Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và thực tiễn thi hành tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.22 MB, 146 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

DƢƠNG ĐỨC SINH

PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG KHI NHÀ NƢỚC
THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN
THI HÀNH TẠI THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số
: 60380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Nga

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả số liệu nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, chính
xác của các cơ quan chức năng đã công bố. Kết luận khoa học của luận văn
là mới và chưa có tác giả đã công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.

XÁC NHẬN CỦA

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


NGƢỜI HƢỚNG DẪN

PGS. TS. Nguyễn Thị Nga

Dƣơng Đức Sinh


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………………………… 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài …………………………………………………………. 1
2. Tình hình nghiên cứu ………………………………………………………………………………………… 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ………………………………………………………………….…. 4
ối tư g ……………………………………………………………………………………………………….… 4
h
vi ghi
u …………………………………………………………………………………………. 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu …………………………………………………………………………………… 4
6. Những kết quả nghiên cứu đạt đƣợc …………………………………………………………………. 5
7. Kết quả luận văn ………………………………………………………………….. 6
CHƢƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƢỜNG KHI NHÀ NƢỚC
THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG KHI
NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP …………………………………………………… 7
1. 1. Lý luận về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp ……………………. 7
1.1.1. Khái niệ và đặ điểm của đất nông nghiệp ………………………………………………… 7
1.1.2. Khái niệm bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp ………….... 10
1.1.3. Tính tất yếu khách quan của thu hồi đất nông nghiệp và nhữ g tá động và
ả h hưởng của việc thu hồi đất đối với đời sống của gười nông dân ………………… 13
n t t u
qu n

t u
tn n n
p ………………………………… 13
n
n
v t u
t
v
s n
n
n n
n ………..13
Ý ghĩa ủa việc bồi thườ g khi Nhà ước thu hồi đất nông nghiệp …………. 16
1.2. Lý luận pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp …… 17
Cơ sở xây dựng pháp luật về bồi thườ g khi Nhà ước thu hồi đất nông
nghiệp……………………………………………………………………………………………………………………. 17
Cơ s lý luận …………………………………………………………………………………………….. 17
Cơ s thực tiễn…………………………………………………………………………………………… 18
1.2.2. Khái niệm pháp luật về bồi thườ g khi Nhà ước thu hồi đất nông nghiệp ..19
3 Cơ ấu pháp luật điều chỉnh về bồi thườ g khi Nhà ước thu hồi đất nông
nghiệp …………………………………………………………………………………………………………………… 20
1.2.4. Các yếu tố tá động, chi phối tới pháp luật về bồi thườ g khi Nhà ước thu
hồi đất nông nghiệp ………………………………………………………………………………………………. 23
1.3. Lƣợc sử hình thành và phát triển của pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc
thu hồi đất nông nghiệp ………………………………………………………………………………………. 25
3 Giai đo trước khi ban hành Luật ất đai ă
993 ………………………………. 25
3 Giai đo n từ khi có Luật ất đai ă
993 đế trước khi có Luật ất đai ă
2003 ………………………………………………………………………………………………………………………. 27

3 3 Giai đo n từ khi có Luật ất đai ă
003 đế trước khi có Luật ất đai ă
2013 ………………………………………………………………………………………………………………………. 28
3 Giai đo n từ khi có Luật ất đai ă
0 3 đến nay ………………………………….. 30


Kết luận Chƣơng 1 ………………………………………………………………………………………………. 31
CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG KHI
NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH
BẮC NINH …………………………………………………………………………………………………………… 33
2.1. Nội dung pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp … 33
2.1.1. Nguyên tắc bồi thườ g khi Nhà ước thu hồi đất nông nghiệp …………………. 33
iều kiện bồi thườ g khi Nhà ước thu hồi đất nông nghiệp ……………………. 36
2.1.3. Bồi thường về đất và bồi thường tài sả tr đất khi Nhà ước thu hồi đất
nông nghiệp ……………………………………………………………………………………………….…………. 38
2.1.3.1. B t
ng về t,
p
ầu t vào t còn lại. ……………………………….…….. 39
2.1.3.2. B t
ng về tài sản ………………………………………………….…………………………….. 41
2.1.4. Trình tự, thủ tục bồi thườ g khi Nhà ước thu hồi đất nông nghiệp ………… 42
2.1.5. Giải quyết khiếu n i, tố cáo về bồi thườ g khi Nhà ước thu hồi đất nông
nghiệp …………………………………………………………………………………………………………………… 46
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông
nghiệp tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh ……………………………………………………………… 47
Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Từ Sơ , tỉnh Bắc
Ninh ……………………………………………………………………………………………………………………… 47
2.2.2. Nội du g á quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh về tổ

ch c thi hành pháp luật về bồi thườ g khi Nhà ước thu hồi đất nông nghiệp … 47
3 á h giá thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thườ g khi Nhà ước thu hồi
đất nông nghiệp tr địa bàn thị xã Từ Sơ , tỉnh Bắc Ninh ………………………………… 53
2.2.3.1. Những ản
ng tích cực trong vi c b t
ng thu h
t nông nghi p … 53
2.2.3.2. Những ản
ng tiêu cực trong vi c b t
ng thu h
t nông nghi p … 54
2.2.3.3. Những k t quả ạt ợc trong hoạt ộng b t
ng thu h
t nông nghi p
……………………………………………………………………………………………………………………..………… 55
2.2.3.4. Nhữn
ó ăn, v ng mắc trong hoạt ộng b t
ng thu h
t nông
nghi p ……………………………………………………………………………………………………………………. 57
2.2.3.4. Nguyên nhân c a nhữn
ó ăn, v ng mắc trong hoạt ộng b t
ng thu
h
t nông nghi p tại thị xã Từ Sơn …………………………………………………………………….. 61
Kết luận Chƣơng 2 ………………………………………………………………………………………………. 62
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI
ĐẤT NÔNG NGHIỆP QUA THỰC TIỄN THI HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH ……………………………………………………………………………….. 64

3.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất
nông nghiệp qua thực tiễn thi hành trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh ..64
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông
nghiệp qua thực tiễn thi hành trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh ………… 68
3.2.1. Giải pháp hoàn thiệ á quy định của pháp luật về bồi thườ g khi Nhà ước
thu hồi đất nông nghiệp ………………………………………………………………………………………… 68


3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc
thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. ………………… 72
ăn
ng vi c tuyên truyền, phổ bi n và giáo dục pháp luật t
nói
chung và pháp luật về b t
n
N à n c thu h
t nói riêng cho cán bộ và
nhân dân. ………………………………………………………………………………………………………………. 72
3.2.2.2. Ki n toàn tổ chức làm nhi m vụ b t
ng, hỗ trợ và
N à n c thu h i
t. ………………………………………………………………………………………………………………………… 74
ăn
ng minh bạch, công khai, dân ch trong quá trình thực thi pháp luật
về b t
ng khi N à n c thu h
t. ………………………………………………………………… 75
4 ăn
ng thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong quá trình
thực hi n

qu ịnh về trình tự, th tục thu h
t, b t
ng………………..………… 76
5N n
o năn lực, trách nhi m và ạo ức c a những cán bộ làm công tác
b t
ng ……………………………………………………………………………………………………………… 77
3.2.2.6. Giải quy t nhanh, dứt ểm các khi u nại về b t
ng, hỗ trợ, t
ịn
78
Kết luận Chƣơng 3 ………………………………………………………………………………………………. 80
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………………….. 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………….. 82


Đề tài: Pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp và thực
tiễn thi hành tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Với một đất nước mà ngành nông nghiệp vẫn chiếm gần 70% dân số có lịch
sử và văn hóa gắn liền với hoạt động canh tác, trồng trọt, đất đai đặc biệt là đất
nông nghiệp có một vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên,
cùng với dòng chảy của thời gian, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, xu thế hội
nhập quốc tế và chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam đang
trong quá trình đi lên trở thành một nước công nghiệp. Điều này đã dẫn tới nhu cầu
sử dụng đất cho phát triển công nghiệp ngày càng lớn theo thời gian, trong khi quỹ
đất là hữu hạn và phần lớn đang sử dụng cho mục đích nông nghiệp. Chính vì vậy,
xuất phát từ mục đích phát triển đất nước, vì lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng...,
Nhà nước phải đứng ra tổ chức thu hồi, phân bổ lại việc sử dụng đất nông nghiệp

cho phù hợp và hiệu quả. Quá trình này, ít nhiều tác động trực tiếp đến quyền lợi
không nhỏ của một bộ phận người dân chiếm đa phần trong cơ cấu dân số Việt
Nam, đó là nông dân. Đây là tầng lớp có trình độ văn hóa, kỹ thuật không cao, cùng
với đó là có thu nhập thiếu ổn định và thường thấp hơn so với các tầng lớp công
nhân và trí thức. Chính vì vậy, chính sách pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu
hồi đất nông nghiệp có một vai trò quan trọng trong việc tạo sự đồng thuận của
người nông dân, đặc biệt với số lượng đông đảo và dễ bị tác động của người nông
dân nếu để xuất hiện tình trạng thiếu đồng thuận của người có đất bị thu hồi sẽ kéo
theo hệ lụy to lớn đến an ninh trật tự và làm ảnh hưởng xấu tới lòng tin của quần
chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý điều hành của Nhà
nước.
Trong những năm qua, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh với định hướng xây
dựng trở thành một đô thị hiện đại, một đô thị vệ tinh của thủ đô, đã và đang đối
mặt với “bài toán” thu hồi và sử dụng đất nông nghiệp một cách hiệu quả. Hằng
năm, chính quyền thị xã Từ Sơn đã tổ chức, triển khai hàng loạt các dự án xây dựng
cơ sở hạ tầng nhằm phát triển kinh tế thông qua việc thu hồi các diện tích đất nông
nghiệp. Một trong những yếu tố quan trọng để có thể triển khai các dự án này đạt
hiệu quả, đúng tiến độ là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đối với người
nông dân bị thu hồi đất được triển khai nhanh chóng, kịp thời, tuy nhiên hiện nay
công tác này cũng còn gặp nhiều khó khăn với một phần nguyên nhân từ các quy
định pháp luật còn thiếu tính phù hợp.
1


Hiện nay, pháp luật về bồi thường đất nông nghiệp khi nhà nước thu hồi đất
đã có nhiều thay đổi so với trước đây với việc nhiều văn bản pháp luật mới được
ban hành như: Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Các quy
định mới này đã có nhiều sự chỉnh sửa, bổ sung, thay đổi trong hoạt động bồi
thường đất nông nghiệp. Đây là một thách thức đối với chính quyền địa phương khi
triển khai các quy định này trên thực tế.

Với mong muốn góp phần phản ánh thực trạng nêu trên của công tác bồi
thường đất nông nghiệp một cách khách quan, trung thực trên địa bàn thị xã Từ
Sơn, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua, tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại,
vướng mắc để có những định hướng và giải pháp khắc phục tốt hơn trong thời gian
tới, học viên đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi
đất nông nghiệp và thực tiễn thi hành tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh” làm đề
tài luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu:
Hiện nay, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp là một trong
những lĩnh vực còn ít công trình nghiên cứu chuyên sâu và gắn với thực tiễn. Đa
phần các công trình khoa học thường chủ yếu đề cập tới vấn đề tổng quát về hoạt
động bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, do đây là một chế
định quan trọng của pháp luật đất đai. Trong thời gian vừa qua đã có một số công
trình, sách báo pháp lý nghiên cứu về lĩnh vực này dưới góc độ lý luận và thực tiễn;
tiêu biểu là các công trình nghiên cứu của các tác giả: Nguyễn Vĩnh Diện, “Pháp
luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất (qua thực tiễn thi hành tại Thành
phố Hà Nội), Luận văn Thạc sĩ (2012); Hoàng Thị Thu Trang, “Pháp luật về bồi
thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân và thực tiễn
áp dụng tại Nghệ An”, Luận văn Thạc sĩ (2012); Nguyễn Thị Tâm, “Pháp luật về
thu hồi đất trong việc giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước – nhà đầu tư và người
có đất bị thu hồi”, Luận văn Thạc sĩ Luật học (2013); Phạm Thu Thủy, “Pháp luật
về Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam”; GS.TSKH.
Đặng Hùng Võ, “Giải phóng mặt bằng, còn nhiều khiếu kiện”, Báo Kinh tế và đô
thị, số ra ngày 09/10/2006; Ts. Trần Quang Huy, “Chính sách hỗ trợ khi Nhà nước
thu hồi đất”, Tạp chí Luật học, số 10/2010; Ts. Nguyễn Quang Tuyến, “Công khai
minh bạch để bảo vệ quyền lợi của người bị thu hồi đất”, Tạp chí Luật học, số
3/2012; Ts. Doãn Hồng Nhung (Chủ biên), “Pháp luật về định giá đất trong bồi
thường, giải phóng mặt bằng ở Việt Nam”, sách chuyên khảo, NXB Tư pháp năm
2013; Đỗ Phương Linh, Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư người có đất bị thu hồi
trong giải phóng mặt bằng - thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Luận văn thạc sỹ,

2


2012; Đỗ Phương Thuỷ,“Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, Khoá luận tốt nghiệp, Hà Nội,
2011...
Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Chuyên đề “Bình
luận và góp ý đối với các quy định bồi thường về đất, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước
thu hồi đất trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi” của PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến
đăng trong Hội thảo khoa học “Góp ý dự thảo Luật Đất đai sửa đổi” tổ cức tại Đại
học Luật Hà Nội; các nghiên cứu của GS.TSKH. Đặng Hùng Võ: “Cần sửa đổi, bổ
sung gì cho Luật Đất đai 2003”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 11 tháng6/200;
Các phương thức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; Tạp chí Luật học; Số 5/2011
của tác giả Nguyễn Thị Nga; đề tài khoa học cấp trường: pháp luật về bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất - Thực trạng và hướng hoàn thiện của
tác giả Nguyễn Thị Nga, trường Đại học Luật Hà Nội, 2013; PGS.TS. Nguyễn
Quang Tuyến, Th.S Nguyễn Minh Ngọc, "Pháp luật về b t
n ,t
ịn
N à n c thu h
t Singapore và Trung Qu c – Những gợi m cho Vi t Nam
trong hoàn thi n pháp luật về b i t
n ,t
ịn
N à n c thu h
t”,
Tạp chí Luật học, số 10/2010; TS. Nguyễn Thị Nga, “Một s ý ki n tr o ổi về v n
ề thu h
t, b t
ng,hỗ trợ và t

ịn
N à n c thu h
t trong Dự
thảo Luật Đ t
sử ổ ”, Hội thảo khoa học góp ý Luật Đất đai sửa đổi, Hà Nội,
ngày 12/4/2013; TS. Nguyễn Thị Nga, “Nhữn v ng mắc t n tại phát sinh trong
quá trình áp dụn
p ơn t ức b t
n
N à n c thu h
t”, Tạp chí
Luật học, số 5/2011; TS.Nguyễn Thị Nga, “Pháp luật về trình tự, th tục thu h i
t, b t
ng và giải phóng mặt bằng và nhữn v ng mắc nảy sinh trong quá
trình áp dụn ”, Tạp chí luật học số 11/2010...
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu hiện nay hoặc không tập trung nghiên
cứu vấn đề bồi thường đất nông nghiệp hoặc đã nghiên cứu nhưng lại đặt trong bối
cảnh pháp luật đất đai mới chưa được ban hành (trước năm 2013). Do vậy, với pháp
luật đất đai nói chung và pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp nói riêng trong những năm gần đây đã có những thay đổi, bổ sung rất lớn từ
Luật, Nghị định, Thông tư đến các văn bản cấp địa phương, dẫn đến những nội
dung về bồi thường có nhiều thay đổi, vì vậy học viên nhận thấy đề tài của mình có
nội dung không trùng với các công trình nghiên cứu đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu và đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường về đất nông
nghiệp khi Nhà nước thu hồi để phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, phát
triển kinh tế, xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
3



Rút ra những ưu điểm và tồn tại, vướng mắc trong việc thực hiện chính sách
bồi thường về đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở
đó xác định nguyên nhân khách quan và chủ quan để đề xuất những hướng khắc
phục.
Đưa ra những giải pháp, góp phần hoàn thiện pháp luật và đẩy mạnh công tác
bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho mục đích quốc phòng an ninh,
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. ối tư g nghiên c u
Những quy định của pháp luật đất đai hiện hành, bao gồm các bộ luật liên
quan đến đất đai, các Nghị định, các Thông tư hướng dẫn và đặc biệt là các văn bản
của địa phương – thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh quy định trực tiếp về vấn đề bồi
thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ cho mục đích quốc phòng,
an ninh, phát triển kinh tế, xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và việc vận dụng
các quy định này trong thực tiễn tại địa phương.
4.2. h
vi ghi
u
Trong khuôn khổ có hạn của một bản luận văn thạc sỹ luật học, đề tài tập
trung nghiên cứu pháp luật thực định về vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để phục vụ cho mục đích quốc phòng, an
ninh, phát triển kinh tế, xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng mà không nghiên cứu
vấn đề bồi thường về thu hồi đất nông nghiệp trong các trường hợp khác, cũng như
không nghiên cứu trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của tổ chức hay việc thu hồi
đối với đất phi nông nghiệp. Luận văn cũng không nghiên cứu vấn đề hỗ trợ khi
Nhà nước thu hồi đất.
Với phạm vi nghiên cứu nêu trên, tác giả luận văn sẽ tập trung nghiên cứu
các quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành như:
Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Đất đai; Nghị định số 47/NĐ-CP ngày 15/05/2014 về bồi thường, hỗ trợ, khi

Nhà nước thu hồi đất và những nghị quyết, quy định của HĐND, UBND tỉnh Bắc
Ninh triển khai ở thị xã Từ Sơn, Nghị định số 44/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định
về giá đất.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở các quan điểm của Chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà
nước của dân, do dân và vì dân, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
4


Luận văn sử dụng phương pháp luận của triết học Mác xít là phương pháp
duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử để phân tích những vấn đề đặt
ra trong luận văn.
Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá: Phân tích, tổng hợp số
liệu, dữ liệu thu thập được tại UBND tỉnh Bắc Ninh, Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Bắc Ninh, UBND thị xã Từ Sơn... để đánh giá, phân tích thực trạng công tác
bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.
Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để đối chiếu các quy
định pháp luật, tìm ra các điểm bất cập, chưa phù hợp, chưa thống nhất trong hệ
thống pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; điểm chưa phù hợp
giữa quy định pháp luật với thực tiễn thi hành.
Phương pháp diễn dịch, tổng hợp, quy nạp: Phương pháp này được sử dụng
khi nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. Luận văn đã
tiếp cận, thu thập và kế thừa các thông tin, tài liệu tổng kết thi hành Luật Đất đai
năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các số liệu của các công trình khoa
học đã công bố để trên cơ sở đó phân tích, đánh giá pháp luật về bồi thường, hỗ trợ
khi Nhà nước thu hồi đất. Trên cơ sở đó nhằm nhận diện những tồn tại, bất cập của
pháp luật về vấn đề này để đề xuất các giải pháp phù hợp theo mục tiêu đặt ra.
6. Những kết quả nghiên cứu đạt đƣợc
Nghiên cứu đề tài này, luận văn có những đóng góp mới về mặt khoa học

trên những khía cạnh chủ yếu sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa những quy định mới nhất liên quan đến bồi thường
khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Qua việc tổng hợp những quy định mới, so
sánh với quy định cũ, Luận văn đưa ra những định hướng để tiếp tục hoàn thiện cơ
sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bồi
thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất;
Thứ hai, đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi
đất, và thực trạng áp dụng pháp luật đất đai trên địa thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh;
đồng thời, luận văn cũng chỉ ra được những đặc điểm riêng có của thị xã Từ Sơn so
với các địa phương khác, nhằm tìm ra được những đòi hỏi cần có trong vấn đề bồi
thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Trên cơ sở đó chỉ ra những tồn tại,
bất cập và nguyên nhân của những hạn chế này trong các quy định hiện hành về bồi
thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất.
Thứ ba, đề xuất những định hướng và các giải pháp cụ thể góp phần tiếp tục
hoàn thiện hệ thống pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
nói chung và trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
5


7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn được bố cục gồm 3 chương;
Chương 1: Những vấn đề lý luận về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp và pháp luật về bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.
Chương 2: Thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi
đất nông nghiệp tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp
luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp qua thực tiễn thi hành trên
địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.


6


CHƢƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƢỜNG KHI NHÀ
NƢỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG
KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1. 1. Lý luận về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp
1.1.1. Khái niệ và đặ điểm của đất nông nghiệp
Theo FAO (tổ chức Nông lương của Liên Hiệp Quốc) thì đất nông nghiệp
được hiểu bao gồm các thành phần sau đây: Đất canh tác như đất trồng cây hàng
năm, chẳng hạn như ngũ cốc, bông, khoai tây, rau, dưa hấu, loại hình này cũng bao
gồm cả đất sử dụng được trong nông nghiệp nhưng tạm thời bỏ hoang (đất hoang
hóa, đất thoái hóa); đất vườn cây ăn trái và những vườn nho hay cánh đồng nho
(thông dụng ở châu Âu); Đất trồng cây lâu năm; Cánh đồng, thửa ruộng và đồng cỏ
tự nhiên cho chăn thả gia súc. Tùy thuộc vào việc sử dụng hệ thống tưới tiêu nhân
tạo, đất nông nghiệp được chia thành đất có tưới tiêu và không tưới tiêu (thường
xuyên). Ở các nước đang khô hạn và bán khô hạn đất nông nghiệp thường được giới
hạn trong phạm vi đất tưới tiêu. Đất nông nghiệp cấu thành chỉ là một phần của lãnh
thổ của bất kỳ quốc gia, trong đó ngoài cũng bao gồm các khu vực không thích hợp
cho nông nghiệp, chẳng hạn như rừng, núi, và các vùng nước nội địa. Đất nông
nghiệp bao gồm 38% diện tích đất của thế giới, với diện tích đất trồng đại diện cho
ít hơn một phần ba đất nông nghiệp (11% diện tích đất của thế giới).1
Theo quan niệm thuần túy của người Việt Nam thì khái niệm đất nông
nghiệp thường được hiểu là đất trồng các loại cây lương thực như lúa, ngô, khoai,
sắn và một số loại cây ngắn ngày phục vụ cho cuộc sống thường nhất của người sử
dụng đất. Thực tế thì việc sử dụng đất nông nghiệp rất rộng rãi, nó không chỉ trồng
các loại cây lương thực mà còn để trồng các cây lâu năm có giá trị kinh tế cao, diện
tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản, diện tích trồng các cây và nuôi các loại gia
cầm để nghiên cứu, thí nghiệm về trồng trọt và chăn nuôi, đất sử dụng để bảo tồn
thiên nhiên, đất trồng rừng phục vụ nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp

và chế biến, đất phục vụ cho các mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái. Như vậy
theo cách hiểu truyền thống, khái niệm về đất nông nghiệp sẽ có phạm vi hạn hẹp,
được xác định chủ yếu là đất nhằm mục đích trồng trọt và chăn nuôi, nghiên cứu về
trồng trọt và chăn nuôi kể cả nuôi trồng thủy sản. Tư duy này hướng việc phân loại
đất vừa theo tiêu chí không gian và theo mục đích sử dụng chủ yếu mà chưa gắn với
1

Definition of agricultural land in FAOSTAT Glossary
Definition of agricultural land in OECD Glossary of Statistical Terms.
WDI –World Development Indicators online database, retrieved on ngày 18 tháng 7 năm 2008
7


việc quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô. Nếu hiểu đất nông nghiệp theo cách hiểu này sẽ
dẫn đến tình trạng khi xen canh các loại đất khác nhau (như đất trồng lúa, đất trồng
rừng, đất nuôi trồng thủy sản…), công tác quản lý sẽ rất khó khăn, phức tạp do mỗi
một loại đất khác nhau lại có chế độ pháp lý khác nhau, đặc biệt trong chuyển mục
đích sử dụng đất từ loại đất này sang loại đất khác.
Vì vậy, quan niệm đất nông nghiệp trong pháp luật đất đai hiện hành đã phân
nhóm đất nông nghiệp nhằm hướng tới việc quản lý đất đai thuận tiện hơn, theo đó
hướng tới việc mở rộng phạm vi khái niệm các loại đất nông nghiệp và dùng cụm từ
“nhóm đất nông nghiệp” thay cho cụm từ “đất nông nghiệp”. Việc sử dụng cụm từ
này nhằm mục đích tổng hợp nhiều loại đất, có cùng tính chất và chế độ sử dụng
khá tương đồng trong phạm vi cơ cấu của một nhóm đất lớn có đặc trưng giống
nhau nhất định về chế độ sử dụng. Điều này giúp tập trung quản lý cho từng nhóm
chủ thể được giao đất, cho thuê đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà
nước. Hiện nay, theo quy định của Luật đất đai năm 2013, đất nông nghiệp bao gồm
các loại đất sau: đất trồng cây hàng năm; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất;
đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối và đất
nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục

vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây
dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp
luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập,
nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây
cảnh.2
Qua các phân tích trên đây, có thể định nghĩa khái niệm đất nông nghiệp
trong pháp luật đất đai như sau: t nông nghi p ợc hiểu là tổng thể các loạ
t
v t
là t l u sản xu t ch y u phục vụ cho hoạt ộng nông, lâm, th y sản,
diêm sản, bảo v m tr ng và các hoạt ộng nghiên cứu thí nghi m về tr ng trọt,
chăn nu , nu tr ng th y sản.
* Đặ ểm c
t nông nghi p:34
Thứ nhất, đất nông nghiệp vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản
phẩm của lao động. Đất đai vốn là sản phẩm của tự nhiên, tuy nhiên để đất đai trở
thành đất nông nghiệp đòi hỏi quá trình con người tiến hành khai phá đưa đất hoang
hóa vào sử dụng để tạo ra sản phẩm, của cải cho con người. Do đó, đất nông nghiệp
2

Giáo trình Luật đất đai (tái bản lần thứ 3 có sửa chữa, bổ sung) – Chủ biên: ThS. Trần Quang Huy, Đại học
Huế, trang 167, 168
3
/>4
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại Yên Bái giai đoạn 2012 – 2020 –
Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Bùi Nữ Hoàng Anh, 2013, trang 8 - 9

8



là kết tinh của quá trình lao động và là sản phẩm của lao động, thông qua lao động
con người có thể làm thay đổi giá trị, độ phì nhiêu của đất đai. Xuất phát từ đặc
điểm này nên giá trị của đất nông nghiệp ngoài căn cứ trên chất đất hay độ phì của
đất còn được đong đếm trên giá trị sức lao động và cải tạo của người sử dụng đất.
Thứ hai, đất nông nghiệp là tƣ liệu sản xuất quan trọng không thể thay
thế trong hoạt động nông lâm ngƣ nghiệp. Đặc điểm này của đất nông nghiệp
xuất phát từ bản chất của đất đai là tư liệu sản xuất không bị hao mòn và đào thải
khỏi quá trình sản xuất, nếu sử dụng hợp lý thì đất nông nghiệp sẽ có chất lượng
ngày càng tốt hơn, đó là điểm khác với các tư liệu sản xuất khác là sau một thời
gian sử dụng đều bị hao mòn hữu hình hoặc hao mòn vô hình và cuối cùng sẽ bị đào
thải khỏi quá trình sản xuất và thay thế bằng tư liệu sản xuất mới, chất lượng cao
hơn hoặc giá rẻ hơn. Việc sử dụng đất đai có đúng đắn hay không là tuỳ thuộc vào
chính sách đất nông nghiệp của Nhà nước và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, tuỳ
thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa học – công
nghệ ở từng giai đoạn phát triển nhất định.
Thứ ba, đất nông nghiệp bị giới hạn về mặt không gian, nhƣng sức sản
xuất, giá trị khai thác của đất là không có giới hạn. Số lượng diện tích đất đai
đưa vào khai thác nông nghiệp bị giới hạn bởi không gian nhất định, bao gồm: giới
hạn tuyệt đối và giới hạn tương đối. Diện tích đất đai của toàn bộ hành tinh, của
từng quốc gia, của từng địa phương là con số hữu hạn, đó là giới hạn tuyệt đối của
đất đai. Không phải tất cả diện tích đất tự nhiên đều đưa vào canh tác được, tuỳ
thuộc điều kiện đất đai, địa hình và trình độ phát triển kinh tế của từng nước mà
diện tích đất nông nghiệp đưa vào canh tác chỉ chiếm tỷ lệ phần trăm thích hợp. Đó
là giới hạn tương đối, giới hạn này nhỏ hơn nhiều so với tổng quỹ đất tự nhiên. Xuất
phát từ đặc điểm này nên trong hoạt động khai thác, sử dụng cần phải biết quý trọng
và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hạn chế việc chuyển dịch ruộng đất sang sử dụng mục
đích khác. Mặc dù bị giới hạn về mặt không gian nhưng sức sản xuất của ruộng đất
là không giới hạn. Nghĩa là mỗi đơn vị diện tích đất đai, nhờ tăng cường đầu tư vốn,
sức lao động, đưa khoa học và công nghệ mới vào sản xuất mà sản phẩm đem lại
trên một đơn vị diện tích ngày càng nhiều hơn. Đây là con đường phát triển chủ yếu

của nông nghiệp, nhằm đáp ứng yêu cầu tăng lên về nông sản phẩm cung cấp cho
xã hội loài người.
Thứ tƣ, đất nông nghiệp có vị trí cố định và chất lƣợng không đồng đều.
Các tư liệu sản xuất khác có thể di chuyển đến những nơi thiếu và cần thiết, ngược
lại đất đai – tư liệu sản xuất chủ yếu này có vị trí cố định gắn liền với điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng. Để kết hợp với ruộng đất, người lao động và
9


các tư liệu sản xuất khác phải tìm đến với ruộng đất sử dụng hợp lý và có hiệu quả.
Muốn thế, một mặt phải quy hoạch các khu vực canh tác, bố trí các trung tâm dịch
vụ và phân bố điểm dân cư hợp lý. Mặt khác phải cải thiện điều kiện tự nhiên, xây
dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật và hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm tạo điều kiện để sử
dụng đất có hiệu quả, nâng cao đời sống của nông dân và từng bước thay đổi bộ mặt
nông thôn. Bên cạnh đó, đất đai có chất lượng không đồng đều giữa các khu vực và
ngay trên từng cánh đồng. Đó là kết quả, một mặt do quá trình hình thành đất, quan
trọng hơn là do quá trình canh tác của con người. Vì thế trong quá trình sử dụng cần
thiết phải cải tạo và bồi dưỡng đất, không ngừng nâng dần độ đồng đều của ruộng
đất ở từng cánh đồng, từng khu vực để đạt năng suất cây trồng cao.
Thứ năm, đất nông nghiệp có tính linh hoạt trong mục đích sử dụng.
Khác với các tư liệu sản xuất khác chỉ có thể sử dụng vào từng mục địch cụ thể và
rất khó chuyển đổi sang sử dụng vào mục đích khác, đất nông nghiệp có thể chuyển
đổi sang mục đích khác, ví dụ như: từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản hoặc từ
trồng cây hằng năm sang xây dựng trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm… Sự linh
hoạt trong việc khai thác đất đai phụ thuộc vào khả năng, trình độ khoa học kỹ
thuật, cũng như chịu ảnh hưởng, tác động từ các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô và
định hướng sản xuất của nhà nước.
1.1.2. Khái niệm bồi thườ g khi Nhà ước thu hồi đất nông nghiệp
Theo quy định của pháp luật hiện hành, khái niệm bồi thường khi Nhà nước
thu hồi đất nông nghiệp được quy định nằm trong tổng thể chung của trách nhiệm

bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Theo đó, trách nhiệm bồi thường được đặt ra
khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích
quốc gia, lợi ích công cộng hay vì mục đích phát triển kinh tế. Khi thu hồi đất,
người sử dụng đất phải gánh chịu những thiệt thòi khi mất tư liệu sản xuất và quyền
sử dụng, bị ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp, do đó Nhà nước phải thực
hiện trách nhiệm bồi thường. Như vậy, đối với những trường hợp người sử dụng đất
có lợi ích hợp pháp cần được bảo vệ, thì Nhà nước với tư cách là người đại diện cho
quyền lợi của nhân dân, phải có nghĩa vụ khôi phục các quyền và lợi ích đó bằng
cách quy định chế định pháp lý về bồi thường như nguyên tắc; điều kiện của việc
bồi thường; cách thức, trình tự, thủ tục bồi thường… để làm sao quyền lợi của
người bị thu hồi đất được đảm bảo, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng
cho quá trình thu hồi đất, giúp chủ đầu tư nhanh chóng có mặt bằng cho việc thực
hiện dự án.
Thuật ngữ “bồi thường” trong pháp luật đất đai ở Việt Nam đã được ghi nhận
trong các văn bản pháp luật về đất đai, kể từ trước khi có Luật Đất đai năm 1987.
10


Sau khi Luật Đất đai năm 1987 ra đời, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã
ban hành Quyết định số 186/HĐBT ngày 31/5/1990 quy định “Về đền bù thiệt hại
đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang sử dụng vào mục đích khác”, thuật
ngữ “bồi thường” được thay thế bằng thuật ngữ “đền bù thiệt hại”. Mặc dù pháp
luật không đưa ra sự giải thích về vấn đề này, song có thể hiểu “đền bù thiệt hại”
khi Nhà nước thu hồi đất là việc bù đắp lại những thiệt hại do việc thu hồi đất gây
ra, trả lại tương xứng với giá trị quyền sử dụng đất và công lao mà người sử dụng
đất đã đầu tư vào đất trong quá trình sử dụng.
Thuật ngữ này tiếp tục được sử dụng trong Luật đất đai năm 1993, Luật sửa
đổi bổ sung một số điều Luật đất đai năm 1998 và các Nghị định hướng dẫn thi
hành. Tuy nhiên, việc “đền bù thiệt hại” khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện
chỉ đơn giản là việc Nhà nước đền bù thiệt hại do hành vi thu hồi đất gây ra cho

người sử dụng đất mà không đi kèm sau đó việc thực hiện các chính sách hỗ trợ, tái
định cư. Hơn nữa, với thuật ngữ “đền bù thiệt hại” khi Nhà nước thu hồi đất, cho
người ta nghĩ ngay đến việc phải được đền bù 100% giá trị của mảnh đất bị thu hồi
(trả lại đầy đủ, tương xứng với sự mất mát hoặc vất vả), trong khi giá trị ban đầu
của đất đai không do con người tạo ra mà họ chỉ tạo ra giá trị tăng thêm của đất
đai (do người sử dụng đất đầu tư vào đất). Còn thuật ngữ “bồi thường” lại cho thấy
rằng, Nhà nước chỉ bồi thường những giá trị, thiệt hại hợp lý về đất và tài sản trên
đất cho người có đất bị thu hồi, kèm theo đó có thể là cơ chế hỗ trợ để giúp người
sử dụng đất nhanh chóng vượt qua những khó khăn khi bị thu hồi đất.
Khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2001 được
Quốc hội ban hành, thuật ngữ “bồi thường” được sử dụng trở lại bởi sự hợp lý của
nó và tiếp tục xuất hiện trong Luật Đất đai năm 2003; Nghị định số
197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ quy định “Về bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất" cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành
khác.
Khoản 6, Điều 4 Luật Đất đai năm 2003 quy định: "Bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích
đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất". Tuy nhiên, quy định này chưa thật sự chặt
chẽ và chưa thể hiện được trọn vẹn những giá trị thiệt hại mà Nhà nước sẽ bồi
thường khi thu hồi đất, đó không chỉ là giá trị quyền sử dụng đất mà còn phải tính
đến giá trị thiệt hại về tài sản có trên đất, ngoài ra phải tính đến những thiệt hại vô
hình khác, mà Nhà nước phải sử dụng thêm cơ chế hỗ trợ mới bù đắp được một
cách trọn vẹn những thiệt hại do thu hồi đất gây ra. Vì vậy trong Luật Đất đai năm
2013 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013, Khoản 12, Điều 3 về giải thích từ
11


ngữ đã quy định rõ: “B

t


ng về

t là vi

N àn

c trả lại giá trị quyền sử

dụn
t i v i di n t
t thu h
on
i sử dụn
t”. Còn vấn đề hỗ trợ và
bồi thường thiệt hại về tài sản được quy định tại mục 2, mục 3 chương VI của Luật
này.
Như vậy, khi Nhà nước thu hồi đất, Nhà nước có nghĩa vụ bồi thường cho
người sử dụng đất hợp pháp bị thu hồi đất những giá trị, thiệt hại hợp lý về đất và
tài sản trên đất, việc bồi thường được thực hiện theo những quy định của pháp luật
đất đai.
Từ những phân tích trên về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, có thể hiểu
một cách đầy đủ về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp như sau: B i
t
n
N à n c thu h
t nông nghi p là vi N à n c hoặc tổ chức, cá
n n ợ N àn
o t, cho thuê t ể sử dụng vào mục
qu c phòng,

an ninh, lợi ích qu c gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh t phả bù ắp những
tổn hại về t và tài sản trên t do hành vi thu h
t nông nghi p gây ra, cho
n
i sử dụn
t tuân theo nhữn qu ịnh c a pháp luật t
* Đặ ểm b t
n
iv
t nông nghi p
n à n c thu h i:
Việc bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp có những đặc điểm
như sau:
Thứ nhất, cơ sở làm phát sinh việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, đó
là việc Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích
quốc gia, lợi ích công cộng hay vì mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Đó là hậu
quả pháp lý trực tiếp do việc thu hồi đất gây ra, bên cạnh đó, việc bồi thường đối
với đất chỉ được thực hiện khi thu hồi đất để sử dụng vào mục đích chung của xã
hội.
Thứ hai, về đối tượng được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất: Chỉ những
người có quyền sử dụng đất hợp pháp, tức là phải có giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, có giấy tờ mang tính hợp lệ về quyền sử dụng đất hoặc có đủ điều kiện để
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mới được bồi thường.
Thứ ba, về phạm vi bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất: Hộ gia đình, cá
nhân bị thu hồi đất không những được bồi thường các thiệt hại vật chất về đất và tài
sản mà còn được Nhà nước xem xét, giải quyết các vấn đề mang tính xã hội như
được hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất, chuyển đổi việc làm thông qua đào
tạo nghề mới... Đối với người dân, thì đất không chỉ đơn thuần là vấn đề giá trị
vật chất mà nó còn là nguồn lực để họ duy trì sự sống và tài sản này có giá trị
trường tồn theo thời gian. Chính vì vậy, khi thu hồi đất, Nhà nước không chỉ chú

trọng tới việc bù đắp về vật chất, mà cần chú trọng bù đắp những tổn thất về mặt
12


tinh thần cho người bị thu hồi đất như sự xáo trộn điều kiện sinh sống, phong tục
tập quán; mất tư liệu sản xuất và hơn thế nữa là mất đi tình cảm gắn bó với mảnh
đất - nơi bản thân họ làm ăn sinh sống, mất nghề nghiệp để sinh sống từ bao đời.
Việc bồi thường của Nhà nước được thực hiện một cách trọn vẹn sẽ giúp người dân
nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất, điều này thể hiện tính nhân đạo, ưu việt
của Nhà nước Việt Nam.
1.1.3. Tính tất yếu khách quan của thu hồi đất nông nghiệp, những tác
động và ả h hưởng của việc thu hồi đất đối với đời sống của gười nông dân
1.1.3.1. T n t t u
qu n
t u
tn n n
p
Việc thu hồi đất nông nghiệp vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển
kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng là một trong những xu thế tất yếu của
xã hội hiện đại, đặc biệt trong bối cảnh một nước phát triển như Việt Nam. Thực tế
này xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Do yêu cầu phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta đòi
hỏi phải có một quỹ đất ngày càng lớn nhằm đáp ứng việc xây dựng cơ sở hạ tầng,
phát triển đô thị và văn hóa xã hội. Theo đó, cùng với đà tăng trưởng của nền kinh
tế, Việt Nam cũng như các nước phát triển khác đã và đang phải đối mặt với bài
toàn phát triển cơ sở hạ tầng và quá trình đô thị hóa nhằm theo kịp sự phát triển của
nền kinh tế. Với tư cách là tư liệu sản xuất và là nguyên liệu đầu vào, cơ bản trong
mọi quá trình lao động sản xuất, đất đai trở thành một trong những yếu tố thiết yếu,
không thể thay thế của quá trình này. Do vậy, Nhà nước cần phải huy động một
diện tích đất lớn nhằm phục vụ đáp ứng các điều kiện cho nhu cầu này. Tuy nhiên,

do yếu tố lịch sử phát triển, Việt Nam là nước đi lên từ một nước nông nghiệp nên
diện tích đất đai đa phần được sử dụng cho các mục đích nông nghiệp là chủ yếu. Vì
vậy, việc thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện
nay là một yêu cầu khách quan, tuân theo quy luật phát triển.
- Do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong ngành nông nghiệp đã
cho phép ngưởi sử dụng đất nông nghiệp nâng cao sản lượng trên một đơn vị diện
tích đất đai. Chính thực tế này đã dẫn đến sự dư thừa các sản phẩm nông nghiệp và
hiệu quả sử dụng đất không được tận dụng triệt để. Vì thế, việc thu hẹp diện tích đất
nông nghiệp, chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp sang sử dụng cho các hoạt
động phi nông nghiệp khác, ngoài việc vẫn bảo đảm yếu tố an toàn lương thực và
đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, còn nâng cao hiệu quả kinh tế của việc
sử dụng đất đai, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước.
1.1.3.2
a) n

n

n
v t u
t
v
s n
ng t i thu nhập, vi c làm c n
i nông dân
13

n

n n


n


Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất quan trọng, không thể thay thế của người
nông dân. Khi nhà nước thu hồi có bồi thường bằng diện tích đất khác đi chăng nữa
cũng làm cho người bị mất đất thua thiệt trên các phương diện như: mất địa thế của
địa điểm đã quen dùng; mất một phần thành quả đầu tư vào đất... Theo đó, việc thu
hồi đất sẽ ảnh hướng tới chính việc làm và thu nhập của người nông dân. Một
nghiên cứu5 đã chỉ ra khi diện tích đất nông nghiệp giảm khoảng dưới 30%, không
có nguồn khác bổ sung thì nguồn thu nhập của người nông dân sẽ bị giảm xuống,
ảnh hưởng tới đời sống của các thành viên. Nếu diện tích đất nông nghiệp bị giảm
khoảng 30-70%, nếu không có nguồn thay thế thì thu nhập bị giảm rất lớn, ảnh
hưởng nghiêm trọng tới thu nhập và có nguy cơ bị nghèo đói. Nếu diện tích đất bị
mất trên 70% thì coi như không còn nguồn thu nhập từ nông nghiệp, buộc phải tìm
kiếm việc làm khác.
Có thể thấy, việc thu hồi đất nông nghiệp không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới
thu nhập của nông dân. Nếu Nhà nước bồi thường cho họ một diện tích đất ở nơi
khác thì họ cũng mất chi phí xây dựng lại từ đầu, hoạt động sản xuất kinh doanh với
nhiều điểm bất lợi hơn trước. Ngay cả khi Nhà nước bồi thường bằng tiền, xây dựng
phương án chuyển đổi nghề nghiệp, dân cư dịch vụ cho người có đất bị thu hồi thì
họ cũng phải chuyển đổi công việc. Sự mất mát, thua thiệt, tâm lý lo sợ tương lai
không rõ ràng khiến nhiều người tìm mọi cách để không phải giao đất cho Nhà
nước, lối kéo người dân cản trở đến chây ì, phản đối tập thể, khiếu kiện không cho
thực hiện dự án…
b) n
ng t i cảm xúc, tình cảm c n
i dân khi phân chia lợi ích
không công bằng
Do chuyển mục đích sử dụng đất hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng trên đất thu
hồi sẽ làm cho một số chủ thể kinh tế có lợi ích tăng lên (ví dụ như doanh nghiệp

được giao đất xây dựng khu đô thị, người có đất hai bên đường mới làm,…) đi đôi
với thua thiệt trông thấy của người dân mất đất dẫn đến các xung đột lợi ích gay gắt.
Người mất đất cảm thấy mình bị đối xử bất công hơn khi người dân xung quanh
mình giàu lên không nhờ công sức của họ mà nhờ đất của mình bỏ ra làm đường
hoặc sẽ phẫn nộ khi giá bồi thường cho họ thấp hơn nhiều so với giá đất doanh
nghiệp bán cho họ,… Bên cạnh đó, công tác tái định cư khó khăn cũng làm cho
người bị mất đất thua thiệt. Do nhiều địa phương thiếu quỹ đất nông nghiệp để bồi
5

Tạp chí Khoa học và Phát triển 2013, tập 11, số 1: Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thanh Trà, Hồ Thị Lam
Trà “Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến đời sống, việc làm của nông dân Huyện Văn Lâm, tỉnh
Hưng Yên – trang 63

14


thường thích đáng cho nông dân, nên nhiều nông dân, sau khi nhận tiền bồi thường,
đã không có công ăn việc làm, không có kinh nghiệm kinh doanh nên tiền bồi
thường nhanh chóng tiêu hao. Nơi ở mới nhiều khi không được xây dựng cơ sở hạ
tầng hoàn thiện làm cho cuộc sống của họ ở nơi tái định cư càng khó khăn hơn.
Chính vì thế, nhiều người dân bị thu hồi đất hoặc rơi vào nghèo khó, hoặc rơi vào tệ
nạn xã hội và trở thành gánh nặng cho chính họ và cho xã hội.
Ngoài ra, việc thu hồi đất không chỉ gây tác động bất lợi cho người bị thu hồi
đất mà còn tạo thêm sức ép cho Nhà nước về phương diện tài chính, về công tác
quản lý và điều hành. Chính vì thu hồi đất có nhiều tác động không mong muốn nên
Nhà nước phải có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khoa học, dài hạn, ổn định,
nhằm hạn chế xáo trộn; mặt khác, phải xây dựng chính sách bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư đối với người dân thu hồi đất một cách hợp lý.
c) n
ng t i sinh hoạt, cuộc s ng hàng ngày c


n

i nông dân, tiềm

ẩn nhiều n u ơ i v i th h t ơn l
Thực tế khi được Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và nhận tiền bồi thường,
một bộ phận lớn hộ dân sử dụng tiền đất bồi thường vào các mục đích xây sửa nhà
cửa, mua sắm đồ đạc và tiêu dùng hàng ngày. Trong khi chỉ một phần sử dụng tiền
đầu tư cho việc sản xuất kinh doanh, lao động học nghề và cho con cái học hành.
Có thể thấy, nhiều hộ dân trước mắt chưa nhận thức đúng đắn được hậu quả từ việc
thu hồi đất nông nghiệp tác động đến tương lai của chính gia đình mình. Người bị
thu hồi đất do trình độ, năng lực, độ tuổi lao động ở mức độ nhất định nên không
thể tìm được việc làm hay không có đủ việc làm. Trong bối cảnh gia tăng áp lực của
nền kinh tế thị trường, những tác động còn hạn chế của chính sách đào tạo nghề và
tạo việc làm của nhà nước, nhiều người trong số đó sẽ có cảm giác cuộc sống tiềm
ẩn nhiều rủi ro, thiếu ổn định khó đảm bảo sinh kế bền vững. Đặc biệt đối với thế hệ
trẻ, khi không có việc làm sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ sa vào các tệ nạn xã hội như
chơi bời, cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, trộm cắp... làm xáo trộn, ảnh hưởng không
nhỏ đến môi trường sống, an ninh trật tự ở nông thôn.
Ngoài ra, điều kiện sống thay đổi đã ảnh hưởng tới trẻ em khu vực nông thôn
khi có điều kiện vật chất tốt hơn, không phải tham gia vào phụ giúp gia đình, kết
hợp với việc các gia đình chưa chú ý đến việc học tập rèn luyện của con cái. Kết
quả là nhiều trẻ em gia đình có đất bị thu hồi đã nghỉ học khi chưa hết phổ thông cơ
sở, do mất động lực và ý chí tiến thủ. Điều này tiềm ẩn việc hình thành một lớp
người có trình độ văn hóa hạn chế, sớm nhiễm tư tưởng thích hưởng thụ, không
thích lao động.
15



1.1.4 Ý ghĩa ủa việc bồi thườ g khi Nhà ước thu hồi đất nông nghiệp
Thu hồi đất nông nghiệp không chỉ làm chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai
(làm chấm dứt quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng
đất) mà còn “đụng chạm” đến lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan: Lợi ích
của người bị thu hồi đất; lợi ích của Nhà nước, của xã hội; lợi ích của người hưởng
lợi từ việc thu hồi đất (các nhà đầu tư, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân …).
Do vậy, trên thực tế việc lợi ích bồi thường khi nhà nước thu hồi đất (thực chất là
xử lý hài hòa lợi ích kinh tế giữa các bên) gặp rất khó khăn, phức tạp. Việc giải
quyết tốt vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mang ý nghĩa to lớn trên
nhiều phương diện:
a) Về p ơn

n chính trị

Là một nước nông nghiệp với khoảng 70% dân số là nông dân, vấn đề đất đai
ở Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và nhạy cảm. Các chính sách, pháp luật
về đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định về chính trị. Điều này có nghĩa là
nếu chủ trương, chính sách pháp luật đất đai đúng đắn, phù hợp với thực tiễn và
được thực thi nghiêm túc sẽ góp phần vào việc duy trì và củng cố sự ổn định chính
trị. Ngược lại, sẽ làm phát sinh những điểm nóng tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định
về chính trị. Một trong các chính sách, pháp luật về đất đai được xã hội đặc biệt
quan tâm đó là chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất; bởi lẽ chính sách, pháp luật này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi
ích hợp pháp của người bị thu hồi đất. Trong trường hợp bị thu hồi đất nói chung và
thu hồi đất nông nghiệp nói riêng, sẽ tác động trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp
pháp của người sử dụng đất. Do vậy, họ phản ứng rất gay gắt, quyết liệt thông qua
việc khiếu kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp, kéo dài nếu không được bồi
thường, thỏa đáng. Những điều đó tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị và dễ
phát sinh thành các “điểm nóng”; cho nên việc giải quyết tốt vấn đề bồi thường là
thực hiện tốt chính sách an dân để phát triển kinh tế xã hội góp phần vào việc duy

trì, củng cố sự ổn định về chính trị.
b) Về p ơn
n kinh t - xã hội
Thực tiễn cho thấy bồi thường, giải phóng mặt bằng luôn là công việc khó
khăn, phức tạp. Các dự án chậm triển khai thực hiện theo tiến độ đề ra có nguyên
nhân do công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng không nhận được sự đồng thuận
từ phía người dân. Xét dưới góc độ kinh tế, dự án chậm triển khai thực hiện ngày
nào là chủ đầu tư, các doanh nghiệp bị thiệt hại đáng kể về lợi ích kinh tế do máy
móc, vật tư, thiết bị bị “đắp chiếu”, người lao động không có việc làm trong khi
doanh nghiệp vẫn phải trả lương, trả chi phí duy trì các hoạt động thường xuyên và
16


trả lãi suất vay vốn cho Ngân hàng… Vì vậy, thực hiện tốt công tác bồi thường khi
Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp là điều kiện để doanh nghiệp sớm có mặt bằng
triển khai các dự án đầu tư góp phần vào việc thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế
và nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, kinh doanh ở nước ta. Hơn nữa,
duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và bền vững sẽ có điều kiện để thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội, góp phần vào công cuộc “xóa đói, giảm nghèo” và tạo tiền đề
cho các bước phát triển tiếp theo.
Về phía người sử dụng đất, thực hiện tốt bồi thường, Nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp sẽ giúp cho họ và các thành viên khác trong gia đình nhanh chóng ổn
định cuộc sống để tập trung sản xuất góp phần cải thiện và nâng cao mức sống. Hơn
nữa điều này còn giúp củng cố niềm tin của người bị thu hồi đất vào đường lối, chủ
trương, chính sách; pháp luật của Đảng và Nhà nước; đồng thời loại trừ cơ hội để kẻ
xấu lợi dụng, tuyên truyền, kích động quần chúng nhân dân khiếu kiện, đối đầu với
chính quyền nhằm gây mất ổn định tình hình trật tự an toàn xã hội và làm đình trệ
sản xuất.
1.2. Lý luận pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông
nghiệp

Cơ sở xây dựng pháp luật về bồi thườ g khi Nhà ước thu hồi đất
nông nghiệp
1.2.1.1. Cơ s lý luận
- Vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp được đặt ra trên
cơ sở quyền sở hữu về tài sản của công dân được pháp luật bảo hộ. Hiến pháp năm
2013 ghi nhận và bảo hộ quyền sở hữu tư nhân về tài sản: “1. Mọ n
i có quyền
s hữu về thu nhập hợp pháp, c a cả ể dành, nhà , t l u sinh hoạt, t li u sản
xu t, phần v n góp trong doanh nghi p hoặc trong các tổ chức kinh t khác.
2. Quyền s hữu t n n và qu ền thừa k
ợc pháp luật bảo hộ.
r ng hợp thật cần thi t vì lý do qu c phòng, an ninh hoặc vì lợi ích
qu c gia, tình trạng khẩn c p, phòng, ch n t ên t , N à n
tr n mu oặc
tr n ụng có b t
ng tài sản c a tổ chức, cá nhân theo giá thị tr ng.” (Điều
32)
Như vậy, quyền sở hữu về tài sản hợp pháp của mọi cá nhân và tổ chức được
Hiến pháp ghi nhận và bảo hộ. Khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích
quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì toàn bộ tài sản hợp pháp
gắn liền với đất bị thu hồi của người sử dụng đất đều phải được bồi thường theo quy
định của pháp luật.
17


- Nhà nước ta là Nhà nước do nhân dân lao động thiết lập nên, đại diện cho ý
chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân nên khi Nhà nước thu hồi đất của người
dân để sử dụng vào bất cứ mục đích gì (cho dù là sử dụng vào mục đích quốc
phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế) mà làm
phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì Nhà nước phải có bổn phận và

nghĩa vụ bồi thường.
- Xét trên phương diện lý luận, thiệt hại về lợi ích của người sử dụng đất là
hậu quả phát sinh trực tiếp từ hành vi thu hồi đất của Nhà nước. Hơn nữa, trong
điều kiện Nhà nước pháp quyền, công dân, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị-xã
hội... đều bình đẳng trước pháp luật. Nước ta đang từng bước xây dựng xã hội văn
minh và hiện đại nơi mà ở đó quyền lợi hợp pháp của mọi thành viên trong xã hội
phải được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Do vậy, khi Nhà nước thu hồi đất mà làm
phương hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất nông nghiệp thì Nhà nước
có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho họ.
- Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế nhiều thành phần
vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng tới mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trong điều kiện chịu
nhiều thách thức do quá trình hội nhập quốc tế đem lại. Để tranh thủ thời cơ, vượt
qua thách thức của xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, chúng ta phải biết phát huy nội
lực, tinh thần đoàn kết dân tộc và khơi dậy lòng yêu nước, tính năng động, sáng tại
vào sự nghiệp chấn hưng đất nước. Điều này chỉ có thể thực hiện khi Nhà nước biết
tôn trọng và bảo hộ những quyền lợi chính đáng của nhân dân.
1.2.1 Cơ s thực tiễn
Vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp được xây dựng dựa
trên chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân sử dụng đất nông nghiệp theo quy định pháp luật.
Thành tựu 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước là kết quả của quá
trình đổi mới tư duy mà hạt nhân cơ bản là đổi mới tư duy về sở hữu tài sản. Để giải
phóng mọi năng lực sản xuất của người lao động, Đảng ta đã xác định đổi mới có
chế quản lý kinh tế, từng bước xác lập địa vị làm chủ hộ gia đình, cá nhân đối với
đất đai thông qua giao đất sử dụng. Kể từ đây quyền sử dụng đất đã tách khỏi quyền
sở hữu đất đai được chủ sở hữu đất đai chuyển giao cho người sử dụng đất thực
hiện và trở thành một loại quyền về tài sản thuộc sở hữu của người sử dụng đất, hay
nói cách khác quyền sở hữu đất đai thuộc về toàn dân do Nhà nước đại diện; còn
quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của người sử dụng đất. Với việc giao quyền sử

dụng đất cho người lao động trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về đất đai nhằm duy
18


trì sự ổn định về chính trị-xã hội tạo tiền đề cho phát triển kinh tế, Việt Nam và
Trung Quốc “gặp nhau” ở điểm chung này và hai nước đã thực hiện thành công
công cuộc cải cách kinh tế mà không gặp phải thất bại như Liên Xô và các nước
XHCN Đông Âu trước đây; sáng tạo ra khái niệm “quyền sử dụng đất” cả người
Việt Nam và Trung Quốc dường như đã tạo ra một khái niệm sở hữu kép, một khái
niệm sở hữu đa tầng; đất đai thuộc sở hữu toàn dân, song quyền sử dụng đất lại
thuộc về cá nhân hoặc tổ chức.
Bằng việc pháp luật ghi nhận và bảo hộ quyền sử dụng đất của người sử
dụng đất thì dường như người sử dụng đất ở nước ta là người sở hữu một loại quyền
về tài sản đó là quyền sử dụng đất; bởi lẽ người sử dụng đất được pháp luật trao cho
các quyền năng liên quan đến quyền sử dụng đất theo đúng quy định pháp luật ở
từng giai đoạn. Như vậy, khi pháp luật đã thừa nhận quyền sử dụng đất là một loại
quyền về tài sản của người sử dụng đất thì khi nhà nước thu hồi đất (có nghĩa là
người sử dụng đất bị mất quyền sử dụng đất do hành vi thu hồi đất của Nhà nước),
Nhà nước phải bồi thường về thiệt hại về đất và thiệt hại về tài sản gắn liền với đất
cho người sử dụng đất.
1.2.2. Khái niệm pháp luật về bồi thườ g khi Nhà ước thu hồi đất nông
nghiệp
Bất cứ một lĩnh vực nào, một quan hệ xã hội nào phát sinh trong đời sống xã
hội cũng rất cần đến sự điều chỉnh của pháp luật, nhằm định hướng các quan hệ này
đi theo một trật tự chung thống nhất, phù hợp của các bên tham gia quan hệ lợi ích
chung của toàn xã hội. Pháp luật được xem là một trong những phương thức hiệu
quả để thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Hệ thống pháp luật được chia thành
những bộ phận cấu thành khác nhau để điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội riêng
biệt, nhưng có sự tác động qua lại với nhau, đảm bảo cho các quan hệ này tồn tại,
phát triển hợp quy luật. Trong lĩnh vực đất đai, cùng với quá trình thu hồi đất nói

chung và đất nông nghiệp nói riêng là hàng loạt các quy phạm pháp luật được ban
hành quy định về nguyên tắc, điều kiện, nội dung và phương thức bồi thường, trình
tự, thủ tục cũng như việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo về bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất nông nghiệp. Nghiên cứu, tìm hiểu nội dung các quy định này, có
thể thấy pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia
đình, cá nhân là một chế định quan trọng của pháp luật đất đai Việt Nam và được
hiểu về mặt lý luận như sau: Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp của hộ gia đình, cá nhân là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước
ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình bồi thường khi
Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân, nhằm giải quyết hài hòa
19


lợi ích của Nhà nước, chủ đầu tư và của người bị thu hồi đất.
Cơ chế điều chỉnh của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được thể hiện bằng việc Nhà nước sử dụng
pháp luật tác động vào hành vi xử sự của các chủ thể tham gia vào mối quan hệ bồi
thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo hướng: Một là, đối với những
hành vi xử sự của các chủ thể phù hợp với quy định của pháp luật về bồi thường khi
Nhà nước thu hồi đất: đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục thu hồi đất, v.v.. thì
pháp luật bảo vệ, tạo điều kiện khuyến khích để nó phát triển; Hai là, đối với những
hành vi xử sự của các chủ thể trái hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật
về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất như không đúng thẩm quyền, áp dụng giá
đất bồi thường không đúng pháp luật v.v. thì pháp luật xử lý, ngăn ngừa và tiến tới
loại bỏ dần khỏi đời sống xã hội; qua đó, việc tuân thủ pháp luật về bồi thường khi
Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp hộ gia đình, cá nhân được xác lập và thực hiện
triệt để.
Việc điều chỉnh quan hệ bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
của hộ gia đình, cá nhân sẽ giúp tác động đối với quan hệ này trên hai phương diện:
Phương diện tích cực: Nếu nội dung các quy định của pháp luật phù hợp với

thực tiễn khách quan, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước thì sẽ giúp điều
chỉnh, hướng dẫn hành vi xử sự của các chủ thể theo chuẩn mực chung, hạn chế các
tranh chấp, khiếu nại; bên cạnh đó góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế;
Phương diện tiêu cực: Nếu nội dung các quy định này của pháp luật lạc hậu,
không phù hợp với thực tiễn khách quan và chậm sửa đổi, bổ sung sẽ trở thành rào
cản hành vi xử sự của các chủ thể trong quan hệ bồi thường, làm tăng tình trạng
khiếu nại, tố cáo, gây bất ổn đến trật tự xã hội, cũng như kìm hãm sự phát triển của
nền kinh tế.
3 Cơ ấu pháp luật điều chỉnh về bồi thườ g khi Nhà ước thu hồi đất
nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia
đình, cá nhân bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những vấn đề
liên quan đến bồi thường đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp. Lĩnh vực pháp luật này được hình thành và phát triển qua các giai
đoạn khác nhau của đất nước, tương ứng với mỗi giai đoạn thì mục đích để hướng
tới sự điều chỉnh cũng có sự khác nhau; sự khác nhau này phụ thuộc vào nhiệm vụ
kinh tế, chính trị, xã hội và điều kiện phát triển kinh tế của đất nước trong từng thời
kỳ. Cho dù sự biểu hiện của pháp luật ở mỗi giai đoạn có khác nhau, nhưng tựu
chung lại, pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia
20


×