Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG RESPISUREONE KẾT HỢP DRAXXIN TRONG PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI ĐỊA PHƯƠNG VÀ ĐIỀU TRỊ BẰNG DRAXXIN TRÊN HEO BỆNH Ở ĐƯỜNG HÔ HẤP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.4 KB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

NGUYỄN VĂN NHÃ

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG RESPISURE-ONE KẾT HỢP
DRAXXIN TRONG PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI
ĐỊA PHƯƠNG VÀ ĐIỀU TRỊ BẰNG DRAXXIN
TRÊN HEO BỆNH Ở ĐƯỜNG HÔ HẤP

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2011

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

NGUYỄN VĂN NHÃ

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG RESPISURE-ONE KẾT HỢP
DRAXXIN TRONG PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI
ĐỊA PHƯƠNG VÀ ĐIỀU TRỊ BẰNG DRAXXIN
TRÊN HEO BỆNH Ở ĐƯỜNG HÔ HẤP

Chuyên ngành: Thú y


Mã số

: 60 62 50

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học:
1. TS. NGUYỄN TẤT TOÀN
2. PGS. TS. TRẦN THỊ DÂN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2011

2


HIỆU QUẢ SỬ DỤNG RESPISURE-ONE KẾT HỢP
DRAXXIN TRONG PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI
ĐỊA PHƯƠNG VÀ ĐIỀU TRỊ BẰNG DRAXXIN
TRÊN HEO BỆNH Ở ĐƯỜNG HÔ HẤP
NGUYỄN VĂN NHÃ

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

TS. NGUYỄN THIÊN THU
Công ty Thuốc Thú Y TW - NAVETCO

2. Thư ký:


PGS. TS. NGUYỄN NGỌC TUÂN
Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

3. Phản biện 1:

TS. NGUYỄN THỊ PHƯỚC NINH
Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

4. Phản biện 2:

PGS. TS. TRẦN ĐÌNH TỪ
Hội Thú Y Việt Nam

5. Ủy viên:

TS. NGUYỄN TẤT TOÀN
Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Tôi tên là Nguyễn Văn Nhã sinh ngày 26 tháng 05 năm 1983 tại huyện Trãng
Bàng, tỉnh Tây Ninh, con Ông Nguyễn Văn Hòa và Bà Nguyễn Thị Deo.
Tốt nghiệp PTTH tại trường THPT Bình Thạnh, huyện Trãng Bàng, tỉnh Tây
Ninh năm 2001.

Tốt nghiệp Đại học ngành Thú y hệ chính quy năm 2006 tại Trường Đại học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2007 theo học Cao học ngành Thú y tại Trường Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: chưa kết hôn.
Địa chỉ liên lạc: Số 140, ấp Đồng Chèo, xã Lai Uyên, huyện Bến Cát, tỉnh
Bình Dương.
Điện thoại: 0989876405
Email:

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan tôi đã tham gia công trình nghiên cứu này và được sự cho phép của
nhóm nghiên cứu cho tôi sử dụng số liệu để viết luận văn thạc sĩ khoa học nông
nghiệp. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Nguyễn Văn Nhã

iii


LỜI CẢM ƠN
Lòng biết ơn sâu sắc gửi đến giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Tất Toàn và
PGS.TS. Trần Thị Dân đã hết lòng tận tình dìu dắt, hướng dẫn, động viên và giúp
đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Phòng Đào Tạo

Sau Đại Học, Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt kiến thức quý báu cho em trong thời gian học
tập tại trường.
Xin chân thành ghi ơn TS. Nguyễn Thị Phước Ninh, PGS.TS. Nguyễn Văn
Khanh, ThS. Nguyễn Thị Thu Năm, ThS. Hồ Thị Nga, BSTY. Đỗ Hữu Ngọc, anh
Nguyễn Tiên Hoàng Nguyên và chị Nguyễn Thị Kim Anh đã tận tình giúp đỡ em
trong quá trình thực hiện đề tài.
Cảm ơn ban lãnh đạo, anh chị đang công tác tại công ty Pfizer, các anh chị
lớp Cao học Thú Y khóa 2007 và các em sinh viên khoa Chăn Nuôi Thú Y trường
Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã động viên và hỗ trợ tôi trong thời
gian thực hiện đề tài.
Cảm ơn và chia sẻ những thành quả đạt được với cha mẹ, các em đã tạo
nguồn động viên lớn cho tôi.

iv


TÓM TẮT
Đề tài “Hiệu quả sử dụng Respisure-one kết hợp Draxxin trong phòng bệnh
viêm phổi địa phương và điều trị bằng Draxxin trên heo bệnh ở đường hô hấp” được
tiến hành tại 2 trại chăn nuôi heo công nghiệp từ ngày 05/12/2008 đến 15/04/2010.
Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá hiệu quả về lâm sàng, kinh tế khi dùng vắc xin
Respisure-one kết hợp tiêm Draxxin trong việc phòng bệnh do Mycoplasma
hyopneumoniae (MH), đồng thời tìm hiểu hiệu quả điều trị của Draxxin ở heo có
biểu hiện bệnh trên đường hô hấp. Thí nghiệm được bố trí trên hai lô, lô thí nghiệm
(TN) sử dụng vắc xin Respisure-one kết hợp tiêm Draxxin trong phòng bệnh do MH,
lô đối chứng (ĐC) sử dụng vắc xin phòng bệnh do MH tại trại. Heo lô thí nghiệm
đợt 1 ở trại B có biểu hiện bệnh trên đường hô hấp trong giai đoạn 60 đến 90 ngày
tuổi được điều trị bằng Draxxin để đánh giá hiệu quả điều trị của Draxxin. Kết quả
thí nghiệm thu được như sau:

Ở trại A, tỷ lệ con ho và ngày con ho trong cả hai giai đoạn cai sữa đến
chuyển thịt, giai đoạn chuyển thịt đến xuất chuồng của lô TN (2,38%; 0,11% và
3,7%; 0,11%) thấp hơn lô ĐC (12,94%; 0,59% và 12,96%; 0,39%) (P<0,05). Ở trại
B, tỷ lệ con ho và tỷ lệ con thở thể bụng qua 3 giai đoạn cai sữa đến 60 ngày tuổi,
60 đến 90, 90 đến 150 ngày tuổi ở lô TN (3,51%; 60%; 17,65% và 0%; 3,64%; 0%)
cũng thấp hơn lô ĐC (10,53%; 60%; 23,53% và 3,51%; 5,45%; 1,96%) nhưng
không ý nghĩa thống kê. Kết quả tương tự với tỷ lệ ngày con ho và tỷ lệ ngày con
thở thể bụng ở lô TN (0,29%; 7,67%; 1,23% và 0%; 0,66%; 0%) thấp hơn lô ĐC
(1,81%; 10,86%; 2,01% và 1,1%; 1,59%; 0,17%) (P<0,05).
Tỷ lệ chết và loại thải của hai lô ở hai trại thí nghiệm không khác biệt thống
kê (P>0,05), ngoại trừ giai đoạn 90 đến 150 ngày tuổi ở trại B lô TN có tỷ lệ chết và
loại thải (5,88%) cao hơn lô ĐC (0%) (P<0,05). Tỷ lệ chết và loại thải do bệnh lý hô
hấp trong tổng số heo chết và loại thải ở thí nghiệm trại A và trại B của lô TN (0%
và 33,33%) thấp hơn lô ĐC (33,33% và 100%) (P<0,05).

v


Thí nghiệm ở trại A, trọng lượng (kg/con) ở các thời điểm cai sữa và chuyển
thịt; tăng trọng (g/con/ngày) và HSCHTA (kgTĂ/kgTT) giai đoạn cai sữa đến
chuyển thịt của lô TN tương đương với lô ĐC. Trọng lượng xuất chuồng và tăng
trọng giai đoạn chuyển thịt đến xuất chuồng ở lô TN (80,80 kg/con và 726,09
g/con/ngày) cao hơn lô ĐC (78,54 kg/con và 697,72 g/con/ngày) và HSCHTA
(kgTĂ/kgTT) giai đoạn này của lô TN và lô ĐC lần lượt là 2,36 và 2,44. Kết quả thí
nghiệm ở trại B tương tự như trại A, lô TN có tăng trọng cao hơn và HSCHTA cải
thiện hơn so với lô ĐC.
Lợi nhuận (đồng) trên kilogam trọng lượng xuất chuồng ở trại A và trại B
của lô TN (5.564 và 9.220) đều cao hơn lô ĐC (5.478 và 8.644).
Mức độ tổn thương chung, tổn thương do nhục hóa của các phổi mổ khảo sát
trên phổi heo thí nghiệm ở trại A và trại B của lô TN (11,89%; 2,03% và 32,80%;

2,13%) thấp hơn lô ĐC (13,27%; 4,23% và 35,31%; 2,97%) (P>0,05). Điểm trung
bình bệnh tích vi thể của lô TN (1,83 và 1,21) thấp hơn lô ĐC (2,17 và 2,25).
Trong dịch rửa phế quản - phế nang, số lượng tế bào (tb/mm3) và tỷ lệ bạch
cầu trung tính (%) của lô TN ở 2 trại (578; 1050 và 4,75; 6,73) thấp hơn lô ĐC (594;
1913 và 14,92; 11,17), tỷ lệ đại thực bào lô TN (53,75%; 60,80%) cao hơn lô ĐC
(49,33%; 53,08%); tỷ lệ bạch cầu lympho, tế bào biểu mô, bạch cầu ái toan và tế
bào mast không có sự khác biệt giữa hai lô (P>0,05).
Thí nghiệm ở trại A, hàm lượng IgA tổng số trong dịch rửa phế quản - phế
nang lô TN (1137,50 ng/ml) thấp hơn lô ĐC (1182,23 ng/ml) (P>0,05). Tuy nhiên,
ở trại B hàm lượng IgA tổng số lô TN (886,1 ng/ml) cao hơn lô ĐC (739,7 ng/ml)
(P>0,05).
Tỷ lệ điều trị khỏi ở lô TN (86,36%) cao hơn lô ĐC (83,33%), tỷ lệ tái phát
và thời gian điều trị trung bình khi dùng Draxxin (10,53% và 4 ngày) thấp hơn lô
ĐC (13,33% và 5 ngày).
Tóm lại, so với quy trình phòng bệnh viêm phổi địa phương tại trại (lô ĐC)
thì quy trình sử dụng vắc xin Respisure-one kết hợp tiêm dự phòng Draxxin (lô TN)
có hiệu quả hơn.

vi


SUMMARY
Study "Effectiveness of combination Respisure-one with Draxxin in the
prevention of enzootic pneumonia and treatment with Draxxin in pig showing
respiratory syndroms" was conducted at two pig farms from 05/12/2008 to
15/04/2010. The objective of the study was to assess the clinical and economic
effectiveness of combination vaccine Respisure-one with Draxxin in the prevention
of disease caused by Mycoplasma hyopneumoniae (MH), and to evaluate efficacy of
Draxxin in the treatment of pig manifestation of respiratory diseases. The
experiment was arranged in two plots, experimental plot using vaccine Respisureone combined with Draxxin, control plot using a vaccine prophylaxis of farm. Pigs

of experimental plot at farm B observed respiratory syndromes in the period 60 to
90 days of age were treated with Draxxin to evaluate the efficacy of this antibiotic.
Experimental results obtained as follows:
At farm A, the rate of cough pig and day-cough pig in both periods (weaning
to fattening and fattening to market) of the experimental plot (2.38%, 0.11% and
3.7%; 0 , 11%) were lower than the control plot (12.94%, 0.59% and 12.96%,
0.39%) (P<0.05). At farm B, the rate of pig cough and pig abdominal breathing
through the three periods (the weaning period to 60, 60 to 90, 90 and 150 days old)
in experimental plot (3.51%, 60% 17.65% and 0%, 3.64%, 0%) were lower than the
control plot (10.53%, 60%, 23.53% and 3.51%, 5.45%, 1.96) but not significantly
statistic. Similar results at farm A, the rate of day cough pig and abdominal
breathing pig of experimental plot (0.29%, 7.67%, 1.23% and 0%, 0.66%, 0%) were
lower than control plot (1.81%, 10.86%, 2.01% and 1.1%, 1.59%, 0.17%) (P<0.05).
The mortality and culling rate of two plots at the two farms did not differ
statistically (P>0.05), except for the period 90 to 150 days old at farm B. The
mortality and culling rate due to respiratory disorders in experimental plot (0% and

vii


33.33%) were lower than the control plot (33.33% and 100%) in both farms
(P<0.05).
At farm A, body weight (kg/head) at weaning and transfering to fattening,
average daily gain-ADG (g/head/day) and feed conversion ratio (FCR) in the period
from weaning to fattening of experimental plot was equivalent to control plot. Body
weight (kg/head) and ADG (g/head/day) in the period from fattening to market of
experimental plot (80.80; 726.09) were higher than control plot (78.54, 697.72) and
FCR of experimental plot was 2.36 and control plot was 2.44 in this period. The
results of farm B were similar to farm A, experimental plot had more growth and
improvement of FCR than the control plot.

Profit (VND) per kilogram of marketed weight at farm A and farm B of
experimental plots (5564 and 9220) were higher than the control plots (5478 and
8644).
Lung lesion scores and lesions due to consolidation in experimental plot at
both farms (11.89%, 2.03% and 32.80%, 2.13%) were lower than the control plot
(13.27%, 4.23% and 35.31%, 2.97%) (P>0.05). Average scores assessed by
microscopic method in experimental plots (1.83 and 1.21) were lower than the
control plots (2.17 and 2.25) at two farms.
In the bronchoaveolar lavage fluid, total cell count (cell/mm3) and
neutrophils percentage (%) in the experimental plot (578, 1050 and 4.75, 6.73) were
lower than the control plot (594, 1913 and 14.92 ; 11.17) at two farms, the
percentage of macrophages in experimental plot (53.75%, 60.80%) were higher than
the control plot (49.33%, 53.08%); however, the percentage of lymphocytes,
epithelial cells, eosinophils and mast cells were not different significantly between
the two plots (P>0.05).
At farm A, the total IgA concentration in bronchoaveolar lavage fluid of
experimental plot (1137.50 ng/ml) was lower than the control plot (1182.23 ng/ml)
(P>0.05). However, at farm B the total IgA concentration of experimental plot
(886.1 ng/ml) was higher than control plot (739.7 ng/ml) (P>0.05).

viii


The recovery rate in experimental plot (86.36%) was higher than control plot
(83.33%), the recurrence rate and average duration of treatment in experimental plot
(10.53% and 4 days) were lower than control plot (13.33%, and 5 days).
In summary, use of vaccine Respisure-one in combination with Draxxin in
preventing disease caused by MH was more effective than control plot implemented
vaccine prophylaxis of farm.


ix


MỤC LỤC
TRANG
Trang chuẩn y .............................................................................................................. i
Lý lịch cá nhân ........................................................................................................... ii
Lời cam đoan ............................................................................................................. iii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iv
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................1
1.2 Mục tiêu và yêu cầu .......................................................................................3
1.2.1 Mục tiêu...................................................................................................3
1.2.2 Yêu cầu ....................................................................................................3
Chương 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................4
2.1 Cấu tạo hệ thống hô hấp.................................................................................4
2.2 Hệ thống miễn dịch đường hô hấp .................................................................5
2.3 Các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh trên đường hô hấp ...........................9
2.4 Tỷ lệ nhiễm một số mầm bệnh đường hô hấp................................................9
2.5 Giới thiệu về bệnh do Mycoplasma hyopneumoniae ...................................10
2.5.1 Căn bệnh ................................................................................................11
2.5.2 Đặc điểm dịch tễ ....................................................................................11
2.5.3 Cách sinh bệnh ......................................................................................12
2.5.4 Triệu chứng............................................................................................13
2.5.5 Bệnh tích ................................................................................................14
2.5.6 Chẩn đoán ..............................................................................................15
2.5.7 Điều trị ...................................................................................................16
2.5.8 Phòng bệnh ............................................................................................18
2.6 Giới thiệu về vắc xin Respisure-one ............................................................21
2.7 Giới thiệu về Draxxin - kháng sinh tulathromycin ......................................21

2.7.1 Cấu tạo ...................................................................................................21

x


2.7.2 Tên hóa học ..........................................................................................23
2.7.3 Tính chất lý hóa .....................................................................................23
2.7.4 Dược động .............................................................................................23
2.7.5 Dược lực ................................................................................................24
2.7.6 Phổ kháng khuẩn và chỉ định.................................................................25
2.7.7 Tương tác với các thuốc khác ................................................................26
2.7.8 Tác dụng phụ .........................................................................................26
2.7.9 Đề kháng ................................................................................................27
2.8 Một số thử nghiệm sử dụng Respisure-one và tulathromycin - Draxxin.....27
2.8.1 Vắc xin Respisure-one ...........................................................................27
2.8.2 Tulathromycin - Draxxin .......................................................................29
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................33
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................33
3.2 Đối tượng khảo sát .......................................................................................33
3.3 Nội dung nghiên cứu ....................................................................................33
3.4 Bố trí thí nghiệm ..........................................................................................33
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện ..........................................36
3.5.1 Các chỉ tiêu theo dõi ..............................................................................36
3.5.2 Phương pháp thực hiện ..........................................................................37
3.6 Dụng cụ, vật liệu và hóa chất thí nghiệm.....................................................41
3.6.1 Dụng cụ .................................................................................................41
3.6.2 Vật liệu và hóa chất thí nghiệm .............................................................41
3.7 Phương pháp xử lý số liệu ...........................................................................41
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................42
4.1 Hiệu quả phòng bệnh do MH của quy trình sử dụng vắc xin Respisure-one

kết hợp tiêm Draxxin so với quy trình ở trại thử nghiệm ............................42
4.1.1 Các biểu hiện bệnh lý lâm sàng .............................................................42
4.1.2 Tỷ lệ chết và loại thải qua các đợt thí nghiệm .......................................45
4.1.3 Tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn ...............................................47

xi


4.1.4 Hiệu quả kinh tế.....................................................................................50
4.1.5 Đánh giá bệnh tích phổi.........................................................................52
4.1.6 Số lượng và tỷ lệ các loại tế bào trong dịch rửa phế quản - phế nang ..58
4.1.7

Hàm lượng kháng thể IgA tổng số trong dịch rửa phế quản - phế nang
...............................................................................................................60

4.2 Hiệu quả điều trị của Draxxin ở heo có biểu hiện bệnh lý lâm sàng trên
đường hô hấp................................................................................................61
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................63
5.1 Kết luận ........................................................................................................63
5.2 Đề nghị .........................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................65
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 74

xii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADI


Acceptable daily intake (lượng ăn vào hằng ngày chấp nhận được)

BALT

Bronchus-associated lymphoid tissue (mô lympho phế quản)

BHI

Brain heart infusion

CFU

Colony forming unit

CVM

College of Veterinary Medicine

ĐC

Đối chứng

ELISA

Enzyme linked immunosorbent assay (xét nghiệm hấp phụ miễn dịch liên
kết enzyme)

EmeA

European Medicines Agency


FDA

Food and Drug Administration

HRP

Horseradish peroxidase

IFA

Indirect fluorescent antibody (phản ứng kháng thể huỳnh quang gián
tiếp)

Ig

Immunoglobulin

IL

Interleukin

IFN

Interferon

MH

Mycoplasma hyopneumoniae


MIC

Minimum inhibitory concentration (nồng độ ức chế tối thiểu)

MRL

Maximum residue limit (giới hạn tồn dư tối đa)

PCR

Polymerase chain reaction

PCV

Porcine circovirus

PRRS

Porcine reproductive and respiratory syndrome (hội chứng rối loạn sinh
sản hô hấp ở heo)

SIV

Swine influenza virus

SPF

Specific pathogen free

TN


Thí nghiệm

TNF

Tumor necrosis factor

xiii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 2.1. Thành phần tế bào dịch phế quản - phế nang ở heo khỏe ..........................7
Bảng 2.2. Thành phần tế bào dịch phế quản - phế nang ở heo ...................................8
Bảng 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh hay tỷ lệ tái nhiễm bệnh trên đường
hô hấp ở heo ...............................................................................................9
Bảng 2.4. Tỷ lệ đàn heo nhiễm một số vi sinh vật gây bệnh đường hô hấp ở một vài
quốc gia ...................................................................................................10
Bảng 2.5. So sánh hiệu quả điều trị viêm phổi địa phương do MH của một số kháng
sinh ..........................................................................................................17
Bảng 2.6. Các vắc xin sử dụng phòng MH ...............................................................19
Bảng 2.7. So sánh hiệu quả phòng bệnh viêm phổi địa phương do MH của một số
kháng sinh ................................................................................................20
Bảng 2.8. Phân loại kháng sinh nhóm macrolide dựa vào số nguyên tử vòng lactone
.................................................................................................................21
Bảng 2.9. Nồng độ tulathromycin (ng/ml) ở phổi và huyết tương qua các giờ sau
khi tiêm ....................................................................................................24
Bảng 2.10. Nồng độ ức chế thối thiểu (MIC90) của tulathromycin (µg/ml) chống lại
một số vi khuẩn và Mycoplasma gây bệnh ..............................................25
Bảng 2.11. Giới hạn tồn dư tối đa - maximum residue limits (MRL) của

tulathromycin trong các mô ....................................................................27
Bảng 3.1. Quy trình thử nghiệm tại trại A ................................................................34
Bảng 3.2. Quy trình thử nghiệm đợt 1 tại trại B .......................................................35
Bảng 3.3. Quy trình thử nghiệm đợt 2 tại trại B .......................................................35
Bảng 4.1. Tỷ lệ con ho và thở thể bụng của heo thí nghiệm trại A ..........................42
Bảng 4.2. Tỷ lệ con ho và thở thể bụng của heo thí nghiệm trại B ..........................43
Bảng 4.3. Tỷ lệ con tiêu chảy và viêm khớp của heo thí nghiệm trại B...................45

xiv


Bảng 4.4. Tỷ lệ chết và loại thải qua các giai đoạn của hai lô..................................45
Bảng 4.5. Tỷ lệ chết và loại thải do bệnh trên đường hô hấp ..................................46
Bảng 4.6. Tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn của thí nghiệm trại A ...............47
Bảng 4.7. Tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn của thí nghiệm trại B ...............48
Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế thí nghiệm trại A ...........................................................51
Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế thí nghiệm trại B ...........................................................51
Bảng 4.10. Mức độ tổn thương và phân bố điểm bệnh tích vi thể của phổi khảo sát
.................................................................................................................52
Bảng 4.11. Mức độ tổn thương của các phổi có bệnh tích nhục hóa........................53
Bảng 4.12. Tỷ lệ (%) các bệnh tích đại thể kết hợp với bệnh tích nhục hóa ............55
Bảng 4.13. Tỷ lệ (%) các bệnh tích đại thể ..............................................................55
Bảng 4.14. Số lượng và tỷ lệ các loại tế bào trong dịch rửa phế quản - phế nang ..56
Bảng 4.15. Hàm lượng IgA tổng số trong dịch rửa phế quản - phế nang ................58
Bảng 4.16. Tỷ lệ điều trị khỏi, thời gian điều trị trung bình và tỷ lệ tái phát heo
bệnh đường hô hấp ở thí nghiệm đợt 1 trại B ..........................................59

xv



DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG

Hình 2.1. Hai đồng phân của tulathromycin trong môi trường thủy dịch: đồng phân
A (90±3%) và đồng phân B (10±3%) ......................................................22
Hình 4.1. Phổi có bệnh tích nhục hóa đối xứng .......................................................56
Hình 4.2. Viêm dính màng phổi ...............................................................................56
Hình 4.3. Phổi trái bị xẹp..........................................................................................57
Hình 4.4. Phổi có ổ viêm ..........................................................................................57

xvi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
So với các bệnh khác, bệnh trên đường hô hấp ở heo chiếm tỷ lệ cao, khoảng
55,1% (Swist, 2008). Bệnh làm heo gầy ốm, kém ăn, giảm hệ số chuyển hóa thức ăn,
chậm lớn, tăng tỷ lệ chết và loại thải, chi phí thuốc phòng và điều trị cao (Ross,
1999). Chính vì thế bệnh trên đường hô hấp luôn là mối quan tâm của nhà khoa học
cũng như người chăn nuôi để làm giảm tác hại bệnh này đến mức thấp nhất.
Một số vi sinh vật gây bệnh trên đường hô hấp ở heo như: Porcine
Reproductive and Respiratory Syndrome Virus (PRRSV), Porcine Circovirus
(PCV), Swine Influenza Virus (SIV), Mycoplasma, Streptococcus suis, Pasteurella
multocida, Actinobacillus pleuropneumoniae, Haemophilus parasuis, Actiomyces
pyogenes, Bordertella bronchiseptica… Trong đó, bệnh viêm phổi địa phương do
Mycoplasma hyopneumoniae (MH) gây ra là bệnh phổ biến ở heo, khoảng 80% đàn
heo trên toàn thế giới nhiễm MH (Fano và ctv, 2005; trích dẫn Phatsara, 2007). Ở
Mỹ, chưa tính đến chi phí thuốc điều trị hay phòng bệnh này, ước tính thiệt hại
khoảng 4,08 USD/heo (Lawhorn, 1998). Thiệt hại hằng năm ở Mỹ ước tính khoảng

330 triệu USD (Nicholas, 1998). Nguyễn Thị Phước Ninh (2007) đã xác định tỷ lệ
nhiễm MH là 68,71% tại 3 trại chăn nuôi công nghiệp thuộc tỉnh Bình Dương,
Thành phố Hồ Chí Minh và đã gây thiệt hại kinh tế cho trại chăn nuôi.
Điều trị MH bằng kháng sinh làm giảm các triệu chứng bệnh, không có hiệu
quả loại trừ MH trên heo đã nhiễm bệnh (Harris, 2000), do đó phòng bệnh đã trở
thành vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết. Sử dụng vắc xin là chiến lược tốt để kiểm
soát bệnh viêm phổi địa phương (Siugdaite và ctv, 2006), góp phần làm giảm số heo
có bệnh tích phổi và mức độ bệnh tích phổi lúc giết mổ (Dawson và ctv, 2002),

1


đồng thời làm giảm tỷ lệ chết, chuyển hóa thức ăn tốt hơn, và giảm chi phí điều trị
(Jackson và Cockcroft, 2007). Hiện nay, một số vắc xin phòng bệnh viêm phổi địa
phương được sử dụng với một lần tiêm duy nhất, trong đó có vắc xin Respisure-one.
Bên cạnh việc sử dụng vắc xin trong kiểm soát bệnh thì sử dụng các kháng
sinh để phòng bệnh như bổ sung lincomycin, tetracycline, tiamulin vào thức ăn
trong vòng 7-10 ngày (Desrosiers, 2001), chlortetracycline (550 mg/kg thức ăn)
trong vòng 14 ngày liên tục (Stipkovits và ctv, 2001), tiêm tulathromycin với liều
2,5 mg/kg thể trọng (Hellmann và ctv, 2008; Salvini và Guadagnini, 2008; Waag và
ctv, 2008; Bermúdez và ctv, 2008; Garlaite và ctv, 2008; Past, 2008; Keane và ctv,
2008) cũng cho kết quả phòng bệnh khả quan. Theo Thacker (2006), cùng với biện
pháp quản lý tốt, chủng ngừa vắc xin kết hợp sử dụng kháng sinh một cách đúng
đắn sẽ làm giảm thiệt hại do MH gây ra. Tuy nhiên ở nước ta chưa có nghiên cứu
nào đánh giá hiệu quả phòng bệnh do MH khi dùng phối hợp vắc xin Respisure-one
và kháng sinh tulathromycin, là một kháng sinh có tác động kéo dài với chỉ 1 lần
tiêm duy nhất, được chỉ định kiểm soát hay điều trị các bệnh trên đường hô hấp ở
heo và đã được chứng minh không gây ra hiện tượng đề kháng kháng sinh trên các
vi khuẩn gây bệnh ở người.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự chấp nhận của khoa Chăn Nuôi – Thú Y,

dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Tất Toàn và PGS.TS Trần Thị Dân, cùng sự hỗ
trợ của công ty Pfizer, kết hợp nghiên cứu với các trại chăn nuôi và các Bộ môn:
Nội Dược, Sinh Lý – Sinh Hóa, Bộ môn Vi Sinh Truyền Nhiễm và Bệnh viện Thú
Y, chúng tôi thực hiện đề tài: “HIỆU QUẢ SỬ DỤNG RESPISURE-ONE KẾT
HỢP DRAXXIN TRONG PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI ĐỊA PHƯƠNG VÀ
ĐIỀU TRỊ BẰNG DRAXXIN TRÊN HEO BỆNH Ở ĐƯỜNG HÔ HẤP”.

2


1.2 Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1 Mục tiêu
Đánh giá hiệu quả khi phòng bệnh do MH bằng vắc xin Respisure-one kết
hợp tiêm Draxxin, đồng thời tìm hiểu khả năng điều trị của Draxxin ở heo có biểu
hiện bệnh trên đường hô hấp.
1.2.2 Yêu cầu
Bố trí thí nghiệm với 2 lô: lô thí nghiệm và lô đối chứng. Lô thí nghiệm sử
dụng vắc xin Respisure-one kết hợp tiêm Draxxin phòng bệnh do MH. Lô đối
chứng sử dụng vắc xin phòng bệnh do MH theo quy trình tại trại thử nghiệm.
So sánh hiệu quả phòng bệnh do MH ở hai lô dựa trên các chỉ tiêu như biểu
hiện bệnh lý lâm sàng, sinh trưởng và hiệu quả kinh tế, mức độ tổn thương phổi qua
bệnh tích đại thể - vi thể, tỷ lệ các loại tế bào và hàm lượng IgA tổng số trong dịch
rửa phế quản - phế nang.
Các heo thí nghiệm có biểu hiện bệnh lý lâm sàng trên đường hô hấp thì điều
trị bằng Draxxin (lô thí nghiệm) hay theo quy trình điều trị tại trại thực hiện thử
nghiệm (lô đối chứng) và được theo dõi thời gian có triệu chứng bệnh, tỷ lệ điều trị
khỏi bệnh và tỷ lệ tái phát.

3



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Cấu tạo hệ thống hô hấp
Hệ thống hô hấp gồm có đường dẫn khí và vùng hô hấp ở phổi. Đường dẫn
khí bao gồm xoang hốc mũi, xoang miệng, vùng hầu, thanh quản, khí quản, phế
quản và các nhánh nhỏ hơn. Vùng hô hấp để trao đổi khí, gồm các chùm phế nang
có thành mỏng. Trao đổi khí diễn ra giữa không khí ở trong phế nang và mạng mao
mạch bao quanh (Dương Nguyên Khang, 2006).
Để đảm bảo cho sự dẫn không khí được liên tục, trên đường dẫn khí có
những cấu tạo đặc biệt giúp cho lòng ống luôn mở rộng, co giãn một cách nhịp
nhàng như mô sụn, sợi đàn hồi, sợi tạo keo và sợi cơ trơn. Mô sụn có tác dụng giúp
cho lòng ống luôn mở rộng, chúng có thể hiện diện dưới dạng những mảng rời rạc
hay thành vòng hình chữ C. Sợi đàn hồi hiện diện khắp các đoạn ống hô hấp kể cả
phần hô hấp trong phổi nhằm giúp cho các cấu tạo này có thể co lại sau khi đã giãn
ra lúc không khí đi vào phổi. Ống càng nhỏ thì sợi đàn hồi càng nhiều. Các sợi cơ
trơn chạy quanh các ống dẫn khí từ khí quản đến ống phế nang để điều khiển lượng
không khí vào phổi trong quá trình hít vào và thở ra (Lâm Thị Thu Hương, 2005).
Phần lớn đường dẫn khí được viền bởi biểu mô trụ giả kép có lông rung, có
chứa nhiều tế bào đài. Càng vào sâu các đoạn ống trong phổi thì biểu mô biến dần
thành biểu mô khối đơn rồi lát đơn. Tế bào đài dần dần biến mất ở những đoạn ống
nhỏ nhưng các tế bào trụ có lông rung vẫn hiện diện cho đến đoạn tiểu phế quản
trong phổi (Lâm Thị Thu Hương, 2005).

4


2.2 Hệ thống miễn dịch đường hô hấp
Hệ thống hô hấp chịu áp lực tấn công của các kháng nguyên như vi khuẩn, vi
rút… đi kèm với không khí trong quá trình hít thở. Hệ thống hô hấp thực hiện nhiều

cơ chế khác nhau để trung hòa hay loại trừ các kháng nguyên này .
Phần lớn các kháng nguyên bị bắt giữ bởi chất nhầy niêm mạc, lông rung tế
bào biểu mô của xoang mũi, hầu, thanh quản, khí quản. Xoang mũi bắt giữ các
kháng nguyên có kích thước lớn (>10µm) nhờ vào hệ thống lông mũi, các xương
sụn xoắn và chất nhờn niêm mạc mũi (Christensen, 1999; Oliveira, 2006). Các
kháng nguyên có kích thước khoảng 10µm bị bắt giữ ở các nhánh phế quản và tiểu
phế quản. Nhờ sự di động của các lông rung trên tế bào biểu mô đường hô hấp, hình
thành dòng chảy chất nhầy theo hướng từ phế nang ra phế quản - khí quản - thanh
quản - hầu, các kháng nguyên bị bắt giữ sẽ được đẩy ngược ra ngoài đến vùng hầu,
tại đây hình thành phản xạ ho đẩy kháng nguyên ra ngoài môi trường hay kháng
nguyên sẽ được nuốt vào đường tiêu hóa (Oliveira, 2006).
Các kháng nguyên có kích thước nhỏ hơn 5µm có thể đến được phế nang và
các kháng nguyên này sẽ bị thực bào bởi các đại thực bào phế nang. Hoạt động thực
bào sẽ xảy ra nhanh và mạnh hơn nếu kháng nguyên đã bị nhận biết từ lần tấn công
trước đó. Đồng thời kích hoạt đáp ứng miễn dịch đặc hiệu với quá trình tổng hợp
kháng thể của tương bào dưới sự điều phối của lympho T.
Bordetella bronchiseptica là tác nhân phá hủy lông rung tế bào niêm mạc
xoang mũi và làm hư hại các xương sụn xoắn, mở đường cho các tác nhân khác gây
bệnh như Pasteurella multocida. MH và vi rút cúm heo phá hủy lông rung tế bào
biểu mô khí quản và phế quản mở đường cho sự tấn công của các vi khuẩn vào
đường hô hấp dưới (Oliveira, 2006).
Hệ thống phòng vệ ở phổi bao gồm 3 nhóm thành phần: tổ chức lympho, lý
hóa học và tế bào.
 Tổ chức lympho
Gồm có mô lympho xoang mũi và mô lympho khí phế quản.

5


 Lý hóa học

Gồm có lông mũi, cấu trúc xoang mũi, cấu trúc niêm mạc đường hô hấp và
dịch nhầy niêm mạc (chứa lysozym, thành phần bổ thể, interferon, lactoferrin,
interleukin, cytokin, kháng thể đặc hiệu…).
Lysozym được sản xuất bởi đại thực bào, bạch cầu trung tính, tế bào biểu
mô… Enzym này có hoạt tính cao tiêu diệt các vi khuẩn gram dương nhờ tác động
làm hư hại lớp peptidoglycan (Oliveira, 2006).
Lactoferrin được sản xuất bởi bạch cầu trung tính và tế bào biểu mô. Chất
này tác động lên quá trình sinh trưởng của vi khuẩn vì ngăn không cho vi khuẩn sử
dụng sắt.
Đáp ứng miễn dịch dịch thể cũng đóng vai trò quan trọng bảo vệ phổi chống
lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập. Kháng thể chiếm tỷ lệ cao trong niêm mạc
đường hô hấp trên là IgA (Delventhal và ctv, 1992), có nhiều nhất trong chất tiết
của mũi và khí quản (Lóper, 2001). IgA giữ vai trò quan trọng ở đường hô hấp trên
và IgG giữ vai trò quan trọng ở đường hô hấp dưới. Theo Stevension (1998), màng
nhầy phế quản được IgA che phủ, IgA được sản xuất và tiết tại chỗ do tác nhân gây
bệnh kích thích khi tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc đường hô hấp. IgA có khả năng
trung hòa vi rút, ngưng kết vi khuẩn và trung hòa độc tố vi khuẩn, và góp phần vào
quá trình opsonin hóa vi khuẩn bởi các tế bào thực bào. Trong phổi khỏe mạnh chỉ
có một ít IgG ở phế nang, trong giai đoạn sớm của viêm IgG sẽ tăng lên lượng lớn.
IgG đặc hiệu trực tiếp chống vi khuẩn trong phế nang, tăng sự thực bào thông qua
opsonin hóa, trung hòa độc tố vi khuẩn, kết dính và ngăn cản sự phát triển của vi
sinh vật, hoạt hóa bổ thể và những tế bào miễn dịch khác (trích dẫn Nguyễn Thị
Phước Ninh, 2007).
 Tế bào
Bao gồm đại thực bào phế nang, đại thực bào mạch máu, tế bào biểu mô,
bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa acid, các lympho B từ tủy xương, tương bào, các
lympho T từ tuyến ức… (Christensen, 1999).

6



Đại thực bào phế nang là hàng rào phòng thủ đầu tiên của phế nang, đảm
nhận một số chức năng sau: thực bào tiêu diệt các kháng nguyên, trình diện kháng
nguyên, điều hòa đáp ứng miễn dịch và phản ứng viêm nhờ sự phân tiết các cytokin
như interleukin-1 (IL-1), tumor necrosis factor-alpha (TNF-α), interferon (IFN).
Đại thực bào mạch máu phổi nằm ở thành mạch máu của phổi, có khả năng
thực bào, giữ vai trò quan trọng trong việc loại bỏ vi khuẩn từ dòng máu đến phổi
(Olivera, 2006). Đại thực bào mạch máu phổi có khả năng ly giải các vi khuẩn đã bị
thực bào mạnh hơn so với đại thực bào phế nang. Ngược lại đại thực bào phế nang
có khả năng thực bào vi khuẩn mạnh hơn đại thực bào mạch máu phổi (Pabst, 1996).
Nếu đại thực bào không phân hủy được kháng nguyên, hiện tượng viêm xảy
ra. Các tế bào bạch cầu trung tính từ dòng máu xâm nhập vào phế nang hỗ trợ hoạt
động của đại thực bào (Delclaux và Azoulay, 2003). Cùng lúc đó có sự xuất hiện
của các tế bào khác, bao gồm bạch cầu ưa acid, tế bào mast (Thacker, 2006).
Nếu phản ứng viêm cấp tính không đủ khả năng để loại bỏ kháng nguyên và
các mô tổn thương thì hiện tượng viêm sẽ chuyển sang dạng mãn tính. Các tế bào
trong viêm mãn tính bao gồm: tế bào lympho, đại thực bào, tương bào, bạch cầu
trung tính… (Deventhal và ctv, 1992).
Bảng 2.1. Thành phần tế bào dịch phế quản - phế nang ở heo khỏe
(Ganter và Hensel, 1997)
Tế bào

Tỷ lệ (%)

Đại thực bào

93,1 (90-99)

Bạch cầu trung tính


2,9 (0-8)

Bạch cầu acid

0,1 (0-1)

Tế bào lympho

4,0 (0-9)

Tế bào biểu mô

0-1

7


×