Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN TRẢNG BOM TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2010 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.66 MB, 145 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

ĐẬU KHẮC LIÊM

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP HUYỆN TRẢNG BOM TỈNH ĐỒNG NAI
GIAI ĐOẠN 2010 - 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

ĐẬU KHẮC LIÊM

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP HUYỆN TRẢNG BOM TỈNH ĐỒNG NAI
GIAI ĐOẠN 2010 - 2020
Chuyên ngành: Quản lý Đất đai
Mã số
: 60 62 16

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Hướng dẫn Khoa học:
TS. PHẠM QUANG KHÁNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
HUYỆN TRẢNG BOM TỈNH ĐỒNG NAI
GIAI ĐOẠN 2010 - 2020

ĐẬU KHẮC LIÊM

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

TS. NGUYỄN VĂN TÂN
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

2. Thư ký:

TS. TRẦN THANH HÙNG
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

3. Phản biện 1: GS. TSKH. PHAN LIÊU
Hội Khoa học đất Việt Nam
4. Phản biện 2: TS. ĐÀO THỊ GỌN
Hội Khoa học đất Việt Nam
5. Ủy viên:


TS. PHẠM QUANG KHÁNH
Hội Khoa học đất Việt Nam

ĐẠI HỌC NÔNG - LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Đậu Khắc Liêm, sinh ngày 25 tháng 01 năm 1958 tại thành phố
Vinh, tỉnh Nghệ An. Con Ông Đậu Khắc Thanh và Bà Đoàn Thị Năm.
Tốt nghiệp Tú tài tại Trường Trung học phổ thông cấp III Vinh, tỉnh Nghệ
An, năm 1975.
Tốt nghiệp Trung học chuyên nghiệp chuyên ngành Trắc Địa Công trình tại
trường TH. Đo đạc và Bản Đồ Hà Nội, tháng 7 năm 1978. Được giữ lại trường và
cử vào công tác tại trường TH. Đo đạc và Bản đồ II (Sau đó đổi tên là trường TH.
Địa Chính TW III, nay là trường CĐ Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh).
Tháng 8 năm 1988 tốt nghiệp Đại học ngành Trắc địa, chuyên ngành Trắc
Địa Công trình, hệ Chuyên tu tại trường Đại học Mỏ - Địa Chất Hà Nội.
Tóm tắt quá trình công tác:
- Từ 8/1978 - 2/1985: Giáo viên, Tổ trưởng Bộ môn Trắc địa Công trình,
trường Trung Học Đo đạc và Bản đồ II.
- Từ 2/1985 - 8/1988: Sinh viên, trường Đại học Mỏ - Địa Chất Hà Nội.
- Từ 8/1988 - 3/1993: Giáo viên, trường Trung Học Đo đạc và Bản đồ II.
- Từ 3/1993 - 7/1999: Phó Hiệu trưởng, trường TH. Địa Chính TW III.
- Từ 7/1999 - 11/2006: Hiệu trưởng, trường TH. Địa Chính TW III.
- Từ 11/2006 - Nay: Phó Hiệu trưởng, trường Cao Đẳng Tài nguyên và Môi
trường Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 9 năm 2008 theo học Cao học ngành Quản lý Đất đai tại trường Đại

học Nông Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: Vợ là Vũ Thị Cẩm Tú; các con Đậu Thị Việt Liên sinh
năm 1981, Đậu Việt Đức sinh năm 1984, Đậu Vũ Hải sinh năm 1996 và Đậu Thị
Việt Hà sinh năm 2003.
Địa chỉ liên lạc: Trường Cao Đẳng Tài Nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí
Minh, cơ sở 2 xã Tam Phước, TP. Biên Hòa, Đồng Nai.
Điện thoại: 0989.212.848.

Email:

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

ĐẬU KHẮC LIÊM

iii


LỜI CẢM ƠN

Tôi trân trọng và biết ơn đến:
- TS. Phạm Quang Khánh, nguyên trưởng phòng Thổ Nhưỡng, Phân viện Quy
hoạch và Thiết kế nông nghiệp miền Nam
- Tập thể quý thầy cô giáo khoa Quản lý đất đai - Bất động sản và Phòng Đào
tạo Sau Đại học trường Đại học Nông - Lâm TP. Hồ Chí Minh.

- Trường Cao Đẳng Tài Nguyên và Môi Trường TP. Hồ Chí Minh
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai
- Cục thống kê tỉnh Đồng Nai
- Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Trảng Bom
- Phòng Thống kê huyện Trảng Bom
- Tập thể cán bộ phòng Thổ Nhưỡng, Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông
nghiệp miền Nam.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô, Nhà trường, gia đình, đồng nghiệp và
bạn bè đã khuyến khích động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.

Đồng Nai, tháng 7 năm 2011
ĐẬU KHẮC LIÊM

iv


TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Trảng
Bom, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010 - 2020” được thực hiện từ tháng 6 năm 2010
đến tháng 5 năm 2011, đã đạt được các kết quả như sau:
1. Kết quả điều tra bổ sung xây dựng bản đồ đất huyện Trảng Bom tỉ lệ
1/25.000 cho thấy: Toàn huyện có 4 nhóm đất với 9 đơn vị đất. Trong đó, nhóm đất
đen 15.007 ha (46,36% DTTN); nhóm đất đỏ vàng có 12.870 ha (39,76% DTTN);
nhóm đất xám 2.762 ha (8,53% DTTN) và nhóm đất phù sa 659 ha (0,69% DTTN).
2. Phần lớn đất đai của Trảng Bom được hình thành trên đá bazan và mẫu chất
phù sa cổ; có địa hình khá bằng phẳng, độ dốc dưới 8o chiếm đến 94,15% DTTN.
Đất có tầng dày hữu hiệu trên 70 cm chiếm tỷ lệ khá lớn (57,45% DTTN); trong đó,
tầng dày lớn hơn 100 cm chiếm 45,56% DTTN. Tuy nhiên đất có tầng dày hạn chế
(30 - 50 cm) cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ (25,86% DTTN).

3. Bản đồ đơn vị đất đai được xây dựng trên cơ sở chồng xếp 9 loại bản đồ đơn
tính, kết quả có 56 đơn vị đất đai (LMU). Trong đó, vùng đất đỏ vàng trên đá bazan
có 14 LMU; vùng đất xám và nâu vàng trên phù sa cổ có 12 LMU; vùng đất đỏ
vàng trên đá phiến sét và đất nâu thẫm trên sản phẩm của đá bọt và bazan có 15
LMU và vùng đất địa hình thấp gồm đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, đất đen
trên sản phẩm bồi tụ bazan và đất xám glây có 15 LMU.
4. Qua kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất và điều tra nông hộ đã chọn
được 8 loại hình sử dụng đất (LUT) để đánh giá khả năng thích nghi đất đai. Kết
quả đánh giá thích nghi đất đai cho thấy trên địa bàn huyện có 26 kiểu thích nghi.
5. Căn cứ kết quả nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất và đánh giá thích nghi đất
đai, đề tài đã định hướng sử dụng đất nông nghiệp cho 8 LUT và 3 vùng: Vùng
nông nghiệp trồng cây lâu năm, diện tích 5.450 ha (16,84% DTTN); Vùng nông
nghiệp hỗn hợp, diện tích 13.310 ha (41,12% DTTN) và vùng nông lâm kết hợp
công nghiệp, dịch vụ - du lịch, 11.323 ha (34,98% DTTN).

v


ABSTRACT
The study of "Evaluation and orientation of using agricultural land in Trang Bom
district, Dong Nai province, period 2010 - 2020" was carry out from June 2010 to May
2011, has achieved some following results:

1. The survey will supply a soil layer map of Trang Bom in 1/25.000 scale.
The survey also shows Trang Bom has 4 soil types and 9 soil units. Among these,
black soil is account for 15.007 ha (46,36% total area(TA)); red - yellow soil is
12.870 ha (39,76% TA); grey soil is 2.762 ha (8,53% TA) and alluvial soil is 659 ha
(0,69% TA).
2. The most part of Trang Bom soil is formed on basalt and ancient alluvial
soil. This area terrain is quite flat, slope of 94.15% TA is below 8o. Soil with >70cm

effective thickness layer occupies a high rate (57.45% TA); in these, soil with
>100cm effective thickness layer occupies 45,56% TA. However, soil with limited
thickness layer (30-50 cm) also occupies a not less rate (25,86% TA).
3. Soil map is built by overlaying 9 single layer maps, result is there are 56
Land Mapping Units (LMU). In these, red - yellow soil area on basalt has 14 LMU;
gray-brown soil area on ancient alluvial soil has 12 LMU; red - yellow soil on
argillaceous slate and dark brown soil on the compound of pumice and basalt has 15
LMU and lower terrain area is including alluvial with red - yellow maculose
structure, black soil on product of depositing from basalt and grey soil has 15 LMU.
4. Thought the result of assessing a current land use and household surveys, It
can select 08 Land Used Types (LUT) to evaluate adaptability of land. Evaluation
of the current land used results show that district has 26 types of accommodations.
5. Based on result of research on current land use and evaluation relevance of
land use, this study oriented the using of agricultural land for 08 LUT and 03
regions: perennial plants region (5.450 ha, account for 16,84% TA), mixed
agricultural region (13.310 ha, account for 41,12% TA) and agriculture-forestry
combine industrial and service - tourism (11.323 ha, account for 34,98% TA).

vi


MỤC LỤC
Trang tựa

TRANG

Trang Chuẩn Y ............................................................................................................i
Lý Lịch Cá Nhân ........................................................................................................ii
Lời Cam đoan ........................................................................................................... iii
Lời cảm ơn ................................................................................................................iv

Tóm tắt .......................................................................................................................v
Mục lục .....................................................................................................................vii
Danh sách các chữ viết tắt ..........................................................................................x
Danh sách các sơ đồ, biểu đồ và hình .......................................................................xi
Danh sách các bảng ..................................................................................................xii
1. MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu ...........................................................................................3
1.3.3. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................3
2. TỔNG QUAN ........................................................................................................4
2.1. Tình hình nghiên cứu về đất và đánh giá đất đai. ................................................4
2.1.1. Tình hình nghiên cứu về đất và phân loại đất. ..................................................4
2.1.2. Các kết quả nghiên cứu về đánh giá đất đai....................................................11
2.1.3. Tổng quan phương pháp đánh giá đất đai theo FAO ......................................16
2.1.4. Một số kỹ thuật dùng trong nghiên cứu .........................................................23
2.2.Tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại tỉnh Đồng Nai, huyện Trảng Bom......25

vii


2.2.1.Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ...................25
2.2.2.Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Trảng Bom..................26
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................29
3.1. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................29
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Trảng Bom có liên quan đến

quá trình hình thành và sử dụng đất .................................................................29
3.1.2. Đặc điểm của đất đai trong mối quan hệ với sử dụng đất sản xuất nông ...........
nghiệp ...............................................................................................................29
3.1.3. Đánh giá đất đai ..............................................................................................29
3.1.4. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Trảng Bom trên cơ sở kết
quả đánh giá đất đai ..........................................................................................29
3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................30
3.2.1. Phương pháp luận ...........................................................................................30
3.2.2. Phương pháp cụ thể.........................................................................................31
3.2.3. Các tư liệu và thiết bị sử dụng .......................................................................33
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................35
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến quá trình hình thành và sử
dụng đất nông nghiệp ..........................................................................................35
4.1.1. Điều kiện tự nhiên với quá trình hình thành, phát triển lớp vỏ thổ...........
nhưỡng..............................................................................................................35
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội có liên quan đến hình thành và sử dụng đất nông
nghiệp................................................................................................................44
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, KT - XH có ảnh hưởng đến quá trình
hình thành và sử dụng đất nông nghiệp........................................................... 50
4.2. Đặc điểm các loại đất trong mối quan hệ với sử dụng đất sản xuất nông.............
nghiệp ................................................................................................................51
4.2.1. Phân lọai đất huyện Trảng Bom......................................................................51
4.2.2. Đặc điểm phát sinh, hình thái, lý hóa học và độ phì của đất ..........................53
4.2.3. Thống kê quỹ đất.............................................................................................66

viii


4.3. Đánh giá đất đai .................................................................................................71
4.3.1. Xác định chất lượng đất đai và xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.....................71

4.3.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên đất và lựa chọn các loại hình sử dụng
đất......................................................................................................................77
4.3.3. Kết quả đánh giá đất đai..................................................................................96
4.4. Định hướng sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp huyện Trảng Bom trên cơ sở
của đánh gía đất đai...................................................................................... . 101
4.4.1. Quan điểm chung về sử dụng đất nông nghiệp .......................................... 101
4.4.2. Sự cần thiết của việc định hướng, bố trí lại đất nông nghiệp....................... 101
4.4.3. Những căn cứ cho việc định hướng sử dụng đất nông nghiệp......................102
4.4.4. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Trảng Bom.............................102
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... ................112
5.1. Kết luận ............................................................................................................112
5.2. Kiến nghị ..........................................................................................................113
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................114
PHỤ LỤC ...............................................................................................................117
Phụ lục 4.1...............................................................................................................118
Phụ lục 4.2...............................................................................................................120
Phụ lục 4.3...............................................................................................................122
Phụ lục 4.4...............................................................................................................124
Phụ lục 4.5...............................................................................................................126
Phụ lục 4.6...............................................................................................................128
Phụ lục 4.7...............................................................................................................130

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ALES (Automated Land Evaluation System): Hệ thống đánh giá đất đai tự động
CNHN:Công nghiệp hàng năm
CNLN: Công nghiệp lâu năm
DTĐG: Diện tích đánh giá

DTTN: Diện tích tự nhiên
DTNN: diện tích đất nông nghiệp
ĐNB: Đông Nam bộ
ĐX-HT: Đông Xuân - Hè Thu
M: Mùa
FAO (Food and Agriculture Organization): Tổ chức Lương - Nông thế giới
GIS (Geographic Information System): Hệ thống thông tin địa lý
UBND: Ủy ban nhân dân
QH&TKNN: Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp
HTSDĐ: Hiện trạng sử dụng đất
SDĐ: Sử dụng đất
KT-XH: Kinh tế - xã hội
KTTĐPN: Kinh tế trọng điểm phía nam
SXNN: Sản xuất nông nghiệp
LC (Land characteristic): Đặc tính đất đai
LF (Limination factor): Yếu tố hạn chế
LMU (Land mapping Unit): Đơn vị bản đồ đất đai
LQ (Land quality): Chất lượng đất đai
LUT (Land use type): Loại hình sử dụng đất
LUR (Land use requirement): Yêu cầu sử dụng đất
LUS (Land use system): Hệ thống sử dụng đất

x


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
SƠ ĐỒ

TRANG


Sơ đồ 2.1. Tiến trình đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất.............................19
Sơ đồ 2.2. Cấu trúc phân hạng thích nghi đất đai ....................................................20
Sơ đồ 2.3. Ứng dụng kỹ thuật GIS và ALES trong đánh giá đất đai........................24
Sơ đồ 3.1. Các bước tiến hành đánh giá đất đai........................................................30
Sơ đồ 4.1. Hệ thống sử dụng đất...............................................................................91
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu sử dụng tài nguyên đất, năm 2010 huyện Trảng Bom

78

Biểu đồ 4.2. Cơ cấu sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp, năm 2010 huyện Trảng
Bom .......................................................................................................79
HÌNH
Hình 4.1. Bản đồ hành chính huyện Trảng Bom......................................................36
Hình 4.2. Đá bọt Bazan huyện Trảng Bom ..............................................................41
Hình 4.3. Bản đồ đất huyện Trảng Bom .................................................................65
Hình 4.4. Bản đồ đơn vị đất đai vùng nghiên cứu....................................................76
Hình 4.5. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Trảng Bom năm 2010...................80
Hình 4.6. Bản đồ đánh giá khả năng thích nghi đất đai huyện Trảng Bom .............97
Hình 4.7. Bản đồ phân vùng định hướng sử dụng đất huyện Trảng Bom..............106

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu dùng để xác định loại thích nghi ....................................21

Bảng 3.1. Chỉ tiêu và phương pháp phân tích thổ nhưỡng ......................................32
Bảng 4.1. Các đơn vị hành chính thuộc huyện Trảng Bom......................................37
Bảng 4.2. Các chỉ tiêu về khí hậu huyện Trảng Bom...............................................38
Bảng 4.3. Mối quan hệ giữa đá mẹ, mẫu chất và tính chất đất.................................42
Bảng 4.4. Thống kê diện tích đất phân theo độ dốc..................................................43

Bảng 4.5. Diện tích và sản lượng một số cây trồng qua các năm.............................46
Bảng 4.6. Một số ngành Công nghiệp trên địa bàn huyện........................................47
Bảng 4.7. Chỉ tiêu về dân số của huyện năm 2010...................................................49
Bảng 4.8. Phân loại và thống kê quỹ đất huyện Trảng Bom ....................................52
Bảng 4.9. So sánh diện tích các loại đất giữa hai đợt điều chỉnh .............................67
Bảng 4.10. Thống kê quỹ đất theo độ dày tầng ........................................................68
Bảng 4.11. Thống kê diện tích các loaị đất theo độ dốc, địa hình ...........................79
Bảng 4.12. Các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai .........................................72
Bảng 4.13. Mô tả đặc điểm của các đơn vị đất đai ..................................................74
Bảng 4.14. Cơ cấu sử dụng tài nguyên đất năm 2010 huyện Trảng Bom ................77
Bảng 4.15. Cơ cấu sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp năm 2010 ........................78
Bảng 4.16. Phân loại hiện trạng sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp ...............81
Bảng 4.17. Yêu cầu sử dụng đất của các LUTs được chọn đánh giá ......................89
Bảng 4.18. Các hệ thống sử dụng đất trong nông nghiệp.........................................92
Bảng 4.19. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hệ thông sử dụng đất nông nghiệp.. 94
Bảng 4.20. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá .....................................................................95
Bảng 4.21. Tổng hợp các kiểu thích nghi đất đai huyện Trảng Bom.......................98
Bảng 4.22. Tổng hợp diện tích các cấp thích nghi của từng loại hình SDĐ ............99
Bảng 4.23. Phân vùng định hướng sử dụng đất huyện Trảng Bom........................103
Bảng 4.24. Thống kê diện tích tự nhiên và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp .......107

xii



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là tài nguyên đặc biệt, vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản
xuất, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố
dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển đang tạo ra những
bước đi và sức tăng trưởng kinh tế xã hội rất cao, đồng thời áp lực về đất đai cũng
thể hiện rất rõ. Vì vậy, các mối quan hệ đất đai ngày càng trở nên phức tạp, đòi hỏi
phải có đầy đủ các thông tin về đất đai để nghiên cứu, đánh giá và đưa ra những
biện pháp quản lý, sử dụng tối ưu, đem lại quyền lợi cho người sử dụng đất và lợi
ích của quốc gia.
Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai không chỉ đem lại ý nghĩa về kinh tế
mà còn có ý nghĩa về bảo vệ và cải tạo môi trường. Ngày nay, với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật, người ta rất chú ý đến tác động của môi trường trong quá trình
hoạt động sản xuất, trong đó khai thác sử dụng đất đai là yếu tố vô cùng quan trọng,
đặc biệt đối với đất nông nghiệp.
Quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai trong sản xuất, phát triển
kinh tế - xã hội là vấn đề hết sức quan trọng, không chỉ đối với hiện tại mà còn có ý
nghĩa lâu dài trong tương lai. Muốn quản lý và sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả thì
nhất thiết phải đánh giá tài nguyên đất đai (đánh giá khả năng thích nghi đất đai),
làm căn cứ khoa học cho việc hoạch định những chiến lược khai thác và sử dụng
hợp lý nguồn tài nguyên quan trọng này.
Trảng Bom là huyện nằm trong khu vực tam giác kinh tế trọng điểm phía
Nam, bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, có vị trí
địa lý hết sức thuận lợi cho phát triển KT - XH; có khả năng phát triển công nghiệp

1



- dịch vụ - thương mại và nông - lâm nghiệp. Trong quá trình công nghiệp hoá tất
yếu diện tích đất nông nghiệp của huyện sẽ bị chuyển dần sang đất phi nông nghiệp,
sự chuyển dịch này là phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội; ngoài ra sự
chuyển dịch đó còn phải phù hợp với điều kiện tự nhiên của đất đai cho phép. Vì
vậy, nhất thiết phải tiến hành điều tra xác định được chất lượng đất đai cũng như
khả năng thích nghi của đất đai phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nhằm mang lại
hiệu quả kinh tế cao nhất từ việc sử dụng đất.
Đánh giá đất đai nhằm cung cấp những thông tin thuận lợi và khó khăn cho
việc sử dụng từng đơn vị đất đai, làm căn cứ cho các nhà quản lý đưa ra quyết định
sử dụng và quản lý đất đai hợp lý, hiệu quả và bền vững. Hiện nay, công tác đánh
giá đất đã trở thành một khâu quan trọng trong hoạt động đánh giá tài nguyên đất
và quy hoạch sử dụng đất đai.
Trên thế giới, công tác đánh giá đất đai đã được thực hiện chi tiết đến từng
đơn vị hành chính. Ở Việt Nam, công tác này phần lớn mới chỉ thực hiện ở các
vùng lớn, liên vùng, tỉnh, chưa cụ thể hóa phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở cấp
huyện, cho nên hiệu quả sử dụng đất chưa cao. Vì thế, công tác đánh giá tài nguyên
đất để định hướng sử dụng đất nông nghiệp cho huyện Trảng Bom là rất cần thiết,
làm tiền đề cho công tác quy hoạch sử dụng đất, làm căn cứ xác định tính phù hợp
cho việc bố trí các loại hình sử dụng đất, nhất là đất sản xuất nông nghiệp, làm cơ
sở để đưa ra quyết định sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả và phát triển bền vững.
Từ thực tiễn nói trên, việc chọn địa bàn huyện Trảng Bom để thực hiện đề tài:
“Đánh giá và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng
Nai giai đoạn 2010 - 2020” nhằm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về đất đai phục
vụ cho việc định hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện là rất cần thiết.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là xây dựng cơ sở khoa học cho định hướng sử
dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững tài nguyên đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Trảng Bom.


2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nắm vững số lượng, chất lượng đất đai từng khu vực trên địa bàn;
- Xác định tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai;
- Định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững cho huyện Trảng Bom.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá tài nguyên đất đai nhằm xác định mức độ thích nghi đất đai, đặc
tính phù hợp của đất đai với các loại hình sử dụng đất cho hiện tại và tương lai, tìm
ra các giải pháp quản lý và sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả, bền vững. Đề tài tập
trung vào các đối tượng nghiên cứu sau:
- Các loại đất chính (Major soil units) trên địa bàn huyện, trong đó nghiên
cứu đặc tính của từng đơn vị đất đai và khả năng thích nghi của chúng đối với yêu
cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất được chọn để đánh giá.
- Các loại hình sử dụng đất (Land-use types) và các hệ thống sử dụng đất
(Land use Systems) trong nông nghiệp trên địa bàn.
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài được thực hiện ở huyện Trảng Bom, với tổng diện tích tự nhiên
32.368,47 ha; trong đó có 17 đơn vị hành chính, gồm 16 xã và 01 thị trấn.
Trảng Bom nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam, có điều kiện tự
nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói
riêng; với khí hậu nhiệt đới ôn hòa, địa hình đồi thoải ít dốc, tài nguyên đất có chất
lượng cao. Chính điều kiện đó đã hình thành những vùng sản xuất tập trung các loại
cây trồng có sản phẩm hàng hoá và xuất khẩu cao như cao su, cà phê, điều, tiêu,...
1.3.3. Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá tài nguyên đất đai là một khái niệm rất rộng, bao gồm đánh giá tài
nguyên đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khoáng sản, đất xây dựng đô thị và cơ

sở hạ tầng kỹ thuật,... Trong nghiên cứu này, chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá tài
nguyên đất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp.

3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tình hình nghiên cứu về đất và đánh giá đất đai
2.1.1. Tình hình nghiên cứu về đất và phân loại đất
2.1.1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu về đất và phân loại đất trên thế giới
Các kết quả nghiên cứu về đất trên thế giới được tiến hành trên cơ sở các hệ
thống phân loại chủ yếu sau:
- Hệ thống phân loại đất của Liên Xô cũ, phân loại dựa vào quy luật và tiến
trình phát sinh thổ nhưỡng trên các vùng lãnh thổ khác nhau. Cơ sở phân loại được
đặt trên mối quan hệ tương hỗ của các yếu tố: mẫu chất, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật
và tác động của con người.
- Hệ thống phân loại đất của Hoa Kỳ (USDA Soil Taxonomy) là hệ thống
phân loại “mở” cho phép bổ sung thêm các đơn vị đất đai hiện có; cấu trúc theo các
bậc phân loại với các chỉ tiêu lý - hóa định lượng thông qua các tầng chẩn đoán. Hệ
thống này được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia.
Đầu thế kỷ XX, các nước trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về
đất, xây dựng bảng phân loại đất và bản đồ đất theo điều kiện cụ thể của từng quốc
gia. Đến giữa thế kỷ XX có 3 hệ thống phân loại chính: phân loại phát sinh (địa lý
phát sinh, yếu tố phát sinh, tiến hoá phát sinh); phân loại Tây Âu (kết hợp nông học
và địa chất) và phân loại của Mỹ (kinh nghiệm sử dụng đất, tính chất của đất và
năng suất cây trồng).
Từ giữa thế kỷ XX đến nay, để khắc phục những khác biệt giữa các hệ thống
phân loại đất của các quốc gia, đồng thời có thể tổng kết được các nghiên cứu về đất
trên toàn thế giới. Trên cơ sở đó, hai trung tâm Soil Taxonomy (Mỹ) và

FAO/UNESCO đã tổng hợp nhiều hệ thống phân loại đất trên thế giới, bao gồm các
quy luật phát sinh đất và tính chất chẩn đoán của từng tầng đất theo tiêu chuẩn được
định lượng.

4


- Trung tâm Soil Taxonomy (Mỹ) đã xây dựng những quan điểm, phương
pháp chẩn đoán định lượng và cho ra đời hệ thống phân loại Soil Taxonomy với
thuật ngữ riêng.
- Trung tâm FAO/UNESCO vận dụng phương pháp định lượng của Soil
Taxonomy xây dựng hệ thống phân loại mang tính chú dẫn bản đồ, hệ thống phân
loại và thuật ngữ mang tính hòa hợp sử dụng cho toàn thế giới. Năm 1961 bản đồ
đất thế giới tỷ lệ 1/5.000.000 đã được thành lập.
2.1.1.2. Khái quát tình hình nghiên cứu về đất và phân loại đất ở Việt Nam
Công tác nghiên cứu về đất ở Việt Nam đã có từ khá lâu và lịch sử nghiên cứu
đất luôn gắn liền với lịch sử phát triển nông nghiệp. Từ thế kỷ 15, những hiểu biết
về đất đã bắt đầu được chú trọng và được tổng hợp thành tài liệu quốc gia như: “Dư
địa chí” do Nguyễn Trãi biên soạn. Mặt khác, do truyền thống của người Việt Nam
xuất phát từ lao động nông nghiệp, những tri thức về đất của nhân dân cũng đã được
đúc kết trong thành quả lao động, trong nền văn hoá dân gian Việt Nam.
Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp đã tiến hành các nghiên cứu về đất nhằm phục
vụ công cuộc khai thác tài nguyên thuộc địa. Trên toàn Đông Dương, Viện nghiên
cứu Nông - Lâm nghiệp (Institute of Research on Agriculture and Forestry in
Indochina) đã nghiên cứu tổng quát về vùng đất mới nhằm thiết lập các đồn điền
trồng cây ngắn ngày và dài ngày. Ngoài ra, các cơ quan canh nông của Pháp cũng
đã thực hiện những cuộc khảo sát về đất, kết quả được công bố vào năm 1890 được
xem là tài liệu nghiên cứu đất đầu tiên của Việt Nam và Đông Dương.
Đầu thế kỷ XX, nghiên cứu về đất đã được tiến hành ở một số vùng:
- Jve Henry (1930), nghiên cứu điều kiện phát sinh, phát triển của đất đỏ và

đất đen trên đá Bazan và khoanh vùng phân bố chúng, giúp cho việc mở rộng các
đồn điền cao su, cà phê và cây lâu năm khác trên một số vùng ở nước ta.
- Castagnol (1934, 1951, 1952) có các công trình chuyên sâu như: Nghiên cứu
chuyên đề về các loại đất và sử dụng đất như “Đất phèn”, “Đất đỏ phát triển trên đá
mẹ Bazan ở Tây Nguyên”. Nghiên cứu “Các đặc tính cơ bản của đất Bắc kỳ và Bắc
Trung kỳ”, “Bản đồ đất Đồng bằng Sông Hồng”.

5


Trong nửa đầu thế kỷ XX ở Việt Nam những nghiên cứu về đất đã được tiến
hành có cơ sở khoa học, nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định về nghiên cứu
phát sinh, phân loại và việc đánh giá đất đai chưa có hệ thống, thiếu những nghiên
cứu cụ thể về nông hóa và phân bón.
- Giai đoạn 1958 - 1975: Nghiên cứu về đất đã tập trung phân loại đất và xây
dựng các bản đồ ở qui mô vùng có cơ sở khoa học, góp phần nâng cao phương pháp
điều tra nghiên cứu về đất. Miền Bắc xây dựng sơ đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/1.000.000
(Fridland và ctv, 1960) và xây dựng bảng phân loại đất Việt Nam (phần miền Bắc);
góp phần nâng cao phương pháp điều tra nghiên cứu đất ở tầm lãnh thổ và được đúc
kết trong công trình “Các loại đất chính ở miền Bắc Việt Nam” (Vũ Ngọc Tuyên và
ctv, 1963), làm cơ sở cho các vùng thực hiện việc phân loại phát sinh ở các bản đồ
tỷ lệ lớn hơn (1/10.000 - 1/100.000) phục vụ lập kế hoạch sản xuất và xác định cơ
cấu cây trồng, thâm canh tăng năng suất.
Ở miền Nam cũng đã tiến hành phân loại và xây dựng bản đồ đất tổng quát
miền Nam Việt Nam, tỷ lệ 1/1.000.000 (Moorman, 1958 - 1960); những sơ đồ đất
tỷ lệ 1/100.000, 1/250.000 do Sở Địa học Sài Gòn ấn hành và được thuyết minh
trong “Đất đai miền châu thổ sông Cửu Long” là tài liệu đất chính thức đầu tiên của
vùng đồng bằng sông Cửu Long (Thái Công Tụng, 1972).
Nhìn chung, các tài liệu trên đây đều xem xét đất đai theo quan điểm định
lượng của Hoa kỳ (USDA Soil Taxonomy), trong đó các đơn vị đất (Soil unit) được

xem là cấp phân vị thấp nhất trong chú giải bản đồ (Phan Liêu, 1992).
- Thời kỳ sau 1975 đến nay
Các công trình nghiên cứu về đất đã được thực hiện trên phạm vi cả nước, các
chuyên đề được quan tâm như: sinh học đất, hoá học đất, xói mòn đất, tính chất đất
phèn, phân loại đất,… Trong phạm vi điều tra khảo sát tài nguyên đất, một số công
trình nghiên cứu về đất quan trọng có giá trị đã xuất hiện, có ý nghĩa trong việc xem
xét và đánh giá tài nguyên đất đai ở Việt Nam như:
+ Năm 1976, bản đồ đất Việt Nam do ban biên tập bản đồ đất Việt Nam thực
hiện (Lê Duy Thước, 1976).

6


+ “Các loại đất chính ở Việt Nam” của Nguyễn Vy và Đỗ Đình Thuận, công
bố năm 1976 tại Hà Nội.
+ Các nghiên cứu về đất cát biển ở Việt Nam (Phan Liêu, 1981).
+ Các nghiên cứu về đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông
Hồng do các nhà khoa học đất Việt Nam và Hà Lan thực hiện từ năm 1983 - 1993.
Các năm tiếp theo, thông qua các chương trình và các dự án quy hoạch phát
triển ở quy mô tỉnh, vùng, rất nhiều bản đồ đất tỷ lệ lớn đã được chỉnh biên và bổ
sung. Hệ thống phân loại đất Việt Nam đã có những sửa đổi đáng kể, nhằm tiếp cận
với các phát hiện mới của ngành thổ nhưỡng học hiện đại. Đồng thời, các hệ thống
phân loại đất thông dụng USDA Soil Taxonomy, FAO/UNESCO Soil Classification
cũng được vận dụng trong nhiều công trình điều tra lập bản đồ đất.
Năm 1995, bản đồ đất Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 và bản thuyết minh kèm
theo đã được xuất bản (Đất Việt Nam, 1995). Tài liệu kế thừa trên cơ sở những tài
liệu trước đây, có bổ sung những vùng điều tra cụ thể và ứng dụng phương pháp
định lượng của FAO/UNESCO trong phân loại và chú dẫn bản đồ. Trên cơ sở bảng
phân loại và bản đồ đất Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 các nhà khoa học đất Việt Nam
đã xây dựng các bảng phân loại phục vụ lập bản đồ đất ở các tỷ lệ khác nhau: tỷ lệ

1/25.000 cho các huyện đồng bằng, tỷ lệ 1/50.000 cho các huyện miền núi, tỷ lệ
1/100.000 cho cấp tỉnh và tỷ lệ 1/250.000 cho cấp vùng.
Kết quả phân loại đất Việt Nam có 19 nhóm đất và 54 đơn vị đất. Chú dẫn bản
đồ có 14 nhóm và 31 đơn vị đất.
Qua các thời kỳ cho thấy bản đồ đất được thực hiện theo các quan điểm phân
loại khác nhau và được cập nhật những thông tin mới về thổ nhưỡng học. Các
nghiên cứu trên đã hỗ trợ tích cực cho công tác thống kê tài nguyên đất đai, hoạch
định chiến lược phát triển, quy hoạch và tổ chức lãnh thổ cho cả nước, cấp tỉnh, cấp
huyện (Hội Khoa học đất Việt Nam, 2000).

7


2.1.1.3. Khái quát tình hình nghiên cứu về đất và phân loại đất ở vùng Đông
Nam Bộ, tỉnh Đồng Nai và huyện Trảng Bom
1) Vùng Đông Nam Bộ
Vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) là nơi tập trung những cao nguyên bazan rộng
lớn, ngay từ những năm 1930 các chuyên gia thổ nhưỡng người Pháp đã có những
công trình nghiên cứu về đất và sử dụng đất, nhằm mục đích cho việc xây dựng các
đồn điền cao su. Đáng chú ý là công trình nghiên cứu lập bản đồ đất của Moorman
(1958, 1959, 1961); Moorman, Goden (1960); Thái Công Tụng, Moorman (1958);
Thái Công Tụng (1972, 1973). Trong đó, bản đồ đất tổng quát miền Nam Việt Nam
tỷ lệ 1/1.000.000, Moorman (1961) đã xây dựng chú dẫn tổng quát có 25 đơn vị bản
đồ, và 11 đơn vị chú giải. Hạn chế của bản đồ này là bỏ sót nhóm đất phèn (Phan
Liêu, 1992).
Năm 1971, Thái Công Tụng đã biên soạn tài liệu nghiên cứu về đất đai miền
cao nguyên Trung phần và miền Đông Nam phần. Tác giả đã mô tả 5 nhóm đất
chính của miền ĐNB và các nhóm đất này đều hiện hữu trong tỉnh Đồng Nai ngày
nay về nguồn gốc phát sinh, tính chất lý - hoá học, phân bố và khả năng sử dụng.
Bao gồm: đất Podzolic xám, có nguồn gốc từ phù sa cổ sinh; đất Latosols nâu đỏ

được hình thành do sự hủy hoại của đá bazan; đất có ít chất hữu cơ và có đốm rỉ, có
nguồn gốc từ phù sa cổ; đất Latosols nâu và cạn trên đá bazan, có nguồn gốc từ đá
bọt bazan trong điều kiện úng thủy; đất phù sa tương ứng.
Những năm đầu sau giải phóng miền Nam, do yêu cầu cấp bách tổ chức lại sản
xuất, đã xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 cho các tỉnh Tây Ninh, Sông Bé, Đồng
Nai, Côn Đảo (Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, 1977).
Bản đồ đất ĐNB tỷ lệ 1/250.000 (Phan Liêu và ctv, 1988) xây dựng trong
khuôn khổ chương trình quốc gia điều tra tổng hợp ĐNB (chương trình 60-G), đã
phát hiện 8 nhóm đất với 44 đơn vị đất. Trong những năm 1991 - 1994, bản đồ đất
1/100.000 các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Sông Bé, Tây Ninh, Đồng Nai được điều tra
bổ sung chỉnh lý (Phan Liêu và ctv, 1991; Phạm Quang Khánh và ctv, 1994).

8


Trong các công trình trên, các tác đã phân loại đất theo quan điểm phát sinh và
chia đất vùng ĐNB ra 9 nhóm đất chính (đất cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất
đen, đất xám, đất đỏ vàng, đất dốc tụ và đất trơ sỏi đá) với các đơn vị bản đồ đất
được phân chia kỹ tới chủng và biến chủng, coi trọng chỉ tiêu kết von, thành phần
cơ giới, đá mẹ, độ dốc, tầng dày đất. Các tài liệu này đã phát hiện tương đối đầy đủ
các nhóm đất chính nhưng các contour đất rất đơn điệu; nhóm đất phèn có phát hiện
nhưng không thấy rõ bản chất mà chỉ dựa vào hàm lượng SO42- và pH tầng đất mặt
để chia ra đất phèn ít và phèn trung bình (Phan Liêu, 1992).
2) Tỉnh Đồng Nai
Công trình nghiên cứu của Moorman, năm 1961 đã xây dựng bản đồ đất tổng
quát Nam Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 (General soil map of south VN); trên cơ sở sử
dụng các tổ hợp và các nhóm đất có cùng nguồn gốc phát sinh, đã xây dựng chú dẫn
tổng quát gồm 25 đơn vị đất. Trong đó, tỉnh Đồng Nai có 8 đơn vị đất: Đất phù sa
không phân biệt, đất phù sa mặn, đất cát trắng và đụn cát vàng, đất Latosol và
Regur nông cạn trên nham huyền vũ, đất Podzolic cát trên nham thạch acid địa hình

từ phẳng đến uốn, đất Podzolic xám trên phù sa cổ, tổ hợp đất núi, đất Latosols nâu
đỏ trên nham huyền vũ địa hình từ phẳng đến uốn (trích dẫn theo Phạm Quang
Khánh và ctv, 2004).
Năm 1975 - 1978, trên quan điểm thổ nhưỡng phát sinh học, Viện Thổ
nhưỡng - Nông hóa cùng với Viện QH & TKNN đã xây dựng bảng phân loại với
các đơn vị bản đồ được phân kỹ tới chủng và biến chủng, coi trọng chỉ tiêu kết von,
thành phần cơ giới, đá mẹ, độ dốc địa hình, độ dày tầng đất mịn. Các khoanh đất
được khoanh chi tiết hơn hẳn các tài liệu trước đó. Đất tỉnh Đồng Nai được chia
thành 10 nhóm và 37 đơn vị bản đồ đất tương đương loại phát sinh.
Năm 1993 - 1996, các tác giả Vũ Cao Thái, Phạm Quang Khánh, Nguyễn văn
Khiêm và Nguyễn Xuân Nhiệm đã xây dựng bản đồ đất tỉnh Đồng Nai tỷ lệ
1/50.000 theo phân loại FAO/UNESCO nhằm thực hiện dự án “Điều tra, đánh giá
đất theo phương pháp FAO/UNESCO”, trên bản đồ đất Đồng Nai có 10 nhóm đất
(Major soil group), 24 đơn vị đất (Soil unit) và 64 đơn vị đất cấp ba (Sub soil unit).

9


Trong chương trình điều tra khảo sát chỉnh lý bổ sung, xây dựng bản đồ đất
1/50.000 - 1/100.000 các tỉnh, trong đó Đồng Nai được thực hiện năm 2004 do
Phạm Quang Khánh làm chủ nhiệm, có sự tham gia của Nguyễn Xuân Nhiệm, Trà
Ngọc Phong và tập thể phòng Thổ nhưỡng của Viện QH & TKNN, đã đăng ký bản
quyền và được Bộ Văn hóa Du lịch cấp Chứng nhận Quyền tác giả. Kết quả phân
loại cho thấy: Toàn tỉnh có 8 nhóm đất và 22 đơn vị đất.
Đồng Nai được xem là một trong những tỉnh đầu tiên trong cả nước, nghiên
cứu đánh giá xây dựng bản đồ đất hoàn toàn theo phương pháp quốc tế
FAO/UNESCO.
3) Huyện Trảng Bom
Như đã nói ở trên, chương trình điều tra khảo sát chỉnh lý bổ sung, xây dựng
bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 tỉnh Đồng Nai được thực hiện năm 2004 do Phạm Quang

Khánh làm chủ nhiệm, trong đó có thống kê kết quả phân loại đất theo đơn vị hành
chính cấp huyện. Theo đó, kết quả nghiên cứu đã phân loại đất huyện Trảng Bom
thành 4 nhóm đất và 9 đơn vị đất. Trong đó, nhóm đất đen có diện tích lớn nhất là
14.842 ha, chiếm 45,85% DTTN, sau đó là nhóm đất đỏ vàng 13.047 ha, chiếm
40,31% DTTN, nhóm đất xám bạc màu 2.750 ha, chiếm 8,50% DTTN và nhóm đất
phù sa 659 ha, chiếm 2,04% DTTN.
* Đánh giá chung các kết quả nghiên cứu phân loại đất trước đây trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai và huyện Trảng Bom
Vùng ĐNB nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng, từ những năm 30 của thế
kỷ trước đã được các nhà thổ nhưỡng nghiên cứu phân loại đất ở các tỷ lệ bản đồ
khác nhau. Đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về đất. Các kết quả phân
loại qua từng thời kỳ cho thấy: đất Đồng Nai vô cùng phong phú, có mặt hầu hết
các nhóm đất mà chúng đại diện cho các miền ở Việt Nam.
Nhìn chung, những nghiên cứu phân loại đất trước đây trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai đều theo trường phái phát sinh, nghĩa là đất được xác định chủ yếu dựa
trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp các yếu tố và các quá trình hình thành đất, hình thái
phẫu diện đất và kết quả phân tích lý hóa học. Ưu điểm của việc phân loại theo phát

10


sinh học thổ nhưỡng là giúp cho những người điều tra, nghiên cứu phân loại đất có
những logic trong nhận thức khoa học; từ các hiện tượng có thể hiểu được bản chất;
tránh chỉ nhìn thấy cái riêng, cái ngẫu nhiên mà không thấy cái chung, cái tất nhiên.
Những kết quả nghiên cứu phân loại đất vừa kể trên là tài liệu rất có giá trị
làm tiền đề và là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu phân loại đất tiếp theo ở mức
độ chi tiết hơn.
2.1.2. Các kết quả nghiên cứu về đánh giá đất đai
2.1.2.1. Khái quát tình hình đánh giá đất đai trên thế giới
Từ những thập niên 50 của thế kỷ XX, các nhà khoa học đã không dừng lại ở

việc nghiên cứu các đặc điểm của đất và thống kê tài nguyên đất đai mà còn nghiên
cứu đánh giá khả năng thích nghi của tài nguyên đất đai để đưa ra giải pháp sử dụng
đất hợp lý. Năm 1970, nhiều quốc gia ở Châu Âu đã xây dựng được các hệ thống
đánh giá đất đai, các nhà khoa học đã quan tâm đặc biệt đến phương pháp đánh giá
đất đai và xem nó như là một trong những chuyên ngành nghiên cứu quan trọng.
Các nước: Mỹ, Anh, Canada, Ấn Độ, Liên Xô cũ, Ba Lan, Bungaria,… đã nghiên
cứu đánh giá đất đai, xác định khả năng thích nghi, ít thích nghi và không thích nghi
cho sản xuất nông - lâm nghiệp dựa vào các chỉ tiêu của từng quốc gia.
Qua đánh giá đất đai, các nhà khoa học thấy rằng, cần có sự thống nhất và tiêu
chuẩn hoá việc đánh giá đất đai trên toàn cầu. Vì vậy, đã hình thành hai Ủy ban
nghiên cứu là Hà Lan và FAO (Rome, Ý); kết quả là một dự thảo đầu tiên ra đời
(FAO, 1972), sau đó được Brinkman và Smyth soạn lại và in ấn năm 1973.
Năm 1975, hội nghị tại Rome đã có nhiều ý kiến đóng góp cho bản dự thảo
năm 1973, qua đó các chuyên gia hàng đầu về đánh giá đất đai của FAO đã biên
soạn thành nội dung phương pháp về đánh giá đất đai đầu tiên của FAO (A
Framework for Land Evaluation) công bố năm 1976, sau đó được bổ sung và chỉnh
sửa năm 1983. Bên cạnh tài liệu tổng quát của FAO, một số hướng dẫn cụ thể khác
về đánh giá đất đai cho từng đối tượng chuyên biệt cũng được FAO đưa ra:
- Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp nhờ mưa (FAO, 1983);
- Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp có tưới (FAO, 1985);

11


×