Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Nghiên cứu phòng trừ bệnh loét thân cành cây sưa (dalbergia tonkinensis prain) do nấm fusarium decemcellulare và fusarium lateritium ở giai đoạn vườn ươm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.12 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

GIÀNG MÍ TOÀN
NGHIÊN CỨU PHÒNG TRỪ BỆNH LOÉT THÂN CÀNH CÂY SƯA
(Dalbergia tonkinensis Prain) DO NẤM FUSARIUM DECEMCELLULARE
VÀ FUSARIUM LATERITIUM Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Lớp

: K46 - LN - N01

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2014 - 2018


Thái Nguyên, 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

GIÀNG MÍ TOÀN
NGHIÊN CỨU PHÒNG TRỪ BỆNH LOÉT THÂN CÀNH CÂY SƯA
(Dalbergia tonkinensis Prain) DO NẤM FUSARIUM DECEMCELLULARE VÀ
FUSARIUM LATERITIUM Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Lớp

: K46 - LN - N01

Khoa

: Lâm nghiệp


Khóa học

: 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Phạm Thị Diệu

Thái Nguyên, 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số
liệu và kết quả trong suốt quá trình nghiên cứu và điều tra tại Trung tâm
Nghiên cứu Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam hoàn toàn
trung thực, khách quan. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài
liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí, trang web theo danh
mục tài liệu của khóa luận, và nội dung khóa luận chưa từng được công bố
trước đó. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

tháng

năm 2018

Người viết cam đoan


Giàng Mí Toàn
Xác nhận của giáo viên phản biện
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa sai sót
Sau khi hội đồng chấm yêu cầu
(ký, ghi rõ họ tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Để kết thúc khóa học 2014 - 2018 tại Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, được sự nhất trí của Khoa Lâm nghiệp, tôi tiến hành thực tập tại
Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân cộng với sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình
của thầy, cô giáo, tôi đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp của mình.
Nhưng do trình độ có hạn và thời gian thực tập ngắn nên bản khóa luận không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các
thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận của tôi được hoàn
chỉnh hơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới ban giám hiệu Trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên, nơi đã gắn bó với tôi suốt 4 năm học tập và tu dưỡng. Tôi
cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, nơi đã trực
tiếp đào tạo chúng tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô trong
Khoa Lâm nghiệp đã dìu dắt, giúp đỡ tôi, cho tôi những kiến thức khoa học
mới và dạy tôi cách làm người. Đặc biệt, cho tôi gửi lòng biết ơn sâu sắc tới
ThS. Phạm Thị Diệu và TS. Nguyễn Minh Chí, người đã trực tiếp hướng dẫn
tận tình để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng tôi xin chân
thành cảm ơn các cán bộ, nhân viên đang làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu
Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực tập tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày

tháng 5 năm 2018

Sinh viên

Giàng Mí Toàn


3


4

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ vii
KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................viii
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ............................................................. 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu...................................................... 3

2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ..................................... 4
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới........................................................... 4
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................... 8
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu................................................................ 12
2.3.1. Vị trí địa lí ............................................................................................. 12
2.3.2. Khí hậu .................................................................................................. 13
2.3.3. Thổ nhưỡng ........................................................................................... 14
2.3.4. Địa hình ................................................................................................. 15
2.3.5. Đơn vị hành chính và dân cư ................................................................ 15
2.3.6. Tiềm năng và tài nguyên thiên nhiên .................................................... 16
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 17
3.1. Đối tượng, phạm vi, thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................... 17
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 17


3.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 17
3.1.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 17
3.1.4. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 17
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 17
3.3. Phương pháp nghiên nghiên cứu.............................................................. 18
3.3.1. Nghiên cứu phòng trừ nấm gây bệnh loét thân cành cây sưa bằng biện
pháp sinh học................................................................................................... 18
3.3.2. Nghiên cứu phòng trừ nấm gây bệnh loét thân cành cây sưa bằng biện
pháp hóa học.................................................................................................... 20
3.3.3. Đánh giá tính chống chịu bệnh của các cây trội ................................... 21
PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 23
4.1. Nghiên cứu phòng trừ nấm gây bệnh loét thân cành cây sưa bằng biện
pháp sinh học................................................................................................... 23
4.1.1. Nghiên cứu phòng trừ sinh học trên môi trường nhân tạo .................... 23

4.1.2. Nghiên cứu phòng trừ sinh học trên cây con đã bị nhiễm bệnh ........... 26
4.2. Nghiên cứu phòng trừ nấm gây bênh loét thân cành cây Sưa bằng biện
pháp hóa học.................................................................................................... 30
4.2.1. Nghiên cứu phòng trừ hóa học trên môi trường nhân tạo..................... 31
4.3. Đánh giá tính chống chịu bệnh của các cây trội thông qua gây bệnh nhân
tạo trên cành .................................................................................................... 40
4.3.1. Đánh giá tính chống chịu nấm Fusarium decemcellulare của cây trội 40
4.3.2. Đánh giá tính chống chịu nấm Fusarium lateritium của các cây trội... 41
PHẦN 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .................................... 43
5.1. Kết luận .................................................................................................... 43
5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 43
5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 45


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Phân cấp khả năng ức chế nấm gây bệnh trên môi trường PDA.... 19
Bảng 3.2. Phương pháp phân cấp bệnh trên cây con ...................................... 19
Bảng 3.3. Phân cấp khả năng ức chế nấm gây bệnh trên môi trường PDA.... 20
Bảng 3.4. Phương pháp phân cấp bệnh trên cây con ...................................... 21
Bảng 3.5. Phương pháp phân cấp bệnh trên cành ........................................... 22
Bảng 4.1. Khả năng ức chế nấm Fusarium decemcellulare của các loại thuốc
sinh học trong phòng thí nghiệm..................................................................... 23
Bảng 4.2. Khả năng ức chế nấm Fusarium lateritium của các loại thuốc sinh
học trong phòng thí nghiệm ............................................................................ 25
Bảng 4.3. Tỷ lệ cây bị bệnh và cấp bệnh trung bình ở các công thức thí
nghiệm sau khi nhiễm nấm Fusarium decemcellulare 10 ngày ..................... 27
Bảng 4.4. Khả năng ức chế nấm Fusarium decemcellulare của các loại thuốc
sinh học trên cây con ....................................................................................... 28
Bảng 4.5. Tỷ lệ cây bị bệnh và cấp bệnh trung bình ở các công thức thí

nghiệm sau khi nhiễm nấm Fusarium lateritium 10 ngày .............................. 29
Bảng 4.6. Khả năng ức chế nấm Fusarium lateritium của các loại thuốc sinh
học trên cây con............................................................................................... 30
Bảng 4.7. Khả năng ức chế nấm Fusarium decemcellulare của các loại thuốc
hóa học trong phòng thí nghiệm ..................................................................... 31
Bảng 4.8. Khả năng ức chế nấm Fusarium lateritium của các loại thuốc hóa
học trong phòng thí nghiệm ............................................................................ 33
Bảng 4.9. Tỷ lệ cây bị bệnh và cấp bệnh trung bình ở các công thức thí
nghiệm sau khi nhiễm nấm Fusarium decemcellulare 10 ngày ..................... 35
Bảng 4.10. Khả năng ức chế nấm Fusarium decemcellulare của các loại thuốc
sinh học trên cây con ....................................................................................... 36


Bảng 4.11. Tỷ lệ cây bị bệnh và cấp bệnh trung bình ở các công thức thí
nghiệm sau khi nhiễm nấm Fusarium lateritium 10 ngày .............................. 38
Bảng 4.13. Tính chống chịu bệnh loét thân cành do nấm Fusarium
decemcellulare của các cây trội thông qua gây bệnh trên cành ...................... 41
Bảng 4.14. Tính chống chịu bệnh loét thân cành do nấm Fusarium lateritium
của các cây trội thông qua gây bệnh trên cành ............................................... 42


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Hình ảnh vòng ức chế nấm Fusarium decemcellulare của các loại
thuốc sinh học.................................................................................................. 24
Hình 4.2: Hình ảnh vòng ức chế nấm Fusarium lateritium của các loại thuốc
sinh học ........................................................................................................... 26
Hình 4.3: Hiệu lực trừ nấm F. decemcellulare của thuốc sinh học trên cây .. 28
Hình 4.4: Hiệu lực trừ nấm F. lateritium của thuốc sinh học trên cây con .... 30

Hình 4.5: Hình ảnh vòng ức chế nấm Fusarium decemcellulare của các loại
thuốc hóa học .................................................................................................. 32
Hình 4.6: Hình ảnh vòng ức chế nấm Fusarium lateritium của các loại thuốc
hóa học ............................................................................................................ 34
Hình 4.7: Hiệu lực trừ nấm Fusarium decemcellulare của thuốc hóa học trên
cây ................................................................................................................... 37
Hình 4.8: Hiệu lực trừ nấm Fusarium lateritium của thuốc hóa học trên cây
con ................................................................................................................... 39
Hình 4.9: Các luống cây Sưa con sau 3 tháng tuổi đã được xử lý sạch bệnh ở
vườn ươm Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.......................................... 40


viii

KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nghĩa đầy đủ

CFU/ml

Mật độ bào tử hữu hiệu (Colony Forming Units/ml)

cm

Centimet

D

Đường kính vòng ức chế


FAO

Tổ chức Liên Hợp Quốc về lương thực và nông nghiệp
(Food and Agriculture Organization)

Ha

Héc ta

IA

Nhóm thực vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì
mục đích thương mại

L

Chiều dài vết bệnh

m

Mét

mm

Milimet

PDA

Potato dextrose agar


o

Độ C (độ Celsius)

C


1


2

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên quý giá của nhân loại, là một bộ phận quan trọng
của môi trường sống và có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sản xuất của xã hội
loài người. Trong thực tế, ngoài việc cung cấp gỗ, củi, đem lại nhiều lợi ích to
lớn về mặt xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, rừng còn là một trong
những ngành nghề đóng góp cho sự thay đổi, phát triển của nền kinh tế quốc
dân. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội thì nền kinh tế nước ta cũng
thay đổi từng ngày theo chiều hướng đi lên.
Cây sưa (Dalbergia tonkinensis Prain) là một trong những loài cây gỗ
quý hiếm, có giá trị kinh tế cao ở nước ta. Gỗ nặng, cứng, mùi thơm đặc biệt,
vân thớ đẹp, có màu nâu đỏ đến nâu vàng, trong tế bào mô mềm dọc thường
có tinh thể oxalat. Cấu tạo của gỗ Sưa có một số đặc điểm khác biệt so với gỗ
Trắc và Cẩm lai. Gỗ Sưa có mùi thơm rất đặc biệt mà gỗ Trắc và Cẩm lai
không có (Đỗ Văn Bản et al., 2009).
Thời gian gần đây, cây Sưa trồng phân tán cũng như các rừng trồng

Sưa tập trung đã xuất hiện những cây bị loét thân, gây héo tán lá, sau đó gỗ bị
biến màu đen. Cây thường bị nhiễm bệnh ở giai đoạn gieo ươm và trên cây
dưới 1 năm tuổi, cây bị bệnh thường bị chết cành, chết thân chính và hình
thành nhiều thân gây suy giảm nghiêm trọng chất lượng rừng. Các mẫu bệnh
được giám định nguyên nhân là do nấm Fusarium decemcellulare và F.
lateritium gây ra (Nong Phuong Nhung et al., 2018).
Xuất phát từ những lý do nêu trên, đề tài “Nghiên cứu phòng trừ
bệnh loét thân cành cây Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain) do nấm
Fusarium decemcellulare và Fusarium lateritium ở giai đoạn vườn ươm”
rất cần được thực hiện và có ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học cao.


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được biện pháp phòng trừ bệnh loét thân cành cây Sưa ở
trong phòng thí nghiệm và trên cây con ở giai đoạn vườn ươm.
- Đánh giá được tính chống chịu bệnh của các cây trội thông qua gây
bệnh nhân tạo trên cành.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
+ Củng cố kiến thức đã học, bổ sung kiến thức chuyên môn.
+ Nắm được phương pháp nghiên cứu nấm gây bệnh cây lâm nghiệp.
+ Việc nghiên cứu đề tài là cơ sở để đề xuất các biện pháp phòng trừ
bệnh loét thân cành trên cây sưa.
+ Biết cách tổng hợp, phân tích để viết báo cáo nghiên cứu khoa học.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Giúp sinh viên học hỏi và làm quen với thực tế sản xuất.
- Kết quả nghiên cứu có thể vận dụng vào sản xuất để có thể sản xuất
cây giống sạch bệnh phục vụ bảo tồn và phát triển cây Sưa.
- Tạo điều kiện cho sinh viên được làm quen, tiếp xúc với công tác
nghiên cứu khoa học và có cơ hội vận dụng những kiến thức đã học vào thực

tế sản xuất sau khi ra trường.


PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Khoa học bệnh cây được hình thành và phát triển do đòi hỏi của nhu
cầu sản xuất nông nghiệp. Ngay từ giai đoạn đầu của lịch sử trồng trọt, con
người thông qua thực tế sản xuất và những kinh nghiệm của mình đã phát
hiện và phòng trừ một số bệnh hại nguy hiểm (Trần Văn Mão, 1997) [6].
Cây sưa (Dalbergia tonkinensis) thuộc họ đậu (Fabaceae), cao 15 – 25
m, đường kính thân 50 – 90 cm, là một trong những loài cây gỗ quý hiếm, có
giá trị kinh tế cao ở nước ta. Hiện đã được xếp vào nhóm IA, nhóm thực vật
rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại (Chính phủ,
2006; Đặng Ngọc Thanh và Nguyễn Tiến Bân, 2007) [9]. Gỗ nặng, cứng, mùi
thơm đặc biệt, vân thớ đẹp, có màu nâu đỏ đến nâu vàng, trong tế bào mô
mềm dọc thường có tinh thể oxalat. Cấu tạo của gỗ Sưa có một số đặc điểm
khác biệt so với gỗ Trắc và Cẩm lai. Gỗ Sưa có mùi thơm rất đặc biệt mà gỗ
Trắc và Cẩm lai không có (Đỗ Văn Bản et al., 2009) [1]. Khi đốt gỗ sưa có
mùi thơm như trầm và cũng có thể chưng cấp lấy tinh dầu như Đàn hương,
tinh dầu chiết xuất từ gỗ sưa được dùng làm thuốc, có tác dụng làm tan sưng,
ra mồ hôi (Pham Quang Thu et al., 2014). Hoạt động gây trồng Sưa trong
những năm qua ở Việt Nam phát triển rầm rộ nhưng chủ yếu sử dụng các
nguồn giống không rõ nguồn gốc, chất lượng cây giống không cao (Phạm
Quang Thu et al., 2014), cây con ở giai đoạn vườn ươm thường bị một số sinh
vật bệnh loét thân, đốm lá (Nguyễn Minh Chí et al., 2014) [4].
Tuy nhiên, cây Sưa trồng phân tán cũng như các rừng trồng Sưa tập
trung đã xuất hiện bệnh loét thân cành do nấm Fusarium decemcellulare và F.
lateritium, cây thường bị nhiễm bệnh ở giai đoạn gieo ươm và trên cây dưới 1
năm tuổi, cây bị bệnh thường bị chết cành, chết thân chính và hình thành



nhiều thân gây suy giảm nghiêm trọng chất lượng rừng (Nong Phuong Nhung
et al., 2018) [19]. Để giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh loét thân cành, đề tài
“Nghiên cứu phòng trừ bệnh loét thân cành cây Sưa (Dalbergia
tonkinensis prain) do nấm Fusarium decemcellulare và Fusarium
lateritium ở goai đoạn vườn ươm” rất cần được thực hiện.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
2.2.1.1. Nghiên cứu gây trồng cây sưa và cây họ đậu
Cây Sưa Ấn Độ (Dalbergia sissoo Roxb) là một trong những loài cây
trồng quan trọng, được trồng rừng tập trung trên quy mô lớn ở các nước Nam
Á (Tantau et al., 2005). Ở Bangladesh, Ấn Độ và Pakistan, Sưa sissoo đang
được phát triển trồng rừng trên quy mô lớn nhằm cung cấp gỗ xẻ và nhiều
mục đích khác (Aktar et al., 2016) [12]. Việc nhân giống loài cây này được
nghiên cứu khá sâu, ngoài nhân giống từ hạt, hom cành, công nghệ nhân
giống invitro cũng đã hoàn thiện để nhân nhanh trên quy mô lớn (Singh and
Chand,
2003) [20].
Nghiên cứu khả năng nảy mầm của hạt giống thuộc các xuất xứ Sưa
Trung Quốc (D. odorifera) cho thấy yếu tố nhiệt độ có vai trò rất quan trọng,
nó ảnh hưởng rất rõ đến sự nảy mầm của hạt giống, trong đó hạt giống nảy
mầm tốt nhất ở 25oC (Liu et al., 2017) [17].
Hiện nay loài D. odorifera đã được trồng thành rừng trên quy mô lớn ở
phía Nam Trung Quốc, chúng sinh trưởng tốt và đã hình thành gỗ lõi với giá
trị kinh tế rất cao (Li, 2012) [16]. Loài cây này đang được mở rộng gây trồng
tại Trung Quốc, trong đó kết hợp trồng hỗn loài với cây Đàn hương.
Các loài Sưa (D. tonkinensis) và (D. odorifera) vừa có khả năng cố
định đạm và cải tạo đất rất hiệu quả đồng thời các sản phẩm từ gỗ và ngoài gỗ
của cây Sưa cũng có giá trị cao nên chúng đang được trồng rất phổ biến ở

Trung Quốc (Xu et al., 2013) [23].


Những kết quả nghiên cứu về thành phần hóa hoc isoflavon và
dihydrophenanthren của cây sưa (Dalbergia tonkinensis). Đây là lần đầu tiên
khung dihydrophenanthren được tìm thấy trong chi Dalbergia (Trần Anh
Tuấn et al., 2009) [8].
2.2.1.2. Nghiên cứu sâu bệnh hại cây sưa và cây họ đậu
Các loài nấm thuộc chi Fusarium là nguyên nhân gây bệnh trên nhiều
loài cây trồng nông, lâm nghiệp. Nấm Fusarium mangiferae gây bệnh trên
cây xoài, F. vasinfectum gây bệnh trên cây bông, F. nicotianae gây bệnh trên
cây thuốc lá, F. batatas gây bệnh trên cây thuốc lá và cây khoai lang ở Trung
Quốc (LaMondia, 2015) [15]. Nấm F. oxysporum gây bệnh trên cây nghệ tây,
nấm F. graminearum gây bệnh trên cây lúa mì (Consolo et al., 2015) [14].
Bốn loài gồm F. fujikuroi, F. oxysporum, F. verticillioides, F. proliferatum
gây bệnh trên cây nông nghiệp, cây ăn quả và cây công nghiệp ở Malaysia.
Đặc biệt, nấm F. solani và Fusarium sp. gây bệnh chết ngược đối với cây Sưa
sissoo tại Ấn Độ và các nước Nam Á (Arif et al., 2013) [13].
Roger (1954) đã nghiên cứu một số bệnh hại trên cây keo. Cây keo khô
héo làm lá rụng và tàn lụi từ trên xuống dưới (chết ngược) do loài nấm hại lá
Glomerella cingulata (giai đoạn vô tính là Colletotrichum gloeosporioides)
đó là nguyên nhân chủ yếu của sự thiệt hại với loài Keo tai tượng trong vườn
giống ở Papua New Guinea (FAO, 1981). Tại Malaysia, theo nghiên cứu của
Lee (1993) loài nấm này còn gây hại với các loài keo khác. Nhiều nhà nghiên
cứu của Ấn Độ, Malaysia, Philipin, Trung Quốc cũng công bố nhiều loại nấm
bệnh hại keo tại hội nghị lần thứ III nhóm tư vấn nghiên cứu và phát triển của
các loài Acacia, họp tại Đài Loan.
Nấm Cryptosporiopsis eucalypti gây bệnh đốm lá, khô ngọn và loét
thân trên một số loài bạch đàn ở rất nhiều nước, chủ yếu các nước vùng nhiệt
đới ẩm, như ở Indonesia, Braxin (Fereira et al., 1998). Năm 2003 phát hiện

trên cây cà phê ở Colombia và Venezuela (Marin et al, 2003; Pontis, 1951).


Đây cũng chính là loài gây bệnh trên cây xoài ở Braxin (Ploetz, 2003;
Riberio, 1980; Viegas, 1960) và là một trong những bệnh nguy hiểm nhất cho
cây trồng Nam Mỹ.
Ở Bangladesh rừng trồng Dalbergia sissoo thường bị chết ngược do
nấm Fusarium solani, tỷ lệ cây chết dao động từ 39-55% (Edward et al.,
2005), một số loài vi khuẩn thuộc chi Pseudomonas và Bacillus gây loét thân
và chảy nhựa trên cây Sưa sissoo (Aktar et al., 2016) [12]. Tại Ấn Độ, nấm F.
solani đã xâm nhiễm và gây bệnh chết ngược đối với cây Dalbergiasissoo
(Arif et al., 2013; 2015) [13]. Ở Pakistan, bệnh chết ngược cây D. sissoo do
các loài nấm F. solani, Botryodiplodiathe obromae, Curvularia lunata và
Ganoderma lucidum (Ahmadetal, 2016). Rừng trồng D. tonkinensis tại Hải
Nam, Trung Quốc thường bị bệnh gỉ sắt hại lá (Wang et al., 2016) [22].
Rừng trồng Sưa tại Trung Quốc thường bị bệnh gỉ sắt hại lá, nấm gây
bệnh thường xâm nhiễm vào đầu tháng 4 đến đầu tháng 6 và giữa tháng 9 đến
đầu tháng 11 hàng năm và nguyên nhân gây bệnh do nấm Maravalia
pterocarpi gây ra (Wang et al., 2016) [22].
2.2.1.3. Nghiên cứu phòng trừ sâu bệnh hại
Để quản lý dịch bệnh chết héo rừng trồng bạch đàn ở Brazil, giải pháp
tối ưu được áp dụng là chặt tỉa bỏ cây bị bệnh và cách ly khỏi rừng (Ferreira
et al., 2011). Thí nghiệm tỉa cành cho rừng trồng keo tại Indonexia cho thấy
các công thức tỉa cành đúng kỹ thuật đã hạn chế rõ rệt sự xâm nhiễm của nấm
C. acaciivora (Tarigan et al., 2011b). Để phòng trừ bệnh chết héo rừng trồng
keo tại Indonexia, khuyến cáo không nên sử dụng hạt giống thu từ các cây mẹ
nhiễm bệnh và thay đổi cơ cấu cây trồng sau mỗi luân kỳ kinh doanh (Yong et
al., 2014). Thuốc hóa học đã được sử dụng để trừ bệnh chết héo do các loài
nấm Ceratocystis spp. hiệu quả đối với nhiều loài cây nông nghiệp, cây công
nghiệp và cây ăn quả (Blaedow et al., 2010) [11].



Đến nay, mới chỉ có một vài nghiên cứu phòng trừ sâu, bệnh hại cây
Sưa, trong đó để phòng trừ nấm F. solani và Fusarium sp. gây bệnh chết
ngược đối với cây Sưa sissoo tại Ấn Độ và các nước Nam Á, hoạt cất
Carbendazim đã được sử dụng và cho hiệu quả cao (Arif et al., 2013) [13].
Sử dụng thuốc hóa học là giải pháp quan trọng để quản lý bệnh cây.
Khi cây bị bệnh trên diện tích nhỏ có thể phun thuốc hoá học để tiêu diệt và
tránh lây lan: thuốc hoá học được sử dụng là: ridomil 1%, daconil 0.1%,
carbendazim 1%; với liều lượng 200 - 400 lít/ha. Thuốc hóa học đã được sử
dụng để trừ nấm gây bệnh có hiệu quả.
Năm 1885 Millardet đã phát minh ra dung dịch Bordeaux để phòng trừ
bệnh hại ở cây trồng do nấm và vi khuẩn.
Khi bệnh được phát hiện sớm, việc phòng trừ bệnh cũng đạt được hiệu
quả cao bằng việc chọn đúng thuốc diệt nấm. Theo kết quả nghiên cứu của
Lim và Khoo năm 1985 ở Malaysia, sử dụng dung dịch Bordeaux có thành
phần và tỷ lệ như sau: CuSO4:CaO:H2O = 1:2:10 rất có hiệu quả khi rừng
cao su, vườn xoài bị nhiễm bệnh phấn hồng.
Tuy nhiên việc phòng trừ các loại dịch bệnh nói chung và bệnh phấn
hồng nói riêng cho các cây rừng thường có chi phí lớn. Một số giải pháp sau
đây có thể được áp dụng:
Điều tra thường xuyên phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh. Khi
bệnh mới xuất hiện, tỷ lệ bị bệnh còn ít, xử dụng thuốc Bordeaux nồng độ 1%
để phun.
Chặt toàn bộ cây bị chết hoặc nhiễm bệnh nặng đưa ra khỏi rừng để
tiêu diệt bệnh.
Không trồng các dòng quá mẫn cảm với bệnh gần các lô trồng cây
công nghiệp như điều và cao su.



Chiến lược lâu dài và mang lại hiệu quả kinh tế cao là tuyển chọn các
dòng, xuất xứ có khả năng kháng bệnh trồng trên các lập địa có nguy cơ mắc
bệnh cao, đặc biệt những vùng có lượng mưa trên 2000 mm năm.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt
Nam
2.2.2.1. Nghiên cứu gây trồng cây sưa và cây họ đậu
Cây Sưa (Dalbergia tonkinensis) là một trong những loài cây gỗ quý,
hiếm, có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam và đã được xếp vào nhóm IA trong
sách đỏ, hiện đang được bảo vệ ngiêm ngặt, cấm khai thác, buôn bán gỗ dưới
mọi hình thức (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2008; Phạm Quang Thu et al., 2014).
Gỗ Sưa nặng, cứng, có mùi thơm, vân thớ đẹp, gỗ thường có màu nâu đỏ đến
nâu vàng (Đỗ Văn Bản et al., 2009) [1]. Gỗ Sưa có mùi thơm như trầm và
cũng có thể chưng cất lấy tinh dầu dùng làm dược phẩm (Phạm Quang Thu et
al., 2014). Gỗ Sưa rất được ưa chuộng để làm đồ mộc cao cấp với giá trị sử
dụng rất cao (Đỗ Văn Bản et al., 2009; Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2008). Trong
những năm gần đây, do giá trị kinh tế quá cao loài cây đang bị khai thác theo
kiểu tận diệt với hàng chục vụ khai thác trộm mỗi năm.
Hoạt động gây trồng Sưa ở Việt Nam trong những năm vừa qua khá sôi
động (Phạm Quang Thu et al., 2014), qua đó đã góp phần phát triển cây Sưa
trên diện rộng. Tuy nhiên, việc trồng với nhiều mục đích khác nhau và từ
những nguồn giống rất khó xác định, chất lượng cây giống không cao (Phạm
Quang Thu et al., 2014). Các nghiên cứu về gây trồng cây sưu mới kết luận
bước đầu về một số vấn đề: Cây con ở giai đoạn vườn ươm cần được che
bóng 50%, kết quả đánh giá rừng trồng ở 41 tháng tuổi cho thấy mật độ trồng
830 cây/ha cho sinh trưởng tốt nhất về chiều cao và ở mật độ 400 cây/ha sinh
trưởng đường kính tốt nhất (Hà Văn Tiệp, 2011); cây Sưa trồng ở Thừa Thiên
- Huế, trong điều kiện gây trồng và chăm sóc bình Thường có thể có tăng
trưởng bình quân khoảng 1,5cm/năm về đường kính và 1 m/năm về chiều cao
(Trần Minh Đức và Lê Thái Hùng. 2012). Nhìn chung, những thông tin về kỹ



thuật gây trồng loài cây này ở Việt Nam còn hạn chế. Vì vậy rất cần thực hiện
các nghiên cứu nhằm góp phần hoàn thiện kỹ thuật gieo ươm Sưa, qua đó hỗ
trợ hiệu quả hơn nữa cho công tác bảo tồn và phát triển loài cây này tại Việt
Nam.
2.2.2.2. Nghiên cứu sâu bệnh hại cây sưa và cây họ đậu
Rừng trồng thuần loài với quy mô lớn ở nước ta thường dẫn đến việc
phát sinh dịch sâu bệnh, trong đó các loài nấm thuộc chi Fusarium đã được
xác định là một trong những nguyên nhân gây bệnh nghiêm trọng trên nhiều
loài cây trồng, điển hình như nấm Fusarium equiseti được xác định là nguyên
nhân gây bệnh sọc tím trên cây luồng (Nguyễn Thị Thúy Nga và Phạm Quang
Thu, 2006) [11].
Ở Việt Nam, cây Sưa trong giai đoạn vườn ươm thường bị bệnh thối cổ
rễ do nấm Fusarium solani, nấm Pythium vexans và bệnh đốm lá do nấm
Colletotrichum sp. gây ra (Nguyễn Minh Chí et al., 2014) [4]. Ngoài ra, trên
các cây Sưa trồng phân tán lâu năm cũng như tại các diện tích rừng trồng Sưa
tập trung đã xuất hiện một số loài sâu bệnh hại, trong đó bệnh loét thân, cành
đã gây hại khá phổ biến. Theo nghiên cứu của Vũ Xuân Phương và đồng tác
giả (2013), rừng trồng Sưa có thể bị sâu bệnh hại, đặc biệt ở tuổi non, vì vậy
khi chăm sóc cần loại bỏ các cây bị sâu bệnh hại, cách ly nguồn lây bệnh.
Thời gian qua đã ghi nhận bệnh loét thân cành gây hại khá phổ biến đối với
cây Sưa trồng phân tán cũng như rừng trồng. Nguyên nhân gây bệnh được xác
định do nấm Fusarium decemcellulare và nấm Fusarium lateritium gây ra
(Nong Phuong Nhung et al., 2018) [5].
Bệnh đốm lá do nấm Colletochitrum sp. thường gây hại cây con ở giai
đoạn sau khi cấy cây mầm vào bầu đến khoảng 30 ngày tuổi, sau đó mức độ
bệnh hại có xu hướng giảm dần. Bệnh đốm lá gây tổn thương lá, rụng lá và
thậm chí gây chết cây nếu không được điều trị kịp thời. Tùy thuộc vào nguồn
giống, có những lô hạt hầu như không bị bệnh nhưng một số lô hạt có tỷ lệ và



mức độ bị bệnh rất nặng. có thể tới 50 - 75% số cây con bị bệnh đốm lá. trong
đó có khoảng 20% số cây bị hại nặng và khoảng 3 - 5% số cây bị chết.
Theo những nghiên cứu gần đây nấm Ceratocystis sp. gây bệnh chết
héo các loài keo (Acacia spp.), phát sinh dịch hại ở hầu khắp các khu vực
trồng keo trong cả nước. Tác giả đã phân lập được 26 chủng nấm gây bệnh
chết héo tại các rừng trồng keo trên cả nước, bước đầu xác định là nấm
Ceratocystis sp. (Phạm Quang Thu, 2012) [11].
Bệnh thán thư (đốm than) lá keo (Colletotrichum gloeosporioides).
Triệu chứng gây hại: Bệnh phát sinh gây hại trên lá, chủ yếu ở đầu ngọn lá và
mép lá.
Bệnh bồ hóng (Capnodium mangifera). Triệu chứng gây hại: Đầu tiên
hình thành vết bệnh hình tròn màu đen, về sau dần dần lan rộng tòan bộ mặt lá
phủ một lớp bồ hóng làm cho lá không quang hợp được. Độ ẩm lớn bệnh phát
triển nặng, bệnh thường phát triển mạnh trên những diện tích bị rệp gây hại.
Bệnh thối cổ rễ do nấm Fusarium solani và Pythium vexans, thường
xuất hiện và gây hại đối với cây mầm và cây con dưới 30 ngày tuổi. Bệnh này
rất nguy hiểm, có thể gây chết cây hàng loạt nếu không được phát hiện và
điều trị kịp thời. Tỷ lệ cây bị bệnh tùy thuộc vào nguồn gốc hạt giống, hạt thu
từ những cây mẹ đơn lẻ, cây mẹ còn non hoặc quá già thường bị bệnh hại
nặng, có thể tới 30 - 40%. Cây nhiễm bệnh có thể bị chết nếu bệnh hại ở giai
đoạn cây mới nảy mầm; một số cây bị chết hoặc bị ảnh hưởng nhiều đến sinh
trưởng và chất lượng cây con nếu bệnh hại ở giai đoạn sau khi cây mầm đã
được cấy vào bầu.
2.2.2.3. Nghiên cứu phòng trừ sâu bệnh hại
Bốn loại thuốc hóa học (Ridomid gold 68WG, Carbenzim 500FL,
Ao’Yo 300SC, Lanomyl 680WP) và các vi sinh v ật nội sinh đã được sử
dụng để phòng trừ hiệu quả bệnh chết héo keo (Tran Thi Thanh Tam et
al., 2018) [11].



Để phòng trừ bệnh thối cổ rễ và bệnh đốm lá cho cây Sưa ở giai đoạn
vườn ươm, chế phẩm MF1 đã được thử nghiệm và cho hiệu quả rất tốt, có thể
giảm đáng kể tỷ lệ và mức độ bị bệnh đồng thời giúp tăng sinh trưởng của cây
(Nguyễn Minh Chí et al., 2015) [5].
Các bệnh đốm lá, gỉ sắt, khô héo gây tổn thất lớn. Do vậy cần phải có
biện pháp phòng trừ như chọn giống, chọn vườn ươm, gieo đúng thời vụ, xới
xáo, diệt cỏ, tưới nước, bón phân hợp lý, che bóng kịp thời thì sẽ giảm được
nhiều khả năng lây lan xâm nhiễm của bệnh tạo điều kiện cho cây con pháp
triển tốt (Trần Văn Mão, 1993) [6].
Qua đó các nhà khoa học đã đề ra một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh
cho cây rừng ở vườn ươm như bệnh: lở cỏ rễ, nấm thân, phấn trắng, rơm lá
thông... có hiệu quả cao tạo điều kiện cho cây con phát triển tốt (Trần Công
Loanh, 1992).
Biện pháp phòng trừ chủ yếu là triệt để nguồn bệnh, thường xuyên theo
dõi, kiểm tra vườn ươm, rừng trồng kịp thời phát hiện bệnh để có những biện
pháp cắt bỏ lá bệnh, chặt bỏ cành nhánh rậm rạp (Trần Văn Mão, 2003) [6].
Tạo điều kiện thoát nước tốt cho rừng trồng và vườn ươm, tránh cho
cây bị thừa nước. Tránh gây vết thương trên rễ và cây khi chăm sóc. Các biện
pháp như bón thêm phân hưu cơ hoai mục, sử dụng nấm đối kháng
Trichoderma ssp. Có tác dụng khống chế nguồn bệnh trong đất. Sử dung
thuốc Agri-fos 400 ( Phosphonate ) để phòng trừ bệnh hại (Phạm Quang Thu
et al, 2011) [10].
Phòng trừ bệnh cần theo phương châm "Phòng là chính, trừ kịp thời,
toàn diện và tổng hợp", luôn luôn phải thực hiện các biện pháp phòng trừ theo
hướng cân bằng sinh thái luôn giữ mức độ bị hại dưới ngưỡng kinh tế. Áp
dụng tốt các biện pháp chăm sóc, cắt tỉa cành, trồng đúng mật độ.
Áp dụng tốt các biện pháp chăm sóc, cắt tỉa cành, trồng đúng mật độ,
đúng lập địa để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, chống lại



sự xâm nhiễm của bệnh. Việc cắt tỉa cành không được gây tổn thương nặng
đến thân cây, việc cắt cành được thực hiện vào mùa khô để tránh sự xâm
nhiễm của vật gây bệnh.
Khi thực hiện phòng trừ hóa học, nghiêm cấm dùng các loại thuốc
không được phép sử dụng ở Việt Nam, chỉ sử dụng các loại thuốc hạn chế sử
dụng ở Việt Nam khi thấy thật cần thiết. Khi sử dụng thuốc hóa học phải theo
nguyên tắc 4 đúng "đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ - liều lượng và đúng
kỹ thuật". Cần chú ý chọn các loại thuốc có độc tính thấp, có tính chọn lọc,
hiệu quả trừ bệnh cao theo danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử
dụng ở Việt Nam.
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1. Vị trí địa lí
Thủ đô Hà Nội nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng
bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và
105°44' đến 106°02' độ kinh Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh
Phúc ở

phía

Bắc, Hà

Nam, Hòa

Bình phía

Nam, Bắc

Giang, Bắc


Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội
cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km, cách thành phố Nam Định 87 km tạo
thành 3 cực chính của Đồng bằng sông Hồng. Sau đợt mở rộng địa giới hành
chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả
hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang
Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù
sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở
hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần
diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ
Đức, với các đỉnh núi cao như Ba Vì (1.281 m), Gia Dê (707 m), Chân Chim
(462 m), Thanh Lanh (427 m), Thiên Trù (378 m)... Khu vực nội thành có


một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng. Thủ đô Hà Nội có bốn điểm
cực là:
- Cực Bắc là xã Bắc Sơn, huyện Sóc sơn.
- Cực Tây là xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì.
- Cực Nam là xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.
- Cực Đông là xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.
Bắc Từ Liêm là một quận thuộc Hà Nội, nằm dọc phía bờ nam của sông
Hồng. Đông giáp quận Tây Hồ,Đông Nam giáp quận Cầu Giấy, Tây giáp
huyện Đan Phượng, huyện Hoài Đức, Nam giáp quận Nam Từ Liêm, Bắc
giáp huyện Đông Anh. Có diện tích 4.335,34 ha (43,35km²). Huyện Hoài Đức
nằm ở nằm phía tây trung tâm Hà Nội với diện tích 82,67km2 và tiếp giáp với
các quận, huyện:
- Huyện Đan Phượng, Phúc Thọ và quận Bắc Từ Liêm về phía Bắc.
- Huyện Quốc Oai và Phúc Thọ về phía Tây.
- Quận Hà Đông và huyện Quốc Oai về phía Nam.
- Quận Hà Đông và Nam Từ Liêm về phía Đông.

2.3.2. Khí hậu
Khí hậu Hà Nội mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết
có sự khác biệt rõ ràng giữa mùa nóng và mùa lạnh và có thể phân ra thành 4
mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa nóng bắt đầu từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 9,
khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều rồi mát mẻ, khô ráo vào tháng 10. Mùa lạnh
bắt đầu từ giữa đầu tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau.
Từ cuối tháng 11 đến tháng 1 rét và hanh khô, từ tháng 2 đến hết tháng
3 lạnh và mưa phùn kéo dài từng đợt. Trong khoảng cuối tháng 9 đến tháng
11, Hà Nội có những ngày thu với tiết trời mát mẻ (rõ rệt hơn Hải Phòng,
Nam Định và nhiều tỉnh phía Bắc khác) do đón vài đợt không khí lạnh yếu
tràn về.


×