Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

PHÂN TÍCH AN NINH LƯƠNG THỰC CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (836.25 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******************************

NGUYỄN TUÂN

PHÂN TÍCH AN NINH LƯƠNG THỰC CỦA
VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Thành Phố Hồ Chí Minh, Tháng 10/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

***********************

NGUYỄN TUÂN

PHÂN TÍCH AN NINH LƯƠNG THỰC CỦA
VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030

Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số

: 60.31.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP


Hướng dẫn Khoa học:

TS. NGUYỄN VĂN NGÃI

Thành Phố Hồ Chí Minh, Tháng 10/2011


LÝ LỊCH CÁ NHÂN

1. Họ và tên: NGUYỄN TUÂN
2. Nam, nữ: Nam
3. Ngày sinh: 03 tháng 02 năm 1981
4. Nơi sinh: Phổ Vinh – Đức Phổ - Quảng Ngãi.
5. Tốt nghiệp PTTH tại Trường Trung học phổ thông Lương Thế Vinh – Đức Phổ Quảng Ngãi
6. Tốt nghiệp Đại học ngành Kinh tế Nông Lâm, hệ chính quy, tại trường đại học
Đà Lạt, năm 2004.
7. Tháng 9 năm 2009 theo học Cao học ngành Kinh tế Nông nghiệp tại trường đại
học Nông Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
8. Điạ chỉ liên lạc (hộ khẩu tạm trú): 80/90 Trần Quang Diệu, Phường 14, Quận 3,
Tp Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0123.870.6362
Email:


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Người cam đoan


Nguyễn Tuân


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành biết ơn quý thầy cô Phòng Sau Đại học và Khoa Kinh tế
của Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo cơ hội cho tôi hoàn
tất Chương trình Sau đại học.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn khoa học - Tiến sĩ
Nguyễn Văn Ngãi, người đã giúp đỡ, hướng dẫn và tận tình chỉ bảo tôi để hoàn
thành luận văn này.
Xin ghi nhớ công ơn bố, mẹ, anh, chị, em của tôi, những người thân yêu
cũng như các anh, chị và các bạn trong lớp của tôi, luôn động viên, khích lệ, giúp
đỡ và ủng hộ tôi trong suốt thời gian theo học.
Xin chân thành cám ơn các anh, chị của các cơ quan của văn phòng trung
tâm thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục chăn nuôi và các cơ
quan khác đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc tìm kiếm số liệu để hoàn thành đề tài
này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Tuân


TÓM TẮT
Đề tài “Phân tích cung cầu lúa gạo của Việt Nam đến năm 2030” nhằm
đánh giá tổng quát về vấn đề ANLT quốc gia trong tương lai với các kịch bản khác
nhau. Hai mục tiêu chính của nghiên cứu này là phân tích các kịch bản cân đối cung
cầu lúa gạo của Việt Nam đến năm 2030 và đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo
ANLT quốc gia trong tương lai.
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp mô phỏng..

Phương pháp mô phỏng được sử dụng để tạo ra các kịch bản khác nhau về cân đối
cung cầu lúa gạo của Việt Nam đến năm 2030, để từ đó có cái nhìn tổng quát hơn
về vấn đề ANLT trong tương lai và có các giải pháp phù hợp để đảm bảo ANLT
quốc gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy vấn đề ANLT quốc gia đối với nguồn cung
phụ thuộc vào hai yếu tố chính là diện tích và năng suất lúa, đối với cầu phụ thuộc
chính vào sản lượng lúa gạo dùng để ăn hay là bình quân tiêu thụ gạo trên đầu
người và sản lượng lúa gạo dùng cho thức ăn chăn nuôi.
Với tốc độ diện tích canh tác lúa bị mất trung bình 0,5% một năm như hiện
nay thì đến năm 2030 diện tích lúa còn lại là 3,6 triệu ha. Để đảm bảo ANLT quốc
gia thì năng suất phải tăng ít nhất 0,5% một năm, tức đạt 5,82 tấn một ha một năm
vào năm 2030, đồng thời duy trì tốc độ tăng dân số không vượt quá 1,2% một năm
như hiện nay, bình quân tiêu thụ gạo trung bình 140kg gạo một người một năm và
tốc độ tăng sản lượng lúa gạo cho chăn nuôi là 5,8% một năm.
Nếu có sự tác động xấu của biến đổi khí hậu, cụ thể mực nước biển dâng và
các tác nhân khác thì diện tích canh tác được giả định là mất trung bình mỗi năm là
1% thì đến năm 2030 còn lại là 3,3 triệu ha. Để đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo
trong nước thì năng suất lúa phải tăng ít nhất là 0,6% một năm, tức là sẽ đạt trung
bình 6 tấn một ha một năm vào năm 2030, đồng thời các giả định khác như trên là
không thay đổi.


ABSTRACT
The thesis “ Analysis the rice supply and demand to 2030 in Viet Nam” to
overall assessment the food security in the future with other scripts. wo main
objectives in this thesis is analysis the scripts the rice supply and demand to 2030 in
Viet Nam and propose solutions to ensure the food security in the future.
Thesis used statistical and described methods and stimulation method. The
stimulation used to created scripts to balance sheets the rice supply and demand of
Viet Nam to 2030, so that overall assessment and propose suit solutions to ensure
the food security future.

Researched results, the supply depends on paddy land and rice yield, the
main demand depends on to eat, rice consumption per capita and feed of animals.
Area of rice cultivation was lost average 0.5% per year as presentage to 2030
remain only 3.6 miliion ha. To ensure food security, the yield must least increases
0.5% per year, that 5.82 tons/ha in 2030, and population growth not exceed 1.2%
per year, rice consumption per capita 140kg per year and feed for animals increases
5.8% per year.
If the paddy land remain 3.3 millions ha because impacts of climate changes
so the yield must increase at least 0.6% per year than the current and above
assumptions not changes.


MỤC LỤC
Trang
i

Mục lục
Danh sách chữ viết tắt

iv

Danh sách bảng

v

Danh sách hình

vii

MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề

1

Mục tiêu nghiên cứu

3

Phương pháp nghiên cứu

3

Cơ sở dữ liệu của đề tài

3

Phạm vi nghiên cứu

3

Cấu trúc luận văn

4

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. An ninh lương thực thế giới

5

1.1.1. Sơ lược tình hình sản xuất và tiêu thụ lương thực trên thế giới


5

1.1.2. Tiêu dùng và dự trữ lúa gạo trên thế giới

7

1.1.3. Tình hình xuất nhập khẩu lương thực trên thế giới

8

1.1.4. Khả năng tiếp cận lương thực của thế giới

8

1.1.5. Yếu tố tác động đến nguồn cung lương thực trên thế giới hiện nay
1.2. An ninh lương thực của Việt Nam

10
11

1.2.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam

11

1.2.1.1. Tốc độ tăng dân số

11

1.2.1.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp năm 2010


12

1.2.1.3. Tốc độ tăng trưởng GDP của ngành nông nghiệp Việt Nam

14

1.2.1.4. Các chỉ tiêu liên quan đến vấn đề ANLT của Việt Nam

14

1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trong những năm gần đây

17

1.2.2.1. Sơ lược sản xuất và tiêu thụ lúa gạo

17

1.2.2.2. Mức chi tiêu cho lương thực thực phẩm

21

i


1.2.2.3. Khả năng tiếp cân lương thực của người dân
Kết luận chương

22

24

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận

25

2.1.1. Các khái niệm cơ bản

25

2.1.1.1. Khái niệm về an ninh lương thực

25

2.1.1.2. Các cấp độ của an ninh lương thực

26

2.1.1.3. Các khía cạnh của an ninh lương thực

27

2.1.1.4. Chiến lược về ANLT của Việt Nam

27

2.1.2. Lý thuyết cung - cầu về sản phẩm nông nghiệp

28


2.1.2.1. Cung sản phẩm nông nghiệp

28

2.1.2.2. Cầu sản phẩm nông nghiệp

29

2.2. Các nghiên cứu khác

30

2.3. Mô hình nghiên cứu

32

2.3.1. Phương pháp mô phỏng trong kinh tế học
2.3.2. Mô hình nghiên cứu

32

2.3.3. Hệ thống phương trình

34

2.3.3.1. Phương trình đường cung lương thực

34


2.3.3.2. Hệ thống phương trình đường cầu lương thực

35

2.4. Các kịch bản mô phỏng

38

Kết luận chương

41

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1.Cung và các yếu tố tác động đến nguồn cung lúa gạo ở Việt Nam hiện nay

42

3.1.1. Cung lương thực

42

3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung lương thực hiện nay

42

3.1.2.1. Ảnh hưởng đến diện tích lúa

42

3.1.2.2. Ảnh hưởng đến năng suất lúa


46

3.2. Cầu lương thực và các yếu tố ảnh hưởng tới cầu lương thực hiện nay
3.2.1. Cầu lương thực trong nước

49
49

ii


3.2.2. Các yếu tố tác động đến cầu lương thực
3.3. Cân đối cung cầu lúa gạo Việt Nam đến năm 2030

50
52

3.3.1. Kịch bản 1, cân đối chung lúa gạo của Việt Nam đến năm 2030

53

3.3.2. Kịch bản 2, thay đổi diện tích lúa

59

3.3.3. Kịch bản 3, thay đổi năng suất lúa

60


3.3.4. Kịch bản 4, thay đổi số vụ gieo trồng lúa

61

3.3.5. Kịch bản 5, thay đổi bình quân tiêu thụ gạo của người dân

62

3.3.6. Kịch bản 6, hao hụt sau thu hoạch

63

3.4. Tóm tắt kết quả

65

3.5. Các thách thức để đạt được ANLT

67

3.6. Một số giải pháp để đạt được an ninh lương thực

71

3.6.1. Ổn định diện tích lúa

71

3.6.1.1. Để ổn định diện tích canh tác lúa


72

3.6.1.2. Để nâng cao số vụ trồng lúa

72

3.6.2. Để nâng cao năng suất lúa

72

3.6.3. Để giảm tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch

73

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN

75

KIẾN NGHỊ

77

TÀI LIỆU THAM KHẢO

78

PHỤ LỤC

iii



DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ADB

Asia Development Bank

Ngân hàng phát triển Châu Á

ANLT

An ninh lương thực

ĐBSH

Đồng bằng Sông Hồng

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

FAO

Food and Agriculture Oganization

Tồ chức Nông-Lương

GDP

Gross Domestic Product


Tổng sản phẩm quốc nội

IRRI

International Rice Research Institute Viện Nghiên cứu lúa quốc tế

MDG

Millenium Development Goals

NNPTNT

Mục tiêu thiên niên kỷ
Nông nghiệp phát triển nông

thôn
TCKT
UNDP

Tổng cục trống kê
United Nations Development Programs
Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc

USDA

United States Department Of Agriculture
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

WB


World Bank

Ngân hàng Thế giới

WHO

World Health Oganization

Tổ chức Y tế Thế giới

iv


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích và sản lượng một số cây lương thực thế giới năm 2008.

6

Bảng 1.2. Chỉ số giá lương thực thế giới

9

Bảng 1.3. Tốc độ tăng dân số và cơ cấu trong những năm gần đây

11

Bảng 1.4. So sánh tình hình sử dụng đất nông nghiệp năm 2009 với năm 2000

12


Bảng 1.5. Cơ cấu diện tích lúa so với cây lương thực hàng năm

13

Bảng 1.6. Cơ cấu tổng sản phẩm GDP phân theo ngành

14

Bảng 1.7. Tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi.

15

Bảng 1.8. Tỷ lệ nghèo từ 1993-2008.

16

Bảng 1.9. Diện tích lúa cả năm của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009

18

Bảng 1.10. Diện tích, sản lượng và năng suất lúa của Việt Nam từ 1990-2010

19

Bảng 1.11. Sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam từ 2004 – 2010

20

Bảng 1.12. Bình quân lương thực đầu người


21

Bảng 1.13. Chi tiêu lương thực thực phẩm của Việt Nam từ năm 2002 – 2008

21

Bảng 1.14. Mức tiêu dùng lương thực thực phẩm

22

Bảng 1.15. Chỉ số giá tiêu dùng lương thực, thực phẩm trong nước

23

Bảng 3.1. Diện tích lúa phân theo địa phương từ năm 2000 - 2009

43

Bảng 3.2. Thay đổi diện tích đất nông nghiệp từ năm 2000 – 2009

45

Bảng 3.3. Năng suất của của các loại cây lương thực qua các năm

46

Bảng 3.4. Kịch bản 1 - cân đối cung cầu lúa gạo của Việt Nam đến năm 2030.

53


Bảng 3.5. Cơ sở số liệu cho nhu cầu dự báo

54

Bảng 3.6. Khẩu phần ăn bình quân của người Việt Nam.

57

Bảng 3.7. Kịch bản 2 - Cân đối sản lượng còn lại khi thay đổi diện tích

59

Bảng 3.8. Kịch bản 3 - Cân đối cung cầu khi năng suất thay đổi

60

Bảng 3.9. Kịch bản 4 - Cân đối sản lượng còn lại khi số vụ thay đổi

61

Bảng 3.10. Kịch bản 5 - Cân đối sản lượng lúa còn lại khi thay đổi khẩu phần ăn 62
Bảng 3.11. Kịch bản 6 - Cân đối sản lượng lúa còn lại khi tỷ lệ hao hụt sau thu

v


64

hoạch thay đổi

Bảng 3.12. Thu nhập bình quân của các loại nông sản trên một ha.

68

Bảng 3.13. Tỉ lệ vốn đầu tư theo ngành kinh tế

69

Bảng 3.14. Đầu tư đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp giấy phép trong
năm 2009 phân theo ngành kinh tế

vi

70


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1. Diện tích và sản lượng lúa gạo thế giới 2000-2010

6

Hình 1.2. Tỷ lệ dự trữ và tiêu dùng thế giới từ 2000 – 2010

7

Hình 1.3. Các nước xuất khẩu gạo

8

Hình 1.4. Tỉ lệ nghèo thực phẩm


17

Hình 1.5. Chỉ số giá tiêu dùng năm 2010

23

Hình 3.1. Thay đổi nhu cầu thực phẩm của Việt Nam từ 1985 – 2010

50

Hình 3.2. Tương quan giá lúa và phân Urê tại An Giang

67

vii


MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Thông điệp “Chung tay chống đói nghèo” trong Lễ kỷ niệm Ngày Lương
thực Thế giới 16-10 - 2010 do FAO tổ chức, trước đó FAO cũng đã lấy ngày lương
thực thế giới 16-10-2009 là chủ đề “An ninh lương thực trong thời kỳ khủng
hoảng”. Qua đó ta thấy vấn đề an ninh lương thực hiện nay không còn nằm trong
phạm vi một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào nữa mà nó đã là vấn đề của toàn cầu.
Theo tổ chức này, năm 2009 trên thế giới có khoảng 925 triệu người bị thiếu ăn, đến
năm 2010 do giá lương thực tăng cao và ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế
năm 2008 đã tăng lên khoảng 1,1 tỉ người thiếu đói và thiếu dinh dưỡng (trong đó
hơn một nữa là trẻ em), chiếm gần 1/6 dân số thế giới, hơn 30 quốc gia luôn trong
tình trạng bị thiếu lương thực trầm trọng. Trong đó có 60% dân số bị thiếu đói tập

trung ở Châu Á, phần còn lại ở Châu Phi, Châu Mỹ Latin, và một số nước vùng Hạ
sa mạc Sahara (FAO, 2010).
FAO ước tính dân số thế giới sẽ tăng thêm khoảng 2,3 tỉ người trong vòng 4
thập niên tới. Để đáp ứng nhu cầu lương thực cho khoảng 9 tỉ người vào năm 2050
thì sản lượng lương thực cần thiết sẽ phải tăng hơn 75% so với sản lượng lương
thực hiện nay trên thế giới. Chính vì vậy mà vấn đề ANLT đang trở thành vấn đề
nóng của nhiều nước trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó.
Đối với Việt Nam, lúa gạo là cây lương thực chính, đóng vai trò chủ lực trong việc
đảm bảo ANLT quốc gia. Hiện nay, sản lượng lúa chiếm trên 90% sản lượng cây
lương thực có hạt, liên quan đến việc làm và thu nhập của khoảng 80% số hộ nông
dân. Lúa gạo cung cấp khoảng 60% năng lượng trong khẩu phần ăn của người dân
Việt Nam. Vì vậy cây lúa không những có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm
an ninh lương thực quốc gia mà góp phần ổn định chính trị và phát triển kinh tế một

1


cách bền vững. Trong thời kỳ 2001-2010, xuất khẩu gạo tăng liên tục cả về số
lượng và kim ngạch, lượng gạo xuất khẩu bình quân cả giai đoạn đạt 4 đến 5,5 triệu
tấn/năm, hiện nay năng suất bình quân đạt 5,3 tấn/ha.
Hiện nay, vấn đề an ninh lương thực ở cấp độ quốc gia đã được đảm bảo,
nhưng xét ở phạm vi an ninh lương thực cấp vùng miền, hộ gia đình và cá nhân vẫn
chưa được đảm bảo, đặc biệt là ở vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên, những cá nhân
hộ gia đình có thu nhập thấp và không ổn định khó có khả năng tiếp cận lương thực
đầy đủ và kịp thời. Vì vậy mà vấn đề an ninh lương thực ở Việt Nam vẫn tiếp tục
đặt ra nhiều vấn đề để giải quyết đó là: (1) Dân số tăng nhanh dẫn đến nhu cầu
lương thực cũng tăng nhanh, (2) Diện tích đất canh tác bình quân trên đầu người
thuộc hàng thấp nhất trên thế giới chỉ 0,11 ha/người, trong khi diện tích canh tác
bình quân trên đầu người trên toàn thế giới là 0,23 ha/người, (3) Quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế cũng diễn ra nhanh chóng, mỗi năm có khoảng hàng chục nghìn

ha đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng để phát triển công nghiệp và
đô thị, (4) Nhu cầu lương thực làm thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng, (5) Tác động
của biến đổi khí hậu toàn cầu có thể làm nước biển dâng cao ngập nhiều diện tích
đất canh tác. Theo UNDP 2010, Việt Nam sẽ là 1 trong 5 nước chịu thiệt hại nặng
nhất do biến đổi khí hậu toàn cầu. Với kịch bản nước biển dâng 1m, Đồng bằng
sông Hồng sẽ mất 5.000 km2 đất, Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập 15.000 –
20.000km2; tổng sản lượng lương thực giảm khoảng 5 triệu tấn.
Chính những nguyên nhân này sẽ làm giảm sản lượng lương thực hàng năm
đe dọa trực tiếp đến vấn đề an ninh lương thực quốc gia trong tương lai không xa.
Trước những tình hình nêu trên tôi thực hiện đề tài: “Phân tích an ninh lương thực
của Việt Nam đến năm 2030”. Nhằm đánh giá tổng quát tình hình ANLT trong
tương lai và có những chính sách phù hợp tác động đến các nhân tố liên quan nhằm
duy trì diện tích và nâng cao năng suất để đáp ứng nhu cầu lương thực cho dân số
Việt Nam đến năm 2030.

2


Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích cung và cầu lương thực của Việt Nam.
- Mô phỏng an ninh lương thực của Việt Nam với các giả định khác nhau đến
năm 2030.
- Đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đến năm
2030.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê mô tả.
Tập hợp các số liệu có được để mô tả tình hình an ninh lương thực trên thế
giới và của Việt Nam trong những năm qua, đồng thời phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến cung, cầu lúa gạo của Việt Nam.
- Phương pháp mô phỏng.

Phương pháp này được dùng để giả định các tình huống khác nhau của các
nhân tố tác động đến an ninh lương thực từ đó mới có cơ sở để dự báo tình trạng an
ninh lương thực của Việt Nam trong tương lai.
Cơ sở dữ liệu của đề tài
- Đề tài này sử dụng toàn bộ số liệu thứ cấp được thu thập từ các thông tin
trên mạng internet hay văn phòng của các cơ quan Nhà nước liên quan đến lĩnh vực
nông nghiệp như Bộ NNPTNT, Viện Khoa học NN miền Nam, Viện dinh dưỡng,
Cục trồng trọt, Cục chăn nuôi, niên giám của TCTK, các tổ chức như FAO, WB,
USDA…
- Dựa vào số liệu của các báo cáo khoa học, đề tài nghiên cứu, bài báo, tạp
chí chuyên ngành về kinh tế trong và nước ngoài liên quan đến vấn đề sản xuất và
tiêu dùng lương thực thực phẩm của VN cũng như các vấn đề về an ninh lương thực
quốc gia.
Phạm vi nghiên cứu
“Lương thực” theo nghĩa tiếng Việt chỉ những nông sản có chứa tinh bột như
gạo, khoai, bắp và sắn, còn theo nghĩa tiếng Anh từ “Food” có nghĩa bao hàm cả
lương thực và thực phẩm (thịt, rau, sữa, đậu, trứng, cá…) có giá trị dinh dưỡng cho

3


con người và giữa chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đối với Việt Nam lương
thực chính là lúa gạo, nên vấn đề an ninh lương thực trong đề tài này được giới hạn
trong phạm vi cung, cầu và cân đối lúa gạo.
Cấu trúc luận văn
Chương 1: Được chia làm hai phần. Phần 1 là giới thiệu tổng quát về tình
hình an ninh lương thực trên thế giới. Cụ thể là tình hình cung cầu lúa gạo trên thế
giới trong những năm vừa qua, tiếp theo là sơ lược về khả năng tiếp cận lương thực
của người dân thông qua chỉ số giá tiêu dùng và các yếu tố tác động đến nguồn cung
lương thực (chủ yếu là lúa gạo) trên thế giới hiện nay. Phần 2 là tổng quát về tình

hình an ninh lương thực của Việt Nam trong những năm gần đây. Cụ thể: Sơ lược
các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội trong các năm qua như: tốc độ tăng trưởng kinh
tế, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, tỉ lệ giảm nghèo đói…Khái quát chung về sản
xuất cây lương thực. Tình hình cung cầu lúa gạo của Việt Nam trong những năm
qua và khái quát khả năng tiếp cận lương thực của người dân.
Chương 2: Được chia làm hai phần: Phần 1 là cơ sở lý luận, đưa ra các khái
niệm và các cách tiếp cận liên quan đến vấn đề an ninh lương thực. Phần 2 là mô
hình nghiên cứu và tổng quan các tài liệu nghiên cứu liên quan đến vấn đề an ninh
lương thực trước đây.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu của đề tài. Giả định các tình huống khác nhau
cho việc cân đối an ninh lương thực của Việt Nam đến năm 2030, từ đó lựa chọn
tình huống tốt nhất để duy trì và đảm bảo an ninh lương thực. Thông qua kết quả
nghiên cứu đã đề ra những giải pháp cần thiết để có thể đảm bảo ANLT trong tương
lai.
Kết luận và kiến nghị

4


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1. An ninh lương thực thế giới
Lúa gạo và lúa mì là hai loại lương thực quan trọng nhất để duy trì và đảm
bảo ANLT trên thế giới. Trong những tháng đầu năm 2008 giá lúa gạo đã tăng 72%
và giá lúa mì tăng 120% đã đẩy thế giới vào cuộc khùng hoảng lương thực. Việc giá
gạo tăng bất thường chủ yếu do tình trạng đầu cơ, lạm phát tăng cao và những bất
cập trong hệ thống phân phối lương thực thế giới (Tô Vân Trường, 2010).
Đến năm 2009 thì mức cung lương thực trên thế giới đã cao hơn mức cầu
khoảng 70 triệu tấn. Tuy nhiên ANLT trên thế giới vẫn còn chịu nhiều nguy cơ gây

bất ổn như sự biến đổi khó lường của khí hậu gây nên thiên tai, dịch bệnh…Tốc độ
đô thị hóa và công nghiệp hóa tăng nhanh làm suy giảm diện tích đất trồng lúa
nhanh chóng, chính sách đầu tư vào nông nghiệp còn rất hạn chế đặc biệt ở những
nước đang phát triển.
1.1.1. Sơ lược tình hình sản xuất và tiêu thụ lương thực trên thế giới
Trên thế giới có tám loại lương thực chính đó là lúa nước, lúa mì, ngô, sắn,
khoai lang, đại mạch, lúa miếng và khoai tây. Trong đó lúa gạo và lúa mì là hai loại
lương thực chính cung cấp cho toàn bộ dân số thế giới, một số ít là sử dụng các loại
lương thực còn lại. Trong đề tài này chủ yếu đề cập đến loại cây lương thực chính là
lúa gạo.
Lúa gạo là loại lương thực chính của hơn một nữa dân số thế giới, chủ yếu
tập trung sản xuất ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ Latin …và nó có vai trò to lớn trong
việc đảm bảo ANLT toàn cầu.

5


Bảng 1.1. Diện tích và sản lượng một số cây lương thực thế giới năm 2008
Cây lương thực

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ha)


(triệu tấn)

Lúa gạo

158,95

4,3

685,01

Lúa mì

223,56

3,08

689,94

Ngô

161,01

5,10

822,71

Sắn

18,69


12,46

232,95

Khoai tây

18,19

17,26

314,14

Khoai lang

8,17

13,47

110,12

Nguồn: FAOSTAT, 2009

Tình hình sản xuất lúa gạo
Lúa gạo được trồng chủ yếu tại các nước ở khu vực châu Á, bao gồm Trung
Quốc, Thái Lan, Việt Nam và một số nước khác. Tổng diện tích lúa thế giới đạt kỷ
lục 158,04 triệu ha niên vụ 2010/11, tăng 1,41% so với niên vụ 2009/10. Năng suất
lúa bình quân trên thế giới dự báo đạt 4,30 tấn thóc/ha.

Hình 1.1. Diện tích và sản lượng lúa gạo thế giới 2000-2010
Nguồn: USDA 2010.


6


Sản lượng gạo trên thế giới đạt 451,7 triệu tấn trong năm 2010, tăng 2,45%
so với năm 2009 cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên sự tăng giảm sản lượng giữa
các nước sản xuất mặt hàng này là không giống nhau.
1.1.2. Tiêu dùng và dự trữ lúa gạo trên thế giới
Với việc dùng lương thực dùng trong thức ăn chăn nuôi đối với các loại ngũ
cốc chính đang có xu hướng tăng trong thời gian gần đây. Quan trọng nhất là mức
tăng trong sử dụng các loại lương thực làm thực phẩm và sản xuất ethanol, dẫn đến
bình quân lương thực đầu người tăng lên khoảng 153 kg/người/năm.
Theo thống kê thì tỉ lệ dự trữ gạo của một số quốc gia trên thế giới trong
những năm gần đây có dấu hiệu giảm dần, bởi vì do cuộc khủng hoảng lương thực
thế giới trong thời gian này đã đẩy giá lương thực lên cao làm cho khả năng tiếp cận
lương thực của các hộ gia đình có thu nhập thấp trở nên khó khăn và buộc chính
phủ các quốc gia (đặc biệt là các nước nhập khẩu gạo) phải sử dụng nguồn gạo dự
trữ để đáp ứng nhu cầu của người dân trong nước.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy, sản lượng gạo thế
giới từ đầu thập kỷ đến nay chỉ tăng bình quân 0,95%/năm. Trong khi đó, lúa mỳ
trong cùng kỳ đã tăng bình quân 1,53%/năm (loại lương thực chính cho gần 50%
dân số thế giới).

Hình 1.2. Tỷ lệ dự trữ và tiêu dùng thế giới từ 2000 – 2010
Nguồn: USDA, 2010

7


1.1.3. Tình hình xuất nhập khẩu lúa gạo trên thế giới 2009 - 2010

Thương mại lúa gạo toàn cầu năm 2010 vào khoảng 30,3 triệu tấn, tăng
khoảng 1% so với năm 2009. Một số nước có khối lượng xuất khẩu gạo tăng như
Việt Nam, Thái Lan, Myanma, Mexico và Hàn Quốc. Mặc dù lũ lụt gây thiệt hại
nhiều tại các khu vực này nhưng khối lượng gạo xuất khẩu vẫn tăng do nguồn cung
trong nước dồi dào.

Hình 1.3. Các nước xuất khẩu gạo
Nguồn: USDA, 2010

Trong khi đó do lo ngại giá lương thực tăng cao do ảnh hưởng từ cuộc khủng
hoảng nên nhiều nước đã ồ ạt nhập khẩu lượng lớn lúa gạo như Indonesia,
Philipines và Bangladet là các nước nhập khẩu gạo nhiều nhất để đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng trong nước đã nhập số lượng lớn gạo, điều này vô tình đẩy giá gạo lên
cao.
1.1.4. Khả năng tiếp cận lương thực của thế giới
Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, dân số thế giới đã đạt 6 tỷ người vào năm
1999, tăng lên 6,5 tỷ người năm 2004 và 6,7 tỷ người năm 2008 và dự kiến sẽ đạt 7
tỷ người vào năm 2012 và 9,2 tỷ người vào năm 2050. Hiện nay, dân số thế giới
đang gia tăng với tốc độ trung bình la 1,2% một năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng
sản lượng lúa gạo trong vòng một thập kỷ qua chỉ khoảng 0,95% một năm, vì vậy
mà khả năng tiếp cận của người dân với mặt hàng lương thực thiết yếu này đã gặp
khó khăn đặc biệt đối với những quốc gia nghèo

8


Giá lương thực và xăng dầu liên tục tăng trong thời gian ngắn là một trong
những nguyên nhân gây bùng nổ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2007 và 2008.
Theo tính toán của FAO thì chỉ số giá lương thực của thế giới đã đạt ngưỡng kỷ lục
thế giới vào năm 2008 với chỉ số là 190,9 so với 89,5 năm 2000. Tháng 4 năm

2008, giá gạo xuất khẩu trên thế giới đã đạt mức kỷ lục từ trước đến nay hơn 1000
USD/tấn làm cho khả năng tiếp cận nguồn lương thực thiết yếu này thật sự khó
khăn đối với người dân nghèo tại nhiều nước trên thế giới và đã xảy ra nhiều cuộc
bạo động.
Bảng 1.2. Chỉ số giá lương thực thế giới
CHỈ SỐ GIÁ LƯƠNG THỰC (2002-2004=100)
Năm

CPI

Thịt

Sữa

Ngũ cốc

Dầu ăn

Đường

chung
2002

90,2

90,3

82,2

94,6


87,0

97,8

2004

111,5

111,0

122,6

107,4

112,2

101,7

2006

122,4

106,7

128,0

121,5

112,0


209,6

2007

154,1

112,1

212,4

166,8

169,1

143,0

2008

190,9

128,3

219,6

237,9

225,4

181,6


2009

151,5

117,7

141,6

173,7

150,0

257,3

2010

175,8

133,9

199,7

177,7

186,6

293,4

Nguồn: FAO, 2010


Đến năm 2010 thì thị trường thế giới đã ổn định trở lại thể hiện chỉ số giá
tiêu dùng lương thực thực phẩm chung giảm 8,26% so với năm 2008. Tuy nhiên,
giá đường gần đây đã chạm mức kỷ lục trong khoảng 30 năm trở lại đây, góp phần
đẩy giá các loại lương thực, thực phẩm khác tăng cao và có nguy cơ xảy ra cuộc
khủng hoảng lương thực tiếp theo. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thiên tai
nên hiện tượng mất mùa đã xảy ra nhiều nơi trên thế giới làm giảm sản lương lương
thực làm cho giá lương thực tăng cao và ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận lương
thực của người nghèo.

9


1.1.5. Yếu tố tác động đến nguồn cung lương thực trên thế giới hiện nay
Thứ nhất: Lúa gạo là loại lương thực cung cấp cho gần 3 tỷ người trên thế
giới, tuy nhiên trong 2/3 diện tích lúa gạo được trồng trong những vùng có điều kiện
thời tiết khắt nghiệt, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa. Tình trạng biến đổi khí
hậu toàn cầu được dự báo ngày càng biến đổi khó lường trong tương lai gần, vì vậy
mà diện tích và năng suất lúa gạo cũng bị tác động và giảm dần trong thời gian tới,
đe dọa trực tiếp đến ANLT toàn cầu. Theo FAO, nhiệt độ trái đất nóng lên 10C thì
sản lượng lúa giảm 10% (thời gian qua, nhiệt độ tăng lên trên toàn cầu đã làm giảm
sản lượng thu hoạch từ 20% - 40% ở nhiều nước thuộc khu vực Châu Á, Châu Phi
và Mỹ La Tinh).
Thứ hai: Do việc hạn chế xuất khẩu lượng thực của một số quốc gia trong
thời gian gần đây và nạn đầu cơ lương thực đồng thời tình trạng lạm phát cao xảy ra
nhiều nơi trên thế giới đã đẩy giá lương thực liên tục tăng cao đã làm cho khả năng
tiếp cận lương thực của người nghèo người có thu nhập thấp ngày càng xa dần.
Thứ ba: Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Theo thống kê của
FAO mỗi năm thế giới mất đi từ 5 đến 10 triệu ha đất nông nghiệp do bị thoái. Bên
cạnh đó, là quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở các nước đang phát triển, đặc

biệt là các nước ở Châu Á diễn ra nhanh chóng, chiếm tỷ lệ lớn là diện tích đất sản
xuất nông nghiệp, trồng cây lương thực. Philippin, một thí dụ điển hình vì diện tích
đất sản xuất lương thực giảm xuống còn 60% so với những năm 80 của thế kỷ
trước; Ở Việt Nam, trong vòng 5 năm 2001 – 2005 diện tích đất nông nghiệp đã
được thu hồi và chuyển sang phi nông nghiệp là 366.440 ha.
Thứ tư: Vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp so với các ngành khác là
không đồng đều và rất khiêm tốn. Vì vậy mà việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật (như cơ giới, giống và thiết bị bảo quản sau thu hoạch…) vào canh tác để tăng
năng suất tại các nước có nền nông nghiệp kém phát triển còn rất hạn chế, làm hạn
chế đáng kể tăng sản lượng lương thực cho thế giới.
Thứ năm: Do tốc độ tăng trưởng dân số nhanh trong những năm gần đây
không những làm cho nhu cầu tiêu thụ lương thực tăng lên mà nhu cầu thực phẩm

10


từ thịt, trứng, sữa cũng tăng theo, qua đó gián tiếp làm cho nhu cầu lương thực cho
chế biến thức ăn chăn nuôi cũng tăng nhanh. Đang sử dụng một lượng rất lớn lương
thực có hạt để chế tạo nhiên liệu sinh học. Theo IMF thống kê có đến khoảng 20 –
50% cây cải dầu và bắp trên thế giới dùng làm nhiên liệu sinh học thay vì làm lương
thực cho người. Cũng theo Liên hợp quốc, sản xuất nhiên liệu sinh học có thể làm
tăng giá lương thực hạt có dầu và ngũ cốc lên 30%.Chính vì thế đã góp phần làm
khan hiếm nguồn lương thực cho thế giới, làm cho giá lương thực tăng cao, đẩy thế
giới luôn ở tình trạng bất ổn ANLT.
1.2. An ninh lương thực của Việt Nam
1.2.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam
1.2.1.1. Tốc độ tăng dân số
Việt Nam được xem là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng dân số
nhanh, năm 1988 dân số khoảng 60 triệu người đến năm 2010 dân số hơn 87 triệu
người. Trong tổng dân số, dân số thành thị 25,4 triệu người, chiếm 29,6% tổng dân

số; dân số nông thôn 60,5 triệu người, chiếm 70,4%. An ninh lương thực gắn liền
với tốc độ tăng dân số, vì sản lượng lúa tiêu dùng trong nước chiếm khoảng 75%
đến 80% tổng sản lượng còn lại dành cho xuất khẩu và dự trữ quốc gia.
Bảng 1.3. Tốc độ tăng dân số và cơ cấu trong những năm gần đây (%)
Năm

Tổng dân số

Tốc độ tăng %

Cơ cấu %

Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn TB

Thành thị Nông thôn

2005

22332

60061

3,38

0,38

1,88 27,10

72,90


2006

23046

60267

3,20

0,34

1,77 27,66

72,34

2007

23747

60474

3,04

0,34

1,69 28,20

71,80

2008


24674

60449

3,90

-0,04

1,93 28,99

71,01

2009

25466

60559

3,21

0,18

1,70 29,60

70,40

3,35

0,24


1,79

Trung bình
Nguồn TCTK, 2010

Tốc độ tăng dân số bình quân thời kỳ 1999-2009 là 1,2%, riêng từ năm
2005 – 2010 tốc độ tăng dân số là 1,79%, trong khi tốc độ tăng năng suất lúa bình
quân trong giai đoạn 2000 – 2010 khoảng 2.8%/năm.

11


×