Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Giáo án lớp 5 theo tuần năm học 2018 2019 mới nhất tuần 13 (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 29 trang )

TUẦN 13
Thứ hai ngày....................
TẬP ĐỌC:
NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
I.Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi; phù hợp với các sự việc.
- Hiểu được nội dung bài: biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm
của một cậu bé nhỏ tuổi. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3b).
- GD tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ rừng, TNTN.
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.
*THBVMT: HDHS tìm hiểu bài để thấy được những hành động thông minh, dũng cảm
của bạn nhỏ trong việc bảo vệ rừng. Từ đó học sinh nâng cao ý thức bảo vệ MT.
II. Chuẩn bị: Máy chiếu
III. Hoạt động dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

1. Khởi động:
Việc 1: HĐTQ tổ chức cho lớp chơi : Hái hoa dân chủ : Nêu cách chơi, luật chơi.
Việc 2: HS tham gia trò chơi.
Việc 3: Nhận xét đánh giá.
* Đánh giá:
+ Tiêu chí đánh giá: - Đánh giá khả năng đọc diễn cảm; trả lời đúng câu hỏi về nội
dung bài TĐ trước.
- Đọc to, rõ. Trình bày tự tin.
+ Phương pháp: Tích hợp, vấn đáp.
+ Kĩ thuật: trò chơi, nhận xét bằng lời.
2.Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- H xem tranh, cho biết: Bức tranh vẽ cảnh gì?
HS trả lời- Nghe GV bổ sung kết hợp giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:


HĐ 1: Luyện đọc đúng:
Việc 1: 1HS HTT đọc bài
Việc 2: Nghe GV giới thiệu giọng đọc của bài:
Việc 3: 1 H nêu cách chia đoạn. (3 phần)
Việc 4: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn đọc bài nối tiếp trong nhóm.
Lần 1: phát hiện từ khó luyện.
Lần 2: Luyện câu dài, ngắt nghỉ.
Việc 5:
Các Nhóm đọc trước lớp, HS lắng nghe, nhận xét.
Việc 6: Nghe GV đọc mẫu.
* Đánh giá:
+ Tiêu chí đánh giá:
+ Đọc đúng tiếng khó, từ ngữ: Sáu Bơ, rô bốt, ngoan cố..
Giải thích được nghĩa của từ trong bài: rô- bốt, còng tay
+ Đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hợp lí.
+ Phương pháp: Quan sát quá trình, vấn đáp
+ Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung:

1


Việc 1: Cá nhân đọc và tự trả lời
Việc 2: Chia sẻ ý kiến trong nhóm

Việc 3: Các nhóm chia sẻ trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Đánh giá:
+ Tiêu chí: Hiểu được nội dung của bài.
Câu 1: Theo lối ba vẫn thường đi, bạn nhỏ phát hiện ra bọn trộm gỗ.
Câu 2: Những việc làm cho thấy:

a) Bạn là người thông minh: Thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng. Lần
theo dấu chân để giải đáp thắc mắc, Phát hiện ra bọn tộm gỗ, lén chạy theo đường tắt,
gọi điện báo công an.
b) Bạn là người dũng cảm: Chạy đi báo công an khi phát hiện kẻ xấu, phối hợp với
công an bắt bọn trộm gỗ.
Câu 3: Trao đổi với bạn: Bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm vì bạn yêu rừng, sợ
rừng bị tàn phá.
Em học tập ở bạn nhỏ tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung, ….
+ Phương pháp: vấn đáp.
+ Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
* THBVMT:
Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một cậu bé nhỏ
tuổi.
Kết hợp ý thức BVMT.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:

Việc 1: Thảo luận nhanh trong nhóm: giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng…
(Đọc giọng kể chậm rãi, nhanh, hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng
cảm của cậu bé; chuyển giọng linh hoạt, ..)
Việc 2: Chia sẻ cách đọc bài trước lớp.

Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm luyện phần 2( gồm 2 đoạn) .

Việc 4: Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt.
Việc 5: 1 H đọc tốt đọc toàn bài.
- H nhắc lại nội dung bài.
*Đánh giá:
- Tiêu chí: Đánh giá khả năng đọc diễn cảm bài thơ.
Biết chuyển giọng linh hoạt và nhấn giọng, hạ giọng phù hợp.
- Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS.

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:

2


- Chia sẻ với người thân câu chuyện về người gác rừng tí hon. Rút ra được bài học cho
bản thân.
...................................................................................................................
TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân
- Nhân một số thập phân với tổng hai số thập phân; HS làm được bài 1, 2, 4a.
- HS có ý thức tính toán cẩn thận, trình bày bài sạch đẹp khoa học.
- PT năng lực tính toán, giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị: Máy chiếu, phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.

- Tổ chức trò chơi Hộp quà bí mật ôn KT tiết trước
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài 1: Đặt tính rồi tính:

- Đọc và làm BT.
- Chia sẻ kết quả trước lớp. H nhận xét về cách đặt tính và nêu thứ tự các bước tính.
Yêu cầu HS nhắc lại qui tắc cộng , trừ , nhân STP.
* Đánh giá:

+ Tiêu chí:
- HS nắm quy tắc cộng, trừ, nhân số thập phân.
- Vận dụng để tính đúng các phép tính BT1.
+ Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: ghi chép ngắn. Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi;
Bài 2: Tính nhẩm:

- Đổi vai hỏi và trả lời

- Một số H nêu kết qủa trước lớp, nêu cách nhân nhẩm một số thập phân với
10,100,1000...0,1; 0,01; 0,001...
* Đánh giá:
+ Tiêu chí:
- HS nắm chắc cách nhân STP với 10; 100; 1000; 0,1; 0,01; 0.001…
3


- Vận dụng để nhân nhẩm đúng các phép tính theo yêu cầu BT2.
+Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
+Kĩ thuật: ghi chép ngắn, Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi;
Bài 4a: Tính rồi so sánh giá trị của (a+b) xc và a x c + b x c
a
2,4

b
3,8

c
1,2


6,5

2,7

0,8

(a+b) x c
(2,4+3,8)x 1,2
= 6,2 x1,2
= 7,44
(6,5 +2,7) x 0,8

axc+bxc
2,4x 1,2 + 3,8 x1,2
2,4 x 0,8 + 2,7 x 0,8

- Cá nhân làm bài.
- Trao đổi trong nhóm cách thực hiện và rút ra nhận xét:
* Khi nhân một tổng hai số với số thứ ba ta có thể lấy từng số hạng của tổng
nhân với số đó rồi cộng các kết quả lại với nhau.
* Đánh giá:
- Tiêu chí: Tính đúng giá trị của biểu thức, so sánh giá trị và nêu được nhận xét..
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật:ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi;
C. HĐ ỨNG DỤNG:

- Chia sẻ với người thân cách nhân nhẩm với 10; 100; 1000... 0,1; 0,01; 0,001... và vận
dụng trong tính toán háng ngày.
............................................................................................................
Ngày dạy ....................

TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
- Thực hiện phép cộng, trừ , nhân các số thập phân.
- HS biết vận dụng tính chất nhân một số thập phân với một tổng, một hiệu hai số thập
phân trong thực hành tính. Bài tập cần làm: 1; 2; 3b 4.
- HS có ý thức tính toán cẩn thận, trình bày bài sạch đẹp khoa học.
- PT năng lực tính toán, giải quyết vấn đề.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.

- Tổ chức cho lớp chơi trò chơi: Truyền điện ôn KT nhân 1 số TP với 10 ; 100 ; 0,1 ;
0,01,...
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài 1: Tính:
- Đọc và làm BT
4


- Một số HS chia sẻ kết quả trước lớp. Nêu cách thực hiện thứ tự các phép tính.
- Chốt: Cách thực hiện thứ tự các phép tính trong biểu thức.
* Đánh giá:
+ Tiêu chí:
- HS nắm chắc Cách thực hiện thứ tự các phép tính trong biểu thức.
- Vận dụng để tính đúng kết quả các phép tính ở BT1.
+ Phương pháp: Quan sát, vấn đáp

+ Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi;
Bài 2: Tính bằng hai cách:
- Chia sẻ cách làm, làm vở.

- Một số H nêu kq trước lớp, Nêu cách thực hiện:
* Chốt dạng biểu thức một tổng nhân với một số;một hiệu nhân với một số.
* Đánh giá:
+Tiêu chí:
- HS nắm được các biểu thức có dạng một tổng nhân với một số; một hiệu nhân với một
số.Nêu được hai cách tính:
Vận dụng để làm tốt BT.
a) ( 6,75 + 3,25) x 4,2
Cách 2: ( 6,75 + 3,25) x 4,2
= 10 x 4,2
=6,75 x4,2 + 3,25 x 4,2
= 42
= 28,35 + 13,65 = 42
b) (9,6 - 4,2) x 3,6
Cách 2:(9,6 - 4,2) x 3,6
= 5,4
x 3,6
= 9,6 x 3,6 - 4,2x 3,6
= 19,44
= 34,56 - 15,12
= 19,44
+Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
+Kĩ thuật:ghi chép ngắn. Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi;
Bài 3b: Tính nhẩm kết quả tìm x:
- Trao đổi cách làm và thống nhất kq trong nhóm.
5,4 x X = 5,4; x =1 vì 5,4 x1 = 5,4

( số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó)
9,8 x X = 6,2 x 9,8
X = 6,2 (T/C giao hoán của phép nhân)
- CTHĐTQ cho các nhóm báo cáo kq trước lớp, lớp chất vấn hỏi cách làm.
* Đánh giá:
+Tiêu chí: Tính nhẩm được kết quả tìm x
- Nắm được số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó;
- Tính chất giao hoán của phép nhân: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó
không thay đổi.
+Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
+Kĩ thuật:ghi chép ngắn. Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi;
Bài 4:
5


- Cùng đọc và trao đổi cách làm.
- Thống nhất cả lớp.
* Đánh giá:
-Tiêu chí: Biết giải đúng bài toán, biết bài toán có thể giải bằng hai cách.
-Phương pháp: Quan sát, vấn đáp,
-Kĩ thuật: ghi chép ngắn. Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi;
C. HĐ ỨNG DỤNG:
- Cùng bạn thi đua làm BT vận dụng sau.
Tính bằng cách thuận tiện:
a) 6,9 x 2,5 x 400
b) 0,56 x 7,8 +2,2 x 0,44.
........................................................................................................................
TẬP ĐỌC:
TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN
I.Mục tiêu:

- Biết đọc với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung văn bản khoa
học.
- Hiểu được nội dung bài: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích
khôi phục rừng ngập mặn; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.(Trả lời
được các câu hỏi SGK)
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng.
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.
THBVMT; BĐ: *Giúp HS tìm hiểu bài và biết được những nguyên nhân và hậu quả
của việc phá rừng ngập mặn; thấy được phong trào trồng rừng ngập mặn đang sôi nổi
trên khắp đất nước và tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
II. Chuẩn bị: Tranh ảnh về rừng ngập mặn.
III. Hoạt động dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

1. Khởi động:

Việc 1: HĐTQ tổ chức cho lớp trò chơi Hộp thư lưu động: đọc một đoạn và trả lời một
trong số các câu hỏi của bài tập đọc trước.
Việc 2: HS tham gia trò chơi.
Việc 3: Nhận xét đánh giá.
* Đánh giá:
+Tiêu chí đánh giá:
- Đánh giá khả năng đọc diễn cảm; trả lời đúng câu hỏi về nội dung bài TĐ trước.
- Đọc to, rõ. Trình bày tự tin.
+Phương pháp: Tích hợp, vấn đáp.
+ Kĩ thuật: trò chơi, nhận xét bằng lời.
2.Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
6



- H xem tranh, cho biết: Bức tranh vẽ cảnh gì?
HS trả lời- Nghe GV bổ sung kết hợp giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

HĐ 1: Luyện đọc đúng:
Việc 1: 1HS HTT đọc bài
Việc 2: Nghe GV giới thiệu giọng đọc của bài:
Việc 3: 1 H nêu cách chia đoạn.
Việc 4: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn đọc bài nối tiếp trong nhóm.
Lần 1: phát hiện từ khó luyện.
Lần 2: Luyện câu dài, ngắt nghỉ.
Việc 5: Các Nhóm đọc trước lớp, HS lắng nghe, nhận xét.
Việc 6: Nghe GV đọc mẫu.
* Đánh giá:
+Tiêu chí::
- Nắm được các đoạn và giọng đọc của từng đoạn.
- Đọc đúng tiếng, từ ngữ:quai đê, .
Giải thích được nghĩa của từ trong bài:rừng ngập mặn, quai đê, phục hồi
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí.
+Phương pháp: vấn đáp, quan sát
+Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung:
Việc 1: Cá nhân đọc và tự trả lời

Việc 2: Chia sẻ ý kiến trong nhóm

Việc 3: Các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Đại diện các nhóm nêu, nhóm khác nhận xét.
* Nêu nội dung kết hợp BVMT….

* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: Hiểu được nội dung của bài
Câu 1: Nêu nguyên nhân và hậu quả của rừng ngập mặn…
Câu 2: Các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn vì các tỉnh này làm tốt
công tác thông tin tuyên truyền để mọi người dân hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn
đối với việc bảo vệ đê điều.
Câu 3: Tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi: tăng thu nhập cho người dân
nhờ lượng hải sản tăng nhiều, các loài chim nước cũng trở nên phong phú....
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:
Việc 1: Thảo luận nhanh trong nhóm: giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng?
Việc 2: Chia sẻ cách đọc bài trước lớp.
7


Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc.
Việc 4: Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt.
Việc 5: 1 H đọc tốt đọc toàn bài.
- H nhăc lại nội dung bài.
*Đánh giá:
+Tiêu chí: Đọc diễn cảm bài với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch. Nhấn giọng các
từ ngữ nói về tác dụng của việc trồng rừng ngập mặn.
- Hợp tác nhóm tích cực, đọc bài tự tin…
+Phương pháp: Vấn đáp.
+Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DUNG:

- Chia sẻ với người thân nội dung bài TĐ.
- Tuyên truyền việc bảo vệ MT, trồng cây xanh.

............................................................................................................
LTVC:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
- Hiểu được “khu đa dạng bảo tồn sinh học” qua đoạn văn gợi ý BT1, xếp các từ ngữ
chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo yêu cầu BT2, viết được
đoạn văn ngắn về môi trường theo yêu cầu BT3.
- Rèn luyện kĩ năng dùng từ đúng.
- GDHS có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.
- HS hợp tác nhóm tốt, diễn đạt mạch lạc, trau dồi ngôn ngữ.
* GD lòng yêu quý, ý thức BVMT, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh
II. Chuẩn bị: Tranh ảnh về khu bảo tồn đa dạng sinh học, rừng thường xanh, bán
thường xanh….
III. Hoạt động dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.
- Tổ chức trò chơi Hái hoa dân chủ ôn KT
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài 1: Đọc đoạn văn, Em hiểu “Khu bảo tồn đa dạng sinh học” là gì?

- Trao đổi trong nhóm.
8


- Các nhóm trình bày kq, kết hợp quan sát tranh ảnh.
*Đánh giá:
+TC đánh giá: Giải thích đúng nghĩa của các cụm từ: khu bảo tồn đa dạng sinh học
*Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ được nhiều lọai động vật và thực vật

- hiểu thêm các cụm từ được giải nghĩa ở sgk: rừng nguyên sinh, loài lưỡng cư, rừng
thường xanh, rừng bán thường xanh.
+Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
+Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
Bài 2: Xếp các từ ngữ chỉ hành động nêu trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp:
- Cùng trao đổi và hoàn thành BT

- Chia sẻ kết quả.
*Đánh giá:
+Tiêu chí đánh giá: Xếp đúng các từ vào 2 nhóm thích hợp.
a)Hành động bảo vệ môi trường: trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc.
b) Hành động phá hoại môi trường: phá rừng, đánh bắt cá bằng mìn, xả rác,
săn bắt thú buôn bán động vật hoang dã, đánh cá bằng điện.
+Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
+Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
* Tổ chức liên hệ BVMT, BĐ
Bài 3: Chọn một trong các cụm từ ở BT2, viết đoạn văn khoảng 5 câu về đề tài đó:

- Cá nhân làm bài.
- Một số H đọc trước lớp. Lớp nhận xét, đánh giá.
*Đánh giá:
+Tiêu chí đánh giá: Biết sử dụng các cụm từ ở BT2 để viết được đoạn văn về đề tài
MT. Đoạn văn có liên kết chặt chẽ và đúng chủ đề...
+Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
+Kĩ thuật:Ghi chép ngắn, gợi mở, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
C. HĐ ỨNG DỤNG:

- Chia sẻ cùng người thân các từ ngữ về chủ để môi trường, sử dụng đúng từ trong nói
và viết.
...................................................................................................................

TẬP LÀM VĂN:
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Tả ngoại hình)
I.Mục tiêu:
9


- Giúp học sinh nêu được những chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật và quan hệ của
chúng với tính cách nhân vật trong bài văn, đoạn văn.(BT1); Biết lập dàn ý cho bài văn
tả người thường gặp.(BT2)
- Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả người thường gặp.
- Giáo dục HS tình cảm yêu quý ông bà, cha mẹ, yêu quý thầy cô giáo.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, diễn đạt ngôn ngữ.
II.Chuẩn bị: GV: Nội dung các chi tiết miêu tả ngoại hình của người bà (bài Bà tôi);
của nhân vật Thắng (bài Chú bé vùng biển); dàn ý khái quát của một bài văn tả người.
HS: Những ghi chép của HS khi quan sát một người mà em thường gặp.
III. Hoạt động dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
*Khởi động:

- Tổ chức trò chơi: Hái hoa dân chủ ôn Cấu tạo bài văn tả người
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài 1: Chọn làm một trong hai bài tập:
*Việc 1: Chi tiết miêu tả ngoại hình và quan hệ

- Nhóm trưởng điều hành các bạn chọn một trong hai bài tập sau, đọc thầm lại bài văn
và thảo luận theo các câu hỏi, thư ký tổng hợp kết quả vào bảng phụ.
a, Đọc bài “Bà tôi” và TLCH:

? Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của bà?
? Đoạn 2 còn tả những đặc điểm gì về ngoại hình của bà? Các đặc điểm đó quan hệ với
nhau thế nào? Chúng cho biết điều gì về tính tình của bà?
b, Đoạn văn “Chú bé vùng biển” tả những đặc điểm nào về ngoại hình của Thắng?
Những đặc điểm ấy cho biết điều gì về tính tình của Thắng?

- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Chốt: Đặc điểm về ngoại hình và mối quan hệ của chúng.
- GV nhấn mạnh: Khi tả ngoại hình nhân vật, cần chọn tả những chi tiết tiêu biểu. Các
chi tiết đó phải quan hệ chặt chẽ với nhau giúp khắc họa rõ hình ảnh, tính cách cũng
như nội tâm của nhân vật.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ Nêu được đặc điểm về ngoại hình của bà hoặc của Thắng: Tả mái tóc, độ dày của
mái tóc, tả giọng nói, đôi mắt và khuôn mặt của bà; Tả chiều cao, nước da, thân hình,
tả đôi mắt, cái miệng và cái trán của Thắng.
+ Mối quan hệ: Các đặc điểm đó có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, làm
hiện lên rất rõ về ngoại hình của bà hoặc của Thắng.
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời.
*Việc 2: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả người thường gặp
10


- Yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả người.
- Cá nhân dựa vào cấu tạo bài văn tả người để lập dàn ý cho bài văn tả người thường
gặp.
*Hỗ trợ: Khi tả nhân vật, cần chọn những đặc điểm, chi tiết tiêu biểu, ấn tượng về hình
dáng, tính tình của ấy để đưa vào dàn ý.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.

- GV cùng lớp nhận xét và đánh giá, chỉnh sửa thành một dàn ý chi tiết hoàn chỉnh.
- Chốt: Cách lập dàn ý chi tiết cho một bài văn tả người.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người mà em thường
gặp dựa vào kết quả quan sát.
a)Mở bài: Giới thiệu người định tả.
b)Thân bài: + Tả hình dáng: đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn
mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng, ....
+ Tả tính tình, hoạt động: lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác, ...
c)Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời, tôn vinh HS.
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:

- Tập viết thành một đoạn văn tả ngoại hình dựa vào dàn ý đã lập.
- Cùng bạn tìm đọc một số bài văn tả người.
.......................................................................................................................
Ngày dạy: .....................
CHÍNH TẢ: (nhớ- viết):
HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
I. Mục tiêu:
- Nhớ - viết đúng bài chính tả (2 khổ thơ cuối); không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày
đúng các câu thơ lục bát.
- Làm được BT2a, BT3a.
- Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Rèn luyện kĩ năng tự học, hợp tác nhóm.
II. Chuẩn bị: Máy chiếu
III. Hoạt động dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:


1.Khởi động:
- Tổ chức trò chơi: Viết đúng, viết đẹp
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
2. Hình thành kiến thức:
* Tìm hiểu về bài viết
11


- Cá nhân tự đọc bài viết, 1 em đọc to trước lớp.
- Chia sẻ trong nhóm về nội dung chính của bài viết và cách trình bày bài viết.
- Chia sẻ với GV về cách trình bày.
* Viết từ khó
- Tìm từ khó viết và trao đổi cùng bạn bên cạnh.
- Luyện viết vào nháp, chia sẻ cùng GV.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Hiểu nội dung bài viết.
+ Nắm được cách trình bày các câu thơ lục bát.
+ Phân tích cấu tạo âm vần, phân biệt âm vần dễ lẫn lộn.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.

- GV đọc bài viết, lưu ý cách trình bày bài viết, tư thế ngồi viết và ý thức luyện chữ
viết.
- Gọi 1HS đọc lại hai khổ thơ cuối, lớp nhẩm thầm.
- HS nhớ lại hai khổ thơ cuối và viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn cho học sinh viết
chưa đẹp.
- GV đọc chậm - HS dò bài.
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: Kĩ năng viết chính tả của HS:

+Viết chính xác từ khó: rong ruổi, bầy ong, trăm miền.
+ Viết đúng chính tả, chữ viết đẹp, đúng kĩ thuật, đảm bảo tốc độ.
+ Hình thức trình bày bài đẹp.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét, tôn vinh HS.
*Việc 2: Làm bài tập
Bài 2a: Tìm các từ ngữ chứa những tiếng sau:
sâm
sương
sưa
siêu
xâm
xương
xưa
xiêu
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, hoàn thiện bài tập nhanh.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ Phân biệt được tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu s hay x
+ Tự học tốt hoàn thành bài của mình, chia sẻ kết quả với bạn.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Bài 3a: Điền vào chỗ trống s hay x.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, hoàn thiện bài tập nhanh.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ Điền đúng s hoặc x vào hai câu
12



Đàn bò vàng trên đồng cỏ xanh xanh
Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại.
+ Tự học tốt hoàn thành bài của mình, chia sẻ kết quả với bạn.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Cùng bạn viết lại một đoạn của bài chính tả đúng, đẹp.
.....................................................................................................................
TOÁN:
CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I.Mục tiêu:
-HS biết chia một số thập phân cho một số tự nhiên, biết vận dụng trong thực hành
tính.
- Rèn kĩ năng đặt tính và tính cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên. Vận
dụng làm tốt các BT1a;c; 2
- GDHS có ý thức tính toán cẩn thận, trình bày bài khoa học.
- Rèn luyện năng lực tính toán, hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
1. Khởi động:

- Tổ chức trò chơi Hộp quà bí mật ôn KT tiết trước.
- GV giới thiệu bài học, nêu mục tiêu.
2. Hình thành kiến thức:
*Ví dụ 1: HS đọc bài toán, thảo luận, nêu hướng giải, nêu phép tính giải.
8,4 : 4 = ?
* Trao đổi để tìm cách: đổi đơn vị đo để phép tính giải bài toán trở thành phép chia

hai số tự nhiên, rồi chuyển từ số đo có đơn vị bé sang số đo theo y/c bài toán.
- Thảo luận, trình bày cách làm.
* GV giới thiệu phép chia số thập phân cho số tự nhiên.
* Theo dõi cách đặt tính và tính, nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa hai cách
tính.
 Ví dụ 2: 72,57 : 19 = ?
- Làm bài

- Cùng G thực hiện phép chia, rút ra nhận xét.
* Đánh giá:
+Tiêu chí:
- HS nắm được Cách chia một số TP cho một số TN.
- Vận dụng để giải bài toán và rút ra quy tắc chia một số thập phân cho một số TN.
13


- Rèn luyện năng lực phân tích, tính toán,hợp tác nhóm.
+Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
+Kĩ thuật:ghi chép ngắn. Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi;
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:
- Đọc và làm BT
- Chia sẻ kết quả.
- Chốt: Cách đặt tính và các bước thực hiện chia một số TP cho một số TN
* Đánh giá:
+Tiêu chí:
- HS nắm quy tắc chia môt số TP cho một số TN.
- Vận dụng để tính đúng các phép chia một số TP cho một số TN theo yêu cầu BT1.
+Phương pháp: Quan sát, vấn đáp

+Kĩ thuật:ghi chép ngắn. Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi;
Bài 2: Tìm X:
- Cá nhân đọc và làm BT.

- Chia sẻ kết quả, nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.

- 2 H trình bày bài, lớp đối chiếu, nhận xét.
- Chốt: Cách tìm thành phần chưa biết của phép tính (tìm thừa số chưa biết)
* Đánh giá:
+Tiêu chí:
- HS nắm được cách tìm thừa số chưa biết.
- Vận dụng để tìm x theo yêu cầu BT2.
a) X x 3 = 8,4
b) 5 x X = 0,25
X
= 8,4 : 3
X = 0,25 : 5
X
= 2,8
X = 0,05
+Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
+Kĩ thuật: ghi chép ngắn. Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi;
C. HĐ ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ cùng người thân cách chia một số thập phân cho một số TN
- Làm BT vận dụng sau:
Đặt tính rồi tính: 45,5 : 12
112,56 : 21
…………………………………………………………………………..
KỂ CHUYỆN:
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA

14


I.Mục tiêu:
- Kể được một số việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm để bảo vệ môi trường của bản
thân hoặc những người xung quanh.
- Nghe bạn kể chăm chú, nhận xét được lời kể của bạn.
- GDHS có ý thức bảo vệ môi trường.
- BDNL kể chuyện và biểu diễn tự tin, ngôn ngữ diễn đạt lưu loát.
* Giáo dục HS về ý thức BVMT.
II. Chuẩn bị:
- Bảng lớp viết 2 đề bài trong SGK.
III. Hoạt động dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động

- CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi hoặc hát một bài.
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
2. Tìm hiểu đề:
- 1 HS đọc đề bài, em gạch chân dưới những từ ngữ cần lưu ý.
(Kể một việc làm tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường.đề 1; Kể về một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường.- đề 2).
- NT cho các bạn tiếp nối nhau đọc các gợi ý trong SGK.
- Các nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị bài và báo cáo cùng cô giáo.
- Một số HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện cần kể.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Kể được một câu chuyện về người có việc làm tốt hoặc hành
động dũng cảm mà em hoặc người xung quanh đã làm để bảo vệ môi trường.
+ Trình tự kể một câu chuyện: Giới thiệu câu chuyện (Nêu tên câu chuyện, nêu tên
nhân vật); kể diễn của câu chuyện.
+ Biết sắp xếp các sự việc có thực thành một câu chuyện.

- Phương pháp: Quan sát.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
* Kể trong nhóm

- NT cho các bạn lần lượt giới thiệu câu chuyện mình kể.
- Cá nhân lần lượt kể trong nhóm.
- Cả nhóm nêu câu hỏi phỏng vấn về ý nghĩa câu chuyện..
- Chọn bạn kể hay nhất thi kể trước lớp.
* Kể trước lớp:

- Đại diện mỗi nhóm thi kể chuyện.
- Cả lớp đặt câu hỏi yêu cầu bạn nêu ý nghĩa câu chuyện sau khi kể.
- Bình chọn bạn kể chuyện hay, hấp dẫn.
*GV tích hợp nội dung BVMT. Những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
15


*Đánh giá:
- Tiêu chí:
+ Nội dung câu chuyện có phù hợp với yêu cầu đề bài không, có hay, mới và hấp dẫn
không?
+ Cách kể (giọng điệu cử chỉ).
+ Khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật:Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, kể chuyện, tôn vinh.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ câu chuyện với bố mẹ và người thân.
………………………………………………………......................
Ngày dạy ..........................

TOÁN:
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
- Biết chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
- Vận dụng các kiến thức đã học về chia số thập phân cho số tự nhiên để làm tốt các bài
tập 1, 3.
- Giáo dục HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học, GD tính cẩn thận, chịu khó.
- Rèn luyện năng lực tính toán, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
*Khởi động:

- Tổ chức trò chơi Hộp quà bí mật ôn KT
- GV giới thiệu bài
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- Đọc và làm BT
- Chia sẻ kết quả.
* Chốt: Quy tắc, kĩ năng thực hiện ĐT rồi tính chia một số TP cho 1 số tự nhiên.
* Đánh giá:
+ Tiêu chí:
- HS nắm chắc quy tắc chia một số TP cho 1 số tự nhiên.
- Thực hành tính đúng các phép tính theo yêu cầu trong BT1.
+ Phương pháp: Quan sát, vấn đáp,
+ Kĩ thuật: ghi chép ngắn. Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi;
Bài 3: Đặt tính rồi tính:
- Làm BT
16



- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
* Chốt: Cách ĐT rồi tính chia một số TP cho 1 số tự nhiên thêm 0 vào bên phải
số dư để chia tiếp cho hết.
* Đánh giá:
+ Tiêu chí:
- Thực hành tính đúng các phép tính theo yêu cầu trong BT3.
26,5 25
150 1,06
0
* Khi chia số TP cho một số tự nhiên mà còn dư, ta có thể chia tiếp bằng cách: viết
thêm chữ số 0 vào bên phải số dư rồi tiếp tục chia.
+Phương pháp: Quan sát, vấn đáp,
+Kĩ thuật: ghi chép ngắn. Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi;
C. HĐ ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ cách thực hiện một phép chia số TP cho số TN. Vận dụng làm BT:
Một cửa tiệm bán vải ở Chợ Tréo trong 6 ngày bán được 342,3m vải. Hỏi trung
bình mỗi ngày cửa tiệm đó bán được bao nhiêu mét vải ?
..................................................................................................................
LTVC :
LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được các cặp quan hệ từ trong câu theo yêu cầu của BT1. Biết sử dụng cặp
quan hệ từ phù hợp (BT2); bước đầu nhận biết được tác dụng của quan hệ từ qua việc
so sánh hai đoạn văn (BT3)
- Luôn sử dụng đúng từ ngữ trong giao tiếp, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
- Giáo dục HS có ý thức sử dụng quan hệ từ khi nói và viết văn qua đó thấy được sự
phong phú của Tiếng Việt.
- HS hợp tác nhóm tốt, diễn đạt mạch lạc, trau dồi ngôn ngữ.

II. Chuẩn bị:
Viết sẵn nội dung bài tập 3b (máy chiếu)
III. Hoạt động dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.

*Khởi động:

- Tổ chức trò chơi Hộp thư lưu động ôn KT
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài 1: Tìm các cặp QHT trong những câu sau:
17


- Cá nhân đọc thầm các câu văn và gạch chân dưới các cặp quan hệ từ được sử dụng
trong câu.

- Các nhóm nêu trước lớp. Nghe GV nhận xét:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ và phỏng vấn nhau trước lớp.
? Cặp quan hệ từ Nhờ ... mà biểu thị quan hệ gì?
? Cặp quan hệ từ Không những ... mà còn biểu thị quan hệ gì?
- Nhận xét và chốt: Các quan hệ từ và tác dụng của nó.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Tìm đúng các cặp quan hệ từ:
+ Câu a: Nhờ ... mà
+ Câu b: Không những ... mà còn
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Bài 2: Chuyển mỗi cặp câu trong đoạn a hoặc đoạn b thành một câu sử dụng các cặp

QHT: Vì... nên...; chẳng những...mà...

- Hai bạn ngồi cạnh nhau đọc thầm các câu văn và trao đổi về cách làm và cùng làm
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Chốt: a, Vì mấy năm qua chúng ta đã làm tốt .. nên hầu hết…
b, Thêm cặp từ : Phong trào trồng rừng ngập mặn chẳng những có ở….mà rừng ngập
mặn còn được trồng ở các đảo…
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Chuyển hai câu ở mỗi đoạn văn thành một câu bằng cách sử dụng
đúng cặp quan hệ từ: vì ... nên ... hoặc chẳng những ... mà ...
-PP: Quan sát, vấn đáp
Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Bài 3: Hai đoạn văn sau có gì khác nhau? Đoạn nào hay hơn? Vì sao?.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc thầm hai đoạn văn và cùng thảo luận về sự khác
nhau giữa hai đoạn văn, cảm nhận được đoạn văn nào hay hơn, giải thích lí do.

- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ và phỏng vấn nhau trước lớp.
? Vì sao bạn cho đoạn văn a hay hơn đoạn văn b?
? Quan hệ từ có tác dụng gì?
- Chốt: Cách sử dụng các quan hệ từ trong câu văn và tác dụng của việc sử dụng qh từ.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Nêu được được sự khác nhau giữa hai đoạn văn: Đoạn văn b có
thêm một số quan hệ từ và cặp quan hệ từ.
18


+ Xác định được đoạn văn hay hơn: Đoạn a hay hơn đoạn b vì các quan hệ từ và cặp
quan hệ từ thêm vào các câu 6, 7, 8 ở đoạn văn b làm cho câu văn nặng nề.
+ Ghi nhớ: Cần sử dụng các quan hệ từ đúng lúc, đúng chỗ. Việc sử dụng không đúng
lúc, đúng chỗ các quan hệ từ và cặp quan hệ từ sẽ gây tác dụng ngược lại.

- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh
C. HĐ ỨNG DỤNG :

- Vận dụng các quan hệ từ vào bài văn của mình.
- Tự mình nêu một quan hệ từ, nêu cặp quan hệ từ rồi yêu cầu bạn đặt câu và đổi vai
cho nhau.
..............................................................................................
TẬP LÀM VĂN:
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
Đề bài: Dựa theo dàn ý mà em đã lập trong bài trước, hãy viết một đoạn văn tả ngoại
hình của một người mà em thường gặp.
I.Mục tiêu:
- Viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và
kết quả quan sát đã có.
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn.
- Giáo dục HS tình cảm yêu quý ông bà, cha mẹ, yêu quý thầy cô giáo.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, diễn đạt ngôn ngữ.
II.Chuẩn bị:
Một số bài văn, đoạn văn hay.
Máy chiếu ghi phần gợi ý.
Dàn ý bài văn tả người mà em thường gặp.
III. Hoạt động dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
*Khởi động:
- Trò chơi Hái hoa dân chủ ôn KT
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

*Việc 1: Tìm hiểu đề bài

Đề bài: Dựa theo dàn ý mà em đã lập trong bài trước, hãy viết một đoạn văn tả ngoại
hình của một người mà em thường gặp.
- Gọi HS đọc đề bài.
? Đề bài yêu cầu các em làm gì?
- Nhận xét kết hợp gạch chân những từ ngữ quan trọng.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc thầm gợi ý ở SGK trang 132 và trao đổi với bạn
về dàn ý mình, nói phần chọn để chuyển thành đoạn văn hoàn chỉnh.
+ Người bạn tả là ai?
+ Bạn chọn phần nào của dàn ý?
+ Bạn hãy nêu cấu trúc của một đoạn văn? (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn)
19


- Nhắc HS: Có thể viết một đoạn văn tả một số nét tiêu biểu về ngoại hình nhân vật.
Cũng có thể viết một đoạn văn tả riêng một nét ngoại hình tiêu biểu (VD: tả đôi mắt
hay tả mái tóc, dáng người,. . .).
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Nắm được thể loại văn: Tả người.
+ Nắm chắc cấu trúc của đoạn văn: Đoạn văn cần có câu mở đoạn; nêu được đầy đủ,
đúng, sinh động những nét tiêu biểu về ngoài hình của người định tả; cách sắp xếp các
câu trong đoạn hợp lí.
+ Yêu cầu của đề bài: Viết một đoạn văn tả ngoại hình của một người thường gặp.
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi.
*Việc 2: Viết đoạn văn
- Cá nhân thực hiện viết đoạn văn vào vở.
*Hỗ trợ: Nên chọn phần thân bài để viết. Khi viết đoạn văn cần có câu mở đoạn nêu ý
bào trùm của đoạn. Các câu trong đoạn văn phải nêu bật ý bao trùm đó. Cần sử dụng
một số biện pháp nhân hóa, so sánh để làm cho bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn.

- Cá nhân chia sẻ với bạn ngồi bên cạnh mình về đoạn văn vừa viết.

- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét, chỉnh sửa về lỗi dùng từ, đặt câu, lỗi diễn đạt, lỗi chính tả và
bình chọn đoạn văn viết hay nhất, sinh động và hấp dẫn nhất.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Trình bày đúng hình thức một đoạn văn: Một đoạn văn phải có
câu mở đoạn, câu kết đoạn.
+ Viết được đoạn văn tả ngoại hình của một người thường gặp một cách chân thực, tự
nhiên, có ý riêng, ý mới.
- Phương pháp: Vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét, tôn vinh HS.ghi chép ngắn
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Tập viết lại những câu văn chưa hài lòng.
- Tập viết thành bài văn hoàn chỉnh tả một người em thường gặp.
.........................................................................................................
ĐẠO ĐỨC:
KÍNH GIÀ YÊU TRẺ(T2)
I. Mục tiêu:
- Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh
nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được
gia đình và cả xã hội quan tâm, chăm sóc.
- Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ,
nhường nhịn người già, em nhỏ.
20


- Tôn trọng yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ; không đồng
tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với người già
và em nhỏ.

- Có năng lực giải quyết vấn đề và hợp tác...
II. Tài liệu, phương tiện:
- Tranh, ảnh, phiếu
III. Hoạt động dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
Khởi động

- Tổ chức trò chơi Xử lý tình huống ôn KT tiết trước.
- GV giới thiệu bài, HS chia sẻ mục tiêu trước lớp.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

HĐ 1: Đóng vai (BT2).

-Việc 1: Cá nhân suy nghĩ cách xử lí từng tình huống.
-Việc 2: Thảo luận để tìm cách giải quyết tình huống sau đó sắm vai thể hiện tình
huống.
-Việc 3: Cả lớp cùng chia sẻ

* Đánh giá:
+ Tiêu chí:
- HS hiểu được thế nào là kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn
em nhỏ.
- HS biết sắm vai xử lí đúng các tình huống trong bài tập 2; lựa chọn cách ứng xử phù
hợp trong các tình huống để thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
- Hợp tác tích cực,thể hiện tự tin tình huống của mình.
+ Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, tích hợp.
+ Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời; xử lí tình huống, …
HĐ 2: Làm BT 3,4:

- Hai bạn cùng bàn cùng trao đổi, hoàn thành BT.

- HĐTQ tổ chức cho các bạn trao đổi trước lớp.
* Đánh giá:
- Tiêu chí:Biết được những tổ chức và những ngày dành cho người già và em nhỏ.
+ Ngày dành cho người cao tuổi là ngày 1/10
+Ngày dành cho trẻ em là ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6
+Tổ chức dành cho người cao tuổi là Hội người cao tuổi.
21


+Các tổ chức dành cho trẻ em là: Đội TNTPHCM, sao nhi đồng.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: ghi chép, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời; …
HĐ 3: Tìm hiểu về truyền thống kính già, yêu trẻ:
- Tìm các phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện kính già, yêu trẻ của dân tộc Việt Nam.
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
Kĩ thuật: ghi chép, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.

- Các nhóm thi tìm hiểu và cử đại diện nêu.
* Đánh giá:
- Tiêu chí: Tìm và biết thêm được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là luôn
quan tâm, chăm sóc người già, trẻ em.
+ Người già luôn được chào hỏi, được mời ngồi vào ở chỗ trang trọng nhất.
+ Con cháu luôn quan tâm, chăm sóc ông bà.
+Tổ chức lễ mừng thọ, mừng tuổi đầu năm…
+ Trẻ em được mừng tuổi, tặng quà mỗi dịp lễ tết.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: ghi chép, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Biết quan tâm, giúp đỡ cụ già, em nhỏ.
..................................................................................................................

KỸ THUẬT:
CẮT, KHÂU, THÊU TỰ CHỌN. (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU
- Biết chọn và thực hành sản phẩm tự chọn.
- Thêu được mũi thêu dấu nhân, các mũi thêu tương đối đều nhau.
+ HS bình thường: Thêu được ít nhất 5 dấu nhân. Đường thêu có thể bị dúm
+ HS khéo tay: Thêu được ít nhất 8 dấu nhân. Các mũi thêu đều nhau. Đường thêu
ít bị dúm. Biết ứng dụng thêu dấu nhân để thêu trang trí sản phẩm đơn giản.
- Một số HS nam có thể thực hành đính khuy.
- Có năng lực giải quyết vấn đề , khéo léo,...
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Mẫu thêu dấu nhân.
- Mấu đính khuy.
2. Học sinh:
- Mảnh vải kích thước 35cm x35cm, kim khâu, chỉ màu, phấn màu, thước kẻ,
kéo, khung thêu, khuy 2 lỗ, 4 lỗ…
III. Hoạt động dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* HĐ Khởi động:
22


- Hội đồng tự quản điều hành lớp KĐ:
- Hội đồng tự quản mời cô giáo vào bài học.
Xác định mục tiêu bài
Việc 1: Cá nhân đọc mục tiêu bài (2 lần)
Việc 2: Trao đổi MT bài trong nhóm .
Việc 3: Phó chủ tịch HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ MT bài trước lớp, nêu ý
hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.

* Hình thành kiến thức.
1. Ôn tập những kiến thức đã học trong chương I.
Việc 1: Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý nghe,
đánh giá và bổ sung cho mình.
Việc 2: Nhóm trưởng cho các bạn nhắc lại cách đính khuy, thêu chữ V, thêu dấu
nhân…
Việc 3: Nhóm trưởng, đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm
và báo cáo cô giáo.

Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ về các câu hỏi trong bài.
* Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm.
* Đánh giá:
- Tiêu chí: Nắm được cách đính khuy, thêu chữ V, thêu dấu nhân…
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Thực hành làm sản phẩm tự chọn.
Việc 1: Nhóm trưởng kiểm tra và báo cáo với cô giáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập
của nhóm.
Việc 2: Làm một trong những sản phẩm đã học. (Làm tiếp sản phẩm ở tiết trước).

Việc 3: Chia sẻ cách làm sản phẩm cho bạn bên cạnh.
Việc 4: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm.

Báo cáo thầy/cô kết quả và những điều em chưa hiểu.
* Đánh giá:
23


- Tiêu chí: Làm được sản phẩm theo yêu cầu.

- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:

- Chia sẻ cách làm sản phẩm cho bạn bè, người thân. Vận dụng để đính
khuy áo nếu khuy áo của mình hoặc của người thân bị hỏng.
*************************************
EM TỰ ÔLTV:
ÔN TUẦN 13
I.Mục tiêu:
- Đọc và hiểu bài Tác dụng của mật ong. Hiểu được tác dụng của mật ong và một số lưu
ý khi dùng mật ong.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản, Viết được đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em
yêu mến. HS làm hoàn thành các BT 1,2,6; HSNK Tìm những chi tiết tả người độc
đáo, có ý quan sát riêng...
- GD thái độ yêu quý, bảo vệ các con vật có ích.
- Rèn luyện kĩ diễn đạt ngôn ngữ; hợp tác cùng bạn.
II. Hoạt động dạy học:
: Nhất trí các hình thức học như ở TL
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

*Khởi động:

- Ban học tập tổ chức cho lớp hát hoặc chơi các trò chơi mà các em yêu thích.
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

HĐ1: HS làm BT theo y/c.
- Cá nhân làm các BT theo y/c.
- GV theo dõi, hỗ trợ.

- Chia sẻ.
HĐ 2: HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ kết quả-> phỏng vấn nhau trước lớp:
- GV theo dõi, bổ sung và chốt KT.
* Đánh giá:
Tiêu chí:
- Đánh giá khả năng đọc-hiểu nội dung bài TĐ “Tác dụng cuat mật ong”
1.Em có suy nghĩ gì về lời ong? ( chăm chỉ, siêng năng, đoàn kết…)
2.a) Tác dụng của mật ong: Dễ ngủ, chữa ho, cảm lạnh, bồi bổ cơ thể, chữa đau dạ
dày.
b) Chữa ho- hấp mật ong với chanh, quất rồi uống 2-3 thìa/ngày; đau dạ dày trộn mật
ong với bột nghệ ăn liên tục trong 1-2 tháng.
c) Mật ong sắp hỏng là khi mật ong xuất hiện bọt khí.
24


d) Khi có người pha mật ong với nước sôi em sẽ nói : mật ong pha nước sôi sẽ mất chất
dinh dưỡng.
6.Dựa theo dàn ý của tuần 12, biết viết hoàn chỉnh một đoạn văn tả người (đoạn ở
phần thân bài)
+ Trình bày đúng hình thức một đoạn văn: Một đoạn văn phải có câu mở đoạn, câu kết
đoạn.
+ Viết được đoạn văn tả ngoại hình của một người thường gặp một cách chân thực, tự
nhiên, có ý riêng, ý mới.
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp,
Kĩ thuật: ghi chép ngắn. Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi;
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Hoàn chỉnh các BT tuần 13.

................................................................................................................
EM TỰ ÔL TOÁN:

TUẦN 13
I.Mục tiêu:
- Thực hiện đúng phép cộng, trừ, nhân các số thập phân; phép chia một số thập phân
cho một số TN, chia nhẩm một số thập phân cho 10; 100; 1000….
- Rèn kĩ năng tính nhẩm; KN thực hiện phép tính. HS hoàn thành các BT1,3,4; HSNK
làm thêm BT 7.
- Giáo dục HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học, GD tính cẩn thận, chịu khó.
- Rèn luyện năng lực tính toán, hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
II. Hoạt động dạy học: (Nhất trí hình thức học như TL)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

*Khởi động:

- Ban văn nghệ tổ chức hát hoặc chơi trò chơi mà các em yêu thích.
- GV nêu mục tiêu và y/c của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

HĐ1: HS làm BT theo y/c.

GV theo dõi, hỗ trợ.
HĐ 2: HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ kết quả-> phỏng vấn nhau trước lớp:

* Đánh giá:
Tiêu chí:
BT1: Biết tính thuận tiện bằng cách đưa BT về dạng một tổng nhân với một số.
(a+b) x c= a x c + b x c
a) 6,8 x 5,4 + 6,8 x 4,6 = 6,8 x ( 5,4 + 4,6)
= 6,8 x
10
=

68
b) 7,1 x 0,27 + 0,27 x 2,9 = (7,1 +2,9) x 0,27
=
10 x 0,27
25


×