Tải bản đầy đủ (.doc) (254 trang)

LV THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.13 KB, 254 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ THANH CƯỜNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ THANH CƯỜNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LƯƠNG MINH VIỆT

THỪA THIÊN HUẾ, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, với sự
hướng dẫn khoa học của TS. Lương Minh Việt.Các số liệu, trích dẫn
trong Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Thừa Thiên Huế, ngày 25 tháng 5 năm 2017
Học viên

Lê Thanh Cường


LỜI CẢM ƠN
Kết thúc quá trình được đào tạo hệ Cao học tại Học viện Hành
chính, tôi đã lựa chọn đề tài “Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” cho Luận văn tốt nghiệp của
mình. Để hoàn thành được Luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm, giúp đỡ, động viên của quý Thầy giáo, Cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè
và gia đình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo và quý Thầy giáo, Cô giáo Học
viện Hành chínhQuốc gia. Đồng thời, tôi cũng xin bày tỏ sự cảm ơn chân
thành tới Lãnh đạo UBND huyện Quảng Ninh, Sở Lao động Thương
binh và Xã hội, lãnh đạo, cán bộ công chức Phòng Lao động - TB&XH,
Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục thống kế huyện Quảng Ninh,

UBND các xã, thị trấn trong huyện Quảng Ninh đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thiện Luận văn.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS.Lương Minh Việt,
Q.Trưởng khoa Quản lý nhà nước về Kinh tế, Học viện Hành chínhQuốc
gia, đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện
Luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!
Thừa Thiên Huế, ngày 27 tháng 12 năm 2017
Học viên


Lê Thanh Cường


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM
NGHÈO
BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG
BÌNH........................................................................................................6
1.1. Tổng quan quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo....................6
1.1.1. Xóa đói, giảm nghèo và giảm nghèo bền vững.........................6
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách về giảm nghèo
bền vững . 10
1.1.3. Khái niệm chính sách và thực hiện chính sách về giảm nghèo bền
vững 15
1.1.4. Chủ thể thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững.....16
1.2. Nội dung thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững......17
1.2.1. Chính sách của nhà nước..........................................................17
1.2.2. Chiến lược lập quy hoạch, kế hoạch để thực hiện chính sách giảm

nghèo bền
vững....................................................................................................18
1.2.3. Tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững.........23
1.2.4. Các văn bản để thực hiện các chính sách về giảm nghèo nghèo
bền vững . 24
1.2.5. Thanh tra, kiểm tra đối với công tác giảm nghèo.....................25
1.2.6. Bộ máy để thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững26
1.3. Kinh nghiệm để thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững một
số
địa phương.............................................................................................27
1.3.1. Kinh nghiệm của Hà Tĩnh về xây dựng mô hình xóa đói giảm
nghèo .. 27
1.3.2. Kinh nghiệm của Nghệ An trong thực hiện xóa đói giảm nghèo
29
1.3.3. Kinh nghiệm rút ra cho hoạt động thực hiện giảm nghèo ở huyện
Quảng Ninh,


tỉnh Quảng Bình..................................................................................31
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO
BỀN
VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH
................................................................................................................34
2.1. Tổng quan về huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình....................34
2.1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................34
2.1.2. Điều kiện xã hội.......................................................................36
2.1.3. Điều kiện kinh tế......................................................................37
2.2. Thực trạng thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện
Quảng Ninh............................................................................................40
2.2.1. Thực trạng xây dựng chiến lược, lập quy hoạch, kế hoạch giảm

nghèo bền
vững....................................................................................................40


2.2.2. Thực trạng xây dựng, ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực thi các
văn bản về
công tác giảm nghèo bền vững...........................................................43
2.2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trên
địa bàn
huyện...................................................................................................45
2.2.4. Thực trạng thanh tra, kiểm tra, giám sát và kết qủa thực hiện các
tiêu chí
chính sách giảm nghèo bền vững........................................................66
2.3. Đánh giá hoạt động thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở
huyện
Quảng Ninh trong thời gian qua............................................................69
2.3.1. Ưu điểm....................................................................................70
2.3.2. Hạn chế.....................................................................................72
2.3.3. Nguyên nhân chủ quan.............................................................75
2.3.4. Nguyên nhân khách quan.........................................................76
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢTHỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở HUYỆN QUẢNG NINH,
TỈNH
QUẢNG BÌNH.......................................................................................79
3.1. Định hướng.........................................79Error! Bookmark not
defined.
3.1.1. Quan điểm về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện.........79
3.1.2. Mục tiêu giảm nghèo bền vững ở huyện Quảng Ninh.............81
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả để thực hiện các chính sách giảm nghèo

bền vững trên địa bàn huyện Quảng Ninh.............................................83
3.2.1. Hoàn thiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch về giảm nghèo bền
vững 83
3.2.2. Ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật
83
3.2.3. Tổ chức bộ máy để thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững


87
3.2.4. Đào tạo và bồi dưỡng nhân lực để thực hiện chính sách giảm
nghèo bền vững88
3.2.5. Chính sách của Nhà nước về giảm nghèo bền vững................89
3.2.6. Xã hội hóa hoạt động giảm nghèo bền vững..........................106
3.2.7. Thanh tra, kiểm tra, giám sát về giảm nghèo bền vững..........108
3.3. Kiến nghị, đề xuất.......................................................................109
3.3.1. Đối với Quốc hội....................................................................110
3.3.2. Đối với Chính phủ..................................................................110
3.3.3. Đối với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể.....................114
KẾT LUẬN..........................................................................................114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT
CNH-HĐH

:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐBKK


:

Đặc biệt khó khăn

GQVL

:

Giải quyết việc làm

HĐND
KHKT
KT-XH

:
:
:

Hội đồng nhân dân
Khoa học kỹ thuật
Kinh tế - xã hội

LĐ-TB&XH

:

Lao động - Thương binh và Xã hội

MTQG


:

Mục tiêu quốc gia

MTTQ
QLNN

:
:

Mặt trận tổ quốc
Quản lý nhà nước

TTCN

:

Tiểu thủ công nghiệp

TNBQ
UBND

:
:

Thu nhập bình quân
Ủy ban nhân dân

XĐGN

XHCN

:
:

Xóa đói, giảm nghèo
Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang

Dân số và lao động huyện Quảng Ninh qua các
Bảng 2.1.

36
năm
Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp qua các

Bảng 2.2.

37
năm
Giá trị sản xuất của ngành CN phân theo các

Bảng 2.3


39
thành phần kinh tế

Bảng 2.4

Cơ cấu các ngành

39

Bảng 2.5

Thực trạng các chính sách giảm nghèo bền vững

49

Bảng 2.6

Chính sách hỗ trợBHYT cho người nghèo

52

Miễn, giảm học phí cho học sinh là con em hộ
Bảng 2.7

53
nghèo, hộ cận nghèo

Bảng 2.8.


Kết quả đầu tư cơ sở hạ tầng qua các năm

60

Bảng 2.9.

Thực trạng đói nghèo ở huyện Quảng Ninh

69


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ

Nội dung

Trang

Cơ cấu tổ chức Ban chỉ đạo XĐGN –
GQVL
Sơ đồ 2.1

47
huyện Quảng Ninh


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, đói nghèo là một vấn đề mang tính toàn cầu, loại trừ tình
trạng bần cùng và thiếu ăn là một trong tám mục tiêu thiên niên kỷ mà

189 quốc gia thành viên đang phấn đấu để đạt được trong thời gian tới.
Giải quyết tình trạng nghèo đói không những nâng cao đời sống kinh tế,
mà nó còn cải thiện những vấn đề xã hội, đặc biệt là sự bình đẳng của các
tầng lớp cư dân, nhất là cư dân nông thôn so với thành thị.
Đảng và Nhà nước ta luôn coi công tác xóa đói giảm nghèo là một
chủ trương lớn, nhiệm vụ chính trị quan trong hàng đầu; là nhiệm vụ
kinh tế xã hội quan trọng và cấp thiết nhằm thực hiện mục tiêu tăng
trưởng bền vững gắn với đảm bảo công bằng xã hội. Việt Nam đã đạt
được thành tựu to lớn về xóađói giảm nghèo, được các tổ chức quốc tế và
các nước đánh giá cao vềsự quyết tâm chống đói nghèo của Chính phủ.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay số hộ nghèo vẫn còn nhiều, tình trạng tái
nghèo thường xuyên diễnra, khoảng cách giàu nghèo ngày càng giãn
rộng, chênh lệch giàu nghèo giữa các khu vực, giữa các dân tộc còn
cao…Tất cả đã và đang trở thành thách thức lớn cho công tác giảm
nghèo của Việt Nam nói chung và của từng địa phương nói riêng trong
những năm tới.
Thực trạng đói nghèo ở huyện Quảng Ninh đang là một vấn đề bức
xúc, cần được quan tâm giải quyết. Quảng Ninh là một huyện nghèo,
thuần nông, nằm cách trung tâm thành phố Đồng Hới 7km về phía Nam,
địa hình có đầy đủ ba vùng cơ bản là vùng ven biển, vùng đồng bằng và
vùng miền núi. Trong những năm qua, đã có nhiều chủ trương, chính


sách và phương pháp để giảm nghèo, giai đoạn (2011-2015) huyện đã
đưa tỷ lệ hộ nghèo từ 24,12% năm 2011 giảm xuống còn 9,1% năm
2015, bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 3%, tuy nhiên trên thực tế
vẫn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao, đời sống về
vật chất và tinh thần của người dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Theo
điều tra hộ nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai
đoạn 2016-2020 thì hộ nghèo lại tăng lên 13,7%. Đó là vấn đề cấp bách,

nhất là ở hai xã miền núi đặc biệt khó khăn(ĐBKK),

1


có đồng bào dân tộc Vân Kiều sinh sống là xã Trường Sơn và Trường
Xuân là thách thức lớn đối với Đảng bộ và chính quyền huyện Quảng
Ninh trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và những năm
tới.
Sau khi học xong chương trình cao học, tôi chọn đề tài “Thực hiện
chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”
làm luận văn tốt nghiệp nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất
các giải pháp với mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống, thực hiện
chính sách giảm nghèo bền vững của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng
Bình - nơi tôi tham gia công tác và sinh sống.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận văn
Nghèo đói là vấn đề xã hội bao hàm nghĩa rộng, đa chiều gắn liền
với tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, trong quan hệ phân
phối của cải vật chất, mở rộng an sinh xã hội và các cơ hội tiếp cận các
dịch vụ xã hội cho mọi người, đặc biệt ưu tiên cho phụ nữ và trẻ em,
nhóm người yếu thế và dễ bị tổn thương, thực hiện đầy đủ quyền con
người nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu
hẹp khoảng cách và trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các
dân tộc, nhóm dân cư. Đảng và Nhà nước ta xác định xóa đói giảm nghèo
là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước hiện nay, rất
phức tạp và khó khăn cả về nhận thức, cũng như chỉ đạo thực tiễn.
Nhưng trước hết là về nhận thức, cần phải làm cho các cấp, các ngành và
mọi người có nhận thức đúng về vấn đề xóa đói giảm nghèo trong điều
kiện và bối cảnh của Việt Nam.



Trong thời gian vừa qua cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu
công phu liên quan đến vấn đề xóa đói giảm nghèo và hoạt động quản lý
nhà nước về giảm nghèo bền vững ở nước ta như “Giảm nghèo ở Việt
Nam, thành tựu và thách thức” của nhóm nghiên cứu Viện Khoa học xã
hội và nhân văn (2011);“Vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền
vững ở Việt Nam”của tác giả Thái Phúc Thành (2014); Chính sách xóa
đói giảm nghèo, thực trạng và giải pháp của tác giả Lê Quốc Lý, Nxb
Chính trị Quốc gia, 2012; Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
ở các tỉnh duyên hải miền Trung trong những năm qua và những giải
pháp cho thời gian tới (chuyên đề sách kinh tế - xã hội các tỉnh miền
Trung, Tây Nguyên những

2


năm đầu thế kỷ XXI - Thực trạng và xu hướng phát triển, PGS,TS. Phạm
Hảo chủ biên) của Trần Thị Bích Hạnh…
Các công trình trên đề cập các góc độ khác nhau về thực trạng,
nguyên nhân gây ra nghèo và các kinh nghiệm tổng kết về hoạt động
giảm nghèo ở các địa phương trong cả nước. Đềxuất một số giải pháp
nhằm giảm nghèo ở nước ta. Nhiều giải pháp có tính khả thi, có giá trị
cao trong thực tiễn.
Đến nay,tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu về công tác giảm
nghèo, nhưng
ở huyện Quảng Ninh ít có một công trình nào tập trung nghiên cứu một
cách cụ thể và sâu sắc thực tế hoạt động thực hiện các chính sách về
giảm nghèo bền vững. Điều này, đòi hỏi phải có có cách nhìn cụ thể,
đúng thực trạng để có giải pháp nâng cao thực hiện chính sách về giảm
nghèo bền vững ở huyện Quảng Ninh.

3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn
3.

1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn và nghiên cứu đánh giá thực trạng
những thành
tựu, hạn chế, nguyên nhân, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu góp
phần giải quyết vấn đề giảm nghèo của huyện trong giai đoạn hiện nay và
có thể nhân rộng thực hiện cho một số địa phương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận việc thực hiện chính sáchgiảm
nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quảng Ninh.
- Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện các chính sách về giảm
nghèo bền vững hiện nay ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện các chính sách về


giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.

1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu đó là việc thực hiện chính sách giảm nghèo
bền vững
với các hộ nghèo, người nghèo ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
3



- Về không gian: các hoạt động nghiên cứu được triển khai trong
phạm vi trên địa bàn huyện Quảng Ninh.
- Về thời gian: từ năm 2011 đến năm 2016.
- Về nội dung: tập trung nghiên cứu việc thực hiện chính sách giảm
nghèo bền
vững.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.

1. Phương pháp luận

Việc nghiên cứu luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận
duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giảm nghèo.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng
hợp.
- Sử dụng phương pháp điều tra: phân tích số liệu để đưa ra những
nhận định, đánh giá và đề xuất giải pháp cho thời gian tới.
- Phương pháp nghiên cứu sơ cấp: thu thập và tìm kiếm thông tin từ
một số sách báo, công trình nghiên cứu khác và từ mạng Internet.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn nghiên cứu góp phần làm rõ cơ sở khoa học của công tác
thực hiện về giảm nghèo bền vững. Vận dụng vào công tác thực hiện về
giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Đánh giá thực trạng công tác thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền
vững của huyện, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao

hiệu quả hoạt động thực hiện về giảm nghèo bền vững của huyện Quảng
Ninh.


6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn cung cấp một tài liệu thiết thực, ý nghĩa cho đội ngũ cán
bộ, công chức hoạt động trong lĩnh vực giảm nghèo nói chung và các nhà
hoạch định chính sách giảm nghèo bền vững của huyện Quảng Ninh nói
riêng, từ đó có thể góp phần

4


nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững trên
địa bàn huyện.
- Luận văn cũng có thể là một tài liệu tham khảo có giá trị cho
những ai quan tâm nghiên cứu vấn đề thực hiện chính sách giảm nghèo
bền vững.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về thực hiện chính sách giảm nghèo bền
vững trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực
hiệnchính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng
Bình



5


Chương 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO
BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH
QUẢNG BÌNH 1.1. Tổng quan về xóa đói giảm nghèo
1.1.1. Xóa đói, giảm nghèo và giảm nghèo bền vững
Thực trạng đói nghèo trên thế giới đang diễn ra theo chiều hướng rất
đáng báo động, là một trong những nguyên nhân đang trực tiếp đe dọa
đến sự tồn vong và phát triển của loài người. Do đó, Giảm đói nghèo là
một trong những vấn đề quan tâm của toàn cầu trong nhiều thập kỷ qua
cũng như trong nhiều năm tới và cũng là một mục tiêu Thiên niên kỷ.
Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả
mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ
thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục, tập quán của từng
vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận
Ở nước ta, đói và nghèo thường được chia ra thành hai khái niệm
riêng biệt: Đói: Là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức
sống dưới mức tối thiểu
và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì sự sống[50].
Sự nghèo khổ, sự bần cùng được biểu hiện là đói, là tình trạng con người
không có cái ăn, ăn không đủ dinh dưỡng tối thiểu cần thiết để duy trì sự
sống hằng ngày và không đủ sức để tái sản xuất sức lao động. Về mặt
năng lượng, nếu trong một ngày, con người chỉ được thõa mãn mức 1500
cal/ngày thì đó là thiếu đói, dưới mức đó là gay gắt.
Nghèo: Là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thõa mãn
một phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống



thấp hơn trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện [50]. Trong
hoàn cảnh nghèo thì người nghèo và hộ nghèo cũng chỉ vật lộn với mưu
sinh hằng ngày và kinh tế vật chất, biểu hiện trực tiếp nhất ở bữa ăn. Họ
không thể vươn tới các nhu cầu về văn hóa – tinh thần hoặc những nhu
cầu này phải cắt giảm tới mức tối thiểu gần nhất, gần như không có. Điều
này đặc biệt rõ ở nông thôn với hiện tượng trẻ em bỏ học, thất học, các
hộ nông dân nghèo không có khả năng để hưởng thụ văn hóa, chữa bệnh
khi ốm

6


đau, không đủ hoặc không thể mua sắm thêm quần áo cho nhu cầu mặc,
sửa chửa nhà của cho nhu cầu ở... Nghèo là khái niệm chỉ tình trạng thu
nhập thực tế của người dân chỉ dành hầu như toàn bộ cho nhu cầu ăn,
thậm chí không đủ chi cho ăn, phần tích lũy hầu như không có.
Xóa đói là làm cho bộ phận dân cư nghèo sống dưới mức tối thiểu
và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì mức sống,
từng bước nâng cao mức sống đến mức tối thiểu và có thu nhập đủ để
đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống [50].
Giảm nghèo hay chính là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao
mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Biểu hiện ở tỷ lệ phần
trăm và số lượng người nghèo giảm xuống. Nói một cách khác, giảm
nghèo là một quá trình chuyển một bộ phận dân cư nghèo lên một mức
sống cao hơn[50].
Giảm nghèo bền vững là kiên quyết không để tái nghèo, là phải duy
trì các nguồn lực, các nguồn đầu tư và các biện pháp chỉ đạo thực hiện
triển khai liên tục có hướng đích, có mục tiêu để không cho đói nghèo
quay trở lại chính nơi chúng ta đang tích cực thực hiện xoá đói, nơi
chúng ta đang thực hiện quyết tâm giảm nghèo. Giảm nghèo không đơn

thuần là sự trợ giúp một chiều của tăng trưởng kinh tế đối với các đối
tượng có nhiều khó khăn mà còn là nhân tố quan trọng tạo ra một mặt
bằng tương đối đồng đều cho phát triển, tạo thêm lực lượng sản xuất dồi
dào và bảo đảm sự ổn định cho giai đoạn sau tăng trưởng nhanh hơn,
mạnh hơn.
Theo tác giả, giảm nghèo bền vững được hiểu là tình trạng dân cư
đạt được mức độ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản hay mức thu nhập cao


×