Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Báo cáo thực tập chính sách ưu đãi với thương binh, bệnh binh quận thanh xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.57 KB, 54 trang )

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ƯU ĐÃI XÃ HỘI ĐỐI VỚI
THƯƠNG BINH, BỆNH BINH TẠI QUẬN THANH
XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
MỤC LỤC
I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH CHUNG TẠI QUẬN THANH
XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1. Khái quát đặc điểm tình hình tại, Quận Thanh Xuân - Hà Nội
1.1 Những vấn đề về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội
1.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển Quận Thanh Xuân - Hà Nội
1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy Quận Thanh
Xuân - Hà Nội
1.4. Các chính sách, chương trình, dịch vụ đang thực hiện chế độ với cán bộ,
nhân viên.
2. Thuận lợi và khó khăn của quận trong việc thực thi nhiệm vụ, chức năng
được giao.
2.1. Thuận lợi
2.2. Khó khăn

II.Tình hình thực hiện ưu đãi xã hội đối với thương binh, bệnh
binh tại quận Thanh Xuân
1. Quy mô, cơ cấu và nhu cầu của.
2. Quy trình xét duyệt, tiếp nhận và quản lý hồ sơ
3. Tình hình thực hiện chính sách của nhà nước và quy định của quận Thanh
Xuân - Hà Nội
3.1. Theo quy định của Nhà nước
3.2 Theo quy định của địa phương
3.3. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách của


3.4. Những vướng mắc khi thực hiện chính sách
4. Các chương trình chăm sóc người có công nói chung và thương binh,bệnh


binh nói riêng
5. Nguồn lực thực hiện
5.1. Nguồn từ ngân sách Nhà nước
5.2. Nguồn từ cộng đồng
5.3. Nguồn từ gia đình
6. Đề xuất

I.

Đặc điểm tình hình chung quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
1. Đặc

điểm tình hình quận Thanh Xuân, Hà Nội

1.1 Những vấn đề về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội
a. Điều

kiện tự nhiên, vị trí địa lí:
Thanh Xuân là một quận phía Tây nam của nội thành Hà Nội. Quận nằm ở

cửa ngõ phía Tây. Quận thành lập theo Nghị định số 74/NĐ-CP ngày 22
tháng 11 năm 1996, trên cơ sở tách 5 phường: Thượng Đình, Thanh Xuân
Bắc, Thanh Xuân, Kim Giang và Phương Liệt. 78,1 ha diện tích tự nhiên và
20.862 nhân khẩu của phường Nguyễn Trãi, 98,4 ha diện tích tự nhiên và
5.506 nhân khẩu của phường Khương Thượng thuộc quận Đống Đa, xã Nhân
Chính thuộc huyện Nam Từ Liêm và xã Khương Đình thuộc huyện Thanh
Trì.
Phía Đông giáp với Quận Hai Bà Trưng, phía Nam giáp quận Hoàng Mai
và Thanh Trì, phía Tây giáp quận Nam Từ Liêm phía Tây Nam giáp quận Hà
Đông và phía Bắc giáp quận Đống Đa và quận Cầu Giấy.

Tổng diện tích tự nhiên 9,11km2. Dân số (2010) tổng cộng 259.355 người,
mật độ 18.990 người/km2. Quận Thanh Xuân có 11 phường: Hạ Đình,
Khương Trung, Khương Đình, Kim Giang, Nhân Chính, Phương Liệt,


Khương Mai, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Trung và
Thượng Đình.
- Địa hình:
Địa hình của Quận Thanh Xuân tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình
từ 5-6- mét so với mực nước biển. Phía Bắc độ cao tuyệt đối khoảng 5- 5,6m.
Khu vực phía Nam độ cao thấp hơn, khoảng 4,7m - 5,2m, một số khu vực ao
hồ, đầm trũng có độ cao khoảng 3,0 - 3,5m.
Điều kiện đại hình Quận Thanh Xuân tương đối thuận lợi cho việc xây
dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế đô thị.
Trên địa bàn quận Thanh Xuân có quốc lộ 6 chạy qua bắt đầu từ Ngã Tư
Sở qua Thanh Xuân đến quận Hà Đông và đi qua các tỉnh miền Tây Bắc như
Hòa Bình, Phú Thọ theo quốc lộ 21… Trên địa bàn quận có 5 tuyến đường
giao thông chính đi qua như: đường Giải Phóng, Nguyên Trãi, đường vành
đai 3, đường Trường Chinh, đường Láng Hạ - Thanh Xuân. Ngoài ra trên địa
bàn quận còn có một mạng lưới giao thông nội bộ nối liền giữa các trục giao
thông chính và phường trong toàn quận với các quận, huyện giáp ranh. Vị trí
này rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kinh doanh thương mại - dịch vụ.
Quận Thanh Xuận có 2 con sông thoát nước chính của Thành phố Hà Nội
là sông Tô Lịch và sông Lừ Sét. Bên cạnh đó còn có một số ao hồ tự nhiên
tương đối lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc tiêu nước cục bộ và giữ vai trò
điều hòa như Đầm Hồng, hồ Dẻ Quạt, hồ Rùa và dự án công viên hồ Điều
Hòa Nhân Chính đang được triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Thành phố
Hà Nội.
- Khí hậu:
Khí hậu quận Thanh Xuân có chung chế độ khí hậu của Thành phố Hà Nội

thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng
ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,6 độ, độ ẩm
79% lượng mưa 1.600mm, một năm có 2 mùa rõ rệt


- mùa đông thời tiết lạnh từ thàng 11 đến tháng 4 năm sau, có gió mùa
Đông Bắc lạnh và mưa phùn, nhiệt độ thấp nhất 13,8 độ vào tháng 1.
- mùa hạ thời tiết nóng từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu ẩm ướt, mưa
nhiều, nhiệt độ trung bình khoảng 23,9 độ.
Quận thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, thuộc khu vực quanh năm tiếp nhận
lượng bức xạ Mặt trời khá dồi dào và có nền nhiệt độ cao, độ ẩm và lượng
mưa khá lớn. Lượng mưa phân bố khá đồng đều.
b. Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội:
- Kinh tế:
Thanh Xuân đang tiến hành quy hoạch mạnh mẽ, nhiều khu đô thị mới
mọc lên như: Khu đô thị Trung Hoà – Nhân Chính đang phát triển mạnh như
một trung tâm mới của Thành phố, nhiều tuyến phố đã được mở rộng và xây
dựng mới đã tạo cho quận mặt khang trang và to đẹp hơn. Cùng với quá trình
đô thị hoá đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao về mọi mặt, nhu
cầu sinh hoạt phục vụ ngày càng đa dạng và hoàn thiện hơn tạo điều kiện cho
sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển và tốt hơn với nhiều loại hình kinh
doanh rất khác nhau thu hút được nhiều lao động giải quyết được vấn đề việc
làm tăng thu nhập cho lao động và góp phần tăng thu cho ngân sách nhà
nước.
Kinh tế tiếp tục duy trì tăng cao, các chỉ tiêu đều vượt mục tiêu đề ra.
Trong giai đoạn 2006 - 2008 thu ngân sách trên địa bàn quận hoàn thành vượt
mức dự toán thu Thành phố giao, bình quân hằng năm tăng trên 60%. Hai
năm 2009 - 2010 thu ngân sách trên địa bàn hoàn thành và vượt kế hoạch
giao, nhưng mức tăng không cao so với giai đoạn 2006 - 2008. Ước thực hiện
giai đoạn 2006 - 2010 thu ngân sách trên địa bàn đạt 2,497 tỷ đồng, tăng bình

quân 42%. Chi ngân sách đảm bảo kịp thời, đúng quy định, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của quận. Quận Thanh Xuân
định hướng phát triển kinh tế với cơ cấu công nghiệp – dịch vụ theo hướng
tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ. Năm 1997 khi Quận bắt đầu được hình thành thì


toàn Quận chỉ có 97 doanh nghiệp nhưng số lượng doanh nghiệp ngày càng
tăng lên nhanh chóng qua các năm. Đến tháng 12/2009 Quận đã có 7706
doanh nghiệp, trong đó chiếm tỉ trọng nhiều nhất là các công ty TNHH ( 3914
doanh nghiệp ). Năm 2009 được coi là năm có nhiều biến động kinh tế như
khủng hoảng kinh tế tài chính tổng thu vào NSNN năm 2009 là 580.943 triệu
đồng, đạt 135% so với dự toán pháp lệnh. Sau đó, số doanh nghiệp trên địa
bàn Quận tiếp tục tăng lên tới 9520 doanh nghiệp tại thời điểm tháng 12/2010
và số thu cho ngân sách nhà nước lúc này là 1.755.868 triệu đồng – những
con số đáng tự hào đối với Quận uỷ, Uỷ ban nhân dân Quận Thanh Xuân –
hoàn thành dự toán trước 4 tháng. Sản xuất nông nghiệp 15,36ha trong đó đất
trồng cây hàng năm khác là 15,05ha. Trong giai đoạn 2006 - 2008 kinh tế trên
địa bàn quận tiếp tục tăng trưởng đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra giá
trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 16%.
Khu vực kinh tế dịch vụ trong những năm qua ngành dịch vụ - thương mại
có bước phát triển sâu và rộng trên địa bàn quận đáp ứng nhu cầu dân sinh.
Nhiều dich vụ chất lượng cao, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng tài chính phát
triển. Trong đó kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng cao, các thành phần kinh tế
ngoài nhà nước tăng trưởng cả về số lượng, quy mô và hiệu quả ( năm 2006
số doanh nghiệp trên thực tế quản lý thu thuế là 2.456 doanh nghiệp và số hộ
kinh doanh thu thuế là 3.806 thì năm 2009 ước số doanh nghiệp thực tế quản
lí thu thuế là 4.970 doanh nghiệp và số hộ kinh doanh thu thuế là 5.700 hộ).
Gía trị thương mại dịch vụ tăng bình quân 13%.
- Dân số, lao động, việc làm và thu nhập:
Năm 2010 dân số của quận là 235.791 người ( cuối năm 2010) trong đó nữ

giới là 117.836 người chiếm 49,97%, nam giới chiếm 50,03%. Tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên trung bình trong vòng 5 năm qua là 1,05%, tỷ lệ sinh con thứ 3
dưới mức 1,44%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 8,83% .
Dân số của quận tăng nhanh là do tăng cơ học, do những năm qua thu hút


được số lượng đáng kể lao động từ các địa phương đến làm việc trong các
ngành dịch vụ, công nghiệp trên địa bàn quận. Thực hiện chương trình quốc
gia về giải quyết việc làm bằng nguồn vốn cho vay, tạo việc làm cho 23,886
lao động, bình quân hằng năm có 4.800 người được giải quyết việc làm, đời
sống của người dân ngày càng được cải thiện.
- Cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội được đầu tư, nâng cấp, trên địa bàn đã hình
thành các khu công nghiệp, trung tâm thương mại hiện đại. Một số khu đô thị
mới hình thành giúp thay đổi bộ mặt của quận theo hướng hiện đại hóa.
Thanh Xuân hiện đang là địa chỉ thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư
lớn, có tiềm năng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quận.
- Tình hình chính trị - xã hội: Ổn định, an ninh quốc phòng luôn được
giữ vững. Trong lĩnh vực xã hội có nhiều chuyển biến, nhiều chỉ tiêu xã hội
đạt cao và về trước kế hoạch như: chất lượng giáo dục được nâng cao; mức
hưởng thụ về các dịch vụ y tế tăng cao, tỷ lệ các hộ dân được sử dụng nước
sạch tăng nhanh.
- Giáo dục - đào tạo:
Trên địa bàn quận có trên 20 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp. Mạng lưới các cơ sở giáo dục - đào tạo được phân bổ ở các phường
trong toàn quận với tổng diện tích là 40,27ha.
Chất lượng giáo dục đại trà được giữ vững và có những mặt phát triển,
chất lượng giáo dục mũi nhọn được nâng lên. Thanh Xuân là quận đạt chỉ
tiêu cao so với toàn Thành phố về tỷ lệ trẻ em đến trường đúng độ tuổi; chất
lượng dạy và học cũng như giáo dục toàn diện được đánh giá là cao với các

quận, huyện khác trong thành phố. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ở các
cấp học trong quận đã đƣợc đào tạo tương đối cơ bản với mức chuẩn khá
cao. Bậc giáo dục mầm non Năm học 2009 -2010, có 19 trường mầm non với
6.914 trẻ và 193 cô nuôi dạy trẻ, 4 trƣờng mẫu giáo với 8.951 học sinh và
531 giáo viên giảng dậy. Đảm bảo 100% trẻ em dưới 5 tuổi được hưởng


chương trình giáo dục mầm non. Bậc tiểu học Công tác giáo dục bậc tiểu học
phát triển tốt, trường lớp khang trang, sạch đẹp, thiết bị dạy học khá đầy đủ,
tỷ lệ học sinh đƣợc học 2 buổi/ngày đạt 100%. Tỷ lệ học sinh hoàn thành
chương trình bậc tiểu học đạt 100%. Năm 2009 - 2010 có 14 trường tiểu học,
toàn quận có 11.613 học sinh tiểu học đến trường và có 414 giáo viên giảng
dạy. Bậc Trung học cơ sở Trên toàn quận có 12 trường (cả công lập và dân
lập) với 9.054 học sinh và 569 giáo viên giảng dạy, tỷ lệ học sinh được học 2
buổi/ngày đạt 42%. Tỷ lệ học sinh công nhận tốt nghiệp THCS đạt 99,8%,
duy trì phổ cập THCS. Bậc đại học - cao đẳng Trên địa bàn quận có 20
trường đại học, cao đẳng trung học chuyên nghiệp.
Lịch sử hình thành và phát triển Quận Thanh Xuân, Hà Nội:
- Trước năm 1945, vùng đất Thanh Xuân là phần đất của đại lý Hoàn Long
I.2

thuộc ngoại thành Hà Nội.
- Sau ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội (10-10-1954), vùng đất Thanh Xuân là
một phần đất của quận 5 và quận 6 thuộc ngoại thành Hà Nội; một phần đất
của huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông.
- Từ năm 1961, vùng đất Thanh Xuân gồm một phần đất của khu Đống Đa
sau là quận Đống Đa (nội thành Hà Nội); một phần đất của huyện Thanh Trì
và huyện Từ Liêm (ngoại thành Hà Nội).
- Ngày 22/11/1996, Chính phủ ra Nghị định số 74-CP, thành lập quận Thanh
Xuân trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các phường

Thượng Đình, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Kim Giang, Phương Liệt thuộc
quận Đống Đa và một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các phường
Nguyễn Trãi, Khương Thượng (thuộc quận Đống Đa); toàn bộ diện tích tự
nhiên và nhân khẩu của xã Nhân Chính (huyện Từ Liêm) và xã Khương Đình
(huyện Thanh Trì).


Gắn liền với sự phát triển của Thăng Long - Hà Nội trong một thiên niên
kỷ qua, địa bàn quận Thanh Xuân đang ôm chứa trong mình một di sản văn
hóa vô cùng phong phú. Sự hiện diện của những di sản quý giá ấy đã minh
chứng cho bề dày lịch sử văn hóa hàng ngàn năm của mảnh đất cửa ngõ phía
Tây Nam Kinh thành Thăng Long - Hà Nội xưa.
Là vùng đất địa linh nhân kiệt, tụ khí anh hoa, quận Thanh Xuân trở thành
một trong những trung tâm, cái nôi hội tụ tinh hoa văn hóa, để rồi từ đây, tinh
hoa văn hóa ấy lại được truyền tỏa đến mọi miền của đất nước. Trên nền tảng
của truyền thống hiếu học, từ bao đời nay, người dân Thanh Xuân đã xây
dựng cho mình nếp sống thuần phong mỹ tục. Nét đẹp ấy được thể hiện trong
các tập tục, trong các mối quan hệ ứng xử giữa cá nhân với dòng họ, với cộng
đồng, giữa các dòng họ, giữa các làng xã với nhau và cao hơn là trong mối
quan hệ với quốc gia, dân tộc. Sự hiện tồn của các di sản văn hóa vật thể và
phi vật thể cùng sinh hoạt làng xã sống động thông qua lễ hội đang từng
ngày, từng giờ được khôi phục lại đã khẳng định sức sống bền vững của
những yếu tố truyền thống tốt đẹp trên vùng đất Kẻ Mọc - Tam Khương xưa
trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước hôm nay.
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa làm cho các làng xã xưa của quận
Thanh Xuân có những thay đổi mạnh mẽ. Quá trình đó đã tác động không
nhỏ đến mọi mặt đời sống của nhân dân địa phương. Địa bàn chuyển biến
nhanh nhất phải kể đến các làng nằm ở phía Đông Bắc của quận như làng
Khương Trung (thuộc phường Khương Trung, một phần phường Khương
Mai); làng Phương Liệt (phường Phương Liệt); làng Thượng Đình (phường

Thượng Đình - một phần Hạ Đình). Các làng nằm ở phía Tây Bắc, Đông
Nam của quận như phường Nhân Chính, phường Khương Đình, Hạ Đình, sự
chuyển biến có phần chậm hơn. Tuy vậy tính chất làng xã xưa còn bảo lưu


khá đậm nét trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân tại các địa
phương này. Phần phía Tây Nam của quận thuộc địa bàn các phường Thanh
Xuân Bắc, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Nam, một phần của phường
Nhân Chính là nơi hình thành các nhà máy, xí nghiệp, các khu nhà ở tập thể,
chung cư cao tầng, là nơi nhiều luồng cư dân từ nơi khác chuyển về sinh
sống, do đó những vết tích của ruộng vườn ao hồ, làng xã cũ phần nhiều bị
khỏa lấp, nếp sinh hoạt làng xã xưa trên địa bàn này cũng vì thế mà bị mai
một dần.
Khu vực đường vành đai 3, hướng đi cầu Thanh Trì được giải phóng mặt
bằng, hình thành tuyến đường mới Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển. Những
khu dân cư cũ thuộc các làng Nhân Chính, Hạ Đình, Kim Giang nhường chỗ
cho các dự án xây dựng khu chung cư, đường giao thông... phục vụ đời sống
dân sinh. Hiện tại khu dân cư thuộc làng xã xưa đã trở thành những khu vực
đan xen, chia hai phần rõ rệt: khu vực thuộc các làng xã cũ một phần thuộc
các phường Phương Liệt, Khương Đình, Hạ Đình, Khương Trung, Nhân
Chính vẫn còn tồn tại những nếp nhà truyền thống, từ đường các dòng họ,
người dân sống quây quần theo dòng họ, theo ngõ xóm, mối quan hệ trong
cộng đồng dân cư khá mật thiết. Khu dân cư mới xây dựng về sau này trên
địa bàn các phường Khương Mai, Kim Giang, Thượng Đình, Thanh Xuân
Bắc, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Nam và một phần Nhân Chính, đại bộ
phận là các khu nhà lắp ghép, tập thể, nhà cao tầng khép kín tách biệt và các
khu chung cư hiện đại.
Tất cả những đặc điểm trên đây cho thấy toàn cảnh diện mạo đời sống văn
hóa tinh thần của cộng đồng cư dân Thanh Xuân ngày nay, vừa bảo lưu, phát
huy những yếu tố văn hóa truyền thống, vừa hội nhập những yếu tố văn hóa



hiện đại, trong đó ít nhiều có tiếp thu văn hóa từ các vùng miền trong cả
nước, tạo thành một “phức hợp” văn hóa đa dạng và phong phú.
1.3 Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy của
quận Thanh Xuân:
- Vị trí - Chức năng:
Điều 1. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận là cơ
quan tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân quận.
Điều 2. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận có chức
năng tham mưu tổng hợp giúp Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân về các
nội dung sau:
a. Hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; tham mưu
giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; bảo đảm
cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân.
b. Trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của
cá nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy
ban nhân dân quận, chuyển hồ sơ đến các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân quận giải quyết và nhận kết quả để trả cho cá nhân, tổ chức.


c. Trực tiếp quản lý hoạt động của Ban Tiếp công dân theo quy định của
pháp luật.
Điều 3. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân có tư cách
pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

- Nhiệm vu, quyền hạn:
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn chung
1. Tổ chức thực hiện các văn bản, quy hoạch, kế hoạch do cơ quan có thẩm
quyền ban hành hoặc phê duyệt liên quan đến hoạt động của Văn phòng Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận;
2. Tiếp nhận, xử lý văn bản do cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân quận; ban hành và quản lý văn bản theo quy
định; được ký văn bản thông báo ý kiến, kết luận của Thường trực Hội đồng
nhân dân, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận;
3. Thực hiện phục vụ tiếp đón các đoàn công tác trong và ngoài nước theo
sự phân công hoặc ủy quyền của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận;
4. Tham mưu giúp Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận: Lập dự toán
kinh phí hoạt động hàng năm; tổ chức thực hiện dự toán; quản lý kinh phí
hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Thực hiện chế độ, chính
sách đối với đại biểu Hội đồng nhân dân quận;
5. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức,
vị trí việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tiêu chuẩn ngạch


công chức trong các bộ phận thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân quận;
6. Thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen
thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công
chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân quận;
7. Phát hành, quản lý, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình, kết quả thực
hiện văn bản, chỉ đạo của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân
dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân quận:

a. Quản lý, sử dụng con dấu, phát hành văn bản của Hội đồng nhân dân,
Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận;
b. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện văn bản của Hội
đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận; định kỳ rà soát, báo cáo
Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận để đảm bảo
sự đồng bộ, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành;
c. Lưu trữ văn bản, hồ sơ, tài liệu của Hội đồng nhân dân, Thường trực
Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân quận.
8. Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật:


a. Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng
nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân quận;
b. Phục vụ các chuyến công tác, làm việc, tiếp khách của Hội đồng nhân
dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân quận;
c. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài sản, điều kiện cơ sở vật chất, hoạt
động nghiên cứu khoa học, công tác hành chính, lưu trữ, hệ thông công nghệ
thông tin, bảo vệ và công tác lễ tân, phục vụ tiếp đón các đoàn công tác trong
và ngoài nước theo sự phân công hoặc ủy quyền của Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân quận.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn trong tham mưu tổng hợp, tổ chức cung cấp
thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực
Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng
nhân dân quận:
1. Tham mưu, xây dựng, trình Hội đồng nhân dân quận ban hành:

a) Quy chế làm việc của Thường trực Hội đồng nhân dân quận;
b) Quyết định phân công công tác Thường trực Hội đồng nhân dân quận.
2. Giúp Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban
của Hội đồng nhân dân quận xây dựng chương trình làm việc, kế hoạch hoạt
động hàng tháng, hàng quý, sáu tháng và cả năm; tổ chức phục vụ việc thực
hiện chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt;


3. Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân điều hành công việc chung của
Hội đồng nhân dân quận; điều hoà, phối hợp hoạt động các Ban của Hội đồng
nhân dân quận; bảo đảm việc thực hiện quy chế hoạt động của Hội đồng nhân
dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân quận,
nội quy kỳ họp HĐND; giúp Thường trực Hội đồng nhân dân giữ mối liên hệ
với Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân quận; phục vụ Hội đồng nhân
dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân quận
trong hoạt động phục vụ tiếp đón các đoàn công tác trong và ngoài nước;
4. Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân quận xây dựng chương trình, tổ
chức phục vụ kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp của Thường trực Hội
đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân quận; phối hợp với các cơ
quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị tài liệu phục vụ kỳ họp Hội đồng nhân dân,
phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân, cuộc họp của các Ban của
Hội đồng nhân dân quận; tổng hợp chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân
quận;
5. Tham mưu, phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội
đồng nhân dân quận xây dựng báo cáo công tác; giải quyêt các vấn đề giữa
hai kỳ họp; tham mưu, giúp Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của
Hội đồng nhân dân thẩm tra, hoàn thiện các văn bản, dự thảo nghị quyết, báo
cáo, đề án trình giữa hai kỳ họp của Hội đồng nhân dân theo sự phân công
của Thường trực Hội đồng nhân dân quận;
6. Tham mưu, phục vụ Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân

dân các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại
biểu Hội đồng nhân dân quận trong hoạt động giám sát; khảo sát, theo dõi,


tổng hợp, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghị quyết về giám
sát;
7. Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân
quận tiếp công dân; tiếp nhận, tham mưu xử lý kiến nghị, đơn thư khiếu nại,
tố cáo của cơ quan, tổ chức, công dân gửi đến Hội đồng nhân dân, Thường
trực Hội đồng nhân dân quận; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo và kiến nghị của cơ quan, tổ chức, công dân;
8. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan phục vụ đại biểu Hội đồng
nhân dân quận tiếp xúc cử tri; giúp Thường trực Hội đồng nhân dân quận
tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của cử tri và gửi cơ quan, tổ chức có trách
nhiệm xem xét giải quyết;
9. Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân tổ chức lấy ý kiến đóng góp
vào dự án Luật, dự án Pháp lệnh và các văn bản khác theo yêu cầu của
Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố;
10. Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân quận thực hiện việc: Bầu cử
đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường;
11. Tham mưu, phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội
đồng nhân dân quận tổ chức các cuộc họp giao ban, trao đổi kinh nghiệm, bồi
dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân quận;
12. Được quyền đề nghị hoặc yêu cầu các đơn vị cùng cấp, cấp dưới phối
hợp thực hiện nhiệm vụ; được quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân cung cấp
thông tin, tài liệu cho Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân,


Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội

đồng nhân dân quận hoạt động theo quy định;
13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội
đồng nhân dân quận giao theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn trong tham mưu, giúp việc của Ủy ban nhân
dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận:
1. Tham mưu, xây dựng, trình Ủy ban nhân dân quận ban hành:
a. Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân quận; phân công công tác thành
viên Ủy ban nhân dân quận;
b. Văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận.
2. Tham mưu, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công
tác của Ủy ban nhân dân trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
quận:
a. Tổng hợp đề nghị của các phòng chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban
nhân dân quận, Ủy ban nhân dân phường và các cơ quan, tổ chức liên quan;
b. Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận đưa vào chương trình, kế
hoạch công tác những vấn đề cần tập trung chỉ đạo, điều hành hoặc giao cơ
quan liên quan nghiên cứu, xây dựng đề án, dự án, dự thảo văn bản;
c. Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận ban
hành hoặc phê duyệt chương trình, kế hoạch công tác;


d. Theo dõi, đôn đốc các phòng chuyên môn, cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban
nhân dân quận, Ủy ban nhân dân phường và các cơ quan, tổ chức liên quan
thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng;
đ. Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất kết quả thực hiện; kiến nghị giải pháp
nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch công tác;
e. Kịp thời báo cáo, điều chỉnh chương trình, kế hoạch công tác, đáp ứng
yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân quận.

3. Phục vụ hoạt động của Ủy ban nhân dân quận:
a. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị chương trình, nội
dung, phục vụ các cuộc họp của Ủy ban nhân dân quận;
b. Thực hiện chế độ tổng hợp, báo cáo;
c. Theo dõi, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện Quy chế làm việc của Ủy
ban nhân dân quận;
d. Tổ chức công tác tiếp công dân, đôn đốc giải quyết đơn thư, khiếu nại tố
cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân theo quy định của pháp luật.
4. Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận thực hiện các nhiệm
vụ, quyền hạn sau:
a. Triệu tập, chủ trì các cuộc họp;
b. Theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chỉ đạo của Ủy
ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đối với các phòng chuyên môn, cơ


quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân quận, Ủy ban nhân dân phường. Đôn
đốc, tổng hợp kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị cử tri; tham mưu báo cáo
Hội đồng nhân dân quận;
c. Chỉ đạo, áp dụng biện pháp cần thiết giải quyết công việc trong trường
hợp đột xuất, khẩn cấp;
d. Cải tiến lề lối làm việc; duy trì kỷ luật, kỷ cương của bộ máy hành chính
nhà nước quận.
5. Tiếp nhận, xử lý, trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận
giải quyết những văn bản, hồ sơ do các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi, trình
(văn bản đến):
a. Đối với đề án, dự án, dự thảo văn bản do các cơ quan trình: Kiểm tra hồ
sơ, trình tự, thủ tục, soạn thảo, thể thức, kỹ thuật trình bày dự thảo văn bản;
tóm tắt nội dung, nêu rõ thẩm quyền quyết định, sự đồng bộ trong chỉ đạo,
điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận đối với vấn
đề liên quan, đề xuất một trong các phương án: Ban hành, phê duyệt; đưa ra

phiên họp Ủy ban nhân dân quận; gửi lấy ý kiến các thành viên Ủy ban nhân
dân quận; thông báo ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận yêu cầu cơ
quan soạn thảo hoàn chỉnh lại, lấy thêm ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân
hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định và quy chế làm việc của Ủy
ban nhân dân quận;
Trong quá trình xử lý, nếu đề án, dự án, dự thảo văn bản còn ý kiến khác
nhau, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận chủ trì họp
với cơ quan, tổ chức liên quan để trao đổi trước khi trình;


b. Đối với dự thảo báo cáo, bài phát biểu: Phối hợp với các cơ quan liên
quan biên tập, hoàn chỉnh theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận;
c. Đối với những văn bản khác (văn bản đến): Tham mưu giúp Chủ tịch
UBND quận xử lý, giao nhiệm vụ cho các đơn vị liên quan thực hiện; tổ chức
các điều kiện cần thiết để Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận
xử lý công việc theo quy định của pháp luật và phù hợp với nội dung của văn
bản; theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện của các đơn vị liên quan.
Rà soát nhằm phát hiện vướng mắc, phát sinh về thẩm quyền, hồ sơ, trình
tự, thủ tục và nghiệp vụ hành chính văn phòng trong quá trình chỉ đạo, điều
hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận; kịp thời báo cáo
Ủy ban nhân dân quận sửa đổi, bổ sung; hàng năm, tổng hợp, báo cáo Văn
phòng Ủy ban nhân dân Thành phố.
6. Thực hiện chế độ thông tin:
a. Tổ chức quản lý, cập nhật thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của
Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận;
b. Thiết lập, quản lý và duy trì mạng tin học của Ủy ban nhân dân quận;
thực hiện kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử chỉ đạo, điều hành
của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.
8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân quận giao hoặc theo quy định của pháp luật.

1.4. Hệ thống tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân quận Thanh
Xuân:
Lãnh đạo UBND quận


1

2

3

Đ/c Nguyễn Xuân

Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận

Lưu
Đ/c Đặng Hồng
Thái

UVTV Quận ủy, Phó Chủ tịch UBND quận phụ
trách đô thị

Đ/c Khổng Minh

QUV, Phó Chủ tịch UBND quận phụ trách kinh tế

Thảo

4


Đ/c Lê Mai Trang

UVTV Quận ủy, Phó Chủ tịch UBND quận phụ
trách văn xã

Các ủy viên UBND quận

1

2

3

4

Đ/c Phạm Hồng
Diệp
Đ/c Nguyễn Chí
Dũng
Đ/c Đỗ Quang
Dương
Đ/c Nguyễn Thị
Thu Trang

Trưởng phòng Y tế

Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch

Quận ủy viên, Trưởng phòng Nội vụ


Quận ủy viên, Trưởng phòng Văn hóa & Thông tin


5

6

7

8

9

1
0

Đ/c Trương Quốc
Khánh
Đ/c Vương Thị
Vân Khánh
Đ/c Kiều Thị Mai
Đ/c Vũ Minh
Phương
Đ/c Đào Trọng
Lương

1
1

1

2

Quận ủy viên, Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo

Quận ủy viên, Chánh Thanh tra quận

Quận ủy viên,Chánh Văn phòng HĐND và UBND
quận
Trưởng phòng Quản lý đô thị

UVTV Quận ủy, Trưởng Công an quận

Quận ủy viên, Chỉ huy trưởng BCH Quân sự quận

Đ/c Trần Ngọc Sơn

Trưởng phòng Tư pháp

Đ/c Nguyễn Hồng

Quận ủy viên, Trưởng phòng Tài nguyên & Môi

Quân

1
3

Đ/c Phạm Gia Hữu

Đ/c Phạm Thanh

Xuân

trường

Trưởng phòng Lao động, Thương binh & Xã hội


II: Tình hình thực hiện ưu đãi xã hội đối với thương binh,
bệnh binh tại quận Thanh Xuân
1.Quy mô, cơ cấu và nhu cầu của đối tượng.
1.1 Quy mô và cơ cấu
Chiến tranh đã qua đi từ rất lâu, đất nước đã thống nhất về một mối,
nhưng hậu quả đau thương mà chiến tranh để lại vẫn còn hằn sâu dấu vết
trên từng mảnh đất, con người Việt Nam. Và không có sự mất mát nào
hơn sự hy sinh về con người, không có nỗi đau hơn nỗi đau về tinh thần
và thể xác. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ
trường kỳ, gian khổ, tinh thần yêu nước của nhân dân quận Thanh Xuân
được phát huy mạnh mẽ. Để có những chiến thắng vĩ đại ấy, hàng trăm
chiến sĩ, đồng bào nhân dân phường đã phải anh dũng hi sinh để lại cha
mẹ, vợ con, không ai chăm sóc, hàng trăm người khác bị thương tật hoặc
ảnh hưởng của chất độc chiến tranh mang theo suốt phần đời còn lại.
Về vấn đề thương binh, liệt sĩ, Đại hội IV của Đảng đã nêu rõ: “Quan
tâm
chăm sóc, giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và những người
có công với cách mạng là trách nhiệm to lớn của Đảng, Nhà nước, mặt
trận và các đoàn thể, các cấp, các ngành và của toàn dân”
Theo số liệu phòng NVLĐTBXH quận Thanh Xuân đang quản lý,
quận Thanh Xuân hiện có 2.755 người có công
Trong đó :có 940 thương binh, bệnh binh (722 thương binh và 218
bệnh binh) đang hưởng trợ cấp hàng tháng.



Bảng 2.1: Cơ cấu Thương binh
S
TT

Đối tượng

Số liệu

Tỷ lệ %

Ghi chú

Hạng thương

1

Hạng 1/4

35

4,8

2

Hạng 2/4

68


9,5

3

Hạng 3/4

254

35,1

4

Hạng 4/4

365

50,6

722

100

Tông
(Nguồn: Báo cáo tặng quà tết 2016 của LĐ-TB&XH quận Thanh Xuân)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ đối tượng là thương binh chiếm 0,35%
dân số của toàn quận Thanh Xuân.
Thương binh hạng 1 chiếm 4,8% thương binh toàn quận . Đây là những
thương binh có vết thương nặng, bản thân không có khả năng lao động tạo
thêm thu nhập cho bản thân và gia đình.

Thương binh hạng 2 chiếm 9,5% thương binh toàn quận, thương binh hạng
3 chiếm 35,1% thương binh toàn quận , thương binh hạng 4 chiếm 50,6%
thương binh toàn quận.
Nhóm thương binh hạng 2, hạng 3 và hạng 4 vẫn có khả năng lao động tạo
thêm thu nhập cho bản thân và gia đình. Sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng và
Nhà nước về chính sách vốn và hỗ trợ khoa học kỹ thuật sẽ giúp họ và gia
đình có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình.
Bảng 2.2 Cơ cấu Bệnh binh


STT

Đối tượng

Số liệu

Tỷ lệ %

chú

Hạng thương tạt'"—
1

Hạng 1/3

14

6,4%

2


Hạng 2/3

158

72,5%

3

Hạng 3/3

46

21,1%

218

100

Tổng

Ghi

(Nguồn: Báo cáo tặng quà tết 2016 của LĐ-TB&XH quận Thanh Xuân )

Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ đối tượng là bệnh binh, chiếm hơn
1, 1% dân số toàn quận. Bệnh binh hạng 1/3 chiếm 6,4% tổng số bệnh

binh, bệnh binh hạng 2/3 chiếm 72,5% tổng số bệnh binh. Bệnh binh
hạng 3/3 chiếm 21,1% tổng số bệnh binh

1.2 Nhu cầu và đặc điểm tâm lý của Thương binh, bệnh binh
Cũng như mọi người, người có công với Cách mạng nói chung và thương
binh, bệnh binh nói riêng rất cần có một cuộc sống vật chất và tinh thần đầy
đủ, no ấm và hạnh phúc. Mặt khác họ đã có nhiều cống hiến hy si nh, chịu
nhiều thiệt thòi mất mát vì sự nghiệp chung của dân tộc, do đó họ cần được
mọi người tôn trọng, quan tâm chăm sóc, chia sẻ, động viên nhiều hơn để họ
vơi đi nỗi đau mất mát, quên đi bệnh tật.
Là những người đã từng vào sinh ra tử nơi chiến trường để bảo vệ Tổ quốc,
nên khi trở về với cuộc sống đời thường họ vẫn luôn có ý thức về quá khứ
cống hiến của mình cho cách mạng, có tinh thần trách nhiệm giữ gìn những
phẩm chất và truyền thống cách mạng. Đại bộ phận thương binh, bện h binh
luôn gương mẫu trong đời sống và công tác, thể hiện thái độ trung thành với
chế độ mà mình đã đem xương máu, sức lực ra chiến đấu, bảo vệ. Khi hoà
bình lập lại cho đến nay nhiều trong số họ dù mang trong mình những thương


tích, thương tật, bệnh tật nhưng vẫn nỗ lực cố gắng vươn lên tìm cho mình
một công việc phù hợp để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, góp
phần xây dựng Tổ quốc và nhiều người đã trở thành tấm gương lao động giỏi,
chiến sỹ thi đua, nhà khoa học, nhà quản lý có uy tín. Họ có tâm trạng mặc
cảm thấy thua thiệt, mất mát so với những người xung quanh nên họ muốn
được mọi người quan tâm.
Ngoài ra, những thương binh, bệnh binh họ còn có những đặc điểm tâm lý
riêng:
Đối với thương binh, bệnh binh thời kỳ kháng chiến chống Pháp: hiện nay
số còn sống rất ít, tuổi đã cao, họ sống khiêm tốn, giản dị ít đòi hỏi quyền lợi
cá nhân. Nhu cầu vật chất giản dị, nhưng tinh thần thông tin thời sự, chính trị
lại khá cao, họ thích tìm hiểu và tham gia bình luận tình hình thế giới và trong
nước, muốn có nhiều bạn bè để cùng nhau ôn lại kỉ niệm về tháng năm hào
hùng đã qua.

Đối với thương binh, bệnh binh thời kỳ kháng chiến chống Mỹ: đại đa số họ
ở độ tuổi trung niên, có trình độ văn hoá và chính trị, nhạy cảm với các chính
sách, chế độ của Đảng và Nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan tới họ. Họ
có ý thức tự chủ, tự kiềm chế, đúng đắn, hăng hái nhiệt tình tham gia các hoạt
động xã hội cũng như các công tác khác được giao. Bên cạnh đó có một số ít
đối tượng có tư tưởng công thần, ỷ vào công lao cống hiến để đòi hỏi, thậm
chí một số ít còn lợi dụng chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước để làm trái
pháp luật.
Đối với tâm lý thương binh, bệnh binh từ năm l975 trở lại đây: chủ yếu là
những người bị thương tật trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phần
lớn tuổi còn trẻ, trình độ văn hoá cao, họ vẫn nặng nề về tâm lý thua thiệt
những người xung quanh nên có tâm lý bi quan, thiếu tin tưởng và một số
thương binh còn gặp khó khăn trong cuộc sống, chưa tìm được việc làm.


×