Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Quyền của cộng đồng dân cư trong hoạt động bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.89 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
--------------------

NGUYỄN THỊ HOÀI THƢƠNG

QUYỀN CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ TRONG HOẠT ĐỘNG
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
--------------------

NGUYỄN THỊ HOÀI THƢƠNG

QUYỀN CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ TRONG HOẠT ĐỘNG
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành

: Luật kinh tế

Mã số



: 60380107

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Phƣơng

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ
trợ từ Giáo viên hướng dẫn là TS. Nguyễn Văn Phương. Các nội dung nghiên
cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực. Những thông tin phục vụ cho
việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn
khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, đề tài còn sử
dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ
chức khác và cũng thể hiện trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có
bất cứ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng
cũng như kết quả luận văn của mình.
Hà Nội, ngày ….. tháng….. năm 2017
Tác giả


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVMT
ĐMC
ĐTM
GSĐTCCĐ
NGOs

TVCĐ
XHDS

Bảo vệ môi trƣờng
Đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc
Đánh giá tác động môi trƣờng
Giám sát đầu tƣ công cộng đồng
Tổ chức phi chính phủ
Tham vấn cộng đồng
Xã hội dân sự


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.Giới thiệu khái quát về đề tài và tính cấp thiết của đề tài .............................. 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài: giới thiệu và đánh giá khái quát về các công
trình nghiên cứu đã công bố của các tác giả trong và ngoài nƣớc liên quan đến đề
tài luận văn. ........................................................................................................ 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................... 4
4. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ........................ 4
5. Các phƣơng pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn ...................... 5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ................................................. 5
7. Bố cục (các chƣơng) của luận văn ................................................................ 5
Chƣơng 1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA CỘNG
ĐỒNG DÂN CƢ TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ........ 7
1.1. Khái niệm quyền của cộng đồng dân cƣ trong hoạt động bảo vệ môi
trƣờng
........................................................................................................ 7
1.1.1.Khái niệm quyền ....................................................................................... 7
1.1.2.Khái niệm cộng đồng dân cư trong hoạt động bảo vệ môi trường .......... 9

1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý và cơ sở thực tiễn của việc quy định quyền
của cộng đồng dân cƣ trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng....................... 16
1.2.1.Cơ sở chính trị - pháp lý ........................................................................ 16
1.2.2.Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 19
1.3. Nội dung quyền của cộng đồng dân cƣ trong hoạt động bảo vệ môi
trƣờng
...................................................................................................... 21
1.3.1. Quyền được tiếp cận thông tin môi trường ........................................... 21
1.3.2.Quyền được tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường ................ 26
1.3.3.Quyền giám sát, kiểm tra việc thực thi pháp luật bảo vệ môi trường........
...................................................................................................... 30
1.4. Ý nghĩa và vai trò của việc quy định quyền của cộng đồng dân cƣ
trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng ............................................................. 32
Chƣơng 2.THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH QUYỀN CỦA CỘNG ĐỒNG
DÂN CƢ TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ................... 39
2.1. Quyền đƣợc tiếp cận thông tin môi trƣờng ......................................... 39
2.1.1. Nội dung quy định pháp luật của quyền được tiếp cận thông tin môi
trường
...................................................................................................... 39


2.1.2. Nhận xét quy định quyền tiếp cận thông tin môi trường của cộng đồng
dân cư
...................................................................................................... 42
2.1.3. Thực tiễn thi hành ................................................................................. 45
2.2. Quyền đƣợc tham gia các hoạt động bảo vệ môi trƣờng ................... 47
2.2.1. Quyền tham gia vào việc xây dựng chủ trương, chính sách, kế hoạch,
quy định BVMT................................................................................................ 47
2.2.2. Quyền tự tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường ................................... 56
2.3. Quyền đƣợc giám sát, kiểm tra việc thực thi pháp luật bảo vệ môi

trƣờng
...................................................................................................... 61
2.3.1. Nội dung quyền được giám sát, kiểm tra việc thực thi pháp luật bảo vệ
môi trường ...................................................................................................... 61
2.3.2.Nhận xét về quy định quyền kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật
bảo vệ môi trường ........................................................................................... 64
2.3.3.Thực tiễn thi hành quy định quyền kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp
luật bảo vệ môi trường .................................................................................... 66
Chƣơng 3.HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH QUYỀN CỦA CỘNG ĐỒNG
DÂN CƢ TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ................... 73
3.1. Hoàn thiện quy định quyền tiếp cận thông tin môi trƣờng của cộng
đồng dân cƣ trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng ....................................... 73
3.2. Hoàn thiện quy định quyền tham gia của cộng đồng dân cƣ vào hoạt
động bảo vệ môi trƣờng ................................................................................ 74
3.3. Hoàn thiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động thực thi pháp luật
bảo vệ môi trƣờng ......................................................................................... 78
3.4. Các giải pháp khác ................................................................................. 80
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về đề tài và tính cấp thiết của đề tài
Bảo vệ môi trƣờng là một trong những thành tố của phát triển bền vững.
Hoạt động bảo vệ môi trƣờng muốn hiệu quả cần có sự tham gia của các
thành phần trong xã hội từ chính quyền, doanh nghiệp, tổ chức xã hội dân sự.
Trên thế giới, hiện nay các tổ chức xã hội dân sự (XHDS) đang ngày càng có
nhiều đóng góp quan trọng vào nỗ lực phát triển bền vững của nhiều quốc gia,

đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội mà Nhà nƣớc “không với tới” hoặc
hoạt động kém hiệu quả trong đời sống của cộng đồng dân cƣ. Ở Việt Nam, tổ
chức XHDS bao gồm những loại hình và tên gọi khác nhau nhƣ: hiệp hội, hội,
câu lạc bộ, quỹ, trung tâm, viện, NGOs (tổ chức phi chính phủ), uỷ ban, nhóm
tình nguyện... Đây là những tổ chức tự nguyện, tự quản, dân chủ, công khai
của ngƣời dân, không vì mục tiêu lợi nhuận, độc lập tƣơng đối với Nhà nƣớc
và thị trƣờng nhằm thoả mãn nhu cầu và lợi ích nhất định của cá nhân hoặc
cộng đồng. Sự hình thành và phát triển của các tổ chức XHDS là một tất yếu
khách quan gắn liền với quá trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ
nghĩa. Mỗi tổ chức XHDS, tuỳ theo mục đích và điều kiện hoạt động cụ thể
đều trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia phát triển xã hội và quản lý phát triển xã
hội ở một hoặc một số lĩnh vực khác nhau, trong khuôn khổ của Hiến pháp và
Pháp luật. Trong thời gian gần đây, rất nhiều tổ chức XHDS đã hình thành và
hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng (BVMT) ở Việt Nam. Họ đã
chung sức cùng với Nhà nƣớc tham gia quá trình giám sát, BVMT. Muốn
ngƣời dân thực sự tham gia vào công tác bảo vệ môi trƣờng thì cần có một
khung pháp lý cụ thể quy định về quyền và bảo vệ quyền cho họ.
Cộng đồng dân cƣ là một thành phần trong cộng đồng hay trong tổ chức xã
hội dân sự có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng.
Sở dĩ nói nhƣ vậy bởi vì họ là ngƣời trực tiếp chịu sự ảnh hƣởng của ô nhiễm
môi trƣờng và họ cần phải có tiếng nói riêng đối với môi trƣờng sống hằng
ngày của họ. Muốn ngƣời dân thực sự tham gia vào công tác bảo vệ môi


2

trƣờng thì cần có một khung pháp lý cụ thể quy định về quyền và bảo vệ
quyền cho họ.
Luật Bảo vệ Môi trƣờng đƣợc Quốc hội thông qua ngày 23/6/2014 đã có
bƣớc tiến lớn khi dành riêng Chƣơng 15 quy định về trách nhiệm và quyền

hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã
hội nghề nghiệp và cộng đồng dân cƣ trong công tác BVMT. Nghị định số
19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi
trƣờng dành riêng Chƣơng 8 quy định về cộng đồng dân cƣ tham gia BVMT,
và Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định các nội dung về tham vấn cộng đồng
trong việc lập quy hoạch, kế hoạch, chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng, đánh giá
tác động môi trƣờng. Những văn bản pháp luật này mở ra cơ hội để sự tham
gia của cộng đồng dân cƣ trong lĩnh vực BVMT đƣợc cụ thể hóa bằng hành
lang pháp lý.
Mặc dù đã có hành lang pháp lý khá hoàn thiện, cụ thể trong việc ghi nhận
quyền của cộng đồng dân cƣ trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng tuy nhiên
việc thực thi quyền đó trên thực tế vẫn còn nhiều điểm bất cập. Trong bối
cảnh đó, việc thực hiện đề tài: “Quyền của cộng đồng dân cƣ trong hoạt động
bảo vệ môi trƣờng” có ý nghĩa rất cấp thiết, không chỉ cung cấp cơ sở lý luận
và thực tiễn, mà còn góp phần đổi mới nhận thức về quyền của cộng đồng dân
cƣ trong lĩnh vực BVMT.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài: giới thiệu và đánh giá khái quát về các
công trình nghiên cứu đã công bố của các tác giả trong và ngoài nƣớc liên
quan đến đề tài luận văn.
*) Các công trình nghiên cứu về xã hội dân sự trong hoạt động bảo vệ môi
trƣờng:
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về khái niệm, bản chất, đặc điểm và
chức năng của tổ chức XHDS. Các tổ chức này có vai trò đặc biệt quan trọng
đối với quá trình quản lý, phát triển xã hội nói chung và lĩnh vực BVMT nói
riêng. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài có những cách tiếp cận và


3

quan điểm lý luận khác nhau do bối cảnh mối quan hệ Nhà nƣớc - Thị trƣờng

- Xã hội khác nhau.
Nghiên cứu “Vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong vấn đề bảo vệ
môi trƣờng” của Anjali Agarwal đã chỉ ra vai trò quan trọng của các tổ chức
XHDS đối với việc giải quyết những vấn đề xã hội mà nhà nƣớc hoạt động
kém hiệu quả. Các tổ chức phi chính phủ đã và đang có những hoạt động
nhằm nâng cao nhận thức BVMT cho cộng đồng, về sự phát triển bền vững,
bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phục hồi hệ sinh thái; tổ chức các khóa đào
tạo BVMT; tiến hành nghiên cứu về môi trƣờng và những vấn đề liên quan
đến phát triển
Nghiên cứu “Tăng cƣờng vai trò của các tổ chức XHDS để bảo vệ môi
trƣờng và thúc đẩy phát triển bền vững” của LI Lei cho thấy, các tổ chức
XHDS hỗ trợ nhà nƣớc đạt đƣợc những mục tiêu môi trƣờng quốc gia, thúc
đẩy hoạt động giám sát và BVMT của ngƣời dân, tham gia BVMT toàn cầu
thông qua thông qua hợp tác với các tổ chức XHDS, chính phủ và tổ chức
quốc tế khác.
Bài báo “Vai trò và hoạt động của các tổ chức xã hội trong việc giám sát,
bảo vệ môi trƣờng” đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp của TS. Hoàng
Văn Nghĩa đã trình bày những nhận thức chung về tổ chức XHDS, đồng thời
chỉ ra rằng việc bảo vệ và giám sát việc thực thi pháp luật BVMT không chỉ
thuộc trách nhiệm của các cấp chính quyền, mà còn là quyền và nghĩa vụ của
mọi công dân và của toàn xã hội, trong đó có các tổ chức XHDS. Bài viết
phân tích cơ sở lý luận và pháp lý của các tổ chức XHDS trong việc bảo vệ,
giám sát môi trƣờng ở Việt Nam.
Bài báo “Vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong hoạt động bảo vệ môi
trƣờng” đăng trên tạp chí Môi trƣờng số 3/2015 của TS.Nguyễn Văn Phƣơng
đã nêu lên khái niệm, chỉ rõ vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong hoạt
động bảo vệ môi trƣờng theo chủ trƣơng “dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra” của Đảng, đƣa ra những giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện và



4

nâng cao vao trò của các tổ chức xã hội dân sự nói chung và cộng đồng dân
cƣ nói riêng.
Báo cáo Vai trò của cộng đồng trong bảo vệ môi trƣờng và góp ý cho Luật
BVMT 2005 của PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, Trƣởng ban PBXH, Hội Bảo vệ
Thiên nhiên và Môi trƣờng Việt Nam (VACNE) tại Hội thảo góp ý sửa đổi
Luật BVMT 2005 do VACNE tổ chức ngày 26/11/2012 tại Hà Nội đã chỉ ra
nội hàm của khái niệm cộng đồng trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng. Báo
cáo cũng tổng kết những điểm còn hạn chế trong những quy định quyền của
cộng đồng trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng và đƣa ra giải pháp hoàn thiện.
*) Các công trình nghiên cứu về cộng đồng dân cƣ trong hoạt động bảo vệ
môi trƣờng:
- Hoàng Thị Ngọc Quỳnh (2015), Vai trò của cộng đồng dân cư trong bảo vệ
môi trường, pháp luật và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Luật Hà
Nội.
- Lê Quốc Hùng (2015), Nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội
dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ khoa
học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tƣợng nghiên cứu là quyền của cộng đồng dân cƣ
- Phạm vi nghiên cứu: pháp luật bảo vệ môi trƣờng.
4. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát: Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về
quyền của cộng đồng dân cƣ trong lĩnh vực BVMT, đồng thời đề xuất một số
giải pháp cụ thể cho việc hoàn thiện quyền của cộng đồng dân cƣ trong hoạt
động BVMT ở Việt Nam hiện nay.
- Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể:
+ Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về quyền của cộng đồng dân cƣ trong
hoạt động bảo vệ môi trƣờng nhƣ: khái niệm quyền của cộng đồng dân cƣ

trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng, nội dung quyền của cộng đồng dân cƣ


5

trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng, cơ sở pháp lý và thực tiễn của quyền của
cộng đồng dân cƣ trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng, ý nghĩa và vai trò của
việc quy định quyền của cộng đồng dân cƣ trong hoạt động bảo vệ môi
trƣờng.
+ Nêu, phân tích các quy định quyền của cộng đồng dân cƣ trong hoạt
động bảo vệ môi trƣờng và đánh giá việc thực thi các quy định này trên thực
tế.
+ Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định quyền của cộng đồng dân cƣ
trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng.
5. Các phƣơng pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta hiện nay về pháp
luật bảo vệ môi trƣờng, về chủ trƣơng “xã hội hóa” công tác bảo vệ môi
trƣờng. Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh và điều tra
tình hình thực tế, phƣơng pháp diễn dịch, phƣơng pháp quy nạp
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Đề tài góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quyền của cộng đồng
dân cƣ đối với hoạt động BVMT trong điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng
và xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Kết quả nghiên cứu của
đề tài cung cấp luận cứ phục vụ xây dựng, hoàn thiện chính sách, thể phát huy
vai trò của cộng đồng dân cƣ trong lĩnh vực BVMT, góp phần phát triển xã
hội và quản lý phát triển xã hội.
7. Bố cục (các chƣơng) của luận văn
PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA CỘNG
ĐỒNG DÂN CƢ TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG


6

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH QUYỀN CỦA CỘNG ĐỒNG
DÂN CƢ TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
CHƢƠNG 3. HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH QUYỀN CỦA CỘNG ĐỒNG
DÂN CƢ TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
PHẦN KẾT LUẬN


7

Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN
CƢ TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
1.1. Khái niệm quyền của cộng đồng dân cƣ trong hoạt động bảo vệ
môi trƣờng
1.1.1. Khái niệm quyền
Theo từ điển Tiếng Việt, “quyền” đƣợc hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa
thứ nhất, “quyền” là “điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được
hưởng, được làm, được đòi hỏi”. Theo nghĩa thứ hai thì “quyền” là “những
điều do địa vị hay chức vụ được làm”.1
Dƣới góc độ pháp lý quyền đƣợc tồn tại dƣới các khái niệm quyền con
ngƣời, quyền công dân, nhân quyền và dân quyền. Ở Việt Nam, bên cạnh
thuật ngữ “quyền con ngƣời”, còn có thuật ngữ “nhân quyền”. Cả hai thuật
ngữ này đều bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Anh “human rights”, mà nếu dịch

trực tiếp sang tiếng Việt là quyền con ngƣời, còn nếu dịch qua Hán - Việt là
nhân quyền. Xét về mặt ngôn ngữ học, theo Đại từ điển Tiếng Việt, quyền
con ngƣời và nhân quyền là hai từ đồng nghĩa2. Nhân quyền, ở góc độ khái
quát nhất, theo Liên hợp quốc, có thể hiểu là những gì bẩm sinh, vốn có của
con ngƣời mà nếu không đƣợc bảo đảm thì chúng ta sẽ không thể sống nhƣ
một con ngƣời3. Tại Việt Nam, một số định nghĩa về quyền con ngƣời do một
số chuyên gia, cơ quan nghiên cứu từng nêu ra cũng không hoàn toàn giống
nhau, nhƣng xét chung, quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu,
lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo
1

Hoàng Phê (chủ biên 2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học,
Hà Nội – Đà nẵng, tr. 815.
2
Viện Ngôn ngữ học (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội,
tr.1239.
3
United Nations, Human Rights: Questions and Answers (Quyền con ngƣời: hỏi và đáp),
New York and Geneva, 2006, tr.4.


8

vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. Nhân quyền
phát sinh tự nhiên, trên cơ sở “sự tồn tại con ngƣời”, tức là đã sinh ra làm
ngƣời thì ắt sẽ có nhân quyền. Mọi cá nhân bất kể màu da, giới tính, chủng
tộc, tôn giáo, có quốc tịch hay không quốc tịch, đều có quyền con ngƣời.
Nhân quyền có tính phổ quát, không có sự phân biệt “nhân quyền Việt Nam”
hay “nhân quyền Mỹ”, đó là các quyền mà con ngƣời dù ở đâu cũng có nhƣ
nhau. Dân quyền phức tạp hơn, chỉ phát sinh khi các quyền đó đƣợc pháp luật

công nhận. Mà cụ thể là các quyền này sẽ đƣợc quy định trong hiến pháp hoặc
luật quốc gia. Dân quyền ở mỗi quốc gia có sự khác nhau nhất định. Không
quốc gia nào có thể tƣớc đi quyền con ngƣời của một cá nhân, song mỗi quốc
gia khác nhau có thể công nhận hoặc từ chối những quyền dân sự và tự do
khác nhau. Ví dụ: ngƣời dân nƣớc X có thể có ít dân quyền hơn ngƣời dân
nƣớc Y, dân quyền nƣớc Y có nội dung khác dân quyền nƣớc X.
Thuật ngữ “công dân”, theo Từ điển Merriam Webster’s Collegiate
Dictionary, “công dân” (citizen) là “một thành viên của một nhà nƣớc mà
ngƣời đó có nghĩa vụ trung thành và đƣợc hƣởng sự bảo vệ”. Cũng nhƣ thuật
ngữ nhân quyền, có nhiều định nghĩa về quyền công dân (citizen’s right), tuy
vậy, theo một nghĩa khái quát nhất, có thể hiểu quyền công dân là những lợi
ích pháp l được các nhà nước thừa nhận và bảo vệ cho những người c quốc
tịch của nước mình. Một cá nhân, ngoại trừ những ngƣời không quốc tịch, x t
về danh nghĩa, luôn đồng thời là chủ thể của cả hai loại quyền (con ngƣời và
công dân). Sự phân biệt trong việc thụ hƣởng hai loại quyền này chỉ đƣợc thể
hiện trong một số hoàn cảnh đặc biệt. Chẳng hạn, một ngƣời nƣớc ngoài sẽ
không đƣợc hƣởng một số quyền công dân (và cũng là những quyền con
ngƣời) đặc thù, nhƣ quyền bầu cử, ứng cử,... nhƣng ngƣời đó vẫn đƣợc hƣởng
các quyền con ngƣời phổ biến (mà đồng thời cũng là các quyền công dân) áp
dụng cho mọi thành viên của nhân loại trong mọi hoàn cảnh, nhƣ quyền sống,
quyền tự do và an ninh cá nhân...Ở Việt Nam, quy định về quyền con ngƣời,
quyền công dân cũng có sự thay đổi so với từng thời kỳ. Điều 50 Hiến pháp


9

năm 1992 xác định "Ở nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền
con ngƣời về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội đƣợc tôn trọng, thể
hiện ở các quyền công dân và đƣợc quy định trong Hiến pháp và luật”. Nhƣ
vậy, lần đầu tiên Hiến pháp năm 1992 đã thừa nhận cả hai khái niệm quyền

con ngƣời, quyền công dân, nhƣng chƣa có sự phân định rạch ròi đâu là quyền
và nghĩa vụ của con ngƣời nói chung và đâu là quyền và nghĩa vụ của công
dân. Nội hàm khái niệm quyền con ngƣời đƣợc thu nạp vào nội hàm của
phạm trù quyền công dân. Đến Hiến pháp 2013 thì các nhà làm luật đã thay
đổi tên chƣơng II từ Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thành Quyền
con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Sự bổ sung cụm từ
“quyền con ngƣời” là điểm nhấn quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh
xây dựng, phát triển đất nƣớc và hội nhập quốc tế. Đây không chỉ đơn thuần
là sự bổ sung một cụm từ mang tính chất kỹ thuật lập hiến, mà còn phản ánh
tƣ duy phát triển, phù hợp với xu hƣớng của dân tộc, thời đại và nhân loại.
Bên cạnh đó, cũng xóa bỏ ranh giới còn chƣa rõ ràng giữa khái niệm về quyền
con ngƣời và quyền công dân.
Nhƣ vậy, có thể hiểu rằng “quyền” là điều đƣợc làm, đƣợc hƣởng và đƣợc
đòi hỏi. Quyền có thể là quyền tự nhiên, hay là quyền con ngƣời, tức là bản
chất sinh ra đã có hoặc là quyền công dân, tức là quyền đƣợc nhà nƣớc thừa
nhận và bảo vệ cho công dân của nƣớc mình.
1.1.2. Khái niệm cộng đồng dân cư trong hoạt động bảo vệ môi trường
Trong các cuốn từ điển Tiếng Việt không có khái niệm “cộng đồng dân
cƣ”, mà chỉ có khái niệm về “cộng đồng”, “dân cƣ” hay “cộng đồng tộc
ngƣời”. Theo từ điển Tiếng Việt, “cộng đồng” đƣợc hiểu là “toàn thể những
ngƣời cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong
sinh hoạt xã hội”4. Có định nghĩa lại cho rằng “cộng đồng” là “một tập hợp
ngƣời sống thành một xã hội trong cùng thời gian, trên cùng một lãnh thổ đã
4

Hoàng Phê (chủ biên 2003), tldđ 1, tr. 212.


10


đƣợc xác định, có chung đặc điểm tâm lý, tình cảm, có quan hệ gắn bó với
nhau thành một khối và tạo ra một mạng lƣới thông tin với nhau”5. Khái niệm
“cộng đồng” chỉ nhiều đối tƣợng có những đặc điểm tƣơng đối khác về quy
mô, đặc tính xã hội. Nói đến khái niệm cộng đồng có thể là những khối tập
hợp ngƣời, các liên minh rộng lớn nhƣ cộng đồng thế giới, cộng đồng Châu
Âu... Nhỏ hơn, “cộng đồng” có thể là một kiểu/hạng xã hội, căn cứ vào những
đặc tính tƣơng đồng về sắc tộc, chủng tộc hay tôn giáo... Nhỏ hơn nữa, danh
từ “cộng đồng” đƣợc sử dụng cho các đơn vị xã hội cơ bản là gia đình, làng
hay một nhóm xã hội nào đó có những đặc tính xã hội chung về lý tƣởng xã
hội, lứa tuổi, nghề nghiệp, thân phận xã hội6. Theo từ điển Tiếng Việt thì “dân
cƣ” là “toàn bộ những ngƣời đang cƣ trú trên một địa bàn lãnh thổ nhất định
một cách tự nhiên trong lịch sử và phát triển không ngừng”7 hoặc có thể định
nghĩa dân cƣ là “tập hợp những ngƣời có những điểm giống nhau làm thành
một khối nhƣ là xã hội”8.
Cộng đồng có rất nhiều nội hàm, chúng ta chỉ xem xét nội hàm cộng đồng
trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Cộng đồng là “một nhóm công dân chung
sống tại một khu vực địa lý, cùng chia sẻ một hệ thống giá trị, các nhu cầu và
lợi ích chung”9. Theo khái niệm này thì “cộng đồng”, trên bình diện quản lý
môi trƣờng, là nhóm công dân trong xã hội không phải những ngƣời gây ô
nhiễm (Nhà sản xuất) cũng không phải nhà quản lý (Chính quyền) Họ là
thƣờng dân, nhà khoa học, các tổ chức phi chính phủ - NGOs),… không nằm
trong thành phần chính quyền cũng nhƣ không phải doanh nghiệp. Cái nhóm
công dân ấy chịu sự ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng do doanh nghiệp (các
5

Nguyễn Thọ Vƣợng (chủ biên 2003), Lập hồ sơ cộng đồng theo phương pháp cùng tham
gia, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 15-16
6
Tô Duy Hợp - Lƣơng Hồng Quang (2000), Phát triển cộng đồng: lý thuyết và vận dụng,
Nxb Văn h a Thông tin, Hà Nội, tr. 13

7
Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên 1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
8
Ban Biên soạn chuyên từ điển NEW ERA (2005), Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông
tin, Hà Nội, tr.461
9
What is a Community? Social Development Commission for the Government of Jamaica,
October 1975


11

nhà sản xuất) gây ra và chịu chung sự quản lý nhà nƣớc của các cấp chính
quyền. Họ có quyền lợi chung về môi trƣờng, có trách nhiệm và sáng kiến
trong bảo vệ môi trƣờng Cộng đồng là 1 trong 3 cực của mô hình Tam
giác của Quản lý môi trƣờng là: “Chính quyền – Ngƣời gây ô nhiễm – Cộng
đồng” (ngƣời chịu ô nhiễm). 10
Khi sử dụng trong các văn bản quy phạm pháp luật (dân sự, đất đai, môi
trƣờng), thuật ngữ đƣợc sử dụng là cộng đồng dân cƣ. Luật BVMT (2005 có
sử dụng thuật ngữ “cộng đồng” nhƣng không giải thích. Thuật ngữ “cộng
đồng” có chỗ thì dùng, có chỗ thì thay bằng thuật ngữ khác. Trong Điều 2,
(Đối tƣợng áp dụng) Luật BVMT 2005 sử dụng các cụm từ đối tƣợng áp dụng
luật là “Cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người
Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động
trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Một số thuật ngữ
của Luật BVMT 2005 coi đối tƣợng áp dụng là: tổ chức, cá nhân (điều 17,
105, 128), cộng đồng dân cƣ (điều 4, 6, 20, 21, 23, 54), nhân dân, ngƣời lao
động (điều 105), công dân (điều 107,128), những thuật ngữ trên có nội hàm ít
nhiều thể hiện cái gọi là cộng đồng, nhƣng lại không nhất quán.Đến Luật
BVMT năm 2014, cụ thể là Nghị định 19/2015/NĐ – CP thì đã có sự thống

nhất trong khái niệm và quy định cụ thể khái niệm cộng đồng dân cƣ.Theo
Khoản 10, Điều 3, Nghị định 19/2015 NĐ – CP hƣớng dẫn thi hành Luật
BVMT 2014 thì cộng đồng dân cư là cộng đồng người sinh sống trên cùng
địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư.
Khái niệm này đã làm rõ họ là một cộng đồng ngƣời sinh sống trên một địa
bàn nhất định, đƣợc liên kế lại với nhau thành từng khu vực nhƣng lại không
thuộc sự quản lý hành chính, nhà nƣớc và có tên gọi khác nhau ở những vùng
miền khác nhau. Nhƣ vậy, cộng đồng dân cƣ là một nhóm dân cƣ sinh sống

10

Nguyễn Đình Hòe (2012), Vai trò của cộng đồng trong bảo vệ môi trường và góp ý cho
Luật BVMT 2005, Hội thảo góp ý sửa đổi Luật BVMT 2005 do VACNE tổ chức ngày
26/11/2012 tại Hà Nội.


12

trên một thực thể xã hội, trong một khu vực nhất định, có cơ cấu tổ chức chặt
chẽ, có cùng hệ thống giá trị chuẩn mực. Trong phạm vi luận văn này, cộng
đồng dân cƣ là một thành phần của cộng đồng, những ngƣời chịu ô nhiễm môi
trƣờng. Bởi vậy, họ là một trong những ngƣời đóng vai trò quan trọng trong
hoạt động bảo vệ môi trƣờng.
Để làm rõ “hoạt động bảo vệ môi trƣờng” thì cần làm rõ khái niệm “môi
trƣờng”. Theo Wikipedia thì “môi trƣờng” là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên
và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống nào đó, chúng tác động lên
hệ thống này và xác định xu hƣớng và tình trạng tồn tại của nó. “Môi trƣờng”
có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem x t là một tập hợp con.
Môi trƣờng của một hệ thống đang xem x t cần phải có tính tƣơng tác với hệ
thống đó. Một định nghĩa rõ ràng hơn nhƣ “môi trƣờng” là tập hợp tất cả các

yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con ngƣời, ảnh hƣởng tới con ngƣời và
tác động đến các hoạt động sống của con ngƣời nhƣ: không khí, nƣớc, độ ẩm,
sinh vật, xã hội loài ngƣời và các thể chế. Nóichung, môi trƣờng của
một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn cảnh, các đối tƣợng khác
hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách thể này hay các hoạt
động của khách thể diễn ra trong chúng. Môi trƣờng tự nhiên đó là các nhân
tố thiên nhiên nhƣ vật lý, hóa học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con
ngƣời, nhƣng cũng ít nhiều chịu tác động của con ngƣời.Môi trƣờng xã hội là
tổng thể các quan hệ giữa ngƣời với ngƣời. Đó là những luật lệ, thể chế, cám
kết, quy định, ƣớc định… ở các cấp khác nhau nhƣ: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội
các nƣớc, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình… Môi
trƣờng nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con ngƣời tạo nên, làm thành
những tiện nghi trong cuộc sống, nhƣ ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu
vực đô thị, công viên nhân tạo... Môi trƣờng theo nghĩa rộng là tất cả các nhân
tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con ngƣời, nhƣ
tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nƣớc, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã
hội...Môi trƣờng theo nghĩa hẹp không x t tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ


13

bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lƣợng cuộc
sống con ngƣời. Ví dụ: môi trƣờng của học sinh gồm nhà trƣờng với thầy
giáo, bạn bè, nội quy của trƣờng, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vƣờn
trƣờng, tổ chức xã hội nhƣ Ðoàn, Ðội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc,
làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhƣng vẫn
đƣợc công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp,
nghị định, thông tƣ, quy định. Theo Luật BVMT 2014 thì “môi trường” là hệ
thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại
và phát triển của con ngƣời và sinh vật. Nhƣ vậy, khi nhắc đến bảo vệ môi

trƣờng có hiểu là bảo vệ môi trƣờng sống xung quanh chúng ta, đó là môi
trƣờng nƣớc, môi trƣờng không khí, môi trƣờng biển…. . Bảo vệ ở đây một
mặt chúng ta giữ gìn môi trƣờng, mặt khác chúng ta khắc phục, phục hồi lại
môi trƣờng do chúng ta đã khai thác trong một thời gian dài. Bảo vệ môi
trƣờng là những hoạt động giữ cho môi trƣờng trong lành, sạch đẹp, cải thiện
môi trƣờng, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả
xấu do con ngƣời và thiên nhiên gây ra cho môi trƣờng, khai thác, sử dụng
hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.Theo Điều 3 Luật BVMT 2016 thì
“hoạt động bảo vệ môi trƣờng” bao gồm các hoạt động sau:
- Giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trƣờng;
- Ứng phó sự cố môi trƣờng
- Khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trƣờng
- Khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trƣờng
trong lành.
Tại Điều 6 Luật BVMT 2014 quy định các hoạt động bảo vệ môi trƣờng
đƣợc khuyến khích, cụ thể:
- Truyền thông, giáo dục và vận động mọi ngƣời tham gia bảo vệ môi
trƣờng, giữ gìn vệ sinh môi trƣờng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng
sinh học.


14

- Bảo vệ, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
- Giảm thiểu,thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải.
- Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển, sử dụng năng lƣợng
sạch, năng lƣợng tái tạo; giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, phá
hủy tầng ô-dôn.
- Đăng ký cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trƣờng; sản xuất, kinh
doanh, tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trƣờng.

- Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế
chất thải, công nghệ thân thiện với môi trƣờng.
- Đầu tƣ xây dựng cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trƣờng; cung
cấp dịch vụ bảo vệ môi trƣờng; thực hiện kiểm toán môi trƣờng; tín dụng
xanh; đầu tƣ xanh.
- Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồn gen
có giá trị kinh tế và có lợi cho môi trƣờng.
- Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cƣ thân thiện với
môi trƣờng.
- Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ
sinh môi trƣờng của cộng đồng dân cƣ.
- Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trƣờng, xóa bỏ hủ tục
gây hại đến môi trƣờng.
- Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động bảo vệ môi
trƣờng, thực hiện hợp tác công tƣ về bảo vệ môi trƣờng.
Nhƣ vậy, x t dƣới các khía cạnh, khái niệm quyền của cộng đồng dân cƣ
trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng đƣợc hiểu là những điều cộng đồng ngƣời
Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ
dân phố và điểm dân cƣ đƣợc làm, đƣợc đòi hỏi trong hoạt động bảo vệ môi
trƣờng. Những quyền này là những quyền đáng đƣợc đòi hỏi, đáng có chứ


15

không phải là đƣợc ban phát. Chính quyền, nhà nƣớc có trách nhiệm bảo vệ
quyền đó chứ không phải là trao quyền đó cho ngƣời dân
Vậy, khi tìm hiểu quyền của cộng đồng dân cƣ trong hoạt động bảo vệ môi
trƣờng chúng ta nên tiếp cận dƣới góc độ là quyền con ngƣời hay quyền công
dân?
Tuyên bố của Liên hợp quốc (LHQ) về Con ngƣời và Môi trƣờng năm

1972 (Tuyên bố Stockholm) đã đƣa quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong
lành thành một nguyên tắc của quan hệ giữa các quốc gia và luôn ở vị trí đầu
tiên trong các nguyên tắc: “Con ngƣời có quyền cơ bản đƣợc tự do, bình đẳng
và đầy đủ các điều kiện sống trong một môi trƣờng chất lƣợng cho ph p cuộc
sống có phẩm giá và phúc lợi mà con ngƣời có trách nhiệm bảo vệ và cải
thiện cho các thế hệ hôm nay và mai sau”. Nguyên tắc 1 trong Tuyên bố Môi
trƣờng và Phát triển năm 1992 (Rio de Janeiro) cũng khẳng định: “Con ngƣời
là trung tâm của những mối quan tâm về sự phát triển lâu dài. Con ngƣời có
quyền đƣợc hƣởng một cuộc sống hữu ích, lành mạnh và hài hòa với thiên
nhiên”.
Dự thảo Tuyên ngôn về nguyên tắc và các quyền con ngƣời (Draft
Declaration on the Principles of Human Rights and the Environment) (1994)
cũng xác nhận rằng: “Mọi ngƣời đều có quyền đƣợc hƣởng một môi trƣờng
an toàn, lành mạnh, có đặc tính sinh thái tốt. Quyền này cùng những quyền
con ngƣời khác nhƣ quyền dân sự, văn hóa, kinh tế, chính trị và xã hội là
những quyền phổ thông, phụ thuộc lẫn nhau và không thể phân chia”11.
Bảo vệ môi trƣờng (BVMT), bảo vệ các quyền con ngƣời (QCN) là quan
điểm, chủ trƣơng nhất quán của Đảng và Nhà nƣớc ta. Song, việc tiếp cận
QCN trong BVMT (hay BVMT dựa trên QCN) là vấn đề khá mới mẻ mặc dù
cộng đồng quốc tế đã khẳng định BVMT là điều kiện tiên quyết cho việc bảo
vệ các QCN. Một trong các mục tiêu chính của hoạt động BVMT là để hiện
11

Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật (2010), Quyền con ngƣời: tập hợp những bình
luận/ khuyến nghị chung của Ủy ban Công ước LHQ, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội.


16

thực hóa quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành. Một môi trƣờng sạch

và an toàn là quyền của con ngƣời chứ không phải ân huệ. Chính phủ có trách
nhiệm tạo điều kiện cho mọi ngƣời dân đều đƣợc hƣởng môi trƣờng trong
lành, an toàn và khỏe mạnh một cách bình đẳng. Nhà nƣớc có trách nhiệm tôn
trọng, bảo vệ và thực thi quyền thông qua các chính sách, biện pháp nhằm
giảm thiểu ô nhiễm. Cộng đồng dân cƣ nhƣ trên đã phân tích thì họ là một
cộng đồng ngƣời, tức là bao gồm những con ngƣời tập hợp lại với nhau. Nhƣ
vậy, họ có cả quyền công dân và quyền con ngƣời. Trong tất cả các quyền con
ngƣời thì quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành là một trong những
quyền quan trọng và cần đƣợc bảo vệ.
1.2.

Cơ sở chính trị, pháp lý và cơ sở thực tiễn của việc quy định
quyền của cộng đồng dân cƣ trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng

1.2.1. Cơ sở chính trị - pháp lý
Tuyên bố của Liên hợp quốc (LHQ) về Con ngƣời và Môi trƣờng năm
1972 (Tuyên bố Stockholm) đã đƣa quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong
lành thành một nguyên tắc của quan hệ giữa các quốc gia và luôn ở vị trí đầu
tiên trong các nguyên tắc: “Con ngƣời có quyền cơ bản đƣợc tự do, bình đẳng
và đầy đủ các điều kiện sống trong một môi trƣờng chất lƣợng cho phép cuộc
sống có phẩm giá và phúc lợi mà con ngƣời có trách nhiệm bảo vệ và cải
thiện cho các thế hệ hôm nay và mai sau”. Nguyên tắc 1 trong Tuyên bố Môi
trƣờng và Phát triển năm 1992 (Rio de Janeiro) cũng khẳng định: “Con ngƣời
là trung tâm của những mối quan tâm về sự phát triển lâu dài. Con ngƣời có
quyền đƣợc hƣởng một cuộc sống hữu ích, lành mạnh và hài hòa với thiên
nhiên”.
Dự thảo Tuyên ngôn về nguyên tắc và các quyền con ngƣời (Draft
Declaration on the Principles of Human Rights and the Environment) (1994)
cũng xác nhận rằng: “mọi ngƣời đều có quyền đƣợc hƣởng một môi trƣờng an
toàn, lành mạnh, có đặc tính sinh thái tốt. Quyền này cùng những quyền con



17

ngƣời khác nhƣ quyền dân sự, văn hóa, kinh tế, chính trị và xã hội là những
quyền phổ thông, phụ thuộc lẫn nhau và không thể phân chia”12. Mặc dù
quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành chƣa đƣợc công nhận cụ thể
trong luật nhân quyền quốc tế, và Dự thảo Tuyên ngôn về nguyên tắc và các
quyền con ngƣời cũng chƣa đƣợc thông qua, nhƣng từ sau Tuyên bố Rio
(1992) thì quyền này đã đƣợc ghi nhận ở hầu hết trong Hiến pháp các quốc
gia, các Hiến chƣơng quốc tế và khu vực, trong đó có Việt Nam. Bởi,việc
thỏa mãn các quyền cơ bản của con ngƣời về mặt lâu dài phụ thuộc vào một
môi trƣờng lành mạnh có đặc tính sinh thái tốt. Chẳng hạn, quyền đƣợc hƣởng
một môi trƣờng lành mạnh đã đƣợc công nhận nhƣ là một khía cạnh của
quyền về sức khỏe trong luật nhân quyền quốc tế.
Tại Hội nghị thƣợng đỉnh thế giới về “phát triển xã hội” ở Copenhaghen
(Đan Mạch) tháng 3/1995 và các hội nghị sau đó khẳng định một vấn đề có
tính nguyên lý của thời đại là các chính sách xã hội phải gắn bó trong một cơ
chế: kết hợp thể chế Nhà nƣớc, thể chế công dân, thể chế thị trƣờng; các thể
chế đó đƣợc thực thi trên cơ sở quyền tiếp cận của công dân, quyền tiếp cận
luật pháp và quyền đƣợc tham gia; và tất cả các quyền đó đƣợc thực thi trên
nguyên tắc: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra đã đƣợc xác định trong
cƣơng lĩnh của Nhà nƣớc về quản lý đất nƣớc theo cơ chế nhân dân làm chủ,
Nhà nƣớc quản lý.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trƣờng sống và vai trò
của cộng đồng trong bảo vệ môi trƣờng, Đảng và Nhà nƣớc luôn đặt công tác
bảo vệ môi trƣờng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong phát triển
kinh tế xã hội. Vì vậy, ngay từ Hiến pháp năm 1992 đã đề cập đến nghĩa vụ
bảo vệ môi trƣờng của mỗi công dân, tổ chức: “cơ quan nhà nƣớc, đơn vị vũ
trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy

định của nhà nƣớc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
12

Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật (2010), Quyền con ngƣời: tập hợp những bình
luận/ khuyến nghị chung của Ủy ban Công ước LHQ, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội.


18

trƣờng đƣợc ban hành. Đại hội XI của Đảng (năm 2011) khẳng định “phát
triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh”, là “yêu cầu xuyên suốt” của
Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, trong đó BVMT là mục tiêu
và nhiệm vụ quan trọng. Đại hội XI nhấn mạnh quan điểm cốt lõi của Đảng
và Nhà nƣớc Việt Nam: “BVMT là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị,
toàn xã hội và của mọi công dân”. Không có sự lãnh đạo kiên quyết của
Đảng, sự quản lý chặt chẽ của nhà nƣớc và sự tham gia tích cực thật sự của
nhân dân, không thể bảo vệ đƣợc môi trƣờng. Cùng với việc hoàn thiện hệ
thống pháp luật, hệ thống tổ chức quản lý nhà nƣớc về BVMT, cần xây dựng
các cơ chế, chính sách và giải pháp cần thiết để đẩy mạnh xã hội hóa công tác
BVMT, huy động sức mạnh tổng hợp của cộng đồng, các tổ chức xã hội trong
BVMT.”
Quy chế dân chủ ở cơ sở do Bộ Chính Trị ban hành năm 1998, tập trung
vào 5 vấn đề “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân khiếu nại tố cáo”.
Quan điểm này còn đƣợc thể hiện rõ ràng trong chỉ thị số 36/CT-TW về vấn
đề BVMT trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Chỉ thị nêu
rõ BVMT là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, cũng nhƣ vai trò
của toàn xã hội, công dân các tổ chức quần chúng. Đây là những cơ sở quan
trọng cho việc xã hội hoá BVMT trong Chiến lƣợc BVMT quốc gia giai đoạn
2001-2010 và định hƣớng đến năm 2020.
Ngày 15/11/2004, Nghị Quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị đƣợc ban

hành đã đặt nền móng vững chắc cho sự tham gia của cộng đồng vào BVMT.
Nghị Quyết 41-NQ/TW chỉ rõ: BVMT là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ
chức, mọi gia đình và của mọi ngƣời, là biểu hiện của nếp sống văn hoá, đạo
đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh, là sự tiếp nối truyền thống
yêu thiên nhiên, sống hài hoà với tự nhiên của cha ông ta (khoản 3, mục II);
hình thành cho đƣợc ý thức giữ gìn vệ sinh chung, xoá bỏ các phong tục tập
quán, thói quen nếp sống không văn minh, không hợp vệ sinh, các hủ tục mai


19

táng; xây dựng công sở, xí nghiệp, gia đình, làng bản khu phố sạch đẹp đáp
ứng các yêu cầu về vệ sinh môi trƣờng; đa dạng hoá các dịch vụ vệ sinh môi
trƣờng, dịch vụ cung cấp nƣớc sạch cho nhân dân; đẩy mạnh xã hội hoá hoạt
động bảo vệ môi trƣờng; xác định rõ trách nhiệm BVMT của nhà nƣớc, cá
nhân tổ chức và cộng đồng, đặc biệt đề cao trách nhiệm cơ sở sản xuất dịch
vụ; tạo cơ sở pháp lý và cơ chế chính sách khuyến khích cá nhân tổ chức và
cộng đồng tham gia công tác BVMT; hình thành các loại hình tổ chức đánh
giá, tƣ vấn, giám định, công nhận, chứng nhận BVMT; khuyến khích mọi
thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý
chất thải và các dịch vụ khác về BVMT; phát triển các phong trào quần chúng
tham gia BVMT, đề cao trách nhiệm tăng cƣờng sự tham gia có hiệu quả của
các tổ chức chính trị - xã hội, các phƣơng tiện truyền thông trong hoạt động
BVMT; phát hiện các mô hình điển hình tiên tiến trong hoạt động BVMT để
khen thƣởng, phổ biến, nhân rộng, duy trì và phát triển...
Điều 43 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi ngƣời có quyền đƣợc sống
trong môi trƣờng trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trƣờng”. Nghị định số
18/2015/NĐ – CP về quy hoạch bảo vệ môi trƣờng, đánh giá môi trƣờng
chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng và kế hoạch bảo vệ môi trƣờng và
Nghị định số 19/2015/NĐ – CP quy định chi tiết thi hành một số điều của

Luật BVMT 2014 là hai trong số những văn bản hƣớng dẫn Luật BVMT 2014
vừa đƣợc ban hành đã bƣớc đầu cụ thể hóa sự tham gia của cộng đồng dân cƣ
vào hoạt động bảo vệ môi trƣờng.
1.2.2. Cơ sở thực tiễn
Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch
hóa tập trung sang kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, thu hút các dự án đầu tƣ, đã tạo
ra ngày càng nhiều việc làm cho ngƣời lao động, nhờ đó kinh tế tăng trƣởng,
đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng cao, nhƣng cũng k o


×