Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

ẢNH HƯỞNG PHỐI HỢP CỦA NỒNG ĐỘ PHÂN BÓN LÁ SOLUBOR VÀ GA3 ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG HẠT ĐIỀU PN1 TRÊN ĐẤT ĐỎ VÀ ĐẤT XÁM HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



NGUYỄN THỊ HƯƠNG

ẢNH HƯỞNG PHỐI HỢP CỦA NỒNG ĐỘ PHÂN BÓN LÁ
SOLUBOR VÀ GA3 ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG
HẠT ĐIỀU PN1 TRÊN ĐẤT ĐỎ VÀ ĐẤT XÁM
HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NƠNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

ẢNH HƯỞNG PHỐI HỢP CỦA NỒNG ĐỘ PHÂN BÓN LÁ
SOLUBOR VÀ GA3 ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG
HẠT ĐIỀU PN1 TRÊN ĐẤT ĐỎ VÀ ĐẤT XÁM
HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI

Chuyên ngành: Khoa học Cây trồng
Mã số


: 60.62.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn chính: PGS. TS. NGUYỄN VĂN KẾ
Giáo viên hướng dẫn phụ: PGS. TS. LÊ QUANG HƯNG

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11/2011


ẢNH HƯỞNG KẾT HỢP CỦA NỒNG ĐỘ PHÂN BÓN LÁ SOLUBOR VÀ
GA3 ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG HẠT ĐIỀU PN1 TRÊN ĐẤT ĐỎ
VÀ ĐẤT XÁM HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

PGS. TS. HUỲNH THANH HÙNG
Đại học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh

2. Thư ký:

TS. VÕ THÁI DÂN
Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

3. Phản biện 1:

PGS. TRỊNH XN VŨ

Trung tâm Cơng nghệ Sinh học TP. Hồ Chí Minh

4. Phản biện 2:

TS. BÙI MINH TRÍ
Đại học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh

5. Ủy viên:

PGS. TS. NGUYỄN VĂN KẾ
Trung tâm Công nghệ Sinh học TP. Hồ Chí Minh

ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Nguyễn Thị Hương, sinh ngày 28 tháng 3 năm 1979 tại xã Hoa
Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Con ơng Nguyễn Tư Đỉnh và bà Nguyễn
Thị Yêm.
Tốt nghiệp tú tài tại trường cấp II, III Lệ Ninh, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng
Bình, năm 1997.
Tốt nghiệp đại học ngành Nơng học, hệ chính quy tại Trường Đại học Nông
lâm Huế, năm 2001.
Từ năm 2002 đến nay, làm việc tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp
Miền Nam, chức vụ nghiên cứu viên.
Tháng 9 năm 2008 theo học Cao học ngành Khoa học Cây trồng tại Trường
Đại học Nơng lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

Địa chỉ liên lạc: 2 I Tôn Thất Thuyết, Phường 18, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0985 177 597
E-mail:

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.

Học viên

Nguyễn Thị Hương

iii


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin gửi lời cảm ơn đến:
PGS. TS Nguyễn Văn Kế và PGS. TS Lê Quang Hưng đã trực tiếp hướng
dẫn tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Ban Giám đốc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam và các anh
chị em Phịng Nghiên cứu Cây Cơng nghiệp đã nhiệt tình giúp đở tơi trong q trình
học tập cũng như làm đề tài nghiên cứu.
Ban Giám hiệu, phòng Sau Đại học Trường Đại học Nơng lâm Thành phố Hồ
Chí Minh đã tạo điều kiện và tận tình hướng dẫn tơi trong suốt thời gian học tập tại
Trường.
Gia đình Ơng Nguyễn Trung Nghĩa và Nguyễn Văn Năm đã tạo điều kiện

thuận lợi cho tơi thực hiện đề tài.
Đặc biệt lịng biết ơn sâu sắc xin gửi đến cha mẹ đã sinh thành và những
người thân trong gia đình đã tạo điều kiện về vật chất và động viên về tinh thần giúp
con có được thành quả ngày hơm nay.
Xin chân thành cảm ơn
Nguyễn Thị Hương

iv


TÓM TẮT
Đề tài “Ảnh hưởng kết hợp của nồng độ phân bón lá Solubor và GA3 đến
năng suất, chất lượng hạt điều PN1 trên đất đỏ và đất xám huyện Trảng Bom,
tỉnh Đồng Nai” được tiến hành tại hai xã Hưng Thịnh và Sông Trầu từ tháng 8 năm
2010 đến tháng 4 năm 2011. Hai thí nghiệm được bố trí theo kiểu lô sọc gồm 12
nghiệm thức (bốn yếu tố dọc là các nồng độ GA3 và ba yếu tố ngang là các nồng độ
Solubor), thí nghiệm được lặp lại ba lần trên giống điều PN1 bảy năm tuổi.
Mục tiêu của đề tài là: xác định nồng độ xử lý kết hợp tối ưu của phân bón lá
Solubor và GA3 đến năng suất và chất lượng hạt điều nhằm nâng cao năng suất và
chất lượng hạt trên vùng đất trồng điều huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Kết quả trên hai loại đất đỏ và đất xám cho thấy: khi xử lý GA3 trên cây điều
bảy năm tuổi thì làm tăng số chồi ra hoa và tỷ lệ chồi ra hoa/cành cấp hai, ngồi ra
GA3 cịn có tác dụng làm cho chùm hoa dài hơn, tăng số quả đậu/chùm và số quả
cho thu hoạch/chùm dẫn đến tăng năng suất thực thu trên một đơn vị diện tích. Hạt
điều của các nghiệm thức được xử lý GA3 to hơn nghiệm thức đối chứng khơng xử
lý do đó số hạt/kg ít hơn. Xử lý GA3 làm tăng năng suất 64,1% trên đất đỏ và 57,5%
trên đất xám so với đối chứng không xử lý.
Phân Solubor có tác dụng tăng tỷ lệ đậu quả, chống rụng quả cho nên làm
tăng số quả đậu/chùm và số quả cho thu hoạch/chùm. Do đó khi xử lý Solubor với
nồng độ 1250 ppm đã làm tăng năng suất 20,3% trên đất đỏ và 20,0% trên đất xám.

Có sự tương tác có ý nghĩa thống kê khi xử lý kết hợp GA3 và Solubor đến
chỉ tiêu số chồi ra hoa/cành cấp hai, số quả đậu/chùm, số quả cho thu hoạch/chùm
và kích cỡ hạt. Xử lý GA3 với nồng độ 100 ppm (tương ứng liều lượng 400
mg/cây/lần phun) kết hợp với nồng độ Solubor 1250 ppm (tương ứng liều lượng 5
g/cây/lần phun) cho năng suất tăng so với đối chứng 88,6% trên đất đỏ và 74,0%
trên đất xám.

v


SUMMARY
The thesis “Combination effects of Solubor foliar fertilizer and GA3 on
productivity and quality of cashew cultivated variety PN1 planted on Ferrasols and
Acrisols in Trang Bom district, Dong Nai province” was conducted at Hung Thinh
and Song Trau communes from August 2010 to April 2011. Two experiments were
set up as strip plot design, consisted of 12 treatments (vertical factor including 4
different GA3 concentrations and horizontal factor including 3 Solubor levels) with
three replicates on 7 years-old trees.
The objective was to examine combination effects of Solubor foliar fertilizer
and GA3 at various applied concentrations on productivity and quality of cashew
nut in order to identify an optimal combination, which could enhance nut yield and
quality in Trang Bom district, Dong Nai province.
The results showed that GA3 treatments increased quantity of flowering
shoots and ratio of flowering shoot on the second branches. GA3 had additional
effects on lengthening flower clusters, enhancing successfully pollinated nuts per
cluster and harvested nuts per cluster, leading to increase the yield per hectare. Nuts
harvested from treatments applied with GA3 were bigger than those from untreated
control plots, resulting in lesser nuts per kg. Compared to the control treatment,
GA3 application increased cashew nut yield by 64.1% and 57,5% on Ferrasols and
Acrisols, respectively.

The Solubor foliar fertilizer was able to enhance pollen vitality, increase
pollinated fruit set and protect fruit from falling, leading to improving pollinated
fruit quantity per cluster and harvested fruit per cluster. Treatment at 1250 ppm
increased yield by 20.3% on Ferrasols and 20.0% on Acrisols, compared to the
control treatment.
There were significant interaction influence between GA3 and Solubor on
some observed parameters, such as flowering shoot number per second branches,

vi


pollinated fruit per cluster and nut size. A combination of GA3 applied at 100 ppm
(equal to 400 mg/tree/spray) and Solubor at 1250 ppm (equal to 5 g/tree/spray)
increased the yield by 88.6% on the Ferrasols and 74.0% on the Acrisols, compare
to the control treatment.

vii


MỤC LỤC
CHƯƠNG

TRANG
Trang tựa
Trang chuẩn y

i

Lý lịch cá nhân


ii

Lời cam đoan

iii

Lời cảm ơn

iv

Tóm tắt

v

Summary

vi

Mục lục

viii

Danh sách các chữ viết tắt

xii

Danh sách bảng

xiii


Danh sách hình

xv

1.

MỞ ĐẦU

1

1.1

Đặt vấn đề

1

1.2

Mục tiêu của đề tài

2

1.3

Yêu cầu

2

1.4


Phạm vi nghiên cứu

2

2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1

Giới thiệu về cây điều

3

2.1.1

Nguồn gốc

3

2.1.2

Sự phân bố diện tích, năng suất và sản lượng của cây điều

3

2.1.3


Tình hình tiêu thụ và thị trường xuất khẩu chủ yếu

4

2.2

Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự phát triển cây điều

5

2.2.1

Điều kiện khí hậu

5

2.2.2

Điều kiện đất đai

6

2.3

Kỹ thuật canh tác cây điều

6

viii



2.3.1

Mật độ và khoảng cách trồng

6

2.3.2

Thời vụ trồng

6

2.3.3

Tạo tán và tỉa cành cây điều

6

2.3.4

Bón phân

7

2.4

Sự ra hoa và đậu quả của cây điều

10


2.4.1

Sự ra hoa

10

2.4.2

Sự đậu quả của cây điều

11

2.5

Chất điều hồ sinh trưởng đối với cây trồng

12

2.5.1

Vai trị sinh lý của gibberellin đối với cây trồng

12

2.5.2

Cơ chế tác động của GA

13


2.5.3

Nguyên tắc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng

13

2.5.4

Các nghiên cứu về chất điều hòa sinh trưởng trên cây điều

14

2.5.5

Các giai đoạn cần bổ sung chất điều hòa sinh trưởng

16

2.6

Vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với cây trồng

16

2.6.1

Vai trò của B đối với cây trồng

17


2.6.2

Triệu chứng thiếu B ở cây trồng

22

2.6.3

Ngưỡng thiếu B ở cây trồng

22

2.6.4

Các loại phân B

23

2.6.5

Một số nghiên cứu về hiệu lực của phân B đối với cây trồng

23

3.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

25


3.1

Nội dung nghiên cứu

25

3.2

Điều kiện nghiên cứu

25

3.2.1

Địa điểm và thời gian thí nghiệm

25

3.2.2

Điều kiện đất đai trước khi thí nghiệm

25

3.2.3

Một số yếu tố thời tiết khu vực thí nghiệm

27


3.3

Vật liệu và phương pháp thí nghiệm

28

3.3.1

Nội dung 1: Ảnh hưởng phối hợp của nồng độ Solubor và

28

GA3 đến năng suất, chất lượng hạt điều PN1 trên đất đỏ

ix


3.3.2

Nội dung 2: Ảnh hưởng phối hợp của nồng độ Solubor và

33

GA3 đến năng suất, chất lượng hạt điều PN1 trên đất xám
3.4

Xử lý số liệu

34


4.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

35

4.1

Nội dung 1: Ảnh hưởng phối hợp của nồng độ phân bón lá

35

Solubor và GA3 đến năng suất, chất lượng hạt điều PN1 trên
đất đỏ xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
4.1.1

Số chồi/cành cấp 2 của các NT trên đất đỏ

35

4.1.2

Số chồi ra hoa/cành cấp 2 trên đất đỏ

36

4.1.3

Tỷ lệ chồi ra hoa/cành cấp 2 trên đất đỏ


39

4.1.4

Chiều dài chùm hoa trên đất đỏ

40

4.1.5

Số quả đậu/chùm trên đất đỏ

42

4.1.6

Số quả cho thu hoạch/chùm trên đất đỏ

45

4.1.7

Tỷ lệ quả rụng trên đất đỏ

47

4.1.8

Tỷ lệ chồi điều bị bọ xít muỗi gây hại trên đất đỏ


47

4.1.9

Năng suất hạt điều tươi trên đất đỏ

49

4.1.10 Năng suất hạt điều khô trên đất đỏ

51

4.1.11 Số hạt/kg trên đất đỏ

53

4.1.12 Số hạt chắc/kg trên đất đỏ

55

4.1.13 Tỷ lệ nhân hạt điều trong thí nghiệm trên đất đỏ

57

4.1.14 Số nhân/pound trong thí nghiệm trên đất đỏ

58

4.1.15 Thu nhập tăng thêm so với đối chứng khi phun GA3 và


59

Solubor/1 ha vườn điều thí nghiệm trên đất đỏ
4.2

Nội dung 2: Ảnh hưởng phối hợp của nồng độ phân bón lá

62

Solubor và GA3 đến năng suất, chất lượng hạt điều PN1 trên
đất xám tại xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
4.2.1

Số chồi/cành cấp 2 của các nghiệm thức trên đất xám

62

4.2.2

Số chồi ra hoa/cành cấp 2 trên đất xám

62

x


4.2.3

Tỷ lệ chồi ra hoa trên đất xám


65

4.2.4

Chiều dài chùm hoa trên đất xám

67

4.2.5

Số quả đậu/chùm trên đất xám

68

4.2.6

Số quả cho thu hoạch/chùm trên đất xám

71

4.2.7

Tỷ lệ quả rụng trên đất xám

73

4.2.8

Tỷ lệ chồi điều bị bọ xít muỗi gây hại trên đất xám


74

4.2.9

Năng suất hạt điều tươi trên đất xám

75

4.2.10 Năng suất hạt điều khô trên đất xám

77

4.2.11 Số hạt/kg trên đất xám

78

4.2.12 Số hạt chắc/kg trên đất xám

79

4.2.13 Tỷ lệ nhân hạt điều trên đất xám

80

4.2.14 Số nhân/pound trên đất xám

81

4.2.15 Thu nhập tăng thêm so với đối chứng khi phun GA3 và


83

Solubor/1 ha vườn điều thí nghiệm trên đất xám
5.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

85

5.1

Kết luận

85

5.2

Đề nghị

85

TÀI LIỆU THAM KHẢO

86

PHỤ LỤC

89


Phụ lục 1: Đường kính tán của các cây trước thí nghiệm trên đất đỏ

89

Phụ lục 2: Đường kính tán của các cây trước thí nghiệm trên đất xám

89

Phụ lục 3: Kết quả xử lý thống kê thí nghiệm trên đất đỏ

90

Phụ lục 4: Kết quả xử lý thống kê thí nghiệm trên đất xám

106

Phụ lục 5: Hồi quy giữa nồng độ GA3 và năng suất hạt điều khô trên

123

đất đỏ
Phụ lục 6: Hồi quy giữa nồng độ GA3 và năng suất hạt điều khô trên
đất xám

xi

124


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

2,4 D: 2-4 dichlorophenoxyacetic acid
ctv.: Cộng tác viên
CV: Hệ số biến động (Coefficient of variation)
GA3: Gibberellic acid
IBA: Indole-3-butyric acid
LLL: Lần lặp lại
NAA: Naphthalene acetic acid
NS: Không khác biệt (Nonsignificant difference)
NT: Nghiệm thức
ppm: Phần triệu (Parts per million)
USD: Đô-la Mỹ
VINACAS: Hiệp hội điều Việt Nam (Vietnam Cashew Association)

xii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Trang

2.1

Diện tích, năng suất và sản lượng điều qua các năm 2005-2010

4

2.2

Lượng phân vô cơ khuyến cáo cho cây điều ở thời kỳ khai thác


7

2.3

Ngưỡng dinh dưỡng B ở cây trồng (ppm)

22

2.4

Các loại phân B thường dùng

23

3.1

Kết quả phân tích đất trước thí nghiệm

26

3.2

Một số yếu tố thời tiết tỉnh Đồng Nai (từ tháng 5/2010 đến

27

tháng 4/2011)
3.3


Nồng độ GA3 xử lý ở các nghiệm thức thí nghiệm trên đất đỏ

30

cho một lần phun
3.4

Nồng độ Solubor xử lý ở các nghiệm thức thí nghiệm trên đất

30

đỏ cho một lần phun
4.1

Số chồi/cành cấp 2 của các nghiệm thức trước khi xử lý trên

35

đất đỏ
4.2

Số chồi ra hoa/cành cấp 2 sau 40 ngày xử lý trên đất đỏ

38

4.3

Số chồi ra hoa/cành cấp 2 sau 80 ngày xử lý trên đất đỏ

39


4.4

Tỷ lệ chồi ra hoa/cành cấp 2 trên đất đỏ

40

4.5

Chiều dài chùm hoa trên đất đỏ

41

4.6

Số quả đậu/chùm trên đất đỏ

43

4.7

Số quả cho thu hoạch/chùm trên đất đỏ

46

4.8

Tỷ lệ quả rụng (%) trên đất đỏ

47


4.9

Tỷ lệ chồi điều bị bọ xít muỗi gây hại trên đất đỏ

49

4.10

Năng suất hạt điều tươi trên đất đỏ

50

4.11

Năng suất hạt điều khô trên đất đỏ

52

4.12

Số hạt điều khô/kg trên đất đỏ

54

4.13

Số hạt chắc/kg trên đất đỏ

55


4.14

Tỷ lệ nhân hạt điều khô trên đất đỏ

57

xiii


4.15

Số nhân/pound trên đất đỏ

58

4.16

Ước tính hiệu quả kinh tế phát sinh thêm khi phun GA3 và

60

Solubor trên đất đỏ
4.17

Số chồi/cành cấp 2 của các nghiệm thức trên đất xám

62

4.18


Số chồi ra hoa/cành cấp 2 sau 40 ngày xử lý trên đất xám

64

4.19

Số chồi ra hoa/cành cấp 2 sau 80 ngày xử lý trên đất xám

65

4.20

Tỷ lệ chồi ra hoa/cành cấp 2 trên đất xám

66

4.21

Chiều dài chùm hoa trên đất xám

68

4.22

Số quả đậu/chùm trên đất xám

71

4.23


Số quả cho thu hoạch/chùm trên đất xám

73

4.24

Tỷ lệ quả điều rụng trên đất xám

73

4.25

Tỷ lệ chồi điều bị bọ xít muỗi gây hại trên đất xám

75

4.26

Năng suất hạt điều tươi trên đất xám

76

4.27

Năng suất hạt điều khô trên đất xám

77

4.28


Số hạt/kg trên đất xám

79

4.29

Số hạt chắc/kg trên đất xám

80

4.30

Tỷ lệ nhân hạt điều trên đất xám

81

4.31

Số nhân/lbs trên đất xám

82

4.32

Ước tính hiệu quả kinh tế phát sinh thêm khi phun GA3 và

83

Solubor trên đất xám


xiv


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Trang

3.1

Vườn điều thí nghiệm trên đất đỏ

28

3.2

Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên đất đỏ

30

3.3

Vườn điều thí nghiệm trên đất xám

33

3.4

Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên đất xám


34

4.1

Diễn tiến số chồi ra hoa/cành cấp 2 trên đất đỏ

37

4.2

Số quả đậu/chùm của nghiệm thức A0B0 trên đất đỏ

44

4.3

Số quả đậu/chùm của nghiệm thức A2B2 trên đất đỏ

44

4.4

Bọ xít muỗi gây hại chồi điều

48

4.5

Bọ xít muỗi làm khơ chồi


48

4.6

Bọ xít muỗi gây hại chùm hoa

48

4.7

Bọ xít muỗi gây hại trái điều

48

4.8

Hạt của nghiệm thức A0B0 (0 ppm GA3 + 0 ppm Solubor)

54

4.9

Hạt của nghiệm thức A2B2 (100 ppm GA3 + 1250 ppm Solubor)

54

4.10

Hạt điều đạt tiêu chuẩn (nhân to, đầy không bị teo lép)


56

4.11

Hạt điều không đạt tiêu chuẩn (bị teo, lép)

56

4.12

Diễn tiến số chồi ra hoa/cành cấp 2 trên đất xám

63

4.13

Cây điều ra hoa trên đất xám

67

4.14

Số quả đậu/chùm của nghiệm thức A0B0 trên đất xám

70

4.15

Số quả đậu/chùm của nghiệm thức A2B2 trên đất xám


70

4.16

Quả điều cho thu hoạch của các nghiệm thức thí nghiệm trên

72

đất xám

xv


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây điều (còn được gọi là cây đào lộn hột) có tên khoa học Anacardium
occidentale L., có nguồn gốc từ Brazil. Điều có thể xếp vào cây công nghiệp, cây ăn
quả và cây lâm nghiệp có giá trị sử dụng nhiều mặt và là nguồn xuất khẩu quan
trọng của nhiều nước trên thế giới. Các sản phẩm có thể thu từ cây điều rất đa dạng
và có giá trị kinh tế cao (Phạm Văn Biên, 2005).
Việt Nam trong bốn năm liên tục từ 2006 đến 2009 đứng vị trí số một thế
giới về xuất khẩu nhân điều, vị trí số hai về sản lượng điều thô và điều chế biến sau
Ấn Độ. Hạt điều Việt Nam xuất khẩu đến 94 thị trường và vùng lãnh thổ trong đó
Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu chính chiếm 28% thị phần, kế đến là Trung Quốc
22%, còn lại là Úc, châu Âu và các thị trường khác.
Theo VINACAS (2010), tuy cây điều mang lại giá trị lớn cho người nông dân
nhưng việc nghiên cứu chỉ mới được quan tâm trong những năm gần đây, hơn nữa
trong thực tế sản xuất và thâm canh cây điều gặp một số khó khăn, bất cập: Một số

diện tích điều đáng kể được nơng dân trồng với mục đích giữ đất là chính; phần lớn
nơng dân trồng điều theo kinh nghiệm của địa phương, với quan niệm cây điều là
cây của nhà nghèo nên việc đầu tư, thâm canh còn thấp so với tiềm năng năng suất
của cây điều 3-4 tấn/ha; trong quá trình ra hoa và đậu quả, sự rụng hoa và rụng quả
chiếm tỷ lệ rất lớn dẫn đến năng suất điều của nước ta thấp hơn so với các nước
khác; sâu bệnh hại điều ngày càng nghiêm trọng và các giống điều hiện đang được
trồng cho năng suất và chất lượng hạt thấp.
Với đặc điểm là cây thụ phấn chéo và hoa ra nhiều đợt khác nhau cho nên
trong mỗi chùm sẽ có hoa nở sớm, nở muộn lệch nhau hai đến ba ngày, giữa các

-1-


chùm hoa trên một cây và giữa các cây trong vườn cũng có chênh lệch thời điểm nở
hoa do đó đây là những nguyên nhân làm cho tỷ lệ đậu quả của điều không cao dẫn
đến năng suất thấp. Với vai trị thúc đẩy q trình phân hóa mầm hoa, tăng tỷ lệ
chồi ra hoa, tăng cường sức sống của hạt phấn nhằm tăng tỷ lệ đậu quả do đó GA3
và phân Solubor đã được nghiên cứu xử lý riêng rẽ trên cây điều rất có hiệu quả tuy
nhiên chưa xác định được nồng độ tối ưu. Do vậy với mục tiêu nâng cao năng suất
và chất lượng hạt điều nhằm tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, đề tài
“Ảnh hưởng kết hợp của nồng độ phân bón lá Solubor và GA3 đến năng suất,
chất lượng hạt điều PN1 trên đất đỏ và đất xám huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng
Nai” được tiến hành.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Xác định nồng độ xử lý kết hợp của phân bón lá Solubor và GA3 đến năng
suất và chất lượng hạt điều nhằm nâng cao năng suất và chất lượng hạt trên vùng
đất trồng điều huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
1.3 Yêu cầu
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài tiến hành bố trí hai thí nghiệm ngồi đồng
ruộng bao gồm:

Một thí nghiệm ảnh hưởng kết hợp của nồng độ phân bón lá Solubor và GA3
đến năng suất, chất lượng hạt điều trên đất đỏ tại xã Hưng Thịnh, huyện Trảng
Bom, tỉnh Đồng Nai;
Một thí nghiệm ảnh hưởng kết hợp của nồng độ phân bón lá Solubor và GA3
đến năng suất, chất lượng hạt điều trên đất xám tại xã Sơng Trầu, huyện Trảng
Bom, tỉnh Đồng Nai;
Ngồi ra cịn thực hiện phân tích trong phịng và đánh giá hiệu quả kinh tế.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Chỉ tập trung vào giống điều ghép PN1, vườn điều bảy năm tuổi trên đất đỏ
và đất xám. Thời gian thực hiện ngoài đồng từ tháng 8/2010 đến tháng 4/2011.

-2-


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về cây điều
2.1.1 Nguồn gốc
Điều có tên khoa học Anacardium occidentale L., ở miền Trung Việt Nam
cịn gọi là đào lộn hột có nguồn gốc từ Brazil. Điều du nhập vào miền Nam Việt
Nam từ thế kỷ 18, nhưng mãi đến năm 1975 mới chính thức là loại cây trồng có
trong danh mục, khắc phục những rừng đồi bị phá hoại do chiến tranh gây nên. Diện
tích điều từ đó tăng lên theo năm tháng và đến những năm đầu của thập kỷ 1990,
điều trở thành một loại cây công nghiệp cho giá trị kinh tế cao, vừa phủ xanh đất
trống đồi trọc vừa là loại cây xóa đói giảm nghèo. Điều Việt Nam cũng được thế
giới biết đến từ đó, có mặt trên khắp các thị trường: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Úc, Hồng
Kông, Anh, Hà Lan (Phạm Văn Nguyên, 2010).
2.1.2 Sự phân bố diện tích, năng suất và sản lượng của cây điều
Cây điều được trồng tập trung ở khu vực miền Trung trở vào phía Nam Việt
Nam và phân bố ở bốn vùng: Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây

Ngun và Đồng bằng sơng Cửu Long. Trong đó, Đơng Nam Bộ có diện tích trồng
điều lớn nhất chiếm 67,13% diện tích điều của cả nước, kế đến là Tây Nguyên
chiếm 24,39%, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sơng Cửu Long có diện
tích nhỏ nhất chiếm 8,48% (Cục Trồng Trọt, 2010).
Diện tích điều thu hoạch của Việt Nam có khuynh hướng tăng dần theo thời
gian, năm 2005 đạt 220.000 ha tăng lên 346.438 ha vào năm 2009 và năm 2010
khoảng 360.000 ha.
Theo số liệu thống kê ghi nhận, năng suất điều bình quân ở Việt Nam năm
2000 đạt 0,64 tấn/ha và đạt cao nhất là năm 2005 (1,06 tấn/ha), năm thứ hai năng

-3-


suất điều đạt trên 1 tấn/ha là 2007 (1,03 tấn/ha), nhưng sau đó lại giảm chỉ cịn 0,86
tấn/ha năm 2009, riêng năm 2010 năng suất điều đạt khoảng 1,4 tấn/ha (Cục Trồng
trọt, 2010).
Sản lượng điều Việt Nam giảm dần từ 320.000 tấn (2005) xuống còn
297.938 tấn (2009), nguyên nhân của việc giảm sản lượng là do năng suất trung
bình qua các năm giảm và do giá hạt điều thấp nên nơng dân khơng đầu tư chăm sóc
mà chỉ thu hoạch. Tuy nhiên trong năm 2010, sản lượng điều cả nước tăng lên
khoảng 504.000 tấn (Hoàng Quốc Tuấn, 2010).
Bảng 2.1 Diện tích, năng suất và sản lượng điều qua các năm 2005-2010
Năm

Diện tích

Diện tích thu hoạch

Năng suất


Sản lượng

(ha)

(ha)

(tấn/ha)

(tấn)

2005

340.000

220.000

1,06

320.000

2006

444.217

322.424

0,98

315.978


2007

441.224

301.388

1,03

311.848

2008

407.876

318.927

0,95

303.846

2009

393.290

346.438

0,86

297.938


2010

450.000

360.000

1,40

504.000

Nguồn: Cục Trồng trọt, 2010

2.1.3 Tình hình tiêu thụ và thị trường xuất khẩu chủ yếu
2.1.3.1 Tình hình tiêu thụ điều trong nước
Theo Hiệp hội điều Việt Nam (VINACAS, 2010), Việt Nam là một trong ba
nước xuất khẩu điều lớn nhất thế giới, tuy nhiên nhiều người dân Việt Nam, đặc
biệt là người dân miền Bắc hầu như chưa bao giờ nhìn thấy hạt điều, chứng tỏ các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh điều đang bỏ ngỏ thị trường trong nước.
Theo thống kê của Bộ Công thương (2009), thị trường tiêu thụ nhân hạt điều
đã qua chế biến trong nước chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 1,8-2,2% so với sản lượng nhân hạt
điều đã qua chế biến. Phần lớn sản lượng điều của Việt Nam phục vụ cho xuất khẩu.

-4-


Tại đại hội nhiệm kỳ 7 của Hiệp hội điều Việt Nam diễn ra ngày 15-5-2009
tại TP. Hồ Chí Minh, Hiệp hội đặt ra chỉ tiêu nhân điều tiêu thụ trong nước tới năm
2011 khá khiêm tốn, chiếm 2-3% sản lượng nhân điều chế biến.
2.1.3.2 Thị trường xuất khẩu điều của Việt Nam
Kể từ năm 2006, Việt Nam giành vị trí số một về xuất khẩu nhân điều, đặc

biệt đến năm 2008 với giá trị 920 triệu USD chiếm 37,56% và cao gấp 1,71 lần giá
trị xuất khẩu nhân điều của Ấn Độ (VINACAS, 2010).
Nhân điều Việt Nam thời gian qua đã xuất khẩu sang 94 thị trường và vùng
lãnh thổ, riêng trong năm 2009 giảm còn 87 thị trường, song có bảy thị trường
chính như sau: Mỹ (28%), kế đến là Trung Quốc (22%), Hà Lan (17,0%). Các thị
trường tiềm năng xuất khẩu nhân điều của Việt Nam là Ấn Độ, Thụy Sĩ, Bỉ, Na Uy
(VINACAS, 2010).
Tuy lượng xuất khẩu nhân điều của nước ta lớn nhất thế giới nhưng chủ yếu
là nhân điều thô chiếm 97,5%, nhân điều ăn liền chỉ có 2,5% là quá đơn điệu. Hơn
nữa, giá bán lại phụ thuộc quá nhiều vào bên nhập khẩu (Lễ hội quả điều vàng Bình
Phước, 2010).
2.2 Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển cây điều
2.2.1 Điều kiện khí hậu
Lượng mưa: Lượng mưa thích hợp cho cây điều là 1.000-1.500 mm/năm và
tập trung vào mùa mưa 4-6 tháng và có mùa khơ kéo dài tương đương.
Nhiệt độ: Nhiệt độ bình quân tháng là 27oC, nhiệt độ cực tiểu trong ngày từ
12-15oC, nhiệt độ cực đại trong ngày là 25-35oC. Điều có thể chịu được nhiệt độ
40oC, tuy nhiên ở nhiệt độ này trong giai đoạn phát triển quả non đôi khi cũng làm
rụng bông và quả.
Ánh sáng: Điều là cây ưa sáng, do đó nên trồng mật độ thích hợp, bảo đảm
chế độ ánh sáng đầy đủ cây mới cho năng suất cao.
Ẩm độ tương đối của khơng khí: Cây điều trổ bơng và kết hạt thuận lợi trong
điều kiện độ ẩm tương đối thấp. Nếu độ ẩm cao đều quanh năm và nhất là lúc điều

-5-


trổ bông sẽ cản trở sự mở của bao phấn, đầu nhụy khơng được thụ phấn, bơng sẽ
thối rụng. Ngồi ra độ ẩm cao sẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh làm ảnh
hưởng đến khả năng đậu quả. Những vùng trồng điều thuận lợi trên thế giới có độ

ẩm tối thiểu trung bình 46-56%, tối đa trung bình 68-77% (Phạm Văn Biên, 2005).
2.2.2 Điều kiện đất đai
Cây điều có thể trồng trên các loại đất khác nhau như: đất cát ven biển, đất
xám, đất đỏ, đất phèn. Tuy nhiên cây điều chỉ sinh trưởng tốt trên đất có thành phần
cơ giới nhẹ (cát, cát pha đến thịt nhẹ sâu và dễ thốt nước) (Hồng Chương, 1999).
2.3 Kỹ thuật canh tác cây điều
Theo Tiêu chuẩn ngành 10TCN 967:2006 Quyết định số 4097 QĐ/BNNKHCN ngày 29/12/2006:
2.3.1 Mật độ và khoảng cách trồng
Cây điều có thể trồng với khoảng cách 8 x 8 m, mật độ trồng 156 cây/ha. Ở
thời kỳ đầu có thể trồng xen trong vườn điều với các loại cây ngắn ngày khác.
2.3.2 Thời vụ trồng
Điều được trồng vào đầu mùa mưa. Thời vụ trồng điều thích hợp ở vùng
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên vào khoảng đầu tháng 6 đến cuối tháng 7, vùng
Duyên Hải Nam Trung Bộ từ tháng 9 đến tháng 10. Có thể trồng trong mùa khô nếu
chủ động được nước tưới.
2.3.3 Tạo tán và tỉa cành cây điều
Việc tạo tán được bắt đầu thực hiện từ năm thứ hai. Nên để cây điều chỉ có
một thân chính, để lại các cành cấp một cách mặt đất từ 50 cm trở lên, phân bố đều
trên thân chính và các hướng để tạo tán hình mâm xơi.
Cần thường xun tỉa bỏ những cành nằm phía trong tán, cành bị che bóng,
cành nhiễm sâu bệnh và cành vượt. Các cành lá sau khi tỉa bỏ cần được dọn khỏi
vườn cây. Trong thời kỳ khai thác cần tỉa cành hai lần trong năm kết hợp với dọn
vườn, làm cỏ và bón phân (Phạm Văn Biên, 2005).

-6-


2.3.4 Bón phân
Thời kỳ khai thác của vườn điều ghép được tính từ năm thứ ba trở đi, giai
đoạn này cây điều thường phát triển hai đợt lá/năm. Lượng phân vơ cơ khuyến cáo

được trình bày ở Bảng 2.2, thơng thường mỗi năm bón phân vơ cơ hai lần (Tiêu
chuẩn ngành 10TCN 967:2006 Quyết định số 4097 QĐ/BNN-KHCN ngày
29/12/2006).
Bảng 2.2 Lượng phân vô cơ khuyến cáo cho cây điều ở thời kỳ khai thác
Tuổi cây

Lần

(năm)

bón

3

Lượng dưỡng chất

Lượng phân bón thương mại

(g/cây)

(g/cây)

N

P2O5

K2O

Urê


Super lân

Clorua kali

1

300

225

90

650

1.400

150

2

200

0

150

430

0


250

4-7

Mỗi năm tăng thêm 20-30 % lượng phân bón tùy theo mức tăng năng suất

>8

Điều chỉnh lượng phân bón theo tình trạng và năng suất của vườn cây
Ở Ấn Độ, trong những năm 1991-1993, các nghiên cứu về hiệu quả của

việc sử dụng phân bón lá có chứa urê và endosulfan đến sự hình thành chồi hoa và
sinh trưởng trên điều sáu năm tuổi cho thấy bón theo công thức N: P2O5: K2O là
500: 250: 250 g/cây + 0,15% endosulfan + 4% urê cho năng suất cao nhất có ý
nghĩa thống kê so với các nghiệm thức bón urê ở mức thấp (2%, 3%). Số lượng
hạt/cây, số lượng chùm hoa/cây cao hơn so với các nghiệm thức khác. Nghiên cứu
mức hấp thu urê qua lá ở điều ba tháng tuổi cho thấy hấp thu qua lá phụ thuộc vào
bề mặt lá, tuổi lá, thời gian phun trong ngày và lượng phun. Phun trực tiếp urê ở
nồng độ 0,05% vào bề mặt lá non có thời gian hấp thu là bảy ngày, cho kết quả cây
sinh trưởng tốt.
Nghiên cứu ở Tanzania cho thấy bón sulphur cho điều, làm tăng quả và hạt,
kiểm soát được một số bệnh hại điều (Sijaona và Shomari, 1987) (trích dẫn bởi
Nguyễn Thu Hồng, 1999). Bón sulphate đồng với lượng nhỏ có thể chống được
bệnh xì mủ thân điều (Gupta, 1993) (trích dẫn bởi Nguyễn Thu Hồng, 1999).

-7-


Nair và ctv (1973) ghi nhận được hàm lượng N trong lá thấp nhất ở cuối
thời kì mang quả từ tháng 4 đến tháng 6, và đạt cao nhất vào tháng 12. Sau khi ra

hoa ở tháng 1, hàm lượng N giảm và đạt thấp nhất vào tháng 4. Hàm lượng P trong
lá đạt cực đại ở tháng có sự tăng trưởng ổn định là vào tháng 12. Hàm lượng K thấp
nhất ở tháng 8 và sau đó tăng ổn định. Ghose và Bose (1986) xác định được sự tập
trung N trong lá và chồi vào tháng 12 và thấp nhất vào tháng 4 ở những nghiệm
thức có bón phân.
Phân tích mơ lá biểu hiện ở hàm lượng chất khống, khơng có sự khác biệt
giữa phần trên và dưới của cây. Mức độ hoàn chỉnh tăng trưởng lá theo mùa có ý
nghĩa thống kê ở hàm lượng N, P và K cao hơn trong thời kì sau đậu quả so với
trước khi quả đậu (Konrad, 1982), Falada (1978) ghi nhận được sự tăng trưởng cực
đại của cây khi tập trung hàm lượng dinh dưỡng trong lá đạt 0,32; 0,176; 0,088;
1,24; 0,118 và 0,07 % đối với K, Ca, Mg, N, P và S.
Nhìn chung nhu cầu dinh dưỡng của cây là rất cần thiết. Đa số các nghiên
cứu ở nước ngồi đã cho thấy bón bổ sung một số ngun tố vi lượng đều cho năng
suất tăng. Trong giai đoạn sinh trưởng nên bón tăng lượng N, trong thời kỳ phân
hố mầm hoa nên bón tăng lượng phân K, giai đoạn ra hoa kết quả, phát triển quả
nên bổ sung các nguyên tố vi lượng và sử dụng các chất điều hịa sinh trưởng và
phân bón lá để nâng cao năng suất điều.
Mức độ sinh trưởng vườn cây, thời kỳ sinh trưởng liên quan đến quá trình
ra hoa và đậu quả. Ở những vườn có đầu tư thâm canh, cho năng suất cao hơn so
với vườn khơng có đầu tư. Đối với cây điều có sự tương quan chặt chẽ giữa sinh
trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực, cho nên kỹ thuật thâm canh có ảnh
hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng điều.
Những kết quả nghiên cứu ở các trạm nghiên cứu của I.F.A.C ở Malagasy, ở
trạm nghiên cứu Nam Nachingwea (Tanzania), ở các trạm nghiên cứu điều của Ấn
Độ và ở Pacajus (Brazil) đã cho thấy cây điều phản ứng tốt với việc bón phân, đặc
biệt với N và P. Trong khi với K, các kết quả khơng rõ hoặc khơng có, cịn với Ca
lại có tác động xấu tới cây do điều ưa thích đất có độ axít yếu.
-8-



×