Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng của phân biochar khoáng thế hệ mới BMT18 đến năng suất, chất lượng giống cam sành tại huyện bắc quang, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------

BẾ VĂN NHẬT
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG LIỀU LƯỢNG CỦA PHÂN BIOCHAR
- KHOÁNG THẾ HỆ MỚI BMT18 ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT
LƯỢNG GIỐNG CAM SÀNH TẠI HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH
HA GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
trường Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Địa chính môi
: Quản ly tài nguyên
: 2014 - 2018

Thái Nguyên - năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------


BẾ VĂN NHẬT
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG LIỀU LƯỢNG CỦA PHÂN BIOCHAR
- KHOÁNG THẾ HỆ MỚI BMT18 ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT
LƯỢNG GIỐNG CAM SÀNH TẠI HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH
HA GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
trường Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Địa chính môi
: K46 - DCMT - N02
: Quản ly tài nguyên
: 2014 - 2018
: PGS.TS. Đỗ Thị Lan

Thái Nguyên - năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của
mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm hệ thống
lại toàn bộ chương trình đã được học và vận dụng lý thuyết vào trong thực
tiễn. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm Khoa
Quản lý Tài nguyên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
ảnh hưởng liều lượng của phân Biochar - khoáng thế hệ mới BMT18 đến
năng suất, chất lượng giống cam sành tại huyện Bắc Quang, Tỉnh Hà
Giang” Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành báo cáo này ngoài sự nỗ
lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo,
gia đình và các bạn sinh viên trong lớp. Đặc biệt nhờ sự hướng dẫn tận tình
của cô giáo PGS.TS. Đỗ Thị Lan và gia đình bác Ao đã giúp tôi vượt qua
những khó khăn trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành báo cáo của
mình. Do thời gian thực tập có hạn và năng lực bản thân còn hạn chế nên đề
tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong sự tham gia đóng
góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để bản báo cáo của tôi được hoàn chỉnh
hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

Sinh viên

Bế Văn Nhật

năm 2018


ii


DANH MỤC VIẾT TẮT
KÝ HIỆU

TIẾNG VIỆT

BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn

CT

Công thức

BNN

Bộ Nông nghiệp

CV(%)

Coefficient of Variantion: Hệ số biến động

Đ/c

Đối chứng

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc




Quyết định

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TT

Thông tư

Cs

Cộng sự


3

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Mức phân bón đối với cam quýt..................................................... 15
Bảng 2.2: Yêu cầu về dinh dưỡng đối với cam quýt....................................... 15
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới.......................................18
Bảng 2.4: Thành phần dinh dưỡng chính của phân hữu cơ khoáng BMT18....27
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân BMT18 đến động thái rụng quả của
cam sành tại huyện Bắc Quang - Hà giang......................................38
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân BMT18 đến hình thái quả cam
sành tại huyện Bắc Quang - Hà giang............................................. 39
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân BMT18 đến các yếu tố cấu thành
năng suất cam sành tại huyện Bắc Quang - Hà giang..................... 41
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân BMT18 đến chất lượng quả cam

sành tại huyện Bắc Quang - Hà Giang............................................ 42
Bảng 4.5a. Ảnh hưởng của liều lượng phân BMT18 đến biểu hiện sâu hại cam
sành tại huyện Bắc Quang - Hà giang............................................. 43
Bảng 4.5b. Ảnh hưởng của liều lượng phân BMT18 đến biểu hiện bệnh hại
cam sành tại huyện Bắc Quang - Hà giang......................................45
Bảng 4.6a. Ảnh hưởng của phân BMT18 đến pH của đất trồng cam sành tại
huyện Bắc Quang – Hà Giang.........................................................45
Bảng 4.6b. Hàm lượng mùn trong đất trước và sau khi bón phân BMT18.....46
Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế sử dụng liều lượng phân BMT18 trên cây cam
sành tại huyện Bắc Quang - Hà giang............................................. 46
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình sản xuất phân Biochar-khoáng BMT18.................28


4
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................... i
DANH MỤC VIẾT TẮT.................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................iii
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................iii
MỤC LỤC........................................................................................................iv
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài..................................................................2
1.3. Yêu cầu đề tài.............................................................................................2
1.4. Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................4
1.4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài.................................................................... 4
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................... 4
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỂU.............................................................................5
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài...........................................................................5

2.1.1. Cơ sở lý luận............................................................................................5
2.1.2. Cơ sở thực tiễn.........................................................................................6
2.1.3. Cơ sở pháp lý của đề tài.......................................................................... 7
2.2. Giới thiệu về cam Sành.............................................................................. 8
2.2.1. Phòng trừ sâu bệnh hại.......................................................................... 16
2.3. Tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới và Việt Nam...........................17
2.3.1. Tổng quan tình hình sản xuất cam trên thế giới.................................... 17
2.3.2. Tình hình sản xuất cam quýt ở Việt Nam..............................................19
2.3.3. Tổng quan về phân hữu cơ.................................................................... 20
2.4. Phân loại và một số tiêu chuẩn phân hữu cơ............................................ 20
2.4.1. Giá trị sử dụng của phân hữu cơ............................................................24


2.4.2. Định hướng phát triển sản xuất và sử dụng phân hữu cơ...................... 26
2.5. Thành phần, nguyên liệu và quy trình sản xuất phân BMT18..................27
2.5.1. Thành phần, nguyên liệu....................................................................... 27
2.5.2. Quy trình sản xuất phân bón BMT18....................................................28
2.6. Tình hình trong và ngoài nước liên quan đến đề tài.................................31
2.6.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phân bón hữu cơ trên thế giới........31
2.6.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phân bón hữu cơ ở Việt Nam.........32
PHẦN 3: NỘI DUNG VA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................33
3.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu............................. 33
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................33
3.1.2. Địa điểm và thời gian tiến hành.............................................................33
3.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 33
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 34
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm..............................................................34
3.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu.........................................................................35
3.3.3. Phương pháp khác................................................................................. 37
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................37

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................38
4.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân BMT18 đến sinh trưởng và phát triển của
cam Sành tại huyện Bắc Quang - Hà giang.....................................................38
4.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân BMT18 đến động thái rụng quả của
cam sành tại huyện Bắc Quang - Hà giang......................................................38
4.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân BMT18 đến hình thái quả cam sành tại
huyện Bắc Quang - Hà giang...........................................................................39
4.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân BMT18 đến các yếu tố cấu thành năng
suất của cam sành tại huyện Bắc Quang - Hà giang........................................41


4.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân BMT18 đến chất lượng quả cam sành tại
huyện Bắc Quang - Hà giang...........................................................................42
4.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân BMT18 đến biểu hiện sâu bệnh hại sành
tại huyện Bắc Quang - Hà Giang.....................................................................43
4.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng liều lượng phân BMT18 trên cam sành
tại huyện Bắc Quang - Hà giang......................................................................46
PHẦN 5: KẾT LUẬN VA KIẾN NGHỊ..................................................................48
5.1. Kết luận.................................................................................................... 48
5.2. Kiến nghị..................................................................................................48
TAI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................49
I. Tài liệu tiếng Việt.........................................................................................49
II. Tài liệu tiếng Anh....................................................................................... 50
III. Tài liệu internet..........................................................................................50


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Phân hữu cơ khoáng BMT18 là sản phẩm khoa học Công nghệ của
trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên. Phân BMT18 có hàm
lượng phân có hàm lượng N và K20 cao có thể dùng bón thúc cho cây trồng.
Phân BMT18 đã nghiên cứu sử dụng cho nhiều loại cây trồng nhưng chưa
nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật bón phân cho cây cam.
Cam quýt là loại quả được nhiều người, nhiều quốc gia trên thế giới ưa
chuộng và được bán rộng rãi trên thị trường, chúng đã trở thành loại quả có
giá trị vô cùng to lớn trong lĩnh vực kinh tế và dinh dưỡng cho con
người.Nghề trồng cam, quýt ngày càng được quan tâm phát triển không chỉ về
diện tích mà cả năng suất và chất lượng. Trong nhiều năm qua cam, quýt đã
trở thành cây chủ lực kinh tết ở nhiều vùng, nhiều địa phương như: cam sành
Hàm Yên (Tuyên Quang), cam sành Bắc Quang (Hà Giang), quýt vàng Bạch
Thông (Bắc Kạn)...
Cam quýt là một trong những cây ăn quả đặc sản lâu năm của Việt Nam
bởi giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Trong thành phần thịt quả có chứa 612%đường, hàm lượng vitamin C từ 40-90mg/100g tươi, các axit hữu cơ 0,41,2% trong đó có nhiều loại axit có hoạt tính sinh học cao cùng với các chất
khoáng và dầu thơm, mặt khác cam có thể dùng ăn tươi, làm mứt, nước giải
khát, chữa bệnh. Trong những năm gần đây, diện tích trồng cam ở nước ta
ngày càng được mở rộng, việc phát triển cây cam được xem như là một giải
pháp trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở nhiều địa phương. Tuy nhiên sản
xuất cam quýt ở nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn về sâu bệnh hại, kỹ
thuật canh tác, năng suất, chất lượng quả chưa cao, khí hậu thời tiết thất


2

thường, thị trường cạnh tranh gay gắt.v.v... Kỹ thuật canh tác của người dân
chủ yếu theo kinh nghiệm truyền thống, bón phân chưa hợp lý, chưa đúng liều
lượng khiến cho hiệu quả kinh tế cây cam chưa thực sự cao.
Bắc quang là huyện miền núi phía nam của tỉnh hà giang, có điều kiện

về đất đai, khí hậu phù hợp cho sự phát triển của cây cam sành. Hiện nay toàn
huyện có 109.873,69ha diện tích đất trồng cam 3.300ha, trong đó có 1000 ha
cam cho thu hoạch. Nhiều hộ nông dân có diện tích đất trồng cam trên 05
ha;nhiều hộ có thu nhập từ 100 đến 150 triệu đồng/năm. Tuy nhiên hiện nay
quy mô các trang trại cam ở Bắc Quang còn nhỏ, phát triển chưa có chiến
lược rõ ràng.
Xuất phát từ tình hình thực tế và các vấn đề nêu trên, với sự đồng ý của
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm
khoa: quản lý tài nguyên, dưới sự hướng dẫn của cô giáo PGS.T.S Đỗ Thị
Lan chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng
phân bón Biochar - khoáng thế hệ mới BMT18 đến năng suất và chất
lượng giống cam sành tại Huyện Bắc Quang, Tỉnh Hà Giang”.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Xác định liều lượng phân BMT18 phù hợp đặt hiệu quả kinh tế cao trên
cam. Góp phần nâng cao hiệu quả trồng, chăm sóc cây ăn quả bằng sử dụng
phân bón hữu cơ khoáng, hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá lượng phân bón BMT18 tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Đề suất một số giải pháp năng cao hiểu qua phân bón BMT18
1.3. Yêu cầu đề tài
+ Đánh giá được ảnh hưởng các liều lượng phân BMT18 đến năng suất,
chất lượng cam.


3

+ Xác định được liều lượng tổ hợp phân BMT18 hợp lý thích hợp có
hiệu quả cao cho cây cam.



4

1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Là mô hình trực quan chứng minh cho người dân, trực tiếp là những
người trồng cam thấy được sự hơn hẳn của việc bón phân Biochar - khoáng
thế hệ mới BMT18 đến sinh trưởng phát triển của cây so với việc bón các loại
phân bón vô cơ hay các cách chăm sóc truyền thống. Để người dân địa
phương đối chiếu so sánh và đầu tư nhân rộng.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung thêm những tài liệu
khoa học, phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như nghiên cứu trên cây cam
ở nước ta.
Kết quả của đề tài là cơ sở để phát triển rộng rãi việc đưa phân bón
Biochar - khoáng thế hệ mới BMT18 vào sản xuất nông nghiệp.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nâng cao nhận thức người dân địa phương đối với việc ứng dụng các
tiến bộ kỹ thuật mới trong canh tác sản xuất nông nghiệp.
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm tăng năng suất và chất
lượng giống cam sành thông qua biện pháp kỹ thuật bón phân.


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỂU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở ly luận
Qua điều tra, tổng kết về vai trò của phân bón với cây trồng ở trên thế
giới cũng như ở Việt Nam cho thấy: Trong số các biện pháp kỹ thuật

trồng trọt liên hoàn (làm đất, giống, mật độ gieo trồng, BVTV...), bón phân
luôn là biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng lớn nhất, quyết định nhất đối với
năng suất và sản lượng cây trồng. Giống mới cũng chỉ phát huy được tiềm
năng của mình, cho năng suất cao khi được bón đủ phân và bón hợp lý.
Phân bón là những chất hữu cơ hoặc vô cơ nhằm bổ sung dinh dưỡng
cho cây và cho đất. Phân bón là phương tiện tốt nhất để tăng năng suất và chất
Năng suất và chất lượng nông sản phụ thuộc rất lớn vào khả năng cung
cấp dinh dưỡng và đáp ứng nhu cầu sinh lý của một loại cây trồng. Khả năng
sự đáp ứng này phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất và lượng phân bón cung
cấp cho đất.
Với mỗi loại đất phải xác định được yếu tố dinh dưỡng hạn chế trong
loại đất đó đã làm ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất cây trồng. Tùy loại
đối tượng cây trồng cần hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng và đáp ứng kịp thời
lượng và tỉ lệ các chất dinh dưỡng phù hợp với từng thời kì mà cây đòi hỏi.
Từ đó, xây dựng quy trình bón phân cân đối và hợp lý tạo thuận lợi cho
việc nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Phân hữu cơ sinh học đang là
loại phân có ảnh hưởng rất lớn đến Nông nghiệp sạch - cải thiện về năng suất,
chất lượng cây trồng và đem lại hiệu quả kinh tế cao
Chất hữu cơ là thành phần không thể thiếu đối với cây trồng, nó có một
số tác dụng cụ thể. Thứ nhất,chất hữu cơ tồn tại xen kẽ với các thành phần kết


6

cấu của đất, tạo tạo ra sự thông thoáng giúp rễ phát triển mạnh nên có cường
độ hô hấp tối đa và dễ dàng hấp thu các nguồn dinh dưỡng. Thứ hai, chất hữu
cơ sẽ lưu giữ các khoáng chất đa, trung vi lượng từ các loại phân bón hóa học
và cung cấp dần cho cây hạn chế được hiện tượng thất thoát phân bón trong
quá trình sử dụng, giảm chi phí đáng kể trong sản xuất nông nghiệp, giúp đất
giữ ẩm làm cây chống chịu khô hạn tốt hơn. Thứ ba, sự hiện diện của chất

hữu cơ làm môi trường sống cho các hệ vi sinh có ích, các hệ vi sinh này cân
bằng môi trường của hệ sinh thái vì vậy sẽ hạn chế một số đối tượng gây
bệnh, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Cây cam sành Bắc Quang - Hà Giang là cây ăn quả tuy nhiên không
phải nơi nào cây cũng phát huy được những ưu thế như nhau, không phải
giống nào cũng thích hợp với bất kỳ một điều kiện tự nhiên của các vùng, mà
còn chịu ảnh hưởng rất rõ của các điều kiện ngoại cảnh như: nhiệt độ, ẩm độ,
ánh sáng, chế độ chăm sóc… Các ảnh hưởng đó sẽ được phản ánh ra trên bản
thân của cây bằng những biểu hiện của sinh trưởng, phát triển, khả năng cho
năng suất và phẩm chất quả. Những đặc trưng, đặc tính biểu hiện trong một
đời của cây hay một năm đều là kết quả phản ánh tổng hợp giữa đặc điểm của
giống và điều kiện ngoại cảnh.
Tuỳ vào tuổi cây và điều kiện sinh thái nơi trồng, trong chu kỳ sống
một năm cam, quýt thường ra ra hoa. Các đợt lộc có sự liên quan khá chặt chẽ
với nhau, quá trình ra lộc năm trước là tiền đề cho sự ra hoa kết quả năm sau.
Mối liên hệ giữa các đợt lộc trong năm của cây là những điều thiết thực cho
việc tìm ra các biện pháp kỹ thuật cần thiết cho cây.
Việc áp dụng biện pháp kỹ thuật bón phân trong từng giai đoạn là rất
cần thiết vì cây trồng hấp thu dinh dưỡng nuôi cây phần lớn qua bộ rễ, chính
vì vậy cần nghiên cứu liều lượng bón phân thích hợp cho cây trồng cung cấp


7

đầy đủ, kịp thời các chất dinh dưỡng đa lượng, vi lượng cần thiết cho quá
trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây, đặc biệt là thời
kỳ cây sinh trưởng mạnh, cần tập trung dinh dưỡng để tạo hoa, nuôi quả.
2.1.3. Cơ sở pháp ly của đề tài
- Thông tư số: 41/2014/TT-BNNPTNT[14]: Hướng dẫn một số điều

của Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính
phủ về quản lý phân bón thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong thông tư có nội dung về quy phạm
khảo nghiệm phân bón được áp dụng vào đề tài về hình thức khảo nghiệm;
công thức khảo nghiệm; cây trồng, loại đất, thời gian khảo nghiệm; diện tích
ô khảo nghiệm, các biện pháp kĩ thuật; chỉ tiêu và phương pháp theo dõi và
đánh giá phân bón khảo nghiệm.
- Hình thức khảo nghiệm: Phân BMT18 là phân bón hữu cơ khoáng vì
thế việc khảo nghiệm được tiến hành trên diện hẹp.
- Công thức khảo nghiệm: căn cứ đặc tính của phân bón, tình hình sử
dụng phân bón tại địa phương nơi khảo nghiệm để xác định các công thức
khảo nghiệm về liều lượng bón, thời kỳ bón, kỹ thuật bón hoặc kết hợp các
yếu tố này. Công thức đối chứng sử dụng loại phân bón cùng chủng loại với
phân bón khảo nghiệm, với liều lượng bón, thời kỳ bón, kỹ thuật bón đang
phổ biến tại địa phương nơi khảo nghiệm. Một loại phân bón khảo nghiệm ít
nhất có hai công thức; tổng số loại phân bón khác nhau cho một lần khảo
nghiệm không vượt quá bốn.
- Cây trồng, loại đất, thời gian khảo nghiệm: Bố trí khảo nghiệm trên
cây và ít nhất một cây trồng đại diện cho mỗi nhóm: cây màu, cây rau, cây
hoa, cây cỏ làm thức ăn xanh cho gia súc, cây công nghiệp, cây ăn quả, nếu
phân bón khảo nghiệm được khuyến cáo sử dụng trên cây trồng, nhóm cây
trồng đó. Các khảo nghiệm thực hiện tối thiểu trên hai loại đất, là loại đất cây


8

trồng khảo nghiệm có diện tích gieo trồng lớn nhất, trừ phân bón chuyên dùng
cho một loại đất đặc thù.
- Diện tích ô khảo nghiệm: khảo nghiệm diện hẹp đối với cây hàng năm
diện tích ô tối thiểu là 10.000 m2.

- Các biện pháp kỹ thuật như mật độ gieo trồng, tưới nước, bảo vệ thực
vật và các biện pháp kỹ thuật khác áp dụng theo quy trình phổ biến tại địa
phương nơi khảo nghiệm và thống nhất cho các công thức khảo nghiệm.
- Chỉ tiêu theo dõi: năng suất thực thu, chất lượng sản phẩm, đánh giá
về tình hình sinh trưởng, phát triển của cây trồng khảo nghiệm, mức độ nhiễm
sâu bệnh, khả năng chống chịu chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi của
cây trồng, tính toán hiệu quả kinh tế.
- Phương pháp theo dõi: Đối với khảo nghiệm diện hẹp, năng suất thu
toàn ô, chỉ tiêu chất lượng và chỉ tiêu đặc thù, bội thu năng suất (tạ/ha) = năng
suất công thức phân bón khảo nghiệm - năng suất công thức đối chứng; hiệu
suất sử dụng phân bón = bội thu năng suất/số kg (lít) phân bón khảo nghiệm
đã sử dụng; hiệu quả kinh tế: lợi nhuận = (năng suất x giá nông sản) - tổng chi
phí.
2.2. Giới thiệu về cam Sành
- Tên khoa học: Citrus Sinensis
* Đặc điểm thực vật học
- Rễ: Rễ cam nói chung thuộc loại rễ nấm (Micorhiza), nấm Micorhiza
sống cộng sinh trên lớp biểu bì của rễ, có vai trò như những lông hút ở các
cây trồng và thực vật khác, cung cấp nước, muối khoáng và một lượng nhỏ
chất hữu cơ cho cây, cây cung cấp hydrat carbon cho nấm (Trần Thế Tục
(1990) [12], Viện Bảo vệ thực vật (2001) [15]).
- Thân, cành cam: Theo tác giả Phạm Thừa (1965) [10]: Đặc điểm
thân, cành tuỳ thuộc giống, tuổi cây, điều kiện sinh sống, hình thức nhân
giống mà cây có chiều cao và hình thái khác nhau. Trong một năm cam có thể


9

ra nhiều đợt lộc tuỳ vào từng vùng sinh thái, giống, tuổi cây và những tác
động kỹ thuật của con người, thông thường có từ 2 - 4 hoặc 5 đợt lộc.

- Hoa cam: Cam phân hoá hoa từ sau khi thu hoạch đến trước khi nảy
lộc xuân (đa số từ tháng 11 đến đầu tháng 2 năm sau). Hoa cam phần lớn có
mùi thơm. Xét về hình thái có 2 loại hoa: Hoa phát triển đầy đủ và hoa dị hình.
Hoa đầy đủ có cánh dài màu trắng và có công thức cấu tạo: K5; C5; A(20-40); G(815),

thường thì số nhị gấp 4 lần số cánh hoa và xếp thành 2 vòng, nhị hợp. Hoa

dị hình: Là những hoa bị thiếu khuyết 1 trong các bộ phận của hoa.
Về hoa tự cũng có 2 loại: Hoa đơn và hoa chùm. Hoa đơn: Có 2 dạng:
Dạng cành đơn có nhiều lá và 1 hoa ở đầu cành, dạng này có khả năng đậu
quả cao nhất, trong điều kiện được chăm sóc tốt thì cây sẽ có nhiều loại cành
này; Dạng cành không có lá, thường có nhiều cành quả/1 cành mẹ, cuống
ngắn dễ lẫn với dạng hoa chùm.
- Hoa chùm: Có 3 dạng là: Dạng trên cành ở mỗi nách lá có 1 hoa và 1
hoa ở ngọn cành, trên mỗi cành có từ 3-7 hoa và khả năng đậu từ 1-2 quả;
Dạng trên ngọn cành có 1 hoa và mỗi nách lá có 1 hoa và có 1 số lá không
hoàn chỉnh, chỉ ở dạng vảy, dạng này tỷ lệ đậu quả không cao; Dạng hoa
chùm không có lá có từ 4-5 hoa, loại này tỷ lệ đậu quả rất thấp hoặc không
đậu (Trần Thế Tục, Vũ Mạnh Hải, Đỗ Đình Ca (1995) [13].
- Lá cam: Bộ lá của cam được khá nhiều tác giả nghiên cứu: Lá cam
quýt thuộc loại lá đơn, phần lớn mép lá có hình răng cưa, lá có eo. Độ lớn của
eo lá, hình dạng, kích thước lá, màu sắc lá, mật độ khí khổng, mật độ túi tinh
dầu vv… Bùi Huy Đáp (1960 - 1967), [3],[5]. Tuỳ thuộc vào giống, vào mùa
vụ. Bình quân trên mặt lá có từ 400-500 khí khổng/mm2. Cây cam trưởng
thành thường có từ 150.000-200.000 lá, tương ứng với tổng diện tích khoảng
200m2. Tuổi thọ lá 2-3 năm tuỳ theo vùng sinh thái, vị trí và tình trạng sinh
trưởng của cây và cành mang lá, vị trí của cấp cành. Những lá hết thời gian


10


sinh trưởng thường rụng nhiều vào mùa thu và mùa đông.
* Yêu cầu ngoải canh của cây cam sành:
- Yêu câu về Nhiệt độ
Theo Trần Thế Tục (1980) [11] và nhiều tác giả khác cho rằng cây cam
sinh trưởng được trong phạm vi nhiệt độ từ 12 - 39oC, nhiệt độ thích hợp nhất
từ 23-27oC. Tại nhiệt độ thấp -5oC có một số giống có thể chịu được trong
thời gian rất ngắn. Khi nhiệt độ cao 400C kéo dài trong thời gian dài trong
nhiều ngày cam quýt sẽ ngừng sinh trưởng, biểu hiện bên ngoài là lá rụng,
cành khô héo. Tuy nhiên cũng có giống chỉ bị hại khi nhiệt độ không khí lên
đến 50 - 570C.
- Yêu câu về ánh sáng
Theo Vũ Công Hậu và một số tác giả thì cam quýt là cây ưa ánh sáng
tán xạ, nơi có cường độ ánh sáng từ 10.000 - 15.000 lux, tương ứng với 0,6
cal/cm2, ứng với ánh sáng lúc 8 - 9h sáng và 4 - 5h chiều hoặc những ngày
trời quang mây mùa hè. Tuy nhiên để có được lượng ánh sáng như vậy chúng
ta cần bố trí mật độ hợp lý như không quá dày cũng không quá thưa, vườn
cam quýt nhất thiết phải bố trí nơi thoáng, có thể trồng cây chắn gió đồng thời
có tác dụng che bớt ánh sáng để có ánh sáng trực xạ vào những ngày trời nắng
gắt, khi đủ ánh sáng cây sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh (Nguyễn Mạnh
Chinh (2005 )[2].
- Yêu câu về Âm độ
Cam có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng và ẩm vì vậy cam là cây ưa
ẩm, ít chịu hạn, cần nhiều nước nhất là thời kỳ nảy mầm, cây con và thời kỳ
phân hóa mầm hoa, thời kỳ kết quả và quả đang phát triển. Trong năm cam
cần nước từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Tuy ưa ẩm nhưng cam quýt rất sợ
úng đất sẽ bị thiếu oxy, bộ rễ hoạt động sẽ kém vì vậy sẽ làm cho cây rụng lá,
hoa, quả.



11

Cam yêu cầu độ ẩm không khí 75% và độ ẩm đất 60%, độ ẩm này
không những đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển tốt mà còn cho năng
suất cao, phẩm chất quả tốt, mẫu mã quả đẹp, quả to, vá máng. Nếu độ ẩm
không khí quá cao hoặc quá thấp đều có hại cho cam, ẩm độ không khí quá
cao và kèm theo nắng to vào tháng 8, tháng 9 hàng năm thường gây hiện
tượng rám nắng và nứt quả.
- Yêu câu về lượng mưa
Theo Hoàng Ngọc Thuận (2002)[9], lượng mưa thích hợp cho các vùng
trồng cam trên dưới 2.000mm, Cam cần 1.200 - 1.500mm, lượng nước trong
đất có ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động của bộ rễ, lượng nước được coi là đủ
khi nước tự do bằng 1% và độ ẩm đất bằng 60% độ ẩm bão hòa đồng ruộng.
- Yêu câu về Gió
Quy luật hoạt động của gió là một vấn đề cần lưu ý trong việc bố trí các
vùng trồng cam. Tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt đến việc lưu thông
không khí, điều hòa độ ẩm, giảm sâu bệnh hại, cây sinh trưởng tốt. Tuy nhiên
tốc độ gió có ảnh hưởng đến khả năng đồng hóa của cây, đặc biệt là gió lớn.
Ở nước ta, đồng bằng sông Hồng và ven biển miền Trung về mùa mưa
thường có gió bão gây đổ cây, gẫy cành, rụng quả làm cho khả năng sinh
trưởng và năng suất của cây giảm rõ rệt. Do vậy cần chú ý đến việc trồng các
đai rừng chắn gió cho các vườn trồng cam ở những vùng hay có bão lớn.
- Yêu câu về Đất đai
Ở nước ta, theo Trần Thế Tục (1990)[12] và một số tác giả cho rằng
cây cam có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: Đất thịt nặng ở đồng
bằng, đất phù sa châu thổ, đất đồi núi, đất phù sa cổ, đất thịt nhẹ, đất cát pha,
đất bạc màu... Tuy nhiên nếu trồng cam trên đất xấu, nghèo dinh dưỡng cần
phải đầu tư thâm canh cao, hiệu quả kinh tế sẽ tốt hơn.
- Yêu cầu về dinh dưỡng



12

Thực vật nói chung và cam nói riêng, muốn sinh trưởng và phát triển
tốt cần phải được cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng đa lượng
cũng như vi lượng.
+ Đạm (Nitơ): là nguyên tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu
được trong quá trình sinh trưởng đặc biệt trong sự hình thành bộ lá và có vai
trò quyết định đến năng suất, phẩm chất của quả. Nitơ tham gia vào quá trình
hình thành và phát triển cành, lá, xúc tiến hình thành các đợt lộc mới trong
năm, có tác dụng giữ cho bộ lá xanh lâu. Nhiều nghiên cứu cho thấy một quả
cam Washington Navel muốn phát triển bình thường cần có 45 lá, cam Chanh
cần 50 lá, bưởi Chùm cần 60 lá cho một quả (Vũ Mạnh Hải và Cs (2000) [7].
Ở điều kiện thời tiết nước ta cam quýt hấp thu đạm quanh năm, nhưng
cây hút đạm mạnh nhất vào các tháng có thời tiết ấm, đồng thời cũng là thời
điểm cây cam quýt trong giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng đến khi thu hoạch.
Ngoài ra khả năng hút đạm chịu sự tác động của độ pH đất, nếu pH từ 4 - 4,5
cây hấp thu mạnh dạng NO3, pH từ 6-6,5 cây hấp thu mạnh dạng NH4+,
+ Phân lân (Phospho):
Là nguyên tố dinh dưỡng rất cần cho cây sinh trưởng và phát triển đặc
biệt là giai đoạn phân hóa mầm hoa.
Phân lân có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng quả, đủ lân lượng axit
trong quả giảm, tỷ lệ đường/axit cao, hàm lượng Vitamin C giảm, vỏ quả
mỏng, mã đẹp, lõi quả chặt, màu sắc quả hơi kém nhưng chuyển màu nhanh.
+ Kali:
Theo Vũ Công Hậu (1996)[8] kali rất cần cho sự sinh trưởng và phát
triển của cam quýt, đặc biệt là thời kỳ ra lộc non và thời kỳ quả phát triển
mạnh. Kali ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và phẩm chất quả cam quýt, vì kali
tham gia vào quá trình vận chuyển các sản phẩm quang hợp về các cơ quan
tích lũy trên cây. Nếu cây được cung cấp đầy đủ kali quả to, ngọt, nhanh chín,



13

có khả năng chịu được lâu dài khi vận chuyển đi xa hoặc cất giữ lâu ngày.
Tuy nhiên nếu thừa kali cây sinh trưởng kém, đốt ngắn, cây còi cọc, đặc biệt
nếu quá nhiều kali sẽ gây nên hiện tượng hấp thu caxi, magie kém, quả to
nhưng xấu mã, vỏ quả dày, lâu chín.
Ngoài các nguyên tố đa lượng N,P,K, các nguyên tố trung lượng và vi
lượng cũng có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng phát triển, năng suất
và phẩm chất cam quýt.
Theo các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng cây hoàn toàn
không thể phát triển một cách bình thường nếu như thiếu các nguyên tố trung
và vi lượng như: Bo, Mangan, Canxi, Kẽm, Molipden..v.v... các nguyên tố
này hết sức cần thiết cho cây, chúng có tác dụng thúc đẩy và kích thích khả
năng sinh trưởng, phát triển của cây một cách mạnh mẽ.
+ Canxi (Ca): được ví như xi măng gắn kết các tế bào lại với nhau, hàm
lượng Ca trong cây cao sẽ ngăn cản sự rụng ngược lại khi hàm lượng Ca trong
cây thấp sẽ tăng sự rụng.
+ Kẽm (Zn): rất cần cho sự tổng hợp Triptophan - tiền thân của auxin.
Khi thiếu Zn sẽ thiếu auxin và sẽ làm tăng sự rụng.
+ Bore: là nguyên tố dùng cho cây ăn quả khá tốt. Nó có vai trò quan
trọng trong việc hình thành màng sinh học. Đặc biệt khi Bore kết hợp với Ca
làm ổn định thành tế bào. Thiếu Bore ảnh hưởng lớn đến mô phân sinh và sự
nảy mầm của hạt phấn. Chính vì vậy, Bore có tác dụng hạn chế rụng quả trên
nhiều đối tượng cây trồng trong đó có cây cam. Khi thiếu Bore làm cho hàm
lượng nước trong quả ít, hình dạng quả không bình thường. Để khắc phục có
thể phun dung dịch axit boric nồng độ 300g/100 lít nước...
Khi cây thiếu đồng (Cu) quả dễ bị nứt, nhất là khi còn xanh. Để khắc
phục thì cần giữ ẩm cho đất, phun 0,2-0,5% CuSO4 lên lá kết hợp với phun

boocdo càng tốt.


14

Khi cây thiếu sắt (Fe) làm cho lá chồi non bị vàng đi dẫn đến rụng quả
khi còn xanh. Để khắc phục thì cần cải tạo đất, bón phân hữu cơ, phun phân
vi lượng 0,5% FeSO4.
Dựa vào tuổi cây: Đã có nhiều đề xuất, nhưng các đề xuất này không
hoàn toàn đồng nhất. Theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn (2006) [1], cho biết (bảng 2.1):


15

Bảng 2.1: Mức phân bón đối với cam quyt
Quốc gia

Tuổi cây
(năm)

N/cây
(gam)

P205/cây
(gam)

K20/cây
(gam)


Việt Nam: Các đề xuất
1. Trần Thế Tục

1-3
50-150
40-80
45
4-6
200-250
80-165
75
2. Vũ Công Hậu
1-3
75-80
50-140
50-80
4-6
150-300
100-200
100-300
1-3
50-150
50-100
60
3. Đại học Cần Thơ
4-6
200-250
150-200
120
Brazin

1-3
100-240
0-240
20-160
4-6
360-600
320-480
320-480
Hoa Kỳ
1-3
200-440
200-440
200-440
4-6
500-640
500-640
500-640
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (2006)[1]
Dựa vào kết quả phân tích lá: một số tác giả khác, đã nghiên cứu và đề

xuất Ngưỡng dinh dưỡng thông qua việc phân tích lá cam quýt để quyết định
tăng hoặc giảm lượng phân bón, cụ thể như bảng 2.2
Bảng 2.2: Yêu cầu về dinh dưỡng đối với cam quyt
Ngưỡng
dinh dưỡng
Thiếu nhiều
Thiếu ít
Đủ
Cao
Ngộ độc

Ngưỡng
dinh dưỡng
Thiếu nhiều
Thiếu ít
Đủ
Cao
Ngộ độc

Các nguyên tố đa lượng
Hàm lượng trong 100g chất khô (%)
N
P
K
Mg
Ca
S
<2.20
<0.09
<0.70
<0.20
<1.50
<0.14
2.20-2.40 0.09-0.11 0.70-1.10 0.20-0.29 1.50-2.90 0.14-0.19
2.50-2.70 0.12-0.16 1.20-1.70 0.30-0.49 3.00-4.90 0.20-0.39
2.80-3.00 0.17-0.29 1.80-2.30 0.50-0.70 5.00-7.00 0.40-0.60
>3.00
>0.30
>2.40
>0.80
>7.00

>0.60
Nguyên tố vi lượng
Hàm lượng trong 100g chất khô (ppm)
Fe
Mn
Zn
Cu
B
Mo
<35
<17
<17
<3
<20
<0.05
36-59
18-24
18-24
3-4
21-35
0.06-0.09
60-120
25-100 25-100
5-16
36-100
0.10-1.0
121-200 101-300 101-300
17-20 101-200
2.0-5.0
>200

>500
>500
>20
>250
>5.0
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (2006)[1]


16

Dựa vào năng suất thu hoạch quả vụ trước: Cũng theo tài liệu của Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006), khuyến cáo:
Nếu thu hoạch 15 tấn quả/ha (600 cây) thì bón trở lại cho mỗi cây là:
30kg phân chuồng + 400g Urea + 1.000g Super lân + 1.000g vôi bột +
500g K2S04.
Nếu thu hoạch 60 tấn quả/ha (600 cây) thì bón trở lại cho mỗi cây là:
60kg phân chuồng + 800g Urea + 2.000g Super lân + 2.000g vôi bột +
1.000g K2S04.
Tóm lại, công thức bón phân tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại đất,
thành phần dinh dưỡng trong đất, giống cây, tuổi cây, mật độ, năng suất... ở
mỗi vùng sinh thái khác nhau, với trình độ canh tác khác nhau, dựa trên cơ sở
khác nhau để đề xuất mức phân bón phù hợp, hiệu quả nhất vẫn cần những
kết luận từ thực nghiệm thì đề xuất mới có ý nghĩa.
2.2.1. Phòng trừ sâu bệnh hại
Cây ăn quả có múi nói chung và cây cam quýt nói riêng có khá nhiều
sâu bệnh hại, đặc biệt có những bệnh rất nguy hiểm gây huỷ diệt hàng loạt
như bệnh tristeza, greening ở Brasil, Tây Ban Nha và Venezuela (Whiteside
at al., 1988;) [17].
Ở Nhật Bản đã ghi nhận 240 loài côn trùng và nhện hại; tại 14 tỉnh
miền nam Trung Quốc ghi nhận 489 loài chân khớp gây hại trên cam quýt;

Đài Loan có 167 loài, Malaysia có 174 loài, ở Ấn Độ có 250 loài...
Tiến bộ đáng ghi nhận nhất trong phòng chống bệnh đó là kỹ thuật xét
nghiệm chuẩn đoán các bệnh virus, siêu vi khuẩn bằng PCR và ELISA. Hiện
nay những kỹ thuật này đã được sử dụng như là 1 phương tiện chủ yếu để xét
nghiệm chuẩn đoán bệnh cũng như sàng lọc bệnh trong sản xuất cây sạch
bệnh, đồng thời việc kết hợp các phương pháp vi ghép đỉnh sinh trưởng, nuôi
cấy mô phân sinh với xét nghiệm sàng lọc bệnh bằng PCR và ELISA đã trở


17

thành một khâu bắt buộc trong sản xuất cây sạch bệnh ở các nước trồng cam
quýt trên thế giới (Timmer, Duncan, 1999) [18].
2.3. Tình hình san xuất cam quyt trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tổng quan tình hình sản xuất cam trên thế giới
Hiện nay cam quýt được phát triển khắp các lục địa, sự phát triển của
các vùng cam quýt trên thế giới có sự tương quan với các cuộc cách mạng
công nghiệp ở các vùng. Vùng nào sớm phát triển công nghiệp thì nghề cam
quýt cũng sớm phát triển và ngược lại. Kết quả được trình bày qua bảng 1.3
Qua bảng 1.3 cho thấy: Năm 2010 diện tích cam quýt của toàn thế giới
là 4.127,0 nghìn ha, năng suất trung bình đạt 168,4 tấn/ha, sản lượng đạt
6.9516,0 nghìn tấn. Đến năm 2014 tổng diện tích giảm xuống còn 3.885,9
nghìn ha nhưng năng suất lại tăng lên 182,3 tấn/ha, sản lượng tăng lên
70.856,3 nghìn tấn.
So sánh về diện tích của 5 châu lục năm 2014, châu Á có tổng diện tích
lớn nhất (1.562,2 nghìn ha) sau đó đến châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và vùng
có diện tích nhỏ nhất là châu Đại Dương 19,2 nghìn ha



×