Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2002- 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.35 KB, 62 trang )

mở đầu
Từ xa đến nay con ngời ở khắp mọi nơi luôn nhận tức đợc vai trò và giá trị
của đất đai. Đất đâi là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là t liệu sản xuất
đặc biệt không gì thay thế đợc của nông nghiệp và lâm nghiệp, là thành phần
quan trọng của môi trờng sống, là địa bàn phân bố các khu dân c, xây dựng cơ
sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Đất đai chính là cơ sở tồn tại
của nhân loại. Hơn nữa, đất đai lại là nguồn tài nguyên thiên nhiên có giới hạn.
Do vậy, từ lâu công tác điều tra và đánh giá tài nguyên đất rất đợc chú trọng
nhằm đề ra các giải pháp để phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
Yên Thế là một huyện miền núi thuộc tỉnh Bắc Giang, có tổng diện tích tự
nhiên 30101,53 ha (theo số liệu kiểm kê năm 2001), tổng số dân 88977 ngời,
mật độ dân số 295,6 ngời /km, thấp hơn so với mậtđộ dân số bình quân toàn
tỉnh (384 ngời/ km).
Cùng với xu thế phát triển chung của đất nớc, huyện Yên Thế cũng đang
từng bớc phát huy thế mạnh của mình: phát triển nông nghiệp, trồng rừng, trồng
cây ăn quả, cây công nghiệp nhằm nâng cao sản lợng nông sản hàng hoá. Sự
tăng trởng kinh tế nhanh trong những năm vừa qua và xu thế phát triển kinh tế
xã hội từ nay tới năm 2010 sẽ gây áp lực đối với đất đai, dẫn đến tình trạng mất
cân đối trong khai thác sử dụng đất đai. Các hiện tợng chuyển đổi, hoặc thay
đổi mục đích sử dụng đất đai đã, đang và sẽ diễn ra để phù hợp với sự phát triển
chung của cơ chế thị trờng. Nếu không có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất một
cách cụ thể thì trong một giai đoạn nhất định sẽ nẩy sinh những tranh chấp giữa
các ngành kinh tế, giữa các công trình, giữa dân c và các công trình công cộng...
và đặc biệt là giữa nông nghiệp và các ngành kinh tế khác, sẽ phát sinh những
mâu thuẫn trong sử dụng đất, sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả. Vì vậy việc
lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một nhu cầu cấp thiết của huyện nhằm
đáp ứng kịp thời các nhu cầu sử dụng đất một cách hợp lý và tiết kiệm đảm bảo
có hiệu quả, giữ đợc môi trờng trong sạch trong quá trình phát triển kinh tế xã
hội của huyện.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: ''Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp huyện
Yên Thế tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2002- 2010'' là một vấn đề có tính chất


bức thiết.Trong quá trình nghiên cứu đề tài, mặc dù đã hết sức cố gắng, song do
đây là vấn đề phức tạp và do kiến thức của bản thân còn rất hạn chế nên chắc
chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đợc những ý kiến
đóng góp, phê bình của các thầy cô giáo và bạn đọc. Qua đây, em cũng xin
chân thành cảm ơn thầy Ts Trần Quốc Khánh, cảm ơn Ts Vũ Thiện Chính trởng
đoàn Quy Hoạch Lào thuộc Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp - Bộ
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã giúp đỡ hoàn thành chuyên đề này.



Sinh viên: Tạ xuân Hiệp
2
Chơng I: Những vấn đề chung về quy hoạch đất nông
nghiệp
I. Vai trò, đặc điểm của đất nông nghiệp
1. Khái niệm và đặc điểm về đất nông nghiệp
a. Khái niệm
Chúng ta đang quá trình tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nớc,
yêu cầu đặt ra cho nền sản xuất nông nghiệp và nền kinh tế nông thôn nhìn
chung là rất lớn. Nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn đang
đứng trớc nhiều thách thức mới gay gắt. Đó là tình trạng đất hẹp, ngời đông, lao
động d thừa lớn. Nếu so sánh với nền nông nghiệp của các nớc trên thế giới thì
Việt Nam là một quốc gia với gần 80 triệu dân, trong đó có tới 76,5% dân số
sinh sống ở nông thôn, khoảng 70% lao động còn làm nông nghiệp, mà chỉ có
trên 7 triệu ha đất nông nghiệp - bình quân một nhân khẩu nông nghiệp có 0,1
ha và bình quân một hộ nông dân có khoảng 0,5 ha, một lao động nông nghiệp
chỉ có 0,34 ha đất canh tác. Chúng ta có khoảng 11 triệu hộ nông dân trong cả
nớc, trong đó 30% tổng số hộ có trên 0,5 ha đất canh tác (hầu hết tập trung ở
đồng bằng sông Cửu Long), còn lại khoảng 70% số hộ canh tác có dới 0,5 ha/
hộ ( bình quân đồng bằng sông Hồng chỉ có 0,23 ha/hộ). Mặt khác do tốc độ đô

thị hoá diễn ra nhanh chóng dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp bị ''lấn chiếm'',
chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp một cách bừa bãi đã làm cho
diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Do đó để có
thể quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả quỹ đất hiện có thì chúng ta cần
phải tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, muốn vậy trớc hết cần phải
thống nhất khái niệm về đất nông nghiệp
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mọi quốc gia, là t liệu sản xuất
chủ yếu và đặc biệt của sản xuất nông nghiệp, là một trong các yếu tố quan
trọng nhất của môi trờng sống và là địa bàn phân bố dân c. Nh vậy đất đai đợc
Sinh viên: Tạ xuân Hiệp
3
dùng hầu hết vào các ngành sản xuất, các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tuỳ theo từng nghành sản xuất, từng lĩnh vực của đời sống xã hội mà đất đai đ-
ợc phân thành các loại khác nhau và đợc gọi tên theo ngành và lĩnh vực sử dụng
chúng .
Với ý nghĩa đó thì đất nông nghiệp là đất đợc sử dụng chủ yếu vào sản xuất
của các ngành nông nghiệp nh: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc
sử dụng để nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp.
Khi nói đất nông nghiệp ngời ta nói đất sử dụng chủ yếu vào sản xuất của
các ngành nông nghiệp, bởi vì trên thực tế có trờng hợp đất đai đợc sử dụng vào
những mục đích khác nhau của các nghành. Trong trờng hợp đó, đất đai đợc sử
dụng chủ yếu cho mục đích hoạt động sản xuất nông nghiệp mới coi là đất nông
nghiệp, nếu không sẽ là các loại đất khác (tuỳ theo việc sử dụng vào mục đích
nào là chính).
Tuy nhiên, để sử dụng đầy đủ hợp lý ruộng đất, trên thực tế ngời ta coi đất
đai có thể tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà không cần có đầu t
lớn nào cả vẫn đợc coi là đất nông nghiệp cho dù nó đã đa vào sản xuất nông
nghiệp hay cha. Vì vậy, trong luật đất đai năm 1993, điều 17 có ghi rõ: Khoanh
định các loại đất nông nghiệp... điều chỉnh việc khoanh định cho phù hợp với
từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi từng địa phơng và cả n-

ớc. Những diện tích đất đai phải qua cải tạo mới đa vào hoạt động sản xuất
nông nghiệp đợc coi là đất có khả năng nông nghiệp.
Trong nông nghiệp, đặc biệt là trong nghành trồng trọt, đất đai có vị trí hết
sức quan trọng. ở đây, đất đai không chỉ là chỗ đứng, chỗ dựa của lao động nh
các nghành khác mà đất còn là nơi cung cấp thức ăn cho cây trồng và thông qua
sự phát triển của nghành trồng trọt sẽ tạo điều kiện cho nghành chăn nuôi phát
triển. Với nghĩa đó, trong nông nghiệp đất đai (hay ruộng đất) là t liệu sản xuất
chủ yếu và đặc biệt, là cơ sở tự nhiên sản sinh ra của cải vật chất cho xã hội.
Đúng nh Uyliam Petis đã nói: '' Lao động là cha, đất là mẹ của mọi của cải vật
chất ''.
b. Đặc điểm của đất nông nghiệp
Sinh viên: Tạ xuân Hiệp
4
Khác với các t liệu sản xuất khác, ruộng đất - t liệu sản xuất chủ yếu trong
nông nghiệp có những dặc điểm sau:
b.1 Đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng vừa là sản phẩm của tự
nhiên vừa là sản phẩm của lao động.
Đất đai vốn là sản phẩm của tự nhiên, chỉ từ khi con ngời tiến hành khai phá
đa đất hoang hoá vào sử dụng để tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con
ngời, thì ruộng đất đã kết tinh lao động con ngời và đồng thời trở thành sản
phẩm của lao động. Con ngời không tạo ra đợc đất đai nhng bằng lao động của
mình (lao động sống và lao động vật hoá) con ngời đã cải thiện đất đai làm cho
đất đai từ xấu trở thành tốt hơn và làm tăng chất lợng ruộng đất.
Đặc điểm này đặt ra vấn đề để bảo đảm cho sự phát triển bền vững của
ngành nông nghiệp thì trong quá trình sử dụng, con ngời phải không ngừng cải
tạo và bồi dỡng ruộng đất, làm cho đất ngày càng màu mỡ hơn và cho năng suất
cao hơn.
b.2 Đất nông nghiệp bị giới hạn về mặt không gian, nhng sức sản xuất của đất
là không có giới hạn.
Số lợng diện tích đất đai đa vào canh tác bị giới hạn bởi không gian nhất

định, bao gồm: Giới hạn tuyệt đối và giới hạn tơng đối. Diện tích đất đai của
toàn bộ hành tinh, của từng quốc gia, của từng địa phơng là con số hữu hạn, đó
là giới hạn tuyêt đối của đất đai. Không phải tất cả diện tích đất tự nhiên đều đa
vào canh tác đợc, tuỳ thuộc điều kiện đất đai, địa hình và trình độ phát triển
kinh tế của từng nớc mà diện tích đất nông nghiệp đợc đa vào canh tác chỉ
chiếm tỷ lệ phần trăm thích hợp. Đó chính là giới hạn tơng đối của ruộng đất.
Giới hạn đó nhỏ hơn nhiều so với tổng quỹ đất tự nhiên. ở nớc ta tỷ lệ đất nông
nghiệp năm 2000 chiếm 28,38% tổng diện tích tự nhiên, khả năng tối đa đa lên
35%.
Chính vì vậy chúng ta cần phải biết quí trọng và sử dụng hợp lý ruộng đất,
sử dụng một cách tiết kiệm, hạn chế việc chuyển dịch ruộng đất sang sử dụng
mục đích khác.
Sinh viên: Tạ xuân Hiệp
5
Mặc dù bị giới hạn về mặt không gian nhng sức sản xuất của ruộng đất là
không giới hạn, điều đó có nghĩa là mỗi đơn vị diện tích đất đai, nhờ tăng cờng
đầu t vốn, sức lao động, đa khoa học và công nghệ mới áp dụng vào sản xuất
mà sản phẩm đem lại trên một đơn vị diện tích ngày càng nhiều hơn, hay nói
cách khác thì đó chính là việc tăng trình độ thâm canh trên một đơn vị diện tích.
đây là con đờng kinh doanh chủ yếu của nông nghiệp, nhằm đáp ứng yêu cầu
tăng lên về nông sản phẩm cung cấp cho xã hội loài ngời.
b.3 Đất nông nghiệp có vị trí cố định và chất lợng không đồng đều
Nhìn chung hầu hết các loại t liệu sản xuất khác đều có thể di chuyển đến
những nơi thiếu và cần thiết, ngợc lại ruộng đất - t liệu sản xuất chủ yếu này có
vị trí cố định gắn liền với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế và điều kiện xã
hội của mỗi vùng. Để kết hợp với ruộng đất, ngời lao động và các t liệu sản xuất
khác phải tìm đến với ruộng đất nh thế nào là hợp lý và có hiệu quả. Muốn thế,
một mặt cần phải tiến hành quy hoạch các khu vực canh tác, bố trí các trung
tâm dịch vụ và phân bố các điểm dân c hợp lý. Mặt khác phải cải thiện điều
kiện tự nhiên, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và hệ thống kết cấu hạ tầng

nhằm tạo điều kiện để sử dụng đất có hiệu quả, nâng cao đời sống của nông dân
và từng bớc thay đổi bộ mặt nông thôn.
Đất nông nghiệp có chất lợng không đồng đều giữa các khu vực và ngay
trên từng cánh đồng. Đó là kết quả, một mặt do quá trình hình thành đất, mặt
khác quan trọng hơn là do quá trình canh tác của con ngời. Vì thế trong quá
trình sử dụng cần thiết phải cải tạo và bồi dỡng đất, không ngừng nâng dần độ
đồng đều của ruộng đất ở từng cánh đồng, từng khu vực để đạt năng suất cây
trồng ngày một cao.
b.4 Đất nông nghiệp - t liệu sản xuất chủ yếu không bị hao mòn và đào thải
khỏi quá trình sản xuất, nếu sử dụng hợp lý thì ruộng đất có chất lợng ngày
càng tốt hơn.
Các t liệu sản xuất khác sau một thời gian sử dụng đều bị hao mòn hữu
hình hoặc hao mòn vô hình, cuối cùng sẽ bị đào thải khỏi quá trình sản xuất và
đợc thay thế bằng t liệu sản xuất mới, chất lợng cao hơn, giá rẻ hơn. Còn ruộng
Sinh viên: Tạ xuân Hiệp
6
đất - t liệu sản xuất chủ yếu không bị hao mòn trong quá trình sản xuất. Mặt
khác nếu biết cách sử dụng đất một cách hợp lý sẽ làm cho chất lợng của ruộng
đất ngày càng tốt hơn, sức sản xuất của ruộng đất ngày càng lớn hơn, cho nhiều
sản phẩm hơn trên một đơn vị diện tích canh tác. Dĩ nhiên việc sử dụng ruộng
đất có đúng đắn hay không là tuỳ thuộc vào chính sách ruộng đất của nhà nớc
và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của lực l-
ợng sản xuất và tiến bộ khoa học - công nghệ của từng giai đoạn phát triển nhất
định.
2. Vai trò của đất nông nghiệp
a. Vai trò của đất đai trong sản xuất và đời sống nói chung
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều kiện
tồn tại và phát triển của con ngời và các sinh vật khác trên trái đất.
C. Mác viết rằng: Đất là tài sản mãi mãi với loài ngời, là điều kiện cần để sinh
tồn, là điều kiện không thể thiếu đợc để sản xuất, là t liệu sản xuất cơ bản trong

nông lâm nghiệp.
Đất là lớp bề mặt của trái đất, có khả năng cho sản phẩm cây trồng để nuôi
sống loài ngời. Mọi hoạt động của con ngời gắn liền với lớp bề mặt đó theo thời
gian và không gian nhất định.
Trong tiến trình lịch sử của xã hội loài ngời, con ngời và đất đai ngày càng
gắn liền chặt chẽ với nhau. Quá trình nhận thức của loài ngời về đất đai gắn liền
với những nhận thức của họ về thế giới tự nhiên. Sự nhận thức này không ngừng
thay đổi theo thời gian và trong vòng 30 năm trở lại đây, trên nhiều diễn đàn về
đất đai ngời ta dã thừa nhận, đối với con ngời đất đai có những chức năng chủ
yếu sau:
- Chức năng sản xuất
Đất đai là cơ sở cho nhiều hệ thống phục vụ cuộc sống con ngời, là nguồn
của cải vô tận của con ngời, con ngời dựa vào đất đai để tạo ra lơng thực, thực
phẩm và rất nhiều sản phẩm sinh vật khác cho con ngời sử dụng trực tiếp hay
gián tiếp qua chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại thuỷ hải sản.
Sinh viên: Tạ xuân Hiệp
7
Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội nh là
một t liệu sản xuất đặc biệt.Nhng tuy nhiên là đối với từng ngành cụ thể trong
nền kinh tế quốc dân, đất đai cũng có những vị trí vai trò khác nhau nh đối với
công nghiệp (trừ công nghiệp khai khoáng) đất đai làm nền tảng, làm cơ sở, làm
địa điểm để tiến hành những thao tác, những hoạt động sản xuất kinh doanh.
Còn trong sản xuất nông nghiệp đất đai có một vị trí đặc biệt quan trọng, là
yếu tố hàng đầu của quá trình sản xuất. Đất đai không chỉ là chỗ tựa, chỗ đứng
để lao động mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng. Mọi tác động của
con ngời vào cây trồng đều dựa vào đất đai và thông qua đất đai.
Vì vậy nếu nh không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất
nào, không một quá trình lao động nào diễn ra và cũng không thể có sự tồn tại
của xã hội loài ngời.
- Chức năng môi trờng sống

Đất đai luôn luôn là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trờng sống, là
cơ sở của mọi hình thái sinh vật sống trên lục địa thông qua việc cung cấp các
môi trờng sống cho sinh vật.
- Chức năng dự trữ
Đất đai là kho tài nguyên khoáng sản cung cấp cho mọi nhu cầu sử dụng
của con ngời.
- Chức năng cân bằng sinh thái
Đất đai và việc sử dụng nó là nguồn và tấm thảm xanh, hình thành một thể
cân bằng năng lợng trái đất - sự phản xạ, hấp thụ và chuyển đổi năng lợng
phóng xạ từ mặt trời và của tuần hoàn khí quyển địa cầu.
Trong các yếu tố cấu thành của môi trờng nh đất đai, nguồn nớc khí hậu,
cây trồng, vật nuôi, hệ sinh thái...thì đất đai đóng vai trò quan trọng. Những
biến đổi tiểu khí hậu, những sự phá vỡ cân bằng sinh thái ở những vùng nào đó
trên trái đất ngoài tác động ảnh hởng của tự nhiên thì vai trò của con ngời tác
động cũng rất lớn nh: lũ lụt do phá rừng, canh tác bất hợp lý...Tất cả những cái
đó làm ảnh hởng đến môi trờng. Bởi vậy sử dụng tài nguyên đất không thể tách
rời việc bảo vệ và cải tạo môi trờng.
Sinh viên: Tạ xuân Hiệp
8
- Chức năng là không gian sự sống
Đất đai cung cấp không gian cho sự vận chuyển của con ngời, cho nhu cầu
sản xuất, cho sự dịch chuyển của động vật, thực vật giữa các vùng khác nhau
của hệ sinh thái tự nhiên. Ngoài ra đất đai còn là địa điểm, là cơ sở của các
thành phố, làng mạc, các công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi các công
trình phúc lợi khác và điều quan trọng đó chính là các cánh đồng để con ngời
trồng trọt, chăn nuôi...
Đất đai còn đợc coi là nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu t cố
định, là thớc đo về sự giàu có của mỗi quốc gia, là sự bảo hiểm cho cuộc sống,
bảo hiểm về tài chính, nh là sự chuyển nhợng của cải qua các thế hệ và nh là
một nguồn lực cho các mục đích tiêu dùng.

Luật đất đai 1993 của nớc cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi:
''Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là t liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trờng sống, là địa bàn phân bố của khu
dân c, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội an ninh quốc phòng. Trải qua
nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn công sức, xơng máu mới tạo lập, bảo vệ đợc
vốn đất đai nh ngày nay !''.
Nói tóm lại con ngời khai thác bề mặt đất đai để trồng trọt, chăn nuôi tạo
nên sản phẩm nuôi sống cả xã hội loài ngời. Khai thác bề mặt đất đai và cải tiến
chất lợng đất đai để tạo ra khối lợng sản phẩm ngày càng nhiều hơn, thoả mãn
nhu cầu lơng thực, thực phẩm ngày càng tăng. Trình độ khai thác đất đai gắn
liền với sự tiến hoá của xã hội loài ngời. Quá trình ấy làm cho con ngời ngày
càng gắn chặt với đất đai hơn. Quan hệ giữa con ngời và đất đai ngày càng phát
triển và gắn liền chặt chẽ với nhau. Mặt khác con ngời ngày càng nhận thức và
hiểu biết hơn về khoa học kỹ thuật, khám phá và khai thác ''kho báu'' trong lòng
đất để phục vụ cho mục đích của mình.
Đất đai gắn liền với khí hậu, môi trờng trên phạm vi toàn cầu cũng nh từng
vùng, từng miền lãnh thổ. Trải qua lịch sử hàng triệu năm của trái đất, khí hậu
cũng trải qua nhiều biến động do những nguyên nhân tự nhiên hoặc do tác động
của con ngời. Trong quá trình chinh phục và cải tạo thiên nhiên, con ngời ngày
Sinh viên: Tạ xuân Hiệp
9
càng can thiệp vào quá trình biến đổi của tự nhiên. Biến đổi khí hậu có tác động
mạnh mẽ đến các hệ sinh thái trên đất liền, nhất là với cây trồng.
Nh vậy việc sử dụng hợp lý đất đai ngoài ý nghĩa về kinh tế còn có ý
nghĩa về bảo vệ, cải tạo và biến đổi môi trrờng. Ngày nay với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật, ngời ta rất chú ý đến tác động của môi trờng trong quá trình
hoạt động sản xuất của con ngời, trong đó sử dụng khai thác đất đai là yếu tố vô
cùng quan trọng.
b. Vai trò của đất nông nghiệp đối với sản xuất nông nghiệp
Nh chúng ta đã biết đất đai chính là cơ sở tự nhiên, là tiền đề đầu tiên của

mọi quá trình sản xuất. Đất đai tham gia vào mọi quá trình sản xuất của xã hội,
nhng tuỳ thuộc vào từng ngành cụ thể mà vai trò của đất đai có sự khác nhau.
Nếu trong công nghiệp, thơng mại, giao thông đất đai là cơ sở, nền móng để
trên đó xây dựng nhà xởng, cửa hàng, mạng lới đờng giao thông, thì ngợc lại
trong nông nghiệp ruộng đất tham gia với t cách yếu tố tích cực của sản xuất, là
t liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế đợc.
Trong nông nghiệp, ruộng đất vừa là đối tợng lao động, vừa là t liệu lao
động. Ruộng đất là đối tợng lao động khi con ngời sử dụng công cụ sản xuất tác
động vào đất làm cho đất thay đổi hình dạng nh : cày, bừa, đập đất, lên luống...
quá trình đó làm tăng chất lợng của ruộng đất, tạo điều kiện để tăng năng xuất
cây trồng. Ruộng đất là t liệu lao động, khi con ngời sử dụng công cụ sản xuất
tác động lên đất thông qua các thuộc tính lý học, hoá học, sinh vật học và các
thuộc tính khác của đất để tác động lên cây trồng. Sự kết hợp của đối tợng lao
động và t liệu lao động đã làm cho ruộng đất trở thành t liệu sản xuất trong
nông nghiệp. Không những thế, ruộng đất còn là t liệu sản xuất chủ yếu, t liệu
sản xuất đặc biệt, t liệu sản xuất không thể thay thế đợc của sản xuất nông
nghiệp.
Ruộng đất là sản phẩm của tự nhiên, có trớc lao động, nó xuất hiện và tồn
tại ngoài ý muốn của con ngời, vì thế đất đai là tài sản quốc gia. Nhng từ khi
con ngời khai phá đất đai, đa ruộng đất vào sử dụng nhằm phục vụ lợi ích của
con ngời, trong quá trình lịch sử lâu dài lao động của nhiều thế hệ đợc kết tinh ở
Sinh viên: Tạ xuân Hiệp
10
trong đó thì ngày nay ruộng đất vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm
của lao động.
Độ phì nhiêu là thuộc tính quan trọng nhất, là dấu hiệu chất lợng của ruộng
đất. Nó ảnh hởng lớn đến năng suất cây trồng, đến hiệu quả sử dụng lao động
sống và lao động quá khứ đợc sử dụng. Có nhiều loại độ phì nhiêu khác nhau
bao gồm: độ phì nhiêu nguyên thuỷ nhng trên thực tế không có gì là nguyên
thuỷ, bởi lẽ ruộng đất hiện có đều gắn liền với sự hình thành và phát triển của

đất đai trong lịch sử. Độ phì nhiêu tự nhiên đợc tạo ra do quá trình hình thành
và phát triển của đất với các thuộc tính lý học, hoá học, sinh vật học và gắn chặt
chẽ với điều kiện thời tiết khí hậu. Độ phì nhiêu nhân tạo là kết quả của quá
trình lao động sản xuất của con ngời, một mặt biến những chất khó tiêu thành
những chất dinh dỡng dễ tiêu và mặt khác bổ sung cho đất về số lợng và chất l-
ợng các chất dinh dỡng trong đất còn thiếu bằng một hệ thống các biện pháp có
căn cứ khao học và có hiệu quả. Độ phì nhiêu kinh tế là sự thống nhất của độ
phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo, nhằm sử dụng có hiệu quả độ phì
nhiêu của đất trồng.
Nói tóm lại, quá trình sản xuất nông nghiệp (trong ngành trồng trọt) là quá
trình khai thác, sử dụng đất. Bởi vậy không có ruộng đất thì không thể có hoạt
động sản xuất nông nghiệp. Để phát triển một ngành nông nghiệp bền vững
trong quá trình khai thác sử dụng ruộng đất cần phải kết hợp với bảo vệ, bồi d-
ỡng làm cho đất ngày càng tốt lên, cho năng suất cây trồng cao hơn.
II. Sự cần thiết phải tiến hành quy hoạch đất nông
nghiệp và các nhân tố ảnh hởng đến quy hoạch đất
nông nghiệp
1. Sự cần thiết phải tiến hành quy hoạch đất nông nghiệp
Sinh viên: Tạ xuân Hiệp
11
- Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tác động đến việc sử dụng đất của các
bộ, ngành, các vùng kinh tế tự nhiên, các vùng kinh tế trọng điểm. Do đó quy
hoạch sử dụng đất nông nghiệp có vai trò quan trọng để góp phần bảo đảm tính
thống nhất về quản lý và sử dụng đất đai trên cả nớc.
- Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp là cơ sở bố trí hợp lý các ngành, tạo điều
kiện để chuyên môn hoá sâu các vùng kinh tế nông nghiệp và là một trong
những điều kiện quan trọng nhất của bớc quá độ từ nền nông nghiệp lạc hậu lên
nền nông nghiệp hàng hoá hiện đại, chuyên môn hoá.
- Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc ngăn
ngừa các hành vi xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của đơn vị sử dụng đất. Khi

quy hoạch đất ngời ta lập nên đờng danh giới giữa các đơn vị sử dụng đất nông
nghiệp, giữa đất sản xuất nông nghiệp với đất khu dân c, giữa các chủ sử dụng
đất với nhau.
- Quy hoạch, bố trí sử dụng đất nông nghiệp một cách hợp lý, đúng đắn thì chất
lợng đất ngày càng tốt lên. Hạn chế và ngăn ngừa đợc các quá trình xói mòn do
gió và nớc gây nên. Các quá trình xói mòn có tác hại rất lớn đối với sản xuất
nông nghiệp. Bảo vệ và cải tạo thảm thực vật tự nhiên cũng là một nhiệm vụ của
quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.
- Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tạo ra những điều kiện về tổ chức lãnh
thổ, đảm bảo việc sử dụng đất có hiệu quả, xác định cơ cấu đất thích hợp và cơ
cấu luân canh hợp lý, làm tăng năng suất cây trồng, đáp ứng nhu cầu về lơng
thực thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và các sản phẩm hàng
hoá để xuất khẩu.
Việt Nam là nớc đất chật ngời đông với tổng diện tích tự nhiên là
33.104.218 ha, chúng ta là nớc có quy mô trung bình đứng thứ 59 trong tổng số
200 nớc trên thế giới. Nhng lại là nớc đông dân vào hàng thứ 13 trên thế giới
với 78,686 triệu ngời (theo số liệu thống kê dân số năm 2001) nên bình quân
đất đai trên đầu ngời rất thấp chỉ bằng 1/7 mức trung bình của thế giới (thế giới
Sinh viên: Tạ xuân Hiệp
12
bình quân 3 ha trên đầu ngời còn Việt Nam chỉ 0,43 ha/1 ngời). Đặc biệt khi đất
nớc đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế,
tốc độ tăng trởng kinh tế đòi hỏi phải liên tục tăng cao mới có thể thoát khỏi
nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nớc trong khu vực và trên thế giới.
Nhu cầu tăng tởng kinh tế cao sẽ gây áp lực mạnh đối với đất đai và dễ dẫn
đến tình trạng rối loạn trong khai thác sử dụng đất đai. Tình trạng ''lấn chiếm'',
chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai nông nghiệp sang phục vụ cho phát triển
các nghành và lĩnh vực khác trở lên phổ biến. Diện tích đất canh tác nông
nghiệp giảm rất nhiều so với vài chục năm trớc và dự báo sẽ còn giảm hơn nữa
dẫu cho có mở mang khai phá thêm vài triệu ha trong nhiều năm tới. Theo số

liệu đăng trên báo nhân dân ra ngày 16/09/1999 thì hiện nay hàng năm chúng ta
chuyển từ 20.000 đến 22.000 ha đất nông nghiệp sang làm việc khác. Đó là cha
kể đến sự mất mát do thiên tai, lũ lụt, đã gây những ảnh hởng tiêu cực, dẫn đến
làm giảm quỹ đất. Vì vậy, vấn đề sử dụng có hiệu cao nhất quỹ đất nông nghiệp
hiện có trở thành mục tiêu bao trùm xã hội. Một trong những biện pháp quan
trọng và có hiệu quả để quản lý và sử dụng đất đai là tiến hành quy hoạch sử
dụng đất đai ở tất cả các cấp.
Tại điều 18 của hiến pháp nớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992 quy định: ''Nhà nớc thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp
luật đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả''.
Luật đất đai năm 1993 quy định nội dung, trách nhiệm, thẩm quyền lập và
xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (điều 16, 17, 18) căn cứ giao đất và
thẩm quyền giao đất là phải dựa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ở cả 4
cấp: cả nớc, cấp tỉnh, cấp huyện, và cấp xã
Quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch sử dụng nguồn lực, là một bộ phận
không thể thiếu của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt nớc
ta với hơn 80%dân số sống ở nông thôn, kinh tế nông thôn hiện nay tuy đã có
chuyển biến nhng nguồn sống chính của dân c vẫn là nông lâm nghiệp, bình
quân đất nông nghiệp trên đầu ngời chỉ có 1074 m, bình quân đất nông nghiệp
trên một lao động nông nghiệp chỉ có 3446 m. Với một đất nớc hiếm đất nh
Sinh viên: Tạ xuân Hiệp
13
vậy thì việc quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả là hết sức cần thiết. Quy hoạch
sử dụng đất để đảm bảo cho nhà nớc tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ,
hợp lý, khoa học và có hiệu quả. Vì vậy quy hoạch sử dụng đất là một nội dung
quan trọng trong 7 nội dung quản lý nhà nớc về đất đai.
Quy hoạch sử dụng chỉ có với đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp, trong
điều kiện đất đai đã đợc chia cho hộ sử dụng lâu dài thì quy hoạch sử dụng đất
nông nghiệp sẽ là nhân tố trực tiếp tác động đến hớng sản xuất của các hộ
chuyển sang sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá. Tạo tiền đề nhằm

xoá bỏ kiểu làm ăn manh mún, quy mô nhỏ trong sản xuất nông nghiệp.
Nói tóm lại việc tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp
trong điều kiện hiện nay là hết sức cần thiết. Quy hoạch sử dụng đất nông
nghiêp sẽ là căn cứ quan trọng cho việc quản lý và xây dựng kế hoạch sử dụng
đất một cách hợp lý.
2. Những nhân tố ảnh hởng đến quy hoạch đất nông nghiệp
Theo quan niệm của các nhà quy hoạch Việt Nam ''Quy hoạch sử dụng đất
là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của nhà nớc về tổ
chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý , có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và
tái phân phối lại quỹ đất, tổ chức sử dụng đất nh một t liệu sản xuất cùng với
các t liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã
hội, tạo điều kiện bảo vệ đất, bảo vệ môi trờng.'' (tài liệu báo cáo về tình hình
quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam của Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông
nghiệp)
Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp chịu ảnh hởng của các nhân tố sau:
- Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp chịu ảnh hởng rất lớn bởi các tính chất tự
nhiên của đất gồm có
+. Tính chất không gian: Tính chất không gian của đất đợc đề cập đến trong bất
kỳ ngành sản xuất nào. Trong công nghiệp các quá trình sản xuất đợc thực hiện
bởi tác động của con ngời lên đối tợng lao động thông qua các t liệu sản xuất
nằm ở vị trí cố định, trên một không gian hạn chế. Ngay cả trong trờng hợp máy
Sinh viên: Tạ xuân Hiệp
14
móc có dịch chuyển trong quá trình sản xuất thì những di chuyển cũng rất hạn
chế và không liên quan đến các tính chất tự nhiên của đất.
Nhng trong sản xuất nông nghiệp thì vấn đề lại khác hẳn. Sản xuất nông
nghiệp có đặc điểm là không thể tập trung vào một vài điểm nào đó mà phải trải
ra trên một lãnh thổ lớn, lao động và các t liệu sản xuất trong nông nghiệp đợc
bố trí theo từng không gian nhất định. Vì vậy việc bố trí sắp xếp các t liệu sản
xuất và ngời lao động đòi hỏi phải tạo ra môi trờng hoạt động thích hợp cho các

quá trình sản xuất. Những đặc tính không gian của đất nh địa hình, diện tích,
hình dạng khoảnh lại có ảnh hởng rõ rệt đến quy hoạch đất đai, đến việc tổ chức
sử dụng các t liệu sản xuất, ngời lao động và các quá trình sản xuất. Do đó, để
hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao nhất, khi tiến hành quy hoạch đất đai cần
chú ý đến tính chất không gian của đất.
Tính chất không gian quan trọng nhất của đất là địa hình. Địa hình có ảnh
hởng lớn đến sự phân bố của các loại đất, đến thảm thực vật, chế độ nớc, chế độ
ẩm, thành phần cơ giới của đất. Địa hình còn có ảnh hởng lớn tới việc tổ chức
sản xuất, năng xuất lao động và hiệu quả sử dụng máy móc. Thực nghiệm cho
thấy trên sờn dốc, khi độ dốc tăng lên 1 thì chi phí nhiên liệu tăng lên 1,5% và
hiệu quả sử dụng máy móc giảm đi 1%.
Ngoài ra địa hình còn có ảnh hởng lớn đến tính chất của các dòng chảy bề
mặt gây ra các quá trình xói mòn, rửa trôi đất, rất có hại đối với sản xuất nông
nghiệp.
+. Tính chất thổ nhỡng hay nói cách khác đó chính là độ phì nhiêu của đất.
Trên các loại địa hình khác nhau sẽ hình thành các loại đất với tính chất khác
nhau. Trong khi đó, cây trồng lại phụ thuộc rất nhiều vào loại đất và chất lợng
đất. Mỗi loại cây trồng chỉ thích hợp với mỗi loại đất và chất đất nhất định. Do
đó, để tổ chức sử dụng đất hợp lý cần nghiên cứu kỹ các đặc tính thổ nhỡng của
đất nh: Tính chất vật lý, tính chất hoá học và tính chất sinh học của đất. Việc bố
trí cây trồng hợp lý theo quan điểm thổ nhỡng sẽ góp phần nâng cao năng suất
và chất lợng cây trồng, điều đó cũng có nghĩa là tăng hiệu quả sử dụng đất.
Sinh viên: Tạ xuân Hiệp
15
+. Thảm thực vật tự nhiên: Thảm thực vật tự nhiên là một yếu tố môi trờng rất
quan trọng, nó bao gồm các vùng rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn, rừng rậm,
rừng tha, đồng cỏ... Thảm thực vật tự nhiên là yếu tố điều tiết khí hậu, chế độ n-
ớc của sông suối, chế độ nhiệt, độ ẩm trong đất, chế độ nớc ngầm. Ngoài ra,
việc nghiên cứu đặc tính của thảm thực vật tự nhiên cũng cho ta biết khả năng
thích ghi của các loại cây trồng, vì các giống cây trồng đều có nguồn gốc từ các

giống cây hoang dã trong tự nhiên. Chính vì vậy, khi quy hoạch sử dụng đất
không thể không nghiên cứu kỹ thảm thực vật tự nhiên.
+. Các điều kiện thuỷ văn
Hệ thống sông, suối, khe, nớc ngầm... cũng có vai trò quan trọng trong
việc tổ chức sử dụng hợp lý đất nông nghiệp. Chúng có tác động rất to lớn đối
với sản xuất và đời sống vì đó là nguồn cung cấp nớc sinh hoạt nớc tới cho cây
trồng, vừa là nơi tiêu nớc khi ngập úng. Hệ thống thuỷ văn tạo nên cảnh quan
thiên nhiên đẹp, có tác dụng điều tiết khí hậu trong vùng. Song bên cạnh đó hệ
thống thuỷ văn cũng có một số ảnh hởng xấu đối với việc tổ chức sản xuất và sử
dụng đất. Trớc hết chúng gây cản trở cho giao thông vận tải, làm tăng chi phí
sản xuất, gây cản trở cho việc tổ chức sản xuất và tổ chức lãnh thổ. Vào mùa ma
chúng còn là nguy cơ gây úng lụt, đe doạ tính mạng, tài sản của nhân dân trên
những vùng lãnh thổ lớn.
Do đó, khi bố trí các đơn vị sử dụng đất, các điểm dân c, các công trình
phục vụ sản xuất nh hệ thống giao thông, thuỷ lợi... phải đặc biệt chú ý đến đặc
điểm của hệ thống này.
- Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp chịu ảnh hởng không nhỏ của các điều
kiện kinh tế, xã hội của địa phơng nh: Tốc độ tăng trởng kinh tế, thực trạng phát
triển của cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi), dân số, lao động và việc làm...
+. Tốc độ tăng trởng kinh tế: Tốc độ tăng trởng kinh tế càng cao thì nhu cầu sử
dụng đất sử dụng đất để phát triển kinh tế cũng càng lớn. Tốc độ tăng trởng
kinh tế cao sẽ gây áp lực đối với đất đai, vì vậy tiến hành quy hoạch sử dụng đất
nông nghiệp cần phải dự tính đợc nhu cầu sử dụng đất trong tơng lai.
+. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng:
Sinh viên: Tạ xuân Hiệp
16
Giao thông: Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp chịu ảnh hởng không nhỏ
của giao thông. Giao thông thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho việc quy hoạch
phân vùng kinh tế hình thành những vùng sản xuất chuyên môn hoá. Nâng
cao hiệu quả sử dụng đất.

Thuỷ lợi: Thuỷ lợi có vai trò rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp,
ngay từ xa xa ông cha ta đã nhận thức đợc điều này: '' Nhất nớc, nhì phân,
tam cần, tứ giống''.Vì vậy khi tiến hành quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
đồng thời phải tiến hành quy hoạch thuỷ lợi.
Các công trình xây dựng cơ bản khác nh: các công trình công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, các công trình y tế, giáo dục...
Trong quá trình phát triển kinh tế nhu cầu sử dụng đất cho phát triển công
nghiệp, các công trình xây dựng phục vụ cho mục đích dân sự ... ngày một lớn.
Mà phần lớn diện tích đất đó lấy từ quỹ đất dành cho nông nghiệp. Vì vậy khi
tiến hành quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp phải dự tính đợc nhu cầu trên.
+. Ngoài ra việc tiến hành quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp còn phụ thuộc
vào điều kiện xã hội nh: điều kiện về dân số, lao động việc làm và mức sống
của dân c tại địa phơng...Dân số quá đông sẽ gây áp lực lớn đối với đất đai, dẫn
đến tình trạng bất hợp lý trong việc sử dụng đất gây khó khăn cho công tác quy
hoạch sử dụng đất...
III. Khái quát tình hình quy hoạch đất đai nói chung và
đất nông nghiệp ở nớc ta
1. Giai đoạn trớc năm 1980
Trong giai đoạn này quy hoạch sử dụng đất đai ở nớc ta cha đợc coi là công
tác của ngành quản lý đất đai mà chỉ đợc đợc đề cập đến nh một phần của quy
hoạch phát triển ngành nông lâm nghiệp. Mặc dù công tác quy hoạch sử dụng
đất đai đợc lồng vào công tác phân vùng quy hoạch nông, lâm nghiệp và đã đợc
xúc tiến từ năm 1962. Nhng chủ yếu là do các ngành chủ quản tiến hành cùng
Sinh viên: Tạ xuân Hiệp
17
với một số tỉnh ngành có liên quan và cha có sự chỉ đạo thống nhất của chính
phủ.
Từ năm 1975 đến cuối năm 1978 đã soạn thảo và đợc chính phủ phê duyệt
phơng án phân vùng sản xuất nông lâm nghiệp và công nghiệp chế biến nông
lâm sản theo 7 vùng, trên địa bàn lãnh thổ tỉnh các phơng án phân vùng nông

lâm nghiệp của các tỉnh, tất cả cũng đã đề cập tới phơng hớng sử dụng tài
nguyên trong đó đó đều có tính toán quỹ đất nông lâm nghiệp và coi đây là
phần rất quan trọng. Tuy nhiên do mục đích ngay từ đầu là chỉ để phục vụ phát
triển nông lâm nghiệp cho nên các loại đất khác cũng cha đợc đề cập đến và
còn khoảng 3 triệu ha ở miền núi cao cha đợc tiến hành phân bổ sử dụng.
Mặt khác do còn thiếu nhiều tài liệu điều tra cơ bản về thổ nhỡng ... và cha
thể tính toán đợc khả năng đầu t nên tính khả thi của các phơng án này còn rất
thấp.
2.Giai đoạn từ 1981- 1986
Thực hiện Nghị Quyết đại hội đảng toàn quốc lần thứ V đã chỉ rõ: ''xúc tiến
công tác điều tra cơ bản, dự báo lập tổng sơ đồ phát triển và phân bổ lực lợng
sản xuất, nghiên cứu chiến lợc kinh tế xã hội, dự thảo kế hoạch triển vọng để
chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm sau (1986-1990)''...
Các bộ ngành các tỉnh thành phố đã tham gia triển khai chơng trình lập tổng
sơ đồ phát và phân bố lực lợng sản xuất ở Việt Nam đến năm 2000. Cũng trong
giai đoạn này hầu hết gần 500 huyện của cả nớc đã tiến hành xây dựng quy
hoạch tổng thể huyện.
Trong các tài liệu sơ đồ phân bố lực lợng sản xuất của các tỉnh đều đề cập
đến vấn đề sử dụng đất đai và đợc tính toán tơng đối có hệ thống để khớp với cả
nớc, các vùng kinh tế lớn, các huyện trong tỉnh với sự tham gia phối hợp của
các ngành các cấp và đã bớc đầu đấnh giá đợc hiện trạng, tiềm năng và đa ra
các dự kiến sử dụng quỹ đất quốc gia đến năm 2000.
3. Thời kỳ luật đất đai đầu tiên năm 1987 đến trớc luật đất đai năm 1993
Sinh viên: Tạ xuân Hiệp
18
Đây là thời kỳ công tác quy hoạch sử dụng đất đai đã có đợc cơ sở pháp lý
quan trọng. Song cùng với sự trầm lắng của công tác quy hoạch nói chung sau
một thời kỳ triển khai tơng đối rầm rộ, công tác quy hoạch sử dụng đất đai cũng
cha đợc xúc tiến nh luật đã quy định. Tình hình này là do nền kinh tế nớc ta
đang đứng trớc những khó khăn và thử thách lớn lao. Một vấn đề bức xúc đã đ-

ợc đặt ra đó là khi chuyển sang nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trờng thì
công tác quy hoạch có cần thiết nữa hay không?.
Tuy vậy, đây là thời kỳ công cuộc đổi mới ở nông thôn diễn ra sâu sắc cùng
với việc giảm vai trò quản lý tập trung của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp,
tăng quyền tự chủ cho hộ nông dân và thực thi các chính sách đổi mới khác.
Công tác quy hoạch sử dụng đất đai ở cấp xã nổi lên nh một vấn đề cấp bách về
việc giao đất, cấp đất, dãn dân và một số nơi có xu thế đô thị hoá rất rõ rệt.
Đây cũng là cái mốc đầu tiên triển khai quy hoạch sử dụng đất ở cấp xã
diễn ra hầu khắp trên phạm vi cả nớc. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế về nội dung
và phơng pháp...
4. Giai đoạn từ sau luật đất đai 1993 đến nay
Sau đại hội đảng toàn quốc lần thứ VII năm 1992, nhà nớc ta đã triển khai
công tác nghiên cứu chiến lợc phát triển, quy hoạch tổng kinh tế xã hội ở hầu
hết 53 tỉnh thành phố trực thuộc trung ơng, 8 vùng kinh tế trọng điểm và quy
hoạch định hớng phát triển ngành hầu hết các bộ các ngành.
Các công trình nghiên cứu này đều tính tới năm 2010. Phù hợp với yêu cầu
phát triển kinh tế xã hội trong vòng 10 -15 năm tới việc nghiên cứu triển khai
công tác quy hoạch sử dụng đất đai trên phạm vi cả nớc đang là vấn đề bức xúc
đợc các nghành các cấp và mọi thành viên trong xã hội hởng ứng .
Đây là cái mốc bắt đầu của thời kỳ đa công tác quản lý đất đai vào nề nếp
sau một thời gian dài tuyệt đối hoá về công hữu đất đai ở miền bắc và buông
lỏng công tác này ở các tỉnh phía nam dẫn đến tình trạng có quá nhiều diện tích
đất không có chủ sử dụng đất. Mặt khác nguồn tiềm năng đất trong nông nghiệp
cha đợc khai thác có hiệu quả. Hiện nay, nớc ta còn khoảng 10 triệu ha đất
trống, đồi núi trọc, trong đó có một phần diện tích có khả năng nông, lâm
Sinh viên: Tạ xuân Hiệp
19
nghiệp cha đợc khai thác sử dụng (nguồn Tổng cục Địa Chính). Trên diện tích
9,3 triệu ha đất nông nghiệp đang sử dụng, mức thu nhập cũng rất thấp, chỉ đạt
bình quân 1000 USD/ha/năm.

Diện tích đất theo đầu ngời thấp, hơn nữa lại quá manh mún. Với 8 triệu ha
đất nông nghiệp đợc chia nhỏ thành gần 75 triệu thửa. Có một số cây trồng nh
cao su, cà phê, chè, mía đờng, hình thành đợc một số vùng sản xuất tập trung,
quy mô lớn hơn so với các loại cây trồng khác. Hầu hết các cây trồng khác đều
dựa vào sản xuất của hộ tiểu nông quy mô nhỏ bé, phân tán, manh mún đang là
một trở ngại lớn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp.
Chơng II: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang trong những năm
qua
I. Tình hình cơ bản của huyện Yên Thế
1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý, địa hình
* Vị trí địa lý
Yên Thế là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Giang với
tổng diện tích tự nhiên là 30101,53 ha chiếm 7,875% diện tích tự nhiên của toàn
tỉnh và là huyện có diện tích tự nhiên lớn thứ 4 của tỉnh Bắc Giang. Yên Thế là
huyện có vị trí địa lý tơng đối thuận tiện với Phía Đông - Bắc giáp huyện Hữu
Lũng tỉnh Thái Nguyên, phía Đông - Nam giáp với huyện Lạng Giang - Bắc
Giang, phía Tây - Bắc giáp với huyện Phú Bình và huyện Võ Nhai - tỉnh Thái
Nguyên, phía Nam giáp với huyện Tân Yên. Do đó Yên Thế rất thuận tiện trong
việc giao lu với các tỉnh nh: Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Nội. Đây là một lợi thế
quan trọng của Yên Thế trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế.
Huyện Yên Thế gồm có 20 đơn vị (xã, thị trấn) theo địa giới hành chính với
trung tâm văn hoá là thị trấn Cầu Gồ nằm cách thị xã Bắc Giang 27 km theo đ-
ờng tỉnh lộ 284 về phía Tây Bắc. Trên địa bàn huyện có các tuyến đờng giao
thông quan trọng sau: Tuyến đờng 265 nối với quốc lộ 1A tại thị trấn Kép,
Sinh viên: Tạ xuân Hiệp
20
tuyến đờng 292 nối với tỉnh Lạng Sơn, tuyến đờng 284 nối với huyện Đồng Hỷ
- tỉnh Thái Nguyên và tuyến đờng sắt Kép Lu chạy qua. Ngoài ra huyện Yên

Thế còn có hệ thống giao thông đờng thuỷ khá thuận tiện trên sông Thơng và
sông Sỏi.
Nhìn chung Yên Thế là huyện có vị trí địa lý tơng đối thuận lợi cả về đờng
bộ, đờng sắt và đờng thuỷ. Đó là một lợi thế rất quan trọng cần đợc khai thác và
phát huy trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện trong những năm
tới.
* Địa hình
Yên Thế là huyện thuộc vùng núi thấp có nhiều sông suối, địa hình dốc dần
từ Tây Bắc xuống Đông Nam, với 3 dạng địa hình chính :
- Địa hình vùng núi: Phân bố chủ yếu ở phía Bắc của huyện, thờng bị chia cắt
mạnh, độ dốc khá lớn (cấp III và IV) với hớng dốc chính từ Bắc xuống Nam. Độ
cao trung bình so với mặt nớc biển từ 200m - 300m. Vùng địa hình này đất đai
còn khá tốt, rừng còn nhiều độ ẩm khá, trong vùng có thể trồng đợc nhiều loại
cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp và có khả năng phát triển chăn
nuôi đại gia súc... Song nhìn chung điều kiện đầu t cơ sở hạ tầng gặp nhiều khó
khăn đặc biệt là giao thông, điện. Loại địa hình này có diện tích khoảng
9200,16 ha chiếm 30,56% diện tích của toàn huyện. Vùng này có mật độ dân c
tha thớt, kinh tế còn kém phát triển, tiềm năng đất đai còn nhiều.
- Địa hình đồi thấp: Phân bố rải rác ở các xã trong huyện, có độ chia cắt trung
bình địa hình lợn sóng, độ dốc bình quân 8-15, hớng dốc không ổn định.
Trong vùng này đất trung bình, một số nơi còn bị sói mòn trơ sỏi đá, độ che phủ
trung bình. Loại địa hình này có khoảng 8255 ha chiếm 27,42% diện tích tự
nhiên toàn huyện, vùng này có khẳ năng phát triển cây lâu năm.
- Địa hình đồng bằng: Loại địa hình này khá bằng phẳng đợc phân bố ở ven các
sông suối và các giải ruộng nhỏ kẹp giữa các dãy đồi. Độ đốc bình quân thấp,
vùng này chủ yếu là đất thuần có diện tích 10633 ha, chiếm 35,32%diện tích tự
nhiên của huyện. Trên loại địa hình này có khả năng phát triển các loại cây lơng
thực, rau màu.
Sinh viên: Tạ xuân Hiệp
21

Ngoài ra huyện còn có khoảng trên 2000 ha đất sông suối và đất cha điều
tra ... Có thể nói Yên Thế có địa hình lý tởng để phát triển các loại cây ăn quả,
cây công nghiệp, cây lâm nghiệp và đặc biệt có thể phát triển chăn nuôi đại gia
súc.Tuy nhiên việc bố trí phát triển các loại cây, con còn cha hợp lý, cha theo
quy hoạch. Vì vậy để phát triển ngành nông nghiệp bền vững huyện cần phải
tiến hành quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp hợp lý. Nhằm thúc đẩy quá trình
chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp hớng sản xuất hàng hoá, phát huy lợi
thế so sánh của từng vùng trong huyện...
b. Đặc điểm khí hậu
Huyện nằm trong vòng cung Đông Triều, tiếp giáp với đồng bằng bắc bộ có
khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 4 mùa rõ rệt: mùa hạ nóng ẩm ma
nhiều có gió mùa đông nam, mùa đông lạnh khô ít ma hớng gió thịnh hành là
đông bắc, còn lại 2 mùa xuân thu có tính chuyển tiếp.
- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình nhiều năm 23,3C, tháng nóng nhất 29C (tháng
7) tháng lạnh nhất 15,9 C (tháng 1)
- Nhiệt độ trung bình cao nhất 32,6C
- Nhiệt độ trung bình thấp nhất 13,2 C
- Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 2,8C
Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm không quá cao (4,8 - 7,8 C)
- Bức xạ nhiệt: Vùng có lợng bức xạ trung bình. Số giờ nắng trong năm khá cao
1729,7 giờ, tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 9 (khoảng 200,5 giờ) cho
phép nhiều cây trồng phát triển và trồng đợc nhiều vụ trong một năm.
- Lợng ma và phân bố lợng ma: Lợng ma trung bình năm là 1518,4 mm, thuộc
vùng ma trung bình của vùng Trung Du Bắc Bộ. Lợng ma phân bố theo mùa, th-
ờng tập trung vào mùa ma (vào các tháng 5,6,7,8,9) chiếm khoảng 78,9% lợng
ma cả năm. Các tháng 12 và tháng 1 rất ít ma (lợng ma không đáng kể). Số
ngày ma trung bình là 126,9 ngày /năm, tháng có số ngày ma lớn nhất là tháng
8 (16,2 ngày ).
Sinh viên: Tạ xuân Hiệp
22

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm tơng đối cao 81%, tháng
có độ ẩm trung bình cao nhất là tháng 4 (khoảng 86%), tháng có độ ẩm trung
bình thấp nhất là tháng 12 (khoảng 76%).
- Gió bão: Vào mùa đông chịu ảnh hởng của gió mùa Đông Bắc (tốc độ gió
bình quân là 2,1 m/s. Mùa hạ thịnh hành là gió Đông Nam. Vùng ít chịu ảnh h-
ởng của gió bão.
c. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
Căn cứ vào bản đồ đất 1/50000 và hiện trạng sử dụng đất thì tổng diện tích tự
nhiên toàn huyện Yên Thế 30101,53 ha bao gồm các loại đất nh sau:
- Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh thì huyện có hai nhóm đất chính:
+. Nhóm phát sinh tại chỗ do quá trình phong hoá hình thành đất
+. Nhóm bồi tích trong quá trình bồi tụ của phù xa hình thành
- Xét về tính chất đất toàn huyện có 4 nhóm đất chính phân thành 9 đơn vị đất
nh sau:
+. Nhóm đất phù sa bao gồm 3 đơn vị đất chính :
Phù sa đợc bồi (Pb) với diện tích 180 ha, phân bố ở địa hình vùng cao, vùng
ven sông Thơng và sông Sỏi, khá bằng phẳng, đất tơi xốp, thoát nớc tốt thích
hợp trồng rau, màu, ngô khoai, đậu đỗ ...
Phù sa không đợc bồi (P) với diện tích 280 ha phân bố ở các cánh đồng
trong đê, hàng năm không đợc bổ xung phù sa, thích hợp trồng lúa, trồng
màu..
Phù sa ngòi suối (Py) có diện tích 1835 ha, phân bố thành các dải nhỏ ven
các sông suối trong vùng, thích hợp trồng màu.
Nói chung nhóm đất phù sa nằm trên vùng địa hình bằng, là nhóm đất thuận
lợi cho sản xuất lơng thực và rau màu.
+. Nhóm đất xám bạc màu :
Sinh viên: Tạ xuân Hiệp
23
Đất bạc màu trên phù sa cổ có diện tích 3163 ha. Tuy nghèo đạm, lân và

mùn song nhóm đất này có u điểm là giàu kali, tơi xốp, thoát nớc tốt thích hợp
với các loại cây ăn củ nh: lạc, đậu, đỗ, khoai tây khoai lang , cà rốt, rau...
+. Nhóm đất đỏ vàng: Tổng diện tích 21980,16 ha chiếm 73% diện tích tự nhiên
đợc phân bố ở tất cả các xã trong huyện và ở cả ba dạng địa hình: Địa hình vùng
đồi, vùng núi và đồng bằng. Nhóm đất này có độ dốc từ cấp I đến cấp IV đợc
chia thành 4 đơn vị đất nh sau :
Đất nâu vàng trên phù sa cổ ( Fp): Diện tích 5230 ha, phân bố ở địa hình bậc
thang, gò lợn sóng nhẹ, độ dốc nhỏ, thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhất
là cây trồng cạn ngắn ngày.
Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét (Fs): Có diện tích 3760,16 ha phân bố chủ
yếu ở vùng đồi núi cao. Đất có độ dốc tơng đối lớn, tầng dầy từ 30cm đến >
1m, đất có kết cấu tốt, khả năng giữ nớc và phân khá tốt, thích hợp trồng cây
lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả.
Đất vàng nhạt trên đá cát và dăm cuội kết (Fq): Có diện tích 10450 ha phân
bố chủ yếu ở vùng núi cao, đồi có độ dốc lớn, thích hợp cho phát triển lâm
nghiệp, một số nơi có thể trồng cây công nghiệp và cây ăn quả.
Đất nâu tím trên đá sét (Fe): Có diện tích 2540 ha phân bố ở vùng đồi, có
tầng dầy trung bình, thích hợp trồng cây dài ngày.
+. Nhóm đất tầng mỏng có nhiều sỏi đá: Diện tích 650 ha phân bố chủ yếu ở
các sờn đồi, qua quá trình xói mòn, sỏi sạn nổi trên mặt đất. Loại này có tầng
đất mỏng, độ phì kém, bạc màu, muốn đa vào sản xuất nông nghiệp cần cải tạo
hoặc có chế độ chăm bón thích hợp
+. Đất ao hồ, sông suối cha điều tra : 2013,37 ha
- Xét về độ dốc: Đất đai trong huyện đợc chia làm 4 cấp độ dốc nh sau :
+. Độ dốc cấp I (0 -8 ): Có diện tích 10633 ha chiếm 35,32% diện tích tự
nhiên.
+. Độ dốc cấp II (8-15):Có diện tích 5560 ha chủ yếu thuộc nhóm đất đỏ vàng
chiếm 18,47% diện tích tự nhiên toàn huyện.
Sinh viên: Tạ xuân Hiệp
24

+. Độ dốc cấp III (15-25): Có diện tích 2695 ha thuộc nhóm đất đỏ vàng, chiếm
8,95% diện tích tự nhiên.
+. Độ dốc cấp IV (>25 ): có diện tích 9200,16 ha chủ yếu thuộc nhóm đất đỏ
vàng , chiếm 30,56% diện tích tự nhiên.
+. Sông suối mặt nớc và đất cha điều tra: diện tích 2013,37 ha chiếm 6,7% diện
tích tự nhiên toàn huyện
Nhìn chung về điều kiện thổ nhỡng, đất đai của huệnYên Thế có những lợi
thế và hạn chế sau:
- Lợi thế :
+. Tính đa dạng của đất đai: Trong huyện có 4 nhóm đất chính với 9 đơn vị đất
đai có tính chất khác nhau đợc phân bố ở cả địa hình bằng phẳng lẫn địa hình
dốc, cho phép phát triển hệ sinh thái đa dạng với nhiều loại cây trồng có giá trị,
nhân dân có thể sử dụng loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao .
+. Yên Thế là huyện miền núi mà có các nhóm đất nằm trên địa hình bằng (độ
dốc 0-8) có diện tích 10633 ha chiếm 35,32% diện tích tự nhiên, thuận lợi cho
việc phát triển cây lơng thực, hoa màu (có thể bảo đảm an ninh lơng thực).
Đồng thời có trên 60% đất dốc (nhóm đất đỏ vàng) có khẳ năng phát triển cây
ăn quả (nh vải, nhãn...), cây công nghiệp theo hớng sản xuất hàng hoá, cũng có
thể phát triển lâm nghiệp. Nhằm tạo thế phát triển kinh tế xã hội toàn diện với
các ngành nông, lâm, công nghiệp. Đây là một thế mạnh cơ bản của huyện cần
đợc khai thác, phát huy.
- Hạn chế :
+. Nhìn chung độ phì của đất trong vùng không cao (đất bạc màu), khi sử dụng
cho mục đích sản xuất nông nghiệp cần có chế độ chăm bón thích hợp nhằm bồi
bổ cho đất để sử dụng lâu bền.
+. Hiện tợng xói mòn, rửa trôi còn xảy ra ở vùng đất dốc có độ che phủ thấp
làm suy giảm chất lợng đất.
Sinh viên: Tạ xuân Hiệp
25

×