Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Áp dụng pháp luật giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài tại tòa án nhân dân thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
----------

LƢU THỊ THƢƠNG

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC
NGOÀI TẠI TÕA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
----------

LƢU THỊ THƢƠNG

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC
NGOÀI TẠI TÕA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60380103

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Bùi Minh Hồng

HÀ NỘI – NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
đƣợc trích dẫn đúng theo quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác
và trung thực của Luận văn này.
Tác giả luận văn

Lƣu Thị Thƣơng


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLDS:

Bộ luật dân sự

ĐƢQT:

Điều ƣớc quốc tế

HĐTTTP:


Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp

HN&GĐ:

Hôn nhân và gia đình

NĐ:

Nghị định

TAND TP:

Tòa án nhân dân thành phố

TANDTC:

Tòa án nhân dân tối cao

TTDS:

Tố tụng dân sự

UTTP:

Ủy thác tƣ pháp


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................

MỤC LỤC ..........................................................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC
NGOÀI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM .................... 6
1.1. Khái niệm và đặc điểm quan hệ ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài .............. 6
1.1.1. Khái niệm ly hôn có yếu tố nước ngoài ................................................ 6
1.1.2. Đặc điểm quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài.................................... 7
1.2 Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh quan hệ ly hôn có
yếu tố nƣớc ngoài ……………………………………………………….......11
1.2.1. Hệ thống pháp luật trong nước ........................................................... 11
1.2.2. Pháp luật quốc tế .................................................................................. 14
1.3. Pháp luật Việt Nam về giải quyết ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài ......... 15
1.3.1. Giải quyết xung đột pháp luật trong việc ly hôn có yếu tố nước
ngoài…………………………………………………………………………15
1.3.2. Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài .......................... 18
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 21
Chƣơng 2: ÁP DỤNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT LY HÔN CÓ YẾU
TỐ NƢỚC NGOÀI TẠI TÕA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ………… ........................................................... 22
2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của TP. Hà Nội ảnh
hƣởng đến ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài ....................................................... 22
2.2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về giải quyết ly hôn có yếu
tố nƣớc ngoài tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội .............................. 23
2.2.1. Xác định căn cứ ly hôn ........................................................................ 24
2.2.1.1. Căn cứ ly hôn khi thuận tình ly hôn ................................................... 24
2.2.1.2. Căn cứ ly hôn khi ly hôn theo yêu cầu của một bên .......................... 28


2.2.2. Thực hiện hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao trong việc giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài .................................... 35

2.2.2.1. Đối với trường hợp công dân Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với
công dân Việt Nam đã đi ra nước ngoài ......................................................... 35
2.2.2.2. Đối với trường hợp các bên đều là công dân Việt Nam kết hôn ở nước
ngoài theo pháp luật nước ngoài, nay họ về Việt Nam xin ly hôn. ................. 39
2.2.2.3. Đối với trường hợp người Việt Nam ở nước ngoài kết hôn với người
nước ngoài mà việc kết hôn đó được công nhận tại Việt Nam, nay người Việt
Nam về nước và người nước ngoài xin ly hôn ................................................ 40
2.2.2.4. Đối với trường hợp công dân Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với
người nước ngoài đang cư trú ở nước ngoài .................................................. 41
2.2.3. Giải quyết hậu quả pháp lý .................................................................. 41
2.2.3.1. Quan hệ nhân thân ............................................................................. 42
2.2.3.2. Phân chia tài sản và xác định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và
chồng………………………………………………………………………...42
2.2.3.3. Xác định quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng .............................. 57
2.3. Một số vấn đề khó khăn trong giải quyết các vụ án ly hôn có yếu tố
nƣớc ngoài tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội................................... 60
2.3.1. Khó khăn trong vấn đề ủy thác tư pháp (UTTP) .............................. 61
2.3.1.1. Việc ủy thác thu thập chứng cứ .......................................................... 61
2.3.1.2. Về thời gian thực hiện ủy thác tư pháp .............................................. 63
2.3.1.3. Về địa chỉ đương sự ở nước ngoài ..................................................... 63
2.3.2. Khó khăn về thời hạn giải quyết.......................................................... 66
2.3.2. Khó khăn trong việc áp dụng quy định pháp luật .............................. 67
2.3.4. Một số khó khăn bất cập khác ............................................................. 68
2.4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết ly hôn có yếu tố
nƣớc ngoài ...................................................................................................... 69
2.4.1. Kiến nghị về xây dựng và hoàn thiện pháp luật ................................. 69
2.4.1.1. Đối với Bộ luật TTDS ......................................................................... 69


2.4.1.2. Đối với Luật Hôn nhân và gia đình ................................................... 69

2.4.2. Một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong
thực tiễn giải quyết của Tòa án ..................................................................... 71
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 73
KẾT LUẬN .................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về đề tài và tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, quan hệ hợp tác giữa các quốc gia
càng phát triển thì yếu tố nƣớc ngoài càng xâm nhập mạnh mẽ vào đời sống
xã hội nói chung và đời sống hôn nhân và gia đình nói riêng. Cùng với xu thế
phát triển nhanh chóng của kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài thì ly hôn có yếu tố
nƣớc ngoài ngày càng tăng và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp.
Hà Nội là thủ đô của cả nƣớc, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của đất
nƣớc, nơi giao lƣu quốc tế ngày càng phát triển, đặc biệt là từ khi Hà Nội mở
rộng địa giới hành chính, trở thành thành phố lớn nhất của cả nƣớc. Cùng với
sự phát triển các quan hệ hợp tác, giao lƣu quốc tế thì vấn đề ly hôn có yếu tố
nƣớc ngoài cũng ngày càng gia tăng và phổ biến ở Hà Nội. Theo pháp luật
Việt Nam, Toà án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn.
Tuy nhiên, đối với trƣờng hợp giải quyết ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài, pháp
luật điều chỉnh không chỉ đơn thuần là các văn bản pháp luật trong nƣớc mà
còn có hệ thống luật pháp quốc tế nhƣ: ĐƢQT, Tập quán quốc tế.
Để giải quyết quan hệ ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài tại Việt Nam, các quy
định của pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài nói chung và
ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài nói riêng đã và đang đƣợc sửa đổi, bổ sung để
điều chỉnh kịp thời. Các văn bản pháp luật nhƣ Bộ luật TTDS năm 2015,
BLDS năm 2015, Luật HN&GĐ năm 2014, cùng với các văn bản hƣớng dẫn

thi hành và các Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp với các nƣớc có những quy định
mới phù hợp với thực tiễn xét xử đã góp phần giải quyết một lƣợng lớn vụ
việc ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài tại Việt Nam trong những năm vừa qua.
Tuy vậy, thực tiễn xét xử đã phát sinh một số vƣớng mắc, bất cập nhƣ vấn đề
ủy thác tƣ pháp, xác định thẩm quyền xét xử, việc giải thích các thuật ngữ
pháp lý vẫn chƣa thống nhất khiến cho vụ việc kéo dài, không bảo đảm quyền
lợi của các đƣơng sự. Khi áp dụng vào thực tế công tác xét xử còn nhiều quan
điểm trái ngƣợc nhau nên đã xảy ra tình trạng không nhất quán trong cách


2

hiểu cũng nhƣ cách giải quyết. Bên cạnh đó cũng có nhiều vấn đề trong quan
hệ này mà pháp luật chƣa điều chỉnh kịp thời dẫn đến trong công tác xét xử
của ngành Tòa án trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, với thực trạng nền kinh tế
thị trƣờng và xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì vấn đề ly
hôn có yếu tố nƣớc ngoài ở Việt Nam ngày càng phong phú và cũng nảy sinh
nhiều tranh chấp phức tạp. Qua nghiên cứu tình hình thực tiễn xét xử các vụ
án ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài tại TAND TP Hà Nội trong thời gian qua cho
thấy, hàng năm Tòa án này đã thụ lý và giải quyết hàng trăm vụ việc ly hôn
có yếu tố nƣớc ngoài. Nhiều vụ án phải xét xử nhiều lần mà tính thuyết phục
chƣa cao, có những bản án, quyết định của Toà án vẫn bị coi là chƣa "thấu
tình, đạt lý", có nhiều vụ án còn để kéo dài. Sở dĩ còn tồn tại những bất cập
trên là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Xuất phát từ những vấn đề trên, ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài cần đƣợc
quan tâm nghiên cứu, phân tích và làm sáng tỏ để tìm ra biện pháp giải quyết
hiệu quả nhất. Với tất cả lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Áp dụng pháp
luật giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Tòa án nhân dân thành phố
Hà Nội” để làm luận văn thạc sĩ Luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài là vấn đề rộng và phức tạp, có lịch sử hình
thành và phát triển khá phong phú, quan hệ này không chỉ đƣợc điều chỉnh
bởi hệ thống luật pháp trong nƣớc mà còn đƣợc điều chỉnh bởi hệ thống luật
pháp quốc tế có liên quan. Do vậy, vấn đề ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài tại
Việt Nam đã có nhiều đề tài, nhiều công trình nghiên cứu cùng rất nhiều các
bài viết khoa học đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành. Trong các công
trình nghiên cứu này có những công trình nghiên cứu đã đi sâu vào vấn đề lý
luận về ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài, thủ tục giải quyết ly hôn có yếu tố nƣớc
ngoài,… để tìm ra giải pháp hoàn thiện pháp luật. Ví dụ nhƣ: Võ Thị Ngọc
Dung (2011), Thủ tục sơ thẩm giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài


3

tại toà án Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội;
Nguyễn Hồng Nam (2009) “Vài ý kiến về thẩm quyền giải quyết của toà án
Việt Nam đối với các vụ án ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài”, Tạp chí Toà án
nhân dân tối cao (Số 13), tr. 41- 43; Nông Quốc Bình – Nguyễn Hồng Bắc
(2006), Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong
thời kỳ hội nhập quốc tế, Nxb. Tƣ pháp, Hà Nội; Bùi Thị Minh Nhã (2012),
Vấn đề ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài theo pháp luật
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội… Tuy nhiên
đề tài: “Áp dụng pháp luật giải quyết ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài tại Tòa án
nhân dân thành phố Hà Nội” chƣa đƣợc đi sâu nghiên cứu. Vì vậy, có thể
khẳng định rằng, luận văn này là một công trình khoa học đầu tiên, nghiên
cứu chuyên sâu, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật khi giải quyết ly hôn có
yếu tố nƣớc ngoài; đây là một đề tài hoàn toàn độc lập, không có sự trùng lặp
với bất kỳ một công trình nào của ngƣời khác.
3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các quy định pháp luật Việt Nam và
thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài tại TAND
TP Hà Nội hiện nay để từ đó đƣa ra phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện
pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết vấn đề ly hôn có yếu tố nƣớc
ngoài ở nƣớc ta trong thời gian tới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là các quy định hiện hành của pháp luật Việt
Nam và thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài ở
TAND TP Hà Nội hiện nay. Đối với các vấn đề khác nhƣ thủ tục công nhận
và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nƣớc
ngoài, việc ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài, công tác thi hành án dân sự đối với
các bản án ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài tác giả không đề cập nghiên cứu trong
luận văn này.


4

4. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
4.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích tổng quát của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ thêm một số vấn
đề trong thực tiễn áp dụng giải quyết ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài, thực trạng
nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam, thực trạng ly hôn có yếu tố
nƣớc ngoài ở Việt Nam hiện nay và đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn
thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực tiễn giải quyết vấn đề ly hôn có yếu
tố nƣớc ngoài ở nƣớc ta nói chung và tại TAND TP Hà Nội nói riêng trong
thời gian tới.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu khái lƣợc các quy định của pháp luật Việt Nam, một số Điều
ƣớc Quốc tế về vấn đề ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài mà Viêt Nam ký kết và

tham gia.
- Nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về ly hôn có
yếu tố nƣớc ngoài, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết ly hôn có
yếu tố nƣớc ngoài tại TAND TP Hà Nội.
- Trên cơ sở thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam về ly
hôn có yếu tố nƣớc ngoài, xác định những vấn đề còn khó khăn và đề xuất
phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện trong các quy định của pháp luật về vấn
đề này.
5. Các phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng để thực hiện luận văn
Đề tài luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của
Chủ nghĩa Mác - Lênin; Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; Đƣờng lối của Đảng về Nhà
nƣớc và pháp luật. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài cũng sử dụng các
phƣơng pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành nhƣ lịch sử, thống kê, phân
tích, tổng hợp, so sánh, diễn giải, suy diễn logic v.v…để làm sáng tỏ vấn đề
cần nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn


5

- Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật
về ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài và thực tiễn xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố
nƣớc ngoài tại TANDTP Hà Nội.
- Tìm ra những điểm bất cập còn tồn tại trong thực tiễn giải quyết ly hôn
có yếu tố nƣớc ngoài tại Việt Nam nói chung và TANDTP Hà Nội nói riêng.
- Từ nhận xét, đánh giá thực tiễn xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nƣớc
ngoài, tác giả đƣa ra một số quan điểm, giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện
pháp luật về ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài ở nƣớc ta hiện nay.
7. Bố cục (các chƣơng) của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo; nội dung của

luận văn gồm 2 chƣơng sau đây:
Chƣơng 1: Khái quát chung về ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài theo quy định
của pháp luật Việt Nam
Chƣơng 2: Áp dụng pháp luật giải quyết ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài tại
TAND TP. Hà Nội và một số kiến nghị.


6

Chƣơng 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC
NGOÀI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và đặc điểm quan hệ ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài
1.1.1. Khái niệm ly hôn có yếu tố nước ngoài
"Ly hôn là một mặt của quan hệ hôn nhân. Nếu kết hôn là hiện tượng bình
thường nhằm xác lập quan hệ vợ chồng, thì ly hôn là hiện tượng bất bình
thường, là mặt trái của hôn nhân nhưng là mặt không thể thiếu được khi quan
hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ"1. Pháp luật Việt Nam ghi nhận và tôn trọng
quyền ly hôn của cá nhân. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền ly hôn gắn liền
với thủ tục, thẩm quyền, và sự kiểm soát giải quyết việc ly hôn của cơ quan
nhà nƣớc. Thẩm quyền tài phán nói chung, thẩm quyền giải quyết ly hôn có
yếu tố nƣớc ngoài nói riêng đƣợc xác định dựa trên cơ sở các nguyên tắc về
chủ quyền tài phán quốc gia.
Ở Việt Nam, vấn đề ly hôn đƣợc quy định tại nhiều văn bản pháp luật
khác nhau. Khoản 1 Điều 39 của BLDS 2015 quy định “Cá nhân có quyền kết
hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con,
quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân
khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các
thành viên gia đình”. Tuy nhiên, chế định ly hôn chỉ có trong Luật HN&GĐ,
khái niệm ly hôn đƣợc quy định rõ tại khoản 14 Điều 3 Luật HN&GĐ năm
2014, theo đó “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết

định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”.
Nhƣ vậy, cơ sở để chấm dứt quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý là một bản
án hoặc quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Vợ, chồng hoặc
cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn. Quyền yêu cầu ly
hôn là quyền nhân thân, gắn liền với vợ chồng, do vợ chồng tự mình thực
hiện mà không thể chuyển giao cho ngƣời khác, vì vậy đơn yêu cầu ly hôn

1 Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt
Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.251.


7

của vợ chồng là cơ sở để Toà án xem xét việc giải quyết ly hôn, nhƣng Tòa án
có giải quyết cho vợ chồng ly hôn hay không phải dựa vào căn cứ ly hôn đƣợc
pháp luật quy định.
Theo quy định tại khoản 25 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014: Quan hệ hôn
nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít
nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt
Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật
nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở
nước ngoài. Quan hệ hôn nhân và gia đình là quan hệ theo nghĩa rộng, Ly hôn
là một phần trong quan hệ HN&GĐ.
Nhƣ vậy, có thể khái quát: “Ly hôn có yếu tố nước ngoài là việc chấm dứt
quan hệ vợ chồng giữa vợ và chồng mà ít nhất một trong hai bên là người
nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; hoặc giữa công dân Việt
Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ hôn nhân
theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài; hoặc tài sản liên quan
đến việc ly hôn ở nước ngoài”.

1.1.2. Đặc điểm quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài
Với khái niệm trên thì có thể xác định vụ việc ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài
nếu có một trong bốn đặc điểm sau:
Thứ nhất, về chủ thể:
Khoản 25 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 giải thích: “Quan hệ hôn nhân
và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất
một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài”. Để xác định tƣ cách chủ thể trong ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài ta căn
cứ vào quốc tịch của các bên chủ thể. Khi có ít nhất một bên chủ thể là ngƣời
nƣớc ngoài thì vụ việc ly hôn đó đƣợc xác định là có yếu tố nƣớc ngoài.
Tại Việt Nam, khái niệm ngƣời nƣớc ngoài đƣợc quy định tại khoản 1
Điều 3 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cƣ trú của ngƣời nƣớc ngoài tại


8

Việt Nam năm 2014: “Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định
quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá
cảnh, cư trú tại Việt Nam.” Tại Điều 3 Luật quốc tịch năm 2008 tuy không
đƣa ra khái niệm Ngƣời nƣớc ngoài nhƣng Luật có giải thích: 1.Quốc tịch
nước ngoài là quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt
Nam; 2. Người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và
cũng không có quốc tịch nước ngoài. Nhƣ vậy, theo pháp luật Việt Nam
ngƣời nƣớc ngoài là ngƣời không có quốc tịch Việt Nam; có thể là ngƣời có
một hoặc nhiều quốc tịch nƣớc ngoài; cũng có thể là ngƣời không có quốc
tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nƣớc ngoài. Ví dụ, ly hôn giữa
công dân Việt Nam với công dân Hàn Quốc tại Việt Nam thì công dân Hàn
Quốc tại Việt Nam đƣợc gọi là ngƣời nƣớc ngoài và đây là quan hệ ly hôn có
yếu tố nƣớc ngoài.
Thứ hai, về nơi cƣ trú:

Yếu tố nơi cƣ trú của các đƣơng sự là quy định đƣợc bổ sung trong Luật
HN&GĐ năm 2000. Tiếp đó, Luật HN&GĐ năm 2014 tiếp tục ghi nhận quy
định này tại khoản 1 Điều 127 nhƣ sau: “Việc ly hôn….giữa người nước
ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.” Đây là quy định hoàn toàn
phù hợp với tình hình thực tế hiện nay của nƣớc ta và thế giới. Việc áp dụng
quy tắc Luật nơi cƣ trú để giải quyết ly hôn khi ngƣời nƣớc ngoài tham gia tại
Việt Nam là phù hợp với thực tế. Hiện nay, quan hệ Hôn nhân và gia đình
giữa ngƣời nƣớc ngoài với nhau thƣờng trú tại Việt Nam phát sinh ngày càng
nhiều. Với quy định này, khi ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú tại Việt Nam, các cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền của Việt Nam áp dụng pháp luật Việt Nam để
giải quyết thì vụ việc sẽ nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Ngoài ra, tại Điều 7 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12
năm 2012 hƣớng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những
quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã đƣợc sửa đổi, bổ sung


9

theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự (hết hiệu
lực 01/7/2016) đã giải thích khái niệm “đƣơng sự ở nƣớc ngoài” bao gồm:
a) Đương sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công
tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án
thụ lý vụ việc dân sự;
b) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước
ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ
việc dân sự;
c) Đương sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ở
Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ
việc dân sự;

d) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt
Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc
dân sự.
Nhƣ vậy, mặc dù Nghị quyết này không còn hiệu lực do Bộ luật TTDS
năm 2004 đã hết hiệu lực nhƣng về cơ bản hƣớng dẫn nội dung “đương sự ở
nước ngoài” vẫn phù hợp, làm cơ sở cho việc xác định những vấn đề liên
quan. Dấu hiệu nơi cƣ trú của đƣơng sự đƣợc hiểu là đƣơng sự (ngƣời nƣớc
ngoài hay ngƣời Việt Nam) cƣ trú ở đâu thì tòa án ở đó có thẩm quyền giải
quyết: Vụ án ly hôn đƣợc xác định có yếu tố nƣớc ngoài khi đƣơng sự là
ngƣời nƣớc ngoài không định cƣ, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam hay
đƣơng sự là ngƣời Việt Nam định cƣ, làm ăn, học tập, công tác ở nƣớc ngoài
có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý; đƣơng
sự là ngƣời nƣớc ngoài định cƣ, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam hay
đƣơng sự là ngƣời Việt Nam định cƣ, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam
nhƣng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý thì Tòa án
nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết.
Thứ ba, về sự kiện pháp lý:


10

Để xác định quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài theo dấu
hiệu sự kiện pháp lý, khoản 25 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 giải thích:
quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam
nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước
ngoài, phát sinh tại nước ngoài. Với quy định trên, có thể hiểu trong một số
trƣờng hợp nhất định, pháp luật Việt Nam thừa nhận việc phát sinh, thay đổi,
chấm dứt các quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau
phát sinh tại nƣớc ngoài, theo pháp luật nƣớc ngoài. Ví dụ, theo pháp luật
Anh, điều kiện kết hôn do pháp luật của nƣớc nơi đƣơng sự đang cƣ trú quyết

định. Hai công dân Việt Nam cùng chung sống và kết hôn với nhau tại Anh,
theo pháp luật Anh. Sau đó hai ngƣời chuyển về Việt Nam sinh sống và trong
thời gian sống tại Việt Nam họ phát sinh mẫu thuẫn và có đơn ly hôn tại Tòa
án Việt Nam. Trong trƣờng hợp này, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải
quyết việc ly hôn, song việc ly hôn chỉ có thể đƣợc giải quyết nếu Tòa án Việt
Nam thừa nhận việc kết hôn của họ.
Trong một số trƣờng hợp Việt Nam không công nhận quan hệ hôn nhân
nếu việc kết hôn đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam
(nhƣ vi phạm các điều kiện kết hôn và những trƣờng hợp cấm kết hôn đƣợc
quy định tại Điều 8 và khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ năm 2014). Thực tiễn
Tƣ pháp quốc tế cho thấy, hầu nhƣ không thể có việc một quốc gia này lại
đƣơng nhiên thừa nhận việc áp dụng pháp luật của một quốc gia khác để điều
chỉnh quan hệ giữa các công dân nƣớc mình với nhau trên lãnh thổ của nƣớc
mình. Việc áp dụng pháp luật nƣớc ngoài phải tuân theo những nguyên tắc,
điều kiện và thể thức nhất định. Theo pháp luật Việt Nam, về nguyên tắc pháp
luật nƣớc ngoài chỉ đƣợc áp dụng trên lãnh thổ Việt Nam để điều chỉnh quan
hệ hôn nhân và gia đình trong trƣờng hợp quan hệ đó có ngƣời nƣớc ngoài
tham gia, có quy phạm pháp luật dẫn chiếu tới và việc áp dụng không trái với
các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Thứ tư, về khách thể:


11

Theo khoản 25 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014, tài sản liên quan đến
quan hệ hôn nhân giữa công dân Việt Nam với nhau ở nƣớc ngoài đƣợc xác
định là ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài. Chẳng hạn: Hai công dân Việt Nam xin
ly hôn tại Tòa án Việt Nam nhƣng vợ chồng có khối tài sản chung là chiếc xe
ô tô cùng một khoản tiền tiết kiệm ở Nhật. Đây đƣợc xác định là tài sản ở
nƣớc ngoài và do Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, phải

lƣu ý rằng nếu tài sản đó là bất động sản ở nƣớc ngoài thì sẽ phải tuân theo
pháp luật nơi có bất động sản (Khoản 3 Điều 127 Luật HN&GĐ năm 2014).
Ngoài ra, có thể thấy rằng, yếu tố “tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nƣớc
ngoài” không chỉ xảy ra giữa công dân Việt Nam với nhau mà còn tồn tại
trong cả quan hệ giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài. Trong quan
hệ này, chỉ cần xét đến dấu hiệu chủ thể chúng ta có thể xác định đây là quan
hệ ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài; mặc dù vậy, đối với từng dấu hiệu và từng
quan hệ sẽ có cách giải quyết khác nhau, do đó cần phải phân tích kỹ để áp
dụng pháp luật giải quyết đƣợc đúng đắn.
Nhƣ vậy, pháp luật Việt Nam đã liệt kê các quan hệ HN&GĐ có yếu tố
nƣớc ngoài nói chung và ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài nói riêng. Với quy định
của pháp luật hiện hành, ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài vẫn chƣa đƣợc liệt kê
đầy đủ và kịp thời để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trên thực tế (Chẳng
hạn nhƣ vụ việc ly hôn giữa hai công dân Việt Nam với nhau tại Tòa án Việt
Nam nhƣng ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ở nƣớc ngoài thì đƣợc xác
định và giải quyết nhƣ thế nào?,…). Chúng ta có thể đƣa ra kết luận: vụ việc
ly hôn khi có một trong bốn dấu hiệu: chủ thể, nơi cƣ trú, sự kiện pháp lý,
khách thể ở nƣớc ngoài thì sẽ đƣợc giải quyết theo pháp luật về ly hôn có yếu
tố nƣớc ngoài.
1.2 Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh quan hệ ly hôn có
yếu tố nƣớc ngoài
1.2.1. Hệ thống pháp luật trong nước
Hiến pháp


12

Hiến pháp là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống
pháp luật Việt Nam, trong đó quy định những nguyên tắc cơ bản về mặt pháp
lý đối với tất cả những vấn đề quan trọng của đất nƣớc. Hiến pháp không có

quy định cụ thể về Hôn nhân và gia đình nói chung; hôn nhân và gia đình có
yếu tố nƣớc ngoài nói riêng mà chỉ có quy định chung trong chƣơng Quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân. Tại Điều 36 Hiến pháp năm 2013 quy định:
“Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến
bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Nhà nước bảo
hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.” Đây là
quyền và cũng là nghĩa vụ của công dân, cho thấy Nhà nƣớc Việt Nam bảo vệ
và bảo đảm quyền tự do hôn nhân, trong đó có quyền đƣợc ly hôn của vợ
chồng.
Điều 18 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Người Việt Nam định cư ở nước
ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người
Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng
quê hương, đất nước.”. Tiếp đến là quy định tại Điều 48: “Người nước ngoài
cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; được bảo
hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt
Nam.” Nhƣ vậy, Nhà nƣớc Việt Nam không chỉ bảo hộ quyền lợi của công
dân Việt Nam tại nƣớc mình mà còn bảo hộ quyền lợi chính đáng của ngƣời
Việt Nam ở nƣớc ngoài và ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú ở Việt Nam. Quy định
này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn cũng nhƣ thông lệ quốc tế, góp phần bảo
vệ quyền con ngƣời nói chung và quyền ly hôn nói riêng.
Bộ luật Dân sự năm 2015
BLDS năm 2015 đã dành phần thứ năm với hai mƣơi tƣ điều (Từ Điều
663 đến Điều 687) quy định về quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngoài. Đây là


13

những quy định cơ bản tạo tiền đề cho việc giải quyết quan hệ HN&GĐ nói

chung và quan hệ ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài tại Việt Nam nói riêng.
Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
Bộ luật TTDS năm 2015 đã dành riêng phần thứ năm quy định thủ tục
công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án
nƣớc ngoài, công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nƣớc ngoài và
phần thứ tám quy định thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nƣớc
ngoài. So sánh với Bộ luật TTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011),
điểm nổi bật là các điều luật trong phần thứ năm Bộ luật TTDS năm 2015 cơ
bản đƣợc giữ nguyên. Điều này chứng tỏ sự quan tâm từ rất sớm của Nhà
nƣớc ta đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngoài, trong đó có quan hệ
về ly hôn.
Luật HN&GĐ năm 2014 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành
Là Luật chuyên ngành nên Luật HN&GĐ 2014 quy định khá rõ ràng về
quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài tại chƣơng VIII với mƣời
điều luật (Từ Điều 121 đến Điều 130). Vấn đề ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài
đƣợc quy định cụ thể tại Điều 127 và bổ sung tại các điều còn lại quy định ở
chƣơng VIII Luật HN&GĐ 2014. Ngoài ra, một số văn bản pháp luật khác
cũng góp phần điều chỉnh quan hệ HN&GĐ có yếu tố nƣớc ngoài nói chung
và ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài nói riêng nhƣ: Luật Quốc tịch năm 2008 (sửa
đổi, bổ sung năm 2014); Luật Tƣơng trợ tƣ pháp năm 2007; Luật Phòng,
chống bạo lực gia đình năm 2007; Luật Bình đẳng giới năm 2006;…
Bên cạnh đó, để giải quyết vấn đề ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài thì các văn
bản hƣớng dẫn thi hành giữ vị trí vô cùng quan trọng nhƣ Nghị định số
126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình; Nghị quyết số
01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 hƣớng dẫn áp dụng pháp luật trong việc
giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình; Thông tƣ liên
tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/6/2016 hƣớng dẫn áp



14

dụng một số quy định quy định trình tự, thủ tục tƣơng trợ tƣ pháp trong lĩnh
vực dân sự,…
1.2.2. Pháp luật quốc tế
Điều ƣớc quốc tế
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Điều ƣớc quốc tế năm 2016 giải thích: Điều
ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước
hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết
nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc
vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định
thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.
Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài hầu hết các
nƣớc thƣờng ký kết Điều ƣớc quốc tế song phƣơng. Nội dung của các Hiệp
định tƣơng trợ tƣ pháp mà Việt Nam ký kết thƣờng không quy định cụ thể
việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài mà chỉ
thỏa thuận các nguyên tắc chọn pháp luật áp dụng trong trƣờng hợp có xung
đột pháp luật. Ví dụ: HĐTTTP về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ký kết ngày
19/10/1998; HĐTTTP về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Hung-ga-ri ký kết ngày
18/01/1985; HĐTTTP về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Mông Cổ ký kết ngày 17/04/2000;… Đối
với các nƣớc chƣa ký kết Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp, hoạt động tƣơng trợ tƣ
pháp đƣợc thực hiện thông qua con đƣờng ngoại giao, dựa trên nguyên tắc có
đi có lại.
Tập quán quốc tế
Tập quán quốc tế đƣợc coi là nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn
nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài khi đạt đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn

pháp lý nhƣ: Đƣợc hình thành lâu đời và áp dụng liên tục; nội dung cụ thể, rõ


15

ràng, không trái với các nguyên tắc của pháp luật quốc tế; đƣợc các quốc gia
thừa nhận và có giá trị pháp lý bắt buộc…
Ở Việt Nam, nguyên tắc áp dụng tập quán quốc tế đƣợc quy định Điều
666 BLDS năm 2015, theo đó, Tập quán quốc tế sẽ đƣợc áp dụng để điều
chỉnh quan hệ Hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài, nếu pháp luật
trong nƣớc và Điều ƣớc quốc tế có liên quan không có quy định điều chỉnh;
đồng thời việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1.3. Pháp luật Việt Nam về giải quyết ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài
1.3.1. Giải quyết xung đột pháp luật trong việc ly hôn có yếu tố nước ngoài
Chúng ta biết rằng, do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia
có sự khác nhau nên pháp luật của mỗi nƣớc cũng sẽ có những quy định khác
nhau về giải quyết ly hôn. Do đó, dẫn đến hiện tƣợng xung đột pháp luật
trong khi giải quyết ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài. Xung đột pháp luật là hiện
tƣợng pháp luật của hai hay nhiều nƣớc khác nhau cùng có thể đƣợc áp dụng
để điều chỉnh các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nƣớc ngoài2.
Việc giải quyết xung đột trong lĩnh vực này là một yêu cầu đầu tiên và
quan trọng trong đời sống dân sự quốc tế. Giải quyết xung đột pháp luật đƣợc
hiểu là việc các quốc gia lựa chọn một hệ thống pháp luật có liên quan để áp
dụng giải quyết một quan hệ pháp luật phát sinh. Nhìn chung, trong việc giải
quyết ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài, luật pháp các nƣớc áp dụng nguyên tắc
luật quốc tịch, luật nơi cƣ trú, luật của nƣớc có Tòa án hay áp dụng phối hợp
các nguyên tắc này để giải quyết ly hôn.
Ở Việt Nam, việc giải quyết xung đột pháp luật trong ly hôn có yếu tố
nƣớc ngoài tuân theo nguyên tắc luật quốc tịch kết hợp với luật nơi cƣ trú của

vợ, chồng. Để điều chỉnh và giải quyết các quan hệ hôn nhân và gia đình có
yếu tố nƣớc ngoài, Việt Nam đã xây dựng hệ thống quy phạm xung đột trong

2 />_lu%E1%BA%ADt#Gi.E1.BA.A3i_th.C3.ADch


16

hệ thống pháp luật quốc gia và Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Với quy định tại khoản 1 Điều 122 Luật HN&GĐ năm 2014: “Các quy định
của pháp luật về hôn nhân và gia đình của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài, trừ trường hợp Luật này có quy định khác. Trong trường hợp điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định
khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế
đó.” Nhƣ vậy, có thể hiểu nguyên tắc chung khi áp dụng pháp luật để giải
quyết ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài là cần phải xem xét đến việc có hay không
có điều ƣớc quốc tế điều chỉnh vấn đề này. Khi có sự quy định khác nhau về
cùng một vấn đề trong Điều ƣớc Quốc tế và pháp luật quốc gia thì Điều ƣớc
quốc tế đƣợc ƣu tiên áp dụng.
Ngoài việc dựa trên những quy định của Điều ƣớc quốc tế để xác định luật
áp dụng trong việc giải quyết vấn đề ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài thì còn dựa
vào pháp luật nƣớc ngoài, pháp luật nƣớc thứ ba và pháp luật Việt Nam.
Khoản 2 Điều 122 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định việc áp dụng pháp luật
nƣớc ngoài đối với quan hệ HN&GĐ có yếu tố nƣớc ngoài nhƣ sau: “Trong
trường hợp Luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có dẫn chiếu
về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng,
nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản được quy định tại
Điều 2 của Luật này.
Trong trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt

Nam thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.” Nhƣ vậy,
pháp luật nƣớc ngoài đƣợc áp dụng để giải quyết quan hệ ly hôn có yếu tố
nƣớc ngoài, đây là điều hết sức cần thiết. Việc áp dụng pháp luật nƣớc nào
không phải do ý chí chủ quan của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền mà do sự
dẫn chiếu của quy phạm xung đột.
Theo 127 Luật HN&GĐ năm 2014, ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài đƣợc giải
quyết nhƣ sau:


17

“1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người
nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có
thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt
Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp
luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi
thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân
theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”
Quy định trên thể hiện rõ sự tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của công dân Việt Nam cũng nhƣ ngƣời nƣớc ngoài khi họ xin ly hôn tại Tòa
án có thẩm quyền Việt Nam; đồng thời phù hợp với thông lệ quốc tế. Để giải
quyết xung đột pháp luật, Việt Nam đã áp dụng các hệ thuộc luật nhƣ: Luật
nơi thƣờng trú chung của vợ, chồng (Khoản 1, khoản 2 Điều 127 Luật
HN&GĐ năm 2014); Luật nơi có bất động sản (Khoản 3 Điều 127 Luật
HN&GĐ năm 2014).
Ngoài ra, theo các HĐTTTP, để giải quyết quan hệ ly hôn có yếu tố nƣớc
ngoài, Việt Nam còn áp dụng hệ thuộc Luật Quốc tịch (Ví dụ: Khoản 1 Điều
26 Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp giữa Cộng hòa XHCN Việt Nam và Cộng hòa

Mông Cổ quy định: Đối với việc ly hôn sẽ áp dụng pháp luật của bên ký kết
mà vợ chồng là công dân;….). Nếu hai vợ chồng khác quốc tịch, không cùng
nơi thƣờng trú thì áp dụng hệ thuộc Luật Tòa án, tức là Tòa án nƣớc nào có
thẩm quyền thụ lý vụ việc ly hôn thì luật áp dụng để giải quyết là luật của
nƣớc có tòa án thụ lý.
Nhƣ vậy, việc áp dụng pháp luật để giải quyết ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài
tại Việt Nam đã đƣợc quy định tƣơng đối rõ trong các văn bản pháp quy của
Việt Nam và các Điều ƣớc quốc, góp phần cho việc áp dụng pháp luật để giải
quyết đƣợc thống nhất. Việc giải quyết ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài có những
trƣờng hợp khi một quan hệ pháp luật chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống


18

pháp luật của hai nƣớc khác nhau dẫn đến việc xung đột pháp luật. Vấn đề là
khi áp dụng vào vụ việc cụ thể Tòa án không thể cùng một lúc áp dụng cả hai
hệ thống pháp luật đó, nhƣng vấn đề đặt ra là xác định pháp luật sẽ đƣợc áp
dụng trong trƣờng hợp đó là pháp luật nƣớc nào, vấn đề này không phải đơn
giản đối với tất cả các Thẩm phán. Việc nghiên cứu các Hiệp định tƣơng trợ
tƣ pháp trong đó xác định quy phạm pháp luật đƣợc áp dụng trong các trƣờng
hợp cụ thể là vô cùng quan trọng trong công tác xét xử của Tòa án.
1.3.2. Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài
Việc xác định thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài tại Việt
Nam đƣợc quy định trong Bộ luật TTDS năm 2015 và Luật HN&GĐ năm
2014. Theo Điều 469 và Điều 470 Bộ luật TTDS năm 2015 thì Tòa án Việt
Nam là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố
nƣớc ngoài tại Việt Nam.
Khoản 2 Điều 123 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định:“Thẩm quyền giải
quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Tòa án được
thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.” So với Luật HN&GĐ

năm 2000, đây là quy định mới, hoàn toàn phù hợp và tránh trùng lặp với quy
định của Bộ luật TTDS.
Thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ ly hôn có yếu tố
nƣớc ngoài đã đƣợc quy định chi tiết tại Bộ luật TTDS. Điều 35 Bộ luật
TTDS năm 2015 quy định:
“3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này
mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho
cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài,
cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản
4 Điều này.
4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc
kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và


×