Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.64 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHẠM THỊ CHI

PHÁP LUẬT VỀ SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG
SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƢỜNG TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Môi trƣờng
Mã số

: 6038010

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. VŨ THỊ DUYÊN THỦY

HÀ NỘI – NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi, có sự hỗ trợ, giúp đỡ từ Giảng viên hướng dẫn là PGS. TS. Vũ Thị
Duyên Thủy.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng, được trích dẫn đúng theo quy định.


Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận
văn này.

Hà Nội, ngày 08 tháng 08 năm 2017
Tác giả Luận văn

Phạm Thị Chi


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS. Vũ Thị
Duyên Thủy, giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội, người đã trực tiếp hướng
dẫn tôi nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành Luận văn thạc sĩ.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Đào
tạo, Khoa Sau Đại học, các thầy cô trong tổ Bộ môn Luật Môi trường, khoa
Pháp luật Kinh tế, trường Đại học Luật Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, cung cấp
cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quãng thời gian học tập sau đại học
tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã tạo điều kiện
thuận lợi và ủng hộ tôi hoàn thành luận văn này.
Do kiến thức của bản thân và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế nên
luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến
đóng góp quý báu của các thầy, các cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn./.

Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2017
Học viên

Phạm Thị Chi



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT SẢN XUẤT, KINH DOANH
VÀ SỬ DỤNG SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƢỜNG ................. 6
1.1. Tổng quan về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với
môi trường ........................................................................................................... 6
1.1.1. Quan niệm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện
với môi trường ................................................................................................. 6
1.1.2. Thực trạng sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với
môi trường ở Việt Nam .................................................................................. 13
1.2. Quan niệm về pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm
thân thiện với môi trường.................................................................................. 20
1.2.1. Khái niệm và nội dung điều chỉnh của pháp luật về sản xuất, kinh
doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường ................................. 20
1.2.2. Vai trò của pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm
thân thiện với môi trường .............................................................................. 23
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ SẢN XUẤT, KINH
DOANH VÀ SỬ DỤNG SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƢỜNG
TẠI VIỆT NAM ................................................................................................. 26
2.1. Các quy định chung về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân
thiện với môi trường.......................................................................................... 26
2.1.1. Các quy định pháp luật về nhãn sinh thái ............................................ 28
2.1.2. Các quy định liên quan đến sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm
thân thiện với môi trường .............................................................................. 32
2.2. Các quy định pháp luật về khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt
động sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường ......... 37
2.2.1. Khuyến khích, hỗ trợ về đất đai ........................................................... 38



2.2.2. Khuyến khích, hỗ trợ về tài chính, đầu tư ........................................... 38
2.2.3. Khuyến khích, hỗ trợ về thuế............................................................... 41
2.2.4. Các khuyến khích, hỗ trợ khác ............................................................ 44
2.3. Các quy định về sản xuất sạch hơn và phát triển công nghiệp môi trường ... 46
2.3.1. Các quy định về sản xuất sạch hơn ...................................................... 46
2.3.2. Các quy định về phát triển công nghiệp môi trường ........................... 49
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ SẢN
XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI
MÔI TRƢỜNG TẠI VIỆT NAM ..................................................................... 55
3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng
sản phẩm thân thiện với môi trường ................................................................. 55
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân
thiện với môi trường phải đảm bảo định hướng phát triển bền vững .............. 55
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân
thiện với môi trường phải đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật môi
trường ............................................................................................................. 56
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân
thiện với môi trường phải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ............. 57
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản
phẩm thân thiện với môi trường tại Việt Nam .................................................. 59
3.2.1. Giải pháp pháp lý ................................................................................. 59
3.2.2. Giải pháp khác ..................................................................................... 67
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

EU


Liên minh Châu Âu

European Union

UNTAD United Nations Conference on Hội nghị Liên Hiệp quốc về
Trade and Development
Thương mại và Phát triển
UN

WCED

Liên Hiệp quốc

United Nations
World

Commission

Environment and Development

UNEP

United

Nations

Programme

on Hội đồng Thế giới về Môi

trường và Phát triển

Environment Chương trình Môi trường của
Liên hiệp quốc


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Tăng trưởng xanh đang là xu hướng của các quốc gia trên thế giới nhằm
bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe của con người. Sản xuất, kinh doanh và
sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường là một trong những hoạt động nhằm
chuyển đổi nền kinh tế theo hướng phát triển bền vững.
Không nằm ngoài xu hướng của thế giới, Việt Nam cũng hướng tới phát
triển nền kinh tế xanh, nhằm ngăn chặn, khắc phục các hệ lụy môi trường đang
phải đối mặt do hậu quả của quá trình phát triển kinh tế ồ ạt không kiểm soát
trong thời gian qua. Hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân
thiện với môi trường đã được phát triển ở các nước trên thế giới, tuy nhiên lại
khá mới mẻ đối với Việt Nam. Tại Việt Nam, sản phẩm thân thiện với môi
trường cũng đã, đang nhận được sự quan tâm của Nhà nước, của doanh nghiệp
cũng như người tiêu dùng. Việc phát triển sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản
phẩm thân thiện với môi trường có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh phát triển
kinh tế và bảo vệ môi trường, cũng như bảo vệ sức khỏe con người hiện nay. Để
thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi
trường tại Việt Nam, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh
vấn đề này với những ưu đãi, hỗ trợ cho doanh nghiệp, cho người tiêu dùng.
Xuất phát từ ý nghĩa đặc biệt quan trọng của hoạt động sản xuất, kinh
doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường; từ thực tế các quy định
của pháp luật điều chỉnh về sản phẩm thân thiện với môi trường còn hạn chế, tác

giả luận văn xin lựa chọn đề tài: “Pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử
dụng sản phẩm thân thiện với môi trường tại Việt Nam” với mong muốn đóng
góp một công trình nghiên cứu để thúc đẩy phát triển sản phẩm thân thiện với
môi trường tại thị trường Việt Nam và thị trường quốc tế.


2

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về pháp luật về sản xuất,
kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường. Có thể kể đến một số
công trình nghiên cứu có liên quan đến sản phẩm thân thiện với môi trường như:
cuốn sách do TS. Nguyễn Hữu Khải chủ biên: “Nhãn sinh thái đối với hàng hóa
xuất khẩu và tiêu dùng nội địa” (Nhà xuất bản Lý luận chính trị, năm 2005); Luận
văn tốt nghiệp của học viên Vũ Thị Xen (2009), Trường Đại học Ngoại thương
với đề tài: “Sản phẩm thân thiện với môi trường – xu thế tất yếu trong tiêu dùng
hiện đại và hướng đi mới cho các doanh nghiệp Việt Nam”; Khóa luận tốt nghiệp
của học viện Hồ Thị Nga (2009), Trường Đại học Ngoại thương về “Xây dựng
chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường trong cá doanh nghiệp ở Việt
Nam”. Nhìn chung các đề tài nghiên cứu thường đứng từ góc độ kinh tế để nghiên
cứu, ít xuất phát từ việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh
doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường.
Bên cạnh đó, trong những năm qua cũng có những bài nghiên cứu, bài báo
về pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi
trường. Có thể kể đến: “Một số vấn đề pháp lý về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
thân thiện môi trường” – TS. Nguyễn Văn Phương (Tạp chí Môi trường số
6/2015); “Điều chỉnh pháp luật về phát triển công nghiệp môi trường tại Việt
Nam - Nhu cầu và định hướng” – PGS. TS. Vũ Thị Duyên Thủy (Tạp chí Dân
chủ và Pháp luật); “Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì ni
lông tại thành phố Hồ Chí Minh hướng đến xu hướng tiêu dùng bền vững” – TS.

Lê Văn Khoa (Đề tài nghiên cứu khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh, 2008).
Tuy nhiên, hiện nay có rất ít công trình khoa học hay các cuốn sách đề cập
về pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi
trường. Các công trình nghiên cứu về sản phẩm thân thiện nêu trên là nguồn tài
liệu quý giá để tác giả tham khảo, kế thừa trong công trình nghiên cứu của mình.


3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các quan điểm, luận điểm về sản phẩm
thân thiện với môi trường; thực tiễn sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm
thân thiện với môi trường tại Việt Nam; pháp luật Việt Nam về sản xuất, kinh
doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường; các giải pháp hoàn thiện
pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi
trường tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định pháp lý
về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường. Từ đó
đề cập đến thực trạng các quy định pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng
sản phẩm thân thiện với môi trường; đồng thời đề xuất những giải pháp hoàn
thiện các quy định pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân
thiện với môi trường, nhằm thúc đẩy phát triển sản phẩm thân thiện với môi
trường.
4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
-

Luận văn nghiên cứu các vấn đế lý luận về sản phẩm thân thiện với môi

trường và quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi

trường.
-

Phân tích, làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành về sản xuất,

kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường.
-

Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm phát triển sản xuất,

kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường.
5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn
Ở mỗi chương, tác giả luận văn đặt ra các câu hỏi để làm rõ các vấn đề.
Chương I tập trung phân tích những nội dung bằng việc trả lời các câu hỏi: thế
nào là sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường?
Tiêu dùng bền vững là gì? Sản phẩm thân thiện với môi trường là gì? Nội dung


4

điều chỉnh của pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân
thiện với môi trường gồm các yếu tố nào? Trên cơ sở đó, Chương II đi sâu tìm
hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam bằng việc trả lời các câu hỏi: Pháp
luật đã quy định những gì về sản phẩm thân thiện với môi trường? Nhà nước có
những ưu đãi, hỗ trợ như thế nào cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử
dụng sản phẩm thân thiện với môi trường? Sản xuất sạch hơn là gì? Thế nào là
công nghiệp môi trường? Từ việc trả lời các câu hỏi trên tại Chương II, Chương
III tập trung đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về sản xuất, kinh
doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường. Trả lời được những câu
hỏi nêu trên ở mỗi chương tức là vấn đề nghiên cứu của luận văn sẽ được làm

sáng tỏ.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu luận văn
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận
nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lênin; phương pháp luận giải, phương pháp phân tích, phương pháp liệt kê…
được sử dụng trong Chương I khi nghiên cứu tổng quan về pháp luật về sản
xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường; phương pháp
phân tích, phương pháp so sánh luật học, phương pháp đối chiếu, phương pháp
tổng hợp… được sử dụng trong Chương II khi nghiên cứu thực trạng pháp luật
về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường; phương
pháp bình luận, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp… được sử dụng
trong Chương III khi đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về sản xuất, kinh
doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.
Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Luận văn là sự đóng góp mới mẻ vào hệ thống các công trình nghiên cứu khoa
học những vấn đề pháp lý về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân
thiện với môi trường. Trên thực tế, bằng những đánh giá, kiến nghị, luận văn sẽ


5

là nguồn tài liệu tham khảo để xây dựng, triển khai một cách có hiệu quả các
quy định pháp luật trên thực tế. Qua phân tích thực trạng của vấn đề pháp lý và
thực tiễn trong việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với
môi trường tạo cơ sở xây dựng chính sách pháp luật, góp phần tăng cường hiệu
quả quản lý nhà nước, đồng thời thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và sử
dụng sản phẩm thân thiện với môi trường.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng các từ viết tắt và danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về pháp luật sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản
phẩm thân thiện với môi trường
Chương 2: Thực trạng pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản
phẩm thân thiện với môi trường tại Việt Nam.
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh và
sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường tại Việt Nam.


6

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ
DỤNG SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƢỜNG
1.1.

Tổng quan về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân

thiện với môi trƣờng
1.1.1. Quan niệm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân
thiện với môi trường
Xã hội ngày càng phát triển, xu hướng của người tiêu dùng hiện đại không
chỉ muốn sử dụng sản phẩm chất lượng tốt mà còn muốn sản phẩm đó an toàn
và thân thiện với môi trường; hướng tới phát triển bền vững. Điều đó có nghĩa,
ưu tiên hàng đầu của các nước trên thế giới hiện nay là phát triển nền kinh tế
xanh, tăng trưởng xanh. Vì vậy, để hiểu khái niệm sản phẩm thân thiện với môi
trường, cần làm rõ khái niệm kinh tế xanh, tăng trưởng xanh và sản xuất, tiêu
dùng bền vững. Cụ thể như sau:
- Kinh tế xanh là sáng kiến của Chương trình Môi trường của Liên hiệp
quốc (United Nations Environment Programme - UNEP (2008)) có mục tiêu
chung là xây dựng một mô hình kinh tế vĩ mô, cung cấp hướng dẫn, thực hiện

đầu tư trong lĩnh vực xanh và xanh hóa các ngành “nâu”. Sáng kiến này là để
chứng minh rằng đầu tư vào các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, công nghệ
sạch, cung cấp nước sạch và nông nghiệp bền vững có thể đóng góp vào sự tăng
trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm ổn định, mang lại công bằng xã hội và xóa
đói giảm nghèo, đồng thời giải quyết các thách thức về khí hậu và sinh thái1.
- Tăng trưởng xanh là quá trình phát triển kinh tế theo hướng bền vững với
môi trường, thúc đẩy phát triển xã hội toàn diện. Tăng trưởng xanh bao hàm các
phương pháp tiếp cận chính sách mang lại hiệu quả sinh thái thực sự, kết hợp
ứng phó khí hậu với mục tiêu phát triển bền vững.
1

ThS. Nguyễn Thị Thu Hoài, Báo cáo tóm tắt kết quả khoa học và công nghệ, Nghiên cứu Cơ sở lý luận và thực
tiễn nhằm đề xuất giải pháp khuyến khích tiêu dùng sản phẩm cacbon thấp, Viện Khoa học môi trường, Tổng
cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016


7

Trong hai thập kỷ gần đây, phát triển bền vững đã trở thành một chủ đề
mang tính toàn cầu, được nhìn nhận là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong
quá trình phát triển của nhân loại. Khái niệm phát triển bền vững được Liên
Hiệp quốc định nghĩa trong Báo cáo "Tương lai chung của chúng ta" của Hội
đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (World Commission on Environment
and Development - WCED) năm 1987 là sự phát triển đáp ứng được những yêu
cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế
hệ mai sau. Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức
ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát
triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác
định phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và
hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và

bảo vệ môi trường. Để đạt được mục tiêu này, các nước với điều kiện, hạ tầng
kinh tế, xã hội khác nhau có những định hướng, giải pháp riêng. Chính phủ Việt
Nam cũng đã ban hành "Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt
Nam" (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam)2, Chiến lược phát triển bền vững
Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, trong đó sản xuất và tiêu dùng bền vững là một
trong các nội dung quan trọng được nhấn mạnh3.
- Sản xuất, tiêu dùng bền vững: có nhiều quan điểm khác nhau về sản xuất,
tiêu dùng bền vững, có thể nêu một số quan điểm như:
Theo Bộ Môi trường Na Uy tại Hội nghị chuyên đề Oslo năm 1994 thì sản
xuất, tiêu dùng bền vững là: “Việc sử dụng các dịch vụ và các sản phẩm liên
quan, nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản và mang lại một chất lượng cuộc sống tốt
hơn trong khi giảm thiểu việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và vật
liệu độc hại cũng như phát thải chất thải và các chất ô nhiễm trong vòng đời
của dịch vụ hoặc sản phẩm để như không gây nguy hiểm cho các nhu cầu của
2

Ban hành kèm theo Quyết định 153/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Định hướng chiến lược
phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) ngày 17 tháng 8 năm 2004
3
TS. Nguyễn Thế Đồng, Sản xuất và tiêu thụ bền vững ở Việt Nam – Thực trạng, giải pháp, Tạp chí Môi trường,
số 10/2013


8

thế hệ tương lai”. Tiêu dùng bền vững được xây dựng trên quan điểm phát triển
bền vững được đề cập và phổ biến rộng rãi từ năm 1987 từ Báo cáo Brundtland
(còn gọi là Báo cáo Tương lai chung của chúng ta) của WCED. Tư tưởng cơ bản
của tiêu dùng bền vững là đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của bản thân sao cho
không tước mất khả năng đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của các thế hệ mai sau.

Theo Liên Hiệp quốc (United Nations - UN) thì “tiêu dùng bền vững là
việc sử dụng hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng những nhu cầu cơ bản và nâng
cao chất lượng cuộc sống trong khi sử dụng ít hơn tài nguyên thiên nhiên và các
chất độc hại, đồng thời giảm phát thải và chất gây ô nhiễm trong chu trình sống
và không làm tổn hại tới việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”.
Tiêu dùng bền vững gắn trực tiếp với rất nhiều ưu tiên phát triển khác như
giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế, giáo dục và bảo vệ môi trường. Tất cả đều
nhằm vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy, tiêu dùng bền vững
không phải là khuyên nên tiêu dùng ít đi, mà là làm thế nào đáp ứng được nhu
cầu của người tiêu dùng một cách thông minh hơn. Tiêu dùng bền vững tạo cho
người tiêu dùng cơ hội để tiêu thụ sản phẩm, sử dụng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu
của họ một cách hiệu quả và có hiệu suất, giảm thiểu hậu quả tiêu cực về môi
trường, xã hội và kinh tế. Mục đích cuối cùng của tiêu dùng bền vững là cải
thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của cả người tiêu dùng thế hệ hiện nay và
các thế hệ mai sau, đồng thời giảm thiểu tác động tới môi trường5.
Thuật ngữ sản phẩm thân thiện môi trường lần đầu tiên được định nghĩa ở
cấp độ quốc tế là do Hội nghị Liên Hiệp quốc về Thương mại và Phát triển
(United Nations Conference on Trade and Development – UNTAD) đưa ra vào
năm 1995, theo đó, “sản phẩm thân thiện môi trường là sản phẩm ít gây hại
cho môi trường hơn ở một số giai đoạn trong vòng đời sản phẩm hơn các sản

5

Vũ Thị Xen (2009), Sản phẩm thân thiện với môi trường – xu thế tất yếu trong tiêu dùng hiện đại và hướng đi
mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Ngoại thương Hà Nội, tr. 5


9

phẩm truyền thống, hoặc các sản phẩm có những đóng góp trong việc bảo vệ

môi trường”.6
Từ khái niệm trên có thể thấy, sản phẩm thân thiện môi trường có thể được
sản xuất từ vật liệu thân thiện môi trường (vật liệu tái chế hoặc nguyên vật liệu
sinh khối), quá trình sản xuất sử dụng công nghệ thân thiện môi trường hay áp
dụng quy trình sản xuất thân thiện môi trường nhằm làm giảm việc sử dụng các
nguồn tài nguyên (năng lượng, nước và tài nguyên khác) - điều đó cũng đồng
nghĩa với việc thải ra ít chất thải hơn, ít ô nhiễm hơn; trong quá trình vận
chuyển, phân phối sử dụng các loại phương tiện, bao bì ít ô nhiễm và cuối cùng
là sử dụng và thải bỏ không gây ô nhiễm.
Thân thiện môi trường/thân thiện sinh thái hay thân thiện thiên nhiên là
những thuật ngữ được sử dụng đối với các loại sản phẩm cố gắng tối thiểu hóa
các ảnh hưởng có hại cho môi trường. Thân thiện sinh thái/thân thiện môi trường
– có nghĩa là chúng ta sống theo cách mà không lãng phí tài nguyên và lựa chọn
sử dụng các loại hàng hóa và dịch vụ có tác động thấp nhất các ảnh hưởng tiêu
cực tới môi trường.
Có thể hiểu sản phẩm thân thiện với môi trường là sản phẩm mà quá trình
sản xuất, tiêu thụ và thải bỏ không ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường (hoặc
nếu có thì cũng nhẹ hơn so với tác động tới môi trường của các sản phẩm tương
tự cùng loại). Xét trong chừng mực nào đó, các sản phẩm thân thiện với môi
trường đôi khi còn có ảnh hưởng tích cực tới môi trường. Ví dụ, các nông sản
hữu cơ tạo điều kiện khôi phục lại cân bằng sinh thái hoặc khi phân hủy chúng
giúp đảm bảo khả năng tái tạo độ mùn của đất, các sản phẩm và dịch vụ khắc
phục sự cố môi trường, các công nghệ sạch.
Cho đến nay chưa có sản phẩm nào được coi là thân thiện với môi trường
một cách tuyệt đối mà chỉ tồn tại những sản phẩm thân thiện với môi trường một
6

Văn phòng Bộ Công thương (2009), Đánh giá thực trạng và tiềm năng của hoạt động thương mại sản phẩm
thân thiện với môi trường tại Việt Nam và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy, Nhiệm vụ môi trường cấp Bộ, Bộ
Công thương.



10

cách tương đối. Một sản phẩm chỉ được coi là hoàn toàn thân thiện với môi
trường khi và chỉ khi nó đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn về tính thân thiện
với môi trường từ giai đoạn sản xuất (bao gồm nguyên vật liệu, máy móc thiết
bị, công nghệ sản xuất) cho tới giai đoạn đưa vào tiêu dùng, sử dụng và cuối
cùng là giai đoạn thải bỏ sau khi sử dụng (tính chất có thể tái chế được, không
gây tổn hại cho môi trường tại bãi rác thải và quá trình vận chuyển lưu kho). Các
tiêu chuẩn để đánh giá tính thân thiện rất khác nhau qua từng vùng lãnh thổ,
từng khu vực trên thế giới, cho nên khái niệm “sản phẩm thân thiện với môi
trường” luôn luôn chỉ có thể mang tính chất tương đối.
Một sản phẩm chỉ được công nhận là sản phẩm thân thiện môi trường khi
nó được cấp nhãn hoặc chứng chỉ công nhận là sản phẩm thân thiện môi trường
của các tổ chức cấp nhãn/chứng chỉ môi trường có uy tín được người tiêu dùng
và các hiệp hội, tổ chức liên quan công nhận. Nhãn môi trường hay chứng nhận
môi trường là phương tiện để nhận biết sản phẩm thân thiện với môi trường và
phân biệt sản phẩm thân thiện môi trường với sản phẩm truyền thống.
Việc chứng nhận một sản phẩm có xanh hay không tùy thuộc vào rất nhiều
các điều kiện, chẳng hạn: phụ thuộc vào các tiêu chí đánh giá sản phẩm xanh
của các tổ chức công nhận; tùy thuộc vào chủng loại và nhóm sản phẩm; tùy
thuộc vào các đặc điểm và tính chất của sản phẩm; tùy thuộc vào các điều kiện
cụ thể của từng quốc gia hoặc ngành công nghiệp;…
Các tiêu chí cụ thể về sản phẩm thân thiện môi trường là những căn cứ để
các tổ chức cấp nhãn môi trường cho các loại sản phẩm đạt các tiêu chí đó.
Chẳng hạn, nhãn Thiên Thần Xanh của Đức sử dụng 46 tiêu chí, nhãn Dấu sinh
thái của Nhật sử dụng 35 tiêu chí, Nhãn sự lựa chọn vì môi trường của Canada
sử dụng 40 tiêu chí... Cách đánh giá các sản phẩm thân thiện môi trường khác
nhau ở từng nước. Các nước phát triển có xu hướng sử dụng nhiều hơn các tiêu

chí trong việc chứng nhận môi trường, các nước đang phát triển sử dụng ít hơn
các tiêu chí. Các tiêu chí để một sản phẩm được cấp nhãn ngoài việc phải đáp


11

ứng yêu cầu về môi trường còn có những tiêu chí có liên quan đến trách nhiệm
môi trường của doanh nghiệp sản xuất ra chúng.
Hệ thống tiêu chí đánh giá và phân loại sản phẩm thân thiện môi trường
được xây dựng theo 4 tiêu chí là7:
Sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường:

-

Nếu sản phẩm chứa các vật liệu tái chế thay vì sử dụng vật liệu mói, thô, nó
có thể được xem là một sản phẩm xanh. Ví dụ, một sản phẩm tái chế nhanh như
tre hay bần (sử dụng để lót nều) là những sản phẩm thân thiện với môi trường vì
là sản phẩm đựơc tạo ra từ vật liệu phế phẩm nông nghiệp như rơm hoặc dầu
nông nghiệp.
-

Sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn đến môi trường và sức

khoẻ thay cho các sản phẩm phẩm độc hại truyền thống: Ví dụ các vật liệu thay
thế chất bảo quản gỗ như creosote, được biết là một hợp chất gây ung thư.
- Sản phẩm giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng (ít chất
thải, sử dụng năng lượng tái sinh, ít chi phí bảo trì).
- Sản phẩm tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn đối với sức khoẻ:
Vật liệu xây dựng xanh là những sản phẩm tạo ra một môi trường an toàn trong
nhà bằng cách không phóng thích những chất ô nhiễm quan trọng như sơn có

dung môi hữu cơ bay hơi thấp, bám chắc, loại bỏ hoặc ngăn ngừa sự lan truyền
chất ô nhiễm như sản phẩm từ sự thông gió hoặc bộ lọc không khí trong máy
lạnh (bụi, nấm mốc, vi khuẩn...) và cải thiện chất lượng chiếu sáng.
Các sản phẩm thân thiện với môi trường có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với
môi trường sống của con người (môi trường là không gian sống của con người
và các loài sinh vật, nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt
động sản xuất của con người, nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo
ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình, nơi giảm nhẹ các tác động
7

/>

12

có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên Trái đất, nơi lưu trữ và cung
cấp thông tin cho con người). Việc khai thác quá mức không gian và các dạng
tài nguyên thiên nhiên để gia tăng không gian sống cho con người có thể làm
cho chất lượng không gian sống mất khả năng tự phục hồi.
Trong quá trình sản xuất sản phẩm sinh thái giúp giảm thiểu sử dụng nguồn
nguyên liệu, nguồn năng lượng và nước, đồng thời ít rác, giảm ô nhiễm.
Trong quá trình sử dụng, các sản phẩm sinh thái có thể giúp tiết kiệm nước,
năng lượng, giảm thiểu khí thải, chất thải và những nhu cầu về xử lý chất thải
sau đó. Sản phẩm sinh thái cũng được thiết kế nhằm bảo đảm khả năng tái chế,
tái sử dụng và phục hồi.
Ngoài ra, sản phẩm sinh thái cũng có vị trí quan trọng trong thương mại
quốc tế. Việc xóa bỏ các hàng rào thuế quan tự do hóa thương mại làm cho các
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải chú trọng đến các yếu tố môi
trường. Mặc dù sản phẩm sinh thái không mang tính chất bắt buộc nhưng lại
hướng đến mục tiêu rộng lớn, đó là thông qua sản phẩm sinh thái sẽ làm biến đổi
hành vi của toàn xã hội theo hướng thân thiện với môi trường. Khi vấn đề môi

trường đang có nguy cơ bị lợi dụng để làm các rào cản kỹ thuật trong thương
mại quốc tế, nhiều nước đã và đang triển khai chương trình sản phẩm sinh thái,
việc cam kết thực hiện chương trình này đã dần trở thành xu hướng của các quốc
gia phát triển và đang phát triển. Nhiều thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam,
trên thực tế đã yêu cầu phải xét đến vấn đề sinh thái trong sản phẩm nhập khẩu.
Các sản phẩm sinh thái này cho phép doanh nghiệp đạt được mục tiêu về lợi
nhuận và năng suất cao trong khi vẫn bảo vệ môi trường8.
Tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường tốt cho sức khỏe, an toàn
với môi trường, tái tạo và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm các
chi phí sản xuất, xử lý chất thải, gia tăng lợi ích cộng đồng thông qua việc tiêu
88

Vũ Thị Xen (2009), Sản phẩm thân thiện với môi trường – xu thế tất yếu trong tiêu dùng hiện đại và hướng đi
mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Ngoại thương Hà Nội, tr. 18


13

dùng. Khuyến khích tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường sẽ làm gia
tăng lợi ích về sức khỏe cộng đồng, giảm áp lực về công tác quản lý môi trường
và tạo thói quen tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường. Đồng thời, góp
phần thúc đẩy phát triển các công ty sản xuất đầu tư vốn, con người, đổi mới
công nghệ,… để sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường, đáp ứng
nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, từ đó tăng doanh thu, hình ảnh và cơ hội
tham gia hội nhập với quốc tế. Khi tiến hành sản xuất sản phẩm thân thiện với
môi trường giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường
thông qua giảm tiêu thụ năng lượng, chất thải. Khuyến khích tiêu dùng sản phẩm
thân thiện với môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu
quốc gia giảm phát thải khí nhà kính, giảm các tác động xấu do biến đổi khí hậu
gây ra đối với toàn cầu. Muốn thế, cần thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh

doanh sản phẩm thân thiện với môi trường.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh được hiểu như là quá trình tiến hành các
công đoạn từ việc khai thác sử dụng các nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế để
sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nhằm cung cấp cho nhu cầu thị
trường và thu được lợi nhuận. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm thân thiện với môi
trường ngoài mục đích nêu trên còn nhằm hướng tới bảo vệ môi trường, bảo vệ
sức khỏe của người tiêu dùng, hướng tới phát triển bền vững. Sản xuất, kinh
doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường là cách thức để vừa đạt
các mục tiêu phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường, giảm khí nhà kính, hạn
chế ảnh hưởng xấu do biến đổi khí hậu gây ra.
1.1.2. Thực trạng sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân
thiện với môi trường ở Việt Nam
Sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường vẫn là
một lĩnh vực mới mẻ ở Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp đã và đang rất quan tâm
tới vấn đề này. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam chưa có bứt phá thực sự
để có được những sản phẩm thân thiện với môi trường mà vẫn đảm bảo chất
lượng và giá thành so với sản phẩm cùng loại.


14

Ở Việt Nam, trong thời gian qua, các doanh nghiệp chủ yếu tập trung sản
xuất sản phẩm thân thiện với môi trường trong các lĩnh vực như sản xuất các sản
phẩm tiết kiệm năng lượng, thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng và bao bì, các
loại phương tiện giao thông và các thiết bị công nghệ cao… Những sản phẩm
này bước đầu đã chú trọng đến tính thân thiện với môi trường nhưng giá cả còn
khá cao nên chưa đến được với người tiêu dùng. Một số doanh nghiệp đi đầu
trong sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường ở Việt Nam hiện nay như:
Công ty Honda Việt Nam, Công ty Unilever Việt Nam. Công ty Honda Việt
Nam đã áp dụng công nghệ tiên tiến trong hệ thống bảo vệ môi trường, đặc biệt

chú trọng đến công nghệ xử lý và tái chế rác thải; bên cạnh đó, công ty còn luôn
nỗ lực sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường, công ty đã hoàn toàn
loại bỏ chì khỏi sơn sử dụng, không sử dụng chất amiang để chế tạo má phanh vì
chất này là tác nhân gây ung thư… Nhiều năm liên tục, Unilever Việt Nam được
trao tặng các giải thưởng về môi trường như: Giải thưởng Doanh nghiệp Xanh
2006 và Giải Đặc biệt Doanh Nghiệp Xanh dành cho đơn vị có “Hệ Thống Xử
lý Nước thải tiên tiến nhất“ do Báo Sài Gòn Giải Phóng và Bộ Tài nguyên môi
trường chứng nhận; Giải Nhất cuộc thi Môi Trường và Phát Triển năm 2007 do
Đài Tiếng Nói Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức,
Giải thưởng “Cúp Vàng vì sự nghiệp bảo vệ môi trường” năm 2009 do Bộ
Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trao tặng; Giải nhất cuộc thi Tòa nhà hiệu
quả năng lượng năm 2009 lần III của Bộ Công Thương.
Tại Việt Nam, nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn hạn chế,
hoặc họ nhận thức được tác động của các sản phẩm tới môi trường nhưng do vấn
đề kinh tế, họ vẫn lựa chọn những sản phẩm không thân thiện với môi trường.
Khi mua một sản phẩm nào đó, điều người tiêu dùng cân nhắc đầu tiên là giá cả
và chất lượng. Hiện nay nhu cầu của người dân về các sản phẩm xanh chưa đủ
lớn, do đó các doanh nghiệp còn băn khoăn khi tiến hành sản xuất, kinh doanh
các sản phẩm này. Chính vì vậy, các doanh nghiệp chưa có nhiều hoạt động đầu
tư cho sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường như đầu tư vốn, đầu tư công


15

nghệ, thiết bị tiên tiến để sản xuất. Nhà nước cũng đã quy định những chính sách
khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp và người tiêu dùng sản phẩm thân thiện
với môi trường.
Ở nước ta, tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường chưa trở
thành thói quen của người tiêu dùng. Ví dụ điển hình là việc sử dụng túi ni lông
trong thực tế. Phần lớn túi ni lông được sản xuất từ hạt nhựa, ni lông tái chế,

phải mất hàng trăm năm mới phân hủy, vẫn được sử dụng vô tội vạ khiến không
ít người lo ngại. Nhiều người dân thừa nhận dù đi chợ hay đi mua đồ đều dùng
túi ni lông, dù biết rất có hại cho môi trường. Túi ni lông gây hủy hoại môi
trường và sức khỏe con người. Trước những tác hại của túi ni lông đối với môi
trường và sức khoẻ cộng đồng, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tăng
cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong
sinh hoạt đến năm 2020. Theo đó, đến năm 2020, giảm 65% khối lượng túi ni
lông khó phân hủy sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại so với năm
2010; giảm 50% khối lượng túi ni lông khó phân hủy sử dụng tại các chợ dân
sinh so với năm 2010… Theo quy định của Luật Thuế bảo vệ môi trường năm
2010, mỗi ki lô gam túi ni lông khó phân hủy sẽ chịu 40.000 đồng tiền thuế. Tuy
nhiên, giá túi ni lông này được bán ở các chợ vẫn phổ biến trên dưới 30.000
đồng/kg, trong khi đó túi tự hủy có giá thấp nhất cũng hơn 50.000 đồng/kg.
Chính vì vậy, loại túi ni lông thân thiện môi trường (dễ phân hủy) dù đã được
miễn thuế nhưng cũng không thể cạnh tranh về giá bán với túi ni lông thông
thường. Ngoài ra, các nhà sản xuất túi ni lông thân thiện môi trường không đáp
ứng được nhu cầu mua khối lượng nhỏ, lẻ và đa dạng của tiểu thương. Các nhà
sản xuất này thường yêu cầu số lượng đặt hàng lớn và chưa có các điểm phân
phối, các điểm bán cố định đối với loại túi này...9
Từ thực trạng sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi
trường, ta có thể nhận thấy tại Việt Nam có nhiều yếu tố tác động tới hoạt động
này, cụ thể:
9

/>

16

-


Yếu tố về chính sách pháp luật:
Chính sách và thể chế chính là động lực, là quy định bắt buộc các doanh

nghiệp phải chuyển hướng sản xuất kinh doanh theo hướng sản xuất ra các sản
phẩm thân thiện với môi trường. Trong quá trình chuyển đổi sản xuất sản phẩm
truyền thống sang sản phẩm thân thiện với môi trường, các quy định về chính
sách pháp luật và sự giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước là rất quan
trọng. Hiện nay, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều
chỉnh vấn đề này với nhiều ưu đãi, hỗ trợ dành cho doanh nghiệp và người tiêu
dùng nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh sản phẩm thân thiện với môi trường.
Nếu có những chính sách pháp luật hiệu quả sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ
của các sản phẩm thân thiện với môi trường và góp phần mở rộng thị trường sản
phẩm này không chỉ trong nước mà còn ở các nước trong khu vực và trên thế
giới. Ngược lại, nếu các chính sách pháp luật chỉ quy định chung chung, chưa cụ
thể sẽ không tạo cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp cũng như người tiêu
dùng lựa chọn sản phẩm thân thiện với môi trường.
-

Yếu tố tài chính:
Tài chính là yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất, kinh doanh và tiêu

dùng sản phẩm thân thiện với môi trường, bởi giá của sản phẩm tác động trực
tiếp tới quyết định của nhà sản xuất và hành vi của người tiêu dùng:
Đối với doanh nghiệp, để sản xuất, kinh doanh sản phẩm thân thiện với môi
trường cần đầu tư khá lớn về tài chính để thay đổi công nghệ, đào tạo nhân lực,
thay đổi nguyên liệu đầu vào. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có vốn đầu tư
hoặc tiếp cận được các nguồn vốn từ bên ngoài như ngân hàng, các nhà tài trợ…
Về năng lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn thấp. Các
lĩnh vực kinh doanh chưa thu hút được vốn đầu tư từ các tập đoàn lớn trong
nước. Doanh nghiệp g.


Bộ Tài chính (2016), Thông tư 128/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 8

năm 2016 quy định miễn, giảm thuế xuất khẩu đối với sản phẩm thân thiện với
môi trường; sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải quy định tại Nghị
định 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
7.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Báo cáo Đánh giá tình hình

thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, 4 năm thực hiện Kế
hoạch 5 năm 2011 – 20115 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2015
8.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Báo cáo số 83/BC-BTNMT

ngày 10 tháng 11 năm 2015 Tổng kế công tác nhiệm kỳ 2011 – 2016
9.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Báo cáo Tổng kết 10 năm

thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020


10.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Thông tư số 41/2013/TT-

BTNMT ngày 02 tháng 12 năm 2013 quy định trình tự, thủ tục, chứng nhận

nhãn sinh thái cho sản phẩm thân thiện với môi trường
11.

Chính phủ (2015), Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02

năm 2015 hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
12.

Chính phủ (2013), Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10

năm 2013 về sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích
13.

Chính phủ (2011), Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8

năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế
bảo vệ môi trường
14.

Chính phủ (2014), Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23 tháng 01 năm

2014 ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của
Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí
hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
15.

Nguyễn Thế Đồng, Sản xuất và tiêu thụ bền vững ở Việt Nam –

Thực trạng, giải pháp, Tạp chí Môi trường, số 10/2013
16.


Nguyễn Thị Thu Hoài (2016), Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực

tiễn nhằm đề xuất giải phấp khuyến khích tiêu dùng sản phẩm cacbon thấp, Báo
cáo tóm tắt Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở, Tổng cục Môi
trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường
17.

Nguyễn Thị Thu Hoài (2016), Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng sản

phẩm các bon thấp tại Việt Nam, Tạp chí Môi trường số 8/2016
18.

Nguyen Trinh Huong (2016), Project “Stimulating the demand and

supply of sustainable products through sustainable public procuremt and
ecolabelling” (Sppel), Swot analysis of Vietnam green label program report,
UNEP
19.

Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Báo cáo chuyên đề (2015), Xây dựng

nội dung cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện hệ thống kiểm toán


môi trường và quản lý sinh thái áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, Viện
Khoa học Môi trường, Tổng cục Môi trường
20.

Nguyễn Hữu Khải (2005), Nhãn sinh thái đối với hàng hóa xuất


khẩu và tiêu dùng nội địa, Nxb. Lý luận Chính trị
21.

Lê Văn Khoa (2008), Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử

dụng bao bì ni lông tại thành phố Hồ Chí Minh hướng đến xu hướng tiêu dùng
bền vững, Đề tài nghiên cứu khoa hoc, Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố
Hồ Chí Minh
22.

Lê Văn Khoa (2012), Đánh giá những biểu hiện ban đầu hướng

đến xã hội tiêu dùng bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Môi trường
23.

Hồ Thị Nga (2009), Xây dựng chiến lược kinh doanh thân thiện với

môi trường trong các doanh nghiệp ở Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường
Đại học Ngoại thương
24.

Nguyễn Văn Phương, Một số vấn đề pháp lý về sản xuất và tiêu thụ

sản phẩm thân thiện với môi trường, Tạp chí Môi trường, số 6/2015
25.

Vũ Thị Duyên Thủy, Điều chỉnh pháp luật về phát triển công

nghiệp môi trường tại Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật

26.

Doãn Công Thắng, Nhãn môi trường và vấn đề ứng dụng ở Việt

Nam, Tạp chí Cộng sản
27.

Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật Môi trường,

Nxb. Công an nhân dân
28.

Văn phòng Bộ Công thương (2009), Đánh giá thực trạng và tiềm

năng của hoạt động thương mại sản phẩm thân thiện với môi trường tại Việt
Nam và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy, Nhiệm vụ môi trường cấp Bộ, Bộ
Công thương
29.

Hoàng Thị Bảo Thoa (2016), Xu hướng tiêu dùng xanh trên thế giới

và hàm ý đối với Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế
và Kinh doanh, Tập 32, số 1


30.

Vũ Thị Xen (2009), Sản phẩm thân thiện với môi trường – Xu thế

tất yếu trong tiêu dùng hiện đại và hướng đi mới cho các doanh nghiệp Việt

Nam, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Ngoại thương
31.

Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường

32.

Quốc hội (2013), Luật Đất đai

33.

Quốc hội (2010), Luật Thuế bảo vệ môi trường

34.

Quốc hội (2008), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

35.

Quốc hội (2006), Luật Chuyển giao công nghệ

36.

Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg ngày

17 tháng 11 năm 2015 quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng
máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập
37.

Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định số 192/QĐ-TTg ngày 13


tháng 02 năm 2017 phê duyệt "Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường
Việt Nam đến năm 2025"
38.

Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 08/2016/QĐ-TTg ngày

26 tháng 02 năm 2016 quy định việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương
thức tập trung
39.

Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 68/2011/QĐ-TTg ngày

12 tháng 12 năm 2011 về Danh mục phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng
được trang bị, mua sắm đối với cơ quan đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước
40.

Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg

ngày 17 tháng 8 năm 2004 ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững
ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam)
Một số website:
1.

/>
2.

/>
nhieu-loi-ich-sao-van-bi-tho-o-330486.html
3.


/>
tieu-dung-van-chua-man-ma-voi-tui-nilon-tu-huy


×