Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT QUÁ LIỀU LƯỢNG TRONG CANH TÁC RAU TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.98 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******

NGUYỄN THỊ MỸ LỆ

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ
DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT QUÁ LIỀU LƯỢNG
TRONG CANH TÁC RAU TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******

NGUYỄN THỊ MỸ LỆ

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ
DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT QUÁ LIỀU LƯỢNG
TRONG CANH TÁC RAU TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số

: 60.31.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP



Hướng dẫn khoa học
Ts. NGUYỄN VĂN NGÃI

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11/2011


PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT QUÁ LIỀU LƯỢNG TRONG CANH TÁC RAU TẠI
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

NGUYỄN THỊ MỸ LỆ

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

TS. Lê Quang Thông
Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh

2. Thư ký:

TS. Nguyễn Ngọc Thùy
Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh

3. Phản biện 1:

TS. Trần Đắc Dân
Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh

4. Phản biện 2:


TS. Nguyễn Tấn Khuyên
Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh

5. Ủy viên:

TS. Nguyễn Hữu Dũng
Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ MỸ LỆ
2. Nam, nữ: Nữ
3.Ngày sinh: 01 tháng 4 năm 1982
4. Nơi sinh: Tỉnh Quảng Bình
5. Nguyên quán: xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
6. Tốt nghiệp PTTH tại Trường Trung học phổ thông Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình
Dương.
7. Tốt nghiệp Đại học ngành Phát triển nông thôn và khuyến nông, hệ chính quy, tại
trường Đại học Nông Lâm, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2006.
8. Tháng 9 năm 2008 theo học cao học ngành kinh tế nông nghiệp tại Trường Đại
học Nông lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
9. Địa chỉ liên lạc: 6/14 KP Tân Quý, phường Đông Hòa, Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình
Dương.
Điện thoại: 0919255265
Email:

ii



LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật quá liều lượng trong canh tác rau tại thành phố Biên Hòa” là công
trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực được
thu thập từ điều tra thực tế ở địa phương.
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2011
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mỹ Lệ

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, hoàn thành nghiên cứu này, tôi xin chân thành cảm
ơn Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Phòng Sau Đại Học, Khoa Kinh
Tế và quý Thầy, Cô trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại
trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy hướng dẫn khoa học - Tiến sĩ
Nguyễn Văn Ngãi, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này,
tôi vô cùng biết ơn và trân trọng những ý kiến quý báu Thầy đã giúp tôi trong suốt
thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Phòng chức năng của thành phố Biên Hòa và
các Hộ nông dân tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thu thập các số liệu
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2011
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Mỹ Lệ

iv


TÓM TẮT
Đề tài “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật quá liều lượng trong canh tác rau tại thành phố Biên Hòa” được tiến
hành tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Thời gian thực hiện từ tháng 11/2010
đến tháng 11/2011. Mục tiêu chính là đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử
dụng thuốc BVTV quá liều lượng trong canh tác rau và đề xuất một số giải pháp
nhằm khắc phục tình trạng đó.
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích hiện trạng sử dụng
thuốc BVTV không an toàn, phương pháp kinh tế lượng để phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc quá liều trong canh tác rau. Số liệu nghiên cứu
được thu thập từ 70 hộ trồng rau tại 4 phường, xã của thành phố Biên Hòa.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các hô trồng rau đều vi phạm về quy tắc 4 đúng
trong canh tác rau, các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc quá liều lượng là:
trình độ học vấn, diện tích/ lao động, số năm kinh nghiệm và nhà lưới.

v


ABSTRACT
The thesis: “Impact of the factors on determining decision of overdose
chemical using for vegetable production in Bien Hoa City”. During the period from
November 2010 to November 2011. The main objectives of research was to
Analyze impact of factors effecting to using unsafe pesticides in vegetables
cultivating and to give solutions.

Research used descriptive statistics method and economictric method.
Descriptive method indicator was used to analyze present condition of using unsafe
pesticides in vegetables cultivating. Economictric method to analyze impact of
factors effecting to unsafe use of chemicals for vegetable production . Research data
was collected from 70 vegetable households in Bien Hoa city.
Research result showed that all vegetable production households broke 4
right in using chemicals for vegetable production. The factors determining decision
of unsafe chemical using

for vegetable production are: education, net house,

seniority, area/ labor.

vi


MỤC LỤC
Trang

Trang tựa
Trang chuẩn y ......................................................................................................... i
Lý lịch cá nhân ......................................................................................................ii
Tóm tắt................................................................................................................... v
Abstract................................................................................................................. vi
Mục lục ................................................................................................................vii
Danh sách các chữ viết tắt ..................................................................................... x
Danh sách các hình ............................................................................................... xi
Danh sách các bảng .............................................................................................xii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1.Sự cần thiết của đề tài ......................................................................................................... 1

2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.......................................................................................... 3
3.Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................... 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 3
Chương 1 TỔNG QUAN ............................................................................................. 4
1.1. Tổng quan về tài liệu ...................................................................................................... 4
1.1.1.Tình hình sản xuất rau trong nước ........................................................................ 4
1.1.2.Tình hình sản xuất rau trên thế giới ...................................................................... 8
1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ............................................................................... 10
1.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của thành phố Biên Hòa........ 10
1.2.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội thành phố Biên Hòa ............................................. 12
1.3. Tổng quan về tình hình sản xuất rau tại thành phố Biên Hòa ................................. 13
1.4. Tổng quan về những nghiên cứu trước đây ............................................................... 14

vii


Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 16
2.1. Cơ sở lý thuyết và các khái niệm cơ bản liên quan trong quá trình phân tích đề
tài ..................................................................................................................................... 16
2.1.1. Các khái niệm có liên quan về thuốc bảo vệ thực vật ........................................ 16
2.1.1.1. Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật..................................................................... 16
2.1.1.2.Tầm quan trọng của việc nghiên cứu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật .............. 16
2.1.1.3. Khái niệm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và không an toàn trên cây
rau.................................................................................................................... 17
2.1.1.4. Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đến con người và môi trường ................... 18
2.1.1.5. Khái niệm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ................................................ 19
2.1.2. Lý thuyết về kiến thức nông nghiệp................................................................... 19
2.1.3. Lý thuyết về rủi ro khi ứng dụng công nghệ mới .............................................. 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 21

2.2.1. Nguồn thông tin, phương pháp và công cụ thu thập thông tin........................... 21
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu ............................................................ 22
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................. 22
2.3. Mô hình nghiên cứu...................................................................................................... 22
2.3.1. Cơ sở lựa chọn mô hình ..................................................................................... 22
2.3.2. Cơ sở lựa chọn các biến ..................................................................................... 25
2.3.3. Đánh giá và kiểm định ý nghĩa thống kê mô hình logit ..................................... 28
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 30
3.1 Đặc điểm của những hộ trồng rau ................................................................................ 30
3.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội và kỹ thuật canh tác của người được phỏng vấn ......... 30
3.1.2 Đặc điểm ngành nghề .......................................................................................... 33
3.1.3 Tham gia tập huấn khuyến nông ......................................................................... 34
3.2 Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trên rau tại thành phố Biên Hòa......................... 35
3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc BVTV quá liều của các
hộ trồng rau. ................................................................................................................... 40
3.3.1 Đánh giá sự phù hợp của mô hình....................................................................... 41

viii


3.3.2 Tác động biên của các yếu tố lên xác xuất phun thuốc trừ sâu vượt liều ........... 45
3.3.3 Kết luận từ mô hình logit .................................................................................... 46
3.4 Những tồn tại trong việc sử dụng thuốc BVTV khi sản xuất rau ........................... 47
3.5 Giải pháp để sử dụng thuốc BVTV an toàn................................................................ 49
3.5.1 Giải pháp về công tác quản lý ............................................................................. 49
3.5.2 Giải pháp về kỹ thuật .......................................................................................... 50
3.5.3 Giải pháp về tuyên truyền và huấn luyện ............................................................ 51
3.5.4 Giải pháp về nguồn vốn ...................................................................................... 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 53
1.Kết luận .............................................................................................................................. 53

2.Kiến nghị ............................................................................................................................ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 55
PHỤ LỤC

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

ĐKTN

Điều kiện tự nhiên

KT - XH

Kinh tế - xã hội

HTX

Hợp tác xã

RAT

Rau an toàn

MLR (Maximum Level Residues)


Dư lượng tối đa cho phép

NS

Năng suất

DT

Diện tích

a.i (active ingredient)

Hoạt chất thuốc

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang

Hình 1.1. Lượng thuốc BVTV nhập khẩu qua các năm ............................................. 6
Hình 1.2. So sánh tốc độ tăng diện tích đất trồng rau của một số quốc gia .............. 9
Hình 1.3. Bản đồ hành chính thành phố Biên Hòa .................................................. 11
Hình 3.1. Trình độ học vấn của người trồng rau ...................................................... 31
Hình 3.2. Tỉ lệ trồng rau trong nhà lưới so với các phương thức khác .................... 34

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1. Diện tích và sản lượng rau của Việt Nam giai đoạn 1991- 2009 ..... 5 
Bảng 1.2. Mức độ sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam.................... 6 
Bảng 1.3. Tình hình ngộ độc thực phẩm ở nước ta từ năm 1999 - 2009.......... 7 
Bảng 1.4. Thống kê tốc độ tăng diện tích và năng suất trồng rau, giai đoạn
1982- 2002 ...................................................................................... 8 
Bảng 1.5. Kết quả thanh, kiểm tra tình hình sử dụng thuốc BVTV trên rau
màu tại tỉnh Đồng Nai ................................................................... 14 
Bảng 3.1. Diện tích đất của hộ nông dân được phỏng vấn ở thành phố Biên
Hòa ................................................................................................ 31 
Bảng 3.2. Đặc điểm hộ trồng rau .................................................................... 32 
Bảng 3.3. Lý do lựa chọn nghề trồng rau và phương pháp trồng rau............ 33 
Bảng 3.4. Những loại cây trồng chính ............................................................ 34 
Bảng 3.5. Tham gia lớp tập huấn khuyến nông của các hộ trồng rau ............ 35 
Bảng 3.6. Danh sách thuốc BVTV được sử dụng trong trồng rau tại địa bàn 37 
Bảng 3.7. Cơ sở để người dân trồng rau sử dụng thuốc hóa học ................... 38 
Bảng 3.8. Liều lượng thuốc BVTV ................................................................ 39 
Bảng 3.9. Thời gian cách ly trước khi thu hoạch ........................................... 40 
Bảng 3.10. Kết quả phân tích 3 mô hình logit ................................................ 41 
Bảng 3.11. Hệ số tác động biên của một vài yếu tố trong mô hình logit ....... 45 
Bảng 3.12. Ước lượng xác suất sử dụng thuốc trừ sâu vượt liều theo tác động
biên lên từng yếu tố....................................................................... 45 

xii


MỞ ĐẦU
1.


Sự cần thiết của đề tài
Nông nghiệp nước ta chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Khi nền nông nghiệp càng phát triển, đi vào thâm canh, sản xuất hàng hoá thì vai trò
của công tác bảo vệ thực vật, đặc biệt là việc sử dụng thuốc BVTV ngày càng quan
trọng đối với sản xuất. Thuốc BVTV đã góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển
của sâu bệnh, ngăn chặn và dập tắt các đợt dịch bệnh trên phạm vi lớn, bảo đảm
được năng suất cây trồng, giảm thiểu thiệt hại cho nông dân. Tuy nhiên, những năm
gần đây việc sử dụng thuốc BVTV trong thâm canh sản xuất, đặc biệt trong thâm
canh rau màu có xu hướng gia tăng cả về chất lượng lẫn chủng loại. Một thực tế
hiện nay là việc sử dụng thuốc BVTV tràn lan, không thể kiểm soát đã và đang gây
ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước, không khí, sức khoẻ con người và môi
trường sinh thái.
Rau là thức ăn hàng ngày và rất cần thiết cho cơ thể con người, nó cung cấp
các chất dinh dưỡng, khoáng chất và chất xơ trong bữa ăn của mọi người dân. Cùng
với sự phát triển của xã hội, đòi hỏi nhu cầu rau không những ngày càng tăng về số
lượng mà còn đòi hỏi nghiêm ngặt về chất lượng, an toàn. Tuy nhiên, trong quá
trình sản xuất rau hiện nay, người nông dân thường chú trọng đến năng suất và sản
lượng rau nên sử dụng nhiều các hợp chất hoá học để phòng trừ sâu bệnh, đây chính
là một trong những nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước, đất nông nghiệp, gây
ảnh hưởng tới chất lượng của cây trồng, đặc biệt tác động xấu đến sức khoẻ của con
người thông qua ăn uống. Tình trạng ngộ độc cấp tính do người tiêu dùng vô tình sử
dụng rau, thực phẩm nhiễm thuốc BVTV thường xuyên xảy ra. Ngoài ra, những
nguy hại tiềm ẩn như sự ô nhiễm môi trường nước, mạch nước ngầm, đất trồng trọt,
sự mất cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp từ việc lạm dụng thuốc BVTV trong bảo

1


vệ cây trồng là điều có khả năng xảy ra. Sự ngộ độc thức ăn từ rau xanh có xu

hướng ngày một gia tăng. Một số nguyên nhân được ghi nhận là lượng tồn dư của
thuốc BVTV, hàm lượng kim loại nặng, hàm lượng nitrat và vi sinh vật gây bệnh
đường ruột trong nông sản và rau xanh vượt mức quy định. Trong những năm gần
đây tình hình ngộ độc thuốc BVTV xảy ra rất nghiêm trọng, Cục y tế dự phòng và
môi trường cho biết trong năm 2009 có 4.515 người bị nhiễm độc thuốc BVTV làm
chết 138 người nên vấn đề an toàn thực phẩm đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của
người dân và các cơ quan hữu trách.
Thành phố Biên Hòa là một trong những vùng có diện tích canh tác rau khá
lớn, cung cấp rau tươi các loại cho nhu cầu trong và ngoài tỉnh.Thực tế, trong
những năm gần đây, thành phố đã chú trọng thực hiện chương trình phát triển rau an
toàn, huấn luyện và tực hiện chương trình IPM, hướng dẫn nông dân biết cách
phòng trừ tổng hợp và sử dụng thuốc BVTV an toàn theo nguyên tắc “4 đúng”
nhằm để tạo ra được những sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng. Nhưng vì rau xanh có nguồn tiêu thụ và có giá cao ổn
định, vì mục tiêu lợi nhuận và để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nên người
trồng rau chỉ chú trọng đến năng suất mà chưa chú trọng đến chất lượng sản phẩm,
do tính tự giác của người sản xuất thấp, kỹ thuật canh tác của nông dân trồng rau
phần lớn theo tập quán và kinh nghiệm lưu truyền… do đó, vẫn còn tình trạng
người trồng rau đã chỉ chú trọng đến biện pháp hóa học để bảo vệ cây trồng, sử
dụng hoá chất bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ) không tuân thủ theo các
nguyên tắc: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian cách ly... Vì thế đã tạo ra
những sản phẩm rau kém chất lượng, dư lượng thuốc BVTV tồn dư cao gây ảnh
hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, làm mất lòng tin của người tiêu dùng vào
sản phẩm rau trên thị trường.
Đề tài “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật quá liều lượng trong canh tác rau trên địa bàn thành phố Biên Hòa” nhằm đánh
giá được thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người nông dân trồng rau
trên địa bàn TP. Biên Hòa, cũng như mức độ và quy trình sử dụng thuốc bảo vệ

2



thực vật. Qua đó xác định những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật quá liều của người dân và đề xuất những giải pháp chủ yếu để thành
phố có chính sách thích hợp giúp người trồng rau sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp
lý, an toàn cho người tiêu dùng, giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau và
sản xuất rau an toàn, bền vững.
2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu tổng thể
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử thuốc bảo vệ thực vật quá liều
lượng trong canh tác rau tại Thành phố Biên Hòa. Từ đó, đề xuất giải pháp để sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn cho người tiêu dùng và sản xuất rau an toàn, bền
vững.
Mục tiêu cụ thể
(i) Mô tả thực trạng trồng rau và đánh giá thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật trong canh tác rau tại Thành phố Biên Hòa.
(ii) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
không đúng liều trong canh tác rau trên địa bàn thành phố.
(iii) Đề xuất những giải pháp cụ thể trong canh tác rau để có chính sách thích
hợp giúp người trồng rau sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, an toàn cho người
tiêu dùng, giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và sản xuất rau theo hướng an toàn.
3.

Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng

thuốc bảo vệ thực vật không an toàn trong canh tác rau tại thành phố Biên Hòa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Hiện nay tại thành phố Biên Hòa trồng rất nhiều loại rau. Tuy nhiên, rau ăn lá
được trồng phổ biến và có tần suất sâu hại xuất hiện nhiều. Vì vậy, luận văn chỉ tiến
hành thực hiện khảo sát trên phạm vi các hộ trồng rau ăn lá theo mô hình hộ nông
dân tại Thành phố Biên Hòa.

3


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về tài liệu
1.1.1.Tình hình sản xuất rau trong nước
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), đến năm
2009 cả nước có 400.000 ha rau, sản lượng 6 triệu tấn/năm với tiềm năng rất lớn về
xuất khẩu.
Tuy nhiên, do thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam vẫn ở quy mô
nhỏ lẻ, thủ công trong thu hoạch, chế biến, tiêu thụ. Hầu hết các địa phương đều
chưa có quy hoạch cụ thể tạo thuận lợi cho việc tích tụ đất, lập trang trại để tạo ra
được các vùng sản xuất lớn, tập trung, chuyên canh cho rau, sản xuất hàng hoá, tạo
sản lượng lớn ổn định, chất lượng cao... đáp ứng yêu cầu thị trường cho xuất khẩu.
Quy mô nhỏ lẻ, chưa thành sản xuất hàng hóa. Cho tới nay, sản xuất của người
nông dân vẫn chủ yếu theo kinh nghiệm và phương pháp truyền thống, dựa chủ yếu
vào khai thác lợi thế tự nhiên, theo mùa vụ nên vào thời kỳ cao điểm của các mùa
vụ (mùa đông với rau, mùa hè với quả) thì lượng hàng hoá tập trung quá cao, không
tiêu thụ nhanh thì thua lỗ nặng, nhưng trái vụ thì hầu như không có, không tạo được
sản lượng đủ lớn. Sản xuất chủ yếu vẫn theo quy mô hộ gia đình, với mỗi hộ từ 200
- 300 m2 cho rau. Quy mô sản xuất quá nhỏ bé khiến cho sản lượng hàng hóa không
nhiều (quy mô sản xuất của Thái Lan là 5-10 ha/hộ, còn của Australia là 40-50

ha/hộ). Hạ tầng cơ sở cho sản xuất rau vừa yếu, thiếu, lại không đồng bộ, thường
phải sử dụng chung với sản xuất cây lương thực và cây công nghiệp nên rất khó
đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

4


Bảng 1.1. Diện tích và sản lượng rau của Việt Nam giai đoạn 1991- 2009
Năm

Diện tích (1000 ha)

Sản lượng (1000 tấn)

1991

197,5

3213,4

1992

202,7

3304,7

1993

291,9


3483,5

1994

303,4

3793,6

1995

328,3

4155,4

1996

360,0

4706,9

1997

377,0

4969,9

1998

411,7


5236,6

1999

459,1

5792,2

2000

464,6

5732,1

2001

514,6

6777,6

2002

560,6

7485,0

2003

577,8


8183,8

2004

605,9

8876,8

2005

NA

NA

2006

644,0

9653,0

2007

NA

NA

2008

NA


NA

2009

400

6000
Nguồn: Bộ nông nghiệp và PTNT

5


Bảng 1.2. Mức độ sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam
Khoản mục

1991

2000

Diện tích đất canh tác (triệu ha)

9

10,5

Lượng thuốc bình quân trên 1 ha (kg)

0,5

1,05


- Thuốc trừ sâu

83,3

45

- Thuốc trừ bệnh

9,5

22,54

- Thuốc trừ cỏ

4,1

32,03

Nhóm thuốc (%)
Trong đó:

Nguồn:Lê Văn Khoa, Trần Thiện Cường,Nguyễn Quốc Việt, Võ Văn Minh (2003)

Nguồn: Bộ NN&PTNT

Hình 1.1. Lượng thuốc BVTV nhập khẩu qua các năm
Nhu cầu sử dụng thuốc BVTV ngày càng gia tăng, những năm 1990 lượng
thuốc sử dụng bình quân khoảng 0,5kg a.i/ ha, từ năm 2000 lượng thuốc bình quân
1kg a.i/ha, đến nay là 1,4kg a.i/ha. Lượng thuốc tiêu thụ qua các năm đều tăng, do

nhiều nguồn hàng, mạng lưới lưu thông quá rộng đã gây khó khăn cho công tác
quản lý, có quá nhiều tên thuốc nên người sử dụng khó lựa chọn được thuốc tốt,

6


tình trạng lạm dụng thuốc, tư tưởng ỷ lại vào biện pháp hóa học đã dể lại những hậu
quả xấu cho sản xuất và sức khỏe con người.
Tình trạng sử dụng thuốc BVTV tràn lan, quá liều lượng, không hợp lý và lưu
thông tùy tiện các loại hóa chất trong nông nghiệp nhất là ở những vùng sản xuất
rau đã dẫn đến tình trạng ngộ độc tràn lan trên phạm vi cả nước.
Bảng 1.3. Tình hình ngộ độc thực phẩm ở nước ta từ năm 1999 - 2009
Năm

Số vụ ngộ độc

Số nạn nhân

Số người tử vong

1999

327

7576

71

2000


213

4233

59

2001

245

3901

63

2002

218

4984

71

2003

238

6428

37


2004

145

3584

41

2005

144

4304

53

2006

190

6600

52

2007

179

5000


31

2008

205

7828

61

2009

73

3599

15

Nguồn: Cục vệ sinh ATTP, Bộ y tế
Theo thống kê của Cục Vệ sinh ATTP, Bộ Y tế(2009) trong số các nguyên
nhân gây ngộ độc thực phẩm thì nguyên nhân do ngộ độc hóa chất BVTV chiếm
23%, như vậy hàng năm số người bị ngộ độc hóa chất BVTV lên đến hàng ngàn
người gây tổn thất lớn cho xã hội.

7


1.1.2.Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Diện tích trồng rau trên thế giới hiện nay đang tăng nhanh, cao hơn tốc độ tăng
diện tích các giống cây trồng khác. Nguyên nhân là do người nông dân chuyển một

phần diện tích trồng ngũ cốc và cây lấy sợi sang trồng rau(FAO STAT, 2006)
Điển hình như ở Trung Quốc, diện tích đất trồng rau tăng rất ấn tượng, ngang
với tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này, đạt mức trung bình 6%/năm trong suốt
20 năm qua. Trong khi đó, các nước đang phát triển ở châu Á và một số quốc gia
phát triển khác có tốc độ tăng chậm hơn, đạt mức 3%/năm. Tính chung trên toàn thế
giới, diện tích đất trồng rau hiện đang tăng 2,8%/năm.
Bảng 1.4. Thống kê tốc độ tăng diện tích và năng suất trồng rau, giai đoạn 19822002
ĐVT: %/năm
Quốc gia và nhóm nước

Diện tích

Năng suất

Brazil

0,77

2,57

Trung Quốc

5,93

1,24

Ấn Độ

2,46


1,44

Sub-Saharan Africa

1,83

0,53

Các nước đang phát triển ở Châu Á

3,86

1,73

Châu Mỹ Latinh &Caribbean

0,24

1,38

Các nước phát triển

3,30

1,05

Các nước đang phát triển

1,19


1,70

Toàn thế giới

2,80

1,18

Nguồn: FAO STAT, số liệu năm 2006 (C.Clavero phân tích)

8


Nguồn: FAO STAT, số liệu năm 2006
Hình 1.2 So sánh tốc độ tăng diện tích đất trồng rau của một số quốc gia
Nền kinh tế của thế giới hiện nay đang phát triển với tốc độ tăng trưởng cao để
đạt mục tiêu là tạo mức cân bằng mới, với sự ổn định thị trường trên toàn cầu. Cùng
với sự phát triển kinh tế đã kéo theo hàng loạt các vấn đề có liên quan đến môi
trường xung quanh. Do sự phát triển mạnh mẽ của đô thị và công nghiệp cũng như
sự gia tăng lượng phân hóa học, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp đã gây ô nhiễm
môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Trong những năm gần đây các tổ
chức quốc tế như Nông lương(FAO), y tế thế giới (WHO), và các tổ chức về môi
trường đã đưa ra các khuyến cáo hạn chế việc sử dụng hóa chất nhân tạo vào nông
nghiệp, xây dựng các quy trình sản xuất theo công nghệ sạch, công nghệ sinh học,
công nghệ sử dụng nguồn năng lượng tái tạo… Chính vì vậy, từ quy trình công
nghệ sản xuất rau truyền thống, các nước này đã cải tiến công nghệ sản xuất rau an
toàn và được phát triển mạnh, ngày càng được phỗ biến rộng rãi trên thế giới. Ở các
nước phát triển công nghệ sản xuất rau được hoàn thiện ở trình độ cao. Sản xuất rau
an toàn trong nhà lưới, nhà kính, trong dung dịch đã trở nên quen thuộc. Phần lớn


9


các loại rau quả trên thị trường đều có thể sản xuất theo quy trình rau an toàn. Vì
vậy rau an toàn là nhu cầu không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày ở các nước
này. Những năm gần đây một số nước như Singapo, Thái Lan, Hồng Công...cũng đã
phát triển mạnh trong công nghệ sản xuất RAT để phục vụ cho nhu cầu nội địa và
xuất khẩu. Ở Đức có hàng ngàn cửa hàng bán “rau xanh sinh thái”, và “trái cây sinh
thái” để phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng.
1.1.3. Tình hình sản xuất và sử dụng thuôc BVTV trên thế giới
Ở thập kỷ 80 lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở các nước như:
Indonesia, Srilanca, Philipin đã gia tăng hơn 10% hàng năm. Tổ chức y tế thế giới
đã ước tính rằng mỗi năm có 3% lao động nông nghiệp ở các nước đang phát triển
bị nhiễm độc thuốc BVTV. Trong thập kỷ 90 ở Châu Phi hàng năm có khoảng 11
triệu trường hợp bị ngộ độc. Ở Malaisia hàng năm có 7% nông dân bị ngộ độc hàng
năm, 15% người bị ngộ độc thuốc BVTV ít nhất một lần trong đời.
Trong 10 năm trở lại đây tổng lượng thuốc BVTV tiêu thụ trên thế giới có xu
hướng giảm nhưng giá trị của thuốc tang không ngừng. Nhiều loại thuốc cũ giá rẻ
dùng với lượng lớn gây độc hại tới môi trường đã được thay thế dần bằng các loại
thuốc mới, hiệu quả hơn, an toàn hơn và dùng ít hơn nhưng giá thành lại cao.
1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của thành phố Biên Hòa
Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Biên Hòa là thành phố loại II, là trung tâm kinh tế chính trị của Đồng Nai, có vị
trí nằm ở phía tây của tỉnh với 26 đơn vị hành chính. Tổng diện tích là 15508,57 ha,
chiếm 2,63 % diện tích tự nhiên của tỉnh, mật độ dân số trung bình 3430 người/ km2
 Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu
 Phí Đông giáp huyện Trảng Bom
 Phía Nam giáp huyện Long Thành

 Phía Tây giáp huyện Dĩ An, huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương và Quận 9, Thành
phố Hồ Chí Minh

10


Thành phố Biên Hòa nằm hai bên bờ sông Đồng Nai, giáp quận 9, Thành phố Hồ
Chí Minh, Biên Hòa có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, an
ninh – quốc phòng của Đồng Nai và vùng Đông Nam Bộ.

Hình 1.3 Bản đồ hành chính thành phố Biên Hòa
Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Khí hậu: thành phố Biên Hòa nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với
các đặc trưng của khí hậu Đông nam bộ, đặc điểm nắng nhiều, mưa tập trung theo
mùa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và thường hết sớm hơn miền tây
nam bộ, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Thủy văn: chế độ thủy văn của sông Đồng Nai ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống
kênh rạch trong khu vực. Đoạn sông Đồng Nai qua thành phố Biên hòa khoảng
10km phân thành 6 nhóm phụ tạo nên cù lao Hiệp Hòa. Sông Đồng Nai là nguồn
nước mặt lớn cung cấp nước ngọt cho thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình
Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu. Ngoài sông Đồng Nai trên địa bàn thành phố Biên Hòa
còn có hệ thống các sông, suối, rạch và ao, hồ khác chủ yếu tiêu thoát nước cho
mùa mưa.

11


×