Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Hướng dẫn kỹ năng sử dụng thư viện tại trung tâm thông tin thư viện trường đại học luật tp hồ chí minh thực trạng và một số giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.21 MB, 41 trang )

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP.HCM

LÊ THỊ KHÁNH NHUNG

HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG SỬ DỤNG THƯ VIỆN TẠI
TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH –
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
LỚP BỒI DƯỠNG THEO CHỨC DANH THƯ VIỆN VIÊN HẠNG II

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2018


MỤC LỤC

Lời mở đầu……………………………………………………………………………...1-4
PHẦN I: GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ TRƯỜNG, TRUNG TÂM THÔNG TIN –

THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH. ………………...5
2. Lịch sử hình thành và phát triển..........................................................................5
3. Nguồn tài nguyên................................................................................................6
4. Cơ cấu tổ chức.....................................................................................................7
4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức........................................................................................7
4.2. Nhân sự............................................................................................................8
PHẦN II. HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG SỬ DỤNG THƯ VIỆN TẠI TRUNG TÂM
THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT. TP. HCM…………….......9
2.1.. .Đào tạo người dùng tin sử dụng Trung tâm Thông tin -Thư viện……………9
2.1.1. Hướng dẫn sử dụng thư viện cho sinh viên năm thứ nhất…………………10


2.1.1.1. Giới thiệu chung về Trung tâm………………………………………..11-12
2.1.1.2. Các quy định và chính sách của thư viện…………………………………13
2.1.1.3. Một số quy định về quản lý tài sản SHTT và về trích dẫn chống đạo văn tại
Trường ĐH Luật TP.HCM;………………………………………………………….14-15
2.1.1.4. Các dịch vụ triển khai tại thư viện…………………………………….16-17
2.1.1.5. Cách truy cập các nguồn tin: Hướng dẫn tra cứu và khai thác cơ sở dữ liệu,
OPAC, HeinOnline, Thư viện số……………………………………………………..18-28
2.1.1.6. Bài test đánh giá kết quả ……………………………………………........29
2.1.1.7. Phát phiếu khảo sát sau buổi tập huấn………………………………........34
2.1.2. Hướng dẫn sử dụng thư viện cho các đối tượng khác……………………. 36
2.1.2.1. Tra cứu đề tài theo yêu cầu……………………………………………….36
2.1.2.2. Tìm tin và photo tài liệu theo yêu cầu……………………………………37


2.2. Năng lực đào tạo người dùng tin của cán bộ Trung tâm……………………..38
2.3. Nhận xét và đánh giá........................................................................................8
2.3.1. Những điểm mạnh………………………………………………………… 38
2.3.2. Những điểm yếu.......……………………………………………………....39
PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HƯỚNG DẪN KỸ
NĂNG SỬ DỤNG THƯ VIỆN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH……………………………...........40
3.1. Xây dựng chính sách phát triển nguồn tin phù hợp với nhu cầu
tin…………….................................................................................................................40
3.2. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ công tác
đào tạo người dùng tin……………………………………………………………….......40
3.2.1. Xây dựng cơ sở vật chất…………………………………………….......41
3.2.2. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin……………………………….....41
3.2.3. Đa dạng hóa các dịch vụ và sản phẩm thông tin - thư viện……………. .41
3.3. Xây dựng chương trình đào tạo người dùng tin phong phú về nội dung và
hình thức

3.3.1. Về Nội dung………………………………………………………...........41
3.3.2. Về hình thức…………………………………………………………......41
3.4. Nâng cao năng lực cán bộ thư viện về kỹ năng đào tạo người dùng tin……41
KẾT LUẬN……………………………………………………………………..............42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………............43


Hướng dẫn kỹ năng sử dụng thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện
Trường Đại học Luật Tp. HCM
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam đang trên đà phát triển tiến tới xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh. Một trong những chiến lược quan trọng của Đảng và nhà nước là hội nhập khu
vực quốc tế với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế tri thức. Nơi mà, tri thức và
thông tin đã nhanh chóng trở thành nguồn trực tiếp mang tính chiến lược, sống còn đối
với sự phát triển của mỗi quốc gia, chi phối sự phát triển của xã hội và đóng vai trò vô
cùng quan trọng trong đời sống con người. Xã hội càng phát triển, thông tin càng trở lên
vô cùng quan trọng. Bởi thông tin là cơ sở là điều kiện tiến hành quản lý xã hội và phát
triển kinh tế, tùy theo tốc độ của nó có thể đẩy nhanh hoặc làm chậm tốc độ phát triển của
xã hội.
Công tác đào tạo người dùng tin là một trong những nhiệm vụ quan trọng giúp
người dùng tin có thể nắm bắt những thông tin giá trị phù hợp với như cầu tin của mình.
Đây cũng là mục đích cuối cùng của hoạt động thông tin thư viện hướng đến việc đáp
ứng đầy đủ nhu cầu của người dùng tin. Mức độ đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin
được xem là tiêu chuẩn là thước đo để đánh giá chất lượng hoạt động thông tin thư viện.
Trong những năm gần đây dưới sự tác động của chuyển đổi cơ chế thị trường và sự phát
triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và được sự quan tâm của Đảng và nhà nước.
Ngày nay, hệ thống các thư viện trường Đại học ở nước ta đang trên đà phát triển mạnh,
thư viện Trường Đại học Luật cũng không nằm ngoài các hệ thống thư viện đó. Thư viện
đã có sự biến đổi mạnh mẽ về chất lượng và số lượng kho tài liệu, bên cạnh những tài

liệu truyền thống thư viện đã tích cực bổ sung thêm kho tài liệu số hóa góp phần nâng cao
chất lượng phục vụ người dùng tin, vì vậy số lượng người dùng tin đến thư viện ngày
càng tăng cao. Hướng dẫn kỹ năng sử dụng thư viện cho đối tượng bạn đọc mới sử dụng
thư viện còn lúng túng trong việc tra tìm tài liệu, chưa biết khai thác sử dụng các sản
phẩm và dịch vụ của thư viện để thoả mãn nhu cầu tin của mình. Để tạo thuận lợi cho sự
nhận biết của người dùng tin về nhu cầu thông tin, và việc sử dụng hiệu quả các dịch vụ
thông tin cũng như sự đánh giá về các dịch vụ đó. Từ những lý do trên tôi chọn đề tài
“Hướng dẫn kỹ năng sử dụng thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại
học Luật Tp. Hồ Chí Minh – Thực trạng và một số giải pháp” làm đề tài tiểu luận “Lớp
bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh thư viện viên hạng II” chuyên ngành Thư viện
Thông tin.
2. Tình hình nghiên cứu
1


Hướng dẫn kỹ năng sử dụng thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện
Trường Đại học Luật Tp. HCM
Người dùng tin giữ vai trò quan trọng trong hệ thống thông tin. Họ như là yếu tố
tương tác hai chiều đối với các đơn vị thông tin, người dùng tin vừa là khách hàng của
các dịch vụ thông tin đồng thời họ cũng là người sinh ra các thông tin mới tham gia vào
các dòng thông tin. Người dùng tin là yếu tố thiết yếu, năng động của hệ thống thông tin.
Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới công tác đào tạo
người dùng tin ở một số các cơ quan thông tin thư viện như:
Đào tạo người dùng tin: Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh thư viện
viên hạng II, Bộ văn hóa Thông tin và du lịch, Hà nội, 2017, Tr 80-84
Cán bộ thư viện thông tin: Những yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện, NCS.
Phan Thị Huệ, Trưởng Phòng Nghiên cứu khoa học & Quan hệ quốc tế:
/>%C6%B0%20vi%E1%BB%87n%20th%C3%B4ng%20tin%20nh%E1%BB%AFng%20y
%C3%AAu%20c%E1%BA%A7u%20%C4%91%E1%BA%B7t%20ra%20trong%20giai
%20%C4%91o%E1%BA%A1n%20hi%E1%BB%87n%20nay.pdf (Truy cập ngày

16.10.2018)
Công tác phục vụ người dùng tin trong hoạt động Thông tin Thư viện:
(Truy cập ngày 16.10.2018)
Tìm hiểu công tác đào tạo người dùng tin tại thư viện tỉnh lạng sơn:
(Truy cập ngày 16.10.2018)
Phần lớn các công trình này đều nghiên cứu về “người dùng tin và nhu cầu tin
trong hoạt động thông tin thư viện” chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về “Hướng
dẫn kỹ năng sử dụng thư viện tại một trường Đại học” cụ thể.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu:
Hướng dẫn kỹ năng sử dụng thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện tại
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
• Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt không gian: Nghiên cứu Hướng dẫn kỹ năng sử dụng thư viện tại Trung
tâm Thông tin – Thư viện tại Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.


Hướng dẫn kỹ năng sử dụng thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện
Trường Đại học Luật Tp. HCM
- Về mặt thời gian: “Hướng dẫn kỹ năng sử dụng thư viện tại Trung tâm Thông tin
– Thư viện Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh – Thực trạng hiện nay”
• Cơ sở lý luận
Để thực hiện đề tài này tác giả đã phân tích, tổng hợp các tài liệu chuyên ngành
Thông tin - Thư viện để làm cơ sở cho việc nghiên cứu.
• Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được thực hiện dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, chủ
nghĩa Mác-lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Làm sợi chỉ đỏ xuyên suốt và các phương pháp
nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thống kê

- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
- Phương pháp điều tra
4. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng lớp đào tạo “Hướng dẫn kỹ năng sử dụng thư viện tại Trung
tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó đề xuất
những giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo người dùng tin tại
thư viện Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
5. Đóng góp của tiểu luận
Về mặt lý luận: Tiểu luận góp phần nâng cao và hoàn thiện công tác “Hướng dẫn
kỹ năng sử dụng thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Luật Tp.
Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện tại và tương lai
Về mặt thực tiễn: Tiểu luận đã khảo sát, đánh giá đúng thực trạng lớp “Hướng dẫn
kỹ năng sử dụng thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Luật Tp.
Hồ Chí Minh đồng thời, đề xuất một số giải pháp hữu ích nhằm tăng cường và hoàn thiện
công tác hướng dẫn kỹ năng sử dụng thư viện.
6. Nội dung của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của tiểu luận được kết cấu trong 3 phần:
PHẦN I. Giới thiệu vài nét về trường, Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường
Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh

3


Hướng dẫn kỹ năng sử dụng thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện
Trường Đại học Luật Tp. HCM
PHẦN II. Thực trạng hướng dẫn kỹ năng sử dụng thư viện tại Trung tâm Thông
tin – Thư viện Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh
PHẦN III. Một số giải pháp nâng cao chất lượng hướng dẫn kỹ năng sử dụng thư
viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh



Hướng dẫn kỹ năng sử dụng thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện
Trường Đại học Luật Tp. HCM
PHẦN I
GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ TRƯỜNG, TRUNG TÂM THÔNG TIN –
THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
1. Thông tin chung
- Tên tiếng Việt: Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Luật Thành phố
Hồ Chí Minh.
- Tên tiếng Anh: Library - Information Center of Ho Chi Minh City University of
Law.
- Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thông tin liên lạc: Phòng A.501, số 02 Nguyễn Tất Thành, P.12, Quận 4,
TP.HCM.
- Điện thoại: (08) 39400989 (Ext.161,162)
- Website:
- Email:
2. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 16/10/1982, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ra Quyết định số 199-QĐ/ĐT về việc
thành lập Trường Trung học Pháp lý Tp. Hồ Chí Minh trên cơ sở Trường Cán bộ tư pháp
trước đây. Trường có nhiệm vụ đào tạo cán bộ có trình độ trung cấp pháp lý.
Từ năm 1983 – 1988, Trường phối hợp với Trường Đại học Pháp lý Hà Nội mở
lớp đại học pháp lý.
Ngày 25/12/1987, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định số 357-CT về
việc thành lập Phân hiệu Đại học Pháp lý Tp. Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Tư pháp. Phân
hiệu có nhiệm vụ phối hợp với Trường Đại học Pháp lý Hà Nội đào tạo cán bộ có trình độ
đại học pháp lý cho các tỉnh phía Nam.
Ngày 06/7/1993, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 368/QĐ-TC
về việc đổi tên Phân hiệu Đại học Pháp lý Tp. Hồ Chí Minh thành Phân hiệu Đại học
Luật Tp. Hồ Chí Minh.

Ngày 30/3/1996, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định số
1234/GD&ĐT thành lập Trường Đại học Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí
Minh trên cơ sở sáp nhập Phân hiệu Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh và Khoa Luật Trường
Đại học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn).
Và thực hiện theo đề án quy hoạch phát triển tổng thể Trường Đại học Luật Tp. Hồ
Chí Minh đến năm 2020 và đề án Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học
5


Hướng dẫn kỹ năng sử dụng thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện
Trường Đại học Luật Tp. HCM
Luật Thành phố Hồ Chí Minh Trường đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê
duyệt.
Kể từ đó, Thư viện trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh bắt đầu được thành lập
vào năm 1996. Ngày 03/12/2010 Hiệu trưởng đã ban hành Quyết định số 1539/QĐ-ĐHL
thay đổi tên gọi Thư viện thành Trung tâm Thông tin – Thư viện trực thuộc trường Đại
học Luật TP.HCM.
Đến nay, Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Luật TP. HCM đã trở
thành một trong những thư viện hiện đại của hệ thống thư viện đại học trên địa bàn TP.
HCM. Trung bình mỗi ngày thư viện phục vụ khoảng trên 500 lượt bạn đọc đến sử dụng
thư viện, đáp ứng được phần lớn nhu cầu học tập và giảng dạy của nhà trường. Kế hoạch
chiến lược đến năm 2025, Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Luật TP.
HCM đã có những mục tiêu và những giải pháp hữu hiệu để trở thành một trung tâm
thông tin hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo khoa học pháp lý khu vực miền
nam và thế giới
3. Nguồn tài nguyên
Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Luật là thư viện chuyên ngành
luật lớn nhất khu vực phía Nam, Trung tâm đặt tại hai cơ sở Nguyễn Tất Thành - Quận 4
và Bình Triệu - Thủ Đức. Trung tâm được thiết kế và xây dựng theo mô hình Thư viện

điện tử hiện đại với tổng diện tích hơn 4,490 m2, Trung tâm có năng lực phục vụ hơn 700
lượt cán bộ, giảng viên, sinh viên mỗi ngày. Ngoài ra, Trung tâm còn phục vụ các đối
tượng nghiên cứu khác. Hiện Trung tâm có hơn 83.986 tài liệu bằng tiếng Việt và ngoại
văn (Anh, Pháp, Nga, Hoa, Nhật) bao gồm sách, giáo trình, khóa luận, luận văn, luận án,
tạp chí thuộc các chuyên ngành luật như Hành chính, Dân sự, Hình sự, Thương mại,
Quốc tế, Quản trị luật và Quản trị kinh doanh. Bên cạnh đó người dùng có thể khai thác
thông tin từ 42 đầu báo - tạp chí, đĩa CD-ROM, cơ sở dữ liệu của Trung tâm. Ngoài thư
viện đọc chung, Trung tâm còn có Thư viện nhân quyền và sách ngoại văn và đặc biệt là
Thư viện điện tử với hàng nghìn tài liệu luôn được cập nhật hàng ngày. Mục lục truy cập
trực tuyến (OPAC) tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng tìm kiếm thông tin nhanh
chóng. Ngoài các hình thức phục vụ phổ biến như đọc tại chỗ, mượn về nhà, Trung tâm
còn đa dạng hóa các dịch vụ thông tin: cung cấp tài liệu, dịch vụ tra cứu, tư vấn thông tin
theo yêu cầu.
Tài liệu in
+ Khoảng 83.986 bản tài liệu các loại;
+ 62.594 đầu tài liệu;
+ 42 đầu báo - tạp chí;


Hướng dẫn kỹ năng sử dụng thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện
Trường Đại học Luật Tp. HCM
+ Trên 4.263 luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khoá luận cử nhân đạt chuẩn
được lưu trữ dưới dạng bản in và tài liệu số.
Tài liệu số hóa khoảng 3.800 tài liệu, trong đó:


2.943 tài liệu luận án, luận văn, khoá luận.


Tạp chí KHPL: 659 bài tạp chí.


Đề tài NCKH: 134.

Sách chuyên khảo: 64.
4. Cơ cấu tổ chức
4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

BỘ PHẬN
NGHIỆP VỤ

PHÓ GIÁM ĐỐC

BỘ PHẬN
PHỤC VỤ

BỘ PHẬN
IT

BỘ PHẬN
HÀNH CHÍNH

4.2 Nhân sự
Đội ngũ lãnh đạo, chuyên viên và cộng tác viên của Trung tâm gồm 23 người.
Trong đó:
- 01 Giám đốc
- 01 Phó Giám đốc

- 01 Tổ trưởng Chuyên môn nghiệp vụ
- 01 Tổ trưởng Hành chính tổng hợp
- 09 chuyên viên
- 01 kỹ thuật viên tin học
- 09 cộng tác viên

7


Hướng dẫn kỹ năng sử dụng thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện
Trường Đại học Luật Tp. HCM
PHẦN II
THỰC TRẠNG HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG SỬ DỤNG THƯ VIỆN TẠI TRUNG
TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
TP. HỒ CHÍ MINH.
2.1. Đào tạo người dùng tin sử dụng Trung tâm Thông tin -Thư viện
Đào tạo người dùng tin là một nhiệm vụ quan trọng của Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động hết sức ý nghĩa nhằm:
- Hướng dẫn các kỹ năng, thủ tục cơ bản nhất cho người dùng tin để khai thác và
sử dụng hiệu quả nguồn lực Thông tin- Thư viện thông qua các sản phẩm và dịch vụ
thông tin của TT TT-TV; Kiểm soát, kiểm tra quá trình phục vụ bạn đọc tại TT TT-TV;
Tuyên truyền và phổ biến thông tin.
Hiểu theo cách duy nhất, đào tạo người dùng tin bao gồm một số lĩnh vực liên
quan với nhau như: Nhận thức của người dùng tin, định hướng của thư viện…Vì vậy cần
nâng cao nhận thức của người dùng tin về thư viện với vai trò là nguồn cung cấp thông
tin chủ yếu là nơi người dùng tin có thể được trợ giúp cho nhu cầu thông tin của họ.
Những cán bộ thư viện thường sử dụng máy tính, mạng, cơ sở dữ liệu, ngân hàng
dữ liệu, chuyển giao, kết nối, tìm kiếm tài liệu và vận hành những công nghệ hiện đại có
độ phức tạp cao để phục vụ cho những người có nhu cầu. Họ hoạt động như những người
trung gian, như những nhà môi giới thông tin, người phổ biến thông tin và như là một
mối liên kết giữa nhà cung cấp thông tin và người dùng. Nếu được đào tạo bởi những cán

bộ thư viện này, người dùng sẽ không bị phụ thuộc, được độc lập tiếp cận nguồn thông
tin, tự tin sử dụng các thiết bị để lưu trữ, tìm kiếm, chuyển giao, xử lý các thông tin được
yêu cầu tùy theo nhu cầu, phạm vi, mức độ, tính tổng thể, chiến lược tìm kiếm và dịch vụ
sản phẩm.
Đào tạo người dùng tin là hoạt động giảng dạy do thư viện cung cấp, hướng
dẫn cách để những người dùng tin sử dụng công cụ và kỹ thuật để có được thông tin. Nó
là một dịch vụ thư viện cần thiết thông báo về các nguồn lực thư viện, các dịch vụ với tất
cả người dùng hiện tại và tiềm năng. Jacques Tocatlion – Cựu Giám đốc của chương trình
thông tin chung của UNESCO đã đưa ra định nghĩa phản ánh đầy đủ bản chất của đào tạo
người dùng tin như sau: “Khái niệm giáo dục và đào tạo người dùng tin phải được định
nghĩa một cách chung nhất bao gồm bất kỳ nổ lực hay chương trình nào hướng dẫn và
đào tạo những người dùng tin hiện tại và tiềm năng, một cách riêng rẽ hay tập thể với
mục đích tạo thuận lợi cho sự nhận biết của họ về nhu cầu thông tin, sự trình bày rõ ràng


Hướng dẫn kỹ năng sử dụng thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện
Trường Đại học Luật Tp. HCM
những nhu cầu thông tin này, và việc sử dụng hiệu quả các dịch vụ thông tin cũng như sự
đánh giá về các dịch vụ đó.” Như vậy, đào tạo người dùng được coi là phương tiện để thư
viện đạt được mục đích của mình.
2.1.1. Hướng dẫn sử dụng thư viện cho sinh viên năm thứ nhất:
Để giúp tân sinh viên vào trường mới sử dụng thư viện có những hiểu biết, kỹ
năng cần thiết để tiếp cận nguồn thông tin. Tháng 9 vào đầu năm học thư viện gửi thông
báo đến các lớp về “Kỹ năng hướng dẫn sử dụng thư viện”.
- Hình thức: Tổ chức các lớp “Kỹ năng hướng dẫn sử dụng thư viện” theo ca;
theo danh sách đăng ký của các lớp bạn đọc - người dùng tin, mỗi lớp khoảng 20 sinh
viên.
- Thời gian: Từ tháng 10 - tháng 11 hàng năm; Ngày chia 3-4 ca tập huấn; (thời
lượng 1 ca/ 1tiếng 30p)
- Địa điểm: Phòng A606 - Cơ sở I - Số 2 Nguyễn Tất Thành - Quận 4 - Tp. Hồ Chí

Minh
Phòng 403 - Cơ sở II - Số 123 Bình Triệu - Hiệp Bình Chánh - Thủ Đức - Tp. Hồ
Chí Minh
- Nội dung buổi tập huấn gồm 7 phần chính:


1. Giới thiệu chung về Trung tâm;



2. Các quy định và chính sách của thư viện;



3. Một số quy định về quản lý tài sản SHTT và về trích dẫn chống

đạo văn tại

Trường ĐH Luật TP.HCM;



4. Các dịch vụ triển khai tại thư viện;



5. Cách truy cập các nguồn tin: Hướng dẫn tra cứu và khai thác cơ

sở dữ liệu, OPAC, HeinOnline, Thư viện số;



6. Bài test đánh giá kết quả;



7. Phát phiếu khảo sát cho bạn đọc sau buổi tập huấn.

2.1.1.1.

Giới thiệu chung về Trung tâm
CƠ SỞ I: SỐ 2 NGUYỄN TẤT THÀNH- QUẬN 4- TP.HCM

9


Hướng dẫn kỹ năng sử dụng thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện
Trường Đại học Luật Tp. HCM

CƠ SỞ II: SỐ 123 HIỆP BÌNH CHÁNH - THỦ ĐỨC - TP. HCM


Hướng dẫn kỹ năng sử dụng thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện
Trường Đại học Luật Tp. HCM
CƠ SỞ III: LONG PHƯỚC - QUẬN 9 - TP. HCM (NĂM 2020)

2.1.1.2. Các quy định và chính sách của thư viện
PHÒNG ĐỌC

1. Thời gian phục vụ:
Phòng đọc:

* Cơ sở Nguyễn Tất Thành (A404; A502, A503; A504)
* Cơ sở Bình triệu (F101, F201, F301)
11


Hướng dẫn kỹ năng sử dụng thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện
Trường Đại học Luật Tp. HCM
Mở cửa từ 8:00 đến 19:00, thứ Hai đến thứ Sáu. Thứ Bảy đến 17:00.
Chủ nhật, các ngày lễ lớn và các ngày nghỉ khác theo quy định của nhà trường.
2. Tổ chức kho
Phòng đọc A404, F301:
Phòng đọc chung: gồm tài liệu chuyên ngành luật, tài liệu Lý luận nhà nước
và pháp luật, Lịch sử NN và PL, Hiến pháp và Luật Hành chính, Luật Hình
sự, Luật Dân Sự, Quản trị luật, Quản trị kinh doanh
Phòng đọc A504, F101, F201:
Tài liệu tham khảo dành cho sinh viên học môn học cơ bản: Chủ nghĩa xã
hội khoa học, Triết học Mác-Lênin, Lịch sử, Văn học, Từ điển, Hội thảo,
Báo cáo của Tòa án, Công trình NCKH. Luận án, Luận văn, Báo, Tạp chí
các loại.
Phòng đọc A502, A503:
Tập trung tài liệu về Nhân quyền & Sách Ngoại văn. Sử dụng đọc tại chỗ
Tài liệu học Tiếng Anh; Được mượn về nhà tài liệu tiếng Pháp: Sinh viên
AUF được phép mượn về 2 tài liệu/1lần
2.1.1.3. Một số quy định về quản lý tài sản SHTT và về trích dẫn chống đạo
văn tại Trường ĐH Luật TP.HCM.
Đạo văn là việc sử dụng tác phẩm của người khác vào tác phẩm của mình mà không
tuân thủ đúng các quy dịnh của pháp luật sở hữu trí tuệ, quy định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo và Quy định này.
Điều 5. Các hình thức đạo văn
Đạo văn có thể được thế hiện, nhưng không bị giới hạn ở các hình thức sau:

1. Sử dụng các đoạn văn, thông tin, hình ảnh từ tác phẩm của người khác đưa vào tác
phẩm của mình mà không chỉ dẫn nguồn gốc tác phẩm được trích dẫn, hoặc có chỉ
dẫn nguồn gốc tác phẩm được trích dẫn nhưng không tuân thủ đúng quy dịnh trong
Quy định này.
2. Diễn giải đoạn văn, nội dung trong tác phẩm của người khác bằng ngôn ngữ của
mình mà không trích dẫn nguồn gốc tác phẩm được sử dụng; tóm tắt nội dung các tác
phẩm của người khác nhưng không trích dẫn nguồn gốc của tác phẩm được sử dụng
3. Trích dẫn một hoặc nhiều tác phẩm của người khác để hình thành tác phẩm của
mình (có dung lượng chiếm từ 50% nội dung tác phẩm trở lên), dù có thực hiện dúng
quy định về trích dẫn nguồn. Quy định này không áp dụng đối với các tác phấm mang
mục đích bình luận theo Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ.
4. Chiếm đoạt tác phẩm của người khác và trình bày như tác phẩm của mình.


Hướng dẫn kỹ năng sử dụng thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện
Trường Đại học Luật Tp. HCM
Điều 6. Chiếm đoạt tác phẩm của người khác và trình bày như tác phẩm của mình
Chiếm đoạt tác phẩm của người khác và trình bày như tác phẩm của mình bao gồm
các hành vi sau:
1. Lấy toàn bộ tác phẩm của người khác và công bố là tác phẩm cùa mình, bao gồm
cả các trường hợp thuê viết hoặc nhờ người khác viết hộ;
2. Dịch hoặc diễn đạt toàn bộ hoặc một phần một tác phẩm từ tiếng nước ngoài sang
tiếng Việt hoặc ngược lại để tạo thành ít nhất 30% tác phẩm của mình mà không chỉ
rõ các thông tin về tác phẩm gốc;
Điều 9. Quy trình thẩm định tác phẩm nhằm chống đạo văn.
1. Trung tâm Thông tin - Thư viện của trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh là đơn
vị chịu trách nhiệm thẩm định tác phẩm nhằm xác định hành vi đạo văn.
2. Tất cả luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, đề tài nghiên cứu khoa học đều phải nộp cho
Trung tâm Thông tin - Thư viện dưới dạng file mềm trước khi bảo vệ.
3. Đối với luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ, trong trường hợp tác giả có yêu cầu thẩm

định và đóng phí thẩm định theo quy định, Trung tâm Thông tin - Thư viện tiến hành
thẩm định và chuyến kết quả cho tác giả.
4. Đối với luận văn cao học, luận án tiến sỹ mà tác giả không có yêu cầu thẩm định,
các dề tài nghiên cứu khoa học, các tài liệu học tập của nhà trường thì Trung tâm
Thông tin Thư viện tiến hành thấm định và chuyển kết quả trực tiếp cho hội đồng
đánh giá nghiệm thu tác phẩm.
Điều 10. Quyền sở hữu trí tuệ của người học.
1. Các tài sản trí tuệ phát sinh trong quá trình học tập, nghiên cứu của người học
thuộc mọi chương trình đào tạo của Nhà trường bao gồm nhưng không bị giới hạn bởi
các tác phẩm sau: công trình nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học, khoá luận tốt
nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ... thuộc quyền sở hữu của người học. Tuy
nhiên, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh được quyền khai thác các công
trình nêu trên nhằm mục đích phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học.
2. Trong trường hợp các tài sản trí tuệ được sáng tạo trong quá trình học tập, nghiên
cứu được tạo ra bằng việc sử dụng kinh phí của Nhà trường thì quyền sở hữu thuộc về
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 15. Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các hoạt động của Trung tâm Thông
tin - Thư viện, Trung tâm Học liệu của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh

13


Hướng dẫn kỹ năng sử dụng thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện
Trường Đại học Luật Tp. HCM
1. Mọi hoạt động của Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trung tâm Học liệu của
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh phải đảm bảo tuân thủ các quy định
pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2. Đối với các tác phẩm thuộc quyền sở hữu của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh, Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trung tâm Học liệu của Trường được

phép khai thác theo đúng chức năng, nhiệm vụ được Nhà trường giao và theo pháp
luật hiện hành.
3. Đối với các Luận án, luận văn, khóa luận, tiểu luận tốt nghiệp thuộc quyền sở hữu
của người học thuộc các hệ đào tạo của Nhà trường, các ấn phẩm đã đăng trên tạp chí
Khoa học Pháp lý của Nhà trường, các bài tham luận hội thảo, kỷ yếu hội thảo do
Nhà trường tổ chức/đồng tổ chức, Trung tâm Thông tin- Thư viện của Nhà trường
được toàn quyền lưu trữ kể cả dưới hình thức số hóa và khai thác phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ và quy đinh của Trung tâm Thông tin - Thư viện.
4. Trong quá trình khai thác và sử dụng nguồn tài liệu của Trung tâm Thông tin - Thư
viện, các cá nhân, tổ chức sẽ tự chịu trách nhiệm cho các hành vi vi phạm pháp luật
về sở hữu trí tuệ và thư viện.
2.1.1.4. Các dịch vụ triển khai tại thư viện.
 Đọc tại chỗ: Đọc sách tại chỗ: Sinh viên được mượn 3 cuốn/1 lần
Sau khi đọc xong các bạn mang đến quầy thủ thư, các bạn không tự mình sắp xếp lên
giá; Không được lấy số lượng tài liệu đọc tại chỗ nhiều hơn quy định
Không được mang sách đọc tại chỗ ra khỏi phòng đọc
 Mượn về nhà: Sau khi tham gia lớp hướng dẫn kỹ năng sử dụng Thư viện thẻ sinh
viên/học viên sẽ được kích hoạt trong vòng 24 tiếng; Được cấp phiếu mượn sách;
mỗi lần mượn 02 cuốn sách với tên sách khác nhau; Sách trên 5 bản được mượn về.
Không được mượn những tài liệu có nhãn tròn màu đỏ, sách ngoại văn, báo-tạp chí,
luận văn, luận án


Hướng dẫn kỹ năng sử dụng thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện
Trường Đại học Luật Tp. HCM



nhã
n đỏ


 Thời gian mượn về nhà: Sinh viên đại học các hệ: 7 ngày; Học viên chất lượng
cao hệ vừa làm vừa học: 15 ngày; Học viên cao học: 15 ngày; Nghiên cứu sinh: 30
ngày
Cán bộ giáo viên : 30 ngày ; (và được gia hạn 1 lần)
 Photocoppy tài liệu: Đăng ký Photo tài liệu tại phòng đọc; Bạn đọc ghi vào phiếu
những thông tin cần thiết; tên tạp chí, sách, luận văn, bài photo, số trang, đến phòng
A501, F201 đóng tiền và hướng dẫn thêm.; Được photo tối đa 15%/ tài liệu
2.1.1.5.

Cách truy cập các nguồn tin: Hướng dẫn tra cứu và khai thác cơ sở
dữ liệu, OPAC, HeinOnline, Thư viện số…

CỔNG THÔNG TIN THƯ VIỆN


15


Hướng dẫn kỹ năng sử dụng thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện
Trường Đại học Luật Tp. HCM

Truy cập vào website của trường theo địa:
Hoặc

 Tra cứu Opac: />

Hướng dẫn kỹ năng sử dụng thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện
Trường Đại học Luật Tp. HCM


Chọn loại hình tài liệu cần tìm Tìm theo nhan đề/tác giả/từ khóa

1. Chon loại
hình tài liệu
2. Chọn
nhan đề

3. Chọn tìm
kiếm

17


Hướng dẫn kỹ năng sử dụng thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện
Trường Đại học Luật Tp. HCM

Kết quả tìm kiếm

Kết
Kết quả
quả

 Tra cứu Heionline:
Giao diện tra cứu
Nhấn


Hướng dẫn kỹ năng sử dụng thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện
Trường Đại học Luật Tp. HCM


Giao diện tra cứu

2.
2. Từ
Từ khóa
khóa cần
cần
tìm
tìm
3.
3.
Tìm
Tìm
kiếm
kiếm

Kết quả tìm kiếm

4.
4. kết
kết quả
quả

5.
5. Chọn
Chọn tài
tài liệu
liệu
để
để đọc

đọc

19


Hướng dẫn kỹ năng sử dụng thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện
Trường Đại học Luật Tp. HCM
Đọc tài liệu/download tài liệu

6.Tải
6.Tải file
file
PDF/world
PDF/world

7.
7. Đọc
Đọc
từng
từng trang
trang

Download tài liệu

8.
8. Chọn
Chọn PDF/Text
PDF/Text
9.
9. Nhấn

Nhấn


Hướng dẫn kỹ năng sử dụng thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện
Trường Đại học Luật Tp. HCM
 Tra cứu Thư viện số: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN THƯ VIỆN SỐ
Truy cập vào địa chỉ Web cloudgate.idragon.vn (địa chỉ trang đăng ký tài khoản)
để đăng nhập vào kho thư viện số.

21


Hướng dẫn kỹ năng sử dụng thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện
Trường Đại học Luật Tp. HCM

Địa chỉ mail là tài khoản thư viện số
Mã đăng ký:
Nghiên cứu sinh : NCS-136LAW
Cao học: CH-136LAW
Cử nhân: CN- 136LAW
Người dùng tự do: TD-136LAW


×