có chỉ định của bác sĩ như: aspirin, ibuprofen, diclofenac, và naproxen đã được sử dụng rộng
rãi trong điều trị từ lâu. Paracetamol (acetaminophen) có tác dụng chống viêm không đáng kể,
nhưng lại có tác dụng hạ sốt và giảm đau rất tốt, nên đôi khi vẫn được xếp trong nhóm này.
Cơ chế


Thuốc có tác dụng ức chế sinh tổng hợp PG do ức chế men cyclo-oxygenase (COX) làm
giảm tổng hợp PG.



Thuốc còn làm bền vững màng lysosom do đó hạn chế giải phóng các enzyme của lysosom
trong quá trình thực bào, nên có tác dụng chống viêm.



Ngoài ra thuốc còn ức chế các chất trung gian hóa học của quá trình viêm như các kinin
huyết tương, ức chế cơ chất của enzyme, ức chế sự di chuyển của bạch cầu, ức chế phản ứng
kháng nguyên - kháng thể.



Riêng nhóm salicylat còn làm tăng giải phóng steroid nên làm tăng tác dụng chống viêm.



Tác dụng chống viêm của các thuốc khác nhau, lấy aspinrin làm chuẩn

thì Voltaren, Flurbiprofen, Indomethacin có tác dụng chống viêm mạnh gấp 10
lần, Naproxen, Piroxicam, Pirprofen gấp từ 6,5 - 4,9 đến 3,9 lần. Có thể sắp xếp hiệu lực chống
viêm của các thuốc theo thứ tự của chúng với liều trung bình như
sau: Indometacin > Flurbiprofen > Voltaren > Piroxicam > Pirprofen > Ketoprofen > Naproxen >
Butadion > Analgin > Amidopyrin > Aspirin.



×