Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

SO SÁNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CỦA KẼM VÔ CƠ VÀ HỮU CƠ TRONG THỨC ĂN THỰC NGHIỆM CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) GIỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.21 KB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
********

NGUYỄN THÚY HẰNG

SO SÁNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CỦA KẼM VÔ CƠ VÀ HỮU
CƠ TRONG THỨC ĂN THỰC NGHIỆM CỦA CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus) GIỐNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
********

NGUYỄN THÚY HẰNG

SO SÁNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CỦA KẼM VÔ CƠ VÀ HỮU
CƠ TRONG THỨC ĂN THỰC NGHIỆM CỦA CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus) GIỐNG

Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản
Mã số

: 606270


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Hướng dẫn Khoa học:
1. PGS.TS LÊ THANH HÙNG
2. TS. PHẠM MINH ANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/2011
i


SO SÁNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CỦA KẼM VÔ CƠ VÀ HỮU CƠ TRONG
THỨC ĂN THỰC NGHIỆM CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)
GIỐNG
NGUYỄN THÚY HẰNG

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

PGS.TS. DƯƠNG THANH LIÊM
Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM

2. Thư ký:

TS. NGUYỄN HỮU THỊNH
Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM

3. Phản biện 1:

TS. NGUYỄN NHƯ TRÍ
Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM


4. Phản biện 2:

PGS.TS. NGUYỄN NGỌC TUÂN
Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM

5. Ủy viên:

PGS.TS. LÊ THANH HÙNG
Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

ii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Nguyễn Thúy Hằng sinh ngày 18 tháng 01 năm 1984
Nơi sinh: xã Long Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Cha: Ông Nguyễn Tấn Bửu
Mẹ:

Bà Nguyễn Thị Thúy

Tốt nghiệp Tú tài tại Trường Trung học phổ thông Tam Bình, tỉnh Tiền
Giang năm 2002.
Tốt nghiệp Đại học ngành Nuôi trồng thủy sản, hệ chính qui tại Đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh niên khóa 2003 – 2007.
Sau khi tốt nghiệp tôi theo học chương trình cao học ngành Nuôi trồng thủy

sản tại Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 9 năm 2008.
Tình trạng gia đình: độc thân
Địa chỉ liên lạc: 48/5B Khu phố 10, tổ 48, phường Tân Chánh Hiệp, quận
12, thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0983.774.718
Email:

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Nguyễn Thúy Hằng

iv


LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi kính gửi lời cảm ơn đến:
-

Quý Thầy Cô trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã truyền
đạt và hỗ trợ kiến thức cho tôi suốt thời gian học tại trường.

-

PGS.TS Lê Thanh Hùng đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn

thành tốt luận văn Thạc sĩ này.

-

TS. Ooi Ei Lin đã cho phép tôi thực tập tại trung tâm nghiên cứu thủy sản
Novus và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm việc tại trung tâm.

-

TS. Phạm Minh Anh và các anh chị trong trung tâm nghiên cứu thủy sản
Novus đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực tập tại
đây.

-

Quý Thầy Cô khoa thủy sản trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học
tập cũng như làm luận văn tốt nghiệp.

-

Gia đình, bạn bè và tập thể lớp cao học thủy sản khóa 2008 đã luôn động
viên, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt chương trình học cũng như quyển luận văn
này.

v


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “So sánh hiệu quả sử dụng của kẽm vô cơ và hữu cơ

trong thức ăn thực nghiệm của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống”
được tiến hành tại trung tâm nghiên cứu Novus trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ
Chí Minh, thời gian từ tháng 4/2010 đến tháng 10/2010. Thí nghiệm được bố trí
theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, trên hai hệ thống tuần hoàn, mỗi hệ thống
gồm 24 bể composite thể tích 250 lít/bể. Trong thí nghiệm này, 8 khẩu phần ăn
được thiết lập cùng mức protein (32%) và năng lượng (GE 3.800 kcal/kg). Trong
đó, kẽm sulphate (15, 30, 60 và 120 mg Zn/kg thức ăn) và phức hợp Zn chelate (15,
30 và 60 mg Zn/kg thức ăn) là hai nguồn kẽm được bổ sung vào các khẩu phần
tương ứng với sự giảm dần của alpha-cellulose. Sau 12 tuần cho ăn thức ăn bổ sung
các nguồn kẽm khác nhau, cá được gây cảm nhiễm với vi khuẩn Edwardsiella
ictaluri ở mật độ 106 CFU/ml. Kết quả thu được như sau:
Việc bổ sung kẽm vô cơ cũng như hữu cơ vô khẩu phần thức ăn thực
nghiệm chưa ảnh hưởng lên tăng trưởng của cá tra giống (P > 0,05)
Kẽm hữu cơ không có ảnh hưởng lên hiệu quả sử dụng thức ăn khi các chỉ
số FCR, PER khác nhau không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức bổ sung
các nguồn kẽm khác nhau cũng như nghiệm thức đối chứng (P > 0,05).
Kẽm hữu cơ không cải thiện được hàm lượng kẽm trong cơ thể cũng như
thành phần sinh hóa cơ thể cá so với kẽm vô cơ (P > 0,05).
Kẽm hữu cơ và kẽm vô cơ không có tác dụng gia tăng hoạt tính enzyme
lysozyme và SOD. Do đó, ảnh hưởng của việc bổ sung kẽm vào khẩu phần thức ăn
có hàm lượng protein thực vật cao lên khả năng kháng bệnh cũng như các chỉ tiêu
miễn dịch là chưa rõ ràng.

vi


ABSTRACT

The research “Comparison of the effect of inorganic and organic zinc in
practical diets for fingerlings of Tra catfish (Pangasianodon hypophthalmus)”

was conducted at the Novus aquaculture research center, Nong Lam University,
from April 2010 to October 2010. The experiment was set to random block in two
recirculating systems which have twenty-four 250 liter-composite tanks in each
system. Eight diets with the same protein (32 %) and gross energy (3800 kcal/kg)
were established. Diets were supplemented with zinc sulfate (15, 30, 60 and 120
mg Zn/kg diet) or chelated zinc (15, 30 and 60 mg Zn/kg diet) with corresponding
decreases in the amount of cellulose. After feeding with different feed added
various zinc sources, fish were challenged with Edwardsiella ictaluri at density 106
CFU/ml. The results were followed:
Zinc supplement from inorganic or organic source to diet did not effect to
growth of tra catfish fingerlings (P > 0,05)
There were not significant differences in FCR, PER between fish fed diets
from zinc sulfate or chelated zinc or fish fed the basal diet.
Organic zinc did not help improve the body zinc as well as the body
compositions in comparison with inorganic.
The activities of lysozyme and SOD were not increased as zinc increased for
fish fed either zinc sulfate or chelate zinc. So, the effect of adding zinc on disease
resistance and immune parameters were not clear in high soybean meal diet.

vii


MỤC LỤC
CHƯƠNG

TRANG
Trang tựa

i


Trang chuẩn y

ii

Lý lịch cá nhân

iii

Lời cam đoan

iv

Cảm tạ

v

Tóm tắt tiếng Việt

vi

Tóm tắt tiếng Anh

vii

Mục lục

viii

Danh sách các chữ viết tắt


xi

Danh sách các hình

xii

Danh sách các bảng

xiii

1.

MỞ ĐẦU

1

1.1.

Đặt vấn đề

1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

2

2.


TỔNG QUAN

3

2.1.

Vai trò sinh học của kẽm (Zn) trong dinh dưỡng động vật

3

2.2.

Nhu cầu kẽm của động vật trên cạn

4

2.2.1.

Trên gia cầm

4

2.2.2.

Trên gia súc

5

2.3.


Nhu cầu và một số dấu hiệu thiếu kẽm trên thủy sản

5

2.4.

Các yếu tố ảnh hưởng lên sự hấp thu kẽm của động vật thủy sản

6

2.5.

Nguồn cung cấp kẽm

8

2.6.

Một số đặc điểm sinh học của cá Tra

10

2.6.1.

Phân loại

10

2.6.2.


Phân bố

10

viii


2.6.3.

Đặc điểm hình thái

10

2.6.4.

Điều kiện môi trường sống

11

2.6.4.1. Oxy hòa tan

11

2.6.4.2. Nhiệt độ

11

2.6.4.3. pH

11


2.6.4.4. Độ mặn

11

2.6.5.

Đặc điểm dinh dưỡng

12

2.6.6.

Đặc điểm sinh trưởng

12

2.6.7.

Đặc điểm sinh sản

12

2.7.

Một vài đặc điểm của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri và một số
phương pháp gây bệnh trên cá

13


2.7.1.

Một vài đặc điểm của vi khuẩn E. ictaluri

13

2.7.2.

Một số phương pháp gây bệnh

13

3.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

15

3.1.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

15

3.1.1.

Địa điểm nghiên cứu

15


3.1.2.

Thời gian nghiên cứu

15

3.2.

Nội dung nghiên cứu

15

3.3.

Vật liệu và trang thiết bị

15

3.3.1.

Đối tượng khảo sát

15

3.3.2.

Hệ thống thí nghiệm

16


3.3.3.

Nguồn nước

16

3.3.4.

Thức ăn

16

3.3.5.

Các dụng cụ và vật liệu thí nghiệm

19

3.4.

Phương pháp nghiên cứu

20

3.4.1.

Thí nghiệm 1: Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung kẽm hữu cơ và
vô cơ lên tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn

20


3.4.1.2. Theo dõi các chỉ tiêu môi trường

22

3.4.1.3. Quản lý và chăm sóc cá

22
ix


3.4.1.4

Phương pháp lấy mẫu và phân tích số liệu

3.4.2.

Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng kháng bệnh của cá sau khi sử dụng
thức ăn bổ sung các nguồn kẽm khác nhau

22
23

3.4.2.1. Nuôi cấy vi khuẩn

23

3.4.2.2. Phương pháp gây bệnh

25


3.4.2.3. Thu thập số liệu và ghi nhận kết quả

25

4.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

27

4.1.

Thành phần dinh dưỡng của thức ăn

27

4.2.

Các thông số môi trường

27

4.2.1.

Nhiệt độ

28

4.2.2.


Oxy hòa tan

28

4.2.3.

pH và độ kiềm

29

4.2.4.

Hàm lượng nitrit và ammonia tổng số

30

4.3.

Khảo sát tăng trưởng

32

4.3.1.

Hệ thống A

34

4.3.1.1. Tăng trọng

4.3.1.2.

35

Ảnh hưởng của kẽm lên hiệu quả sử dụng thức ăn thông qua các chỉ
tiêu hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), hiệu quả sử dụng protein (PER),
lượng ăn FI (g thức ăn/con/ngày) và hệ số gan/thể trọng (HSI) của cá
ở hệ thống A

37

4.3.1.3. Thành phần sinh hóa của cơ thể

40

4.3.2.

Hệ thống B

42

4.4.

Cảm nhiễm với vi khuẩn E. ictaluri

44

5.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


48

5.1.

Kết luận

48

5.2.

Đề nghị

49

6.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

50

7.

PHỤ LỤC

58

x



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DO: Dissolved Oxygen
DWG: Daily Weight Gain
FCR: Feed Conversion Ratio
FI: Feed Intake
GE: Gross Energy
HSI: Hemato – Somatic Index
NRC: National Research Council
NT: Nghiệm Thức
PER: Protein Efficiency Ratio
SGR: Specific Growth Rate
SOD: Super Oxide Dimutase
TSB: Tryptic Soy Broth
TSA: Tryptic Soy Agar
WG: Weight Gain

xi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Phytic acid

7

Hình 2.2 Phức hợp kẽm gắn với acid phytic


7

Hình 2.3 Cấu trúc hóa học của Mintrex Zinc

10

Hình 3.1 Hệ thống thí nghiệm

16

Hình 3.2 Máy ép sợi thức ăn

19

Hình 3.3 Máy trộn BK

19

Hình 3.4 Máy trộn Hobart

19

Hình 3.5 Máy nghiền nguyên liệu

19

Hình 3.6 Cách cấy để xác định mật độ vi khuẩn

25


Hình 4.1 Nhiệt độ môi trường nước trong thời gian thí nghiệm

28

Hình 4.2 Hàm lượng oxy hòa tan (DO) trong thời gian thí nghiệm

29

Hình 4.3 pH môi trường nước trong thời gian thí nghiệm

30

Hình 4.4 Hàm lượng ammonia tổng số trong thời gian thí nghiệm

31

Hình 4.5 Hàm lượng NO2- trong thời gian thí nghiệm

32

Hình 4.6 Trọng lượng trung bình của cá sau 12 tuần thí nghiệm ở hệ
thống A

36

Hình 4.7 Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) của cá Tra khi cho ăn thức
ăn thực nghiệm có bổ sung các nguồn kẽm khác nhau ở hệ thống A

38


Hình 4.8 Lượng ăn (FI) của cá sau thí nghiệm ở hệ thống A

39

Hình 4.9 Hàm lượng kẽm (ppm) trong cơ thể cá sau thí nghiệm ở hệ
thống A

41

Hình 4.10 Tỷ lệ sống của cá sau khi cảm nhiễm với vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri trong thời gian 14 ngày

45

Hình 4.11 Gan thận cá bị đốm trắng khi cá nhiễm vi khuẩn E.
ictualuri

46
xii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 3.1 Thành phần nguyên liệu của thức ăn cơ bản

17


Bảng 3.2 Các nghiệm thức thức ăn trong thí nghiệm

18

Bảng 3.3 Thành phần nguyên liệu trong các nghiệm thức của thí
nghiệm

21

Bảng 4.1 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm sau khi phân
tích

27

Bảng 4.2 Các chỉ tiêu về tăng trọng và tỷ lệ sống của cá sau thí nghiệm

33

Bảng 4.3 Kết quả phân tích thống kê yếu tố tăng trọng của cá ở 2 hệ
thống thí nghiệm

34

Bảng 4.4 Kết quả phân tích thống kê yếu tố tăng trọng của cá ở hệ
thống A

34

Bảng 4.5 Các chỉ tiêu về tăng trọng và tỷ lệ sống của cá sau thí nghiệm
ở hệ thống A


35

Bảng 4.6 FCR, hệ số gan/thể trọng (HSI), hiệu quả sử dụng protein
(PER) và lượng ăn FI (g thức ăn/con/ngày) ở cá tra cho ăn thức ăn bổ
sung các nguồn kẽm khác nhau từ ZnSO4 và Zn – chelate trong hệ
thống A (n = 3)

37

Bảng 4.7 Thành phần sinh hóa của cơ thể cá tra cho ăn các khẩu phần
bổ sung các nguồn kẽm khác nhau ở hệ thống A (n = 3)

40

Bảng 4.8 Kết quả phân tích thống kê yếu tố tăng trọng của cá ở hệ
thống B

42

Bảng 4.9 Các chỉ tiêu về tăng trọng và tỷ lệ sống của cá sau thí nghiệm
ở hệ thống B

42

xiii


Bảng 4.10 FCR, hệ số gan/thể trọng (HSI), hiệu quả sử dụng protein
(PER) và lượng ăn FI (g thức ăn/con) ở cá tra cho ăn thức ăn bổ sung

các nguồn kẽm khác nhau từ ZnSO4 và Zn – chelate trong hệ thống B

43

Bảng 4.11 Thành phần sinh hóa của cơ thể cá tra cho ăn các khẩu phần
bổ sung các nguồn kẽm khác nhau ở hệ thống B

44

Bảng 4.12 Tỷ lệ sống của cá ở ngày thứ 7 và ngày thứ 14 sau khi gây
cảm nhiễm với vi khuẩn E. ictaluri

45

Bảng 4.13 Hàm lượng enzyme lysozyme, SOD và tỷ lệ sống của cá
sau cảm nhiễm khi cho cá ăn các nguồn kẽm khác nhau

xiv

47


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Việt Nam với lợi thế tiềm năng là diện tích mặt nước lớn, sông ngòi dày đặc,

bờ biển dài nên rất thuận lợi cho ngành thủy sản phát triển. Trong những năm vừa

qua, ngành thủy sản Việt Nam đã đóng góp rất lớn vào giá trị kim ngạch xuất khẩu
của cả nước. Ngành nuôi trồng thủy sản phát triển làm cho ngành sản xuất thức ăn
cho các đối tượng nuôi cũng phát triển theo. Trong công nghệ sản xuất thức ăn,
người ta thường sử dụng một tỷ lệ bột cá nhất định. Do đó đẩy nhu cầu bột cá tăng
cao nhưng sản lượng bột cá thế giới không tăng mà lại có khuynh hướng giảm.
Hiện nay trong ngành sản xuất thức ăn thủy sản, đặc biệt là thức ăn cho cá tra
thường dùng nguồn protein thực vật để thay thế nguồn protein từ bột cá. Tuy nhiên
việc thay thế này sẽ dẫn đến kết quả là không cân bằng được các chất dinh dưỡng
như vi khoáng, acid amin thiết yếu, … Để giải quyết vấn đề này, nhà sản xuất phải
bổ sung các dưỡng chất vào thức ăn. Tuy nhiên, có một số chất phải bổ sung với
lượng cao hơn nhu cầu, ví dụ việc bổ sung các vi khoáng như Cu, Zn, Se,… vào
thức ăn là một điển hình bởi vì sự hấp thu khoáng thường bị hạn chế, đặc biệt là
khoáng ở dạng vô cơ. Phần khoáng không hấp thụ được sẽ thải ra môi trường, qua
thời gian dài sẽ tác động xấu đến môi trường.
Kẽm là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển
của cơ thể động vật. Kẽm thường được bổ sung vào thức ăn ở dạng vô cơ như
ZnSO4, ZnS, ZnO, … Tuy nhiên, hoạt tính sinh học của kẽm ở dạng vô cơ bị hạn
chế bởi một số yếu tố trong thức ăn như acid phytic, Ca, P,… Nhằm hạn chế tác
động xấu đến môi trường và sử dụng tốt các nguồn khoáng bổ sung, đặc biệt là
kẽm, được sự cho phép của Khoa Thủy Sản trường Đại học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh cùng với sự hỗ trợ của Trung Tâm nghiên cứu Thủy Sản Novus,
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “So sánh hiệu quả sử dụng của kẽm vô cơ và

1


hữu cơ trong thức ăn thực nghiệm của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
giống”
1.2.


Mục tiêu nghiên cứu
- So sánh tác dụng của việc bổ sung kẽm vô cơ và hữu cơ vào thức ăn lên sự
tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn.
- Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch tự nhiên của cá tra thông qua việc
theo dõi các chỉ tiêu như hoạt tính enzyme lysozyme, superoxide dismutase
(SOD) và khả năng kháng bệnh với vi khuẩn Edwarsiella ictaluri.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Vai trò sinh học của kẽm (Zn) trong dinh dưỡng động vật
Kẽm được biết là một vi dưỡng chất cho cả động vật lẫn thực vật. Kẽm cần
cho sự tăng trưởng, phát triển và chức năng bình thường của tất cả các loài động
vật. Chức năng chủ yếu của kẽm như là một co-factor trong một vài hệ thống
enzyme và nó cũng là thành phần của một số lượng lớn enzyme biến dưỡng, bao
gồm carbonic anhydrase, alkaline phosphatase, carboxypeptidase, alcohol
dehydrogenase, glutamic dehydrogenase, lactate dehydrogenase, ribonuclease và
DNA polymerase (NRC, 1980).
Vai trò của kẽm có liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể
động vật. Cơ chế cơ bản của tác dụng này là sự liên kết với cấu trúc và hoạt động
của vô số enzyme liên quan đến nhiều quá trình biến dưỡng khác nhau. Khi kẽm
tác động lên sự phát triển của sụn thì nó có liên quan đến nhiều phản ứng của
enzyme. Theo Brandao-Neto và ctv (1995), tác dụng của kẽm đối với sự tăng
trưởng và phát triển gồm 3 tác dụng: (1) tác dụng lên mùi và vị, điều chỉnh sự thèm
ăn; (2) tác dụng lên sự tổng hợp DNA và RNA, thúc đẩy quá trình nhân đôi tế bào
và sự phân biệt tế bào sụn, tế bào tạo xương, nguyên bào sợi, sự tổng hợp
somatomedin-C (ở gan), enzyme alkaline phosphatase, collagen và osteocalcin
(xương), biến dưỡng lipid, carbohydrate và protein; (3) tác dụng lên sự điều khiển

hormone bằng cách tham gia vào tổng hợp và bài tiết hormone tăng trưởng trong
các tế bào soma, tác dụng lên hormone tăng trưởng thông qua việc sản xuất
somatomedin-C ở gan, hoạt hóa somatomedin ở các sụn xương. Thêm vào đó, kẽm
cũng tương tác với những hormone khác liên quan đến sự phát triển của xương như
testosterone, hormone thyroid, insulin và vitamin D3.
3


Ngoài tác dụng lên sự tăng trưởng và phát triển, kẽm còn có vai trò đối với
sự đáp ứng miễn dịch và sự kháng bệnh. Trên động vật đẳng nhiệt, người ta đã
nghiên cứu và tìm ra mối quan hệ giữa sự thiếu kẽm với sự kém đáp ứng miễn dịch
và sự nhạy cảm với bệnh lây nhiễm. Theo Bray và Bettger (1990), kẽm có vai trò là
chất kháng oxi hóa trong nhiều hệ thống hóa học đã được xác định. Tuy nhiên,
bằng chứng về vai trò của Zn đối với sự miễn dịch và khả năng kháng bệnh trên cá
là chưa rõ ràng. Lim và ctv (1996) cho thấy rằng việc bổ sung Zn sẽ làm tăng tính
hóa hướng động của macrophage của cá da trơn Mỹ đối với kháng nguyên bề mặt
Edwardsiella ictaluri. Tuy nhiên, hoạt tính thực bào được xác định bằng sự thử
phát quang bằng phản ứng hóa học thì bị triệt tiêu bởi sự bổ sung Zn trong khẩu
phần. Do đó, mặc dù Zn có tác dụng gia tăng đại thực bào, nhưng nó có thể có hiệu
quả ức chế lên sự thực bào. Karl và ctv (1973) cho rằng Zn ức chế đáng kể khả
năng thực bào của đại thực bào trích từ chuột được xử lý với liều Zn thấp (0,05%
mg ZnCl2/chuột) hoặc cao (0,25 mg ZnCl2/chuột). Họ cũng cho thấy rằng tốc độ
mà các đại thực bào tiêu diệt các vi khuẩn là chậm hơn đáng kể sau khi xử lý với
Zn. Paripatananont và Lovell (1995) tìm thấy rằng khẩu phần chứa ít kẽm làm giảm
đáng kể đáp ứng ngưng kết kháng thể của cá da trơn Mỹ 14 ngày sau khi gây cảm
nhiễm với E. ictaluri. Kháng thể tối đa thu được trên cá được cho ăn các khẩu phần
chứa 15 mg Zn/kg từ nguồn kẽm methionine hoặc ít nhất 30 mg Zn/kg từ ZnSO4.
Tuy nhiên, Lim và ctv (1996) quan sát thấy rằng kẽm trong thức ăn không bảo vệ
cá da trơn Mỹ chống lại E. ictaluri khi gây cảm nhiễm với vi khuẩn này.
2.2. Nhu cầu kẽm của động vật trên cạn

2.2.1. Trên gia cầm
Kẽm là nguyên tố vi lượng dễ thiếu trong thức ăn gia cầm. Theo Dương
Thanh Liêm (2008), giống gia cầm nặng cân, lớn nhanh nhu cầu kẽm cao hơn
giống gia cầm bình thường, gia cầm đẻ trứng giống có nhu cầu Zn cao hơn gia cầm
đẻ trứng thương phẩm. Thiếu kẽm trên gia cầm góp phần gây ra triệu chứng
perosis, khớp xương sưng phồng, tế bào chân lông bị sừng hóa gây rối loạn sự phát
4


triển bộ lông (Dương Thanh Liêm và ctv, 2002). Theo Tôn Thất Sơn (2005), để
phòng ngừa sự thiếu kẽm trên gà nên bổ sung 35 ppm Zn đối với gà 0 – 18 tuần
tuổi và 50 – 65 ppm Zn đối với gà đẻ.
2.2.2. Trên gia súc
Do có nhiều yếu tố hạn chế sự hấp thu kẽm trong thức ăn, nên để xác định
nhu cầu chính xác là việc làm rất khó khăn. Không thể khuyến cáo liều kẽm bao
nhiêu cho đủ để bảo đảm năng suất tối đa cho thú, để tránh bệnh khô da, đặc biệt
nhất là ở heo (Dương Thanh Liêm và ctv, 2002). Thiếu kẽm trên heo thường gây ra
hiện tượng viêm da trạng thái parakeratosis. Sự thiếu kẽm cũng làm giảm tỷ lệ thụ
tinh trên heo. Ở Mỹ người ta sử dụng kẽm với liều rất cao trong thức ăn của heo là
trên 1,5g ZnSO4/kg. Để phòng ngừa bệnh da hóa sừng trên bò nên cho bò ăn thức
ăn có 0,5% Zn (Tôn Thất Sơn, 2005). Trong điều kiện nhiệt đới nên bổ sung hàng
ngày 20 – 30 ppm Zn trong thức ăn.
2.3. Nhu cầu và một số dấu hiệu thiếu kẽm trên động vật thủy sản
Cá có thể hấp thụ kẽm từ cả môi trường nước và thức ăn. Tuy nhiên, kẽm
trong khẩu phần thức ăn được hấp thụ hiệu quả hơn kẽm trong nước (NRC, 1993).
Nhu cầu kẽm trong khẩu phần ăn đã được xác định trên một vài loài cá. Giá trị nhu
cầu được báo cáo là 15 – 30 mg/kg thức ăn trên cá Hồi vân và cá chép Cyprinus
carpio (Ogino và Yang, 1978, 1979), và 20 mg/kg trên cá da trơn Mỹ Ictalurus
punctatus (Gatlin và Wilson, 1984a), 20 mg/kg trên cá rô phi xanh Oreochromis
aurea (McClain và Gatlin, 1988), 20 – 25mg/kg trên cá đù đỏ Sciaenops ocellatus

(Gatlin và ctv, 1991).
Trên cá Hồi vân, sự thiếu kẽm sẽ gây ra sự giảm tăng trưởng, đục thủy tinh
thể và bị còi (Ogino và Yang, 1978; Ketola, 1979; Satoh và ctv, 1987c). Tăng
trưởng chậm, mất sự thèm ăn, tỷ lệ chết cao và mòn vây và da là triệu chứng thiếu
kẽm trên cá chép (Ogino và Yang, 1979). Thêm vào đó khi nghiên cứu trên cá đù
đỏ các dấu hiệu thiếu kẽm được ghi nhận là tăng trưởng chậm, ăn kém, sống yếu và
5


hàm lượng kẽm trong xương và vảy giảm (Gatlin và ctv, 1991). Cá da trơn Mỹ cho
ăn thức ăn thiếu kẽm làm giảm tăng trọng, sự thèm ăn, tỉ lệ sống, hàm lượng kẽm
trong huyết thanh, hoạt tính enzyme alkaline huyết thanh và hàm lượng kẽm và Ca
trong xương cũng giảm (Gatlin và Wilson, 1984; Scarpa và Gatlin, 1992). Hiện
tượng thiếu kẽm có thể làm giảm khả năng sử dụng protein trên cá thông qua mối
liên hệ giữa các enzyme carboxypeptidase B và insulin (Prasad, 1993).
Carboxypeptidase B là enzyme exopeptidase thuộc tuyến tụy chứa kẽm là yếu tố
cấu trúc thiết yếu (Folk và Schirmer, 1963). Enzyme exopeptidase là enzyme thủy
phân các nối peptide trong chuỗi protein bằng cách phân cắt các đầu peptide để tạo
thành các amino acid. Trong khi đó, insulin làm tăng khả năng hấp thụ các amino
acid ở các mô trên cá và kích thích sự tổng hợp protein (Ince và Thorpe, 1978;
Millward, 1989). Kẽm cần thiết để hình thành các tế bào β thuộc tuyến tụy nơi mà
insulin được tổng hợp và dự trữ và kẽm là phần không thể thiếu của nơi dự trữ
insulin (Scott, 1934; Greider và ctv, 1969). Ngoài ra sự thiếu kẽm còn ảnh hưởng
hệ thống miễn dịch và khả năng sinh sản của cá. Theo Kiron và ctv (1993), thiếu
kẽm sẽ làm giảm đáp ứng miễn dịch trên cá hồi vân. Thành phần khoáng của tuyến
sinh dục trên cá chép cũng bị ảnh hưởng đáng kể khi loại bỏ kẽm khỏi việc cung
cấp khoáng trong khẩu phần (Satoh và ctv, 1987c).
Tuy nhiên, kẽm là yếu tố vi lượng, do đó nếu chúng ta cung cấp kẽm với
liều quá cao sẽ gây độc cho các đối tượng nuôi. Theo Clearwater và ctv (2002), liều
hàng ngày 9 -12 mg Zn/kg trọng lượng/ngày trong các khẩu phần được chuẩn bị

trong phòng thí nghiệm thì độc với 3 loài cá là cá chép C. carpio, cá rô phi O.
niloticus và cá bống Poecilia reticulate.
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu kẽm của động vật thủy sản
Sự hấp thu kẽm trong ruột lệ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến thức ăn
(Lê Thanh Hùng, 2008). Khả năng hấp thu và sử dụng kẽm bị ảnh hưởng bởi hình
thức hóa học của kẽm trong khẩu phần, nguồn protein và sự hiện diện của các
thành phần thức ăn như Ca, P và acid phytic (Watanabe và ctv, 1997). Acid phytic
6


liên kết với kẽm và các ion dương khác như Ca, Fe và Mn trong đường ruột tạo
thành phức hợp không tiêu hóa được (Spinelli và ctv, 1983). Canxi làm giảm sự
hấp thụ kẽm (NRC, 1993). Nhu cầu Zn trên cá da trơn Mỹ cần cho sự tăng trưởng
tối đa và duy trì hàm lượng Zn cao trong huyết thanh và xương được xác định trong
khẩu phần ăn có bột đậu nành chứa hàm lượng phytate cao là 150 mg/kg từ nguồn
kẽm ZnO (Gatlin và Wilson, 1984b) so với 20 mg/kg trong khẩu phần tinh chế
chứa lòng trắng trứng từ nguồn kẽm ZnS (Gatlin và Wilson, 1983). Phytic acid
trong thức ăn làm giảm hoạt tính sinh học của kẽm và điều này trầm trọng hơn khi
hiện diện canxi cao trong khẩu phần. Gatlin và Phillip (1989) đề nghị cung cấp 200
mg Zn/kg thức ăn sẽ đảm bảo đủ Zn cho cá da trơn Mỹ ngay cả khi khẩu phần chứa
nồng độ canxi và phytate cao. Theo McClain và Gatlin (1988), cá rô phi xanh có
nhu cầu Zn là 20 mg/kg trong khẩu phần tinh chế chứa lòng trắng trứng, tuy nhiên
khi 1,5% phytate được thêm vào thì có một sự suy giảm có ý nghĩa về lượng Zn
trong vảy và xương. Phytate xuất hiện làm cho Zn trong thức ăn không có giá trị và
Zn tích lũy trong mô bị sử dụng.

Hình 2.1 Phytic acid

Hình 2.2 Phức hợp kẽm gắn với acid phytic


Theo Dương Thanh Liêm và ctv (2002), có những chất khoáng quá dư sẽ
cạnh tranh vị trí hấp thụ lẫn nhau trên protein mang, ví dụ các cặp cạnh tranh nhau
như: Ca-Zn, Ca-Mg, Cu-S, Se-S. Hoạt tính của Zn trong các khẩu phần chứa bột cá
trắng giàu Ca3(PO4)2 trên cá Hồi vân thì rất thấp (Satoh và ctv, 1987a). Spinelli và
ctv (1983) cho rằng hoạt tính sinh học của Zn trong các khẩu phần tinh chế trên cá
Hồi vân bị giảm khi hàm lượng Ca và Mg tăng.

7


2.5. Nguồn cung cấp kẽm
Cá có thể hấp thụ kẽm từ nước (Spry và ctv, 1988), từ thức ăn và từ xương
khi thiếu ăn (El – Mowafi và ctv, 1997). Mang và hệ thống tiêu hóa là con đường
hấp thụ kẽm, trong đó mang hấp thụ kẽm chủ yếu từ nước và dạ dày ruột hấp thụ
kẽm từ thức ăn (Watanabe và ctv, 1997). Trong thức ăn, nguồn kẽm được cung cấp
từ các nguyên liệu và từ premix khoáng. Khi bột cá trong thức ăn được sử dụng với
tỷ lệ giảm dần sẽ dẫn đến sự thiếu hụt một số khoáng cần thiết. Do đó, để đảm bảo
nhu cầu khoáng, các nhà sản xuất thức ăn sử dụng một tỷ lệ nhất định premix
khoáng. Kẽm được cung cấp trong premix chủ yếu dưới dạng các muối kẽm, trong
đó kẽm sulphate và kẽm nitrate được hấp thu tốt nhất (Lê Thanh Hùng, 2008).
Satoh và ctv (1987c) cho thấy rằng hoạt tính sinh học của Zn trên cá Hồi vân là cao
nhất trên ZnSO4, thấp nhất ở ZnCl2, và trung bình ở Zn(NO3)2 hoặc ZnCO3. Tuy
nhiên, do nhiều yếu tố ảnh hưởng lên sự hấp thu kẽm nên người ta thường dùng với
lượng cao hơn nhiều so với nhu cầu để nhằm đáp ứng đủ cho vật nuôi. Điều này rất
có hại cho môi trường vì con vật hấp thu rất ít, đại đa số còn lại thải ra ngoài và gây
ô nhiễm môi trường. Vì vậy xu hướng chung của thế giới hiện nay là sử dụng
khoáng hữu cơ để tránh sử dụng nhiều mà vẫn có hiệu quả.
Trong công nghệ sản xuất cho đến ngày nay, khoáng hữu cơ có 3 thế hệ
(theo Wikipedia):
- Thế hệ 1: khoáng được chelate với một loại amino acid đơn như methionine

hoặc lysine gọi là amino – acid complex.
- Thế hệ 2: khoáng được chelate với một đoạn peptide ngắn gọi là protenate.
-

Thế hệ 3: khoáng được chelate với 2 phân tử hữu cơ, liên kết với nhau bằng

liên kết cộng hóa trị.
Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu trên rất nhiều đối tượng để đánh giá hiệu
quả của việc sử dụng kẽm vô cơ và kẽm hữu cơ. Theo Paripatananont và Lovell
(1995), hoạt tính sinh học của Zn trong Zn methionine thì lớn hơn Zn trong ZnSO4
trên cá da trơn Mỹ. Cho cá Hồi vân ăn thức ăn chứa kẽm acid amin cho kết quả là
tích lũy kẽm trong các mô cơ thể cao hơn ZnSO4 trong khẩu phần chứa ít
8


Ca3(PO4)2, nhưng không cao hơn trong các khẩu phần chứa nhiều Ca3(PO4)2
(Hardy và Shearer, 1992). Paripatananont và Lovell (1995) cho rằng sự hấp thu
cuối cùng của Zn từ Zn proteinate so với ZnSO4 là 138% trong khẩu phần tinh và
174% trong khẩu phần thực nghiệm trên cá da trơn Mỹ. Tuy nhiên, Li và Robinson
(1996) cho thấy rằng hoạt tính sinh học của ZnSO4 và Zn methionine trên cá da
trơn Mỹ là như nhau khi cá được cho ăn khẩu phần thực nghiệm. Ashmead (1992)
cho rằng các nguyên tố gắn với acid amin sẽ có hoạt tính sinh học cao hơn bởi vì
việc gắn với acid amin bảo vệ nguyên tố đó khỏi sự hình thành phức hợp không tan
trong đường tiêu hóa và bằng cách hỗ trợ vận chuyển nguyên tố đó qua nhu mao
ruột. Ông cũng cho rằng dạng chelate có thể duy trì không đổi cho đến khi nó tìm
thấy được vị trí trong cơ thể mà nguyên tố đó cần.
Kẽm hữu cơ của công ty NOVUS INTERNATIONAL với tên thương mại
Mintrex Zinc là một dạng khoáng chelate thế hệ 3, chứa một nguyên tử kim loại
gắn với 2 phân tử 2-hydroxy-4 (methylthio) butanoic acid. Vì thế Mintrex Zinc
cung cấp một lượng hoạt tính methionine xác định thêm vào nguồn sẵn có trong

thức ăn. Trong thành phần của Mintrex Zinc, kẽm chiếm 16% và hoạt tính
methionine chiếm 80%. Công ty Novus đã có nhiều nghiên cứu Mintrex zinc trên
nhiều đối tượng như heo, bò, gà. Khi dùng phương pháp MT để so sánh các vị trí
hấp thụ của các nguồn kẽm khác nhau như kẽm sunphate, zinc protonate, zinc –
AA và Mintrex zinc, kết quả cho thấy Mintrex zinc có tính hữu dụng vượt trội so
với các nguồn kẽm khác tương ứng với số đơn vị MT mRNA cao đáng kể. Mặt
khác, Mintrex zinc cũng cho hàm lượng kẽm trong xương ống của vật nuôi cao hơn
nguồn kẽm sulphate và zinc Met. Đồng thời khi so sánh lượng kẽm thải ra môi
trường qua phân, Mintrex zinc làm giảm đáng kể lượng kẽm trong phân so với kẽm
vô cơ (Nguồn: công ty Novus International)

9


Hình 2.3 Cấu trúc hóa học của Mintrex Zinc
2.6. Một số đặc điểm sinh học của cá tra
2.6.1. Phân loại
Theo hệ thống phân loại của Rainboth (1996), cá tra được xếp như sau:
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878)
Tên tiếng anh : tra catfish, striped fish
Tên tiếng việt : cá tra
2. 6.2. Phân bố
Vùng phân bố tự nhiên của loài cá tra giới hạn trong hạ lưu sông Mekong,
bao gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, kể cả sông Chao Phraya ở Thái
Lan (Roberts và Vidthayanon, 1991). Cá nhỏ thường phân bố ở khu vực hạ lưu,
còn cá gần trưởng thành thường phân bố ở vùng trung lưu (Rainboth, 1996). Cá
trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi rất ít gặp trong tự nhiên ở địa phận Việt Nam

do cá tra có tập tính di cư ngược dòng sông MêKông để sinh sản (Phạm Văn
Khánh, 2000).
2.6.3. Đặc điểm hình thái
Cá tra có đầu rộng, dẹp bằng, răng nhỏ mịn, mắt tương đối to, miệng rộng.
Có hai đôi râu, râu mép ngắn kéo dài chưa đến gốc vây ngực. Toàn thân không vẩy,

10


×