Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA VÔI, PHÂN BÓN LÁ VÀ CHẤT KÍCH KHÁNG COMCAT ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CÀ PHÊ VỐI (Coffea canephora Pierre) TÁI CANH NĂM THỨ 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN VĂN TUYỀN

ẢNH HƯỞNG CỦA VÔI, PHÂN BÓN LÁ VÀ CHẤT KÍCH
KHÁNG COMCAT ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CÀ PHÊ VỐI (Coffea
canephora Pierre) TÁI CANH NĂM THỨ 3

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*************************

NGUYỄN VĂN TUYỀN

ẢNH HƯỞNG CỦA VÔI, PHÂN BÓN LÁ VÀ CHẤT KÍCH
KHÁNG COMCAT ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CÀ PHÊ VỐI (Coffea
canephora Pierre) TÁI CANH NĂM THỨ 3

Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số:



60.62.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn Khoa học:
TS. VÕ THÁI DÂN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/2011

ii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Nguyễn Văn Tuyền sinh ngày 19 tháng 5 năm 1982 tại huyện Cẩm
Bình, tỉnh Hải Dương; tốt nghiệp PTTH tại trường Trung học Phổ thông Ngô Gia
Tự, huyện Eakar, tỉnh Đaklak năm 2001; tốt nghiệp Đại học ngành Nông học hệ
Chính quy tại Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Quá trình công tác:
- Từ tháng 11/2005 – 05/2006: Nhân viên, Công ty Cổ phần Hóc Môn
- Từ tháng 10/2006 – 11/2010: Nghiên cứu viên, Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên.
- Từ tháng 11/2011 – nay: Nhân viên, Công ty Cổ phần Hóc Môn
Tháng 10 năm 2009 theo học Cao học ngành Trồng trọt tại trường Đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ liên lạc: 75/36 Nguyễn Lương Bằng, xã Hòa Thắng, thành phố Buôn
Ma Thuột, tỉnh Đaklak.
Số điện thoại:


0979 085582

Email:



iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Đaklak, ngày 10 tháng 09 năm 2011
Tác giả

Nguyễn Văn Tuyền

iv


LỜI CẢM TẠ
Để thực hiện đề tài này, em xin chân thành cảm ơn thầy TS. Võ Thái Dân,
khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã hướng dẫn và chỉ
dạy em tận tình trong suốt quá trình học và làm đề tài tốt nghiệp. Đồng cảm ơn quý
thầy cô trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã giảng dạy tận tình trong
khoá học thạc sỹ.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Công ty Hóa Nông Lúa Vàng đã hỗ trợ kinh
phí và nguyên liệu hóa chất để tôi tiến hành đề tài. Cảm ơn Anh Nguyễn Văn Hảo,
thôn 10, xã Hòa Thắng, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đaklak đã tạo điều kiện cho tôi

thí nghiệm trên vườn cà phê.
Cảm ơn những người bạn đã giúp đỡ tôi trong quá trình học và khi làm đề
tài: Bạn Châu Văn Quang và Phạm Hữu Thiện, em Nguyễn Tiến Đông, em Phạm
Phú Quốc, anh Phạm Văn Phước. Đồng cảm ơn bạn Nguyễn Đình Thoảng, em
Khâm, Hạ Thị Thục Huyền.
Để có thể hoàn thành được khóa học này, tôi không thể thiếu và xin cảm ơn
vợ, gia đình hai bên nội ngoại đã ủng hộ và tạo điều kiện hết mức cho tôi.

v


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của vôi, phân bón lá và Comcat đến khả năng
sinh trưởng, năng suất và chất lượng cà phê vối (Coffea canephora) tái canh năm
thứ 3” được tiến hành tại xã Hòa Đông, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đaklak, thời gian
từ 06 – 12/2010. Mục tiêu nghiên cứu là xác định lượng vôi và loại phân bón lá,
Comcat thích hợp cho sinh trưởng, năng suất và chất lượng cà phê vối tái canh năm
thứ 3. Thí nghiệm hai yếu tố được bố trí theo kiểu lô phụ, yếu tố chính là phân bón
lá và Comcat (đối chứng, Comcat, Comcat + AnnGro, Alga Complex, Asco Gold),
yếu tố phụ là vôi (0 kg/cây, 0,5kg/cây và 1 kg/cây).
Kết quả đạt được:
- Bón 0,5 kg vôi/cây hoặc phun Camcat + AnnGro làm tăng trọng lượng quả,
thể tích quả; làm giảm tỷ lệ rụng quả và tăng năng suất cà phê nhân tương ứng 848
kg nhân/ha (đối chứng 625 kg nhân/ha) hoặc 890 kg nhân/ha (đối chứng 583 kg
nhân/ha), lợi nhuận thu thêm tương ứng đạt 5,58 triệu đồng/ha hoặc 10,33 triệu
đồng/ha.
- Công thức bón vôi 0,5 kg/cây, đồng thời phun Comcat + AnnGro làm tăng
cành thứ cấp, tăng trọng lượng và thể tích quả cả phê; giảm tỷ lệ rụng quả (28,42%
so với 63,42% ở đối chứng), đồng thời làm tăng năng suất cà phê 1069 kg nhân/ha
(đối chứng 477 kg nhân/ha) và lợi nhuận thu thêm đạt 20,43 triệu đồng/ha.

- Bón vôi, phun phân bón lá và chất kích kháng Comcat ít ảnh hưởng đến
chất lượng cà phê nhân sống và chất lượng thử nếm.

vi


Abstract
The study of “Effects of application of lime, foliar fertilizers, and Comcat
inducement substance on growth, yield and qualities of three-year-old replanted coffee
trees” which was carried out at Hoa Dong commune, Buon Ma Thuot City, Daklak
province from June to December 2010. The study aimed at dermining levels of lime
and kinds of foliar and Comcat applying for coffee trees. There are two factors
designed by Split-Plot modem in the experiment, consisting of lime (control, V1: 0.5
kg lime per tree, and V2: 1 kg lime per tree) for main-plot, foliar fertilizers and Comcat
(control, Comcat, Comcat + AnnGro, Alga Complex, Asco Gold) for sub-plot.
Results of experiment that applications of lime at level 0.5 kg per tree or
Comcat + AnnGro almost increased weight and fresh volume of 100 fruits. At the same
time, these ones also reduced percentage of fruits drop at the lowest rates, causing
increasingly yield of green beens (848 kg per ha in 0.5 kg lime treatment compare to
625 kg per ha in control, 890 kg per ha in Comcat + AnnGro treatment compare to 583
kg per ha in control) and additional profits (5,58 or 10,33 million VNDs per ha
respectively).
Combining application of 0.5 kg lime and Comcat + AnngGro, Its results were
highest in increasing of secondary branchs, weight and volumm of 100 fruits; in
reducing of percentage of fruit drop (to 28,42% compare to 63,42% in control). The
yield in combining 0.5 kg lime and Comcat + AnnGro treatment was the highliest 1069
kg green beens per ha (compare to 477 kg per ha in control) and Its additional profit
was 20.43 million VNDs per ha.
Application of lime, foliar fertilizers, and Comcat did not affect cup quality and
green been qualities of coffee.


vii


MỤC LỤC
Nội dung ............................................................................................... trang
Trang tựa...................................................................................................... i
Lý lịch cá nhân .......................................................................................... ii
Lời cam đoan ............................................................................................ iii
Lời cảm tạ ................................................................................................. iv
Tóm tắt ....................................................................................................... v
Mục lục .................................................................................................... vii
Danh sách chữ viết tắt .............................................................................. x
Danh sách hình ......................................................................................... xi
Danh sách các bảng biểu .......................................................................... xii

GIỚI THIỆU ............................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................... 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................ 3
1.4.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................. 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................... 3
TỔNG QUAN ............................................................................................................. 4
2.1. Sơ lược về cây cà phê vối (Coffea canephora) .................................................... 4
2.1.1. Nguồn gốc, phân loại cà phê ............................................................................. 4
2.1.2. Đặc điểm thực vật học của cà phê vối............................................................... 4
2.1.3. Yêu cầu đất đai của cà phê vối .......................................................................... 6

2.1.4. Hàm lượng dinh dưỡng trong cây và yêu cầu dinh dưỡng của cà phê vối ....... 7

viii


2.1.4.1. Hàm lượng dinh dưỡng trong cây cà phê vối ................................................. 7
2.1.4.2. Nhu cầu dinh dưỡng ....................................................................................... 9
2.2. Tình hình sản xuất và tái canh cà phê trên thế giới và ở Việt Nam ................... 10
2.2.1. Tình hình sản xuất và tái canh cà phê trên thế giới......................................... 10
2.2.1.1. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới ........................................................ 10
2.2.1.2. Tình hình tái canh cà phê trên thế giới ......................................................... 12
2.2.2. Tình hình sản xuất và tái canh cà phê ở Việt Nam ......................................... 13
2.2.2.1. Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam ......................................................... 13
2.2.2.2. Tình hình tái canh cà phê ở Việt Nam ......................................................... 14
2.3. Tình hình nghiên cứu về tái canh cà phê trên thế giới và ở Việt Nam ............... 16
2.3.1. Tình hình nghiên cứu về tái canh cà phê trên thế giới .................................... 16
2.3.2. Tình hình nghiên cứu về tái canh cà phê tại Việt Nam ................................... 16
2.4. Vai trò của vôi, phân bón lá và chất kích kháng Camcat cho cây trồng ............ 18
2.4.1. Vai trò của vôi và phân bón lá cho cây trồng .................................................. 18
2.4.1.1. Vai trò của vôi .............................................................................................. 18
2.4.1.2. Vai trò phân bón lá cho cây cà phê............................................................... 19
2.4.2. Sử dụng chất kích kháng Comcat cho cây trồng ............................................. 20
2.4.2.1. Giới thiệu chất kích kháng Comcat .............................................................. 20
2.4.2.2. Sử dụng Comcat cho cây trồng .................................................................... 20
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 23
3.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 23
3.2. Thời gian, địa điểm và điều kiện thí nghiệm ..................................................... 23
3.2.1. Thời gian và địa điểm...................................................................................... 23
3.2.2. Điều kiện thí nghiệm ....................................................................................... 23
3.2.2.1. Điều kiện đất đai .......................................................................................... 23

3.3. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................ 25
3.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 26
3.4.1. Bố trí thí nghiệm ............................................................................................. 26
3.4.2. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................................... 27

ix


3.5. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................. 33
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................................... 34
4.1. Ảnh hưởng của vôi đến tính chất của đất trong thí nghiệm ............................... 34
4.2. Tác động của vôi, phân bón lá và Comcat đến khả năng sinh trưởng của cành,
quả cà phê vối ..................................................................................................... 36
4.2.1. Đặc điểm chiều cao cây, số cành cấp 1 và cành thứ cấp................................. 36
4.2.2. Sự phát sinh cành dự trữ cà phê vối khi thí nghiệm........................................ 37
4.2.3. Tác động của vôi, phân bón lá và Comcat đến sự tăng trưởng quả cà phê vối
tái canh ............................................................................................................... 38
4.2.3.1. Tác động đến tăng trưởng trọng lượng quả cà phê tươi ............................... 38
4.2.3.2. Tác động đến tăng trưởng trọng lượng quả cà phê khô ............................... 41
4.2.3.3. Tác động đến tăng trưởng thể tích quả cà phê tươi ...................................... 44
4.2.4. Tác động của vôi, phân bón lá và Comcat đến tỷ lệ rụng quả và tỷ lệ quả..... 46
4.2.4.1. Tác động của vôi, phân bón lá và Comcat đến tỷ lệ rụng quả cà phê .......... 46
4.2.4.2. Tác động của vôi, phân bón và Comcat đến tỷ lệ chín của cà phê .............. 50
4.3. Tình hình sâu bệnh hại và tình trạng vườn cây trong thí nghiệm ...................... 52
4.3.1. Tuyến trùng hại cà phê vối tái canh trong thí nghiệm .................................... 52
4.3.2. Rệp vảy nâu và vảy xanh, gỉ sắt hại cà phê vối và sự vàng lá ........................ 53
4.4. Tác động của vôi, phân bón lá và Comcat đến năng suất và chất lượng cà phê
vối tái canh năm thứ 3 ........................................................................................ 54
4.4.1. Năng suất nhân cà phê trong thí nghiệm ......................................................... 54
4.4.2. Chất lượng cà phê vối trong thí nghiệm.......................................................... 55

4.4.2.1. Chất lượng nhân sống .................................................................................. 55
4.4.2.2. Chất lượng cà phê thử nếm .......................................................................... 59
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................................... 64
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 64
5.2. Đề nghị ............................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 65
Phụ lục ....................................................................................................................... 69

x


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
A: Arabica coffee,

R: Robusta coffee

BVTV: Bảo vệ thực vật
CEC: Cation Exchange Capacity (khả năng trao đổi Cation)
ICO: International coffee organization
lđl: Ly đương lượng
LNTT: Lợi nhuận thu thêm
NS: Năng suất
No.18 & No. 16: Cỡ sàng 18 và 16
OM: Organic Matter (chất hữu cơ)
KHKT NLN: Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên
TB: Trung bình
TL: Tỷ lệ
TLHTS: Tỷ lệ hạt trên các cỡ sàng
TSLN: Tỷ suất lợi nhuận


xi


DANH SÁCH HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1: Công thức cấu tạo hoạt chất 24 – epi – secasterone (Agrarorum, 2009) 20
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của vôi, phân bón lá và Comcat đến
khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng cà phê vối tái canh ................ 27
Hình 4.1: Tác động của vôi, phân bón lá và Comcat đến tỷ lệ % hạt trên các cỡ
sàng (a. yếu tố vôi; b. yếu tố phân bón và Comcat) ........................................ 58
Hình 4.2: Ảnh hưởng của vôi, phân bón lá và Comcat đến chất lượng thử nếm cà
phê vối (a. yếu tố vôi; b. yếu tố phân bón lá và Comcat) ................................ 60

xii


DANH SÁCH BẢNG BIỂU
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1: Trọng lượng cây khô và hàm lượng dinh dưỡng (g/cây) tích lũy trong cây
cà phê vối qua các tuổi .......................................................................................7
Bảng 2.2: Thành phần một số chất dinh dưỡng (% chất khô) trong các bộ phận của
cây cà phê vối .....................................................................................................8
Bảng 2.3: Lượng chất dinh dưỡng (kg) bị mất theo 1000 kg nhân cà phê vối...........9
Bảng 2.4: Diện tích (1000 ha) và năng suất (kg/ha) cà phê trên thế giới từ năm 1961

đến 2009 .......................................................................................................... 11
Bảng 2.5: Sản lượng cà phê (1000 tấn) của 5 nước sản xuất lớn trên thế giới từ năm
2000 – 2009 ..................................................................................................... 11
Bảng 3.1: Đặc điểm hóa tính đất trên vườn cây thí nghiệm trước thí nghiệm ........ 23
Bảng 3.2: Diễn biến khí hậu thời thiết tại Đaklak năm 2010 .................................. 24
Bảng 3.3: Đánh giá cấp bệnh dựa trên diện tích lá bị bệnh gỉ sắt hại cà phê .......... 30
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của vôi đến tính chất của đất trong vườn cà phê ................. 35
Bảng 4.2: Chiều cao cây, cặp cành cấp một và cành mang quả trên cây cà phê thời
gian trước thí nghiệm (tháng 6 năm 2010) ...................................................... 36
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của vôi, phân bón lá và Comcat đến sự phân cành thứ cấp
(cành/cây) sau 3 tháng thí nghiệm ................................................................... 37
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của vôi, phân bón lá và Comcat đến sự phát đốt dự trữ cà phê
vối (đốt/cành) sau 3 tháng thí nghiệm ............................................................. 38
Bảng 4.5: Tác động vôi, phân bón lá và Comcat đến trọng lượng quả tươi (g/100
quả) trong các tháng thí nghiệm, năm 2010 .................................................... 40
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của vôi, phân bón lá và Comcat đến tăng trưởng trọng lượng
quả khô (g/100 quả) qua các tháng thí nghiệm ............................................... 43
Bảng 4.7: Tác động của vôi, phân bón lá và Comcat đến tăng trưởng thể tích quả cà
phê tươi (cm3/100 quả) qua các tháng thí nghiệm ........................................... 45

xiii


Bảng 4.8: Tác động của vôi, phân bón lá và Comcat đến tỷ lệ (%) quả cà phê vối
rụng trong 3 tháng thí nghiệm ......................................................................... 47
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của vôi, phân bón lá và Comcat đến sự rụng quả cà phê vối
(%) qua từng tháng thí nghiệm ........................................................................ 48
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của vôi, phân bón lá và Comcat đến tỷ lệ quả cà phê chín
vào ngày 25/11/2010 ....................................................................................... 51
Bảng 4.11: Thành phần và số mật số tuyến trùng sau thí nghiệm, tháng 12/2010 . 52

Bảng 4.12: Mật số tuyến trùng Pratylenchus (con/5 g rễ) ở các nghiệm thức sau thí
nghiệm, tháng 12 năm 2010 ............................................................................ 53
Bảng 4.13: Sự xuất hiện của Rệp vảy nâu và xanh, gỉ sắt và tỷ lệ vàng lá và chỉ số
vàng lá trên cà phê vối trong thí nghiệm ......................................................... 54
Bảng 4.14: Tác động của vôi, phân bón lá và Comcat đến năng suất cà phê nhân
(kg nhân/ha) ..................................................................................................... 55
Bảng 4.15: Ảnh hưởng của vôi, phân bón lá và Comcat đến tỷ lệ tươi nhân
(tươi/nhân) cà phê vối tái canh ........................................................................ 56
Bảng 4.16: Ảnh hưởng vôi, phân bón lá và Comcat đến trọng lượng 100 nhân (g) cà
phê vối ............................................................................................................. 57
Bảng 4.17: Thu nhập, chi phí và lợi nhuận thu thêm (triệu đồng/ha) và tỷ suất lợi
nhuận khi dùng vôi, phân bón lá và Comcat cho cà phê vối tái canh năm thứ 3
......................................................................................................................... 62

xiv


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, cà phê là một trong năm mặt hàng nông nghiệp
có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD của Việt Nam; đặc biệt, năm 2007 và 2008 kim
ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD. Thế nhưng, trong tổng số diện tích cà phê (520.000
ha) của cả nước thì diện tích vườn cây có độ tuổi trên 25 năm chiếm khoảng 5 –
10% và sẽ tăng nhanh trong những năm tiếp theo, gần 50% trong 10 năm tới. Trong
tương lai, nếu không có giải pháp phù hợp, cà phê Việt Nam sẽ mất dần vị thế trên
thị trường thế giới.
Trong khi đó, biện pháp cưa ghép cải tạo cà phê bằng giống mới hoặc trồng
lại (tái canh) nhằm tiếp tục chu kỳ khai thác mới còn gặp nhiều khó khăn. Biện pháp
ghép cải tạo chỉ có hiệu quả khi gốc cây cà phê còn trẻ và khỏe; nếu gốc cây già

hoặc cỗi, cây ghép sinh trưởng kém và năng suất rất thấp. Biện pháp tái canh cà phê
ngay khi nhổ bỏ gốc cũ chỉ đạt hiệu quả khi để đất nghỉ hay luân canh với cây trồng
khác trên 3 năm. Tái canh cà phê ngay khi khai hoang, vườn cây thường không
đồng đều, cây sinh trưởng kém, có triệu chứng vàng lá, thối rễ hay tỷ lệ chết khá
cao trong năm thứ 2, đặc biệt năm thứ 3 khi cây mang quả. Hiện tượng này cũng
xảy ra ở một số vườn cà phê tái canh đã qua luân canh với cây trồng khác. Vậy nên,
vấn đề tái canh cà phê đang là thách thức với ngành cà phê Việt Nam nhằm giữ ổn
định diện tích, năng suất và sản lượng.
Tuy đã có một số công trình nghiên cứu về tái canh cà phê nhưng sự hiểu
biết về vấn đề này còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân gây khó khăn trong tái canh cà
phê có thể do quá trình độc canh và thâm canh trong một thời gian dài trước đó. Khi

1


độc canh cà phê trong nhiều năm có thể dẫn tới một số đặc tính của đất bị thoái hóa,
dinh dưỡng cạn kiệt, pH giảm, ngộ độc sắt và nhôm, sự tích lũy sâu bệnh hại. Song
song với việc tìm ra nguyên nhân và giải pháp, thì việc nghiên cứu các biện pháp
khác cũng cần phải quan tâm như bón vôi để cải thiện pH và đặc tính của đất, bổ
sung dinh dưỡng hay dùng hóa chất làm tăng quá trình biến dưỡng, tăng sức chống
chịu giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Những vấn đề trên là cơ sở để thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của vôi, phân
bón lá và chất kích kháng Comcat đến khả năng sinh trưởng, năng suất và
chất lượng cà phê vối (Coffea canephora Pierre) tái canh năm thứ 3”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Xác định lượng vôi và loại phân bón lá, Comcat thích hợp cho sinh trưởng,
năng suất và chất lượng cà phê vối tái canh năm thứ 3.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ ảnh hưởng của vôi, phân bón lá và chất kích kháng Comcat đến cà

phê vối trồng lại trên nền đất cũ.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của vôi, phân bón lá và chất
kích kháng Comcat đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cà phê vối tái canh qua
việc cải tạo pH đất của vôi, bổ sung dinh dưỡng của phân bón lá và kích thích sinh
trưởng của Comcat. Thí nghiệm được thực hiện trên vườn cây cà phê vối tái canh
năm thứ 3.
- Thời gian và địa điểm: Đề tài thực hiện tại TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh
Đaklak từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2010.

2


1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài là cơ sở cho các công trình nghiên cứu sau này về vai trò của vôi, phân
bón lá và khả năng dùng chất kích kháng đối với cây cà phê vối.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài có thể áp dụng trong sản xuất cà phê và đặc biệt trong tái
canh cà phê vối hiện nay.

3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Sơ lược về cây cà phê vối (Coffea canephora)
2.1.1. Nguồn gốc, phân loại cà phê
Cây cà phê đã được trồng cách đây rất lâu, khoảng 575 sau công nguyên. Tổ
tiên của loài cà phê chè (Coffea arabica) có nguồn gốc ở Ethiopia và vùng cao

nguyên Boma (Sudan). Hiện nay, Ethiopia có khoảng 200.000 ha rừng vẫn còn cà
phê chè mọc hoang dại. Riêng cà phê vối (Coffea canephora) và cà phê mít (Coffea
excelsa) cũng có nguồn gốc ở châu Phi nhưng mới phát hiện khoảng thế kỷ 19. Cà
phê được phát tán qua nhiều nước bằng con đường truyền đạo, hành hương. Người
Pháp du nhập cà phê vào Việt Nam từ những năm 1870, đến nay cà phê đã rất phát
triển về diện tích, năng suất và sản lượng (Hoàng Thanh Tiệm, 1999).
Cà phê thuộc chi Coffea L., họ phụ Cinchonoidea, họ Rubiacaeae. Họ
Rubiacaeae có nhiều họ phụ, gồm các loài cây thân gỗ, cây bụi, nửa bụi và cây thân
thảo, với trên 450 chi và 7.000 lại, phân bố tập trung ở vùng nhiệt đới và á nhiệt
đới. Cà phê được chia làm 4 nhóm: Eucoffea K. Schum, Argocoffea Pierre và
Mascarocoffea Chev. có nguồn gốc châu Phi; và nhóm Paracoffea Miq. có nguồn
gốc từ Ấn Độ, Sri Lanka và Malaysia. Trong đó, nhóm Eucoffea có hàm lượng
caffeine cao và có giá trị kinh tế lớn; Coffea canephora và Coffea arabica là 2 loài
thuộc nhóm này (trích bởi Lê Quang Hưng, 1999).
2.1.2. Đặc điểm thực vật học của cà phê vối
Rễ: Rễ cà phê phân bố chủ yếu ở 0 – 30 cm và rộng xung quanh tán, rễ chính
mọc sâu 60 – 100 cm, rễ nhánh mọc theo hướng xiên ngang. Rễ rất thích hợp với

4


vùng đất thoáng khí, tơi xốp, hàm lượng mùn cao. Khi pH thấp và hàm lượng nhôm
di động cao (> 50 ppm) có thể làm chết rễ tơ cà phê vối (Trương Hồng, 1999).
Thân và cành: Thân cà phê phát triển theo một trục chính tạo thành nhiều đốt
liên tục, mỗi đốt mang một đôi lá. Cành mang quả cấp một thường hình thành một
lần theo chiều ngang hoặc nửa thẳng hay đứng so với thân chính, mỗi năm cà phê
có thể cho từ 8 đến 14 cặp cành mang quả. Cành cơ bản là bộ khung cơ bản của cây
và quyết định năng suất hàng năm. Những cành phát sinh từ những đốt trên cành cơ
bản hoặc cành nối tiếp gọi là cành thứ cấp.
Lá cà phê: Cà phê có lá xanh quanh năm và sự thay lá diễn ra cả năm. Lá cà

phê tồn tại trung bình từ 10 – 12 tháng trên cây tuỳ theo chế độ dinh dưỡng và ngoại
cảnh. Lá giữ vai trò quan trọng trong quang hợp và hàm lượng tinh bột có tương
quan với số quả là r = 0,7262. Cà phê thuộc cây C3, ưa bóng, lá trong bóng mát
chứa nhiều diệp lục tố hơn ngoài mát (trích bởi Lê Quang Hưng, 1999).
Hoa cà phê vối: Hoa cà phê có màu trắng, chùm hoa dạng xim chứa 3 – 5
hoa, có nhiều chùm hoa trên một đốt với số lượng khác nhau theo giống.
Quả cà phê: Sau quá trình thụ phấn xảy ra, quả cà phê được hình thành và
phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau như: Giai đoạn hình thành quả: Trong
khoảng 2 – 4 tháng, quả non phát triển rất chậm, còn gọi là giai đoạn đầu đinh. Giai
đoạn phát triển nhanh: Từ tháng thứ 3 – 5 sau hoa nở, quả tăng nhanh về thể tích và
khối lượng, đặc biệt vỏ quả, sự phân chia tế bào rất nhanh. Giai đoạn này, thể tích
quả có thể đạt 75 – 80% so với quả lúc chín; thiếu nước và dinh dưỡng có thể làm
quả nhỏ và rụng quả. Giai đoạn quả tích lũy chất khô: Từ tháng thứ 6 – 8, hạt đã
hình thành, chủ yếu là nội nhũ, hạt tăng nhanh khối lượng khô với sự gia tăng kích
thước quả; giai đoạn này quả cần nhiều dinh dưỡng nhất chiếm 75% khi quả chín,
nếu thiếu dinh dưỡng mà trên cây có nhiều quả dẫn tới tình trạng cây bị kiệt sức,
khô cành và tỷ lệ hạt lép cao. Giai đoạn quả chín: Vào tháng thứ 8 - 10 sau hoa nở,
quả chín hàm lượng diệp lục giảm, ethylene được tạo ra và quả chuyển màu hồng,
đỏ; trong quá trình chín, vỏ ngoài tăng nhanh khối lượng khô và thể tích.

5


Hạt cà phê: Hạt cà phê vối có màu xám xanh, chiều dài từ 6 – 8 mm, rộng từ
6 – 7 mm. Để nhân đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, các biện pháp canh tác, thu hoạch và
chế biến đóng vai trò quan trọng, còn thành phần hóa sinh trong hạt cà phê ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng thử nếm (chất lượng tách).
2.1.3. Yêu cầu đất đai của cà phê vối
● Đặc tính lý học của đất
Cây cà phê yêu cầu đất tơi xốp, thoát nước tốt, không bị ngập úng. Khả năng

giữ nước cao của đất có vai trò quan trọng trong mùa khô để duy trì lượng nước cho
cây. Độ sâu của tầng thích hợp cho rễ phát triển sâu hơn và cung cấp dinh dưỡng
cho cây nhiều hơn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây. Khi tầng đất sâu, rễ cà phê
có thể phát triển sâu tới 3 m.
● Hóa tính của đất
+ Khả năng trao đổi các cation (Cation Exchange Capacity, CEC): CEC quan
trọng trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho cây cà phê, hạn chế sự mất dinh
dưỡng và sự tăng độ chua của đất.
+ pH: Cà phê có thể trồng trên đất có phạm vi pH rất rộng từ rất chua (pH <
4) đến kiềm nhẹ (pH = 8). Tuy nhiên, cà phê vối thích hợp với độ chua nhẹ từ 4,5
trở lên. Cây cà phê phát triển bình thường trong môi trường kiềm và yêu cầu
Calcium (Ca) phù hợp. Những vùng có pH thấp, nhiều nhôm bão hòa thì phosphate
và sulphate bị cố định nhiều, khả năng hữu dụng của K, Ca, Mg, Zn rất thấp (Tôn
Nữ Tuấn Nam và Trương Hồng, 1999). Trong trường hợp đó, bón vôi giúp cải thiện
sự hữu dụng của nguyên tố này. Ví dụ như ở Ấn Độ, lượng vôi bón vào đất trồng cà
phê từ 2,5 – 3 tấn/ha, 4 năm bón 1 lần (Coffee Research Insitute, 2010).
+ Mùn: Hàm lượng mùn trong đất đánh giá đồ phì của đất, đất trồng cà phê
cần lượng mùn trên 2%.

6


2.1.4. Hàm lượng dinh dưỡng trong cây và yêu cầu dinh dưỡng của cà phê vối
2.1.4.1. Hàm lượng dinh dưỡng trong cây cà phê vối
Cà phê yêu cầu rất cao về dinh dưỡng để xản suất ra nhân cà phê, cũng như
để tạo ra cành, lá thân và vỏ quả. Qua các tuổi cây cà phê, hàm lượng N ở các bộ
phận luôn chiếm cao nhất, kế đến K2O và CaO. Cây cà phê cũng cần một lượng
tương đối Mg. Nhìn chung, hàm lượng P2O5 và S trong cây cũng tương đối cao. Từ
giai đoạn kiến thiết cơ bản đến kinh doanh, cây cà phê có sự gia tăng lượng chất
khô và các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, trong giai đoạn kinh doanh chất khô và dinh

dưỡng trong thân thường ổn định (bảng 2.1).
Bảng 2.1: Trọng lượng cây khô (g/cây) và hàm lượng dinh dưỡng (g/cây) tích lũy
trong cây cà phê vối qua các tuổi
Tuổi cây

chất khô

N

P2O5

K2O

MgO

CaO

S

Năm 2

3.010

51,4

6,4

44,9

29,1


38,0

4,3

Năm 3

15.517

234,0

26,9

214,8

122,8

171,2

23,1

Năm 7

18.062

248,5

29,0

208,6


106,3

203,9

25,9

Năm 10

19.135

262,7

27,5

204,3

122,6

198,0

26,5

(Viện nghiên cứu cà phê, 1997)

Khi cây cho quả (tuổi 2, 3) cây cần nhiều dinh dưỡng để nuôi quả và hình
thành nên bộ tán những năm sau (bảng 2.1). Nếu thiếu dinh dưỡng, cà phê thường
có hiện tượng trụi lá, khô cành, sinh trưởng kém và chết. Những năm 1980 - 1985,
một số nông trường cà phê quốc doanh ở Đaklak và Gia Lai mở rộng diện tích ồ ạt,
thiếu kinh nghiệm trong quản lý dinh dưỡng, vườn cà phê chỉ 1 – 2 vụ cho quả đã bị

xơ xác, sinh trưởng và năng suất kém, bị khô cành rất nặng (Tôn Nữ Tuấn Nam và
Trương Hồng, 1999).
Cây cà phê cần một lượng lớn các nguyên tốt dinh dưỡng đặc biệt là N, K, P,
Ca (bảng 2.2). Thân cà phê chứa nhiều N và Ca; lá chứa lượng cao N, K và Ca; rễ

7


cũng cần nhiều N, K và Ca. Trong quả gồm nhân và vỏ khô có lượng N, P, K và S
cao hơn các ở các bộ phận khác. Dinh dưỡng trong cành cà phê thường lớn hơn
trong thân và rễ. Lưu huỳnh (S) trong các bộ phận chiếm khoảng 0,07% (trong thân)
đến 0,37 % trong vỏ, tuy nhiên trong sản xuất người ta ít quan tâm đến bón lưu
huỳnh nên vườn cà phê thường xuất hiện hiện tượng thiếu S (Tôn Nữ Tuấn Nam và
Trương Hồng, 1999).
Hàng năm, cây cà phê sản xuất lượng lớn quả để tạo ra sản phẩm là nhân
nhưng trong sản xuất như ở Việt Nam, người ta ít chú ý đến trả lại vỏ quả cho vườn
cây nên chất dinh dưỡng bị lấy đi theo quả là rất lớn. Ngoài ra, việc vệ sinh đồng
ruộng, cắt cành vô hiệu cũng làm dinh dưỡng bị mất đi đáng kể (Tôn Nữ Tuấn Nam
và Trương Hồng, 1999).
Bảng 2.2: Thành phần một số chất dinh dưỡng (% chất khô) trong các bộ phận của
cây cà phê vối
Chỉ tiêu

Thân

Cành



Rễ


Vỏ quả

Nhân

N

0,84

1,73

2,98

1,70

1,85

3,06

P2O5

0,03

0,32

0,24

0,19

0,19


0,46

K2O

0,16

2,40

2,02

1,52

2,56

2,56

CaO

0,81

1,62

1,06

1,01

0,44

0,56


MgO

0,50

0,78

0,90

0,50

0,24

0,18

S

0,07

0,16

0,20

0,07

0,37

0,28

(Viện nghiên cứu cà phê, năm 1997)


Ở Việt Nam, cây cà phê mỗi năm cho 1 tấn cà phê nhân lấy đi khoảng 30,6
kg N, 25,6 kg K2O, 5,6 kg CaO, 4,6 kg P2O5 và 1,6 kg MgO (bảng 2.3). Trong sản
xuất, có những vườn cà phê cho năng suất 7 – 8 tấn nhân, lượng dinh dưỡng bị lấy
đi theo nhân là rất lớn. Tình hình này diễn ra qua nhiều năm và chế độ dinh dưỡng
không phù hợp, đất bị thoái hóa, cây cà phê sẽ nhanh bị già cỗi, giảm năng suất.

8


Bảng 2.3: Lượng chất dinh dưỡng (kg) bị mất theo 1000 kg nhân cà phê vối
Nước

N

P2O5

K 2O

MgO

CaO

Nguồn

Côte D’Ivoire

33,4

6,2


34,8

4,1

5,5 Snoeck & Duceau, 1978

Indonesia

35,0

6,0

50,0

4,0

4,0 Roelofsen & Coolhaas, 1994

Việt Nam

30,6

4,6

25,6

1,8

5,6 Viện nghiên cứu cà phê, 1997

(Viện nghiên cứu cà phê, 1997)

2.1.4.2. Nhu cầu dinh dưỡng
+ Đạm (N): Sinh trưởng cà phê, năng suất phản ứng rõ rệt với việc cung cấp
đạm. Cà phê trồng có cây che bóng cần lượng đạm ít hơn cà phê trồng không có cây
che bóng nên có thể giảm chi phí đầu tư mà vẫn đảm bảo năng suất cà phê có che
bóng. Cà phê cần nhiều đạm trong mùa mưa để tích lũy dinh dưỡng, phát triển cành
lá và nuôi dưỡng quả, thiếu đạm lúc này có thể giảm năng suất trong năm và cả năm
sau. Cung cấp đạm kịp thời có thể giảm rụng lá giữ được quả trên cành.
+ Lân (P): Cây cà phê non phản ứng mạnh với phân lân, đặc biệt giai đoạn
vườn ươm và kiến thiết cơ bản. Nếu thiếu lân, rễ cây con và cây con phát triển kém.
Vườn cây sai quả và gặp hạn hán có thể xảy ra thiếu lân.
+ Kali (K): Khi cây cà phê còn nhỏ, nhu cầu kali không rõ ràng nhưng khi
cây cà phê cho năng suất vào giai đoạn kinh doanh cần rất nhiều kali. Việc bón kali
cần thiết để duy trì năng suất, giảm tỷ lệ rụng quả và giảm bệnh khô cành khô quả
(Tôn Nữ Tuấn Nam, 1994).
+ Canxi và Magiê (Ca, Mg): Trong các bộ phận của cây có chứa Ca và Mg
với hàm lượng tương đối cao. Cà phê trồng trên đất chua thường được bón Ca và
Mg theo định kỳ. Một số nơi như Coote D’Ivoire, Cameroon, Colombia thường cho
một tỷ lệ nhất định Mg vào phân bón. Ở Việt Nam, tập quán bón phân lân nung
chảy nên có chứa Ca và Mg có thể cung cấp đủ nhu cầu của cây. Tuy nhiên, việc
bón vôi cho cà phê thì ít được quan tâm (Tôn Nữ Tuấn Nam, 1994).

9


+ Lưu huỳnh (S): Ở nhiều nước trên thế giới, lưu huỳnh được xem như là
nguyên tố chính bón cho cà phê. Quá trình bón phân đơn như Urê, KCl, lân mà
không bón SA (Amonium Sunphate) dẫn tới hiện tượng thiếu S trên cà phê. Tôn Nữ
Tuấn Nam và ctv (1995), khuyến cáo trên cà phê nên bón 30 kg S/ha/năm trong giai

đoạn kiến thiết cơ bản và 60 – 90 kg S/ha/năm trong giai đoạn kinh doanh.
+ Các vi lượng: Ở Việt Nam, thiếu kẽm (Zn) thường xuất hiện ở các vùng
trồng cà phê trên đất đỏ Bazan Tây Nguyên. Việc bón vào đất (20 – 30 kg/ha) hoặc
phun 0,5% ZnSO4 qua lá có thể phòng trị bệnh thiếu kẽm và làm tăng năng suất cho
cà phê. Ngoài ra, Bo cũng là nguyên tố được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới
(Tôn Nữ Tuấn Nam và ctv, 1995).
2.2. Tình hình sản xuất và tái canh cà phê trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất và tái canh cà phê trên thế giới
2.2.1.1. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới
Cà phê được trồng và xuất khẩu ở hơn 70 nước vùng nhiệt đới và á nhiệt đới,
mà sản phẩm được nhập khẩu và tiêu thụ ở các nước có nền công nghiệp phát triển.
Trong đó, cà phê chè chiếm tỷ trọng lớn 68,17% (năm 1990/1991), cà phê vối chỉ
chiếm khoảng 30,57% (Đoàn Triệu Nhạn, 1999).
● Về diện tích
Cây cà phê được trồng rộng rãi qua khắp vành đai nhiệt đới, á nhiệt đới, châu
Mỹ la tinh vào thế kỷ 18. Trong đó, châu Mỹ la tinh chiếm 2/3 sản lượng và xuất
khẩu cà phê trên thế giới. Từ năm 1959 – 1988 diện tích cà phê thế giới đã tăng từ
9,1 đến hơn 11,3 triệu ha (Đoàn Triệu Nhạn, 1999). Tuy nhiên, diện tích cà phê thế
giới giảm nhẹ trong những thập niên gần đây, dưới 11 triệu ha trong năm 2000,
dưới 10 triệu ha vào năm 2009 tương đương năm 1961 (bảng 2.4).
● Về năng suất
Năng suất cà phế thế giới nằm ở mức thấp và tăng rất chậm (bảng 2.4). Năm
1961, năng suất cà phê chỉ khoảng 465 kg/ha, đến năm 1970 và 1980 năng suất

10


trung bình cũng chỉ 433 kg/ha và 480 kg/ha. Sau 30 năm tính từ năm 1961 (năm
1990), năng suất cà phê mới chỉ tăng thêm khoảng 50 kg/ha vào năm 1990. Đến
năm 2000 và 2009, năng suất cũng chỉ đạt 701 kg/ha và 861 kg/ha, tăng thêm

khoảng 200 – 300 kg/ha.
Bảng 2.4: Diện tích (1000 ha) và năng suất (kg/ha) cà phê trên thế giới từ năm 1961
đến 2009
Năm
Chỉ tiêu
1961

1970

1980

1990

2000

2009

Diện tích

9.757

8.885

10.073

11.351

10.781

9.601


Năng suất

464

433

480

535

701

861

(FAO, 2010)

● Về sản lượng
Bảng 2.5: Sản lượng cà phê (1000 tấn) của 5 nước sản xuất lớn trên thế giới từ năm
2000 – 2009
Niên vụ
Nước

2000/

2001/

2002/

2003/


2004/

2005/

2006/

2007/

2008/

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Brazil (A/R)


1.879

1.882

2.909

1.729

2.356

1.977

2.551

2.164

2.760

Việt nam (R)

896

788

693

914

850


813

1.160

988

960

Colombia (A)

632

718

713

672

722

740

729

751

630

Indonesia (R/A)


419

410

404

384

452

550

449

467

518

Ấn Độ (R/A)

301

301

275

270

276


264

305

249

262

Nước khác

2.075

1.861

1.885

1.856

1.911

1.897

2.058

2.089

2.168

Tổng


6.782

6.442

7.329

6.239

6.938

6.611

7.674

7.085

7.727

(ICO, 2009)
Chú thích:

A: Arabica

R: Robusta

Từ năm 1990 đến năm 2000, sản lượng cà phê trên thế giới khá ổn định
(bảng 2.5). Sản lượng hàng năm dao động trong khoảng hơn 5,5 triệu tấn đến hơn

11



×