Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Khai thác hiệu quả hệ thống câu hỏi trong dạy học phân môn tập đọc lớp 4 nhằm phát triển năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.71 KB, 37 trang )

SK: Khai thác hiệu quả hệ thống câu hỏi trong dạy học phân môn tập đọc lớp 4 nhằm phát triển năng lực học sinh.

*PHẦN A: SƠ LƯỢC LÍ LỊCH
1. Tác giả:
Họ và tên: Trần Ánh Tuyết
Ngày, tháng, năm sinh: 18/04/1982
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm
Chức vụ: Giáo viên.
Năm vào ngành: 2010
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phạm Ngũ Lão.
Điện thoại: 0986 061 712
2. Tên sáng kiến: “ Khai thác hiệu quả hệ thống câu hỏi trong dạy học phân
môn Tập đọc lớp 4 nhằm phát triển năng lực học sinh”.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
- Thời gian nghiên cứu và áp dụng: Năm học 2018- 2019.

Tác giả :Trần Ánh Tuyết

TrườngTiểu học Phạm Ngũ Lão

1


SK: Khai thác hiệu quả hệ thống câu hỏi trong dạy học phân môn tập đọc lớp 4 nhằm phát triển năng lực học sinh.

*PHẦN B:NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I. PHẦN MỞ ĐẦU
A . ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Thực trạng của vấn đề.
Đảng nhận định “ Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục
quốc dân”. Nền tảng có chắc có vững thì toàn hệ thống mới tạo nên cấu trúc


bền vững và phát triển hài hòa. Mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm “ Hình thành
cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài, về
tình cảm, trí tuệ, thể chất và kĩ năng cơ bản”. Giáo dục tiểu học tạo tiền đề cơ
bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ
trẻ trở thành người công dân tốt trong giai đoạn mới.
Chúng ta biết rằng: “ Nhân cách của con người chỉ có thể hình thành
thông qua hoạt động học tập, giao tiếp”. Để xã hội tồn tại và phát triển, con
người phải phát triển toàn diện : Tài và Đức.
Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường nói chung và
trong bậc tiểu học nói riêng, hiện nay vấn đề cải cách giảng dạy là mối quan
tâm chung của toàn xã hội. Đó có rất nhiều phương pháp giảng dạy mới được
đưa vào giảng dạy ở trường học. Chính sự đổi mới phương pháp giáo dục này
sẽ góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của ngành giáo
dục, đào tạo con người mới, con người lao động, tự chủ sáng tạo có kỉ luật có
năng suất lao động cao. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước đòi hỏi những chủ nhân tương lai vừa giỏi năng lực chuyên môn, vừa có
nhân cách tốt. Để làm việc này, ngành giáo dục có sự thay đổi nội dung
chương trình để nâng cao chất lượng dạy và học.
Đổi mới phương pháp dạy học là nội dung quan trọng đã và đang được
thực hiện ở các trường tiểu học hiện nay. Môn Tiếng Việt là một trong những
môn học có nhiều đổi mới về cả nội dung và phương pháp dạy học nhằm thực
hiện mục tiêu phát triển kĩ năng năng lực của học sinh, giúp các em giao tiếp
một cách đúng đắn, mạch lạc, tự nhiên trong môi trường xã hội.
Tác giả :Trần Ánh Tuyết

TrườngTiểu học Phạm Ngũ Lão

2



SK: Khai thác hiệu quả hệ thống câu hỏi trong dạy học phân môn tập đọc lớp 4 nhằm phát triển năng lực học sinh.

Đặc biệt đối với phân môn Tập đọc, thông qua hệ thống bài đọc theo các
chủ điểm với các câu hỏi và bài tập khai thác nội dung ở mỗi bài, nhiệm vụ
của mỗi giáo viên là phải giúp học sinh có những hiểu biết về tự nhiên xã hội,
con người qua đó hình thành cho các em một vốn từ vốn diễn đạt và những
hiểu biết nhất định về các tác phẩm, qua đó góp phần vào việc rèn luyện nhân
cách cho các em. Không những vậy phân môn Tập đọc còn gợi mở cho học
sinh cái hay cái đẹp của ngôn từ tiếng việtvaf hiểu được phần nào cuộc sống
xung quanh. Qua đó bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm chân chính, lành
mạnh như tình cảm gia đình, tình thầy trò, tình bạn, tình yêu quê hương đất
nước, con người, đồng thời hình thành phất triển ở học sinh những phẩm chất
tốt đẹp.
Nhiệm vụ của việc dạy học tập đọc trong nhà trường Tiểu học là giúp
học sinh củng cố, phát triển kỹ năng đọc hiểu, đọc thầm để chọn thông tin và
bước đầu biết đọc diễn cảm, đọc hiểu và nắm được nội dung của bài phát hiện
ra những giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của bài. Để giải quyết được
nhiệm vụ đó trong dạy học, mỗi giáo viên cần biết khai thác một cách hợp lý
hệ thống câu hỏi và bài tập của mỗi bài. Việc sử dụng hiệu quả hệ thống câu
hỏi sẽ giúp giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy một cách đáng kể.
Thực tế cho thấy nếu giáo viên đặt được nhiều hệ thống câu hỏi một
cách hợp lý phù hợp với nội dung bài học sẽ giúp học sinh hiểu bài sâu sắc
hơn nhiều so với việc chỉ giảng giải một cách đơn thuần. Khi dạy một bài tập
đọc, có nhiều câu hỏi vẫn giữ nguyên nội dung câu hỏi trong sách giáo khoa
nhưng cũng có những câu hỏi cần phải được giáo viên khai thác bằng các ý
nhỏ, đôi khi cần thay thế một số câu hỏi khác nhằm giúp học sinh hiểu được
nội dung bài và phát huy năng lực học sinh, giúp học sinh bộc lộ bản thân.
Mỗi câu hỏi sẽ giúp học sinh tìm ra được những chi tiết cụ thể trong bài bằng
những từ ngữ, hình ảnh so sánh từ đó tìm ra được nội dung của bài. Mỗi giáo
viên có một cách khai thác câu hỏi riêng trước cùng một câu hỏi có giáo viên

yêu cầu học sinh tìm ra nội dung câu trả lời rồi mới đi sâu vào phân tích nội
Tác giả :Trần Ánh Tuyết

TrườngTiểu học Phạm Ngũ Lão

3


SK: Khai thác hiệu quả hệ thống câu hỏi trong dạy học phân môn tập đọc lớp 4 nhằm phát triển năng lực học sinh.

dung câu trả lời. Dù ở mức độ nào thì mục tiêu đặt ra cũng là giúp học sinh
hiểu được nội dung bài. Do đó yêu cầu đặt ra với mỗi giáo viên dạy Tiểu học
nói chung và giáo viên dạy lớp 4 nói riêng khi dạy Tập đọc phải tạo ra hệ
thống câu hỏi cần đảm bảo phát huy được tư duy học sinh. Làm được điều đó
là giáo viên đã nâng cao được hiệu quả trong việc dạy học phân môn Tập đọc.
Năm học này, tôi được phân công trực tiếp giảng dạy lớp 4 tại trường
Tiểu học. Vì thế sau khi tìm hiểu yêu cầu nhiệm vụ , thực trạng dạy tiết Tập
đọc ở lớp 4, tôi thấy việc sử dụng hệ thống câu hỏi trong khi dạy Tập đọc như
thế nào để đạt hiệu quả cao cho học sinh lớp 4? Vì vậy tôi đã mạnh dạn
nghiên cứu và thực hiện đề tài này, đồng thời tôi cũng đưa ra một số kinh
nghiệm của bản thân để cùng trao đổi với các đồng nghiệp về “ Khai thác hiệu
quả hệ thống câu hỏi trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 4 nhằm phát triển
năng lực học sinh”.
Tuy nhiên đây cũng chỉ là một biện pháp nhỏ nhằm nâng cao chất
lượng học các bài tập đọc cho học sinh lớp 4. Tôi rất mong nhận được sự góp
ý của đồng nghiệp để kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn.
2. Ý nghĩa, tác dụng của giải pháp:
Giúp học sinh tiếp phát triển được tư duy năng lực thông qua từng câu
hỏi trong các bài tập đọc, từ đó các em có cơ hội bộc lộ cảm xúc của cá nhân,
mở rộng tâm hồn và phát triển nhân cách cho bản thân.

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu đề tài
* Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Hòa Phong
- Hệ thống câu hỏi trong dạy học phân môn Tập đọc nhằm phát triển
năng lực học sinh.
* Phạm vi đề tài: Do năng lực của bản thân còn hạn chế , vì vậy dựa
trên thực tế về việc dạy - học phân môn Tập đọc lớp 4 tôi chỉ trình bày sáng
kiến “ Khai thác hiệu quả hệ thống câu hỏi trong dạy học phân môn Tập đọc
lớp 4 nhằm phát triển năng lực học sinh”.
trong chương trình giáo dục bậc Tiểu học và để làm tiền đề cho các em ở các
lớp trên.
Tác giả :Trần Ánh Tuyết

TrườngTiểu học Phạm Ngũ Lão

4


SK: Khai thác hiệu quả hệ thống câu hỏi trong dạy học phân môn tập đọc lớp 4 nhằm phát triển năng lực học sinh.

B. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.
- Phương pháp quan sát thông qua dự giờ.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, kiểm tra đối chứng.
- Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu.
- Việc nghiên cứu để xây dựng đề tài sáng kiến kinh nghiệm này đã tiến hành
trong thời gian dài, được bản thân rút kinh nghiệm qua quá trình giảng dạy
các môn học. Những kinh nghiệm tích luỹ được trong giảng dạy, được giáo
viên ghi chép vào nhật kí dạy học. Những kết quả giảng dạy được bản thân
thường xuyên cập nhật để so sánh, rút kinh nghiệm vào từng thời điểm trong
năm học và so sánh kết quả với những năm học trước. Từ đó đề ra những biện
pháp để giảng dạy đạt kết quả cao hơn.

Việc nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và ở bậc tiểu học nói riêng
đang là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Nâng cao chất lượng giảng dạy
ở Tiểu học sẽ góp phần quan trọng cho việc thực hiện mục tiêu đào tạo của
ngành :Giáo dục là đào tạo con người mới một cách hệ thống, vững chắc ngay
từ khi các em mới cắp sách đến trường. Sau nhiều năm nghiên cứu và thực
nghiệm chương trình và bộ sách giáo khoa mới ở tiểu học đó ra đời, đáp ứng
những đòi hỏi về đổi mới giáo dục ở Tiểu học - Trong đó có môn Tiếng Việt
đặc biệt là phân môn Tập đọc là vấn đề người giáo viên cần quan tâm sâu sát
hơn.
1. Cơ sở khoa học.
- Cung cấp thêm vốn tiếng Việt và văn học cho học sinh, giúp học sinh mở
rộng hiểu biết, phát triển tư duy.
- Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, thẩm mỹ cho học sinh.
- Đọc lưu loát tác phẩm, ngắt nghỉ, nhấn giọng, phân biệt giọng đọc của
các nhân vật một cách hợp lý.
Tác giả :Trần Ánh Tuyết

TrườngTiểu học Phạm Ngũ Lão

5


SK: Khai thác hiệu quả hệ thống câu hỏi trong dạy học phân môn tập đọc lớp 4 nhằm phát triển năng lực học sinh.

- Mỗi bài tập đọc là một tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy rèn đọc, khai thác tổ
chức đều phải chú ý đến tính nghệ thuật. Ngoài chức năng dạy đọc, giờ Tập
đọc còn giúp trau dồi cho học sinh kiến thức tiếng Việt, kiến thức văn học,
kiến thức đời sống, giáo dục tình cảm và thẩm mỹ cho học sinh.
- Chương trình phân môn Tập đọc lớp 4 gồm có ( chương trình tập 1 và
tập 2)

+ Chương trình Tập 1 gồm có 5 chủ điểm
Thứ tự
Chủ điểm 1
Chủ điểm 2
Chủ điểm 3
Chủ điểm 4
Chủ điểm 5

Tên chủ điểm
Thương người như thể thương thân
Măng mọc thẳng
Trên đôi cánh ước mơ
Có chí thì nên
Tiếng sáo diều
+ Chương trình Tập 2 gồm có 5 chủ điểm

Thứ tự
Chủ điểm 1
Chủ điểm 2
Chủ điểm 3
Chủ điểm 4
Chủ điểm 5

Tên chủ điểm
Người ta là hoa đất
Vẻ đẹp muôn màu
Những người quả cảm
Khám phá thế giới
Tình yêu cuộc sống


2. Cơ sở thực tiễn.
- Qua thực tế bản thân tôi dạy lớp 4 và bằng cách sử dụng phiếu trắc
nghiệm, dự giờ thăm lớp, dạy và dự chuyên đề các lớp trong tổ, khối, qua trao
đổi chuyện trò tâm sự, tham khảo ý kiến của bạn bè đồng nghiệp. Đặc biệt
thông qua chấm các bài kiểm tra định kỳ, tôi thấy một số tồn tại, hạn chế
trong việc khai thác và sử dụng hệ thống câu hỏi khi dạy phân môn Tập đọc
sách Tiếng việt 4.
2.1 Thực trạng của giáo viên và học sinh.
a/ Thực trạng của giáo viên Tiểu học trong các tiết dạy Tập đọc:
Tác giả :Trần Ánh Tuyết

TrườngTiểu học Phạm Ngũ Lão

6


SK: Khai thác hiệu quả hệ thống câu hỏi trong dạy học phân môn tập đọc lớp 4 nhằm phát triển năng lực học sinh.

- Bên cạnh đông đảo những đồng chí giáo viên say sưa nghiên cứu sáng
tạo tìm ra những biện pháp dạy học sinh, tìm hiểu những câu hỏi trong bài tập
đọc sao cho hiệu quả nhất thì còn một số giáo viên vẫn còn quan niệm “ Dạy
Tập đọc chủ yếu cứ cho học sinh đọc to, rõ,đọc đúng tiếng là được”. Vì vậy
trong các giờ Tập đọc giáo viên chỉ cho học sinh luyện đọc sau đó đến phàn
tìm hiểu bài giáo viên chỉ nêu nguyên bản những câu hỏi trong sách giáo khoa
cho học sinh trả lời, còn học sinh chỉ dựa vào sách giáo khoa đọc lại những ý
liên quan đến nội dung câu hỏi. Giáo viên không cần biết câu hỏi đó có phù
hợp với đối tượng học sinh lớp mình hay không. Còn những câu hỏi nào giáo
viên đưa ra học sinh không trả lời được giáo viên trả lời hộ luôn cho nhanh để
giờ học nhẹ nhàng nhanh chóng kết thúc cũng vừa đủ 40 phút. Cũng có giáo
viên chỉ lo “luyện” cho học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm thì đọc “chầm chậm”

là được còn ý các đoạn và nội dung bài thì học sinh không nói đúng giáo viên
tự cho ghi và yêu cầu các em ghi nhớ máy móc hoặc học thuộc.Với cách dạy
này thì làm sao học sinh có thể hiểu được thấu đáo nội dung bài mà có cách
đọc diễn cảm đúng, cũng có giáo viên trong phần tìm hiểu bài chỉ “ưu tiên”
cho những học sinh khá trả lời hoặc những học sinh hay trả lời. Nếu làm như
vậy thì một số bộ phận học sinh trong lớp sẽ không có cơ hội bày tỏ ý kiến
của mình vè sẽ không làm cho các bạn tự nhiên, tự tin trong học tập. Hoặc có
giáo viên còn đưa ra những câu hỏi rườm rà, khó hiểu làm cho học sinh lúng
túng, không xác định đúng nội dung.
Trong những năm học vừa qua tổ nhóm chuyên môn có được sự quan
tâm, chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu, Chuyên môn nhà trường, và đặc biệt
là có sự quan tâm, chỉ đạo của Phòng Giáo dục để dạy tốt phân môn Tập đọc
trong nhà trường.
Giáo viên luôn ý thức quan tâm, chăm chút học sinh trong từng tiết học.
Với mỗi loại câu hỏi, giáo viên đã nghiên cứu kĩ kế hoạch bài dạy để lựa chọn
và tổ chức những hình thức luyện tập sao cho phù hợp với đối tượng học sinh.
Bên cạnh đó, giáo viên luôn động viên khuyến khích, khơi gợi ở học sinh trí
tưởng tượng, óc sáng tạo.
Tác giả :Trần Ánh Tuyết

TrườngTiểu học Phạm Ngũ Lão

7


SK: Khai thác hiệu quả hệ thống câu hỏi trong dạy học phân môn tập đọc lớp 4 nhằm phát triển năng lực học sinh.

b/Thực trạng của học sinh trong các giờ tập đọc:
- Trong phần đọc hiểu, đọc thầm, các em ngại suy nghĩ.
- Hiểu biết vốn từ còn ít ỏi nên nhiều khio các em hiểu sai nghĩa của từ

dẫn đến hiểu sai câu, đoạn và nội dung văn bản.
- Nhiều học sinh quen chỉ ỷ lại vào các bạn học khá phát biểu còn mình
không cần suy nghĩ ( bởi cô giáo, thầy giáo cũng không chú ý gọi đến lượt
mình)
- Nhiều học sinh chỉ đọc to, đọc trôi chảy hoặc chầm chậm, đều đều
hoặc không đúng ngữ điệu, lời văn, giọng thơ không phù hợp với nội dung bài
văn, bài thơ đó cần diễn tả.
- Sau khi học xong bài Tập đọc nhiều học sinh không hiểu gì về nội dung
ý các đoạn và nội dung bài học.
- Từ những thực trạng trên cho thấy việc tìm ra cách khai thác và sử dụng
hệ thống câu hỏi khi dạy về phân môn Tập đọc lớp 4 sao cho hợp lý và có kết
quả cao nhất là một việc làm mà mỗi giáo viên Tiểu học cần phải suy nghĩ
nghiên cứu sao cho phù hợp với nội dung bài.
3. Thời gian nghiên cứu.
- Sáng kiến của tôi được thực hiện và nghiên cứu bắt đầu từ những ngày
đầu của học kỳ I năm học 2018 - 2019 và kết thúc sáng kiến khi kết thúc học
kỳ I.

II. NỘI DUNG
A. MỤC TIÊU.
Tác giả :Trần Ánh Tuyết

TrườngTiểu học Phạm Ngũ Lão

8


SK: Khai thác hiệu quả hệ thống câu hỏi trong dạy học phân môn tập đọc lớp 4 nhằm phát triển năng lực học sinh.

- Nhiệm vụ của đề tài.

+Nhằm nâng cao hiệu quả của việc “Khai thác hiệu quả hệ thống câu
hỏi trong dạy học phân môn tập đọc lớp 4 nhằm phát triển năng lực học
sinh” Trong phân môn tập đọc của học sinh tiểu học nói riêng và giảng dạy
các môn học khác nói chung.
+ Cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng học tập phân
môn Tập đọc của học sinh.
+ Dạy thực nghiệm và khảo sát, đối chứng kết quả thực nghiệm.
B. GIẢI PHÁP.
CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TẬP ĐỌC CHO
HỌC SINH.
Sau đây tôi xin trình bày cụ thể biện pháp tiến hành khai thác và sử dụng
hệ thống câu hỏi trong các bài Tập đọc ở sách giáo khoa Tiếng việt lớp 4
nhằm phát triển năng lực học sinh.
1/ Hệ thống câu hỏi thường được sử dụng trong giờ học Tập đọc.
- Có nhiều cách hỏi khác nhau đối với mỗi môn học, bài học hoặc nội dung
cụ thể trong mỗi bài. Mỗi cách hỏi đều đặt ra đích là những câu trả lời. Hỏi
như thế nào để học sinh tìm ra câu trả lời một cách nhanh chóng, chính xác,
đơn giản nhưng vẫn đủ ý là yêu cầu đặt ra đối với mỗi giáo viên khi đặt câu
hỏi. Sau đây là một số cách hỏi thường được sử dụng trong giờ Tập đọc.
a/ Câu hỏi giúp học sinh thu thập thông tin.
- Khi đọc một bài Tập đọc học sinh phải thu thập được nhứng thông tin
có trong nội dung bài để kiểm tra được điều đó giáo viên phải đặt ra những
câu hỏi giúp học sinh quan sát, liệt kê hay chọn những thông tin chính xác có
trong nội dung bài. Cách hỏi này thường được sử dụng khi hướng dẫn học
sinh tìm hiểu bài.
- Quan sát để thu thập thông tin: Trong bài Tập đọc, để minh họa cho
những chi tiết, hình ảnh có trong nội dung bài, giáo viên thường sử dụng các
loại tranh, ảnh cho học sinh quan sát. Mỗi khi quan sát, giáo viên lại đặt ra
Tác giả :Trần Ánh Tuyết


TrườngTiểu học Phạm Ngũ Lão

9


SK: Khai thác hiệu quả hệ thống câu hỏi trong dạy học phân môn tập đọc lớp 4 nhằm phát triển năng lực học sinh.

cho học sinh những câu hỏi để các em tìm ra những chi tiết, hình ảnh liên
quan đến nội dung bài.
Ví dụ: Ở chủ điểm (Măng mọc thẳng), tuần 6 Khi dạy bài “ Nỗi dằn vặt
của An - đrây - ca” sách giáo khoa trang 55.
Giáo viên có thể cho học sinh quan sát tranh vẽ sách giáo khoa đã được
phóng to và hỏi. Các bài tập đọc khác tôi cũng sử dụng phương pháp tương
tự.
+ Tranh vẽ cảnh gì? Nội dung bức tranh là gì?
> Thông qua đó học sinh sẽ biết được những tranh ảnh này liên quan như thế
nào đối với nội dung của bài, tùy theo từng đối tựng học sinh trong lớp mình
mà tôi đưa ra câu hỏi cho phù hợp với các em.
- Thu thập thông tin bằng cách liệt kê: Đó là dạng câu hỏi mà trong câu
trả lời yêu cầu học sinh phải liệt kê ra những chi tiết, hình ảnh trong câu hỏi
đặt ra.
* Ví dụ : An - đrây – ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho
ông? Đây là câu hỏi mà trong sách giáo khoa đã đưa ra câu hỏi như thế
này thì học sinh đại trà trong lớp cũng sẽ trả lời liệt kê ra được, còn nếu
muốn giúp cho học sinh phát huy được hết năng lực của mình thì tôi đã
hỏi học các em bằng câu hỏi: Em hãy liệt kê những việc làm mà An đrây- ca đã tham gia khi đi mua thuốc cho ông. Đối với cách hỏi như vậy
học sinh khá giỏi các em sẽ phát huy rất tốt năng lực của bản thân mình.
- Thu thập thông tin bằng cách lựa chọn: Khác biệt thu thập thông
tin bằng cách liệt kê thì thu thập thông tin bằng cách lựa chọn yêu cầu đặt
ra ở đây là học sinh phải biết lựa chọn những thông tin cần thiết đó là

những hình ảnh, những chi tiết phù hợp với nội dung câu hỏi.
b/ Câu hỏi yêu cầu học sinh giải thích nghĩa cho nội dung thông tin.
Sau khi thu thập được những nội dung thông tin có trong bài, bước tiếp
theo là cần phải giúp các em biết xử lí các thông tin đó bằng cách giải
thích nghĩa cho các thông tin đó. Đó là việc làm yêu cầu học sinh trả lời

Tác giả :Trần Ánh Tuyết

TrườngTiểu học Phạm Ngũ Lão

10


SK: Khai thác hiệu quả hệ thống câu hỏi trong dạy học phân môn tập đọc lớp 4 nhằm phát triển năng lực học sinh.

những câu hỏi mang tính chất so sánh, phân tích để giải thích nội dung
thông tin
- Câu hỏi so sánh: Đó là những câu hỏi yêu cầu học sinh tìm ra sự
giống, khác nhau giữa hai hay một số đối tượng nào đó.
Ví dụ : Chủ điểm ( Tiếng sáo diều), tuần 14 khi dạy bài Chú Đất Nung.
Câu hỏi: Cu Chắt có những đồ chơi gì? Chúng khác nhau như thế nào? Trang
135. Với cách hỏi như vậy thì học sinh sẽ biết được cách so sánh giữa các đồ
chơi đó.
- Câu hỏi phân tích: Đó là những câu hỏi tại sao? Như thế nào? Nhằm
giải thích một số vấn đề nào đó cho nội dung thông tin.
Ví dụ: Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung?
Ví dụ : Chủ điểm ( Có chí thì nên) tuần 11 khi dạy bài Ông Trạng thả
diều câu hỏi 2 trong bài. Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào ?
trang 105.
c. Câu hỏi giúp phát huy năng lực học sinh.

Mỗi bài tập đọc đều có nội dung cụ thể, thông qua hệ thống câu hỏi
và bài tập, giáo viên cần giúp học sinh đánh giá một cách khái quát nội dung
của bài. Trong quá trình tìm hiểu nội bài, giáo viên đặt ra những câu hỏi cho
học sinh trả lời, trên câu hỏi đó yêu cầu học sinh nêu nội dung của từng đoạn
và nội dung của cả bài.
Những câu hỏi đánh giá, khái quát bao gồm các loại câu hỏi nhằm giúp
học sinh liên hệ thực tế, rút ra các bài học, giải quyết các tình huống.
- Câu hỏi liên hệ thực tế: Thông qua nội dung của một đoạn, một ý hay cả
bài tập đọc giáo viên thường đưa ra những câu hỏi giúp học sinh khái quát nội
dung đoạn, ý hay cả bài tập đọc bằng những câu hỏi để các em liên hệ với
thực tế việc mình đã làm.
Ví dụ : Chủ điểm ( Trên đôi cánh ước mơ) tuần 7 khi dạy bài
Trung thu độc lập câu hỏi 4 trong bài. Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ
phát triển như thế nào? trang 67. Chúng ta có thể hỏi câu hỏi đó là: Mai sau

Tác giả :Trần Ánh Tuyết

TrườngTiểu học Phạm Ngũ Lão

11


SK: Khai thác hiệu quả hệ thống câu hỏi trong dạy học phân môn tập đọc lớp 4 nhằm phát triển năng lực học sinh.

em sẽ làm gì để cống hiến cho đất nước ta sánh vai với các cường quốc trên
thế giới?

- Câu hỏi liên hệ bản thân từ nội dung bài học: Thông qua nội dung bài tập
đọc giáo viên cần giúp đỡ học sinh đánh giá khái quát nội dung bài bằng
những câu hỏi tổng quát nêu lên những ý kiến chính hay đại ý của bài.

Ví dụ: Qua các câu MB,KB tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ ?
Câu hỏi 3 bài (Cánh diều tuổi thơ ) tuần 15.
- Câu hỏi giải quyết các tình huống : Đó là những câu hỏi đặt các em
vào một tình huống như đối với các nhân vật trong các bài tập đọc để các em
đưa ra những ý kiến của mình trước các tình huống đó.
Ví dụ : Nếu vẽ một bức tranh minh họa bài thơ này, em sẽ vẽ như thế
nào?
Câu hỏi 5 bài (Tuổi Ngựa) Tuần 15
2/ Một số chú ý khi sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Tập đọc.

Tác giả :Trần Ánh Tuyết

TrườngTiểu học Phạm Ngũ Lão

12


SK: Khai thác hiệu quả hệ thống câu hỏi trong dạy học phân môn tập đọc lớp 4 nhằm phát triển năng lực học sinh.

Mỗi giáo viên đều có những cách hỏi riêng trong khi dạy học. Tuy
nhiên để đạt hiệu quả cao trong dạy học, giáo viên cần chú ý một số vấn đề
sau :
- Cần linh hoạt xử lí các câu hỏi tùy theo từng đối tượng học sinh, có thể biến
đổi các câu hỏi bằng cách tăng hay giảm độ khó sao cho phù hợp với trình độ
học sinh để tiết học trở nên sinh động hơn.
- Hệ thống câu hỏi cần được đặt ra theo một trình tự đảm bảo lôgic, câu hỏi
sau cần tiếp nối ý của câu hỏi trước, bổ sung hoàn thiện cho câu hỏi trước.
Các câu hỏi cần móc nối với nhau để tạo ra một ý nghĩa trọn vẹn cho nội dung
bài học.
- Câu hỏi đặt ra phải vừa sức đối với học sinh, không quá dễ để học sinh có

thể trả lời ngay được mà cần phải tư duy suy nghĩ, không phát triển được trí
tuệ cho các em, cũng không quá khó đánh đố học sinh, gây sự bế tắc làm cho
các em chán nản, không có hứng thú trong học tập. Không hỏi học sinh :
+ Những câu hỏi cụt lủn mà học sinh chỉ cần trả lời có hoặc không.
+ Những câu hỏi có nhiều đáp án học sinh có thể trả lời liều vẫn đúng nội
dung câu trả lời không phù hợp với nội dung bài học.
+ Những câu hỏi mớm lời, mách nước lộ liễu cho học sinh.
+ Cũng không nên hỏi học sinh những câu hỏi lấp lửng, mập mờ làm cho
các em khó xác định câu trả lời đúng.
+ Những câu hỏi có nhiều nghĩa làm cho học sinh bế tắc hoặc bối rối
không tìm được câu trả lời.
- Khi đưa ra câu hỏi cần phải có đủ thời gian cho học sinh suy nghĩ và trả
lời câu hỏi, không yêu cầu học sinh trả lời ngay khi các em chưa kịp suy nghĩ,
cũng không để thời gian quá dài để các em lợi dụng gây mất trật tự lớp học.
Phải tìm ra những ưu điểm trong các câu trả lời của học sinh, đặc biệt không
nên dè bỉu hoặc dèm pha những câu trả lời chưa đúng hoặc không sát với nội
dung câu hỏi làm các em tự ti lần sau không dám phát biểu. Không nên lợi
dụng các em học sinh khá giỏi trong lớp mà thường xuyên gọi các em trả lời
câu hỏi cần gọi những em học sinh học kém hơn không hay phát biểu ý kiến
Tác giả :Trần Ánh Tuyết

TrườngTiểu học Phạm Ngũ Lão

13


SK: Khai thác hiệu quả hệ thống câu hỏi trong dạy học phân môn tập đọc lớp 4 nhằm phát triển năng lực học sinh.

trả lời trước rồi mới gọi học sinh khá giỏi bổ sung câu trả lời như vậy mới
phát hiện ra những cái sai mà học sinh gặp phải, hơn thế nữa còn giúp cả lớp

có không khí học tập tốt hơn. Với những câu hỏi khó cần học sinh tìm ra hết
những phương án trả lời. Nếu không có học sinh trả lời nữa lúc đó giáo viên
mới đưa ra phương án trả lời, tránh tình trạng giáo viên nêu ra câu hỏi rồi lại
trả lời ngay giúp học sinh, như vậy sẽ không kích thích tư duy các em phát
triển.
- Khi hướng dẫn các em học sinh trả lời câu hỏi cần bám sát nội dung câu
trả lời cũng như nội dung bài học cần có những dự kiến với những câu trả lời
sai của học sinh để ứng phó với những tình huống có thể xảy ra. Không nên
đặt ra nhiều câu hỏi đối với học sinh mà cần hướng câu trả lời cho cả lớp cùng
tham gia tìm đáp án.
3/ Một số hệ thống câu hỏi minh họa trong dạy học Tập đọc ở lớp 4.
- Để nâng cao hiệu quả dạy Tập đọc, ngoài việc lựa chọn phương pháp
phù hợp giáo viên còn cần phải chú ý đến hệ thống câu hỏi để giúp học sinh
tìm hiểu bài. Hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa mặc dù đã được các tác
giả chọn lọc và đưa ra tương đối phù hợp ở mỗi bài xong khi dạy giáo viên
cũng cần chú ý đến một số câu hỏi có nội dung chưa thật phù hợp đối với học
sinh do đó cần phải biết lựa chọn, thay thế hoặc biến đổi các câu hỏi sao cho
việc khai thác nội dung bài đọc được tư duy liền mạch của học sinh. Sau đây
là một số ví dụ minh họa.
Ví dụ : Bài ( Sầu riêng) - Tuần 22
- Nội dung bài: Tả cây sầu riêng, có nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc
đáo về dáng cây.
Hệ thống câu hỏi được đưa ra chủ yếu là tái hiện lại nội dung bài tập đọc
và có ý nhằm giúp phát triển kiến thức về văn miêu tả cho học sinh. Nhưng
nếu chỉ dừng lại ở ba câu hỏi như đã đưa ra trong sách thì việc tìm hiểu bài
chư thật trọn vẹn.Có thể thêm câu hỏi “Tại sao ở đoạn cuối của bài, tác giả
lại viết Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này?”.
Câu hỏi này giúp học sinh cảm nhận và hiểu bài rõ hơn, cao hơn nữa là có
Tác giả :Trần Ánh Tuyết


TrườngTiểu học Phạm Ngũ Lão

14


SK: Khai thác hiệu quả hệ thống câu hỏi trong dạy học phân môn tập đọc lớp 4 nhằm phát triển năng lực học sinh.

được sự đồng cảm đối với tác giả của bài viết. Chỉ cần học sinh trả lời được
ý Vì tác giả thấy xúc động trước sức sống và sự đóng góp của cây sầu riêng –
giá trị ẩn đằng sau hình thức không mấy đẹp đẽ là coi như các em đã hiểu
được điều tác giả muốn chia xẻ, gửi gắm. Giờ học vì thế mà trở nên sâu sắc
hơn.
Ví dụ 2: Bài “ Cánh diều tuổi thơ” – Tuần 15.
Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại
cho lứa tuổi nhỏ.
Hệ thống câu hỏi được sách giáo khoa đưa ra như sau:
Câu 1: Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
Câu 2: Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những ước
mơ đẹp như thế nào?
Câu 3: Qua câu mở đầu và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi
thơ?
a. Cánh diều là kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.
b. Cánh diều khơi ngợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.
c. cánh diều đem đến bao niềm vui cho tuổi thơ.
-Nhìn chung hệ thống câu hỏi đưa ra trong bài tương đối phù hợp với trình độ
học sinh và bám sát nội dung bài học. Tuy nhiên để giúp học sinh hiểu rõ ràng
Và sâu sắc hơn nội dung bài giáo viên có thể tham khảo hệ thống câu hỏi đã
được thay đổi và bổ sung như sau:
Đối với câu hỏi 1: Nếu hỏi như vậy thì đó là một câu hỏi tương đối dễ với
học sinh. Song để học sinh hiểu được tốt những chi tiết để tả cánh diều thì

cần thay đổi câu hỏi đó bằng câu hỏi : Tác giả quan sát đã chọn những chi
tiết nào để tả cánh diều?

Tác giả :Trần Ánh Tuyết

TrườngTiểu học Phạm Ngũ Lão

15


SK: Khai thác hiệu quả hệ thống câu hỏi trong dạy học phân môn tập đọc lớp 4 nhằm phát triển năng lực học sinh.

Đối với câu hỏi 2: Đây là một câu hỏi khái quát với nội dung khá dài do đó
để giúp học sinh nắm được niềm vui lớn và những ước mơ đẹp, giáo viên có
thể chẻ nhỏ thành các câu hỏi như:
- Tìm những chi tiết cho thấy trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em

niềm vui lớn? ( Các bạn hò hét nhau thả diều thi sung sướng đến phát dại nhìn
lên bầu trời)
- Những chi tiết nào cho em biết trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em
những ước mơ đẹp? (Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, đẹp như một tấm nhung
khổng lồ, bạn nhỏ thấy cháy lên, cháy mãi khát vọng. Suốt một thời mới lớn, bạn
đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh...........Bay đi)
Đối với câu hỏi 3: Đây là câu hỏi mang tính chất là câu hỏi trắc nghiệm có đáp
án học sinh chỉ cần chọn đáp án b, nhưng để cho học sinh hiểu và tìm được nội
dung bài tốt hơn thì sau khi học sinh trả lời xong giáo viên có thể hỏi thêm câu
hỏi Tại sao em chọn đáp án b mà không chọn đáp án a hay c.
* Hướng dẫn học sinh tìm những câu văn quan trọng nêu ý của toàn đoạn hoặc
bài. Ví dụ câu “ Ôi chao ! chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!” ngay câu
đầu của bài đã thể hiện nội dung bao trùm của bài: Giới thiệu vẻ đẹp của con

chuồn chuồn nước mà những câu sau sẽ diễn giải cho điều đó. Trong tìm hiểu
nội dung của bài cần chú ý tìm ra, và khai thác giá trị của những từ “ đắt” của
bài để bật lên nội dung. Ví dụ trong đoạn thơ sau:
“ Bè đi chiều thầm thì
Gỗ lượn đàn thong thả
Như bầy trâu lim dim
Đằm mình trong êm ả”.
( Bè xuôi sông La - Tiếng việt 4)
* Câu hỏi tìm hiểu từ ngữ:
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách hiểu, cách cảm nghĩa của từ ngữ
được dùng trong một văn cảnh cụ thể của bài văn, bài thơ. Ví dụ câu hỏi:
- Vì sao tác giả gọi hoa phượng là “hoa học trò”?
Tác giả :Trần Ánh Tuyết

TrườngTiểu học Phạm Ngũ Lão

16


SK: Khai thác hiệu quả hệ thống câu hỏi trong dạy học phân môn tập đọc lớp 4 nhằm phát triển năng lực học sinh.

(Hoa học trò – TV4 tập 2, trang 43)
Với câu hỏi này giáo viên cần hướng dẫn học sinh dựa vào những điều tác
giả muốn nói trong từng đoạn văn (ra hoa vào đúng mùa thi, báo hiệu mùa hè
sắp đến,...). Từ đó, các em phát biểu cách hiểu của mình về hoa phượng - hoa
học trò.
Trường hợp loại câu hỏi cho biết ý nghĩa rồi yêu cầu học sinh tìm từ ngữ
biểu đạt ý nghĩa đó. Ví dụ: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
(Ông Trạng thả diều - TV tập1 trang 104)
Như vậy, giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh kĩ năng tìm hiểu từ ngữ để

giúp các em có khái niệm ban đầu về đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật. Từ
đó khi đọc văn, các em biết chú ý tìm hiểu và thưởng thức vẻ đẹp trong ngôn
từ của văn bản.
* Câu hỏi cảm nhận hình ảnh:
Giáo viên hướng dẫn học sinh cảm nhận được những hình ảnh gợi ra từ
ngôn từ nghệ thuật. Có những câu hỏi yêu cầu học sinh chỉ ra những hình ảnh
mà các em cảm nhận được khi đọc bài văn bài thơ.
Ví dụ:
- Em Thích hình ảnh nào về cây tre và búp măng non? Vì sao?
( Tre Việt Nam – TV4 tập 1 – tr 41)
- Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
( Trung thu độc lập- TV 4 tập 1 – tr 66)
- Em thích những gì ở vương quốc Tương Lai?
( Ở vương quốc Tương Lai – TV4 tập 1- tr 70)
Hay những câu hỏi yêu cầu học sinh tìm ra chi tiết tạo nên hình ảnh.
Ví dụ:
- Chi tiết nào nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày?
( Đôi giày ba ta màu xanh TV4 – tập 1 –tr81)
- Chi tiết “ nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì?
( Chú Đất Nung , trang 134, TV tập 1)
- Em thấy những hình ảnh, chi tiết nào trong truyện ngộ nghĩnh và lí thú?
Tác giả :Trần Ánh Tuyết

TrườngTiểu học Phạm Ngũ Lão

17


SK: Khai thác hiệu quả hệ thống câu hỏi trong dạy học phân môn tập đọc lớp 4 nhằm phát triển năng lực học sinh.


( Trong quán ăn “ Ba cá bống”- TV 4 T1- tr158)
Với những câu hỏi trên, việc chú ý hướng dẫn học sinh luyện tập cách cảm
nhận là rất quan trọng. Nó giúp học sinh phát huy trí tưởng tượng, khả năng
cảm thụ văn học dần hình thành và phát triển.
Một loại câu hỏi ở mức độ cao hơn là tái hiện lại hình ảnh cảnh vật mà em
đã hình dung và cảm nhận được. Ví dụ:
+ Nếu vẽ một bức tranh minh hoạ bài thơ này, em sẽ vẽ như thế nào?
(Tuổi ngựa- TV4- tập 1-tr 149)
Giáo viên cần hướng dẫn các em miêu tả bằng lời văn của mình những
hình ảnh cảm nhận được từ câu chữ trong bài văn, bài thơ.
* Câu hỏi khai thác hàm ý lời nói:
Tác phẩm văn học vốn hàm súc và nhiều tầng nghĩa. Việc đọc hiểu văn
bản nghệ thuật thực chất là công việc khai thác hàm ý ẩn sâu trong câu chữ,
hình ảnh, hình tượng của tác phẩm. Đối với học sinh yêu cầu này là khó. Tuy
nhiên ở một vài bài tập đọc với ngữ cảnh thuận lợi vẫn đưa ra những yêu cầu
học sinh khá giỏi tìm hàm ý của câu văn, câu thơ. Ví dụ: Bài “Bè xuôi sông
La” – (TV 4 – tập 1- tr26). Học sinh phải trả lời câu hỏi: “Hình ảnh: “ Trong
đạn bom đổ nát; Bừng tươi nụ ngói hồng” nói lên điều gì?.
Hay trong bài “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”: học sinh trả
lời câu hỏi: Theo em cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì?
Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào ngữ cảnh để trả lời.
Tương tự, với hai dòng thơ cuối bài của bài tập đọc: “Truyện cổ nước
mình” (trang 19, tập 1):
“Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời ông cha dạy cũng vì đời sau”
Học sinh phải trả lời câu hỏi: “Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế
nào?”. Để trả lời câu hỏi trên, hướng dẫn học sinh đọc kĩ đoạn thơ để tìm ra
căn cứ, để các em suy đoán ra điều mà hai câu thơ cuối đoạn muốn nói .
Giáo viên cần chú ý việc hướng dẫn học sinh khai thác hàm ý của lời nói
một cách hợp lý, đảm bảo tính vừa sức sẽ giúp học sinh làm quen dần với kĩ

Tác giả :Trần Ánh Tuyết

TrườngTiểu học Phạm Ngũ Lão

18


SK: Khai thác hiệu quả hệ thống câu hỏi trong dạy học phân môn tập đọc lớp 4 nhằm phát triển năng lực học sinh.

năng đọc hiểu, khám phá ra những tầng nghĩa sâu xa của tác phẩm văn học
khi các em học lên cấp trên.
* Câu hỏi phát biểu, nhận xét nhân vật, chi tiết, biện pháp nghệ thuật:
Trong nhiều bài tập đọc có những câu hỏi khuyến khích học sinh phát biểu
nhận xét của riêng mình như:
- Theo em, câu nói cộc tuếch của Đất Nung có ý nghĩa gì?
( Chú Đất Nung - tập 1 - tr 138)
- Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ga- vrốt.
( Ga- v rốt ngoài chiến luỹ- TV tập 2- tr 80)
- Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao?
( Dòng sông mặc áo – TV4 Tập 2 –tr118)
- Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao?
( Con chuồn chuồn nước – TV4 tập 2- tr127)
Với những câu hỏi trên, giáo viên cần chú trọng luyện cho học sinh biết
nhận xét nhân vật, chi tiết, biện pháp nghệ thuật trong bài văn, luôn đặt học
sinh trong những tình huống có vấn đề, khuyến khích các em bộc lộ cách
hiểu, cách nghĩ, cách cảm của mình về một vấn đề nào đó của cuộc sống phù
hợp với lứa tuổi của các em.
* Câu hỏi nhận biết tư tưởng tình cảm của tác giả:
Mỗi một tác phẩm văn học là một thông điệp của tác giả gửi tới bạn đọc.
Vì vậy, giáo viên cũng phải chú ý việc luyện cho học sinh biết chia sẻ cảm

xúc tâm tình với tác giả, có ý thức tìm hiểu khám phá những điều tác gửi gắm
trong tác phẩm. Nhiều câu hỏi yêu cầu học sinh bộc lộ cảm nhận của mình về
tâm trạng, cảm xúc, thái độ của tác giả. Ví dụ:
- Tình yêu quê hương đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn
nào?
(Con chuồn chuồn nước – TV4 tập 2- tr127)
- Vì sao đi trên bè, tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những
mái ngói hồng? ( Bè xuôi sông La- TV4-tập 2- tr26)

Tác giả :Trần Ánh Tuyết

TrườngTiểu học Phạm Ngũ Lão

19


SK: Khai thác hiệu quả hệ thống câu hỏi trong dạy học phân môn tập đọc lớp 4 nhằm phát triển năng lực học sinh.

Với các câu hỏi trên, giáo viên chú ý định hướng cho học sinh, khi đọc
một văn bản nghệ thuật phải biết đồng cảm với tác giả, biết dựa vào một số từ
ngữ, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật trong bài để hiểu điều tác giả muốn gửi gắm.
Đôi khi, học sinh cũng phải tự cảm nhận suy nghĩ cảm xúc của tác giả toát lên
từ toàn bộ bài. Qua đó, rèn cho học sinh óc khái quát hoá - một thao tác tư
duy quan trọng để học tập.
4. Biện pháp giảm độ khó, thiết kế hệ thống câu hỏi phù hợp với đối
tượng phát huy được năng lực của học sinh.
Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 được viết chung cho cả nước nên không tránh
khỏi những câu hỏi khó đối với từng đối tượng học sinh của những vùng miền
khác nhau. Giáo viên cần nghiên cứu thiết kế, sử dụng linh hoạt sáng tạo các
câu hỏi tìm hiểu bài theo các yêu cầu sau:

+ Tính vừa sức: hệ thống câu hỏi phù hợp với trình độ nhận thức của học
sinh. Thông qua tư duy học sinh có thể trả lời được.
+ Tính khái quát: câu hỏi tập trung vào những nội dung, những ý cơ bản
nhất của bài học.
+ Tính hệ thống: các câu hỏi phải theo một trình tự nhất định, từ dễ đến
khó theo diễn biến nội dung bài học
+ Tính phát triển: thông qua các câu hỏi giúp học sinh phát triển các kĩ
năng thu thập tái hiện thông tin, phát triển tư duy, hoàn thiện nhân cách học
sinh.
+ Tính thẩm mĩ: cách dùng từ đặt câu dễ hiểu dễ nghe, dễ đi vào lòng
người.
Hiện nay, nhiều giáo viên chỉ muốn truyền thụ được đầy đủ, trọn vẹn kiến
thức cho học sinh mà quên đi việc học sinh có tiếp thu được gì sau mỗi tiết
dạy hay vẫn áp dụng máy móc hệ thống câu hỏi SGK mà chưa có sự sáng tạo,
linh hoạt. Trong quá trình giúp học sinh lĩnh hội bài học, thấy câu hỏi nào
chưa đảm bảo các yêu cầu đã nêu trên giáo viên nên thiết kế lại. Ví dụ:
Giáo viên có thể giảm bớt khó khăn cho học sinh ở phần tìm hiểu bài bằng
cách chủ động giải thích hoặc trả lời thay cho HS các câu hỏi khó. Chẳng hạn
Tác giả :Trần Ánh Tuyết

TrườngTiểu học Phạm Ngũ Lão

20


SK: Khai thác hiệu quả hệ thống câu hỏi trong dạy học phân môn tập đọc lớp 4 nhằm phát triển năng lực học sinh.

câu hỏi 4, bài tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( tuần 1): “Nêu một hình ảnh
nhân hoá mà em thích? Cho biết vì sao em thích?”. Nếu có điều kiện, GV có
thể cho HS đọc thầm, trao đổi nhóm để nêu kết quả; đối với vùng khó khăn,

sau khi GV nêu câu hỏi, nếu chưa có câu trả lời hoặc HS trả lời chưa đầy đủ,
GV yêu cầu HS theo dõi SGK và chủ động hướng dẫn: “Những hình ảnh nhân
hoá đó là: Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội, mặc áo thâm dài, người bự
phấn,... Dế Mèn xoè cả hai càng ra, bảo Nhà Trò: Em đừng sợ... Dế Mèn dắt
Nhà Trò đi được một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện. Trong ba hình
ảnh nhân hoá ấy thì em thích hình ảnh nhân hoá nào? Vì sao?”
Hoặc câu hỏi 4 bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” (tiếp theo): “Em có thể tặng
cho Dế Mèn danh hiệu nào trong số các danh hiệu sau đây: võ sĩ, tráng sĩ,
chiến sĩ, hiệp sĩ, dũng sĩ, anh hùng?”. Đây là câu hỏi khó, việc phân biệt nghĩa
các từ gần nghĩa như trên đối với HS yếu gần như là không thể thực hiện
được. GV không nên mất thời gian để học sinh trao đổi nhóm hoặc tự phát
biểu ý kiến mà cần chủ động giải thích: “Hiệp sĩ là người có sức mạnh và
lòng hào hiệp. Đối chiếu với phẩm chất, tính cách của Dế Mèn, chúng ta thấy
có thể tặng cho Dế Mèn danh hiệu hiệp sĩ”.
Câu hỏi 2 ( Bài “ Người ăn xin”- TV4 – tập 1- tr30): Hành động và lời nói
ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin
như thế nào?
Câu hỏi này dài và còn áp đặt trước cách hiểu cho học sinh, chưa lôi
cuốn học sinh vào quá trình cảm nhận khám phá. Vì câu hỏi đã chỉ trước
những hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm tình cảm của
cậu đối với ông lão ăn xin. Học sinh chỉ tìm chi tiết minh hoạ cho nhận xét
đó. Tôi tách câu này thành các câu hỏi nhỏ như sau:
+ Cậu bé đã làm gì để chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin?
+ Hành động và lời nói ân cần của cậu bé đã chứng tỏ tình cảm của cậu
bé với ông lão như thế nào?

Tác giả :Trần Ánh Tuyết

TrườngTiểu học Phạm Ngũ Lão


21


SK: Khai thác hiệu quả hệ thống câu hỏi trong dạy học phân môn tập đọc lớp 4 nhằm phát triển năng lực học sinh.

Sau khi tách nhỏ câu hỏi tôi thấy rất nhiều HS tự trả lời được và hiểu nội
dung câu hỏi hơn.
Tóm lại: Qua giờ Tập đọc học sinh được làm quen với ngôn ngữ văn học,
cách dùng từ đặt câu... tạo cho các em những rung cảm thẩm mĩ; giáo dục cho
các em tình cảm trong sáng tốt đẹp, là cửa ngõ để học sinh đi đến cảm thụ văn
học.
5. Thực nghiệm và kết quả:
a) Tôi đã tiến hành dạy thử nghiệm bằng một tiết Tập đọc sau:
Tiết dạy minh họa
TẬP ĐỌC
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. Mục tiêu:
1. Đọc:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở
những từ gợi tả, gợi cảm thể hiện vẻ đẹp của cánh diều.
- Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn
trong bài.
2. Hiểu:
- Nghĩa một số từ: nâng lên, trầm bổng, khổng lồ, ...
- Hiểu nội dung chuyện: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà
trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ ( trả lời được các câu hỏi trong
sgk).
- Cảm nhận được cái hay, cáiđẹpvề cách thức chơi diều, thả diều.
3. Thái độ:
- Trân trọng những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.

- Chia sẻ kỉ niệm tuổi thơ với mọi người.
4. Năng lực:

Tác giả :Trần Ánh Tuyết

TrườngTiểu học Phạm Ngũ Lão

22


SK: Khai thác hiệu quả hệ thống câu hỏi trong dạy học phân môn tập đọc lớp 4 nhằm phát triển năng lực học sinh.

- Phát triển năng lực về ngôn ngữ, về năng lực thẩm mĩ, ....Có đam mê về
các trò chơi dân gian và có ý tưởng sáng tạo các sản
phẩm dân gian trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Học sinh:
- Đọc trơn văn bản. Từ điển để tự tra từ chưa biết.
2. Giáo viên:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
- Máy chiếu.
- Sưu tầm một số tranh ảnh liên quan đến hoạt động thả diều.
III.Các hoạt động tổ chức:
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

HOẠTĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG BẰNGTRẢI NGHIỆM ( 2 phút)

Cả lớp đã sẵn sàng bước vào tiết học

chưa? Thầy và các bạn cùng tìm hiểu
hoạt động 1: Khởi động bằng trải
nghiệm.
Các bạn cùng quan sát lên màn hình.
- GV đưa tranh trên máy chiếu.
- Các bạn hãy quan sát bức tranh trên
màn hình, thảo luận nhóm 4 cho thầy
biết : Các bức tranh vẽ gì? ( thời gian
1 phút.)
-Gọi HS báo cáo:
+ Các bức tranh trên màn hình liên
quan đến trò chơi nào ?

- HS thảo luận trong nhóm 1 phút.
- Nhiều HSTL về ND tranh vẽ.
- ...trò chơi thả diều.
- HSTL theo ý hiểu riêng...

+ Vậy các em đã được chơi trò chơi
thả diều chưa? Khi thả diều em thấy
tâm trạng như thế nào?
Đúng rồi các em ạ, các bức tranh
Tác giả :Trần Ánh Tuyết

TrườngTiểu học Phạm Ngũ Lão

23


SK: Khai thác hiệu quả hệ thống câu hỏi trong dạy học phân môn tập đọc lớp 4 nhằm phát triển năng lực học sinh.


trên màn hình đều nhắc đến trò chơi
thả diều. Khi thả diều chúng ta càm
thấy vui vẻ, thoải mái sau những giờ
học, giờ làm việc căng thẳng. Vậy
các bức tranh có liên quan đến bài
học hôm nay thế nào, thầy và cả lớp
cùng tìm hiểu bài TĐ: Cánh diều tuổi
thơ của tác giả Tạ Duy Anh.
HOẠT ĐỘNG 2 : HƯỚNG DẪN LUYỆNĐỌC( 10 phút)
- Gọi 1 bạn đọc toàn bài - lớpđọc - HS đọc
thầm bằng mắt, theo dõi chia đoạn.
- Cả lớp được nghe bạn đọc rồi, vậy - Chia 2 đoạn
bạn nào có thể chia đoạn đọc bài tập Đọan 1:Từ đầu….vì sao sớm
đọc này?
Đoạn 2: Ban đêm …… khát khao của
tôi.
* Thầy mời nhóm trưởng điều hành * Nhóm trưởng cho các bạn luyện
đọc nối tiếp đoạn trong nhóm .
nhóm luyện đọc nối tiếp theo đoạn.
-GV quan sát, nhận xét và hỗ trợ các - HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, các bạn
khác đọc thầm, theo dõi để nhận xét,
nhóm.
sửa lỗi cho bạn ( nếu có) và tìm từ
khó đọc.
- Đọc nối tiếp đoạn lần 2, các bạn
khác đọc thầm, theo dõi để nhận xét,
sửa lỗi cho bạn ( nếu có) và giải
nghĩa từ khó hiểu SGK và các từ khác
( nếu chưa hiểu nghĩa thì thắc mắc

với bạn và giải quyết).
- Phát hiện câu dài cần ngắt giọng
( nếu có). Có thể luyện đọc lần 3 nếu
Thầy thấy các nhóm đã tìm được từ còn thời gian.
Tác giả :Trần Ánh Tuyết

TrườngTiểu học Phạm Ngũ Lão

24


SK: Khai thác hiệu quả hệ thống câu hỏi trong dạy học phân môn tập đọc lớp 4 nhằm phát triển năng lực học sinh.

ngữ cần luyện đọc, thắc mắc từ mà -Một nhóm đọc nối tiếp đoạn trước
nhóm mình chưa hiểu và tìm được lớp.
câu ngắt giọng rất tốt. Để kiểm tra
xem các nhóm đã thực hiện tốt chưa,
cô mời 2 bạn đọc nối tiếp trước lớp.
- GVNX nhóm đọc và chuyển sang
HĐ3: LUYỆNĐỌC HIỂU
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN ĐỌC HIỂU ( 12 phút)
*Nhiệm vụ của các nhóm như sau: * Tìm hiểu bài:
Đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi - Tôi mời các bạn đọc thầm bài tập
SGK – sau đó thống nhất câu trả lời đọc
trong nhóm 4.

rồi trả lời các câu hỏi SGK (có thể

- Thời gian làm việc của các bạn bắt dùng bút chì gạch chân vào ý TL
đầu


trong SGK)
- Chia sẻ câu trả lời trong nhóm,

-GV đi quan sát, hỗ trợ...

trước lớp -> Rút ra nội dung của bài.
* TBHT lên chia sẻ
Câu 1:Tác giả chọn những chi tiết
nào để tả cánh diều?
- Cánh diều mềm mại như cánh
bướm/ tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
Sáo đơn, sáo kép rồi sáo bè ... như gọi
thấp xuống những vì sao sớm.
Câu 2: Trò chơi thả diều đem lại
cho trẻ em những niềm vui lớn và
những ước mơ đẹp như thế nào?
- Các bạn nhỏ hò hét nhau thả diều
thi, sung sướng đến phát dại ...
- Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo đẹp
như một tấm thảm nhung khổng lồ,
bạn nhỏ thấy cháy lên, cháy mãiđó là

Tác giả :Trần Ánh Tuyết

TrườngTiểu học Phạm Ngũ Lão

25



×