Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Nghiên cứu mối quan hệ thương mại giữa Việt nam và Liên minh Châu Âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.64 KB, 33 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

HUỲNH ĐÌNH TUÂN
MSHV: M4517014

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ
THƯƠNG MẠI GIỮA
VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU

CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
MÃ HỌC PHẦN: KT732
LỚP: QUẢN LÝ KINH TẾ K24

CẦN THƠ, 06/2018

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

HUỲNH ĐÌNH TUÂN
MSHV: M4517014

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ
THƯƠNG MẠI GIỮA
VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU
CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
MÃ HỌC PHẦN: KT732
LỚP: QUẢN LÝ KINH TẾ K24



CÁN BỘ GIẢNG DẠY
TS. PHAN ANH TÚ
CẦN THƠ, 06/2018

1


MỤC LỤC
TRANG
MỤC LỤC.........................................................................................................i
DANH SÁCH BIỂU BẢNG.............................................................................ii
DANH SÁCH HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ.................................................................ii
DANH MỤC VIẾT TẮT.................................................................................iv
PHẦN 1:GIỚI THIỆU......................................................................................1
1.1 Việt Nam đổi mới........................................................................................1
1.2 Việt Nam hội nhập......................................................................................1
PHẦN 2:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................3
2.1 Cơ sở lý luận...............................................................................................3
2.2 Mô hình nghiên cứu....................................................................................5
2.3 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................7
2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu..................................................................7
2.3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu.................................................................7
PHẦN 3:THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM - EU................9
3.1 Bối cảnh......................................................................................................9
3.2 Thị trường tiềm năng.................................................................................11
PHẦN 4:KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..........................................................13
4.1 Mô tả dữ liệu.............................................................................................13
4.2 Thảo luận kết quả......................................................................................14
PHẦN 5:KẾT LUẬN......................................................................................18

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................20
PHỤ LỤC.......................................................................................................21
1. Dữ liệu........................................................................................................21
2. Thống kê mô tả...........................................................................................21
3. Hồi quy lần 1..............................................................................................22
4. Hồi quy lần 2..............................................................................................24

1


DANH SÁCH BIỂU BẢNG
TRANG
Bảng 2.1: Giải thích mô hình............................................................................6
Bảng 3.1: Tỷ trọng xuất nhập khẩu của Việt Nam so với EU năm 2017.........12
Bảng 4.1: Mô tả dữ liệu sau khi khắc phục.....................................................13
Bảng 4.2: Kết quả hồi quy tác động đến thương mại quốc tế VN - EU...........14

2


DANH SÁCH HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
TRẢNG
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu...........................................................................5
Hình 3.1: Thương mại giữa Việt Nam và EU giai đoạn 2003-2017..................9
Hình 3.2: Tỷ lệ xuất nhập khẩu của Việt Nam và EU năm 2016.....................10

3


DANH MỤC VIẾT TẮT

EU
FDI
GDP
NK
OLS
XK

Liên minh Châu Âu (28 quốc gia)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tổng thu nhập quốc nội
Xuất khẩu
Phương pháp bình phương bé nhất
Xuất khẩu

4


PHẦN 1:
GIỚI THIỆU
1.1 Việt Nam đổi mới
Từ năm 1986 cho đến nay, chúng ta đã có nhiều chiến lược cải cách kinh
tế, và Đại hội VI của Đảng (12-1986) đánh dấu 1 bước ngoặc cơ bản và chiến
lược cho nên kinh tế Việt Nam với việc đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất
nước. Từ đó cho đến nay, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích
kệ trên nhiều phương diện vĩ mô như tăng trưởng kinh tế thông quá tổng sản
phẩm quốc nội (GDP), ổn định nềm kinh tế, tăng xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư
trực tiếp từ nước ngoài (FDI), xóa đói giảm nghèo.
Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn từ 19861990 là khoảng 4,4%/năm thì trong giai đoạn 2001-210 là 7,26%/năm và bình
quân khoảng 7%/năm cho cả giai đoạn sau đổi mới cho đến nay. Thu nhập
bình quân đầu người đạt khoảng 2.200 USD (tương đương 48,6 triệu

đồng/năm), trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình khá của thế giới.
Về FID, những năm đầu đổi mới (1986-1995), vốn FDI vào Việt Nam
chỉ khoảng vài trăm triệu USD. Sau khi bình thường quan hệ ngoại giao với
Mỹ và ra đời Luật Đầu tư, dòng vốn FDI bắt đầu vào Việt Nam ngày càng
nhiều hơn. Năm 2016, Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài 15,2 tỷ USD, trong
đó giải ngân lên đến 11 tỷ USD.
Với việc thu hút vốn FDI, tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa tăng trưởng
càng mạnh mẽ hơn. Nếu như năm 1990, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt 2,4
tỷ USD thì 2016, kim ngạch xuất khẩu tăng gần 74 lần (gần 176 tỷ USD).
Những thành công của nền kinh tế gắn liền với chính sách đối ngoại và
quá trình cải cách theo hướng mở hội nhập. Đáng chú ý là 1990, Việt Nam ký
hiệp định thương mại với Liên minh Châu Âu (EU), 1995 Việt Nam gia nhập
ASEAN, năm 2000 ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ và cuối
năm 2006 – đầu 2007 với sự kiện trọng đại, Việt Nam chính thức trở thành
thành viên của WTO.
1.2 Việt Nam hội nhập
Trong mối quan hệ thương mại quốc tế, Việt Nam đã có quan hệ thương
mại với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó khoảng 70 thị trường có
kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD. Một số đối tác lớn xuất khẩu của
Việt Nam là Mỹ, tiếp đến là Nhật Bản, Trung Hoa, Australia, Singapore, Đức,
Malaysia, Anh… Tuy nhiên, trong các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thì Châu
Âu vẫn luôn là đối tác quan trọng của Việt Nam.

1


Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, tính đến hết tháng 5/2017,
kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - EU tăng trưởng 16,2% so với cùng
kỳ năm 2016. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu (XK) từ Việt Nam sang EU tăng
4,2% và nhập khẩu (NK) tăng 14%. Đây là con số tăng trưởng ấn tượng, đặc

biệt trong bối cảnh thị trường EU đang gặp nhiều khó khăn bởi những biến
động chính trị trong thời gian qua.
Với 28 quốc gia thành viên, EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của
Việt Nam chiếm gần 75% kim ngạch xuất nhập khẩu với khu vực thị trường
châu Âu. Tuy nhiên, EU là một trong những thị trường có nhiều quy định kỹ
thuật khắt khe với mục đích bảo vệ tốt nhất sức khỏe con người, bảo vệ môi
trường, phát triển bền vững… Mặc dù hiện Việt Nam và EU ký với nhau Hiệp
định thương mại, nhưng nếu doanh nghiệp Việt Nam không đáp ứng tốt các
yêu cầu tiếp cận thị trường khi đã đạt được hiệp định thì sẽ rất bất lợi cho Việt
Nam.
Cụ thể, từ 1986 cho đến nay, 1990 đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao,
1997 Việt Nam tham gia hợp tác ASEAN – EU, 2012 ký hết Hiệp định Đối tác
và hợp tác toàn diện EU – Việt Nam (PCA) và gần đây nhất 12/2015 đã kết
thúc đàm phám Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và
đang gấp rút trong giai đoạn ký kết và phê chuẩn.
Và trong nghiên cứu này, tác giả quyết định tìm hiểu: “Nghiên cứu mối
quan hệ thương mại giữa Việt nam và Liên minh Châu Âu” để tìm kiếm
những cơ hội tiếp cận thị trường và giải quyết các thách thức cho các doanh
nghiệp, nhà đầu tư Việt Nam. Đó cũng chính là mục tiêu của bài viết này. Câu
hỏi đặt ra cho nghiên cứu này là những nhân tố nào thúc đẩy hay cản trở dòng
chảy thương mại giữa Việt Nam và EU?

2


PHẦN 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
Mô hình lực hấp dẫn hay còn gọi là mô hình trọng lực (Gravity model)
giải thích trao đổi thương mại song phương dựa trên ba biến giải thích là quy

mô của hai nền kinh tế và khoảng cách giữa chúng, được sử dụng lần đầu vào
năm 1962 (Nello, Susan S, 2009). Mô hình này được dùng phổ biến để đánh
giá tác động của các hiệp định đến các dòng chảy thương mại, giải thích nhu
cầu nhập khẩu song phương với một loạt các biến số khác nhau như thu nhập
của quốc gia nhập khẩu, của quốc gia xuất khẩu, thu nhập bình quân đầu
người của quốc gia nhập khẩu, của quốc gia xuất khẩu, khoảng cách giữa nhập
khẩu và xuất khẩu của một quốc gia và các biến số khác.
Mô hình lực hấp dẫn được Tinbergen (1962) và Poyhonen (1963) khởi
xướng và áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu thực nghiệm để lượng hóa tác
động thương mại của các mối liên kết khối kinh tế. Họ kết luận rằng xuất khẩu
bị ảnh hưởng một cách tích cực bởi thu nhập của các quốc gia và khoảng cách
có thể được dự kiến sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu. Mô hình lực hấp
dẫn của các dòng thương mại quốc tế đã được sử dụng rộng rãi như là một mô
hình cơ sở để tính toán tác động của một loạt các vấn đề chính sách liên quan
đến các nhóm thương mại khu vực, liên minh tiền tệ và sự bóp méo thương
mại khác nhau. Bergstrand (1985, 1989) cũng xác định các lý thuyết về
thương mại song phương trong một loạt các bài báo trong đó phương trình lực
hấp dẫn đã được kết hợp với các mô hình cạnh tranh độc quyền đơn giản.
Urata và Okabe (2007), Gulhot (2010) cũng sử dụng mô hình trọng lực
nghiên cứu tác động của các FTA trong khu vực Đông Á. Các biến được đưa
vào mô hình bao gồm GDP, thu nhập bình quân đầu người, khoảng cách địa lý
và một số biến giả nhằm đánh giá mức độ tạo lập và chệch hướng thương mại
của các FTA trong khu vực Đông Á cũng như đánh giá tác động của các yếu tố
riêng rẽ đến dòng thương mại của các nền kinh tế.
Áp dụng mô hình trọng lực đối với thương mại dịch vụ, Kimura và Lee
(2004) kết luận rằng khoảng cách giữa các quốc gia đối tác đóng vai trò quan
trọng đối với thương mại dịch vụ hơn thương mại hàng hóa nhưng không giải
thích được lý do dẫn đến điều này. Ngược lại Lennon (2006) lại cho rằng
khoảng cách đóng vai trò quan trọng hơn trong thương mại hàng hóa. Bên
cạnh đó, ông cũng phát hiện ra rằng việc chung ngôn ngữ và tham gia trong

cùng FTA có vai trò quan trọng hơn đối với thương mại dịch vụ.

3


Ở Việt Nam, đã có rất nhiều nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực để
đánh giá tác động của các FTA mà Việt Nam tham gia. Đỗ Trí Thái (2006)
phân tích thương mại giữa Việt Nam và 23 quốc gia châu Âu (EC23) thông
qua sử dụng mô hình trọng lực và dữ liệu bảng. Các biến được đưa vào mô
hình bao gồm GDP của Việt Nam và quốc gia đối tác, dân số, tỷ giá hối đoái,
khoảng cách địa lý và biến giả lịch sử. Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng
(2008) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của
Việt Nam với các quốc gia ASEAN+3. Mô hình được sử dụng trong nghiên
cứu bao gồm ba nhóm yếu tố ảnh hưởng đến luồng thương mại như nhóm yếu
tố ảnh hưởng đến cung (GDP và dân số của quốc gia xuất khẩu), nhóm yếu tố
ảnh hưởng đến cầu (GDP và dân số của quốc gia nhập khẩu) và nhóm yếu tố
hấp dẫn hay cản trở (khoảng cách địa lý).
Nguyễn Tiến Dũng (2011) sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá tác
động của khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) tới dòng
thương mại của Việt Nam. Nguyễn Anh Thư (2012) sử dụng mô hình trọng lực
đánh giá tác động của hội nhập kinh tế của Việt Nam theo Hiệp định thương
mại Tự do ASEAN (AFTA) và Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản
(VJEPA) tới thương mại Việt Nam. Các biến phụ thuộc được đưa vào mô hình
như GDP, khoảng cách giữa các quốc gia, thu nhập bình quân đầu người, tỷ
giá hối đoái thực và các biến giả VJEPA, AFTA, AKFTA.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu trước đây mới chủ yếu sử dụng mô hình
trọng lực cho thương mại hàng hóa và rất ít nghiên cứu áp dụng mô hình này
để phân tích các dòng chảy thương mại dịch vụ Việt Nam. Nguyễn Anh Thư
và cộng sự (2015) đã phân tích tác động của các hoạt động hội nhập này đến
luồng thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam. Kết quả mô hình cho

thấy hội nhập thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ trong Cộng đồng
Kinh tế ASEAN (AEC) có tác động tích cực tới cả xuất khẩu và nhập khẩu của
Việt Nam. Bài viết chỉ ra rằng hội nhập thương mại với Hàn Quốc có tác động
tích cực trong khi các hiệp định mới được ký kết như Hiệp định Thương mại
Tự do ASEAN - Australia - New Zealand, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện
ASEAN - Nhật Bản có tác động chưa rõ nét đến thương mại của Việt Nam.

4


2.2 Mô hình nghiên cứu
Dựa vào các nghiên cứu đi trước, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu:

Việt
Nam

-

M ứ c độ m ở cửa
T ổ n g th u n h ậ p q u ố c n ộ i
T ỷ g iá V N D /E U R
K h o ả n g c á c h k in h tế

THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

-M
- T
- D
- K
- K


ứ c độ m
ổ n g th u
ân số
hoảng c
hoảng c

ở cử a
nhập quốc nội

EU

á c h đ ịa lý
ách văn hóa
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu
Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2018

Ta có phương trình ước lượng tổng quát:
lnTRADEjt = β0 + β1ln(TDIVNt) + β2ln(TDIjt) + β3ln(POPjt) + β4ln(GDPjt)
+ β5ln(GDPVNt) + β6ln(ERjt) + β7ln(EDjt) + β8ln(Djt) + β9ln(CDjt) + εjt
Trong đó:
t: 2003 đến 2017
j: 28 quốc giá thuộc EU
β0: hệ số hấp dẫn hay cản trở thương mại
β1 đến β7: hệ số ảnh hưởng của các yếu tố trong mô hình
ε: sai số ước lượng

5



Bảng 2.1: Giải thích mô hình
Tên
biến

Diễn giải

Thương mại quốc tế được
TRAD hiểu là tổng kim ngạch nhập
E
khẩu và xuất khẩu giữa Việt
Nam và EU.
Mức độ mở của là tỷ lệ
TDIV
tổng xuất nhập khẩu so với
N
tổng GDP của Việt Nam.
Mức độ mở của là tỷ lệ
TDI tổng xuất nhập khẩu so với
tổng GDP của EU.
POP

Là tổng số dân sinh sống
trong 1 quốc gia thuộc EU

Giả thiết

Tinbergen
(1962)
+: mối quan hệ
thuận chiều giữa

TDI và TRADE
+: mối quan hệ
thuận chiều giữa
TDI và TRADE
+: dân số thúc
đẩy thương mai
giao thương giữa 2
quốc gia

Tổng giá trị sản phẩm quốc
GDPV nội của Việt Nam. Thể hiện
N
sức mua nhập khẩu và sức sản
xuất để xuất khẩu.

+: có tác động
thuận chiều giữa
GDP và TRADE

Tổng giá trị sản phẩm quốc
nội của EU. Thể hiện sức mua
nhập khẩu và sức sản xuất để
xuất khẩu.

+: có tác động
thuận chiều giữa
GDP và TRADE

GDP


ER

ED

D

Nguồn

-: EU đang áp
mức giá sàn cho
Là đơn vị tiền tệ của ERU
sản phẩm VN nên
được đo lường bằng VND
nếu giá giảm sẽ
giảm thương mại
hàng hóa
-: có mối quan
hệ nghịch chiều
giữa ED và
Khoảng cách kinh tế là sự
TRADE vì chênh
chênh lệch thu nhập đầu người
lệch càng thấp thì
giữa EU và Việt Nam
tăng tương đồng
và trao đổi thương
mại
Khoảng cách địa lý được
-: khoảng cách
tính từ thủ đô Việt Nam với

địa lý làm giảm
thủ đô của 28 quốc gia EU
hoạt động giữa các
quốc gia, làm tăng
chi phí vận

6

Hatab và
cộng sự
(2010)
Hatab và
cộng sự
(2010)
Eita (2008)
Wei và cộng
sự (2012)
Hatab và
cộng sự
(2010)
Wei và cộng
sự (2012)
Hatab và
cộng sự
(2010)
Hatab và
cộng sự
(2010)

MartinezZarzoso &

NowakLehmann
(2003)
Wei và cộng
sự (2012)
Chen (2004)


CD

chuyển, liên lạc và
giao dịch
-: có mối quan
hệ nghịch chiều
Khoảng cách văn hóa là
giữa CD và
mức độ khác biệt các giá trị và
TRADE do gây
chuẩn mực văn hóa các quốc
cản trở và tăng chi
gia.
phí trong giao dịch
và ký kết

Hofstede
(1980)
Kogut &
Singh (1988)

Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2018


2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu1
Dữ liệu được thu thập bao gồm Việt Nam và 28 quốc gia thuộc EU với
420 quan sát trong giai đoạn từ 2003 đến 2017.
Số liệu về tổng giá trị thương mại song phương (kim ngạch xuất nhập
khẩu) giữa Việt Nam và EU được thu thập từ trang web The European
Commission2.
Số liệu về tổng thu nhập quốc nội, tổng thu nhập bình quân đầu người,
kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam và EU được thu thập từ World
Bank (WB).
Số liệu về khoảng cách văn hóa được thu thập từ Geert Hofstede 3 và
khoảng cách địa lý thu thập từ Distance From To4.
Ngoài ra một số dữ liệu kinh tế khác được thu thập từ Tổng cục Thống
kê, Hải quan Việt Nam.
2.3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Công cụ phân tích: Mirosoft Excel và Eview 8.0
Phương pháp so sánh: dùng để đánh giá kết quả cũng như xác định vị trí
nhằm phát hiện các xu hướng biến động của hoạt động thương mại giữa các
quốc gia.
Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng các đặc tính cơ bản của dữ liệu
như bình quân, chỉ tiêu lớn nhất, chỉ tiêu nhỏ nhất, độ lệch chuẩn,... để hình
thành cái nhìn khái quát nhất về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với
EU.
Phương pháp hồi quy: là phương pháp tìm ra mối quan hệ phụ thuộc của
giá trị thương mại với các chỉ tiêu kinh tế giữa Việt Nam và EU. Tác giả sử
1 Dữ liệu thu thập dùng trong nghiên cứu được đính kèm ở phần Phụ lục
2 />3 />4 />
7



dụng phương pháp OLS (bình phương nhỏ nhất) để ước lượng mô hình nghiên
cứu. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng một số phương pháp kiểm định để dánh giá
mức độ khuyết tật của mô hình gồm tự tương quan, đa cộng tuyến, phương sai
sai số thay đổi và phân phối chuẩn phần dư.

8


PHẦN 3:
THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM - EU
3.1 Bối cảnh
Trong hơn một thập kỷ vừa qua, quan hệ thương mại - đầu tư giữa Việt
Nam và EU đã có những bước phát triển tích cực. Giá trị thương mại hai chiều
đã tăng gần 7 lần từ khoảng 6,9 tỷ EUR vào năm 2003 lên 47,6 tỷ EUR vào
năm 2017, đưa EU trở thành một trong những đối tác thương mại hàng đầu
của Việt Nam. Trong năm 2017, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU
đạt gần 37 tỷ EUR và nhập khẩu từ EU đạt hơn 10,6 tỷ EUR.
40
35
30

Tỷ ERU

25
20

Xuất Siêu
Nhập Khẩu
Xuất Khẩu


15
10
5
0
20

03 004 0 05 0 06 0 07 0 08 0 09 010 0 11 012 013 0 14 015 0 16 017
2 2
2 2
2 2
2 2
2 2
2
2
2
2

Hình 3.1: Thương mại giữa Việt Nam và EU giai đoạn 2003-2017
Nguồn: The Euro Commisson, 2018

Nhìn chung, trong giai đoạn 2003-2008, kim ngạch xuất khẩu và nhập
khẩu của Việt Nam với EU tăng đều qua các năm. Do tác động của khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, xuất khẩu của Việt Nam sang EU năm 2009 giảm nhẹ.
Sau khủng hoảng, trong giai đoạn 2010-2017, quan hệ thương mại của Việt
Nam và EU đã được mở rộng mạnh mẽ. Nhất là từ năm 2012, sau khi Việt
Nam và EU kí Hiệp định PCA, xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam với EU
đều tăng trưởng mạnh, gần 2 lần so với 2011. Trong những năm 2016, EU là
thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Hoa Kỳ) chiếm 19% tổng
kim ngạch xuất khẩu, thị trường nhập khẩu lớn thứ sáu của Việt Nam (sau
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, ASIAN và nhóm quốc gia khác) và đối tác

thương mại lớn thứ hai của Việt Nam (sau Trung Quốc).
Sự gia tăng liên tục trong xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam với EU
giai đoạn 2001- 2015, đặc biệt là sự tăng trưởng khá vững chắc của xuất khẩu,

9


là bằng chứng cho thấy sự thành công của Việt Nam trong thúc đẩy thương
mại với EU, bởi trong giai đoạn này, cả xuất khẩu và nhập khẩu của ASEAN
nói chung và nhiều quốc gia ASEAN nói riêng với EU giảm mạnh và liên tục.
Sự gia tăng mạnh mẽ và ấn tượng của xuất khẩu Việt Nam sang EU xuất phát
từ một số lý do như việc ký kết PCA, đàm phán EVFTA và những trọng tâm
trong chính sách của hai bên, theo đó EU hướng trọng tâm thương mại sang
khu vực ASEAN và Việt Nam tiếp tục khẳng định sẽ đẩy mạnh quan hệ đối tác
chiến lược với EU.

Nhập Khẩu

liệu may mặc và
Thức ăn gia súc; Vật
giày
dép; 6.00%
3.00%

Sản phẩm sữa;
2.00%
Hóa chất; 7.00%
Ô tô, phụ tùng;
3.00%


Khác; 39.00%

Máy móc thiết bị;
28.00%
Dược phẩm; 12.00%

Xuất khẩu

Đồ nhựa; 2.00%
Giày dép; 13.00%
Dệt may; 12.00%

Khác; 22.00%

Hạt điều; 1.00%

Cà phê; 5.00%
Đồ gỗ; 3.00%

Điện thoại; 30.00%

Điện tử và máy tính;
7.00%
Thủy sản; 5.00%

10


Hình 3.2: Tỷ lệ xuất nhập khẩu của Việt Nam và EU năm 2016
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2018


Từ hình 3.2, có thể thấy, mặc hàng chủ lực mà Việt Nam xuất khẩu qua
EU chính là ngành hàng điện thoại, may mặc và giày dẹp. Bởi vì Việt Nam
hiện đang là thị trường gia công của các mặt hàng điện tử, giày dép và dệt may
lớn của thế giới do hiện tại, với trình độ nhất định và lao động khá dồi dào. Tỷ
trọng lớn Việt Nam nhập khẩu từ EU chính là máy mọc thiết bị, dược phẩm
cũng như nguyên vật liệu cho ngành may mặc và giày dép.
Về đầu tư, EU là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam với
1.809 dự án từ 24 quốc gia thuộc EU còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký
23,16 tỷ USD, chiếm 8,7% số dự án và 8% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả
nước5. Những lĩnh vực được các nhà đầu tư EU quan tâm nhất là công nghiệp
chế biến chế tạo, sản xuất phân phối điện, kinh doanh bất động sản, xây dựng
và một số ngành dịch vụ. Các quốc gia đầu tư nhiều nhất gồm Hà Lan, Anh,
Pháp, Luxembourg và Đức (chiếm 84,3% tổng vốn đầu tư của EU vào Việt
Nam).
3.2 Thị trường tiềm năng
EU là một thị trường lớn và tiềm năng với dân số trên 513 triệu người 6,
tổng GDP trên 17.000 tỷ USD7, chiếm khoảng 22% GDP của toàn thế giới. EU
có tổng kim ngạch ngoại thương khoảng 3.800 tỷ USD, là nhà xuất khẩu và
nhập khẩu lớn nhất thế giới, chiếm 15,4% tổng xuất khẩu và 16,4% tổng nhập
khẩu của toàn thế giới. EU cũng đứng đầu thế giới về xuất khẩu dịch vụ,
chiếm 40,8% và nhập khẩu gần 33% dịch vụ toàn cầu. Đầu tư ra nước ngoài
của EU chiếm 37% FDI toàn cầu.
5 Số liệu tính đến tháng 4 năm 2016, theo trang thông tin điện tử của Cục Đầu tư nước ngoài,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
6 Tính đến hết năm 2017, › International › EU & Euro-Zone
7 Theo World Bank, 2016

11



Thị trường EU gồm 28 quốc gia thành viên. Trong thời gian qua, hoạt
động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đang tập trung nhiều với một số
quốc gia như Đức, Pháp, Anh, Hà Lan, Ý. Theo số liệu của The European
Commission, đây là 5 thị trường lớn nhất của Việt Nam trong EU, cả về xuất
khẩu và nhập khẩu, chiếm hơn 60% tổng thương mại với các quốc gia EU.
Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung vào những thị trường trên, doanh nghiệp
Việt Nam sẽ bỏ qua nhóm thị trường còn lại, hiện tương đương 40% kim
ngạch xuất nhập khẩu sang EU. Trong số các quốc gia còn lại này, nếu tách
riêng lẻ, tỷ lệ thương mại với Việt Nam chưa thực sự đáng kể. Điều này cho
thấy còn nhiều tiềm năng cho doanh nghiệp của Việt Nam khai thác trong thời
gian tới, đặc biệt khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
Các quốc gia thành viên EU áp dụng thuế suất và chính sách xuất nhập
khẩu hàng hóa chung. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có những đặc điểm riêng
biệt về vị trí địa lý, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, tốc độ tăng trưởng thương mại
với Việt Nam. Như Bỉ là nơi tập trung các cơ sở vận tải, giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu và cảng biển quan trọng của châu Âu; Bungari cũng có vị trí
địa lý thuận lợi, với cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt phát triển,
là điểm quá cảnh cho hàng hóa thâm nhập vào thị trường các quốc gia châu
Âu; các quốc gia Phần Lan, Thụy Điển có mức sống cao và nhu cầu nhập
khẩu, tiêu thụ hàng tiêu dùng, thủy hải sản, rau quả ngày càng tăng; một số
quốc gia như Áo, Latvia có mức tăng trưởng kim ngạch với Việt Nam trong
giai đoạn 2010 - 2016 trên 100%, cho thấy nhiều triển vọng trong thời gian
tới. Do đó, cần phải nghiên cứu thông tin cụ thể để nắm rõ đặc điểm của từng
thị trường trong khối EU cũng như những nhân tố tác động đến thương mại
song phương 2 bên.

12



Bảng 3.1: Tỷ trọng xuất nhập khẩu của Việt Nam so với EU năm 2017
XNK
XK
Tỷ
NK
Tỷ
Tỷ trọng
Quốc gia
(triệu
(triệu
trọng
(triệu
trọng
(%)
EUR)
EUR)
(%)
EUR)
(%)
Áo
3.844,70
8,07 3.577,42
9,66
267,28
2,52
Bỉ
2.658,61
5,58 2.115,04
5,71
543,57

5,12
Bungari
68,56
0,14
43,62
0,12
24,93
0,23
Croatia
56,10
0,12
31,70
0,09
24,40
0,23
Síp
61,20
0,13
40,30
0,11
20,91
0,20
Cộng hòa Séc
302,49
0,63
209,33
0,57
93,16
0,88
Đan mạch

675,54
1,42
319,33
0,86
356,21
3,35
Estonia
18,24
0,04
13,08
0,04
5,16
0,05
Phần Lan
209,21
0,44
81,71
0,22
127,50
1,20
Pháp
5.348,78
11,23 3.744,62 10,12 1.604,17 15,10
Đức
11.106,57
23,31 7.624,50 20,60 3.482,06 32,78
Hy Lạp
234,53
0,49
194,33

0,52
40,21
0,38
Hungary
349,53
0,73
279,17
0,75
70,36
0,66
Ireland
174,80
0,37
76,58
0,21
98,22
0,92
Ý
3.711,67
7,79 2.538,48
6,86 1.173,19 11,04
Latvia
125,37
0,26
118,04
0,32
7,33
0,07
Lithuania
39,86

0,08
24,80
0,07
15,07
0,14
Luxembourg
71,17
0,15
42,26
0,11
28,91
0,27
Malta
7,30
0,02
3,99
0,01
3,31
0,03
Hà Lan
5.678,57
11,92 4.766,97 12,88
911,60
8,58
Ba Lan
776,82
1,63
529,43
1,43
247,39

2,33
Bồ Đào Nha
314,49
0,66
282,57
0,76
31,93
0,30
Rumani
203,00
0,43
150,61
0,41
52,39
0,49
Slovakia
689,91
1,45
650,38
1,76
39,54
0,37
Slovenia
135,92
0,29
75,57
0,20
60,35
0,57
Tây Ban Nha

2.693,76
5,65 2.272,57
6,14
421,19
3,97
Thụy Điển
1.252,58
2,63 1.035,28
2,80
217,30
2,05
Anh
6.830,72
14,34 6.176,35 16,68
654,36
6,16
10.621,9
EU
47.640,00
100,00 37.018,04 100,00
100,00
7
Nguồn: The European Commission, 2018

13


PHẦN 4:
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Mô tả dữ liệu

Như đã trình bày ở phần phương pháp, dữ liệu của nghiên cứu được thu
thập từ 2003 đến 2017 của 28 quốc gia thuộc EU được trình bày dưới dữ liệu
bảng. Phần thống kê mô tả được trình bày chi tiết ở phần Phụ lục8.
Trong quá trình phân tích hồi quy tuyến tính, dữ liệu gốc mắc phải các
khuyết tật của mô hình, cụ thể là đa cộng tuyến, tự tương quan, phương sai sai
số thay đổi cũng như phần dư không phân phối chuẩn. Những khiếm khuyết
này sẽ làm cho mô hình ước lượng OLS bị chệch, không đưa được mức đô dự
báo tốt. Kết quả được trình bày trong Phụ lục9.
Để khắc phục những hiện tượng trên, tác giả đã dùng sai phân với bậc
Trung
bình
dlntrade (1)
dlntdivn (2)
dlntdi (3)
dlnpop (4)
dlngdpvn (5)
dlngdp (6)
dlner (7)
dlned (8)
dlnd (9)
dlncd (10)

13,18
0,07
(0,09)
2,67
4,27
4,38
1,69
1,69

1,53
0,11

Độ
lệch
chuẩn
0,90
11
0,47
0,46
0,43
0,58
0,11
0,32
0,03
0,15

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)


(8)

0,49
(0,04)
0,66
0,52
0,84
0,43
0,48
0,29
0,18

0,14
(0,01)
0,76
0,22
0,77
0,39
(0,02)
0,00

(0,04)
0,11
(0,02)
0,10
(0,03)
(0,03)
(0,23)


(0,02)
0,74
(0,01)
0,03
0,32
(0,09)

0,22
0,77
0,38
(0,02)
0,00

0,24
0,55
0,50
0,14

0,44
(0,02)
0,00

0,42
0,40

Bảng 4.1: Mô tả dữ liệu sau khi khắc phục
Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2018

Bảng 4.1 thể hiện giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và hệ số tương quan
giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. Nhìn vào đây, ta nhận thấy, hệ số

tương quan giữa các biến độc lập với nhau (từ (2) đến (10)) đều có giá trị nhỏ
hơn 0,8 nên có thể nhận định mô hình đã khắc phục tạm ổn hiện tượng đa
công tuyến của dữ liệu nghiên cứu.
Hệ số tương quan cao nhất là 0,77 giữa biến độ mở cửa của Việt Nam và
tỷ giá hối đoái giữa VND và EUR và hệ số tương quan thấp nhất là giữa độ
mở cửa của các quốc gia EU và khoảng cách văn hóa giữa Việt Nam và EU.
Về vấn đề tự tương quan và phương sai sai số thay đổi 10, ban đầu hệ số
Durbin-Watson = 0,35 rất gần bằng 0 nên xảy ra hiện tượng tương quan
dương. Kiểm định Heteroskedasticity Test: Breusch-Pagan-Godfrey có giá bị
8 Phần 2, Thống kê mô tả
9 Phần 3, Hồi quy lần 1
10 Phụ lục, Hồi quy lần 1

14


Prob.=0,0047 < 0,01 nên kết luận mô hình xảy ra hiện tượng phương sai sai số
thay đổi.
Sau khi sai phân bậc ρ = 0,82 thì đã khắc phục được 2 khiếm khuyết
trên , với hệ số Durbin-Watson = 1,92 gần bằng 2 nên tin tưởng rằng không
còn hiện tượng tự tương quan. Và Prob. = 0,13 > 0,1 nên đủ điều kiện chấp
nhận rằng mô hình có phương sai sai số không đổi.
11

Còn vấn đề phần dư phân phối chuẩn, khi xảy ra hiện tượng này, các ước
lượng OLS vẫn là các ước lượng tuyến tính không chệch và tốt nhất, các suy
diễn thống kê về các hệ số không còn đáng tin cậy khi có ít quan sát trong
mẫu. Tuy chưa khắc phục được nhưng với cở mẫu là 420 quan sát, vẫn có thể
chấp nhận các giá trị ước lượng trong mô hình là không chệch.
4.2 Thảo luận kết quả

Bảng 4.2 chỉ ra kết quả hồi quy tuyến tính vế mối quan hệ song phương
giữa Việt Nam và EU.
Bảng 4.2: Kết quả hồi quy tác động đến thương mại quốc tế VN - EU12
Mức độ mở cửa VN
Mức độ mở cửa EU
Dân số EU
Tổng thu nhập VN
Tổng thu nhập EU
Tỷ giá VND/EUR
Khoảng cách kinh tế
Khoảng cách địa lý
Khoảng cách văn hóa
Hằng số
R2
R2 hiệu chỉnh
Kiểm định F
Prob.(F-stat)
Durbin-Watson
Kiểm định Breusch-Pagan-Godfrey
Prob.

Hệ số
1,03
(0,10)
(0,49)
0,92
1,77
(1,65)
(0,74)
(2,04)

0,56
(0,17)
0,87
0,86
295,53
0,00
1,93
1,55
0,13

Sai số chuẩn
0,29
0,04
0,20
0,10
0,19
0,31
0,18
0,63
0,13
1,02

Prob.
0,0004
0,0068
0,0131
0,0000
0,0000
0,0000
0,0000

0,0013
0,0000
0,8680

Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2018

dlnTRADE13 = -0,17 + 1,03dlnTDIVN*** – 0,10dlnTDI*** – 0,49dlnPOP**
+ 0,92dlnGDPVN*** + 1,77dlnGDP*** – 1,65dlnER*** – 0,74dlnED*** –
2,04dlnD*** + 0,56dlnCD*** + ε
Kết quả ước lượng cho thấy, qua kiểm nghiệm F, giá trị Prob. (F-tsat) < 1%
nên kết luận rằng mô hình với giá trị R 2 có ý nghĩa thống kê. Trong nghiên cứu
11 Phụ lục, Hồi quy lần 2
12 Phụ lục, Hồi quy lần 2
13 ***,** lần lượt có mức ý nghĩa ở 1% và 5%

15


này, tác giải dùng R2 hiệu chỉnh để đánh giá mô hình vì đã loại bỏ yếu tố số
lượng biến độc lập đưa thêm vào mô hình tác động đến R 2. Với 9 biến độc lập
đưa vào mô hình đã giải thích được 86% sự biến thiên của biến thương mại
quốc tế.
Biến độ mở nền kinh tế Việt Nam (dlnTDIVN) có ý nghĩa ở mức 1%,
cũng tức là có tác động đến thương mại giữa Việt Nam và EU. Trong nghiên
cứu, biến này có tác động tích cực, đúng như kì vọng ban đầu của lý thuyết.
Trên thực tế khi một quốc gia có độ mở càng cao đồng nghĩa với cơ hội để
trao đổi hàng hóa với các quốc gia khác sẽ càng lớn. Chính vì thế, khi độ mở
cửa của Việt Nam tăng lên 1% thì thương mại quốc tế giữa Việt Nam và EU
tăng thêm 1,03%, với các yếu tố khác không đổi.
Về phía độ mở nền kinh tế của các quốc gia EU (dlnTDI) lại tác động

tiêu cực đến thương mại quốc tế với mức ý nghĩa 1%. Điều này lại đi ngược
với xu hướng thế giới khi cho rằng độ mở của một quốc giá càng lớn thì kim
ngạch xuất nhập khẩu càng tăng (Phan Anh Tú, 2017). Điều này có thể lý giải
rằng, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu, và các mặt hàng xuất khẩu của ta lại có
chất lượng chưa cao kết hợp với mẫu mã, chủng loại xuất khẩu chưa phong
phú làm giảm khả năng cạnh tranh các sản phẩm của Việt Nam đối với đối thủ
khác trên thị trường quốc tế. Đây cũng chính là lý khiến cho khi độ mở nền
kinh tế của các quốc gia EU tăng 1% sẽ làm cho kim ngạch thương mại quốc
tế giản 0,1%.
Hệ số giá trị của yếu tố dân số của khu vực EU (dlnPOP) lại có tác động
tiêu cực đến thương mại quốc tế của Việt Nam với khu vực này. Điều này đã
đi ngược lại với giả thiết kì vọng ban đầu cũng như các nghiên cứu trước đó
khi cho rằng, khi dân cao, nhu cầu tiêu dùng tăng lên sẽ làm tăng thương mại
quốc tế. Nhưng ở một khía cạnh khác, phần lớn mặt hàng xuất khẩu của chúng
ta chủ yếu là hàng gia công điện tử, may mặc, giày dép. Chính vì thế, khi dân
số tăng, nguồn lao động dồi dào hơn thì nhu cầu thuê gia công cũng như nhập
khẩu sẽ có nhu cầu giảm đi. Bên cạnh đó, khi nhu cầu gia công giảm đi, phần
máy móc trang thiết bị nhập về cho việc gia công xuất khẩu cũng giảm đi đáng
kể sẽ làm giảm kim ngạch thương mại của Việt Nam.
Cả hai biến là GDP của Việt Nam (dlnGDPVN) và GDP của các quốc gia
thuộc EU (dlnGDP) đều có tác động cùng chiều đến xuất nhập khẩu của Việt
Nam đến EU. Cụ thể nếu các yếu tố khác không thay đổi thì cứ 1% tăng lên
của GDP Việt Nam và GDP các quốc gia thuộc EU thì kim ngạch xuất nhập
khẩu của Việt Nam tăng bình quân lần lượt là 0,92% và 1,77%. Điều này có
nghĩa khi quy mô nền kinh tế tăng lên Việt Nam có nhu cầu tiêu dùng cao hơn
cũng như là nhập khẩu, đầu tư công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hơn để tạo ra sản

16



phẩm có chất lượng cao hơn, năng suất tốt hơn và có tính cạnh tranh hơn sẽ
làm tăng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu. Tương tự, đối với các quốc gia
thuộc EU, trong mô hình hồi quy, tham số của biến GDP là cao nhất, ảnh
hưởng mạnh nhất đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam vì EU là một thị
trường lớn của Việt Nam nên sự biến động về tình hình kinh tế của họ sẽ ảnh
hưởng rất nhiều đến Việt Nam.
Biến tỷ giá giữa VND/EUR (dlnER) có tác động nghịch chiều đến
thương mại quốc tế của Việt Nam. Điều này đã đi ngược lại với giả thiết đặt ra
cũng như đi ngược lại với các nghiên cứu trước đây khi cho rằng khi phá giá
đồng nội tệ sẽ tạo ra khoảng chênh lệch đem lại giá trị thặng dư nhiều hơn.
Tuy nhiên trong trường hợp cụ thể này, khi phá giá đồng Việt Nam sẽ gây bất
lợi cho thương mại quốc tế, cụ thể khi tỷ giá giữa VND/EUR tăng thêm 1% sẽ
làm thương mại quốc tế giảm đi 1,65%. Để giải thích cho vấn đề này, mặt
hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang các quốc gia EU chủ yếu là các
mặt hàng gia công điện tử, may mặc và giày dép. Và những mặc hàng này đều
nhập khẩu từ bên ngoài, cũng như là để gia công được cần nhập khẩu các
trang thiết bị, công nghệ. Nên khi tăng tỷ giá hối đoái sẽ làm giảm đi giá trị
thương mại của Việt Nam trong trường hợp cụ thể là EU. Một mặt khác, hiện
tại quy định giá sàn và chống bán phá giá cũng là một nguyên nhân khiến tỷ
giá tác động tiêu cực đến thương mại quốc tế của Việt Nam.
Về khoảng cách kinh tế giữa Việt Nam và các quốc gia thuộc EU
(dlnED) có ý nghĩa thống kê trong mô hình với mức 1%. Bên cạnh đó, tham
số của biến này mang dấu âm, đúng với giả thuyết kỳ vọng đặt ra. Kết quả tính
toán xu hướng tác động nghịch chiều về cơ bản là phù hợp với các nghiên cứu
đã được thực hiện trước đây. Giá trị này cho thấy khoảng cách về trình độ kinh
tế giữa 2 bên càng nhỏ (tức là sự tương đồng càng lớn) sẽ khiến cho việc trao
đổi hàng hóa nói chung được thuận tiện hơn, từ đó làm tăng kim ngạch thương
mại cho cả 2 bên. Từ mô hình, có thể thấy rằng rằng khi khoảng cách kinh tế
của 2 bên giảm đi 1% thì sẽ làm tăng giá trị thương mại lên 0,74%.
Với tham số là -2,04 cùng mức ý nghĩa 1%, biến khoảng cách địa lý giữa

Việt Nam và các quốc gia thuộc EU (dlnD) có tác động nghịch chiều đến
thương mại quốc tế, cụ thể là nếu khoảng cách địa lý từ Việt Nam đến các
quốc gia thuộc EU tăng lên 1% thì sẽ làm giảm kim ngạch thương mại đi
2,04%. Là biến mang ý nghĩa tiêu cực lớn nhất trong mô hình, điều này cũng
phù hợp với cả lý luận và thực tiển về xuất nhập khẩu nói chung và hàng hóa
nói riêng. Bởi khoảng cách càng xa sẽ khiến cho quá trình trao đổi hàng hóa
gặp khó khăn, gây ra nhiều rủi ro trong vận chuyển hàng hóa giữa hai quốc
gia, tốn nhiều thời gian vận chuyển, ảnh hưởng đến chất lượng sản phảm.

17


Ngoài ra, khoảng cách địa lý cũng làm tăng các chi khác như liên lạc, giao
dịch, kiểm tra và giám soát.
Theo như giả thuyết kỳ vọng thì khoảng cách văn hóa (dlnCD) sẽ có xu
hướng tác động nghịch chiều đến thương mai quốc tế giữa các quốc gia.
Nhưng trong nghiên cứu này, tác giả nhận thấy rằng biến khoảng cách văn hóa
tại tác động thuận chiều với thương mại. Cụ thể là khi khoảng cách văn hóa
tăng lên 1% sẽ làm giá trị thương mại quốc tế tăng 0,56%. Tuy kết quả đi
ngược lại với xu hướng nghiên cứu trước đây, nhưng lại khá tương đồng với
nghiên cứu thương mại song phương của Việt Nam gần đây (Phan Anh Tú,
2017). Có thể lý giải rằng Việt Nam và EU đã thiết lập quan hệ hệ ngoại giao
từ những năm 1990. EU đã trở thành một thị trường chính với mối quan hệ
truyền thống khá lâu nên khoảng cách văn hóa không còn là một vấn đề đáng
lo ngại. Bên cạnh đó, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm gia công, lắp
ráp cho đối tác và nhập khẩu các nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, một
vấn đề khác là các sản phẩm này có độ co giãn thấp nên sự khác biệt về văn
hóa không làm hạn chế giá trị thương mại giữa Việt Nam và các quốc giá
thuộc EU. Hay nói cách khác, ở nghiên cứu này, khoảng cách văn hóa không
là rào cản mà còn là một yếu tố tác động tích cự đến thương mại giữa Việt

Nam và EU.

18


PHẦN 5:
KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng cũng như làm rõ các yếu tố ảnh
hưởng đến thương mại quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia thuộc EU. Theo
đó, nghiên cứu đã góp phần làm sáng tỏ một số lý luận và thực tiễn trong
trường hợp thương mại quốc tế với EU.
Nghiên cứu đã tổng hợp một số nghiên cứu trước đó, cả trong và ngoài
nước về mô hình trọng lực để đánh giá tác động đến thương mại. Từ đó tác giả
đã bổ sung, cập nhật và đề xuất các nhân tố từ nhiều nghiên cứu khác để hình
thành mô hình nghiên cứu hiện tại nhằm lắp đầy các khoảng trống và hoàn
thiện hơn về các yếu tố của mô hình trọng lực.
Dựa vào quá trình thu thập cũng như phân tích dữ liệu, tác giả đã chỉ rõ
thực trạng thương mại giữa Việt Nam và EU từ năm 2003 đến nay. Để từ đó,
tác giả cho thấy được mức tác động tích cực của việc ký các Hiệp định thương
mại làm tăng đáng kể kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó,
tác giả cũng đưa ra được tỷ trọng ngành xuất khẩu, nhập khẩu và tỷ thương
mại của 28 quốc gia thuộc EU để người đọc có được một bức tranh tổng quát
về tiềm năng thương mại giữa Việt Nam và EU.
Trên cơ sở dữ liệu của Việt Nam và 28 quốc gia thuộc EU từ 2003 đến
2017, tác giả đã tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính để đánh giá mức độ tác
động của các yếu tố đến thương mại quốc tế. Kết quả cho thấy các yếu tố độ
mở cửa kinh tế của Việt Nam, tổng thu nhấp quốc nội của Việt Nam, và
khoảng cách văn hóa có tác động tích cực đến thương mại quốc tế của Việt
Nam. Trong khi đó các yếu tố còn lại là độ mở cửa kinh tế của các quốc gia
thuộc EU, dân số các quốc gia thuộc EU, tỷ giá hoái đoái VND/EUR, khoảng

cách kinh tế và khoảng cách địa lý lại có tác động tiêu cực.
Từ đó tác giả đề xuất của hàm ý nghiên cứu này rằng để đẩy mạng
thương mại quốc tế giữa Việt Nam và các quốc giá EU nói riêng và quốc tế nói
chung, Việt Nam cần tăng cường đầu tư khoa học, công nghệ, cơ sở hạ tầng,
cải cách các rào cản thể chế, thông tin liên lạc cũng như nâng cao trí lực để rút
ngắn các khoảng cách kinh tế, địa lý cũng như khoảng cách văn hóa, từ đó tiết
kiệm được các chi phí phát sinh trong giao dịch quốc tế. Đặc biệt, ngoài 5 thị
trường nổi bật tại EU là Đức, Anh, Pháp, Hà Lan và Ý thì 40% thị trường còn
lại cũng nên chú ý và tập trung khai thác các thị trường tiềm năng nổi bậc
khác.
Bên cạnh những vấn đề đã đạt được và giải quyết thì nghiên cứu vẫn còn
một số hạn chế nhất định. Thứ nhất, chỉ phân tích các yếu tố dựa trên tổng hợp

19


×