Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ KHÍ HẬU ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA THÔNG BA LÁ (Pinus keysia Royle ex Godorn) Ở TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 133 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ KHÍ HẬU ĐẾN SINH TRƯỞNG
CỦA THÔNG BA LÁ (Pinus keysia Royle ex Godorn)
Ở TỈNH LÂM ĐỒNG

NGUYỄN DUY QUANG

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

TS. GIANG VĂN THẮNG
Hội khoa học Lâm nghiệp TP. HCM

2. Thư ký:

TS. BÙI VIỆT HẢI
Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM

3. Phản biện 1:

TS. PHẠM TRỊNH HÙNG
Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM

4. Phản biện 2:

TS. NGÔ AN
Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM

5. Ủy viên:

TS. PHẠM TRỌNG THỊNH
Phân viện Điều tra quy hoạch Rừng Nam bộ



i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Nguyễn Duy Quang sinh ngày 15 tháng 11 năm 1980 tại huyện
Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.
Tốt nghiệp phổ thông tại trường trung học phổ thông Mỹ Đức A, huyện Mỹ
Đức, tỉnh Hà Tây năm 1998.
Tốt nghiệp Đại học ngành Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng hệ chính quy tại
trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, tỉnh Hà Tây.
Quá trình công tác: Từ tháng 01 năm 2003 đến nay tôi công tác tại Ban
Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Chức vụ công tác: Từ năm 2003 – 2010 là nhân viên bộ phận Quản lý bảo vệ
rừng; hiện nay là Trưởng bộ phận Quản lý bảo vệ rừng thuộc Ban Quản lý rừng
phòng hộ Đại Ninh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Tháng 9 năm 2009, tôi theo học Cao học ngành Lâm học tại trường Đại học
Nông Lâm, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ liện lạc: Ban Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh, xã Phú Hội, huyện
Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Điện thoại: 0986.476.977;
Email:

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên Nguyễn Duy Quang xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công

bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Học viên cam đoan

NGUYỄN DUY QUANG

iii


CẢM TẠ
Luận văn này được hoàn thành theo chương trình đào tạo thạc sĩ năm 2009
của trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Trong quá trình học tập và thực hiện Đề tài, tác giả đã nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ và tạo những điều kiện thuận lợi của Ban Giám Hiệu và Thầy – Cô
Khoa Lâm nghiệp - Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Ban Lãnh đạo các công
ty TNHH một thàng viên Lâm nghiệp Bảo Lâm, Di Linh và Ban Quản lý rừng đặc
dụng Lâm Viên tỉnh Lâm Đồng. Nhân dịp này tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
trước những sự quan tâm, giúp đỡ qúy báu đó.
Kết quả của luận văn này không thể tách rời sự chỉ dẫn nhiệt tình của giáo
viên hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Thêm – Trưởng Bộ môn Lâm sinh
– Khoa lâm nghiệp - Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Tác giả xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc và sự kính trọng của mình đối với sự chỉ dẫn chân tình của thầy
hướng dẫn.
Trong quá trình làm luận văn, tác giả còn nhận được sự giúp đỡ và cổ vũ
chân tình của gia đình, các bạn đồng nghiệp cùng cơ quan và khóa học. Tác giả xin
chân thành cảm ơn và ghi nhớ sự giúp đỡ và cổ vũ vô tư đó.
TP. HCM, tháng 10 năm 2011
Học viên thực hiện

NGUYỄN DUY QUANG


iv


v


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố khí hậu đến sinh trưởng của
Thông ba lá (Pinus keysia Royle ex Gordon)” được thực hiện tại Bảo Lộc, Di Linh
và Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng. Thời gian nghiên cứu từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2011.
Mục tiêu của đề tài là xác định đặc điểm bề rộng vòng năm của Thông ba lá và điều
kiện khí hậu của những tháng có ảnh hưởng rõ rệt đến tăng trưởng bề rộng vòng
năm của Thông ba lá.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng:
(1) Chuỗi bề rộng vòng năm và chuỗi chỉ số bề rộng vòng năm của Thông ba lá có
hiện tượng tự tương quan và tính nhạy cảm rất cao.
(2) Sự nâng cao nhiệt độ không khí trung bình của 12 tháng trong năm đều có ảnh
hưởng xấu đến tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá. Phản ứng tăng
trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá chỉ biểu hiện rõ rệt với nhiệt độ
không khí trung bình tháng 3 tại Bảo Lộc, tháng 2 và tháng 3 tại Di Linh, tháng
1 và tháng 6 tại Đà Lạt.
(3) Tại khu vực Bảo Lộc, sự gia tăng lượng mưa của 12 tháng trong năm đều có ảnh
hưởng tốt đến tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá. Trái lại, Thông ba
lá ở khu vực Di Linh và Đà Lạt đòi hỏi lượng mưa cao từ tháng 1 đến tháng 6,
mưa nhỏ từ tháng 7 đến tháng 12. Phản ứng tăng trưởng bề rộng vòng năm của
Thông ba lá chỉ biểu hiện rõ rệt với lượng mưa tháng 7 tại Bảo Lộc, tháng 7 và
tháng 8 tại Di Linh, tháng 1 và tháng 10 tại Đà Lạt.
(4) Tại khu vực Bảo Lộc và Di Linh, sự gia tăng độ ẩm không khí trung bình từ
tháng 1-6 có ảnh hưởng tốt đến tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá,

còn độ ẩm không khí cao vào tháng 9 đến tháng 12 lại có ảnh hưởng xấu đến
tăng trưởng của Thông ba lá. Tại khu vực Đà Lạt, độ ẩm không khí cao vào các
tháng trong năm đều có khuynh hướng làm giảm tăng trưởng bề rộng vòng năm
của Thông ba lá. Phản ứng tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá chỉ

vi


biểu hiện rõ rệt với độ ẩm không khí trung bình tháng 3 tại Bảo Lộc, còn ở Di
Linh và Đà Lạt tương ứng là độ ẩm không khí trung bình tháng 5 và tháng 12.
(5) Nắng nhiều có ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba
lá. Tuy vậy, phản ứng tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá chỉ biểu
hiện rõ rệt với số giờ nắng tháng 3 tại Bảo Lộc.
(6) Tại khu vực Bảo Lộc và Di Linh, Thông ba lá có phản ứng rõ rệt với hệ số thủy
nhiệt của tháng 7, còn ở Đà Lạt là hệ số thủy nhiệt của tháng 1 và tháng 10.
(7) Sau khi loại bỏ những yếu tố khí hậu có hiện tượng cộng tuyến tính, Thông ba lá
chỉ tồn tại mối quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ không khí trung bình tháng 3 và số
giờ nắng tháng 3 tại Bảo Lộc. Tại Di Linh, Thông ba lá chỉ tồn tại mối quan hệ
chặt chẽ với nhiệt độ không khí trung bình của tháng 2 và tháng 3 và độ ẩm
không khí trung bình tháng 5. Tại Đà Lạt, Thông ba lá chỉ tồn tại mối quan hệ
chặt chẽ với với nhiệt độ không khí trung bình của tháng 1 và tháng 6, lượng
mưa tháng 10 và độ ẩm không khí trung bình tháng 12.
(8) Tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá tại Bảo Lộc có thể được dự
đoán dựa theo biến động của nhiệt độ không khí trung bình tháng 3 và số giờ
nắng tháng 3. Tương tự, đối với khu vực Di Linh là nhiệt độ không khí trung
bình của tháng 2 và tháng 3 và độ ẩm không khí trung bình tháng 5, còn ở Đà
Lạt là nhiệt độ không khí trung bình của tháng 1 và tháng 6, lượng mưa tháng 10
và độ ẩm không khí trung bình tháng 12.

vii



SUMMARY
The thesis “Research on the effect of climatic factors to the growth of Pinus
keysia at Bao Loc, Di Linh and Da Lat, Lam Dong province”. The research period
was from April to September 2011. The research objectives was to identify the
responses of Pinus keysia to climatic factors at Bao Loc, Di Linh and Da Lat to
have scientific foundations to do business on Pinus keysia forest.
The research results showed that:
(1) Ring width series and ring width index series of Pinus keysia have very high
autocorelation and sensitivity.
(2) The increasing average air temperature of 12 months in a year has a bad effect to
the growth of Ring Width Increment of Pinus keysia. Response on ring width
increment of Pinus keysia only express clearest with average air temperature of
March at Bao Loc, of February and March at Di Linh, and of January and June
at Da Lat.
(3) At Bao Loc, the increase of precipitation of 12 months in a year has a good
effect on the growth of ring width increment of Pinus keysia. In contrast, Pinus
keysia at Di Linh and Da Lat require high precipitation from January to June,
and low precipitation from July to December. Response on ring width increment
of Pinus keysia only express clearest with precipitation of July at Bao Loc, of
July and August at Di Linh, and of January and October at Da Lat.
(4) At region of Bao Loc and Di Linh, the increasing of average air moisture from
January to June has a good effect on the growth of ring width increment of Pinus
keysia, while high air moisture from September to December has a bad effect on
the growth of ring width increment of Pinus keysia. At Da Lat, high air moisture
of months in a year tend to decrease the growth of ring width increment of Pinus
keysia. Response on ring width increment of Pinus kesiya only express clearest
with air moisture of March at Bao Loc, while they are May and December at Di
Linh and Da Lat respectively.


viii


(5) Late afternoon sun has a bad effect on the growth of ring width increment of
Pinus keysia. However, Response on ring width increment of Pinus keysia only
express clearest with late afternoon sun of March at Bao Loc.
(6) At region of Bao Loc and Di Linh, Pinus keysia has a clear response with hydrotemperature coefficient of June, while they are January and October at Da Lat.
(7) After eliminating collinearity phenomenon, Pinus keysia only exist tight
correlation with average air temperature of March and sunshine hours of March
at Bao Loc. At Di Linh, Pinus kesiya only exist tight correlation with average air
temperature of February and March and average air moisture of May. At Da Lat,
Pinus keysia only exist tight correlation with average air temperature of January
and June, precipitation of October and average air moisture of December.
(8) The Ring width increment of Pinus keysia at Bao Loc can be predicted base on
variation of average air temperature of March and sunshine hours of March.
Similarly, they are average air temperature of February and March and average
air moisture of May at Di Linh, while they are average air temperature of
February and March January and June, precipitation of October and average air
moisture of December at Da Lat.

ix


MỤC LỤC
TRANG TỰA

TRANG

Trang Chuẩn Y.............................................................................................................i

Lý Lịch Cá Nhân....................................................................................................... ii
Lời Cam Đoan...........................................................................................................iii
Cảm tạ........................................................................................................................iv
Tóm tắt........................................................................................................................v
Mục lục.......................................................................................................................x
Danh sách các chữ viết tắt.........................................................................................xv
Danh sách các Bảng................................................................................................xvii
Danh sách các Hình..................................................................................................xx
MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Đặt vấn đề....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung……………………………………………………….….2
2.2. Mục tiêu cụ thể..........................................................................................2
2.3. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………...2
2.4. Ý nghĩa của đề tài ……………………………………………………….3
Chương 1. TỔNG QUAN…………………………………………………...4
1.1. Khái quát về Khí hậu – Thực vật………………………………………..4
1.2. Lịch sử nghiên cứu Khí hậu – Thực vật………………………………....5
1.3. Thảo luận chung………………………………………………………...7
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………..9
2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………...9
2.2. Nội dung nghiên cứu…………………………………………………...11
2.3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….11
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................23
3.1. Đặc điểm khí hậu Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt………………………..23

x


3.1.1. Đặc điểm nhiệt độ không khí……………………………………….. 23

3.1.2. Đặc điểm lượng mưa ………………………………………………...25
3.1.3. Đặc điểm độ ẩm không khí…………………………………………..26
3.1.4. Đặc điểm số giờ nắng………………………………………………...28
3.1.5. Đặc điểm hệ số thủy nhiệt…………………………………………....29
3.1.6. Nhận định chung về khí hậu Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt ………….31
3.2. Đặc điểm bề rộng vòng năm của Thông ba lá…………………………32
3.2.1. Đặc điểm vòng năm của Thông ba lá ở khu vực Bảo Lộc…………..32
3.2.1.1. Tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá ở Bảo Lộc……....32
3.2.1.2. Đặc điểm chỉ số vòng năm của Thông ba lá ở Bảo Lộc…………...34
3.2.2. Đặc điểm vòng năm của Thông ba lá ở Di Linh…………………….36
3.2.2.1. Tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá ở Di Linh………36
3.2.2.2. Đặc điểm chỉ số vòng năm của Thông ba lá ở Di Linh…………….38
3.2.2.3. Đặc điểm vòng năm của Thông ba lá ở Đà Lạt…………………….40
3.2.3.1. Tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá ở Đà Lạt………...40
3.2.3.2. Đặc điểm chỉ số bề rộng vòng năm của Thông ba lá
ở Đà Lạt……………………………………………………………..42
3.2.4. Đặc điểm chung về tăng trưởng bề rộng vòng năm của
Thông ba lá………………………………………………………….43
3.3. Phản ứng của Thông ba lá với khí hậu Bảo Lộc……………………….45
3.3.1. Mối quan hệ giữa tăng trưởng của Thông ba lá với
khí hậu Bảo Lộc……………………………………………………..45
3.3.2. Xác định vai trò của những yếu tố khí hậu đối với tăng trưởng
bề rộng vòng năm của Thông ba lá ở khu vực Bảo Lộc…………….51
3.3.2.1. Vai trò của nhiệt độ không khí……………………………………..51
3.3.2.2. Vai trò của lượng mưa……………………………………………..52
3.3.2.3. Vai trò của độ ẩm không khí……………………………………….53
3.3.2.4. Vai trò của số giờ nắng…………………………………………….54
3.3.2.5. Vai trò của hệ số thủy nhiệt………………………………………..55

xi



3.3.2.6. Vai trò tổng hợp của nhiệt độ, mưa, độ ẩm và số giờ nắng………..56
3.4. Phản ứng của Thông ba lá với khí hậu Di Linh………………………..57
3.4.1. Mối quan hệ giữa tăng trưởng của Thông ba lá với
khí hậu Di Linh…………………………………………………….. 57
3.4.2. Xác định vai trò của những yếu tố khí hậu đối với tăng
trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá ở Di Linh……………...61
3.4.2.1. Vai trò của nhiệt độ không khí…………………………………….61
3.4.2.2. Vai trò của lượng mưa…………………………………………….63
3.4.2.3. Vai trò của độ ẩm không khí………………………………………63
3.4.2.4. Vai trò của số giờ nắng…………………………………………….64
3.4.2.5. Vai trò của hệ số thủy nhiệt………………………………………..66
3.4.2.6. Vai trò tổng hợp của nhiệt độ, mưa và độ ẩm không khí………….66
3.5. Phản ứng của Thông ba lá với khí hậu Đà Lạt……………………….. 67
3.5.1. Mối quan hệ giữa tăng trưởng của Thông ba lá
với khí hậu Đà Lạt…………………………………………………..67
3.5.2. Xác định vai trò của khí hậu đối với tăng trưởng bề rộng
vòng năm của Thông ba lá ở khu vực Đà Lạt……………………….71
3.5.2.1. Vai trò của nhiệt độ không khí……………………………………..71
3.5.2.2. Vai trò của lượng mưa……………………………………………..72
3.5.2.3. Vai trò của độ ẩm không khí……………………………………….74
3.5.2.4. Vai trò của hệ số thủy nhiệt………………………………………..75
3.5.2.5. Vai trò tổng hợp của nhiệt độ, mưa và độ ẩm
không khí……………………………………………………………77
3.6. Phân cấp điều kiện khí hậu đối với sinh trưởng của
Thông ba lá………………………………………………………….77
3.6.1. Phân cấp điều kiện khí hậu ở Bảo Lộc……………………………….79
3.6.2. Phân cấp điều kiện khí hậu ở Di Linh………………………………..81
3.6.3. Phân cấp điều kiện khí hậu ở Đà Lạt………………………………...83

3.7. Thảo luận về kết quả nghiên cứu………………………………………85

xii


3.8. Một số đề xuất………………………………………………………… 88
3.8.1. Dự đoán tăng trưởng của Thông ba lá………………………………..88
3.8.1.1 Dự đoán tăng trưởng của Thông ba lá dựa theo hiện tượng tự
tương quan giữa các chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm…………89
3.8.1.2. Dự đoán tăng trưởng của Thông ba lá dựa theo yếu tố
khí hậu……………………………………………………………….89
3.8.1.3. Dự đoán điều kiện khí hậu thuận lợi cho tăng trưởng
của Thông ba lá……………………………………………………...91
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ………………………………………………. 92
1. Kết luận…………………………………………………………...92
2. Đề nghị…………………………………………………………....93
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….. 94
PHỤ LỤC…………………………………………………………………..97

xiii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

D (cm)

Đường kính thân cây ngang ngực


H (m)

Chiều cao thân cây

G (m2/ha)

Tiết diện ngang lâm phần

M (m3/ha)

Trữ lượng lâm phần

N (cây/ha)

Mật độ lâm phần

N (cây)

Dung lượng hay kích thước mẫu

Zr (mm)

Bề rộng vòng năm.

Zrmax

Bề rộng vòng năm lớn nhất

Zrmin


Bề rộng vòng năm nhỏ nhất

r (mm)

Bề rộng vòng năm trung bình

Kd

Chỉ số bề rộng vòng năm hay chỉ số tăng trưởng bề
rộng vòng năm

0

T( C)

Nhiệt độ không khí trung bình tháng

Ti(i=1-12)

Chỉ số nhiệt độ không khí trung bình tháng thứ i trong
năm, với i = 1, 2…, 12.

T1-4

Chỉ số nhiệt độ không khí trung bình từ tháng 1 đến
tháng 4

T5-10


Chỉ số nhiệt độ không khí trung bình từ tháng 5 đến
tháng 10

T11-12

Chỉ số nhiệt độ không khí trung bình từ tháng 11 đến
tháng 12

T11-3

Chỉ số nhiệt độ không khí trung bình từ tháng 11 năm
trước đến tháng 3 năm sau

M (mm)

Lượng mưa trung bình tháng

Mi(i=1-12)

Chỉ số lượng mưa tháng thứ i trong năm, với i = 1, 2…,

xiv


R(%)

Độ ẩm không khí trung bình tháng

Ri(i=1-12)


Chỉ số độ ẩm không khí tháng thứ I trong năm, với i =
1, 2…, 12.

N (giờ/tháng)

Số giờ nắng trong tháng

Ni(i=1-12)

Chỉ số giờ nắng tháng thứ I trong năm, với i = 1, 2…,
12.

K

Hệ số thủy nhiệt

Ki(i=1-12)

Chỉ số thủy nhiệt tháng thứ i trong năm, với i = 1, 2…,
12.

C (vòng)

Hệ số tương đồng

Z(+/-)

Số năm chỉ số bề rộng vòng năm của những hướng
khoan hay cây mẫu cùng tăng hoặc cùng giảm


Z

Tổng số vòng năm nghiên cứu

rs

Hệ số tương quan hạng của Spearman

R2 hay r2

Hệ số xác định

R

Hệ số tương quan Pearson

R+

Tự tương quan thứ nhất

DF

Độ tự do

F

Thống kê F

P(α = 0,05 hay 0,01)


Mức ý nghĩa thống kê

Pmax

Mức ý nghĩa thống kê lớn nhất

S2

Phương sai

S

Sai tiêu chuẩn

Sx

Sai số chuẩn của số trung bình

V%

Hệ số biến động

Max và Min

Trị lớn nhất và nhỏ nhất

msx

Tính nhạy cảm trung bình


xv


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 3.1. Nhiệt độ không khí trung bình ở Bảo Lộc, Di Linh
và Đà Lạt……………………………………………………………………23
Bảng 3.2. Lượng mưa trung bình ở Bảo Lộc, Di Linh và ĐàLạt………………….25
Bảng 3.3. Độ ẩm không khí trung bình ở Bảo Lộc, Di Linh
và Đà Lạt……………………………………………………………………27
Bảng 3.4. Số giờ nắng 12 tháng trong năm ở Bảo Lộc, Di Linh
và Đà Lạt……………………………………………………………………28
Bảng 3.5. Hệ số thủy nhiệt 12 tháng trong năm ở Bảo Lộc,
Di Linh và Đà Lạt………………………………………………………….30
Bảng 3.6. Chuỗi bề rộng vòng năm của Thông ba lá ở khu vực
Bảo Lộc……………………………………………………………………..32
Bảng 3.7. Đặc trưng thống kê bề rộng vòng năm của Thông ba lá
ở Bảo Lộc…………………………………………………………………...34
Bảng 3.8. Chuỗi chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm của
Thông ba lá ở Bảo Lộc……………………………………………………...34
Bảng 3.9. Đặc trưng thống kê chỉ số vòng năm của Thông ba lá
ở Bảo Lộc…………………………………………………………………...35
Bảng 3.10. Chuỗi bề rộng vòng năm của Thông ba lá ở khu vực
Di Linh……………………………………………………………………...36
Bảng 3.11. Đặc trưng thống kê bề rộng vòng năm của Thông ba lá
ở Di Linh……………………………………………………………………38
Bảng 3.12. Chuỗi chỉ số bề rộng vòng năm của Thông ba lá ở Di Linh…………..39

Bảng 3.13. Đặc trưng thống kê chỉ số vòng năm của Thông ba lá ở
Di Linh……………………………………………………………………...39
Bảng 3.14. Chuỗi bề rộng vòng năm của Thông ba lá ở khu vực Đà Lạt…………40
Bảng 3.15. Đặc trưng thống kê bề rộng vòng năm của Thông ba lá ở Đà Lạt…… 41
xvi


Bảng 3.16. Chuỗi chỉ số bề rộng vòng năm của Thông ba lá ở Đà Lạt……………42
Bảng 3.17. Đặc trưng thống kê chỉ số bề rộng vòng năm Thông ba lá ở Đà Lạt….43
Bảng 3.18. Đặc trưng bề rộng vòng năm của Thông ba lá ở ba khu
vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt……………………………………………43
Bảng 3.19. Đặc trưng chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm của
Thông ba lá ở ba khu vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt…………………….44
Bảng 3.20. Quan hệ giữa chỉ số bề rộng vòng năm trung bình di động
3 năm của Thông ba lá với bốn yếu tố khí hậu ở khu vực Bảo Lộc………..46
Bảng 3.21. Quan hệ giữa chỉ số bề rộng vòng năm trung bình di động
5 năm của Thông ba lá với bốn yếu tố khí hậu ở khu vực Bảo Lộc………..47
Bảng 3.22. Quan hệ giữa chỉ số bề rộng vòng năm trung bình di động 3
năm và 5 năm của Thông ba lá với hệ số thủy nhiệt ở Bảo Lộc……………50
Bảng 3.23. Quan hệ giữa chỉ số bề rộng vòng năm trung bình di động 3
năm của Thông ba lá với bốn yếu tố khí hậu ở Di Linh……………………57
Bảng 3.24. Quan hệ giữa chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm trung bình
di động 3 năm của Thông ba lá với hệ số thủy nhiệt ở Di Linh…………….58
Bảng 3.25. Quan hệ giữa chỉ số bề rộng vòng năm trung bình di động
3 năm của Thông ba lá với bốn yếu tố khí hậu ở Đà Lạt…………………...68
Bảng 3.26. Quan hệ giữa chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm trung bình
di động 3 năm của Thông ba lá với hệ số thủy nhiệt ở Đà Lạt……………..69
Bảng 3.27. Đặc trưng thống kê nhiệt độ không khí và số giờ nắng
tháng 3 ở khu vực Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng……………………………….. 79
Bảng 3.28. Phân cấp mức độ thuận lợi của nhiệt độ không khí

và số giờ nắng tháng 3 đối với tăng trưởng vòng năm của
Thông ba lá ở Bảo Lộc……………………………………………………...80
Bảng 3.29. Đặc trưng thống kê nhiệt độ không khí tháng 2, 3 và độ
ẩm không khí tháng 5 ở khu vực Di Linh tỉnh Lâm Đồng………………….81
Bảng 3.30. Phân cấp mức độ thuận lợi của nhiệt độ tháng 2, 3 và độ ẩm tháng 5
đối với tăng trưởng vòng năm của Thông ba lá ở Di Linh…………………82

xvii


Bảng 3.31. Đặc trưng thống kê nhiệt độ không khí tháng 1 và 6, lượng mưa
tháng 10 và độ ẩm không khí tháng 12 ở khu vực Đà Lạt…………….. … 83
Bảng 3.32. Phân cấp mức độ thuận lợi của nhiệt độ tháng 1 và 6, Mưa tháng
10 và độ ẩm không khí tháng 12 đối với tăng trưởng vòng năm
của Thông ba lá ở Đà Lạt………………………………………………….84

xviii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu tại Bảo Lộc…………………………………9
Hình 2.2. Bản đồ khu vực nghiên cứu tại Di Linh………………………………10
Hình 2.3. Bản đồ khu vực nghiên cứu tại Đà Lạt………………………………….10
Hình 3.1. Biểu đồ mô tả nhiệt độ trung bình cả năm (a) và nhiệt độ trung bình
tháng trong năm (b) ở ba khu vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt………...24
Hình 3.2. Biểu đồ mô tả lượng mưa trung bình cả năm (a) và trung bình

tháng trong năm (b) ở ba khu vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt………...25
Hình 3.3. Biểu đồ mô tả độ ẩm trung bình cả năm (a) và trung bình tháng
trong năm (b) ở ba khu vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt………………27
Hình 3.4. Biểu đồ mô tả số giờ nắng trung bình năm (a) và trung bình
tháng trong năm (b) ở khu vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt…………...28
Hình 3.5. Biểu đồ mô tả hệ số thủy nhiệt trung bình năm (a) và trung bình
Tháng trong năm (b) ở ba khu vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt………..30
Hình 3.6. Đồ thị so sánh nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm không khí và hệ số
thủy nhiệt của khu vực Bảo Lộc (a), Di Linh (b) và Đà Lạt (c)………...31
Hình 3.7. Đồ thị mô tả quá trình biến đổi bề rộng vòng năm của
Thông ba lá ở khu vực Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng………………………33
Hình 3.8. Chuỗi chỉ số bề rộng vòng năm của Thông ba lá ở Bảo Lộc……………35
Hình 3.9. Đồ thị mô tả quá trình biến đổi bề rộng vòng năm của
Thông ba lá ở khu vực Di Linh tỉnh Lâm Đồng……………………………37
Hình 3.10. Biến động chỉ số vòng năm của Thông ba lá ở Di Linh……………….39
Hình 3.11. Đồ thị mô tả quá trình biến đổi bề rộng vòng năm của
Thông ba lá ở khu vực Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng……………………………..41
Hình 3.12. Quá trình biến đổi của chỉ số vòng năm Thông ba lá ở Đà Lạt………..42
Hình 3.13. Đồ thị so sánh tính tương đồng trong biến động vòng năm

xix


của Thông ba lá ở ba khu vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt……………….44
Hình 3.14. Quan hệ giữa chỉ số vòng năm trung bình di động 5 năm
của Thông ba lá với chỉ số nhiệt độ bình quân tháng trong năm…………..47
Hình 3.15. Quan hệ giữa chỉ số vòng năm trung bình di động 5 năm của
Thông ba lá với chỉ số mưa trung bình tháng trong năm…………………...48
Hình 3.16. Quan hệ giữa chỉ số vòng năm trung bình di động 5 năm
của Thông ba lá với chỉ số độ ẩm không khí trung bình tháng

trong năm…………………………………………………………………...49
Hình 3.17. Quan hệ giữa chỉ số vòng năm trung bình di động 5 năm
của Thông ba lá ở Bảo Lộc với chỉ số nắng trung bình tháng
trong năm…………………………………………………………………...49
Hình 3.18. Quan hệ giữa chỉ số vòng năm trung bình di động 5 năm
của Thông ba lá với chỉ số thủy nhiệt 12 tháng trong năm
ở khu vực Bảo Lộc………………………………………………………….51
Hình 3.19. Chỉ số Kd của Thông ba lá và chỉ số nhiệt độ tháng 3
ở khu vực Bảo Lộc………………………………………………………….52
Hình 3.20. Chỉ số Kd của Thông ba lá và chỉ số nhiệt độ tháng 5-10
ở khu vực Bảo Lộc………………………………………………………….52
Hình 3.21. Biến động chỉ số bề rộng vòng năm của Thông ba lá và
chỉ số mưa tháng 7 ở khu vực Bảo Lộc…………………………………… 53
Hình 3.22. Biến động chỉ số bề rộng vòng năm của Thông ba lá và
chỉ số độ ẩm tháng 3 ở khu vực Bảo Lộc…………………………………. 54
Hình 3.23. Biến động chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm của
Thông ba lá và chỉ số giờ nắng tháng 3 ở khu vực Bảo Lộc………………. 55
Hình 3.24. Biến động chỉ số vòng năm của Thông ba lá và hệ
số thủy nhiệt tháng 7 ở khu vực Bảo Lộc…………………………………..56
Hình 3.25. Quan hệ giữa chỉ số vòng năm của Thông ba lá với chỉ số
nhiệt độ bình quân của 12 tháng trong năm ở khu vực Di Linh……………58
Hình 3.26. Quan hệ giữa chỉ số vòng năm của Thông ba lá với chỉ số

xx


Mưa bình quân 12 tháng trong năm ở khu vực Di Linh……………………59
Hình 3.27. Quan hệ giữa chỉ số vòng năm của Thông ba lá với chỉ số
độ ẩm bình quân 12 tháng trong năm ở ở khu vực Di Linh………………..59
Hình 3.28. Quan hệ giữa chỉ số vòng năm của Thông ba lá với chỉ số

nắng 12 tháng trong năm ở ở khu vực Di Linh…………………………… 60
Hình 3.29. Quan hệ giữa chỉ số vòng năm của Thông ba lá với chỉ số
thủy nhiệt 12 tháng trong năm ở khu vực Di Linh………………………….60
Hình 3.30. Biến động chỉ số vòng năm của Thông ba lá và chỉ số
nhiệt độ tháng 2 ở khu vực Di Linh………………………………………...62
Hình 3.31. Biến động chỉ số vòng năm của Thông ba lá và chỉ số
nhiệt độ tháng 3 ở khu vực Di Linh………………………………………...62
Hình 3.32. Biến động chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm của
Thông ba lá và chỉ số mưa tháng 7 ở khu vực Di Linh……………………. 63
Hình 3.33. Biến động chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm của
Thông ba lá và chỉ số độ ẩm không khí tháng 5 ở
khu vực Di Linh…………………………………………………………… 64
Hình 3.34. Biến động chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm của
Thông ba lá và chỉ số giờ nắng tháng 1 ở khu vực Di Linh………………...65
Hình 3.35. Biến động chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm của
Thông ba lá và chỉ số giờ nắng tháng 5-10 ở khu vực Di Linh…………….66
Hình 3.36. Biến động của chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm của
Thông ba lá và chỉ số thủy nhiệt tháng 7 ở khu vực Di Linh……………… 67
Hình 3.37. Quan hệ giữa tăng trưởng bề rộng vòng năm của
Thông ba lá với nhiệt độ bình quân của 12 tháng trong năm
ở khu vực Đà Lạt………………………………………………………….. 70
Hình 3.38. Quan hệ giữa tăng trưởng bề rộng vòng năm của
Thông ba lá với lượng mưa bình quân 12 tháng trong năm
ở khu vực Đà Lạt…………………………………………………………... 70
Hình 3.39. Quan hệ giữa tăng trưởng bề rộng vòng năm của

xxi


Thông ba lá với độ ẩm không khí 12 tháng trong năm

ở khu vực Đà Lạt……………………………………………………………71
Hình 3.40. Quan hệ giữa tăng trưởng bề rộng vòng năm
của Thông ba lá với hệ số thủy nhiệt 12 tháng trong năm
ở khu vực Đà Lạt……………………………………………………………71
Hình 3.41. Biến động chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm của
Thông ba lá và chỉ số nhiệt độ tháng 6 ở khu vực Đà Lạt………………….72
Hình 3.42. Biến động chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm của
Thông ba lá và chỉ số mưa tháng 1 ở khu vực Đà Lạt……………………...73
Hình 3.43. Biến động chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm của
Thông ba lá và chỉ số mưa tháng 10 ở khu vực Đà Lạt…………………….74
Hình 3.44. Biến động chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm
của Thông ba lá và chỉ số độ ẩm không khí tháng 12
ở khu vực Đà Lạt………………………………………………………….. 75
Hình 3.45. Biến động chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm của
Thông ba lá và chỉ số thủy nhiệt tháng 1 ở khu vực Đà Lạt………………..76
Hình 3.46. Biến động chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm của
Thông ba lá và chỉ số thủy nhiệt tháng 10 ở khu vực Đà Lạt………………77
Hình 3.47. Biến động chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm của
Thông ba lá (Kd) và tổng số cấp thời tiết tháng 3
ở Bảo Lộc (X)………………………………………………………………80
Hình 3.48. Biến động chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm của
Thông ba lá (Kd) và tổng số cấp thời tiết tổng hợp
ở Di Linh (X)……………………………………………………………… 82
Hình 3.49. Biến động chỉ số tăng trưởng vòng năm của
Thông ba lá (Kd) và tổng số cấp thời tiết tổng hợp (X)
ở khu vực Đà Lạt…………………………………………………………... 84

xxii



MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Thông ba lá (Pinus keysia Royle ex Gordon) là loài cây tự nhiên của khu hệ
thực vật núi vừa và cao (Thái Văn Trừng, 1998). Nó phân bố tự nhiên ở Ấn Độ,
Miến Điện, Thái Lan, Trung Quốc, Lào và Việt Nam…. Ở Việt Nam, Thông ba lá
phân bố ở khu vực Tây Nguyên, Hà Giang, Yên Bái và Lào Cai... Do Thông ba lá
cho gỗ có chất lượng tốt và giá trị thương phẩm cao, nhu cầu thị trường lớn, đồng
thời nó là loài cây dễ trồng, nên hiện nay Thông ba lá đã được trồng rộng rãi ở Tây
Nguyên (Nguyễn Ngọc Lung, 1988, 1999).
Tại Lâm Đồng, Thông ba lá đã được đưa vào trồng rừng từ năm 1978 trên
đất đã mất rừng tự nhiên từ 5 - 10 năm. Mục tiêu của trồng rừng Thông ba lá là sản
xuất gỗ với năng suất cao và chất lượng tốt để đáp ứng nhu cầu về gỗ làm nhà cửa,
đồ mộc gia dụng (bàn, ghế…) và nguyên liệu giấy; đồng thời góp phần bảo vệ đất
và nguồn nước, tạo cảnh quan đẹp dùng vào mục đích tham quan – du lịch (Nguyễn
Ngọc Lung, 1988). Để đạt được mục tiêu đề ra, nhận thấy bên cạnh việc chọn lựa
lập địa thích hợp, rừng Thông ba lá cần phải được nuôi dưỡng theo một chương
trình lâm sinh khoa học. Nhưng muốn xây dựng được một chương trình lâm sinh
khoa học, trước hết cần phải có những hiểu biết tốt về đặc tính sinh thái học của
Thông ba lá.
Trước đây đã có một số công trình nghiên cứu về rừng Thông ba lá ở Lâm
Đồng, trong đó đáng kể nhất là những nghiên cứu về sinh trưởng và năng suất rừng
của Nguyễn Ngọc Lung (1988, 1999). Ngoài ra là nghiên cứu thử nghiệm các
phương thức khai thác - tái sinh (Phó Đức Đỉnh, 1995); nghiên cứu sinh trưởng,
năng suất và sinh khối rừng Thông ba lá (Lê Hồng Phúc, 1995). Một số nghiên cứu
gần đây cũng đã hướng vào xem xét ảnh hưởng của khí hậu đến sinh trưởng của
Thông ba lá (Phạm Trọng Nhân, 2001; Nguyễn Văn Thêm, 2003, 2004). Tuy vậy,
xxiii


những nghiên cứu này mới chỉ xem xét ảnh hưởng của khí hậu tới sinh trưởng của

rừng trồng Thông ba lá tại khu vực Đà Lạt. Trong khi đó, Lâm Đồng là nơi cây
Thông ba lá phân bố tự nhiên và được trồng trên không gian rất rộng, trải dài từ độ
cao từ 500 m đến 1.500 m. Mặt khác, cho đến nay khoa học và thực tiễn vẫn còn
thiếu nhiều thông tin về vai trò của các yếu tố khí hậu và phi khí hậu (địa hình, đất,
hoạt động của con người…) đối với sinh trưởng và phát triển của rừng Thông ba lá.
Xuất phát từ đó, đề tài “Ảnh hưởng của một số yếu tố khí hậu đến sinh trưởng của
Thông ba lá (Pinus kesyia Royle ex Gordon) ở tỉnh Lâm Đồng” đã được đặt ra.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Xác định phản ứng của Thông ba lá đối với những yếu tố khí hậu ở ba khu
vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt để làm cơ sở khoa học cho kinh doanh rừng Thông
ba lá.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu chung, đề tài xác định 4 mục tiêu cụ thể sau đây:
(1) Xây dựng ba chuỗi chỉ số bề rộng vòng năm chuẩn hóa của Thông ba lá ở
ba khu vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
(2) Xác định điều kiện khí hậu của những tháng có ảnh hưởng rõ rệt đến tăng
trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá ở ba khu vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà
Lạt.
(3) Xây dựng những mô hình để mô tả mối quan hệ giữa tăng trưởng bề rộng
vòng năm của Thông ba lá với những yếu tố khí hậu.
(4) Phân cấp điều kiện khí hậu thuận lợi cho sinh trưởng của Thông ba lá dựa
trên những yếu tố khí hậu có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của Thông ba lá.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là quần thể Thông ba lá. Địa điểm nghiên cứu
tại ba khu vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt. Những yếu tố khí hậu được xem xét bao
gồm nhiệt độ không khí, lượng mưa, độ ẩm không khí và số giờ nắng của 12 tháng

xxiv



trong năm. Những phản ứng của Thông ba lá đối với những yếu tố khí hậu được
đánh giá thông qua biến động bề rộng vòng năm trên thân cây.
Nội dung nghiên cứu tập trung làm rõ những khác biệt về khí hậu của ba khu
vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt; đặc điểm vòng năm và chỉ số vòng năm của
Thông ba lá; mối liên hệ giữa tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá với
nhiệt độ không khí, lượng mưa, độ ẩm không khí và số giờ nắng của những tháng
và mùa trong năm. Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất những mô hình dự đoán sinh
trưởng của Thông ba lá và bảng phân cấp điều kiện khí hậu thuận lợi và khó khăn
đối với sinh trưởng của Thông ba lá ở ba khu vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt tỉnh
Lâm Đồng.
2.4. Ý nghĩa của đề tài
Những kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn này mang lại những ý nghĩa
sau đây:
(1) Về lý luận, đề tài góp phần làm rõ mối quan hệ giữa sinh trưởng của
Thông ba lá với những yếu tố khí hậu.
(2) Về thực tiễn, đề tài luận văn cung cấp những mô hình để dự đoán ảnh
hưởng của khí hậu đến sinh trưởng của Thông ba lá. Từ đó có thể xây dựng những
phương thức quản lý bền vững rừng Thông ba lá.

xxv


×