Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Thực trạng huy động và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam cho chi đầu tư xây dựng cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.09 KB, 33 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

1


Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với các quốc gia đang phát triển, vốn có vai trò đặc biệt quan trọng và cần
thiết trong quá trình phát triển kinh tế, cũng như giải quyết vấn đề văn hóa, chính trị,
xã hội. Xuất phát từ nhu cầu thưc tế đó, viện trợ ODA hay “hỗ trợ phát triển chính
thức” ra đời nhằm giúp các nước nghèo giải quyết tình trạng thiếu vốn. Nguồn vốn
này chủ yếu được đầu tư vào những lĩnh vực giữ vai trò đầu tàu của kinh tế, từ đó
kéo theo sự phát triển mạnh của các ngành khác.
Trên thực tế, vai trò của ODA hết sức quan trọng. Có thể minh chứng thực tế đó
ở Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhờ vào viện trợ của Mỹ và EU đã đạt
được sự tăng trưởng ngoạn mục, thậm chí còn phát triển nhiều hơn trước. Nhật Bản
và Hàn Quốc là hai quốc gia nhận được nhiều viện trợ từ Mỹ. Kết quả hiện nay, Nhật
Bản và Trung Quốc đã trở thành hai cường quốc kinh tế đứng ngay sau Mỹ.
Không thể phủ nhận được vai trò của nguồn vốn ODA với việc phát triển kinh tế
xã hội của các quốc gia trên thế giới, năm 1993, khi Việt Nam bắt đầu bình thường
hóa quan hệ ngoại giao với các tổ chức thế giới, đồng thời là thời điểm Việt Nam bắt
đầu nhận viện trợ ODA.
Năm 2009, theo báo cáo của OECD, trong số 163 quốc gia tiếp nhận vốn ODA,
Việt Nam xếp thứ 3 về mức độ vay vốn nhiều nhất. Tính đến 25/7/2018, Việt Nam đã
2


tiếp nhận 80 tỷ USD vốn ODA sau 25 năm. Trong tổng số 80 tỷ USD, 7 tỷ USD là
viện trợ không hoàn lại, trên 70 tỷ USD là vốn vay với lãi suất dưới 2%, và 1,62 tỷ


USD vốn vay kém ưu đãi nhưng lãi suất vẫn thấp hơn vốn vay thương mại. Kết quả
trên thể hiện nỗ lực và sự chủ động của Việt Nam trong việc tìm kiếm, tranh thủ
nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước.
Vậy, ODA đã đem lại những hiệu quả gì cho nền kinh tế Việt Nam? Để lượng vốn
này liên tục tăng cao theo các năm?
Huy động vốn đi liền với việc sử dụng. ODA là “con dao hai lưỡi”, là “bẫy vốn”
theo quan điểm của các nhà kinh tế học. Nhìn vào thực trạng sử dụng vốn ODA hiện
nay ở Việt Nam. Không còn xa lạ với các bản tin khi liên tục đặt dấu hỏi về quá trình
đội vốn, đội giá, thời gian hoàn thành của Dự án Đường sắt trên cao Cát Linh Hà
Đông - dự án tiếp nhận nguồn vốn ODA chủ yếu từ Trung Quốc, bắt đầu khởi công
từ 2008. Hay dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai, dự án Metro thành phố Hồ Chí Minh,
dự án thoát nước nhằm cải tạo môi trường Hà Nội… đều được công bố đội vốn hàng
nghìn tỷ. Nhận thấy tất cả điểm chung của các dự án này đều nằm trong khu vực chi
đầu tư xây dựng cơ bản của chính phủ.
Một câu hỏi nữa được đặt ra cho nhóm nghiên cứu về vấn đề sử dụng, quản lý
hiệu quả vốn ODA của Việt Nam?
Nhìn vào vấn đề khủng hoảng nợ công Châu Âu, đặc biệt là việc vỡ nợ của Hy
Lạp. Khi một trong số những nguyên nhân dẫn tới nợ công của Hy Lạp đến từ việc
vay nợ nước ngoài nhiều nhưng không sử dụng hiệu quả. Việc gia nhập Eurozone
giúp cho Hy Lạp được tiếp cận với thị trường vốn quốc tế, nhưng chi tiêu quá nhiều,
đặc biệt cho cơ sở hạ tầng trong khi không quan tâm tới vấn đề trả nợ đã dẫn đến Hy
Lạp của ngày hôm nay.
Nhìn lại Việt Nam khi nguồn vốn ODA nhận về lớn, việc sử dụng còn nhiều bất
cập và quản lý kém hiệu quả đặc biệt cho chi đầu tư xây dựng cơ bản liệu có khiến
chúng ta đi vào vết xe đổ của Hy Lạp?
Tất cả các câu hỏi trên xuất phát từ thực tế đã thôi thúc nhóm nghiên cứu về đề
tài: “Thực trạng huy động và sử dụng vốn ODA cho chi đầu tư xây dựng cơ bản của
Việt Nam”. Thông qua đề tài, nhóm phân tích vai trò của nguồn vốn ODA đến sự
phát triển của nền kinh tế Việt Nam đồng thời cho thấy được thực trạng và nguyên
nhân sử dụng vốn ODA không hiệu quả cho chi đầu tư xây dựng cơ bản.

1.2. Tổng quan đề tài
Trong nghiên cứu “Impact of FDI, ODA and Migrant Remittances on Economic
Growth in Developing Countries: A Systems Approach” của N Driffield - 2013 đã
chỉ ra rằng, nguồn vốn ODA có tác động tới sự phát triển của nền kinh tế các quốc
gia đang phát triển.
Nghiên cứu “Vai trò của ODA đối với kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế ở các quốc
gia tiếp nhận” của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định, ở Việt Nam, hầu hết các
công trình xây dựng hạ tầng kinh tế lớn đều sử dụng nguồn vốn ODA để thực hiện
như các dự án đầu tư, cải thiện đường Quốc lộ.
3


Những năm gần đây, cũng đã có nhiều bài nghiên cứu về vấn đề huy động và sử
dụng vốn ODA, phải kể đến như:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Báo cáo đánh giá hợp tác phát triển giữa Việt
Nam và các nhà tài trợ.
- Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2004), Kinh nghiệm sử dụng ODA của một
số nước và bài học rút ra đối với Việt Nam, Tạp chí Khoa học Thương mại.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Báo cáo về tình hình thu hút và sử dụng ODA
của Việt Nam trong thời gian qua.
Các nghiên cứu trước đó khẳng định ODA có vị trí quan trọng trong việc phát
triển kinh tế. Tuy đều chỉ ra được những tồn đọng trong việc sử dụng vốn ODA tại
Việt Nam, xong còn dàn trải, chưa tập trung vào đặc điểm chung của các công trình
sử dụng vốn ODA không hiệu quả đều nằm ở khoản mục chi cho đầu tư xây dựng cơ
bản của chính phủ.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu tìm hiểu được đều nêu quan điểm về các số liệu, dự
án cũ, chưa cập nhật được những thực trạng hiện tại đang diễn ra tại Việt Nam. Chủ
yếu chỉ có truyền thông, báo chí nói nhiều, chưa được hệ thống mạch lạc và bài bản.
Do vậy, đây cũng chính là những mục tiêu, động lực để nhóm tìm hiểu và nghiên
cứu.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhằm tìm hiểu về vai trò của vốn ODA đối với nền kinh tế Việt
Nam. Chứng minh ODA là nguồn vốn quan trọng tác động đến sự phát triển của Việt
Nam. Qua đó, nhóm quan tâm nghiên cứu tới thực trạng huy động vốn ODA của Việt
Nam trong giai đoạn từ năm 1993 cho đến nay, khi chính phủ nhận thức được tầm
quan trọng của nguồn vốn này cho phát triển kinh tế, đặc biệt là cho đầu tư cơ sở hạ
tầng.
Đồng thời nhóm cũng chỉ ra những mặt tiêu cực còn tồn tại trong việc sử dụng
nguồn vốn ODA huy động ở trên, chỉ ra thực trạng và nêu rõ nguyên nhân. Từ đó,
đưa ra những giải pháp khắc phục sát với thực tế nhất có thể.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Số vốn ODA Việt Nam huy động được và cơ cấu sử dụng
nguồn vốn này cho chi đầu tư xây dựng cơ bản.
Phạm vi nghiên cứu: Nguồn vốn ODA từ năm 1993 cho đến nay.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Bài làm của nhóm có tham khảo và nghiên cứu các tài liệu trên thư viện trực
tuyến, tìm được những khoảng trống và phân tích, tổng hợp thành bài viết. Bài
nghiên cứu kết hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng, trong đó sử dụng
4


nhiều nhất là phương pháp thu thập số liệu. Số liệu cho mô hình định lượng là số liệu
thứ cấp, được lấy từ World Bank và Tổng cục thống kê. Đồng thời sử dụng số liệu
thứ cấp khác làm dẫn chứng cho bài làm từ Bộ kế hoạch và đầu tư, các bài báo có
liên quan (đã được kiểm chứng).

Chương 2: Tổng quan về nguồn vốn ODA
2.1. Lý thuyết về Ngân sách Nhà nước
2.1.1. Khái niệm
Tại điều 1 Luật NSNN được Quốc hội khoá XI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ hai, ngày 16/12/2002 có định nghĩa: “Ngân sách
nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
2.1.2. Lý thuyết về Thu ngân sách nhà nước
2.1.2.1. Khái niệm
Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản
thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá
nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. (trích
Điều 2, Chương 1 – Luật Ngân sách Nhà Nước/2002/QH11)
2.1.2.2. Nội dung thu ngân sách nhà nước
a. Xét theo tác dụng của các khoản thu với quá trình cân đối ngân sách, thu ngân
sách nhà nước bao gồm các khoản:


Thu trong cân đối NSNN
5


Thuế, phí, lệ phí
Thu về bán và cho thuê các tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước
Thu về lợi tức cổ phần của Nhà nước
Các khoản thu khac theo luật định
Thu để bù đắp sự thiếu hụt của NSNN
Vay trong nước
Vay ngoài nước ( thực hiện thông qua các khoản viện trợ có hoàn lại
( trong đó ODA chiếm tỷ trọng khá lớn),...)









b. Xét theo nguồn hình thành các khoản thu



Nhóm nguồn thu từ hoạt động sản xuất – kinh doanh trong nước
Nguồn thu ngoài nước

2.1.2. Lý thuyết về chi ngân sách nhà nước
2.1.2.1. Khái niệm
Chi NSNN là quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN theo những nguyên tắc
nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước. Chi ngân sách nhà nước
bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo
đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các
khoản chi khác theo quy định của pháp luật. (trích Điều 2, Chương 1 – Luật Ngân
sách Nhà Nước/2002/QH11)
2.1.2.2. Nội dung chi ngân sách nhà nước
a. Theo chức năng, nhiệm vụ của nhà nước






Chi kiến thiết kinh tế
Chi văn hóa – xã hội

Chi quản lý hành chính
Chi an ninh – quốc phòng
Các khoản chi khác

b. Theo tính chất các khoản chi ngân sách nhà nước
Chi thường xuyên
Là những khoản chi không có trong khu vực đầu tư, chi thường xuyên
thường có tính chất ổn định, thường xuyên để tài trợ cho các hoạt động của
các cơ quan nhà nước nhằm duy trì “đời sống quốc gia”. Chi thường xuyên
gồm có:
+ Chi về chủ quyền quốc gia
+ Chi phí liên quan đến sự điều hành và duy trì hoạt động của các cơ quan
nhà nước để thực hiện những nhiệm vụ được giao phó
+ Chi phí cho sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động kinh doanh,
văn hóa, xã hội để cải thiện đời sống nhân dân.
• Chi đầu tư phát triển


6


Là tất cả các chi phí nhằm làm tang thêm tài sản quốc gia, hoặc chỉ cho
những lợi ích trong tương lai, bao gồm:
+ Chi mua sắm máy móc, thiết bị và dụng cụ
+ Chi xây dựng mới và tu bổ công sở, đường sá, kiến thiết đô thị
+ Chi cho việc thành lập các doanh nghiệp nhà nước, góp vốn vào các
công ty, góp vốn vào các đơn vị, tổ chức sản xuất kinh doanh
+ Các chi phí chuyển nhượng đầu tư
+ Những chi phí đầu tư liên quan đến sự tài trợ của nhà nước dưới hình
thức cho vay ưu đãi hoặc trợ cấp cho những pháp nhân kinh tế công hay tư để

thực hiện các nhiệm vụ đồng loại với các nghiệp vụ nêu trên, nhằm thực hiện
chính sách phân tích kinh tế của nhà nước.
• Các khoản chi khác
Bao gồm các khoản chi viện trợ, chi cho vay, chi trả nọ gốc tiền vay của
Chính phủ, chi bổ sung dự trữ nhà nước,...
2.2. Lý thuyết về ODA
2.2.1. Khái niệm
Khái niệm ODA được uỷ ban Viện trợ Phát triển (DAC - Development
Assistance Committee) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) chính
thức đề cập vào năm 1969
ODA (Official Development Assistance): Hỗ trợ phát triển chính thức hay Viện
trợ phát triển chính thức.
Trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau về ODA nhưng những quan điểm
ấy đều dẫn đến một bản chất chung: ODA được hiểu là các khoản viện trợ không
hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi của các Chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế (WB,
ADB…), các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, các tổ chức phi Chính Phủ
(NGO), các tổ chức liên Chính phủ dành cho các nước đang và chậm phát triển nhằm
hỗ trợ và thúc đẩy quốc gia đó phát triển kinh tế xã hội.
Tỏng kết lại, Nguồn vốn ODA là nguồn vốn tài chính do các cơ quan chính
thức ( chính quyền nhà nước hay địa phương) của một nhà nước hoặc một tổ
chức quốc tế viện trợ cho các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy phát triển kinh
tế và phúc lợi xã hội của các nước này. Đây là một hình thức chủ yếu và chính
thức để tài trợ cho các Chính phủ (chủ yếu là các nước đang phát triển ) hiện nay
nó trở thành hoạt động tài chính quốc tế quan trọng nhất của các Chính phủ.
Nghị định 87-CP của chính phủ Việt Nam quy định về nguồn vốn ODA là sự hợp
tác phát triển giữa nước CHXHCN VIệt Nam với một hay nhiều Quốc gia, tổ chức
Quốc tế. Hình thức của sự hợp tác này có thể là hỗ trợ cán cân thanh toán, hỗ trợ theo
chương trình, hỗ trợ theo kỹ thuật hoặc theo dự án.
2.2.2. Đặc điểm
7



Như đã nêu trong khái niệm, ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ
có hoàn hoăc tín dụng ưu đãi. Do vậy, ODA có những đặc điểm chủ yếu sau
(1) ODA là nguồn vốn có nhiều ưu đãi.
Trong ODA có một phần là viện trợ không hoàn lại và một phần là vốn vay.
Nhưng đối với khoản vốn vay này lại được hưởng các ưu đãi cũng rất lớn như ưu đãi
về lãi suất, thời gian cho vay, thời gian ân hạn…Và để được xếp vào ODA, một
khoản vay phải có tối thiểu 25% là viện trợ không hoàn lại.
Lãi suất ưu đãi: Các khoản vay ODA thường có mức lãi suất rất thấp. Mức lãi
suất tùy thuộc vào từng nhà tài trợ, từng nước nhưng thường các khoản vay ODA có
mức lãi suất dưới 3%/năm.
Thời gian cho vay dài: Gắn với mức lãi suất tín dụng thấp, các khoản vay ODA
có thời gian vay dài, như các khoản vay của Ngân hàng thế giới (WB) là 40 năm,
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là 32 năm …
Thời gian ân hạn dài: Đối với ODA, thời gian từ khi vay đến khi phải trả vốn gốc
đầu tiên tương đối dài, thông thường dao động từ 7 đến 10 năm tùy từng khoản vay.
Ngoài ra, nguồn vốn ODA còn có một số ưu đãi khác như: có thể giãn nợ, giảm
nợ và đặc biệt ODA khác với các khoản vay khác là không cần phải thực hiện các
khoản thế chấp. Đây là những ưu đãi dành cho nước vay. Tính ưu đãi của ODA còn
được thể hiện ở chỗ nó chỉ dành riêng cho các nước đang và chậm phát triển, vì mục
tiêu phát triển.
(2) Vốn ODA thường đi kèm với các điều kiện ràng buộc
ODA luôn bị ràng buộc trực tiếp hay gián tiếp. Những điều kiện ràng buộc này có
thể là ràng buộc một phần, cũng có thể là ràng buộc toàn bộ về kinh tế, xã hội và
thậm trí cả ràng buộc về chính trị. Thông thường, các ràng buộc kèm theo thường là
điều kiện về mua sắm, cung cấp thiết bị, hàng hóa dịch vụ, thuê các chuyên gia tư
vấn của nước tài trợ đối với nước nhận tài trợ.
(3) ODA là nguồn vốn có khả năng để lại gánh nặng nợ
Khi tiếp nhận và sử dụng vốn ODA, do tính chất ưu đãi nên gánh nặng nợ nần

chỉ xuất hiện sau một thời gian dài. Một số nước do không sử dụng hiệu quả ODA có
thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời nhưng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần
do không có khả năng trả nợ. Vì vậy, trong khi hoạch định chính sách sử dụng ODA
phải phối hợp sử dụng với các nguồn vốn khác nhằm tăng cường khả năng trả nợ,
đồng thời vẫn đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội.
2.2.3. Phân loại
a. Căn cứ vào tính chất tài trợ

8


Viện trợ không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA mà nước tiếp nhận
vốn không có nghĩa vụ hoàn trả lại cho nhà tài trợ .
• Tài trợ có hoàn lại: là các khoản cho vay ưu đãi với các điều kiện ưu
đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, đảm bảo “yếu tố không
hoàn lại” lớn hơn 25%.
• Tài trợ hỗn hợp: gồm một phần viện trợ không hoàn lại và một phần
cho vay (có thể là ưu đãi hoặc không ưu đãi ), nhưng tổng các thành tố ưu đãi
phải trên 25 %.


b. Căn cứ vào mục đích sử dụng
Hỗ trợ cơ bản: là các khoản ODA dành cho việc thực hiện nhiệm vụ
chính của các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã
hội và bảo vệ môi trường, thường là các khoản vay ưu đãi.
• Hỗ trợ kĩ thuật: là khoản tài trợ dành cho chuyển giao tri thức, chuyển
giao công nghệ, phát triển thể chế, nghiên cứu đầu tư vào các chương trình, dự
án, phát triển nguồn nhân lực…Thường là các các khoản viện trợ không hoàn
lại.



c. Căn cứ vào các điều kiện để được nhận tài trợ
ODA không ràng buộc: nước tiếp nhận vốn không phải chịu bất cứ
ràng buộc nào của nhà tài trợ.
• ODA có ràng buộc: nước tiếp nhận vốn phải chịu một số ràng buộc nào
đó như ràng buộc nguồn sử dụng hoặc ràng buộc mục đích sử dụng…
• ODA hỗn hợp: một phần có những ràng buộc, một phần không có ràng
buộc nào.


d. Căn cứ vào hình thực hiện các khoản tài trợ
ODA hỗ trợ dự án: là hình thức chủ yếu của ODA, nghĩa là ODA sẽ
được xác định cho các dự án cụ thể. Có thể là hỗ trợ cơ bản, hỗ trợ kỹ thuật,
viện trợ không hoàn lại hay cho vay ưu đãi.
• ODA hỗ trợ chi dự án: không gắn với các dự án đầu tư cụ thể như: hỗ
trợ cán cân thanh toán, hỗ trợ trả nợ…
• ODA hỗ trợ chương trình: là khoản ODA dành cho một mục đích tổng
quát nào đó, trong một khoảng thời gian xác định. Thường là gắn liền với
nhiều dự án chi tiết cụ thể trong một chương trình tổng thể.


e. Căn cứ vào người cung cấp tài trợ
ODA song phương: là ODA của một Chính phủ tài trợ trực tiếp cho
một chính phủ khác.
• ODA đa phương: là ODA của nhiều Chính phủ cùng đồng thời tài trợ
cho một Chính phủ. Thường có ODA đa phương toàn cầu và ODA đa phương
khu vực.


9



ODA của các tổ chức phi chính phủ (NGO) như Hội chữ thập đỏ quốc
tế, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Tổ chức hòa bình xanh…


.

Chương 3: Thực trạng huy động vốn ODA tại Việt Nam
cho chi đầu tư xây dựng cơ bản
3.1. Thực trạng huy động vốn ODA tại Việt Nam
Theo số liệu thống kê tháng 7 năm 2018, 25 năm, Việt Nam tiếp nhận 80 tỷ USD
vốn ODA, trong đó, 7 tỷ USD là viện trợ không hoàn lại, trên 70 tỷ USD là vốn vay
với lãi suất dưới 2%, và 1,62 tỷ USD vốn vay kém ưu đãi nhưng lãi suất vẫn thấp
hơn vốn vay thương mại. Kết quả trên thể hiện nỗ lực và sự chủ động của Việt Nam
trong việc tìm kiếm, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước.
3.1.1. Tổng quan về các nguồn tài trợ vốn ODA cho Việt Nam
Trên thế giới hiện nay có 4 nguồn cung cấp ODA chủ yếu là: Các nước thành
viên DAC, Liên Xô cũ và các nước Đông Âu, Một số nước Arap và một số nước phát
triển. Trong các nguồn này thì ODA thì các nước thành viên DAC là lớn nhất. Bên
cạnh ODA từ các quốc gia thì ODA từ các tổ chức viện trợ đa phương cũng chiếm
một khối lượng lớn trong đó: Các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, Liên minh
châu Âu, Các tổ chức phi chính phủ (NGO) và các tổ chức tài chính quốc tế (WB,
ADB, IMF...)
Tại Việt Nam, trước năm 1993 nguồn tài trợ chủ yếu ở Việt Nam là Liên bang
Nga và các nước Đông Âu nhưng kể từ khi bình thường hóa lại quan hệ ngoại giao
với các cộng đồng, tổ chức Quốc tế thì tới nay có trên 45 tổ chức tài trợ chính thức
đang hoạt động với khoảng trên 1500 dự án ODA và trên 350 tổ chức phi chính phủ
tài trợ cho Việt Nam.
Mặc dù tình hình phát triển kinh tế của nhiều nước tài trợ có nhiều khó khăn,

nguồn vốn ODA có tăng nhưng tăng chậm trong khi đó giai đoạn phát triển nhu cầu
10


nguồn vốn tăng mạnh song nhờ chủ trương đúng đắn về phát triển kinh tế xã hội tăng
cường mở rộng hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập kinh tế thế giới và khu vực của
Đảng và Nhà nước, cộng đồng tài trợ quốc tế đã cam kết mạnh mẽ cung cấp nguồn
vốn ODA cho Việt Nam.
Hiện nay, các nhà tài trợ song phương của Việt Nam (Các khoản viện trợ trực tiếp
từ các nước bên ngoài đến Việt Nam thông qua hiệp định ký kết giữa hai chính phủ)
có thể kể đến như: Ai-xơ-len, Anh, Áo, Ba Lan, Bỉ, Canada, Cô oét, Đan Mạch, Đức,
Hà Lan, Hàn Quốc, Hungari, I-ta-lia, Lúc-xem-bua, Mỹ, Na-uy, Nhật Bản, Niu-dilân, Ôt-xtray-lia, Phần Lan, Séc, Tây Ban Nha, thái Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Trung
Quốc, Xin-ga-po…
Các nhà tài trợ đa phương (Viện trợ phát triển chính thức của một tổ chức quốc
tế, hay tổ chức khu vực hoặc của chính một nước dành cho Chính phủ Việt Nam,
nhưng có thể thực hiện thông qua các tổ chức đa phương như UNDP – Chương trình
phát triển Liên Hợp Quốc) có thể kể đến:
Nhóm Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng phát triển
Châu Á(ADB), Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu(NIB), Quỹ phát triển Bắc
Âu(NDF), Quỹ phát triển quốc tế của các nước khu vực xuất khẩu dầu mỏ
OPEC, Quỹ Kuwait
• Các tổ chức quốc tế và liên chính phủ: Ủy ban châu Âu (EC). Cao ủy
Liên hợp quốc về người tỵ nạ (UNHCR), Quỹ Dân số của Liên hợp quốc
(UNFPA), Chương trình phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO)



Một số nhà tài trợ tiêu biểu

11



Nhật Bản, Ngân hàng thế giới và Ngân hàng phát triển Châu Á là 3 nhà tài trợ
lớn nhất cho Việt Nam, cụ thể là:
Nhật Bản: nước cung cấp viện trợ phát triển lớn nhất cho Việt Nam,
chiếm 30% tổng cam kết viện trợ. Hiện nay, viện trợ của Nhật Bản dành cho
các nước có phần giảm sút do nền kinh tế Nhật Bản khó khăn kéo dài tuy
nhiên Việt nam vẫn là nước ưu tiên nhận viện trợ của Nhật Bản. Đặc biệt với
nguồn viện trợ không hoàn lại, góp phần rất nhiều cho các dự án tại Việt Nam
như : Viện trợ không hoàn lại chung, Hợp tác kỹ thuật dự án, Nghiên cứu phát
triển, Cung cấp trang thiết bị, Viện trợ phí dự án… với tổng trị giá khoảng hơn
1.4 tỷ USD. Đối với Tín dụng ưu đãi, hai Chính phủ đã ký 106 hiệp định vay
tín dụng của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản. tổng số tín dụng, bao gồm
cả tín dụng ưu đãi thường niên và tín dụng đặc biệt đồng Yên, tín dụng
Miyazawa mà phía Nhật Bản cam kết cho vay đã lên đến 1318.6 tỷ Yên
(tương đương 12 tỷ USD).
• Ngân hàng thế giới (WB) : Sau khi nối lại quan hệ với Việt Nam từ
tháng 10 năm 1993 thì số dự án vốn vay đã lên tới gần 40 với tổng trị giá
3850.6 triệu USD. Mặc dù tỷ lệ giải ngân còn thấp so với khu vực. Ngân hàng
thế giới đã xây dựng chiến lược hỗ trợ quốc gia cho Việt Nam, với sự kết hợp
chặt chẽ giữa các cơ quan chính phủ và cộng đồng tài trợ năm xây dựng
chương trình hỗ trợ phù hợp với chiến lược phát triển.
• Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): Từ tháng 10/1993 ADB đã cung
cấp cho Việt Nam khoảng 50 khoản vay với tổng số vốn 9.88 tỷ USD và các
khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 80 triệu USD thực hiện hơn dự án hỗ trợ
kỹ thuật. Ngoài ra các khoản vay cho khu vực tư nhân trị gía 30 triệu USD,các
khoản vay ưu đãi từ Quỹ phát triển Châu Á có thời hạn 40 năm trong đó có 10
năm ân hạn, không lãi suất, chi phí quản lý 1%/năm



3.1.2. Tổng quan quá trình huy động vốn ODA ở Việt Nam qua các giai đoạn
3.1.2.1. Giai đoạn 1993-2000
Năm 1993 là năm đánh dấu sự trở lại của các nhà tài trợ song phương và đa
phương sau một thời gian ngừng cung cấp các chương trình, dự án viện trợ. Việc nối
lại các mối quan hệ tài trợ, cấp vốn mỗi năm cộng đồng các nước tài trợ cam kết
cung cấp cho nước ta hơn 2 tỷ USD. Nguồn vốn ODA đóng vai trò quan trọng, góp
phần giúp Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và cải thiện
đời sống nhân dân.
Việt Nam phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác phát triển với 25 nhà tài trợ song
phương, 19 đối tác đa phương và hơn 350 tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (NGO).
Từ năm 1993 tới nay Việt Nam đã hợp tác đổ chức thành công 9 Hội nghị nhóm tư
12


vấn các nhà tài trợ(Hội nghị CG) và được cam kết hỗ trợ nguồn vốn ODA với tổng
giá trị 19.94 tỷ USD.
Giai đoạn 1993-2002, Việt Nam đã kí kết các điều ước quốc tế về ODA với tổng
giá trị 16.6 tỷ USD, trong đó 13.29 tỷ là vốn vay và 3.32 tỷ USD là viện trợ không
hoàn lại.
Bảng 1: Thực trạng huy động vốn của Việt Nam giai đoạn 1993-2000
Đơn vị: Tỷ USD

Năm

Vốn

cam

kết


Vốn
ngân

giải

Tỷ lệ giải
Tốc độ giải
ngân
ngân

1993

1.81

0.41

22.65%

1994

1.94

0.72

37.11%

75.6%

1995


2.26

0.74

32.74%

2.77%

1996

2.43

0.90

37.03%

21.62%

1997

2.40

1.00

41.67%

11.11%

1998


2.20

1.24

56.36%

24%

1999

2.10

1.35

64.25%

8.87%

2000

2.40

1.65

68.75%

22.22%

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
3.1.2.2. Giai đoạn 2001-2005

Ở giai đoạn này, Trong các Chính phủ tài trợ ODA, Nhật Bản, Cộng hòa Pháp và
Liên bang Nga là nhiều nhất đặc biệt là Nhật Bản. Riêng Liên bang Nga do khoản nợ
tồn đọng, thời gian này chủ yếu là trả nợ trong khi tài trợ mới rất ít nên dư nợ giảm
dần. Trong các tổ chức quốc tế thì IDA và ADB cho Việt nam vay ODA nhiều nhất.
Vì vậy hơn 80% nguồn vay nợ ODA chỉ phải chịu mức lãi suất dưới 3 %/ năm.
Bảng 2: Thực trạng huy động vốn ODA giai đoạn 2001-2005
Đơn vị: Tỷ USD
Năm

Vốn cam

Vốn giải
13

Tỷ lệ giải


kết

ngân

ngân

2001

2.4

1.5

62.5%


2002

2.5

1.53

61.2%

2003

2.83

1.42

50.2%

2004

3.44

1.65

48%

2005

3.44

1.853


53.9%

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Tính trong khoảng 2001-2004, tổng giá trị các điều ước quốc tế về ODA đã được
ký kết đạt 8.781 triệu USD trong đó 7.385 triệu USD vốn vay và 1.396 triệu USD
viện trợ không hoàn lại, chiếm 78% tổng nguồn vốn ODA trong cùng giai đoạn
3.1.2.3. Giai đoạn 2006-2009
Các nhà tài trợ có khả năng ký các hiệp định lớn vẫn là các đối tác truyền thống
như WB, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và Nhật Bản, chiếm khoảng 70-80%.
Bảng 3: Thực trạng huy động vốn ODA giai đoạn 2006-2009
Đơn vị: Tỷ USD
Năm

Cam kết

Giải ngân

Tỷ lệ giải ngân

Tốc độ giải ngân

2006

3.75

1.8

48%


9.01%

2007

4.5

2

44.44%

20%

2008

5.426

2.2

40.55%

20.58%

2009

5.914

3

50.7%


9%

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
3.1.2.4. Giai đoạn 2010- 2016
Tỷ lệ vốn vay trong tổng vốn ODA có xu hướng tăng từ 80% (1993 - 2000) lên
81% (2001 - 2005), 93% (2006 - 2010) và hiện ở mức 96% (2011 - 2014). Trong thời
gian gần đây, đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp
vào năm 2010, chi phí vốn vay có xu hướng tăng, vốn đầu tư không hoàn lại có xu
hướng giảm. Chia sẻ về thực trạng quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài
giai đoạn 2011- 2016, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu cho biết,
tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết theo các điều ước quốc tế là 33,85 tỷ USD,
14


cao hơn 57% so với thời kỳ 2006 - 2010. Trong đó, vốn ODA và vốn vay ưu đãi đạt
32,51 tỷ USD, chiếm khoảng 96%, còn lại là vốn viện trợ không hoàn lại khoảng
1,346 tỷ USD.
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tại một hội thảo về quản lý và sử dụng vốn vay
nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2016 cũng cho thấy, năng lực hấp thu
nguồn vốn ODA còn kém, chưa đáp ứng được nhu cầu. Nhiều chương trình và dự án
chậm tiến độ, nhiều trường hợp phải xin gia hạn. Việc lồng ghép các chương trình và
dự án của Chính phủ trên địa bàn với các chương trình và dự án ODA, nhiều khi có
sự trùng lặp dẫn đến hạn chế nguồn vốn vay ODA.
3.1.2.5. Giai đoạn 2017 – 2018
Theo số liệu thống kê, tính đến 31/5/2017, chỉ riêng thành phố Hà Nội đã thu hút
và triển khai 104 dự án ODA với giá trị tài trợ cam kết khoảng 5.063,36 triệu USD.
Trong đó, giá trị đã ký kết là 3.143,37 triệu USD, đã giải ngân 1.167,39 triệu
USD, đạt 37,14% giá trị ký kết. Giá trị ký kết ODA không hoàn lại là 261,93 triệu
USD, chiếm 8,33% trong tổng số vốn đã ký; ODA vốn vay và vốn vay ưu đãi:
2.881,44 triệu USD, chiếm 91,67%.

Tuy nhiên theo báo cáo từ Bộ kế hoạch và đầu tư, vốn ODA cuối quý 2/2017
giảm xuống 2.1 tỷ USD, (chưa bằng ½ so với mức giải ngân kỉ lục 5.1 tỷ USD giai
đoạn 2013-2014 ) , đây là minh chứng cho tốc độ giải ngân nguồn vốn này đang
giảm. Trong khi nước ta bước sang giai đoạn “thu nhập trung bình” đồng thời
Worldbank sẽ ngừng cung cấp viện trợ từ nguồn IDA (nguồn vốn ODA ưu đãi nhất
của Wb) cho Việt Nam vào 1/7/2017 và ADB cũng không tài trợ Việt Nam bằng
nguồn ODA ưu đãi nhất là ADF. Các nhà tài trợ song phương khác như Hàn Quốc,
Nhật Bản cũng giảm dần mức ưu đãi đối với Việt Nam.
Báo cáo mới nhất về tình hình thực hiện công tác quản lý nợ công 6 tháng đầu
năm 2018 của Bộ Tài chính cho thấy, trong nửa đầu năm 2018, Việt Nam đã ký kết 4
hiệp định với vay với tổng trị giá 193,2 triệu USD. Ước tính giải ngân nguồn vốn vay
ODA, vay ưu đãi bằng 21% kế hoạch và thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân, theo Bộ Tài chính, là do một số lý do như phân khai kế hoạch
chậm, các cơ quan trong nước cũng thận trọng hơn trong việc đề xuất, chủ trương
đầu tư do mức độ ưu đãi của nguồn vốn nước ngoài tiếp tục giảm.
3.1.3. Huy động ODA cho đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB) là hoạt động đầu tư nhằm tạo ra các công
trình xây dựng theo mục đích của người đầu tư, là lĩnh vực sản xuất vật chất tạo ra
các tài sản cố định (TSCĐ) và tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội. ĐTXDCB là
một hoạt động kinh tế. ĐTXDCB của nhà nước có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong những năm
15


qua nhà nước đã giành hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm cho ĐTXDCB. ĐTXDCB
của nhà nước chiếm tỷ trọng lớn và giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động
ĐTXDCB của nền kinh tế ở Việt Nam. ĐTXDCB của nhà nước đã tạo ra nhiều công
trình, nhà máy, đường giao thông, … quan trọng, đưa lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội
thiết thực.
Vốn cho phát triển đầu tư xây dựng cơ bản từ nhiều nguồn, một phần không thể

thiếu là Vốn vay nợ, viện trợ từ bên ngoài của Chính phủ thông qua kênh hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA). Trên thực tế, một phần vốn này sẽ đưa vào ngân sách đầu tư,
còn phần ODA cho các doanh nghiệp vay lại thì đưa vào nguồn tín dụng đầu tư phát
triển của nhà nước.
Có nhiều dự án đầu tư quy mô lớn có mức giải ngân cao.Trong đó, ở lĩnh vực xây
dựng phải kể đến như:
Dự án Xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (Nhật Bản và WB), dự
án Xây dựng đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai (ADB), dự án Xây dựng tuyến đường
sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành - Suối Tiên (Nhật Bản), dự án Kết nối
khu vực trung tâm đồng bằng Mê Kông (ADB), dự án Đường cao tốc TP. Hồ Chí
Minh - Long Thành - Dầu Giây (ADB và Nhật Bản)...
Đối với ngành xây dựng, đây là ngành tiếp nhận vốn ODA nhiều nhất. Chỉ riêng
trong thời kỳ 1990-2013, ngành xây dựng đã hoàn thành và đang thực hiện 132 dự án
với tổng vốn ODA hơn 17 tỷ USD, trong đó đã hoàn thành 83 dự án với vốn ODA
đạt 5 tỷ USD và đang thực hiện 49 dự án với số vốn ODA khoảng 12 tỷ USD. Các
chương trình, dự án ODA trong lĩnh vực này đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng và hoàn
thiện hệ thống giao thông quốc gia cũng như giao thông vùng và tại các tỉnh, thành.
Tính riêng khoảng 2001-2005, về năng lượng, có 9 dự án với tổng vốn ODA dự kiến
trên 1,2 tỷ USD trong đó lớn nhất là dự án thuỷ điện Đại Thi ở Tuyên Quang(360
triệu ), nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả(272 triệu), nhà máy thuỷ điện thượng Kon
tum(100triệu USD). Trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ có 33 dự án với trên
1,8 tỷ USD. Về cầu có 7 dự án với trên 150 triệu USD, lớn nhất là dự án cải tạo cầu
Long Biên ( 72 triệu USD). Về đường biển có 10 dự án với số vốn 600 triệu USD lớn
nhất là xây dựng cảng tổng hợp Thị Vải( 170 triệu USD). Đường sông có 4 dự án với
hơn 450 triệu USD lớn nhất là cải tạo giao thông thuỷ, kè chỉnh trị Sông Hồng khu
vực Hà Nội (255triệu USD). Đường sắt có 5 dự án với khoảng 1,4 tỷ USD trong đó
riêng riêng xây dượng 2 tuyến đường sắt trên cao Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội với
tổng số vốn 1,13 tỷ USD. Cấp nước và vệ sinh đô thị có 50 dự án với trên 1 tỷ USD.
Chỉ riêng Nhật Bản năm 2009 đã đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam
đạt 110.20 tỷ Yên, năm 2010 con số này là 76,50tỷ Yên, có giảm nhưng vẫn chiếm

tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn ODA mà Nhật Bản dành cho Việt Nam (chiếm tới
78,89%).
16


Bảng 4: Tỷ trọng vốn ODA Nhật Bản đầu tư cho phát triển hạ tầng trong
tổng vốn ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam giai đoạn 2005-2010
Đơn vị:

Tại họp báo thường niên Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản vào tháng 5/2018,
trưởng ban đại diện JICA thông báo trong năm 2017 đã có 3 hiệp định kí kết giữa
Việt Nam và JICA với tổng số vốn vay ODA là 61.8 tỷ Yên. Tổng giá trị vốn vay
JICA giải ngân cho Việt Nam lên đến 105.4 tỷ Yên trong đó giá trị ròng (trừ đi
khoảng Việt Nam trả nợ là) là 53.9 tỷ Yên. JICA đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng, hoàn
thiện các dự án cơ sở vật chất hạ tầng, cũng như đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao.
3.2. Tác động của nguồn vốn ODA huy động được tới phát triển kinh tế
Xây dựng mô hình định lượng tác động của nguồn vốn ODA đến tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam
3.2.1. Lựa chọn biến giải thích
- Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Thực tế rằng số tiền giải ngân vốn ODA đóng góp vào việc tạo ra tăng trưởng
kinh tế, các nghiên cứu bỏ qua các khái niệm về số lượng cam kết ODA cho Việt
Nam. Mặc dù số lượng cam kết ODA cũng có thể ảnh hưởng đến hành vi của các hộ
gia đình và các công ty thông qua một cách gián tiếp đó là kỳ vọng, nghiên cứu này
chỉ bao gồm các nguồn vốn ODA giải ngân để thể hiện tính hiệu quả và tác động
thực tế của nó đối với tăng trưởng kinh tế.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
FDI chiếm 1 tỉ trọng đáng kể đối với tổng vốn đầu tư toàn xã hội của Việt Nam.
FDI gián tiếp làm tăng thêm phần tiết kiệm trong nước bởi tăng thu nhập của người

lao động sẽ khiến khoản tiết kiệm cá nhân tăng lên, bên cạnh đó một phần thu nhập
của nhà đầu tư nước ngoài lại dùng để tái đầu tư. Kết quả là thúc đẩy tăng trưởng đầu

17


tư trong nước. Với biến giải thích này cũng đưa vào xem xét số lượng giải ngân vốn
FDI.
3.2.2. Xây dựng mô hình lý thuyết
Mô hình lý thuyết sử dụng số liệu theo thời gian của tất cả các biến độc lập được
mô tả bên trên với tốc độ tăng trưởng GDP là biến phụ thuộc.
Như vậy, mô hình dùng để đánh giá các nhân tố tác động đến GDP của Việt Nam
như sau:
ln(GDP) = α0 + α1 ln(ODA) + α2 ln(FDI) + ut
Bảng 5: Mô tả các biến trong mô hình lý thuyết

Biến

Biến phụ thuộc
ln(GDP)

Các biến độc lập
ln(ODA)

ln(FDI)

18


3.2.3. Dữ liệu nghiên cứu

Mô hình phân tích dựa trên dữ liệu năm từ 2001 đến 2016 của Việt Nam. Số liệu
được thu thập từ các nguồn khác nhau của Việt Nam như Ngân hàng thế giới World
Bank và Tổng cục thống kê.
3.2.4. Kết quả mô hình

Bảng 6: Kết quả mô hình kinh tế lượng
Dependent Variable: LOG(GDP)
Method: Least Squares
Date: 11/16/18 Time: 22:28
Sample: 2001 2016
Included observations: 16
Variable
Coeff
Std.
ticient
Error
Statistic
C
2.372
3.5607
0.6661
103
66
78
LOG(ODA)
0.565
0.2611
2.1639
192
91

06
LOG(FDI)
0.476
0.1180
4.0366
387
15
58
R-squared
0.926
Mean
763
dependent var
Adjusted R-squared
0.915
S.D. dependent
495
var
S.E. of regression
0.186
Akaike info
090
criterion
Sum squared resid
0.450
Schwarz
183
criterion
Log likelihood
5.862

F-statistic
505
Durbin-Watson stat
0.819
Prob(F219
statistic)

Prob.
0.5169
0.0497
0.0014
25.22736
0.640151
-0.357813
-0.212953
82.25238
0.000000

Từ kết quả hồi quy cho thấy, với mức ý nghĩa 5% thì ODA (p_value=0.0497),
và FDI (p_value=0.0014) đều có ý nghĩa thống kê và dấu của các hệ số đều đúng
như kì vọng.
19


Cụ thể:



3.2.5.
a.


ODA tăng 1% thì GDP tăng trung bình 0.56%
FDI 1% thì GDP tăng trung bình 0.47%
Phân tích kết quả

ODA

Kết quả kiểm định chỉ ra sự gia tăng ODA làm GDP tăng. Kết quả này phù hợp
với các nghiên cứu về tác động của ODA tới GDP. Vì các ưu đãi cho các nước tiếp
nhận, ODA cũng được gọi là viện trợ. Rõ ràng, ODA có mọi lợi ích mà một nguồn
viện trợ điển hình có thể cung cấp cho nước nhận viện trợ đặc biệt là các nước đang
phát triển như Việt Nam. Thứ nhất, vai trò chính của viện trợ nước ngoài trong việc
mô phỏng sự phát triển kinh tế là một bổ sung cho tài chính trong nước và do đó tăng
cường đầu tư và vốn chứng khoán. Cụ thể là, viện trợ có thể đóng góp vào tăng
trưởng kinh tế thông qua nhiều cách như tăng đầu tư vào vốn vật chất, nhân lực và
nâng cao năng lực để nhập khẩu hàng hóa vốn hay công nghệ.
b.

FDI

Kết quả kiểm định chỉ ra FDI tăng làm GDP tăng, phù hợp với kỳ vọng dấu đã
nêu ra. Một yếu tố khác của các nguồn tài chính bên ngoài là đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI). Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế cũng là một lĩnh vực thú vị
để nghiên cứu. FDI được coi là nguồn chính của tăng trưởng kinh tế cho các nước
kém phát triển và đang phát triển. FDI cung cấp một lượng lớn vốn cho nước tiếp
nhận để tăng cường nền kinh tế đặc biệt là đối với những nước có hạn chế về nguồn
vốn trong nước. Bên cạnh việc tài trợ vốn trực tiếp, FDI có thể ảnh hưởng đến tăng
trưởng kinh tế quốc gia của nước tiếp nhận thông qua một số kênh như đầu vào sản
xuất, công nghệ và kiến thức.Công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam dưới dạng
FDI cũng đi kèm với các công nghệ mới nhất, máy móc và thậm chí các chuyên gia

của họ. Doanh nghiệp Việt Nam và các kỹ sư có thể tận dụng những công nghệ đó và
tiếp thu kiến thức từ các chuyên gia nước ngoài. Cụ thể, chuyển giao công nghệ trực
tiếp làm tăng năng suất thông qua nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực. Hơn nữa,
ảnh hưởng lớn mà vốn FDI nói chung và các công ty nước ngoài có thể tạo ra cho
các nước tiếp nhận là thông qua hiệu ứng lan tỏa.
3.2.6. Giải pháp và khuyến nghị để tăng thu hút nguồn vốn ODA
Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của các biến kinh tế vĩ mô
gồm ODA và FDI đối với GDP của Việt Nam. Từ những kết quả kiểm định và phân
tích ở trên, rút ra một số Giải pháp và khuyến nghị để tăng thu hút và tăng hiệu quả
sử dụng ODA :
(1) Tiếp tục thực hiện công cuộc “đổi mới” nhằm


Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh, công bằng và bền vững



Xóa đói, giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển



Hoàn thiện môi trường đầu tư và kinh doanh



Tăng tính minh bạch, trách nhiệm giải trình trong sử dụng nguồn lực công
20


• Thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế và giảm nhẹ các tác động xã hội từ bên

ngoài trong quá trình hội nhập


Củng cố nỗ lực chống tham nhũng của chính phủ

(2) Chính phủ và các nhà tài trợ sẽ phối hợp cùng nhau theo tinh thần quan hệ
đối tác nhằm đảm bảo có sự hiểu biết và trách nhiệm chung và nhằm tối đa hóa lợi
ích của ODA bao gồm
• Nâng cao chất lượng đối thoại giữa Chính phủ và các nhà tài trợ thông qua
việc thiết lập các cơ chế.

Công bố hệ thống các tiêu chí làm cơ sở vận động ODA cho các tỉnh và thành
phố nhằm đảm bảo tính minh bạch và công bằng.


Thúc đẩy sự tham gia của nhân dân trong quá trình vận động ODA ở cấp địa
phương.


Nâng cao năng lực điều phối các yếu tố đầu vào của nhà tài trợ thông qua sự
gắn kết hơn nữa với các kế hoạch của chính phủ và trao đổi thông tin.


Tạo điều kiện phối hợp giữa các nhà tài trợ có mối quan tâm chung để hợp lý
hóa và nâng cao hiệu quả hỗ trợ.


21



Chương 4: Thực trạng sử dụng vốn ODA cho chi đầu tư xây dựng cơ bản
4.1. Tổng quan về việc sử dụng vốn ODA tại Việt Nam
4.1.1. Quy tắc phân bổ nguồn vốn ODA
- Các khoản vay ODA theo luật mới chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển, không
dùng cho chi thường xuyên.
- Nguồn vốn ODA không hoàn lại được tập trung ưu tiên sử dụng cho các chương
trình và dự án thuộc các lĩnh vực:
Y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình ví dụ như: Dự án bệnh viện Chợ
Rẫy; Thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) chính phủ Nhật
Bản đã giúp Việt Nam xây dựng nhà máy sản xuất vắc xin sởi hiện đại nhất
Đông Nam Á (năm 2006) và chuyển giao thành công kỹ thuật sản xuất vắc xin
sởi cho Việt Nam (năm 2009).Hiện tại, hàng năm khoảng 2,5 triệu liều vắc xin
sởi được cung cấp cho Chương trình tiêm chủng mở rộng. Từ cuối tháng 5
năm 2013, dự án chuyển giao kỹ thuật sản xuất vắc xin kết hợp Sởi – Rubella
sẽ tiếp tục được thực hiện và đến năm 2018, vắc xin kết hợp Sởi – Rubella sẽ
được đưa ra thị trường.
• Giáo dục và đào tạo.
• Các vấn đề về xã hội (xóa đói, giảm nghèo, phát triển nông thôn và
miền núi, cấp nước sinh hoạt…), bảo vệ môi trường
• Nghiên cứu các chương trình, dự án phát triển
• Hỗ trợ ngân sách
• Hỗ trợ nghiên cứu khoa học và công nghệ:
• Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và một số lĩnh vực khác.


- Nguồn vốn ODA, cho vay ưu đãi được ưu tiên sử dụng cho các dự án chương
trình xây dựng hoặc cải tạo cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc các lĩnh vực Năng
lượng, GTVT, thông tin liên lạc, Thủy lợi, Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, Xã hội
(các công trình phúc lợi công cộng, y tế, giáo dục đào tạo, cấp thoát nước) và một số
lĩnh vực khác. Ví dụ như: Dự án cầu Nhật Tân với tổng vốn ODA là 304,5 triệu

USD, Phát triển Hạ tầng khu CN cao Hòa Lạc với tổng vốn ODA là 10,79 triệu USD.
4.1.2. Phân bổ nguồn vốn ODA theo ngành
Căn cứ vào nhu cầu vốn đầu tư và định hướng phát triển theo ngành, lĩnh vực và
vùng lãnh thổ đề ra trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chính
phủ Việt Nam đã đưa ra định hướng chiến lược, chính sách và những lĩnh vực ưu tiên
sử dụng vốn ODA cho từng thời kỳ.
Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thủy lợi,
lâm nghiệp, thủy sản kết hợp xóa đói, giảm nghèo).


22


Xây dựng hạ tầng kinh tế theo hướng hiện đại
Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (Y tế, giáo dục và đào tạo, dân số và
phát triển một số lĩnh vực khác)
• Bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên
• Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao
công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai.



Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo có các
chương trình và dự án ODA ký kết trong thời kỳ 1993-2017 đạt tổng trị giá khoảng
6.3 tỷ USD, trong đó có nhiều dự án quy mô lớn như Dự án giảm nghèo các tỉnh
vùng núi phía Bắc, Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn dựa vào cộng đồng, Dự
án phát triển sinh kế miền Trung, Chương trình cấp nước nông thôn, giao thông nông
thôn và điện khí hóa nông thôn,... đã góp phần hỗ trợ phát triển nông nghiệp và cải
thiện một bước quan trọng đời sống người dân các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng
bằng dân tộc thiểu số, nhất là trong việc tiếp cận tới các dịch vụ công trong các lĩnh

vực y tế, giáo dục.
Năng lượng và Công nghiệp là lĩnh vực sử dụng nguồn vốn ODA lớn với các dự
án đã đăng ký trong thời gian qua đạt trên 13 tỷ USD nhằm cải tạo, nâng cấp, phát
triển mới nhiều nhà máy nhiệt điện và thủy điện với công suất lớn cải tạo và phát
triển mạng truyền tải và phân phối điện quốc gia đáp ứng nhu cầu điện gia tăng hàng
năm cho sản xuất và đời sống ở các thành phố, thị trấn, thị xã, khu công nghiệp và
khu vực nông thôn trên cả nước. Đây là nguồn vốn lớn và có ý nghĩa trong bối cảnh
nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn hạn hẹp, khu vực tư nhân trong và ngoài nước
trong giai đoạn phát triển ban đầu còn chưa mặn mà với đầu tư phát triển nguồn và
lưới điện vì yêu cầu vốn lớn và thời gian thu hồi vốn chậm trong đó phải kể đến các
dự án như Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ II công suất 288 MW, nhà máy nhiệt điện Phả
Lại II công suất 600 MW, nhà máy thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi công suất 475
MW, nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I công suất 1090 MW, nhà máy nhiệt điện Ô Môn
công suất 600 MW, nhà máy thủy điện Đại Ninh công suất 360 MW…
Giao thông Vận tải và Bưu chính viễn thông là ngành tiếp nhận ODA lớn nhất
với tổng giá trị hiệp định ký kết đạt khoảng 18.6 tỷ USD thời kỳ 1993-2017. Nhờ
nguồn vốn này, Việt Nam đã khôi phục và bước đầu phát triển các hệ thống giao
thông đường bộ, đường sắt, đường không, đường biển và đường thủy nội địa như Hệ
thống đường bộ ở phía Bắc (Quốc lộ 5,10,18), Quốc lộ 1A, đường xuyên Á Thành
phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, hầm đường bộ đèo Hải Vân, cảng biển nước sâu Cái
Lân, cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), cảng Sài Gòn, nhà ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất,
các cầu lớn như cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ, cầu Thanh Trì, cầu Bãi Cháy, hệ thống
thông tin liên lạc ven biển, điện thoại nông thôn và internet cộng đồng… Đây là
những cơ sở hạ tầng kinh tế hết sức quan trọng để thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh
vực và địa phương, kể cả thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
23


Hầu hết các thành phố lớn, các thành phố trực thuộc tỉnh, các thị xã và một số thị
trấn đều có các hệ thống cấp nước, sinh hoạt được tài trợ bằng nguồn vốn ODA. Các

thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng,... hiện
đang triển khai thực hiện nhiều dự án ODA phát triển cơ sở hạ tầng đô thị quan
trọng, quy mô lớn như đường sắt nội đô, thoát nước và xử lý nước thải, chất thải
rắn,...
Y tế, giáo dục đào tạo, môi trường, khoa học kỹ thuật là những lĩnh vực ưu tiên
thu hút và sử dụng ODA trong thời gian qua với các chương trình, dự án đã ký đạt
tổng số vốn khoảng 6.4 tỷ USD.
Giáo dục đào tạo, ODA hỗ trợ cho việc thực hiện cải cách giáo dục ở tất cả các
cấp học (giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục đại học,
cao đẳng và dạy nghề), đào tạo giáo viên, tăng cường năng lượng công tác kế hoạch
và quản lý giáo dục, cung cấp học bổng đào tạo đại học và sau đại học ở nước ngoài,
cử cán bộ, công chức đào tạo và đào tạo lại tại nước ngoài về các lĩnh vực kinh tế,
khoa học, công nghệ và quản lý.
Trong lĩnh vực y tế, vốn ODA đã được sử dụng để tăng cường cơ sở vật chất và
kỹ thuật cho công tác khám và chữa bệnh (xây dựng bệnh viện và tăng cường trang
thiết bị y tế cho một số bệnh viện tuyến tỉnh và thành phố, các bệnh viện huyện và
các trạm y tế xã, xây dựng cơ sở sản xuất kháng sinh, trung tâm truyền máu quốc
gia,... tăng cường công tác kế hoạch hóa gia đình, phòng chống HIV/AIDS và bệnh
truyền nhiễm như lao, sốt rét đào tạo cán bộ y tế, hỗ trợ xây dựng chính sách và nâng
cao năng lực quản lý ngành.
Nhiều chương trình và dự án ODA hỗ trợ Việt Nam bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững như các chương trình trồng rừng và phủ xanh đất trống, đồi núi trọc,
các chương trình và dự án xây dựng và bảo vệ các khu sinh quyển, rừng quốc gia,
khu bảo tồn thiên nhiên,...
Ngoài ra, vốn ODA còn sử dụng để hỗ trợ cho ngân sách thông qua các khoản
vay và viện trợ không hoàn lại gắn với chính sách của WB, ADB, IMF và một số nhà
tài trợ song phương như hỗ trợ thực hiện các chính sách kinh tế trong lĩnh vực tài
chính tiền tệ, ngân hàng, phát triển khu vực tư nhân. cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà
nước,...
4.1.3. Phân bổ vốn ODA cho chi đầu tư xây dựng cơ bản

Nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn vốn nước ngoài, chính sách ưu tiên
đầu tư với các chương trình dự án bằng nguồn vốn ODA của Đảng và Nhà nước,
trong những năm qua việc phân bổ sử dụng vốn ngày càng được chú trọng hơn, trong
đó tập trung phần lớn vào việc khôi phục và phát triển cơ sở hạ tầng. Nguồn vốn
ODA giải ngân được đầu tư cho rất nhiều chương trình, dự án trải rộng khắp cả nước.
Ngày 01.10.2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 132/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ
24


sung một số điều của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 về quản lý và sử
dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ
nước ngoài, trong đó báo cáo nghiên cứu khả thi là tài liệu trình bày các nội dung
nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của chương trình, dự án sử
dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.
Những lĩnh vực được ưu tiên sử dụng vốn ODA vốn vay ưu đãi bao gồm: Kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó ưu tiên hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội (y tế, giáo
dục, giáo dục nghề nghiệp), phát triển đô thị thông minh, thủy lợi; nghiên cứu, xây
dựng chính sách, thể chế và cải cách; phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao tri thức
và phát triển công nghệ; giải quyết ô nhiễm và nâng cao chất lượng môi trường;
phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng trưởng
xanh; sử dụng làm nguồn vốn đầu tư của Nhà nước tham gia các dự án theo hình
thức đối tác công tư (PPP); lĩnh vực ưu tiên khác theo quyết định của Thủ tướng.
Thời gian xử lý đơn rút vốn ODA, vốn vay ưu đãi tại Bộ Tài chính là 4 ngày kể từ
khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
4.2. Thực trạng sử dụng vốn ODA tại Việt Nam
4.2.1. Hiệu quả tích cực khi sử dụng vốn ODA
- Vốn ODA đã bổ sung nguồn vốn vào ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển,
chiếm khoảng 11% vào tổng vốn đầu tư xã hội và khoảng 17% vào tổng vốn đầu tư
từ ngân sách nhà nước. Các dự án ODA sẽ mở rộng đầu tư phát triển, nâng cao chất
lượng cơ sở hạ tầng, từ đó thu hút đầu tư trực tiếp FDI. Các nhà đầu tư nước ngoài

khi quyết định đầu tư vào một quốc gia thì luôn quan tâm tới cơ hở hạ tầng, hệ thống
giao thông, phương tiện liên lạc. Do vậy, khi các yếu tố nêu trên phát triển, sẽ thu hút
được nhiều hơn lượng vốn FDI, phát triển kinh tế, hạ tầng.
- Giúp tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực:
Thông qua các dự án ODA, nước ta có thể nâng cao trình độ KHCN và trình độ nhân
lực của mình bằng những hoạt động quản lý, chuyển giao của các nhà tài trợ.
- Xóa đói giảm nghèo, các chỉ số xã hội đạt được nhiều tích cực: ODA góp phần
thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn. Số liệu điều tra cho thấy kết quả giảm
nghèo của cả nước và từng địa phương cơ bản đã đạt được mục tiêu đề ra. Bình quân
số hộ nghèo giảm 2% mỗi năm, các huyện nghèo, xã nghèo giảm bình quân 5%/năm.
Hiện nay VN vẫn được các đối tác đánh giá là sử dụng vốn ODA có hiệu quả bởi
hàng loạt các dự án thành công giúp triệu người thoát nghèo, giảm 50% hộ nghèo
trong thời gian từ 1990-2015. ODA giúp cải thiện đời sống nhân dân, đồng thời nâng
cao chỉ số về y tế, giáo dục, nâng cao chỉ số phát triển của con người VN.
Ví dụ như các dự án ODA trong lĩnh vực cấp nước đều đã hoàn thành, góp phần
nâng công suất nước sạch của Hà Nội từ 200.000m3/ngày đêm lên trên 500.000
m3/ngày đêm. Đưa tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt đạt trung bình khoảng 120 - 130
25


×